Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

95 Pages«<2223242526>»
QUÁN ẾCH - Cùng nhau Chia Sẻ Nỗi Niềm
Binh Nguyen
#461 Posted : Saturday, January 6, 2007 1:54:04 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Vậy cái hình trong bài thơ này không phải của tác giả? (cũng lấy từ dactrung) Eight Ball

:::Trần Mộng Tú :::
Yến Ơi, Yến Ơi




Bình ơi,
Bài thơ trên là của chị Trần Mộng Tú viết về sự ra đi của ông Đỗ Ngọc Yến ( hình kèm theo đó) chủ báo Người Việt ở Nam Cali.

http://www.nguoi-viet.com/default.asp




Cám ơn chị Ba Tê đã "đả thông tư tưởng" cho Bình. Cám ơn, cám ơn chị nhiều lắm, lại học thêm một điều. Cooling

BN.
Song Anh
#462 Posted : Saturday, January 6, 2007 3:26:19 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi Ba Tê

Y và Tonka ợi,
3T tính lấy một lớp French vào khóa mùa đông tại Adult Center để brush-up ba cái chữ Tây chữ u học hồi thời cố lỹ cố lai nào đâu á. Bây giờ mà nói tiếng Tây thì nó lại ra...tiếng Mỹ...tho mới khổ đây chứ !DeadSad



Chị Ba Tê,
Gởi chị trau giồi thêm nè...: http://www.laits.utexas.edu/fi/index.html

Tây không hiểu...thì có em hiểu...TongueBig Smile
beerchugRose
Ba Tê
#463 Posted : Sunday, January 7, 2007 6:36:04 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Bài viết này 3T nhớ là đã đọc ở đâu đó thấy vui vui. Nay mang về QE mời các bạn vào đọc và cười chút chơi về..."con" và "cái"Big Smile



TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ RẮC RỐI ...

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Me hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi

Phạm Duy (Tình ca, 1953)


Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sữ Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon " thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lữa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Đường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng ... tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:

- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp, ... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền . Đã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi , đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn, ... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

Tôi cười cười:

- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: " Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson vẫn không chịu thua:

- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sữa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":

- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng " drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?

Johnson ôm bụng cười:

- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi ... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà, ... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la ..." cả.

Tôi cũng chẳng vừa:

- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con " Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Đại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Đáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:

- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:

- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able, ... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put , to be, ... cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:

- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón, ... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người, .... Đồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Đờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes), , ...

Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: " Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sữa" ngay: " Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chữa? ". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái ... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của ... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái ... Ha ha ... ". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:

- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.

Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke? " (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: " I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: " Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but "Cock". Cock is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady ". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành "Cock". Cock là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

Johnson "gỡ gạt":

- Hi hi ... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cữa, anh ta lại giới thiệu: " Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp ". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?" Hi hi ... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.

Tôi cười to kể tiếp:

- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: " Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên ... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó ... Tây lắm, thích thì sẵn sàng ... chiều! " Tình cho không biếu không" mà. Vậy là ... lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:

- Chút xíu nữa bạn là ... hố to rồi. Ha ha ... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: " Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua".................

Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thững dọc theo con đường về chợ Đông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:

- "Ôn đi về mô khôn hè?"

Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:

- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.

Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.

Lê Anh Tuấn

Ba Tê
#464 Posted : Monday, January 8, 2007 5:12:31 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Cám ơn Song Anh "rinh" cả lớp học tiếng tây đến quán Smile


Quý vị có dám thưởng thức món này không?

Món Đặc Biệt tại Hà Nội
Ba Tê
#465 Posted : Friday, January 12, 2007 11:13:40 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)




Photographer: Charles Pfeil

Bềnh bồng trên mây !


Binh Nguyen
#466 Posted : Saturday, January 13, 2007 1:30:17 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê

Cám ơn Song Anh "rinh" cả lớp học tiếng tây đến quán Smile


Quý vị có dám thưởng thức món này không?

Món Đặc Biệt tại Hà Nội



Yuck... y! Không dám, mười lần không dám.

BN.
Song Anh
#467 Posted : Saturday, January 13, 2007 1:41:49 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Quý vị có dám thưởng thức món này không?

Món Đặc Biệt tại Hà Nội




Rươi
*
Vũ Bằng

Ngày ngắn dần đi . Đêm, cứ vào khoảng gần sáng thì trời lại hơi lành lạnh. Thế là đã sang tháng chín lúc nào rồi?
Tháng chín, những ngày nắng tưng bừng không còn nhiều; một vài chiếc lá đã bắt đầu rụng xuống mặt hồ; nhưng thời tiết vẫn chưa thay đổi hẳn; tựa như ở vào một lúc giao thời của một người con gái đương tiến từ giai đoạn bé bỏng sang tuổi dậy thì.

Người con gái dậy thì lúc vui, khi buồn, như nũng nịu, như hờn dỗi, thì trời tháng chín cũng thế, đương nắng như cười bỗng chẳng nói chẳng năng xịu hẳn mặt lại, đương tưng bừng nhảy múa bỗng rầu rĩ và nặng trĩu mối buồn lê thê.

Thế rồi có nhiều khi mấy hạt mưa tím bỗng dưng trút xuống hắt hiu để cho người ta ngỡ là rét đã về, giục nhau sắm sửa mềm êm áo ấm. Thế nhưng mà lầm. Chưa rét. Rươi đấy mà!

Đương nắng mà mưa: rươi; đương nóng mà rét: rươi; đương mưa mà nắng: rươi. Có nắng rươi, có mưa rươi, và do đó, nếu người ta bị nóng lạnh hay se mình, ngào ngạt hay yếu phổi, người ta đều hạ một tiếng rất bình hòa. "Rươi đấy!".

Thực, không ai có thể tưởng tượng được rằng ở đời này lại có một món ăn liên quan tới thời tiết mật thiết đến như vậy. Mà hơn thế nữa, rươi, món ăn đặc biệt của mùa thu phương Bắc, lại còn ảnh hưởng cả đến tinh thần, và sức khỏe của người ta.

Ông hơi ngúng nguẩy mà nói chuyện đến thuốc thang, sẽ bị gạt đi ngay vì ai cũng sẽ bảo ông :"Vẽ trò, rươi đấy, ăn rươi đi thì khỏi!"

Rươi là cái hàn thử biểu; rươi là vị thuốc bách giải mà người ta gán cho một sức công hiệu như thần; nhưng rươi còn là một khối bí mật để cho người ta hỏi lẫn nhau trong mấy ngày ngắn ngủi có rươi ăn.

