Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<3132333435>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
ngodong
#641 Posted : Thursday, September 23, 2010 11:47:09 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị PC ơi, XV ơi, Chị Sương Lam ơi!

Trước đây em chưng mắm lóc, kho mắm thịt ba rọi ngon lắm, bún nước lèo em cũng ăn thoải mái không ghét, cũng không nghiện - anh của em không thích mắm nên nấu xong chỉ có em và cháu lớn ăn, hai cháu nhỏ theo ba chê là "không thơm" nhất là mùi phảng phất hoài dù đã đánh răng ăn trái cây ăn vỏ cam vỏ chanh v.v - sau này em không đụng đến mắm là vì vậy.
Cô lớn có bầu người sưng phù hoài nay cũng sợ không dám ăn mắm.

Nhớ đến mắm ăn hoài không sao ngưng được, lạ ghê cái món chi kỳ cục cái mùi không hấp dẫn cái vị mằn mặn mà cơm nguội dưa leo cùng vài lá húng là ngồi ăn hoài đứng lên không được - món mắm kho - mắm chưng mắm và rau còn... khó nói nữa.

XV biết taị sao cần có nghệ không? để không bị đau bụng đó - nấu đúng là dùng củ nghệ tươi đập dập thả vô nồi chao ơi hôm nao chị sẽ viết rõ về món bún lèo này chọc XV thèm chơi nha, :)))
ngodong
#642 Posted : Thursday, September 23, 2010 11:55:56 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Sống Vui!

Sống làm sao cho vui!
Câu hỏi khó trả lời kinh khủng, nhất là trong thời buổi lên xuống bất bình thường như bây giờ. Lên xuống này không phải mũi tên xanh đỏ Dow Jones - Nadag mà là lên xuống theo lòng người lo sợ mông lung, lo kinh tế chìm đắm suy thoái không ngóc đầu lên nổi, việc làm chạy hết ra ngoại quốc: Trung – Ấn – Hàn, dân ta xếp hàng lãnh tiền thất nghiệp.

Tiểu bang California ngày nào được xem là nơi đất vàng biển bạc, bầu trời lấp lánh hạt xòan, nay trước tiền đình thủ phủ dựng cái bảng điện, thông báo số tiền thoi thóp để tiểu bang có thể ngắc ngoải sống theo ngày.

Vì tình trạng sống từng ngày này, khiến lòng dân lên xuống theo con nước ròng, con nước lớn, không biết dòng đời trôi chảy về đâu, khi nao job còn khi nào job mất, mở mắt ra trăm thứ bà rằn bà rí phải lo toan, đến nỗi xã hội dường như chững lại ngái ngủ, không còn sức sống.
Tết Trung Thu âm thầm đến, nghe giọng nói nhỏ nhẹ: “Con mua cho mẹ vài hộp bánh dẻo đem biếu . . .” người con trai ngoan ngoãn: “Dạ mẹ lựa rồi con trả tiền.” Chợ vắng người nên nghe rõ lời đối thoại như nói cho mình nghe. Quầy bánh năm nay đìu hiu, không chất cao như mọi năm, nhịp sống vơi đi chăng hay người ta thức tỉnh không còn để “thần khẩu hại xác phàm” ăn uống no say cho vui miệng rồi uống thuốc giảm mỡ, hạ máu.

Mỗi ngày đều có thêm nhiều bí quyết truyền miệng, truyền tai, truyền mắt về cách sống vui – sống khỏe sống yêu đời, từ 10 điều tăng dần lên 50 lần, trong tương lai lâu dài có thể tăng lên hàng trăm mà chớ.
Bấy lâu nay sau kỳ bầu cử lịch sử dân chúng Hoa Kỳ tập sống vui trong niềm hy vọng, “Yes We Can” bên cạnh bài học tự tin vào bản thân mình, đo lường sự giàu có bằng tâm hồn không bằng vật chất, kiên nhẫn đợi chờ ngày vượt qua khốn khó, vui vẻ đón nhận sự giúp đỡ từ khắp mọi nơi, ôm choàng tình yêu mỗi ngày, tìm kiếm những điều mình muốn hơn là nằm chờ sung rụng, không hằn học vì thất bại mà phải hãnh diện với nó vì “thất bại là mẹ thành công”, luôn nở nụ cười dù có bị mắng là “vô duyên chưa nói đã cười”, kết bạn với tất cả mọi người trên hành tinh và đừng quên ơn sủng của cuộc sống. Viết một thôi một hồi không có dấu chấm để diễn tả mười điều lý thuyết khuyên nhau trong những lúc đường đời gập ghềnh trắc trở, ông bà hay bảo: “Nói dễ hơn làm” “talk is cheap”.

Những điều hy vọng – tự tin – kiên nhẫn – nhận viện trợ - đi tìm niềm hạnh phúc – không thối chí – luôn nở nụ cười – kết bạn – mang ơn vân vân thuộc nhóm dấu cộng, dành cho những người không bị nhà băng nhà réo, không phải kêu vào đài hỏi chuyên viên địa ốc cách short sale căn nhà đang ở, có bị đóng thuế không nếu bán căn số một, bỏ căn số hai cho thuê căn số ba còn mình thì đang ở ngôi nhà trên sườn đồi, tiền đặt cọc lấy ra từ căn số sáu.

Bên cạnh mười bí quyết không có gì là bí ẩn ấy, còn có thêm quá chừng điều răn để bảo vệ cũng như kéo dài cuộc sống cho vui dù là “đa thọ đa nhục”, cho dù đoạn cuối tình yêu luôn kết thúc bằng áo sáu tấm, dưới ba thước đất cô đơn. Những điều răn tưởng chừng dễ theo nhưng hình như khó nhớ, nào là ngủ đủ 8 tiếng – uống nước cho nhiều – ăn rau trái tươi đừng dùng thức ăn chế biến nhất là made in China kế đó là Việt Nam, ăn sáng như vua ăn trưa như triệu phú ăn tối như ăn mày nhớ là ăn mày không được xin xôi gấc, đi bộ, mỉm cười một mình, giải trí nhiều hơn làm việc (!) kết bạn với người già hơn 70 tuổi và con nít dứoi 6 tuổi (!) đọc sách nhiều, tránh ngồi lê thóc mách – ngôn ngữ bây giờ dùng là “buôn lê” hay “bà tám – ông tám” kể hết những điều răn của các nhà chuyên môn nghiên cứu về con người đã lắm, nếu gom thêm các điều các nhà “về hưu” khuyên trên email của điện thư lại còn tràng giang đại hải hơn, trong đó không ít các điện thư khuyên nhau ăn uống theo các “linh sư” những người tìm ra “linh dược” trị được tất tần tật bệnh hoạn của con người, mà con người bản tính vốn rất dễ tin.

Trong văn phòng bác sĩ, nghe bệnh nhân khuyên nhau nuốt đậu đen xanh lòng, ngày nuốt hơn hai mươi hạt mắt sáng da căng, phương thuốc này là phương thuốc cổ truyền từ trung quốc rất bí mật, nay được lôi ra ánh sáng giúp đời. Nghe xong hết hồn hết tin vào tai mình, ngoài đậu xanh là dễ nấu chín, các loại đậu đỏ đậu đen nấu lâu ơi là lâu mới chịu mềm, nay nuốt sống ngày vài chục hạt, cỗ máy tiêu hóa vận hành sao cho xuôi đây, người khuyên nuốt hạt đậu khẳng định là từ ngày tôi nuốt đậu đen xanh lòng da mặt đang đồi mồi thành mát mẻ, hết dấu chân chim, mờ dấu tàn nhan, mắt nhìn rõ không cần đeo kính. Văn phòng bác sĩ người thao thao bất tuyệt quảng cáo cho việc nuốt đậu đen xanh lòng đang ngồi chờ là văn phòng chuyên khoa về đường ruột!

“Buông bỏ” trong các bài thuyết pháp cùng những bài khuyên nhau sống vui sống đẹp sống khỏe, luôn có hai chữ buông bỏ.

Sáng nay thức giấc suy nghĩ xem mình phải buông bỏ điều gì trước khi lên xe đi làm? Những lá thư viết qua lại trong nhóm bạn cũ thời trung học, một nhóm đang lo lắng cho cô bạn xui xẻo bị xe taxi cán lên nửa người đang nằm trong bệnh viện tại Việt Nam, thời gian nằm viện đã gần hai tháng, vì bao nhiêu xương sườn xương sống bị gãy, cùng lúc phổi bị tổn thương bao nhiêu biến chứng vì phải nằm lì không đi đứng được, trước mắt là gom góp chút ít giúp bạn trong cơn hoạn nạn, cùng lúc buồn bã vì đời người nhiều đau khổ hơn hạnh phúc, dù biết rõ rằng mỗi người mỗi số, không ai giống ai. Biết có người đau đớn, người ấy lại là bạn mình, bao nhiêu hình ảnh thời son trẻ cùng nhau đuổi bướm hái hoa, cùng nhau mơ màng về một tương lai đầy màu hồng bay bổng, nay một đứa nằm bẹp dí sống dở chết dở, tính đàn bà thương vay khóc mướn đã quen, nay chính bạn mình là nạn nhân làm sao mà buông bỏ.
Cũng trong nhóm bạn cũ ấy, vì không ai giống ai mỗi người một tính cách nên thay vì buông bỏ những suy nghĩ bất đồng lại trở thành nỗi buồn gieo cho nhau, đang từ “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” tiến đến việc vì thương con ngựa đau mà cả chuồng náo động vì cách thương khác nhau!
Đã biết thời gian làm thay đổi, lâu ngày chẳng biết chẳng thấy chẳng liên lạc mỗi cô thiếu nữ 18 thuở xưa, nay đã thành các bà “già già” quên quên nhớ nhớ lẩm cà lẩm cẩm.

