Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nhịp đời qua ống kính.
Anh Ba
#1 Posted : Wednesday, March 9, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Mục này được mở ra nhằm giới thiệu đến các bạn một số hình ảnh đời thường của các em bé, các người già, neo đơn...vẫn đang sống bằng nghị lực và ý chí vươn lên.
Nguồn từ báo Tuổi Trẻ có tên Nhịp đời qua ống kính. Nếu có điều kiện tôi cũng ráng giới thiệu riêng vài cuộc đời qua ống kính như thế này.
Xin giới thiệu đến các ACE.
AB.
Anh Ba
#2 Posted : Thursday, March 10, 2005 12:57:19 AM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Cõng bạn đến trường

TT - Em Nguyễn Văn Đức bị dị tật đôi chân không thể tự mình đến trường... Cảm thông với người bạn cùng lớp, em Nguyễn Tố Truyện - học sinh lớp 5C Trường tiểu học Tân Lộc 2, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ - đã tình nguyện cõng bạn đến trường mỗi ngày trên con đường đất quanh co, gập ghềnh gần 2km (từ nhà Đức đến trường)...

Cậu bé với nước da sạm nắng, cao ốm và rắn rỏi chưa tròn 12 tuổi này đã nói với chúng tôi: “Được cõng Đức em cảm thấy rất vui vì như thế sẽ giảm bớt phần nào những khó khăn mà bạn phải gánh chịu, giúp Đức vượt qua mặc cảm mà học tốt hơn...”.

Tin, ảnh: KIỀU MY.

Cậu bé Nguyễn Tố Truyện, học sinh lớp 5C Trường tiểu học Tân Lộc 2,
đang cõng bạn đến trường


Phượng Các
#3 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:39:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Anh Ba
Nếu có điều kiện tôi cũng ráng giới thiệu riêng vài cuộc đời qua ống kính như thế này.
Xin giới thiệu đến các ACE.
AB.



Tôi thì hoan nghênh sự giới thiệu riêng của anh hơn, vì khi những vụ khó khăn đã đưa lên báo rồi thì đã có nhận được sự giúp đỡ rồi, còn những trường hợp không có cơ hội đưa ra thì theo tôi mới là cái mình nên nhắm tới. Không biết các bạn khác trong ban TT PNV nghĩ sao?

Vi_Hoang
#4 Posted : Sunday, March 13, 2005 9:09:57 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Hôm nay gặp một số chị em trong DT và PNV, được tin rằng em bé nầy đã được một nhóm từ thiện để mắt đến, đang lo thực hành. ! chiếc xe lăn sẽ được đưa đến cho em cùng với một số tiền. Ngay cả em bé đã cỏng bạn cũng được tặng một số tiền. Thống báo cho các ACE biết.
Phượng Các
#5 Posted : Monday, March 14, 2005 9:22:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Vi_Hoang

Hôm nay gặp một số chị em trong DT và PNV, được tin rằng em bé nầy đã được một nhóm từ thiện để mắt đến, đang lo thực hành. ! chiếc xe lăn sẽ được đưa đến cho em cùng với một số tiền. Ngay cả em bé đã cỏng bạn cũng được tặng một số tiền. Thống báo cho các ACE biết.



Tin vui quá chị Vi Hoàng và các bạn nhỉ? Thì ra vẫn có các độc giả khắp nơi để mắt đến các tin tức trong phòng TT PNV. Cooling
Anh Ba
#6 Posted : Monday, March 21, 2005 4:12:16 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Cắt mướn đồng xa.
Lúc này tại ĐBSCL, các tỉnh miệt trên An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang đang vào kỳ thu hoạch rộ lúa đông xuân. Có rất nhiều hộ nghèo ở các tỉnh miệt dưới như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long... dắt díu nhau lên đây cắt lúa mướn. Họ đi thành đoàn, thành tốp đến cắt mướn khắp từ đồng này qua đồng nọ, hết vùng này tới vùng khác, ròng rã đến cuối vụ mới quay về nhà chờ mùa lúa tới; hoặc lại tiếp tục tìm đến các nơi đang bước vào kỳ thu hoạch. Những đứa trẻ ngày tháng theo cha mẹ cứ lang bạt rày đây mai đó. Tuổi thơ của chúng trải khắp các chốn đồng xa!



Tin, ảnh: Đ.VỊNH.
Nhìn cảnh này chợt nhớ đến cảnh cào nghêu mướn ở Cần Giờ !. Năm nào cũng vậy, hễ cứ đến mùa thu hoạch của các nông dân miền Tây là thấy xuất hiện từng đoàn người ở các khu vực khác, bồng bế, gồng gánh mang theo con cái, nồi niêu soong chảo, áo rách mền tơi, dắt díu nhau đi làm mướn. Họ đi làm xa để kiếm tiền, chuyện ấy có thể thông cảm được, nhưng con cái họ buộc phải đi theo họ vì ở nhà không ai chăm sóc chúng!. Tuổi thơ của các em rồi sẽ đi về đâu khi không được học hành tử tế !.
Sự phân cấp giàu nghèo ở VN ngày càng hiện rõ. Chỉ có lũ người vô tâm, vô đạo đức, có mắt như mù mới dám lên tiếng cho rằng :" Đất nước ta đang giàu đẹp !".
Việt Dương Nhân
#7 Posted : Monday, March 21, 2005 8:07:53 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Trích Anh Ba : (Sự phân cấp giàu nghèo ở VN ngày càng hiện rõ. Chỉ có lũ người vô tâm, vô đạo đức, có mắt như mù mới dám lên tiếng cho rằng :" Đất nước ta đang giàu đẹp !".)

Đúng đó AB. Họ không có tâm Từ Bi hay đạo đức nào cả. Rất nhiều người về VN chơi. Rồi trở qua đây ca ngợi... quá trời - 7 nghe "nóng mũi" dễ sợ. Nhưng thôi, 7 phải nhắm mắt làm ngơ, vì ở đây tha hồ chửi, cũng như tha hồ ca ngợi ...
7 đã trở về hồi năm 1992 trở ra bị "thần kinh chấn động" cả tháng trời, xém vô nhà thương điên đó - Vì về VN, ngoài đường thì thấy "thế gian" khổ quá, lòng xúc động mạnh - Còn trong nhà, thì 7 bị "gian lận - gạt gẫm" tiền. Buồn chồng lên buồn, nên mới bệnh như vậy - Rồi Tết 1994, Mẹ 7 bệnh (khô phổi) bên nhà không có thuốc của Bác sĩ cho toa, nên mới gởi qua Pháp, 7 năn nỉ ông Dược sĩ bán cho 7 và đem thuốc về cho Mẹ cấp tốc. Chắc nhờ vậy mà Mẹ 7 vẫn còn sống khỏe đến ngày nay. Bây giờ thì 7 chẳng dám nghĩ gì chuyện trở về VN nữa. Vì tinh thần lẫn vật chất của 7 đều mệt mỏi.

