quote:
Gởi bởi hongkhackimmai
Người mình nói khi đi tắm thì kì ra đất. Úi, mình có mặc áo quần che kín cả, đất ở đâu trong người mà có? Cái đất người ta nói đó là lớp da chết. Kì cọ cho ra lớp da chết đi thì da thở tốt và sạch. Phải không nờ? Mỗi ngày mỗi tắm, kì cũng có đất như thường, không khác chi bói ra ma quét nhà ra rác.
Bảo đảm mọi người đều biết chuyện đó. Nhưng tui cũng bảo đảm là quí vị đang đọc đây , đi tắm thì xát xà phòng vô mặt vô thân, xả nước ào ào, kì mình kì mẫy phăng xi lô, nhưng cái mặt thì chỉ vuốt vuốt vài cái, chứ.... quên mẹ nó kì cái mặt. Phải hông nè?
Trên mặt có da, tức cũng có da chết. Vậy thì quí dị ui, khi tắm nhớ ngước mặt lên trên vòi sen nhiều nhiều một chút, cho nước thấm vào thì da chết sẽ bong ra. Kì nhẹ thôi sẽ thấy đất ra từng bợn. Da thấm nước tươi mát, sạch và sáng sủa. Thấy nhẹ người ra.
Nói chữ đất kể cũng không sai, vì cái gì trong người mình khi chết đi cũng thành đất cả, cát bụi trở về với cát bụi mờ .
Lại trở về với chuyện.... đi tắm kì da chết trên mặt!!!! Quí dị đã chán chưa , hay muốn tui nói tiếp?
Người ta nhìn thấy mình, là thấy cái mặt trước. Đo đó da mặt rất quan trọng. Dẫu cho bôi son trét phấn trăm lớp cũng không thể "mà" mắt người ta khi da mình sần sùi , có vãy...
Nhiều người khi tắm không kì da kỹ, nên khi tắm xong lấy khăn lông lau mặt. Đánh phấn vào thấy phấn không ăn, lại có một đống da khô lủi xủi trên mặt. Liền cho da mình bị khô, chạy lại lấy moisturizer xức lên.
Đó là một việc hết sức sai lầm. Trước hết, những lớp lủi xủi đó hoàn toàn không phải là da khô, mà là da chết do mình không lấy ra hết.
Da mặt có 3 lớp : stratum corneum, épidermis và dermis (xin bà con tra tự điển mấy chữ này giùm, vì tui đi Mỹ hơn 30 năm, chữ nghĩa rỉ rét hết rồi, mà tui làm biếng không có thì giờ ngồi rị mọ. Vả lại ngồi mà tra tự điển hòai thì nghìn năm cuộc nói chuyện.... trời ơi đất hỡi này chẳng bao giờ đi tới đâu. Sorry nghe bà con )
Lớp đầu tiên gọi nôm na là màn da, gồm một núi da chết (khoảng 15-20 lớp dính chặt vào nhau bằng 1 lipid gọi là desmosomes, như là xi măng cốt sắt dậy
, và vì dính chặt thế cho nên phải ngâm mặt trong nước lâu lâu một chút chúng mới chịu bong ra) nằm trên cùng bảo bọc lớp da sống ở phía dưới.
Nếu nói nó bảo vệ thì tại sao ta lại phải kì đi? Oh yeah, nếu hông chịu kì thì để đó mà làm tương chao ! (tại sao lại nói đến tương chao? vì tương chao là chất đậu lên men, có mùi.... thum thủm. Nếu mình ít tắm, thì da chết của mình cũng có mùi tương tự ...)
Nên nhớ mỗi phút trôi qua là da ta lại chết đi đấy nhé. Kì chúng đi thì những chất dinh dưởng da mới vô tới da mà nuôi da mình. Kì da chết đi thì nước mới làm cho da thiệt (lớp thứ hai) mọng tốt. Kì đi da chết cũng làm vơi đi da nhăn (wrinkles).Sợ kì da chết đi thì không còn gì để bảo vệ lớp da sống? Còn khuya ! Da chết cứ vẫn chết mỗi giây mỗi phút, cho nên đừng có sợ hão huyền. Không khi nào mà con người kì hết được đất trong người mình cả. Trời sinh thế, để con người lúc nào cũng phải bận rộn với chính cái thân cái mặt của mình. hề hề hề
OK. Thấy da xùi xùi, chạy đi lấy mosturizer bôi vô? Trời ơi là trời, bỏ bu rồi
da chết chất như núi, nếu moisturizer có chất gì tốt (dẫu có) làm gì chui vô xuyên qua mấy chục lớp đất mà nuôi da? Dã tràng xe cát biển đông !
