Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<1617181920>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
ngodong
#341 Posted : Sunday, December 9, 2007 12:10:50 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)



Thêm hai năm nữa là đủ nửa thế kỷ cho một ngày nhập học. Dài ngắn không đo được thời gian, chỉ tình cảm và lòng trân trọng mới có thể làm được điều đó. Nhập học là bắt đầu, bắt đầu tìm tòi bắt đầu nhập cuộc, nhất là nhập vào học, trong một ngôi trường huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tọa lạc trên ngọn đồi 1511, tại Đà Lạt.

Kiến thức không đủ để tôi viết về ngôi trường nổi tiếng đào tạo các cấp chỉ huy cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng tôi lặng nhìn từng nụ cười, im nghe từng câu nói để hiểu được tình cảm và lòng trân trọng đã nối được hai dấu mốc thời gian từ 1959 đến 2007.

Xoay vần thế sự, vũng hóa đồi, đồi thành vũng, người còn kẻ mất, từ hơn ba trăm thanh niên lứa tuổi sung mãn đôi mươi, năm 1959, đến khoảng một trăm người còn lại, lận đận tha phương năm 2007, đã đủ để kể lể về bao điều đã xẩy ra và bao điều còn đọng lại trong ngày họp khóa.

Khóa được đặt tên “ Khóa Ấp Chiến Lược” vào thời điểm Tổng Thống Ngô Đình Diệm cải danh tên trường từ “Liên Quân Đà Lạt” thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. “Ấp Chiến Lược” trong tôi là hình ảnh hàng rào tre thật dầy, có hào chung quanh, mùa mưa nước cao biến hào thành con lạch nhỏ, chiếc cầu bắc ngang, mùa khô dưới chân cầu là nơi để con nít bò xuống chơi nhà chòi. Những cột đèn lù mù, đêm đến đám dế cơm bay vòng vòng tha hồ cho con nít rượt đuổi, có khi bắt được cả con cà cuống, những câu chuyện về ma lai rút ruột đi ngoài đường ban đêm tôi được nghe chị họ tôi kể trong vòng rào ấp chiến lược. Tôi nhớ loáng thoáng như thế trong buổi dạ tiệc vào thứ bảy ngày 01 tháng 12 năm 2007, ngày kỷ niệm 48 năm nhập trường của khóa 16, trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Những cuộc hội họp cuối tuần, có lẽ với nhiều người là một thói quen phải ra khỏi nhà đi đâu đó, để gặp bạn bè, với tôi là một sự trân trọng, không đi thì thôi đã đi tôi mang cả tấm lòng tôi theo. Hình ảnh 77 người đã khuất chiếu trên màn ảnh, cùng những khuôn mặt phần đông tôi không biết, nói cười chung quanh, nếu không thấy tóc bạc, không thấy nếp nhăn, thì những câu chuyện tôi được nghe chắc chắn phải của các chàng trai còn rất sôi nổi, của các thanh niên còn rất hăng hái yêu đời.

Tôi nhìn người đàn ông tóc muối tiêu, nhắc đến người bạn bị bắn chết trong tù cộng sản, nghẹn lời nuốt nước mắt, vì người bạn bất khuất thà chết không chịu nhục.
“Đại Tá Đặng Phương Thành vì không khuất phục cộng sản đã đào tẩu tại trại tù ở Yên Bái nhưng không thành công, bị bắt lại. Với mục đích để răn đe anh em tù, cộng sản đã tập họp tất cả trại và mang Đại Tá Đặng Phương Thành trình diện. Nhưng với tinh thần bất khuất, lòng can đảm của một Sĩ Quan – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,. Đại Tá Thành đã dõng dạc hô to đả đảo cộng sản, đả đảo ****, nên cộng sản đã bắn Đại Tá Thành ngay ngọn đồi bên cạnh trại vào năm 1979.”

Tôi cũng thấy dòng nước mắt chảy dài trên má của người đàn ông ngồi trước mặt, khi thấy tên và hình của bạn mình trên màn ảnh, những hình ảnh để tưởng niệm sau lễ chào Quốc Kỳ.
“48 năm sau có tất cả 77 người bạn của chúng tôi đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất mẹ. Họ đã anh dũng hy sinh đền nợ Tổ Quốc trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng. Họ đã tức tưởi nằm xuống trong uất nghẹn tại các trại tù lao động khổ sai, hay đã nằm xuống nơi đất khách quê người với tâm tư Công chưa thành - Danh chưa toại, nhưng dù sao họ vẫn là những ngươì luôn mang nặng lý tưởng chống cộng.”

Tôi được sinh ra và lớn lên trong cuộc chiến, cuộc chiến có nhiều tranh cãi, cuộc chiến để lại hai vết sẹo thật to trên thân thể chồng tôi. Một vết sẹo khác đau đớn lộm cộm trong ký ức của tôi, hình ảnh cụ thân sinh của tôi bị bắt đi vào rạng sáng tháng 5 năm 1975, những người mặc quân phục nhàu nát màu ô-liu, súng ống tua tủa quát nạt, tôi chỉ kịp gói ghém cho ông ít thuốc, ít tiền, vài bộ quần áo, trong khi các em tôi còn ngủ say trên gác không hề biết, để được nhìn ông lần cuối. Sau lần ấy, tôi chỉ còn nhìn được bộ hài cốt của ông, ngày tôi đi bốc mộ.

Những vết sẹo ấy khó quên trong tôi, cũng như trong lòng của tất cả mọi người đã từng có một thời hiên ngang anh dũng, nhập cuộc vào thời thế, thế thời thời phải thế họ sống đúng dịp đúng kỳ hạn, để đến khi chấp nhận “thất thập cổ lai hy” không một mảy may tiếc nuối. Những tiếc nuối đã không nhập cuộc ngày còn trẻ, đến khi tuổi xế chiều bỗng sống lại muộn màng, để cổ võ hô hào những điều không còn lấy lại được. Không thể nào họ sống lại được như một Robe Lửa Nguyễn Xuân Phúc - Trung Tá Lữ Đoàn Trưởng binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đã mất tích trong cuôc triệt thoái tại Sơn Trà Đà Nẵng tháng 3 năm 1975, cũng như không thể nào họ có thể kể về sự đau nhức của miểng đạn còn khắc trong da.

Tôi thích ngồi nghe kể chuyện chinh chiến, tôi thích ngồi nghe những ngậm ngùi, những tiếc nuối, và tôi thích nhìn thấy những ánh mắt sáng rực rỡ khi kể ngày nằm gai nếm mật. Càng có nhiều kỷ niệm máu pha nước mắt cùng nhau, người ta càng bao dung khi gặp lại nhau. Sự tương kính và quí trọng không nề hà những hư danh ảo hóa, chỉ có trong các cuộc họp khóa kỷ niệm ngày nhập trường như thế này.

Ít có cuộc họp mặt nào thân thiết như những cuộc họp khóa của các cựu sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, họ sống chung với nhau ít nhất hai năm và họ tiếp tục sống chết cùng nhau trên các mặt trận.
Tôi nghe nhắc đến các binh chủng Không Quân – Biệt Động Quân – Hải Quân – Bộ Binh – Thủy Quân Lục Chiến – Nhảy Dù, nghe đến chức vụ các niên trưởng Khóa Ấp Chiến Lược nắm giữ tôi không liên tưởng đến giàu có bổng lộc, mà tôi nghĩ ngay đến đối diện cùng sống chết, các anh bây giờ đã không còn trẻ nữa, nhưng chắc chắn không ai ân hận đã xông pha trận mạc gian nan. Đời sống tha hương ai không có phút chạnh lòng,

“Chúng tôi những người còn lại đang hiện diện hay vắng mặt nơi đây đã trở thành những lão ông trên dưới “Thất thập Cổ lai hy” tóc muối nhiều hơn tiêu, mà chí “Tang Bồng hồ thỉ”cũng đành dứt đoạn, nhất là còn nợ một lời thề trong ngày tốt nghiệp có lẽ không còn thời gian hay cơ hội để hy sinh cho Tổ Quốc.”
Các anh đã hiến dâng cho Tổ Quốc một phần tuổi trẻ, các anh đã hiến dâng cho đất nước một phần xương máu, các anh còn gì phải thẹn nữa đâu.