Thấy tình cảnh dân mình còn nghèo khổ. Và 7 thấy AB và trong PNV các ACE đóng góp chia sẻ giúp đỡ những kẻ thiếu may mắn, thật là có Công Đức Vô Lượng. Ở đây, lần nào có người quen về, 7 cũng nhín chút ít nhờ người ta "bố thí" cho mấy người nghèo gần nhà.
Vài hàng cho AB - Chúc AB và tất cả vui mạnh.
Chị 7_vdn




Ảnh Bé Mai, một đứa trẻ "lạc loài mồ côi" - 5 năm trước hình của em dán khắp Paris, để kêu gọi ai có từ tâm qua VN nhận em làm con nuôi... Chắc bây giờ Bé Mai đã được sống ấm êm trong một gia gia đình nhân đức nào đó trên đất pháp rồi ! Cầu Bé Mai được trời bù đáp...
Anh Ba
#8 Posted : Wednesday, March 23, 2005 2:37:07 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Nhìn hình bé Mai thấy đôi mắt nó mở to và khuôn mặt thấy buồn hiu hả chị Bảy ?. Chị hay các bạn khác ai biết tin nó giờ ra sao, đăng hình hay cho biết tin tức chính xác của bé hiện nay ra sao để chia vui với nó.
Chúc chị vui.
AB.
Anh Ba
#9 Posted : Thursday, June 16, 2005 12:35:40 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Mùa hè, bỏ quê ra phố.



Em Trần Phụ Nguyện, học sinh lớp 6 Trường THCS Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bán vé số trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Sài Gòn. Đây là mùa hè thứ hai em vào SG để kiếm sống trong những ngày nghỉ hè (ảnh chụp chiều 14-6-2005) - Ảnh: N.C.T.

Mỗi năm vào hè, một làn sóng thanh thiếu niên từ các tỉnh - vùng nông thôn nghèo khắp đất nước lại đổ về Sài Gòn. Hè của các bạn nhỏ này là những ngày vất vả góp nhặt được từng trăm đồng chuẩn bị cho năm học mới...

Mùa hè trên phố

Ngày đầu tiên mưu sinh của nhóm gồm bốn em xuất phát từ Lăng Ông - Bà Chiểu, qua các tuyến đường Trần Quang Khải, Hai Bà Trưng rồi tụ ở Nhà văn hóa Thanh niên . Mọi việc có vẻ suôn sẻ: mỗi em bán được 10-15 vé.

Hơn 12g, bốn em mới tụm lại, em thì lôi ổ bánh mì, em thì gói xôi đã khô cứng ra nhai ngấu nghiến, rồi lại tiếp tục bước chân trên đường phố. 23g, những tấm nhựa che mưa được trải vội, những chiếc mùng giăng giăng bên vỉa hè đường Bạch Đằng (P.14, Bình Thạnh)... Cả bốn em nhỏ này cho biết đều là HS của Trường THPT số 1 Quảng Trạch, Quảng Bình.

Chị Hương (người cùng xã Đài Rồn, Quảng Bình) vừa ngái ngủ chỉ vào một dãy những chiếc mùng gần 10 cái nhỏ xíu (trước chợ Bà Chiểu): “Mỗi mùng 2-3 đứa, cùng quê. Tranh thủ ngày hè kiếm thêm, làm được gì hay đó: bán báo, vé số, bong bóng... đủ cả”.

Một buổi chiều chủ nhật, chúng tôi thấy cả một “đội bóng bay” tập trung trước cửa nhà thờ Ba Chuông (đường Lê Văn Sĩ, Phú Nhuận.) sau giờ tan lễ. Có tới năm cây bóng, một cậu bé chừng có vẻ “ lính mới” đứng dạt góc ngã tư (Lê Văn Sĩ - Đặng Văn Ngữ).

Có ba thiếu niên chừng bằng tuổi và nhỏ hơn cậu đến xem, bỗng một cậu cầm một quả bóng định bỏ đi nhưng một cậu cản lại bằng giọng rất giang hồ: “Lấy bong bóng làm gì?”. Rồi quay sang kẻ bán bóng hỏi: “Hôm nay bán được không đại ca?”.

Cả ba cười hà hà rồi bỏ đi. Không hiểu sao, cậu bé bán bóng vội vác cây bóng “chạy”, một vài cái bóng bị rớt trên đường. Chúng tôi phải chạy theo một đoạn đường làm quen, mua thêm hai cành bong bóng nhưng người bán vẫn như chạy trốn.

Về tới “đại bản doanh” (khu nhà trọ đường Hoàng Hoa Thám, Tân Bình) cậu bé mới chịu bắt chuyện: “Em là Nguyễn Văn Thành, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh...”.

Thành cho biết ở xã em vào đây rất nhiều, các anh thì đi làm hồ, các chị làm may, còn các em thì đi bán dạo kiếm tiền nhân dịp hè. Nhắc lại chuyện bỏ chạy, Thành cười bảo: “Em được các anh nói là bán dạo phải coi chừng, gặp chỗ lạ dễ bị giật đồ hoặc xin đểu lắm”.

6g sáng, chúng tôi hẹn Thanh Ngọc ở ngã tư Bình Triệu, bạn nhỏ này vẫn rụt rè: “Em chưa rành đường Sài Gòn”. Ngọc học Trường THCS Hòa Liên (xã Hòa Vang, Đà Nẵng) chuẩn bị lên lớp 9, người bé xíu.

Dù đã một tuần đi bán khắp bến xe miền Đông nhưng Ngọc vẫn thường mắc cỡ khi có ai bắt chuyện. Bên cạnh, bé Hoàng Lập - cháu Ngọc, học lớp 3 Trường tiểu học Phước Đông 1 (xã Cần Đước, Long An) - đang ngồi tỉ mẩn đếm xấp vé số trên tay.

Chúng tôi theo các em bắt đầu từ cầu Bình Lợi, cứ thế đi thành một vòng dẫn tới bến xe miền Đông. Thỉnh thoảng Ngọc đánh lẻ, cho Lập bán chỗ khác cách nhau không xa.

Gần 13g bán xong xấp vé số cũng là lúc cơn mưa chiều xối xả ập tới, cô cháu Ngọc ngồi nép vỉa hè, mặc kệ mưa lõm bõm rơi trúng người, cả hai lôi ra những đồng tiền nhăn nhúm từ túi quần đếm lại.

Ngọc khoe: “Hôm nay tụi em bán xong sớm, có bữa ế bán tới 4g chiều mới hết, 5g lại đi bán tiếp…”. Nhẩm tính: lời 12.000 đồng/50 vé số, vậy là hôm nay Ngọc và Lập được 36.000 đồng/150 vé.

Ngọc trọ ở nhà người chị thứ ba - chị Châu - một căn nhà thuê nằm sâu trong một con hẻm trên đường Kha Vạn Cân, vách gỗ, chật hẹp.

Chị Châu bảo: “Ở Đà Nẵng chỉ còn hai ông bà già, nhà 10 anh chị em, con Ngọc là út. Còn mẹ thằng Hoàng Lập mới về Long An hôm qua, gửi nó lại đây đi bán vé số với cô để dành tiền bỏ heo mua sách vở”…




Hai chị em Nguyễn Thị Thu Thảo, lớp 9 và Nguyễn Thị Thu Trang, lớp 6 Trường THCS và tiểu học số 2 Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định bươn chải, tất bật trên đường phố Sài Gòn bán vé số (ảnh chụp trên đường Nguyễn Huệ sáng 14-6-2005) - Ảnh: N.C.T.

