Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<2526272829>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
Tonka
#521 Posted : Friday, March 27, 2009 1:13:25 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nhận đi chứ chị, chuyện đáng hãnh diện mà Approve
Huệ
#522 Posted : Friday, March 27, 2009 1:38:53 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Chúc mừng Ngô Đồng. Nhưng mà như vậy là họ hơi chậm đó, đáng lẽ việc vui mừng này phải xảy ra từ nhiều năm nay mới đúng.
floating beerchug Cooling Kisses Rose heart Sleepy

ngodong
#523 Posted : Friday, March 27, 2009 1:45:21 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)

“Ba” ơi ! Em Yêu “Ba”


Ba có nhớ hôm nay không? Tháng ba nữa rồi đó, tháng vào Xuân, tháng hai đứa mình thành vợ, thành chồng , thành một thân thể, thành một gia đình. Để em nhớ nha , bao nhiêu tên em đặt ra để gọi Ba , nào là Tiger của em , nào là Tê Hát của em , nào là Mình của em mà bây giờ em cứ gọi Ba hoài Ba hủy hà.

Em gọi Ba ngọt đến nỗi, bạn của Ba ghẹo: “con gái lớn nhỉ” khi đến nhà chơi.

Mới đó mà quá chừng năm là năm Ba nhỉ. Em nghe người ta nói , người ta cần có cái nhẫn cột ở ngón tay để nhắc nhở nọ kia , phần Ba chả có gì cột trên tay hết mà Ba lúc nào cũng nhớ đến em đúng không? Ba có thể quên đủ thứ , nhưng chỉ mình em là Ba khỏi quên được đi há. Ba đi làm xa có ba tuần thôi , khi về Ba nói thà nghèo thì chịu, chứ đi làm xa em nữa Ba không thèm đi.

Ở nhà không có Ba, em cũng không ngủ được , đi ra đi vào, nhà trống huơ trống hoắc. Em thấm thía cái câu:"thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi" làm sao đâu á. Để cô Út chọc em:"Má nhớ Ba hả?"

Ừ em biết rồi, em gọi Ba theo các con rồi em quen miệng gọi luôn, mà gọi rồi thích làm sao á.

Thuở bé em gọi Bố , Mẹ. Hai tiếng quen thuộc thân yêu ấy em không được dùng mãi , khi Bố Mẹ mất đi. Dạy các con gọi em bằng tiếng Má để lòng em không xót xa nhớ Mẹ. Mà gọi Má phải đi đôi với Ba, Ba nhỉ.

Ba nhớ không Ba. Ngày hai đứa cột nhẫn vào tay nhau , khuôn mặt em rạng rỡ, nụ cười Ba dịu dàng. Nhưng sau đó ba tháo nhẫn ra ngay vì khó chịu quá , ba không bao giờ chịu được bất cứ thứ gì bám trên da, ngoài tóc của em. Để xem, Ba không có đồng hồ, Ba không có đeo nhẫn dù đó là chiếc nhẫn ngày Ba ra trường, Ba cũng không có dây chuyền luôn, Ba nói Ba là người vô sản, nhưng hữu tình , tình em gom góp cho Ba từ thuở nảo thuở nào.

Em muốn rao truyền tình yêu có thật , lắng đọng thành khối trong tim em , em muốn la to cho cây cỏ lá hoa cùng biết "Em Yêu Ba."


Người ta có tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn tự do, tuyên ngôn đảng phái, người phụ nữ quê mùa “tôi” có tuyên ngôn tình yêu. Yêu nhiều hay ít không thành vấn đề, nhưng tôi yêu thật, yêu cái người lừng khừng nhiều khi không giống ai, ngay cả ga-lang cũng không biết làm, nịnh nọt vợ cũng không biết luôn, nhưng đã bảo: “làm sao định nghĩa được tình yêu” mà lị.

Tưởng cái bệnh mê chồng chỉ riêng mình có, ai ngờ chuyện yêu mê chồng có nhiều người mắc phải, dù đã hơn 40 năm, 50 năm gắn bó bên nhau. Elain đôi mắt xanh sáng rực rỡ khi nhắc đến Tony, khi kể lại chuyện ngày cưới:

“Rose biết không, năm lên 18 tuổi, một hôm mẹ của tôi kêu tôi vào phòng lựa áo đẹp bắt mặc vào, đánh son và phấn hồng trang điểm sau đó nhẹ nhàng bảo: Chút nữa Tony đến nhà đó .
- Who is Tony, Mom? Tôi hỏi me,
Bà nói Tony là người tốt, làm việc chung với ba tôi, anh là người tín cẩn của ông chủ, người thu tiền và mang tiền đến nhà băng mỗi ngày.
Khi Tony đến nhà, mẹ tôi bắt tôi mang bia ra cho ba tôi và Tony, sau đó anh mời tôi đi xem ciné trong bãi đậu xe, sau đó là đám cưới và hôm nay là ngày kỷ niệm 40 năm, ngày thành hôn của hai vợ chồng tôi. Lạ ghê, sao tôi vẫn ông ấy y như ngày đầu ba tôi mang ông ấy về nhà giới thiệu con gái, tôi còn nhớ, khi mang bia ra cho hai người, ba tôi nói với Tony: “Elain nó biết làm món Tortilla de Patatas ngon lắm đó.”

Nhìn qua cửa sổ, chiếc xe màu đỏ không nằm trên drive way, hai vợ chồng của John đã đi Reno để kỷ niệm ngày cưới, hai người lấy nhau đã 53 năm. Cách đây ba năm, con cái của ông bà đã làm lễ vàng cho họ. Cũng là những câu chuyện tình bắt đầu bằng sự môi giới của cha mẹ, người chọn lựa con rể, cho con gái cưng của mình. John là lính sang Đại Hàn trấn đóng, Lily ở nhà với cha mẹ ruột mong chồng về, những hình ảnh đen trắng được chưng trên tường nhà, trai tài gái sắc. Nhìn hai ông bà bây giờ đã hơn bảy mươi vẫn còn đùa giỡn ghen tương nhau thật vui, Lilly hỏi hai vợ chồng tôi lấy nhau bao nhiêu năm rồi, John trả lời thay tôi,
- Mới vừa tuần trước, Lilly không thấy sao! Rose giữ ông xã trong nhà không cho ra ngòai đường ngóng “con gái đẹp” như tôi. Nói xong ông cười vang.
Hai vợ chồng John hay ngồi trước hàng hiên ngắm người qua lại để chào hỏi, tuổi già của họ thật bình an.

Nhìn chuyện gia đình của người bản xứ, nhớ đến chuyện cưới hỏi trong gia đình Việt Nam cũng bao sự tương đồng giống nhau, dù khác màu da khác ngôn ngữ, nhưng tình yêu thì đồng một mẫu số, thời điểm sống tạo cho xã hội có nhiều điểm giống nhau, thời phụ nữ sống sau khung cửa lo cho chồng con, thời phụ nữ bước chân vào xã hội thi thố tài năng cùng nam giới. Tình yêu bây giờ người phụ nữ có quyền lưa chọn người phối ngẫu theo ý của mình, hơn là chọn lựa theo ý của cha của mẹ, thời “áo mặc không qua khỏi đầu” đã cáo chung, các cô bây giờ không chờ ý kiến của cha mẹ nữa, đợi xem phụ nữ tự lựa chọn cho mình một “đức lang quân” để thờ, có mê chàng như ngày đầu sau hơn ba mươi năm chung sống hay không, tôi không thể làm được, nhưng ngẫm chuyện tình của mình, thời gian chung sống của mình với “Ba” thì rõ ràng mình đã “bị bỏ bùa” hay sao, mà đến bây giờ tóc phai da chùng vẫn mê ông ấy.

Tháng tình yêu của riêng mình, tuyên ngôn tình yêu của riêng mình cũng muốn chia sẻ cùng bạn đọc, để những tin tức phiền muộn về cổ phiếu, về tai nạn, về giết chóc không làm cuộc đời mất đi màu hồng của tình yêu luôn hiện hữu. Không điều gì có thể lấy đi, nguồn lãng mạn luôn tồn tại trong trái tim, còn lưu giữ một mối chân tình.
“Anh ơi hãy ngủ em hầu quạt đây – lòng em mở với quạt này – trăm con chim mộng về bay đầu giường – ngủ đi anh mộng bình thường – ru anh sẵn tiếng thùy dương mấy bờ . . .”
Ừ! Chúng tôi mới lấy nhau hai hôm trước.
Khánh Linh
#524 Posted : Friday, March 27, 2009 3:31:41 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Lại chúc... mừng nữa: floating




Liêu thái thái
#525 Posted : Friday, March 27, 2009 4:07:39 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)

RoseRoseRose Chúc mừng Ấu, đây beerchug
Ấy, đâu? heartheartheart
Kisses
ac3
Sương Lam
#526 Posted : Saturday, March 28, 2009 6:52:54 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
NĐ ơi,

Người ta có tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn tự do, tuyên ngôn đảng phái, người phụ nữ quê mùa “tôi” có tuyên ngôn tình yêu. Yêu nhiều hay ít không thành vấn đề, nhưng tôi yêu thật, yêu cái người lừng khừng nhiều khi không giống ai, ngay cả ga-lang cũng không biết làm, nịnh nọt vợ cũng không biết luôn, nhưng đã bảo: “làm sao định nghĩa được tình yêu” mà lị.

