Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Khánh Ly
Việt Dương Nhân
#1 Posted : Wednesday, January 19, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0


Nữ Ca Sĩ Khánh Ly



Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, January 19, 2005 11:55:26 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
KHÁNH LY

Trường Kỳ

Trong suốt một thời gian dài khoảng 35 năm kể từ khi đến với âm nhạc, tiếng hát Khánh Ly cho đến nay vẫn là một tiếng hát tiêu biểu của làng tân nhạc Việt Nam. Người ta khó lòng ví giọng hát của Khánh Ly với bất cứ giọng hát nào khác. Chị có con đường đi riêng biệt. Khánh Ly là Khánh Ly mãi mãi. Cuộc đời chị là âm nhạc, là bằng hữu và khán thính giả. Với âm nhạc chị là một kẻ thiết tha, với bằng hữu chị là một người sống hết mình và với khán thính giả chị là một nghệ sĩ hết lòng phục vụ. Tiếng hát của Khánh Ly đã gắn liền với những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn - mà chị đã có dịp gặp gỡ lần đầu tiên vào năm 64, qua đến năm 67 mới bắt đầu hát những nhạc phẩm của anh - để trở thành một hiện tượng đặc biệt, đã in sâu trong tâm hồn mọi người. Về điểm này, chính Khánh Ly đã khẳng định là nhờ Trịnh Công Sơn mà mọi người mới biết đến chị để chị được thành nhân và thành danh cũng như được sự thương yêu của khán thính giả.

Người được mệnh danh là “Nữ Hoàng Chân Đất”, “Nữ Hoàng Sân Cỏ”, là “Người Ca Sĩ Có Giọng Ca Nhừa Nhựa” này cho đến nay vẫn là một trong vài giọng hát thuộc lớp cũ có nhiều hoạt động nhất, trước sự xuất hiện ồ ạt của lớp trẻ ở hải ngoại cùng sự ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng ca nhạc từ trong nước tràn ra.

Khánh Ly tên thật là Phạm Thị Lệ Mai, là người con thứ 3 trong một gia đình có 8 người con. Ngoài người chị còn ở Việt Nam, tất cả những người khác đều định cư ở Hoa Kỳ, trong số có một người từng là ca sĩ khi còn ở Việt Nam tên Ngọc Anh, đã ngưng hoạt động từ lâu. Một người em gái khác là Tố Uyên cũng đã từng một thời gian tham gia những sinh hoạt văn nghệ ở hải ngoại.

Sau cái chết của Trịnh Công Sơn mà chị cho là đã mất đi một nửa đời sống, Khánh Ly cho biết chị có cảm tưởng như không đứng dậy nổi, mặc dù bình thường là một người rất can đảm, như lời chị tuyên bố với người viết. Trước đó, Khánh Ly cho biết chị cũng đã có ý định giã từ sân khấu trong vài ba năm tới khi sắp sửa bước vào lớp tuổi 60. Nơi gia đình chị chọn có thể là Florida để sống một cuộc sống bình thường sau những thăng trầm trong thế giới của âm thanh. Hiện tại chị đang trong vòng thực hiện một quyển sách với tựa đề “Đằng Sau Những Nụ Cười”, ghi lại những kỷ niệm vui buồn của một đời nghệ sĩ, dự trù ra mắt vào năm 2002. Với quyển sách được viết dưới hình thức hồi ký này, Khánh Ly cho biết có những chi tiết lần đầu tiên được tiết lộ, đặc biệt trong số đó là vấn đề liên hệ về tình cảm giữa chị và Trịnh Công Sơn.

Khánh Ly rời Việt Nam năm 75 và chính thức thành hôn với người chồng hiện nay là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan vào năm 76. Hai người đã có với nhau một con trai năm nay 24 tuổi, tên Nguyễn Hoàng Quý Nam. Với cuộc hôn nhân khi còn ở Việt Nam, Khánh Ly đã có được 3 người con, người con lớn nhất năm nay đã 39 tuổi.

Khánh Ly cùng với Nguyễn Hoàng Đoan đứng ra thành lập trung tâm Khánh Ly vào năm 86, cho đến nay đã thực hiện được trên 20 băng nhạc và CD. Băng nhạc đầu tiên mang tựa đề “Biển Nhớ” và CD mới nhất và cũng có thể là CD cuối cùng như lời Khánh Ly tuyên bố phát hành vào khoảng giữa năm 2001 có tên là “Đời Cho Ta Thế”. Trong số những băng nhạc và CD đã phát hành, có tất cả 10 album thu thanh những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Số còn lại là những sáng tác của những nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng. Cái chết của Trầm Tử Thiêng đối với Khánh Ly cũng là một sự mất mát to lớn vì đối với chị “ Ông Trầm Tử Thiêng là một người sống tử tế, tình nghĩa”.

