Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<1920212223>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
PC
#401 Posted : Saturday, June 28, 2008 1:28:39 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Một độc giả như chị Huệ kể ra rất ư là hiếm hoi. Có thể gọi là bạn tri âm được đó chứ!

Trải qua mấy chục năm rồi, chị ngodong có hóa giải được nỗi đau xót này chưa vậy?

Huệ
#402 Posted : Saturday, June 28, 2008 2:59:09 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Một độc giả như chị Huệ kể ra rất ư là hiếm hoi. Có thể gọi là bạn tri âm được đó chứ!

Khi Huệ nói ngưỡng mộ người nào, hay khen tặng, nhiều người cứ cho là chỉ xã giao suông. Cứ gặp chuyện đi rồi sẽ thấu. Rose
PC
#403 Posted : Saturday, June 28, 2008 5:17:16 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Vậy chị chuẩn bị đứng tấn đi nghe! Fans của chị sẽ đeo chị cho chết luôn đấy!

Tonka
#404 Posted : Saturday, June 28, 2008 1:19:56 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cô Cử học bio-chem, bây giờ tiếp đến thì sẽ đi đâu hở chị? Y, dược hay nha?
Sương Lam
#405 Posted : Saturday, June 28, 2008 1:32:39 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Mừng cho cô Út của NĐ đã trở thành cô Cử và sẽ bay cao bay xa hơn nữa trên đường công danh sự nghiệp.Rose.
Người ta thường nói: "Hổ phụ sinh hổ tử, lân mẫu xuất lân nhi", chắc chắn rằng nàng Út nhà NĐ ít nhiều gì cũng sẽ được truyền trao lại từ NĐ tấm lòng nhân hậu và tình cảm dễ thương như mẹ.ApproveRose

..."Con có quyền kiêu hãnh về thành quả con đạt được lần này, vì ba má không đủ kiến thức, để giúp đỡ con như ngày con học trung học nữa. Thành công trên đường học vấn, chưa đủ để tạo thành một con người thật sự, còn phải có tấm lòng nhân hậu, chân thật, vị tha mang theo bên mình nữa, trong ánh mắt của con má thấy được những điều này." NĐ



beerchugbeerchugbeerchugRoseRoseRoseheartheartheart
ngodong
#406 Posted : Sunday, June 29, 2008 3:25:21 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Các chị khiến em mắc cở, vì khoe con, nhưng thật ra em tin em viết giúp cho tất ca các bà mẹ tị nạn, chấp nhận khó khăn để các con học hành.

Khi con học xong môt. lớp mẹ mừng một lớp, con học xong hai lớp mẹ mừng hai lớp.
Tính cuả em thích kể lể, các chị đọc và chia sẻ cùng em vui lắm.

Chị Phượng Các ơi theo thời gian nguôi ngoai, nhưng vẫn kể và nhớ mẹ em hoài. Mẹ em hiền lắm, hiền hơn em nữa đó. Tất cả các em gaí cuả em cũng vậy, không ai biết nóí một câu nặng nề hết đó, ngay cả khi mắng con cũng vậy - trong nhà em là dữ nhất - chị Hai mà .

Em đang đi vắng nhà .
xv05
#407 Posted : Monday, July 7, 2008 4:15:57 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cô Cử "đại đăng khoa" rồi, chừng nào đến "tiểu đăng khoa" hở chị?
Chúc chị vui hoài nha !
ngodong
#408 Posted : Tuesday, July 8, 2008 5:36:27 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)


N DD moi ve nha met qua -

XV oi chac con lau lam. chau con phai hoc them ma
ngodong
#409 Posted : Wednesday, July 9, 2008 12:25:36 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Đêm qua sóng cao hơn người lớn, bọt li ti bắn vào mặt ran rát .
Cát rất vàng, biển không xanh thẫm - viền chân trời màu tím tái, vầng dương đỏ thẫm, màu đỏ đe dọa, không là màu đỏ rực rỡ.

Tám giờ tối gọi là đêm có phải, sao còn tròn vẹn cả khuôn mặt trời? Bãi biển đầy người, mùa hạ những cơn gió nóng thốc vào đất liền, thổi bùng những đám cháy, cả bầu trời ảm đạm vì khói. Màu sắc đẹp đẽ của bầu trời, được tô bằng khí độc. Các nhà khoa học bảo thế, với con người bình thường, chỉ biết màu sắc biển trời thay đổi vì lòng người - 'Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.'

