Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Truyện Ngắn - Nguyễn Thị Tê Hát
Phượng Các
#22 Posted : Wednesday, July 27, 2005 1:54:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Cho Anh Làm Lại Từ Đầu

Những tình cảm như vầy cũng khó quá, nếu quên vợ con để vui duyên mới thì e có người trách (cả chính lương tâm mình chắc có khi không cho yên). Mà nếu cứ để cho bóng ma của quá khứ lảng vảng trong tình yêu mới thì cũng khó mà hạnh phúc trọn vẹn được. Đúng là khổ .....

Tonka
#23 Posted : Wednesday, July 27, 2005 2:58:00 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các
Những tình cảm như vầy cũng khó quá, nếu quên vợ con để vui duyên mới thì e có người trách (cả chính lương tâm mình chắc có khi không cho yên). Mà nếu cứ để cho bóng ma của quá khứ lảng vảng trong tình yêu mới thì cũng khó mà hạnh phúc trọn vẹn được. Đúng là khổ .....


Sao lại trách, nào có phải lỗi của người chồng đâu mà sợ lương tâm cắn rứt? Duyên tới thì hãy mau bắt lấy, tốt tốt tốt Smile
linhvang
#24 Posted : Wednesday, July 27, 2005 4:20:50 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Cho Anh Làm Lại Từ Đầu

Những tình cảm như vầy cũng khó quá, nếu quên vợ con để vui duyên mới thì e có người trách (cả chính lương tâm mình chắc có khi không cho yên).


Chị PC cổ xưa và khó tính quá nhỉ? Big Smile E có người trách, ai trách?
LV đồng ý với tonka, hạnh phúc đến trong tầm tay thì cứ chụp lấy. Dễ gì ai cũng may mắn có second chance như vậy.
Chị ntth,
Truyện bắt đầu rất lạ, rất bất ngờ. Hay!
Phượng Các
#25 Posted : Wednesday, July 27, 2005 4:26:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hừm, vậy là hai chị không theo dõi tâm lý nhân vật rồi, PC đâu có lấy tâm hồn mình ra mà coi truyện đâu nà, mà là đi theo tâm lý nhân vật đó chớ. Đây nè:

Chàng đau đớn thầm thì... một lần này thôi em, hãy cho anh quên em, cho anh quên con, cho anh làm lại từ đầu...

Có nghĩa là anh chàng này bị dằn vặt nội tâm rất nhiều khi phải đi tìm hạnh phúc mới, chính chàng chớ không phải ai khác, sẽ thống trách lấy chàng!

linhvang
#26 Posted : Wednesday, July 27, 2005 4:36:44 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Ừ, xin cho phải phép rồi nên vui vẻ, hạnh phúc với duyên mới. Big Smile
Từ Thụy
#27 Posted : Wednesday, July 27, 2005 8:53:43 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
TêTê nghĩ cô vợ chắc cũng không cấm cản gì anh chàng bước thêm bước nữa đâu (nếu TêTê là cô vợ thì gật đầu liền á Blush).

Nhưng TêTê nghĩ tại sao anh chàng phải bị dằn vặt, khi không phải anh là người đã kết thúc cuộc đời của cô vợ, âu chỉ là số phận cô vợ phải ra đi sớm thôi. Có điều trên thực tế hình như quý ông không có chờ đợi lâu đâu trước khi mang hình bóng khác về thay thế vợ mình khi có cơ hội! Không có nghĩa là mấy ông quên luôn vợ, nhưng tạm để qua một bên thôi Wink. Nếu mấy ông ở vậy một thời gian lâu, có thể vì chưa kiếm ra người ưng ý thôi, chứ chưa chắc trong lòng đã không muốn có vợ khác. (Không biết nói vậy có bị mấy anh trong này có phản đối TêTê không đây!)
Phượng Các
#28 Posted : Thursday, July 28, 2005 12:20:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
PC biết trong thực tế có 3 ông ở vào tình trạng này, người thứ nhất chắc ai cũng biết là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Vì mình không ở trong hoàn cảnh của họ nên không biết tâm trạng ra sao, có lẽ đó cũng là tùy cá tánh mỗi người và tùy đức tin tín ngưỡng của họ. Nếu cho rằng chết mà linh hồn vẫn còn quanh quất đâu đó thì khó lòng mà vui duyên mới, còn nếu chết là hết thì dễ tính quá rồi.



Nguyễn Thị Tê Hát
#29 Posted : Monday, August 1, 2005 4:16:46 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Lao Xao Mảnh Đời

Mấy hôm nay tôi thèm viết ghê lắm, bởi trí óc tôi dạo này lộn xộn, không thứ tự, ngổn ngang. Có lẽ tại cái nắng nơi đây đã làm gẫy vụn, làm tê liệt giây thần kinh chữ nghĩa trong tôi, đã biến đầu óc tôi như một căn nhà trống rỗng, kín mít, không cửa sổ để có thể thoát ra ngoài. Cái nắng hạ chói chang, nắng như thiêu như đốt nơi này đã làm cong queo những nỗi buồn, khiến chúng chênh vênh, rời rạc. Để tôi thèm một cơn mưa đi về cho ẩm đất, cho tươi cây cỏ. Cho tôi ngồi móc lại, nối lại thành một chuỗi dài để bỏ lên trang giấy, để thả vào hư không cho quên đi nỗi đau mình.

Điện thoại cell phone rung lên chưa kịp mở máy, tiếng rung tắt lịm. Điện thoại trên bàn chợt reo:
- Ti ơi, Ti biết chuyện gì chưa?
- Dạ chuyện gì hả chị?
- Chị mới nghe tin chồng của Linh vừa mất nên gọi cho Ti hay...

Tôi lặng người chết điếng trong lòng, không thốt nên lời. Chỉ trong vòng mấy tháng hè mà đã có 3 người bỏ đi... những người tôi quý mến. Họ đi nhanh quá, đi không kip từ giã nên tôi cũng không kịp một lời nhắn nhủ theo họ về bên ấy, nơi chỉ có bình an, nơi không suy tư khốn khổ, nơi đã quên hẳn nơi này.

Bạn bè mới ngày nào, như những con chim ríu rít bên nhau, ngây thơ chưa biết đời, biết người. Thoảng như một giấc mơ đã bay tản mác khắp nơi, tám phương, mười hướng. Mỗi đứa một cảnh đời, mỗi đứa một đường đi, không biết đến khi nào mới có cơ hội gặp nhau. Vừa rồi may mắn được gặp lại Trang, để nhớ đến những đêm Noel nói dối mẹ đi lễ nhưng thật ra đã cùng bạn bè tham dự những party bỏ túi, với những bước chân e thẹn ngập ngừng trên sàn nhảy. Để nhớ đến con chim giấy ngày nào được phóng từ đầu bàn bên kia lớp học bay đến chỗ tôi ngồi, con chim giấy cầm chơi trong tay, ngắm nghìa, mân mê chán định vo tròn vứt vào hộc bàn, bỗng Trang hét lên quên mình đang ở trong lớp học..."Ê mày, đừng vứt đi, thư anh tao trong đó..." tiếng hét của Trang làm cả lớp giật mình, làm tôi ngượng đỏ mặt. Gặp nhau mừng rỡ tưởng chừng như một phần đời của mình sống lại. Vừa xuống xe, Trang đã đứng chờ trước cửa tiệm cười thật là tươi:
- Trời ơi Ti, Ti vẫn vậy, Ti không thay đổi mấy.

Tôi vẫn vậy sao? hay Trang lịch sự nói cho tôi vui lòng? tôi bây giờ đã khác xưa nhiều chứ, tôi bây giờ buồn hơn xưa, không còn líu lo như chim mà mẹ tôi vẫn than buồn khi không có tôi ở nhà... Tôi bây giờ có còn là tôi ngày xưa không?... Những câu hỏi tới tấp không kịp trả lời nhau, khuôn mặt vẫn còn giữ được phần nào nét của ngày xưa để khỏi phải ngỡ ngàng nhận diện. Hai đứa gặp nhau, tíu tít đủ chuyện, chuyện của áo trắng thuở nào. Chuyện của những lần trốn học đến nhà bạn bè tập nhảy, chuyện cúp cua những giờ học khô khan khó nuốt để chui vào rạp Cine vừa xem vừa thút thít, ra khỏi rạp đứa nào mắt cũng đỏ hoe, phải dán lên mặt cái kính đen cho không ai để ý. Nhắc đến Noel năm nào, cả đám con gái mặc mini ngồi gác chân dựa vào tường, đâu ngờ tường chỉ là một tấm màn sau lưng nên cả đám ngã kềnh đưa chân lên cao cho mọi người được dịp cười thỏa thích, trong khi cả đám mắc cỡ không dám bước ra ngoài...nhắc lại cả tôi và Trang đều tưởng như mới xảy ra cho hai đứa cười khúc khích. Hai đứa nói đủ chuyện... Trang kể tôi nghe chuyện của Trang, chuyện ba chìm bảy nổi. Tôi kể Trang nghe chuyện của tôi, chuyện đã cũ thế mà mắt vẫn ướt, môi vẫn run...kể chuyện mình chán đến chuyện bạn bè. Chuyện có đứa gẫy gánh giữa đường, có đứa hạnh phúc bầm dập, có đứa bỏ học ngang lấy chồng ra tận ngoài Huế, sanh 1 lượt 7 nàng công chúa chỉ vì cứ ráng tìm một hoàng tử nối ngôi, thế mà cũng đành chịu thua trong khi có đứa mong mỏi 1 lần làm mẹ cũng không được. Có đứa vừa tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình, có đứa vừa cùng chồng sang được bên này nhưng các con còn lại...

Hai đứa nói chuyện suốt mấy đêm liền, chuyện dài chuyện ngắn, nhớ được chuyện gì kể hay hỏi chuyện ấy, chẳng cho nhau lấy một giờ nhắm mắt dù chỉ còn vài tiếng nữa phải ra phi trường. Thế mà bây giờ ngồi đây lại chợt nhớ những điều quên nói, quên hỏi. Giờ nghe tin con bạn bên kia trời đông đang quằn quại, đang đau đớn với khăn trắng trên đầu. Nghe chị tôi báo tin mà chết lặng đến không thốt nên lời, nước mắt rơi xuống má ướt mặn môi lúc nào không hay. Con bạn tội nghiệp của tôi từ lúc biết yêu cho đến bây giờ hạnh phúc vẫn không tròn trịa... Tôi tìm số ĐT của Linh gọi về. Linh như chưa hoàn hồn với những gì mới xảy ra hay sao mà lại không nhận được giọng nói của tôi, cứ hỏi đi hỏi lại:
- Xin lỗi ai đầu giây đó?
- Linh ơi! Ti đây!
- Ti nào?
Tôi cố nói tên mình cả chục lần mà Linh bên kia đầu giây vẫn không nhận ra, cứ hỏi mãi, tức quá tôi gắt lên trong điện thoại:
- Con khỉ, tao Ti đây chứ ai mà cứ hỏi hoài.
Lúc đó Linh mới nhận ra, hay lúc đó mới tỉnh người vì cái hét của tôi trong máy. Nhận ra tôi, Linh mừng quýnh:
- Ồ, mày hả? vậy mà tao cứ tưởng cô nào, giọng mày nghe như giọng con gái.
Tôi kêu lên:
- Rõ vô duyên, thế giọng như thế nào thì mới là giọng bà già? nãy giờ tao gọi mấy lần mà không ai bắt phone.

Thế là hai đứa cứ mày tao như xưa. Giọng Linh sũng nước mắt:
- Mày biết ông xã tao vừa mất không?
Nghe Linh hỏi, mắt tôi cay cay:
- Biết, chị tao mới cho hay nên gọi về cho mày đây, anh ấy sao vậy?
- Bị ung thư nhưng không biết, lúc biết thì muộn rồi, không kịp nữa.
- Gia đình anh ấy có biết tin chưa? có ai về không?
- Biết nhưng không về được
- Vậy mày lo cho anh ấy đến đâu rồi?
- Mời đưa đi xong, tao vừa bước vào nhà là mày gọi.
Im lặng một lúc, Linh tiếp:
- Mày có biết ông xã tao không?
Nghe Linh hỏi ngớ ngẩn, tôi nhíu mày tưởng như Linh có thể thấy được:
- Mày nói gì lạ vậy? Chuyện mày với ông ấy quen nhau sau khi ông ấy đi học tập về sao tao lại không biết? Lúc đó tao vẫn còn ở nhà mà. Sau đó năm 96 tao có về VN thăm gia đình. Ông ấy chở mày đến, Trong tiệc giỗ, mời anh ấy 1 lon bia, anh ấy từ chối nói: "Anh không dám uống đâu, anh mà uống là anh gục luôn, không dậy nổi, anh thèm ngủ lắm mà không có thì giờ ngủ, anh thèm một giấc ngủ dài..." mày nhớ chưa?

Nhắc lại với Linh lời của chồng Linh mà lòng tôi xót xa, cổ tôi như muốn nghẹn...Ừ anh thèm một giấc ngủ dài, bây giờ anh toại nguyện rồi nhé, anh ngủ có ngon không? anh có biết là bạn em đang quằn quại, khốn khổ vì mất anh không? anh có tội nghiệp nó không?... Giọng của Linh cất lên làm tôi giật mình:
- Ừ nhỉ, tao quên, dạo này tao hay quên quá.
Tôi an ủi:
- Tao cũng vậy, có khi tao chẳng nhớ hôm qua đi làm mặc gì, màu gì nữa.
Tiếng Linh buồn rũ:
- Tao nhiều lúc không nhớ được là mình đã ăn cơm hay chưa...
Nghe giọng Linh tôi thấy thương bạn vô cùng, chồng Linh cũng có bố mẹ anh em ở Canada thế mà không bảo lãnh gia đình Linh sang, chỉ có ông bà thỉnh thoảng dắt nhau về... Tôi chẳng hiểu vì sao, chỉ biết có lần anh tâm sự khi em tôi sang Mỹ, sang Canada thăm gia đình trở về:
- Anh cũng có gia đình ở Canada, thế mà anh lại không may mắn được như cậu, anh thèm và ước ao được gặp lại các em anh...

Linh như quên đi cái đau trong chốc lát, hay có lẽ mấy hôm nay vật vã, khóc lóc nhiều nên không còn nước mắt để khóc, hay cái đau đã tận cùng nên không còn đau hơn được nữa. Hai đứa nói đủ chuyện, hỏi thăm về gia đình, con cái, hỏi thăm về bạn bè. Hứng chí tôi nói với Linh:
- Khi nào retire, tao về VN ở luôn.
Linh mừng rỡ kêu lên:
- Ừ, mày nhớ về ở với tao, nhà tao bây giờ rộng quá, tụi nhỏ rồi cũng đi hết, chỉ còn mình tao thôi.

Tôi bốc đồng trong giây lát quên cả suy nghĩ, nhưng khi nghe Linh nói, tôi định hỏi Linh "Tao về ở với mày, thế ông xã tao thì sao?" nhưng thấy Linh cứ ríu rít nên tôi im, tôi không dám lên tiếng bởi bạn tôi đang lẻ loi, đang một mình. Hỏi địa chỉ của Linh, Linh dẫy nẩy:
- Mày hỏi địa chỉ làm gì? mày định gởi gì?
Tôi nói quanh:
- Gởi gì? hỏi để biết thôi.
- Mày định gởi tiền cho tao chứ gì? đừng gởi, tao chưa cần, khi nào cần tao sẽ xin.
- Mày đừng có vớ vẩn, lúc mày xin tao không có thì sao? đưa địa chỉ lẹ lên. À này, mày có địa chỉ e-mail không? thỉnh thoảng nhớ viết thư cho tao.
- Tao không biết dùng e-mail, con tao nó chỉ mấy lần mà cứ quên tuốt. Mày chịu khó viết bằng tay cho tao đi.
Tôi kêu lên:
- Trời ơi, bây giờ mà mày bảo tao viết thư bằng tay thì bao giờ mới có thư cho mày đọc? Gõ thì tao gõ còn lẹ chứ ngồi viết nắn nót rồi chạy đi bưu điện gởi coi bộ chẳng bao giờ mày có thư đọc quá, vả lại thì giờ đâu mà ngồi viết?
Linh băn khoăn:
- Nếu thế mày cứ viết thư cho tao qua địa chỉ e-mail của em mày, nhận được tao đưa ra ngoài thuê họ viết thư trả lời cho mày ngay.
Nghe Linh nói, tôi thắc mắc:
- Mày nói thuê cái gì?
- Thuê người ta viết thư hộ, bên này bây giờ có dịch vụ viết thư giùm, lẹ lắm.
Tôi ngẩn người ngạc nhiên:
- Nhưng sao mày lại phải thuê người ta viết thư cho tao? Để làm gì?
Linh vẫn thản nhiên như không biết cái hoang mang, cái thắc mắc của tôi:
- Thì thuê họ viết thư trả lời cho mày, chỉ có 3000 đồng thôi.
Nghe Linh nói, tôi kêu lên như không tin những gì tôi vừa nghe:
- Cái gì? mày nói thật hay nói đùa? tay chân chữ nghĩa mày đâu hết rồi mà đến nỗi phải bỏ tiền thuê người viết? mày sao vậy? điên hả?
- Thật chứ đùa gì, tao bây giờ đầu óc mụ đi không viết được nữa, nhờ con cái thì tụi nó sức mấy mà ngồi yên cho mình nhờ.

Tôi lặng người, tôi không ngờ Linh ngày nay lại như vậy. Tôi không thể tin được con bạn của tôi ngày nào, Linh ngày xưa tự tin, dáng đẹp, hát hay, văn chương giỏi, là một trong những cây viết bích báo trong trường thế mà hôm nay lại bị tuột dốc một cách thảm hại như vậy sao?... Có phải bạn tôi đang lăn xuống triền dốc cuộc đời của mình không?... tai tôi ù đi, tôi nghe Linh cắt nghĩa vì sao, vì sao mà lòng tôi đau, tim tôi nhói, nước mắt tôi long lanh, tôi thấy nghẹn ở cổ, tôi thấy thương và tội nghiệp Linh, tôi ước tôi có thể về VN ngay lúc này để ôm Linh trong tay, để được khóc với Linh, để cùng chia sẽ những nỗi bất hạnh mà Linh đang cưu mang, để hâm nóng lại thời con gái đã qua, để làm sống lại một tiềm thức đang ngủ mê cho bạn tôi tỉnh táo hơn ra... Nhưng tôi không về được.

