Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

gia đình cựu hoàng Bảo Đại
nochicken
#1 Posted : Friday, July 8, 2005 4:00:00 PM(UTC)
nochicken

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

website của gia đình cựu hoàng Bảo Đại:

http://www.prweb.com/rel...04/11/prwebxml139622.php
Phượng Các
#2 Posted : Friday, July 8, 2005 11:20:59 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cám ơn nochicken, vào xem site này thấy được nhiều hình ảnh lịch sử quá, chắc sẽ xin về một số để góp vào bộ sưu tập Nhân Vật của PNV.

Có điều PC hơi thắc mắc nêu ra đây cùng các bạn nói chung, là trong cách gọi của người Việt mình thì vợ của hoàng tử hình như mình gọi bằng danh từ gì khác chớ không phải là công chúa. Liệu người Việt chúng ta, trong khi nói về các nhân vật hoàng tộc Việt Nam ta, có nên bắt chước theo lối gọi của Tây phương, cứ hễ vợ của prince thì là princess hay không?

nochicken
#3 Posted : Saturday, July 9, 2005 12:24:50 AM(UTC)
nochicken

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

hồi nảo hồi nao tới giờ tui chỉ nghe "hoàng tử - công chúa" đi chung với nhau chớ chưa được hân hạnh nghe cái từ nào khác để gọi vợ của hoàng tử hết.
theo tui hiểu "công chúa" ở đây theo hai nghĩa:

1/ công chúa/hoàng tử là con của vua
2/ công chúa/hoàng tử theo hôn nhân - một trong hai người là công chúa/hoàng tử

sửa bởi admin
Vi_Hoang
#4 Posted : Saturday, July 9, 2005 12:42:23 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Nguyễn Phúc Bữu Chánh là ai vậy các chị. Hồi nào đến giờ VH chỉ nghe đến Hoàng tử Bảo Long là hết rồi, lần đâu tiên mời nghe đến Bửu Chánh, có phải là con vua Bảo Đại không?
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, July 9, 2005 1:02:45 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nếu theo vai vế bài thơ đế hệ của vua Minh Mạng

Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Tường

thì ông Bửu Chánh là thuộc hàng trên của vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy), còn Bảo Long là hàng cháu. Tất cả ai có tên thuộc dòng hoàng tộc như trên đều được gọi là prince - hoàng tử hết đó chị Vi Hoàng ạ. Còn các bà các cô có tên Công Tằng, Công Huyền, Tôn Nữ.... thì đều gọi là princess vì họ đều là dòng dõi trực hệ của vua Minh Mạng.

Muốn tìm hiểu về các chi tiết trong dòng vua thì cả một cuốn sách không biết nói đủ chưa.

nochicken
#6 Posted : Saturday, July 9, 2005 1:19:39 PM(UTC)
nochicken

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

xóa bởi admin
VanhKhuyen
#7 Posted : Saturday, July 9, 2005 1:27:57 PM(UTC)
VanhKhuyen

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 465
Points: 0

Ủa chị thích ghẹo mọi người thì nói cho tui biết bữa nọ chị cũng ghẹo tui chứ đâu có ác ý chửi tui dữ vậy phải hông? Nói cho tui mừng coi chị.

tui thấy nick chị nữa tự nhiên tui thấy sợ dô đây quá à.

Coi bộ chí khí chị cao hơn tui nghĩ nha.

Kính.
Admin
#8 Posted : Saturday, July 9, 2005 2:02:23 PM(UTC)
Admin

Rank: Newbie

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3
Points: 0

do thái độ phá phách trong forum, nick no chicken đã bị khóa.

Vi_Hoang
#9 Posted : Saturday, July 9, 2005 3:01:13 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Chị PC nhắc đến bài thờ "đế hệ" VH xin chép vào đây bài :

