Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Nhắn các chị / bạn thu âm
Hoa Cỏ May
#41 Posted : Sunday, March 13, 2005 4:40:36 AM(UTC)
Hoa Cỏ May

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 10
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi Phượng Các
Gọi là tương đối vì chị lại nhớ mang máng là đoạn đó thì tác giả lại dùng đại danh từ em chớ không là anh nữa.... Mong rằng ai có bản chánh của bài này thì cho biết giùm.


PC có đọc lại thì thấy là ở chỗ gọi là anh hay em thì có sự khác nhau của chính tác giả Nhất Hạnh. Đoạn này được viết làm hai lần, một lần gọi là em (ở trên) và lần sau (khúc cuối cùng) thì là "anh".

Chị Hoa Cỏ May,
Mừng chị tham gia tranh luận cho vui, beerchug
chuyện suối ngọt hay chuối ngọt thì PC vẫn giữ chủ trương là chuối, vì rõ ràng theo sau đó là đường mía lau, xôi nếp một, toàn là đồ ăn không mà, tác giả phải bám sát vô câu ca dao đang dẫn ở trên chớ. Mẹ là dòng suối là kho tàng, thì suối bao giờ cũng đi với suối mát, để mình tắm trong đó, chớ đâu có tính uống đâu mà đòi suối phải ngọt,
Bài của web chị trích dẫn cũng chỉ là copy qua lại lẫn nhau bài của web quangduc.com, chưa kể bài trong đó lại tự ý bold (tô đậm) các câu văn trong bài của thầy Nhất Hạnh (bản chính PC coi hồi xưa thì không hề có vụ in đậm này). Trong quangduc.com cũng có bản dịch sang tiếng Anh, nhưng nếu người dịch dịch từ bản sai này thì đương nhiên là nó sai luôn. Bài này nguyên là viết bằng tiếng Việt, không thể lấy một bản dịch trở lại để chứng minh là bản tiếng Việt viết như thế nào.
Giờ chỉ còn trông là web langmai của thầy Nhất Hạnh có gõ lại hay không, chứ còn các web trên mạng cứ sao qua sao lại nhau mà thôi.



Đọc kỹ lại bài "Bông Hồng Cài Áo" của Nhất Hạnh, Hoa Cỏ May đếm được toàn bài có 4 lần thầy Nhất Hạnh dùng chữ "chuối": (1) - "Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau", (2) - "... ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau", (3) - "Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận", (4) - "Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau". Còn chữ "suối" thì chỉ có 2 lần thầy Nhất Hạnh dùng mà thôi: (1) - "Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng", (2) - "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một".

Vì vậy, Hoa Cỏ May xin được đính chính lại và hoàn toàn đồng ý với chị Phượng Các khi chị Phượng Các viết: "Chuyện 'suối ngọt' hay 'chuối ngọt' thì PC vẫn giữ chủ trương là 'chuối', vì rõ ràng theo sau đó là đường mía lau, xôi nếp một, toàn là đồ ăn không mà, tác giả phải bám sát vô câu ca dao đang dẫn ở trên chớ. Mẹ là dòng suối là kho tàng, thì suối bao giờ cũng đi với suối mát, để mình tắm trong đó, chớ đâu có tính uống đâu mà đòi suối phải ngọt."

Hoa Cỏ May suy đoán ra thì có lẽ, thay vì phải viết: "Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một", thầy Nhất Hạnh đã vô tình viết lầm: "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một", có lẽ vì trong trí vẫn còn hình ảnh của câu: "Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận..." mà thầy đã viết trên đó mấy đoạn chăng? Hoặc cũng có lẽ do người đánh máy đã vô tình hoặc tự ý sửa hai chữ "chuối ngọt" ra "suối ngọt" chăng???



Phượng Các
#42 Posted : Monday, March 14, 2005 9:15:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Hoa Cỏ May

Hoa Cỏ May suy đoán ra thì có lẽ, thay vì phải viết: "Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một", thầy Nhất Hạnh đã vô tình viết lầm: "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một", có lẽ vì trong trí vẫn còn hình ảnh của câu: "Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận..." mà thầy đã viết trên đó mấy đoạn chăng? Hoặc cũng có lẽ do người đánh máy đã vô tình hoặc tự ý sửa hai chữ "chuối ngọt" ra "suối ngọt" chăng???




Chị Hoa Cỏ May,

- PC không nghĩ là thầy Nhất Hạnh viết lầm đâu chị, vì bản của Biển Nhớ rõ ràng là "chuối ngọt". Chớ nếu tất cả các bản đều ghi là suối ngọt thì chúng ta có thể dựa vào cái "logic" của đoạn văn mà cho là thầy vô tình viết lầm.

Ngòai ra còn có vài chi tiết sai lầm do sự đánh máy như sau:

dễ hay, cũng hay

- Biển Nhớ: Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ thấy hay .

- NgọcDung: Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ hay, cũng hay.

- quangduc.com: Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay.

Trong ba bản trên đây thì bản của Ngọc Dung là đúng nhất (theo trí nhớ của PC).

đáng lẽ hay đáng nhẽ.

- Biển Nhớ: Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại . Đáng lẽ chị tôi không nên đi lấy chồng tôi không nên đi tu mới phải

- quangduc.com: Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Ðáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải.

- Ngọc Dung: Tôi kể chuyện nầy, anh đừng nói tôi khờ dạị Đáng lẽ chị tôi không nên đi lấy chồng, tôi không nên đi tu mới phảị

Chắc chắn là thầy Nhất Hạnh viết "đáng lẽ" chớ không phải là "đáng nhẽ" vì thầy người Huế chớ không phải người Bắc, còn đoạn sau thì ba bản viết ba cách khác nhau, biết tin vào ai nếu không có bản chính trong tay.