Hệ thống truyền hình NHK của Nhật đã thực hiện một cuốn phim dưới dạng tài liệu về cuộc đời của Khánh Ly dưới tên “Tiếng Hát Của Sự Đoàn Tụ”, là một trong 12 chương trình dưới một chủ đề chung mang tên “Chân Dung Của Một Gia Đình”. Nội dung của “Tiếng Hát Của Sự Đoàn Tụ” đề cập về sự đoàn tụ của Khánh Ly với người chị còn ở lại Việt Nam và Trịnh Công Sơn sau hơn 20 năm xa cách. Cuốn phim tài liệu này đã đoạt 3 giải thưởng về âm thanh, đạo diễn và cốt truyện.

Ngày Khánh Ly giã từ sân khấu cũng chẳng còn bao lâu, nhưng chắc chắn tiếng hát của chị vẫn sẽ mãi mãi còn ghi đậm nét nơi tâm hồn mọi người.

Trường Kỳ
2001
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, January 20, 2005 1:36:08 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khánh Ly

Hồ Trường An



Năm 1967, Trịnh Công Sơn để thay thế Lệ Thu đã từ chối không theo anh dấn bước du ca nên đã tìm gặp một giọng hát độc đáo ở Ðà Lạt. Ðó là Khánh Ly, ái nữ của một cựu hoa khôi đầu tiên ở Hà Nội. Khánh Ly không hưởng được cái quốc sắc của mẹ, nhưng vẫn làm khuynh đảo cả một thế hệ qua tiếng hát cực kỳ say đắm của cô. Hơn nữa, tuy cô không đẹp lắm, nhưng cô có cái duyên nồng mặn. Khuôn mặt cô khi xuất hiện trên Tivi thì ăn ảnh kỳ diệu. Khánh Ly không hề phủ nhận rằng mình đã nhờ khoa giải phẩu thẩm mỹ để khoét cho cặp mắt thêm rộng. Nhưng dù gì thì dù, cặp mắt một mí của cô khi chưa cần tới mỹ viện dù hơi nhỏ, nhưng cái nhìn cô bao la, cực kỳ niềm nở thân tình. Cặp môi Khánh Ly khi ngậm im thì thanh tú và có vẻ nũng nịu. Nhưng khi cô cười, cặp môi cô tươi sáng hẳn lên, khóe mắt và thần thái cô cũng sáng nữa. Tôi rất thích ngắm cô trong những chiếc áo dài mini bằng tơ lụa nội hóa dệt mặt nguyệt màu thúy ngọc, màu nguyệt bạch, màu vảy kim ngư, màu “boọc-đô”, màu beige hơn là chiếc áo dài surat vẽ những bông hoa choáng lộn màu sắc như hoa trong các bức tranh dã thú của Matisse.

Tôi gặp Khánh Ly vào năm 1968, vào dịp tôi viếng Trịnh Công Sơn tại quán Văn lúc trời mới rựng sáng. Ở đó, cuộc sinh hoạt vừa bắt đầu. Sơn nhờ tôi xem chỉ tay cho Khánh Ly. Ai chứ Sơn rất tin tưởng khoa nầy, nhất là cái tài tiên tri của tôi. Hôm đó, tôi nói gì với Khánh Ly mà cô chỉ cười chấm câu, tỏ vẻ không mấy nhiệt thành như Sơn. Số là, trước đó nửa năm, Trịnh Công Sơn có nhờ tôi xem chỉ tay cho anh. Tôi ngắm nghía hình ngôi sao trên gò Thái Dương ở bàn tay phải của anh, quả quyết bảo:

- Ông có ngôi sao năm cánh rực rỡ như thế nầy mà không nổi tiếng được thì lạ thật. Thôi từ đây tới ba năm nữa nếu ông không nổi tiếng thì đem con dao lại đây vanh hết hai bàn tay tôi đi.

Trịnh Công Sơn không cần đợi ba năm. Chỉ có nửa năm thôi mà tên tuổi anh và tên tuổi Khánh Ly nổi như cồn, làm bàng hoàng ngây ngất một thế hệ.

Năm 1970, tôi nhảy vào nghề lính văn phòng, viết truyện ngắn lai rai cho tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm. Tôi thường tháp tùng nhà thơ Phổ Ðức tới quán Cây Tre thăm Khánh Ly và nhất là thăm nữ ca sĩ Uyên Phương, một giọng ca mà tôi hằng mến mộ. Thuở đó, Khánh Ly cùng Uyên Phương và Phương Hồng Hạnh lập ban Tam ca Ba Trái Xí Mụi. Tôi không hiểu vì sao có một dạo Khánh Ly tỏ ra lạnh nhạt và có vẻ hầm hừ với tôi. Truy ra, tôi có giỡn nhột Trịnh Công Sơn trong một bài báo khi anh tuyên bố rằng giọng anh sẽ thu vào dĩa vàng để hát chung với Joan Baez, Bob Dylan và Judy Garland. Trong bài ấy hình như tôi có chê anh hát hơi sai (faux) khi lên tới nốt cao, như thế thì làm sao anh hát chung với một danh ca cừ khôi kiêm minh tinh màn bạc lẫy lừng như Judy Garland được? Khánh Ly binh Trịnh Công Sơn mắng vói tôi qua ký giả Trần Quân:

- Cái thằng H.T.A là lính sữa Babylac, đã làm được gì chưa mà phách lối, xấc xược!