Tôi cầm điện thoại cố nén tiếng nấc mà nước mắt tuôn dài. Bạn của tôi thê thảm đến thế sao?... còn những người bạn khác của tôi hiện giờ sống ra sao? Đang tản mạn nơi nào? có hạnh phúc? có bình an hay cũng lao đao lận đận? Thời gian đi nhanh quá, như những bánh xe quay càng lúc càng nhanh. Tôi không dám đứng lại, tôi sợ mình bị nghiền nát bởi những vòng quay vô tình ấy. Những vòng quay của giòng đời đang biến đổi chúng tôi thành những người đàn bà khác biệt nhau, những con đường riêng rẽ mà tất cả chúng tôi đều phải đi tới với con đường trước mặt. Trái tim tôi đau vô cùng. Tôi vội bỏ điện thoại xuống, quay sang nhà tôi đang đứng gần, bật khóc:
- Anh, sao bạn em kỳ vậy? sao nó có thể biến thành một người như vậy được?... Tại sao?

Rose
Nguyenthitehat
Hoài Yên
#30 Posted : Thursday, August 11, 2005 1:10:51 AM(UTC)
Hoài Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 166
Points: 0

chị Têha't ơi,

Đi đại hội thánh mẫu có cầu nguyện cho em không ? ...Blush Chị làm em nhớ đến 1 kỷ niệm trong ngày đại hội thánh mẫu xa xưa...Smile
Nguyễn Thị Tê Hát
#31 Posted : Wednesday, October 5, 2005 9:39:17 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Xa Rồi Kỷ Niệm


Thế là tôi xa thành phố ấy, xa một cách thật bất ngờ vội vã, không kịp một lời chào, không kịp một chia tay khi sự hỗn loạn về chính trị, về đất nước trong cơn mù mịt. Tất cả như quay cuồng, như bão táp... Người người rủ nhau ra biển, người người rủ nhau tìm đường vượt biên giới, băng qua rừng sâu, băng biển dữ để tìm một lối thoát mà tôi là một trong những người bị cuốn hút trong giòng sông lịch sử đó.

Khi tất cả mọi chuyện tạm ổn định. Khi còn đang tranh tối, tranh sáng với những đường lối chính trị vừa thay tên đổi chủ, tôi trở về thăm lại thành phố cũ, thành phố của một thời kỷ niệm ngọt ngào để tìm, để kiếm những gì còn vương vãi hay rơi xót ở một góc xó nào, nhưng tìm hoài vẫn không gặp, vẫn không thấy... Đi ngang ngôi nhà cũ của mình nay cũng đổi chủ cho dù không bán, không sang nhượng. Hai cây dừa cảnh trồng 2 bên cổng không còn nữa, cây leo 1 bên tường với những chiếc lá to như chiếc dù con chỉ còn lác đác vài lá trên cao, cái xích đu nằm 1 góc sân thường ngồi một mình trong tối nhìn trăng sáng trên đầu những ngọn thông nay cũng không còn... Tất cả như bị đảo lộn, như trống trơn, nhìn lên căn gác lửng của những tối học bài, của những đêm không ngủ cắn bút tập làm thơ, của những đêm hốt hoảng nhìn hỏa châu chiếu sáng một góc trời... kỷ niệm nhiều quá, kỷ niệm chênh vênh trên những cành ổi của những trưa hè im lặng, vừa học bài vừa cắn dòn những trái ổi xanh chưa kịp chín... Tuổi thơ tôi, hạnh phúc tôi đã bỏ lại đằng sau, bỏ lại một cách vội vàng không dự đoán như những tình cảm nào đó cứ lẽo đẽo theo sau, nhưng tôi cứ ngu ngơ không quay lại, tại tôi kênh kiệu hay tại tôi chưa đủ lớn, chưa đủ trưởng thành trong tôi để đưa tay bắt lấy.

Những bước chân như không định hướng cứ thả dài trên cát, bãi biển ít người qua lại... ngoài xa thật xa, cù lao xanh mù mịt tít ngoài khơi với ngọn hải đăng cô độc, sừng sững chứng kiến những đổi thay như chứng kiến một ngọn sóng thần vừa đổ ập lên bờ, cuốn tất cả nụ cười hạnh phúc ra khơi. Ghềnh Ráng vẫn vậy, những tảng đá to như rêu mốc nằm kềnh lên nhau như thách đố thời cuộc. Những con sóng vẫn ồ ạt đập mạnh vào những tảng đá dưới chân núi, dưới ghềnh làm bắn tung toé nước như vô tình không biết đến cái đau ngút ngàn của người đang đi tìm kỷ niệm, đang bị kỷ niệm đùa cợt như nắm cát đang từ từ rơi qua kẽ những ngón tay cho dù cố nắm thật chặt, nhưng không nắm nổi, không giữ được cho mình. Suối tiên không còn nước ồ ạt như xưa, chỉ còn róc rách tuôn trên những tảng đá không đều nhau tạo thành những âm thanh buồn bã. Leo từng bước, lách luồn qua những bụi gai, len lỏi mãi rồi cũng lên được đến mộ Hàn Mặc Tử. Con đường cheo leo vẫn khó đi như ngày nào. Đứng bên mộ nhìn ra biển, nhìn ra khơi, vài chiếc thuyền con lênh đênh trên sóng, nhìn lên đỉnh núi, một thế giới riêng biệt cách ngăn với thế giới bên ngoài, nhìn quanh nhìn quẩn, những chùm chà là chín quả nằm giữa những bụi gai vẫn ở chỗ cũ như không thay đổi, nhưng cũng không còn làm cuống quýt, hăng hái lần mò len vào bụi gai để hái cho bằng được những chùm chà là đen bóng đang nằm xoải theo sườn núi, mặc kệ người khác cứ phải cuống quýt lo âu đưa tay chụp đỡ, hay lại nhõng nhẽo vòi vĩnh những trái cây rừng muốn ôm đầy tay.

Tất cả như những chiếc lá rừng bị gió cuốn đi, như bọt biển tan vỡ rồi lại từ từ cuốn ra xa. Tất cả như xa ngoài tầm với, như một thất vọng, hụt hẫng cứ đeo theo bên mình để rồi kết tụ lại thành những nỗi buồn cứ bị giằng co, xâu xé, héo mòn dần như những con mọt đang gậm nhấm những cuốn sách hay đã bị bỏ quên trong hộc tủ.

Một ngày của 30 tháng 4 đi qua như một cuồng phong quét sạch mọi sự bình an, mọi hạnh phúc. Tất cả như chơi vơi, bồng bềnh trên biển cả mênh mông, không phương hướng. Sài Gòn ngơ ngác buồn đau, Sài Gòn thê lương ảm đạm, Sài Gòn chít khăn tang để tang cuộc tình, để khóc người ra đi, khóc người ở lại. Khóc như khóc cho cái tên Sài Gòn đang bị niêm phong, đang bị truất phế... Sài Gòn ngày ấy tội nghiệp, Sài Gòn thoi thóp, chỉ còn nghe những tiếng thở dài, những tiếng thầm thì to nhỏ nơi những quán cóc, nơi những góc đường. Sài Gòn mất dần niềm tin, Sài Gòn không còn hy vọng...

Nhưng!... Sài Gòn như một đốm lửa trong đống tro tưởng đã tàn lụn, đã tắt ngấm... Sài Gòn lại bùng lên. Cái tên Sài Gòn lại chễm trệ trên môi người ra đi, trên môi người ở lại... nhưng Sài Gòn bây giờ sao xa lạ quá, SG không còn là SG của ngày xưa. SG không còn êm ả, trữ tình ngày nào, SG bây giờ vội vã hơn, tất tả hơn, xô bồ hơn, bụi bặm hơn và hình như mưa, nắng cũng thất thường hơn.


Sài Gòn từ từ biến mất phía dưới, nắng chiếu qua khung cửa sổ của máy bay, tôi nhếch người ngồi dựa vào thành ghế, sửa lại thế ngồi để tránh cái nắng đang chiếu vào mặt.

- Xin lỗi, cô vừa về thăm nhà?

Giật mình nhìn sang bên cạnh:

- Thưa vâng

Người bên cạnh bắt chuyện:

- Cô về thăm nhà thường xuyên lắm phải không?

- Dạ không, đây là lần đầu, thế còn ông? chắc ông cũng đã về nhiều lần:

- Không, tôi cũng như cô, đây là lần tiên tôi về thăm nhà sau 20 năm.

Tôi mỉm cười im lặng, người đàn ông ngồi bên cạnh lên tiếng tiếp:

-Từ khi lên máy bay đến giờ, tôi thấy cô cứ đăm chiêu nhìn ra cửa sổ đã lâu, chắc là cô đang nhớ Sài Gòn phải không?

Tôi lắc đầu:

- Nếu nói nhớ SG thì chẳng có gì để nhớ nữa, chỉ thấy tiếc nuối thôi. SG bây giờ khác lạ quá, không giống ngày xưa nữa. Tôi có cảm tưởng như mình không có chỗ đứng khi trở về. Thấy mình lạc lõng...

Chợt thấy mình nói hơi nhiều, bộc lộ cảm nghĩ của mình hơi nhiều với người khách đồng hành bên cạnh nên mỉm cười chữa thẹn:

- Xin lỗi ông nhé, đó chỉ là cảm nghĩ riêng của tôi thôi.

- Không không, cô nhận xét đúng, SG bây giờ thay đổi nhiều, nhanh quá đến nỗi tôi không thể tưởng tượng được, nhưng đó chỉ là bề mặt, SG đàng sau cũng vẫn lam lũ, nghèo khổ không đủ ăn, đủ mặc... à, Cô về kỳ này định bao giờ trở lại?

Tôi đăm chiêu nhìn ra cửa sổ:

- Có lẽ còn lâu lắm, tôi có cảm tưởng SG không có chỗ cho tôi nữa, ông biết không? đi giữa thành phố SG mà mình có cảm tưởng như đi giữa một nơi thật xa lạ, không quen thuộc, không liên hệ, đi giữa phố đông người nhưng mình lại cảm thấy cô đơn, cái cô đơn không giống cái cô đơn của mình ở ngoại quốc, cái cô đơn ngay tại quê hương mình thấy xót xa, thấy thương mình, tội nghiệp mình lắm. Có lẽ tại tôi đa cảm nên cái nhìn có vẻ lệch lạc, buồn cười lắm phải không? Thế còn ông, ông về lần đầu thấy thế nào? vui chứ?

Như một thói quen, người đàn ông đưa tay vào túi móc gói thuốc ra, rút một điếu, ngập ngừng vài giây rồi lại bỏ điếu thuốc vào chỗ cũ, giọng chậm rãi:

- Đêm qua ngồi một mình ở quán cafe, không hiểu sao tôi lại cứ dằn vặt mình bằng những câu hỏi nếu ngày ấy tôi đừng đi thì tôi sẽ ra sao? hay nếu lần này tôi đừng trở về... phải chi tôi đừng trở về thì hơn.... nhưng, dù sao thì cũng đã trở về, dù sao trở về lần này cũng tốt, để mình có thể nhìn kỹ mọi sự việc hơn, để hiểu rõ người, hiểu rõ mình hơn... có lẽ cô và tôi cùng giống nhau trong cái nhìn của người trở về...

Nghe tiếng nói đều đều của người ngồi bên cạnh như tâm sự, như kể lể, phân bua làm lòng tôi chùng xuống. Tôi im lặng, người ngồi bên cũng im lặng. Cái im lặng như hai con đường song song, cứ đi hoài trên lộ trình như quen, như xa lạ... Tất cả chìm vào im lặng. Máy bay đi vào vùng tối, hình như là đêm của một không phận nào đó nên bên ngoài trời đen thẫm. Mọi người trong tàu mệt mỏi ngủ vùi trên tuyến đường dài. Người đàn ông đứng lên với lấy cái gối, cái chăn ở hộc tủ phía trên trao cho tôi, ân cần:

- Cô mệt không? lạnh không? Nhắm mắt một tý cho khoẻ. Chuyến bay còn dài lắm.

Tôi mỉm cười, đưa tay đỡ lấy cái gối, cái chăn đắp trên tay người đồng hành bên cạnh. Nhìn người đàn ông cúi xuống lấy quyển sách trong túi xách dưới chân, tự dưng thấy mệt mỏi, thấy ngậm ngùi, tự dưng thấy thèm một bờ vai để dựa, để kê đầu....

Xoay người nhìn ra của sổ, kéo tấm chăn đắp kín phía trước, kéo che cả hai vai mình... bên ngoài trời vẫn tối, những vì sao lấp lánh trong bầu trời đêm, dựa đầu vào khung cửa... một vì sao băng vừa đổi chỗ, quá nhanh không kịp đọc một lời nguyện ước...


Rose
Nguyễn Thị Tê Hát

Hoài Yên
#32 Posted : Wednesday, October 5, 2005 10:02:41 PM(UTC)
Hoài Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 166
Points: 0

chị Tehat ui,

Em đọc bài "con mèo của nhà tôi" mấy lần rồi bị tẩu hỏa nhập ma luôn... đang định hỏi ý kiến chị để viết "con mèo của nhà tôi - tập hai"... chị nghĩ sao ? Wink
Nguyễn Thị Tê Hát
#33 Posted : Thursday, October 6, 2005 2:52:58 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
quote:
Gởi bởi Hoài Yên

chị Tehat ui,

Em đọc bài "con mèo của nhà tôi" mấy lần rồi bị tẩu hỏa nhập ma luôn... đang định hỏi ý kiến chị để viết "con mèo của nhà tôi - tập hai"... chị nghĩ sao ? Wink




Ủa HY có "Nhà Tôi" rồi à? chắc không đó chứ? cứ như vậy để bắt nạt người ta cho bõ ghét chứ, bộ hết muốn "bắt nạt người ta" rồi sao? tên nào mà muốn làm "nhà tôi" của HY thì chị nghĩ hắn 3 đầu 6 tay cũng chẳng dám mơ tưởng đến mèo như "Nhà Tôi" của chị đâu, thành ra HY khỏi phải tưởng tượng , Em mà tưởng tượng thì tội cho "người ta" của em thôi. Smile

Ngtth
Nguyễn Thị Tê Hát
#34 Posted : Tuesday, September 5, 2006 9:52:14 PM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Ngày Này Năm Ấy Khi Xưa!

Mình yêu dấu của em!

Ngày này của 25 năm về trước, mình và em đã cột vào đời nhau bằng những lời hứa trước bàn Thánh, đã đeo vào tay nhau bằng chiếc nhẫn đơn sơ mộc mạc lần đầu trong đời khi giọt lệ em từng hàng tuôn dài xuống má. Tất cả được đúc kết trong một ngôi Thánh đường xa lạ mà em và mình đã ngỡ ngàng chọn lựa. Đám cưới mình tội nghiệp quá, không một người thân bên cạnh, không ba mẹ, chị em, không bà con họ hàng bạn bè thân thuộc. Cái tủi thân cô đơn giữa những người xa lạ đó đã làm em khóc thật nhiều bởi cái nắm tay thật mạnh của mình làm em bật khóc, em khóc như mưa, em khóc tức tửi như bị ép duyên, em khóc như những giọt nước mắt đã được tích lũy từ lâu lắm, từ nhiều năm nên đã chờ có dịp là tuôn tràn như không ngưng được, cho dù em biết mọi người trong Thánh đường đang nhìn mình với những đôi mắt ngạc nhiên, cho dù em biết bàn tay mình đang vỗ về muốn em ngừng khóc, cho dù em biết trên bục cao Cha đang chờ em ngưng thổn thức...

Những giọt nước mắt ngày ấy đã theo em bên đời, bên cạnh những nụ cười, những hạnh phúc mà mình đã trao tặng cùng với những trăn trở mà mình đã vô tình đánh rơi trước mắt em... Cuộc đời cứ thế trôi qua đều đặn từng ngày... Thế mà đã 25 năm rồi đó... 25 năm ngọt bùi cay đắng, tiếng cười tiếng khóc cứ thế trộn lẫn vào nhau, hòa hợp vào nhau để đưa em và mình đi một quàng đường thật dài... Ngoảnh lại, 25 năm đã trôi qua, trôi nhẹ nhàng như một áng mây...như một chớp mắt và trước mặt mình và em, bây giờ chỉ có một mái gia đình và 2 đứa con đang khôn lớn...

Mình yêu dấu! Vợ chồng là duyên nợ, nên cứ trả lẫn cho nhau cho đến hết kiếp này, cái nợ nần duyên nhau đã bắt đầu từ ngày em quen mình, từ cái ngày mình đưa em đi và đang đưa em đi hết con đường mà mình và em đã chọn lựa. Ngày ấy mình như một thanh niên vóc dáng thong thả, em cô bé tóc dài ngang vai mỏng manh, thế mà hôm này nhìn lại quãng đường 2 đứa đã đi qua, quay lại nhìn nhau thấy khác xưa nhiều quá, nhìn lại em trong gương em thấy ngậm ngùi... tất cả rồi cũng chỉ còn lại em và mình với con đường trước mặt, mình sẽ như 2 bóng người ngả vào nhau, dựa vào nhau đi về cuối con đường.

Ngồi đây, nhớ về ngày hôm qua, về hôm kia và những ngày đang lùi lại đàng sau... tất cả chỉ còn là kỷ niệm mà một ngày nào đó em và mình sáng sáng sẽ ngồi bên nhau nhâm nhi ly trà nóng, xem một tờ báo, tán gẫu chuyện gió mưa hay nhắc về một vài kỷ niệm đã qua hoặc nhắc đến tên một người bạn nào đó vừa ra đi... Thế là xong một quãng đường dài, phải thế không mình.

Hôm nay vừa đúng 25 năm, em muốn cám ơn những gì mình trao tặng, cho dù đó tiếng cười dòn tan, là hạnh phúc huy hoàng hay cho dù đó là những giọt nước mắt tuy không còn nóng hổi trên má, nhưng dù sao đó cũng là những món quà quý giá đã tạo nên em của hiện tại và tạo nên hai đứa mình của ngày hôm nay... Cám ơn Trời, cám ơn đời !... hãy cười với em luôn mãi nhé mình của em cho dù con đường trước mặt không còn rực nắng mai như thuở ban đầu...

Rose
Nguyenthitehat


Nguyễn Thị Tê Hát
#35 Posted : Thursday, June 21, 2007 10:42:52 PM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Con Mèo Của Nhà Tôi
Cho dù năm nay không phải là năm Mèo, nhưng tôi muốn nói, muốn kể về chuyện một con mèo, con mèo của nhà tôi, con mèo mà mẹ tôi vẫn thường nói khi chúng tôi còn bé, con mèo mà dân gian vẫn có câu: "Mèo vào nhà khó, Chó vào nhà sang." như vẫn còn ám ảnh trong tôi, cho dù bây giờ tôi đã có một mái gia đình riêng cho chính mình.