SL khen NĐ đã dám thốt lên lời "tuyên ngôn tình yêu" này! NĐ đáng được thưởng 100 đóa hoa hồng!Big SmileApprove

Mừng cho NĐ được "song Hỷ lâm môn" nhé!Rose


ngodong
#527 Posted : Monday, March 30, 2009 9:55:58 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Em cám ơn các chị cùng vui với em.

Vậy chứ em đố các chị chàng của em có nhớ gì không về ngày "em bên mình anh lặng im trước bàn thờ, chung quanh chúng ta là yêu mến chan hòa..."

Hoàn toàn không, thế mới nói là lừng khừng - khờ khờ - em có trách thì lại bảo: Ngày nào không như ngày mới cưới! rồi thôi hà. Các chị đừng hỏi tới Thôi sao được mà thôi em không biết trả lời à nha.

Chị Khánh Linh ơi, chị làm em say vì rượu đó nha - em ôm hồng của chị SL không nổi, còn chị Liêu Thái Thái ơi, Ấy vẫn đây với em - em bắt tập Phượng - chàng đòi học Cọp, em bắt tập Trâu chàng đòi tập Hạc, em bắt tập Cóc chàng đòi tập Bướm, nói chung là trốn học để em mình ên á chị.
ngodong
#528 Posted : Monday, March 30, 2009 10:49:09 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)




ngodong
#529 Posted : Saturday, April 18, 2009 11:59:13 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)


Hoa nở thương quá, mùa này thường là mùa hoa đẹp nhất trong năm . Khí hậu năm nay bất thường quá .

May mắn N Đ được ở nơi khí hậu hợp với hoa, những nhà chung quanh hoa nở còn đẹp hơn nhiều nữa, đi đâu cũng thấy hoa hoa hoa và hoa. Mưa vì bão làm cho bầu trời buồn và hoa bị nặng trĩu, máy ảnh thì... chỉ cho hình vầy thôi nè.



Người lùn hay hoa cao

http://dosite.net/nhuhoa.../09/09DoubleDelight.jpg">



Ai xem giúp chỉ tay với - hoa gì mà to quá phải không?










Hoa này công nương Diana rất thích, nhưng tàn rất nhanh, được đặt tên của bà.





Hoa màu cam rất đẹp, thơm có 4 màu khác nhau, lung linh trong gió như nhảy vũ điệu Riosamba



Hoa thơm dịu dàng như mùi phấn





Hai loại sống đời



Méo meo meo của i.



Mai năm nay tha hồ muốn nở sao thì nở, không lảy lá chi hết.



Năm nay mẫu đơn cho hoa nhiều thật nhiều, 4 tuổi rồi còn gì, hai cây màu hồng và đỏ bây giờ mới bắt đầu lên tược.







Cây hồng Mẹ năm nay ra hoa đẹp quá - con gái và cháu ngoại cũng quá chừng hoa (từ một cây mình chia ra thành 2, rồi thành ba)



Con gái quá chừng đẹp luôn.
`
Ghi lại để đến mùa hè, hoa không còn trên cây nữa mình vẫn còn tưởng tượng được, có một thời hoa rực rỡ hoa.
Ba Tê
#530 Posted : Sunday, April 19, 2009 12:40:44 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Hoa của NĐ trồng đẹp như hoa của NH há Blush
Chị 3T thích ngắm hoa hơn là trồng hoa vì thật ra hổng có đất để cắm dùi thì lấy chỗ đâu mà trồng ! Đi dạo quanh ngắm cũng đủ no mắt rồi .
Big Smile
ngodong
#531 Posted : Tuesday, May 5, 2009 11:06:43 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Gập Ghềnh Tình Mẹ

Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?

Đã sang tháng năm, trời lại tặng thêm cơn mưa tuyệt đẹp, những bong bóng mưa dịu dàng đến rồi đi. Lời ca dao nghe ru tự thưở nào tìm về ngậm ngùi, hình như lần ngồi trú mưa dưới mái lá, chờ đò ngang, đưa sang xóm Kinh 2 Cái Sắn – Rạch Giá. Giọng ru văng vẳng đâu đó vọng lên.
Không phải bỗng dưng mà nhớ, không phải chỉ vì mưa mà nhớ, những bong bóng mưa phập phồng nổi lên rồi vỡ trên mặt dòng sông màu nâu đỏ phù sa mong manh, như chút tình tan tác còn lưu lại.

Trong phòng làm việc, nhìn qua khung kính, mặt hồ sóng gợn, Tanya cho xem hình ảnh ngày cưới được lưu giữ online trên Picasa của Google. Tanya chỉ hình cô con gái lên 14, mặc áo đầm hồng xinh xắn, tóc uốn lọn quăn, tay cầm giỏ hoa, dưới tấm ảnh là lời ghi chú: “Công chúa yêu dấu của mẹ, không có con mẹ không có ngày cưới hôm nay.”

Tanya có con khi còn học trung học, sau đó được gia đình bảo bọc cả hai mẹ con. Cô học xong đại học, có việc làm trong công ty điện tử, cô vừa làm lễ cưới với John, người bạn hơn bốn năm, sau một buổi dạ vũ cuối tuần.

Câu chuyện của Tanya, đơn giản quá, đang học trung học, lỡ dại có mang, được đại gia đình cưu mang, cha mẹ cho cô đi học tiếp, chăm sóc cháu ngoại, và bây giờ cô có một gia đình riêng thật êm ấm, con gái chọn chồng cho mẹ theo lời Tanya kể. Ở độ tuổi ngoài ba mươi cô có nét đẹp chín mùi, hiểu biết hơn có trách nhiệm nhiều hơn. Con cô ở với cô và dượng, trong hình gia đình, họ đi chơi chung vẻ mặt hồn nhiên hạnh phúc. Lời ca dao Việt Nam, “mẹ đi lấy chồng con ở với ai!” không dùng được ở đây.

Ngày tôi về Cái Sắn ăn cưới chị họ của tôi, cũng là ngày tôi biết một người chị họ khác, chồng đi lính chết trận đã lâu, có bạn trai bị cả gia đình lên án, mỉa mai ngay cả ruồng rẫy không muốn cho về nhà dự đám cưới của em gái. Tập quán phong tục thưở xưa, làng xóm láng giềng chung quanh ép uổng bao người phụ nữ giết chết tình cảm của họ, khi nhựa xuân còn căng đầy trên từng thớ thịt, nhất là trong thời chiến. Dĩ nhiên có nhiều bi kịch sau khi tái giá, con của vợ hiếm khi được sự rộng lòng thương từ gia đình người chồng mới, những lời bàn ra tiếng vào khiến gia đình của người đàn bà đã một lần dang dở thường gặp trở ngại đau lòng, nên phần đông đành sống vậy thờ chồng đã chết, muốn tái giá đành bỏ con cho bên nội hay bên ngoại nuôi giùm.

Sau năm 1970, cho dù phụ nữ đã đòi được quyền bình đẳng trên thế giới, phụ nữ việt nam vẫn còn chịu nhiều áp lực thiệt thòi, những người may mắn được đi học đến nơi đến chốn không nhiều, sống ở thành thị phụ nữ được tôn trọng hơn ở nhà quê, hình ảnh chạy trốn chồng sang nhà hàng xóm không ít, tóc bới cao địu con hớt hải không phải vì sợ bị đánh đập mà sợ “lại có bầu” nhà đã nghèo còn sanh năm một, thưa con thì cũng 3 năm hai đứa.

Cô tôi sanh tổng cộng 15 lần, mất ba còn chẵn chục 12. Gian nhà ở Kinh 2 rất to, được dượng cùng bạn bè xây dựng, ông rất khỏe, làm ruộng nuôi heo, sông lạch trước nhà cất vó có tôm có cá, cô tôi buôn bán ngoài chợ Tân Hiệp, đứa con gái lớn bằng tuổi tôi, bế em ẹo cả xương sống. Cô có bụng năm này sang năm khác, sanh em bé được chồng đỡ tại nhà, tôi nghe ông nói: “Đỡ đẻ cho cô dễ hơn đỡ đẻ cho heo.” Những khi Hiệp con gái lớn của cô được lên Sai Gòn ở với tôi, Hiệp không muốn về lại Cái Sắn, vì khó chịu khi thấy mẹ lại có mang.

Những điều này, bây giờ nhắc lại buồn tênh, buồn hơn câu ca dao:
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai!
Con đói thì con ăn khoai,
con đừng khóc lóc điếc tai xóm làng.

Xóm làng, nghe thì gần gũi thương yêu, nhưng cũng chính cái xóm làng này đã gây ra không ít nỗi khổ cho “Mẹ” chữ Mẹ được viết hoa này, là phụ nữ. Rõ hơn là phụ nữ bây giờ đã thành bà nội, bà ngoại. Thưở xóm làng còn lệ áp đặt cheo cưới, thưở xóm làng còn hành tội Thị Kính – Thị Màu đến thưở gả ép, cưới trừ nợ cho mãi đến bây giờ, xóm làng đã mở bung không còn khép kín, nhừng cô con gái ngồi nghe tâm tình của bà, của mẹ.