[b]Phép đặt tên đôi của Minh Mạng
Ngay khi mới lên ngôi, Vua Minh Mạng đã lo ngại về khả năng xảy ra họa tranh chấp trong nội bộ hoàng gia. Cho nên làm thế nào để bảo đảm đế nghiệp lâu dài cho mình và con cháu mình là một vần đề mà nhà vua đã su nghĩ rất nhiều trong hai ba năm đâu của triều đại mình.
Dựa vào nguyên tắc chính danh dịnh phận của Khổng Mạnh, Minh Mạng đã sớm nghĩ ra một phép đặt tên đôi: nhưng trình bày làm sao cho các hoàng tử anh em ruột của mình chấp nhận không phải là chuyện dễ dàng. Biết rằng anh em mình ai cũng yêu thơ, Minh Mạng bèn sáng tác ra 11 bài thơ, một bài gọi là "Đế hệ thi" 10 bài gọi là "phiên hệ thi". Mỗi bài thờ gồm 10 chữ, có ý nghĩa rất uyên thâm và sẽ dùng để đạt tên cho 20 đời nồi tiếp nhau từ thế hệ mình. Tất nhiên, nói nối tiếp nhau , tức là nói con trai. Cho nên kể từ đời con Minh Mạng cũng như đời các con các hoàng tử anh em ruột, người con trai nào cũng có tên đôi gồm hai chữ: chữ đầu là tên chung cho cả thế hệ, chữ thứ hai là tên riêngcho mỗi người tùy ý gia đình tự đặt.
Nhằm giải thích cách vận dụng phép đặt tên đôi ấy vào thực tế, chúng tôi xin ghi ra đây:
1. Bài "Đế hệ thi"
Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Tường
Hiền, Năng Kham, Kế, Thuật
Thế, Thọai, Quốc. Gia, Xương
2. Bài "Phiên hệ thi" tặng Định viễn Vương con thứ 6 vua Gia Long:
Tịnh, Hòai, Chiêm, Viễn, Ái
Cảnh, Ngưỡng, Mẫu, Thanh, Kha
Nghiễn, Khác, Do, Trung, Đạt
Liêu, Trung, Tập, Cát, Đa
Theo phép đặt tên đôi như vừa nói trên, tất cả con trai của Minh Mạng đều phải có tên bắt đầu bằng chữ "Miên", cộng với một chữ do gia đình tự đặt; tất cả con trai của thế hệ "Miên" đều có tên bắ đầu bằng chữ "Hồng" cọng với một chữ do gia đình đặt; tất cả con trai của thế hệ "Hồng" đều có tên bắt đầu bằng chữ "Ưng" cộng với một chữ do gia đình đặt....và cứ thế cho đến chữ hai mươi của bài thơ.
Đối với 10 bài "Phiên hệ thi" cũng vận dụng y như vậy, cụ thể theo bài tặng "Định Viễn Quận vương" tất cả con trai của Hoàng tử này đều phải gồm chữ "Tịnh" cộng mỗi một chữ do gia đình tự đặt; tên tất cả con trai của thế hệ "Tịnh" đều gồm chữ "Hòai" cộng với một chữ do gia đình đặt.....và cứ thế cho đến hết bài thơ 20 chữ.
Có bạn muốn tìm hiểu nghĩa mỗi chữ, mỗi câu và ý của bài "Đế hệ thi".
Xin thưa rằng, chữ nào nghĩa cũng tốt, cũng đẹp: câu nào nghĩa cũng tốt, cũng đẹp cho nên toàn thơ là chuyện tốt đẹp cả. Cái tốt đẹp ấy không chỉ riêng bài "Đế hệ thi" mới có mà tất cả 10 bài "Phiên hệ thi" cũng đều có cả: môp4i bài mỗi vẻ, mười phân vẹn mười". Ví dụ bài "Đế hệ thi" dịch ra bằng một bài văn vần 20 câu, mỗi chữ dịcy thành một câu mới đủ rõ nghĩa như sau:

1.- Miên: Trường cử phước duyên trên hết
2.- Hồng: oai hùng đúc kết thế gia
3.- Ưng: nên danh xây dựng sơn hà
4.- Bửu: Bối bâu lợi tha quần chúng
5.- Vĩnh: bền khío hùng anh ca tụng
6.- Bảo: ôm lòng khí dũng hùng sanh
7.- Quý: Cao sang vinh hạnh công thành
8.- Định: tiên quyết thiha2nh oanh liệt
9.- Long: vương tướng rồng tiênno61i nghiệp
10.- Trường: vĩnh cữu nối nghiệp nối dòng
11.- Hiền: tài đức nối âmsa1ng soi
12.- Năng: gương soi khuôn phép bờ cõi
13.- Kham: đảm đang mọi cơ cấu giỏi
14.- Kế: họach sánh mây khói cân phân
15.- Thuật: biên chép lời đúng ý dân
16.- Thế: mãi thọ cận thân gia tộc
17.- Thọai: ngọc quý tha hồ phước lộc
18.- Quốc: dân phục nắm gốc giang sơn
19.- Gia: muôn nhà Nguyễn vẫn huy hoàng
20.- Xương: phồn thịnh bình yên thiên hạ
Nhưng ý nghĩa bao trùm sâu sắc của cả 11 bài thơ là ở chỗ đã phân chia các hoàng tử con Gia Long làm hai hệ: Đế hệ và Phiên hệ, Đế hệ là dòng vua, kế thừ sự nghiệp, còn Phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ cho Đế hệ như là "chư hầu" đối với "thiên tử"vậy.
Sự phân biệt nầy chỉ thấy hoặc nghe tên là biết ngay. Vì dụ: nói đến giáo sư Ưng Q. chẳng hạn là ta biết ngay ông nầy thuộc về "đế hệ" và đứng về hàng chắt của vua Minh Mạng; nói đến giáo sư Chiêm T. là ta biết ngay ông này thuộc về :Phiên hệ" và đứng về hàng chắt của Định Viễn quận vương.
"Sáng tạo" ra phép đặt tên đôi như vậy, Minh Mạng tin rằng sẽ đảm bảo chiếc ngai vàng cho con cháu trực hệ của mình ít nhất cũng được 20 đời.
Ấy thế nhưng chỉ đến chữ "Vĩnh" là chữ thừ 5 của bài "Đế hệ thi" ứng với Vĩnh Thụy lên làm vua (lấy niên hiệu Bảo Đại) thì chiếc ngai vàng cuối cùng của nhà Nguyễn bị cao trào Cqa1ch mạng tháng Tám năm 1945 quật đổ.