Nhìn khung kính của cửa sổ điệu đà dùng để trồng lan, ôi thôi đủ thứ lá dài lá ngắn, có lá trở vàng, hoa nào cũng yêu cây nào cũng thích, mà rồi thời giờ đâu có tăng thêm, hình như thời giờ ngắn dần đi vì con người càng lớn càng chậm, càng không khỏe để bưng để tưới để nhìn để tự khen mình “có ngón tay xanh”, để khoe khi có khách đến nhà hoa này tên gì nguồn gốc tự đâu? Ngẫm lại mà thương lan, đang sống thanh lành trong rừng bỗng một ngày bị con người mang về nhà làm nô lệ.
Cuối tuần này, tự hứa sẽ buông bỏ đám lan, gởi trả các cô về nhà người trồng trọt, mặc họ bán buôn, phần mình rửa tay không dính líu nữa. Hình như bao nhiêu lý thuyết sống đẹp sống vui chỉ cần một điều là “buông bỏ”.

Nhưng có một điều nhất định không buông bỏ là hạnh phúc mỗi sáng: “Anh cho em uống cà phê với!”




PC
#643 Posted : Friday, September 24, 2010 1:43:51 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Quên hỏi chị PC và SLam có chuộng món bún nuóc lèo khg hở?


Cảm xúc của chị với bún nuớc lèo tương tự như đối với bún thang, là không mặn mà gì với chúng. Nhà chị thì chưa bao giờ nấu món này, mà đi ăn ngoài thì chị lại ưa kêu các món khác, như bún măng vịt, bún bò Huế, bún chả Hà Nội, phở, cơm tấm .... Có nhiều lúc muốn thử hết các món trong thực đơn để cho biết nhưng cứ chọn là lại chọn những món quen thuộc nói trên. Chừng nào trúng số (hello chị hoanglanchi!) mà cuộc đời cứ toàn là nhà hàng không thì mới mong thực hiện đuợc việc thử hết cái thực đơn, xv ạ. Hình như cả đời chị chỉ mới thử qua bún nuớc lèo và bún thang có một hai lần mà thôi.
Sương Lam
#644 Posted : Friday, September 24, 2010 1:52:27 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
XV)5, và PC ,
SL thích ăn mắm và rau hơn là bún nước lèo vì vị nó đậm đà hơn và SL khoái ăn rau hơn ăn bún.Blush
NĐ ơi,
SL cũng thường tự nhủ là mình cũng cần nên "buông bỏ" để cho tâm trí thảnh thơi hơn nhưng... vẫn chưa được, NĐ a.Tongue
Những ngày không gặp được Mya thấy buồn ơi là buồn. Blush
Làm bà nội, bà ngoại như SL và NĐ là thế đó! Thương cháu hơn thương con!

Bây giờ SL không đến ăn cơm tối nhà Mya nữa mà tình nguyện đi đón Mya đi học Pre-School về lúc 12 giờ trưa, đưa Mya về nhà, cho hắn ăn trưa xong rồi chơi với hắn đến 2:00 PM, đem trả Mya lại babysitter. Đến chiều ba má Mya đến đón Mya về. SL bi giờ cũng "già già" rồi không còn sức giữ Mya cả ngày được nữa và cũng không dám lái xe buổi tối nữa.Tongue
ngodong
#645 Posted : Monday, September 27, 2010 11:09:00 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

XV)5, và PC ,
SL thích ăn mắm và rau hơn là bún nước lèo vì vị nó đậm đà hơn và SL khoái ăn rau hơn ăn bún.Blush
NĐ ơi,
SL cũng thường tự nhủ là mình cũng cần nên "buông bỏ" để cho tâm trí thảnh thơi hơn nhưng... vẫn chưa được, NĐ a.Tongue
Những ngày không gặp được Mya thấy buồn ơi là buồn. Blush
Làm bà nội, bà ngoại như SL và NĐ là thế đó! Thương cháu hơn thương con!

Bây giờ SL không đến ăn cơm tối nhà Mya nữa mà tình nguyện đi đón Mya đi học Pre-School về lúc 12 giờ trưa, đưa Mya về nhà, cho hắn ăn trưa xong rồi chơi với hắn đến 2:00 PM, đem trả Mya lại babysitter. Đến chiều ba má Mya đến đón Mya về. SL bi giờ cũng "già già" rồi không còn sức giữ Mya cả ngày được nữa và cũng không dám lái xe buổi tối nữa.Tongue



Chị ơi em muốn buông bớt cây cối - hoa hòe, còn cháu thì me mong bên cạnh hoài hoài đó chị ngắm hình cùng em nha









[img][/img]
ngodong
#646 Posted : Monday, September 27, 2010 11:37:44 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị Bảo Trân ơi,

Thiên Lý chị cho em nay đã lớn phổng phao, nhưng chưa chịu đơm hoa

Bảo Trân
#647 Posted : Tuesday, September 28, 2010 11:52:14 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Chị Bảo Trân ơi,

Thiên Lý chị cho em nay đã lớn phổng phao, nhưng chưa chịu đơm hoa





Chắc nó còn bé đấy. ND mà làm giàn cho nó thì nó mau mạnh và nhìn thích lắm.
ngodong
#648 Posted : Tuesday, September 28, 2010 12:02:28 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi ngodong

Chị Bảo Trân ơi,

Thiên Lý chị cho em nay đã lớn phổng phao, nhưng chưa chịu đơm hoa





Chắc nó còn bé đấy. ND mà làm giàn cho nó thì nó mau mạnh và nhìn thích lắm.



Em sợ mùa lạnh nó chết tội lắm nên chưa dám cho xuống đất.
Sương Lam
#649 Posted : Wednesday, September 29, 2010 1:19:45 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
NĐ ơi,
Hoa cúc đại đóa của NĐ đẹp quá!
Vườn nhà NĐ đẹp quá và cây táo thấy mê quá.
Chính vì nhà NĐ đẹp và thấy mê quá nên cũng khó buông bỏ được là thế đấy.Wink.
Bây giờ SL cũng thấy hơi "mệt" khi ra vườn nên cũng dễ dàng buông bỏ vườn tược rồi.Big Smile SL chỉ còn mê cháu nội Mya mà thôi. Laị Big Smile
PC
#650 Posted : Friday, October 1, 2010 6:35:33 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nếu thấy mệt mới chịu buông thì đó là cái buông bất đắc dĩ vì thể xác không chiều ý mình, gọi là lực bất tòng tâm. Buông vì xuội lơ, buông vì hết xí quách trong khi lòng vẫn còn thiết tha nắm giữ thì không phải là cái buông mà nhà Phật đề cao. Cái buông ở tâm mới là cái buông đích thực. Cái tâm không muốn buông ấy mai này sẽ đi tìm một thân xác khác, trẻ trung hơn, sung sức hơn, để mà tiếp nối con đường "lang thang từ độ luân hồi".....Tongue
xv05
#651 Posted : Friday, October 1, 2010 3:28:51 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

chao ơi hôm nao chị sẽ viết rõ về món bún lèo này chọc XV thèm chơi nha, :)))

hi hi hông chừng thấy chị viết xong em lại đâm ghiền á.
À chị N Đ, tại sao lại gọi là bún bung nhỉ? Em đọc kỹ thì không thấy có cái gì... bung cả Question
Còn cà bung là cà gì hả chị?
ngodong
#652 Posted : Monday, October 4, 2010 11:38:18 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Dâu!

Lâu rồi không còn thèm thuồng trái dâu chín mọng, trái dâu một thuở Đà Lạt êm đềm. Ngày ấy dâu là món đắt tiền phải vào dịp đặc biệt mới dám mua, chẳng nhớ dâu được trồng ở xó xỉnh nào trên Đà Lạt, chỉ nhớ mận Trại Hầm, những trái mận chua chua màu xanh, khó lắm mới có cây cho vị ngòn ngọt, gần đến hạt trái có vị đắng làm mất cả ngon, sau này các cô gái Đà Lạt tỉ mỉ dùng dao lam khứa mỏng trái mận làm mứt, mứt mận ngon và đẹp vì công ngồi cắt vòng, ngâm cho ra hết vị chua vị đắng, để tẩm đường vào, trái mận màu xanh vàng biến thành màu đỏ hổ phách thơm tho. Khu đập Đa Thiện - ấp Thái Phiên người ta trồng cà rốt, đến mùa thu hoạch, trước khi đem ra chợ bán, dân buôn mang cà rốt xuống bờ hồ, gần cầu Ông Đạo rửa cho sạch đất cát trước khi đóng hàng gởi về Sài Gòn bán. Khu Nha Địa Dư, chuyên trồng rau xà lách, loại lá lụa từng búp để ăn với thịt bò xào, loại cứng lá nhúng nhai giòn sần sật thuở ấy được người Đà Lạt ăn kèm với phở thay giá, bông cải cũng được trồng ở khu này. Ấp Du Sinh hình như trồng khoai tây, cà rốt và đủ mọi thứ.