Thuở ấy, mỗi lần thấy chó nhà ai ghé đến cửa hay chạy vào nhà, chị em tôi có lỡ đuổi đi thì mẹ tôi lại quýnh-quáng lên:
- Ấy, sao các con lại đuổi đi? chó vào nhà hên lắm đấy!
Chị em tôi có phản đối vì con chó không sạch sẽ cho lắm thì mẹ tôi lại thản nhiên, dịu dàng đi lấy cơm cho nó ăn, để rồi khi no nê "ngài" tự động đi nơi khác mà mình chẳng phải mang tiếng là "đuổi cái hên" đi, cho dù chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến "Chó vào nhà sang" nhưng chẳng thấy nhà mình sang hơn tý nào.

Sinh trưởng trong một gia đình đông chị em, nhưng tôi vẫn là con bé nhiều nước mắt, nhõng nhẽo nhất nhà, lúc nào cũng muốn mọi người chiều chuộng, nếu không vừa ý là nước mắt ngập bờ mi ngay. Bởi thế chung quanh tôi cả một vòng tròn thương yêu bao bọc, để ngây thơ nhìn đời qua những đám mây hồng. Tôi nhìn đời, nhìn người với cái nhìn giản dị trong sáng, lúc nào cũng thích được nhẹ nhàng, nuông chiều như tôi đã thường ước mong có một con mèo nho-nhỏ thật dễ thương để được vuốt ve, đùa giỡn. Thế nhưng, ước mơ đó không bao giờ thành, vì triết-lý của mẹ tôi đưa ra "Mèo vào nhà khó..." như một thành trì vững chắc, vững chắc còn hơn cả bức tường Ô-Nhục Bá-Linh mà Ba và chị em tôi không thể nào xê dịch được.

Vào một tối trời giá lạnh, mùa đông miền trung đang đi về, cả nhà đang ngồi quây quần trước lò sưởi, chợt con mèo từ đâu khoan thai, yểu điệu nhẹ nhàng đi vào, mừng rỡ, tôi hý hửng chạy lại ôm vào lòng, mẹ tôi kêu lên:
- Con có bỏ con mèo ra không? Mẹ đã bảo mèo vào nhà xui lắm, bỏ ra ngay.
Tôi vẫn nâng niu, áp vào má vào cổ, vừa lim-dim vì sự cọ xát mịn-màng của con mèo, vừa phân bua với mẹ:
- Mẹ cứ nói vậy hoài, mẹ bảo Chó vào nhà sang nhưng con thấy nhà mình vẫn thế chẳng khác gì cả, mẹ chỉ dị đoan thôi.
Mẹ tôi im lặng trong giây lát, rồi hắng giọng ra lệnh:
- Nhưng mẹ bảo con bỏ nó ra ngay, mẹ không thích có mèo trong nhà, có mèo xui lắm.
Tôi chưa kịp lên tiếng phản đối, chị tôi đã chạy từ trên cầu thang phóng xuống, giả bộ hét lên:
- Mẹ ơi! Mèo xui lắm, mẹ đừng cho nó nuôi!

Nghe tiếng chân chạy ầm-ầm, tiếng hét như sấm của chị tôi làm con mèo giật mình cựa quậy mạnh, làm tôi hoảng hốt tung tay thét lên và con mèo cũng quýnh-quáng sợ hãi phóng nhanh ra cửa. Từ đó, tôi không còn thích mèo, tôi không còn dám mơ tưởng đến con mèo yểu-điệu đài các nữa. Mỗi lần vô tình chạm phải sự mềm nhũn của nó, làm tôi lạnh cả người, cho dù tôi biết ngày xưa chị tôi chỉ đùa giỡn, cho dù tôi không tin "Mèo vào nhà khó, Chó vào nhà sang" như sự dị đoan của mẹ. Nhưng không hiểu sao câu nói "Mèo vào nhà khó..." vẫn in mãi trong tâm trí tôi như không thể tẩy xoá được.

Ngược lại, bây giờ các con tôi lại thích mèo, một con mèo bé nhỏ như tôi đã từng ưa thích ngày xưa. Nhưng nhà tôi, nhà tôi lại chỉ thích loại mèo hai chân thôi quý vị ạ. Con Mèo của nhà tôi đang ở cách xa cả nửa quả địa cầu. Nhưng nếu con Mèo của nhà tôi cứ ở yên bên kia bờ Thái Bình Dương thì đâu có chuyện gì phải nói. Nhưng khổ nỗi con Mèo kỳ-quặc ấy đã không chịu ở yên trong cái vị trí của nó mà còn muốn xâm nhập sự khó khăn vào gia đình tôi y như loại mèo bốn chân mà mẹ tôi vẫn thường nói. Một hôm đi làm về, vội vàng thay quần áo xuống bếp làm cơm chiều, định trổ tài nấu món bò-kho, món ăn người Nam mà nhà tôi vẫn thích. Lúc đập tỏi, nhánh tỏi rơi xuống, vội cúi nhặt... Nhưng, mắt tôi hoa lên, tai tôi ù đi, tôi có cảm tưởng như cả bầu trời đổ ập trên lưng nặng trĩu, làm tôi như không đứng lên được nữa. Tay chân tôi lạnh buốt rã rời, lưng tôi giá băng như ai vừa dội một thùng nước đá... Cầm nhánh tỏi, tôi cầm luôn cả miếng giấy đã được xé nhỏ nằm vô tình dưới chân. Với nét chữ xa lạ, vỏn vẹn tên con Mèo của nhà tôi và thị-trấn Mộc-Hoá, Bạc-Liêu thì cũng quá đủ là một bằng chứng mà nhà tôi nhất định không thể chối cãi vào đâu cho được.

Nồi bò-kho hôm ấy cũng chẳng thành món, vì tôi cũng chẳng còn đầu óc đâu để nhớ công-thức nấu món bò-kho mà cô em chồng đã chỉ hôm nào. Nhưng... món ăn Nam, Bắc gì cũng dẹp hết, hơi sức đâu mà trổ tài nấu ăn cho một người bạc như vôi thưởng thức. Tôi bắt đầu làm nhiệm vụ của một thám tử nửa vời. Từ thùng rác cho đến những chồng sách, những quyển chi-phiếu đều được tôi để đôi mắt ướt ghé vào và kiểm soát tất cả những thư từ, hình ảnh từ Việt Nam gởi sang. Dĩ nhiên là tôi chẳng bắt gặp được gì, bởi vì ông chồng Nam Kỳ của tôi nhất định qua mặt một cách thật yên lặng. Nhưng nhà tôi có biết đâu, đã lấy phải người vợ quá thông minh nên chẳng có gì qua mắt tôi được. Con ruồi bay ngang tôi còn biết con nào đực, con nào cái thì làm sao nhà tôi có thể qua được cửa ải này phải không quý vị?

Vâng, chẳng cần phải suy đoán, tôi cũng biết chắc khi nhận được thư, nhà tôi đã hồi-hộp, mừng quýnh quáng cả lên, xem vội vàng rồi xé nhỏ lá thư, định thủ tiêu bằng cách bỏ vào túi quần, chờ khi nào đi làm sẽ bỏ vào thùng rác ở chỗ làm việc cho chắc ăn, như vậy có đến 10 cô vợ Bắc Kỳ như tôi cũng không thể nào khám phá ra cái tội gian dối ấy. Vả lại, nhà tôi vẫn khinh-thường bảo tôi khờ, mẹ tôi vẫn chắc lưỡi bảo tôi con bé dại là gì! Nhưng dù có khờ hay dại đi nữa, trời cũng chẳng dung túng cho kẻ gian, mà trời lại đãi kẻ khù-khờ như tôi, nên vô phước thay cho nhà tôi, đã chẳng rơi khỏi túi miếng giấy nào khác mà lại rơi đúng ngay tên "Con Mèo" của nhà tôi, cái tên mà bao lần tôi định giả vờ đăng nhắn tin trên báo để xem phản ứng của nhà tôi ra sao? Chưa kịp làm thì chuyện lại xảy đến. Số nhà tôi thật đúng là số đen... Ai bảo thích mèo làm gì nên mới xui như vậy.

Tấm ảnh đen trắng từ trong tấm bản đồ Cali mà chúng tôi đã dùng đến trong mùa hè vừa rồi chợt rơi ra làm tôi sững người, ngỡ-ngàng... Đọc hàng chữ nhỏ nắn nót ghi đằng sau:
"Tặng anh để cười khi nhớ..."
"Để thương khi ghét..."

Làm tôi mờ mắt, toàn thân đã lạnh lại càng lạnh buốt hơn, chân tay run lên, chung quanh như một màn sương mù dầy đặc bao quanh, đầu óc trống rỗng, tôi phải ngồi xuống ghế để lấy một điểm tựa. Tôi thề tôi không ghen, tôi chỉ buồn, tôi chỉ tức, tôi chỉ đau vì tự-ái mà thôi... Sức mấy mà tôi thèm ghen với nó.

Nhà tôi đi làm nửa đêm mới về, nằm trên giường cứ trằn trọc qua lại, chắc lại tưởng nhớ đến Con Mèo nên khó tìm được giấc ngủ, càng làm tôi tức tối, nghĩ đến câu viết sau tấm ảnh, lại còn chấm chấm sau câu nói làm tôi thêm lộn gan, nghĩ đến đó tôi chỉ muốn dựng nhà tôi dậy để la, để hét vào mặt cho vơi bớt tức tối đang đè nặng trong lòng.

Mặc kệ nhà tôi với giấc ngủ khó khăn, với tâm tư ngổn ngang của một người có cái tâm không ổn vì gian dối, tôi ra phòng ngoài, lục ví nhà tôi để tìm thêm những dấu tích ăn vụng. Đúng như tôi dự đoán, nhà tôi đã biết phòng xa nên sau khi đọc xong và huỷ bỏ lá thư, nhà tôi đã cẩn thận ghi lại địa chỉ ở đằng sau những tấm card nhỏ trong ví. Nhà tôi khôn khéo lắm, viết bằng viết chì với nét chữ mờ nhạt để tôi không để ý mà cũng không sợ bị mất liên lạc sau này. Nhà tôi cứ ỷ-y là không bao giờ tôi lục ví của nhà tôi cả. Vâng, chẳng khi nào tôi lục ví của nhà tôi, nhưng khi tôi ghé bàn tay, đôi mắt ướt vào thì thế nào cũng gặp chuyện chẳng lành và cần phải bàn đến. Để chứng tỏ cho nhà tôi biết "vỏ quýt dày, cũng có móng tay nhọn" nên tôi đã giúp nhà tôi làm sạch những tấm card visit bằng cách tẩy xoá thật kỹ những gì mà nhà tôi ghi lại đằng sau. Tôi làm một cách thật hoàn hảo đến khó có thể tìm ra dấu vết, cho dù có phải soi dưới một cái kính hiển vi đặc biệt nào đi chăng nữa.

Hôm sau đi làm, nhờ người bạn ở thư-viện photo giùm tấm ảnh và hàng chữ phía sau thành nhiều tấm. Có những tấm bạn tôi đã nghịch ngợm in thật đậm nên trông người trong ảnh thật là ghê, thật tức cười. Đã vậy còn quay sang tôi hắn đùa:
- Này, xem kỹ chưa? Người trong hình đẹp sexy như thế này ai mà chẳng ham?...
Lúc đó, nhìn kỹ tấm ảnh, tôi mới thấy Con Mèo của nhà tôi chụp hình nửa người, không biết có mặc áo hay không nhưng tôi thấy cả đôi vai trần, để lộ gần hết bộ ngực làm tôi nóng mặt. Tôi xin thề là tôi không ghen, tôi chỉ tức nhà tôi thôi, xá gì cái thứ như vậy mà ghen cơ chứ!... Nhưng dù không ghen, tôi cũng nhất định phải cho nó với nhà tôi một bài học nhớ đời mới được.

Nghĩ cũng tội nghiệp cho nhà tôi, muốn ngắm hình Con Mèo mà chẳng dám ngắm tự-nhiên, cứ phải lén lút. Thành ra, để tạo sự thoải mái cho nhà tôi nên những tấm ảnh nhờ photo sáng nay, đã được bàn tay giận-dỗi của tôi dán lên những chỗ mà nhà tôi thường ghé mắt đến. Một tấm được dán ngay giữa gương trong phòng tắm, chỗ mà nhà tôi nhất định phải ghé mắt nhìn trước khi cạo râu, rửa mặt đi làm. Một tấm ngay trên đầu TV, một tấm ngay chỗ ghế nhà tôi hay nằm đọc sách... Dán, tôi dán nhiều lắm, bất cứ chỗ nào tôi nghĩ nhà tôi có thể ghé mắt đến là chỗ đó được hân hạnh đón một tấm cho bõ ghét, để tha hồ mà thương với nhớ. Chỉ có trong phòng ngủ là không, vì tôi sợ cho chính tôi phải nhìn thấy tấm ảnh ấy, khuôn mặt ấy sẽ lên cơn sốt nên chỗ ấy đã may mắn được tôi bỏ qua. Nhưng nhà tôi thuộc loại đàn ông lỳ nhất thế giới, cứ tỉnh bơ như không, chẳng thắc mắc, chẳng lên tiếng gì cả, cứ để tôi độc diễn trong cái tức lồng lộn, càng làm tôi tủi thân, càng làm tôi đau đớn.

Buổi chiều đi làm về, nhìn lại những tấm ảnh dán hôm qua đã được nhà tôi và thằng con lấy viết vẽ râu, vẽ cằm cho người trong hình. Thái độ của nhà tôi cứ làm như không biết chuyện gì xảy ra trong nhà, như người trong hình không liên quan gì đến mình. Nhà tôi cũng chẳng thèm tháo gỡ những tấm ảnh ấy, cứ để yên như vậy. Ngày này sang ngày khác, và tôi cũng thế... Nhưng cứ tưởng nhà tôi thuộc loại lỳ có hạng, ai ngờ cũng nhát gan, khi nhà có khách, nhà tôi đã lặng lẽ đi một đường khắp nhà để làm lễ hạ những tấm ảnh vào thùng rác. Đi làm về thấy vậy, tôi cũng lại bắt chước nhà tôi làm lễ "thượng kỳ" từ thùng rác lên lại chỗ cũ cho phải phép với nhà tôi. Nhưng rồi, tôi vẫn là người chịu thua trước sự im lặng, trước cái sự không đả động gì đến những tấm ảnh trên tường. Tôi có cảm tưởng nhà tôi đang đùa cợt trên sự đau khổ của tôi... Trò chơi đã đến lúc phải kết thúc, tôi phải lên tiếng, tôi đành phải đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa, đành phải đối diện với cái đau ngút ngàn của mình...

Kể từ khi biết nhà tôi có mèo, không đêm nào tôi ngủ được, hầu như thức trắng đêm để rồi nhìn mình trong gương thấy thảm hại tiêu điều. Đôi mắt quầng thâm lúc nào cũng ướt trên gương mặt xanh xao hốc hác càng làm tôi thêm oán hận nhà tôi. Ngồi ở phòng khách đến hai giờ sáng nhà tôi mới đi làm về. Thấy tôi ngồi đấy nhưng cứ thản nhiên bước vào trong như không biết đến sự hiện diện của tôi. Tôi lên tiếng muốn được nói chuyện, nhà tôi trở ra với khuôn mặt biến sắc, biết trái bom bắt đầu châm ngòi, biết chiến tranh bắt đầu nhen nhúm, nhưng vẫn còn giả bộ càu-nhàu:
- Khuya rồi không đi ngủ còn hỏi gì nữa? chuyện gì để ngày mai được không?
Cố giữ lấy sự bình tĩnh, tôi hỏi như quan toà hỏi tội phạm mà nghe giọng mình run run:
- Mình liên lạc với Mộc Hoá từ bao giờ?
Nhà tôi đến nước này vẫn còn gân cổ chối:
- Cái gì? ai liên lạc hồi nào? Nói tầm bậy không à.
Không giữ được bình-tĩnh, nước mắt tôi bắt đầu rơi xuống má, tuôn như suối đổ, run giọng tôi nói:
- Không ai nói cả, quả tang sờ-sờ ra kia mà còn làm bộ nữa, ai đã giúp mình liên-lạc với nó?
Với cái giọng cương quyết, như doạ nạt, như ta đây là kẻ thuỷ chung, đạo đức không bằng, nhà tôi dõng dạc:
- Có mơ không? ai liên-lạc với nó hồi nào mà dám nói bậy, nói thì phải có bằng chứng, chứ không phải muốn nói gì là nói.

Tôi ngạc nhiên tròn xoe đôi mắt ướt nhìn nhà tôi đến sững-sờ, không biết là mình có nghe lầm hay không? Thật đúng câu người ta thường nói "Vừa ăn cướp vừa la làng...". Mất bình tĩnh, tôi hét lên:
- Mình còn chối nữa hả? Thế đứa nào viết thư cho mình ngày hôm kia? mình có dám thề là không nhận, không đọc thư đi?

Trời ơi! nhà tôi dám thề thật quý vị ạ. Tôi giận tím người, nhưng cũng lâm-râm khấn thầm khi nghe những lời thề độc địa của nhà tôi ..."Thần Thánh ơi!, làm ơn đừng chấp tội của nhà tôi nghe thần thánh... Nhà tôi quỷ quái lắm, nhưng xin nể mẹ con tôi mà đừng chấp tội... Tội của nhà tôi xin để tôi xử lấy..." Đến khi tôi đưa ra bằng chứng, những lý lẽ mà trời đã ban riêng cho đàn bà để khoá miệng những ông chồng thích lén lút vợ, những ông chồng mà người xưa vẫn có câu "Đàn ông năm bảy lá gan, lá ở cùng vợ, lá toan cùng người..."

- Này nhé, mình nhận được thư nó, mừng quá nhưng vì muốn thủ tiêu lá thư nên mình đã xé nhỏ bỏ vào túi quần, chờ khi nào đi làm sẽ vứt ở trong sở, nhưng không may cho mình là không rơi khỏi túi miếng giấy nào khác mà lại rơi đúng cái tên của nó, địa chỉ rành-rành ra đây mà còn muốn chối nữa hả? Đã vậy còn chụp hình khiêu gợi, viết nào là "Tặng anh để cười khi nhớ, để thương khi ghét ..." mình còn muốn chối nữa không? nó đúng là cái thứ lẳng-lơ, vô duyên... tôi hỏi thật, mình liên lạc với nó hồi nào? Làm sao mình liên-lạc được với nó? Ai đã giúp mình liên lạc? Ở cái tiểu-bang này, không ai là không biết tôi là vợ của mình... Mình nói đi, ai là người đã liên-lạc cho mình với nó?... Mình nói đi, tôi sẽ lái xe đến tận nơi để hỏi tại sao người ta lại làm như vậy? Lý do gì họ lại làm như thế?