Phạm khắc Hoè[/b]
(Kể chuyện Vua quan nhà Nguyễn)

Mme Ngô
#10 Posted : Sunday, July 10, 2005 4:50:49 AM(UTC)
Mme Ngô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Sáng nay tui nhận được qua email một câu hỏi thiệt ... bất ngờ. Đi xa lâu quá không rõ ất giáp chi nên thành ngây thơ ấm ớ, chừng chạy vào đọc topic ni mới rõ chuyện (nhưng thiệt tình thì vẫn chưa ... rõ mấy !)
Dà, đây là một bài viết post trong ĐT lâu rồi để trả lời một câu hỏi về hoàng tộc nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng của đất nước. Xin dán vào đây để bổ túc thêm. Và sau đây là một số danh xưng của những người có liên quan tới hoàng tộc qua khế ước hôn nhơn.
. Hoàng Thái Hậu : Mẹ của vua
. Hoàng Hậu : Vợ của vua.
. Hoàng phi, Vương phi & Thái phi : Tước phong cho các bà vợ khác còn lại của vua (khác với bà vợ lớn ở trên) hay vợ của hoàng tử hoặc của Vương. Vương là một tước khác do vua ban cho con trai của mình. Chúa Trịnh và chúa Nguyễn xưng Vương mà hổng dám xưng đế vì chưa chính danh, xưng như thế là một hình thức tự phong cho mình để chuẩn bị trở thành hoàng tộc sau này.
Hoàng Thái Phi tức Vợ của Hoàng Thái Tử (crown prince). Đôi khi vợ của Hoàng thái tử cũng được gọi là Vương phi. Ở Âu châu Princess là con gái của vua, chỉ có 1 cô người ngoài được giữ tước hiệu này, đó chính là Hoàng Thái Phi đó vậy.
. Phò mã : Chồng của công chúa tức con gái của vua. Chị em gái của vua cũng là công chúa (của vua cha).
Công tôn nữ, công tằng tôn nữ, công huyền tôn nữ, Lai huyền tôn nữ (xem ở dưới đây) không phải là công chúa, đây chỉ là những tên của các mệ thuộc dòng chánh mà thôi.



Với các vương triều ỡ Âu châu, vợ của Hoàng đế mang tước Hoàng hậu nhưng chồng của Nữ hoàng chỉ được gọi là Prince consort, thí dụ như Prince Philippe chồng của nữ hoàng Elizabeth of Windsor. Trong một vài trường hợp, vợ của vua không được mang tước Hoàng hậu vì có trục trặc chi đó, đây là trường hợp đặc biệt của Camilla. Camilla sẽ trở thành Princess consort khi Charles lên ngôi vua.
Sau đây là bài viết cũ.



Nỗi-Niềm Quận-Công


Máu vua chúa ngó bộ hổng đỏ được. Máu đỏ là máu thứ dân. Vua chúa Âu châu máu màu ... xanh - royal blue. Vua chúa Á châu hoàng phái nên máu màu ... vàng.
Sở dĩ bữa nay nói chuyện vua chúa là vì ba bữa trước tui lọt vào phòng chát, nghe dở dang chuyện của Ngài Quận Công. Ngài biểu Ngài là dòng thứ – y hình số 11 - nên hổng có tên chính thức (?), còn chưa hiểu ất giáp chi mấy thì tui lỡ dại tà lanh, rút xi- ranh bơm đại chút màu vàng vào tĩnh mạch, a-lát xô vào Ngài xin nhận họ.
Dỡn chơi hoài, bộ cứ muốn là nhận khơi khơi vậy sao ta !!
Rồi Ngài điều tra phỏng vấn tùm lum. Kẹt cái Ngài lại rất hà tiện lời thành ra ông nói gà, bà hiểu vịt. Ngài hỏi tui biết Nguyễn Hữu hông ? Tui tưởng Ngài thuộc dòng ngoại của mấy ông Bảo – Nguyễn Hữu Hào - nên rồi câu chuyện cứ loạn xà bần, mãi rồi tui cũng ấm ớ chẳng còn biết đầu đuôi chi nữa thành ra phải rút xi-ranh hút màu ra cho ... tỉnh người !!!
Nhân ngày cuối tuần, tui dở gia phả họ Nguyễn ra đọc lại cho có bài bản đuôi đầu, đặng ăn nói mạch lạc cho cô Nỗi Niềm và cô Bún Bò hiểu thấu đáo chuyện Hoàng-Tộc nhà Nguyễn.

* * *

Số là vầy :
Hoàng sơn nhất đái, vạn đại dung thân. Để tránh họ Trịnh chuyên quyền ở miền bắc, ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn-Hoàng bầu đoàn thê tử di cư vào Nam khai khẩn và dựng nghiệp tại đây. Kế đó rồi hai họ cùng xưng vương : Chúa Trịnh ở miền bắc và Chúa Nguyễn ở miền nam. Tiếp theo là màn phân tranh dằng dai đánh nhau chết bỏ, rồi Chúa Nguyễn Ánh tóm thâu giang san về một mối, và dựng nên triều đại nhà Nguyễn.
Nhà Nguyễn Gia Long trị vì đất nước từ 1802 tới 1945. Khi vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng, thoái vị thì nền quân chủ cáo chung, nhường bước cho chính thể dân chủ (cộng hòa).

