Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Nhắn các chị / bạn thu âm
Phượng Các
#21 Posted : Friday, March 11, 2005 12:40:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hì hì, coi bộ Nhân Ái hổng được vui, vậy thôi, hổng dám có ý kiến nữa! Clown
Nhanai
#22 Posted : Friday, March 11, 2005 1:14:41 PM(UTC)
Nhanai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 400
Points: 84
Location: some where out there

Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)

Chị ThienThu:

Mèn...chít không.....NA lâu nay đọc là "Dừa" vì tưởng là lỗi typing. Cảm ơn chị . Các bài đọc còn lại phải sửa lại trước khi mang vào edit.




Chị PhuongCac:

NA vốn "cộc lốc" khi viết trình bày suy nghĩ của mình. Nghĩ sao viết vậy. Đọc và cảm nhận là tùy ở cảm nhận của mọi người. Nếu chị nghĩ góp ý kiến là điều cần thiết thì tại sao không nên ? và điều gì làm chị "hổng dám" ??? Đâu thể nào chỉ dựa vào "trực giác" của chị mà chị cho rằng NA không vui ??? WinkBig SmileTongue (trừ trường hợp....suy bụng ta ra bụng người ! mà chị thì đâu có bao giờ "ấp úng" như thế ....phải không???)
  • Wink



  • tvk
    #23 Posted : Saturday, March 12, 2005 5:24:17 AM(UTC)
    tvk

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 305
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi Nhanai

    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    quote:
    Gởi bởi Nhanai

    BÔNG HỒNG CÀI ÁO
    Tác Giả : Thích Nhất Hạnh

    http://dactrung.net/hoptac/ghia...ngCaiAo-ThichNhatHanh.rm

    (bài ghi âm này đang chờ update. Tạm thời đây là bài đọc cũ trước đây.)



    Nhân Ái ơi,
    Giọng NA ăn micro lắm, rõ ràng vững mạnh lắm, nhưng có điều bài này có vài điểm cần lưu ý như sau : thứ nhất NA bỏ đi cái khúc bàn tay mẹ hay tơ trời đâu la miên, tại sao NA lại bỏ? Nhất Hạnh viết văn rất kỹ lưỡng, ổng lựa từng từ từng chữ (một thiền sư dạy về tĩnh thức thì phải biết là ổng cân nhắc chữ nghĩa thế nào) , thứ hai, cái lỗi nhỏ này là do người đánh máy mang bài vô kho DT, là thánh mẫu Liễu Hạnh chớ không phải thánh mầu.....






    Chị Phượng Các ,

    Xin lỗi chị nha. Hổm rày NA bỏ sót phần trả lời này của chị (Không hiểu sao không đọc thấy).

    Trả lời cho thắc mắc của chị đây : (trả lời theo suy nghĩ của NA , còn việc tác giả TNH có ý dạy về tỉnh thức thế nào thì NA không biết, chỉ bàn theo cảm nhận và hiểu biết của riêng NA, một người nghe, đọc bình thường )

    1. Trước khi gởi một bài nào lên để edit , NA thường đọc và save at least trong máy 3 -5 versions để tiện việc nghe, so sánh về diễn đọc đã đủ "tác động" và đủ "gởi gấm" những gì mà tác giả muốn "nói" lên hay không. Vì vậy khi đọc đến đoạn của bài : Bông Hồng Cài Áo của Tác Giả Thích Nhất Hạnh có ghi trong phần ngoặc là "(bàn tay hay là tơ trời đâu là miên)" , NA lúc đầu có đọc thử và nghe sau đó quyết định edit lại và không đọc bởi theo NA , câu trên (câu viết giải thích kèm theo của Tác Giả) cốt để minh họa cho "bức tranh, hình ảnh" của mẹ đã âu lo , lo lắng quan tâm thương yêu con khi mẹ than thở "khổ chưa, con tôi" . Hình ảnh này nếu đọc bài viết bằng mắt, đoạn giải thích trên rất nên được đọc vì có thể đó là vấn đề "tỉnh thức" gì đó như chị PC nói đến với đọc giả . Tuy nhiên, khi nghe lại khác !!! Cốt lõi của bài đọc là chị làm sao cho người nghe "NHÌN" thấy được hình ảnh Mẹ qua xúc cảm (tỉnh thức qua cảm nhận , tức là tác động qua tình cảm không qua tư tưởng) chớ không phải tỉnh thức qua lý thuyết , là tỉnh thức qua thực hành không phải chỉ trên lý thuyết !!! Nếu đọc thêm câu đó vào, (với NA , vì nghe thử rất nhiều lần trước khi quyết định không đọc ) ngay chính đoạn đọc cần diễn đạt hình ảnh mẹ , câu giải thích trong ngoặc trên, đã làm giảm mất đi hình ảnh thương yêu trìu mến của mẹ cũng như sự lo lắng tận tụy , hình ảnh mẹ "buồn rầu, khổ sở" vì con bệnh đã thốt lên " Khổ chưa , con tôi" . So với đọc bằng mắt, nghe bằng tai, chị có thể thấy ngay !!! vì vậy câu giải thích so sánh với tính "tỉnh thức" lý thuyết trên trở nên "khó hiểu" !!! và theo NA , đọc và viết khác nhau ở chỗ diễn đạt tư tưởng và diễn đạt lý thuyết tức là một bên học và một bên hành . Không phải cứ những câu trong ngoặc của bài viết đều buộc phải đọc đâu chị !!! vì theo NA đó là lời giải thích đính kèm cho sự việc tác giả muốn so sánh hoặc muốn đưa ra để người đọc tự suy nghĩ, nhưng nếu đọc hết thì có khi trở nên khó hiểu (vì nó có thể làm cho đoạn văn đọc có nghĩa khác đi) .


    2. Chị expected NA phải biết Thánh Mẫu Liễu Hạnh chứ không phải Thánh Mầu và expected NA phải đọc đúng , thì....thiệt tình, NA cũng xin lỗi chị là NA không rành mấy sự tích truyện cổ VN gì đâu !!! hoặc nếu có thì NA cũng quên tuốt luốt rồi !!! (có sao nói vậy nha) NA lại không biết tí gì về phật pháp ! Cho nên, NA đọc đúng theo những gì NA đọc (bằng mắt) được lưu trong kho của phố.

    Vậy lỗi typing khi post bài và mang bài vào trong kho, NA nghĩ các anh chị khi mang vào chắc chắn là đã có đọc qua và phải biết chứ....đúng không ??? Wink

    Nhắc việc này, NA nhớ ra là...truyện của tác giả Sơn Nam....lỗi typing rất nhiều. Chẳng hiểu sao khi mang vào kho lại không có ai đọc qua và sửa ??? mặc dù NA có đọc đâu đấy là có các anh chị trước khi chọn lọc mang vào kho đều có đọc qua và chỉnh sửa lỗi chính tả .....chẳng hiểu sao lại không sửa lỗi chính tả cho các bài ấy , 1 ví dụ trong truyện của SN , chữ DỪA lại là "GỪA"....mà NA....lại không hề biết có lọai cây nào tên là GỪA hay không ? NA nghĩ là DỪA...nên đã tự động đọc sửa lại . Nếu có sự kiểm chứng nào cho thấy là miền Nam, đồng bằng Cửu Long có cây GỪA hoặc trong các tác phẩm của SN (bản chính) ghi là GỪA thì NA sẽ đọc y như vậy !!!