Nó là thứ sâu gì mà ăn ngon đến thế nhỉ? Nó ở đâu đến mà lạ đúng ngày, đúng giờ như một quyển lịch thế nhỉ? Nó có những chất gì ở trong mình mà ăn sướng khẩu cái, lại bổ béo như thế nhỉ? Tại làm sao nó bổ mà những người ho, sốt ăn vào lại độc như thế nhỉ?

Ờ mà thật thế, cứ đến những ngày cuối thu, tất cả các gia đình Bắc Việt, không nhiều thì ít, cũng đều ăn rươi, nhưng có lẽ không mấy ai đã thật biết rõ đời con rươi.

Đương ngồi ở trong nhà bỗng nghe thấy những người đàn bà lanh lảnh rao: "Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!" người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như có muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: "Rươi! Rươi!"

Hỡi các bà nội trợ, đừng có lần chần lắm mà nhỡ việc, vì rươi không phải là một món ăn ngày nào cũng có đâu. Cả một năm chỉ có mấy ngày có rươi thôi; mà những ngày có rươi đó nếu bà không mua nhanh lên thì hết đấy. Cả một mùa không được ăn một miếng rươi vào miệng, không những bà ân hận, mà người chồng yêu quý của bà rất có thể lại làu nhàu.

Bởi vì ở Bắc Việt, ăn rươi là một thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ...

Chính người bán rươi cho ta cũng vội vàng. Bán cũng phải nhanh, vừa bán vừa chạy, không thể kề cà được như hàng rau, hàng bún. Rươi bán cho người ăn phải thật tươi, nếu lần chần đến qúa trưa thì ôi mất, nhiều con chết, ăn không quý bằng thứ rươi mua sớm. Là vì ai cũng đã biết rươi không phải sản xuất ngay ở Hà Nội hay vùng ngoại châu thành, nhưng là từ các tỉnh gần miền biển như Hải Phòng, Hải Dương, Đông Triều, Thái Bình, Kiến An ... đem về.

Tính từ lúc đơm được rươi, qua một chặng buôn đi bán lại rồi chở ô tô về được đến Hà Nội bán vào buổi trưa, cũng đã mất khá lâu thì giờ; nếu không bán nhanh thì rươi, chồng chất lên nhau ở trong hai cái thúng của người bán hàng, sẽ chết nhiều; mà nếu mua về nhà không làm để ăn ngay thì ôi, ăn cũng giảm mất một đôi phần thích thú.

Nhưng mà hỡi người ăn rươi, anh có biết rằng mỗi khi ăn rươi, anh đã nuốt vào lòng bao nhiêu là cuộc tình duyên khăng khít của cái giống hải trùng đó hay không? Anh có biết rằng mỗi con rươi là một câu chuyện đa tình của cái giống thèm trai, có một tấm lòng ác liệt không?

*

.Có người bảo rươi là một loài sâu bọ ở đồng bằng sống ở dưới những chân lúa, cuống rạ. Đến mùa, đất vỡ ra (người ta gọi thế là nứt lỗ rươi), rươi hiện lên trên mặt ruộng. Do đó, có người đã liệt nó vào giống "đông trùng hạ thảo" và cho rằng sức bổ béo của nó không quá những con dế mèn, châu chấu.
Những nhận xét đó không giải thích được một phần nào nguyên nhân tại sao chỉ những ruộng ở gần bể mới có rươi và cũng không cho ta thấy tại sao rươi lại chỉ nhất định có vào những ngày mùng 5 tháng 9, hai nhăm tháng 10 và tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5.

Sự xuất hiện của con rươi vào mấy ngày trong tháng chín và tháng mười đó phù hợp với một câu vè mà người ta dùng để đố nhau:

Con gì bé tỉ tì ti,
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời,
Một năm mấy bận đi chơi,
Đi thời lở đất, long trời mới yên?

Thật ra, sự xuất hiện của con rươi quả là có chịu ảnh hưởng của thời tiết thật - muốn nói cho đúng thì phải nói là chịu ảnh hưởng của tuần trăng.

Nguyên rươi là một giống hải trùng, sinh sống bằng những con bọ vi ti dưới biển. Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng giêng, tháng hai, nước biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng; trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân. Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển dâng cao, tràn vào các ruộng; trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới đất lên và đứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác.

Mỗi đoạn là một con rươi. Nhưng không phải tất cả các đoạn còn ở lại. Con rươi có đặc điểm là nếu ta chặt đầu nó đi, mà có nước biển thuận tiện cho nó sống thì nó lại sinh ra cái đầu khác, chặt đuôi nó thì nó lại sinh ra cái đuôi khác.

Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5, là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi) chính là để sống cuộc đời, tình ái.

Những cánh ruộng gần bể lúc đó đầy rươi: con cái bụng căng lên những trứng, thèm khát ái tình như giống vật đến ngày "con nước", không thể ngồi yên một chỗ, phải nhởn nha đi dạo chơi trong ruộng (và có khi quá chân đi cả ra sông), cũnh như tiểu thư đi "bát phố" để kiếm kẻ giương cung bắn cho một phát tên ... tình!

Còn công tử rươi cũng nhân dịp đó trưng bảnh với chị em, tha hồ mà tán tỉnh, tha hồ mà gạ gẫm, nhưng "họ" không phải mất công gì cho lắm, vì rươi cũng như mình hiện nay có cái nạn ... trai thiếu, gái thừa. Mười con rươi cái thì mới chỉ có một con rươi đực mà thôi: con đực chạy xung quanh rươi cái, lượn lờ uốn éo; con rươi cái, xúc động tâm tình, bài tiết những cái trứng ra ngoài.

Con rươi đực, cũng như con cá đực, rạo rực cõi lòng cũng tiết ra một thứ nước để bao bọc lấy những trứng đó của con rươi cái... rồi lại đi tìm một mối tình duyên khác mới hơn, nhưng chưa chắc đã lạ hơn.

Rốt cục con rươi đực chết (kiếp nam nhi có mong manh!) nhưng có một điều an ủi là đã để lại cho đời một kỷ niệm: những cái trứng chìm sâu xuống đất để sang năm lại sinh ra một lũ con rươi con, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi và cũng là để làm một...món ăn đặc biệt cho những khách sành ăn nơi Bắc Việt.

Khoảng thời gian trong một năm mà giống rươi từ dưới đất ngoi lên để làm nhiệm vụ ái tình, chính là quãng đời hoa mộng nhất trong kiếp con rươi vậy.