Thoại tiên thì là Nguyễn trần trùi trụi vậy thôi hà. Mãi tới đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên 1613-1635 mới có màn văn vẻ, thêm chữ Phúc vào cho nó xôm tụ. Chuyện là vầy : Vợ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng nằm mơ thấy thần nhân trao cho một mảnh giấy có chữ Phúc, từ đó họ Nguyễn trong nam dùng chữ ni lót thêm vào tên. Giòng họ Nguyễn còn kẹt lại ở Gia Miêu Thanh Hóa thì thành Nguyễn Hữu ( có lẽ Ngài Quận công muốn nhắc tới chuyện Nguyễn Hữu này chăng thay vì Nguyễn Hữu của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ vua Bảo Đại ?)

Gia Long có tới 13 con trai và 18 con gái. Trưởng nam là Hoàng thái tử Cảnh. Ông ni tội nghiệp lắm, hồi Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Ánh phải cầu cứu bên này bên kia thì ông hoàng nhỏ hay bị cha đưa đi ... cầm cố làm tin ! (Chuyện ni ai muốn biết thêm thì hỏi ông Vuzzan ha, ông này ngầu vụ sử lắm lận) Đi hoài vậy thì thọ sao nổi, số 1 (Hoàng thái tử Cảnh) mất sớm mới 22 tuổi. Rồi số 10 cũng nối gót theo anh, còn lại 11 ông hoàng.
Khi vua cha băng hà, Hoàng tử số 4 Nguyễn Phúc Đảm, lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng. Tuy ngồi ở ngai vàng hổng lâu lắm 1820-1841, nhưng ông ni vì hay chữ nên mới sanh màn lễ nghĩa phú quí !

Do ảnh hưởng văn hoá Trung hoa (nhà Thanh Mãn Châu lúc đó) bắt chước họ làm màn danh gia vọng tộc cho con cháu sau này dễ phân chia và nhận ra ngôi thứ của nhau trong họ. Minh Mạng ngồi viết ra 1 bài Đế hệ thi cho dòng chánh ( tức dòng của mình, giữ ngồi cửu ngũ) và 10 bài Phiên Hệ thi cho 10 ông hoàng anh em còn lại. Tương tuyền rằng 11 bài thơ ni là cũng do thần nhân mách bảo (?). Rồi năm 1823 Minh Mạng sai khắc chúng lên sách : Đế hệ thi khắc trong sách bằng vàng ròng (kim sách) Phiên hệ thi khắc trong sách bằng bạc (ngân sách). Những sách ni sau này thất lạc mất hết. Có tin cho rằng chúng được bảo toàn tới đời Tự Đức. Do thua trận, Tự Đức phải ký hiệp ước Nhâm tuất 1862 trả chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha 4 triệu đồng, hoàng tộc đã phải đem chúng ra nấu chảy để bù đủ tiền ... phạt vạ (?)
Bảo Đại thoái vị năm 1945, người ta chỉ tìm thấy những sách bằng đồng – đồng sách, và bằng lụa – thể sách, trong viện bảo tàng của hoàng cung mà thôi.

Đế hệ thi. :
Miên hồng ưng bửu vĩnh
Bảo quí định long trường
Hiền năng khang kế thuật
Thế thoại quốc gia xương
.
Bốn câu thơ có tổng cộng 20 chữ dùng để đặt tên con cháu cho chánh hệ (tức dòng Minh Mạng). Với 20 thế hệ, nếu mỗi thế hệ là 25 năm thì ngó bộ Minh Mạng mong mỏi dòng họ trường tồn đâu đó khoảng ... 500 năm. Thực tế đã chỉ xong câu thơ thứ nhứt, nghĩa là chỉ được vỏn vẹn 5 đời !
- Con trai của Minh Mạng có họ Miên. Miên Tông -Thiệu Trị, Miên Thẩm-Tùng Thiện Vương, Miên Trinh- Tuy Lý vương. ...
- Con trai của Thiệu Trị có họ Hồng. Hồng Nhậm- Tự Đức, Hồng Bảo (nổi loạn 1848) Hồng Dật- Hiệp Hoà ...
- Con trai Tự Đức có họ Ưng. Ưng Chân- Dục Đức, Ưng Đăng-Kiến Phúc, Ưng Lịch-Hàm Nghi, Ưng Xụy-Đồng Khánh ...
- Sau Ưng là Bửu. Bửu Lân-Thành Thái, Bửu Đảo- Khải Định, Bửu Lộc, Bửu Dưỡng, Bửu Hội ...
- Sau Bửu là Vĩnh. Vĩnh San-Duy Tân, Vĩnh Thụy-Bảo Đại, Vĩnh Lộc ...
- Sau Vĩnh là Bảo. Bảo Long, Bảo Quốc ...


Phiên hệ thi.
10 bài phiên hệ thi làm cho các ông hoàng anh em nhưng một số cũng chết trẻ, số khác tuyệt tự (không có con trai) ngay thế hệ thứ nhứt hay thứ hai, thành ra rồi phần lớn 10 bài phiên hệ thi ni cũng ... tuyệt bản.