    ...so....lỗi typing không phải chỉ có truyện của SN , còn một số truyện và tác phẩm khác nữa !!! và NA (cũng tin rằng một số bạn đọc khác) cũng sẽ bị mắc lỗi theo , đó là chuyện đương nhiên và thường tình, không thể tránh khỏi.

    Nếu chị muốn đọc chính xác và tránh các lỗi không cần thiết, thì khi mang bài vào kho, NA nghĩ vấn đề chọn lọc đọc, edit đã phải được kỹ lưỡng ngay từ đầu !!!



    Và....không quên cảm ơn chị đã khen . Yeah, giọng NA "ăn" micro lắm !!! hì hì hì..... Big SmileTongueBig Smile. Hy vọng cái version mới này nghe rõ hơn vì micro tốt hơn và máy cũng tốt hơn chút và...cũng như người đọc không đọc quá nhão ....!!!! j/k. TongueBig Smile


    NA





    nhanai,

    Nếu tác giả Thích Nhất Hạnh biết là bài của mình được đem ra đọc, có lẽ ông đã không viết như ông đã viết. Đọc nguyên văn thì lủng củng, nhưng tự ý sửa lại bài của tác giả theo sự hiểu biết (hay không hiểu biết) của mình là điều không nên. Những tác giả "cây nhà lá vườn" như tvk còn không muốn ai sửa văn mình để đọc theo ý họ, huống chi... rờ tới văn của một thiền sư! Khi đọc bài do chính mình viết, tvk bao giờ cũng phải sửa lại cho xuôi, nhưng nếu đọc bài người khác viết, tvk chắc chắn sẽ phải cẩn thận hơn, và chắc chắn sẽ phải hỏi ý kiến tác giả về những chỗ muốn sửa.
    Hoa Cỏ May
    #24 Posted : Saturday, March 12, 2005 7:14:18 AM(UTC)
    Hoa Cỏ May

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 10
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi NgocDung

    quote:
    "Các Chủ Đề MẸ" để thu ậm


    Em đã chọn MẸ của tác giả Như Hoa

    Mặc dù không có trong chủ đề MẸ ở PNV nhưng với em, bài viết này rất hay....
    em sẽ gửi lên trong vài ngày tới...





    Xin cho hỏi chị Ngọc Dung và chị Phượng Các: các chị đã chọn được bài nào khác trong Chủ Đề MẸ, ngoài bài "Bông Hồng Cài Áo" của Nhất Hạnh, để thu âm chưa? Rất mong được nghe tiếp vài bài hay khác trong Chủ Đề MẸ.

    NgocDung
    #25 Posted : Saturday, March 12, 2005 7:38:02 AM(UTC)
    NgocDung

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 232
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi Hoa Cỏ May

    Xin cho hỏi chị Ngọc Dung và chị Phượng Các: các chị đã chọn được bài nào khác trong Chủ Đề MẸ, ngoài bài "Bông Hồng Cài Áo" của Nhất Hạnh, để thu âm chưa? Rất mong được nghe tiếp vài bài hay khác trong Chủ Đề MẸ.





    Anh/ Chị : Hoa Cỏ May thân mến,
    Nhân tiện ND đang ngồi đây, nên gửi lại chị bài : MẸ của tác giả Như Hoa
    http://s4.yousendit.com/...XW3BJZ6CYN3A9VEBS86UDEX

    Cảm ơn anh/chị rất quan tâm chủ đề này,
    Chúc anh/chị sức khỏe và nhiều vui nhé




    Phượng Các
    #26 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:36:25 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Ha ha, đi vào kho DT thì thấy có hai bản Bông Hồng Cài Áo:


    - Bông Hồng Cài Áo do Ngọc Dung gởi, tvmt người cuối cùng edit trong kho DT
    http://www.dactrung.net/...8MfCMl4%2fh3OGuqg%3d%3d
    Bản của Ngọc Dung có cái ngoặc "bàn tay hay là tơ trời đâu la miên" nhưng viết sai là Thánh mầu.

    - Bông Hồng Cài Áo do Biển Nhớ đưa, Phượng Các mang vào kho DT
    http://www.dactrung.net/...flPmiAb152b72Zx2Q%3d%3d
    bản này không có phần trong ngoặc "bàn tay hay là tơ trời đâu la miên", nhưng viết đúng là thánh mẫu

    Như vậy thì Nhân Ái đọc bản của Ngọc Dung há, nhưng lại bỏ đi phần trong ngoặc, giống như anh Biển Nhớ mang vào kho cũng bỏ đi phần này. Nhiều người lấy làm khó hiểu cho phần trong ngoặc này, họ không biết tơ trời đâu la miên là cái chi? Theo tự điển Phật học thì đâu la là tên một lọai gòn, một lọai cây dương liễu. Thôi, ta cứ đoán tơ trời đâu la miên là một thứ tơ mịn, mềm, ở trên thiên giới nào? (hay tơ trời có nghĩa là mây?). Thầy Nhất Hạnh khi viết bài này lại không hề cho một ghi chú nào về cái danh từ khó hiểu này, để những người không có biết qua kinh điển nhà Phật có thể hiểu thêm (cũng giống như thầy không hề chú thích bài thơ Mất Mẹ trích trên kia không phải là của thầy làm ra, nhiều lần đọc đâu đó vẫn thấy thiên hạ nhầm thầy là tác giả .....). Như vậy thì khi dùng hình tượng bàn tay mẹ đặt lên trán, tác giả ngẩn người một chút mà so sánh, bàn tay mẹ chính là một lọai tơ trời, nó êm lắm, nó mềm lắm, dù cho bàn tay đó có sần sùi, thô nhám vì phải làm lụng vất vả nhọc nhằn, chứ cái vụ tỉnh thức không dính líu gì vào việc mô tả đâu.....để câu trong ngoặc thì khó hiểu cho thính giả hạng phổ thông (chính là tuyệt đại đa số), mà bỏ đi thì tự tiện quá, giống như ca sĩ hát nhạc mà cứ đổi lời ca của nhạc sĩ vậy! ).

    Còn vụ thánh mẫu mà đọc ra thánh mầu thì.....hì hì, mình đâu có thể nào đổ thừa là tại bài trong kho DT ra sao thì tui đọc vậy.....Cái này là phải réo tới nhóm editors bên DT rồi, mà như vậy là không ở trong lãnh vực mình đang bàn đây....!