Nhưng đau đớn là cuộc hôn lễ ấy hoặc vừa cử hành xong hoặc đương cử hành thì loài người đã đem những cái lưỡi riêng (gọi là xăm) hay những cái vợt làm bằng vải mỏng vét cả đàn cả lũ cho vào thúng đem về.

*
Rươi thường chỉ hiện về đêm, không lên ban ngày. Vì thế, người ta chỉ bắt rươi về ban đêm. Muốn cho dễ dàng công việc, người ta - nhất là về vùng Hải Dương, Đông Triều - thường đốt đèn, đốt đuốc lên để bắt rươi; rươi thấy ánh đèn, cho là thiên đường, lại càng lượn khỏe để cùng nhau đú đởn. Và kết quả là cả lũ cùng... chết vì tình!

Chở về được đến Hà Nội, con rươi tính ra ít nhất cũng đã bị tù đầy trong năm, sáu tiếng đồng hồ. Nhiều con đã chết, nhưng cũng có nhiều con còn sống. Nhìn vào một thúng rươi, ta thấy chúng có nhiều màu khác nhau: xanh nhờ nhờ, đỏ đùng đục, vàng mờ mờ, lại có khi xám bạc như màu bạc ô; tất cả quằn quại trong một thứ nhớt quánh như hồ. Nhớt đó, người ta gọi là vẩn, và chính cái vẩn, đó đã nuôi sống con rươi trên cạn.

Bây giờ, nếu ta bắt một con rươi còn sống mà đem thả xuống nước, ta sẽ thấy nó uốn cả mình đi mà lượn rất nhanh. Một phần bơi nhanh được như thế cũng là vì hai hàng lông tơ ở chung quanh mình; nhưng lông ấy không phải chỉ có công dụng đó, hơn thế, lông ấy còn là những "ăng ten" dẫn điện, những cái lông có tính cách rung động để cho con đực "mồi chài" con cái và để cho con cái "tống tình" con đực.

Người ta đã thử lấy một chất khoa học làm rụng hàng lông "tống tình" đó đi thì con vật bị "bỏ rơi" ngay, không những đờ đẫn ra như chết, mà lại còn bị đồng bào "phớt lạnh".

*

Tháng chín, tháng mười, thường thường trời bắt đầu rét, đêm nằm gần về sáng, đã phải dùng đến chăng bông. Những buổi chiều tà, ngồi ở cạnh mâm cơm có ánh đèn hồng rủ xuống, vợ chồng cùng ăn cơm có món rươi, cùng nghĩ đến những cuộc tình ái của loài rươi, đưa mắt nhìn nhau cùng nghĩ rằng trong khi ăn bao nhiêu cuộc giao tình, mấy ai không thấy trái tim rung nhè nhẹ như dạo một bản hòa âm...
Này, con rươi không phải chỉ đẹp về lý tưởng như thế mà thôi; xét theo khoa học, nó lại còn có tính cách bồi bổ sức khỏe cho ngươiø ăn nữa đấy.

Cách làm ra món cũng chẳng khó khăn gì lắm. Cần nhất là lúc làm lông, phải dùng nước nóng cho già, quấy đều, nhặt cho hết rác, rồi rửa đi rửa lại nhiều nước cho thật sạch. Để ráo đi một lúc bà có thể làm nhiều món cho ông xơi, mà món nào cũng rất có thể ngon; nhưng thường thì có rươi, ta vẫn quen thưởng thức mấy món chính là chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rươi nấu và rươi đúc với trứng.

Riêng tôi, tôi thích ăn món rươi xào với niễng thái chỉ (nếu không có niễng thì dùng măng tươi hay củ cải). Vỏ quít thái nhỏ, ướp với nước mắm, hành tây đảo với mỡ thơm ngào thơm ngạt lên thì cho rươi vào xào chín rồi xúc ra; bỏ thêm mở vào chảo, đổ đồ độn xào lẫn với thịt dọi thái chỉ (đã luộc qua) cho tí muối vào nước luộc thịt, mười phần chín đến tám phần thì bỏ rươi vào, đảo lên cho thật đều...

Mùi thơm tỏa ra lúc đó nịnh khứu giác của người ta đáo để nhưng mà đừng hấp tấp, hỡi người bạn sành ăn! Anh phải chờ cho chín kỹ đã (rươi có một đặc điểm là xào lâu không nát; trái lại, lại dai), bắc ra, đập trứng và bỏ hành hoa, trộn mau tay cho đều.

Chao ôi! Đĩa rươi đó vừa mềm không khô, chế một ít dầu vừng, rắc mấy lá gấc thái nhỏ và mấy ngọn rau mùi vào, gia vừa hạt tiêu, để lên trên bàn, khói bốc lên nghi ngút mà ăn ngay thì nuốt đến đâu sướng đến đấy, không chịu được.

Có nhiều người cho là trứng khét, làm hại mất mùi rươi, lúc xào cho nấm hương vào thay trứng. Lại cũng có nhà xào rươi ra nhiều nước, lúc ăn miếng rươi có ý nóng lâu hơn; nước chan lại ngọt, có ý thích thú hơn là ăn khô xâm xấp.

Nhưng đã dùng rươi thì muốn ăn cách nào cũng thế, cần ph ải cho đủ cay mới được; ớt làm nổi hẳn vị rươi lên một cách thần tiên, ăn một miếng, húp một ít nước cho gia vị thật vừa, ta nghe thấy dâng lên một phong vị rất lạ lùng: béo, vừa đủ ngọt, không bùi hẳn như nhộng mà nhai lại hơi sừn sựt - và ta tưởng tượng như ta ăn những con ong non mới lấy ở khoái ra, thơm vừa vặn, không ngào ngạt nhưng ý nhị.

Thêm vào đó, trần bì (vỏ quít) thơm một mùi hăng hăng, lá gấc ngọt thoang thoảng, thìa là và rau mùi thơm cái mùi thơm của hoa cỏ đồng quê; tất cả nâng đỡ nhau, hòa hợp với nhau để tạo nên một hương vị thật tiết tấu, tưởng chừng như một bản đàn tuyệt diệu, chỉ thiếu một nét là hỏng cả.

Phổ thông hơn cả là chả rươi. Rươi trộn với thịt băm, đập trứng, thìa là, thêm vài nhát vỏ quít băm nhỏ, tất cả ướp với nắm ngon, trộn đều đổ vào chảo, rán nho nhỏ lửa thôi: món này thơm "chết mũi", láng giềng hàng xóm ngửi thấy không chịu được.

Lúc ăn, cho tí hạt tiêu, điểm mấy cái rau mùi, dùng lúc đương nóng hổi.