Tới nay chỉ còn truyền được 4 bài của :
- Anh Duệ Hoàng Thái tử (tức Nguyễn Phúc Cảnh) :
Mỹ duệ tăng cường tráng
Liên huy phá bội hương
Linh nghi hàm tấn thuận
Vỹ vọng biểu khôn quang
.
Hoàng tử Cảnh mất sớm, có 2 con trai Mỹ Đường và Mỹ Thùy. Mỹ Đường, do chuyện trừ hậu họa củng cố ngai vàng, bị chú là Minh Mạng kết tội và giáng làm thứ dân. Con cháu chỉ được chép tên vào Tôn phả (nghĩa là mang tên Tôn Thất). Mỹ Thùy mất sớm. Trong nhánh họ này có Kỳ Ngoại hầu Cường Để và các con là Tráng Cử, Tráng Liệt, Tráng Đinh .

- Kiến An Vương (Hoàng tử thứ năm) :
Lương kiến ninh hòa thuật
Du hành suất nghĩa phương
Dưỡng dĩ tương thức hảo
Cao túc thể vi tường.

Kiến An Quận Công Lương Viên, công tử Lương Kỳ, ông Hoà Giai và con là Thuật Hanh Thuật Hy thuộc nhánh họ này.

- Định Viễn Quận Vương (Hoàng tử thứ sáu)
Tĩnh hoài chiêm viễn ái
Cảnh ngưỡng mậu thanh kha
Nghiêm khắc do trương đạt
Liên trung tập bát đa

Thuộc nhánh này có ông Tĩnh Cơ, ông Chiêm Nguyên và các con Viễn Ngô, Viễn Cẩm Viễn Tống, ông Chiêm Tân và con Viễn Bào

- Từ Sơn Công (Hoàng tử thứ 13)
Từ thể dương quỳnh cẩm
Phu văn ái diêu dương
Bach chi quan phu dực
Vạn diệp hiệu khương tương
.
Các ông Từ Đàm, Thể Ngô, Dương Kỵ và con Quỳnh Trân, Dương Thanh và con Quỳnh Nam đều là hậu duệ dòng này

* * *

Bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi đều là những bài thơ có niêm luật và có ý nghĩa, lại không có chữ trùng hợp. Văn là thế đó mà tài là thế đó !
Minh Mạng cũng quyết định rằng hậu duệ của dòng Triệu Tổ Tịnh Nguyễn Kim , tức hoàng tộc ‘tiền hệ’, thì chỉ dùng họ Tông Thất, sau này vì kỵ tên húy của vua Thiệu Trị là Miên Tông nên gọi trại thành Tôn Thất cho tới bây giờ . Nhánh chánh của Mỹ Đường con Hoàng thái tử Cảnh đã nói ở trên bị Minh Mạng bức bách, tên tuổi dòng họ chỉ được ghi chép vào phả hệ này !

Còn đám con gái thì sao ? Vua Minh Mạng dùng thứ tự để gọi họ :
- Công chúa : anh chị em của vua
- Công nữ : con vua
- Công tôn nữ : cháu vua
- Công tằng tôn nữ : chắt vua
- Công huyền tôn nữ : chít vua
- Lai huyền tôn nữ : con của chít.

Người thuộc dòng chính trong Đế hệ thi thì không để Nguyễn Phúc hay Tôn Thất, chỉ mang họ của đế hệ thí dụ như Ưng Quả, Bửu Dưỡng, Bảo Long (con của Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại) Còn người của Phiên hệ thì hay đề tên Tôn Thất vào như Tôn Thất Viễn Bào, Tôn Thất Dương Kỵ.

Hoàng tộc rất đông, nhưng nhờ các bài thơ này mà khi một tên được xướng lên thì người ta nhận ra nhánh dòng và thứ tự trong hệ, biết tên đó là hậu duệ của ai, ngành Gia Long, Minh Mạng hay Nguyễn Kim.
Sau này khi ra ngoại quốc, việc khai tên theo Đế hệ bỗng gây trục trặc. Ông thư ký toà thị chánh cứ ngẩn người ra hổng hiểu vì sao Ông Vĩnh Chương lại có con tên Bảo Toàn, chẳng hạn vậy. Gần đây người ta có ý định đưa chữ Nguyễn Phước vào để giản dị hóa vấn đề thành ra trai gái gì cũng là Nguyễn Phước ráo hết. Nghe nói ông Bửu-Tho (vai chú của Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại) đã phải đặt tên con gái là Bửu ... Dung Anh, cô này tính theo vai vế thì ngang hàng với Ngài Ngự đó, oai lắm lận !


Tiện đây nói thêm ngoài lề. Cụ nghè Dương Khuê, bạn thân của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, khi chết được Nguyễn Khuyến viết bài thơ khóc bạn truyền tụng om xòm (cô Phượng Các y hình có dựa vào bài ni mà khóc sống ai đó trong phố thì phải ! ).
Cụ Dương Khuê cũng làm màn Thứ tự thi y chang, một bài cho đám con trai, một bài cho đám con gái. Thành vậy nên khi trai tên Dương Hồng thì cùng vai vế, gái tên Dương Nguyệt thì cùng vai vế. Một cô Dương Nguyệt nổi tiếng gần đây trong chiến tranh Irak : Dương Nguyệt Ánh. Nếu cô Ánh ra đường đụng Dương Nguyệt Lãng, Dương Nguyệt Diệm thì biết là chị em cùng vai liền, chỉ cần hỏi thăm là ra nguồn cội. Thiệt gọn !