Kể từ đó, cô và tôi hễ chạm mặt nhau thì cô làm cái mặt nặng chầm vầm như cái cối đá, còn tôi làm cái mặt lạnh ngắt như khứa cá thu ướp muối nước đá. Rồi đó, sau 1975, tôi còn kẹt ở Việt Nam. Một hôm Trịnh Công Sơn lên Làng Báo Chí để viếng nhà họa sĩ Trương Ðình Quế, có đi ngang qua nhà tôi. Tôi kêu anh vào chơi. Nhân dịp đó tôi mắng:

- Ông không biết dạy cô đệ tử của ông. Tôi lớn hơn ông một tuổi, tức là lớn hơn anh chồng Nguyễn Hoàng Ðoan của cô ta ít nhất 3 hay 4 tuổi. Vậy mà cô mắng tôi còn con nít mà đã xấc xược.

Vật đổi sao dời, thấm thoát mà chỉ còn 5 năm, tôi bước vào tuổi 60. Vào năm 1992, nhân dịp đi Paris trình diễn, Khánh Ly có phone cho tôi để cám ơn tôi, rằng dù có chánh kiến bất đồng với Trịnh Công Sơn, nhưng tôi vẫn viết tốt cho Trịnh Công Sơn trong quyển ký sự văn học Cõi Ký Ức Trăng Xanh. Cả hai, sau 21 năm (từ 1972 cho tới 1993) mới tái ngộ nên mừng thôi là mừng. Tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt. Qua cuộc điện đàm, tôi không dè cô lại thích đọc tiểu thuyết của tôi và mua khá nhiều những quyển của tôi do Ðại Nam xuất bản. Cô dặn:

- Anh nên viết chuyện đồng quê ở cố hương cho Mai đọc. Ðừng viết mấy chuyện bên Tây, đọc chán thấy mồ! Nhứt là anh nên mô tả các món ăn cho thiệt nhiều, thiệt ngon.

Hôm đó, tôi có nhắc lại lời cô nhiếc mắng tôi hồi 21 năm về trước, cô bảo rằng cô quên hết rồi, chẳng biết có nói lời thô, lời ác ấy hay không. Và cả hai cười xòa thông cảm. Tôi có bảo cô rằng vào năm 1975, tôi không ra trình diện với chế độ Quân quản của Cộng Sản để khỏi đi học tập cải tạo. Nhưng Trịnh Công Sơn vẫn làm ngơ không vì bài báo giỡn nhột cũ của tôi mà tố cáo tôi với chính quyền cộng Sản.

Nói có Trời làm chứng, thuở xưa tuy ghét Khánh Ly nhưng tôi chưa hề viết bài báo nào để đánh gục cô ta, nếu không bảo là khen giọng hát đặc biệt của cô ta. Vả lại lúc đó ngôi sao danh vọng cô ta đang lên ngự đỉnh vòm trời ca nhạc, tôi dại gì chơi cái trò dã tràng xe cát Biển Ðông, dại gì đem một cái khăn mu-soa để mong che một vùng nắng sáng bao la hay đem một gáo nước để mong dập tắt một đám hỏa hoạn hay sao?

Giọng Khánh Ly đặc sánh như cao hổ cốt, như mật ong, đôi lúc nẩy lóe những âm vang giòn và sang sảng . Một giọng kỳ lạ, khàn khàn như phưởng phất hơi khói thuốc lá mà vẫn trơn ngọt khỏe khoắn làm cho tâm trí thính giả trôi lênh đênh vào cơn mơ mòng ngây ngất. Giọng Khánh Ly là giọng alto, nhưng cô có thể xuống trầm đòi hỏi ở một giọng contralto được, tuy nhiên âm lượng của giọng cô ở những nốt nhạc thật trầm ấy không dũng mãnh và không thừa làn hơi để ngân nga. Cũng như Lệ Thu, Khánh Ly hát không chút õng ẹo. Nhưng giọng cô vẫn đẹp, vẽ nên cảnh hoang vu chìm trong sương mù, vẽ nên cảnh đêm trăng mờ ảo ở chốn mạn rợ thời khuyết sử. Chuỗi ngân của Khánh Ly óng ả, trơn ngọt, gờn gợn sóng thu. Chuỗi ngân ấy điêu luyện và đẹp hơn chuỗi ngân của Lệ Thu nhiều. Giọng hát cô đen và đắng nhưng pha ngọt có thể làm cho chúng ta liên tưởng đến hương vị ngon tuyệt vời của ly cà phê phin. Tiếng hát đó trên sân khấu có thể lan rộng khắp hí viện một âm vọng vừa huyền hoặc vừa ma quái làm cho ý tình trong những bài Phận Ca của Trịnh Công Sơn được bộc lộ gần như trọn vẹn.