Hic hic, đúng là tam sao thất bổn! Sad

A, chị Hoa Cỏ May phải là QH đã email cho PC không vậy? Question

ngodong
#43 Posted : Wednesday, March 16, 2005 4:39:01 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
MẸ

Như Hoa
Diễn đọc : Ngọc Dung



Tiểu Long Nữ
#44 Posted : Friday, March 18, 2005 4:15:49 AM(UTC)
Tiểu Long Nữ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 8
Points: 0

quote:
Gởi bởi ngodong


MẸ

Như Hoa
Diễn đọc : Ngọc Dung







Bài này rất hay. Tiểu Long Nữ có nghe qua rồi. Cheers, TLN :)

Hoa Cỏ May
#45 Posted : Wednesday, April 6, 2005 10:58:58 PM(UTC)
Hoa Cỏ May

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 10
Points: 0


Trở lại vấn đề "suối ngọt" và "chuối ngọt" trong bài Bông Hồng Cài Áo của Nhất Hạnh, chúng ta thấy có ấn bản ghi là: "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một.", lại có ấn bản khác chép là: "Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một."

Vậy chúng ta nên theo ấn bản nào?? Nếu phải chọn một trong hai câu đó, thì Hoa Cỏ May thấy nên chọn câu: "Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một." mới đúng, vì lẽ, nếu dùng riêng rẽ, chữ "suối ngọt" đúng hơn là "chuối ngọt". (Thật ra, Hoa Cỏ May chưa bao giờ nghe ai nói là "chuối ngọt" cả!!!) Còn trường hợp chúng ta nhất quyết khẳng định câu "Mẹ như chuối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một." mới đúng theo bản gốc của thầy Nhất Hạnh, thì Hoa Cỏ May thấy nên viết lại như sau: "Mẹ như chuối ngọt ba hương, như đường mía lau, như xôi nếp một.". Có lẽ thầy Nhất Hạnh cũng sẽ đồng ý như vậy!!!


Phượng Các
#46 Posted : Saturday, April 30, 2005 1:44:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tình cờ hôm nay đọc trong trang nhà quangduc.com có một bài như sau:

Luận suy về Bông Hồng Cài Áo

Thích Thiện Chí

---o0o---


Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ. Thượng tọa đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha ấy và khơi đúng nguồn cảm xúc sâu xa tận đáy lòng mọi người. Bằng cách diễn đạt cảm xúc tận đáy lòng của chính mình. Chắc có lẽ, ai có mẹ, cũng thương mẹ, cũng nhớ mẹ và nghĩ về mẹ như thế. Rồi cũng có điều, làm mọi người xốn xang là mình đã lơ là, thiếu bổn phận, khi cha mẹ còn sanh tiền. Nay nhận thức được, biết mình đã đánh mất đi cái gì thiêng liêng, vô giá. Cho nên, đối với mọi người - còn mẹ hay mất mẹ, "Bông hồng cài áo" làm cho chúng ta cay xé cõi lòng và từ đó, hiểu mình phải làm gì, để tỏ lòng, để đền đáp công sanh thành của mẹ cha. Cho nên bấy lâu nay, mỗi độ thu sang, Rằm tháng Bảy, đồng bào Việt Nam, cũng như tín đồ Phật giáo đều đi chùa, tụng kinh, cúng dường, bố thí, tạo mọi công đức lành, cầu nguyện cho mẹ cha, người hiện tiền đượ? sống lâu trăm tuổi, người đã qua đời, siêu sinh thác hóa.

Sau khi hành lễ và nguyện cầu. Từ sân chùa, tỏa đi khắp nẻo đường đất nước, các người con hiếu đạo, miệng nở nụ cười tươi, vì cảm thấy lòng mình thanh thản, bớt mọi ưu phiền.

Dù chưa đáp đền hết ân trọng, nhưng ít ra, cũng thể hiện cái gì đó, đối với mẹ cha. Bên cạnh niềm hân hoan đó, mọi người như đẹp ra. Bởi vì hôm nay, ngoài chiếc nón "Bài thơ", với tà áo dài phất phơ tung gió. Trước ngực mọi người, ai ai cũng có chiếc bông hồng xinh xắn, mang đầy ý nghĩa thân thương. Có những người mang trên ngực chiếc bông hồng trắng, mắt còn đỏ hoe, sưng ướt. Họ đã khóc, cho thân phận mồ côi của mình, cho cái tình cảm dạt dào của tình mẹ đối với con. Mắt em càng đỏ, càng đẹp. Bởi vì trong em chan chứa tình người mà ai đã khóc cho mẹ, biết bùi ngùi về công ơn ssnh thành dưỡng dục của mẹ cha, thì người đó, đẹp nết lẫn đẹp lòng. Cho nên, hòa cùng với gió thu nhè nhẹ, mưa ngâu lất phất : mùa Vu Lan Rằm tháng Bảy, đất nước Việt Nam sống trong cảnh thanh bình. Con người trở thành hiền diệu, bởi vì ai cũng hành trai, giữ giới hồi hướng cho mẹ cha. Như vậy, chiếc bông hồng, điểm tô thêm cái đạo đức của con người. Biểu tượng "Bông hồng cài áo" đã được Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, chủ trương thực hiện tại Việt Nam, sau khi Thượng Tọa đi du hóa tại Nhật, có ngày lễ của mẹ. Ngày ấy, mọi ngườ? cài cho nhau đóa hoa hồng. Thấy việc làm đó hay hay, nên khi về Việt Nam, Thượng Tọa đã viết bài "Hoa Hồng cài áo" và phát động "cài Hoa hồng" vào dịp Vu Lan.

Hồi xưa, tôi cứ thắc mắc. Tại sao Thượng Tọa không cho cài hoa khác. Chẳng hạn: hoa vạn thọ, nó vừa sặc sỡ, thơm tho, bền bỉ và như thế có nghĩa là mênh mông muốn cho mẹ cha được trường thọ. Hoặc tình mẹ con bất diệt. Chớ hoa hồng - mau tàn. Hơn nữa, hoa hồng xưa nay mang tiếng là hoa đẹp, có gai. Như vậy, chứng tỏ mình còn trách móc mẹ. Chính vì suy nghĩ như vậy, tôi thường ngắm nghía hoa hồng. Để tìm xem chiếc hoa hồng chức đựng ý nghĩa như thế nào. Hay đúng hơn, tôi sẽ nói gì, để biện minh cho biểu tượng "Bông hồng cài áo".