Rươi hấp ăn thanh hơn một chút: cũng thịt, hành củ, vỏ quít, thìa là và nước mắm (xin đừng quên dăm sáu tai mộc nhĩ cho thơm mà giòn) nhưng không dùng đến mỡ, chỉ trộn đều rồi hấp.

Vì rươi là một món ăn hiếm có trong một năm lại được người ta yêu chuộng, nên nhiều nhà tìm cách giữ rươi để có thể gửi biếu xén bạn bè, quyến thuộc ở xa hay là giữ để ăn dần, thỉnh thoảng một chút, cho sướng ông thần khẩu.

*

Có thể giữ rươi hai lối: rươi rang hay là làm mắm rươi. Rươi rang mà muốn làm cho cẩn thận thì nên dùng nồi đất lót lá chuối rồi để rươi lên trên, rang đều tay một lát rồi lấy một cái nồi đất khác chụp lên, đốt rơm như kiểu nhà quê hầm cá; rươi lấy ra, giòn tan mà không kho, giữ được hàng tháng, muốn gửi đi biếu xén ai ở thật xa cũng được.
Cái thứ rươi rang này, cho vào hộp đậy thật kín, gặp hôm nào gió hiu hiu, trời buồn buồn, lấy ra mà gói kiểu Sài goòng, ăn với rau xà lách, thơm, mùi, tía tô, kinh giới, xương sông, chấm nước mắm giấm ớt, cũng hay đáo để.

Nhưng mà thú hơn một bực là mắm rươi. Cứ đến mùa rơi, thường các bà nội trợ đảm đang vẫn đích thân làm một hai bình, đem ủ cho thật ngấu rồi cất đi thỉnh thoảng đem ra ăn với ruốc bông, rau cần, cải cúc, vỏ quít, thơm, mùi, lạc rang giã nhỏ, hành hoa, gừng và rau xà lách.

Ăn như thế mà lại gia thêm thịt luộc ba chỉ, không thể nói là ngon được; phải nói là ăn "ăn cứ tỉnh cả người ra". Ăn như thế, không mất cái vị rươi ngòn ngọt lại phảng phất tanh tanh; mà có khi đang ăn sực nhớ rằng mình đang được dùng một của trái mùa, ta sướng rợn lên như được đặc hưởng ân tình với một người đẹp ở một nơi u tịch, không ai hay biết.

*
Đã có bao nhiêu bận, ngồi nhấm nháp miếng chả rươi thật kỹ, nghĩ đến cái ngon đậm đà của miếng qùa đất nước, tôi đã nhớ ra rằng có bao nhiêu con người đất Việt như tôi, chẳng may lại không được ăn rươi - kẻ ăn rươi, người chịu bão - hay không biết ăn rươi! Tôi thấy tiếc cho họ, mà lại ngậm ngùi một chút.

*
Không phả chỉ có y học phương Đông mới nhận thấy rằng rươi có tính chất ôn, ăn vào thêm sức khỏe; ngay khoa học mới, phân tách con rươi, cũng thấy rằng rươi bổ lắm - mà cái phần bổ của nó nếu có kém thì chỉ kém lòng đỏ trứng, ngoài ra hơn hết các món ăn bổ khác.
Thật thế, một món ăn có nhiều chất lân, chất cái và tới mười một phần trăm chất đạm, không phải là lúc nào cũng tìm thấy dễ dàng đâu! Chính vì nó có một tính cách rất bổ như vậy, cho nên những người nào ngúng nguẩy, ho sốt, trẻ con cam sài đều không nên ăn, mà những người mới yếu dậy ăn cũng độc.

Ngay những người bình thường không được khỏe lắm, ăn rươi cũng có thể không chịu, sinh đầy. Muốn chế hóa cái đầy đó, sả-chi-du (essence de citronnelle) là một môn thuốc hiệu nghiệm. Vì thế càng nghĩ, ta lại càng thấy rằng làm món rươi, tự các cụ ta truyền lại, phải có vỏ quít (trong có chất dầu chanh) thật là tài đặc biệt, vì không những vỏ quít đã làm dậy mùi rươi lại có tánh cách chế hóa cái độc của rươi đi, ta có thể ăn nhiều một chút mà không hại đến con tì, con vị.

Nghĩ đến sự tài tình đó của người, ta không khỏi lạ cho cái khéo của Trời. Ờ mà lạ thật, cứ có rươi là có quít; rươi và quít cùng tốt đôi; không có món rươi nào mà lại có thể làm không vỏ quít.

*

Nhưng tài tình hơn cả là cùng con rươi mà mà ăn khác món thì các gia vị cũng phải chế biến đi một đôi chút mới ngon. Chả rươi không phải dùng lá gấc và gừng; rươi hấp phải có mấy cái tai mộc nhĩ; rươi xào phải có thìa là mới xong; nhưng đến cái mắm rươi ăn với tôm he bông không có rau cần và rau cải cúc thì hỏng kiểu?
Riêng tôi không thể nào quan niệm được một bữa mắm rươi "ra giáng" mà lại thiếu hai món rau quan yếu đó. Thiếu nó, thật y như một người đàn bà đẹp mà vô duyên: tẻ lắm.

Trái lại, ăn một bữa mắm rươi đủ vị, không những ngon miệng mà lại đẹp mắt nữa: mắm rươi ở dưới bát, tôm he xé thật bông phủ lên trên, trông như một bát san hô, thế rồi đến lúc ăn, gắp đủ các thứ rau vào bát, rải mắm lên trên. Màu mắm vàng tươi nổi bật hẳn lên trên màu trắng trong của men bát, màu xanh mát của rau, màu vàng nhạt của gừng và màu xanh thẫm gần ngả đỏ của vỏ quít, ai không biết ăn mắm mà trông thấy cũng phải thèm lên thèm xuống.

Ăn mắùm sống mãi mà chán thì đem chưng lên. Chưng mắm với trứng, gia một cùi dìa đường tây vào rồi khuấy lên như khuấy bột, mắm gần đặc thì cho vỏ quít, lạc rang vào.
Thứ mắm chưng này cũng ăn với rau sống, nhưng gia thêm một nhánh tỏi thơm thì lại càng nổi vị hơn. Thơm gọi là nức mũi! Người ốm phải ăn kiêng, lắm lúc thấy không chịu được, cũng cố đòi ăn một miếng.