Sang được Mỹ những năm đầu mê man ăn dâu, mùa hè đội nón đi hái dâu trong vườn vui tở mở, bao nhiêu người sang Mỹ từ 1975 khởi đầu sự nghiệp bằng nghề hái dâu, hái mận, hái đào theo thời vụ, sau này không ai thèm thuồng các thứ trái cây mình phải còng lưng hái tính công theo từng thùng, từng sô người chủ định giá. Người sang sau, không khởi đầu bằng những nghề khó nhọc ấy, nhờ vào các bạn đi trước hướng dẫn, chỉ nghe kể là chính. Những lần đi chơi xa, ghé vào các sạp hàng dựng bên đường mua trái cây, nhìn những người Mễ hái dâu dưới nắng gắt mà thương.
Nhớ trái dâu ngày xưa nhỏ bằng ngón tay cái, trái không mọng như dâu nơi này, mùi thơm ngào ngạt, về Sài Gòn chơi món quà được thích là trái dâu và trái hồng, ngồi xe đò chật như nêm hai tay ôm hộp dâu, hộp hồng vào lòng như nâng trứng, nhiều khi trời nóng quá, về đến nơi trái bị dập thật tội. Kể lể thế này ai không sống thời 1970 sẽ thấy lạ, họ không sao nghĩ ra kiểu xe con cóc, con heo chạy chậm chạp, không có máy lạnh, nắng nóng người đông, đường dài 400 km, ngồi trên xe một ngày đường là thường, có khi đi từ sáng sớm tối mịt mới đến được cầu Bình Triệu.
Trái dâu tây được pha chế thành trăm ngàn thứ để ăn, từ kem đến bánh đến kẹo, trộn rau sống người ta cũng cho dâu vào, dâu đẹp thơm sang trọng từ Việt Nam, sang đến Mỹ chỉ là món trái cây bình dân mùa hè.

Các bà mẹ chồng thường nói chuyện về dâu chua dâu ngọt, dâu thơm dâu xú, dâu đẹp dâu đèo, các câu chuyện tưởng như không ngưng để cân bằng với các câu chuyện con dâu kể lể về các bà. Chẳng có gì lạ khi sống trong một quốc gia mà nền nông nghiệp là cội rễ, thì con dâu con rể là nguồn năng lực tạo thành của cải, con trai nhà nghèo phải đi ở rể nhà phú hộ, con gái nhà nghèo bị gả bán trừ nợ lúa cho phú ông. Người bắt nạt người, kẻ giàu có chèn ép kẻ nghèo hèn. Sự giáo dục chịu đựng câm nín, “nhất nam viết hữu – thập nữ viết vô!” đàn bà tính một đàn ông tính mười, nhất là nền tảng gia đình chấp nhận trai năm thê bảy thiếp khiến phụ nữ quen nuốt bồ hòn làm ngọt.
Từ những cay đắng ngày tuổi trẻ, đến khi lớn tuổi con trai lập gia đình, nỗi cay đắng tuôn ra lập lại trên các nàng dâu vì sống chung theo kiểu đại gia đình.
Bài hát trào phúng của Duy Nhượng do ban AVT trình diễn – Ba Bà Mẹ Chồng có đoạn mở đầu

Tôi nghĩ đến chuyện đời dang-dở kể tự thời ông Bành Tổ về sau,
Con người ta ăn ở với nhau khác nào như thể nàng dâu với mẹ chồng.
Nàng dâu hay kể xấu mẹ chồng, như Nga với Mỹ rõ một lòng thương nhau.

Còn mẹ chồng thì sao?

Còn mẹ-chồng lại tố-khổ nàng dâu, như hai cô ca-sĩ có khen nhau bao giờ.

Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu bây giờ nhắc lại có vẻ không còn hợp thời nữa, nhân loại tiến bộ, con người được giải thoát ra khỏi mọi giáo điều ngày xưa có vẻ như thực tế, nay trở thành mơ hồ, phụ nữ đã tự tháo cũi sổ lồng từ năm 1970, ngang ngửa với đàn ông về mọi mặt.
Thanh niên thời nay nghe danh từ “mother in law” chẳng có gì để sợ hãi, phải thì liên lạc không phải thì gởi thiệp mỗi mùa lễ là xong, có cháu ngoại nội mỗi Giáng Sinh gởi hình cho ông bà biết mặt, con trai con gái khi lập gia đình rồi cha mẹ đôi bên thành hai vị khách, các cô có kiến thức rộng có khả năng lèo lái cuộc đời có gì phải sợ hãi cảnh nuôi con một mình vì chồng bỏ rơi, ngay cả lập lại gia đình mới cũng không có gì là “kinh khủng khiếp!”

Bây giờ các bà dâu xồn xồn vào tuổi quá xuân thì, có bà lên ngai nội – ngoại bỗng dưng giật mình lâu nay tại sao mình dại dột quá, phải chịu đựng mẹ chồng, không ít mẹ chồng mẹ vợ hồi nào giờ dâu rể chỉ nghe kể, gởi tiền biếu ăn quà, nay được bảo lãnh sang Mỹ đoàn tụ vào ra thấy mặt, không ở chung thì phải thăm nom chăm sóc. Mẹ chồng mẹ vợ bản tính xưa còn nguyên, thích nhắc nhở dạy dỗ dâu rể bằng những kiến thức cổ lỗ, đôi khi có phần ghen với con trai, binh vực con gái nên trái dâu ngọt thành chua, thức ăn ngon quí thành đắng. Mẹ vợ ngại không nói thẳng với con rể, nói nhỏ với con gái để con gái “sửa” chồng, mẹ chồng thì mạnh miệng hơn bắt ne bắt nét con dâu thế là sóng ngầm, gió dấu, tình yêu vợ chồng không còn đủ để gắn bó chịu đựng nhau thế là chén ngọc bao năm bị rạn vỡ từ từ.

Nghe lời anh bạn đến tuổi về hưu than thở, vì mẹ mà gia đình tan vỡ, người vợ tự thuở hàn vi bỗng một ngày xách va li ra đi, sau khi hai con đã lớn vào đại học. Các ông bị mang tiếng ham chua, thích gà, mê man cam bưởi gì không biết nhưng khi tuổi xế phần đông chung tình chỉ mong một mái gia đình yên ấm, có một số phụ nữ muốn níu kéo thuở xưa đã mất không ngại tay phá bỏ chiếc kén gia đình, bước ra khỏi đám đất vướng víu bao năm thử xem trời cao đất rộng đến dường bao?

Phong thổ ảnh hưởng đến con người hay con người chuyển lay phong thổ! Những nhánh dâu tây trồng trên đất Việt, những nàng dâu ngự trị trời Tây cả hai cùng mang nỗi niềm như nhau, mận chua đất Việt khéo léo tỉa ngâm thành mứt đẹp thơm. Dâu Việt đất Tây khéo léo hòa trộn kiến thức, đối xử hài hòa hẳn đắng cay chua chát cũng loãng dần đi, đọng lại là mái ấm khói lam chiều ra vào đôi mái đầu cùng bạc.
Ly dâu ướp đường đá làm dịu cơn nóng hơn trăm độ ngoài sân, đóa hồng cháy cong vẫn còn nét đẹp tuần rồi.




ngodong
#653 Posted : Monday, October 4, 2010 11:47:59 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi ngodong

chao ơi hôm nao chị sẽ viết rõ về món bún lèo này chọc XV thèm chơi nha, :)))

hi hi hông chừng thấy chị viết xong em lại đâm ghiền á.
À chị N Đ, tại sao lại gọi là bún bung nhỉ? Em đọc kỹ thì không thấy có cái gì... bung cả Question
Còn cà bung là cà gì hả chị?


Cho chị hẹn lại vài tuần nha XV - chi sẽ viết.

Cà bung là loại cà được nấu giống bún bung nhưng khô hơn, cho cà đĩa vào - loại cà giống trái cà pháo nhưng to bằng bàn tay, có nơi còn gọi là cà bát.

Nấu sôi bùng bung chăng? nhiều món ăn có tên đặt là lạ mình không hiểu tại sao em nhỉ.

Chị PC ơi, em hoàn tòan đồng ý với chị.
Binh Nguyen
#654 Posted : Monday, October 4, 2010 11:13:06 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

[quote]Gởi bởi ngodong

Còn cà bung là cà gì hả chị?



Nấu cho đến khi cà nó bung cả vỏ ra thì ăn được nên gọi là cà bung. Smile Cho xen vô tí, hí hí, không trúng thì... trật.

BN.
xv05
#655 Posted : Tuesday, October 5, 2010 7:08:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

quote:
Gởi bởi xv05

[quote]Gởi bởi ngodong

Còn cà bung là cà gì hả chị?



Nấu cho đến khi cà nó bung cả vỏ ra thì ăn được nên gọi là cà bung. Smile Cho xen vô tí, hí hí, không trúng thì... trật.

BN.

Big SmileCo ly, co ly

chi N D oi, tu tu nha chi, cho em hun em be voi nhaKisses
ngodong
#656 Posted : Friday, October 8, 2010 8:19:33 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Bình đúng rồi á ha - XV chị hôn cháu hoài nè.


Ghen

Thằng bé mười sáu tháng tuổi khóc tấm tức vùng vằng bỏ chạy, đôi tay cong ra sau, dừng lại chiếc cửa an toàn không cho bé xuống cầu thang cố vói chân, muốn mở để đi xuống lầu vẻ vội vàng chạy trốn. Bà ngoại cầm chén cơm theo sau ngạc nhiên, vài phút trước cháu há miệng ăn ngon lành. Cháu biết “ghen!”

Câu chuyện xảy ra vì cháu vừa có em, mẹ cháu sanh em bé vừa trở về nhà, chưa khỏe đủ để ẵm cháu.