Nếu chúng ta quan sát. Chúng ta thấy cây hoa hồng có hai loại lá. Những lá gần gốc, gần nhánh, thường mang năm lá nhỏ. Lá gần nụ hoa, chỉ còn ba lá nhỏ mà thôi. Năm chiếc lá nhỏ, tượng trưng cho ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tính). Ba chiếc lá kia tượng trưng cho tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Đó là nếp sống đạo đức của người phụ nữ Á Đông, và phụ nữ toàn thế giới, nói chung.

Trước hết bàn về ngũ thường. Một người con gái, người phụ nữ, người mẹ - xứng đáng, là người giử trọn nhân cách của mình. Người con gái, người mẹ nào cũng dạt dào tình thương. Chính vì vậy, người con gái rất sợ đau thương, chia lìa, chết chóc. Cho nên, con gái thường thương yêu súc vật, sợ giết muôn loài. Đến khi thành mẹ, thì hết lòng thương con. Hễ nghe con khóc, dù bận rộn chuyện gì, cũng tất bật ôm con vào lòng cho bú mớm với lời ru con ngủ. Dẫu biết rằng, sữa là máu huyết, nhựa sống của bản thân mình, nhưng vì con, mẹ cho tất cả. Miễn sao con được no lòng. Tình thương của mẹ thật dạt dào nên, trong Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân có đoạn : "Mẹ thời, ăn đắng nuốt cay, đễ dành bùi ngọt đủ đầy cho con ... lại còn khi ngủ, ướt mẹ nằm. khô ráo phần con ...Miễn con sung sướng dầu phải mang nghiệp chướ?g cũng cam. Tính sao có lợi thì làm. Chẳng màng tội lỗi bị giam cầm ... ". Chính cái lòng "nhân" đó, chính sự thương yêu đó, ngườ? phụ nữ, mềm mỏng, nhiều cảm tình và đã hy sinh, chịu đựng cho ngườ? khác; cho con cái của mình.

Dù tình thương có dạt dào, dù sự luyến ái có cùng tột. Người con gái, người mẹ, được mọi người quý kính vì mẹ đã sống với một tư cách tốt lành. Tư cách này, được hấp thụ bởi sự truyền thừa của tổ tiên. Khi còn nhỏ, người con gái đã biết trau dồi "công, dung, ngôn, hạnh". Nghĩa là tự sửa đổi và sống mực thước. Đi, đứng, nói năng, hành động đoan trang, thùy mị, khéo léo. Lớn lên một chút đã biết giữ mình "tiết sạch giá trong". Cho nên "khuê môn bất xuất", giữ đạo làm con, học hạnh làm người. Khi về nhà chồng thì "thủ phận dâu con" kính trên nhường dưới. Chính cái nề nếp gia phong, lễ nghi phép tắt được huấn dục từ nhỏ. Ngườ? con gái Việt Nam, khi làm Mẹ đã truyền thụ cho con mình đạo đức và sự cảm phục. Đó là cái lễ của người Á Đông. Nếu chỉ giữ kẻ cho mình, để rồi dương tự đắt. Người con gái đã đánh mất đi cái thùy mị và công dung ngôn hạnh của mình. Cho nên, đối vớ? cha mẹ, thì hiếu thảo. Đối vớ? anh chị em thì thuận hòa. Đối vớ? xã hội thì kính trên nhường dướ?. Đối với thầy bạn thì một mực kính yêu, vâng lời. Làm vợ thì trung nghĩa.

Người ta thường nói "Trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng". Xét ra thì quá khắt khe vớ? phụ nữ, người mẹ được mọi người sủng ái, con cái yêu vì, bởi đứ? tánh thủy chung, tiết hạnh. Sống có "Nghĩa" như vậy, mới chứng tỏ thương chồng vì con. Việt Nam ta có "Hòn Vọng Phu". Người đàn bà ôm con đợi chồng ngoài chiến trận. Chờ đợi mỏi mòn rồi hóa đá, sự hóa đá đó, nói lên sự?sắc son, nghĩa khí của người vợ, người mẹ. Cái "Nghĩa" đó là bài học giáo dục, là tình thương to lớ? của ngườ? phụ nữ đối với chồng và con. Thườ?g thì ngườ? mẹ nào thủ tiết thờ?chồng, con cái trong gia đình nên danh nên phận. Ngườ? ta thườ?g đánh giá con qua tư cách của mẹ. Tục ngữ Việt Nam có câu "Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng". Cho nên sự?trung nghĩa của mẹ là gia tài vô giá của con.

Nhưng không phải vì cái nhân, cái lễ, cái nghĩa mà người đàn bà ù lì, thiếu trí. Ngoài cái tình cảm dạt dào, cái khuôn phép, nề nếp gia phong, cái trung kiên sắt đá. Người phụ nữ còn biết lo toan cho sự nghiệp ngày mai bằng thêu thùa, may vá, hoặc tần tảo nuôi chồng, nuôi con. Danh từ "Nội tướng" vì thế được dành cho người vợ, người mẹ. Nghĩa là mẹ cũng là người đảm đang khéo léo, lo toan, vén khéo từ chuyện trong nhà, đến việc giao tế cư xử ngoài xã hội. Khổng Tử nên người, phải chăng do trí của bà mẹ ? Nếu mẹ Khổng Tử cứ để cho con sống gần lò sát sinh, thì chắc sau này Khổng Tử đã làm nghề đồ tể. Mà người con ngay từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn, đều chịu ảnh hưởng phần lớn giáo dục của mẹ. Với điệu ru con ngủ, tư cách đoan trang, lời nói nhẹ nhàn, giáo dục khôn khéo v.v... đã in đậm vào tâm trí của con. Cho nên, con thành người, hiển đạt là do sự giáo dục của mẹ. Đó cái "Trí" của mẹ vậy.