    .
    Phượng Các
    #27 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:41:47 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Hoa Cỏ May
    Xin cho hỏi chị Ngọc Dung và chị Phượng Các: các chị đã chọn được bài nào khác trong Chủ Đề MẸ, ngoài bài "Bông Hồng Cài Áo" của Nhất Hạnh, để thu âm chưa? Rất mong được nghe tiếp vài bài hay khác trong Chủ Đề MẸ.


    Chị Hoa Cỏ May ơi,
    Chào chị đến với diễn đàn PNV.

    Việc thu âm là của các chị biết và thích thu âm, PC không có phần vụ gì trong đó, chỉ là có thì giờ thì giở ra nghe và góp ý, vậy thôi hà.

    Nhanai
    #28 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:50:23 AM(UTC)
    Nhanai

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 400
    Points: 84
    Location: some where out there

    Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)
    quote:
    Gởi bởi tvk

    quote:
    Gởi bởi Nhanai

    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    quote:
    Gởi bởi Nhanai

    BÔNG HỒNG CÀI ÁO
    Tác Giả : Thích Nhất Hạnh

    http://dactrung.net/hoptac/ghia...ngCaiAo-ThichNhatHanh.rm

    (bài ghi âm này đang chờ update. Tạm thời đây là bài đọc cũ trước đây.)



    Nhân Ái ơi,
    Giọng NA ăn micro lắm, rõ ràng vững mạnh lắm, nhưng có điều bài này có vài điểm cần lưu ý như sau : thứ nhất NA bỏ đi cái khúc bàn tay mẹ hay tơ trời đâu la miên, tại sao NA lại bỏ? Nhất Hạnh viết văn rất kỹ lưỡng, ổng lựa từng từ từng chữ (một thiền sư dạy về tĩnh thức thì phải biết là ổng cân nhắc chữ nghĩa thế nào) , thứ hai, cái lỗi nhỏ này là do người đánh máy mang bài vô kho DT, là thánh mẫu Liễu Hạnh chớ không phải thánh mầu.....






    Chị Phượng Các ,

    Xin lỗi chị nha. Hổm rày NA bỏ sót phần trả lời này của chị (Không hiểu sao không đọc thấy).

    Trả lời cho thắc mắc của chị đây : (trả lời theo suy nghĩ của NA , còn việc tác giả TNH có ý dạy về tỉnh thức thế nào thì NA không biết, chỉ bàn theo cảm nhận và hiểu biết của riêng NA, một người nghe, đọc bình thường )

    1. Trước khi gởi một bài nào lên để edit , NA thường đọc và save at least trong máy 3 -5 versions để tiện việc nghe, so sánh về diễn đọc đã đủ "tác động" và đủ "gởi gấm" những gì mà tác giả muốn "nói" lên hay không. Vì vậy khi đọc đến đoạn của bài : Bông Hồng Cài Áo của Tác Giả Thích Nhất Hạnh có ghi trong phần ngoặc là "(bàn tay hay là tơ trời đâu là miên)" , NA lúc đầu có đọc thử và nghe sau đó quyết định edit lại và không đọc bởi theo NA , câu trên (câu viết giải thích kèm theo của Tác Giả) cốt để minh họa cho "bức tranh, hình ảnh" của mẹ đã âu lo , lo lắng quan tâm thương yêu con khi mẹ than thở "khổ chưa, con tôi" . Hình ảnh này nếu đọc bài viết bằng mắt, đoạn giải thích trên rất nên được đọc vì có thể đó là vấn đề "tỉnh thức" gì đó như chị PC nói đến với đọc giả . Tuy nhiên, khi nghe lại khác !!! Cốt lõi của bài đọc là chị làm sao cho người nghe "NHÌN" thấy được hình ảnh Mẹ qua xúc cảm (tỉnh thức qua cảm nhận , tức là tác động qua tình cảm không qua tư tưởng) chớ không phải tỉnh thức qua lý thuyết , là tỉnh thức qua thực hành không phải chỉ trên lý thuyết !!! Nếu đọc thêm câu đó vào, (với NA , vì nghe thử rất nhiều lần trước khi quyết định không đọc ) ngay chính đoạn đọc cần diễn đạt hình ảnh mẹ , câu giải thích trong ngoặc trên, đã làm giảm mất đi hình ảnh thương yêu trìu mến của mẹ cũng như sự lo lắng tận tụy , hình ảnh mẹ "buồn rầu, khổ sở" vì con bệnh đã thốt lên " Khổ chưa , con tôi" . So với đọc bằng mắt, nghe bằng tai, chị có thể thấy ngay !!! vì vậy câu giải thích so sánh với tính "tỉnh thức" lý thuyết trên trở nên "khó hiểu" !!! và theo NA , đọc và viết khác nhau ở chỗ diễn đạt tư tưởng và diễn đạt lý thuyết tức là một bên học và một bên hành . Không phải cứ những câu trong ngoặc của bài viết đều buộc phải đọc đâu chị !!! vì theo NA đó là lời giải thích đính kèm cho sự việc tác giả muốn so sánh hoặc muốn đưa ra để người đọc tự suy nghĩ, nhưng nếu đọc hết thì có khi trở nên khó hiểu (vì nó có thể làm cho đoạn văn đọc có nghĩa khác đi) .


    2. Chị expected NA phải biết Thánh Mẫu Liễu Hạnh chứ không phải Thánh Mầu và expected NA phải đọc đúng , thì....thiệt tình, NA cũng xin lỗi chị là NA không rành mấy sự tích truyện cổ VN gì đâu !!! hoặc nếu có thì NA cũng quên tuốt luốt rồi !!! (có sao nói vậy nha) NA lại không biết tí gì về phật pháp ! Cho nên, NA đọc đúng theo những gì NA đọc (bằng mắt) được lưu trong kho của phố.

    Vậy lỗi typing khi post bài và mang bài vào trong kho, NA nghĩ các anh chị khi mang vào chắc chắn là đã có đọc qua và phải biết chứ....đúng không ??? Wink

    Nhắc việc này, NA nhớ ra là...truyện của tác giả Sơn Nam....lỗi typing rất nhiều. Chẳng hiểu sao khi mang vào kho lại không có ai đọc qua và sửa ??? mặc dù NA có đọc đâu đấy là có các anh chị trước khi chọn lọc mang vào kho đều có đọc qua và chỉnh sửa lỗi chính tả .....chẳng hiểu sao lại không sửa lỗi chính tả cho các bài ấy , 1 ví dụ trong truyện của SN , chữ DỪA lại là "GỪA"....mà NA....lại không hề biết có lọai cây nào tên là GỪA hay không ? NA nghĩ là DỪA...nên đã tự động đọc sửa lại . Nếu có sự kiểm chứng nào cho thấy là miền Nam, đồng bằng Cửu Long có cây GỪA hoặc trong các tác phẩm của SN (bản chính) ghi là GỪA thì NA sẽ đọc y như vậy !!!