Tôi hỏi con bé đi bên cạnh,

- Con thích biển không?
- Không!
- Tại sao?
- Con không thích gì hết.

Cách đây mười bảy năm, con bé chỉ sáu tháng tuổi, khóc suốt đêm, bò loanh quanh vì lạ chỗ nằm. Con bé vừa đậu bằng lái xe lúc ba giờ chiều.

"Mười bảy tuổi, bẻ gẫy sừng trâu" - thuở tôi mười bảy tuổi không bẻ gẫy được gì hết. Con bé mười bẩy tuổi, cao lêu khêu đi bên cạnh, đang tìm cách bẻ gẫy những luật lệ mơ hồ chung quanh có phải.

Muốn hiểu được con cháu vào thời buổi này không dễ tí nào cả, cha mẹ đóng cứng trong quan niệm gia đình Việt Nam phải thế này, phải thế khác - con cái sống trong xã hội tây phương muốn điều này - thích điều nọ, những va chạm chan chát - xẹt lửa.
Ép buộc con theo đường lối cứng rắn không nhân nhượng, giảng giải cho con bằng tiếng Việt lải nhải đầy tai, bị dội ngược bằng những ánh nhìn khó chịu, khiến các bức tường trong suốt vô tình được dựng lên, ngày càng dầy thêm lên giữa cha mẹ và con cái.

Con bé đi một mình xuống bãi, sau khi giận dữ nói cho cả nhà biết: Con không thích ra biển hôm nay - tại sao bắt con đi? Tại sao? Tại sao?

Ngày lễ độc lập gần kề, những tâm hồn non trẻ muốn độc lập, khao khát tự do, thèm bay ra khỏi những ràng buộc phi lý, thèm trốn thoát những sinh hoạt không muốn tham gia, thèm ném vỡ tan tành những nhiếc móc kèm theo nếu không làm đúng theo ý người lớn. Tôi cũng đã một lần thèm muốn những điều như thế.

Chung quanh tôi, những gia đình có con ngoan ngoãn, những gia đình có con không ngoan, ngay cả trong gia đình tôi cũng thế, có con ngoan và có con không ngoan. Người ta bảo: "bàn tay có ngón dài ngón ngắn," mẹ sinh ra thì: "đứa nào mẹ cũng thương như nhau, đứa hư mẹ thương hơn, đứa không ra gì mẹ lo cho hơn!" Thật ra điều mẹ nghĩ không hoàn toàn đúng, khi các con đã lớn đã có sự suy nghĩ độc lập, chúng biết làm toán so đo, tại sao lại như thế!

Định nghĩa về ngoan hay không ngoan, cần có những nguyên tố đủ và không đủ của trăm ngàn lý do chung quanh, từ thể chất đến tâm sinh lý, từ môi trường chung quanh đến tình cảm liên đới giữa cha và mẹ.

Cha mẹ nào không thương yêu con, không mong muốn con cái có một đời sống vui vẻ hạnh phúc, sự chọn lựa hạnh phúc thế nào, vui vẻ ra sao lại tùy thuộc vào con cái. Không thế bắt buộc con phải đi đúng hướng mình đã đi, không thể bắt buộc con bước lên đúng dấu chân cũ của chính mình, hay ép con phải thực hiện cho xong, những ước mơ mình chưa hoàn tất.

Nhóm thanh niên nói cười rôm rả, những khuôn mặt rám nắng hồng, mái tóc màu nâu, màu bạch kim cùng đôi mắt xanh lóng lánh làm sáng rực cả góc biển về đêm, sức sống ngồn ngộn toát ra không cần ngôn ngữ, chiếc áo phong phanh, chiếc quần ngắn khoe bắp chân rắn chắc - họ khoảng cùng tuổi với con bé, họ sống thật thản nhiên vui vẻ với bạn bè, tự tin không sợ hãi những điều bất trắc chung quanh, cha mẹ không lảng vảng bên cạnh xem họ làm gì, có hò hẹn gái trai, có lén lún tập nụ hôn đầu, có dạn dĩ cho người khác phái nắm tay, có dám làm chuyện "lăng nhăng" phá lề luật hội thánh, bẻ gãy "khóa vườn đào" trước ngày lễ thành hôn hay không?