Ngày bà đi lấy chồng, xe hoa đi trên bờ đê, chiếc xuồng chèo theo đám rước dâu, cô dâu liếc thấy anh lực điền làm rẽ ruộng của nhà. Sau năm 1975 vĩ tuyến 17 không còn ngăn cách nữa, ông già lụm khụm từ Hà Đông miền Bắc tìm lại được người con gái thưở thiếu thời thầm yêu trộm nhớ, mà vì lý do môn đăng hộ đối cách trở đôi đàng. Nghèn nghẹn câu ru:

Công anh đắp nấm trồng chanh
Chẳng được ăn quả vin cành cho cam
Xin đừng ra dạ bắc Nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề
Huống tam thu như bất kiến thề
Đường kia ngõ nọ như chia mối sầu
Biết về đâu đã hẳn hơn đâu
Cầu tre vững nhịp hơn cầu phượng gia!

Lúc ấy hai mái đầu đều bạc, ông chỉ nghèn nghẹn nói khẽ: “Cô cũng già đi nhỉ!” Cả một đoạn đường tàu dài thăm thẳm, tìm cho ra, gặp cho được người xưa hẳn phải có tình nghĩa gì đậm đà ghê lắm. Bây giờ so sánh với chuyện tình của bà, là những cuộc tình không vì đất nước phân ly mà vì tha hương viễn xứ. Cũng gặp lại nhau, cũng run run giọng nói, định mệnh an bày lại đổ lỗi tơ duyên không se chẳng kết.

Chuyện của mẹ cũng man mác buồn, bị “đặt đâu phải ngồi đó” cho trọn đạo làm con . Ngồi rồi mới biết gặp chồng đa đoan, theo vợ bé bỏ con bỏ vợ bơ vơ. Gặp lại người đã từng thề non hẹn biển, bao kỷ niệm tìm về, muốn nối lại đường tơ đã đứt, thì lại đến bổn phận làm mẹ buộc ràng, con không vui, đành ép lòng ở vậy với con. Sợ xóm làng dị nghị, sợ bôi tro trát trấu làm xấu cha mẹ họ hàng. Nỗi sợ này tuy có giúp các cô gìn vàng giữ ngọc, nhưng thật ra ẩn sau nó cũng bao nỗi đọa đầy .

Không ít những người đàn bà, chấp nhận ở vậy nuôi con, sau này các con khôn lớn ra riêng, trở thành cô đơn cô độc và cảm thấy bị bỏ rơi, mà thành trầm cảm, nếu không bị bệnh này, thì lại trở thành quá khó khăn, khiến con cháu cũng khổ theo.

Nhẹ nhàng sống theo lẽ tự nhiên, sống theo con tim bình an hẳn đã khác.

Hình đám cưới của Tanya làm những đám bọt mưa không phập phồng nữa, sự chở che, sự giúp đỡ tận tình của gia đình là món quà quí giá cho cuộc đời của Tanya và cô con gái. Thử tưởng tượng sau lần vấp ngã ngây dại thời trung học, cô gái trẻ Tanya bị gia đình ruồng bỏ không nhìn mặt, không giúp đỡ thì cuộc đời hai con người ấy đi đến đâu?

Ngày lễ Hiền Mẫu, những đóa hồng có đủ xóa hết đi bao u uẩn, kín sâu trong lòng MẸ. Mỗi năm có thêm bao bà mẹ mới, thế mà thiên chức Làm Mẹ vẫn chưa có một văn bản nào, bảo đảm cho các bà nguồn hạnh phúc vô biên, khi nhận lãnh nó.
ngodong
#532 Posted : Sunday, May 17, 2009 11:21:52 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Đẹp


Ngày Mẹ đã qua, thông lệ hoa hồng bánh ngọt, kẹo chocolate đã qua, tất cả đã trở lại bình thường, đọng lại trong lòng các bà là các con vẫn nhớ đến mình.


Cô Susan Boyle vừa từ chối không dự buổi ăn tối cùng nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, trong khi bao người mong ước điều này, cô thú nhận vì quá bẽn lẽn, không biết sẽ phải tiếp xúc với ông thế nào cho phải phép. Cô Susan đã được cả thế giới biết đến, sau khi cô cất giọng hát trong cuộc thi tài năng thế giới, tất cả mọi trang web, thơ tín điện tử bạn bè gởi cho nhau đều có nhắc đến, gởi đến cho nhau nghe giọng hát pha lê này, cô có nụ cười thật hiền, thật dễ mến, phong thái trả lời ban giám khảo bình dị, dáng vóc của cô không là dáng vóc của người đứng trên sân khấu hoa lệ, dáng của cô là dáng vóc của tất cả những người phụ nữ bình thường trong đời sống thường nhật. Nhắc đến cô, nghe giọng cô hát lại liên tưởng đến giọng hò giọng ru thuở bé, nếu mang được tất cả dáng vóc phụ nữ thường nhật lên sân khấu, còn bao điều đáng ngạc nhiên hơn nữa. Trong chợ, giọng rao hàng, trên sông nước giọng hò mái đẩy, ruộng sâu hò cấy lúa, trăng sáng hò giã gạo, tiếng vọng ban đêm ầu ơ ví dầu không thiếu trên toàn cõi Việt Nam, có dịp đi vòng thế giới, len lỏi vào từng khu vực sống an lành của dân chúng, biết thêm không chỉ ở quê hương mình mới có, hầu như phụ nữ luôn cất giọng hát, giọng hò trong đời sống mỗi ngày.


Cô Amanda, một trong ba vị giám khảo trong cuộc tuyển lựa tài năng, với trang phục thật đẹp đã để dòng nước mắt chảy dài sau khi nghe cô Sunsan hát. Nụ cười đôn hậu rạng rỡ khi cất tiếng hát của Susan, đã biến khuôn mặt của cô thành thiên thần, không ít người đã ghi cảm nhận như thế trên các trang blog cá nhân, ngay cả Simon Cowell và Piers Morgan cũng đã sửng sốt không thốt nên lời.


Nói đến phụ nữ là nghĩ đến nét đẹp, bản thân phụ nữ thích đỏm đáng, ai cũng thích đẹp, ngay cả đã được trời cho đẹp rồi lại muốn đẹp hơn, câu nói: “Không có người phụ nữ nào xấu cả, chỉ vì họ không biết trang điểm đó thôi!” đã khiến bao nhiêu hãng mỹ phẩm được gầy dựng, bao nhiêu khoa học gia, kỹ sư, bác sĩ nghiên cứu đêm ngày tìm cách pha chế từ thượng vàng hạ cám để gìn giữ làn da mái tóc, móng tay móng chân cho phụ nữ - căng da mặt, hút mỡ bụng để gìn giữ tuổi xuân, có một điều họ không sao tìm cách tạo được là phần hồn của các nét đẹp ấy, nhìn hình vi tính “tân trang” cho cô Susan từ mái tóc, đến hàm răng, lời đề nghị phải nhịn ăn để hạ mười đến mười lăm kg cân nặng mà thương, chắc chắn một điều cô Sunsan không cần những hình thức ấy để có nụ cười đôn hậu, cách nói chuyện dí dỏm thân tình, không kiểu cách trước một cử tọa thật đông trước mặt, ngay cả bao nhiêu tiếng nhạo báng chung quanh trước khi cô cất giọng hát vẫn không làm thay đổi giọng hát và nụ cười thiên thần của cô. Hẳn bây giờ cô đã không còn được khỏang không gian bình an thường nhật, vì bao nhiêu trung tâm ca nhạc, bao nhiêu nhà sản xuất quần áo, hãng mỹ phẩm, các bác sĩ thẩm mỹ, các chuyên gia dinh dưỡng vây quanh cô xin ký hợp đồng.

Nét đẹp từ bên trong ngọt ngào thơm ngát, có bao nhiêu người trời không cho bề ngoài hào nhoáng, nhưng giấu giếm bên trong một kho tàng vô giá không ai có được.


Xem và nghe mãi bài hát I Dreamed a Dream của Susan lại nhớ đến bộ phim, quyển truyện đã đọc ngày xưa, “Những Kẻ Khốn Cùng” nguyên tác Les Miserables của đại văn hào Victor Hugo, nhân vật chính là ông Jean người bị tù vì tội nghèo, ăn cắp bánh mì nuôi em, sau đó vì toan vượt ngục nhiều lần mà thời gian bị tù kéo dài hơn, cho đến ngày được tha là mười bốn năm. Vừa thóat khỏi đời tù tội, ông lại bị xã hội ruồng rẫy không chấp nhận, ngoài một vị linh mục mang anh về nhà thờ nương náu. Sau một thời gian ngắn, anh đã ăn cắp chút của cải để có lệ phí trở lại quê hương. Nhưng viên thanh tra theo dõi ông đã bắt ngay ông lại với tang chứng . Rất bất ngờ khi vị linh mục nói với ông thanh tra là các vật ấy ngài đã tặng cho ôn Jean để xây dựng lại cuộc đời mới, ông còn tặng thêm một chân đèn thật quí giá cho Jean, từ đây cuộc đời ông Jean đã hoàn toàn thay đổi.

Nhân vật thám tử (!) theo dõi ông Jean từ ngày mãn hạn tù cho đến khi kết thúc quyển sách hay, bằng cách tự trầm mình để không nhận ân huệ từ ông Jean cũng rất đặc biệt, một nhân tính cứng ngắt không chịu thay đổi cách nhìn, cách nhận định về con người , ông ta không thể chấp nhận được nét đẹp –xấu của hình dạng và tâm hồn có thể đổi thay theo thời gian và hoàn cảnh. Ông ta hoàn toàn tin tưởng vào luật lệ đã được đặt ra, trên hết ông ta tự cho ông là người tốt, người trong sạch có toàn quyền phán xét kẻ đã một lần phạm lỗi, sẽ tiếp tục lầm lỗi đời đời.