Giận quá, tôi hỏi một hơi rồi im lặng chờ tội nhân lên tiếng. Nhà tôi ngồi im một lúc rồi cũng cố vớt vát chối quanh. Sau cùng, biết chối không được trước sự nóng giận của tôi cũng như những lý lẽ xác đáng mà tôi đưa ra, đành thú nhận, bảo chị bạn làm chung sở liên lạc giùm. Nóng mặt tôi nói:
- Tôi không nghĩ chị ấy lại làm chuyện này, nhưng nếu mình đã nói vậy, tôi sẽ hỏi chị ấy ngay.

Vừa nói xong, tôi cầm ngay điện thoại, đường giây bên kia vì không muốn có những người khách điên cuồng như tôi, nên có lẽ họ đã rút giây ra để không ai làm phiền giấc ngủ. Thấy tôi bấm mãi với cái điện thoại trên tay, nhà tôi năn nỉ:
- Thôi đừng, để yên cho người ta ngủ, ngày mai mình gọi được không?
Chẳng thèm để ý đến câu nói của nhà tôi, nhưng sau cùng nhà tôi lại đổi ý:
- Không phải chị ấy đâu mà bấm mãi, để người ta ngủ.
Bực mình vì không liên lạc được với người bên kia, tôi hét lên, vâng, giờ phút này tôi chỉ biết hét mà thôi:
- Sao lúc nãy mình nói chị ấy giúp mình? bây giờ lại bảo là không, vậy thì ai đã giúp mình liên lạc với nó?
Thấy tôi hét ầm nhà, nhà tôi xịu giọng:
- Anh bà con của nó ở Việt Nam chứ không có ở đây đâu mà tìm mất công.

Nhà tôi nói thế, nhưng làm sao tin được nữa... Cứ vậy cho đến hơn 7g sáng tôi mới liên lạc được với người bên kia đường giây. Vừa nghe tôi hỏi, người đầu giây đã la oai-oái:
- Trời ơi! tôi không biết gì hết, chị đừng nghe ổng chạy tội rồi chị em hiểu lầm nhau nghen, chiều ổng vô sở làm biết tay tui...
Tôi ngọt ngào xúi thêm trong khi mặt nhà tôi chảy dài:
- Dạ, chị cho ông ấy một trận giùm em cho ông ấy chừa đi... À, nhưng mà chị làm trong đó, hỏi giùm em xem có ai ngày xưa ở Mộc Hoá, Bạc Liêu không nghe chị?
Tôi bắt đầu dò hỏi, cố tìm xem trong số bạn bè của nhà tôi, của tôi có ai ở Mộc Hoá, Bạc Liêu ngày xưa không. Hỏi mà chẳng tìm được ai nên cay đắng vẫn riêng mình, đêm vẫn thao thức không ngủ, cơm nước không còn tha thiết. Tôi bắt đầu xuống ký, nhìn mình trong gương thấy tiêu điều thảm hại, càng nhìn lại mình, càng thấy buồn, thấy giận nhà tôi thật nhiều. Giận chứ chẳng phải ghen. Tôi cũng chẳng thèm nhìn khuôn mặt nhà tôi xem tròn hay méo, ốm mập ra sao cũng kệ. Cơm nước vẫn nấu bình thường cho có lệ chứ không tươm tất đổi món như mọi khi. Chúng tôi đi làm khác giờ nên càng dễ cho tôi tránh mặt. Cuối tuần tôi vẫn lạnh lùng không thèm nói, không thèm nhìn, không thèm ăn chung bàn. Nhà tôi ở trong, tôi ở ngoài. Nhà tôi cuối tuần nằm ở nhà xem TV chờ dịp làm lành, tôi dắt con đi chơi... Và cứ thế, chiến tranh lạnh kéo dài giữa hai chúng tôi, mặc dù nhà tôi đã dùng con để đến gần tôi hơn. Nhưng, làm sao tôi có thể để nhà tôi làm lành khi từng đêm tôi vẫn thao thức dằn vặt không ngủ, nước mắt cứ đẫm gối mỗi đêm. Chợt... Một "tia sáng cuối đường hầm" đã đem đến cho tôi một giải pháp thật là đẹp, thật là ngoạn mục.

Vội vàng ngồi dậy, bắt đầu viết thư. Lá thứ nhất tôi gởi cho “Con Mèo Của Nhà Tôi”, tôi nói rõ về cuộc sống của gia đình Con Mèo mà nhà tôi đã kể lại sau ngày 30 tháng 4, cũng như cuộc tình ngày xưa của nhà tôi và Con Mèo ấy như thế nào... Khi nhà tôi còn in dấu giầy trên khắp các vùng chiến thuật. Tôi cũng nhắc đến sự liên hệ giữa nhà tôi và Con Mèo chẳng qua là những lời thách đố của bạn bè cuồng-ngông trong một cơn say giữa bàn rượu. Tôi nói tôi còn biết rõ sau những lời thách thức ấy là chuyện gì đã xảy ra... Tôi viết lá thư với lời lẽ thật nhẹ nhàng, thật đẹp mà chắc chắn là phải thật đau, như cái đau mà tôi đang có. Tôi tin chắc khi đọc xong lá thư, "Con Mèo Của Nhà Tôi" phải uống hết 100 viên Excerdrin thì mới hết nhức đầu được.

Lá thư thứ hai, quý vị có đoán được tôi gởi cho ai không? Chắc chắn là không... Tôi viết thư gởi về phường Công-an nơi Con Mèo đang cư-ngụ. Kèm theo lá thư là tấm ảnh với hàng chữ phía sau "Tặng anh để cười khi nhớ... Để thương khi ghét..." mà tôi đã chụp lại để Công-an phường dễ nhận diện "Con Mèo Của Nhà Tôi". Trong thư, tôi còn lưu ý Công-an phường là Con Mèo đang phá hoại hạnh phúc gia đình tôi bằng cách móc nối với nhà tôi hòng được bảo lãnh ra "nước ngoài", trong khi "đất nước đang tự-do, độc lập và hạnh-phúc...". Tôi nói tôi mong rằng với sự làm việc "rất công bằng, rất sáng suốt của chính quyền" sẽ giúp tôi bảo vệ hạnh-phúc gia đình và ngăn chận những âm mưu này, và tôi cũng không quên kèm theo địa chỉ của Con Mèo để "nhà nước" đễ làm việc.

Đọc đi, đọc lại hai lá thư trước khi gởi để sau đó cảm thấy hãnh diện với chính mình, là đã làm được một điều thật ngoạn mục, để đời cho Nhà Tôi lẫn "Con Mèo" bên kia bờ Thái Bình Dương. Bây giờ, tôi có quyền ăn ngon, ngủ yên, tâm hồn thấy nhẹ nhõm và nhủ thầm "Mình không ghen, mình chỉ tự-ái thôi". Và, tôi vẫn tiếp tục là tôi của lạnh lùng, nên chẳng thèm quan tâm hay động lòng trước những săn đón làm lành của nhà tôi.

Những ngày còn ở Việt Nam, thuở tôi với nhà tôi mới quen nhau, yêu nhau theo thời gian để rồi cũng giận nhau như bao nhiêu người yêu nhau khác, không thèm nói, không thèm nhìn, nếu có nhìn thì cũng chỉ nhìn len-lén mà thôi. Thế nhưng, một hôm Sài Gòn bỗng dưng trở trời, gió chợt hiu-hiu nhẹ, hiu-hiu đủ để thấy lòng buồn tênh và chợt nhức buốt khi thấy chàng hớn hở băng qua đường với một con bé nào đó đi bên cạnh. Chàng xách giỏ cho nó, chàng kéo ghế cho nó ngồi, chàng gọi cho nó ly chanh đường như chàng muốn "uống môi em ngọt". Chàng quậy ly chanh đường, tiếng muỗng va vào thành ly tạo nên những âm thanh vang như tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà đổ. Lúc đó nhìn lén chàng, tôi thấy ghét chàng vô cùng, tôi thấy mặt chàng vô duyên tệ. Đã vậy còn sai "Sứ giả" đến phân bua cho dù hai đứa đang giận nhau "Đó chỉ là cô bạn cũ ngày xưa"... Lặng người, tôi bỏ đi không muốn nghe tiếp, lòng tôi rung động, nước mắt tôi lưng lưng, tôi chỉ muốn chui vào một góc nào đó không có ai để nước mắt tự do rơi, để tôi được tha hồ khóc mà không ai biết đến, để tôi đượcc ghét "Cái con nhỏ ngày xưa của chàng". Tôi thề tôi chẳng yêu chàng, tôi chẳng ghen, vì tôi có yêu đâu mà ghen cơ chứ! Tôi chỉ tự ái thôi. Lúc đó tôi ghét chàng thật nhiều, tôi ghét cả "Cái con nhỏ nhà quê tỉnh lỵ" của chàng nữa.

Cuộc đời là một chuỗi dài định mệnh mà trước khi lấy chàng, Ba tôi đã bảo:
- Con hãy suy nghĩ trước khi quyết định.
Tôi định lên tiếng, Ba tôi đã khoát tay:
- Con hãy để cho Ba nói tiếp, con đừng phân giải gì cả. Con hãy nhớ rằng sự quyết định của con là cả cuộc đời của con. Mai này sướng, khổ con chịu, con đừng đổ lỗi cho ai, và con cũng đừng than thân trách phận hay lại đổ lỗi cho định mệnh, vì chính con tạo nên định mệnh chứ không phải định mệnh tạo nên con...

Nghe Ba nói, tôi mất ngủ cả đêm, để rồi sau đó... Tôi nhất định tạo nên định mệnh, định mệnh do tôi lèo lái, một định mệnh mà những người thân của tôi đều e dè khi nhìn đến con đường mà "Định Mệnh" đang đưa tôi đi, sẽ đưa tôi đến.

Trước khi lấy chàng, dĩ nhiên là tôi thuộc lòng "tiểu-sử" của chàng, nên bây giờ chỉ cần chàng nhắc đến tên một nhân vật nào đó trong cuộc đời của chàng, là tôi có thể kể tiếp hay kể lại thật rõ ràng từng chi tiết, từng dấu chấm, phẩy, trong cuộc đời chàng. Điều này tôi biết chàng cũng đã từng đấm ngực ân hận thật nhiều vì đã lỡ dại kể cho tôi nghe, vì thế câu chuyện "Cô bạn ngày xưa" của chàng, tôi biết đó chỉ là một thách đố của bạn bè qua những ly rượu, qua những chai bia khi đời chưa thay đổi. Khi mà chàng còn say sưa miệt mài trong quân ngũ.

Nhưng khi cuộc đời tôi, chàng và mọi người đều thay đổi. Lúc tôi, chàng đang giận nhau, "nó" đã tìm đến chàng thật đúng lúc, quyến rũ chàng, vênh mặt như trên thế gian này chỉ có Chàng mà thôi. Bạn bè biết tôi buồn, đưa tôi đi chơi, đi ăn hết chỗ này đến chỗ nọ để tôi quên chàng, để tôi yêu đời mà đừng nghĩ đến chàng nữa. Một hôm, Vân rủ đi ăn bánh bèo trước rạp ciné Eden. Lúc đi ngang Nguyễn Huệ, tôi giật mình khi thấy Chàng với nó đang ngồi trên xe đạp, xe dựng sát tường của một Kios bỏ trống, tay chàng gác trên vai nó, mắt chàng nhìn xa xăm... Dù đường một chiều, tôi cũng bảo nhỏ Vân đạp xe đi trở lại trước chỗ chàng với nó đang ngồi, nhưng - chàng vẫn không thấy tôi, chàng nhìn như không nhìn gì cả, như đang đắm chìm trong thế giới mông lung nào đó và con bạn tôi cũng vẫn cứ liến thoắng những chuyện đâu đâu mà chẳng biết gì.

Thế là hết, tôi ghét chàng... không! tôi không ghét chàng, vì có yêu mới ghét chứ! Tôi nhủ lòng sẽ không quen chàng nữa, cho dù chàng có năn nỉ gẫy lưỡi cũng mặc. Hết, thật sự là hết giữa tôi với chàng. Chàng không thể là của tôi được nữa. Ăn bánh bèo xong, tôi với Vân thong-thả đạp xe về, lòng buồn tênh. Con đường Lê Lợi như dài thêm ra, lòng bảo lòng sẽ không bao giờ nghĩ về chàng, nhưng tâm trí tôi ngổn ngang những ý nghĩ, cho dù tôi cứ phải vội cắt ngang tư-tưởng và nhủ thầm chàng không đáng cho tôi phải quan tâm, phải nghĩ đến. Nhưng... Chàng lại hiện diện trước mắt, chàng đang chở con nhỏ đó phía trước tôi và Vân. Con bạn thân của tôi vẫn tíu tít, vẫn vô tình không thấy, tôi ghé tai nói khẽ:
- Vân, ông ấy đang chở nó trước mặt mình kìa!
Vân nhìn thấy, nghịch ngợm đạp xe lên sát bên xe chàng, nói to với tôi:
- Nhỏ ơi! đàn ông cần thì cần thật nhưng không có thiếu.

Nghe cái giọng chua ngoa của Vân làm tôi bật cười. Chàng đỏ mặt quay sang, "Con nhỏ" của chàng cũng ngượng ngùng nhìn tôi. Tôi nhún vai lặng-lẽ đạp xe lên ngang với xe Vân, mặc kệ "chúng nó" phía sau mà không thèm quay lại. Bởi thế sau khi lấy tôi, mỗi lần nhắc đến Vân là nhà tôi ghét cay ghét đắng, cứ bảo tôi có con bạn xí-xọn nhất thế giới.

Thế rồi, đời là một cuộc đuổi bắt không ngừng khi tôi không thèm làm cái bóng sau lưng chàng, nên thiên hạ bắt đầu tấn công tôi tới tấp. Sinh nhật tôi, có người đem cả một chậu lan từ xa đem tặng, có người tặng tôi cả một bó hồng nhung đỏ thẫm với bao nhiêu nụ hoa là bấy nhiêu tuổi đời tôi có. Thiên hạ vây quanh, có người còn nói:
- Thấy bé cười là thấy cả mùa xuân, thấy bé cười làm anh muốn chết ngộp trong nụ cười của bé.
Hay những lúc thấy tôi buồn, vội vàng bảo:
- Bé đi ăn không? anh đưa bé đi ăn cho vui nhé!
Khiếp, thiên hạ cứ làm như tôi thích ăn không bằng, cứ đem hết món ăn này đến ly chè nọ mà tưởng rằng sẽ chữa được cái bệnh hết buồn của tôi.

Những lúc như thế, chàng bắt đầu lo lắng, mắt chàng bắt đầu mở thật to như hai cái đèn pha để thấy rõ những gì trước mắt và chung quanh tôi. Chàng bắt đầu năn-nỉ, và tôi bắt đầu hát bài "Buồn ơi ta xin chào mi...", tôi không muốn buồn và tôi cũng không còn buồn nữa. Nhưng chàng, chàng lại buồn hơn ai hết.

Một hôm, chàng chận xe đạp tôi lại, bảo có chuyện quan trọng cần hỏi, lúc đầu tôi không chịu, nhưng chàng cứ năn nỉ, lúc này chàng năn nỉ giỏi quá, thế là con bé ngu muội bằng lòng cho chàng "hỏi chuyện" mà không biết đó là mánh lới của chàng. Chàng biết tôi thích ăn phở nên chàng đưa tôi đến đường Hiền Vương, nơi bán phở ngon nhất Sài Gòn lúc đó, chàng gọi hai tô phở đặc biệt. Phở là món tôi ưa thích và mầu nhiệm chữa bịnh mỗi khi tôi đau, nên chàng cũng cứ tưởng món phở hôm đó sẽ chữa được cái bệnh hối hận của chàng. Mùi phở thơm phức, béo ngậy làm tôi ăn một cách tận tình và ngon lành, trong khi tô phở của chàng vẫn còn nguyên. Nhìn tô phở nguội dần, tôi ngạc nhiên và tiếc cho chàng, thắc mắc tôi hỏi:
- Ủa, sao gọi phở mà lại không ăn?
Chàng thiểu não nhìn tôi :
- Tại anh nhức đầu quá, hay em ăn hộ giùm anh đi.
Tôi lắc đầu mỉm cười, cho dù trong lòng tôi muốn phá lên cười thật to về sự khôi hài tôi đang thấy ở chàng. Chàng tưởng tôi ăn một tô phở là có thể quên đi mọi chuyện, ăn thêm một tô nữa chàng nghĩ tôi sẽ lại là của chàng và không có gì ngăn cách giữa chúng tôi?

Câu chuyện quan trọng tôi chờ vẫn không thấy chàng nhắc đến. Để mặc tô phở nguội lạnh trên bàn, chàng trả tiền và đưa tôi vào quán cafe ở Tao Đàn. Chàng bắt đầu xuống nước, chàng bắt đầu ca bài "Con cá sống vì nước, anh sống vì em", nhưng tôi vẫn là tôi của "lạnh lùng", nên... Nước mắt chàng rơi... chàng bắt đầu ca tụng tôi, những đức tính của tôi...v.v. và..v.v.. Đến lúc đó tôi mới biết tôi có những cá tính thật là cao quý, thật là đẹp. Nếu hôm đó chàng không nói ra thì tôi cũng chẳng bao giờ biết mình thật sự là "Con chim quý" viết hoa mà chàng đang ca tụng. Chàng bảo tôi là Con Chim Quý, chàng không muốn Chim Quý bay... Hãy bỏ qua cho chàng, chàng đã hối hận thật nhiều, chàng hứa từ này về sau... Chàng hứa, hứa nhiều lắm, chàng phân-bua với tôi là chàng đâu có đi tìm "cái con bé" ấy. Chàng bảo chàng không liên lạc từ lâu kể từ ngày chàng đổi lên Pleiku:
- Đó chỉ là cô bạn cũ ngày xưa ở Mộc Hoá khi anh còn đóng ở thị trấn ấy.

