Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,643 Points: 1,524
Thanks: 95 times Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
|
Rối rắm chết mồ !
Tui được hỏi ý kiến chuyện kỳ cục sau đây mà không biết trả lời, đăng ra đây để xin ý kiến thị dân của Phố :
Tui (tức cái người hỏi, chớ hổng phải tui tức cái người đang nói chuyện với bạn đâu ha) có 2 người bạn học bà A và bà B. Bà A đứng trung gian giữa tui và bà B. Nghĩa là bà A thân cả hai đưá tụi tui (nhưng tụi tui thì không thân với nhau) Tui là bạn tâm sự của bà A và là bạn đồng sự của ông A, còn bà B là bạn shopping ăn hàng và ... nấu nướng của bà A (Má ơi, hai con mẹ ni nấu nướng liên tục lận) tui biết ông B, thỉnh thoảng có gặp ông ngoài phố. Sang tới đây tụi tui ở cùng tỉnh, cả ba đều đã có gia đình và có con lớn. Tui là mẹ đỡ đầu con trai lớn ông bà A.
Sơ lược là như thế. Sau đây là nhập đề : Gia đình bà A rất thiếu hạnh phúc, gây gỗ là chuyện cơm bữa mỗi ngày, thường là chỉ xung quanh chuyện tiền bạc nhưng li dị thì không (tui nghĩ lẽ ra họ phải li di sớm để trả tự do cho nhau mới là phải) Họ tính toán với nhau rất phân minh và chi li lắm khi làm tui phải bàng hoàng. Dù bà A rất muốn, nhưng ông A không chấp nhận counseling. Lý do : Mấy đứa counseling là mấy đứa ... thúi miệng (!) Gia đình bà B nghe nói cũng có lục đục chi đó, nhưng tui thiêt không rõ mà cũng không tò mò muốn rõ
Rồi bà A bị bênh hiểm nghèo : ung thư. Bà làm chemotherapy, làm radiotherapy, làm tất cả những gì có thể làm được, nhưng không cãi nổi số trời ! Sau đám ma ba bữa, vợ chồng tui đến nhà thăm thằng con đỡ đầu thì gặp bà B ở đây. Tui thấy họ (tức ông A và bà B) dòm nhau thì linh tính có chi không hay đã hoặc sắp xảy ra. Người dưng khác họ của tui nói tui ... hồ đồ ! Rồi chuyện hồ đồ xảy ra thiệt . Có điều vợ chồng tui là người duy nhất biết chuyện vì office tui và ông A nằm sát cạnh nhau. Ông ấy phải nhờ cậy tui chuyện bao che để ông ấy trong giờ làm ... ra ngoài thăm mộ vợ. Họ đi chơi với nhau đều chi. Bà B đến nhà ông A đều chi với lý do ... dạy kèm thằng con đỡ đầu của tụi tui. Dĩ nhiên là tụi tui đứng tránh ra xa không còn héo lánh nữa. Và như thế đã được ba năm rồi ! Chồng bà B có biết hay không tui không rõ !
Vấn đề : Sống để dạ, chết mang theo, đèn nhà ai nấy rạng, hổng việc gì tới tui hết. Nhưng gặp và thấy hầu như mỗi bữa là chuyện ngó bộ làm tui ... đau bụng chết mồ ! Tui biết ông bà A, ông bà B đều là những người tốt đáng cho tui kính trọng. Hoàn cảnh éo le đẩy đưa sao đó thì tui không rõ, mà tui cũng không judge họ nữa. Chuyện của họ có thể chỉ platonic, nghĩa là lý tưởng thôi. Nếu lý tưởng thì họ có đáng trách hay không ? Tui có nên tìm cách đổi ông A ra khỏi tầm nhìn (tui có khả năng làm việc này) để khỏi thắc mắc, hoặc là chính tui sẽ tự đổi mình đi xa ? Đổi ở đây chỉ có nghĩa là ra khỏi hành lang chung để đừng trông thấy nhau nữa mà thôi. Hai người đó theo tui họ thật đáng thương, nếu có chuyện đáng trách thì ai là người đáng trách ? Việc tui ấm ức từ ba năm nay tất nhiên là chuyện không bình thường, chồng tui nói tui vô duyên ... chết mẹ !
Các bạn nghĩ sao ?