    ...so....lỗi typing không phải chỉ có truyện của SN , còn một số truyện và tác phẩm khác nữa !!! và NA (cũng tin rằng một số bạn đọc khác) cũng sẽ bị mắc lỗi theo , đó là chuyện đương nhiên và thường tình, không thể tránh khỏi.

    Nếu chị muốn đọc chính xác và tránh các lỗi không cần thiết, thì khi mang bài vào kho, NA nghĩ vấn đề chọn lọc đọc, edit đã phải được kỹ lưỡng ngay từ đầu !!!



    Và....không quên cảm ơn chị đã khen . Yeah, giọng NA "ăn" micro lắm !!! hì hì hì..... Big SmileTongueBig Smile. Hy vọng cái version mới này nghe rõ hơn vì micro tốt hơn và máy cũng tốt hơn chút và...cũng như người đọc không đọc quá nhão ....!!!! j/k. TongueBig Smile


    NA





    nhanai,

    Nếu tác giả Thích Nhất Hạnh biết là bài của mình được đem ra đọc, có lẽ ông đã không viết như ông đã viết. Đọc nguyên văn thì lủng củng, nhưng tự ý sửa lại bài của tác giả theo sự hiểu biết (hay không hiểu biết) của mình là điều không nên. Những tác giả "cây nhà lá vườn" như tvk còn không muốn ai sửa văn mình để đọc theo ý họ, huống chi... rờ tới văn của một thiền sư! Khi đọc bài do chính mình viết, tvk bao giờ cũng phải sửa lại cho xuôi, nhưng nếu đọc bài người khác viết, tvk chắc chắn sẽ phải cẩn thận hơn, và chắc chắn sẽ phải hỏi ý kiến tác giả về những chỗ muốn sửa.




    Anh TVK,

    Xin anh vui lòng đọc kỹ lại, TỰ Ý SỬA ĐỔI VĂN khác với KHÔNG ĐỌC. Mà phần NA quyết định không đọc là phần "giải thích phụ thêm" trong ngoặc !!! NA chưa hề thay đổi phần văn giải thích trong ngoặc của tác giả bằng văn của NA bao giờ !!!! Anh cho rằng NA tự ý sửa đổi văn của người khác là đã nói qu'a rồi đấy !!!! cũng xin anh rút lại lời nói trên và xem lại để tránh hiểu lầm !!!

    Hơn nữa, theo NA, không đọc ghi trong ngoặc không có nghĩa là thiếu tôn trọng tác giả Nhất Hạnh, cũng như không phải NA không lắng nghe góp ý của các anh chị . Nếu được hỏi từ thiền sư Thích Nhất Hạnh lý do tại sao không đọc câu trong ngoặc mà thiền sư đã viết , NA sẽ trả lời sau (nếu có cơ duyên !!!). Còn bây giờ, xin miễn trả lời cùng các anh chị !!! Hoặc nếu bài đọc của NA có cơ duyên đến tai của thiền sư......tin rằng, sau khi nghe xong, tác giả sẽ "thắc mắc" hơn là "thất vọng" như các anh chị đã nghĩ !!! (bởi vì điều anh chị nghĩ không phải hoặc cũng như chưa hẳn là điều người khác cũng nghĩ như anh chị !!! )


    Vài hàng thiển cận của NA . Chúc các anh chị vui với ghi âm !!!


    NA

    Nhanai
    #29 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:59:00 AM(UTC)
    Nhanai

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 400
    Points: 84
    Location: some where out there

    Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    Ha ha, đi vào kho DT thì thấy có hai bản Bông Hồng Cài Áo:


    - Bông Hồng Cài Áo do Ngọc Dung gởi, tvmt người cuối cùng edit trong kho DT
    http://www.dactrung.net/...8MfCMl4%2fh3OGuqg%3d%3d
    Bản của Ngọc Dung có cái ngoặc "bàn tay hay là tơ trời đâu la miên" nhưng viết sai là Thánh mầu.

    - Bông Hồng Cài Áo do Biển Nhớ đưa, Phượng Các mang vào kho DT
    http://www.dactrung.net/...flPmiAb152b72Zx2Q%3d%3d
    bản này không có phần trong ngoặc "bàn tay hay là tơ trời đâu la miên", nhưng viết đúng là thánh mẫu

    Như vậy thì Nhân Ái đọc bản của Ngọc Dung há, nhưng lại bỏ đi phần trong ngoặc, giống như anh Biển Nhớ mang vào kho cũng bỏ đi phần này. Nhiều người lấy làm khó hiểu cho phần trong ngoặc này, họ không biết tơ trời đâu la miên là cái chi? Theo tự điển Phật học thì đâu la là tên một lọai gòn, một lọai cây dương liễu. Thôi, ta cứ đoán tơ trời đâu la miên là một thứ tơ mịn, mềm, ở trên thiên giới nào? (hay tơ trời có nghĩa là mây?). Thầy Nhất Hạnh khi viết bài này lại không hề cho một ghi chú nào về cái danh từ khó hiểu này, để những người không có biết qua kinh điển nhà Phật có thể hiểu thêm (cũng giống như thầy không hề chú thích bài thơ Mất Mẹ trích trên kia không phải là của thầy làm ra, nhiều lần đọc đâu đó vẫn thấy thiên hạ nhầm thầy là tác giả .....). Như vậy thì khi dùng hình tượng bàn tay mẹ đặt lên trán, tác giả ngẩn người một chút mà so sánh, bàn tay mẹ chính là một lọai tơ trời, nó êm lắm, nó mềm lắm, dù cho bàn tay đó có sần sùi, thô nhám vì phải làm lụng vất vả nhọc nhằn, chứ cái vụ tỉnh thức không dính líu gì vào việc mô tả đâu.....để câu trong ngoặc thì khó hiểu cho thính giả hạng phổ thông (chính là tuyệt đại đa số), mà bỏ đi thì tự tiện quá, giống như ca sĩ hát nhạc mà cứ đổi lời ca của nhạc sĩ vậy! ).

    Còn vụ thánh mẫu mà đọc ra thánh mầu thì.....hì hì, mình đâu có thể nào đổ thừa là tại bài trong kho DT ra sao thì tui đọc vậy.....Cái này là phải réo tới nhóm editors bên DT rồi, mà như vậy là không ở trong lãnh vực mình đang bàn đây....!