Nhưng mà coi chừng đấy nhé! Một, hai miếng mắm, ăn vào tưởng là chiều ông Thần Khẩu tí ti chẳng có gì quan hệ, ấy thế mà chưa biết chừng chỉ chiều hôm trước, sáng hôm sau là thấy kiến hiệu ngay. Nhất là đàn bà mới ở cữ thì lại càng nên thận trọng.

"Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng", qua câu tục ngữ đó có phải các cụ muốn khuyên những người đàn bà ở cữ mà kiên chưa đủ chín tháng thì đừng nên dùng món rươi chăng? Hay đó chỉ là câu "tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng" mà dân gian truyền khẩu rồi hóa ra sai lạc?

Dù sao, ta cũng thấy món rươi đi rất sâu vào văn nghệ Việt Nam. Nội trong các món ăn thuần thúy của đất nước, tôi nghĩ rằng có lẽ món rươi được nhắc nhở đến nhiều nhất trong văn nghệ bình dân; không những rươi đã làm chủ để cho nhiều câu tục ngữ phương ngôn, mà lại còn là một thứ thách đố, một đầu đề khuyên răn, một phương pháp xem thiên văn của những người dân chất phác.

Này, cứ ngồi ngẫm nghĩ thì có ăn món nào trên thế giới này lại được nhắc đến nhiều và được dân gian thi vị hóa đến như thế này không?

Ấy thế mà rươi lại không phải là một món ăn đắt đỏ. Một lọ mắm rươi, nào có đáng lao lăm; nhưng có ai đã từng xa vắng cố đô lâu ngày, bặt tin nhạn cá, mà một buổi sáng bất thần có người gửi đến cho một lọ mắm rươi nho nhỏ gói và trong mảnh giấy bóng kính màu hồng thì mới có thể quan niệm hết cái đẹp của rươi và tất cả thi vị của đất nước tiềm tàng trong đó.

Không cần phải thư từ gì kèm theo dài dòng. Chỉ một chữ nhỏ thôi và một lọ mắm, người nhận được quà có thể mủi lòng, chảy nước mắt vì có lẽ không có thứ quà gì nhắc nhở ta nhiều kỷ niệm đằm thắm và sâu xa đến thế.

Nước ta là một nước sống bằng nghề nông, mà rươi là một sản phẩm của ruộng đất bao la Bắc Việt, cũng như là cốm.

Nhưng mà ở xa nhà thấy cốm thì lòng chỉ buồn nhè nhẹ, thấy ruốc hay trà mạn sen thì lòng nặng nhớ nhưng mà vẫn vui tươi, sao cứ thấy rươi thì lại buồn rã rượi?

Tôi nghĩ tại cốm, tại trà, tại ruốc... là những quà phong lưu mà đẹp cao sang, nhưng rươi thì trái hẳn đẹp một cách quê mùa, bình dị, đẹp cái mảnh đất hiền hòa của xứ sở ta.

Trong thấy cốm, ta nhớ đến những giải thóc nếp hoa vàng man mác, có những cô gái vừa hát vừa làm; trông thấy trà mạn sen, thấy ruốc, ta nhớ đến những người mẹ già thương con, những cô em gái thương anh, những người yêu thương người yêu, ngồi giã ruốc, sấy chè gởi cho nhau, nhưng đến món mắn rươi!...

Màu vàng tái của mắm rươi nhắc ta nhớ lại màu đất của đồng ruộng mịn mỡ, làm cho ta yêu mà như đau nhói ở tim, vì hình ảnh của những người làm ruộng chân lấm tay bùn ở dưới mưa dầu nắng lửa. Nhớ anh em khôn xiết, thương đồng bào bao nhiêu. Ăn một miếng mắm ở phương xa, bao nhiêu là kỷ niệm đất nước cũng đi theo luôn vào lòng mình; người khách tha hương thấy đồng bào tuy là cách mặt mà vẫn thương mình, vứa cảm động, vừa thương thân, sao cho khỏi vừa mừng, vừa tủi?

Tôi còn nhớ những người ở tản mác dưới những phương trời xa lạ cả Âu lẫn Á, hồi trước chiến tranh vẫn gửi những lá thư về nhà nói với mẹ, với chị "cho xin một lọ mắm rươi", và tôi thích nghĩ lan man về những nỗi lòng của họ khi hạ bút viết nên câu đó.

Ờ mà, ở Tàu, ở Nhật, ở Pháp, ở Anh, nào thiếu gì đâu những quà ngon của lạ, mà sao người khách tha hương vẫn cứ dăm đám nhớ đến "cái món ấy" của quê nhà?

Thì ra dù quan sơn cách trở, giữa người dân lưu lạc và đất nước bao giờ cũng có những giây hữu ái nối hai thâm tình lại với nhau.

Và khi nghĩ rằng mối dây liên lạc đó không phải là vàng mà cũng chẳng phải lá bạc, không là chủ nghĩa này, lý thuyết nọ mà cũng không phải là giải pháp ấy, phái đảng kia, nhưng chỉ là một con rươi, một chút rươi làm thành mắm, tôi thấy muôn hoa ở trong lòng hé cánh như những bàn tay búp bê vẫy gọi nhau và tôi muốn cúi đầu xuống cảm ơn - cảm ơn bất cứ ai - đã cho người mình có con rươi, biết ăn rươi, và làm được những món rươi ăn thích thú và thơm ngon đến thế!

Vũ Bằng
(1960)

Tonguebeerchug
Ba Tê
#468 Posted : Saturday, January 13, 2007 3:43:57 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Wow, SA lấy đâu ra bài hay đến thế? Đọc xong thì thấy mình còn "quê" quá , chẳng biết tí tị gì về món đặc sản của miền Bắc , Việt Nam cả ! Cám ơn người viết bài và cũng cám ơn người ...mang bài tới.BlushApprove

3T
Song Anh
#469 Posted : Saturday, January 13, 2007 8:18:54 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi Ba Tê

Wow, SA lấy đâu ra bài hay đến thế? Đọc xong thì thấy mình còn "quê" quá , chẳng biết tí tị gì về món đặc sản của miền Bắc , Việt Nam cả ! Cám ơn người viết bài và cũng cám ơn người ...mang bài tới.BlushApprove

3T


Chị Ba Tê,
Vũ Bằng viết về Ẩm Thực Việt Nam rất hay...
Còn nhiều bài viết rất hấp dẫn...trong " Thương nhớ mười hai " và " Món ngon Hà Nội , món lạ miền Nam" thì phải ( để em kiểm lại cái tựa đã )...rồi mang từ từ lên cho các ACE cùng "thưởng thức"...
Rose
Ba Tê
#470 Posted : Wednesday, January 17, 2007 1:50:48 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)



Một bài thơ...