Chàng nói, chàng nói nhiều lắm và tôi chẳng nghe được gì ngoài mỗi câu chàng bảo tôi em là "Con chim quý" và "anh sợ Chim Quý cất cánh bay". Năn nỉ tôi không được, chàng quay sang tìm hậu thuẫn của gia đình chàng, của gia đình tôi. Ông Cụ chàng người Nam rất dễ mến, vì thương thằng con nên ông cụ cứ tìm cách chiều chuộng tôi, đưa tôi đi ăn, đưa tôi đi thăm bạn bè của cụ. Cụ năn nỉ giùm thằng con của Cụ, Cụ bảo tôi bỏ qua cho con Ông Cụ. Còn chàng, thì chàng lại viết thư cho mẹ tôi, để mẹ xiêu lòng:
- Thôi con, anh ấy bảo mẹ là con đã hiểu lầm anh ấy, nhưng anh ấy cũng đã nhận hết mọi lỗi rồi, con đừng nên giận nữa, bỏ qua đi con.

Tôi không trả lời mẹ, và tôi cũng chỉ nhớ có mỗi một câu trong thư chàng viết than với mẹ: "Chẳng lẽ đời con như vầy mãi sao?..." Đấy, chàng cải-lương đến thế thì thôi. Thế còn tôi?... những lúc tôi buồn, những lúc tôi đau, chàng đâu có nhìn thấy, nhưng đến khi chung quanh tôi cả một chiếc cầu vồng đủ màu sắc vây quanh, chàng mới chợt tỉnh táo hơn, mắt chàng chợt thấy rõ hơn, tinh tường hơn, cho dù tôi có ở giữa một đám đông đi chăng nữa. Chàng sợ tôi biến mất trong những chiếc cầu vồng đủ màu sắc đó nên ở đâu tôi cũng thấy chàng, quay đâu tôi cũng bắt gặp chàng đang đứng nhìn ngẩn ngơ. Một hôm trời trở mùa, tôi chỉ cảm nhẹ, ho nhẹ đủ để làm duyên vậy thôi, thế mà phải ngạc nhiên khi nghe em tôi nói:
- Anh ấy mua thuốc cho chị, em bỏ trong tủ của chị đó.
Tôi buồn cười, đưa hai ngón tay nhón hộp thuốc bỏ ra chỗ khác, tôi không muốn dính dáng đến chàng nữa, tôi không muốn là của chàng nữa, tôi không muốn hát "Từ nay tôi đã có chàng" nữa. Những gì chàng làm tôi buồn, nỗi buồn vẫn còn đó, nó còn tồn tại trong tôi, nó chưa có ngõ thoát nên tôi vẫn cảm thấy một chút gì mất mát cho dù chàng đã năn nỉ, tìm đủ mọi cách để chiều chuộng để lấy lại những gì mà chàng đã đánh mất trong tôi.

Cả nhà vừa ăn cơm xong, có người đã đem thuốc đến thăm hỏi rất ân cần. Họ vừa về là Chàng lại hiện ra trước cửa. Chàng bảo chàng đi qua đi lại trước cửa nhiều lần, nhưng không dám vào vì biết tôi có khách. Chàng mang theo một túi cam thật to làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhất định không nhận, nhưng mẹ ở dưới nhà đi lên nhìn giỏ cam e-ngại cho chàng, mẹ bảo:
- Đừng con, anh ấy đã có lòng mang đến thì con nhận đi chứ, ai lại để anh xách về, kỳ chết.
Ngần-ngại nghe lời mẹ, tôi phân bua với chàng:
- Nể mẹ nên em nhận chứ thật ra em không thích, không bằng lòng nhận tý nào, còn để anh xách về em cũng ngại với hàng xóm.

Chàng năn nỉ, dạo này chàng năn nỉ rất là thành thạo, hơi một tý là chàng năn nỉ, bởi thế chàng lại năn-nỉ ỉ-ôi:
- Thôi đừng giận anh nữa, bỏ qua hết mọi chuyện đi em, mình làm lại từ đầu nha, em muốn gì anh cũng chiều em hết, em nói gì anh cũng nghe hết nhé!
Nghe chàng nói, tôi nhún vai im lặng, mặc cho chàng ai-oán, mặc cho chàng phân bua giải bày.

Túi cam của chàng trong tủ lạnh vẫn nằm yên một chỗ, chờ mãi không thấy tôi ăn, mẹ lên tiếng:
- Sao con không ăn cam, mẹ gọt cam ăn nhé!
- Vâng, mẹ cắt cam cho cả nhà đi, con không ăn đâu.
Mẹ đưa tôi miếng cam vừa cắt, khen:
- Cam ngọt lắm, con ăn một miếng thử xem, anh ấy khéo mua thì thôi.

Tôi nhăn mặt cầm miếng cam bỏ lại vào đĩa:
- Không, con không ăn đâu, con không thích, đừng ép con.
Em tôi nhỏ nhẹ:
- Chị không ăn là chị dại, anh ấy đâu có biết là chị không ăn mà lại cứ nghĩ là chị đã ăn cam anh ấy mua.
Tôi nhún vai:
- Kệ, chị chỉ biết là chị không thích ăn thế thôi.

Thế nhưng, cuộc đời đã biến đổi theo thời gian, đã đưa tôi với chàng gần nhau lúc nào mà tôi cũng không biết. Sau lần đó, chàng lúc nào cũng xoắn xuýt bên tôi, vì tôi chả là "Con Chim Quý" của chàng là gì!... Cũng thế rồi, với sự đồng ý của định mệnh, tôi và chàng cùng dắt tay nhau xây một tổ ấm nho nhỏ nơi đất khách quê người với một tiên đồng mũm-mĩm, và... Cũng thế rồi "Con Mèo" ngày xưa của chàng cũng từ đâu xuất hiện đã làm tôi điêu đứng, gia đình tôi xáo trộn, khốn khổ như câu Mẹ tôi vẫn thường nói khi chúng tôi còn bé.

Cửa phòng ngủ chợt mở, nhà tôi nhẹ nhàng đi vào, tay cầm bức tranh mà chúng tôi đã mua hôm nào, nhà tôi nhỏ nhẹ, giọng thật nhẹ như sợ tiếng nói của mình sẽ đánh thức nỗi đau tôi dậy:
- Anh định treo bức tranh ở đây, quay ra ngắm thử xem... Mình muốn treo ở đây hay là treo ở đâu?
Nằm im không thèm trả lời, nhưng vì ấm ức cái tội gian dối, không quay ra nhưng cũng mát mẻ một câu cho bõ ghét:
- Muốn làm gì thì làm, việc gì phải hỏi ý kiến? Có những việc mình làm, mình đâu có cần ai biết đến, chỉ hỏi vớ vẩn...
Nhà tôi đứng im một lúc, dựng lại bức tranh sát vách rồi khép cửa lại.

Cứ thế chúng tôi, không, không phải chúng tôi mà là tôi, tôi giận nhà tôi gần hai tháng. Không thèm nhìn, không thèm nói, không thèm cười cho đến một hôm vô tình nhìn thấy gương mặt nhà tôi xanh-xao, vàng-võ... Đáng đời, ai bảo thích Mèo làm gì để khổ. Những lúc bị tôi giận như thế, nhà cửa trong, ngoài sạch sẽ hơn, ngăn nắp hơn. Con tôi cũng được bố chiều hơn, thằng bé xin gì cũng được và muốn gì Bố cũng cho cả, và rồi... Không hiểu sao tôi lại quên mất cái đau của tôi, tôi lại cười với nhà tôi và khi nhận thấy sự dễ dãi, nhẹ dạ của mình thì tấm ảnh đen trắng của "Con Mèo" tôi dấu kín để làm bằng chứng bỏ trong đống sách vở của tôi đã không cánh mà bay từ lúc nào, ấm ức tôi hỏi:
- Tấm ảnh em để ở đây đâu rồi, đưa đây, mình lấy rồi phải không? Chơi cái trò gì vậy? Bộ muốn thủ tiêu bằng chứng hả? Không ngờ anh hùng mà cũng nhát gan như vậy.
Nhà tôi giả bộ kêu lên:
- Ô hay! tấm ảnh nào? Để đâu bây giờ lại hỏi? Coi có bỏ lộn ở chỗ nào không? Hay là tại ghen quá đi rồi, ghen mờ cả mắt nên đem tấm ảnh của người ta đi ếm bùa, ếm ngãi rồi còn giả bộ hỏi, người trông vậy mà ác ghê...

Kể từ bài học để đời từ dạo đó, nhà tôi "ngoan ngoãn" hơn, biết mình, biết vợ hơn. Nhưng dù sao tôi cũng phải nói rõ cho nhà tôi và quý vị hiểu rằng, những chuyện tôi làm không phải vì tôi ghen... Tôi xin đưa hai tay lên thề là tôi không ghen... Thật đấy, em xin thề với mình là em không có ghen, em chỉ tự-ái vì mình qua mặt thế thôi. Lần sau nếu có ăn vụng thì cũng nên cẩn thận nhé mình của em. Bởi đi đêm thường hay gặp ma lắm đó mình ạ.

Rose
Nguyễn Thị Tê Hát
(PNV#01)


Nguyễn Thị Tê Hát
#36 Posted : Monday, June 25, 2007 1:10:14 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Như Trái Khổ Qua

"Lạy Đức Chúa Trời Ba Ngôi,
Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ"

Hai câu nói trên đã được truyền miệng qua các cụ, qua miệng mẹ tôi như kinh tụng hằng ngày, lúc đó tôi chưa hiểu đời, hiểu người cho lắm, thành ra câu nói trên hình như không nhập tâm tôi cho mấy, cho dù trong lòng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lấy một anh chàng ngoại đạo nào đó khi lớn lên.

Ngày xửa, ngày xưa, ngày mà tôi chỉ là một thiếu nữ ngây thơ, thánh thiện, thánh thiện vô cùng để có thể trở thành một nữ tu như bao nhiêu nữ-tu khác trong tu-viện. Thế nhưng, đời không như là mơ nên đời đã giết chết giấc mơ của tôi, giấc mơ trở thành nữ-tu mà tôi hằng ao ước. Cũng vì trời không chiều lòng nên tôi đã trở nên Tôi của hiện tại, nghĩa là tôi của những bổn phận, của những trách nhiệm như bao nhiêu người đàn bà chung quanh.

Ngày ấy quen nhau, nhà tôi biết tôi là con chiên ngoan đạo, biết tôi là thiếu-nữ thánh-thiện ngây thơ, biết tôi là nữ-tu không mặc áo dòng nên đã cám dỗ tôi bằng mọi cách, đã bao quanh tôi bằng những chiếc vòng đủ màu sắc làm tôi mờ mắt, làm tôi quên mất những điều tâm-niệm khi tôi trưởng thành.

Lúc ấy, nhà tôi chỉ là anh chàng ngoại đạo biết yêu người có đạo nên tôi đoán sau một đêm mất ngủ, sau một đêm tính toán cộng trừ, nhân chia cuộc đời, đã xoay ngược cái kim đồng hồ, xoay hẳn 180 độ để bước đến nhà thờ một cách thật là ngay ngắn, trang nghiêm, đàng hoàng. Nhà tôi đã tự tham dự những khoá học giáo-lý ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu-Thế mà tôi không hề hay biết, nên... "Ngây thơ tôi nào có biết gì, đến khi tôi hiểu thì tôi đã... làm lỡ đời tôi...". Thật đấy quý vị ạ, chàng lúc đó rất siêng năng đi nhà thờ, rất siêng năng tham dự những buổi tĩnh tâm trong mùa Chay Thánh. Chàng đưa tôi đi hết nhà thờ này đến nhà thờ khác, từ những Thánh lễ cổ-truyền ở nhà thờ Đắc-Lộ đến những buổi giảng phòng ở nhà thờ Huyện-Sĩ, nếu quý vị ở vào địa vị tôi lúc đó chắc cũng như tôi chứ chẳng khác gì.

Sáng Chủ-nhật nào chàng cũng đạp chiếc xe đạp lóc-cóc từ Khánh Hội sang mãi bên Trương Minh Giảng, con đường thật xa để đưa tôi đi lễ. Một sáng Chúa Nhật, con bé còn đang say sưa ngủ, bỗng bị Mẹ gọi dậy vì chàng của tôi đã đến. Nhìn đồng hồ trên tường... trời ơi! mới có 4g sáng... rõ khổ cho tôi vì chàng chẳng nhớ đến giờ giấc của các Thánh lễ. Tôi, Mẹ nhìn nhau lắc đầu. Mặc chàng ngồi ở phòng khách tôi lên lầu ngủ tiếp mặc kệ Mẹ cằn nhằn, lúc ấy tôi vẫn là con bé thích ăn, thích ngủ nên cái sự "ngoan đạo" quá đáng của Chàng làm tôi bực mình. Những lúc như vậy, tôi có cằn nhằn, thì chàng lại lên giọng đạo đức một cách thật dễ thương:

- Tại anh thích đưa em đi lễ thật sớm, sáng sớm đi lễ mình cầu nguyện Chúa dễ nhậm lời hơn...

Trời ơi! nghe một người ngoại đạo nói như thế làm sao mà không thương cho được? không rung động cho được? Cái điệu này các Cụ còn bị lầm huống gì tôi. Đã vậy lúc đó cái gì chàng cũng cho tôi là Nhất, nào là Em ngoan nhất, em hiền nhất và em cũng dễ thương nhất nữa...

Cuộc đời là những gì không trọn vẹn, cuộc đời là những gì không như ý, cho dù tôi vẫn không nghĩ đến chuyện trăm năm gá nghĩa cùng chàng. Nhưng rồi định mệnh đã đẩy đưa chúng tôi ra đi, đưa chúng tôi đến một chân trời mới. Trước khi đến chân trời mới, chúng tôi đã dừng chân ở đảo Pulau Bidong. Ở đây, mọi người đều phải tham gia những công tác của đảo trước khi đi định cư ở một nước khác. Vì có giọng nói ngọt ngào chứ không chua như bây giờ nên lúc đó tôi đã được chọn làm xướng ngôn viên của đảo, sáng đọc tin tức, chiều đọc bản tin nhắn người vượt biển, trong khi chàng của tôi sau giờ làm việc ở văn phòng, chàng đã học thêm giáo-lý ở một nhà thờ bé nhỏ trên đồi. Cứ thế, gần 3 tháng chúng tôi rời đảo để sang Mỹ với nhiều mộng mơ nơi vùng đất Tự-do mà biết bao nhiêu người đang ước ao đặt chân đến.

Như tôi đã nói, "đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ", thật đúng như câu hát mà tôi thường nghe ngày xưa. Từ Los Angeles, chúng tôi đi Dallas, từ đó chúng tôi về Lawton bằng một loại máy bay nhỏ như một loại xe bus dưới đất vì thỉnh thoảng phải hạ cánh để bỏ khách xuống. Đến phi-trường Lawton, nhìn quanh thật ngỡ-ngàng, phi-trường vắng vẻ tiêu điều như một phi-trường Pleiku mà tôi đã ghé đến ngày xưa. Chúng tôi được một Linh-Mục Việt Nam ở nhà thờ Lawton đón, tôi lúng-túng bước xuống trong chiếc áo dài may trên đảo dùng để mặc trong ngày đi định cư. Gió lồng-lộng, tà áo bay phất phới như bay mất những ý nghĩ đẹp mà tôi đã có trong đầu trước khi đặt chân đến bên này.

Vị Linh Mục đưa chúng tôi đến căn nhà mà nhà thờ đã thuê cho chúng tôi trong những bước đầu ở đây. Bước vào trong, tôi thất vọng, chán nản. Nhìn giường chiếu, đồ đạc chung quanh làm tôi buồn muốn khóc nhưng không dám khóc vị sợ làm nản tâm hồn chàng. Cái nóng ở đây không giống cái nóng ở Saigòn nên làm tôi khó chịu, cái quạt nước dưới cửa sổ chạy ầm-ĩ làm tôi trằn trọc suốt đêm. Chàng nằm dưới đất, tôi trên giường, đêm đêm có tiếng dế mèn, có tiếng ếch nhái kêu inh-ỏi làm tôi buồn não-ruột, đã vậy thỉnh thoảng lại có tiếng nổ ầm đâu đó từ một căn cứ quân-sự làm tôi hoảng hốt giật mình, cứ tưởng như mình còn đang ở Việt Nam, đang sống trong thời gian chiến tranh pháo-kích.

Vài ngày sau đó, chàng được rửa tội để chính thức là người có đạo như tôi, để chính thức cùng tôi bước vào nhà thờ một cách đàng hoàng không e-ngại.

Chúng tôi may mắn được nhà thờ chuẩn bị mọi thứ cần thiết mà một đám cưới phải có tại Thánh đường, cũng như tiệc mừng mà bất cứ đám cưới nào cũng có. Xúng-xính trong chiếc áo cưới rộng hơn mình đã được những người khéo tay thâu hẹp lại làm tôi cay đắng. Trong Thánh lễ, Cha giảng gì tôi chẳng nghe rõ, tôi chỉ biết tôi đang cô đơn, tôi chỉ biết tôi và chàng là 2 kẻ lạc-lõng không có người thân. Cha mẹ tôi đó, anh chị em tôi đông lắm, họ hàng tôi thật nhiều, bạn bè tôi cũng thật là đông, nhưng không một ai bên cạnh. Tôi tủi thân, mũi tôi cay nồng, nước mắt tôi bắt đầu rơi từ từ xuống má, xuống môi. Khi Cha bảo chúng tôi nắm tay nhau, chàng xiết nhẹ tay tôi, cái xiết tay của chàng như an-ủi, như vỗ-về từ nay chỉ còn có tôi và chàng sánh bước trên đường đời đã làm tôi khóc sướt mướt, tôi không kìm được những giòng nước mắt rơi như suối đổ, tôi không kìm hãm được những tiếng nấc nghẹn-ngào tấm tức từ ngày tôi ra đi. Tôi khóc đến nỗi Cha phải ngừng giảng, mọi người bàng hoàng lo lắng nhìn chúng tôi kinh-ngạc. Tôi khóc như chưa bao giờ tôi khóc, tôi khóc như bị cha mẹ ép duyên... Nhưng rồi, Thánh lễ cũng qua đi, tôi đã là của chàng, chúng tôi là của nhau, mọi người ân-cần đến ôm chúng tôi với những lời chúc tốt đẹp nhất. Họ hàng, anh em chúng tôi bây giờ là những người xa lạ, là những người không ruột thịt, là những người chúng tôi chưa hề quen biết, họ đã bao bọc chúng tôi qua sự trìu mến, qua tình con người giữa con người, qua tình anh em cùng một Chúa trên cao.

Tiệc cưới của chúng tôi gồm những món ăn do một nhà hàng Tàu đảm trách mà nhà thờ đã bỏ tiền ra để khoản đãi trong đám cưới của chúng tôi. "Ơn ai mang lại từ trời..." Vâng," ơn ai mang lại từ trời!..."