Bà ngoại tròn mắt khi thấy ba của cháu vội vàng đặt em bé xuống giường, chạy theo cháu ẵm vào lòng vuốt ve, cu cậu dụi mặt vào vai áo của ba khóc thút thít, sau khi nghe lời dỗ dành và xác định rành mạch: “Ba vẫn yêu con thương con, có em rồi ba vần lo cho con mà!” sau đó ba của cháu đút cơm cho cháu ăn tiếp ngon lành. Dù đã chuẩn bị đủ mọi điều về tâm lý cho con, nào là bà ngoại lên ngủ với cháu, luôn chú ý đến cháu để cháu không cảm thấy bị bỏ quên, thế mà khi thấy ba bồng em bé cháu đã tỏ thái độ ngay.
Có em bé mới, khiến anh Hai lo lắng bị bỏ rơi vì mọi người dường như đều chú tâm vào tiếng khóc oa oa, anh Hai chưa biết nói để tỏ bày, chưa đủ trí khôn để hiểu sự việc xảy ra chung quanh khiến anh Hai tỏ lộ ra bằng hành động. Hình ảnh dễ thương thành câu chuyện kể trên điện thoại cho mọi người trong gia đình cùng biết con nít cũng đã biết ghen.

Bao nhiêu tuổi thì con người biết ghen nhỉ? Định nghĩa về hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ – vui, giận, yêu, ghét, buồn, vui, sợ – thì chữ ghen có lẽ bao gồm tất cả bảy thứ tình cảm ấy trong con người chăng, vì yêu nên có niềm vui sợ không được yêu thành giận, từ giận thành ghét buồn lo lắng sợ hãi v.v ghen tương lộ ra trên mặt mắt dáng đi cử chỉ lời nói cùng việc làm!

Con nít ghen dễ thương, người lớn ghen thì sao? Có nhiều phương cách, có nhiều hành động bày tỏ tùy theo mức độ khác nhau, kiểu ghen nhẹ nhàng của nhà thơ Nguyễn Bính nhắc nhở cô nhân tình bé bỏng không bôi nước hoa, không đi tắm bể, không ôm gối ngủ không được ngủ mơ không phả hơi vào áo người khác, dấu chân không cho người lạ dẫm lên, ghen lơ tơ mơ tưởng ra đủ thứ để ghen kiểu này xong rồi kết luận

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi,
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi,
Và nghĩa là cô và tất cả,
Cô, là tất cả của riêng tôi.

May chỉ là nhân tình chứ gặp chồng ghen như thế chịu sao nổi? Không chỉ mình nhà thơ Nguyễn Bính biết ghen, nhà thơ Rừng yêu Cỏ nào không biết mà bài thơ của ông chàng thật tội nghiệp:

Đau khổ quá đi. Họ có tình
Cỏ với người ấy như bóng hình
Tủi thân, tôi về mơ mộng vậy
Cỏ đừng làm tôi Nguyễn Tất Nhiên.

Thiên hạ xa gần rằng tôi ghen
Tôi nói với họ chỉ là men
Men tình giết chóng hơn men rượu
Chẳng biết phận mình còn bon chen.

Nhiều người yêu Cỏ quá đi thôi
Cỏ ơi… có biết tôi đơn côỉ
Hồn mai dật dờ nghiêng gối mộng
Mộng bảo mình ghen quá đi rồi.

Cứ thể trai tơ bị bỏ …bùa
Xác hồn vất vưởng, vãi te tua
Kiếp sau tôi thề không biết Cỏ
Biết chỉ để ghen, chỉ để thua.

Còn một nhà thơ khác ghen dễ thương thế này:

Bạn bè rủ đi chơi xa
Còn em trông nhà có ngại ngần chi
Nhưng rồi anh lại không đi
Vì anh chợt nghĩ: Em thì ai trông?

Cách ghen của nhà thơ Đặng Hấn thật nhẹ nhàng ý nhị, trông nhà trông con trông cháu có mỗi mình ông biết trông vợ!

Yêu chi yêu lạ yêu lùng,
Ghen chi ghen đến lùng bùng lỗ tai…
Tối ngày lải nhải mê ai?
Tại sao thờ thẫn, hồn say nơi nào?
Hôm nay mặc áo hoa đào,
Chắc lòng lại muốn lào xào gió trăng?
Tay thon mười ngón búp măng,
Đàn tranh em gẩy để giăng tơ tình?
Tóc mây buông thả vai mình,
Phải chăng mây đó đang rình để bay?
Bên song đôi mắt lung lay,
Nhìn ra phố vắng thương vay tình nào?
Đi ra rồi lại đi vào,
Đi qua đi lại ngóng chào ai đây?

Anh ơi đừng có lây nhây,
Em mê ai đó chuyện giây tơ hồng…
Giây tơ trói một chữ đồng,
Đồng thanh tương ứng, đồng lòng thương nhau…
Trăm năm là chuyện về sau,
Anh ghen như vậy làm nhàu tim em !
Đã đành yêu quá nên ghen,
Nhưng em hết thở…ho hen mệt nhoài…
Xin cho một chút tình vài,
Trước khi anh xỏ thêm hai khóa vàng…
Ghen tuông là chuyện của chàng,
Yêu đương là chuyện của nàng vẩn vơ…
Khóa vàng dù khóa hài mơ,
Cũng không khóa được lòng thơ rộn ràng !
Yêu em…Anh sẽ đời tàn…

Bài thơ của cô bạn tên Phù Dung phản pháo anh chàng người tình đáo để kiểu Nguyễn Bính thuở xưa, không quên cảnh cáo Yêu em, anh sẽ đời tàn . . . vì em cũng biết ghen cơ mà!

Còn cô Thanh Lan (trùng tên nữ ca sĩ hay chính là nữ ca sĩ!) ghen tội nghiệp lắm

Đừng cho em khóc vì phụ em
Giết chết tình em giữa đêm đen
Tim em có bóng hình cô khác
Mình em với bóng em hờn ghen

Và anh ơi nếu em được chọn
Nếu anh phải bỏ em mà đi
Cuộc đời sẽ hết, tình yêu chết
Tử biệt vẫn còn hơn sinh ly !!!

Phải đọc thêm chuyện ghen ngược nữa mới đủ kiểu ghen, một của anh Ngô Tịnh Văn

Cây chưa ghen bóng đổ dài
Bóng ghen cây đứng chờ ai bên đường
Mây chưa ghen nắng trong vườn
Nắng ghen mây lãng du phương chốn nào
Trăng chưa ghen gió lao xao
Gío ghen trăng dải bên lầu lả lơi
Qua chưa ghen bậu theo người
Bậu đã ghen ngược, trời ơi! mới kỳ!

Của Ngọc Dung

Dẫu chẳng phải vợ anh
Mà sao em vẫn ghen thầm với ai
Ghen người giặt áo cho người
Ghen người trái gió trở trời có nhau
Ghen mình là kẻ đến sau
Đêm nghe gió lạnh thổi đau ngọn đèn

Ghen mình không có quyền ghen…

Được quyền ghen là một hạnh phúc, được ghen ở mức độ phảng phất hương hoa thiên lý cũng là một hạnh phúc.
Không biết khi bóp nát trái cam trên tay, cần bao nhiêu thành công lực mà có lần chỉ ghen thầm nghiến răng thôi có người bóp vỡ cái ly uống nước, may là mảnh vỡ không đâm vào tay, chuyện bé như đầu tăm thuở còn đang lãng đãng hẹn hò, quyển sách học người ta mượn của người khác, không thèm mượn của mình.

Ghen bóng ghen gió cũng làm nặng ngực thở không nổi, tự dưng máu đi đâu mất tay chân lạnh ngắt, môi run người ta bảo bị điếng hồn cũng đúng, may mà còn có thánh thần giữ gìn bản mệnh, bảo phải hít vào thở ra chậm chạp chuyện đâu còn có đó, đợi về đến nhà hỏi cho rõ xem sao! Nhờ trời sắc mặt hồng hào trở lại.

Ghen! Trời sanh ra con người có lục phủ ngũ tạng đồng thời cũng trang bị cho con người thất tình lục dục, nên chi đời là bể khổ, ghen tự trong bụng ghen ra, chẳng ai dạy chẳng ai cho, cái ghen tự nó tồn tại vì yêu thương giận ghét chùng chùng.

Lạy Trời càng sống lâu càng ít ghen, chứ già rồi còn ghen thì khổ lắm, nhất là ghen với cháu! Ông yêu cháu quên bà, bà yêu cháu quên ông, cháu ghen còn có người chạy đến ôm vào lòng vỗ về, ông với bà lẩm cà lẩm cẩm ghen với cháu, biết lấy ai là người ôm vào lòng, quay qua nhìn lại chỉ còn có nhau.

Tình già càng ngầm càng yêu, đâu cần làm thơ như thời tuổi trẻ, chỉ biết xa tí thôi đã nhớ đã mong, ru cháu ngủ để cháu quên nỗi buồn đầu đời tình thương bị chia sẻ, vài hôm thôi cháu sẽ hôn em sẽ vui vì có em, tình yêu thương sẽ thắng nỗi sợ hãi bị bỏ rợi nhất là cha mẹ và ông bà sẽ luôn bên cạnh cháu.
Binh Nguyen
#657 Posted : Monday, October 11, 2010 5:49:03 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Blush chị Ngô Đồng. Nói chuyện đó con bé lớn của em vẫn complaint: "It happened to me twice!" Nghe tội không???