Cuối cùng là chữ "Tín". Rất quan trọng đối với phụ nữ. Người mẹ được con yêu vì cũng vì chữ tín. Nghĩa là, tư cách, đạo đức của mẹ được con và mọi người tín nhiệm. Muốn thực hiện được chữ tín ấy, người phụ nữ phải thực hiện trọn vẹn bốn đức tính trên (nhân, lễ, nghĩa, trí). Ngoài ra, lời nói và việc làm phải là một. Nói năng phải giữ hòa khí, kính nhường. Hành động phải rõ ràng, trong sáng. Tín được đánh giá qua sinh hoạt và đời sống đạo đức của con người. Xưa kia, Khổng Tử thấy ngườ? ta giết lợn. Về nhà hỏi mẹ, mẹ Khổng Tử đáp : "Người ta giết lợn để lấy thịt cho con ăn". Đã lỡ lời, dù nhà nghèo mẹ Khổng Tử phải bằng mọi cách mua cho Khổng Tử thịt lợn để ăn. Ngày nay, Khổng Tử được làm thầy thiên hạ, không phải tự nhiên mà được. Mà là do hấp thụ các nhân cách, đạo đức của mẹ. Vì vậy, ngủ thường là đứ? tính cao quý mà tất cả phụ nữ phải rèn luyện, khắc kỷ - để sau này truyền thụ lại cho con. Năm lá hoa hồng tượ?g trưng cho đứ? tính cao đẹp ấy.

Khi hoa hồng có nụ. Năm chiếc lá giảm xuống còn có ba. Tượng trưng cho tam tòng. Nghĩa là, muốn cho tình thương trọn vẹn, đạo đức mình tốt đẹp, người phụ nữ phải có ba đức tánh thuần phục. Khi còn nhỏ, phải hiếu thuận với cha mẹ. Lớn lên, có chồng, phải một dạ thủy chung. Khi chồng qua đời, thì ở vậy nuôi con. Thường người ta nói : "giọt nước trước, chảy làm sao, giọt nước sau chảy như vậy". Cho nên, người mẹ muốn con mình hiếu thuận, trướ? hết phải làm con hiếu thuận. Muốn con mình quý kính, dạy dỗ được nó, thì phải là người đàn bà chung thủy, ngay thật. Ai trên đời, không muốn tự do và hưởng thụ. Nhưng vì con, từ nhỏ cho đến khi lìa đời, ngườ? đàn bà đã hy sinh, đánh mất đi sự?tự do của bản thân mình. Chịu nép mình, khắc kỷ theo nề nếp đạo đứ? gia phong. Đến khi có chồng có con thì hết lòng vì chồng con. Chồng chết, thủ tiết thờ chồng nuôi con. Cho nên Tam Tòng là kết tinh cái giá trị cao quý của ngừờ? đàn bà. Nó là giá trị chung cuộc của người phụ nữ từ?khi sanh ra đến khi lìa đời. Chính giá trị đó, kết tinh thành nhự? sống, sự?yêu thương cho đàn con. Vì vậy, sau ba chiếc lá đó, hoa hồng đã nẩy nở, lung linh trước gió và khởi sắc trước ánh mặt trời.

Hoa hồng, ngoài cái sặc sở của màu sắc; còn chứa đựng mùi hương nhẹ nhàng thanh khiết. Đó là kết tinh của ngày sinh trưởng chồi non, đâm tược nẩy cành. Rồi từ năm lá, còn ba lá, để sau cùng, nở ra một đóa hoa hồng thắm. Chiếc hoa hồng đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, phấn đấu trước phong ba bão táp, để rồi góp phần làm đẹp cuộc đời. Cũng vậy cái cao quý, cái tình thương của người mẹ là kết tinh đạo đức của tổ tiên, của sự khôn khéo trong đời sống; để rồi chịu đựng, hy sinh, nhẫn nại, truyền thụ cho con. Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình. Cho nên, màu hồng tượng trưng cho sự sống của người mẹ. Sự sống ấy, sức sống ấy, mẹ để lại cho con, cho cuộc đời. Nếu mất mẹ, con đã mất đi sứ? sống ấy, tình thương ấy. Cho nên, ai mất mẹ, như hoa hồng không còn màu sắc.

Bởi trải qua quá trình hy sinh, gian khổ. Cho nên, người mẹ dễ dàng kiệt lực. Hình ảnh chiếc hoa hồng sớm tàn phai phải chăng nói lên sự tàn phai, kiệt lực của người mẹ. Vì ai ? Phải chăng vì chúng ta, những người con của mẹ.

Muốn chiếc hoa hồng đừng vội khô héo, úa tàn. Chỉ cần ngâm cành hoa vào ly nước lạnh. Nước lạnh thì có chất bổ dưỡng gì. Nhưng có nó, chiếc hoa hồng thêm sức sống. Cũng vậy, tình con đối với mẹ lợt lạt, lơ là. Nhưng mẹ thiếu tình con, mẹ cũng chóng úa tàn, ủ dột. Vì vậy, rất diễm phúc cho người mẹ nào có con hiếu thảo. Người mẹ ấy sẽ sống lâu, thanh thản vui tươi một đời. Cho nên, hiếu thảo với cha mẹ là thêm sức sống cho cha mẹ. Thiếu tình thương với cha mẹ, hoặc sống không đạo đức, để cha mẹ lo âu, phiền muộn là bức tử cha mẹ - như hoa hồng thiếu nước vậy.

Tuy nhiên, dù con có đối xử thế nào đi nữa, thì cha mẹ vẫn cưu mang. ưu hoài lo lắng về con. Suốt cuộc đời, nào phải dưỡng nuôi, tần tảo, rồi giáo dục, dựng vợ gả chồng. Đến khi gần chết, còn lo cho con, cho cháu đói no, thiếu kém. Nên cuối cùng còn để cho con di sản, gia tài. Tục ngữ Việt Nam có câu "Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nghĩa là công ơn của cha mẹ cao lớn, bất tận. Cũng như vậy, hoa hồng dù chóng tàn phai, nhưng đài hoa luôn luôn xanh tươi rắn chắc.

Cái khó chịu nhất của biểu tượng hoa hồng cài áo là những chiếc gai của nó. Bởi vì, nói mẹ là tình thương, là đạo đức, là... nhưng cuối cùng, những chiếc gai đó, như phá tan, làm đổ nát cái cao quý thiêng liêng về mẹ. Nhưng suy đi nghĩ lại. Chính những cái gai đó mới lột tả hết cái tình thương cao quý của mẹ. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, có những bà mẹ, vì quyền lợi, địa vị, danh vọng của con đã bằng tất cả mưu trí, kể cả tính độc ác để soán ngôi, tráo chúa. Vì con, mẹ cũng dám xé xác tình địch để dành chồng dành cha. Vì con, mẹ dám giết gà mổ heo để cho con được bổ dưỡng. Cho nên Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân có dạy : "Vì con miễn sao có lợi thì làm. Chẳng màng tội lỗi giam cầm". Tất cả tính ích kỷ, nhỏ nhoi, độc ác, tị hiềm, thủ lợi v.v... của mẹ - là vì con. Con chó, con gà khi có con thì trở thành hung hăng. Loài súc sanh còn thế, huống chi con người. Cho nên, thật là hay, nếu chiếc hoa hồng thiếu gai, nhưng hoa hồng sẽ khó giữ được cái tươi đẹp, cái trọn vẹn của hoa hồng. Người con gái không có cứng rắng thì khó giữ được sự tinh nguyên của ngườ? con gái.