Điều tôi nhìn thấy bên cạnh các ông chồng

Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu. *

đã một thời làm lính, là các bà vợ cũng lận đận lao đao,

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. *

Ngẫm lại đời người không dài đủ để làm được những việc có ý nghĩa, không ngắn đủ để tiêu phí kiểu :20 năm đầu sung sướng không bao lâu - 20 sau sầu vươn cao vời vợi - 20 năm cuối là bao (Y Vân).

* Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm
[img][/img][img][/img]
ngodong
#342 Posted : Sunday, December 23, 2007 12:22:15 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Hai tuần vừa qua, trên tất cả các diễn đàn, các website, các blog đặc biệt từ quê hương Việt Nam đã tràn ngập các tin tức về Thanh Niên Việt Nam nổi giận, biểu tình sau khi nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập huyện Tam Sa ( bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) trực thuộc tỉnh Hải Nam nằm trong nội địa của họ.

http://blog.360.yahoo.co...&mx=151&lmt=50#comments

Trên các nhóm điện thư tôi được đọc bao nỗi phẫn uất, người Việt Nam – dân tộc Việt Nam, “một ngàn năm đô hộ, một trăm năm nô lệ” những tháng năm cùng khốn trong lịch sử anh hùng, máu xương nước mắt, thịt da. Những trang báo điện tử, những hình ảnh được sưu tầm, hình ảnh trong lịch sử những quan văn võ, những quan thầy thực dân – quê hương tôi đau thương quá.

http://nguyentl.free.fr/...to_la_cour_royal_vn.htm

Ngày lễ đang đến, góc bếp của tôi là nơi tôi ẩn náu, đôi khi vừa làm việc vừa suy nghĩ, những suy nghĩ rất lẩn thẩn, rất đàn bà, tôi không biết sẽ phải làm gì, ngoài nỗi xót xa cho thân phận nhược tiểu, thân tôi đang lưu lạc xứ người, mùa lễ tết ngậm ngùi nhớ gốc tre giếng nước. Nói chuyện với con gái hỏi thăm con có biết Trường Sa – Hoàng Sa, con bảo đang mệt nhoài bài vở thi cuối khóa trước mùa nghỉ lễ Đông, những việc làm bán thời gian con phải làm để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Dòng máu đỏ da vàng lận đận, tôi nói con đừng thèm mua gì có hàng chữ “made in China” nữa, con trả lời “con không mua lâu rồi mà.”
Khi tờ báo này đến tay các bạn, ngày lễ đang kề bên, bạn có thể đang nghỉ lễ, chung quanh là tiếng cười nói nhộn nhịp của gia đình của bè bạn. Không gian đầy màu hoa trạng nguyên đỏ rực, mùi thông thơm ngái, những thiếp chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới, những hộp kẹo See’s thừa mứa, lòng bạn có chùng xuống giống tôi khi nghĩ đến giải đất hình chữ S, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi giữ những buồn vui trẻ dại, những sôi xục thanh niên, những hào hùng ngất ngưởng một thời lý tưởng đạp bằng, tát cạn.
Chữ S quê tôi mãi cứ SẦU, lệ hòa với biển Đông mặn đắng. Tôi đọc được những bài thơ hay, người thơ khi biểu lộ nỗi chua chát tận đáy lòng, cũng làm lòng tôi rưng rưng. Dù tôi không biết mình sẽ phải làm gì hơn ngoài việc không thèm mua hàng Trung Quốc.




Lấy lại biển đông để thấy những chân trời

(Còn lại tim này thương phế
Và mùa xuân nửa địa cầu về trễ)

Lẽ ra những bờ biển quê hương
Phải xanh dài tít tắp
Lẽ ra những hòn đảo quê hương
Phải nườm nượp bóng dừa
Này em, hỡi em
Bao lâu nữa
Thủy triều trỗi sóng tình ca
Này anh, hỡi anh
Bao lâu nữa
Đoàn tàu trực tuyến Hoàng, Trường Sa
Hôm nay mưa mù, trời chớp lệ
Dải mây-thành xám ngoét
Hồn những con tàu váng vất biển đông
Đôi mắt 74, đôi mắt 75
Và bao đôi mắt ngư dân đã không còn thấy sáng
Bữa tiệc máu ngày qua ngày hoang đãng
Trên xác thân những còm cõi biết lê chân
Trắng ởn nanh, biệt thự giữa khung thành
Túi bạc quốc gia rơi riêng vào túi áo
Lẽ ra miền Trung, không ngại lo vì giông bão
Lẽ ra miền Bắc, không có những phố vẫy, phố liều
Lẽ ra miền Nam, dân oan không phải đớn đau kêu
Lẽ ra quân lực Việt Nam phải được vũ trang tối tân, hùng hậu lắm
Và lẽ ra Việt Nam đã là hàng đầu kinh tế

Và nếu tôi, em, không nhỏ lệ
Như mưa mù trời, như gió hôm nay
Ai đánh thức cơn say
Ai dậm chân để ồn ào đất tổ
Một Ngô Quyền bêu đầu Hoằng Thao nơi Bạch Đằng giang thuở đó
Một Nam Quốc Sơn Hà phá Tống bình Chiêm
Một Trần Thủ Độ sát quân Nguyên
Một lời khuyên của Nguyễn Phi Khanh
Mang giấc mộng Linh Quy Hoàn kiếm
Xương nam tiến Mãn Thanh sờ sờ gò Đống
Nhị Hà đỏ máu thiên thu
Hôm nay..
Biển Việt Nam không nhìn được ra xa
Sóng Việt Nam không bao la hải lý
Hơn 2 triệu vua quan lũ-loài bọn ấy
Càn khôn của báu
Vấy máu anh em
Trên ghế bạo quyền lại hò hét dân đen
Đứng đằng sau nghịt ngòm hố thẳm
Lại hô hào, lại gào bừng bừng khí thế
Và có lẽ lại đưa 77 triệu con người làm bia đỡ trên đầu
Đau lòng và mỉa mai thay trí tuệ đỉnh cao
Lặng nhìn lãnh thổ Việt lùi dần từ phương Bắc
Tổ tiên ơi nơi đâu là giặc
Tổ tiên ơi sông núi 4000 năm
Bờ phương đông sóng sẽ vỡ từng đêm
Từng đêm hận, mưa không nhiều bằng nước mắt
Hồn quê hương, tôi, anh, nào thất trách
Đất quê hương, em, nào biết dâng người
Máu Việt rồi sẽ đổ với trùng khơi
Cầm, thú đó xin một lần tan nát
Lập lại hào quang ngược về 200 xuân trước
Bóng cờ đào, áo vải phục Thăng Long
Khúc bình ca man mác dải sông Hồng
Giáp bạc liên hoan khét mùi thuốc súng
Biển đông ơi
Hãy cùng anh lồng lộng
Hãy cùng em giông bão đuổi xâm lăng
Nếu những kẻ tham lam quen hút máu dân
Hiểu được xác thân là tạm bợ
Và tất cả ….
Của quê hương từ viên đạn vỡ
Của quê hương từng giọt mồ hôi rơi
Đừng đảo điên với ý thức hệ giết người
Mọi rợ ấy lỗi thời và không bao giờ tồn tại
Nếu vô thần
Hãy cho hắn biết yêu quê hương là chính đạo
Nếu là dân Công Giáo
Xin Chúa thức tỉnh hắn địa ngục linh hồn
Nếu là con cháu Phật Chí Tôn
Xin vẽ cho hắn nẻo luân hồi nghiệp chướng
Biển đông, đôi mắt Việt Nam nhìn ra muôn hướng
Mười ngón tay dài với đến những chân trời
Đứng lên đi - Nào anh - Nào em - Nào tôi
Những gì của Việt Nam, hãy trả cho Việt Nam lần cuối
Máu sẽ đổ, đâu cần ai kêu gọi
Những gì của quê hương, xin để lại cho quê hương
Xác thân nào mãi mãi trường tồn
Nhưng dân tộc sẽ không bao giờ chết
Lạy mẹ già, một ngày con băng ra biển lớn
Con lạy cha, một buổi sáng chia ly
Kiên cường lên, em nhé người yêu
Gặp khốn khó cắn răng mà chịu đựng
Non sông Việt Nam trùng trùng vạn dặm
Bờ đại dương Việt Nam dải dải không ngơi
Tất cả chúng ta ơi - Lấy lại biển đông - Để thấy những chân trời

Kỳ Phong (diễn đàn Đặc Trưng)


Chúc các bạn và gia đình ngày lễ Thánh bình an – hạnh phúc.