    .



    hì hì hì....chị Phuong Cac ,

    Thánh Mẫu, và Thánh Mầu .....hahahaha.... chị cho là NA đọc sai lại còn "đổ thừa" hahahahaha....(mắc cười thiệt )....cười đau bụng á chị !!!

    và...cũng có nghĩa là....chị không đọc rõ NA viết ở trên ! để NA mang lại cho chị đọc lần nữa !!! (NA vốn có sao nói / viết vậy , việc gì không biết, nói không biết, chứ chẳng phải vì đọc sai bị chị góp ý rồi tự ái mà chẳng nhận . Đọc sửa lại thì có tí tẹo thôi, tuy nhiên, vì đọc thấy chị viết ở trên, NA mắc cười qu'a, nên phải viết lại cho chị đây !!!

    quote:
    2. Chị expected NA phải biết Thánh Mẫu Liễu Hạnh chứ không phải Thánh Mầu và expected NA phải đọc đúng , thì....thiệt tình, NA cũng xin lỗi chị là NA không rành mấy sự tích truyện cổ VN gì đâu !!! hoặc nếu có thì NA cũng quên tuốt luốt rồi !!! (có sao nói vậy nha) NA lại không biết tí gì về phật pháp ! Cho nên, NA đọc đúng theo những gì NA đọc (bằng mắt) được lưu trong kho của phố.


    vậy đi há....!!!!Tongue



    NA SmileBig Smile



    p/s : viết thêm ,

    như chị PC ghi ở trên, vậy có tất cả bao nhiêu bản copy của bài BÔNG HỒNG CÀI ÁO của tác giả Nhất Hạnh trong kho ????

    hmmmmmmmmm.....!!!!

    bản nào là đúng nhất ??? nếu bản của Ngọc Dung mang vào, thì thiếu cả một đoạn trong ngoặc cuối : (Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ) ..

    và bản của anh Biển nhớ mang vào lại không có phần ghi trong ngoặc ("Bàn tay hay là tơ trời đâu la miên" )


    hmmmmmmmmm..... vậy thì các anh chị đừng bảo là NA tự ý sửa đổi văn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhé !!! TongueWink vì nếu các anh chị bảo như vậy có nghĩa là đã qu'a đáng rồi đấy !!! .

    Cũng cảm ơn chị PC đã đưa vấn đề này lên , nếu NA "tự ái" sẽ chẳng lập lại vấn đề này cùng mọi người để so sánh bản nào là bản chính !!! còn một bản nữa hình như là AB có mang vào trong topic cuộc viếng thăm của Thiền Sư TNH ở VN vừa rồi thì phải ......(NA không có đọc nên không biết có khác nhau không, nhưng sẽ vào đọc xem có sự khác nhau hay không !!! )

    và quên một điều là , nếu tác giả Thích Nhất Hạnh biết bài của ông bị copy qua lại bị thiếu mất, bị sửa đổi tùy tiện thì ông sẽ nghĩ gì nhỉ ???? Tongue (trước khi ông phiền lòng vì NA đã không đọc phần ghi giải thích thêm trong ngoặc (bàn tay hay là tơ trời đâu la miên !!! ) )



    TongueTongueTongue


    NA
    Phượng Các
    #30 Posted : Saturday, March 12, 2005 1:08:25 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Đây là bản của anh Ba copy từ báo VN và mang vào Phố Rùm (mục Tâm Tình trong topic của BaoDen):



    Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn.

    Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.

    Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :

    Năm xưa tôi còn nhỏ
    Mẹ tôi đã qua đời !
    Lần đầu tiên tôi hiểu
    Thân phận trẻ mồ côi.
    Quanh tôi ai cũng khóc
    Im lặng tôi sầu thôi
    Để dòng nước mắt chảy
    Là bớt khổ đi rồi...

    Hoàng hôn phủ trên mộ
    Chuông chùa nhẹ rơi rơi
    Tôi thấy tôi mất mẹ
    Mất cả một bầu trời.

    Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :

    Mẹ già như chuối ba hương
    Như xôi nếp một, như đường mía lau.

    Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.

    Công cha như núi Thái sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .

    Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.

    Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.

    Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother's Day ) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

    Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

    Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"

    Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi người cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

    Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.

    Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!

    Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

    Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.

    Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.

    Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.

    Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.
    Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

    NHẤT HẠNH (1962)
    Nguồn : báo TT ngày Thứ Ba, 11/01/2005.




    Phượng Các
    #31 Posted : Saturday, March 12, 2005 1:15:55 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Trong trang nhà Phật giáo quangduc.com thì thấy giống như bản anh Ba mang vào DT:

    http://www.quangduc.com/...n/009bonghongcaiao.html
    Bông Hồng Cài Áo

    Ðể dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ.
    Medford, Hoa Kỳ, tháng tám, 1962
    Thích Nhất Hạnh


    Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.

    Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xảy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ.



    Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến:

    Năm xưa tôi còn nhỏ

    Mẹ tôi đã qua đời!

    Lần đầu tiên tôi hiểu

    Thân phận trẻ mồ côi.

    Quanh tôi ai cũng khóc

    Im lặng tôi sầu thôi

    Ðể dòng nước mắt chảy

    Là bớt khổ đi rồi...

    Hoàng hôn phủ trên mộ

    Chuông chùa nhẹ rơi rơi

    Tôi thấy tôi mất mẹ

    Mất cả một bầu trời.

    Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi.

    Người nhà quê Việt Nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức:

    Mẹ già như chuối ba hương

    Như xôi nếp một, như đường mía lau.

    Ngon biết bao! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay? hay là tơ trời đâu la miên?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.

    Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.

    Ðạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Ðạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.

    Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

    Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

    Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng.

    Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Ðừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Ðòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Ðể mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Ðể khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"

    Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi người cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
    Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.

    Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ, con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Ðó là lạm dụng danh từ mẹ con.

    Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi "làm thế nào" nữa!

    Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Ðể mai này anh chị đừng có than thở rằng: Ðời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.


    Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Ðáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ.

    Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi.
    Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quí báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.

    Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Ðể chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn: Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.

    Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.
    Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

    Nhất Hạnh (1962)








    Phượng Các
    #32 Posted : Saturday, March 12, 2005 1:46:32 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    Bản của Biển Nhớ:

    Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý, đạo đức . Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm . Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ . Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một . Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh .

    .............

    Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" . Câu hỏi sẽ không cần được trả lời . Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi cũng có thể hỏi một câu như thế vì ngươi là con của mẹ . Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt và ngày maị mẹ mất anh, anh sẽ không hối hận đau lòng tiếc rằng anh không có mẹ .



    Bản của Ngọc Dung:

    Mẹ như suối ngọt, như "đường mía lau", như "xôi nếp một". Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chi..

    Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp :"Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lờị Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi câu ấy, chị cũng hỏi câu ấy, em cũng hỏi câu ấỵ Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của me.. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt. Và ngày mai mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.