Rất nhiều tình tiết trong bộ tiểu thuyết lừng danh này, đọng lại trong người đọc nét đẹp tuyệt đối luôn phát xuất từ trái tim yêu thương tha thứ, không nhận được tình thương từ vị linh mục ông Jean sẽ trở lại khám tối đời đời, đứa bé gái mồ côi mẹ sẽ không nhận được tình phụ tử ngọt ngào từ trái tim đã từng ngun ngút hận thù đời của ông Jean .

Đời sống mỗi ngày hôm nay, có bao nhiêu ông Jean, có bao nhiêu ông thám tử thanh tra, lạy Trời tỉ lệ ông Jean có nhiều hơn ông thám tử, để đời sống bớt đi bao nỗi khốn cùng.

Giáo điều nào lại vừa được mang đầy lên mạng lưới toàn cầu, trường Heritage Christian School - Ohio cấm thi anh học trò Tyler Frost, vì tội dám đi dự dạ tiệc thành niên (prom) dành cho học sinh sắp hoàn tất chương trình trung học tại Findlay High School cùng cô bạn gái Smoody.

Luật của trường Heritage cấm học trò không được nhẩy đầm (dancing) không được chơi nhạc rock, không được nắm tay (?)
ngodong
#533 Posted : Friday, May 22, 2009 3:04:12 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Con So

Con yêu của má! Con hỏi tại sao gọi là có bầu con so?

Mở tự điển So có nghĩa là: Đặt kề nhau, song song với nhau để xem hơn kém nhau bao nhiêu. So lại dây đàn. So mái chèo. Làm cho (đôi vai) nhô cao lên, tựa như so với nhau. Ngồi so vai. So vai rụt cổ.
Vậy mà lần thai nghén đầu tiên được gọi là có mang (chửa) con so. Tương tự như gà mái cho trứng lần đầu cũng được gọi là trứng gà so. Không cần hiểu rõ So là gì, nhưng khi có con lần đầu, bà mẹ nào không hạnh phúc sung sướng trong lòng.

Má có mang con, khi còn trẻ hơn con bây giờ, thưở ấy cách nay hơn ba mươi năm. Sau ngày cưới không lâu má biết mình cấn thai, có thai trong lúc không biết phải sống thế nào trong hoàn cảnh đời chật vật, tương lai mịt mù trước mặt, ba con ngơ ngẩn như chiếc bóng sau lưng má.
Chiếc áo bầu má mặc lần đầu, là chiếc áo má cắt may từ tấm khăn màu vàng hoàng yến của bà ngoại. Ngày ấy, bà ngoại đã mất, bà nội biết má có thai thương má lắm. Lúc nào bà cũng nhắc má: Phải tránh đạp lên ngưỡng cửa , không thôi hồi đi sanh con nó không chui ra liền, mà thập thò sinh tử. Không được ăn ốc mai mốt em bé chảy nhớt - không được làm điệu con lớn bị vô duyên, không được chụp hình da em bé bị đen.

Còn nhiều nữa má không nhớ hết, rồi bà nội kiếm mua cho má trứng ngỗng ăn cho em bé thông minh, uống nước dừa tươi để da em bé trắng mịn, nói chung mọi điều tốt đẹp đều dành cho em bé.
Nhìn con âu yếm nói chuyện với đứa con đầu lòng, còn nằm trong bụng, không lâu nữa má sẽ có cháu gọi Ngoại, cảm giác của má bây giờ không bút mực nào tả được, có lẽ làm mẹ và làm bà sợi dây nối tình cảm giữa hai mẹ con vươn dài thêm ra, từ cuống nhau của má truyền đến con, rồi đến cháu, cũng cuống nhau ấy cháu ngoại của má đang ngậm bây giờ. Nếu con biết má ngồi lặng nhìn hình ảnh bé bỏng của cháu trên màn hình máy tính, mắt nhòa vì hạnh phúc để nhớ mới ngày nào con cũng bé bỏng như thế trong khoang bụng của má. Thời của má, các bà chỉ nhìn hình dáng cái bụng mà đoán con trai hay con gái, ngay cả bế em bé cho đứng lên bụng để đoán, nếu có mang con trai, khi bà bầu bế em bé trai, đứa bé này chỉ đứng một chân trên bụng.

Con có biết má lo lắng cho con từng giây từng phút, tin tức thế giới, tin tức kinh tế, nhất là những con vi trùng mới đang hoành hành làm má không yên lòng chút nào cả, lúc nào má cũng muốn ở bên cạnh con, nhìn từng cái đạp, cái chuyển mình của bào thai đang chờ góp mặt với đời.

Nhìn cuộc đời từ bà ngoại xuống đến má, đến con, ba thế hệ ngắn ngủi vậy thôi mà có bao điều giống nhau, mang nặng đẻ đau thiên chức thượng đế đã sắp đặt, dù hoàn cảnh sống có thế nào, mầm sống mới là nguồn hạnh phúc khôn cùng của đời người đàn bà con nhỉ.

Thời của ngoại, nạn đói Ất Dậu, di cư 1954, nội chiến trải dài. Bà ngoại có mang con so là má, trong bối cảnh ông ngoại là lính, sống trong khu gia binh, nơi dành riêng cho những quân nhân có gia đình. Nhìn những hình ảnh còn giữ lại, ngôi nhà đơn sơ một mái, khoảnh vườn nhỏ sau nhà, ông ngoại ẵm dì, má đứng dưới chân, sau lưng là bụi chuối, chiếc xích đu ông ngoại tự tay đóng cho con chơi, ông mặc bộ quân phục. Má nhớ bà ngoại kể, lần đầu mang thai không biết gì hết, các bà hàng xóm chỉ bảo đủ cách, theo chồng quân nhân phải xa cha xa mẹ, đêm nghe tiếng súng, nhìn hỏa châu lo lắng cho chồng. Nhưng bà ngoại vẫn may mắn khi đi sanh lúc nào cũng có ông ngoại bên cạnh. Má ra đời trong nhà thương dành riêng cho lính, bà ngoại kể cho má nghe, khi có mang con so, không biết sao bà ngoại thèm ăn bắp, thèm ăn mía kinh khủng, đến nỗi ông ngoại trồng cho bà bụi mía, trồng luôn cả bắp cho bà. Trồng có trồng cho vui, chứ lúc thèm là phải tìm cho ra để ăn, chờ cây ông ngoại trồng lên trái thì bà ngoại đã hết thèm rồi. Có mang con so, luôn luôn là điều khó có thể quên trong đời người phụ nữ, nét đẹp của bà bầu con so không điều gì so sánh được, tình yêu vợ chồng rạng rỡ trên nét mặt, cùng niềm háo hức chờ đợi tiếng khóc đầu tiên. Má hỏi bà ngoại nhớ gì nhất ngày hạ sanh má, bà ngoại kể chuyện cô mụ đỡ tên Quỳ. Cô Quỳ là người thích ông ngoại lắm, các bà hàng xóm, ngoài việc chỉ bà ngoại phải làm gì khi có mang con so, còn lời ra tiếng vào về cô y tá, kiêm cô đỡ tên Quỳ thích ông ngoại, có tình có ý với ông ngoại, vì cô có lần săn sóc cho ông khi ông bị bệnh trước khi có vợ ướcdù ông ngoại chẳng bao giờ để ý gì đến cô ấy. Ông ngoại mang lon trung úy năm lên hai mươi bốn tuổi, hiền lành và đẹp trai nữa, cô gái nào không ao ước làm thân.

Thời của má, nội chiến vẫn còn cho đến 1975, gia đình mình thuộc vào thành phần đối nghịch, ông ngoại ông nội cùng bị bắt đi tù cải tạo, ba má bị đối xử hận thù, cuộc sống không dễ dàng chút nào cả. Má không biết mình có thai, mải lo buôn bán, cho đến khi bà nội nhìn mạch máu chạy từ dưới mang tai thẳng xuống yết hầu phập phồng, bà nói với má con có mang rồi. Đi xin giấy khám thai bị đòi hỏi giấy tờ hộ khẩu, má biết mình có mang là đủ . Má nhớ bà nội mang má tới cháu của bà nội thăm thai, má gọi là chị Nhự, dù chị lớn hơn má nhiều lắm. Chị làm y tá trưởng trong nhà thương Từ Dũ rất lâu năm, sau này chị là người khám thai, chăm sóc cho má. Có mang con, má thèm ăn bắp giống bà ngoại, có đêm thật khuya ba còn phải chạy đi tìm mua cho má. Hồi đó má phải làm đủ mọi việc để kiếm tiền mua gạo, đồ đạc trong nhà phải bán dần, bụng má thât to rồi má vẫn còn đạp xe đi giao nước ngọt cho các quán cà phê lề đường. Má nhớ bà nội cho tiền bắt cặp heo để nuôi, lúc đó ở Sài-Gòn nhiều nhà bị Việt Cộng lấy ở, họ mang heo vào nuôi ngay trong phòng khách, má nuôi hai con heo nhỏ xíu bỏ trong giỏ đệm cho đến ngày con sắp chào đời hai con heo to hơn tạ, dù chỉ được nuôi trong nhà bếp, má đặt tên con Ột, con Ịt, má có mang con dài hơn chín tháng mười ngày, chị Nhự nói con gái thường ở lâu hơn con trai, tại con gái thương má nhiều hơn. Cho đến buổi sáng sau khi má trộn cám với rau cho heo ăn xong, con Ột đụng té ngồi xuống sàn bếp, nước ối bể ra con chào đời dễ dàng trưa ngày hôm ấy.

