Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Thiền sư Dipa Ma
Phượng Các
#1 Posted : Saturday, July 16, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Thiền sư Dipa Ma

Phượng Các
#2 Posted : Sunday, July 17, 2005 10:14:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lời nói đầu


Ðôi khi trong cuộc đời, chúng ta gặp được một người thật khác thường, đã thay đổi hẳn nếp sống của chúng ta, chỉ bằng cách sống giản dị mình chính là mình. Dipa Ma chính là người đó. Tôi được nghe nói về bà lần đầu khi theo học Thiền với sư phụ Anagarika Munindra tại Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya) bên Ấn độ vào năm 1967. Sư phụ tôi đã huấn luyện bà Dipa Ma ở Miến điện khi thầy còn hành thiền và giảng dạy trong chín năm trước đó. Thầy thường kể lại, bà là một thiền giả được nhiều sự chứng đắc khác thường, mà quí vị sẽ đọc thấy ngay trong tập sách nầy. Ðiều mà sư phụ tôi chẳng nói thành lời, nhưng lại rất hiển nhiên khi tôi gặp bà lần đầu tiên, là đức tánh đặc biệt của tư cách bà đã làm cảm động bất cứ ai đã gặp bà. Một đức tánh tĩnh lặng cao độ cuả sự an hoà tràn ngập tình thương. Sự lắng yên đó và tình thương đó rất khác lạ với những gì mà tôi đã kinh nghiệm qua. Cả hai đức tánh đó chẳng phải là cái bản ngã, và chúng chẳng đòi hỏi gì, cũng chẳng cần đến bất cứ gì, đền đáp lại. Thật giản dị, trong sự vắng bóng của tự ngã, tình thương và an hoà là những gì còn lưu lại đó.

Dipa Ma làm nẩy sanh nơi ta những nỗ lực tốt đẹp nhứt, chẳng phải vì qui tắc, mà chính là vì nguồn cảm hứng bà gợi lên. Bà chỉ cho thấy những gì có thể làm được, bằng cách nhận ngay những gì có thể được -- và điều đó đã nâng bổng lên thanh sắt đang chận ngang các nguyện vọng của chúng ta. Bà đặt niềm tin tưởng chẳng hề lay chuyển nơi khả năng của mỗi chúng ta bước chơn lên con đường đạo pháp. Sự tin tưởng đó được chuyển đi cùng với sự hoàn toàn chấp nhận vào cảnh huống chúng ta đang sống, kèm theo sự chẳng ngừng khuyến khích nên đào sâu thêm sự hiểu biết qua việc thực tập liên tục.

Mặc dầu Dipa Ma chỉ sang Tây phương có hai chuyến, nhưng ảnh hưởng của bà đối với nền Phật học ở Mỹ châu thật là sâu xa. Bà là vị thiền sư nữ giới đầu tiên hoàn toàn thành mãn theo truyền thống Theravada (Phật giáo Nguyên thủy), đã đến giảng dạy trên đất nước nầy. Mặc dầu sự sùng tín của bà đối với truyền thống rất thâm sâu, bà vẫn tin tưởng mãnh liệt rằng các sự thành tựu về tâm linh của nữ phái (kể luôn cả các bà nội trợ) có thể bằng -- hay, lắm khi, sâu đậm hơn -- về phía nam giới chiếm đa số trong hàng giáo phẩm. Trong ý hướng đó, Dipa Ma đã trở nên con người mẫu dũng mãnh làm gương sáng cho phụ nữ và cả nam giới nữa. Ảnh hưởng của bà đối với thật nhiều hành giả vẫn còn âm vang trong cộng đồng đạo pháp.

Tôi rất hoan hỉ và biết ơn đối với Amy Schmidt đã cho ra đời quyển sách tuyệt vời nầy. Ðây là một cơ hội quí báu cho nhiều người trong chúng tôi được nhắc nhở lại những mẩu chuyện, những cuộc gặp gỡ với Dipa Ma và là dịp tốt cho những người khác được biết đến Dipa Ma lần đầu.

Joseph Goldstein
Hội Thiền Minh Sát
( Insight Meditation Society )
Tháng Ba năm 2002
Phượng Các
#3 Posted : Sunday, July 17, 2005 10:15:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lời Tựa