Trăm ngàn lý lẽ của mẹ cha lo lắng quá mức, khiến các cô cậu đang dợm bước vào đời bị căng thẳng, bị khó chịu, bị hoang mang không lối thoát. Mùa hè vui chơi nghỉ ngơi thì được "giam" vào các trường học thi SAT, vào các lớp học tiếng Việt, vào các lớp giáo lý nâng cao. Câu hỏi của mẹ cha khi vừa thấy con bước về nhà, thường là một chuỗi nghi ngờ, hạch hỏi hơn là câu chào đón : "Con có vui không?"
Sợi dây liên kết qua ngôn ngữ ngày một mong manh, cho đến hôm hoá thành câm nín. Mẹ không muốn nói gì cùng con, con không muốn tâm sự gì với mẹ.

Những ngọn sóng cao đổ ập xuống bờ cát, rồi âm thầm rút ra khơi, tiếng động ầm ĩ hăm dọa của nước nghe kinh khủng hơn tiếng nổ tí tách từ những thanh gỗ, được mang ra đốt sưởi ấm trên bãi biển đêm hè. Trời không trăng, những ánh điện vàng sáng trên đường, không đủ soi con đường uốn dọc theo bãi cát, dành cho người đi bộ và xe đạp. Con bé trốn vào trong hốc tối chân cầu biển Huntington Beach, tìm mãi mới thấy để cùng về.
Không hiểu trong đầu con bé nghĩ gì muốn gì, thành phố biển đẹp đẽ, hương đêm hiền lành chẳng cho con bé nở nụ cười hạnh phúc, như đám thanh niên ồn ào bên cạnh.
Tự khẳng định chính mình không phải dễ, hướng dẫn cho con tìm ra chính mình cũng là một bài toán khó giải cho các bậc làm cha mẹ, đã được dậy dỗ cẩn thận theo phong tục tập quán Việt nam.

Biển tối mù mờ mùa hè rồi cũng rực sáng vừng ô, nhưng vượt qua một khoảng đêm đen dù chỉ vài canh ngắn ngủi, cũng dủ nhức tung đầu óc bậc sanh thành, đang dưỡng dục các cô cậu dậy thì.

Cô con gái đã thành niên, đã xong bậc đại học, thỏ thẻ: "Mai con đi chơi San Diego với Tim, without you!"

Biển lại vừa xô vào bờ một con sóng lớn, cao hơn người

PC
#410 Posted : Wednesday, July 9, 2008 7:27:17 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cái này gọi là cái khổ đồng lần, cha mẹ khổ vì con trái ý mình, tới chừng mình làm cha mẹ thì lại khổ vì con cái không theo đường lối mình muốn. Ở Mỹ còn thêm gánh nặng văn hóa về phe với các con đang lớn lên trong đó.
Cứ nhìn cảnh sống mấy người già Mỹ thì suy ra cảnh đời mình sau này: cô đơn, vò võ, hay tìm vui trong các sinh họat tập thể cùng lứa tuổi. Khổ nổi mình lại không thuộc văn hóa Mỹ để vui trong đó. Dễ hiểu là bao người già tìm về VN mà ở, mặc cho cả lũ con còn lại ở bên nước người. Nhưng về VN thì lại thấy môi trường khác quá rồi.... Black Eye
ngodong
#411 Posted : Thursday, July 10, 2008 12:10:24 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Đừng khóc chị ơi - em thì biết thế nên chấp nhận thế -
LanHuynh
#412 Posted : Thursday, July 10, 2008 1:38:08 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Đừng nói đến tuổi dậy thì, khi qua tuổi 20, mình cũng cảm thấy sự suy nghĩ về gd, chữ hiếu để với cha mẹ vẫn còn hời hợt mặc dù, vào tuổi đó không có nghĩa là còn nhỏ, nhưng không dễ gì biểu lộ sự kính thương cha mẹ trong lúc nầy. Chừng nào, đến khi các con lập gia đình, may ra chúng sẽ hiểu được tình cha mẹ và chữ hiếu, nhưng đến lúc đó thì đã muộn rồi. Con người chúng ta là những đợt sóng to, nhỏ, có những đợt sóng ngầm, chúng cứ tiếp nối với nhau không hề dứt, đợt sóng lướt qua, tắp vào bờ, sẽ không bao giờ trở lại. Khi cha mẹ lớn tuổi, già yếu ra đi, mình vẫn ngồi đây tiếc nối... phải chi...hồi đó...mình sẽ làm thế nầy, thế nọ...giờ thì đã muộn mất rồi...Roseheart
PC
#413 Posted : Thursday, July 10, 2008 2:50:55 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Đừng khóc chị ơi - em thì biết thế nên chấp nhận thế -


Chị cứ để yên cho tui khóc đi, tánh tui nhạy cảm lắm. Nỗi sầu sẽ theo nước mắt mà tan thành mây khói. Rồi sau đó mình mới thảnh thơi mà chơi tiếp.