PS : Nhơn đây tui cũng xin vái chào cô Nguyễn thị Tê-Hát. Dà nghe cô lên tiếng bên ĐT trong bài viết về TCS mà tui xớn xác cứ quên tạ ơn cô hòai (bận quá xá) Mong cô Tê Hát bỏ lỗi cho.
Trân trọng.
Mme Ngô.
Nguyễn Thị Tê Hát
#11 Posted : Monday, July 11, 2005 12:27:14 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
quote:
Gởi bởi Mme Ngô

PS : Nhơn đây tui cũng xin vái chào cô Nguyễn thị Tê-Hát. Dà nghe cô lên tiếng bên ĐT trong bài viết về TCS mà tui xớn xác cứ quên tạ ơn cô hòai (bận quá xá) Mong cô Tê Hát bỏ lỗi cho.
Trân trọng.
Mme Ngô.



Trời ơi đọc những lời của Mme Ngô viết làm tehat mắc cỡ quá, vừa nghe nhỏ VK nhắc nhở là Mme Ngô có viết cho Tehat trong này, vội vàng chạy vào ngay và xin ra mắt muộn.... Tehat không dám nhận đâu, tehat cũng xin vái chào chị ạ Smile Chúc Mme Ngô một ngày vui!Rose

thân mến,
Ngtth
Vi_Hoang
#12 Posted : Monday, July 11, 2005 2:56:02 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
VH nhớ thì hình như chủ đề nầy lúc truớc đâu phải trong phòng nầy, phải không chị PC?
Phượng Các
#13 Posted : Monday, July 11, 2005 11:59:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vâng, chị VH, PC dời từ phòng Linh Tinh vào đây vì nội dung dính dấp đến Văn Hóa. Phòng Linh Tinh - như có ghi chú - là nơi post các bài mà tác giả không biết post vào mục nào cho đúng. Nên khi nhận thấy nội dung liên quan tới mục nào thì mình dời vào cho thích hợp. Như topic "Cách xưng hô" mới đầu nằm trong Phụ Nữ Đẹp, bây giờ rinh vào cho chị săn sóc luôn vì nó có vẻ liên quan tới Văn hóa. Thật ra mục Văn Hóa cái nghĩa rất rộng, cũng là đặt tên tạm chớ không biết đặt tên gì đây nữa.

Vi_Hoang
#14 Posted : Wednesday, July 13, 2005 10:32:18 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Vĩnh Thụy con ai?