Không phải là thơ

Có những bài thơ
viết không vần không điệu
Nhưng khi vào lòng người
thành kỳ diệu xiết bao
Ngữ từ
chẳng rộn rã lao xao
Không sắc
cũng không màu
nhưng sao
xóay vào tim óc
Đó chính là bài học
không thể nào chọn lọc
Đọc thơ
có khi nào bạn khóc
giữa cuộc đời ô trọc?
Bạn hỡi
Mở mắt ra
Lắng nghe thật xa
Những âm thanh
hổn tạp
cõi ta bà
Ta trở về với ta
mở rộng lòng hỉ xả ...

3T



Tonka
#471 Posted : Thursday, January 18, 2007 2:09:46 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chị 3T chắc có đọc cái này qua rồi Wink:

Lịch sự như người Pháp

http://dactrung.net/phor...408&mpage=1&key=#289284
Binh Nguyen
#472 Posted : Thursday, January 18, 2007 7:57:07 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê




Một bài thơ...

Không phải là thơ

Có những bài thơ
viết không vần không điệu
Nhưng khi vào lòng người
thành kỳ diệu xiết bao
Ngữ từ
chẳng rộn rã lao xao
Không sắc
cũng không màu
nhưng sao
xóay vào tim óc
Đó chính là bài học
không thể nào chọn lọc
Đọc thơ
có khi nào bạn khóc
giữa cuộc đời ô trọc?
Bạn hỡi
Mở mắt ra
Lắng nghe thật xa
Những âm thanh
hổn tạp
cõi ta bà
Ta trở về với ta
mở rộng lòng hỉ xả ...

3T




Chị Ba Tê Kim Nguyên kính mến, hôm nay cho Bình mạo muội phân tích bài thơ của chị nhé.

Bài thơ Một Bài thơ của chị Ba Tê là bài thơ có vần, có điệu, đàng hoàng. Cái vần điệu là cái tự nhiên của thơ, đọc lên là nghe ra liền. Này nhé, "không điệu" vần với chữ "kỳ diệu". Chữ "lòng người" trầm buồn làm thành một âm điệu buồn buồn, cứ thử tưởng tượng chị biến nó thành "lòng dạ", sẽ không nghe hay lắm, chỉ là không hay lắm thôi, chứ không phải là "không vần, không điệu".

"Ngữ từ" ngắn gọn, rất hay trong bài thơ này, nếu gặp người nào không dùng chữ đó mà cắc cớ viết thành "Nếu bạn viết câu thơ" thì nói thiệt với chị là hỏng bét bài thơ của chị, (thành ra, cho tiền, Bình cũng không dám sửa thơ ai, hi hi hi). "Xiết bao" lại vần với "lao xao", thật là độc đáo! Cả chữ "rộn rã" cũng hay ở cái "điệu", tự nhiên thấy vui nhộn, đối hẳn với cái điệu buồn buồn hồi nãy.

"Không sắc", rồi "không màu" rất là hài hòa, "bài học" tiếp tục vần với "chọn lọc", ai nói bài thơ này không vần? Còn nữa, "Đọc thơ", chứ không là "ngâm thơ", "coi thơ", "vịnh thơ", "nhả thơ", vì chữ "Đọc" giống như vần lưng, vần với "học", "lọc" và "khóc" ở câu kế tiếp. Sao chị không viết thành "Giữa cuộc đời ô trược"? Bởi vì nó phải là "ô trọc" để nó vần điệu với khóc, lọc, học,đọc ở trên.

Chị thử viết
"Mở mắt ra
Nghe tôi nói đây"

đọc lên thử, chị sẽ thấy có phải là nó dở hơn:

"Mở mắt ra
lắng nghe thật xa"

không?

"Lắng nghe" là chuyện của cái tai, thì chị đúng là quá hay khi để thêm "Những âm thanh", chứ người nào cắc cớ (lại cắc cớ) sửa của chị thành "Những hình ảnh", chị mà không giận, thì Bình xin thua chị luôn, vì chị đã thành "phật" trong cõi ta bà rồi, không phải người phàm nữa, vì người phàm ai cũng có hỉ, nộ, ái, ố.

Chỉ có chữ "hỗn tạp", chữ "hỗn", dấu ngã, mà chị viết thành dấu hỏi, là điểm duy nhất trong bài thơ này nếu như Bình được sửa để đem in bài thơ đó.

Nói tóm lại, "Một bài thơ" của chị là một bài thơ có vần điệu đàng hoàng, chị viết theo thể thơ tự do, và tốt quá, Bình đọc là hiểu liền, không có cao siêu quá, như của những bậc "cao nhân", nhiều khi đọc xong chẳng hiểu gì cả, mặc dù cũng có vần đàng hoàng. Bình đang cố gắng làm một bài thơ không vần, không điệu, để làm thí dụ cho mọi người coi, nhưng mà nó khó quá, chị Ba Tê ơi!

Chị có nhã hứng làm thơ trong Tuyển tập Thơ PNV thì ghi danh đi chị ơi, chỗ giới hạn, "first come first serve", hi hi hi.

BN.
hongkhackimmai
#473 Posted : Thursday, January 18, 2007 10:02:34 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Chị Ba Tê
Đây là quán của chị, cần những nụ cườiBig SmileBig SmileBig SmileBig SmileBig Smile
Ba Tê
#474 Posted : Friday, January 19, 2007 1:37:09 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Chị HKKM ơi,

Quán ếch có treo bảng : "Cùng nhau chia sẻ nỗi niềm" đó chị ạ. Nói nhiều hay ít , chia sẻ hay lặng yên gì cũng là một cách biểu lộ thôi.