Người mẹ thiếu đi tính ích kỷ, độc ác thì làm sao bảo vệ, nuôi dưỡng đàn con. Do đó, cái cay cú, độc hiểm mới thể hiện đứ? tính cao quý của mẹ, một cách trọn vẹn. Như vậy, biểu tượ?g "Hoa Hồng cài áo" là một biểu tượng diễn đạt hết tâm tình của người mẹ đối vớ? con. Cho nên cứ mỗi độ Vu Lan Rằm tháng Bảy, tất cả những người con sung sướ?g được gắn chiếc bông hồng lên áo. Nơi đó, tim ta đang thổn thứ?, làm chiếc bông hồng thêm sinh động. và tình mẹ con thêm dạt dào nhớ?thương. Nhưng cài hoa hồng lên áo, không có nghĩa là chỉ ca ngợi về mẹ, mà còn nhắc nhở chúng ta có hiếu vớ? cha mẹ. Chúng ta có bổn phận phải đền đáp lại ân đứ? hy sinh của cha mẹ; đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục. Nhưng đền đáp bằng cách nào - chẳng thấm tháp vào đâu ! Giống như hạt muối bỏ vào biển. Như hạt cát thêm vào sa mạc. Nhưng dầu sao, có làm, có thể hiện thì cũng hơn không. May mắn cho chúng ta. Chúng ta có giáo lý của Đứ? Phật. Ngài đã chỉ cho chúng ta con đường cao thượ?g và phương pháp trả hiếu trọn vẹn. Ngày lễ Vu Lan, cung thỉnh thập phương Tăng, thiết trai cúng dường - vớ? thứ? ăn trăm món, trái cây trăm màu v.v... chỉ là thử thách lòng nhiệt thành của chúng ta và tháo gở, cứ? thoát tâm bỏn sẻn, ích kỷ của cha mẹ khi còn sinh tiền. Cái quan trọng là chúng ta ý thứ? đượ? sự?hiếu đạo và thự? hiện trong cuộc đờ?. Thông thường khi chúng ta thọ ân ai muốn đền đáp lại, ai cũng muốn trả ơn cái mình đã thọ. Nếu không có đạo Phật thì chúng ta khó thể hiện đượ? điều nầy. Bởi vì, công ơn cha mẹ cao như trời biển. Nhưng để đối lại cái đạo đứ?, cái khắc kỷ "ngũ thườ?g" của cha me,?chúng ta giữ "ngũ giớ?" của Phật giáo.

Cha mẹ mong cho chúng ta nên ngườ?, thành người đạo đứ? cho nên suốt cuộc đờ? người đã nhẫn chịu khuôn phép đạo đ?#7913;? của tổ tông, trui luyện đúng nhân phẩm. Nay chúng ta cũng phải suốt đời giữ tròn năm giới. Sở dĩ năm giới của Phật Giáo có thể đối đãi với công ơn cha mẹ, vì năm giới của Phật Giáo xuất thế - vượt trên cái đạo đức của con người. Giữ tròn năm giới không những chúng ta có đạo đức của một con người, mà chúng ta còn có tình thương bao la với người, với vật mà còn thoát khỏi cái nghiệp báo luân hồi. Một khi chúng ta thoát được nghiệp quả luân hồi thì chúng ta còn cứu thoát quả khổ của cha mẹ - như gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên. Cho nên, muốn cha mẹ yên lòng không gì hơn là chúng ta có tình thương với muôn loài. Lục đạo chúng sanh cũng là cha mẹ trong nhiều đời, nhiều kiếp. Muốn cứu rỗi cha mẹ, không gì hơn là thoát khỏi luân hồi. Người xưa có dạy :"Nhứ? nhơn thành đạo, cữu huyền thăng". Cho nên giữ tròn năm giới là đáp lại năm đức của cha mẹ. Đồng thời cứu thoát cha mẹ khỏi trầm luân. Nhưng muốn hiểu và thực hành đúng năm giới đó, chúng ta phải quy y Tam Bảo. Bởi vì chỉ có Đức Phật, lời dạy của Phật, và sự?hướ?g dẫn của chư Tăng là chơn chánh. Mẹ chúng ta vì chúng ta mà giữ tam tòng, để tròn đức hạnh của một người mẹ.

Chúng ta muốn tròn đứ? hạnh và xứ?g đáng là ngườ? con - không gì quý hơn là phải sống chơn chánh - bằng cách quy thuận và thực hành theo giáo huấn của Tam Bảo. Phần tự tu tự?độ cho chúng ta, nhờ thế được trọn vẹn. Nhưng điều đó chỉ đáp lại công hy sinh sức nhẫn nại của cha mẹ đối với chúng ta. Chúng ta phải phát tâm thêm nữa, thương người mến vật. Tình thương bao la rộng lớn ấy, mới đáp lại phần nào, tình thương của cha mẹ đối với chúng ta. Cho nên hạnh lợi tha (làm lợi ích cho người khác) là công đức trọn đầy để hồi hướng cho tình thương của cha mẹ. Cha mẹ sanh tiền thương ta, muốn chúng ta sống an nhàn đạo đức, nếu chúng ta giũ tròn tam quy, ngũ giới thì đã làm cho cha mẹ vui lòng. Cha mẹ chết đi, để lại cho chúng ta gia tài sự sản. Đáp lại, làm con, chúng ta phải tìm cách siêu độ vong linh về thế giới an lành. Muốn vậy, chúng ta phải ăn chay, niệm Phật, tụng kinh v.v... mong sao cha mẹ mình về nơi an vui vĩnh viễn. Có như vậy, chúng ta mới cởi bỏ tất cả nghiệp chướng mà cha mẹ chúng ta đã vì chúng ta mà gây tạo.