=================================
Tưởng tượng thế này ha : Cái đứa vấn kế đó, nó kêu tui hầu như mỗi ngày, mà chuyện quanh quẩn thì cũng chỉ có nhiêu đó. Tui với nó nặng tình thân. Anyway tụi tui là chị dâu em chồng, nhưng thiệt ra như ruột thịt, tui hầu như là surrogate mother của nó. Không níu mình thì nó biết níu ai ? Không nghe dùm cho nó thì tội nghiệp ! Mà nghe thì cũng chẳng giải quyết được chi ! Mình nói nó vô duyên, chồng nó nói nó vô duyên. Dĩ nhiên nói thì dễ vì mình đâu có trông thấy như nó. Tui dạy chuyện phải, nay biểu nó đừng thắc mắc chuyện trái thì thiệt cũng ... kỳ thấy bà, chưa kể là bạn thân của nó đã quá vãng. Mà thiệt tình chuyện đó chưa chắc đã là chuyện trái (?) Hồi cô ấy nằm bịnh viện, con nhỏ chực chờ đút cơm đút cháo, kể cả việc tắm gội và ... đổ bô (!) Cha chồng ở đâu ha, thì ở ngay đó chớ đâu, nhưng hắn chỉ trông cậy vào nhân viên bệnh viện, mà nhân viên bệnh viện thì họ lề mề ... chết mẹ ! Lúc cô ấy chết thì em tui để ... tang lòng, nó chỉ có một đứa bạn đó thôi mà !
Tui đem vấn đề ra hỏi để quyết định : hoặc tui sẽ khuyên nó xin qua phòng khác, hoặc tui sẽ (lợi dụng tình quen biết với boss của nó) đưa ông A đi phòng khác. Đưa ai đi thì cũng kẹt : đưa nó đi thì boss mới của nó tui hổng quen (mà job mới chưa chắc đã fit) đưa ông A đi thì tui lỗi phép công bằng với ổng (và nhất định là tui sẽ tránh không làm). Con dại cái mang, thiệt thinh không tui cũng kẹt. Mà nghe hoài chuyện ni thì quả là tui ớn lắm rồi !
Bạn nghĩ sao ?
===================================
Theo tôi nghĩ, cả ông A và Bà B đều là người lớn cả. Ðời sống riêng tư của họ là của họ, dầu tốt hay xấu. Nếu tôi là người rất thân với ông A, thì cho ông biết là sự gần gũi giữa ông và bà B, là cho tôi không thể nào không đặt câu hỏi. Nếu là bạn thân lắm thì mới dám làm vậy, còn không thì không nên.
Kinh nghiện cá nhân tôi, học từ trong quân đội, là có những điều bí mật mình biết trong việc làm, thì không bao giờ nói cho người khác biết vì họ "don 't have the need to know". Ngày nay, có khi tôi cần tư vấn cho cá nhân hay gia đình người khác. Về nhà, vợ tôi cũng không biết nữa. Lúc trước nhà tôi có hỏi, nhưng bây giờ không còn hỏi nữa, vì biết câu trả lời của tôi là gì rồi, "I can 't tell you. It 's not your business."
====================================
Tui có nói với nó chớ Ba Ếch - Chào Ba Ếch ha, bữa nay mới gặp ha - rằng tui nghe thế là đủ rồi, rồi thì nó nín thinh một thời gian, sau đó thì nó bị bệnh ... nhức đầu, tới phiên chồng nó phải nghe (vừa nghe vừa ngủ). Tui thương quá lại phải gọi phôn hỏi han cho nó kể lể tiếp. Sau đây là một số vấn đế tui nêu ra với nó : -Chuyện ông A lập gia đình có làm em tui khó chịu không, chẳng hạn như là thấy bạn nó (nay chết rồi) bị phản bội. Trả lời : no -Nếu ông A date ai đó không phải B thì nó có khó chịu thế không ? Trả lời : no. -Nếu nó biết mà không thấy mỗi ngày thì nó có thoải mái không ? Trả lời : yes.
Tui bèn kết luận là nó involved hơi nhiều một chuyện không có dính líu chi tới nó, rằng khi lôn xộn như thế là nó đã làm phiền tới chính nó chồng nó và tui. Trời tui khuyên nó dữ lắm, thiếu điều trẹo cả hàm, nhưng nói thì dễ vì mình không phải là nó. Sau cùng thì tui proposed chuyện đổi nó đi, mà cái post ni thì nó hạp lắm. Tui nói nó phải nghĩ cho kỹ và phải chọn : hoặc ở lại và ... mù lòa. Hoặc sáng mắt và ra đi về chân trời mới (nhưng dám chừng ... vô định).
À tới đây thì con nhỏ nó bù lu bù loa quí ông à (giả sử Tỏi và Ếch đều là ông hết ha). Nó biểu tui : thôi chị Hai chọn cho em luôn đi, bề chi chị cũng ... sáng suốt ! Má ơi, nó nói thế là tui bí lù, bởi vậy mới hỏi ý thị dân của Phố. Ra đi mà vui thì không sao, có chi tui cũng phiền, nó kêu hoài chịu gì thấu ! Con em ni nó thiệt thà và hiền lành lắm lận, trong gia đình thì tui thương nó nhứt, bởi vậy mới khổ thế đó. Dĩ nhiên chuyện ai nấy lo, nó giữ kín được 3 năm dài thì tui thấy nó cũng super lắm lận, ha ?