Có những lời không nên nói. Không nói chắc chẳng ai nghĩ là mình câm chứ?
Chúc chị vui cuối tuần nha. Blush
Ba Tê
#475 Posted : Friday, January 19, 2007 2:14:14 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)

[img]http://d.yimg.com/us.yimg.com/p/afp/20070119/capt.sge.jrr66.190107105445.photo00.photo.default-346x512.jpg?x=233&y=345&sig=VwIx2zjZSgH0gJfLKj9lPg--[/img]

Đây là bức chân dung Mona Lisa của Leonardo Da Vinci tại Bảo Tàng Viện Louvre. Bức tranh này đã tốn biết bao giấy mực của các nhà chuyên môn sưu tầm và bình luận. Hôm nay một khám phá liên quan đến người đàn bà trong bức chân dung này được công bố.

http://news.yahoo.com/s/afp/200...inmentitaly_070119105449

A Mona Lisa potrait is seen at the Louvre in Paris in April 2005. An expert on the "Mona Lisa" says he has ascertained with certainty that the symbol of feminine mystique died on 15 July, 1542, and was buried at the convent in central Florence where she spent her final days.(AFP/File/Jean Pierre Muller)
Tonka
#476 Posted : Saturday, January 20, 2007 3:05:20 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi hongkhackimmai

Chị Ba Tê
Đây là quán của chị, cần những nụ cườiBig SmileBig SmileBig SmileBig SmileBig Smile



Cười xong rồi Big Smile
Ba Tê
#477 Posted : Tuesday, January 23, 2007 1:29:16 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)

[img]http://us.ent10.yimg.com/img.movies.yahoo.com//movies/us/img/oscars/gallery/24902969_3492539311.jpg?x=400&y=400&sig=JNMfTUGlS7XXterXvh.P1A-- [/img]

Có phải chiếc áo lông ngỗng của Mỵ Châu được cô này "lăn-xê" không đây?



Mời các bạn , nếu có rảnh rang , hãy vào đây xem hình ảnh nhiều người đẹp nổi tiếng trong giới điện ảnh Hoa Kỳ . Xem hình , xem cảnh , xem phim...sẽ thấy thỏai mái hơn là... nói chuyện tầm phào !

ACADEMY AWARDS


Chúc một ngày vui !

Ba Tê
#478 Posted : Wednesday, January 24, 2007 3:15:00 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)

Chuyện thật...thật ngắn :

Những Bức Điện Thư

Kể từ ngày làm quen với cái máy điện toán và bắt đầu chập chững thò chân bước vào mạng lưới vô hình trên trời, tôi đã chọn cho mình một cái biệt danh thật là...nữ tánh: Trần Tiểu Thư. Thật tình mà nói, chung quanh biệt danh này đã xảy ra lắm điều vui buồn lẩn lộn.
Tôi rất tôn trọng những điện thư gửi riêng cho tôi. Vì thế khi nhận được dù đã quen biết hay chưa, tôi đều trả lời. Có những điện thư chuyển tới mà nội dung nhắm vào việc bôi bác một cá nhân nào đó, tôi "bỏ qua" không màng lưu ý. Mắc mớ gì mà phải quan tâm tới chuyện "tào lao" thiên hạ sự. Những điện thư ấy của những kẻ không công rảnh việc rồi lôi chuyện trên trời dưới đất ra để có đề tài mà "nhiều chuyện".

Trong thời gian tôi đang "vật lộn" với bài ký viết về chuyến đi Trung Quốc để kịp "nộp" cho cô "ê-dít-to" mỗi ngày khéo "đòi nợ" thì bỗng nhận được một bức điện thư "lạ". Đó là một ngày đặc biệt: thứ sáu 13 ! Bức điện thư không dấu khiến tôi phải ngẩn ngơ một chút rồi tự điền dấu vào để hiểu ý thấu đáo hơn. Nội dung bức điện thư thứ nhất như sau :


Fri. Oct 13, 2006
Hỏi thăm Trần Tiểu Thư
From: Hòang Hà

Tôi tên Hà, họ Hòang, đã nghe danh Trần Tiểu Thư, nay mới"chôm" được email này, không biết có đúng không. Nếu được tiểu thư hồi âm thì quí hóa quá, tôi sẽ có điều tâm sự với Tiểu Thư trong cái cõi "Ta Bà" này cũng có lý lắm. Trân trọng kính chào Tiểu Thư. Hoàng Hà .


Đọc xong , tôi mỉm cười và tự nghĩ thầm " anh hay chị này muốn gì đây". Tôi không ngần ngại "nhín" ra vài phút để lịch sự "hồi âm", biết đâu sẽ được nghe vài "điều tâm sự trong cái cõi Ta Bà" của "chàng" hay "nàng" không chừng ! Nghĩ thế , tôi ngồi vào bàn gõ :


Chào Anh hay Chị Hoàng Hà ,

Dà , tôi có biệt danh là Trần Tiểu Thư trên một vài website thân hữu. Không biết đã có chi không phải khiến anh/chị lưu ý tới ? Tôi xin lãnh giáo ạ .

Tình thân

TTT


Thư gửi vừa đi thì thư hồi âm lại đến ngay ngày hôm sau. Nghĩ cũng không phí công trả lời một người xa lạ.


Sat. Oct. 14, 2006
From: Hòang Hà
To: Kim Nuyen Tiểu Thơ

Không ngờ email đến tay người đẹp nhanh thế. Mừng là không phải email dõm . Tiểu thư có biết câu "hai ca sĩ không khen nhau bao giờ" không? Ấy đấy tôi cũng là một tiểu thư nào đó thì đời nào tôi lại đi khen tiểu thơ. Vài lời làm quen với TThơ, sẽ có lý lịch trích ngang, trích dọc sau. Chúc TThơ cuối tuần vui vẻ . HHa.



Sáng thứ bảy tôi thường có những việc phải ra khỏi nhà. Cũng như mọi ngày , tôi check mail. Nếu như cần thiết tôi trả lời ngay, thường thì "để đó" cho đến đầu tuần. Đọc xong bức điện thư thứ hai này tôi không thể nhịn cười được. Tánh hiếu kỳ thôi thúc tôi trả lời ngay cho cô "tiểu thư nào đó" này để xem "nàng" còn giở trò gì nữa.



Thưa Hoàng Tiểu Thơ,

Trước hết xin gửi lời cám ơn tt đã ghé mắt vào email address của 3T tôi. Dà, tôi tuy đôi khi có xài đồ dõm nhưng chưa bao giờ dùng email dõm để thù tiếp những thân hữu trên internet ạ .

Thứ đến, lại cám ơn Hoàng tiểu thơ đã "thật tình thố lộ cá tính là "đời nào lại đi khen" người khác . Rất tiếc 3T tôi không phải là "ca sĩ" và cũng không phải là một nhân vật hay ho gì mà phải được nhận lời khen. Ngược lại, tôi thường hay không tiếc lời khen bạn bè dù quen hay lạ khi tôi thật tình cảm mến họ về phương diện nào đó. Vì thế, với Hoàng tiểu thơ cũng vậy, tôi xin ngã đầu chào khen những lờì làm quen khá đặc biệt của tiểu thơ.

Hy vọng những lờì này không gây sự hiểu lầm. Chúc tt một tuần lễ mới thật an vui .