Và chúng tôi đã hát

Kính mời quí ba.n cu`ng nghe bản nhạc Đấu Tranh
Giang Sơn Tổ Quốc Nối Liền
Do Nhóm Đặc Trưng hợp ca

ngodong
#343 Posted : Wednesday, January 23, 2008 11:53:17 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Sau Ngày Lễ

Qua một đêm Giáng Sinh bận rộn, sáng nay không khí thật lạnh chung quanh. Trong bếp ngổn ngang nồi, chảo khuôn bánh, môi thìa đũa, đường muối dầu bột. Tiếng máy rửa bát đang sùng sục quay, bài hát Giáng Sinh trong chiếc máy vi tính đang phát ra âm thanh thánh thót. Giọng hát của những người bạn hát cho vui, hát vì yêu nốt nhạc, hát vì thích hát. Đã mấy trăm năm, những bài hát Giáng Sinh sống êm ả trong tâm hồn bao con người còn - mất.

Đêm qua trong ngôi thánh đường nho nhỏ trên đường Winchester, tôi cất giọng hát cùng những người chung quanh, giọng hát tôi nhỏ nhoi vừa đủ cho chính tôi nghe, đôi khi tôi hát bằng tiếng Việt, lẫn lộn trong thanh âm của trống, của vĩ cầm - dương cầm và chiếc đàn thùng guitar nơi góc dành riêng cho ca đoàn. Giọng hát của tất cả mọi người dự lễ, không có ca đoàn riêng ngoài hai giọng chính một nam một nữ. Thánh lễ bình an, những bông hoa đỏ chen lá xanh, những người chung quanh thanh thản không vội vã, gia đình có cha mẹ ông bà, con cháu, ngồi cùng nhau trên một hàng ghế. Khuôn mặt rạng rỡ mừng vui, gia đình tôi không đầy đủ mọi người, nhưng với lòng hiệp thông tôi tin chúng tôi có trong nhau.
Những xa cách chia lìa không gian, địa lý không làm cho người ta xa nhau, dân tộc Việt Nam đã quen với bao chia lìa đứt ruột, những sông Gianh, sông Bến Hải, những 54 – 75, những dấu vẽ mơ hồ trên bản đồ, những chữ, những tiếng địa phương, những miền, những thôn, những bản, chỉ khi đụng đến những khác biệt về chính kiến là dân tộc Việt Nam dễ vỡ như pha lê.

Tôi dự lễ cùng người bản xứ - tâm hồn dâng cao lên đấng toàn năng, tôi nguyện cầu rất đơn giản, không cho tôi mà cho gia đình tôi, bè bạn chung quanh và một quê hương xa xăm vạn dặm.
“Bình An ở trong anh” tôi nói đáp lại câu “Peace with you” từ tim tôi cầu chúc. Người nhận câu chúc của tôi trả lời “Thanks you” với cái siết tay thật chặt và ánh mắt rực rỡ thấu hiểu lời cầu chúc của tôi bằng ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ Việt Nam.
Tôi cảm nhận một điều, ngôn ngữ dị đồng không ngăn cách con người đến với nhau khi cùng có một niềm tin. Chỉ khi niềm tin không có, tị hiềm, ganh ghét sẽ chen vào để rồi không thế nào hiểu được nhau dù dùng chung cùng một ngôn ngữ.

Tôi chìm lắng trong những bài Thánh Ca êm đềm bất tử, những bài Thánh ca nâng con người ra khỏi vòng thời tiết nóng lạnh, vòng tử sinh sống chết, vòng danh lợi cong cong, những cái vòng trói buộc con người mỗi ngày trong đời sống bận rộn, niềm vui khó tìm, nỗi buồn bã lo âu đầy ắp. Mỗi năm những ngày lễ lập lại đúng như thế, đều đặn như tiếng tí tách của chiếc đồng hồ, có thể anh – chị đang giống như tôi, ngồi nhớ lại đêm qua đã làm gì, đang giống như tôi đang dọn dẹp những bừa bãi trong bếp, trong phòng khách, để đôi khi thấy ra vài hình ảnh cũ xưa trong qúa khứ xa vời. Tôi không sợ nữa khi nhớ lại kỷ niệm, tôi nhắc nhở tôi nhìn những sự việc xẩy ra chung quanh lúc này, hiện tại bình an, những món ăn tôi đặt lòng tôi vào nó, tôi nướng, tôi chiên tôi nấu, tôi không lăng xăng chạy đi tìm những món quà ảo giác, xé lớp giấy bọc bên ngoài, chỉ thấy bên trong trống trải hoắc huơ.
Năm nay cùng lúc với giá dầu tăng, nước thiếu, những thông báo tiết kiệm, giá nhà bắt đầu “vỡ” sau một thời gian dài được thổi phồng vô tội vạ, thành phố mất đi nhiều ánh đèn giăng, để tôi được thấy vầng trăng tròn tỏa ánh sáng lung linh màu nhiệm. Bao lâu nay dân chúng vùng vịnh đã phung phí nhiều quá, để đến nay trên truyền hình tôi được xem cảnh giác về cả triệu đồng (?) bị vứt vào bãi rác vì những chai đựng nước tạo cho con người ý tưởng an toàn được uống nước không có pha hóa chất. Càng tiến bộ vượt bực, kỹ thuật càng gây thêm nhiều sợ hãi, càng sống trong cảnh trù phú xã hội càng nẩy sinh ra những hiện thực đau lòng, chạy theo những ảo giác con số mà quên đi những tình cảm có thể nếm được nuốt được vào lòng.
Còn vài ngày nữa thôi là một năm nữa lại trôi đi, tôi chẳng buồn thắc mắc, tóc tôi có thêm nhiều hơn hay ít đi vài sợi bạc, chẳng màng ngắm trong gương, đuôi mắt có thêm hơn vài dấu chân chim, còn được viết, còn được nghĩ suy đã là một hạnh phúc không cùng.
Tôi ước ao người bạn gởi thơ tâm sự với tôi về gia đình lủng củng tìm ra câu trả lời cho chính bạn, tôi cầu xin bình an đến với gia đình cô gái họ Nguyễn đã bị người huấn luyện viên thể dục riêng giết chết bất ngờ, hai khuôn mặt xuất hiện trên báo Mercury News mà tôi đã từng tiếp xúc, bỗng một mất một thành phạm nhân làm lòng tôi se lại tiếc nuối cho một vài phút nóng giận, một vài câu nói không nên mà xẩy ra thảm cảnh. Tôi gởi lòng thành kính phân ưu đến người cảnh sát Việt Nam cũng mang họ Nguyễn, đã hy sinh vì công vụ - khuôn mặt của anh như khuôn mặt bao người đàn ông Việt Nam khác, rắn rỏi nhiệt tình, máu của anh thấm vào mảnh đất Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để trả lại ân tình cho đất nước đã cưu mang anh và bao con dân nòi giống Lạc Hồng.