=========================
Cô Hoang Vu. Xin chào cô. Tui với cô cùng ngưỡng mộ cô Hai Lụa ha, nhưng cô thì may mắn mà tui thì hẩm hiu quá ! Thôi vậy cũng xong, đèo bòng cho lắm thấy cũng ... nặng nề !
Tui chờ bạn gái lên tiếng cái mục tui hỏi, mà tới nay nghe được có tiếng cô là một. Xin cám ơn cô đã giúp ý. Chuyện nó lỉnh kỉnh nhưng lỉnh kỉnh theo cái kiểu simple thôi, theo tui biết nó hổng có rắc rối như cô tưởng vậy đâu. Tui biết cô Mười các cháu hổng ghen, chỉ ghét thôi, ghét thiếu điều đào đất đổ đi luôn cô Hoang Vu à. Thì hai đứa nó là bạn tâm sự mà cô, nên chuyện lục đục chi của cô A cô Mười các cháu cũng biết hết.
Thì cũng chỉ xung quanh vấn đề tiền bạc. Cô Mười nói thằng ni nó tính toán từng đồng với vợ thì cô Mười cũng không buồn, nhưng tới khi vợ nó gần chết rồi mà thằng ni vẫn cứ tính thì thiệt đáng trách ! Vợ chồng họ là ... công ty hỗn hợp hữu hạn cô Hoang Vu à. Dĩ nhiên khi bệnh nghỉ làm thì chỉ còn tiền insurance thôi, và vẫn cứ phải chi từng ấy thứ, mà insurance thì nó hổng trả những cái vụ thuốc lỉnh kỉnh không do BS ký toa (chẳng hạn gel của sụn cá mập, nghe nói làm ung thư chậm phát triển, lá thu đủ nấu với trùng đất vv.., mình vái tứ phương mà cô) Cô A phải trả những chi phí này bằng tiền túi của cô ấy, sau này thì mượn tiền của chồng, yes, mượn tiền chồng để mua thuốc. Khi bệnh đã nặng vì metastasis vào phổi thì cô ấy còn phải trả cả tiền mướn máy compressor và bình oxygen. Cô ấy ở nhà một mình không làm được công việc nhà đã đành lại còn sợ hãi lắm nữa, nên rồi cô Mười đề nghị mướn người làm, nhưng tiền thì ... không ai chịu chi hết vì ai cũng kêu không có (!) Cô Mười mới ký check cho cô A, với điều kiện đây là tiền mướn caregiver chứ không được làm chi khác nữa. Nhưng chú A nói tình trạng ... chưa cần tới care give, tiền caregiver đó thôi để ... trả nợ cho chú ấy ! Voilà. Cô Hoang Vu hiểu tại sao cô Mười cô ấy điên lên ha !
Cô Mười xúi cô A lấy tiền trong quĩ hưu bổng ra xài trước (đàng nào cũng sẽ chết thì tại sao không xài bây giờ) Xin các Thị dân nghe cho rõ câu trả lời của cô A : Tại sao phải xài tiền đó, lấy nó ra xài thì ông A ông ấy sẽ thong thả quá, phải để vậy cho ông ấy lo ! Quí vị thấy ha, người ta rình mò để làm khó nhau vì cái tình cái nghĩa nó đã cạn rồi, bởi vậy cô Mười có nói tại sao họ không bỏ nhau sớm cho gọn ? Dĩ nhiên ông A phải lo, nhưng lo cỡ nào thì thiệt tui không nghe cô Mười nói tới nữa.
Rồi cô A chết, rất đau đớn, vì cô ấy nhất định không chịu chết, cô ấy vẫn còn ở giai đoạn deny. Cô ấy từ chối morphin. Và cô ấy chết trong tay cô Mười. Ngó bộ cái chết ni là một nỗi đau lòng khôn nguôi cho cô Mười. Tui hồ nghi tới giờ này cô ấy vẫn còn để tang bạn. Thông thường thời gian tang chế theo sách vở chỉ kéo dài 6-9 tháng, nếu quá lâu là một cái tang bất thường. À, voilà, cô Mười bị trục trặc ! Rồi mỗi ngày cô đi ra đi vô gặp chú A, cô nghe chú A nói lãnh hai cái insurances của vợ, sửa nhà, sắm xe, du lịch vv ... Cô Mười bá ngọ om xòm, không bá ngọ chú A, mà bá ngọ bạn cô ấy tức cô A (Sao con ni nó ngu chết mẹ, phải chi nó dòm được cảnh này !)