Những dòng chảy... với ước mơ hè

Trong khu nhà trọ chật chội với những con hẻm nhỏ quanh cầu Thị Nghè, Bình Thạnh hay khu Hoàng Hoa Thám (Tân Bình) nhiều người đồng hương cùng quê Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Hà Nam... mang theo hàng trăm đứa trẻ rời làng quê, xuôi Nam lặn lội kiếm tiền trong dịp hè bằng các công việc: lượm rau củ ở chợ đêm Huỳnh Đình Hai (P.24, Bình Thạnh), sáng ra chợ Bà Chiểu bán rong hay bán vé số, bán báo... không cần vốn. Có một chút tiền thì bán bong bóng, đánh giày, trứng cút, bánh phồng dạo.

Một chiều tối tại Nhà văn hóa Thanh niên, chúng tôi gặp Uông Ngọc Tân, lớp 8 Trường THCS Quảng Phát (Quảng Xương, Thanh Hóa). Lần đầu tiên vào Nam, chưa thuộc đường nên Tân chỉ bán quanh quẩn khu trung tâm Q.1.

Bố mẹ Tân vào đây đã gần 10 năm bán báo, làm hồ kiếm tiền gửi về quê cho anh em Tân ăn học. Không phụ lòng bố mẹ, năm nào Tân cũng đạt học sinh giỏi, hè này vào thành phố bán vé số nhưng Tân vẫn tự xếp cho mình một lịch học: từ thứ hai đến thứ bảy đều đặn đi bán 12 tiếng/ngày, riêng chủ nhật đi học thêm Anh văn, toán, hóa ở lớp học của các anh chị SV trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1. Tân quyết tâm “sau ba tháng hè, vào lớp mới em sẽ theo kịp bạn bè”.

Ở một góc khác: chợ Bà Chiểu, cậu học trò Tô Trần Kha ngồi bó gối kiên nhẫn chờ khách ghé mua cua, bên cạnh không quên cuốn sách. Nhìn khuôn mặt hiền như củ khoai của Kha mà chào hàng rành như người lớn: “60.000đồng/kg, bao ăn luôn cô chú, cua chắc thịt lắm à…”.

Khoảng 30 phút, Kha bán được 1,5kg cua. Quên cả chuyện bán buôn, Kha kể cho chúng tôi nghe bất tận về trường lớp, thầy cô và khoe: “Em học Trường Tầm Vu 3, ấp Trường Hòa, xã Trường Long, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Mai, em về nhà làm hồ sơ lên lớp 10!”.

Chị Tư, mẹ Kha, bán cua ở cạnh bên, nghe nhắc tới con thì đôi mắt lấp lánh tự hào: “Bà con ở dưới khen thằng nhỏ chăm học lắm, có hôm nó vừa ngồi bán hột vịt lộn phụ tui vừa học bài đó cô”.

Kha thật thà bảo: “Em ước hè sau được đi tắm sông, bắt cá cùng các bạn, không phải đi bán cua... chán lắm”. Cậu học trò giỏi Uông Ngọc Tân thì khao khát: “Em muốn đi học thêm nhiều môn như các bạn thành phố như học võ chẳng hạn”.

Trên đường phố Sài Gòn nhộn nhịp, cuộc sống hối hả từng giờ nhưng thật dễ dàng nhận ra các bạn nhỏ như Kha, Ngọc, Nam, Bình... Vất vả kiếm từng đồng bạc nhưng các bạn vẫn giữ được vẻ hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò.

“Đi làm kiếm tiền để phụ cha mẹ và mua sách vở vào năm học mới...”, vì vậy mà mùa hè các em phải bỏ quê, bỏ những cuộc vui chơi để về phố. Mỗi ngày đi qua 20km đường phố, tính ra ba tháng hè những đôi chân của các bạn đã đi bằng cả chiều dài đất nước.

NGUYỄN BAY - LÊ QUỲNH
Nguồn : Báo Tuổi Trẻ.
Tonka
#10 Posted : Thursday, June 16, 2005 1:00:30 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
AB,
Chắc mai mốt mình lên danh sách mấy đứa nhỏ ham học như vầy để bảo trợ học bổng cho nó được đi học nha. Sao mà tội nghiệp quá chừng à Black Eye
nhà bên suối
#11 Posted : Thursday, June 30, 2005 2:08:06 PM(UTC)
nhà bên suối

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 236
Points: 0

Dắt díu nhau đi giữa cuộc đời



Hai anh em Đại (phía sau) và Bình trên đường nhặt ve chai mỗi ngày
TT - Tám tuổi mới biết đi. Và những bước đi đầu tiên là nhằm để nhặt ve chai - dĩ nhiên là kiếm sống. Những người bạn cùng trang lứa khác thế nào Đại không biết, nhưng với bản thân Đại chỉ như thế mới có thể tồn tại...

Lê Tấn Đại người nhỏ tẹo, cân chắc chắn không quá 27kg, 15 tuổi nhưng cao không hơn một đứa bé lên 9. Đại mới học lớp 6 bởi 6 tuổi Đại mới biết nói và 8 tuổi mới được “làm quen” với lớp 1.

Tất cả nỗi đau của Đại và gia đình bắt đầu từ trận sốt bại liệt khi Đại mới sinh vài tuần, di chứng dắt dây đến ngày hôm nay. Từng có lúc người thân đã “quên” luôn đôi chân kia của Đại khi nghĩ nó chẳng thể nào đứng lên được.



Gia đình Đại nhà ở đã không có (có người thương tình nên mới đây đã cho gia đình về ở nhờ tạm bợ), một tấc đất cắm dùi cũng không luôn, mặc dù ở quê và lớn lên trên vùng rau Ka Đô - Thạnh Mỹ trù phú. Không có đất, người cha - anh Lê Văn Đoàn (39 tuổi) - ngày ngày làm “thợ đụng”, ai gọi gì làm nấy từ dọn cỏ, gánh phân..., đến đào giếng thuê cho những nông dân khác trong vùng.

Người mẹ (33 tuổi) thì quanh năm “định cư” ở bệnh viện, hết bệnh viện này đến bệnh viện khác do một căn bệnh nan y đã nhiều năm. Người cha “bán sức”, nhưng chỉ may chăng ở mùa khô mỗi ngày cũng được 20.000 đồng, còn mùa mưa thường thất nghiệp. Chi tiêu sao đây cho ba đứa con và một người vợ bệnh kinh niên? Đại và đứa em gái - bé Lê Thị Phương Bình (10 tuổi) - phải ra đường với nghề nhặt ve chai.

Tôi hỏi Đại ước mơ gì, cậu bé nói ngay: “Được đi bán vé số!” và lý giải sự lựa chọn: “Đi nhặt ve chai nhiều lúc nắng nóng, cháu say hoài, đầu óc choáng váng. Nếu bán vé số thì còn có lúc được ở trong quán người ta (mát), nhưng bán vé số phải có vốn”...