Tôi càng ngày càng đọc được chính tôi, chỉ là một kim thông chen lẫn trong muôn triệu triệu kim thông kết thành cây Giáng Sinh ngày lễ. Khéo chau chuốt trang hoàng cây Giáng Sinh mang ý nghĩa tình thân, không khéo cây Giáng Sinh trở thành biểu tượng xa hoa lấp lánh bề ngoài, bên trong trống rỗng.
Tôi lại càng ước ao thêm nữa, mùa Giáng Sinh tiếp nối mọi người nếm được, nuốt được tấm lòng của nhau mà không chỉ đi tìm cảm giác sờ mó món quà vô hồn vô cảm. Góc bếp mọi nhà ngọn lửa yêu thương nhảy múa, những cháu bé mừng rỡ vì ly sữa gần cạn bên cạnh đĩa bánh qui mẹ làm chỉ còn lại vài miếng vụn lấm tấm như huyền thoại tôi đã từng được ươm cho, đến ngày tự mình tìm ra sự thật.
Binh Nguyen
#344 Posted : Monday, February 4, 2008 7:17:44 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Chị Ngô Đồng Ấu Tím ơi, hôm nay, có người chị họ của Bình ở phía trời tây, gọi điện thọai cho Bình và khoe với Bình rằng chị đã gặp chị Ấu Tím, người nhỏ nhắn, dễ thương, giọng nói nhẹ nhàng, và đọc bài Tiễn Chị thật hay và cảm động. Chị khen chị AT không tiếc lời, Bình cũng nói thêm vào nữa, Cooling

BN.
ngodong
#345 Posted : Tuesday, February 5, 2008 11:00:25 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cám ơn chị cuả Bình nha -. Baì ấy viết từ tấm lòng cuả chị.

TIỄN CHỊ

Chị ơi!

Hơn mười lăm năm rồi, hôm nay em nhớ lại, ngày đầu gặp chị, ngày hè của gia đình Thủy Quân Lục Chiến miền Bắc California. Được định cư tại thung lũng hoa vàng, được cùng dự pinic, được gặp những người bạn đã từng chiến đấu chung chiến tuyến ngày cũ, anh của em vui lắm, phần em ngơ ngác chưa biết sẽ được gặp những ai.
Sau khi ra mắt gia đình Thủy Quân Lục Chiến miền Bắc California, anh đến bắt tay anh của em, và thân mật giới thiệu em đến chị, anh nói với em: “Cô trò chuyện với chị nhá!”
Anh đôn hậu quá, hiền lành quá, lúc ấy em chưa biết anh là ai, chỉ biết anh là cấp chỉ huy của nhà em, và tên gọi trên máy ngày còn tại chức là Đồ Sơn.
Hai chị em nói chuyện với nhau rất ít, vì chị chỉ nhìn em và cười khi em hỏi chuyện. Em cùng chị đi bộ chung quanh công viên, chị đi chậm rãi thanh thản, anh cho em biết chị bị bệnh nên ít nói, em không biết rõ chị bị bệnh gì.

Chị ơi!

Căn bệnh của chị, căn bệnh alzheimer, căn bệnh thoái hóa hệ thống não bộ không thể hồi phục, gây nên sa sút trí tuệ, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc chung quanh làm giảm trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, cảm nhận sai và cuối cùng là mất trí nhớ hoàn toàn.

Trong sách vở em đọc, bệnh xẩy ra cho những người lớn tuổi, bị huyết áp cao, đàn bà dễ bị hơn đàn ông. Khi em gặp, chị khoảng độ dưới sáu mươi, chưa được gọi là già, sắc mặt chị hồng hào, xinh xắn, nụ chị cười tươi như đóa lan trắng lung linh. Lần đầu gặp chị cũng là lần duy nhất em còn có thể nhìn chị nói cười, sau đó là hết. Những lần ghé nhà chỉ là hỏi thăm, chỉ nghe anh bảo chị mệt nên không thể ra chào.

Chị ơi!

Mang phận đàn bà, mang danh vợ lính, nghe câu “một bước lên quan” có lẽ chị và em không ai nghĩ đến cái danh xưng hão huyền ấy, chỉ biết nhớ mong và lo lắng. Thời đôi mươi son sắc mộng mơ, theo chồng chiến binh, bỏ thành phố yên bình sau lưng, tập nghe quen tiếng súng, tập nghe quen tiếng bom. Hậu cứ chờ chồng, người vợ nào không đau đáu nỗi lòng. Đêm năm canh, ngày sáu khắc đợi mong, chồng ra trận biết còn đoàn viên xum họp, hay phải đoạn lìa, chít khăn tang lên ngôi góa phụ.

Nhìn đoạn đường làm vợ của chị, nhìn đoạn đường làm vợ lính của phụ nữ Việt Nam, của phụ nữ trên thế giới, là đoạn đường gian nan lao khổ nhiều hơn tiếng súng, nhiều hơn tiếng bom mà người lính phải hứng chịu tại chiến trường. Nỗi dày vò đau đớn tinh thần, luôn nặng hơn nỗi dày vò thân xác.

Trong trận chiến người lính đối diện thẳng với sống chết, tinh thần không bị giao động nhiều như người vợ ở lại nhà, con thơ nheo nhóc, nửa trái tim của mình trong lửa đạn, thì khác nào tử tội dưới lưỡi hái tử thần đong đưa đùa nghịch.

Chị ơi! Bốn lần mang nặng, mấy lần có anh bên cạnh vỗ về? Bốn lần vượt cạn, mấy lần chị được chồng nắm tay chia đớn xẻ đau. Tuổi thanh xuân, đong đầy nghẹn ngào nhớ nhung, sợ hãi cho tính mạng người chồng nặng nợ tang bồng hồ thỉ. Lo lắng cho con khờ thiếu tình phụ tử chăm nom. Não nào không thoái hóa, trí tuệ nào không giảm suy?
Chị ơi! Má hồng nhạt, tóc xanh phai, nước mất nhà tan, nổi trôi vận nước, chị lại sát cánh cùng anh lập lại tổ ấm trên xứ người. Bàn tay quen giấy bút chẳng quản nắng rát ruộng dâu, chẳng nề đất vương gót ngọc. Mái nhà thanh bạch, vài cụm hồng trước ngõ, vài cây ăn trái sau vườn, chưa được thanh thản an nhàn chị đã chìm vào giấc mộng dài không tỉnh, sống như không sống, thở như không thở, chẳng còn buồn, chẳng biết lo, những sợi dây thần kinh căng đến mức không còn rung thêm một âm thanh nào nữa. Vắng chị bếp buồn hiu hắt, bao lần phòng khách được dùng làm phòng họp cho hội ái hữu Thủy Quân Lục Chiến, em thấy khoảng trống vắng người nội trợ trong nhà, muỗng nhựa, đĩa giấy, các món ăn được mua từ các tiệm cơm nhanh. Lòng em se thắt ngậm ngùi thương chị. Có phải những lo toan ngày còn son trẻ, có phải những tiếng rít đạn đi, tiếng gầm bom nổ khiến chị mắc bệnh không lành, hay nghiệp chướng đời người chị phải riêng mang.

Anh cầm bát cháo, nhẹ nhàng bón vào miệng chị, đôi môi nào đã một thời hồng tươi màu pháo, khóe cười nào đã một dạo đắm lòng, khi ấy chỉ còn biết hé mở nhận chút dinh dưỡng ít ỏi, nuôi thân xác dật dờ. Hẳn anh còn nhớ môi ngoan lời ngọt ngào âu yếm, hẳn anh còn màng nụ hôn tròn nghĩa vẹn ân. Dù anh vẫn yêu chị như ngày đầu mới cưới, nghĩa tào khang không phút xa lìa, đủ không chị ơi đau đớn chị đã nặng mang.