Ân Sủng, hiểu theo nghĩa "ân huệ" từ trời cao được ban tặng một cách mặc nhiên, nói một cách chính xác, không phải là một khái niệm Phật giáo. Tuy vậy cho dù có hay không qui cho "ân huệ" như là một tác động từ trời cao, thì cảm nhận về ân sủng vẫn rất quen thuộc nơi đa số chúng ta là những người tiến hành tu luyện thiền. Nếu chúng ta nhìn kỹ vào cuộc sống mà coi - những hoàn cảnh cho phép chúng ta theo đuổi con đường tâm linh, những cơ hội được gặp và làm việc với các Thiền sư thành đạt, lòng chân tình của ta muốn đạt được tự do nội tâm đích thực- chúng ta sẽ thấy rõ là mình đã "lặn ngụp trong ân sủng" rồi vậy. Bắt đầu với các chương viết về tiểu sử tạo nên phần I cuốn sách này, qua những câu chuyện nho nhỏ do những người đã trực tiếp biết đến Dipa Ma trong phần 2, đến những bài thuyết Pháp của bà trong phần 3, từ "Ân Sủng" thường xuyên xuất hiện, mang một bản chất hết sức đặc biệt, khó diễn đạt, và cởi mở cõi lòng nơi những cuộc gặp gỡ với vị Nữ Thiền sư tinh thần này.

Một trong những người Tây phương đầu tiên được hội kiến Dipa Ma đó là Tiến sĩ Jack Engler. Sự việc xẩy ra là ông đã theo học với Thiền sư, Thiền sư đó cũng đã dẫn dắt Dipa Ma trên bứơc đường luyện thiền. Đóng góp của tiến sĩ cho cuốn sách này thật đáng kể: hầu hết những thông tin về tiểu sử ở Phần 1, kể cả những trích đoạn trực tiếp từ Dipa Ma, được căn cứ vào những tư liệu ông viết đặc biệt dành cho cuốn "Lăn ngụp trong Ân sủng". Những thông tin đó đã được rút ra từ những kinh nghiệm riêng tư cũng như những trắc nghiệm tâm lý về Dipa Ma, rất khớp với những mô tả truyền thống viết về cách thức Dipa Ma đã biến đổi hoàn toàn, sau khi đã ngộ đạo. Với sự cho phép của tiến sĩ Jack được sử dụng những tư liệu này khiến tôi có thể viết ra đây một bản tường trình đầy đủ về cuộc đời của Nữ Thiền sư Dipa Ma. Tôi vô cùng biết ơn tấm lòng cao quý của tiến sĩ.

Việc nghiên cứu mang tính theo ngôn từ khoa học của tiến sĩ Jack Engler đã trình bầy sự thành đạt tuyệt vời nữ Thiền sư Dipa Ma đã đạt được về mặt đáng kể. Đa số những ai đã gặp được Thiền sư Dipa Ma, hay những ai chỉ biết đến Thiền sư qua ảnh hưởng của bà nơi những Thiền sư khác đều nhận rõ về Thiền sư qua nhiều lăng kính khác nhau. Xét trường hợp của tôi, Nữ Thiền sư là hiện thân của "Thiên Mẫu" một thiên mẫu xuất hịên nơi tất cả các nền văn hoá. Câu chuỵện nhỏ dưới đây để tỏ lòng tôn kính Dipa Ma do một vị Đan sĩ dòng Trappist, linh mục Theophane, tác giả cuốn: Tales of a Magic Monastery. Đối với tôi câu chuyện nhỏ này gợi lên lòng từ tâm vô biên nơi Thiền sư Dipa Ma nhìn dưới góc độ siêu nhiên.

Trái tim của bạn giống điều gì vậy? Đó là điều họ muốn tìm hiểu. Một người vừa mới qua đời được đem lại. Họ tiến hành mở lòng ngực ra. Bạn không thể tin được thấy gì trong đó. Bạn không thể ngờ được đã thấy gì trong đó - người da trắng cũng như người da mầu, vô thần, người giầu cũng như người nghèo, người nghiện nhập, đĩ điếm. Linh mục, chính trị gia, trẻ con, quan toà, vận động viên bóng chầy, những người kỳ quặc, và cả tôi - tôi và bạn nhìn thấy gì trong đó?

Đó có phải là điều tôi muốn có khi tôi thành người thiên cổ hay không, khi họ mở lòng ngực tôi ra và thấy gì trong đó?

Chớ gì chúng ta mở cõi lòng chúng ta để nhận lấy "Ân Sủng" lúc nào cũng luôn túc trực đó để trợ giúp chúng ta.

Phượng Các
#4 Posted : Sunday, July 17, 2005 10:16:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhập đề

Nữ Thiền sư Dipa Ma: Một phát hiện mới


Dipa Ma gợi nhớ nơi tôi một cái tên tôi đã từng biết đến từ lâu lắm rồi.