Từ khi Đại biết đi, hằng ngày người ta thấy Đại cùng đứa em gái dắt nhau đi nhặt ve chai ở quanh làng thôn xứ Ka Đô - một vùng quê trồng rau thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

15 tuổi, chỉ có cái đầu phát triển, còn lại bộ phận nào cũng dường như không hề phát triển; riêng đôi chân teo gầy chỉ có thể nhích chầm chậm, không thể nhấc lên cao, chỉ cần những đứa trẻ khác tinh nghịch đẩy nhẹ là ngã nhào ngay. Người trong làng không ít lần gặp bé Bình cõng anh Đại và... cõng cả bao ve chai hai anh em đang đi nhặt băng qua những đoạn đường sình.

Bé Bình kể: “Có khi anh Đại ham tìm kiếm chai, lọ, lon, trong khi chân quá yếu, đường gồ ghề, thế là trượt chúi nhào xuống vũng sình, mặt mũi bê bết bùn...”. Những lần đầu Bình khóc, thương anh. Riết rồi quen, cả hai anh em đều cười cho quên, cho nhẹ nhõm nỗi buồn tuổi thơ...

Hai anh em Đại, Bình vẫn đang là học sinh (Đại lớp 6, Bình lớp 5 Trường tiểu học Ka Đô), thế mà hàng xóm có người ngỡ thất học, chỉ vì lúc nào cũng thấy hai đứa lang thang nhặt ve chai. Đại bảo hễ rời khỏi trường là... nhớ đến chai, bao. Lúc nào bé Bình cùng đi Đại mới dám đi xa, còn như Bình bận nấu cơm, trông em hay đi học, Đại đủng đỉnh “cày” xung quanh làng.

Vết chân yếu ớt ấy của Đại và đứa em gái vậy mà đã lội nát làng trên, xóm dưới, có ngày lại “dầm dề” bám lấy khu vực chợ Ka Đô. Mỗi ký ve chai được 2.000 đồng. Mỗi ngày Đại “săn” được 5-10kg ve chai - “chạy” cho gia đình được 1,5-4kg gạo, thêm chút nước mắm, xì dầu hay rau mót ngoài đồng nữa là thành bữa cơm. Người cha đôi mắt đỏ hoe: “Có khi một tuần liên tiếp không có người thuê, phải dựa vào gạo do các con kiếm được!”.

Cứ thế, cái nghèo đã khiến đôi bàn chân ấy phải nhích lên với... hành trình sống và vượt lên số phận: một đôi chân non không chỉ phụ giúp kinh tế gia đình mà còn tự mình đến trường.

NGUYỄN HÀNG TÌNH
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Anh Ba
#12 Posted : Sunday, July 3, 2005 11:41:17 AM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Thế giới của “mây đen”




Nghệ sĩ Điền Phong trong căn phòng trọ (tủ là của chủ nhà) - Ảnh: Hòa Bình


"Chỉ hát toàn vai phụ, chẳng mấy ai nhớ mặt biết tên, cuộc sống gần như chỉ quanh quẩn trong hậu trường với đồng lương có hát có ăn, không hát khỏi ăn - cuộc đời buồn như sân khấu đêm nghỉ hát!”.

Một nghệ sĩ già cám cảnh cả đời làm nghệ sĩ của mình như thế để ví những thân phận như ông là “mây đen” trên bầu trời so với tia chiếu lấp lánh của “ngôi sao”. “Mây đen” cũng còn là sự u ám ở những cảnh đời nghệ sĩ có tuổi có tên nhưng qua thời, lỡ vận.

Cải lương đang hồi khó khăn, nghệ sĩ nghèo khó càng thêm khó. Vậy mà những đêm sân khấu sáng đèn, chúng tôi đã xúc động biết bao khi chứng kiến nhiều nghệ sĩ lớn tuổi, lam lũ thiếu thốn trong cuộc sống hằng ngày nhưng niềm say mê sân khấu thì giàu có vô hạn…

Lòng tự trọng của một ông bầu - kép chính thất cơ lỡ vận

Tuồng Song kiếm uyên ương hôm mồng 10 Tết Ất Dậu. Trên căn gác hóa trang ở rạp Hưng Đạo, một nghệ sĩ già ốm hom hem ngồi lẫn trong đám “quân sĩ” đã thu hút chúng tôi bằng vẻ say mê hát xướng lồ lộ qua từng nét vẽ hóa trang cực kỳ chăm chút...

Trên sân khấu ông vào vai vua, điệu bộ uy nghi, vẻ mặt tinh anh, giọng ca trầm ấm, song có điều ông quá nhỏ con với chiều cao 1,60m, nặng 44kg. Ông chính là nghệ sĩ Điền Phong - từng cùng nghệ sĩ Đức Lợi hát kép chính tại Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long những năm 1980. Hồi ấy ông phong độ với số cân trên 60kg.

Thời hoàng kim, tiền bạc dư dả, một người bà con xa làm bầu hát bị lỗ, thương anh em trong đoàn khổ, mê nghề, nể tình thân quen, ông nhận làm bầu gánh Đoàn An Giang - Khánh Hồng. Nghiệp làm bầu của ông còn trải qua hai, ba đoàn hát khác, nhưng đi xuống chứ không đi lên - từ đoàn lớn xuống đoàn nhỏ, đoàn tỉnh xuống đoàn huyện, xã. Hết vốn, ông vay tiền xã hội đen, lãi mẹ đẻ lãi con đến phải bán nhà, vợ chồng chia tay…

Theo lời chỉ dẫn của nhiều người, tôi tìm đến nơi ông trọ trong một con hẻm vòng vèo, tối tăm ở khu chợ Cầu Muối. Căn nhà nhiều tầng lầu nhưng cũ kỹ, cáu bẩn, chuột to bằng bắp chân chạy quanh. Ông ở trên tầng cao nhất, trong một căn phòng chỉ khoảng 6m2, vách bằng ván ép, muốn vào phải đi qua một phòng khác ngăn với phòng ông chỉ bằng một tấm vải. Trong phòng đáng giá nhất là chiếc quạt máy cũ, ánh sáng tù mù với chiếc bóng đèn nhỏ xíu vì sợ hao điện, chủ rầy.

Ông rất ít lời, hỏi nhiều mới nói, mặt cứ dàu dàu, người ốm quắt queo. Sáu tháng dọn về đây không biết có bao nhiêu ngày ông ngồi như cái bóng trong phòng suốt ngày như thế. Bởi, ra vô thì ngại phải đi ngang qua phòng gia đình người ta. Đến gặp bạn bè thì mặc cảm hồi xưa là kép chính, bầu gánh, có tiền giúp đỡ người này người kia, họ đối xử khác; bây giờ nghèo, người ta nghĩ mình đến xin tiền, mượn tiền. Gặp khán giả cũng ngại vì bây giờ mình khổ, mình xấu.