Chị ơi!

Buông xuôi đã mười năm, đến nay nghiệp tan, chị thoát. Anh còn lại khoảng trống não lòng, ai còn nữa để anh nâng anh dắt, ai nằm yên để anh ngắm anh chiều.
Anh đoán chị muốn gì, anh nghe thầm lời chị nhắn:
- Chỉ anh đút cơm, em mới ăn thôi.
- Riêng anh thôi, mới được ngồi kề.
Chị ơi! Bao người phụ nữ Việt Nam yêu chồng thương con không nghĩ đến thân mình như chị, vẫn còn mang nghiệp chướng, chồng ruồng rẫy bỏ mặc bơ vơ khi hương tàn sắc nhạt.

Bao nhiêu người vẫn âm thầm chịu đựng chồng, uất ức không nói nên lời, ngậm đắng nuốt cay, khi chồng quên nghĩa tào khang, quên nhục mất nước trở về chốn xưa tìm thêm tì thiếp. Bao giờ những người phụ nữ Việt Nam được chồng chăm sóc, như anh đã chăm sóc chị hơn năm năm qua, một giây không cách, một bước không rời. Bao giờ phụ nữ Việt Nam được chồng hiểu biết, chăm sóc, thương yêu khi họ bước vào tuổi xế chiều, sức tàn lực cạn, sự chăm sóc gia đình bị giới hạn, không còn được như xưa. Các con trưởng thành bay xa, là ngày sức của mẹ cùng tận.

Gương sáng của anh đã được nhắc đến mọi nơi, lời thề hứa ngày hợp hôn anh đã giữ. Chiếc nhẫn trao nhau đeo vào ngón áp út, là sợi dây kết buộc đôi lòng, ngày mạnh khỏe lúc bệnh hoạn đớn đau, khi thịnh vượng lúc khó nghèo tay trắng.
Đời chị khởi đi từ thương yêu vun bón, tận lực cùng chồng, để kết thúc chị nhận lại đầy ắp yêu thương từ anh.
Chị ơi! Trong ván nhìn ra mỉm nụ cười mãn nguyện chị nhé, con cháu quanh chị, những người con hiếu thảo, những đứa cháu xinh ngoan.
Sống gởi- thác về, Chị ơi! Em chúc chị đường về thanh thản, phù trợ cho anh và các cháu đoạn đường còn lại thênh thênh.

Vĩnh biệt Chị.

http://www.tqlcvn.org/

ngodong
#346 Posted : Friday, February 8, 2008 12:39:22 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Tí – Chuột


Một con chuột là một cái đuôi
Hai tai hai mắt
Sự bình thường một cái đầu và bốn cái chân

Hai con chuột là hai cái đuôi
Bốn tai bốn mắt
Sự bình thường hai cái đầu và tám cái chân.

Bài hát này được hát liên tục từ hai phe, cho đến khi phe nào làm toán nhân sai sẽ bị phạt – một trò chơi đơn giản cho các thiếu trong sinh hoạt hướng đạo.
Hôm nay mồng Hai Tết Mậu Tí nghêu ngao hát về con chuột, nghĩ về sự bình thường của con chuột, có một cái đầu, một cái đuôi và bốn cái chân.

Viết về con vật đại diện cho năm mới là điều bình thường, không lẽ năm chuột, kể chuyện mèo, người ta cười cho có mà che mặt không kịp.
Từ chú chuột bé bằng nắm tay- chuột bạch tòan thân trắng tinh, đôi mắt đỏ hồng, chuột tàu cũng thế nhưng to hơn. Ngày còn bé trong nhà tôi có cái lồng xinh xinh, có hai tầng, nuôi chuột bạch, nó làm được đủ trò, nào là đi dây, nào là làm cho quả cầu xoay, thức ăn của nó là bỏng (nếp rang). Các chú chuột bạch này hay lắm, thiếu dưỡng khí là báo động ngay, chú tôi kể trong tiềm thủy đỉnh, người ta có một lồng chuột bạch, khi dưỡng khí hạ xuống các chú chuột chạy lăng quăng khổ sở, người trong tàu thấy tín hiệu này sẽ lo để đối phó.
Chuột lắt (nhắt) thì nghịch kinh khiếp, nó có màu đen, chuyên môn cắn quần áo, ăn vụng và làm tổ trong rương. Bà tôi, mỗi lần gặp chuột lắt là kêu: “Ông tí ơi, đi đâu thì đi, nhà tôi chẳng có gì cho ông ăn đâu.” Cô tôi nói: “Me cứ sợ nó, thuốc cho nó chết đi.” Sang ngày hôm sau, cái áo dài cô tôi vừa mặc đúng một lần bị cắn bương tà trước, sau chuyện này, tôi thấy cô tôi cũng gọi nó là “Ông Tí” ai bảo chuột không biết nghe? Nghe chuột rúc bà tôi bảo: “mai nhà có khách”, đầu năm nghe tiếng chuột chạy ríu rít bà bảo: “Năm nay thế nào bà cũng có tiền.” năm ấy bà phơi cau khô không xuể để bán.
To hơn tí nữa khỏang gần bằng cánh tay, có chuột tam thể, con này đẹp và dễ thương lắm có màu trắng đen và nâu đồng, bây giờ tôi thấy trong các tiệm bán thú nuôi trong nhà có bán, các chú chuột này được các phòng thí nghiệm dùng thử nhiều thứ thuốc lắm, ngay cả đo nhịp tim, và thử trí thông minh của chúng.
Cùng cỡ với nó là lũ chuột chù, chuột lang, chuột xạ (chuột cống), chuột đồng, mấy con chuột này thì kinh khủng lắm, nhìn thôi đã biết nó là loại gây thảm họa, tôi nhớ một bức tranh trong quyển sách nhi đồng ngày thơ ấu, một người thổi sáo đưa cả bầy chuột xuống sông, cùng lúc được nghe về giặc chuột, chúng ăn hết sạch một cánh đồng lúa chín. Bây giờ ở trong nước người ta ăn chuột đồng, nấu chuột đồng bẩy món, từ chiên – nướng – xào lăn – xé phay đến cà ri, lẩu v.v.
Cần chi cá lóc cá trê
Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều.
Ngày xưa muốn ăn món này phải về miền tây, phải có bạn bè rủ đi thăm đồng, rủ đi bẫy chuột, sau đó mới gom rơm nổi lửa mà bày tiệc ngay ngoài đồng trống. Kể đến chuyện miền tây, có lần tôi được đánh thức dậy đêm khuya, đi xem đánh nhau, cuộc chiến này hiếm thấy lắm. Anh của cô bạn tôi chạy về nhà đánh thức, anh không nói trước, chúng tôi đi theo, suýt tí tôi chết ngất, vì con rắn và con chuột đang đánh nhau, cuộc thư hùng không phân thắng bại. Đàn bà con gái ai mà không sợ chuột và rắn. Tiếng khè của rắn, tiếng rít của chuột thật là kinh khiếp. Tôi còn nghe kể về việc chuột tha được cả trứng gà trên ổ, một con nằm ngửa ôm trứng, con khác ngậm đuôi nó kéo đi.
Đến chuột to bằng con bò, cũng đã có lúc là thảm họa cho nước Úc, nhìn mặt nó cũng hiền ơi là hiền, nhất là cái túi đựng em bé trước bụng. Đúng là họ hàng nhà chuột, không kể lớn bé đều khôn ngoan và ma mãnh, đôi mắt đen hay hồng luôn tỏ vẻ hiền lành tội nghiệp, bộ râu vênh vểnh ra dáng “anh hùng” nếu không thế tại sao nó được đứng đầu trong mười hai con giáp, khởi đi từ TÍ.
Và Chuột hiện diện trong các bài đồng dao,
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
trong ca dao liên hệ cùng mèo, ngay cả trong tranh cổ Đông Hồ, cũng vẽ chuột và mèo, “đám cưới chuột” con mèo ngồi ngay trên góc phải rõ to.