Từ năm 1975, Khánh Ly là vợ của Nguyễn Hoàng Ðoan, ký giả kiêm nhà văn viết tiểu thuyết phóng sự. Ðộc giả thuộc thế hệ tôi chắc không quên Ðoan viết phóng sự rất lỗi lạc (như quyển Bà Lớn chẳng hạn). Khi làm thơ, anh ký tên Triều Sao Ðại. Thơ, văn , nghệ thuật làm báo của anh đều có bản lĩnh cả. Về báo chí và chuyện đi và sống, tôi kém anh rất xa. Vì rằng trước 1975, tôi chỉ là con mọt sách, chứ đi và sống rất ít. Giờ đây, tôi nằm khèo dưới mái Cổ Nguyệt Ðường, ngại đi xa lắm. Biết được Khánh Ly hạnh phúc với Ðoan tôi rất mừng. Tuy là nhà báo mà anh vẫn có tâm hồn nghệ sĩ, tôi tin rằng hai vợ chồng anh luôn tâm đầu ý hiệp với nhau.

(Trích Theo Chân Những Tiếng Hát . Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ 1998)
Phượng Các
#4 Posted : Saturday, March 5, 2005 11:37:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Không biết cái này có phải là người ta muốn chơi chết lão hay không, nhường cho lão được viết về giọng hát ... hàng đầu của tân nhạc VN này (Bất Giới hòa thượng, cấm cãi ! - j/k). Phải coi đây là vinh hạnh hay là khổ hình đây hở trời !

Viết bậy bạ về Khánh Ly, có vẻ như là không khó . Nhưng viết bài bình luận về giọng hát của chị, coi bộ khó lắm . Vì nhận xét về ... chất giọng, lối phát âm, vân vân và vân vân, khó có thể viết dài hơn ... 10 dòng . Mà như vậy thì lại quá đỗi sơ sài để đánh giá cái cống hiến của một ca sĩ , đây lại là ... Khánh Ly . Cho nên, lão xin mọi người thông cảm mà cho lão ... chuyển hướng chiến lược qua thành viết ngẫu hứng lan man về Khánh Ly, vậy đi nha ...

"Mười ngón tay vàng" Trung Nghĩa nói, "Khánh Ly là người có cái cổ họng bằng vàng". Ngoa hay không, mỗi người tự biết . Nhưng để đi đến một lời nhận dịnh cỡ đó, ắt hẳn KL phải có một giọng hát không ... tệ . Đối với lão, giọng hát của chị thuộc dạng "không tiền khoáng hậu", lão mê giọng của chị còn hơn ... giọng của lão bà ở nhà, mê từ thưở còn đầu tóc để trái đào, đến nay vầng trán thênh thanh vời vợi vẫn còn mê như say thuốc lào . Cách đây không lâu, có cô Thùy Dương hát cũng nghe nhừa nhựa như vậy, thiên hạ tha hồ đặt kỳ vọng vào cô . Rồi bỗng dưng, những kỳ vọng đó theo nhau đi mất . Lão cũng vậy, cũng nuôi hy vọng, và cũng biết thất vọng, để rồi quay về lại với giọng hát Khánh Ly . Nhiều người nói, "Khánh Ly hát LIVE hay hơn hát thâu băng". Nếu vậy thì lão thuộc loại người ... may mắn, vì lão được nghe chị trình diễn trên sân khấu không ít . Lại có người nói, "Khánh Ly là một trong số rất ít những ca sĩ VN hết mình vì khán giả ..." Lão sợ hòa thượng thúi la, nên lão không dám so sánh, nhưng thực sự trong lòng lão, KL quả thực là ca sĩ rất tôn trọng khán giả . Chị không bao giờ đi trễ về sớm, hay chỉ hát cho có lệ ...

Âm nhạc Việt Nam có được những giọng hát nữ như Thái Thanh, Lệ Thu, và Khánh Ly, âu cũng là một sự ưu đãi . Nếu nói giọng Thái Thanh cao vút "vượt thời gian", giọng Lệ Thu "khàn đục" (lời chị Phú Ông Đỏ), thì tiếng hát của Khánh Ly quả không được điểm nào trong những tố chất đó . Nhưng Khánh Ly phát âm tròn chữ (nhất là sau này, mặc dù lão thích ... ngày xưa hơn), hát thoải mái, bằng cái chất giọng cứ nhừa nhựa như âm hưởng á phiện . Lão không nói chị là đệ tử của nàng tiên nâu đâu nhé, vì lão biết rằng không . Nếu có cái gì đó, thì lão phải khẳng định là thuốc ngủ ...

