Trong suốt tiến trình Giữ Nước và Dựng Nước của dân tộc Việt Nam hơn 4000 năm qua , biết bao là trận chiến thật khốc liệt ,mang đầy tình chất anh hùng đã xiển dương những đức tính bất khuất hào hùng của Tổ Tiên Hồng Lạc,mà giờ đây,tháng ngày trôi qua, vẫn còn đọng trên nét mày, còn vương trên dáng vóc , trong nhân dáng Việt Nam .
Nói về trận chiến Ðống Ða của dân tộc Việt Nam do vua Quang Trung chỉ huy cùng các tướng lảnh Tây Sơn , chiếm lại thành Thăng Long do Tôn Sĩ Nghị và 20 vạn quân Thanh chiếm đóng …( theo lời yêu cầu của vua Lê Chiêu Thống ! )vào mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ( 1789 ) , người dân Việt Nam lúc nào cũng hãnh diện có một vị Tướng Lãnh tài hoa lổi lạc như thế !
200 ngàn quân Thanh , tướng lãnh hùng hậu , cờ xí rợp trời , nghêng ngang vào đất Việt … như vào chổ không người , thế mà chỉ trong vòng 10 ngày( sớm hơn lời dự đoán của vua Quang Trung : 2 ngày ) mà toàn bộ quân xâm lược của nhà Thanh phải tan tác như vịt lạc bầy , phải quăng bỏ tất cả chạy trốn như gặp tà , không dám ngừng lại …cho một nhịp thở !
Ngay cả bộ Sử Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca được soạn dưới triều Nguyễn cũng ghi chép chiến công hiển hách này của vua Quang Trung thật đầy đũ trong tinh thần thán phục …dù rằng triều Nguyễn xem vị anh hùng dân tộc này như là kẻ thù không đội trời chung …
Với hiểu biết hạn hẹp nhưng với lòng ngưỡng mộ tràn đầy đối với vị Hoàng Ðế Quang Trung oai hùng , chiêudương xin trình bày tự sự của đoạn sử thần kỳ này :
Chừ đây lại đã xuân sang
Giữa cố quận một mùa xuân nghịch lữ
Ai kia lòng có mang mang
Đầy vơi sầu xứ -- Hãy cùng ta
Ngẩng đầu lên, hướng về đây tâm sự
Nghe từng trang lịch sử thét từng trang...
Bài Ca Bình Bắc - Vũ Hoàng Chương
TRẬN CHIẾN GÒ ÐỐNG ÐA…(Mồng năm Xuân Kỷ Dậu ( 1789 ))
Gò Ðống Ða thuộc địa phận làng Ðồng Quang , Ðại Lý Hoàn Long ( Hà Nội ) …Ai có dịp đi từ Thái Hà Ấp tới các làng Mọc trên con đường Hà Nội đi Hà Ðông , sẽ nhìn thấy những mô đất nhấp nhô ở cánh đồng : Ðó là những di tích cuối cùng của quân nhà Thanh , sau khi thất trận , thân xác bị vùi nông ( cạn ) dưới nấm cỏ khâu …vội vã !
…Sau chiến dịch Phù Lê Diệt Trịnh , Nguyễn Huệ trở về Phú Xuân , để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc Hà và con rễ của Nguyễn Nhạc là Vũ văn Nhậm ở Nghệ An giám sát hành động của Nguyễn hữu Chỉnh vì Nguyễn Huệ cho rằng con người của Chỉnh bụng dạ bất minh , không tin được …( ngặt một nổi toàn cõi đất Bắc Hà không còn ai tin tưởng để giao phó , toàn là bè đảng tay chân bộ hạ của Trịnh còn sót lại …phần còn lại thì đa phần là hoài Lê …) . Quả nhiên , vua Lê thoát nạn Trịnh Bồng thì gặp nạn Cống Chỉnh chuyên quyền hiếp đáp , chẳng khác nào đuổi Ma rước Quỷ vào nhà .
Vũ văn Nhậm được lịnh Phú Xuân cùng Ngô văn Sở và Phan văn Lân dẹp loạn , thẳng tay trừng trị ..Chỉnh bị xé xác sau khi thản nhiên trả lời rằng “ Chỉ vì cái thế như vậy !”