Những câu: “như mèo với chuột” tôi được nghe khi chòng ghẹo, chí chóe với các em, thời năm sáu tuổi, đến khi đôi tám thì hiểu thêm câu ông bà hay dùng: “mèo chuột” để ẩn dụ chuyện “chúng nó với nhau.”
Rồi đến câu: “chuột sa hũ nếp” ý bảo anh chàng thư sinh áo vải gặp nàng nhà giàu, của hồi môn rung rinh rủng rỉnh, lấy vợ rồi được ấm tấm thân, hay anh chàng lính, lương tháng dăm ngàn, lọt ngay vào ánh mắt xanh cô con gái rượu, của ông chỉ huy, tha hồ thăng quan tiến chức.
Đầu năm đầu tháng, theo phong tục tập quán Việt Nam, ai cũng nói lời tốt đẹp, ai cũng nói lời yêu thương, và là dịp để các cô các cậu còn phòng không đơn lẻ “xin tay” nhau.
Mười cậu thì có tám chín cậu biết cách đơn giản nhất để “xin tay” của nàng là quẻ bói đầu năm. Cách đơn giản này đã vào thẳng nền tân nhạc Việt Nam, bài hát được yêu thích đầu thập niên 70, được trình bày bằng hai giọng hát nam và nữ: Thiên Duyên Tiền Định của Lê Kim Khánh
- Đầu năm hoa lá xôn xao nở như đón chào
Nhờ anh tiên đoán năm nay duyên nợ thế nào....(nữ)
- Mười hai con giáp em đây cầm tinh quý mùi
Cầm tay anh đoán năm nay duyên lành đến rồi
Gặp chồng hiền đức dễ thương
Tuổi này vượng số mắn con muốn cho vuông tròn nhờ anh mai mối... (nam)
Sau đó cô hỏi người ấy thế nào, anh chàng hát trả lời
- Anh ta tuổi chừng hai mươi mấy, quen lắm nhìn sơ em biết ngay, chẳng ai xa lạ chàng là anh đây.

“Chuột” đến thế là cùng, chữ “chuột” ở đây có nghĩa là “ma mãnh” có một dạo các nữ sinh trong các trường trung học tạo ra các từ ngữ đặc biệt với nhau, chỉ cần nói chuyện bằng các từ ngữ thời ấy là tìm lại được bạn cũ.
“Chuột” không ngừng ở đây mà chàng còn thầm thì lời dịu ngọt thế này:

Một rằng mình quyết lấy ta
Ta về bán cửa bán nhà mà đi
Ta đi bán núi Ba Vì
Bán chùa Hương Tích, Phật đi làu làu
Ta về bán hết ngựa trâu
Bán hột thầu dầu, bán trứng gà ung
Bán ba mươi sáu Thổ công
Bán ông Hành Khiển, vợ chồng Táo Quân
Bán từ giờ Ngọ giờ Dần
Giờ Tí giờ Sửu giờ Thân giờ Mùi
Ta về bán cả que cời
Bán tro đun bếp bán trăm khêu đèn
Ta về bán trống bán kèn
Có gì bán hết, lấy tiền cưới em

Tin y rằng thật, cô nàng đưa tay cho chàng nắm, nhận ngay chiếc nhẫn có thể làm bằng cỏ, có thể làm bằng rơm, vì trăm lần như một, lúc thì thầm hứa hẹn như thế “Chuột” hay đưa nàng đến nơi không đông người lắm. Nếu đang ở thành phố, “Chuột” sẽ đưa “Mèo” ra vùng ngoại ô có cỏ heo may, nếu ở nơi “Chuột” đang đóng quân thì sẽ ra ruộng lúa ven đồn.
Nghe “Chuột” bán tất tần tật như thế để lấy tiền cưới mình, lòng mèo nào không chảy tan ra, như khi con mèo trèo cây cau hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà, được nghe nịnh nọt trả lời, chuột đi mua mắm mua muối giỗ cha của mình. Thế là theo chàng về dinh, làm mèo riêng của chàng. Con mèo biết nhõng nhẽo cọ má kề vai, con mèo biết đi, biết canh chừng con chuột. Đúng! Chuột là chàng, Chuột sau vài năm mặn nồng biết lén vợ đi uống cà phê với bạn, quên tình mèo nghĩa chuột, có khi chuột tìm theo mèo khác, hay vì mèo khác chạy theo chuột mà cuộc đời có cái vòng lẩn quẩn, mèo theo chuột, chuột theo mèo và mèo theo chuột, những cái đuôi nối cái đuôi, chuyện mèo chuột không dứt. Chuyện tình ái Chuột Mèo – Mèo Chuột luôn là thế, ông bà không bao giờ sai cả.
Người ta thích làm đám cưới vào năm Tí, vì tin là chuột luôn mang tin vui kiểu:
“Đầu năm lo cưới, cuối năm thêm người”
vì chu trình sinh sản của chuột như thế này, một năm hai lứa, mỗi lứa mười con. Nhớ lần đầu thấy tổ chuột đầy con be bé hồng hồng, mắt nhắm tịt tôi thét lên như còi xe cứu hỏa.
Viết xấu thế này Chuột nghe được, nổi điên lên cắn nát hết quần áo mới có mà hối không kịp.
- Ông Tí ơi! ông vẫn luôn duyên dáng với bộ râu mướt rượt, kể sao thì kể, ông vẫn được con nít toàn thế giới thương yêu dưới cái tên ngoại quốc Mickey, nụ cười của ông tươi rói. Không phải là dọa ông, chứ tôi là đàn bà, tôi sợ ông, nhưng ông sợ đàn ông đúng không? Mà hình như đàn ông sợ đàn bà nên Ông đừng giận nếu tôi có hơi lắm lời kể về Ông, Ông nhé. Chưa kể Ông được thành món dẫn cưới nữa nè. Tôi có vài cái áo dài diện Tết, ông đừng giận mà cắn nó tội nghiệp.”
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn chú chuột béo mời dân mời làng.

Năm mới Ấu Tím thân chúc bạn đọc một năm Mậu Tí An Khang, Thịnh Vượng và Vạn Sự Như Ý.
ngodong
#347 Posted : Saturday, February 16, 2008 1:13:06 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Xuân Lắng