PC
#414 Posted : Thursday, July 10, 2008 2:54:55 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi LanHuynh
Khi cha mẹ lớn tuổi, già yếu ra đi, mình vẫn ngồi đây tiếc nối... phải chi...hồi đó...mình sẽ làm thế nầy, thế nọ...giờ thì đã muộn mất rồi...Roseheart


Tiếc nuối cho lắm thì cũng không sao níu lại được cái đã qua. Chi bằng bây giờ hãy sống tận tình với những người đang ở bên cạnh mình, để sau này mình sẽ không tiếc nuối gì nếu họ ra đi trước mình. Còn nếu họ đi sau mình thì cái đó tính sau!

ngodong
#415 Posted : Thursday, July 10, 2008 11:40:44 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi PC
Chị cứ để yên cho tui khóc đi, tánh tui nhạy cảm lắm. Nỗi sầu sẽ theo nước mắt mà tan thành mây khói. Rồi sau đó mình mới thảnh thơi mà chơi tiếp.



Nè hộp giấy nè, chị khóc tiếp đi ha - tui ngồi ngắm chị khóc.

Chị ăn bánh đúc hông? tui mần.
xv05
#416 Posted : Thursday, July 10, 2008 11:58:06 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Để em chạy đi kiếm cái xô...
PC
#417 Posted : Thursday, July 10, 2008 3:19:08 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
Chị ăn bánh đúc hông? tui mần.


Tui không ăn chị có mần hông?

PC
#418 Posted : Thursday, July 10, 2008 4:27:33 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Để em chạy đi kiếm cái xô...


xv thật là dễ thương! Rose
ngodong
#419 Posted : Friday, July 11, 2008 2:01:10 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi ngodong
Chị ăn bánh đúc hông? tui mần.


Tui không ăn chị có mần hông?





Mần rồi ai ăn????
ngodong
#420 Posted : Friday, July 11, 2008 2:08:24 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Độc Lập

Tháng bảy, những cơn nóng hừng hực làm người ta thèm đi nghỉ, nghỉ ở bất cứ nơi đâu không phải là nhà của mình.

Tháng bảy người ta chào đón ngày lễ Độc Lập với thịt nướng, bia lạnh, pháo bông, cắm trại. Người vui vì được nghỉ lễ, người buồn vì nhớ lại hình ảnh đau thương máu đổ xương phơi, để giành được độc lập. Ngày lễ nào không có ngậm ngùi!

Tháng bảy hẹn hò nhau đi đây đi đó, đi cho biết, đi cho thấy, đi để học cả sàng khôn, đi để tiêu dùng cho hết món tiền chính phủ trả lại từ khoản thuế đã đóng, với mong muốn kích thích nền kinh tế đang trì trệ thảm hại. Giá xăng có nơi đã niêm yết con số năm tròn trịa.

Và ngày bốn tháng bảy, cũng là ngày đầu tiên tôi đặt chân xuống phi trường San Francisco làm kiếp người viễn xứ.

Đúng mười bảy năm đã trôi qua, nhớ ngày đầu từ phi cơ nhìn xuống, đèn giăng như sao, pháo bông bắn lên trời khiến người tị nạn rùng mình, tưởng đạn pháo kích.

Năm nay, các con tôi đã sắp xếp chương trình đi chơi cho cả gia đình, tôi rời nhà một tuần trước ngày lễ Độc Lập, đi lang thang khắp chốn, không cần biết đến đâu, thênh thênh thang thang như mây trôi vô định.