Ngày ông trưởng đoàn Huỳnh Long mất, trong lòng day dứt nhưng ông không dám đi điếu vì: “Tiền xe ôm đi về rẻ nhất cũng 20.000đ, tệ nhất cũng phải bỏ phong bì 20.000đ mới coi được trong khi trong người không có một đồng bạc”! Thú vui của ông dồn hết vào sở thích nghe cải lương, nhưng gia tài chỉ có ba băng cassette tuồng kiếm hiệp cũ xì, chiếc máy hát dành dụm mua được đã đem đi cầm vì 30 Tết Ất Dậu vừa rồi trong nhà không có một hột gạo.

Bạn bè cũng chẳng mấy ai đến thăm ông, có phần do ông mặc cảm không giao du nên hoàn cảnh không được biết đến. Một lần duy nhất khiến ông cảm động nhắc hoài là gần đây một anh công nhân hậu đài Đoàn Huỳnh Long cũ tên Vượng, giờ làm ăn khấm khá, đi tìm ông, dẫn đi nhậu, khi về đưa 500.000 đồng bảo “anh đi may quần áo mặc”. Lẽ sống của ông bây giờ là những lần hiếm hoi được mời đi hát.

Mỗi đêm hát ông được trả 150.000 đồng, hai, ba tháng mới hát một suất, ngoài ra ông sống bằng nghề may đồ hát lúc có lúc không cho cơ sở Bạch Nga. Tiền nhà mỗi tháng là nỗi lo thường niên của ông. Cũng may, chủ nhà cho ông trả làm vài đợt trong tháng hoặc cho thiếu nếu xoay không ra. Cái ăn có thì no, ngon một chút; không có thì cả ngày một gói mì tôm mua chịu dưới nhà cũng xong, hoặc... nhịn luôn nếu không vay mượn được.

Nhìn ông xót xa, tôi bảo: “Chú ăn uống như thế nên ốm quá!”. Ông lắc đầu: “Do buồn, mặc cảm là chính. Tôi đã ba lần tự tử nhưng số chưa thể chết”. Xin ông cho xem hình đi hát ngày xưa thì còn lại chẳng mấy tấm. Ông đã đốt gần hết trong những cơn suy sụp tinh thần.

Đời đi hát từ khi mới 15 tuổi bạc như vôi, ấy vậy mà khi nghe hỏi “nếu được làm lại từ đầu có chọn nghề hát nữa không khi kết cục cũng như vầy?”, con người khốn khó ấy lại đoan chắc mình vẫn theo nghề hát…

Đời nghèo của người nghệ sĩ



Căn phòng mướn của nghệ sĩ Thanh Quang nằm trong một con hẻm nhỏ ở quận 4. Chỉ khoảng 12m2 nhưng có đến năm con người ăn ở lẫn bày máy may vá nơi đây, lại không có nhà vệ sinh, phải đi vệ sinh công cộng. Hơn 60 tuổi, người hom hem, ông lo lắng làm con tính cơm gạo. Tiền nhà luôn điện nước 700.000đ/tháng. Tiền ăn, tiền học cho cháu nội, tiền ốm đau... cũng cả triệu.

Xóm lao động ít khách, vợ chồng ông và vợ chồng con trai phải nhận may lại từ những tiệm lớn, tiền công chẳng bao nhiêu, hàng lúc đắt lúc ế. Có người đến thu tiền, ông bảo là tiền hụi; song bà vợ lại nói là tiền góp mượn 100.000đ trả 120.000 đồng, khi ế khách vợ chồng ông năn nỉ mượn tiền kiểu này để chi tiêu.

Tết năm rồi được Hội Sân khấu giúp đỡ 100.000đ và 10kg gạo ông rất mừng, nhắc hoài nhưng rồi buồn thiu: “Năm nay tui bị gạch tên khỏi danh sách được nhận quà rồi!”. Song ông lại chắc lưỡi: “Tui có nghề còn đỡ. Cùng lứa với tui có Ngọc Cung, nghỉ hát rồi ngày phải đi bán vé số, tối ngủ lang thang. Lâu quá không thấy y qua đây, hỏi thăm mới biết đau, không tiền thuốc, không người lo. Chết rồi, chết ngoài đường…”.

Cả đời đi hát ông chuyên đóng kép độc, kép lão qua các đoàn Minh Kỳ, Ngọc Đáng, Minh Tơ…, cũng thuộc hàng nghệ sĩ có tên, cũng được huy chương bạc liên hoan sân khấu nhưng đồng lương chẳng bao giờ dư dả. Dành dụm mua được miếng đất sình lầy ở quận 4 cất cái nhà nhỏ. Đoàn hát không còn, một cơn đau bệnh mười mấy năm trước phải đi vay nặng lãi cũng đủ khiến ông phải bán nhà. Bây giờ còn có thể may vá nhưng sức đã yếu, mắt bắt đầu mờ, cái lo ngày tháng của ông canh cánh.

Cắm cúi mưu sinh, ông hầu như chẳng biết thế giới bên ngoài. Chụp cho ông một tấm hình bằng máy kỹ thuật số, xem hình mình tại chỗ, ông mãi trầm trồ cái máy hay ghê, lạ ghê, bảo chắc kiếp sau mới mua nổi khi biết nó có giá vài triệu đồng. Hạnh phúc lớn nhất của ông là những lần được mời hát, được bạn bè ghé thăm. Nhưng một năm chỉ hát được 2-3 suất.

Chúng tôi giật mình khi biết người phụ nữ trông lam lũ, hằng đêm lo phục trang cho diễn viên tại rạp Hưng Đạo cũng là nghệ sĩ. Sinh năm 1937, theo nghề hát từ hồi bé tí với nghệ danh Hồng Sáp, bà đóng đủ thứ vai từ tì nữ, quân hầu, vũ nữ cho tới đào độc, đào lẳng. Cả đời bà lang thang theo đoàn hát, lập gia đình, có con cái cũng không có được cái nhà. Về già, nghỉ hát, nhiều năm trước bà đói khát, lang thang ngủ đình ngủ chợ.

Các con bà người đi giữ xe, người làm nhạc công, người cũng đóng vai tì nữ như bà nên chẳng thể bảo bọc mẹ. Giờ về ở nhà mướn với con bên quận 7, được cơ sở Bạch Nga nhận vào làm mặc đồ hội với tiền công vài chục nghìn một đêm hát, bà bảo mình rất vui vì hằng tuần còn được đến với sân khấu, được sống trong thế giới nghệ sĩ. Nhưng xem ra niềm vui của bà cũng thật chông chênh, bởi tuổi đời ngày càng chồng chất và số đêm sân khấu sáng đèn cũng thấy mong manh.

Nghệ sĩ cải lương tuồng cổ - hát bội Ba Lâm từng là kép chính Đoàn Minh Tơ hẳn hoi. Nhưng ông bảo: “Nghệ sĩ mà, có mấy ai giàu được bằng nghề hát. Hát bữa hôm nay lãnh lương ăn cho ngày mai”. Sinh 1929, 50 năm theo nghề, đến tuổi này, sau khi mất sức khỏe làm thợ mộc, thợ nề, ông vẫn cặm cụi kiếm sống bằng nghề may hia phục trang, làm phướn, đồ chưng cho sân khấu ở một nơi heo hút tại Nhà Bè.