Tình thân

KN_TTT


Thư đi đã hơn 3 tháng qua mà thư lại của Hoàng tiểu thơ vẫn bặt tăm. Có lẽ "nàng" đã không tìm được nơi tôi một tay "kỳ phùng địch thủ " chăng? Hoàng tiểu thư ơI , tôi "mong đợi" thư nàng lắm. Ngày ngày tôi vẫn chờ xem "lý lịch trích ngang , trích dọc" của nàng và càng tò mò hơn về những điều mà nàng sẽ "tâm sự" với tôi. Tôi xin hứa với nàng là sẽ giữ những điều ấy trong lòng cho đến thác xuống tuyền đài vẫn mang theo !



Ba Tê
01242007
Binh Nguyen
#479 Posted : Wednesday, January 24, 2007 5:14:16 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê


Chuyện thật...thật ngắn :

Những Bức Điện Thư


Trong thời gian tôi đang "vật lộn" với bài ký viết về chuyến đi Trung Quốc để kịp "nộp" cho cô "ê-dít-to" mỗi ngày khéo "đòi nợ" thì bỗng nhận được một bức điện thư "lạ". Đó là một ngày đặc biệt: thứ sáu 13 ! Bức điện thư không dấu khiến tôi phải ngẩn ngơ một chút rồi tự điền dấu vào để hiểu ý thấu đáo hơn. Nội dung bức điện thư thứ nhất như sau :


[Tôi tên Hà, họ Hòang, đã nghe danh Trần Tiểu Thư, nay mới"chôm" được email này, không biết có đúng không. Nếu được tiểu thư hồi âm thì quí hóa quá, tôi sẽ có điều tâm sự với Tiểu Thư trong cái cõi "Ta Bà" này cũng có lý lắm. Trân trọng kính chào Tiểu Thư. Hoàng Hà .

Chào Anh hay Chị Hoàng Hà ,

Dà , tôi có biệt danh là Trần Tiểu Thư trên một vài website thân hữu. Không biết đã có chi không phải khiến anh/chị lưu ý tới ? Tôi xin lãnh giáo ạ .

Tình thân

TTT




Sat. Oct. 14, 2006
From: Hòang Hà
To: Kim Nuyen Tiểu Thơ

Không ngờ email đến tay người đẹp nhanh thế. Mừng là không phải email dõm . Tiểu thư có biết câu "hai ca sĩ không khen nhau bao giờ" không? Ấy đấy tôi cũng là một tiểu thư nào đó thì đời nào tôi lại đi khen tiểu thơ. Vài lời làm quen với TThơ, sẽ có lý lịch trích ngang, trích dọc sau. Chúc TThơ cuối tuần vui vẻ . HHa.



Thưa Hoàng Tiểu Thơ,

Trước hết xin gửi lời cám ơn tt đã ghé mắt vào email address của 3T tôi. Dà, tôi tuy đôi khi có xài đồ dõm nhưng chưa bao giờ dùng email dõm để thù tiếp những thân hữu trên internet ạ .

Thứ đến, lại cám ơn Hoàng tiểu thơ đã "thật tình thố lộ cá tính là "đời nào lại đi khen" người khác . Rất tiếc 3T tôi không phải là "ca sĩ" và cũng không phải là một nhân vật hay ho gì mà phải được nhận lời khen. Ngược lại, tôi thường hay không tiếc lời khen bạn bè dù quen hay lạ khi tôi thật tình cảm mến họ về phương diện nào đó. Vì thế, với Hoàng tiểu thơ cũng vậy, tôi xin ngã đầu chào khen những lờì làm quen khá đặc biệt của tiểu thơ.

Hy vọng những lờì này không gây sự hiểu lầm. Chúc tt một tuần lễ mới thật an vui .

Tình thân

KN_TTT[/i]

Thư đi đã hơn 3 tháng qua mà thư lại của Hoàng tiểu thơ vẫn bặt tăm.


Ba Tê
01242007


Chị Ba Tê ui,

Đúng là bài của chị phải đọc hai lần mới hiểu, nhưng mà em thích như vậy, chị có lối viết rất "dí dỏm". Em Bình Bông thì nghĩ đơn giản như vầy, Hoàng "công tử" giận chị vì chị nhất định không chịu gọi ảnh bằng anh, nên... ảnh buồn. Đúng là anh đó gặp "kỳ phùng địch thủ"! Hi hi hi. Hoa hồng Kim Nguyên đầy gai nhọn.

BN.
Ba Tê
#480 Posted : Thursday, January 25, 2007 1:58:11 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Cám ơn Bình Bông ghé quán toàn là...ếch nhái của chị 3T Eight Ball Có lẽ Bình là "sứ giả thân thiện" của PNV nên "chu du" khắp phố để chia sẻ vui buồn cùng mọi người và không ngần ngại góp ý dù đôi khi "coi vậy mà không phải vậy" Big Smile.


quote:
Em Bình Bông thì nghĩ đơn giản như vầy, Hoàng "công tử" giận chị vì chị nhất định không chịu gọi ảnh bằng anh, nên... ảnh buồn. Đúng là anh đó gặp "kỳ phùng địch thủ"! Hi hi hi. Hoa hồng Kim Nguyên đầy gai nhọn.


Người họ Hoàng trong câu chuyện này rõ ràng không phải là "công tử" rồi Bình ơi. Hãy xem lại câu Ấy đấy tôi cũng là một tiểu thư nào đó thì đời nào tôi lại đi khen tiểu thơ. Nàng chính là một tiểu thư , chắc là thứ thiệt Question, nên "ganh tị" với tiểu thư giả ( vì chỉ là cái nick thôi) này chăng? Cuối cùng, nàng im hơi lặng tiếng vì tiểu thư giả không ham danh hám lợi nên lúc nào cũng chào thua !

Đấy , điều mà chị muốn nêu lên đây chính là "hòa bình do ta tạo ra" mà thôi. Trong cuộc sống , "chiến tranh" và "hòa bình" luôn luôn đi song song với nhau. Chỉ trong tầm tay ta có thể nắm bắt tùy theo tâm ý. Đừng để vọt khỏi tầm tay cái mà ta mong đợi.

Chị KN không phải là hoa hồng đâu BB ơi, chỉ là hoa...dại thôi !Wink. Nếu được em chưng vào bình bông của em thì cũng chỉ là...cành hồng 99 cent đã gọt hết gai rồi đó ( lọai mà một bó 10 cọng chỉ có $9.99 thôi á )Tongue. Cám ơn BB đã cho chị chút vui để nói nhăng nói cuội trong quán ...ếch nhái nhảy lung tung Big SmileBlush
Users browsing this topic
Guest (35)
95 Pages«<2223242526>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.