Tóm lại, đáp lại đức hạnh của mẹ, chúng ta phải thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Đáp lại tình thương của mẹ, chúng ta phải phát tâm tu tập.

Đáp lại công ơn sanh thành và dưỡng dục và lo lắng của cha mẹ, chúng ta phải cầu nguyện và hồi hướng công đức cho cha mẹ sớm về cõi Cực Lạc và để cởi bỏ nghiệp chướng mà cha mẹ vì chúng ta phải đeo mang, bằng sự tu tập chứng đắc và thanh tịnh của chính mình.

Được như vậy, chúng ta mới xứng đáng bổn phận làm con và Bông Hồng cài áo trọn đầy ý nghĩa.


Có lẽ tác giả đọc không kỹ đoản văn Bông Hồng Cài Áo của Nhất Hạnh. Thầy Nhất Hạnh viết là bông hoa màu hồng chớ thầy đâu có viết bông hồng.

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother's Day ) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

[trích trong Bông Hồng Cài Áo xem các link giới thiệu trong các trang trên trong cùng đề mục này]


Tiểu Long Nữ
#47 Posted : Sunday, May 8, 2005 2:03:38 AM(UTC)
Tiểu Long Nữ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 8
Points: 0


quote:
Gởi bởi ngodong

MẸ

Như Hoa
Diễn đọc : Ngọc Dung





Tiểu Long Nữ hôm nay có ghé vào thăm PNV và cũng muốn tìm xem có bài thu âm nào mới không. Hình như không thấy có thêm bài thu âm nào mới cả??? Bài MẸ của Như Hoa rất hay. Tiểu Long Nữ có nghe qua rồi và rất thích. Cheers, TLN :)

Okharon
#48 Posted : Monday, May 9, 2005 12:40:53 AM(UTC)
Okharon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 47
Points: 0

quote:
Gởi bởi Tiểu Long Nữ
Tiểu Long Nữ hôm nay có ghé vào thăm PNV và cũng muốn tìm xem có bài thu âm nào mới không. Hình như không thấy có thêm bài thu âm nào mới cả??? Bài MẸ của Như Hoa rất hay. Tiểu Long Nữ có nghe qua rồi và rất thích. Cheers, TLN :)


Chị Tiểu Long Nữ ui,
Ở đây có bài của chị cần nghe đấy chị TLN
link://dactrung.net/phorum/tm.asp?m=178062
Chị có thích không hở chị Blush
Chín Út
#49 Posted : Monday, May 9, 2005 1:09:40 AM(UTC)
Chín Út

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 693
Points: 0

quote:
Gởi bởi Okharon

quote:
Gởi bởi Tiểu Long Nữ
Tiểu Long Nữ hôm nay có ghé vào thăm PNV và cũng muốn tìm xem có bài thu âm nào mới không. Hình như không thấy có thêm bài thu âm nào mới cả??? Bài MẸ của Như Hoa rất hay. Tiểu Long Nữ có nghe qua rồi và rất thích. Cheers, TLN :)


Chị Tiểu Long Nữ ui,
Ở đây có bài của chị cần nghe đấy chị TLN
link://dactrung.net/phorum/tm.asp?m=178062
Chị có thích không hở chị Blush



Chị Okharon, 9U xin lỗi đã edit lại cái link trong cái post của chị , vì chưa được sự đồng ý của website ĐT xin đừng post những link direct vào bên đó, xin chị thông cảm.
(xin vui lòng thay chữ link = http và paste vào IE thì sẽ được dẫn đến đó )

9U

Okharon
#50 Posted : Monday, May 9, 2005 1:20:08 AM(UTC)
Okharon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 47
Points: 0

quote:
Gởi bởi Chín Út

Chị Okharon, 9U xin lỗi đã edit lại cái link trong cái post của chị , vì chưa được sự đồng ý của website ĐT xin đừng post những link direct vào bên đó, xin chị thông cảm.
(xin vui lòng thay chữ link = http và paste vào IE thì sẽ được dẫn đến đó )

9U




Ủa sao kỳ vậy anh Chín? Ốc đưa lên vì thấy bên đó, chỉ cần bấm vào tự chuyển sang web đó coi thôi mà, đâu có phải là lấy bài không ghi nguồn đâu ạ? thế sao Ốc thấy các anh chị ở đây đưa nhạc cũng đưa luôn từ Trinh Nữ sang đây có sao đâu?
Sao anh lại nghĩ là Đặc Trưng không đồng ý? Xin lỗi nếu Ốc hỏi câu lãng xẹc.
Chín Út
#51 Posted : Monday, May 9, 2005 1:27:55 AM(UTC)
Chín Út

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 693
Points: 0

Chị Ốc ơi,

Hông phải lãng xẹt đâu Smile, nhưng vì lúc trước đã có những post đưa link qua ĐT như vậy và đã nhận được sự không đồng ý nên PNV phải tôn trọng điều đó. Còn nếu web trinhnu có sự yêu cầu lấy ra các link đó thì cũng phải tôn trọng yêu cầu của họ thôi Smile

9U
Okharon
#52 Posted : Monday, May 9, 2005 1:44:44 AM(UTC)
Okharon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 47
Points: 0

quote:
Gởi bởi Chín Út

Chị Ốc ơi,

Hông phải lãng xẹt đâu Smile, nhưng vì lúc trước đã có những post đưa link qua ĐT như vậy và đã nhận được sự không đồng ý nên PNV phải tôn trọng điều đó. Còn nếu web trinhnu có sự yêu cầu lấy ra các link đó thì cũng phải tôn trọng yêu cầu của họ thôi Smile

9U


Xin cảm ơn anh Chín đã cho biết như vậy. Chắc không chỉ mình Ốc thắc mắc đâu.
Ốc thì đang nghĩ khác... Nhưng thôi, Ốc không thắc mắc nữa.
Chị Tiểu Long cô nương chịu khó vào đặc trưng tủ sách ghi âm nghe bài chị yêu cầu nha chị