Song niềm tự hào nghệ sĩ của ông thì chẳng ai sánh bằng. Tới tuổi này ông vẫn hát chính cho những đoàn hát bội mùa cúng đình. Lĩnh lương 50.000, 70.000đ đến 150.000đ/suất hát mướt mồ hôi nhưng: “Mình ăn đồng tiền chính đáng, vui vẻ; không ăn đồng tiền trên mồ hôi anh em. Mình hát không là ngôi sao nhưng cái danh dự, cái tiếng mình cao, hát hay, nhiệt tình, được bà con biểu dương”...

HÒA BÌNH.
Nguồn : báo Tuổi Trẻ.


Ông Tần Nguyên - phó Ban Ái hữu nghệ sĩ - cho biết: Ở Sài gòn có khoảng 500 nghệ sĩ, công nhân sân khấu nghèo cần được giúp đỡ.

Có những hoàn cảnh rất đau lòng: không nhà cửa, không con cháu hoặc con cháu quá khổ không lo được phải đi bán vé số, đi ăn xin, làm thuê làm mướn… trôi giạt khắp nơi.

Hiện Ban Ái hữu nghệ sĩ chỉ có thể nhận nuôi 20 nghệ sĩ già neo đơn và giúp đỡ mỗi tháng chút ít tiền cho 50 nghệ sĩ khác...!

Anh Ba
#13 Posted : Sunday, July 17, 2005 12:47:29 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Tôi đi bốc vác với các chị, các bà.



Đội nữ bốc vác đang ngồi chờ xe về bến.


Mới 7g sáng mà trời nắng như thiêu đốt, người đi lại tất bật, ồn ào đủ thứ âm thanh. Tôi nhanh chóng nhận ra những “đồng nghiệp” của mình.

Họ ngồi một hàng dài trên những ghế nhựa sát ngay cạnh mấy chiếc ôtô để chờ việc. Mỗi người một dáng vẻ lam lũ...

Một ngày nặng nhọc như mọi ngày.

Tôi lân la làm quen một chị có cái tên thật đàn ông: Súng. Chị Súng đang vô tư gác chân lên ghế, nhẩn nha nhai ổ bánh mì nhỏ. Tất cả đều ở trong tư thế “sẵn sàng chiến đấu” với đầy đủ trang bị: nón, khẩu trang và găng tay.

Hôm trước tôi đã gặp các chị để “xin việc” nên sáng nay không phải làm thủ tục “ra mắt”. Tôi mỉm cười chào các chị và cũng tự chọn cho mình một chỗ ngồi gần đó để chờ đợi.

Trước khi vào việc, tôi đã kết thân với chị Hà Thị Lơ, 40 tuổi, nhà ở xóm Vạn Đò, phường Phú Bình để học bài nhập môn: phải nhanh chân mới có việc. Xe vào bến là mình theo ngay...

Một chiếc xe khách nhỏ vào bến. Tôi liền bật dậy chạy theo hai, ba chị nữa, bu lấy chiếc xe...

Xe bắt đầu đổ về bến nhiều hơn. Một chiếc từ Truồi mới lên chất kín hàng. Chị Nguyễn Thị Á, 36 tuổi, trẻ nhất trong nhóm, dáng người to cao, phóng ngay lên xe, nhanh nhẹn lôi những bao hàng chất đầy xuống sát cửa. Những người còn lại phụ nhau khiêng ra xe đẩy.

“Chừng ni 500đ được không?”. “Không! Nặng lắm, 1.000đ” - tiếng mặc cả của chị Lửng dứt khoát. Cuộc ngã giá xong, tôi cùng chị Lửng đẩy hàng sang con đường nhỏ sát bên chợ. Mùi hoa quả thối pha với nhiều tạp chất khác xộc thẳng vào mũi khiến tôi choáng váng.

Từ 8g sáng trở đi, xe từ các nơi về nhiều và công việc cũng dồn dập hơn. Ai nấy đều tất bật, chạy như con thoi quanh chợ. Chủ hàng thuê gì bốc nấy, không phân biệt loại hàng và trọng lượng.

Càng về trưa, cái nắng càng trở nên gay gắt. Ai cũng vã mồ hôi như tắm. Tôi cùng các chị ngồi nghỉ nhờ bóng mấy chiếc ôtô, uống cốc nước chè chờ việc tiếp. Chị Nguyễn Thị Lợi, 47 tuổi, nhìn tôi ái ngại, khuyên tôi còn trẻ không nên làm nghề này.

“Em kiếm cái xe kem hoặc bánh mì mà bán, chớ làm chi cái việc của đàn ông, sức không chịu nổi, già khọm chừ mà thôi”. Chị Súng ngồi bên cạnh tôi, tay giở nắm tiền công, bỏ thêm vào đó một tờ 500đ đã cũ, rồi nhìn tôi: “Tui năm nay 43 mà giống như bà già ri”.

Tôi kéo ghế ngồi lại gần chị Võ Thị Phượng. Hai chân chị cho lên ghế, tay xoa vết thương nơi đầu ngón chân cái. Thấy tôi ái ngại nhìn vết nứt toác sâu, bụi và đất bẩn bám đầy xung quanh, chị cười: “Không can chi mô, vấp hòn đá thôi mà”.



Ngày nào bà Nguyễn Thị Gái, 60 tuổi, cũng vác trên vai những bao hàng nặng như thế này.


Tôi định hỏi han thêm thì một chiếc “xanh” vào bến. Xanh là ám chỉ màu của chiếc xe chạy hướng Huế - Đông Hà - Huế. Họ tự qui ước như vậy để cho tiện và chỉ có người trong nghề mới hiểu. Xe này thường nhiều hàng nên tất cả cùng làm.

Chị Nguyễn Thị Lập, 52 tuổi, cùng tôi trèo lên xe đẩy những thùng hàng to nặng ra sát bậc lên xuống cho mấy chị khác ghé vai vào đỡ. Bà Nguyễn Thị Rảnh, 62 tuổi, ngang tuổi bà nội tôi, chân chậm chạp, mắt đã mờ nhiều vẫn cố ghé vai vào những bao hàng nặng trịch bỏ lên xe đẩy.

Tôi ghé tay vào phụ giúp bà đẩy chiếc xe đầy hàng. Giao hàng, bà chủ hàng còn nhờ vần qua vần lại rồi đặt lên bàn cân. “Bao nhiêu tiền ri?”. “Bác đưa bao nhiêu cũng được”.

Tôi trả lời theo sự đồng ý của bà Rảnh. 6.000đ tiền công cho bốn bao, mỗi bao nặng 60kg. Bà Rảnh gật đầu: “Rứa cũng được rồi”.

10g30 trưa, xe về bến ít dần. Đội quân nữ bốc vác bắt đầu nghỉ trưa. Chị Lơ tranh thủ đếm nắm tiền mới rút ra trong túi áo. “Từ sáng đến giờ được khá không chị?” - tôi hỏi. “Khoảng mười mấy ngàn”. “Mỗi ngày chị kiếm được bao nhiêu?”.