Hết Chỉnh thì tới Nhậm “ăn hiếp “ vua Lê ( thật là tội nghiệp cho vua Lê …dù rằng thiên hạ cho là quả báo của tiền triều xử oan ức Công Thần ) , thiết lập cơ chế mới chấm dứt chính quyền của con cháu nhà Lê , Chỉnh cho tìm vua Lê Chiêu Thống nhưng không được , cuối cùng thì Sùng Nhượng Công Lê Duy Cẩn lên làm Giám Quốc ….Từ đó Nhậm kiêu ngạo và độc đoán khiến cho Ngô văn Sở và Phan văn Lân bất bình cấp báo về cho Nguyễn Huệ rỏ chuyện . Nguyễn Huệ lập tức ra Bắc , ập vào Tổng hành dinh của Nhậm , cho võ sĩ đâm chết Nhậm trên giường ngủ…
Trước đây Nhâm là tướng của Chúa Nguyễn , bị bại trận ( 1786) tại Gia Ðịnh đã toan tự vận cho vẹn khí tiết thì Nguyễn Huệ dụ hàng , vì biết Nhậm là một tướng tài , sau đó Nhậm được Nguyễn Nhạc gã con gái cho , như vậy có thể nói rằng điạ vị của Nhậm rất là tốt đẹp …Nhưng anh em Tây Sơn trong thế “ bằng mặt mà không bằng lòng “ nghi kỵ lẫn nhau …Thành ra , việc Nhậm có công dẹp Cống Chỉnh và bình định đất Bắc Hà làm cho Nguyễn Huệ lâm vào tình trạng …dứt khoát như trên …
Phải nói rằng , sau khi Vũ văn Nhậm “ nhiếp chính “đất Bắc Hà thì nhà Hậu Lê tạm gọi là chấm dứt trên chính trường…Vua Lê Chiêu Thống phẩn uất cùng quần thần Nguyễn Huy Túc và Lê Duy Ðản vượt biên giới sang báo cáo cho Tổng Ðốc Lưỡng QUảng là Tôn Sĩ Nghị và Tuần Vũ Tôn Vĩnh Thanh , bọn này báo cáo lên vua Càn Long , tiện dịp xâm lăng nước ta trong danh nghĩa phù Lê .
Thế là , Tôn Sĩ Nghị cùng các tướng lãnh tài ba huy động quân đội 4 tỉnh Quãng Ðông , Quãng Tây , Quí Châu và Vân Nam , 20 vạn quân , 3 đường tiến vào nội địa nước ta :
• Ðạo thứ nhất do chính Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh chỉ huy theo đường Nam Quan đổ xuống
• Ðạo thứ nhì do Ðề Ðốc họ Ô , lĩnh quân Vân Qúy ( Vân Nam và Qúi Châu ) từ Tuyên Quang tiến sang
• Ðạo thứ ba do Ðiền Châu Tri Phủ Sầm Nghi Ðống từ Cao Bằng kéo sang
Thế là quân Thanh theo thế tam tiến hổ tương tiến vào đất Việt …
Trấn thủ Lạng Sơn là Phan Khải Ðức hàng giặc , Phó tướng Nguyễn văn Diễm rút về Kinh Bắc với Nguyễn văn Hoà .
Tình trạng thật khẩn cấp như trứng để đầu đẵng , Ngô Văn Sở cùng ban tham mưu gởi thư xin hoãn binh với quân Thanh do Sùng Nhượng Công Lê Duy Cẩn ký tên …Ngô thời Nhậm chủ trương kế hoạch , nhữ giặc vào sâu trong nội địa , thũy quân rút về Biện Sơn , lục quân lui về đóng giữ núi Tam Ðiệp , bảo tồn lực lượng , rồi báo tin cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ !
Thật là một kế sách chiến lược hay , vừa dưỡng sức quân vừa bồi kiêu khí của giặc ( nghĩ rằng quân An Nam chưa đánh đã chạy …)
Thế là thành Thăng Long bỏ ngõ vào ngày 21 tháng 11 năm Mậu Thân 1788 , không còn một bóng quân Tây Sơn , giống như sách lược của Hưng Ðạo Vương đuổi quân Mông Cổ “ thành không đồng trống “ . cho quân địch vào chiếm đóng linh địa …
Tôn Sĩ Nghị tiến vào Thăng Long như vào chỗ không người , kiêu căng ngạo mạn , xem quần thần vua tôi nhà Hậu Lê như …không có !( Quả thật là như thế ! Vua Chiêu Thống do tính nhỏ nhen vụng dại , nghỉ ngay đến sự đền ơn trả oán : đàn bà trong tông thất mà lấy tướng tá Tây Sơn đã có mang , mà phải bị mổ bụng , lấy thai quăng đi để mẹ con đều phải chết …ba vị Hoàng Thúc bị chặt chân quăng ra giữa chợ …khiến cho bà Thái Hậu phải bất bình thốt lên :” Ta cay đắng mới xin được quân đến cứu . Nay đền ân mai oán trả , phá hoại thế này thì nước nhà phỏng còn gì nữa ???Việc hỏng đến nơi rồi “ )
Phần quân Thanh sách nhiễu , phần vua chúa bất minh , lại thêm mất luôn mấy vụ mùa lớn , tình cảnh thật là bi thương sầu hận , người dân đất Bắc biết trông vào đâu mà gởi lời than thở …
Theo lịnh của vua Càn Long , Tôn Sĩ Nghị phong cho vua Lê làm An Nam Quốc Vương để trấn an lòng dân Bắc Hà , che dấu tham vọng Thiên Triều , dưới danh nghĩa “ phù Lê “ !
Lúc này , ở Phú Xuân Nguyễn Huệ đã biết tin ..Ngài tỏ ra rất bình tỉnh , mĩm cười nói rằng :
Chúng nó sang phen này là mua lấy cái chết !
Ta ra chuyến này , thân coi việc quân , đóng giữ
Đã định mẹo rồi , đuổi quan thù chẳng qua mười ngày là xong việc …nhưng chỉ nghĩ chúng là
nước lớn , gấp mười lần nước ta ,sau khi chúng thua một trận , tất chúng lấy làm xấu hổ , lại
mưu báo thù , như thế thì đ1nh mãi không thôi , dân ta hại nhiều , ta nào nỡ thế …
Vậy đánh xong trận này , ta phải nhờ Thời Nhiệm , dùng lời nói khéo để đình chỉ việc chiến tranh.
Ðợi 10 năm nữa , chúng ta nuôi được sức phú cường , ta không cần sợ chúng nữa …
Từ quân sĩ cho tới các tướng lãnh, yêu cầu Ngài lên ngôi tức vị , để minh chính cùng thiên hạ toàn dân , cho sĩ tốt ra tài hãn mả , công ghi Thanh sử cho đời sau biết đến …Ngài cho là phải, lập đàn Giao ở Bàn Sơn , phía Nam núi Ngự Bình tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang , tự là Quang Trung Hoàng Ðế .
Vua Quang Trung truyền cho binh sĩ ăn Tết Nguyên Ðán trước ngày để đến hôm Trừ tịch thì cất quân đi , định ngày mồng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng …( Chỉ trong 10 ngày vừa trẫy quân vừa phá giặc ,quyết đoán chính xác như vậy thì thật là một Danh Tướng xưa nay chưa từng có …)
Nhà Vua chia quân ra làm 5 đạo tiến ra Bắc :
• Ngô văn Sở đem quân làm Tiền phong có Hổ - Hổ - Hầu đốc chiến .
• Ðại đô đốc Lộc đem thủy quân vượt biển , qua sông Lục Ðầu , kéo về vùng Lạng Giang , Phượng Nhỡn, Yên Thế để chận đường quân Tàu .
• Ðô đốc Tuyết cũng đem thủy quân vượt bể , kinh lược mặt Hải Dương , tiếp ứng xuống mé sông .
• Ðô đốc Mưu đem quân đi xuyên qua huyện Chương Ðức , nay là huyện Chương Mỹ , kéo thẳng tới làng Nhân Mục , huyện Thanh Trì , đánh quân Sầm Nghi Ðống .
• Ðại đô đốc Bảo thống suất quân Tượng Mã , kéo ra làng Ðại Ánh, huyện Thanh Trì tiếp ứng cho mặt tả .
Ðiều quân đâu đó , vua Quang Trung cử một Sứ đoàn gồm 8 người theo Trần Danh Bính đến gặp Tôn Sĩ Nghị với 3 đạo Bẩm văn ( một của Lê Duy Cẩn , một của các cựu thần nhà Lê , và một của nhân dân Ðại Việt ) bày tỏ sự tình phải thay nhà Lê và ngỏ ý “ cung thuận “ với thiên triều , đồng thời trao trả 40 người tù binh bị Tây Sơn bắt giữ khi còn đóng ở Thăng Long . Ðây là kế Khổ Nhục , tạo cho địch thủ bất phòng , xem thường lực lượng bản bộ của vua Quang Trung .