Khi mới mười chín tuổi, có người đưa cho tôi một bản "Siddhartha" của Hermann Hesse. Tôi đã đọc đi đọc lại đến bốn năm lần và hiểu từng chữ một. Cuốn sách đã đem lại cho tôi một niềm hy vọng. Có thể nói - và tôi hết sức mong muốn điều đó trở thành hiện thực - là có cách thoát khỏi mọi đau khổ, và trên cõi đời này chúng ta có khả năng được giải thoát. Tôi bắt đầu luyện Thiền , nhưng không tìm thấy con đường dẫn đến Phật Pháp cũng như bất kỳ lời dạy trong đạo Phật, cho đến sáu năm sau: Ở ngay cổng hậu một quán cà phê tại Seattle tên là Allegro, tôi nhìn thấy một tờ bướm quảng cáo một nhóm Phật Pháp gắn trên bảng thông báo. Tôi hơi tò mò và muốn biết, thế nên tôi tạt vào xem. Có người hướng dẫn tôi cách hành thiền.

Ngay sau đó tôi cảm thấy mình như đã tìm thấy được điều gì đó cao siêu và việc luyện tập này mang nhiều ý nghĩa, một điều gì đó tôi biết mình phải dừng lại mà xem. Một Thiền sư từ Thái Lan tới thăm nhóm và thuyết pháp về giác ngộ. Vị đó cho biết mục đích hành thiền phải nhắm tới và rằng điều này "khó diễn tả được," nó vượt trên cả tinh thần và thân chất, vượt qua mọi đau khổ. Tuy nhiên, điều hấp dẫn tôi hơn không phải là những gì được trình bầy, mà lại là những gì không được nói thành lời, một sự tĩnh lặng nhiệm mầu vây quanh lời nói của vị Thiền sư, một sự yên tĩnh sâu lắng nơi ánh mắt vị Thiền sư đó toát ra. Đêm đó, trên đường về nhà bằng xe lửa tôi đã bước đi trong mưa, tôi đã phải dừng lại do bởi một cảm giác mạnh mẽ. Nước mưa hắt vào mặt tôi trong đêm tối, tôi nguyện (thề) dành quãng đời còn lại của mình để tìm kiếm giác ngộ. Cho dù phải tốn bao nhiêu thời gian - cho dù phải cần đến bất cứ điều gì - tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi nào cảm nhận được sự an bình đó cho chính mình.

Thỉnh thoảng, cũng có các Thiền sư Phật giáo đến thăm nhóm chúng tôi: có một người đã được xuất gia tại Miến Điện (hiện giờ là nước Myanmar), một số nhà sư theo trường phái Thái Lan. lúc nào cũng vậy họ chỉ toàn là các Thiền sư nam giới, họ chỉ đề cập đến các đồng nghiệp nam giới mà thôi. Tôi thắc mắc: "Thế các phụ nữ trường phái này đâu cả rồi?"."những bậc thầy thông thái của tôi đâu cả?".

Hy vọng tìm hiểu thêm nhiều chi tiết về phụ nữ Phật giáo, tôi bắt đầu đọc các bản văn Phật giáo, nhưng điều đó chỉ khiến tôi thất vọng thêm. Không những phụ nữ rất ít được đề cập đến, nhưng nhìn chung những bản văn cổ xưa đó lại trình bầy một cách nhìn miệt thị đối với phụ nữ chúng tôi nữa. Giống như các phụ nữ thuộc thế hệ đó, tôi bỏ ý định tìm kiếm những phụ nữ Phật giáo tiêu biểu trong vai trò Thiền sư và chỉ biết lao vào tu luyện Phật Pháp mà thôi.

Sau năm năm cố gắng vượt bậc, tôi bắt đầu cảm thấy nhu cầu cần phải có thời gian tu luyện dài ngày hơn. Nhiều người bạn đề nghị tôi tham gia một khoá tĩnh tâm ba tháng, được tổ chức vào mùa hè hàng năm tại trung tâm Insight Meditation Society (IMS) ở thành phố Barre, bang Massachusetts. Tôi đăng ký và được chấp nhận. Ba tháng thinh lặng - nhiều bạn bè của tôi suy nghĩ tôi điên mất rồi.

Một số các Thiền sư như Sharon Salzberg, Joseph Goldein, Jack Kornfield, và một số Thiền sư khác đã thành lập trung tâm, một địa điểm thật đẹp có cánh rừng nhỏ và đồng ruộng vây quanh. Các toà nhà chính là một kiến trúc cổ bằng gạch do nhà nước quản lý trước kia, có một ngôi nhà riêng của vị tướng thống đốc bang được xây dựng từ năm 1911. Sau khi sắp xếp vội vàng hành lý mang theo và làm quen với người bạn cùng phòng người Thuỵ Sỹ, có người hướng dẫn tôi đi dạo một vòng thăm các ngôi nhà tuyệt đẹp đó, là nơi tôi sẽ phải trải qua chín mươi ngày tu luyện trong tĩnh lặng. Nhìn quanh khắp nơi một vòng, tôi nhận thấy có nhiều ảnh Đức Phật và các Thiền sư, rồi còn có cả những tượng ảnh gợi cảm hứng nhằm động viên tinh thần cho các thiền sinh được trưng bầy khắp nơi. Toàn là hình ảnh nam giới mà thôi.