Tui thấy cô Mười có vấn đề, cô ấy là em tui. Cô ấy đang bị post traumatic stress disorder và bổn phận của tui là phải giúp cô ấy. Tui nghĩ cách trị liệu hay nhứt là cô ấy không tiếp xúc với cái stress nữa. Nghĩa là phải đưa cô ấy đi qua chỗ khác. Chuyện psycho therapy thì thiệt tui hổng rành, mà trong tình trạng ni thì therapy nào cũng là vô ích nếu cái stress vẫn chình ình ra đó. Tui nghĩ người phải đi là cô Mười. Sau này ở chỗ mới, nếu cô ấy có chi trục trặc hổng vui thì cô ấy trưởng thành thêm, sẽ học được vài bài học cho chính mình rằng .... chết là hết, là thảnh thơi để trở về cùng tro bụi, và trên nhất là .... đèn nhà ai nấy rạng ! Có đúng thế không ?
Chuyện đời sống vợ chồng nếu có ai muốn nghe thì có dịp sau này mình sẽ nói chuyện thêm ha cô Hoang Vu ? Mong cô thân tâm an lạc.
===================================
Trích đoạn: Mme Ngo
Cô Hoang Vu. Xin chào cô. Tui với cô cùng ngưỡng mộ cô Hai Lụa ha, nhưng cô thì may mắn mà tui thì hẩm hiu quá ! Thôi vậy cũng xong, đèo bòng cho lắm thấy cũng ... nặng nề !
Chèn ơi chị nói dì hẹp cho tui quá , chiện ông wa' dợ cùng bà dợ bạn léng phéng dí nhau là tui chưa từng gặp qua làm sao tui dám xía dô chớ , tui đánh vần tới lui đến độ ba con chữ chị viết nó hao mòn hơn phân nửa mà cũng còn y chang như điêm ba mươi tối thui tối mò không thấy ông bà ông vải đặng kiêu cầu cứu.
Tui nói dì mấy chị nghe coi sao heo , chiện dợ chồng là do ông tơ bà nguyệt se thắt , đờn bà con gái ai hỗng muốn một thằng chồng thỉ chung chân chất thờ dợ chiều con , dĩ nhiên đời mà mấy chị muốn nó thờ mình , mình phải thờ nó trước , mang chồng cho lên trang thờ ngheo, gì cũng chả ráo ngheo, sống cũng chả mà chết cũng chả ngheo , ông bà xưa có câu dì : Chưa chồng bây đi tắt dìa ngang , có chồng ráng thẳng một đường mà đi ngheo con . Có nghĩa là bây có chồng bay phải giống con ngựa có miếng da che con mắt liếc dài sọc, che con mắt ướt chớp chớp đa tình, che con mắt lén dòm trai qua cái nón lá che , một đường một mà chạy cái rọt dìa nhà , dù cái nhà bay y chang cái tổ con chuột chù chuột chũi.
Ổng bả dậy dị mà ổng bả quên mẹ nó chiện ông tơ bà nguyệt nhiều lúc chểnh mảng chiện se tơ , se tùm lum tá lả, se thằng ngốc dí con mĩ miều, se con lé xẹ dí thằng trai lơ, câu chiện lộn xộn từ đây mà ra. Tui nói dí don dị chớ còn nhiều chiện động ông trời lắm ngheo làm tui cũng hỏi ông trời quài cái chiện sao không giáng chức ông nguyệt bà tơ , tui thấy đâu xa trong khu chợ này dô tay tui là ông tơ bà nguyệt tui se tụi nó dô ráo nạo dí nhau cái rụp.
Đó nọ tui đi xa lắc tít tè cái chiê.n bà hỏi rồi đó ha. Tui nghi ngheo đàn bà ưa mủi lòng tội thẳng chết dợ bơ vơ nên tài lanh xía dô an ủi, dí hồi sanh tiền , vợ thằng chả cũng cãi lẫy ỉ ôi dí chả con mẻ có hay. Mà phần con mẻ dí thằng chồng cũng cơm lành canh ngọt gì đâu chớ , cá nhiêu tui cũng cá ngheo hồi se tơ cho cái đám rễ tranh này , ông bà tơ nguyệt gì đó không ngủ gục cũng mắc đi ra cầu cá.
Bởi dị thôi đi bà Ngô ơi , coi như bà có mắt không tròng không thấy, có tai mà giả điếc không nghe , có miệng mà như câm không bàn dì ráo đi bà Ngô ơi , hơi đâu lo chiện ngươi dưng , hễ mà thiệt chiện của bà tui tính kế liền ngheo, tui đào mả đào mồ nhà nó tui đòi chồng lại cho bà làm của riêng , của quí. Tui thấy chiện dì ngheo xẩy ra hàng hà , hễ trong tay coi như gỗ mục, thấy con lủng nào dòm ngó là nó thành gỗ trầm gỗ hương cục dàng cục hột xàn chiếu chiếu.