Okharon
Tiểu Long Nữ
#53 Posted : Monday, May 9, 2005 4:36:30 AM(UTC)
Tiểu Long Nữ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 8
Points: 0

quote:
Gởi bởi Okharon

quote:
Gởi bởi Chín Út

Chị Ốc ơi,

Hông phải lãng xẹt đâu Smile, nhưng vì lúc trước đã có những post đưa link qua ĐT như vậy và đã nhận được sự không đồng ý nên PNV phải tôn trọng điều đó. Còn nếu web trinhnu có sự yêu cầu lấy ra các link đó thì cũng phải tôn trọng yêu cầu của họ thôi Smile

9U


Xin cảm ơn anh Chín đã cho biết như vậy. Chắc không chỉ mình Ốc thắc mắc đâu.
Ốc thì đang nghĩ khác... Nhưng thôi, Ốc không thắc mắc nữa.
Chị Tiểu Long cô nương chịu khó vào đặc trưng tủ sách ghi âm nghe bài chị yêu cầu nha chị.

Okharon


Cám ơn chị Ốc rất nhiều (BTW, Okharon nghĩa là gì vậy?). Tiểu Long Nữ đã tìm vào Tủ Sách Ghi Âm của Đặc Trưng theo cái link của chị Ốc cho và có đọc được bài thu âm mới của chị Ngô Đồng: "Tường Thuật Về Một Giấc Mơ Kỳ Lạ" của Trúc Huy, do Giọt Mưa Tím diễn đọc. Rất hay và rất cảm động.

TLN cũng thắc mắc tại sao mình không được dùng cái link để vào website của người ta? Đúng như chị Ốc nói: "đâu có phải là lấy bài không ghi nguồn đâu?" Theo TLN, bài thu âm là của chị Ngô Đồng, vậy chị NĐ có thể đem vào PNV được chứ, ai cấm? Còn anh TVK có ý kiến nhận xét gì thêm về bài thu âm mới này của chị NĐ không? Cheers, TLN :)


tvk
#54 Posted : Monday, May 9, 2005 5:13:15 AM(UTC)
tvk

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 305
Points: 0

quote:
Gởi bởi Tiểu Long Nữ
...
Còn anh TVK có ý kiến nhận xét gì thêm về bài thu âm mới này của chị NĐ không? Cheers, TLN :)[/blue]





À há!!! Chít GMT rồi! tvk có dịp chả thù!!! đợi đó!!![}:)]
tvk
#55 Posted : Monday, May 9, 2005 5:34:09 AM(UTC)
tvk

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 305
Points: 0

quote:
Gởi bởi Tiểu Long Nữ
...
Còn anh TVK có ý kiến nhận xét gì thêm về bài thu âm mới này của chị NĐ không? Cheers, TLN :)[/blue]





Nghe hòai mà không tìm được gì chị TLN à. Giọng GMT vẫn truyền cảm như thường...BlushShy
Okharon
#56 Posted : Monday, May 9, 2005 6:05:30 AM(UTC)
Okharon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 47
Points: 0

quote:
Gởi bởi Tiểu Long Nữ
Cám ơn chị Ốc rất nhiều (BTW, Okharon nghĩa là gì vậy?). Tiểu Long Nữ đã tìm vào Tủ Sách Ghi Âm của Đặc Trưng theo cái link của chị Ốc cho và có đọc được bài thu âm mới của chị Ngô Đồng: "Tường Thuật Về Một Giấc Mơ Kỳ Lạ" của Trúc Huy, do Giọt Mưa Tím diễn đọc. Rất hay và rất cảm động.

TLN cũng thắc mắc tại sao mình không được dùng cái link để vào website của người ta? Đúng như chị Ốc nói: "đâu có phải là lấy bài không ghi nguồn đâu?" Theo TLN, bài thu âm là của chị Ngô Đồng, vậy chị NĐ có thể đem vào PNV được chứ, ai cấm? Còn anh TVK có ý kiến nhận xét gì thêm về bài thu âm mới này của chị NĐ không? Cheers, TLN :)



Thưa chị Tiểu Long Nữ cô nương Smile đừng có cảm ơn Ốc. Bài Tường Thuật Về Một Giấc Mơ Kỳ Lạ ốc thích lâu rồi. Thấy chị cũng thích nên hôm đó ốc nói gửi lên đây để chị với những ai thích thì cùng nghe. Từ ngày mẹ mất ốc cũng hay mơ thấy mẹ Black EyeBlack EyeBlack EyeBlack Eye chị ND đọc tặng ốc. Ốc cảm ơn chị Ngô Đồng đã lồng nhạc và đưa lên Đặc Trưng. Từ hôm đó ốc muốn vào cảm ơn chị Ngô Đồng và chị ND nhưng ốc đang nhớ mẹ ốc chưa vào được. Black EyeBlack EyeBlack Eye Bài Mẹ của chị Như Hoa cũng làm ốc nhớ mẹ....
Chị Tiểu Long cô nương ơi, ốc nghĩ chị Ngô Đồng đưa sang ĐT có lẽ vì câu " Tủ Sách Ghi Âm Đặc Trưng" mà chị ND diễn đọc , vì lý do đó chị NGô Đồng không thể đưa sang đây. Còn ốc chỉ cho chị vì nghĩ đơn giản chỉ là ốc dùng link dẫn vào website đặc trưng để nghe. Như thế rất đúng nguyên tắc của các websiter cũng như bên đó khi ai muốn dẫn giải gì không muốn ghi nguồn chỉ ghi vào đây để xem và cứ thế có thể bấm vào được. Thế là không phạm nguyên tắc là mang hết về và không ghi rõ nguồn. . Nếu mang hết về đây và không ghi nguồn điều ấy mới đáng để Admin Đặc Trưng không đồng ý. Vì thế là không nên. Còn chỉ link đọc thì websiter nào cũng cho phép hết. Ngọai trừ một số websiter nếu họ không đồng ý, muốn xem bài phải đăng ký thành viên của websiter.
Ốc không nói nữa. ốc thấy không vui nữa

quote:
Nghe hòai mà không tìm được gì chị TLN à. Giọng GMT vẫn truyền cảm như thường...