Rồi, thình lình ở một góc của thư viện, tôi thấy một điểm trắng bức hình một phụ nữ Ấn Độ mặc toàn đồ trắng, ngồi thiền giống như một đám mây trắng đang bay trên đám cỏ xanh mùa hè. Bà đeo một cặp kiếng gọng to điểm những sọc trắng. Đằng sau cặp kiếng đó là ánh mắt hết sức thanh thản và đầy từ tâm tôi chưa bao giờ bắt gặp. Trên bức ảnh đó không thấy ghi tên ai cả, nhưng tôi biết là mình đang nhìn ngắm một nữ Thiền sư vĩ đại. Một người phụ nữ đã tìm thấy cho mình niềm an bình và tự do nội tâm sâu đậm. Tôi muốn biết xem các Thiền sư có nói cho chúng tôi nghe về nữ Thiền sư này chưa. Tôi cũng tò mò muốn biết bà có thể thuyết pháp cho tôi được không.

Không phải đợi lâu để có câu trả lời. Chỉ ít ngày sau khi tham gia cuộc tĩnh tâm. Các Thiền sư bắt đầu đề cập đến người phụ nữ trong bức hình, đó là Born Nani Bala Barua, nhưng tất cả chúng tôi đều biết bà với tên gọi Dipa Ma (tức là "Mẹ Dipa"), bà mới viên tịch hai tuần trước đây. Đích thân mỗi Thiền sư trong số năm vị đều biết nữ Thiền sư này và đã từng yêu mến bà rất sâu đậm. Hai Thiền sư trong số họ đã là thiền sinh của bà gần hai mươi năm. trong lòng họ vẫn còn hằn lên một nỗi buồn sâu đậm. Tôi cảm thấy tuyệt vọng vì chẳng còn bao giờ gặp lại được người phụ nữ này nữa. Rồi rực sáng trong tôi: qua các chuyện kể tôi được nghe và nguồn cảm hứng các câu chuyện đó truyền lại. Dipa Ma thực sự đã trở thành người thầy dạy của tôi.

Tôi cảm thấy mối thân tình ruột thịt với bà: có quá nhiều điểm tương đồng nơi các chuyện kể về người phụ nữ và bản thân tôi, bà đã phải trải qua những nỗi đau sâu đậm trong cuộc đời, khi mới mười hai tuổi đã phải rời bỏ gia đình và kết hôn theo phong tục Ấn Độ thời bấy giờ. Cuộc đời của tôi cũng thay đổi đột ngột và không thể lường trước được cũng ở vào tuổi mười hai. Một buổi sáng thức dậy tôi khám phá ra mẹ tôi, một con người tôi gắn bó mật thiết nhất, đã liều lĩnh tự tử vào đêm hôm trước, hậu quả trên tôi thật vô cùng thảm khốc. Giống như đã xẩy đến với Dipa Ma, tuổi thanh xuân của tôi kết thúc bất ngờ, chính xác là chỉ sau một đêm. Các biến cố khác trong độ tuổi lên mười mười và tuổi đôi mươi hình như giống hệt một số mất mát và những cố gắng bà Dipa Ma đã phải trải qua trước khi bà khám phá ra việc tu luyện thiền

Khi còn là đứa trẻ tôi rất thích nghe mẹ tôi kể chuyện về những người Mỹ gốc Phi châu, mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi, họ đã vượt trên đau khổ để trở thành những nhân vật lãnh đạo và Thiền sư vĩ đại. Mahalia Jackson. Dr. Martin Luther King, Jr. Malcom X. Paul Robeson, Marian Anderson, Frederick Douglass, Rosa Parks: họ đều là những vị nam nữ anh hùng thời niên thiếu của tôi. Vào lúc này, tôi muốn được biết, Dipa Ma, một người nội trợ bình thường, đã vượt thắng không chỉ những khó khăn cá nhân, nhưng còn luôn cả những cưỡng ép gia tộc của nền văn hoá Á Châu nữa, và rồi tiếp tục tu luyện và thuyết pháp một cách phi thường vào thời của bà. Cho dù bà chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà lãnh đạo phụ nữ hay thiểu số, Dipa Ma nhắc tôi nhớ lại các vị anh hùng tuổi thơ ấu của tôi bằng gương sáng chịu đựng khi phải đối mặt với nghịch cảnh.