BN.
ngodong
#658 Posted : Monday, October 18, 2010 12:11:40 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Blush chị Ngô Đồng. Nói chuyện đó con bé lớn của em vẫn complaint: "It happened to me twice!" Nghe tội không???

BN.



Bây giờ cháu hết ghen chưa hả Bình ?

Bóng

Bà bóng đánh trống chầu mời
Múa bông tâu rỗi hết rồi bà đi!

“Đồng cô Bóng cậu” được dùng gọi các cô các chàng trai ăn mặc chải chuốt, tô mắt môi lên đồng xem chỉ tay bói toán, giọng nói có âm cao, nhất là luôn tự xưng được một hồn linh thiêng nhập vào mình để hạ thế giúp đời – Giúp đời đây là tìm cách giúp cho gia đình những “nạn nhân” bị bùa chú phiền nhiễu, khiến chồng bỏ vợ theo bồ nhí, có khi lại có thêm vợ hai vợ ba tìm lại được hạnh phúc. Họ có những câu nói rất đặc biệt như phán dậy, ngắn gọn không cầu kỳ, không khó hiểu nói đâu trúng ngay vào trường hợp đó, làm người nghe giật mình cảm thấy “Trời ơi, Cậu linh thiệt linh nghen!” Câu các cậu Bóng hay nói là: “Nữ không lo sửa soạn chồng chê còn la là sao?” “Nữ cằn nhằn cửi nhửi nhiều quá, chả bỏ nữ là phải rồi!” “Đó đó tóc không bới không chải, cái mặt chù ụ chầm dầm nó không theo gái cũng uổng, nó không đi nhậu cũng uổng!” phán xong là cho bùa, những thứ bùa thật đơn giản dễ tìm: “Nè lấy cây son của Cô sài đi, ba bữa nó dìa tới liền hà, nhớ ôm hun nó cho chặt đặng bùa của cô giải cho nó nghen!” có Bóng còn hái lá cây hàng rào thường là lá dâm bụt, đinh lăng, cây thuộc bài – một loại thông mỏng – lá ngâu lá lài cho các bà mang về nhà bỏ vô gối ếm chồng. Thật hư không biết ra sao, nhưng các bà các cô rảnh rỗi rất thích đi tìm Bóng để xem bói, cầu tình duyên, cầu gia đạo. Cái hay của các đồng cô bóng cậu là họ đoán tâm lý người đối diện rất hay, chỉ cần nói chuyện vài câu biết ra ngay người đối diện đang có chuyệnlo lắng, không lo về tiền bạc thì cũng là lủng củng duyên tình, hai thứ liên quan rất mật thiết với đời sống con người.

Sau năm 1975, đám ma thường hay mời một nhóm Bóng đến hát ban đêm, thời gian ấy, Bóng có nghĩa là các chàng thanh niên khoảng tuổi đôi mươi, ban ngày bình thường như tất cả mọi thanh niên khác, đến đêm chưng diện son phấn, mặc quần áo phụ nữ đến các nhà có đám để diễn tuồng hát hò giúp vui. Không biết hủ tục hay phong tục mà người ta tin rằng đám ma có đông người đến nhà là có phúc, là được nhiều người thương mến khiến linh hồn vui vẻ mau siêu thoát. Ngoài băng casset phát thanh các bài kinh, ban nhạc Bóng hát những bài đang thịnh hành được sửa lời cho trùng vào tình trạng của nhà đám, khóc thương mẹ – cha, chồng vợ, anh em con cái v.v. họ cũng dùng các bài vọng cổ trích đọan theo yêu cầu, ngoài hát các cậu còn múa may theo điệu bộ nên được nhiều người ưa thích, trang phục lạ mắt đắt tiền, có nhiều kim tuyến lấp lánh càng tăng giá trị của các cậu Bóng. Bà con hàng xóm nghe ca vui túm lại xem, thức khuya nguyên đêm trước ngày đưa ma, có người vì tình láng giềng thân thuộc, có người chỉ vì vui nhất là được ăn uống nhậu nhẹt do nhà đám mời, kế đó là chọc ghẹo các anh chàng Bóng. Sang những năm 80 – 90 trên báo chí bắt đầu có những tin kinh hoàng về các cậu bóng đánh ghen nhau bằng cách rạch mặt tình địch cũng như tạt acid ngay cả đâm cho chết, không chỉ trong giới Bóng cậu mà cả phía các cô cũng có. Lúc ấy dân Sài Gòn có thêm chữ “lại cái – ô môi” để nói về hiện tượng giới tính bị trục trặc này.

Việt Nam và các nước Châu Á khép kín không cởi mở nhiều trong vấn đề giới tính, trước khi nền văn hóa đẹp đẽ bị chủ nghĩa cộng sản hóa cho “bần cùng” thì dân chúng vẫn khép nép e dè khi nói đến chuyện trai gái, nhừng cử chỉ thân thiết giữa vợ chồng khi ấy vẫn trong khuôn khổ rất hẹp, nắm tay ôm eo ngoài công cộng, hôn phớt trên má đã là một lạ lùng, thì việc giới tính lại càng là điều “bí mật”. Không như bây giờ, truyền thông thế giới ồn ào loan báo từng thay đổi mạnh mẽ, của một cộng đồng mới đang ngày một hình thành vững chắc.
Có lẽ những cô Bóng thời xưa, nay đã được tôn trọng nhiều hơn, khi họ tự khoe ra sự bí mật mà bao lâu nay họ phải che giấu sau lớp mặt nạ đồng bóng, để sống thật với cái “đời” của họ. Cởi mở có thật sự là khế ước chấp nhận một đời sống khác biệt với lẽ âm dương tự nhiên hay không vẫn là một câu hỏi lớn, thách thức các nhà lập pháp và sự chấp nhận của từng cá nhân đoàn thể tôn giáo – các giáo điều về hôn nhân, các đường lối đạo đức xã hội ngay cả những hoài nghi có thật là một tật bệnh bẩm sinh hay chính vì con người ngày càng muốn đả phá đường lối xưa cũ sáo mòn, nhất là tránh né sự truyền giống nhiêu khê mệt mỏi, cách sống ích kỷ không phải đối diện với quá nhiều trách nhiệm vợ chồng con cái.
Hiện nay tối cao pháp viện Mỹ vẫn đang loay hoay, chưa biết phán quyết phải trái thế nào về sự việc một nhóm người thuộc nhà thờ Westboro Baptist Church trương biểu ngữ phê phán, chỉ trích, nguyền rủa với những lời lẽ căm ghét bên ngoài đám ma của Matthew Snyder 20 tuổi tại Maryland, một người lính bị tử nạn tại Irag. Nỗi khó xử của các ông tòa là tại Hoa Kỳ quyền tự do ngôn luận – tự do phát biểu ý kiến, được đưa lên hàng đầu, không như tại các nước cộng sản bưng bít và cấm dân chúng nói ngược lại đường lối do đảng viết ra, đưa luật ra thì không biết phải khép những người dùng đám ma của anh Matthew Snyder làm nơi phát biểu ý kiến về vấn đề đồng tính vào tội gì? Nếu muốn tu sửa luật, đặt thêm luật liên quan để bảo vệ người đồng tính – hay bảo vệ người muốn bày tỏ thái độ đối với người đồng tính hẳn cần thêm nhiều thời gian và nhất là cần thêm nhiều nghiên cứu, chứng tỏ rõ ràng khoa học, cũng có thể chỉ cần theo thời gian, mọi sự sẽ trở thành lẽ đương nhiên, chẳng ai phải tò mò thắc mắc.

Chương trình truyền hình nổi tiếng của nữ tài tử Oprah vào cuối tháng 9 có phỏng vấn hai cô Christine và Lisa – họ là một cặp đồng tính nữ có hai con sinh đôi là Eden và Lucas được 4 tháng tuổi. Oprah muốn thế giới biết đến những gia đình đặc biệt này, hôn nhân đồng giới tính và con trẻ. Các cặp đồng tính có thể xin con nuôi, có thể nhờ người mang thai giúp, hay cấy trứng vào người để có con – khoa học kỹ thuật nay đã tiến bộ nhanh chóng để giúp những người bị “trục trặc” về các cặp nhiễm sắc thể Y X được sống theo ý họ muốn – Christine là một trong những trường hợp chuyển giới tính thành công tốt đẹp. Mười năm về trước Chris là một người đàn ông cường tráng, nhờ phẫu thuật và kích thích tố nữ (hormon) đã biến thành Christine xinh đẹp từ đường nét đến giọng nói – dù rằng Christine vẫn cảm thấy gần với phụ nữ hơn nam giới và cô chọn Lisa làm người phối ngẫu, điều khiến cho Christine và Lisa hạnh phúc hơn là trước khi chuyển giới tính Chris đã giữ lại tinh trùng của chính mình, do đó Eden và Lucas chính là con ruột của họ.

Mặc dù thế, nhóm chống lại giới đồng tính cũng không ít, vì nền tảng xã hội khởi đi từ gia đình, mà kiểu mẫu gia đình mới chỉ có mẹ không có cha, hay ngược lại thật khó để sắp xếp, nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục theo dõi các cháu bé được các cặp đồng tính nuôi dưỡng, chưa có một kết quả chính xác nào vì vẫn còn quá mới mẻ.