Nay đến thời của con, kỹ thuật hiện đại, con có bác sĩ chăm sóc định kỳ, sự nghiệp hai vợ chồng con tương đối, chiến tranh xảy ra nơi khác, kinh tế trồi sụt vẫn không sao so sánh được với thưở không biết ra sao ngày mai, gạo đong từng lon để sống từng bữa. Chuẩn bị cho đứa con đầu lòng, má chỉ biết ngồi may từng chiếc áo, cắt sẵn bao nhiêu tấm tã, đan vớ nón. Nghe con chuẩn bị cho cháu ngoại của má, học khu phải tốt, khí hậu nơi ở không ô nhiễm, phòng học phòng chơi, vậy mà không biết tại sao má vẫn lo âu cho con từng giờ từng phút.


Má nghe con đòi ăn bắp nấu, chồng con lấy trái bắp tươi trong tủ lạnh ra, bóc vài lớp vỏ, gói trong khăn giấy nhúng nước, mở microwave sáu phút, má mỉm cười hạnh phúc, đợi chờ ngày làm bà ngoại so.

Mẹ có nghĩa là yêu thương và lo lắng mãi mãi cho con, như biển Thái Bình không bao giờ cạn kiệt.
ngodong
#534 Posted : Saturday, June 6, 2009 1:20:21 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Mắm

Lâu hung không nấu chi ráo, vô chợ Đại Thành, mút phía sau là mấy thùng đựng mắm, mắm lóc, mắm linh, mắm sặc, mắm xay nhuyễn không xương, mắm xé sẵn đặng mang về trộn thù đủ. Phải nói cái mùi mắm đặc biệt cỡ nào khiến ông bà nói: Có con gái lớn trong nhà giống y như chứa hũ mắm, không biết khi nào nó xì.

Nói đến mắm, là nói đến cá, đến muối hột, công đoạn làm mắm không có chi khó, cái khó là giữ sao cho mắm đủ mặn không hư, con mắm thấm muối chín mình ên nó, sau đó mới thêm màu đường, thêm thính cho thơm.

Ai sống ở miệt Định Tường không nhớ chị Sáu Mắm, mắm của chị Sáu nổi tiếng ngang ngửa với mắm ruốc bà Giáo Thảo ở Vũng Tàu, cái tên sống hoài không chết theo thời gian, dù đã hơn ba bốn chục năm, tới giờ cũng còn nghe nhắc. Mắm lóc của chị Sáu không sao chê được, con nào con nấy tròn u, cái màu mật đường làm con mắm nổi duyên dùng, như con gái có nước da màu hồng quân chín đỏ.

Mật đường là nước mía ép nấu, trước khi qua công đọan kết tinh, lọc mầu cho thành đường phèn, đường cát, đường thẻ, đường phổi, mấy lò đường bán loại mật chót cho nhà làm mắm.
Thời sống ở miệt Cầu Quay – Mỹ Tho, thời con so còn đỏ hỏn, đi làm công cho chị Sáu, ba cái lu cái ang mắm thấy mà ớn, nội cái gỡ cá ra khỏi muối, đặng trộn thính rồi gài nó lại – ướp hơi muối, sang qua tới vô đường, làm hoài không hết công chuyện, ngày này qua tháng nọ, thời đó đâu có ba cái đồ bọc tóc, đi mần về tới nhà, hơi mắm nó đeo theo phủi hoài không hết. Người ta nói "có phước làm con tiệm vàng, có nợ ở đợ nhà làm mắm", thiệt không sai chút nào mà, đờn bà con gái ai không ham hương thơm phảng phất, đi làm công trong vựa mắm, cái mùi cá mú nó ám từ mình, truyền qua tới con , xà bông sả cũng không báng hết mùi mắm, tới chừng bẻ ba đám lá khuynh diệp, lá bưởi, lá ổi nấu tắm, nó mới bớt hôi chút đỉnh. Mà cái dòng bị hôi là người đối diện thấy hôi, chớ người mang mùi đâu có hay
.
Mèn ơi! Người mình học được cái tính dấu nghề của mấy ông chệt, truyền nghề cho con cháu kiếm tiền, không để lọt ra ngòai cho ai, con dâu còn biết chút chút, tại phải hụ hợ phụ chồng, chớ con rể là khỏi được học cái bí kíp gia đình. Phải cái gì kinh khủng không nói, chớ ba cái cách làm bánh bò bánh tiêu- tới sữa đậu nành bánh bía, lớn hơn chút là mì hủ tiếu, chuyện gì cũng dấu, ba cái bánh trung thu còn dấu nghiệt hơn nữa chớ. Muốn học nghề làm mắm, phải ráng vô làm công là vậy đó. Tại cái chuyện dấu kín bưng này, mà làm hao hụt biết nhiêu mà kể, ba cái thứ bánh trái, mứt miết chút híu cũng dấu, ba cái công thức nấu món này món kia cũng dấu, sống truyền cho con cưng, chết ôm theo xuống tuyền đài, đặng kiếp sau trở lại có mà làm vốn chắc á.

Mần cho chị Sáu đâu chừng giáp năm, ghi chép dấu diếm, chưa kể phải rình mò tính toán, coi coi từ lúc cá xuống khỏi ghe, đến hồi ra khỏi lu là nhiêu lâu, công đoạn từ lúc chặt đầu móc ruột tới lúc vô đường là nhiêu, tới giờ còn nhớ không quên nổi, dù cho cá tươi hằng hà cũng không một lần thèm thuồng làm mắm, ai hỏi tui trong đời có điều gì không muốn mần lại, tui trả lời liền không cần suy nghĩ đâu nghen.

Công thức làm mắm dễ ẹc chớ gì, mà ai đâu muốn làm chi cho cực, nhất là làm lạng quạng thiếu nắng dư sương, đám cá sình ung, xì cái mùi thum thủm biết lấy chi mà đỡ chớ. Hồi đó mần cái chi cũng không qua bàn tay đong đếm, ba cái bánh bông lan, mấy bà chỉ một chén trứng một chén đường một chén bột, ta nói bị tổ trác riết mới biết ra chén trứng đầy, chén đường gạt ngang miệng, chén bột vung có ngọn, rồi qua làm mắm cũng vậy, hễ mười thau cá, cần 1 thau muối hột, nửa thau thính gạo, thau rưỡi đường mật là rồi khạp mắm. Cá này không tính cái đầu cái ruột đâu nghen, thịt cá không thôi đó. Cách làm cũng dễ đâu có khó, mần cá cho sạch nó, ngâm vô thau nước muối mặn thiệt mặm, để cỡ miếng cá trắng nhởn, vớt ra để cho ráo – sau đó xếp vô khạp, một lớp muối một lớp cá, trên mặt trước khi đóng khạp là lớp muối. Đóng khạp xong ghi ngày tháng lên cái nắp sau hai tháng gỡ ra – kế đó lấy ra rửa sạch để ráo cá lần nữa, rồi lăn vô thính gạo xếp lại vô lu khạp sạch, xông muối ít nhất cũng một tháng rưỡi . Sau đó chuyển cá qua cái lu khác, một lớp cá đổ một lớp đường mật cho tới đầy gài thiệt chặt, đóng nắp mang phơi nắng.

Hai giai đọan đầu khạp mắm nằm trong râm, giai đoạn cuối này cần có ông Trời tiếp sức. Người ta tin làm mắm cũng phải có tay, thiếu gì người biết làm mắm, mà nó không ngon, không thấm, bị hư đổ bỏ làm phân bón cho ruộng. Người ta nói chị Sáu có tay làm mắm, chưa hề thấy mắm bị thúi, ta nói lò mắm của chị Sáu làm không nghỉ, trời mát trời nóng chi không cần biết, chỉ điều khiển người làm công không hở tay, người lo làm cá cho sạch, người dở cá, dằn cá, cho tới hồi cân mắm giao ra chợ xong, là tới đám dưa leo đèo đọt nhà vườn thẩy tới, cắt đôi bỏ ruột phơi héo vừa xong, đặng thả vô cái nước mắm còn lại trong khạp làm dưa mắm, đâu chừng hơn tháng là dưa mắm chín, bán cũng lời bộn.

Dân ruộng ăn cơm đâu cần chi cao lương mỹ vị, mồ hôi tuôn xuống ruộng đồng, bữa ăn có chén cơm nóng, xé ba miếng mắm có dằn ớt cho cay thiệt cay, ra sau hè hái ba đám rau thơm, rau càng cua là xong bữa, nhà nào có bà vợ biết nấu món, cũng chỉ cần cho khứa mắm rửa sạch vô tô, dọng thêm ba muỗng đường, mớ tóp mỡ chưng lên chút xíu, trái dưa leo xắt miếng, ông bà cha má ơi nồi ba nồi mười chấp luôn chớ sợ gì bụng bự.
Chưa kể dưa mắm xắt nhuyễn trộn tỏi đập dập, vắt miếng chanh cho chua vô nó, chút đường nữa cũng bắt cơm kể chi siết.