“Cũng tùy ngày. Nhiều hàng thì hai ba chục, mưa thì ít hơn”. Nói xong chị Lơ lật đật đi mua cơm trưa và không quên mua cả phần cơm cho tôi. Suất ăn 3.000đ với một tô đầy cơm, ít cá kho và bát canh bí “toàn quốc”.

Đồng bạc nghĩa tình

Hai giờ chiều, các xe hàng lại về và những công việc bốc hàng, bỏ hàng hối hả trở lại. Cho đến tầm 7g30 tối, khi những chiếc xe cuối cùng rời bến là lúc chấm dứt một ngày của đội quân nữ bốc vác.

Họ ngồi quanh một chiếc nón đựng những đồng tiền nhàu nát và đẫm mồ hôi để chia đều kết quả lao động của một ngày. Mỗi người cầm, đếm lại số tiền vừa chia và trầm ngâm theo đuổi những suy tính, lo toan riêng.

Dưới bóng điện chiếu từ khu nhà chờ xe, tôi thấy mắt chị Lơ ánh lên niềm vui: “Hôm ni tiền công cũng tạm. Lát tui về ghé qua tiệm thuốc tây mua thuốc cho chồng”. “Tiền công vậy có đủ thuốc thang không chị?”. “Mỗi hôm 11.000đ, nhiều khi không đủ tiền phải đi vay để mua trước rồi đi làm trả dần”.

Bà Gái ngồi trên chiếc xe đẩy hàng, miệng ngậm điếu thuốc lá sắp tàn, nhẩm đếm số tiền công. Tôi kéo ghế lại gần bà hỏi: “Mệ lớn tuổi rồi sao không nghỉ ở nhà để con cháu phụng dưỡng?”.

Bà nhìn tôi chua xót rồi tâm sự: “Không nghỉ được. Nhà tui ba đứa con. Hai đứa đầu có gia đình, ra ở riêng. Tui làm nuôi thằng út Tường ở nhà. Nó bị cụt bàn tay trái năm tui 53 tuổi. Năm nay nó 30 tuổi rồi mà chưa có vợ. Nhà mình nghèo quá, ai người ta chịu...”.

Chị Á với chiếc bụng bầu to còn mấy tháng nữa là sinh đang loay hoay xếp tấm bìa thùng cactông. Mọi người chọc chị vì “tài ngụy trang” quá khéo với chiếc áo rộng. Chị cười: “Lúc mang bầu ai cũng phải làm thế, nếu không có chủ hàng sợ “dớp” không dám thuê làm. Chồng tui chạy xe thồ nhưng dạo này ế lắm, khách ít mà xăng dầu tốn quá”.

Rồi chị kể về mấy khoản chi tiêu từ “lương”: “Chừ về, hai vợ chồng bỏ ống mỗi người 5.000đ để có tiền lúc sinh. Riêng 2.000đ góp dành sửa xe thồ lúc hỏng. Rồi còn 8.000đ gửi mệ ngoại trông giùm hai đứa đầu cả ngày nữa. Nhiều khoản cần chi tiêu mà tiền có bấy nhiêu”.

Chị Lập ngồi gần đó, nhìn cậu con trai năm nay vào lớp 6, nghỉ hè cùng theo mẹ ra chợ rồi mỉm cười: “Đến bữa đóng tiền học thì đi vay trước rồi lại làm trả dần. Quanh năm cứ nợ rồi trả, nợ rồi trả như rứa”...

Tôi rời bến xe của những người lao động nghèo khi những chiếc bóng cuối cùng của đội quân nữ bốc vác đã trở về với gia đình của họ. Tôi là “lính mới”, chỉ làm chân phụ việc nhưng cũng được 5.000đ tiền công.

Cầm tờ bạc 5.000đ cũ nhàu trên tay, tự dưng mắt tôi cay xè. Và rồi tôi quyết định giữ nó làm kỷ niệm...

Bài, ảnh: TĂNG KHÁNH LY.
Nguồn : báo Tuổi trẻ.

Trong những lần đến bến xe Đông Ba (Huế), một hình ảnh cứ khiến tôi day dứt, đó là những người phụ nữ già có, trẻ có kiếm sống bằng một công việc nặng nhọc: bốc vác. Nhân những ngày nghỉ học, tôi rời nhà trọ sinh viên tìm đến bến xe bên cạnh khu chợ trung tâm của thành phố Huế đi tìm việc, và tôi đã có những ngày mang vác quần quật với những người bằng tuổi mẹ, thậm chí bằng tuổi bà nội mình...




Buổi sáng đọc bài phóng sự này, giọt cafe trên môi bỗng đắng hơn mọi ngày. Xin được trích đăng ra đây.
Cùng là phận phụ nữ như nhau, vậy mà...
Những đồng tiền được cả nhóm chia đều cho nhau...Thú thật tôi rất bất ngờ với chi tiết này ...
Chị Lơ nhẩm tính tiền để mua thuốc cho chồng...11 ngàn đồng tiền thuốc hàng ngày...
Bà Gái với điếu thuốc Cẩm lệ trên môi...Chị Á cố ngụy trang cái bụng bầu còn mấy tháng nữa sanh...

Cám ơn phóng viên sinh viên Tăng Khánh Ly.
Anh Ba
#14 Posted : Friday, July 22, 2005 4:56:42 AM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Mùa hè nhọc nhằn của em.




Các em nhỏ đang dẫn khách lên đồi Hồng, Mũi Né, Phan Thiết để trượt cát
Ảnh: LÊ TĂNG ĐỊNH

Đọc bài “Mùa hè, bỏ quê ra phố” viết về những đứa bé ở các tỉnh xa tranh thủ trong dịp hè về thành phố bán vé số, bong bóng hay đi đánh giày để kiếm chút tiền phụ giúp gia đình hoặc để lo cho năm học mới, không ai không cảm thấy chạnh lòng.

Trong lúc những đứa bé ở thành phố này than thở vì cứ phải “bị” đi học, không được đi chơi nhiều trong những ngày hè, trong lúc những em gia đình khá giả có khi được đi dự trại hè ở nước ngoài với chi phí khá lớn so với thu nhập của người dân xa thành phố thì vẫn còn khá nhiều em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành đã phải lăn lộn với đời để kiếm tiền. Các em sẽ học được gì khi khoảng thời gian êm đềm và quí báu nhất của cuộc đời lại phải dành cho chuyện cơm áo gạo tiền?

Môi trường ở thành phố trong lĩnh vực mà các em tham gia chắc chắn không có lợi gì cho tuổi thơ các em. Rồi còn trò bắt nạt, dọa dẫm, xin đểu, luật rừng - mà đôi khi pháp luật chưa với tới vì có khi những kẻ gây án chưa đủ tuổi thành niên - sẽ làm các em khốn khổ, cay đắng, nhục nhằn với đồng tiền kiếm được. Chắc thể nào cũng có những bé gái sa chân lỡ bước, chắc thể nào cũng có những bé trai nhiễm phải những thói hư tật xấu của nếp sống đường phố thị thành.