Tôi hăm hở muốn đi theo vết chân của bà. Tôi muốn biết hết moị chi tiết về người phụ nữ này. Tôi đã đến gặp Joseph Goldstein vào cuối cuộc tĩnh tâm ba tháng và hỏi xem liệu ông hay có ai đã có ý định viết về Dipa Ma chưa. Câu trả lời là chưa, ông chưa biết ai có ý định đó cả. Chắc chắn ông không có thì giờ để viết rồi. Thế rồi, với một sự hồ hởi đặc biệt, ông nói. "Bà nên thực hiện điều đó thì phải"

Tôi cân nhắc kỹ đề nghị của ông trong nhiều ngày liên tiếp. Làm sao tôi có thể viết về một con người mà tôi chưa bao giờ bắt gặp ? Đa số bạn bè tôi chỉ ra: có hàng triệu người nghe theo những lời thuyết pháp của Đức Phật trong suốt hai mươi lăm thể kỷ qua, kể từ khi ngài còn sống, chỉ có một số ít đếm trên đầu ngón tay biết ngài trực tiếp mà thôi. Đương nhiên kể cả đức Giê-su cũng vậy nữa, rồi đến Mohammed và nhiều nhà lãnh đạo tinh thần khác. Những chuyện kể về các vị đó lại chính là những bản văn sống.

Vì thế tôi bắt công việc nghiên cứu của tôi về Dipa Ma thông qua những bản tường trình của những người đã biết Thiền sư. Trong vòng tám năm. Tôi đã thu thập được các mẩu chuyện kể về Thiền sư từ hồi còn là học sinh bất kể chỗ nào trong suốt nước Mỹ, Ấn Độ và Miến Điện. Mỗi bước chân của bà trong các cuộc hành trình, trong từng cuộc họp và cả các cuộc chiêu đãi, từng bài đối thoại và những ghi nhớ được liên kết lại với tình yêu: tình yêu của Dipa Ma. Tình yêu Bát Chánh Đạo. Tình yêu đối với cuộc sống quí báu này.

Đức Phật đã mô tả những giáo lý cao siêu như là "hoàn hảo ở đoạn đầu, hoàn hảo ở đoạn giữa và hoàn hảo ở đoạn cuối." Khi tôi nghe các chuyện kể của mọi người, thuyết pháp của Dipa Ma thể hiện vẻ đẹp kiều diễm đó rất nhiều lần. Ngay cả khi đã viên tịch, bà vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người. Nhiều thiền sinh nói rằng họ cảm thấy bà đang tiếp tục hướng dẫn họ tu luyện. Một số chưa bao giờ gặp mặt bà cũng cho biết bà giúp đỡ họ khi hành thiền hoặc đến thăm họ trong giấc mơ. Một số lại nói họ nghe tiếng bà nói, số khác cảm nghiệm được sự hiện diện của bà. Tôi nhận thấy những điều huyền nhiệm như vậy quả là những món quà ân sủng. Bất kể những mất mát nào chúng ta cảm thấy trong chính chúng ta hoặc giả tình hình thế giới có tuyệt vọng đến cớ nào, bất luận chúng ta đang hiện diện ở nơi đâu, dù có biết hay không ý thức: Lúc nào chúng ta cũng luôn "Lặn Ngụp Trong Ân Sủng".

Chớ gì những chuyện kể này hướng dẫn bạn trên bước đường siêu nhiên. Nguyện tất cả sanh linh được giải thoát.

Amy Schmidt
Phượng Các
#5 Posted : Friday, September 1, 2006 7:01:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phần I: Cuộc đời ly kỳ.




Chương 1: Sanh trong đạo Phật.

"Nào có gì đáng bám níu trên thế gian."

Nani Bala Barua sanh ngày 25 tháng Ba năm 1921, tại một làng thuộc miền Ðông xứ Bengal, gần biên giới Miến điện. Vùng Chittagong có đặc điểm là hoà hợp các truyền thống tôn giáo, tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo và Phật giáo chung sống hài hoà bên nhau. Nền văn hóa Phật giáo tại điạ phương nầy có lẽ là di sản còn sót lại từ thời Ðức Phật chưa bị đứt khoảng.

Gia đình của Nani thuộc thị tộc Barua, dòng dõi của những người theo đạo Phật nguyên thuỷ từ Ấn độ. Mặc dầu việc thực tập thiền định đã gần như hoàn toàn phai nhạt ở đây vào thời Nani ra đời, nhưng còn một số gia đình vẫn tiếp tục tuân hành các nghi thức và tập tục Phật giáo; trong số đó có gia đình của Nani, mà người cha là Purnachandra, và mẹ là Prasana Kumari.

Chị cả trong sáu người con trong nhà, Nani rất thân thiện với các anh chị em trong gia quyến và là đứa con được quí mến nhứt trong đại gia đình. Nani và mẹ, cả hai đều tác thấp và nước da mơn mởn, mẹ và con quấn quít cùng nhau thật khắng khít. Nani nhớ lại, mẹ rất âu yếm và trầm lặng, còn cha là một người đàn ông rất nguyên tắc chưa hề chịu nhường bước trước một điều nào mà ông nghĩ rằng sai. Mặc dầu trước thái độ nghiêm khắc của cha, Nani đối với cha cũng có lòng thật trìu mến.