Nhà giàu có ăn mắm cũng khác, người ta đệm cá bông lau, đệm tôm càng, thịt ba rọi, dọn trên ba cái tô chén kiểu, mắm cũng sang trọng như ai.

So sánh sơ sịa ba món mắm thì món mắm thái đứng mình ên nó một xuồng, tại nó làm màu y chang cô thiếu nữ đang xuân áo quần xúng xính. Nội cái chuyện xé con mắm lọc cho hết xương, đến chuyện bào thù đủ cho nhuyễn ngâm phèn vắt khô phơi ráo, luộc thịt ba rọi chín tới ướp đường phơi nắng cho trong, sau cùng mới thêm thính trộn đều, rưới thêm nước đường thắng tới.

Mắm và rau đứng đầu bảng điệu đà, kế tới mắm kho, sàng qua mắm chưng, mắm hấp.
Làm thử món mắm hấp thịt heo, ăn với dưa leo rau thơm thử coi, có ngon không cho biết. Nửa chén mắm lóc đã rửa sạch xé nhuyễn, một chén thịt bằm, hai muỗng canh dầu ăn, tiêu tỏi hành ớt, sợ độc dằn muỗng gừng, thêm hai muỗng đường một cái hột gà trộn thiệt đều, bỏ vô thố chưng cách thủy, gần chín tới làm điệu chén mắm bằng cái tròng đỏ trộn dầu ăn trét lên mặt. Ăn ngậm mà nghe đó heng. Hồi này sao không biết, chớ hồi đó thiếu chi ông mê chén mắm, rước luôn người nấu mắm về thờ.

Bây giờ có mê ăn mắm, cũng nhớ canh chừng coi coi, có dính bệnh cao máu không đó nghen bà con, đừng nghe tui kể bắt thèm, ăn quên tính toán mà thành sinh họa.
PC
#535 Posted : Saturday, June 13, 2009 11:08:27 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Bây giờ có mê ăn mắm, cũng nhớ canh chừng coi coi, có dính bệnh cao máu không đó nghen bà con, đừng nghe tui kể bắt thèm, ăn quên tính toán mà thành sinh họa.


Nỗi buồn của tuổi già!
ngodong
#536 Posted : Monday, June 22, 2009 1:28:49 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
“Cuối tuần vui nha! Have a nice weekend!”

Những lời chào vào ngày thứ sáu được nghe mỗi tuần, trước khi quàng cái ví vào vai bước ra khỏi văn phòng làm việc.
Có việc làm là niềm hạnh phúc lúc này, trong khi bao nhiêu người đang nộp đơn xin việc, tỉ lệ thất nghiệp đã được xem là cao kinh khủng, hy vọng vị tổng thống mới lèo lái nền kinh tế khá hơn.
Buổi sáng thư hai, thế nào cũng nghe câu: “Cuối tuần thế nào, vui không?”
Thành thật trả lời sẽ là: Thứ bảy dọn dẹp, chủ nhật đi chợ nấu ăn . . . kể ra trăm thứ bà rằn bà rí sẽ mất không ít thì giờ, thôi đành nói qua loa cho xong.
Niềm vui cuối tuần trong gia đình Việt Nam rất đơn giản, khi con còn bé, thế nào cũng đi học tiếng Việt – đi hướng đạo, cha mẹ sẽ được đi theo. Chở con đi đến trường hay đi sinh hoạt khoảng vài tiếng, thôi thì ở lại chờ đón con về luôn cho tiện, thế là hình thành nhóm cha mẹ, để chăm lo thức ăn cho các cô các cậu, có khi hướng dẫn giao thông, có khi làm việc tạp nhạp góp một tay phụ cho các trung tâm Việt Ngữ, ngay cả biến thành thầy cô giáo hồi nào không hay.
Con lớn lên đi học đại học, cuối tuần nếu không tay xách nách mang, món ăn truyền thống có nêm nước mắm cho các cô các cậu, thì lại lụ khụ nấu nướng đón chờ, để sẵn máy giặt cho các cô các cậu về thồn quần áo dơ vào đấy, trước khi trở về trường quần áo tự động đã sạch, được gấp gáp cẩn thận tinh tươm.
Nếu các con đã lập gia đình, cuối tuần sẽ được trông cháu cho bố mẹ nó đi đây đó chút xíu, nếu không cũng mong các con các cháu ghé thăm để bận rộn nấu nướng lăng xăng.
Những niềm vui ấy chưa tính đến trồng tỉa quanh nhà, đám cưới đám sinh nhật, đám giỗ đám ma, tất cả mọi thứ đều quay quanh cái cuối tuần ngắn ngủi.

Phàm khi vui thú hạnh phúc thời gian bay vèo như tên bắn, khi khổ sở chán nản thời gian lười biếng không trôi, cho nên cuối tuần qua nhanh lắm, chưa kịp cười tàn nụ, nó đã biến mất.

Các cô làm việc chung, người Phi thích đi mua sắm, con cái đòi gì mua nấy không biết có thật cần thiết, hay chỉ vì muốn có cho vui – người Mễ còn thoải mái hơn, mua là mua không cần biết làm tại đâu, miễn xanh xanh đỏ đỏ là được, mua hôm nay mai vứt cũng không sao. Người chính gốc Mỹ da đỏ, sống đơn giản hơn, thích có trang trại, nuôi ngựa, dạy ngựa giữ ngựa, họ ăn mặc không cầu kỳ, quần jean áo sơ mi, lúc nào cũng phải đi boot, Mỹ gốc Ý – gốc Pháp – gốc Đức mỗi người mỗi kiểu, nhưng họ mua sắm có tính toán hơn, thà mua đắt nhưng dùng lâu, lý do họ tin tưởng vào nhãn hiệu thương mại. Không câu thành ngữ nào hay hơn câu “tiền nào của ấy”, để bàn về chuyện mua sắm ở Mỹ này, từ quần áo đến mọi thứ đồ dùng, nhãn hiệu đắt tiền đều dùng vật liệu đặc biệt, thiết kế mẫu mã cũng đặc biệt, mỗi thương hiệu có một đặc tính riêng, không trùng lập. Nếu là quần áo vải vóc, thì màu sắc khó phai, khi mặc vào người thoải mái, đường chỉ mũi kim không chê vào đâu được. Từ ngày dòng chữ “made in china” xuất hiện mọi nơi, dạo một vòng khắp các trung tâm thương mại, thản hoặc mới tìm ra dấu “made in USA” mừng muốn khóc, tiếp đó khi ra quầy tính tiền khóc òa luôn vì đắt.

Tính ra các ông các bà chủ hãng ở Mỹ cũng khổ chứ đâu có vui sướng gì, nào là tiền mua bảo hiểm từ a tới z, đụng cái gì cũng phải có bảo hiểm, lý do vì nơi này là thiên đường của tự do, nên con người được tôn trọng bảo vệ, đến thú vật thiên nhiên cũng được bảo vệ đến nơi đến chốn, từ lý do này sinh ra bao nhiêu luật lệ, bất kỳ chuyện gì xảy ra người ta cũng có thể dựng nên luật để bảo vệ, sau vài trăm năm lập quốc, luật này át luật kia nên rối tung cả lên, lý do tại sao làm gì cũng cần có luật sư cho ý kiến. Tốn nhiều tiền bảo hiểm, giá thành đành phải cao mới chịu thấu, thế là các công việc be bé, tỉ mỉ tẩn mẩn được mang sang các nước khác gia công cho rẻ.

Chỉ có một nơi, chắc chắn “made in USA” là farmer market, những bó rau tươi xanh, những nông phẩm trồng từ các nông trại đem đến, người bán thường là người Lào, người H’Mong, bây giờ đã có thêm người Việt Nam nhập cuộc. Món gì cũng được niêm yết giá thật rõ ràng, thường bắt đầu bằng con số 50 xu. Cuối tuần đi lang thang trong chợ nông sản này thích lắm, hoa tươi giá rẻ hơn một nửa so với trong tiệm, cá tươi đánh bắt ở đâu không biết giá rất phải chăng, red cod 3 đồng 75 xu một cân – dĩ nhiên khi về nhà phải tự làm sạch cá trước khi nấu.

Cuối tuần đi chợ trời cũng vui lắm, đi bộ hết vòng chợ, lựa cái này nhìn cái nọ cũng giống như tập thể dục không tốn tiền nhiều, miễn sao đừng bị giá rẻ mà mua đến nỗi xách không nổi, phải mua thêm cái giỏ có bánh xe đẩy. Đang đi bỗng nghe một câu chuyện bằng tiếng Việt rất rõ ràng: “Em đang kiếm chỗ ở, bỏ ổng cho rồi, lấy ổng là để sang được Mỹ thôi hà. Em hỏi luật sư trên đài rõ ràng, hễ có thẻ xanh 10 năm là hỗng sợ bị trả về bển. Ổng già khó tính còn hơn ông già em, đi học cũng la, đi làm cũng la, bạn gọi phone cũng la . . . .”

Người nghe không muốn nghe, tiếng nói lanh lảnh sau lưng theo gió chui vào tai. Người nói chắc cũng không muốn ai nghe được, ngoài người đang đối thoại trên cell phone, nhưng nói chuyện phone giữa chốn chợ trời thì chỉ người Mễ mới không thể hiểu.