Không được như Lệ Thu là người có cơ sở huấn luyện vững vàng về thanh nhạc, truờng lớp hẳn hoi, cũng không được như Thái Thanh được sự dìu dắt của các anh chị và của mọi người xung quanh trong ngành âm nhạc, Khánh Ly bắt đầu khốn khó, đi hát bằng niềm say mê và không có cơ hội rèn luyện . Thế nhưng, chị đã đứng lên trên đôi chân trần của chính mình (và đôi vai của ... anh Sơn), để tự chọn cho chính mình một chỗ đứng vững vàng trong thanh nhạc . Một bông hoa hồng của riêng lão xin được tặng cho chị, chỉ với một điểm này ...

... Đường về miền Bắc xa xôi, rừng núi, nâng phím tơ lên mấy cung lả lơi
Đường về miền Bắc xa xôi ... núi ... đồi ...
Những năm giặc giã ấy, người bố cõng đứa con gái lúc đó chỉ đâu bốn năm tuổi, ngược lên mạn bắc . Mỗi lúc dừng chân nghỉ mệt, ông lấy đàn mandolin ra đàn, và hát cho con nghe . Xen lẫn trong tiếng suối hát, tiếng lá reo, tiếng đàn lung linh vui tai, là tiếng người đàn ông khàn đục, cất lời ca những bài ca tiền chiến của Đoàn Chuẩn, của Dương Thiệu Tước, của Văn Cao . Và đứa con gái mở tròn mắt, nghe như muốn nuốt chửng từng giai điệu lạ lẫm . Những nốt nhạc đó, không ngờ đã đi sâu vào trong trí óc của đứa bé, không ngờ đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời nó, như một mệnh hệ!

Cô bé Mai năm ấy mười sáu tuổi . Thay vì phải chú tâm vào bài vở, nó lại chỉ thích được hát, hát bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào . Và nó mang trong đầu một ước mơ kể cũng lạ ở thời đó, nó muốn được đi hát, dù không phải là ... ca sĩ . Giọng ông Bố (Dượng) nặng trình trịch, "nhà này không nuôi báo cô bọn ... xướng ca vô loài . Nếu muốn hát thì đi chỗ khác, tao không chứa loại ấy!" Và cô bé quyết định ... ra đi, đi để biến giấc mơ của nó thành hiện thực . Ngơ ngác nhưng không tuyệt vọng, nó biết từ nay cả bầu trời xanh mênh mông kia, cả những vầng mây trắng lênh đênh trôi mãi kia đều là của nó . Con chim nhỏ đã cất cánh bay lên trên bầu trời cao rộng ...

Hình như là khoảng năm 67, 68 gì đó, Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn . Lúc đó anh Sơn đã khá nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ . Còn Khánh Ly, chị vẫn là một cái bóng mờ . Nghe Khánh Ly hát lần đầu, anh Sơn đã như ngơ ngẩn . Anh biết, đây là người sẽ đưa những ca khúc của anh đi vào lòng người . Nên anh không ngần ngại ngỏ lời muốn Khánh Ly hát những bài anh viết . Và Khánh Ly nhận lời ... hú vía!

"Người ta đến để nghe em hát chứ không phải xem em làm dáng! Cho nên nếu muốn há mồm ra thật lớn thì cứ làm, nếu muốn nhắm mắt lại cũng vẫn được như thường, không có gì phải sợ " Anh Sơn tập cho chị hát, dạy cho chị thêm về nhạc lý, và sửa cho chị những yếu điểm trong cách phát âm, lối ngân giọng . Quan trọng hơn hết, anh chỉ cho chị lòng say mê để mỗi khi hát, chị có thể đặt hết cảm xúc vào trong từng chữ từng lời . Từ chị, anh không còn là thiên sứ cô đơn đi truyền đạt tư tưởng của anh nữa . Bên anh đã có Khánh Ly ...

Sân trường Văn khoa đông ngẹt người, một phần vì sinh viên học sinh Sài thành muốn được nghe những ca khúc "viết về thân phận" của người nhạc sĩ họ mến mộ - Trịnh Công Sơn, một phần là họ hiếu kỳ muốn tân mắt tận tai nghe giọng hát của cô ca sĩ đang được bàn tán xôn xao, phần nữa là vì họ muốn bảo vệ anh Sơn và Khánh Ly, nếu như có chuyện gì trục trặc . Khánh Ly run lắm, chưa bao giờ chị phải đối diện với một số đông khán giả có lòng nhiệt thành như thế . Từ trong hơi thở, trong mỗi ánh mắt nhìn của mỗi người họ, chị thấy cả một sự động viên, và cả cái khí thế ngất trời đang tỏa ra muôn hướng .... Vẫn run ... Anh Sơn cười nhẹ và nhắc nhỏ "... em đừng sợ, ráng giữ cho mình được thoải mái, hát như em vẫn hằng muốn hát ..." Và Khánh Ly cất giọng ...