Mới đây, đi chơi ở Phan Thiết, chúng tôi ngớ người ra khi một bé gái “bé bằng cái kẹo” nắm tay tôi, một người lớn, đi phăng phăng lên đồi cát. “Trượt cát giùm con đi cô chú, 5.000 đồng thôi!” (năm ngoái chỉ có 2.000 đồng). Nhiều người lớn hỏi lại: “5.000 đồng một lần trượt ư? Hơi mắc đấy!”. Câu trả lời của các em làm chúng tôi sững sờ: “Không phải! 5.000 đồng muốn trượt mấy lần cũng được, chừng nào chán thì thôi”. Số tiền đó bao gồm công dắt, bế “đứa em” có khi còn to xác hơn cả người hướng dẫn lên đồi cát, bới cát để tạo mặt phẳng, đặt khách hàng ngồi trên tấm trượt để trượt xuống chân đồi, chạy theo kéo lên rồi làm lại có khi cả chục lần.

Chắc là phải có bàn tay của Nhà nước nhúng vào, phải có những chính sách cụ thể nhằm san bớt sự phân hóa, cách biệt về mức sống giữa thành phố và các tỉnh nghèo như hiện nay. Mong sao tuổi thơ trong vắt của các em không bị vẩn đục vì chuyện phải kiếm tiền. Mong sao tuổi thơ của các em được bảo vệ và chăm sóc một cách đặc biệt, được nuôi dưỡng tốt lành để mai sau các em cũng làm như vậy với những thế hệ sau nữa.

NGUYỄN MẠNH BÍCH NGỌC.

Tôi không phải là một thằng hiền lành, tử tế gì cho lắm. Cuộc đời đã dạy cho mình nhiều bài học về sự sinh tồn, trang bị cho mình những móng vuốt sắc bén, những lời nanh nọc cùng những thủ đoạn đôi khi hèn hạ để đối phó với đồng loại. Nhưng là những đồng loại to cân, lớn xác, đồng trang đồng lứa kìa. Còn ở đây, chúng nó chỉ là những đứa con nít, xin nhắc lại, một lũ con nít vị thành niên, chúng phải được quyền vui chơi, học hành đàng hoàng và phải được đối xử tử tế...Mỗi khi nhìn thấy chúng, đọc những bài viết về chúng, về những nhọc nhằn của chúng, về một tuổi thơ bị đánh mất, thú thật tôi đã khóc, những giọt nước mắt hiếm hoi bây giờ chỉ dành cho chúng nó, riêng cho chúng nó...
Tôi có một giấc mơ, một giấc mơ nhỏ, mơ một ngày đẹp trời nào đó mình được đến bên chúng cùng một ít bánh kẹo, dăm ba cái đồ chơi bằng nhựa rẻ tiền mà có mơ chúng cũng không với tới được, dấm dúi cho chúng vài chục ngàn, sẳn sàng một lần làm trò hề rẻ tiền để được thấy các em cười lên nắc nẻ và mình cũng vơi đi niềm phẩn uất ngập tràn...Rồi thôi....
Anh Ba
#15 Posted : Friday, July 22, 2005 4:59:02 AM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Ba phải hứa...



Theo sát sau chiếc xe ba gác của cha, lúc thì hì hục đẩy, lúc thì cúi nhặt những bọc xốp, đồ dùng hư cũ vứt trên đường để bán cho các điểm thu mua phế liệu, đó là “công việc” của em Phạm Văn Tuấn (học sinh lớp 3 Trường Đề Thám, Q.11, TP.HCM) trong mấy tháng hè này. Thức dậy từ 6g sáng, Tuấn cùng cha (anh Phạm Văn Hiền, 45 tuổi) đẩy chiếc xe ba gác cũ khắp các nẻo đường.
Anh Hiền thật vui khi nói về con: “Cháu nói với tôi: ba phải hứa không bắt con nghỉ học thì con mới đi với ba. Tôi hứa ngay, thương cho con mình nhà nghèo mà ham học”.

TẦN VY.
Nguồn : báo Thanh niên.
Vũ Thị Thiên Thư
#16 Posted : Friday, July 22, 2005 12:15:06 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

quote:
Phạm Văn Tuấn (học sinh lớp 3 Trường Đề Thám, Q.11, TP.HCM)


Anh Ba
Đây là những trường hợp AB lưu ý và lên danh sách
Đứa bé chổ vá xe lần trước ,AB có còn thấy nó nữa không??
Những trường hợp mà mình đã bàn trước đây cho năm học sắp tới đó
Anh Ba
#17 Posted : Friday, July 22, 2005 2:39:01 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Sau chuyến đi Cần Đước này về, em sẽ lên danh sách những trường hợp mà mình đã biết đồng thời cùng các bạn ở đây đi tìm hiểu và báo cáo chương trình cụ thể sau chị nhé.
Em Ba.
Vũ Thị Thiên Thư
#18 Posted : Saturday, July 23, 2005 2:46:25 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
quote:
Gởi bởi Anh Ba

Sau chuyến đi Cần Đước này về, em sẽ lên danh sách những trường hợp mà mình đã biết đồng thời cùng các bạn ở đây đi tìm hiểu và báo cáo chương trình cụ thể sau chị nhé.
Em Ba.



Chị cảm ơn AB cùng tất cả heart
Phượng Các
#19 Posted : Wednesday, August 24, 2005 6:13:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thấy trong báo Người Việt cũng có đăng một tin cần giúp đỡ để được đi học (đại học)

Ðồng Tháp: Một sinh viên đậu 2 trường đại học mong được giúp đỡ
Tuesday, August 23, 2005


ÐỒNG THÁP 23-08 - Em Trần Công Sĩ ở phường 6, thị xã Cao Lãnh, Ðồng Tháp, vừa thi đậu vào trường đại học Bách Khoa Sài Gòn với 27/30 điểm và đại học Y Dược với 24.5/30 điểm, nhưng gia đình của Sĩ quá nghèo và em có thể không được đi học, theo tin báo chí trong nước.

Theo báo Tiền Phong, ba và mẹ của Sĩ đã nghỉ hưu từ năm 1990. Từ đó đến nay, ba của Sĩ bơm vá xe ở vỉa hè, mẹ của Sĩ bán bánh kẹo cho trẻ nhỏ trong xóm. Gia đình Sĩ vẫn ở gian nhà nhỏ trong khu ký túc xá cũ của trường đại học Sư Phạm Ðồng Tháp.

Năm 2004, nhờ vay được 3 triệu đồng (200 đô la) từ quỹ "xóa đói giảm nghèo" làm vốn buôn bán nên ba mẹ của Sĩ mới có thể cho 2 anh em Sĩ tiếp tục đi học. Hôm lên Sài Gòn để thi đại học, Sĩ được bà con hàng xóm và thầy cô giáo mỗi người cho một ít mới có tiền đi.

Trần Công Sĩ mơ ước được vào trường đại học Y Dược thành phố Sài Gòn, nhưng mơ ước ấy đang quá xa vời. Bà con xóm giềng và thầy cô giáo của Sĩ lại tiếp tục quyên góp, nhưng tất cả còn nghèo nên số tiền chẳng có nhiều. Gia đình Trần Công Sĩ chỉ còn biết hy vọng vào phép mầu của những tấm lòng từ thiện gần xa.
Users browsing this topic
Guest (13)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.