BlushBlushBlush bài này chị ND đọc với giọng đọc khác đấy anh tvk dơ cao dọa dẫm làm ốc hết hồn rồi anh phán một câu xanh rời khen ngợi. Anh mà đùa vậy có ngày anh bị giận đó Tongue
ốc cũng như chị Tiểu Long cô nương đố anh tìm được.
Ốc có nghe bài Mất Hút Xuân Thì của anh bên ĐT rồi. Hình bìa đẹp. Nhạc nền hay và anh đọc cảm động lắm. Anh với chị ND đọc một bài cho ốc và các anh chị khác nghe đi

Okharon


Chín Út
#57 Posted : Monday, May 9, 2005 6:51:34 AM(UTC)
Chín Út

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 693
Points: 0

quote:
Gởi bởi Tiểu Long Nữ
TLN cũng thắc mắc tại sao mình không được dùng cái link để vào website của người ta? Đúng như chị Ốc nói: "đâu có phải là lấy bài không ghi nguồn đâu?" Theo TLN, bài thu âm là của chị Ngô Đồng, vậy chị NĐ có thể đem vào PNV được chứ, ai cấm? Còn anh TVK có ý kiến nhận xét gì thêm về bài thu âm mới này của chị NĐ không? Cheers, TLN :)



Xin chào mừng chị TLN tham gia lại.
Về chuyện để cái link kia chỉ vì PNV chưa được sự đồng ý của ĐT nên không thể làm đại được , hy vọng chị không phiền lòng khi theo cách kia để qua đó nghe các bài đọc.

Xin nhắn riêng với chị là cái post trong topic "Những bài viết về Mẹ", hôm nay 9U tính dời nó ra phòng này "Ra Mắt - Chào Mừng - Nhắn Tin - Hiếu Hỷ" cho phù hợp, nhưng trục trặc sao đó nên nó bị mất đi chứ không phải 9U xóa đi. Xin thành thật xin lỗi chị về sự cố này.

Thân ái

9U
ngodong
#58 Posted : Monday, May 9, 2005 12:15:54 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Bandwidth Limit Exceeded
The server is temporarily unable to service your request due to the site owner reaching his/her bandwidth limit. Please try again later.


Có bao giờ bạn thấy dòng chữ này hiện lên chưa. Nếu có thấy, thì đó là câu N Đ giải thích đơn giản nhất tại sao N Đ không post link mp3 của ĐT vào đây nữa.

N Đ có thể hợp tác với tất cả các website N Đ thích, nhưng dùng server của một website khác thì N Đ không thể nào làm được.

Lúc trước vì N Đ không biết nên làm sai, nay biết rồi mà dùng tiếp là không được các bạn đồng ý với N Đ không?

Các bài của anh TVK - N Đ dùng server của N Đ. Các bạn biết về cách tạo website sẽ hiểu điều này rất rõ.

N Đ có thể chỉ link để đọc như sau :

Bài Mất Hút Xuân Thì các bạn có thể tìm nghe tại đây :

http://dactrung.net/phorum/tm.asp?m=178389

Nhưng N Đ không được dùng server của ĐT load file đọc lên khoảng 3-4MB = 3000hay4000KB mà load lên Phụ Nữ Việt.

Các bạn chỉ cần làm một bài tính nhân, nếu cùng lúc có 10 người click vào link đọc truyện thì server phải chuyển tải bao nhiêu MB, và đó là banwidth một server tính cho một website - họ giới hạn trong một ngày, một tuần, một tháng website đó được quyền chuyển tải bao nhiêu MB.

Những bài nhạc load trên Trinh Nữ, file chỉ khoảng 400-500 KB nên mức chuyển tải dễ dàng hơn.

Các bạn click vào

http://dosite.net/nhuhoa/mathut2.mp3

sẽ thấy rất chậm , vì server của N Đ dùng bandwidth rất ít, nên chỉ cần 4 người cùng click vào là nó im ru hà.

Hy vọng câu trả lời này của N Đ đủ rành mạch để các bạn không buồn lòng , hay thắc mắc.

Các bài đọc của Giọt Mưa Tím tuyệt hay, mà sau khi N Đ làm cho file nhỏ lại trước khi post lên ĐT giọng đọc không còn hay như nguyên bản nữa - Bài của anh TVK đọc rất hay , thì file lớn đến 24MB = 24.000KB - N Đ làm cho nhỏ xuống còn có 3 MB là nghe nghẹt mũi rồi đúng không?

Có chút xíu hà, Tiểu Long Nữ bước qua - bước lại cho vui mà - N Đ rất thích làm nhạc, hòa giọng đọc - N Đ còn đang o bế bài Nén Tâm Hương đây nè.

Các bạn hết thắc mắc chưa? Ốc còn thắc mắc không? còn buồn trong bụng không? TVK ơi giúp N Đ không? hễ giúp thì N Đ giới thiệu Nghi Lâm đọc cùng TVK nha.

HY cho N Đ mang bài Hồ Như Huyền Thọai vào tủ sách âm thanh ĐT không?

Theo N Đ - khi chúng ta hiểu kỹ mọi điều, sẽ là bạn nhau dễ hơn là đoán này đoán nọ, buồn trong bụng rồi tự dưng... khi không giận người ta hà.

Có ai đang giận ai không nè....

tvk
#59 Posted : Tuesday, May 10, 2005 4:33:06 AM(UTC)
tvk

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 305
Points: 0

quote:
Gởi bởi ngodong

Bandwidth Limit Exceeded
The server is temporarily unable to service your request due to the site owner reaching his/her bandwidth limit. Please try again later.


... TVK ơi giúp N Đ không? hễ giúp thì N Đ giới thiệu Nghi Lâm đọc cùng TVK nha.






okkkkkkkkkkkkk
hổm rày kiếm bài nhạc cho Nén Tâm Hương mà chưa ra...
tvk
#60 Posted : Tuesday, May 10, 2005 4:44:01 AM(UTC)
tvk

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 305
Points: 0

quote:
Gởi bởi Okharon
Gởi bởi Tiểu Long Nữ

ốc cũng như chị Tiểu Long cô nương đố anh tìm được.
...
Okharon






Đố tìm được gì hả Ốc?? tìm chỗ để chê hả Ốc? Ờ tìm mỏi tai mà không được Ốc à!!
Users browsing this topic
Guest (3)
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.