Một cuối tuần tuyệt đẹp sao. Lang thang hai ba chợ. Thứ hai này không cần dùng “white lie”.
ngodong
#537 Posted : Tuesday, June 23, 2009 6:57:56 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Vượt Cạn

Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình .

Hai câu ca dao thưở xưa thật xưa, đến nay vẫn đúng. Ai nói gì thì nói về thế kỷ 21, tiện nghi vật chất, kỹ thuật tân tiến, y khoa hiện đại, đàn bà vẫn mồ côi khi vượt cạn, khi “đi biển” một mình .

Năm 1976, nhà thương Nguyễn-Văn-Học bị chuyển giao cho Việt Cộng , toàn bộ nhân viên kẻ ở người đi, bác sĩ làm việc mặt mày thất thần, các cô y tá mặt mũi đăm chiêu, vài khuôn mặt thâm xì chai bủng, lâu lâu nhắc nhở những mệnh lệnh lạ tai, không khí ngột ngạt bao trùm. Muốn được sanh phải có giấy tờ hộ khẩu, giấy chứng nhận đúng tuyến, muốn vào thăm phải đợi ngoài cổng chờ đến giờ cho thăm, nhà thương giống như trại giam, bệnh nhân đến gặp bác sĩ phải cầu cạnh các ông gác cổng. Bao nhiêu thuốc men, bao nhiêu nhân lực đã được đào tạo chuyên môn, từ bác sĩ – y tá chuyên khoa đến nhân viên văn phòng, bị loại bỏ gần hết, vì lý do họ sợ bị “chống phá cách mạng”, giấy tờ ghi danh nhập viện luộm thuộm, cách quản lý kỳ lạ vì người đứng đầu là các ông có tuổi đảng, không cần có bằng cấp chuyên môn. “Bác sĩ cách mạng” không biết dùng cồn, không biết dùng các loại thuốc tây thông thường, tin tưởng hoàn toàn vào thuốc dân tộc xuyên tâm liên không tin vào nước biển, cãi với y tá “ngụy” khi vượt Trường Sơn họ dùng nước dừa tươi thay máu để truyền cho bộ đội.
Ngày vượt cạn – đi biển lần đầu không có mẹ, chẳng có chồng, may mắn còn được một bà bác sĩ “chế độ cũ” cùng các anh sinh viên năm thứ tư thứ năm đại học y khoa Sài Gòn, đến khám, bác sĩ chẩn đoán nước ối bị vỡ trước, sanh khô có thể phải sang ngày mai, sau đó chỉ nằm chờ sau vài thủ tục đầu tiên chuẩn bị, không có máy móc đo nhịp tim em bé, không có máy đo điện tâm đồ của sản phụ, tất cả đơn giản không dây nhợ quanh mình, nhiều giọng hò hét, ngay cả chửi mắng chồng, phát lên từ các phòng bên cạnh. Khoảng vài tiếng sau, con bé góp mặt chào đời, nhờ bàn tay của anh sinh viên mặc áo choàng có thêu năm ngôi sao nhỏ trên ngực.
Từ phòng chờ phải bước sang phòng sanh, đoạn đường ngắn ấy bỗng dài như đường sang cõi khác. Y tá cũng không, chỉ một mình cùng anh sinh viên y khoa ấy. Bao lâu từ khi biết có mang, chỉ đến gặp nữ y tá, nữ bác sĩ, nhất định không đến gặp ông bác sĩ, ngay cả khi nằm chờ khai hoa, cũng không cho các ông bác sĩ thực tập đụng đến mình, thế mà cuối cùng đành chịu thua cơn đau. Ông bác sĩ thực tập, vừa giúp vừa ra lệnh, thở - nén – rặn, vừa pha trò: “Hồi nãy anh thư không cho tôi khám, cuối cùng thua rồi nhá!” – “ Có con sớm mai mốt mau nhờ - rán lên chút nữa sắp được rồi . . .!” Cuối cùng tiếng khóc ré lên, cùng lúc cơn đau biến mất, thiên đàng hay niết bàn, sự hạnh phúc hẳn bằng hoặc kém hơn phút giây ấy.
Ngày nay, thế kỷ hai mươi mốt, bao nhiêu nghiên cứu giúp cho người đàn bà giờ khai nhụy, cảm thấy bớt cô đơn đi biển một mình. Trước ngày sanh bao nhiêu tháng, người chồng phải theo vợ đi học những lớp huấn luyện giúp vợ phút lâm bồn, cũng thở hào hễn, cũng rặn, cũng phải mang thử sức nặng hơn mười lăm ký trước bụng, bao ông đùa giỡn “mang ba lô trước bụng”, cho mang thử “biết với người ta” thè lưỡi phục đàn bà giỏi quá. Cái lưng ong be bé, biến thành cái lu chành bành chín tháng mười ngày, bao lo sợ cho phút cửa trời mở đủ 10 cm, được nghe tiếng khóc đầu đời oe oe, được ngắm mười ngón tay bé bỏng, mười ngón chân xinh xinh, ngắm môi ngắm mắt, ngắm từng cm vuông trên thân đứa bé đỏ hỏn, quên mất đi chính mình. Dù có thuốc giảm đau chích thẳng vào xương sống, dù có túi đá (ice pack) dù có túi nóng (hot pad) có từ cái nhỏ nhất đến cái to nhất cần thiết cho việc chăm sóc hài nhi, người đàn bà vẫn còn nguyên cảm giác mồ côi, dù bàn tay chồng có siết ân cần, dù nụ hôn trên trán đủ nồng nàn trìu mến, cảm giác lẻ loi vẫn còn nguyên hình dạng. Tình yêu thần thánh không đòi hỏi đáp đền, tình yêu hiến dâng không tính lẽ thiệt hơn, tại sao đàn bà lại được hưởng hạnh phúc đau thương nhiều hơn đàn ông nhỉ?
Căn phòng trong bệnh viện thật sáng, ánh nắng lấp lánh xuyên qua tán lá, chồng một bên y tá một bên, những sợi dây gắn vào người đo nhịp tim, nhịp thở, nhịp trồi sụt của cơn co thắt tử cung, người mẹ trẻ sẵn sàng cho cơn vượt cạn một mình, những trò chơi mạnh bạo trên roller coaster từ cao nhẩy xuống thấp, quay vòng nhanh chậm, chẳng giúp được một chút nào . Ánh mắt lo lắng của chồng, lời hỏi han nhẹ nhàng của y tá, khung ảnh gia đình hạnh phúc, nụ cười gượng chờ cơn đau mới, nụ cười hòa nước mắt khi lồng sổ, biển cạn sóng tan.
Bao phụ nữ trên thế giới, được diễm phúc đi biển mồ côi, trong vòng tay ân cần của người phối ngẫu, bao giọt lệ ngắn dài hạnh phúc khổ đau, ngày ôm con đỏ hỏn trên tay, cay đắng ngậm bồ hòn làm ngọt thưở con dâu mẹ chồng, ngay cả “Ru con tình cũ - Ba năm qua em trở thành thiếu phụ - Ngồi ru con như ru tình buồn - Xin một đời thôi tiếc thương nhau - Xin một đời ngủ yên dĩ vãng – Đinh Trầm Ca” .

Không mang nặng đẻ đau, khó có thể hiểu được cảm giác bồi hồi “đi biển mồ côi một mình” – khó có thể nở nụ cười xí xóa khi vợ khó chịu gắt gỏng.
Các ông ơi, thời nay các ông được phép nhìn ngắm, chia cùng người đàn bà của đời mình phút giây vượt cạn, nhìn ngắm nét mặt thanh tú của nàng biến hình nhăn nhúm đau đớn, đôi môi mọng tươi cười phải chúm thở phì phò, toàn thân co rúm phút vượt thác hóa rồng. Các ông được phép cắt rốn, đỡ nhau, ôm thân xác bé bỏng được tạo thành từ cái trứng của mẹ - con nòng nọc của cha còn phủ chất nhờn huyết thống. Đứa bé ấy nối dõi dòng họ của ông từ cơn đau của mẹ, thì ngại gì việc xách giỏ ẵm con, ngại gì đổ tràn tình yêu thương cho vợ .

Phần các ông không được diễm phúc ngắm nhìn, không được một lần tạn mặt đối diện nỗi đau đớn của vợ phút vượt thác hóa rồng, hãy mở lòng cho vợ được đến với con gái con dâu, đừng lo lắng “bà nó quên mất tôi.”

Tình vợ chồng từ khởi thủy đến lúc tận cùng còn y nguyên đấy, chung hưởng niềm vui có cháu ẵm bồng nha các ông. Viết sao cũng không đủ niềm yêu người phụ nữ “đi biển mồ côi một mình .”

Lại ngẫm nghĩ, “Cháu bà nội – tội bà ngoại” anh chúm chím cười “Cháu ngoại thì chắc chắn là cháu của mình rồi, ngẫm nghĩ làm gì cho mệt hở em.”
ngodong
#538 Posted : Saturday, June 27, 2009 2:11:11 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền
Đêm về nghe con khóc vui triền miên
Lời ru trong đêm vắng với tình thương chứa chan
Còn mong ước gì vì ta vẫn bên nhau
Ngày em lo nương khoai dưới mưa dầm anh lo cầy cấy
Dù cho bao gian lao nhưng tình nghèo góp sức mà vui
Cầu cho mai sau gió đưa thuyền tình về bến mơ,
Phút bạc đầu, đẹp lòng lứa đôi.