" ... Cho tôi đi nâng dậy hòa bình
Cho tôi đi khơi lại chuyện tình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn giòng máu trong tim anh
Cho tôi xin tay Mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Để từ đó ... tôi yêu em ... "

Đám đông vỡ ra ... Những đôi mắt sáng long lanh, những cái mồm há ra kinh ngạc, và cả những giọt nước mắt ... Nữ hoàng chân đất của chúng ta đã bắt đầu như thế đó . Tên tuổi của chị mỗi ngày mỗi nổi bật, cùng với tên tuổi của anh Sơn . Từ cái giải thưởng "Giọng Ca Vàng" đến cái vinh dự là người Việt đầu tiên bán ra hơn triệu đĩa nhạc ở Nhật Bản, con đường dài thật dài . Mà giọng hát cúa chị, vẫn liêu trai, vẫn dung dị, và vẫn đi vào lòng người dễ dàng như đi trên lối trải thảm ...

Năm 1975, Khánh Ly bồng con lên đường tìm tự do . Một thời gian sau đó, lão cũng khăn gói ... sang Mỹ . Bao nhiêu năm đã qua, Khánh Ly vẫn là ... thần tượng của lão, anh Sơn vẫn là người anh lớn của lão . Lão tìm mua tất cả những cuốn nhạc Khánh Ly phát hành . Nhiều lắm, vì Khánh Ly ... hải ngoại không chỉ hát nhạc anh Sơn mà thôi . Và những đêm tha hương nằm nhớ nhà, lão lại nghe chị hát những ca khúc ... về thân phận quê hương mình, đế rồi khóc tấm tức như một đứa trẻ ... Và lão cũng ráng tìm xem chị hát trên sân khấu . Nhìn người ca sĩ mình mến chuộng say sưa hát những nhạc phẩm mình yêu thích, lòng lão thấy hạnh phúc lạ thường . Mỗi lúc đó, lão lại thấy mình xích lại gần hơn với quê nhà bên kia bờ biển lớn, lạ lắm phải không ?

Năm 1995, mùa xuân . Nghe người ta nói, Khánh Ly có ý định giã từ sân khấu . Người ta tổ chức đêm sinh nhật chị ở Majestic (hình như vậy), lần này quy mô hơn vì có thể, từ đó khán thính giả sẽ không còn được nghe chị hát . Điếng người, lão từ miền bắc phóng xe về nhà, rồi lại chạy ngược lên vũ trường để tham dự buổi diễn . Giữa đông đảo những Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Thái Thảo, Như Mai, Phi Khanh, v.v... Khánh Ly vẫn là ngôi sao của đêm diễn . Chị bắt đầu bằng một vài bài hát của ... Trịnh Công Sơn, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, rồi đề nghị được hát chuyên nhạc Trịnh Công Sơn ở phần hai, chủ đề "Ca Khúc Da Vàng". Lão sung sướng đến ... tắt tiếng, lặng người nghe những âm thanh quen thuộc theo nhau tràn về đong đưa kỷ niệm .

"Giọt nước mắt thương mây, mây ngủ trên ngàn
Giọt nước mắt thương cây, cây ngả trên non
... Giọt nước mắt thương anh trên vận nước điêu linh
... Giọt nước mắt không tên, xin gửi lại quê hương ..."

Và lão khóc, không một chút ngượng ngùng, không một thoáng dấu giếm, quên để ý cả người bạn gái ngẩn ngơ nhìn lão . Không biết cô ấy có chê bai gì mình không nữa, con giai gì mà mau nước mắt thế ! Rồi Khánh Ly hát tiếp "Gia Tài Của Mẹ", cô cầm ống vi âm đi xuống hát với khán giả . Trong vũ trường, giọng già trẻ lớn bé khàn khàn vịt đực ríu rít chim ri hòa nhau thú vị, không biết có hay lắm không, nhưng cái khí thế thì cứ như nước triều dâng, cơ hồ muốn phá tan những bức tường xung quanh, cuốn phăng những chướng ngại . Lão cũng bắt gặp mình bị cuốn theo dòng lũ, nước mắt chảy, tay nắm chặt, và ... người rợn lên (nổi da ... gà) một cơn lạnh đến bất ngờ . Hai giờ sáng, lão rời vũ trường, chia tay mọi người, rồi lại phóng lên lại miền bắc, lòng cứ băn khoăn mãi, không biết chuyện Khánh Ly rửa tay gác kiếm là nói giỡn hay ... nói chơi !

May mà chỉ là nói chơi, cho nên đến bây giờ mà chúng ta vẫn còn được nghe Khánh Ly hát . Tạ ơn trời đất!

************
Bao Bất Đồng, tặng cho tất cả mọi người yêu thích Khánh Ly và Trịnh Công Sơn

dactrung.net
2001
Phượng Các
#5 Posted : Sunday, June 5, 2005 8:23:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
60 năm cuộc đời: KHÁNH LY vẫn còn muốn hát...


Nguyễn Vi Túy,
viết từ Úc châu, Jun 03, 2005


Cali Today News - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm xa quê hương, cũng là 30 năm xa quê hương của Khánh Ly, người nữ nghệ sĩ “mới” 60 tuổi đời này đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đầy lý thú sau đây, liên quan đến những điều đã và đang xảy ra trong cuộc đời của tiếng hát “bà ngoại” này.