Si ra ai có chồng lo mà giữ rịt lấy chồng, ai chưa chồng ráng kiếm thằng nào nhằm cái giờ ông tơ bà nguyệt sáng suốt mà se , chiện lang chạ là chiện không ai muốn ai màng , nó có lỡ xẩy ra coi như xúi quẩy để ông trời ổng tính , chớ ngừi phàm mắt thịt như đám nhơn sinh đây lấy lựt lệ nào mà kiêu án ngừi ta. Trong chăn rậnc ắn thấy mẹ cũng muốn chạy càn cho thoát chớ.
Tui nghĩ người phải đi là cô Mười. Sau này ở chỗ mới, nếu cô ấy có chi trục trặc hổng vui thì cô ấy trưởng thành thêm, sẽ học được vài bài học cho chính mình rằng .... chết là hết, là thảnh thơi để trở về cùng tro bụi, và trên nhất là .... đèn nhà ai nấy rạng ! Có đúng thế không ?
Chuyện đời sống vợ chồng nếu có ai muốn nghe thì có dịp sau này mình sẽ nói chuyện thêm ha cô Hoang Vu ? Mong cô thân tâm an lạc.
tui la làng kể lể cho đã mới đọc tới đây , dị là bà chịu hạ màn mẹ nó rồi tui bàn thiêm thành dư như ăn trái xài xanh còn khèo thiêm trái khế.
Dài hàng tui oánh cho bà biết ý cò của tui.
============================
" Lơ thơ (?) nấm đất bờ sông nọ " Hồn có xa nghe mấy... điệu đàn " Tản Đà. ( Hồ Tôn Hiến , Thuý Kiều và nấm mồ Từ Hải )
================================
Hôn nhân và hạnh phúc
Trước khi nói tiếp chuyện cô Mười của các cháu (đã kể bên Tâm tình) tui xin sơ lược cho có đầu có đuôi chút đỉnh nha : Bạn cô Mười chết vì ung thư vú, rồi cô Mười dở chứng đâm xầm vô chuyện riêng tư của ông goá (cũng là bạn đồng sự của cô), rồi cô đi ra đi vô chung phòng làm việc với ông goá, bất an và ấm ức, rồi cô vấn kế tui (tức chị dâu của cô), tui khuyên cô : a. Đổi qua phòng khác, làm job khác với boss khác, khỏi gặp ‘kẻ tử thù’ nhưng có thể không thích hợp môi trường mới và ... đau khổ tiếp ! b. Ở lại phòng cũ rồi đóng vai câm và điếc lâu dài cho khoẻ tấm thân !
Cô Mười suy nghĩ 1 tuần thì đệ đơn dứt áo ra đi gặp boss mới nhận việc mới. Cô còn trẻ nên thích ứng cũng lẹ. Cô lại giỏi dắn hổng ngờ (cô cũng mới khám phá ra cái ... ưu điểm ni sau biến cố này thôi) nên công việc chạy êm ru bà rù. Cô vui vẻ yêu đời thấy rõ, mà chồng cô anh cô và tui cũng bớt nhức đầu vì chuyện của cô. Ba tuần sau thì cô phôn nói chuyện linh tinh và có vẻ như là muốn tâm sự chi đó. Biết tính cô nên tui cứ phớt tỉnh đợi chờ. Rồi cô Mười vào chuyện, cô nói may quá, nếu không có ‘chuyện đó’ thì cô Mười dám còn đang làm việc cũ, sẽ hổng biết thế nào là chân trời mới, sẽ không biết hết cái tài năng tiềm ẩn của mình (?) Cô Mười biểu cô phải cám ơn ông góa mới là phải, nhờ ông mà self-esteem của cô đi lên ! (Ối chao, tui thấy cô Mười lớn thêm được chút xíu) Chưa hết, cô Mười thấy có thành kiến và thiếu công bình với ông góa, dòm kỹ lại thì thiệt ông goá cũng đâu tới ... nỗi nào! (À Cô lại lớn thêm chút nữa) Rồi cô Mười quyết định mời họ (tức ông góa và bạn gái của ổng) tới ăn BBQ cuối tuần (anh chị tới cho vui ha). Tạ ơn trời, cô Mười quả là khôn ngoan thêm nhiều sau vụ này, tui cũng mừng cho cô !