Các gia đình Việt Nam nay cũng không còn xa lạ với điều này, chấp nhận và chia sẻ là một phương cách hay nhất cho cả gia đình cha mẹ lẫn con cái. Tìm hiểu chia sẻ giúp đỡ bên cạnh con, cũng là cách giúp cho chính mình và các con sống hạnh phúc. Thay vì từ bỏ con, tự kết án chính mình đã tạo dựng nên một con người không hoàn hảo.

Chẳng phải đã có thời con người tin trái đất hình vuông, kết án người tuyên bố trái đất hình tròn đó ư? Nay nhóm người thuộc nhà thờ Westboro Baptist Church tin là Thượng Đế đang trừng phạt nước Mỹ vì người Mỹ tha thứ cho các người đồng tính cũng đâu có gì đáng ngạc nhiên.
ngodong
#659 Posted : Thursday, October 21, 2010 12:23:08 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)




Cho chú cọp con của bà ngoại.
ngodong
#660 Posted : Monday, November 22, 2010 3:00:50 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cao Xuân Huy - Vài Mẩu Chuyện

Cùng tên Cao Xuân Huy, nhưng không là giáo sư triết học Phương Đông sanh năm 1900 – mất năm 1983, anh là Cao Xuân Huy của Tháng Ba Gẫy Súng và Vài Mẩu Chuyện.

Nhiều người đã đọc Tháng Ba Gẫy Súng, tất cả các anh đã từng khoác màu áo rằn ri, tất cả các anh đã từng được gọi “lính bốn chữ” đã từng so hàng trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đều đọc Tháng Ba Gẫy Súng – nhắc đến tháng ba gẫy súng là biết ngay nhớ ngay đến trận triệt thoái cuối cùng, nghĩ ngay đến lần rút quân từ quân khu I buồn thảm và nghĩ ngay đến người kể lại giúp mình: trung úy đại đội phó, tiểu đoàn 4 Kình Ngư, Thủy Quân Lục Chiến Cao Xuân Huy.

Dáng người dong dỏng cao, đôi kính lấp lánh trên sóng mũi thẳng, nụ cười thân thiện trên môi, “tứ hải giai huynh đệ” gặp Cao Xuân Huy là gặp một nhóm đông người, những câu chửi thề ròn rã, pha tiếng cười hể hả sau tiếng khà nuốt ực ly VSOP.

Viết về nhà kể chuyện Cao Xuân Huy đã có nhiều người viết, các anh cùng thời gẫy súng, các anh cùng bạc màu áo trận, cùng lận đận quan trường, cùng con đường đất mòn vác nứa tre, chịu cảnh đầy ải biến con người trở về thời hoang dã, bằng cách dùng miếng ăn làm mồi nhử, dùng chút ơn mưa móc câu vài linh hồn yếu đuối, để hả hê cười cợt tư cách tù nhân. Trong khối đông nếu tất cả đều giống nhau bằng nhau thì chẳng có mẩu chuyện nào để kể!


“Tháng ba năm bảy lăm, tớ đã chết rồi, bây giờ là bonus, dzô!”


Tiếng “dzô” pha giọng Nam hay hay như câu đệm tiếng đ. m. mở đầu trước khi kể chuyện, câu đệm không thể thiếu trên bàn nhậu của các anh Thủy Quân Lục Chiến. Nhiều phụ nữ e dè dị ứng khi nghe câu đệm này, nhưng với tôi, không có nó các câu chuyện kể của các anh sẽ thiếu đi phần sự thật. Đắng cay ngọt ngào, trần trụi duyên dáng gặp nhau ở hai chữ đ.m này, nhất là qua giọng nói Bắc Ninh pha tiếng Sài Gòn của Cao Xuân Huy.
vài mẩu chuyện, quyển sách 125 trang được anh trình bày nhẹ nhàng bằng khổ chữ 12, nền giấy trắng để bạn bè dễ đọc, bạn bè bây giờ mắt chẳng tinh tường gì mấy, nhất là chính tác giả than mãi đôi mắt làm eo không cho phép dùng máy vi tính lâu để viết khi có người thắc mắc: “Lâu quá không thấy anh viết!”
Tháng 7 – 2010 anh ra mắt vài mẩu chuyện, không viết hoa các chữ đầu tựa sách, không viết hoa tên tác giả, hình thức này có ngụ ý “chẳng có gì lớn lao – chẳng có gì để ầm ĩ” của Cao Xuân Huy.

Bìa sách Doãn Quốc Vinh trình bày bằng gam màu tối – đỏ đen, khoảng đen dầy đặc chiếm nửa trang, song sắt – nón sắt giầy saut súng cắm đầu chết chóc – làn khói mỏng góc trang trái là Em gục đầu trên hàng kẽm gai, hai cánh tay xếp dài ngón ngọc, lá thư tình hay lá thư vĩnh biệt xếp hờ hững kề bên, một trang bìa xinh xắn, cầm lên muốn ngấu nghiến xem, chữ thủ thỉ gì trong ấy.

Bìa sau ngắn gọn về tác giả, vệt màu nâu vài nét sướt kẽm gai, xuyên qua 1947 ra đời tại Bắc Ninh- 1954 di cư vào Nam – 1968 đi lính- 1975 đi tù – 1979 ra tù – 1982 đi vượt biên – 1983 đi Mỹ – 1985 in Tháng Ba Gãy Súng – 1989 Tổng Thư Ký tạp chí Văn Học – 1992 hết Tổng Thư Ký tạp chí Văn Học – 1994 lại Tổng Thư Ký tạp chí Văn Học – 1995 lại hết Tổng Thư Ký tạp chí Văn Học – 2005 Chủ Biên tạp chí Văn Học – 2009 hết Chủ Biên tạp chí Văn Học.

Những mốc thời gian Cao Xuân Huy ghi về mình, cũng là những mốc thời gian của bao người khác, chỉ có chút khác biệt là Cao Xuân Huy cầm bút, Cao Xuân Huy vướng bận thêm nghiệp văn chương chữ nghĩa. Anh tự trách mình không bằng Mai Thảo tạp chí Văn, khi Mai Thảo chẳng cần sự trợ giúp của máy vi tính, cẩn trọng viết tay từng địa chỉ độc giả để gởi mỗi tháng, phần anh có thêm máy vi tính phụ giúp mà khi là chủ biên tạp chí Văn Học, chẳng hiểu sao tạp chí Văn Học đủng đà đủng đỉnh, khi vui vài tháng một – khi buồn dăm tháng chẳng thấy tăm hơi.

1985 in Tháng Ba Gãy Súng, 2010 in vài mẩu chuyện, hai mươi lăm năm chờ đọc Cao Xuân Huy, người thích lối kể lể từ tốn bên bàn nhậu của anh bỗng sững sờ khi bị cuốn theo mạch văn cuồn cuộn có vẻ như người kể sợ rằng, nếu ngừng lại sẽ không thể kể tiếp viết tiếp được nữa.

Kềm giữ dồn nén muốn quên những điều không thể quên, là nỗi ám ảnh nỗi đau ngấm ngầm, chỉ có một cách là lẩy nó ra, khươi nó lên để giải thoát ân tình nhân nghĩa, giải thoát những điều riêng tư không phải ai cũng có thể biết có thể thấy. Đây là lý do khiến Cao Xuân Huy kể ra một lần cho hết chăng? Anh giải thoát không chỉ cho riêng anh mà cho một khối rất đông những người đã cùng thời lận đận.

Những dòng chữ rất nhỏ trên góc trang phía trái, nhỏ nhẹ:

tặng vợ “chị hai” minh và hai con
chúc dung & xuân dung
cám ơn các bằng hữu


Có thể các ông không thích bầy tỏ tình cảm ra cho nhân loại thấy, chẳng tò mò đọc chi những dòng chữ be bé ấy, nhưng phụ nữ lặng người trân mình đọc nó đôi lần, để biết các ông đã từng đi lính thứ dữ, từng vào sinh ra tử, từng quát ra lửa khói, từng thấy lưỡi hái tử thần, thấy cả thánh Phê-rô giữ cửa thiên đàng cũng có một góc dịu êm, một khoảnh cỏ mượt xanh tình nghĩa vợ chồng. Gọi vợ là “chị hai” âu yếm sáu mươi phần, bốn mươi phần là sự thật. Lìa mẹ đi lính – gẫy nghiệp lính đi tù – thoát tù vượt biên – con cái tạo ra một tay “chị hai” lo, đời “trượng phu” ngạo nghễ nằm gai nếm mật đâu không biết, dưới mái ấm gia đình, “chị hai” lo cho từng ngụm nước miếng ăn, vỗ về an ủi khi thất thế, nâng đỡ chở che khi trái gió đổi thì. Cánh chim bằng không còn tuổi đôi mươi vẫn xoải cánh bay tìm bạn cũ, cưu mang tiếp rước bạn xưa những người đã cùng chia mảnh đạn với chồng, cùng ngang dọc tung hoành, cùng say mèm ngất ngưởng chia nỗi buồn tử biệt sinh ly, sống chết xem tựa lông hồng một thuở.

Trần Như Hùng đề tựa bằng câu:

“Có nhiều điều người ta sợ nói ra, dù là nói với chính mình, thế nên trong đầu anh nào cũng có lắm điều cố giấu kín.” (Fyodor Dostoyevsky)


Giản dị, chân thật, nhân bản, thẳng tuột, không tán tụng chẳng chê bai, không hờn trách chẳng kết án!

