Thủ quỹ tóm tắt các đóng góp như sau:
Quỹ quà tết Đinh Hợi
+$700 - Ẩn danh (đã nhận 01/13/07)
+$050 - Namtrau và Bluejay (đã nhận 01/16/07)
+$200 - Ẩn danh và gia đình (đã nhận 01/22/07)
+$100 - Buổi Sáng (đã nhận 01/24/07)
+$030 - Trần Minh (đã nhận 02/07/07)
+$1080
Quỹ lớp học tình thương
+$300 - Ẩn danh và gia đình (đã nhận 01/22/07)
+$100 - Bluejay (đã nhận 01/24/07)
+$100 - Tangotim ( )
+$070 - Trần Minh (đã nhận 02/07/07)
+$570
GDT đã nhận 01/31/07:
http://www.phunuviet.org...PIC_ID=4343&whichpage=5
Liệu mình có thể làm gì được cho nơi này không các Anh Chị mình ơi...Ngậm ngùi “đảo” ve chai Phút nghỉ chân của chị em bé Duyên và mẹ bên lề dường - Ảnh: Y.T.
Không cục đất chọi chim, không học hành, không tiền chạy chữa bệnh tật..., hơn 300 con người lầm lũi sống co cụm trong khu phố 10, P.5, Q.8, TP.HCM. Một xóm ve chai lọt thỏm giữa thành phố nhiều cao ốc mà người ta thường gọi đó là “đảo nghèo”.
Mưu sinh trong đêmĐêm Noel, lạnh! Tôi bắt gặp bé Duyên ngồi co ro trên cầu Bà Tàng, Q.8, dựa lưng vào xe rác. Dưới cầu, dòng nước đen đặc sệt lờ đờ trôi. Trước mặt, dòng người áo quần rực rỡ nườm nượp về xóm đạo. Da đen nhẻm, tóc vàng loe hoe nhưng em có cặp mắt to, đen lay láy. Đôi mắt ấy buồn hiu dõi theo cô bé cùng trang lứa xúng xính trong bộ đầm mới. Chính đôi mắt ấy đã kéo tôi gần lại. Trong chiếc áo phong phanh đã ngả màu cháo lòng, môi cô bé héo queo, tím tái. “Lạnh quá! Em ngồi cho bớt run rồi đi tiếp” - em phân trần.
Lúc đó, hai đứa bé lem luốc khác nhảy chân sáo tới. Chúng khoe vừa được một người tốt bụng cho cái nón đỏ. Món quà duy nhất của đêm Giáng sinh khiến khuôn mặt các em rạng ngời trong phút chốc. Nhưng rồi những đứa trẻ sực nhớ ngay về công việc: “Ngày lễ người ta đi chơi, quăng nhiều lon bia ra đường nên tụi em đi lượm cả đêm”. Rồi mấy chị em lại vội vã vác bao, đẩy xe rác trên con đường giăng đầy đèn màu, đèn chớp...
Đêm Noel của tôi chùng xuống. Khi các bé khác mặc quần áo mới đi chơi thì mấy chị em Duyên lại chúi mắt xuống lề đường, săm soi trong thùng rác. Những thứ người ta vứt đi trong đêm nay sẽ đổi cho những đứa trẻ này một bữa ăn ngon. Đêm nay là đêm đặc biệt, chúng sẽ nhặt được nhiều lon bia và cả những món đồ ăn thừa còn tươi rói. Còn những đêm khác, đêm nào cũng vậy, chúng luôn mòn chân trên đường đến 4 giờ sáng. Rác được mang về nhà trọ, phân loại rồi bán.
Tương lai của những đứa trẻ này sẽ về đâu? - Ảnh: Y.T.
Đêm Noel ròng rã nhặt, năm người nhà bé Duyên bán được 120.000 đồng. Đây gần như là ngày “bội thu” nhất trong năm.
Chuyện buồn ở xóm ve chaiKhông nhớ nổi đi bao xa, những đứa trẻ chỉ biết nhặt đầy bao phế liệu mới lội về nhà. Nơi các em ở là xóm nhà trọ tồi tàn, chen chúc trong hẻm gà vịt. Ở đó, hàng trăm phòng trọ đưa mặt về ao “cầu tõm” (nhà xí ngoài trời, bên dưới người ta nuôi cá - NV) to đùng, dựa lưng vào con kênh thối. Những căn nhà trọ chung vách và chung một không gian: đầy mùi ẩm mốc, rác và nồng hơi mùi củ hành sống.
“Nhà” Duyên nhỏ xíu. Đó là căn phòng thuê giá 400.000 đồng/tháng, không đủ chỗ cho bảy chị em của Duyên gồm Thanh, Sang, Nga, Nguyệt, Nam, Hải cùng cha mẹ cựa mình khi ngủ. Chỉ mỗi bé Nga làm công việc xe bút chì, tương đối sạch sẽ. Còn lại tất cả đều dán mặt xuống đường, nhặt những thứ người ta bỏ đi.