Chuyện của cô Mười là chuyện cơm bữa thấy khắp mọi nơi. Mỹ nó kêu bằng too close for comfort, nghĩa là sinh hoạt hàng ngày cạnh nhau thì dễ sinh đụng chạm . Đụng hoài thì dễ mất lòng. Nếu chuyện mất lòng được giải quyết thỏa đáng vẹn vẻ đôi bề thì hai bên hể hả bắt tay nhau vui vẻ trở lại (cho tới lần đụng sau). Nếu giải quyết hổng xong thì ... nghỉ chơi luôn ! Bạn bè quyết định nghỉ chơi luôn thì chỉ cần không gặp nhau nữa là xong (hổng vô ... phố nữa là xong) Bạn đồng sự ngó bộ không thế được. Trời, đi ra đi vô mà cứ phải nhìn cái bản mặt khó ưa của nó thì thiệt là ... lộn ruột ! Mà đầu óc cứ xoay quanh cái chuyện đó hoài thì khá sao nổi. Hổng lẽ nghỉ làm đặng tránh, còn đi làm thì hậm hực, trước sau bao tử dám lủng như chơi ! Cô Mười may mắn đổi job cái ào, hổng phải ai cũng may mắn được như thế !
Nhưng ở đây tui hổng muốn bàn chuyện bạn đồng sở, tui muốn bàn chuyện bạn ... đồng giường kìa ! Rắc rối to ha ! Hai người ngủ chung phòng, chung giường, chung luôn cả mền chiếu nữa thì cái chuyện too close for comfort, nếu có, ắt nó phải trầm trọng hơn là cái cẳng ! Thành ra rồi chuyện đụng chạm gây thương tích sẽ thảm sầu gấp trăm lần hơn ! Có cách nào tránh không ? Ta chỉ có thể tránh thương tích bằng cách nai nịt gọn ghẽ trước khi ... vô giường, giống như binh lính thời trung cổ mặc giáp sắt trước khi lâm trận vậy !
Mà kinh nghiệm chiến trường thì thường là phải tự học, chớ hổng có màn ... hàm thụ đâu nha. Thành ra rồi mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Xảy ra ở đây hai trường hợp : 1. Hai kẻ bị thương tích phải tự xoay sở và băng bó lấy rồi tiếp tục cuộc chiến. 2. Hai kẻ bị thương tích có màn đồng bệnh tương lân, bỗng động mối từ tâm xoay ra băng bó lẫn cho nhau rồi từ đó mà sinh lòng thông cảm.
-Trong trường hợp 2 : băng bó được cho nhau rồi thì trận chiến coi như kết thúc, make love not war. Khi ấy giường có thể sập - và sập như chơi - nhưng người thì bảo đảm không hề hấn trầy sứt gì ráo nữa hết, tài là vậy ! -Trong trường hợp 1 : Chuyện trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi ngó bộ không có. Chiến đấu một mình thì lẻ loi quá, người ta có khuynh hướng đi tìm đồng minh yểm trợ. Có khi đồng minh lại làm màn ... self service nhảy xổ vô mà hổng đợi ta phải đi tìm. Đồng minh ở đây thường là bè bạn cha mẹ anh em. Rồi phủ binh phủ, huyện binh huyện. Chuyện tường trình báo cáo thiếu trung thực - vô tình hay cố ý - ở hai bên chiến tuyến, mục đích là để qui kết tội bên kia, càng làm chiến tranh leo thang nhanh, lạnh có nóng cũng có luôn. Thế rồi chẳng ai nhịn ai, các nhà cố vấn quân sự lắm khi còn ồn ào hơn cả chiến sĩ đang vào sinh ra tử là khác ! Mức độ ác liệt của trận chiến ngày càng gia tăng, thương tổn đôi bên ngày càng trầm trọng, cho tới khi cả hai cùng kiệt quệ, cả tinh thần lẫn thể chất ! Kết thúc cách nào ? Thì kết thúc ngoài toà chớ còn cách nào nữa, dĩ nhiên rất thảm hại và đầy tốn kém !
Nhìn lại trường hợp cô Mười như một thí dụ, tuy rằng hổng chính xác mấy. Cô ra khỏi tiền tuyến trước hết vì an ninh bản thân. Rồi cô thong thả ngồi xuống hậu phương làm màn tổng kết tình hình. Cô hết bực mình nên đâm sáng suốt rồi thấy chuyện chẳng có chi mà phải ầm ĩ. Nếu cô Mười còn ở lại nơi tiền đồn và nhìn hỏa châu thắp sáng đêm đêm (lòa cả mắt) thì ngó bộ chuyện vẫn còn tối hù ! Trong tình huống phải chiến đấu chống trả với kẻ ‘nội thù’thì ta cũng nên lùi lại, bước vào vùng phi quân sự để đánh giá tình hình cho đúng đắn và công bằng hơn. Nhưng ... lùi lại là để nhìn ra và giải quyết kìa, chớ còn lùi lại để chờ cơn giông tố qua đi thì ngó bộ ... chỉ làm tình hình ngày càng tồi tệ hơn thôi, vì còn những cơn giông tố khác sẽ thành hình và dấy lên từ cuối chân trời.