Khi Khải Định mới được Pháp cho lên làm vua nhiều người đã bàn tán về sự liệt dương của hắn và khẳng định rằng Vĩnh Thụy không phải là con của Khải Định.
Về sau mối quan hệ tớ thầy giữa Khải Định và thực dân Pháp càng ngày càng khăng khít thì sự bàn tán ấy ngày càng mở tộng làm cho Khải D(ịnh lo lắng sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc truyền ngôi cho Vĩnh Thụy.
Khải định bèn chỉ thị cho Hội đồng Hoàng tộc và Viện Cơ mật làm một tờ biểu xin nhà vua sớm lập Hoàng tử Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng Thái tử.
Đó là tờ biểu ngày 2-4-1921 mà Khải Định đã tự tay mình đưa cho Khâm sứ Pat-xki-ê để nhớ giúp đỡ.
Pat-xki-ê vốn rất thương Vĩnh Thụy và coi đó là con bài tốt nhất để tránh cho thực dân Pháp khỏi phải đương đầu trở lại với dòng Thành Thái - Duy Tân chống Pháp. Cho nên ông ta đã mất gần một năm điều tra nghiên cứu rất tỉ mĩ và ngày 25-2-1922 đã gởi cho toàn quyền một bản báo cáo tối mật đài hơn 20 trang đánh máy.
Say đây là một số đoạn trích dịch bản báo cáo ấy: "Nhằm tranh thủ sự đồng tình của những quan lại muốn phục hồi ngai vàng cho một dòng đã hai lần chỉ gây thất vọng (ý nói Thành Thái - Duy Tân) người ta lại một lần nữa tung ra những tin đồn về sự bất lực của vua Khải định trong việc tự tạo cho mình một người kế vị trực tiếp và cậu bé nhà vua đang nuôi trong Đại nội không phải là con ông....Họ tung ra nhiều thuyết mà phổ biến nhất là thuyết cho rằng Vĩnh Thụy là con của hai người đầy tớ phục trong gia đình Hoàng thân Phụng Hóa (Khải Định), nam tên là THỪa QUANg, nữ tên là Thị Út, sau đổi lại là Thị Cúc. Nhưng đó là một chuyện hoang đường, sai về cơ bản vì nó không để ý đến một sự thật là Vĩnh Thụy rất giống vua Khải Định.
Một thuyết nữa, khôn khéo hơn vụ lợi hơn. Đó là thuyết của các ông Tôn tước cho rằng việc Vĩnh Thụy được đăng ký vào sổ Hoàng tử ở Phủ Tôn nhơn chỉ là vì Hoàng thân Phụng Hóa ( Khải Định) vốn rất có hiếu với mẹ, muốn cho mẹ vui sướng được làm bà nội, nhưng sự thật thì Vĩnh Thụy là con một ông quan to ở bộ Lễ tên là Dương Quang Lược, em ruột của mẹ vua Khải Định và điều đó cắt nghĩa vì sao Vĩnh Thụy lại giống Khải D(ịnh. Nhưng xét cho kỷ, thì thuyết nầy cũng không đứng vững. Trước hết, nó chỉ xảy ra 4 hoặc 5 năm sau khi Khải Định lên ngôi tức là lúc Vĩnh Thụy đã 7 tuổi. (Một mặt khác, không lẽ Hội đồng Hoàng tộc lại chấp nhận cho đang ký vào sổ Hoàng tử một cậu bé mà ai cũng biết là không phải con Hoàng thân Phụng Hóa). Bà nhạc thứ nhất của Hoàng Thân Phụng Hóa là vợ quan đầu triều Trương như Cươngg chắc có đóng góp vào những điều vu khống chỉa mũii nhọn vào chàng rể của mình. Bà già vụng dại nầy và sự keo kiệt của chồng là Trương như Cương đã đẫ đến sự ly dị giữa Hoàng thân Phụng Hóa và vợ của ông là con gái của họ và sự ra đời của Vĩnh Thụy mà người ta có thể gọi là con đẻ của lòng tự ái bị xúc phạm.
Nguyên khi gã con cho Hoàng thân Phụng Hóa, Trương Như Cương có hứa với chàng rể mỗi tháng sẽ cho một số tiền nhưng sau lại từ chối không cho.
Để trả thù ông nhạc đã không giữ lời hứa, Hoàng thân Phụng Hóa không thèm ngủ với con gái của ông già keo kiệt. Bà Trương như Cương bèn can thiệp năn nỉ chồng nên làm trọn lời đã hứa, ông Hoàng rể cũng khăng khăng đòi tiền. Nhưng Trương như Cương vẫn nhất định không nhả tiền ra.
Cuối cùng, một hôm trong một cơn đấu khẩu trong gia đình, bà mẹ vợ nổi nóng đã nhiếc chàng rể là :đồ bất lực".
Lòng tự trọng của đấng mày râu bùng nổ, ông Hoàng rể lấp tức phủ định lời chế giễu của bà mẹ vợ bằng một cử chỉ hào hùng: Ngài đã chọn trong bọn đầy tớ gái của vợ mình một cô đẹp nhất, mạnh khỏe nhất, và ban ngay cho tại chỗ một trận mây mưa dồi dào và kết quả là sự đâu thai một ông Hoàng.
Trong tất cả những truyền thuyết về sự ra đời của Vĩnh Thụy tôi dứt khóat chọn thuyết "một cơn sóng tình đột xuất...."
Sau khi khẳng đinh như vậy, khâm sứ Pát-xki-ê nhấn mạnh thêm về lợi ích chính trị của vấn đề và "đề nghị toàn quyền cho phép thông báo cho nhà vua biết rằng Chính phủCo65n hòa Pháp sẽ vui mừng được thấy lời thỉnh cầu của Nam triều về việc lập Hoàng tử Vĩnh Thụy là Đông cung Hoàng Thái Tử sớm được thực hiện.
Đề nghị của Khâm sứ Pat-xki-ê được toàn quyền Lông chuẩn y một cách khẩn trương và một tháng sau cậu bé Vĩnh Thụy mới hơn 8 tuổi đã chính thức trở thành Đông cung Hoàng thái tử thứ hai từ đời Gia Long.
Nhưng tất cả những tròi hề kể trên vẫn không thay đổi được sự thật Vĩnh Thụy không phải con Khải Định.
Cơ sở của sự thật ấy là:
-Năm 1907, thực dân Pháp sau khi phế truất Thành Thái đã định đưa Bữu Đảo con Đồng Khánh và là Khải Định sau nầy, lên ngôi để chúng bón phân thêm vào "cây giống" bù nhìn Đồng Khánh, nhưng vì khi đưa vấn đề ra cuộc hội thương giữa Khâm sứ Pháp và triều đình Huế, nhiều đình thần tỏ ý không muốn đặt lên ngai vàng một người vô hậu, nên chúng đành phải chấp nhận Duy Tân việc nầy đã được ghi vào trong biên bản cuộc hội thương ấy.
-Trước ngày Vĩnh Thụy chào đời theo thuyết "một cơn sóng tình đột xuất" của Pat-xki-ê, Khải Định đã có 2 vợ và sau đó lấy thêm 10 vợ nữa mà không bà nào có con cả.
-Tôi đã có dịp nói chuyện khá lâu với hai bà trong 12 người ấy là bà T.D. ở phố Bạch Đằng Huế và bà T.D> ở chùa Hồng Ân (Huế) thì trong mỗi bà có một cách nói tế nhị khác nhau nhưng cả hai đều cho biết Khải Định không thể nào có con được. Vậy thì Vĩnh Thụy con ai? Nói cho đúng hơn thì phải hỏi: Bố Vĩnh Thụy là ai? Nhưng vấn đề nầy cực kỳ phức tạp rất khó tìm ra câu trả lời cho thật chính xác mà vạn nhất có tìm ra được thì cũng không lợi ích gì thiết thực. CHO nên tôi thấy cần chuyển sang một vấn đề lý thú hơn nhiếu: Bảo Đại con ai? Câu hỏi này có thể làm cho một số bạn bật cười và cho là tôi tự mâu thuẩn với mình. Xin thưa rằng: Không, tôi không tự mâu thuẩn. Vì xét về mặt tư tưởng, tâm hồn, tình cảm thì bố Bảo Đại là một người mà trừ bọn Việt Gian phản động, tất cả nhân dân ta đều biết mặt biết tên và căm thù rất sâu sắc. Nếu có bạn nào quên thì xin mời đọc lại những đạn trích dịch bản công văn tối mật vừa nói trên, bạn sẽ thấy ngay rằng bố đẻ của Bảo Đại là chủ nghĩa thựa dân Pháp.
Nếu không có những thủ đoạn vô cùng xảo quyệt của chủ nghĩa thực dân Pháp thì chắc Bảo Đại đã không ra đời và người nối ngôi Khải Định đã được lựa chọn trong hàng ngũ anh em con cháu Thành Thái.
Chính vì run sợ trước khả năng này mà tên thực dân già Pat-xki-ê đã vắt óc dựng lên câu chuyện hoang đường "một cơn sóng tình đột xuất" để đưa đứa con hoang Vĩnh Thụy mới hơn 8 tuổi lên ngôi Đông Cung Hoàng Thái tử và đích thân bế về Pa-ri giao cho Sác-lơ (Charles) một thực dân đầu sỏ đã về hưu, trách nhiện nuôi nấng, giáo dục đào tạo thánh một ông vua bù nhìn tuyệt đối trung thành với thực dân Pháp.Sá-lơ đã từng nhiếu năm làm Khâm sứ Trung kỳ và giữ chức vụ Toàn quyền Đông Dương khi Khải Định được Pháp đưa lên làm vua.
Là một phần tử bảo hoàng cực đoan thuộc tổ chức phản động Ac-chi-ông Phơ-răng-xe (Action Francais) Sác-lơ đã cùng với y thực hiện trách nhiệm cha mẹ nuôi của mình một cách vô cùng tận tụy không những trong 11 năm Bảo Đại học ở Pháp mà sau khi Bảo Đại đã lên 19 tuổi và về nước làm nhiệm vụ của một "Hoàng đế đã thành niên" vợ chồng Sá-lơ cũng về theo và ở bên cánh để lái Bảo Đại luôn luôn đi đúng haimu5c tiêu khăng khít với nhau: Một là bảo đảm cho mọi chính sách của thực dân Pháp đều được bộ máy Nam triều hàng ngày chấp hành triệt để đến tận cơ sở. Hai là làm cho chế độ quân chủ của nhà Nguyễn ngày càng phục vụ đắc lực hơn sự kéo dài vĩnh viễn quyền thống trị của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Nhằm mục tiêu thứ nhất, Sác-lơ đã thuyết phục được lục bộ thượng thư chấp thuận đặt bên cạnh Bảo Đại một chức Ngự tiền văn phòng tồng lý ngang hàng với thương thư và cử vào chức vụ ấy một nhà báo chí vì có biệt tài viết những bài nịnh Tây rất hay mà từ không có phẩm hàm gì cả, nhảy vọt một bước khổng lồ lên nhất phẩm. Người đó là Phạm Quỳnh. Nhằm mục tiêu thứ hai, vợ chồng Sác-lơ đã tranh thủ được sự đồng tình của hai bà Thánh cung, Tiên Cung (mẹ đích và mẹ đẻ Khải Định) và bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại), là ba người có thế lực nhất trong cung đình và rất sùng Phật cho phép Bảo Đại được cưới và đồng thời phong Hoàng Hậu cô Nguyễn Hữu thị Lan, tức Ma-ri-ét Gian (Mariette Jeanne); Nguyễn Hữu Hào, con một gia đình theo đạo Thiên chúa và quốc tịch Pháp từ những ngày đầu Pháp chiếm Nam Kỳ yêu quý của ta làm thuộc địa,
Cuộc lễ hai lần long trọng ấy ấn định vào ngày 20 tháng 3 năm 1922 đã bắt đầu tại điện Cần chánh trước mặt toàn thể đình thần cùng be lũ thực dân đầu sỏ và kết thúc tại điện Kiến Trung bằng một bữa cơm tối thân mật của cặp tân hôn chiêu đãi vợ chồng Sác-lơ ngay trước giờ họp cẩn.
Thế là ngày hôm sau hai vợ chồng Sác-lơ lên đường về Pháp với lòng tin tưởng sắt đá rằng Bảo Đại sẽ lấp được nhiều thành tích "rất xuất sắc" trên con đường phục vụ chủ nghĩa thực dân.
Thực tế chứng minh là, vợ chồng Sác-lơ đã đánh giá rất đúng khả năng của đứa con mà họ đã dày công nuôi dạy trong 13 năm liên tục.
Users browsing this topic
Guest (14)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.