Truyền thống đàn na (bố thí) thường được tuân hành trong gia đình của Nani; cha mẹ Nani thường hiến tặng thực phẩm cho tu sĩ Phật giáo, Bà la môn giáo, và cho tất cả những ai đi khất thực. Chính nhờ nơi hạnh nầy của cha mẹ mà cô gái trẻ Nani đã học được ý nghĩa của sự bố thí: khi đem cho, chẳng nên phân biệt; nên cho khắp mọi người.

Ở tuổi thơ ấu, Nani đã tỏ lòng tôn sùng các nghi thức Phật giáo. Nani thường thích đi chùa và cúng dường chư Tăng. Mặc dầu trẻ con phải đứng nép xa khi có các vị khất sĩ đi qua, nhưng vì lòng quá mộ đạo, Nani được phép dâng thực phẩm lên tu sĩ, rửa chơn quí thầy và đến ngồi gần bên cạnh khi các vị ấy thọ thực.

Nani thích ở một mình, ít khi nô đùa với các trẻ khác. Nani thường chơi với búp bế, nhưng lại say mê việc tạo tượng Ðức Phật. Trong khi trẻ gái Ấn độ lo giả bộ nấu nướng, Nani lại nương theo trí tưởng tượng mà tạo thực phẩm, hoa quả cúng Phật, lau dọn bàn thờ, và quì lạy theo các lễ nghi tôn giáo. Gia đình Barua ở gần hồ nước, ở bên kia bờ lại có một ngôi chùa màu sắc sáng chói mà Nani thường đến viếng thăm hiến cúng. Nani nhớ lại rằng lòng mộ đạo đó đã đến với mình một cách tự nhiên, chớ chẳng hề do sự thúc dục của mẹ cha.

Chẳng những không thích nấu nướng, Nani lại còn ít ăn nữa. Ðã biết bao lần mẹ của Nani dỗ dành Nani ngồi lại để ăn uống trong một bữa cơm thường ngày. Nani trái lại, chỉ muốn dùng một trái cây hay một chiếc bánh bích quy thôi. Nani thường hỏi mẹ: "Mẹ có đói bụng không? Ðói thì ra làm sao, hở mẹ?"

Ngược lại, Nani thèm khát về hiểu biết thật là chẳng có bờ bến. Mặc dầu phong tục trong làng chẳng gởi con gái đến trường học tập, nhưng với Nani chẳng có gì cầm giữ lại được. Ngay cả khi đau yếu, được dặn phải ở nhà hôm đó, Nani vẫn lẽn trốn đến lớp học. Chiều chiều, Nani ngồi bên bàn với cha, nhờ cha chỉ dạy thêm các bài vở trong trường, trong khi các đứa trẻ khác chẳng buồn mang sách về nhà. Vào thời đó ở Ấn độ, tuổi thiếu niên của các cô gái được chấm dứt rất sớm. Những em may mắn được đến trường cũng chẳng được phép tiếp tục học sau lớp năm. Theo đúng tập tục thời đó, Nani phải lấy chồng khi vừa có kinh nguyệt lần đầu. Thế nên, vừa lên mười hai, Nani đã bị kéo ra khỏi lớp học và được kết hôn với một người đàn ông tuổi đã hai mươi lăm. Vị hôn phu của Nani là Rajani Ranjan Barua, kỹ sư, ngụ tại làng Silghata gần bên. Ðúng theo phong tục, sau lễ cưới, Nani liền đưa ngay sang nhà chồng, để sống với gia đình bên chồng. Nani nhớ nhung cha mẹ vô vàn. Lại còn thảm thương hơn nữa, người chồng lại rời sang bên Miến điện làm việc. Nani sống trơ trọi một mình nơi gia đình chồng với những người khó tánh mà Nani ngán sợ. Ðôi khi được trở về thăm cha mẹ, nhưng người bên chồng đã vội quay sang bắt lại.

Sau hai năm buồn bã, vừa lên mười bốn, Nani được đưa xuống thuyền đi sang Rangoon (nay là Yangon, thủ đô của Miến điện), để bắt đầu cuộc sốngtạimột nước mới, với người chồng, chỉ được quen biết nhau chẳng quá một tuần lễ. Vừa bước ra khỏi thuyền, người con gái quê mùa nhút nhát đã bàng hoàng trước khung cảnh mới chung quanh. Rangoon là một đô thị ồn ào, xa lạ với biển người mặt mũi chưa hề quen thân, với một ngôn ngữ mà Nani chẳng thể nào hiểu được. Buổi đầu, Nani cảm thấy hết sức bơ vơ, luôn khóc nhớ đến quê hương và gia đình.