Nhiệt độ hơn 60 độ F, một ngày đẹp tuyệt vời, nắng trải thành thảm, nắng dát thành lụa, nắng lung linh trên má, nắng mòng mọng bờ môi.
Mùa Xuân của đất trời đang len lén về, tôi nghĩ thế, dù ti-vi người ta dự đoán ngày mai cơn lạnh sẽ trở về.
Tết của tôi đã qua, dù hôm nay vẫn còn trong "Mùng", ngày còn ở nhà thế nào bà ngoại tôi cũng bảo: "còn mùng là còn Tết" để bắt chúng tôi phải giữ gìn từng ly từng tí những luật lệ bà đã nhỏ nhẹ - cứng rắn dậy dỗ chúng tôi. Ở nhà có nghĩa là ở "Việt Nam", tôi hay kể cho các con tôi nghe về bà nội, bà ngoại của tôi, dù cả hai đã ra người thiên cổ lâu lắm rồi.
Bà Ngoại của tôi, lúc nào cũng điểm phơn phớt chút son lên bờ môi, ra khỏi nhà bà tô tí phấn hồng lên má. Bà Nội của tôi không như thế, nhưng bà đỏm đáng ở mái tóc vấn trong chiếc khăn nhung, chuỗi ngọc xanh trên cổ và chiếc áo dài phải may đúng tiệm bà chọn, nút phải được thắt thật khéo bà mới chịu mặc.
Tôi được hai bà uốn nắn từ bé, nên không biết tôi ảnh hưởng từ ai mà tôi điệu rơi điệu rụng, nấu nướng vừa “tỉnh” vừa “quê”, chồng tôi hay nói thế, vì có món anh bảo của người Hà Nội, có món anh nói của kẻ “Thái Bình”. Vào các dịp lễ tết tôi hay nhẩn nha vừa dọn dẹp vừa kể, vừa nấu nướng vừa kể, cho anh và các con nghe.
Theo lệ, trước Tết phải sạch sẽ trong ngoài, gom hết mọi thứ từ mùng màn gối chiếu, đến quần áo màn cửa, nói tóm lại tất cả mọi thứ phải đem đi giặt – xấy trước giao thừa.
Gạo, nước mắm, muối đường, dầu mỡ trăm thứ lỉnh kỉnh phải mua cho tràn đầy thừa thãi. Trong ngoài nhà không được để tơ nhện giăng, không còn rác lưu trữ, không để bất kỳ thứ gì rối rắm, từ chỉ may đến dây điện không dùng!
Đầu năm phải hoàn hảo, không được làm bất kỳ điều gì sai trái mà giông cả năm. Chẳng hiểu tĩnh từ “giông” này có từ đâu, Hán hay Nôm mà ngày Tết đi đâu cũng nghe nhắc đến, chỉ riêng tôi lập đi lập lại cũng phải cả trăm lần.
Tôi nhớ có năm bác tôi bị xe đụng, dì tôi bị ngã cầu thang, bà ngoại tôi ở chung với bác và dì, tìm ra một rổ len rối, thế là bà mắng cả bác tôi lẫn dì tôi đã không cẩn thận dọn dẹp sắp xếp mọi thứ tinh tươm, để len rối không chịu gỡ, đến nỗi mang họa! Tôi nghe bà mắng thế biết thế, chứ cuối năm cả trăm thứ lo toan làm sao dì tôi và bác tôi nhớ ra có cái rổ len bị rối nằm trong góc tủ áo kia chứ.
Bà nội tôi thì đổ lỗi tại cái gậm giường còn đầy mạng nhện giăng trong góc, mà cả năm “linh tinh lang tang” cả lên. Cái gậm giường không ai nằm, trong chái bếp ai mà nghĩ đến nó để chui vào quét bao giờ. Vậy mà bây giờ, tôi cũng truyền xuống con tôi đầy đủ lệ bộ như thế. Rõ ràng khi tôi nghe hai bà nói thế tôi muốn cãi ghê lắm, chả lẽ vì len rối, vì màng nhện gậm giường mà bị xe đụng, mà bị té ngã, bị “linh tinh lang tang” sao?
Thời của tôi giữ im lặng, tròn xoe mắt nhìn, không dám cãi, đến nay các con tôi cãi lại ngay chuyện vô lý của mẹ.
Trước Tết theo đúng phong tục tôi bảo con trai ra vườn quét cho sạch mạng nhện, không thì bị “giông cả năm”. Cậu con tôi nói: “Mạng nhện bắt ruồi cho mẹ, sao mẹ lại quét nó đi.” Và rồi chàng lỉnh đi mất, tôi lo trong nhà xong, ra ngoài thấy không còn xe, màng nhện trên cành cây trên góc mái hiên còn đầy, lại phải bắc thang leo lên quét. Giục con gái phải lo giặt gịa cho xong trước giao thừa, con nhìn mẹ tủm tỉm: “Giặt xấy xong, con đi tắm lại có quần áo dơ.” Tôi cũng phải tủm tỉm cười tôi, rõ ràng mình hơi vô lý, dọn dẹp nấu nướng xong cũng gần đến giao thừa, thế nào tôi cũng phải tắm gội rồi cũng có quần áo dơ thật.
Năm nào cũng như năm ấy, trong nhà có mình tôi lăng xăng như con lật đật, dĩ nhiên phải thế, đi làm tám tiếng, Tết mình không là ngày nghỉ của người ta, gặp năm hên Tết vào cuối tuần còn có hơi để thở, Tết vào giữa tuần thì đúng là “mình em thui thủi vào ra một mình” chồng tôi không biết gì về Tết, vợ bày sao chàng hưởng nấy, con thì chỉ nhớ thịt kho có trứng, khổ qua nhồi nhân cá, nhân thịt miến nấm mèo, gà rút xương, măng khô, dưa món, bánh chưng chiên, mứt dừa, mứt tắc, mứt rau câu, nem, ché, giò thủ, nghĩa là những món ăn không thể thiếu trong bếp trên bàn. Phụ mẹ được vài phút lại đi học – đi làm. Đêm ba mươi, gần giờ giao thừa, dù đi làm chưa xong cũng ráng chạy về trước vài phút, kẻo bị mẹ đổ vạ “tại con xông đất mà . . .”
Đón Tết Nguyên Đán trên xứ Tết Dương Lịch thật là ngậm ngùi, toàn dân rầm rộ Chrismas – New Year, mình cũng xanh xanh đỏ đỏ cho có, cũng tiệc cuối năm, cũng quà trao quà đổi, cũng thiệp cũng chocolate, cũng phải nằm nhà nghỉ giống người ta mà lòng không có gì ầm ĩ.
Đến Tết của mình thì toàn dân không biết, có biết cũng gọi là “Chinese New Year” mình phải gân cổ cãi. Giao Thừa, Nguyên Đán lại xao xuyến bâng khuâng.
Mười sáu lần đón Tết, mười sáu mâm cỗ, mười sáu lần ngậm ngùi, mười sáu lần nghẹn ngào, cảm giác cũng thế hay phai nhạt đi không biết, chỉ biết lần này trong nhà cũng mâm cỗ, cũng từng ấy món ăn, con gọi điện thoại về hỏi “có không – nhớ để phần” mà rồi con không về được, cành đào vẫn đang nở chầm chậm, thẩu dưa món, chiếc bánh chưng vẫn nằm đấy thờ ơ.
Mùng ba Tết dự lễ tại nhà thờ, thay cho mùng một vẫn còn đi làm. Mùng bốn Tết đi dự diễn hành, năm nay người trảy hội đông quá vì là ngày nắng ấm, lại chỉ có một nơi để đến, không như những năm trước có hai nơi để đi. Hỏi lòng thế nào, lòng hòa vào xuân vui cùng ánh mắt trẻ thơ, vui cùng những điều đang có.
Thế đấy, bao điều kiêng cữ chẳng còn gì quan trọng khi lòng tràn ngập bình an – các con không còn ở nhà, tiếng cười xưa vẫn rộn ràng trong mẹ, khi con gọi điện thoại hỏi cách kho thịt sao cho ngon, hầm khổ qua sao cho khéo. Tết đối với con bây giờ là thịt kho, khổ qua hầm, bánh chưng, bánh tét, dưa chua.
Xuân lắng đọng tận đáy lòng.
PC
#348 Posted : Monday, February 18, 2008 1:58:41 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
Chuột lắc (nhắc) thì nghịch kinh khiếp, nó có màu đen, chuyên môn cắn quần áo, ăn vụng và làm tổ trong rương. Bà tôi, mỗi lần gặp chuột lắc là kêu: “Ông tí ơi, đi đâu thì đi, nhà tôi chẳng có gì cho ông ăn đâu.” Cô tôi nói: “Me cứ sợ nó, thuốc cho nó chết đi.” Sang ngày hôm sau, cái áo dài cô tôi vừa mặc đúng một lần bị cắn bương tà trước, sau chuyện này, tôi thấy cô tôi cũng gọi nó là “Ông Tí” ai bảo chuột không biết nghe?

Ủa, chuột lắt hay lắc? Nếu lắc thì con chuột này biết phi xì ke?