    Bản của anh Ba xem ra giống hệt bản của quangduc.com. Bản này và bản Ngọc Dung chị thấy sai ở chỗ "mẹ là suối ngọt", đúng ra thì là chuối ngọt, vì ở trên đang ví mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau, chớ đâu có ví mẹ là suối ngọt hồi nào Sad

    Bản của Ngọc Dung và ba bản kia khác nhau đoạn cuối....Theo chị thì đoạn này bản của Ngọc Dung tương đối chính xác hơn. Gọi là tương đối vì chị lại nhớ mang máng là đoạn đó thì tác giả lại dùng đại danh từ em chớ không là anh nữa.... Mong rằng ai có bản chánh của bài này thì cho biết giùm.
    Về câu hỏi của Nhân Ái là nếu thầy Nhất Hạnh mà biết bài thầy bị sai lung tung vầy thì thầy nghĩ thế nào? Hí hi cũng hổng biết tu tới mức thiền sư như thầy rồi mà mấy chuyện vặt vãnh như thế này có làm thầy sân si hông há! QuestionBig Smile

    Nhanai
    #33 Posted : Saturday, March 12, 2005 2:20:20 PM(UTC)
    Nhanai

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 400
    Points: 84
    Location: some where out there

    Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)


    NA đang định copy lại bài của AB post bên phố về đây, chưa kịp post thì chị PC đã nhanh tay làm giùm NA. Cảm ơn chị !!!


    Vậy thì, vấn đề, copy bài gởi đăng bài lưu trữ bài và đọc ghi âm là 2 việc khác nhau rõ ràng nhé !!! Tongue. Copy bài gởi đăng còn thiếu trước thiếu sau, sai sót thì làm sau bắt buộc người khác đọc đúng hoàn toàn được ???? chẳng biết các anh chị có thấy mâu thuẩn không, chứ NA thì thấy mâu thuẩn . Một bài lưu trữ không hoàn chỉnh (vì bất kỳ lý do nào) không thể bắt buộc bất kỳ người khác đọc hoàn chỉnh được !!! Muốn bài đọc hoàn chỉnh, thì bài lưu trữ tự nó phải hoàn chỉnh hay tối thiểu phải có sự kiểm chứng chính xác từ nguồn copy mang về !!!

    Sẵn đây, NA cũng xin tản mạn dài dòng chút về việc "hỏi xin quyền Tác Giả " trong việc đọc ghi âm :

    Nếu các anh chị đã từng đọc những bài post của NA trước đây ở những nơi NA thường lui tới , NA chưa bao giờ tự nhận mình đọc nhiều, hiểu nhiều, và biết nhiều , vì vậy , xin lỗi tất cả các anh chị nếu đã có anh chị nào "EXPECTED" NA....là người "am tường hiểu tận" mọi vấn đề...!!!

    Hơn nữa, nếu các anh chị đã từng ghé phố và theo dõi ngay từ đầu , việc hỏi xin tác giả quyền ghi âm tác phẩm NA chưa bao giờ được cái hân hạnh đảm trách nhiệm đó. Vấn đề liên lạc hỏi xin với những tác giả có tiếng tăm lớn là do các anh chị khác đảm trách. Những tác phẩm mà NA có hỏi xin để ghi âm gồm có : 2 tác phẩm của chị Vũ Thị Thiên Thư, 1 tác phẩm của chị Linh Vang, 1 tác phẩm của chị Hạt Cát, và các mẫu văn đối thoại của chị PC . Tuy nhiên, NA chỉ được sự đồng ý của chị TT và chị LV, chị Hạt Cát NA chưa nghe chị đồng ý hay không , và chị PC thì đổi ý vì NA có gợi ý cho chị PC là để chị Ngô Đồng ghi âm .

    thế....cho nên, những tác phẩm truyện của nhà văn lớn tên tuổi (không phải văn cây nhà lá vườn) Sơn Nam , được một số cô chú bác yêu cầu NA đọc trong đó truyện ghi âm, Hát Bội Giữa Rừng, NA đã đọc "Dừa" thay vì là "GỪA" không phải là cố tình thay đổi văn phong của ông. Vì NA không nghe, không biết ở miền Nam còn có cây Gừa lọai cây giống cây đa ngoài miền Bắc. (việc này NA cũng phải cảm ơn chị TT cho NA biết, nếu không còn vài tác phẩm của ông khi NA đọc chắc NA cũng sẽ đọc là dừa !!!) . Vì vậy, hy vọng rằng đây không phải là NA cố tình sửa đổi văn phong của tác giả theo sự hiểu biết của NA đâu nhé , mà nếu có thì chỉ vì sự hiểu sai lầm là miền Nam, nhất là miền tây, dừa nước nhiều nên mới có "sự cố" đọc thành Dừa. (nếu tác giả SN có nghe lời giải thích của NA, tin rằng ông cũng sẽ thông cảm mà không bắt bẻ trẻ con !!! vì dù sao, nhờ có ghi âm, NA mới biết đến truyện của ông, nếu không, chẳng cũng như.....chưa bao giờ NA đọc qua !!! )

    Hy vọng là sau sự việc này, đúng sai thế nào đã có câu trả lời. Hy vọng sẽ không có sự hiểu lầm khác xảy ra trong tương lai, mà nếu lại tiếp tục có, thì đó là ngòai ý muốn của NA !!!


    NA
    Nhanai
    #34 Posted : Saturday, March 12, 2005 2:25:47 PM(UTC)
    Nhanai

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 400
    Points: 84
    Location: some where out there

    Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    Bản của Biển Nhớ:

    Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý, đạo đức . Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm . Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ . Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một . Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh .

    .............

    Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" . Câu hỏi sẽ không cần được trả lời . Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi cũng có thể hỏi một câu như thế vì ngươi là con của mẹ . Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt và ngày maị mẹ mất anh, anh sẽ không hối hận đau lòng tiếc rằng anh không có mẹ .



    Bản của Ngọc Dung:

    Mẹ như suối ngọt, như "đường mía lau", như "xôi nếp một". Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chi..

    Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp :"Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lờị Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi câu ấy, chị cũng hỏi câu ấy, em cũng hỏi câu ấỵ Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của me.. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt. Và ngày mai mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.


    Bản của anh Ba xem ra giống hệt bản của quangduc.com. Bản này và bản Ngọc Dung chị thấy sai ở chỗ "mẹ là suối ngọt", đúng ra thì là chuối ngọt, vì ở trên đang ví mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau, chớ đâu có ví mẹ là suối ngọt hồi nào Sad

    Bản của Ngọc Dung và ba bản kia khác nhau đoạn cuối....Theo chị thì đoạn này bản của Ngọc Dung tương đối chính xác hơn. Gọi là tương đối vì chị lại nhớ mang máng là đoạn đó thì tác giả lại dùng đại danh từ em chớ không là anh nữa.... Mong rằng ai có bản chánh của bài này thì cho biết giùm.
    Về câu hỏi của Nhân Ái là nếu thầy Nhất Hạnh mà biết bài thầy bị sai lung tung vầy thì thầy nghĩ thế nào? Hí hi cũng hổng biết tu tới mức thiền sư như thầy rồi mà mấy chuyện vặt vãnh như thế này có làm thầy sân si hông há! QuestionBig Smile




    Câu hỏi này của chị rất HAY và LÝ THÚ vì :

    chưa biết (hoặc không biết) thầy Nhất Hạnh sân si hay không, nhưng tự chính chúng ta đã sân si rồi đấy ạ !!!