Không những thế còn làm phiền da hơn nữa. Thay vì lột bỏ vỏ chết đi, lại lấy keo dán nó trở lại. Thấy có điên chưa? Bởi vì vậy mà da bí thở, nó tìm được chỗ nào thóat ra được là nó..... xì khói
. Dì dậy mới có chuyện break-out, mụn nổi tùm lum tà la (mụn = da chết + dầu----> nếu bị nhiểm trùng sẽ làm mủ). Đa số là như dị.
Còn những người từ cha sinh mẹ đẻ ra có từng lớp từng về mụn là chuyện khác nữa (mụn có cả chục lọai), nói hòai không hết.
Moisturizer là gì? hì hì hì, là chất kem giữ cho da được moist ! được ẩm, không khô, nguyên tắc là thế đó.
Nó tốt cho da à?
99.99% thiên hạ đều nghĩ như vậy (trừ MOA, nói tiếng tây đấy !), và các nhà chế mỹ phẩm đều lập lờ, đánh lận con đen để lấy tiền thiên hạ. Chứ nói toẹt ra như tui, thì bán ra ai mua?
Đổ ra trên bàn hơn trăm lọai moisturizer đang bán trên thị trường. Đọc cái danh sách ingredients, toàn là chất tào lao, vô thưởng vô phạt, no harm no help
. Nhưng nếu đem chất tào lao này bôi lên mặt
khi da bị da chết đóng dày, thì moisturizer này trở thành thứ phá da.
Công dụng của Moisturizer nói cho đúng ra chỉ là một sealer , có nghĩa là lọai cream dán cho da bít bùng, để cản sự bốc hơi của da. Dưới ánh nắng mặt trời, cái gì cũng bốc hơi (evaporation) chứ không phải riêng gì da.
Khi da bị bốc hơi thì da thiếu nước (thiếu nước thì tạo vết nhăn). Cho nên không cần biết có chất gì trong moisturizer của bạn, nó chỉ là một lọai cream để ngăn chận cho da khỏi bị bốc hơi. That is it. Vậy cần gì phải mua moisturizer ngòai tiệm cho tốn tiền????
Chỉ cần bỏ lọai da chết đi, tắm ngước mặt lên vòi sen.
Khi da sạch, ít có da chết thì nước sẽ thấm vào da.
Nói vậy tất cả moisturizer đều xấu cả chăng? Không. Cũng có moisturizer tốt, với một điều kiện là trong list kê khai ingredients ,
tên đầu tiên người ta kê ra phải là hyaluronic acid.
Nhưng hyaluronic acid rất đắt , giá bán năm ngàn đô la cho một ounce nguyên chất. Chế ra thành mỹ phẩm nuôi da mắc lắm, ai đủ sức mua? Vì vậy ít có ai chế tạo. Chỉ dùng cho những người bị thương, vì hyaluronic acid làm cho mau lành vết thương. Bôi tí ti trên vết thương thôi.
Ngòai ra, thỉnh thoảng trong nhiều moisturizers đắt tiền, có thấy người ta để hyaluronic acid ở cuối, có nghĩa rất rất rất rất rất ít. Nhưng vì quá ít để khi phân chất không thấy nó ở đâu hết !!!. Bỏ vào trong ingredients list như thể để bịp khách mua thôi.
Trên thị trường Mỹ có một company làm moisturizer tương đối có chất hyaluronic acid khá khá hơn mấy company khác là HYMED, chỉ bán cho các nơi Medi spa có Bác Sĩ , giá mỗi chai nhỏ xíu cũng mấy trăm đó !
Thường thường trong các moisturizers, có những chất như glycerin, sorbitol, propylene glycol, liposomes, aloe, etc etc...để giữ nước...
Cách đọc nhản (label) : chất (có lượng nhiều nhất) được kê khai trước hết, sau đó là những chất liệu ít hơn.... và chất liệu ghi chót là ít nhất (0.0000001g)
(thôi mỏi tay rồi, phải đi làm việc. Khi nào rảnh sẽ trở lại ba hoa chích choè tiếp nhé)