Cuộc sống lứa đôi cũng có nhiều thử thách. Mặc dầu Nani được mẹ và các cô dì chỉ dạy cho rất tận tình tỉ mỉ công việc nội trợ, nhưng chẳng ai nói tiếng nào về vấn đề tình dục. Ðược chồng, chính là người thứ nhứt đã nói về vấn đề ấy với mình, phản ứng của Nani là cảm thấy xúc động mạnh, bối rối và hết mực thẹn thùng. Trong năm đầu chung chăn gối, Nani rất khiếp sợ chồng. Cùng thời gian đó, Rajani lúc nào cũng tỏ ra ân cần mềm mỏng và săn sóc đến vợ, chẳng bao giờ ép vợ theo ý dục của mình. Rồi từ từ, niềm tín cẩn được nẩy nở giữa hai người, Nani bấy giờ xem chồng như là một người hiếm có. Cùng với năm tháng trôi qua, cả hai cảm thấy yêu nhau tha thiết. Vào những năm về sau, Nani thường nói mình đã kính trọng Rajani như một vị thầy đầu tiên của mình.

Tình nghĩa đầm ấm của đôi vợ chồng, tuy nhiên, lại bị vẩn đục bởi một vấn đề cực kỳ đau khổ: sự kỳ vọng nơi người đàn bà Ấn độ, có được một đứa con, con trai càng quí, một năm sau khi lấy chồng, đúng theo phong tục bổn xứ; thế mà hết năm nầy sang năm nọ, Nani vẫn chưa có thai. Nani đi thăm nào bác sĩ, nào y sĩ, nhưng chẳng ai tìm ra được nguyên nhân của sự hiếm hoi chẳng sanh đẻ đó cả. Ðiều nầy khiến cho Nani cảm thấy tủi hổ và đau khổ. May thay, Rajani lúc nào cũng âu yếm, ân cần và nhẫn nại, chưa bao giờ thúc hối Nani hay phàn nàn sao chẳng sanh con.

Dẫu rằng Rajani chấp nhận việc chẳng có con cái, nhưng gia đình bên trong và các láng diềng bên ngoài, lại chẳng chịu như vậy. E rằng vì Nani mà tông đường chẳng người nối dõi, họ lấy cớ nhà có người bị bịnh, gạt gẫm Rajani phải về Chittagong để kịp thăm. Về đến nơi, Rajani được thông báo rằng có người vợ mới đang chờ chàng và mọi việc đã được dàn xếp để làm lễ cưới ngay. Rajani từ khước. Chàng bảo với các thân nhân: "Khi tôi kết hôn với Nani, tôi chẳng hề nói với nàng phải có con, bằng không tôi sẽ bỏ nàng. Ðó chẳng phải là một điều kiện trong hôn ước của chúng tôi. Thế nên cưới vợ khác là bất công, nên nay tôi chẳng thể nào lìa nàng được."

Rajani trở qua Miến điện và bảo Nani chớ có bao giờ lo lắng về việc phải có con nữa. Chàng gợi lên trong trí Nani, hãy đối xữ với mọi đứa trẻ mà nàng gặp được như là chính con mình sanh ra -- một lời khuyên quí báu mà Nani sẽ thực hiện được bằng nhiều cách rất đặc sắc những năm về sau nầy.

Vào năm mười tám tuổi, Nani hay tin mẹ đã từ trần một cách đột ngột. Dầu đã có điềm báo trước trong giấc mộng, Nani cũng rất bàng hoàng khi được tin buồn. Kể từ khi sang Miến điện, Nani chỉ về thăm mẹ có hai lần. Nỗi khổ tâm nầy vì mất mẹ vẫn còn ghi đậm nhiều năm trong tâm hồn của Nani. Rồi tiếp theo liền sau cái chết của mẹ, Nani bị bịnh thương hàn quật ngã. Bịnh tình lại được chẩn đoán sai, trị liệu lầm, khiến cho Nani phải nằm bịnh viện nhiều tháng.

Mẹ của Nani để lại một đứa bé trai mười tám tháng, tên là Bijoy. Người cha chẳng thể nào săn sóc chu đáo, nên đã hiến cho Nani và Rajani một cơ hội tốt được nuôi đứa em trai út như con ruột của mình và Bijoy liền được gởi sang Rangoon để sống với họ.