Thanh, chị cả, 18 tuổi thì cũng có chừng ấy năm sống chung với rác. Còn cu Hải mới 4 tuổi cũng bắt đầu biết rác. Anh Mì, chị Hoa - cha mẹ các em - cũng là thành viên của nghề ve chai. Anh Mì làm nghề bốc vác rồi mất sức, đau ốm luôn, không tiền chạy chữa. Hôm nào khỏe thì đi lượm rác, bữa nào đau ngực thì nằm thừ ở nhà, mua bừa mấy viên thuốc tây uống đỡ. “Vô nhà thương đâu ít tiền!” - anh nói.
Hơn 10 giờ đêm, trong căn phòng trọ tồi tàn ở xóm ve chai, bé Nam vẫn thức học bài - Ảnh: Y.T.
Mười mấy năm trước, sau cái lần ngủ ngoài chợ bị công an “hốt”, mất hết giấy tờ tùy thân, tới giờ anh chị cũng không có dịp về Bình Phước làm lại. Và từ đó, tất cả những đứa con sinh ra đều không có giấy khai sinh. Buồn hơn, trong bảy đứa con của anh chị, đứa giỏi nhất cũng mới biết đủ chữ để đọc tên mình.
Khu nhà trọ có đến hàng trăm căn với hơn 300 người. Họ giống nhau: đều nghèo! Và nói theo cách của chị Nguyễn Thị Thùy Trang là chị đang “cào cấu để sống”. Trước khi sinh đứa con thứ ba một ngày, người mẹ 24 tuổi này còn bê cái bụng đi lượm ve chai. Sinh được 25 ngày, chị đặt con nằm cạnh, rồi ngồi dậy lột củ hành thuê, tiền công 800 đồng/kg, “chảy nước mắt nước mũi cả ngày cũng chỉ đủ tiền mua hơn ký gạo”.
Nhưng ở xóm nghèo này cũng có chuyện thần kỳ. Đó là bé Ngô Minh Đạt - 8 tháng tuổi. Ngày mang thai, người mẹ có HIV nhờ các bác sĩ cho uống thuốc phòng lây nhiễm từ mẹ sang con. Điều kỳ diệu đã xảy ra: bé Đạt không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Người phụ nữ ấy bị câm bẩm sinh. Lớn lên gặp phải người chồng nghiện ngập và bị nhiễm HIV. Chồng chết, sức khỏe của người phụ nữ 23 tuổi cũng tàn dần. Nhưng rồi chị gắng gượng đi lượm phế liệu. Cũng may bé Đạt được Bệnh viện Nhi Đồng 1 hỗ trợ sữa. Nhưng mỗi lần nghĩ đến tương lai của bé, những người dân xóm nghèo chỉ biết khóc...
Và điều ước...Ở đây nhiều người không dám nghĩ đến tương lai. Nhưng cũng có những ước mơ len lén vượt ra khỏi cái “đảo nghèo”. Đó là ước mơ cháy bỏng về con chữ. May quá, tôi còn thấy trong xóm nghèo leo nheo lóc nhóc được bộ đồng phục học sinh. Bộ đồng phục bình thường nhưng là mơ ước lớn lao của biết bao đứa trẻ ở đây. Đó là bộ đồ mà chị Nguyễn Thị Ngọc Hai đã vay mượn để cho bé Nguyễn Thị Bé Son vào lớp 1. “200.000 đồng học phí mỗi tháng cho con không phải nhỏ”, bà mẹ nghèo khoe “thành tựu” của mình. “Tui thuê nhà ở khu này 11 năm rồi. Đời mình khổ vì thất học, chỉ mong đời con sáng sủa hơn để thoát khỏi những khu nhà trọ tối tăm. Nhưng chỉ chạy nổi cho một đứa” - chị Hai ngậm ngùi.
Còn đứa lớn - Nguyễn Thị Huyền Trân - đang học lớp 4 ở lớp học tình thương. Nhà không có bàn học, cô bé cứ nằm dài dưới sàn mà viết. Ở nhà anh Mì, hôm tôi đến bé Nam còn hí hoáy bên quyển vở dù đã hơn 10 giờ đêm. Trên trang vở ấy là những bài học vỡ lòng được viết tròn trịa. Cạnh đó là những điểm 9, 10 được chấm bằng bút đỏ.
Chẳng biết những đứa trẻ này được học đến đâu khi học phí trả bằng tiền vay nặng lãi; khi lớp tình thương mỗi tuần dạy ba đêm, mỗi đêm chỉ một tiếng đồng hồ... Nhưng dù sao chúng cũng vẫn là những đứa trẻ may mắn hơn khi trong xóm ve chai đầy nhóc bọn trẻ không đi học. Hôm tôi đến, nhiều người mẹ khẩn khoản hỏi làm thế nào để con được đến trường. Họ mong lắm, nếu đời họ chưa được thì đời con phải thoát khỏi kiếp ve chai mòn mỏi bên ao cá trê “cầu tõm” này.
YẾN TRINH.
Nguồn : báo Tuổi trẻ ngày 1 tháng 1 năm 2007.
====================
Một bài toán nho nhỏ, hơn 100 gia đình ấy Tết này nhận được một phần quà trị giá 200,000 đồng, tổng cộng hơn 20,000,000 đồng một chút, hai site PNV và TN chia nhau, mỗi nơi $700, liệu có thể thực hiện được hông các AC ??....
AB.