Hỏi: Trong cuốn DVD Ba Mươi Năm Viễn Xứ do Thúy Nga thực hiện, chị đã hát bài mở đầu “Tôi Cố Bám Lấy Đất Nước Tôi” của Nguyễn Đình Toàn, không nói đến chuyện hay dở, nhưng trong nước đã có phản ứng về bài hát này và phê bình “con người muôn mặt” của Khánh Ly. Chị nghĩ gì về điều này?

Đáp: Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết trong nước coi tôi là một tiếng hát “phản động”, có lẽ vì các bài hát mà tôi chọn có liên quan quá nhiều đến “quá khứ”. Có điều, nếu ta coi đó là chuyện của “lịch sử” thì chẳng nên bàn cãi, mà cách tốt nhất là nên chấp nhận, bởi những điều đó dù ta có làm gì thêm nói gì thêm, thì nó cũng xảy ra rồi, chẳng có gì thay đổi được. Đừng nói đó là chuyện “chính chị, chính em”, bởi thực tế tôi chỉ là một người ca sĩ chuyên chở những điều suy tư của người viết ca khúc, và nếu tôi có thành công qua một loại nhạc nào đó thì cũng không thể tách rời sự thành công của tác giả, và sự đồng cảm của người nghe.

Hỏi: Trên trang 15 của báo “An ninh Thế giới” ra ngày 25.5.2005 có bài viết của ký giả P.V nói chị là “một nữ ca sĩ chống Cộng hàng đầu ở hải ngoại” khi “sặc sụa những lời ca phản động đầy hăm dọa và kích động...” Chị nghĩ sao về nhận định này?

Đáp: Tôi đã quá quen với kiểu sống “giữa hai lằn đạn”. Lúc chiến tranh tôi cũng bị nói là “phản chiến, phản phé”, nay hòa bình thì lại “phe này phe kia”. Ông nhà báo đã quen tôi mấy chục năm rồi, có thấy tôi gia nhập đảng phái nào đâu mà bảo tôi là quân “phản động”?

Hỏi: Gần đây có hiện tượng mà báo chí trong nước nói là “ca sĩ ngoại, lấn chiếm thị trường ca sĩ nội”, tức là ngày càng có nhiều ca nhạc sĩ từ hải ngoại về “hành nghề” trong nước. Chị thấy sao?

Đáp: Tôi nghĩ chuyện đi, về và dù có “làm thêm một cái gì đó” ở Việt Nam thì cũng là chuyện tự do của mỗi con người. Và dù sao, thực tế quê hương cũng là nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên, và trong từng trái tim của mỗi người có một cảm nhận khác nhau, nên “yêu hay ghét”, “ngọt hay nhạt” cũng thế thôi, tự do mà!

Hỏi: Chị cũng đã từng về Việt Nam, dạo này có nhiều nghệ sĩ “thẳng thừng” tuyên bố về ở luôn, thí dụ như “bố già” Phạm Duy, ca sĩ Hương Lan, Giao Linh, Elvis Phương..v.v. Thế thì bao giờ chị về nữa, và lúc nào thì nghĩ đến chuyện “ở lại luôn”?

Đáp: Ai mà nói chuyện tương lai được? Lúc này tôi đang ngồi đây, còn chưa biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra... thì làm sao nói chuyện “ăn chắc mặc bền” được! Chuyện ấy khi nào nó đến thì mình tính, còn bây giờ thì mình chưa nghĩ tới? Còn nói chuyện của “bố” Phạm Duy thì lại là một chuyện khác, không ai giống ai. Ông ấy “rứt” ra một cái là xong ngay, còn mình “bầu đoàn phu tử” nặng nề lắm, khó đi lắm ông nhà báo ơi! Đối với tôi lúc này, Việt Nam chỉ là “một cõi đi, về” rồi “về, rồi đi” như kiểu ông TCS đã viết... (cười) “đi đâu “lung tung” cho đời mỏi mệt?”

Hỏi: Như vậy chị “nhạt” với quê hương so với nhiều người khác?

Đáp: Quê hương và đất nước là một chuyện, còn chuyện về “ở luôn” đối với tôi thì... khó quá. Mình đã đi 30 năm rồi và chắc chắn trong lối sống của mình đã có nhiều thay đổi. Người ở trong nước cũng vậy, sau 30 năm, kể cả những người quen người thân của mình họ cũng đã thay đổi. Cái quan niệm sống của họ nó khác mình, chứ đừng nói chi đến những người lạ nữa. Vì vậy nếu phải về sống với họ thì mình cũng lâm vào cảnh “Từ Thức trở lại dương trần” thôi, vì cảnh cũ người xưa đã không còn nữa. Thế nên chẳng thà tôi phải làm một người khách “đến rồi đi” thì may ra còn giữ được đôi điều luyến tiếc, chứ chọn ở lại thì phiền não là điều chắc chắn sẽ xảy ra...