Tôn Sĩ Nghị giết toàn bộ Sứ đoàn và truyền hịch kể tội vua Quang Trung , và hù dọa sẽ giết toàn bộ lực lượng 10 vạn quân Tây Sơn và 100 thớt voi ở Quãng Nam cùng với bắt sống vua Quang Trung …nhưng Tôn Sĩ Nghị chỉ ra tuyên cáo mà không phòng bị điều quân vì cho rằng quân ta khiếp nhược , chưa đánh đã muốc hòa .
Trong lúc đó …
Quân của vua Quang Trung , đúng hôm trừ tịch ( 30Tết ) kéo quân ra Bắc như vũ bão ( ! ) đánh tan quân Lê ở bến đò Giản Khuất , Ninh Bình , bắt sống hết toán quân Tàu đóng ở Phú Xuyên , tỉnh Hà nam …
Công kỳ vô bị
Xuất kỳ bất ý …
Ngày 3 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ( 1789 ) , vây đồn Hà Hồi , kéo thẳng tới Thăng Long , giết quân giặc chết như rạ ở gò Ðống Ða , các tướng lãnh nhà Thanh như đề đốc Hức thế Hanh , tiên phong Trương Sĩ Long , tả dực Thượng Duy Thăng đều tử trận , Sầm Nghi Ðống đóng quân ở Ðống Ða bị bao vây phải thắt cổ tự vận .
Quân Thanh không còn hồn vía , liền kéo ngay cờ hàng , quân của Vua Quang Trung đàng hoàng thong thả vào tiếp thu quân nhu khí giới . Ngày mồng 5 , với lòng quyết tử , cưỡi voi thúc quân xung phong chiếm đồn Ngọc Hồi cùng với 100 thớt voi xung phá như Thiết Giáp ngày nay …thật là không còn gì trở ngại trên chiến trường khói lửa …Kỵ binh nhà Thanh tan nhanh như bọt nước trước sức tấn công vũ bão của đoàn tượng binh cùng với bộ binh xunh kích của ta …
Thế như chẽ tre , như sấm sét ngang mày …Tốc chiến tốc thắng , làm cho địch quân không còn biết xoay trở định tâm ra làm sao , kinh hoãng hồn vía …
Tinh thần quyết tử của binh sĩ Tây Sơn cùng với đảm lược gan dạ của vua Quang Trung đã làm cho 20 vạn quân Thanh như là… miếng đậu hũ từ bi ! Bầy nhầy không còn hình dạng nguyên thuỷ !
Quân Thanh hoàn toàn tan rã !
Tôn Sĩ Nghị mất tinh thần , bỏ cả ấn tín , cùng vài thân binh không kịp đóng yên ngựa , vượt cầu phao trên sông Nhị Hà chạy sang Bắc Ninh …tàn binh bại tướng chạy theo , sụp cầu phao chết không biết bao là kể …
Hai đạo quân tiếp viện từ Vân Nam , Quí Châu vừa sang tới Sơn Tây nghe tin thua trận dồn dập cũng … sẵn trớn quay lưng chạy về ,
3 ngày trẫy quân , 7 ngày chiến đấu …chỉ có 10 ngày mà Vua Quang Trung đã viết lên một chiến sữ thần tích , được xếp vào chiến tích hàng đầu kim cổ trên thế giới .
Thật là :
Tiền vô cổ nhân
Hậu vô lai giả …
Ngày sau...thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã cảm khái ngất ngây trong bài ca Bình Bắc !
Dưới vầng nguyệt lạnh lùng quan ải,
Dưới vầng dương thiêu đốt quan san
Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại
Mà chí lớn dọc ngang
Mà nghiệp lớn huy hoàng
Vẫn ngàn thu còn mãi
Vẫn ngàn thu người áo vải đất Qui Nhơn?
Ôi người xưa Bắc Bình Vương
Tài liệu tham khảo
Việt Sử Toàn Thư - Sử Gia Phạm văn Sơn …
Chiêu Dương - Xuân Ất Dậu -2005