Sau đám cưới chúng tôi là vợ chồng, sáng sáng đi học anh-văn, chiều thả bộ đến nhà những người Việt Nam mới quen biết. Nhưng có những sáng Chủ-nhật trời mưa thật to, mưa tầm mưa tã, không áo mưa, không dù che, chúng tôi đành phải ở nhà đọc kinh. Bởi tôi là nữ-tu không mặc áo dòng nên cảm thấy không yên lòng những sáng như vậy. Nhà tôi đã phải ngồi đọc với tôi đúng 150 kinh tức 3 chuỗi tràng hạt trước khi bước xuống giường. Nhà tôi lúc đó ngoan lắm nên bảo sao nghe vậy. Hai chúng tôi cùng đọc, nhưng không biết đọc được bao lâu, đọc được bao nhiêu lần tôi cũng quên không đếm và khi nhớ lại thì nhà tôi đã quên hết mọi kinh, chẳng còn nhớ được kinh nào. Tôi cũng không còn cái uy của người vợ mới cưới hay của người yêu bé nhỏ như xưa, nên nhà tôi hình như quên cả con đường dẫn đến nhà thờ... Nhưng, tôi vẫn là tôi, dù con đường từ nhà đến nhà thờ có xa cách mấy, dù tay bồng tay bế, tôi cũng không bao giờ bỏ một Thánh Lễ nào nên tôi tự hào tôi là người ngoan đạo, cho dù tôi hiểu cái ngoan đạo của tôi không giống với cái ngoan đạo của người khác, nhưng tôi đã tìm về tôi của những ngày xưa cũ.

Bởi thế, những lúc giận nhau, những lúc giận nhà tôi đến tím gan, tím ruột nhưng vẫn cứ phải bấm bụng làm lành để "chúng mình" cùng dắt con đến nhà thờ tham dự Thánh lễ cho phải phép đạo. Nhiều lúc ngẫm nghĩ, tôi thấy tôi tức nhà tôi, tức tôi, tức luôn cả đời, chỉ vì cái giáo lý mà nhà tôi học ngày xưa không đủ vững, chỉ vì cái kim đồng hồ của nhà tôi quay ngược quá nhanh thành ra ngày hôm nay tôi mới khổ đến như thế. Đã vậy, những lúc đi nhà thờ, gặp điều gì không vừa ý là về nhà hết ý-kiến này đến ý kiến nọ làm tôi nhức cả đầu, làm tôi phát giận để 2 đứa cãi nhau chí-choé. Những lúc như thế, nhà tôi phân bua:

- Có vậy mà em cũng giận, anh chỉ nói sự thật chứ anh đâu có bôi bác gì mà em nổi nóng. Chúa đâu có bảo mình phải đồng loã với những gì mà mình cho là không đúng. Em rõ là vô lý.

Đấy, nhà tôi là một trong những ông chồng theo đạo vòng vòng như vậy đấy quý vị ạ. Bởi thế, biết tính nhà tôi không còn "ngoan đạo" như xưa nên tôi cũng chẳng dám để nhà tôi ngồi gần ba tôi vào những sáng Chủ-nhật sau Thánh lễ bao giờ, vì ba tôi cũng là người có nhiều ý-kiến, cho dù Ba tôi chẳng thuộc cái loại "Lậy Đức Chúa Trời Ba Ngôi, con lấy được vợ con thôi nhà thờ" như nhà tôi, nhưng sáng Chủ-nhật nào sau khi đi lễ về đều nghe Ba Mẹ tôi cằn-nhằn nhau:

- Khiếp, sáng nay Cha giảng gì mà lâu thế không biết, Ba đếm đúng 120 chữ "Tôi" trong bài giảng của Cha, Cha giảng gì lung-tung, Ba chẳng hiểu gì cả.

Mẹ tôi tức lắm kêu lên:

- Cái ông này rõ hay, chẳng có ai như ông, không có lần nào đi lễ về mà đừng có bới móc hay châm biếm, lần nào đi lễ về cũng có chuyện để nói, đi lễ vậy thì ích gì?

Khi tôi nhắm mắt đưa chân đi với nhà tôi trên con đường mà tôi hy-vọng và nghĩ tôi có thể giúp nhà tôi tìm ra chân lý, hoặc cải hoá được nhà tôi theo cái định-lý ngoan đạo mà tôi ước mong. Nhưng thật khổ cho tôi với cái đạo tự tâm mà nhà tôi đã tự vạch cho riêng mình. Quý vị không thể nào hiểu nổi những đau khổ của tôi khi phải đương đầu với những chuyện lười biếng của nhà tôi. Nếu có bảo nhà tôi đi xưng-tội, nhà tôi lại oang-oang:

- Anh thấy anh đâu có tội gì mà phải xưng?

Tôi nhăn mặt:

- Sao lại không? này nhé! tội nói dối vợ, tội xạo với con, tội ăn vụng, tội lười biếng, thiếu gì tội phải xưng...

Nhà tôi cười vớt vát:

- Ừ, thì em biết hết tội của anh rồi, em xưng tội giùm anh đi, nhưng nhớ đừng có xưng tội ăn vụng, anh không có ăn vụng bao giờ cả, ăn vụng là chết với bà làm sao anh dám.

Nghe nhà tôi nói tức anh-ách. Ngày xưa chưa lấy nhau, nhà tôi đâu có ngại đường xa, dù có phải qua mấy cái dốc cầu vẫn cứ thấy nhẹ nhàng như thường, vẫn cứ năn-nỉ để đưa tôi đi lễ, đi nhà thờ, đi nghe giảng... thế nhưng, khi lấy được vợ rồi thì con đường có gần cũng hoá xa, mà mình thì cứ phải mỏi miệng dịu dànng như Thánh nữ để năn-nỉ, ỉ- ôi, lôi kéo để dẫn bằng được "Sa-tăng" đến nhà thờ nhờ Chúa cảm hoá. Nhiều lúc giận quá tôi phải nói:

- Mình kỳ ghê đi, hồi chưa lấy người ta mình đâu có lười như vậy? Lấy được rồi quên hết nhà thờ, nhà thánh. Biết mình như thế, có trải chiếu hoa, có lót vàng dưới chân cũng không thèm lấy mình đâu. Người gì mà lười như vậy không biết nữa. Mai mốt chết, người ta lên thiên đàng đừng có nắm chân người ta đó, nắm chân người ta đạp xuống cho mà coi.

Vâng, đấy là cái sai lầm mà tôi không thể làm lại từ đầu. Đấy là cái vấp ngã mà tôi không thể đứng lên để quay đầu lại. Bởi thế tôi cứ hỏi lòng, lấy phải ông chồng theo đạo vòng-vòng như tôi đã là một vấn đề nhức đầu huống gì lấy phải ông chồng không cùng đạo, mỗi người một bàn thờ, mỗi người một lời kinh thì làm sao hạnh-phúc? thì làm sao hợp ý trong cuộc sống hằng ngày? Bởi cái lỗi lầm không bao giờ sửa được như một vết chàm in đậm trên da thịt đã đưa tôi đến kết luận sau cùng, nếu sau này, các con tôi lớn lên, chắc chắn tôi sẽ bảo các con đừng nên lấy người theo đạo vòng-vòng như bố và cũng đừng lấy người khác miền như Mẹ mà hãy "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"... phải thế không quý vị?...

Rose
Nguyễn Thị Tê Hát
Nguyễn Thị Tê Hát
#37 Posted : Thursday, August 23, 2007 2:15:05 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Mưa Nửa Đêm!

- Em ngủ chưa?
- Dạ chưa, anh cũng chưa ngủ sao? Gọi em có gì không?
- Không, chỉ muốn gọi vậy thôi.
- Rảnh nhỉ?
- Với em lúc nào anh cũng rảnh
- Anh chỉ nói thế,
-Thật mà
- Chẳng tin đâu
- Ráng tin anh một lần đi mà
- Tin một lần đã chết một đời, bây giờ không dám tin ai nữa...
- Người đó đâu phải là anh, em thử tin anh một lần đi
- Thôi anh, đừng đùa
- Đùa gì? Thật mà, cuối tuần em làm gì?
- Không làm gì cả
- Đi chơi với anh không?
- Thôi
- Tại sao lại thôi?
- Tại không muốn đi
- Tại sao không muốn đi?
- Sao anh thích hỏi quá vậy?
- Còn em thì lúc nào cũng "không", hết "không" thì lại "thôi". Em đã ở với anh ngày nào đâu mà lúc nào cũng cứ đòi "thôi"?
- Anh khéo đùa, đừng chọc em cười, em hết cười được rồi.
- Bởi thế anh mới muốn làm cho em cười, em sao vậy? Bộ vẫn còn đau lắm ả?
- Đau lắm, đau đến không thở nổi... nhưng đó là những hôm trước, còn hôm nay thì hết rồi, chỉ cảm thấy bị hurt thôi.
-"Hurt" tiếng Việt có nghĩa là gì?
- Em không biết diễn giải sao cho đúng nghĩa, chỉ biết dùng từ ngữ này có vẻ thích hợp, gần gũi với em hơn...
- Nó gần gũi với em từ lúc nào?
- Em cũng chẳng nhớ từ lúc nào, có lẽ từ lâu lắm, nó hình như kề cận em như bóng với hình, kể cả trong giấc mơ của em...
- Vậy sao? Vậy hãy xua đuổi nó đi, hãy khóc đi, em có cần anh cho mượn vai anh không?
- Không?
- Không là sao? Là không muốn hay không dám?
- Cả hai
- Vậy tại sao em không nói?
- Nói để làm gì? Nhiều lúc muốn nói lắm nhưng nói không được. Môi em như bị một lớp keo dính chặt vào nhau không sao tách ra, không sao hé môi được.
- Vậy hãy cố gào thử xem...
- Để làm gì?
- Để bung ra những gì đang chất chứa trong lồng ngực.
-Vô ích
- Sao lại vô ích?
- Vì em cũng đã từng gào đến rách cả cuống họng cũng chẳng ích lợi gì.
- Vậy làm sao bây giờ? Chẳng lẽ cứ như vậy mãi...
- Quen rồi
- Mệt không?
- Ngày xưa thì có, bây giờ thì không.
- Buồn không?
- Buồn chứ
- Nhiều không?
- Buồn mà cũng có buồn nhiều, buồn ít nữa hả? Thế cái đau có cái đau nào hơn cái nào không anh?
- Anh không biết...
- Ừ, anh làm sao biết được.
- Em có giận không?
- Không, em không còn giận nữa, giận để làm gì?
- Giận vì bị hurt.
- Để làm gì?
- Chẳng làm gì cả, nhưng ít nhất cũng xoa dịu cái đau của em.
- Cái đau của em đã chai lì, chỉ là những vết sẹo nên cho dù có xoa dịu bằng phương thuốc nào đi chăng nữa cũng chẳng làm lành vết thương được.
- Vậy có muốn đi xa không?
- Đi đâu?
- Đi đến một nơi nào đó để tìm lại sự bình an.
- Em đang có bình an mà
- Đang có bình an? Thật không?
- Thật chứ, sao lại không?
- Vậy em hãy nói về cái bình an của em cho anh nghe đi.
- Đầu óc em trống rỗng, không nghĩ suy gì cả, vậy không phải là bình an thì là gì?
- Đó đâu phải là bình an, vì em không vui...
- Vui hay không vui cũng vậy thôi
- Sao lại cũng vậy thôi được? Em định buông xuôi à?
- Không, sao lại phải buông xuôi? Em đang cố đi đến đích anh không thấy sao?
- Thấy chứ, anh thấy vai em nặng trĩu gánh buồn như bước đi không nổi, anh sợ em ngã quỵ giữa đường trước khi em đến đích. Sao em không rẽ vào con đường khác, có thể con đường đó cỏ cây xanh tươi hơn, có nhiều bóng mát hơn.
- Có thể thôi à? Vậy thì đâu chắc chắn, hai chữ "có thể" có vẻ như một canh bạc đỏ đen, em không dám gói đời mình vào hai chữ "có thể" được. Em sợ lắm.
- Sợ gì? Biết đâu con đường em rẽ vào đang có anh đứng chờ...
- Lại đùa, anh rõ khéo đùa...
-......
- Bên ngoài trời mưa quá, anh có nghe không?
- Ừ, mưa nhiều và gió cũng mạnh nữa
- Hy vọng cây bông sứ ngoài sân của em không bị gió cuốn đi, gió mà làm gẫy cây bông sứ của em, em sẽ khóc mất thôi.
- Đừng lo, nếu gẫy anh sẽ tìm mua cây khác cho em.
- Không được, cây ấy là cây kỷ niệm của em mang từ Houston về, anh đâu có thể đi mua kỷ niệm cho em được... Mưa làm em nhớ những cơn mưa ngày xưa ghê đi.
- Những cơn mưa ngày xưa của em đâu có anh, có lẽ mưa ngày ấy mưa nhiều đến nỗi em chẳng nhìn thấy anh phải không?
- Ngày ấy em ngu ngơ quá, đúng như mọi người mắng, khờ dại chẳng biết gì...
- Ừ, ngày ấy em ngây thơ, ngây thơ đến nỗi làm tim anh đau, chỉ biết đứng một góc đời nhìn em tung tăng.
- Anh lại cứ đùa
- Em lúc nào cũng nghĩ anh nói đùa, làm sao để em tin? Hay là em cố tình nói thế?
- Tha em đi, anh nghĩ em chưa đủ tội nghiệp hay sao?...

Tiếng sấm vang ầm như xé nát bầu trời đêm. Đường giây điện thoại bị cắt ngang... mưa xối xả vào cửa kiếng... đêm đen, đen vô cùng...

Rose
Nguyenthitehat
Nguyễn Thị Tê Hát
#38 Posted : Friday, September 14, 2007 12:22:11 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Trúng Số!

- Alo! Đang làm gì đó?
- Thì đang làm việc. Mình làm như người ta mướn em vào đây để ngồi chơi không bằng. Rõ khéo hỏi.
- Ai biết được, chứ không phải làm thì ít mà lên nét thì nhiều sao?
Tôi cười:
- Anh khéo bận tâm, boss em không lo, mắc mớ gì đến anh? Ghen hả?
- Bậy, ai mà thèm ghen
- Vậy tại sao thắc mắc? Anh gọi có chuyện gì?
- Anh trúng số,
- Xạo
- Xạo hả? Vậy nhớ đừng có sài tiền của người ta nghe chưa?
- Thiệt không?
- Sao lại không?
- Bao nhiêu?
- Ba chục
- Trời, có ba chục, vậy mà cứ tưởng ba trăm triệu.
- Nghèo mà ham,
- Ham gì? mình ham thì có, tuần nào cũng mua, tốn tiền... mình lúc nào cũng mơ làm triệu phú, bộ tính.... sang đổi vợ hả?
Bên kia bật cười:
- Em hỏi mọi người xem có ai thích đi xe cũ không? ai mà chẳng muốn đi xe mới?
Tôi cười theo:
- Gian ác, mình đúng là "bạc tình lang" dám ví em như chiếc xe hả? Xe cũ cũng có những cái dễ thương của nó, anh tìm được cái cảm giác như thế khi đi xe mới sao?
- Ồ, ăn chung gì ba cái cảm giác lẻ tẻ đó.
- Ừ há? Mình nói cũng đúng, vậy thì cứ ráng mơ để thành triệu phú đi nha, còn em, em sợ trúng số lắm... vả lại đường chỉ tay của em có nói em giầu đâu? Thành ra chẳng bao giờ em mơ như mình. Con người của em chung thủy, đâu có cái chuyện "có mới nới cũ" như anh...
- Nói nhiều... nhưng tại sao lại sợ trúng số, Em rõ điên, không giống ai.
- Ừ, em điên

Vâng, tôi điên, bạn tôi cũng nói tôi điên, con tôi cũng cười khi nghe tôi nói cái cảm giác hồi hộp lo lắng sợ trúng số của tôi. Tôi sợ tôi không còn là tôi, tôi sợ cuộc sống của tôi bị đảo lộn. Bởi tôi yêu những gì của tôi hiện tại, những gì tôi đang có. Tôi yêu cả cái quá khứ một thời nhức nhối của tôi, tôi yêu tôi, tôi yêu chung quanh tôi, tôi yêu cả những nụ cười của những lần lang thang trên phố ảo, cho dù có lần tôi đã mơ...

Nếu trúng số, tôi sẽ xây một viện mồ côi, tôi sẽ mở trường học mà các em sẽ được mặc những bộ đồng phục, các em sẽ được thương yêu, no ấm, các em sẽ quên đi những chuỗi ngày đã qua... tôi mơ giấc mơ này khi còn bé, từ khi đọc "Chim Hót Trong Lồng" của nhà văn Nhật Tiến. Tôi sẽ giúp những người nghèo khó... tôi sẽ đến những nơi xa xăm hoang vu rừng núi để giúp... Tôi chỉ để dành cho tôi vừa đủ khi về hưu, đủ để du lịch các nơi tôi mong ước được đặt chân đến, và tôi mãi mãi vẫn là tôi với những công việc hằng ngày nơi office này, công việc tôi đã và đang làm từ nhiều năm qua, công việc mà tôi ưa thích cho dù có lúc bận đến nỗi chỉ muốn hét lên...

Tôi mơ như thế, nhưng giấc mơ ngắn không đủ dài để lớn dần trong tôi, bởi tôi sợ đó chỉ là giấc mơ và khi giấc mơ biến thành sự thật tôi sẽ chẳng còn là tôi. Tôi sẽ đánh mất tôi, tôi sẽ chìm trong hoan lạc của tiền bạc, trong hoang phí và đánh mất mộng tưởng của chính mình...

Tiếng bên kia đầu giây:
- Anh biết thế nào anh cũng trúng mà.
- Tại sao?
- Tại đêm qua anh nằm mơ, anh với con Kim quét nước quá trời luôn.

Nghe nói "anh với con Kim" tôi thắc mắc:
- Tại sao chỉ có anh với con Kim quét thôi? Thế em ở đâu?
- Thì tại em sợ đồ dơ...
Tôi bật cười gật đầu cho dù người bên kia không thấy cái gật đầu của tôi:
- Ừ, mình nói có lý, vậy thì em không cần phải thắc mắc nữa...nhưng lần sau mình nhớ mơ nhiều nhiều, chứ mơ gì mà trúng có 30 chục bạc chẳng đủ một bữa ăn...Vậy chiều nay khỏi ăn cơm nhà phải không?
- Được, em muốn ăn ở đâu?
- Ở đâu cũng được, nhưng anh phải nhớ móc thêm tiền, ba chục đồng của anh đâu có đủ tips.
- Khéo lo!