    Nhanai
    #35 Posted : Saturday, March 12, 2005 2:35:39 PM(UTC)
    Nhanai

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 400
    Points: 84
    Location: some where out there

    Was thanked: 9 time(s) in 9 post(s)


    sẵn đang "um xùm" ở chỗ này, NA nhờ các anh chị nào rành rẽ hỏi giúp giùm NA bản chính của thầy Nhất Hạnh. Vì bản của NDung mang vào kho là bản NA đọc, NA định ngày mai upload vào cùng với bài ghi âm của chị TT của TAX và của tác giả SN .



    Thôi chắc NA phải nhờ chị PC quá . Không biết chị có vui lòng giúp cho không ???


    NA
    NgocDung
    #36 Posted : Saturday, March 12, 2005 5:14:45 PM(UTC)
    NgocDung

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 232
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi Phượng Các
    Bản của Ngọc Dung:

    Mẹ như suối ngọt, như "đường mía lau", như "xôi nếp một". Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chi..

    Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp :"Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lờị Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi câu ấy, chị cũng hỏi câu ấy, em cũng hỏi câu ấỵ Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của me.. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt. Và ngày mai mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.


    Bản của anh Ba xem ra giống hệt bản của quangduc.com. Bản này và bản Ngọc Dung chị thấy sai ở chỗ "mẹ là suối ngọt", đúng ra thì là chuối ngọt, vì ở trên đang ví mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau, chớ đâu có ví mẹ là suối ngọt hồi nào Sad

    Bản của Ngọc Dung và ba bản kia khác nhau đoạn cuối....Theo chị thì đoạn này bản của Ngọc Dung tương đối chính xác hơn. Gọi là tương đối vì chị lại nhớ mang máng là đoạn đó thì tác giả lại dùng đại danh từ em chớ không là anh nữa.... Mong rằng ai có bản chánh của bài này thì cho biết giùm.
    Về câu hỏi của Nhân Ái là nếu thầy Nhất Hạnh mà biết bài thầy bị sai lung tung vầy thì thầy nghĩ thế nào? Hí hi cũng hổng biết tu tới mức thiền sư như thầy rồi mà mấy chuyện vặt vãnh như thế này có làm thầy sân si hông há! QuestionBig Smile





    quote:
    Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có me.. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói : trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào NHÌN KỸ được mặt mẹ Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng quạ Trao đổi vài câu ngắn ngủi.̣ Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện


    Hì chị Phượng Các và các anh chị mến,
    Em đêm qua "ngủ" trễ , giờ mới dậy, đọc... và đọc... Có vài lời em gửi lại đây về bài viết của thầy Nhất Hạnh do em gửi lên bên Đặc trưng thế này :

    Em lúc này thì chịu rồi khi chị hay ai hỏi em " ND gửi bản Bông Hồng Cài Áo của Thầy Nhất Hạnh là đúng hai sai so với bản chính? bởi đây là bản do thầy Minh Hiền trụ trì chùa Linh Sơn ( ở đừng Cô Giang - Sài Gòn) gửi qua email cho em ngày ấy. ( như thế nào em y nguyên vậy gửi lên, và sau khi có edit thế nào em cũng không thể so lại được nữa bởi vì thuở đó em còn dùng máy tính sách tay , giờ cái máy mang địa chỉ orc.ru của em đã " bị uống nước" rồi em không thể có lại bức thư Thầy gửi cho em kèm bài viết này nữa. )

    Em không biết là thế nào đâu, có thể là "chuối ngọt" mà có thể là " suối ngọt", bời nguyên câu " Mẹ như suối ngọt, như "đường mía lau", như "xôi nếp một". Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chi.. " cả đoạn văn này chỉ một câu " Mẹ như suối ngọt, rồi phẩy như " đường mía lau" như " xôi nếp một" nằm trong ngoặc. Thì em không biết : Mẹ như suối ngọt, có phải để dành cho đoạn đầu ( em trích đoạn lại ) Thầy Nhất Hạnh đã viết " Mẹ là dòng suối, là kho tàng vô tận " và thầy muốn nhắc lại lần nữa hay không?. Nếu thầy Minh Hiền " viết cho em sai chính tả, thì em vẫn thích câu " Mẹ như suối ngọt" hơn là " chuối ngọt " vì em nghĩ " chuối" không thể ngọt hơn " đường mía lau".... ở đoạn văn ấy. ( ai trách em cũng được - Phật -Pháp tùy cơ duyên để hiểu để nhận )

    Nếu muốn biết chính xác, có lẽ phải nhờ ai thư cho thầy mới biết bản gốc là thế nào? ( do chính thầy trả lời ) hoặc là scan bản viết của thầy lên thì mới rõ được. ( em nghĩ vậy- nếu muốn kiểm chứng một điều gì )

    Nếu chỉnh sửa lỗi chính tả ( em nghĩ thế)

    Đoạn thầy nói về bà " Chúa Liễu Hạnh " chỉ là do lỗi chính tả thôi, nghĩa là " Thánh mẫu Liễu Hạnh ". chứ không phải "mầu"

    - " trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm" và cũng sửa luôn lỗi chính tả " thuở " chứ không phải " thưở" ở trên...

    Riêng em nghĩ về đọc :

    Nếu được thì tốt nhất là đọc đúng tất cả câu chữ, đoạn văn trong bài viết. Không bỏ sót đoạn Mà có đọc chỉnh sửa chỉ chỉnh sửa những lỗi do chính tả bởi do người đưa lên gõ sai, ( viết như nói) hoặc do lỗi bàn phím v.v... mà làm thành lỗi trong bài viết.
    Chẳng hạn ( em xin mượn lại tác phẩm của chị VTTT một vài lỗi làm VD :
    Trong tác phẩm Mây Thu : - Khẻ thôi, Mẹ thức dậy bây giờ .
    - Chiếc tam bảng nhỏ cũ kỷ tiếp tục rĩ nước
    - khi lữa trại chưa bùng lên

    Em không hỏi chị ấy lại và khi đọc em đã tự ý đọc là Khẽ và " kỹ" " lửa" v.v cho đúng chính tả.
    Có thể do em đọc giọng Bắc nên em đã đọc như vậy, nhưng với các bạn khác đọc giọng Nam chắc chắn cũng " lữa" mà thôi giống như một số người hát " trái tim" thành " trái tiêm" vậy mà...