Ngày Hạnh Phúc là một bài hát rất dễ thương của Lam Phương, một nhạc sĩ của đại chúng, tôi nhớ đến ông cỡi trên chiếc xe vespa màu lam trắng, ngày xưa ở khu chợ Vườn Chuối, gần trường tiểu học Bàn- Cờ, ngôi trường tôi học thưở ngây thơ.
Xóm tôi ở, gần nhà ông bầu đại nhạc hội Duy Ngọc, căn nhà đúc hai tầng quét vôi màu hồng, nhờ việc này mà cả xóm của tôi tha hồ gặp những đại văn nghệ sĩ, như Kim Cương Thẩm Thuý Hằng, Thành Được, Phượng Liên.
Phi Thoàn, Khả Năng đến chơi với xóm tôi hình như hằng bữa, cứ thấy đoàn con nít rồng rắn đi theo sau một bà hay một ông, chắc chắn người ấy phải là nghệ sĩ. Nhà của Tuý Hồng và Lam Phương đâu xa lạ gì, ngay sâu trong hẻm bên cạnh nhà, lâu lâu nghe mấy đứa xóm bên ấy méc nhà họ có cãi nhau. Cãi nhau ngày xưa ở Việt Nam, nghĩa là có xích mích giữa những người trong nhà với nhau, chỉ cần nóng tính giọng hơi cao hơn một chút là cả xóm cùng hay, chạy ngay sang can gián, một người can không xuể kéo thêm người khác, có bà còn cẩn thận bế giùm con nhỏ của gia đình có vấn đề này, đi nơi khác cho người trong cuộc, giải quyết cho xong chuyện rắc rối với nhau, nhiều khi tôi còn thấy họ khóc bù lu bù loa, chung với bà hàng xóm vừa bị ông chồng tát cho một cái nên thân, lúc ấy tôi thắc mắc người bị đánh khóc thì đúng rồi, bà kia mắc chi khóc theo?
Thời gian trôi nhanh quá, khoảng vài tuần nay, bao nhiêu hình ảnh của cô Thẩm Thúy Hằng bây giờ, khuôn mặt, bàn tay dị dạng vì những chất dẻo bơm vào người làm đẹp, bị mang lên mạng toàn cầu. Các trang diễn đàn sôi nổi bàn tán, nhất là trang của các bạn trẻ, nhỏ tuổi chưa có hân hạnh được xem – ngắm – biết đến cô thời đang xuân, đẹp tuyệt vời, từ làn tóc đến chiếc eo nhỏ xíu.
Tác giả bài hát Ngày Hạnh Phúc thời xưa, thưở ông còn lái xe vespa, còn sống trong căn nhà nhỏ có tầng trệt, hàng ba được vây quanh bằng lưới sắt mắt cáo, bây giờ sống tại ngoại quốc, đã sáng tác thêm bao nhiêu bài hát khác, không còn dễ thương nữa, mà ngậm ngùi cay đắng: “Tôi đã lầm đưa em sang đây – để đêm trường nghe tiếng thở dài – Thà cuộc đời yên trong lòng đất, được trở về tiếng khóc ban sơ - Hơn là mang kiếp mong chờ . . .”
Nhắc đến ngày xưa, nhắc đến hình ảnh cũ, những khu xóm nhỏ nghèo nàn, tiếng khóc em bé oe oe đêm hè, tiếng muỗi vo ve, chưa kể nhà đông con, đứa lớn chưa thôi nôi đã có thêm đứa bé. Mùi khai khai tã lót, mùi sữa mẹ, sữa bò, nhà nào mua được sữa Guizgo hay Similac đã là khá giả, nếu không phải nấu cơm chắt nước cho con bú. Chỉ có ở Việt Nam mới có “bú thép” thì phải! Con tôi khát sữa bú tay – ai cho bú thép ngày rày mang ơn! Bà mẹ không đủ sữa, hàng xóm cũng có người đang nuôi con bằng sữa mẹ, bà mang con sang xin cho bú nhờ. Trời thương nhà nghèo, các bà mẹ trẻ luôn đầy sữa cho con bú, bên này con ngậm, bên kia sữa chảy thành dòng, nên có cho một đứa bé khác bú chung cũng chẳng khó khăn gì. Điều này càng khiến câu: “Họ hàng xa không bằng láng giềng gần”.
Có lẽ vì tình xóm giềng, vì sự gần gụi thân tình mà nhạc sĩ Lam Phương đã không ngại ngần viết câu: “Đêm về nghe con khóc vui triền miên.” Có lẽ ông muốn viết “Đêm về nghe con nít khóc vui triền miên!” chăng!

Em bé sơ sinh, hai tiếng khóc một lần đòi bú. Bú xong thế nào cô hay cậu cũng phải bi bi, hay ịt ịt, sau đó là ợ sữa. Con rạ còn đỡ khổ vì bà mẹ đã có kinh nghiệm, con so thì cả chồng lẫn vợ lăng xăng, chưa kể sống kiểu đại gia đình, có cha mẹ chồng hay vợ, anh chị em chồng hay vợ, giang san riêng lẻ của hai vợ chồng chỉ là cái giường ọt ẹt, được ngăn cách bởi tấm ri-đô. Hình ảnh con dâu có thai, mẹ chồng có mang là chuyện thường gặp ngày xưa ở Việt Nam.

Đời nay, các con đã chuẩn bị kỹ càng, sách vở internet, kiến thức rộng hơn mẹ, các bà ngày xưa nhớ chuyện cũ càm ràm chỉ con cách kiêng cữ, không được dầm tắm nước sớm, không ăn thức ăn sống sít, không ăn chua, không không không không . . . . . Các cô tha hồ phảng kháng – sanh xong nhà thương bắt đi tắm ngay – nhà thương cho ăn strawberry, cho ăn salad – uống nước ướp đá. Kiêng rồi làm sao đi làm v.v ngay cả pha sữa cho em bé, chỉ việc hòa sữa vào nước uống thường lắc lên là xong – không có chuyện nấu nước sôi, phải ngâm nước lạnh cho nguội, nhiểu vài giọt lên lưng bàn tay xem đủ ấm hay còn nóng. Cuống rốn không lo bị nhiễm trùng, sau khi ông bố run run cắt lìa khỏi nhau mẹ, vì bác sĩ đã có cái kẹp thật xinh kẹp cứng nó lại, chỉ việc dùng bông gòn nhúng alcohol lau cho cháu là xong – vài ngày sau khi được về nhà cuống rốn khô đen rụng xuống. Chạnh nhớ thưở nuôi con gái, phải dùng bông gòn, đặt lên rốn, sau đó băng lại gài kim băng, giữ thật khô, sợ bị nhiễm trùng thì rốn bị lồi xấu gái.

“Sanh con so về nhà với mẹ”, định dùng câu nói thời xưa để con về nhà, để mẹ được sung sướng phụng dưỡng bà đẻ con so, nhưng con ở xa lại thêm rể mê con đầu, tiếng trả lời “không” kéo dài nghe vọng trên điện thoại, thế là câu nói thời xưa phải đổi lại, “Sanh con so, mẹ khăn gói theo về” Về nhà con để được ẵm bồng cháu, nấu nướng cho con gái ăn lấy lại sức mai mốt chăn con.

Rõ ràng, thưở nuôi con không dễ bằng thời nuôi cháu, vậy mà khi đem so sánh, có lẽ nuôi cháu khó hơn, vì lưng và gối đã chùng, sức không còn dai như thưở đôi mươi.

Làm bà ngoại khó hơn làm mẹ hay ngược lại nhỉ? À! Có người đang khoe khoang lên chức bà ngoại đó nha.
xv05
#539 Posted : Monday, June 29, 2009 10:07:02 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cám ơn chị đã chia sẻ tình cảm gia đình, chuyện xưa chuyện nay, em đọc thật cảm động Rose
quote:
Gởi bởi ngodong

“Cháu ngoại thì chắc chắn là cháu của mình rồi, ngẫm nghĩ làm gì cho mệt hở em.”


Đọc cái trên làm em nhớ tới một lần đi shop, có ông nọ mua lộn hàng, đem ra đổi. Ổng nói với chị chủ quán "cho đổi đi, lộn mẹ nó rồi." Chị chủ quán cười hi hi "lộn cha chớ sao nói lộn mẹ." Nhìn qua thấy cái mặt ngố của em, chỉ cười tít "đúng hôn cưng. Con chui trong bụng mẹ ra thì chắc chắn là con mình chứ lị, có lộn thì chỉ lộn cha thôi hà." Ông mua hàng cười ha hả "chị nói chí lí, chí lí..."
Chắc đầu óc em méo mó rồi chị ơi! Shy
Huệ
#540 Posted : Monday, June 29, 2009 11:19:10 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Vui biết chừng nào là vui, phải không Ngô Đồng. Bây giờ trái tim bà ngoại bỏ quên ở đâu chị biết rồi. Các cô thời nay không chịu kiêng, tiếc quá. Viết tiếp trang Cháu Ngoại nha. Chị sẽ đón đọc, đỡ ghiền. floating

Users browsing this topic
Guest (4)
47 Pages«<2526272829>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.