Rose
Nguyenthitehat
Nguyễn Thị Tê Hát
#39 Posted : Friday, July 11, 2008 11:23:30 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Con Chó Của Nhà Tôi!

Sự cô đơn đã làm con nguời gần gũi với súc vật hơn kể cả những con vịt, con rùa, con rắn hay con khỉ đều có thể làm bạn, nhất là loại chó hay mèo. Tuy chúng tôi chẳng cô đơn, nhưng những con chó luôn chiếm một phần không nhỏ trong đời sống chúng tôi, nhất là trong đời sống các con tôi.

Các con tôi cũng giống bố thích mèo không kém, nhưng với tôi thì không. Mỗi lần thấy mèo đến gần là nguời tôi lạnh run cho nên dù mèo là động vật 2 chân hay 4 chân cũng đều không có trong tự điển của tôi, có lẽ tôi bị ám ảnh bởi câu nói "Mèo vào nhà khó, chó vào nhà sang" thành ra cho dù các con tôi có năn nỉ cách nào đi nữa thì mèo 4 chân cũng không thể bước vào nhà huống gì mèo 2 chân của nhà tôi.

Vì thế những con chó cứ lần lượt đến với sự tiếp đón niềm nở, để rồi căn nhà của chúng tôi biến thành cái nhà nuôi chó lúc nào không hay. Không những một mà có lúc lên đến 3, 4 con. Lớn nhỏ gì cũng ở trong nhà, không con nào phải dãi dầu mưa nắng. Sinh nhật tôi, ông xếp tặng một con chó thật dễ thương, con chó có bộ lông trắng xù với những vòng khoang màu đen trông như một cái bánh Cookie Oreo nên cả nhà đặt tên là Oreo. Oreo càng lớn, càng trông ngộ nghĩnh và rất đuợc cưng chiều đến nỗi mỗi lần ăn cơm, nhà tôi gắp một miếng cho mình, một miếng lén chuồi xuống gầm bàn cho chó, đôi khi còn một miếng thịt cuối cùng trên đia, nhường cho chồng, nhưng chồng lại thương chó hơn vợ thế là con chó đuợc hưởng miếng thịt ngon lành... nhưng thương thì thương vậy chứ con chó thỉnh thoảng cũng có lúc đuợc gậm những cái xuơng thừa của chủ, đến nỗi con gái cưng cứ phải hét lên:
- Ba! Sao ba cứ cho nó ăn xương? Lỡ nó chết thì sao?
Nhà tôi tỉnh bơ:
- Chó không ăn xương thì ăn gì?
Con bé thấy vậy sợ quá vừa khóc, vừa dậm chân kêu:
- Ba! Vậy tại sao ba không ăn đi?

Thấy bố con nói chuyện không ra gì, tôi phải xen vào:
- Kim, không đuợc hỗn, mẹ đánh bây giờ.
Nhưng đúng là số không may cũng bởi cái tật hay cho chó ăn xuơng nên có lần con chó bị hóc kêu ăng ẳng làm 3 mẹ con xanh mặt, 2 đứa bé cuống cuồng, quay sang mẹ níu tay năn nỉ:
- Mẹ, mẹ phải đưa nó đi emergency ngay, nhanh lên không nó chết, mẹ...
Nhìn con chó bị hóc xương tôi cũng run lẩy bẩy muốn khóc theo con, miệng không khỏi cằn nhằn:
- Cũng tại mình,đã nói là đừng cho chó ăn xương mà không nghe, bây giờ làm sao?
Thấy mấy mẹ con cứ ào ào khóc lóc cằn nhằn, nhà tôi từ từ đưa bàn tay hộ pháp vào miệng con chó cố móc cho bằng đuợc cái xương trong cổ ra. Hai con tôi trố mắt sợ hãi nhìn còn tôi phải quay mặt đi chỗ khác.

Con chó tuy nhỏ nhưng khi ngủ ngáy to vô cùng, đang xem TV hay đọc báo cũng đành chịu, đến nỗi con gái nhỏ của tôi phải lên tiếng:
- Mẹ xem, Oreo ngáy to không? Nó ngáy giống ba ghê.
Tôi giật mình nhìn con kêu lên:
- Kim, hỗn, nói vậy hả?
Thằng anh ngồi gần đó cười ha hả khi thấy mẹ la em. Nhà tôi chợt hé mắt nhìn 3 mẹ con đang cười khúc khích gườm gườm rồi lại quay mặt sang bên kia ngủ tiếp.

Oreo đi đâu cũng được đi theo. Trên xe cũng chiếm một chỗ như mọi người. Mỗi lấn biết sắp đến giờ đi ngủ nó cứ quyện lấy chân con bé Kim chỉ vì con bé hay lén me bế lên giường cho ngủ chung nên con chó như đã quen hơi, bỏ trong chuồng là cứ kêu ư ứ suốt đêm. Nhiều khi nửa đêm thức giấc đi sang phòng các con, ngang chuồng không thấy chó đâu, vào phòng thấy con đang ôm chó ngủ say sưa không nỡ đánh thức dậy. Những lúc nhìn con bé đùa giỡn với Oreo bằng cách ngửa bụng Oreo ra rồi úp mặt vào chọc cho con chó cười, như người ta đùa giỡn với em bé làm tôi rùng cả mình phải hét lên, cho dù tôi cũng thích chó nhưng để chó liếm mặt, liếm tay thì tôi không thể... thấy ghê ghê làm sao. Nhà tôi tập cho Oreo đứng thẳng bằng 2 chân, ngồi cũng ngồi thẳng, 2 tay chấp lại. Mỗi lần như thế nhìn phía sau Oreo trông như cái chổi lông gà. Ai đến chơi, nhà tôi cũng đem Oreo ra khoe và bắt Oreo biểu diễn cho khách xem cứ như con khỉ làm xiếc làm 3 mẹ con thấy bất nhẫn vô cùng.

Con chó thế mà nhát, mỗi lần nghe tiếng động lớn như tiếng sấm hay tiếng pháo là quýnh quáng chui nhanh xuống gầm bàn hay chạy vào nằm gọn lỏn trong lòng chủ. Cũng chính vì cái tính nhút nhát ấy mà chúng tôi đã mất Oreo.

Ăn cơm xong, thấy trong tủ lạnh hết sữa, hai vợ chồng rủ nhau đi mua và không quên cho Oreo đi theo. Lúc về thấy xe motocycle đi phía trước bỗng dưng quay mòng rồi xe một nơi, người nằm một nẻo ngay dưới chân cầu xa lộ. Những người đi sau vội vã dừng xe chạy lại. Nhà tôi cũng mở cửa xe chạy lên phía trước quên cả đóng cửa, con Oreo thấy tiếng động ầm ầm trên cầu thế là phóng nhanh ra khỏi xe làm tôi chới với chạy theo nhưng không kịp, không còn thấy Oreo đâu nữa. Chúng tôi tìm kiếm mãi chẳng thấy, trời tối thật nhanh, tôi thấy lo lắng và bối rối sợ con chó bị đói khát hay nằm trốn trong bụi cây nào đó cho muỗi kiến đốt thì thật là tội nghiệp. Tìm không đuợc Oreo, chúng tôi thất vọng quay trở về. Xe vừa ngừng trước cửa, hai đứa bé chạy ra hý hửng định bế Oreo vào nhưng không thấy cứ tuởng Oreo đang chạy chơi gần đấy nên cứ đi vòng vòng gọi Oreo. Thấy thế chúng tôi đành nói thật. Hai đứa bé sững sờ nhìn ba mẹ rồi khóc ầm lên, miệng trách cứ ba mẹ liên hồi, nhất định đòi đến chỗ mất con chó để tìm cho bằng được, thế là cả nhà vợ chồng con cái, mỗi nguời một đèn pin đi tìm chó với hy vọng sẽ tìm đuợc Oreo, nhưng bóng dáng con chó vẫn biệt tăm mặc cho chúng tôi réo gọi Oreo ơi, Oreo hỡi khan cả cổ. Chúng tôi chui cả vào các bụi rậm để tìm nhưng rồi cũng đành thất vọng quay về nhà. Mọi nguời buồn hiu, các con tôi giận ba mẹ mỗi đứa ngồi một bên xe khóc thút thít, hỏi không thèm trả lời. Xuống xe không ai nói với ai lời nào, hai con tôi vào phòng mình, đứa nào cũng đóng cửa một cái rầm như sấm nổ để cho bố mẹ biết sự giận dỗi và phản đối sự vô ý của ba mẹ đã để mất con Oreo. Trong phòng 2 con tôi không còn nghe tiếng nhạc chỉ nghe có tiếng khóc làm lòng tôi đau vô cùng. Chúng tôi cũng thế, cả hai lặng lẽ nằm quay lưng lại nhau mà thấy nhớ, thấy tiếc Oreo, đêm đã khuya chắc chắn không ai ngủ được vì vừa mất đi một cái gì thật gần gũi và quen thuộc...

Sáng hôm sau, không ai bảo ai, hai vợ chồng cùng ra khỏi nhà sớm hơn mọi này, không hẹn mà cả hai đều có mặt ở chỗ mất con chó tối qua. Chúng tôi đi lên đi xuống gọi tên Oreo lúc đầu nho nhỏ rồi to dần mà cũng không thấy Oreo đâu, không thấy một dấu vết gì của Oreo để lại. Ở nhà, mọi người im lìm lặng lẽ hơn, thấy vắng vẻ hẳn ra, tuy không nói nhưng ai cũng hy vọng con Oreo sẽ tìm đường quay trở về.

Chờ hoài chờ mãi, con Oreo vẫn biệt tăm. Thấm thoát con chó bị mất cũng khá lâu, thế là ông xếp tôi biết chuyện lại tìm cho tôi một con chó khác. Con chó kỳ này to hơn con Oreo, thuộc loại Cocker-Spaniel, một loại chó hiền lành và thân thiện. Hai đứa bé đặt tên là Willie, tên một con cá voi trong film mà các con tôi thích. Con Willie và con gái tôi đùa giỡn tối ngày, đôi khi con bé tập cho Willie phóng qua bàn, phóng từ bên này sang bên kia ghế và con chó hình như chỉ thích đùa giỡn với bé Kim mà thôi. Ngày nào cũng như ngày nào cứ khoảng 3g chiều là Willie ngồi trong cửa ngóng ra ngoài đường chờ bé Kim đi học về. Khi thấy xe bus vừa ngừng truớc nhà, con chó mừng rỡ cuống quýt chạy ra chồm cả lên nguời, liếm khắp mặt mũi như không ngừng. Cũng bởi cái tính thân thiện thích đùa giỡn ấy mà chúng tôi đã mất con chó thật là ấm ức.

Không những các con tôi thương quý Willie mà cả nhà tôi cũng thế. Đi đâu cũng cho đi theo vì thế mỗi lần thấy nhà tôi thay quần áo sắp sửa đi đâu hay cầm chùm chìa khóa là Willie cứ quấn lấy chân, bị la thì lại ra ngồi chờ ngay chỗ cửa xe. Một sáng sau khi đưa con đi học, về đến nhà chưa kịp xuống xe con Willie đã phóng ra truớc, vừa lúc ấy có cặp vợ chồng đi bách bộ ngang nhà, không hiểu vì thời tiết nóng bức hay tại cái tính hiếu khách mà Willie đã chồm lên và vô ý để lại một vết sướt trên chân người đàn bà. Họ cũng là nguời như chúng tôi, cùng một ngôn ngữ và cùng có một quê hương bỏ lại đằng sau nhưng không thông cảm mà cố tình gây mọi sự khó khăn cho chúng tôi đến không ngờ đuợc, cho dù nhà tôi đã bôi thuốc khử trùng, đã cắt nghĩa chó của chúng tôi có chích ngừa và Willie thuộc loại chó nuôi trong nhà và rất thân thiện. Thế nhưng nguời đồng huơng không chịu hiểu cho nên cứ nhất định làm khó con chó, làm khó chúng tôi, mặc dù chúng tôi nói sẵn sàng bồi thuờng tất cả mọi chi phí vế thuốc men nếu họ muốn. Tưởng chuyện chỉ có thế nhưng ngay trong đêm hôm đó, sau khi chở con đi chơi nhạc về, vừa mở cửa điện thoại đã reo:
- Em liệu mà đem con chó đi chứ anh thấy phiền quá, chuyện con chó cào có chút xíu mà thằng chồng nó đến kiếm chuyện, bắc ghế ngồi canh ngay tại cửa như sợ anh trốn đi không bằng. Đã vậy nó còn chửi thề loạn cả lên cứ như thằng điên.
Nghe nói tôi giận vô cùng, kiếm được số điện thoại của họ, tôi gọi đến trách:
- Anh chị thật là quá đáng, chuyện gì cũng còn có đó, làm gì mà ông xã chị đến chỗ làm việc của nhà tôi ăn nói bậy bạ chủi thề ghê quá, mình cũng là nguời Việt Nam với nhau, có gì thì nói với nhau đàng hoàng, đâu cần phải dùng những danh từ đao to búa lớn như vậy?
Nguời bên kia đầu giây thấy tôi trách một hơi dài vội vàng:
- Dạ xin chị thông cảm, tại hồi chiều đến giờ tôi gọi cho chị mấy lần mà không ai bắt phone, tôi tưởng anh chị đã dọn nhà đi nơi khác.
Tôi khựng nguời, tuởng đâu nghe lầm, tôi kêu lên:
- Cái gì? Chị nói cái gì? Cái gì mà phải dọn nhà đi? Nếu chị gọi mà không gặp thì ngày mai chị gọi lại, hay đến nhà có sao đâu, việc gì mà ông xã chị đến gây chuyện ăn nói hồ đồ chỗ nhà tôi làm việc? Mình nguời lớn chứ đâu phải con nít mà ăn nói bậy bạ như vậy.
Tiếng nguời bên kia đầu giây giả lả:
- Tại hồi chiêu tôi chửi ổng một trận chỉ vì tôi đã nhắc ổng mua cho tôi cây gậy đuổi chó mấy lần mà không mua để tôi phải chích ngừa chó dại... chắc ổng ấm ức bị tôi la nên vô hãng cự lại ông xã chị đó thôi, xin chị thông cảm...
Nghe nói chửi chồng mà giật cả mình, tôi chỉ biết nói:
- Nếu chị muốn, chiều mai tôi đi làm về, mời chị đến nhà chúng ta sẽ nói chuyện. Chuyện xảy ra sáng nay tôi cũng chẳng có nhà, chỉ nghe ông xã tôi gọi điện thoại cho biết. Chó của tôi có chích ngừa đàng hoàng, không phải là chó hoang thành ra không việc gì chúng tôi phải sợ đến phải dọn nhà đi nơi khác, còn như anh chị muốn làm khó dễ chúng tôi, cứ việc đưa con chó ra tòa, chúng tôi sẽ đi hầu, không sao cả.

Chiều hôm sau đi làm về, chưa kịp thay quần áo đã nghe tiếng chuông, nhìn ra thấy nguời đàn bà đang đứng chờ trước cửa. Vừa thấy tôi, đã kêu lên:
- Ủa chị, tưởng ai... tôi thấy chị quen quen, hình như tôi đã gặp chị ở đâu thì phải...
Tôi mỉm cười xã giao, buông một câu:
- Vậy hả?
Nguời đàn bà chợt reo lên:
- Thôi, tôi nhớ ra rồi, có phải chị hay giới thiệu văn nghệ cho cộng đồng vào dịp 30 tháng 4, vào dịp tết và cho hội đoàn không?
Tôi vẫn giữ nụ cười không nói, đưa mắt nhìn chân nguời đàn bà hỏi:
- Chó của tôi cào hay cắn chị ở chỗ nào? Chị cho tôi xem đuợc không?
Nguời đàn bà cũng vẫn mặc chiếc quần short trắng, xoay nguời đưa bụng chân trái cho tôi xem vừa phân trần:
- Tuy ông xã chị có bôi thuốc nhưng tôi cũng có đi bác sĩ gia đinh, bác sĩ của tôi không gởi tôi đi emergency nên chúng tôi phải đi bịnh viện. Ở đó tôi đòi họ chích ngừa chó dại. Anh chị nhớ là mọi tổn phí về thuốc men, chích ngừa bịnh viện là anh chị phải trả hết đó nghe.

Nhìn vết thương trên bụng chân như một vết gạch của cây viết đỏ do móng chân con chó tạo nên, chung quanh hơi tím bầm, tôi ngẩng lên nhìn nguời đàn bà cắt nghĩa:
- Chị nhìn lại mà xem, đây chỉ là vết suớt do móng chân con chó nhảy chồm lên chứ không phải vết răng. Lý do chị đi Bác sĩ mà ông ấy không gởi chị đi bịnh viện là vì Bác sĩ của chị biết đây không phải là vết chó cắn. Tuy nhiên, nếu chị đi bịnh viện để chích ngừa cho yên tâm thì cũng tùy chị, dù sao cũng lỗi ở con chó của tôi nên mọi phí tổn về thuốc men, khám bịnh chúng tôi sẽ trả, chị cứ yên tâm, có điều chị nói với ông xã chị đừng đến quấy nhiễu chỗ làm việc của nhà tôi nữa.

Sau một thời gian ngắn, chúng tôi nhận được cái biện nhận khoảng $1800, gồm một lần đi Bác-sĩ, mấy lần đi bịnh viện và chích ngừa. Nghe bạn bè nói nếu có bảo hiểm nhà cứ việc đưa cho họ để họ liên lạc thẳng với hãng bảo hiểm... nào ngờ khoảng 2 tháng sau, chúng tôi nhận được thư của hãng Allstate báo cho biết họ đã hủy bỏ hợp đồng bán bảo hiểm nhà cho chúng tôi... ngạc nhiên và thắc mằc không hiểu lý do nào? Về sau chúng tôi được Allstate cho biết họ đã bồi thường cho cặp vợ chồng ấy với số tiền là $5200. Nếu chúng tôi biết họ moi tiền như vậy, chẳng thà đưa chuyện này ra tòa còn hơn để họ lấy số tiền một cách trắng trợn không là mồ hôi nuớc mắt ấy.