… Kể chuyện của chính mình của bạn bè (bạn lính, bạn tù), chuyện của những con người rất bình thường (nhưng không tầm thường).
…Người đọc nhìn vào nỗi niềm riêng của anh như đứng trước tấm gương bắt buộc phải đối diện với cái phần thật, nấp kín trong tiềm thức mình.( trích Trần Như Hùng)


Xin phép được thêm vào:
Người phụ nữ đọc Cao Xuân Huy để yêu chồng hơn, những người chồng đã là cựu quân nhân, nhất là
cựu chiến binh Thủy Quân Lục Chiến, đã bị tù đầy, bị ép xác đến tận cùng nỗi chịu đựng của con người, con người được thượng đế trang bị cho đầy đủ thèm khát “linh tinh” như tất cả các loài động vật ngo ngoe trên mặt đất, nếu không có tri thức kềm hãm thì nhân tính cũng ngang bằng thú tính, đói phải tìm ăn, khát phải tìm uống, thèm muốn phải hành động ngay, không cần biết uống thứ gì, ăn thứ gì, giao hợp để thỏa mãn cái giống gì, nhục hay không nhục, có phải van xin lạy lục ai không?

Phụ nữ đọc Cao Xuân Huy để biết góc kín khó kể của chồng, biết trong giai đoạn chiến tranh sống nay chết mai của chồng, trái tim của chàng chẳng thế nào thổn thức được với những bài tình ca ru ngủ kiểu em hậu phương còn anh nơi tiền tuyến hay nếu em không là người yêu của lính ai sẽ đón em chủ nhật trời trong, vân vân và vân vân, để bây giờ chàng buộc miệng: “Đánh trận mệt thấy mẹ thì giờ nào mà tiền tuyến hậu phương!” khi nghe mình hát.
Vài mẩu chuyện, như những mẩu thuốc lá thừa còn một nửa – một phần ba, được cất vào chiếc hộp sau khi đi tù về lại Sài Gòn, mùi thuốc thắp lại khen khét đăng đắng, người rít khói vào phổi lim dim mắt tận hưởng niềm hạnh phúc được hút khói, người không hút thuốc làm sao hiểu được lý do nào khiến “anh ấy” lim dim, nếu không nghe kể, dù lời kể muộn màng vẫn là một bài kinh siêu thoát cho bao người còn đang sống, khỏi phải thắc mắc: Tại sao chồng vẫn hút thuốc vẫn ngửa cổ chuốc hớp rượu nóng xé lưỡi vào gan cùng bạn cũ, những ngày các cụ cựu Thủy Quân Lục Chiến gặp nhau, không cần nhìn xem cấp bậc, chẳng màng quan hay lính, chỉ biết đã khoác lên vai màu áo bệt của binh chủng oai hùng, đạp đất bằng cưỡi con sóng.

Mẩu chuyện “miếng ăn” khởi đầu cho “có thực mới vực được đạo”, yếu tố bao tử này các hiền nhân khẳng định, miếng ăn là miếng tồi tàn, miếng nhục miếng . . . phải bị đói mới biết ai quân tử ai tiểu nhân. Các bà thích nhịn đói để giữ eo, cái đói tự tạo khác với cái đói tù đầy, cho nhịn đói để nhử khí phách. Khả năng sinh tồn cùng sức sống động vật, tự phát ra phản ứng “tiết tâm linh” khó kềm chế. Cái vòng lẩn quẩn uống nước để lừa dối bao tử, bao tử không nhận được chi tống sang bàng quang, bàng quang đầy ứ tống thẳng ra ngoài, lại đói lại lừa dối cái bao tử . . . Từ cơn cồn cào đói con người có lý trí tìm cách thống trị cơn đói bằng:
- cái lưỡi câu: Toàn trút hết hai thìa muối hột đổi lấy cái lưỡi câu hạng hai, sung sướng biết mình ói ra máu trong đêm lạnh, mừng rỡ khi có anh bạn Thạnh làm chứng để cán bộ canh tù tha khỏi đi lao động, có thời gian tìm đến hố bom câu cá . . .
Bằng:
- ngu như lợn: Bác sĩ quân y nhẩy dù Nguyễn Đức Mạnh nuôi chuột để có chất tươi chống đói . . .

Bằng các “phi vụ” nhọc nhằn có khi bị mất mạng, hay những “phi vụ” an toàn lục túi, soát ba lô bạn tù đều nêu lên cá tính chung riêng, đẹp xấu, ở góc độ phụ nữ nhìn vào: “Miễn sao anh còn sống về với vợ con, sợ gì ba cái lẻ tẻ nhục hơn trâu chó!”
Có chồng bị tù đầy, người phụ nữ sau năm 1975 đối diện với đói cách khác, chồng ở trong tù đói, con cái nheo nhóc đói, cha mẹ chồng đói. Hạnh phúc khi ôm thân hình da bọc xương vào lòng, nhận ra khuôn mặt chồng dù đã biến dạng, nhưng còn hơi thở ấm, còn hơn chẳng còn thấy nhau, còn hơn những cái chết vì lưỡi câu oan nghiệt, ảo giác về con cá to chia cho thằng bạn làm chứng mình đã ói máu trong đêm.

- người muôn năm cũ – hành phương nam – chờ tôi với: giúp cho các bà nhìn thấy điều chồng giảng giải trong đêm, về người bên này kẻ bên kia, cả hai người đều đánh mất tuổi xuân vì chiến tranh, chỉ khác là những người lính Việt Nam cộng Hòa mang lý tưởng bảo vệ chính nghĩa, so với những người bộ đội nhắm mắt tuân theo lệnh bắt buộc phải đi, không có sự chọn lựa nào khác.
Một tấm hình đen trắng thật đẹp thật nhân bản đã từng được trao giải ảnh đẹp, trong hình anh lính bộ binh Việt Nam Cộng Hòa nâng đầu một anh bộ đội cho uống nước từ chiếc bi-đông của mình, tôi không nhớ ngắm bức hình này ở đâu, câu cuối trong mẩu chuyện “chờ tôi với” nhẹ nhàng nhân bản, thở hắt hơi cuối chẳng bên này chẳng bên kia.

- người muôn năm cũ là một giọng nữ vừa ngọt ngào vừa the the vị bạc hà của đài phát thanh Mẹ Việt Nam, chương trình Sinh Bắc Tử Nam do cô Hiền phụ trách, chương trình này chỉ đọc tên – năm sinh – sinh quán của các bộ đội, đã tử trận đã sinh bắc tử nam vào mỗi đêm, chỉ đọc danh sách tên tuổi thế thôi mà còn hơn là khuyên bảo: ‘nên sinh đâu tử đấy, đừng tin vào bác đảng mà sinh ngoài ấy tử trong này! Tiếp theo là chương trình của ông Thầy Bói, gõ mõ tụng kinh ma quái.
Cao Xuân Huy viết đùa, phải mà còn cô Hiền thuở nào để nhờ cô đọc câu:
- Mẹ Việt Nam rất đau buồn khi có những người con sinh inh inh . . . Việt . . .iệt . . . .iệt, tử… ử… ử Mỹ… ỹ ỹ .

Viết như đùa mà đắng như ly rượu đế, cháy cả gan cả ruột, vì đâu ta tha hương, “ Hành Phương Nam”
Đôi ta lưu lạc phương nam này – trải mấy mùa qua én nhạn bay – Xuân đến khắp trời hoa rựou nở – mà ta với ngươi buồn vậy thay!. . . ta đi nhưng biết về đâu chứ – đã dấy phong yên lộng bốn trời – thà cứ ở đây ngồi giừa chợ – uống say mà gọi cố nhân ơi! (Nguyễn Bính)
Một Hồ Trường một Hành Phương Nam, đôi ta lưu lạc, rót . . . rót . . . rót . . . những phù sinh, những vần thơ có vận vào suy nghĩ của các đấng trượng phu chăng? Để nắm xương tàn thơm mùi lúa lên men, để người thương binh rót cồn lên nấm đất – chẳng đoán được giây phút mất nhau!

- vải bao cát: đọc rồi đọc lại vẫn tội nghiệp quá phận đàn ông, vác theo của nợ trời hành, thuở chinh chiến khó lòng chung thủy cùng người tình người vợ. Cao Xuân Huy thẳng ruột ngựa mà viết mà kể một cách thản nhiên, chẳng màu mè riêu cua. Các ông thứ dữ hay mang tiếng phụ phàng, lơ tơ mơ, hiếm khi mở lời trói buộc đời nhau, phần đông có sự trợ giúp từ người tình người yêu, khôn hay dại không thể kết luận được, vì các ông thích tránh né việc biến nàng thành góa phụ thơ ngây. Vài ngày phép bõ bèn gì, người tình phải trân trọng nâng niu không dám xàm xỡ, muốn gì đã có quán nhậu đèn mờ, các cô gái bán ba thoải mái, chẳng cần chỉ đỏ chỉ đen ông tơ bà nguyệt, ăn bao nhiêu bánh trả bấy nhiêu tiền. Các cô thuở ấy ngây thơ tin chàng trong trắng như thần thánh, chỉ khi gạo đã thành cơm, có con cái rồi chẳng cần tra hỏi chàng cũng sẽ từ từ kể cho nghe: “đã có lần . . .”

Chuyện trong tù, tưởng tượng nguồn sinh lực bị dồn nén muốn nổ tung, người nam thèm thuồng ham muốn – mà khi đụng vào mảnh vải bao cát nhám ráp che phần thân thể kín đáo của người phụ nữ đáng thương nghèo nàn, nỗi thương cảm đau lòng đã dập tắt ngún ngọn lửa dâm dục, bàn tay nháp nhúa lợi dụng cơ hội thành mền nhũn trân trọng vuốt ve, sự liên đới giữa hai thân phận kiếp người, giữa anh được dùng biểu tượng mũi tên chỉa lên, và em với biểu tượng mũi tên chúi xuống thăng hoa thần thánh.