Lùi bao nhiêu bận thì đủ ? Tùy, có thể một lần, có thể là đôi ba lần. Nếu lùi đủ rồi mà không thấy ánh sáng cuối đường hầm thì ta nên hành động liền đừng chần chờ nữa. Nhiêu đó là đủ rồi, trời ạ ! Tui không hề tán trợ chuyện ra tòa, xin nói trước như thế, nhưng ... trong những trường hợp một khi cái comfort không còn nữa thì lẽ ra ta phải tính tới chuyện ra toà chớ đừng chờ tới khi đã đầy mình thương tích. Li dị là chuyện khổ lòng, là tổn thương tâm hồn và thể chất. Người ta hay có khuynh hướng ở lại chịu đựng nhau vì con. Nói thế nghe ... tạm ổn ở thời một ngàn chín trăm lâu lắm và ở VN, khi dư luận còn quá nặng nề và nghiêm khắc. Nay nói thế nghe cũng ... khó ổn ! Trẻ con sống ở quốc ngoại tiếp thu văn hóa nước ngoài, ngó bộ chúng cởi mở chấp nhận dễ dàng cái chuyện li dị của cha mẹ, miễn là li dị xong thì mọi việc cũng giải quyết xong và xong một cách ổn thỏa. Ở lại với nhau, dằn vặt nhau rồi đổ thừa tại chúng thì cũng tội – tội cho cả cha mẹ và tội cho cả con nữa ! * * *
Nguyên do li dị của người Việt tại quốc ngoại là gì ? Phần lớn vì tiền, đồng tiền dính liền khúc ruột mà, tục ngữ ca dao nói vậy rồi. Nếu không thì vì tình chớ còn chi nữa ! Ngày xưa trong nước, tiền bạc thường qui về một mối. Gia đình nào hầu như cũng vậy, cha đi làm, cuối tháng lãnh lương đưa về cả cho mẹ. Mái ấm là nơi yên ổn vì mẹ tay hòm chìa khóa tần tảo lo toan. Nay ở ngoại quốc, nếp sống gia đình Việt bỗng bị trốc gốc, bị đảo lộn. Mẹ cũng đi làm như cha, thời giờ của cả cha lẫn mẹ cho gia đình ít lại mà cũng ngần ấy việc phải làm thì dĩ nhiên là mệt phờ râu ! Rồi gia đình chồng gia đình vợ còn kẹt ở VN cần giúp đỡ. Rồi bên này cần nhiều bên kia cần ít ... vv ... Cứ như thế bỗng dưng cái ngân sách nó lệch từ từ vào những khoản chi tiêu mà bên này nghĩ là bên kia đã xài quá đáng ! Và mầm chiến tranh bắt đầu !
Cãi cho lắm xong thì người ta quyết định ví ai nấy giữ tiền ai nấy tiêu, xòng phẳng để khỏi nghi ngờ rồi sinh cãi cọ. Cũng tốt thôi, nhưng ... khi chia tiền như thế thì gia đình, đơn vị nhỏ nhất của xã hội, đã mất đi cái bản sắc tiêu biểu của phong tục tập quán Việt. Chuyện thuận vợ thuận chồng không còn cần thiết nữa, anh bằng lòng hay không kệ anh, tiền tui tui cứ xài !
Bỏ ra ngoài chuyện phong tục tập quán, vợ chồng xài riêng tiền bạc là nên hay không ? Ba mặt một vấn đề, nên hay không là còn tùy, tùy cách suy nghĩ và thái độ của các thành viên trong mái ấm. Nếu riêng mà cả hai đều thấy công bình hợp lý và thoải mái thì ngó bộ vẫn tốt hơn là chung mà người này rình mò vì nghi ngờ người kia lén lút xài riêng, hoặc rộng rãi với mình nhưng lại hà tiện với người ..vv.. Những điều tốt khi vợ chồng có trương mục riêng được nêu ra như sau : -Độc lập kinh tế đồng nghĩa với tự do cá nhân. -Đắn đo thận trọng hơn khi tiêu tiền, vì tiền đó là tiền riêng của mình. -Tự chịu trách nhiệm khi ngân sách của mình bị thâm thủng. -Những món quà tặng nhau vào dịp lễ sẽ có ý nghĩa hơn
Người ta đề nghị một số cách phân chia sao đó cho hợp lý : 1. Lập quĩ chung với tỷ lệ phần trăm ấn định trên số lương thu nhập : chẳng hạn 60% tiền lương của mỗi bên. Thiếu thừa cuối năm chia theo tỷ lệ 2. Lập quĩ chung với số tiền ấn định đồng đều : thí dụ mỗi người góp vào 30 ngàn. Thiếu thừa cuối năm ... cưa hai. 3. Không có quĩ chung nhưng tiền chi phí chung được ấn định với nhau trước. Thí dụ chồng trả chi phí bên ngoài (tiền nhà tiền điện thoại tiền nước ...) vợ trả những chi phí bên trong (tiền ăn tiền chợ tiền học phí quần áo của con ... ) Tui hổng rõ trong ba cách trên cách nào hợp lý và công bằng nhất ? Cách nào gây phiền toái nhất. Và phân chia như thế là có quá sòng phẳng ? Là mất đi cái ý nghĩa thiêng liêng trong tình yêu chồng vợ chăng ?