Sau khi Allstate hủy bỏ hợp đồng bán bảo hiểm, chúng tôi đã liên lạc nhiều hãng bảo hiểm khác nhưng qua sự việc như vậy, các hãng bảo hiểm đều từ chối cho dù chúng tôi chấp nhận mua với giá cao. Trong suốt 3 năm trời, chúng tôi đã sống trong hồi hộp lo âu vì tiểu bang chúng tôi đang ở là trung tâm của những cơn lốc xoáy nên hầu như năm nào cũng có những cơn lốc hoành hành, không to thì nhỏ. Trong thời gian không có bảo hiểm, một cơn lốc đã càn quét hơn 1000 nóc nhà phía Southwest, khu nhà cửa đông đúc trong chốc lát đã biến thành bình địa với hơn 40 người thiệt mạng, có nguời đã bị quăng từ nơi này đến một nơi thật xa mới tìm thấy xác. Cũng đêm hôm ấy, một cơn lốc khác đi ngang vùng chúng tôi ở nhưng lại rẽ về hướng khác nên chúng tôi may mắn thoát khỏi.

Vậy mới biết cái tình đồng hương của mình đôi khi cũng chua chát nhạt nhẽo đến chừng nào. Con nguời đôi lúc không có tình nghĩa, chỉ biết đến đồng tiền, chỉ biết đến cái lợi, cho dù có phải dùng một thủ đoạn tồi tệ nào đi chăng nữa, trong khi con chó của tôi, tuy không nói được tiếng người nhưng đã biết thế nào là tình nghĩa với chủ, đã biết cái ngóng đợi, vui buồn với chủ. Nhưng dù sao đây cũng là một bài học cho chúng tôi, đâu cứ phải cùng màu da, cùng một tiếng nói, cùng một quê hương mới có thể đến gần nhau, có khi còn xa hơn cả những người không cùng một ngôn ngữ.

Thế là bất đắc dĩ chúng tôi đành phải trả con chó lại cho chủ cũ, nhưng sáng hôm sau đi làm, ông xếp tôi cho biết lúc xe đang chạy trên xa lộ, con chó đã phóng xuống đuờng chạy mất. Nghe mà thương con chó, nghe mà giận ông xếp tôi vô cùng vì đã không cẩn thận, mong sao Willie không bị tai nạn khi nhảy khỏi xe, lòng tôi như lửa đốt vì lo lắng không biết Willie có bị tai nạn không? Không biết Willie có tìm đuợc nơi nương tựa như những năm tháng Willie ở với chúng tôi hay không? Càng nghĩ lòng tôi càng rối bời. Sự vắng bóng của Willie trong cuộc sống hằng ngày làm tôi có cảm tưởng như vừa đánh mất một cái gì trong tôi làm lòng tôi trĩu nặng, thật buồn. Có những đêm không ngủ đuơc, nghe tiếng chó sủa từ xa, tôi mơ hồ tưởng Willie đang trên đường về nhà... có đêm đang ngủ chợt giật mình thức giấc, tuởng đâu Willie đã thật sự trở về, vội vàng tung chăn chạy ra phòng khách mở cửa nhưng bên ngoài trời vẫn tối đen, lặng im, chỉ nghe có tiếng lá xào xạc. Thất vọng quay vào trong thấy lòng trống vắng, sự vắng mặt của Willie làm không khí trong nhà buồn và lặng lẽ hon, nỗi mất mát gậm nhấm của những đêm không ngủ như dằn vặt ngày này sang ngày nọ, tự dưng tôi thấy giận nhà tôi một cách vu vơ, nếu như hôm ấy nhà tôi đừng cho Willie đi theo thì ngày nay đâu đến nỗi như thế này. Mọi nguời tránh nhắc đến tên Willie như sợ chạm đến vết đau mà ai cũng muốn che dấu. Từ sự mất mát đó, tôi nhủ lòng sẽ không bao giờ nuôi một con chó nào khác...

Ông xếp biết tôi buồn nhiều từ ngày mất Willie nên Noel lại mua tặng tôi một con chó nhỏ loại Pomeranian, mới sinh đuợc 4 tuần. Con chó của tôi sinh ngày 19 tháng 11, nó cùng tuổi Hổ Cáp với tôi. Vì đến trong dịp Noel nên mọi người đặt tên là Jingle. Jingle của tôi bé nhỏ dễ thương, nhưng có lúc trông dũng mãnh như một con sói nhỏ, mỗi lần dắt Jingle đi chơi, không ai là không đến để làm quen vì cái ngộ nghĩnh dễ thuơng của nó, nhất là bộ lông màu hồng và dưới ngực là một màu trắng tinh như cục bông gòn. Con Jingle lại được sự chú ý của mọi nguời, Jingle không còn thuộc về riêng tôi mà thuộc về cả nhà, nhất là con gái tôi cứ lén mẹ cho chó vào phòng. Con bé chăm sóc Jingle thật kỹ như mẹ chăm sóc con, và Jingle cũng bằng lòng với sự chăm sóc ấy nên sẵn sàng đứng yên bằng 2 chân trong bồn tắm cho cô chủ nhỏ chà sát hay há miệng cho cô chủ đút bàn chải đánh răng vào miệng. Vì thế Jingle lúc nào cũng sạch sẽ thật đáng yêu. Mỗi lần con chó làm điều gì lỗi, con bé nghiêm khắc phạt Jingle, bắt ngồi thẳng nguời thật lâu, 2 tay chấp lại, không được nhúc nhích cho dù chúng tôi có cho nằm hay cho ăn Jingle cũng không dám, chỉ đưa đôi mắt lấm lét nhìn cô chủ nhỏ rồi lại nhìn sang mọi người với đôi mắt thiểu não. Nhiều khi thấy Jingle bị phạt đã lâu mà không được tha, nhà tôi lấy miếng thịt dụ Jingle chạy đến, hoặc để ngay miếng thịt gần đó, nhìn miếng thịt thèm lắm, định dời tư thế ngồi để lấy miếng thịt, nhưng khi nghe cô chủ nhỏ hắng giọng hay chỉ kêu khẽ "Jingle !" thế là con chó lại ngồi yên không dám cựa quậy trông thật tội nghiệp.

Thấy con bé dậy chó hay quá, nghiêm khắc quá mà con chó không một tiếng gầm gừ phản đối, tự dưng tôi thấy mình thua xa, tôi kêu lên:
- Kim dậy Jingle hay thật, phải chi mẹ dậy Kim như Kim dậy Jingle thì đỡ cho mẹ biết mấy. Con Jingle ngoan chẳng phản đối, chẳng kêu ca khi bị phạt, chứ đâu có như Kim, sao Kim không bắt chuớc nó?
Con bé đỏ mặt, nhéo vào tay mẹ kêu lên:
- Mẹ, nói kỳ...

Rose
Nguyễn Thị Tê Hát
Binh Nguyen
#40 Posted : Sunday, July 13, 2008 11:48:33 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Nguyenthitehat

Con Chó Của Nhà Tôi!

Vậy mới biết cái tình đồng hương của mình đôi khi cũng chua chát nhạt nhẽo đến chừng nào.

Nguyễn Thị Tê Hát




Blush Sad

BN.
Nguyễn Thị Tê Hát
#41 Posted : Monday, August 11, 2008 11:01:25 PM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
Cằn Nhằn

- Em đau hay sao mà ho suốt đêm vậy?

Tôi quay mình sang bên kia không trả lời.

- Em đau hả?

Tôi kéo chăn trùm kín đầu, nước mắt rưng rưng, từng giọt, từng giọt lăn xuống má, cố nén tiếng nấc, thò tay ra khỏi chăn với hộp giấy kleenex để ở cái bàn sát bên đầu giường cho vào trong hỷ mũi. Tôi lặng im, chẳng đếm xỉa đến câu hỏi của nhà tôi, nằm một lúc, bước xuống giường lạnh lùng vào phòng tắm lấy thuốc uống rồi lại lên giường nằm, kéo chăn phủ kín đầu.

- Em đau thật à?

Tôi gắt lên từ trong chăn:

- Hỏi vậy mà cũng hỏi được, còn câu nào hay hơn nữa không?

Nhà tôi ngạc nhiên kêu lên:
- Ủa, sao vậy?

Vẫn cái chăn trùm kín đầu, tôi nói vọng ra:
- Trăng sao gì, mắc mớ gì đến anh mà hỏi?

- Sao lại không mắc mớ, em đau thì anh phải quan tâm chứ, hỏi có vậy mà cũng cằn nhằn, người gì mà khó chịu.

Tôi tức tối hất cái chăn sang một bên, vừa lấy giấy lau nước mắt, vừa hỷ mũi, vừa nói:
-Ai mượn anh hỏi? Mấy hôm nay anh biết người ta đau nhưng cứ lờ đi, anh cứ tỉnh như không, cứ làm như nhà này không có em hiện diện... chắc tại đêm qua em ho, em sổ mũi suốt đêm làm anh mất ngủ nên anh mới để ý chứ gì... em có chết anh cũng chẳng biết.

Nhà tôi vội vàng phân bua:
- Em nói quá, em đau sao lại không biết, chỉ tại chưa kịp hỏi thôi, em không nhớ kỳ trước em đau anh nấu cháo cho em sao? Lúc đó anh đâu có thấy em cằn nhằn như bây giờ.

Nghe nói, nước mắt tôi tràn xuống má, vừa khóc vừa tủi thân:
- Nói đến nồi cháo của anh bắt rùng mình, em đâu có ngờ cái tài săn sóc người bệnh của anh nó khủng khiếp đến như vậy. Bị đau nằm chờ cả buổi để ăn miếng cháo do chính anh nấu, vừa mới đưa muỗng lên thử đã phỏng cả môi vì mặn. Anh đem hết muối ở chợ về bỏ vào nồi cháo cho em ăn để em lên tăng-xông chết sớm chứ gì? Anh cố tình hại em, anh cố tình đầu độc em, em làm gì không phải cứ việc nói ra... à, hay là anh muốn có tự do? Nếu vậy cứ việc nói, em cho anh toại nguyện, đâu cần chờ lúc em đau để đối xử tệ với em như vậy? Hôm ấy em có dám đụng đến chén cháo của anh đâu mà kể công với em. Đau muốn chết mà cũng phải lết xuống bếp nấu mì gói ăn để uống thuốc... anh muốn em chết sớm cho rảnh nợ chứ gì? Em biết mà...

Nhà tôi cười khì, nằm sát bên cạnh, vừa đùa, vừa dỗ dành:
- Nói bậy không à, làm sao anh lại muốn em chết chứ? Em chết anh ở với ai?

Tôi hờn dỗi:
- Thiếu gì người đang chờ anh, mấy con gà mái dầu, mái tơ đang chờ anh ở Việt Nam đó, em đâu có là cái thá gì đối với anh, vì thế em đau, anh đâu có thèm quan tâm, sống chết mặc em mà...

- Sao lại không quan tâm, không lo cho em? Không lo mà hôm ấy anh tình nguyện nấu cho em hả? Chỉ tại hôm ấy anh vô ý nêm nồi cháo đến 2 lần nên mới hơi mặn có chút xíu mà em cũng nhắc đi nhắc lại mãi, anh không ngờ em lại nhớ dai như vậy. Hôm ấy anh định đổ đi nấu nồi khác nhưng em không chịu, vậy mà bây giờ gán ghép anh nào là muốn đầu độc, muốn em chết sớm... những cái tốt của anh chẳng bao giờ nghe nhắc đến, chỉ thấy em nhắc những cái không đâu vào đâu thôi. Hôm ấy anh đâu có thấy em nói gì? Vậy mà hôm nay nghe em diễn giải cái nồi cháo của anh cứ như thật.

Tôi nằm xích ra nghẹn ngào:
- Hôm ấy tại người ta đau, vả lại thấy chén cháo của anh là hết cả ý thì còn đâu mà nói được. Nhưng anh cũng không cần phải phân bua với em làm gì, anh đối xử với em ra sao em biết mà, chỉ có người ngoài là bị anh bịt mắt thôi, ở trong chăn mới biết chăn có rận, con nào con nấy to tổ bố có ai biết cho đâu... cứ tưởng là em có phước được anh cưng chiều lắm không bằng...

Tôi ngừng lại lấy giấy lau nước mắt, lau mũi rồi tiếp:
- Anh tưởng em không nói là không có chuyện gì xảy ra hả? Không nói đâu có nghĩa là em quên, chỉ tại anh nhắc đến nên em mới nói thôi... à, hay là hôm nấu cháo cho em, anh mơ tưởng đến ai... chắc là anh nhớ ngày xưa anh cũng nấu cháo cho người ta nên mới lơ đễnh bỏ đầy muối vào nồi chứ gì?

Càng nói càng tủi thân, nước mắt nước mũi cứ thi nhau chảy, hộp kleenex cứ vơi dần, những tờ giấy vừa lau tiện tay quăng xuống nền nhà cứ như bươm bướm đậu để người ta nhìn ngứa mắt cho bõ ghét...

Nhà tôi kêu lên:
- Trời ạ, em đau mà sao nói nhiều thế? Em nhìn xem, trong phòng toàn là giấy lau của em, có cần anh lấy hộp khác cho em không? Mấy hôm nay giấy sale nên rẻ lắm... nghe em nói cứ như thật...

Tôi sừng sộ như con mèo gầm gừ sẵn sàng dương nanh vuốt ra để cào:
- Sao lại không thật? Bộ em bịa ra cho anh hả? Sự thật bao giờ cũng phũ phàng, cũng khó nghe cả, nhưng anh đừng có hòng đùa, em không có cười đâu, không phải những lúc anh làm sai rồi cứ giả lả là xong chuyện. Ngày xưa khi quen em, sao anh tỉ mỉ đến thế? Người ta chỉ mới húng hắng một tý làm duyên, vậy mà cũng quýnh quáng mua thuốc, mua cam mang đến tận nhà... à,... thì ra lúc ấy anh thấy có nhiều người theo em nên mới cố tình lấy lòng em chứ gì? Bây giờ lấy được rồi anh đâu có coi em ra gì, em đau thế nào anh cũng mặc, em có chết anh cũng chẳng màng... đi Bác sĩ về anh cũng chẳng thèm hỏi han, con người anh đúng là vô tình bạc bẽo...

Nhà tôi giả lả:
- Em hay giận quá, đúng là hay hờn, hèn chi trước khi đưa em sang đây, bà cụ cứ dặn đi dặn lại là con gái bà cụ hay hờn mát lắm, anh ráng mà chiều. Vậy mà cứ bị giận lên, giận xuống... nhưng nói gì thì nói, em đau thì em cũng phải nói chứ, em thấy bác sĩ còn phải hỏi bệnh nhân đau ở đâu? Đau thế nào? Huống gì anh. Em không nói làm sao anh biết, phải chi em nói mà anh không quan tâm thì em mới trách anh được, phải không?

Tôi hứ một tiếng dài rồi trả lời:
- Nói như anh thì nói làm gì? Vậy mới biết là người ta có thương mình hay không? Đâu phải việc gì cũng nói ra, như vậy đâu còn ý nghĩa gì... không nói với anh nữa, anh làm ơn nằm xích ra, anh ra ngoài đi để em yên... đêm nay anh ra phòng khách ngủ kẻo không em lại làm mất giấc ngủ của anh...

Nhà tôi nửa nằm nửa ngồi, kéo vai tôi năn nỉ:
- Thôi được rồi, anh biết rồi, để anh cạo gió cho em mau hết bịnh.

Tôi vội vàng hất tay, nằm lui ra xa:
- Khỏi cần, đừng đụng đến em, cám ơn lòng tốt của anh, em không cần anh lo nữa... người ta đau cái gì cũng đòi cạo gió, rõ vô duyên, em dư sức biết mánh của anh lắm mà... chỉ chờ nước đục thả câu thôi.

- Em đúng là nắng không ưa, mưa không chịu, đàng nào cũng nói được, không biết sao cho vừa lòng... đầu óc em đúng là đen tối, chỉ biết suy bụng ta ra bụng người, đúng là làm ơn mắc oán.

Tôi cười khẩy:
- Anh làm như anh tử tế lắm không bằng, em nhớ ngày xưa mỗi lần đi phố, băng qua đường, anh nắm chặt tay em, kéo em đi sát vào anh làm tay em đau điếng phải kêu lên, anh phân bua nói sợ em bị xe đụng... phải mà, bây giờ hai đứa có về Việt Nam đi phố băng qua đường, chắc anh đẩy em đi trước để xe có đụng, thì đụng trúng em chứ gì? Không ngờ lòng dạ anh lại như vậy.

Nhà tôi kêu lên:
- Thật đúng là đàn bà, có thế mà cũng xé ra to, có vậy mà cũng cằn nhằn, may là em đau, chứ không thì chết anh.

Tôi đay nghiến:
- Ồ, vậy ra anh muốn em đau phải không? Biết mà, anh mà thương yêu gì em? Bây giờ anh chán chê rồi chứ gì? Vả lại em đâu dám cằn nhằn anh, em là cái thá gì mà dám cơ chứ... nhưng mà em cũng phải nói để anh nhớ lại xem em nói có đúng hay thêm bớt cho anh?... người ta đau, anh giả lơ như không biết, còn anh đau, đâu đợi anh lên tiếng, anh làm như chỉ có anh là biết đau, còn thiên hạ mình đồng da sắt cả, không được đau, được ốm. Anh đau một tý anh kêu ầm lên, rên hư hử suốt đêm như sắp chết, em phải nghỉ việc để ở nhà lo cho anh, săn sóc anh từng li, từng tí, cơm bưng nước rót, thuốc đưa đến tận miệng? Đi làm thì cứ phải gọi điện thoại về xem anh thế nào? Đã bớt chưa? Ngủ có được không? Buổi sáng dậy đi làm thì cứ phải nhón nhén khe khẽ như mèo đi sợ anh thức giấc... đó, anh xem anh đối với em có được một phần mười như em đối với anh không? Anh chẳng coi em ra gì mà...

Vừa nói, vừa thút thít, vừa hỷ mũi, tôi nằm lại xuống giường kéo chăn chùm kín đầu, không quên nói vọng ra:
- Em mệt rồi, không thèm nói với anh nữa, anh đi ra cho em nằm.

Nhà tôi vỗ vỗ nhẹ lên tấm chăn tôi đang phủ trên người:
- Thôi được rồi, để anh xuống bếp nấu cháo thịt cho gừng vào để em ăn cho mau giã cảm, bảo đảm với em kỳ này sẽ không như kỳ trước nữa...

Tôi tủi thân, nói dỗi:
- Khỏi cần... không ăn đâu...

Tuy nói thế, nhưng cũng cố nén tiếng nấc để nghe tiếng dép đi nhè nhẹ ra ngoài, tiếng soong nồi lạch cạch dưới bếp...

Rose
Nguyễn Thị Tê Hát
Users browsing this topic
Guest (23)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.