    Hoa Cỏ May
    #37 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:14:05 PM(UTC)
    Hoa Cỏ May

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 10
    Points: 0


    Hoa Cỏ May nghĩ là dùng chữ "suối ngọt" thì đúng hơn là "chuối ngọt". Thật ra, Hoa Cỏ May chưa bao giờ nghe ai nói là "chuối ngọt" cả!!!. Hoa Cỏ May đã có dịp được đọc bản dịch Anh ngữ "A Rose for Your Pocket". Vậy xin chép ra đây cái link để các chị trong PNV đọc lại và so sánh:

    http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha087.htm

    Trong bản tiếng Anh, thấy dịch rõ ràng: "Father's work is enormous, as huge as a mountain. Mother's devotion is overflowing, like water from a mountain spring." (Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra). Và tiếp theo đó, cũng thấy dịch như sau: "A mother is like a spring of pure water, like the very finest sugar cane or honey, the best quality sweet rice." (Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một).


    Phượng Các
    #38 Posted : Saturday, March 12, 2005 11:43:32 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Nhanai
    Câu hỏi này của chị rất HAY và LÝ THÚ vì :

    chưa biết (hoặc không biết) thầy Nhất Hạnh sân si hay không, nhưng tự chính chúng ta đã sân si rồi đấy ạ !!!


    TongueQuestionShyShocked
    Phượng Các
    #39 Posted : Sunday, March 13, 2005 1:13:30 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Phượng Các
    Gọi là tương đối vì chị lại nhớ mang máng là đoạn đó thì tác giả lại dùng đại danh từ em chớ không là anh nữa.... Mong rằng ai có bản chánh của bài này thì cho biết giùm.


    PC có đọc lại thì thấy là ở chỗ gọi là anh hay em thì có sự khác nhau của chính tác giả Nhất Hạnh. Đoạn này được viết làm hai lần, một lần gọi là em (ở trên) và lần sau (khúc cuối cùng) thì là "anh".

    Chị Hoa Cỏ May,
    Mừng chị tham gia tranh luận cho vui, beerchug
    chuyện suối ngọt hay chuối ngọt thì PC vẫn giữ chủ trương là chuối, vì rõ ràng theo sau đó là đường mía lau, xôi nếp một, toàn là đồ ăn không mà, tác giả phải bám sát vô câu ca dao đang dẫn ở trên chớ. Mẹ là dòng suối là kho tàng, thì suối bao giờ cũng đi với suối mát, để mình tắm trong đó, chớ đâu có tính uống đâu mà đòi suối phải ngọt,
    Bài của web chị trích dẫn cũng chỉ là copy qua lại lẫn nhau bài của web quangduc.com, chưa kể bài trong đó lại tự ý bold (tô đậm) các câu văn trong bài của thầy Nhất Hạnh (bản chính PC coi hồi xưa thì không hề có vụ in đậm này). Trong quangduc.com cũng có bản dịch sang tiếng Anh, nhưng nếu người dịch dịch từ bản sai này thì đương nhiên là nó sai luôn. Bài này nguyên là viết bằng tiếng Việt, không thể lấy một bản dịch trở lại để chứng minh là bản tiếng Việt viết như thế nào.
    Giờ chỉ còn trông là web langmai của thầy Nhất Hạnh có gõ lại hay không, chứ còn các web trên mạng cứ sao qua sao lại nhau mà thôi.

    Hoa Cỏ May
    #40 Posted : Sunday, March 13, 2005 4:11:29 AM(UTC)
    Hoa Cỏ May

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 10
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi Phượng Các

    quote:
    Gởi bởi Phượng Các
    Gọi là tương đối vì chị lại nhớ mang máng là đoạn đó thì tác giả lại dùng đại danh từ em chớ không là anh nữa.... Mong rằng ai có bản chánh của bài này thì cho biết giùm.


    PC có đọc lại thì thấy là ở chỗ gọi là anh hay em thì có sự khác nhau của chính tác giả Nhất Hạnh. Đoạn này được viết làm hai lần, một lần gọi là em (ở trên) và lần sau (khúc cuối cùng) thì là "anh".

    Chị Hoa Cỏ May,
    Mừng chị tham gia tranh luận cho vui, beerchug
    chuyện suối ngọt hay chuối ngọt thì PC vẫn giữ chủ trương là chuối, vì rõ ràng theo sau đó là đường mía lau, xôi nếp một, toàn là đồ ăn không mà, tác giả phải bám sát vô câu ca dao đang dẫn ở trên chớ. Mẹ là dòng suối là kho tàng, thì suối bao giờ cũng đi với suối mát, để mình tắm trong đó, chớ đâu có tính uống đâu mà đòi suối phải ngọt,
    Bài của web chị trích dẫn cũng chỉ là copy qua lại lẫn nhau bài của web quangduc.com, chưa kể bài trong đó lại tự ý bold (tô đậm) các câu văn trong bài của thầy Nhất Hạnh (bản chính PC coi hồi xưa thì không hề có vụ in đậm này). Trong quangduc.com cũng có bản dịch sang tiếng Anh, nhưng nếu người dịch dịch từ bản sai này thì đương nhiên là nó sai luôn. Bài này nguyên là viết bằng tiếng Việt, không thể lấy một bản dịch trở lại để chứng minh là bản tiếng Việt viết như thế nào.
    Giờ chỉ còn trông là web langmai của thầy Nhất Hạnh có gõ lại hay không, chứ còn các web trên mạng cứ sao qua sao lại nhau mà thôi.



    Đọc kỹ lại bài "Bông Hồng Cài Áo" của Nhất Hạnh, Hoa Cỏ May đếm được toàn bài có 4 lần thầy Nhất Hạnh dùng chữ "chuối": (1) - "Mẹ già như chuối ba hương như xôi nếp một, như đường mía lau", (2) - "... ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau", (3) - "Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận", (4) - "Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau". Còn chữ "suối" thì chỉ có 2 lần thầy Nhất Hạnh dùng mà thôi: (1) - "Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng", (2) - "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một".

    Vì vậy, Hoa Cỏ May xin được đính chính lại và hoàn toàn đồng ý với chị Phượng Các khi chị Phượng Các viết: "Chuyện 'suối ngọt' hay 'chuối ngọt' thì PC vẫn giữ chủ trương là 'chuối', vì rõ ràng theo sau đó là đường mía lau, xôi nếp một, toàn là đồ ăn không mà, tác giả phải bám sát vô câu ca dao đang dẫn ở trên chớ. Mẹ là dòng suối là kho tàng, thì suối bao giờ cũng đi với suối mát, để mình tắm trong đó, chớ đâu có tính uống đâu mà đòi suối phải ngọt."

    Hoa Cỏ May suy đoán ra thì có lẽ, thay vì phải viết: "Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một", thầy Nhất Hạnh đã vô tình viết lầm: "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một", có lẽ vì trong trí vẫn còn hình ảnh của câu: "Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận..." mà thầy đã viết trên đó mấy đoạn chăng? Hoặc cũng có lẽ do người đánh máy đã tự ý sửa hai chữ "chuối ngọt" ra "suối ngọt" chăng???


    Users browsing this topic
    Guest (9)
    4 Pages<1234>
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.