Nani và Rajani tham gia hoạt động rất tích cực trong cộng đồng Phật giáo. Ngoài việc giữ đúng năm giới của người tại gia -- chẳng sát sanh và làm tổn hại, chẳng lấy của không cho, chẳng tà dâm, chẳng nói dối, chẳng dùng các chất say -- họ còn đọc Kinh hằng ngày, bảo trợ hai cuộc lễ hằng năm của cộng đồng, dâng hiến thực phẩm cho các vị sư điạ phương đi khất thực. Họ còn được mọi người biết đến vì tấm lòng quảng đại, cấp học bổng cho trẻ con nhà nghèo và để cho những kẻ không nhà đến trú ngụ tại nơi họ ở. Ngay từ khi mới đến Rangoon, Nani đã mong muốn thiết tha được tập thiền. Mặc dầu các cô gái chẳng ai học thiền, nhưng Nani cứ nhiều lần xin phép Rajani được theo học. Mỗi lần Nani hỏi xin, Rajani đều đề nghị hãy đợi khi nào Nani đã lớn tuổi sẽ học, theo như tục lệ của người Ấn là phụ nữ gát việc học thiền lại mấy năm về sau, khi các phận sự của người nội trợ đã làm xong.

Mặc dầu chẳng nói được tiếng Miến điện,Naniđã tìmra được một phương cách học Phật pháp ngay tại quê hương mới nầy. Bất cứ lúc nào gặp được một cuốn sách đạo bằng tiếng Bengal, Naniliền đọc và tự học lấy một mình. Còn các sách khác, Nani nhờ đứa cháu trai mười ba tuổi, tên Sunil, dịch các bài Kinh căn bản Phật học từ tiếng Miến sang tiếng Bengal. Cău Sunil ngạc nhiên đến kinh dị nhận thấy sự chăm học và trí nhớ của Nani nhớ chẳng sót những gì mà cậu đã đọc cho nghe. (Các năm về sau, khi Nani trải qua các cuộc trắc nghiệm tâm lý, người ta thấy trí năng của bà vượt lên trên cả hàng nhơn tài).

Năm 1941, khi Nani được ba mươi tuổi, Miến điện bị quân đội Nhựt bổn tấn công và xâm chiếm. Bấy giờ là một thời kỳ lo âu, khan hiếm và khổ cực cho dân chúng. Ðến khi chiến tranh chấm dứt, Bijoy đã khôn lớn, trở về Ấn độ và lập gia đình riêng. Với ngôi nhà quạnh hiu và cha mẹ đều chết cả, Nina nghĩ: "Ðây là lúc nên học Thiền."

Rồi một phép mầu lại hiện đến, sau hai mươi năm chờ đợi, Nani khám phá ra mình mang thai. Vàotuồi ba mươi lăm, Nani sung sướng hân hoan sanh được một bé gái. Tuy nhiên, ba tháng sau, đứa bé bịnh nặng rồi chết. Tràn ngập chìm trong đau khổ, Nani vướng phải bịnh tim.

Bốn năm sau đó, phước lành lại đến với Nani, thọ thai lần nữa. Và chuyến nầy, cũng sanh gái, Nani đặt tên là Dipa. Và từ đó, Nani được gọi dưới biệt hiệu là Dipa Ma, hay là "Má của Dipa". Vì chữ Dipa có nghĩa là ánh sáng, nên cái tên mới của Nani cũng có nghĩa là Dipa Ma, Mẹ của Ánh sáng.

Dipa là một đứa bé khoẻ mạnh, vừa biết đi lẫm đẫm, thì mẹ lại có thai lần nữa; kỳ nầy được một "quí tử" hằng trọng vọng. Nhưng đứa bé vừa sanh ra đã chết, và điều vô phúc nầy đã khiến mối u sầu của Dipa Ma chẳng gì làm nguôi ngoai được. Trong cơn tuyệt vọng, Nani đòi hỏi được quyền học Thiền để làm nhẹ bớt nỗi đau lòng. Nhưng chồng bà, lại một lần, bảo rằng bà vẫn còn quá trẻ. Bà doạ sẽ trốn nhà ra đi, khiến cho Rajani và nhiều người láng diềng phải canh chừng bà luôn.

Nhưng sự canh pòng của họ chẳng còn cần thiết nữa. Bị chứng áp huyết cao, Dipa Ma trong nhiều năm, chẳng đủ sức để ra khỏi giường, nói chi là bỏ trốn. Trong thời gian nầy, bà hoàn toàn trông đợi cái chết đến bất cứ giờ phút nào. Chỉ có một mình mà Rajani phải săn sóc vợ, nuôi dạy con, vẫn tiếp tục làm việc trọn ngày với tư cách kỹ sư. Áp lực của hoàn cảnh đè nặng lên, làm tràn ngập Rajani. Một đêm trong năm 1957, ông đi làm về, than thở với vợ rằng mình đang đau bịnh. Vài giờ sau, ông chết vì cơn đau tim bộc phát.

Users browsing this topic
Guest (5)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.