- quyền tối thiểu: cũng thế, có thể bị xem là cường điệu, bị cười là tán dóc ba xạo, nếu có thật thì người vợ tù có hiểu được khí phách của chồng, khi đã thấy mây cuồn cuộn mà mưa chẳng đổ ào, một thân thui thủi trong góc nhà tạm trú thăm tù.
Khi súng bị bẻ gẫy, làm thân tù được vợ đến thăm, bao người cắn răng gìn lòng giữ dạ, sợ vợ mang thai khổ thân vợ khổ thân con. Nhưng không ít cháu được mẹ hãnh diện khoe: “Con được tượng hình trong tù với Ba!” được hãnh diện mang tên địa danh nơi cha bị giam giữ.
Mẩu chuyện kể của Cao Xuân Huy trong “quyền tối thiểu” và lời hãnh diện nghe được từ người vợ tù cộng sản, đều vinh dự ngang nhau, quyền tối thiểu làm chồng làm cha không ai có thể tước đi được.
Phần các ông chờ đợi đến khi được thả về nhà, để có tuần trăng mặt thứ hai trong đời, cũng đáng được ca ngợi xưng tụng là thánh sống tưởng người mất đi nhưng anh lại về .

- trả lại tiền: là mẩu chuyện hay nhất được diễn tả bằng những câu gióng một, gióng hai. Đọc xong mùi hoa ngọc lan – mùi cây ngai ngái ban đêm của những con đường Hồ Xuân Hương – Huyền Trân Công Chúa – Nguyễn Du thoang thoảng. Có một thời gian, phụ nữ sợ bị mang tiếng lây khi đi ngang các con đường này, vì các cô gái giang hồ thoáng ẩn thoáng hiện. Qua câu chuyện kể Trả Lại Tiền này, các cô tựa gốc cây gõ, gốc cây dầu ấy có ai trong họ biết được nhà văn Cao Xuân Huy đã trả lại chút nào khung vàng giá ngọc cho một kiếp hoa buồn, thay vì bao lâu trước họ bị dìm xuống bùn đen xã hội vì tội bán trôn nuôi miệng.

Câu chuyện thuật lại người đàn ông ra khỏi trại tù, đi tìm nơi giải tỏa sinh lý, nơi ấy là công viên trước dinh Độc Lập. Sau ngày được thả ra khỏi tù, đồng nghĩa với nghèo, bị công an trù dập khốn khổ, tương lai mù mịt, Sài Gòn tươi đẹp đã thành người đẹp bị tạt acid, loang lổ đớn đau. Trả giá cho cuộc mây mưa từng đồng, người mua phải chọn lựa giữa hai sự thiếu thốn, đói cái này hay đói cái kia – người bán phải trù tính, thà có chút đỉnh hơn không có chi. Rồi thì bị bắt tại trận, rồi thì anh chàng thanh niên phường khóm làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố văn minh sạch đẹp theo lệnh của công an khu vực, có người anh cũng bị đi tù cộng sản, thông cảm binh vực người mua, bắt người bán phải trả tiền lại! Trong đoạn văn:
Gã đàn ông lên xe đạp đi. Ðợi tên dân phòng đi khuất, gã vòng xe lại, đến gần ả:
- Này. Tôi trả lại năm đồng.
Ả quay lại. Cái nhìn đậu trên mặt gã vài giây, rồi nói:
“Thôi, giữ lấy xài đi.”


Câu nói trổng thiếu chủ từ của cô gái điếm không tên ấy, đáng ghi nhớ hơn ngàn câu hoa mỹ các anh đã từng nghe ca sĩ hát ca tụng lính trên các làn sóng phát thanh.
Người viết Cao Xuân Huy không so sánh, chẳng kể ra những chuyện người tù trở về nhà xưa có cán bộ ở, vợ xưa có cán bộ nuôi, các con quàng khăn đỏ đi học, nhưng nhập nhòa thuở ấy chẳng thiếu gì chuyện chẳng đặng đừng, chuyện bán cái ngàn vàng để sống còn của phụ nữ có lẽ nhẹ nhàng hơn các ông phải bán đi khí tiết hào sảng của mình để đổi lấy vài mẩu đường tán, vài ngụm thuốc lào.
Và vài mẩu chuyện nho nhỏ, dẫn theo trăm mẩu khác người đọc đã từng biết, không dám kể ra, không có tài viết lại, ngay cả không đủ can đảm đào bới đống tro tàn, sợ nói ra dù chỉ nói cho chính mình nghe,


“….thế nên trong đầu anh nào cũng có lắm điều cố giấu kín.” (Fyodor Dostoyevsky)”


Tháng 09 – 2010


. . .Anh Cao Xuân Huy ơi! Nhận sách của anh vào ngày đại hội Thủy Thần Mũ Xanh San Jose tháng Bảy- 2010. Ấu Tím là người phụ nữ tầm thường, chỉ có tấm lòng yêu binh chủng của chồng để dám ghi lại cảm nghĩ của mình về những điều anh nhắc đến khi còn trong quân ngũ, anh kể lại khi bị tù đầy. Nhận xét của Ấu Tím nông cạn không thể len lỏi được vào những khía cạnh rộng lớn bao trùm nhân sinh quan – đạo đức quan to tát. Những cảm nhận đơn sơ này, giống những lần được các anh cho phép ngồi chầu rìa bàn nhậu, nghe kể những chi tiết các trận đánh năm xưa, đôi khi có kèm theo tên vài bóng hồng quá khứ, mỉm cười, nói vài câu để gợi hứng cho các anh kể tiếp.
Khi anh viết, hẳn anh đã chẳng cần đào bới gì sất, chỉ như Mạnh Chuột “cong đít” đào giếng “giơ cuốc lên thì chim đậu, hạ cuốc xuống thì mối đùn”. Ngày này còn viết kể lan man gởi gấm lòng mình cho người đọc, giống như dùng ngòi bút đâm thẳng xuống mặt bàn bằng đá, chữ trơn tuột chạy ý bốc hơi bay vì người đọc thờ ơ hờ hững.
Độc giả hai mươi lăm năm trước đọc “Tháng Ba Gẫy Súng” khác với độc giả bây giờ đọc “vài mẩu chuyện”, anh xem tràn lan tí ngọ trên những trang web, những chuyện kể chẳng đầu đuôi, bao chuyện bôi bẩn, những tranh chấp tố tụng ai đúng ai sai, kèm vào là quá khứ bị thổi phồng hay lăng nhục. Người cựu chiến binh Việt Nam trong các quân binh chủng ai cũng mang một vết sẹo khó lành.
Anh ạ! Anh đang đau, đọc lại bài anh viết về nhà văn Mai Thảo, nhắc đến tác phẩm anh thích đọc “Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật” của ông 1967, em thì hậu thế hơn nên thích thú Để Tưởng Nhớ Mùi Hương – Tình Yêu Màu Khói Nhạt – những tác phẩm được sinh viên học sinh thích thú đọc, gò gẫm viết sao cho bóng bẩy từng nét phẩy, dấu chấm vào thập niên 70.
Anh ít nói chuyện văn chương dù anh được người tình văn chương ôm choàng lấy, để Cao Xuân Huy tiểu đoàn 4 Kình Ngư trở thành Cao Xuân Huy Tháng Ba Gẫy Súng.
. . .Anh Cao Xuân Huy ơi! Anh còn nợ độc giả trận đánh Cửa Việt trước giờ gẫy súng, câu chuyện có nhiều người muốn nghe kể chi tiết, cũng nhiều người muốn quên đi.
Anh đau thân muốn nằm, người lính tên bốn chữ TQLC ngạo nghễ dễ mến, nay chấp nhận phán quyết của y học chịu thua cơn bệnh có tên sáu chữ cancer. Anh vẫn cười, nụ cười pha màu nắng nhạt cuối thu, sợ gì anh nhỉ ai chẳng một lần, đời người đã sống qua bao thăng trầm vinh nhục – thành công của con người là khi nằm xuống được bạn bè quí mến thương yêu rơi nước mắt tưởng tiếc.
Qua chồng em, tiểu đoàn 6 Thần Ưng, em biết đến anh trước khi anh biết em, mối thân tình không cần tạn mặt mới kết được thâm giao, quý nhau qua tình trọng nhau qua cách sống.
Em quí “chị hai Minh” tấm lòng hiền hòa chịu thương chịu khó, lần này chị Hai lo lắng cho anh mệt mỏi biết bao, chị gầy xọp hẳn đi.
Chị ơi em gởi chị một vòng tay thân thiết, ôm chị thật chặt để chị biết rất nhiều lời cầu nguyện chân thành gởi đến anh chị lúc này.
Nụ cười an nhiên, chiến thắng được tất cả ngổn ngang, mỗi con người bắt buộc phải một lần đối diện.

Thân kính,
Ấu Tím
Tháng 11 – 2010

Và chiều qua, thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010, lúc 4 giờ 53 phút anh đã ra đi, thoát cơn đau thể xác, để lại cho vợ con, bằng hữu cùng bao độc giả yêu mến anh, nỗi buồn đau ngậm ngùi mất đi người chồng - người cha - người bạn hiền lành tử tế. Vĩnh Biệt Anh.
Users browsing this topic
Guest (17)
47 Pages«<3132333435>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.