Về chuyện nói xấu chuột bị chuột cắn đồ vậy mà nhiều người tin lắm nha, họ cứ gọi chuột là ông tí không đó.

ngodong
#349 Posted : Monday, February 18, 2008 6:33:47 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Dạ để em sửa lỗi chính tả (bẻ miệng theo bà Hai riết hư giọng hết hi hi hi)
xv05
#350 Posted : Monday, February 18, 2008 7:42:11 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:

tôi điệu rơi điệu rụng

hehe, còn phải nói... nhình là biếc gồi á...TongueBig Smile
ngodong
#351 Posted : Monday, February 18, 2008 11:47:31 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Nhưng mà không bao giờ cố gắng điệu cả, bị nói hoài nên tự mình la mình cho xong đó xv05 ạ. Ra đường nhiều khi xách giỏ đi, bạ chi mặc nấy, mà rồi gặp bạn cũng bị la "điệu", đàn bà con gái ra đường phải tề chỉnh phải không, trong nhà với chồng cũng chỉnh tề, ngồi thì phải khép chân, ăn thì phải khép miệng, nhai hết mới được nói sao lại kêu là điệu nhỉ.

Hỏi chị PC xem N Đ có điệu không????? chị ơi Tonka ơi cho N Đ lời công đạo đi. Tướng tá N Đ y như con trai á.
xv05
#352 Posted : Monday, February 18, 2008 1:35:29 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị khỏi cần tả em cũng hiểu tuốt vì em cũng thuộc dòng họ... điệu mà Shy Í, ai wuýn mà khai vầy nè Big Smile Nhớ hồi xưa đi học cũng khổ vì bị gọi vậy đó. Nhìn qua lại thấy mình cũng y chang như tụi nó, cũng phá như giặc, mà tụi nó cứ bảo mình... điệu, có tức không chứ! Bây giờ nghĩ lại, lại thấy ngộ. Hôm trước có con bạn em ở VN email qua, bảo, tao cố dạy con gái tao đi đứng cho giống mày ngày xưa mà khó quá. Trả lời, khó là phải, vì trời sinh vậy chớ bộ muốn là... được à Big Smile Hehe
PC
#353 Posted : Monday, February 18, 2008 5:14:20 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tui ngồi nói 10 lần chữ điệu rồi tui thấy quên mất cái nghĩa của nó là gì. Điệu là cái gì ta? Là danh từ thì nó tương đương với bộ (điệu bộ), là tỉnh từ thì nó có nghĩa là làm dáng làm duyên, có phải không? Thường khi thấy một người chú trọng cẩn thận với bề ngòai quá thì bị kêu là điệu. Phải chăng các người mới đi tu trong chùa ngòai Trung được gọi là điệu là vì họ đang tập chú trọng từng ly từng tí bộ vó, lời ăn tiếng nói của họ? Vậy chính thức, điệu có gì là xấu không mà nhiều người dùng từ này với ý không phải là khen ngợi. Ở đây, chúng ta nên nhìn với con mắt tranh đấu cho .... nữ quyền. Tongue Đàn bà con gái mà lo làm đẹp thì không được chuộng lắm trong con mắt người xưa.

Chị ngodong có điệu hay không thì tui không biết nhưng sự quán xuyến tề gia của chị thì tui công nhận chị rất chu đáo, chưa kể còn có sức lo đủ chuyện ngọai vi và hoa lá cành với cuộc sống một cách đáng khâm phục. Vậy điệu chỉ bị rầy khi người này chỉ lo điệu mà không lo đi chợ, nấu ăn, lau nhà, hầu chồng, hầu con, hầu ....bạn bè. Nghĩa là chỉ lo trau tria cái phần Dung mà bỏ mặc Công, Ngôn, Hạnh! Còn nếu cái nào cũng trọn vẹn (hay nói cho khiêm tốn là "gần như" trọn vẹn) thì phải gắn mề đay (hổng phải nổi mề đay), đội vương miện cho chị ngodong đó chứ!

ngodong
#354 Posted : Monday, February 18, 2008 11:02:39 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Để em xoắn chéo áo nghẹo đầu sang một bên và hỏi chị PC: "Chị đang khen hay mắng em?" Tongue
xv05
#355 Posted : Tuesday, February 19, 2008 7:08:28 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Tui ngồi nói 10 lần chữ điệu rồi tui thấy quên mất cái nghĩa của nó là gì. Điệu là cái gì ta? Là danh từ thì nó tương đương với bộ (điệu bộ), là tỉnh từ thì nó có nghĩa là làm dáng làm duyên, có phải không? Thường khi thấy một người chú trọng cẩn thận với bề ngòai quá thì bị kêu là điệu.

Không hẵn là cứ lo làm duyên, trau chuốt bề ngoài là "bị" hay "được" gọi là điệu đâu!
Cứ hể ăn nói,đi đứng chừng mực, gặp người lớn trong xóm cúi chào thưa gởi, không tụm năm tụm bảy với chóm xóm, không lê la ăn hàng (cón gái ăn thì phải mua về nhà, còn không thì phải vào quán cho đàng hoàng) thì bị cho là điệu tuốt luốt.
Người ghét thì chê là điệu.
Còn người thích thì mắng "iu" là điệu í mà.
Còn em thấy chị ND giỏi, đẹp nên em nhận... bà con á Big Smile
PC
#356 Posted : Tuesday, February 19, 2008 5:49:08 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Cứ hể ăn nói,đi đứng chừng mực, gặp người lớn trong xóm cúi chào thưa gởi, không tụm năm tụm bảy với chóm xóm, không lê la ăn hàng (cón gái ăn thì phải mua về nhà, còn không thì phải vào quán cho đàng hoàng) thì bị cho là điệu tuốt luốt.
Người ghét thì chê là điệu.


Tại sao như vậy mà bị kêu là điệu? Đây là cái nết đẹp của con gái mà bị ghét thì phải coi lại nơi ở của mình như thế nào. Khi xưa Mạnh mẫu thấy neighborhood của mình ở không good nên bà dọn nhà mấy lần để cho Mạnh tử có chỗ tốt mà ở.
PC
#357 Posted : Wednesday, February 20, 2008 9:44:46 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Để em xoắn chéo áo nghẹo đầu sang một bên và hỏi chị PC: "Chị đang khen hay mắng em?" Tongue


PC được cái quyền khen hay mắng người khác sao? Question

ngodong
#358 Posted : Wednesday, February 20, 2008 11:29:20 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Thì người ta hỏi viết thế là mắng hay khen. Bạn thân có quyền mắng hay khen nhau chứ - nghe khen thì vui , nghe mắng đúng thì sửa, mắng sai thì cãi, mắng đùa thì huề.
PC
#359 Posted : Thursday, February 21, 2008 12:20:28 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cái quan trọng là chị nghe như vậy thì cảm thấy là được khen hay bị mắng? Nếu chị thấy khóai thì là đang nghe khen, còn nếu thấy rầu rỉ râu ria ra rậm rạp thì (chị cho) là bị mắng. Cái cảm giác của chị mới là quan trọng chớ còn ý định của người khác thì ăn thua gì.

ngodong
#360 Posted : Thursday, February 21, 2008 2:09:02 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Xời ơi! Mình biết mình rõ ràng thế nào rồi thì lời khen chê đâu cho mình cảm giác nữa PC (Nếu mình không thấy đúng thì mình đâu có làm)

Cho nên cần biết rõ bạn mình nghĩ gì về mình Khen hay Chê hi hi hi.

Nhiều khi khen nhưng trong bụng nghĩ thầm về mình là: "ngu thấy sợ"

Nhiều khi mắng nhưng trong bụng nghĩ là: "thương nó hết sức lo hầu hạ 'mình' hoài như vầy mắng cho nó giảm bớt hầu hạ 'mình'"

Lý do muốn biết là thế. TongueTongueTongueTongueTongueTongueTongue
Users browsing this topic
Guest
47 Pages«<1617181920>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.