Giá xăng đắt đỏ, xa lộ hình như vắng hẳn đi. Nhưng bất ngờ biết bao khi tôi đến dự đại hội 59 năm, ngày thành lập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, tại miền Nam California, số cựu quân nhân tề tựu về dự hội, đông ngoài sự dự đoán của ban tổ chức.
Cùng lúc ấy tại thành phố miền bắc California, nơi tôi cư ngụ tổ chức đại hội cựu sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt. Phương tiện thông tin internet đã cho tôi đọc và thấy hình ảnh rõ ràng ngay trong ngày đại hội, nếu không phải đi chơi cùng các con cháu, tôi đã có mặt trong ngày hội này cùng anh của tôi. Nhìn cổng trường Võ Bị Đà Lạt được dựng lại công phu, kích thước bằng cổng trường ngày cũ, ai đã từng bước qua hẳn lòng phải chùng như nốt nhạc trầm.

Có chồng đã phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, đã từng là sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, tôi được phép tham dự nhiều buổi lễ kỷ niệm, được nghe bao câu chuyện cảm động và được nhìn những giọt nước mắt rưng rưng.
Năm nay, dự hội của binh chủng, tôi đã chứng kiến lần nữa những ngậm ngùi của người chiến binh gặp lại bạn xưa, người bạn anh ngỡ đã hy sinh sau khi bị pháo kích, tại trận địa. Anh ngồi ngắm bạn không nói nên lời, ánh mắt trìu mến. Người bạn cùng ở chung phòng bệnh viện năm nào, chuyện kể dường như không dứt, nhắc lại vài bóng hồng đã từng hiện diện trong ngày tháng đó, cười khà.

Mỗi lần anh tôi gặp lại bạn cũ, là một lần kỷ niệm buồn vui trở lại, những tên gọi, những ngôn ngữ của một thuở xa xôi cùng tìm về. Ngồi nghe những câu chửi thề lạ tai, nếu không có nó không phải là ngôn ngữ của người lính. Sống chết trong phút giây, không chỉ đàn ông, mà còn có bao mái tóc dài trong bộ quân phục bạc mầu, các chị giữ chức vụ cao, đến nay oai phong vẫn còn vang vang nhắc nhở.
Người lãnh trách vụ tổng hội trưởng, hội ái hữu Thủy Quân Lục Chiến lần này là một người rất trẻ, cấp bậc chẳng là gì nếu so sánh với ‘sao’ với ‘mai’ ngày xưa, tình huynh đệ chi binh là đây, các cấp chỉ huy ngày xưa, nay lui gót để anh chiến sĩ trẻ điều động lèo lái con tàu ái hữu, con tàu chuyên chở tình cảm trân trọng quá khứ hào hùng, một thời vang bóng.
Tôi ngồi nghe, tôi cảm nhận những trái tim, những rung động, tất cả chỉ nhắc nhở tưởng nhớ một thời đã qua, không trách móc yếm thế, chỉ biết hân hoan nhìn con cháu đang theo học tại các trường đào tạo cấp chỉ huy trong quân đội, nhìn các cháu đang trong hàng ngũ chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến trẻ - Young Marine. Những khuôn mặt cứng rắn trong bộ quân phục oai phong, các cháu muốn nối tiếp cha anh để phục vụ cho đất nước các cháu đang sinh sống, đang nhận làm quê hương, quê hương thứ hai.
Bài nhắn nhủ từ phu nhân cố Trung Tướng Lê Nguyên Khang, là một tâm tình lắng đọng, là một sự trân trọng đặc biệt của hội Thủy Quân Lục Chiến, giành cho cấp chỉ huy xứng đáng của mình. Lòng tôn vinh người bạn đồng hành dịu dàng khả ái của ông, người bạn đảm đang chăm lo việc nhà, dạy dỗ con cái để chồng thảnh thơi lo toan việc nước. Người bạn đời không biết gì đến quyền thế bổng lộc có thể đến từ chức vụ của chồng.
Nụ cười nhân ái trên môi, dáng vẻ khiêm nhu, giọng nói từ tốn, ngày hội nào cũng phải có bà, để tất cả chiến hữu binh chủng Thủy Quân Lục Chiến cảm nhận được linh hồn của người anh Lê Nguyên Khang còn hiện diện kề bên.
Bà nhắc đến những người đã khuất, mỗi năm mỗi vắng dần đi con số hiện diện vì đau yếu bệnh hoạn. Tôi nhớ bà nói:

- Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến có những điểm son mà chúng ta không thể nào không nhắc tới đó là tinh thần đòan kết và tình tương thân tương ái. Có lẽ vì các anh là những người đã trực diện với cuộc chiến, đã chứng kiến những cảnh tượng đau thương khi đồng đội gục ngã trên chiến trường, nên các anh đã gắn bó với nhau nhiều hơn, cũng dễ thông cảm với nhau hơn.
Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng không tránh khỏi có những bất đồng, chúng ta có thể bất đồng ý kiến, nhưng không bất hòa trong tình nghĩa anh chị em. Chúng ta chỉ có thể phát triển khi biết đón nhận những ý kiến khác biệt nhau, tuy nhiên điều cốt yếu là đặt quyền lợi của binh chủng lên trên hết.


Bà cũng nhắc đến những người vợ lính, những người không quản ngại khó khăn, không nghe lời đồn đại: “Chớ lấy chồng cọp biển, các ông ấy dữ dằn lắm.”
Sự thật cần thời gian để chứng minh, sự thật về các ông chồng lính Thủy Quân Lục Chiến sau hơn nửa thế kỷ, phần đông là chung thủy, yêu vợ thương con.

- Từ trước tới nay, người hùng cọp biển được nhắc đến quá nhiều, hôm nay tôi mạn phép được nói đôi chút về các chị, những người vợ của chiến sĩ mũ xanh, những người mà gần trọn cuộc đời cũng đã thăng trầm theo vận nước nổi trôi cùng chồng. Chúng ta, những người phụ nữ chỉ vì yêu thương cái hùng cái dũng, mà cuộc đời gắn bó keo sơn cùng cuộc chiến. Làm vợ quân nhân, nhất là binh chủng tác chiến, chúng ta phải phấn đấu cùng bất trắc, cô đơn triền miên. Chiến trận càng khốc liệt lo âu càng chồng chất, khi ấy, chị em chúng ta chỉ biết cầu nguyện cho chồng được bình an trở về với gia đình.
Nói đến đây, tôi lại chạnh lòng nghĩ đến các chị góa phụ, các cháu mồ côi, và nhất là các chị sau năm 1975, khi các anh bị giam hãm tù đầy. Đứng trước hoàn cảnh nghiệt ngã, không được chuẩn bị, nhưng các chị đã can đảm đứng lên thay chồng buôn bán tảo tần, nuôi nấng dậy dỗ con cái nên người hữu dụng. Lại còn chắt chiu dành giụm đi thăm nuôi tiếp tế cho các anh.
Qua bao gian nan thử thách, cực nhọc, mà các chị vẫn một lòng son sắt để có ngày đoàn tụ, đây là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, không bút mực nào có thể tả cho hết.


Nét đẹp bà nhắc đến, đã được bà cựu thiếu tá trưởng phòng xã hội binh chủng, chứng minh bằng việc làm tiếp nối của bà, là chăm lo cho cô nhi quả phụ, những người thương phế binh còn sống tại quê nhà, gánh chịu sự thù hằn từ chính quyền cộng sản.
Buổi lễ chào cờ tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thật cảm động, hai hàng binh dọc lối vào, mái tóc điểm sương, nếp nhăn thời gian hằn trên đuôi mắt, dáng lưng khom, làm nổi bật nét trẻ trung của toán quân quốc kỳ. Bài quốc ca Việt-Nam được hát vang lồng lộng trong gió sớm,

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

Những giòng nước mắt nghẹn ngào, không che dấu từ các cựu quân nhân lưu vong, tiếng kèn đồng cất lên điệu chiêu hồn, bầu trời không nắng thê lương trầm mặc.
Vòng hoa tưởng niệm bạn bè, những nụ cúc trắng, chen lẫn đại đóa vàng ươm, vài nhánh hoa lay ơn đỏ rực, trong làn nước mắt tôi thấy đốm máu chưa khô, trên vết thương da vàng Việt Nam không biết đến bao giờ thành sẹo.

Và tôi, sau mười bảy năm đã thuộc đường đi từ bắc xuống nam trên tiểu bang mình cư ngụ, sâu thẩm trong lòng là nỗi buồn chưa đi hết con đường cái quan hình chữ S xuyên suốt quê hương. Lý do tại sao tôi òa khóc khi cất tiếng: Này công dân ơi!

Users browsing this topic
Guest (31)
47 Pages«<1920212223>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.