Ý bạn thế nào ? Tui ha, tui vẫn quen với chuyện thu về một mối. Cho nhau được cả cuộc đời mà tiếc nhau cái sổ trương mục nhà băng thì thiệt cũng khó cắt nghĩa cho xuôi. Rồi ai giữ cái mối đó đây ? Ai mà chẳng được, người nào có khả năng thì người đó giữ. Tui nghĩ và tin rằng giữ nó hổng sướng đâu, trách nhiệm nặng nề đó. Phải sao cho xứng đáng với sự ủy thác và tin tưởng của người kia, phải tính phải toán sao cho số thu luôn luôn lớn hơn số chi, nếu không thì cũng phải bằng. -Chi nhiều hơn thu : bạn thiếu khả năng điều hòa ngân sách, phải giao nó đi ngay lập tức trước khi mọi chuyện trở thành quá trễ. -Thu nhiều hơn chi : bạn thừa khả năng để tiếp tục giữ ngân sách gia đình . Xử dụng ngân sách thặng dư cách nào lại còn tùy nhu cầu và tùy óc thông minh của bạn.
=====================
Tui ha, tui vẫn quen với chuyện thu về một mối. Cho nhau được cả cuộc đời mà tiếc nhau cái sổ trương mục nhà băng thì thiệt cũng khó cắt nghĩa cho xuôi.
Em "chịu" câu này của Madam hết sức dị đó !!!!!!
=======================
"Tất cả những gì Cha tôi nói... đều sai " Đó là một kinh nghiệm bản thân của tôi. Rút ra từ Quan diểm của bốn thằng con , thời tụi nó ở tuổi 10 +/- và 17 +/-. Hai mươi năm sau , cái quan điểm đó bắt đầu khác đi. May mà tôi còn sống đây để làm chứng sự thay đổi đó. Tôi nhớ như có một lời khuyên : hãy kiên nhẫn trong sự chờ đợi cái kết quả của một ý - đồ giáo dục , của nền giáo dục. Rằng : " Kết quả của giáo dục. .. giống như một món nợ cho vay , cho phép trả muộn " Những bạn trẻ , đang nuôi con ăn , lớn , nên người như thế này , như thế nọ , cũng nên bình tĩnh , kỷ luật và trật tự. " It Takes A Village " nữa. Cái môi trường sống mà gia đình mình , con cái mình , và cái xã hội gần và xa của mình... nó tác động mạnh lắm vào chuyện '' nuôi , dạy " ( dưỡng dục ) một đứa trẻ. Nhiều khi mình , vợ chồng mình phải " nhắm mắt chịu thua ". Ngay trong khi Dưỡng Dục một đứa con , mà hai người cha mẹ , hai họ ngoại và họ nội cũng đã khác nhau về quan niệm sống , về hệ giá trị. ( Ông học trò trường thuốc nào không muốn trở thành thầy thuốc để " cứu nhân mạng " , để ' độ thế gian". Nhưng , thế gian đã dắt Ông Thầy Thuốc đi lạc. Và ông mất cái giáo dục mà ông nhận được ngày còn nằm nôi , ngày còn " ngửi mùi bệnh" ở trường , ở nhà thương... kể từ khi ông được kén rể ," vu qui " về nhà bên " bà Bác sĩ " chẳn hạn.Ông Thầy thuốc trở nên một tù nhân , một nạn nhân của cả làng nhân thế.Tệ hại hơn thế nữa , ông phải làm nô lệ cho cả gia đình ông quan Đốc tờ , và ngay cả những temptations của riêng ông. ) Thế cho nên , hãy bắt chước bà Mạnh mẫu. Ráng mà thay đổi cái môi trường giáo dục cho đứa trẻ vẫn là một ưu tiên.
|