Hỏi: Điều lưỡng lự của chị chắc có phần nào liên quan đến cái chết của Trịnh Công Sơn? Ông Sơn chết, chị chắc cũng mất đi một “điểm tựa”?

Đáp: Ông Sơn đối với tôi là một “điểm tựa” về tinh thần, nhưng đó quả là điều thật quan trọng trong đời sống của tôi. Và điều đó cũng đã làm tôi cảm thấy “giảm bớt lý do” trong việc tìm về lại với quê hương, vì tôi không quá dễ dàng trong việc trở lại nơi đã có quá nhiều điều đau thương đã xảy ra với mình, và mình muốn trốn tránh.

Hỏi: Nếu phải nói một điều gì đó về Trịnh Công Sơn? Chị sẽ nói điều gì?
Đáp: Nói về ông Trịnh Công Sơn thì nó “vô cùng” lắm, bởi vì bây giờ chúng ta có tìm cả trăm năm cũng chẳng có một người như ông TCS. Ở đây tôi không nói về cái tài, bởi mỗi người nhạc sĩ có một cái hay, cái độc đáo riêng của họ, vì thế tôi chỉ muốn nói đến “con người” của ông TCS thôi.

Hỏi: Nếu nói đến “con người” thì có mấy ai toàn thiện?

Đáp: Với thánh nhân thì tôi không dám đem ra so sánh, nhưng với con người “trần thế” của ông TCS, thì ông ấy đã thực sự đứng trên sự toàn thiện và toàn mỹ nữa...

Hỏi: Điều này chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi, bởi đã có nhiều người nói ông TCS “không toàn thiện”?

Đáp: Đó là quyền nhận xét của mỗi người, ai muốn nghĩ sao cũng được. Nhưng vì nhà báo đã hỏi tôi thì tôi xin nhấn mạnh “đó là ý nghĩ của tôi”, và “chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... (cười)

Hỏi: Có lẽ ông TCS đã “chiếm” gần hết cuộc đời của chị. Nay ông ấy đã chết rồi, quãng còn lại của chị... có thay đổi không?

Đáp: Không! Tôi không bao giờ thay đổi. Tôi rất thủy chung trước sau như một. Vì thế chuyện ông ấy “có mặt” hay “vắng mặt” thì nó cũng như nhau (vì ông ấy luôn ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi trong nhiều lãnh vực). Tuy nhiên, không phải chỉ có mình tôi “thương” ông TCS, mà thực tế là còn nhiều người khác nữa, họ cũng xúc động, nhỏ lệ và nuối tiếc khi ông Sơn mất chứ không phải là không...

Hỏi: Nếu nói đến chuyện xúc động và tiếc nhớ, thì chị có tính làm một điều gì đó cho ông Trịnh Công Sơn? Thí dụ như viết Hồi ký, viết truyện...?
Đáp: Tôi viết ai mà đọc? Tôi viết chỉ dành cho đàn bà đọc trong “toilet” thôi... (cười).

Hỏi: Cách viết của chị có độc giả lắm chứ, thí dụ như loạt bài “Bên đời hiu quạnh”...

Đáp: Nói giỡn cho vui vậy thôi, chứ Khánh Ly đang viết, gọi là Hồi Ký thì “hơi to” đấy, vì mình đâu phải là một nhân vật chính trị, mà mình chỉ là một ca sĩ trình diễn thôi. Có lẽ nên coi đây là những lời tâm sự của một người bình thường nói về nghề nghiệp của mình, với những buồn vui, vinh nhục, những bạn bè, những kỷ niệm và những nơi chốn mà mình đã đi qua... Và trong cuốn sách này mình sử dụng rất nhiều hình ảnh và bút tích, để cho người xem đỡ chán...

Hỏi: Chị có cho “phổ biến” những bức thư tình?

Đáp: Tại sao mình lại đem “rao bán” những bức thư tình của mình? Mình kể lại những chuyện tình của mình cũng là chuyện hơi “quá đáng” và không nên rồi. Nhưng vì khi mình viết về cuộc đời mình thì mình phải viết cho đầy đủ, và ông chồng của tôi đã nói với tôi “phải viết” như vậy.

Hỏi: Vậy anh Đoan (chồng Khánh Ly hiện nay) không ghen à?

Đáp: Ghen mẹ gì! Già rồi! Hồi trẻ thì ai cũng hay nói dối, nhưng về già thì phải nói thật để còn có chỗ mà lên... thiên đàng chứ... (cười).

Hỏi: Chị có viết về Trịnh Công Sơn trong cuốn sách ấy?

Đáp: Có chứ, nhưng “nhẹ” thôi, vì mình không nói về chuyện nhạc của ổng vì mình không đủ sức phân tích hay giảng giải bất cứ điều gì trong nhạc của ông ấy. Nhưng mình sẽ viết về “con người” của ông TCS, và mình cũng muốn “hiệu đính” lại tất cả những điều sai ở trong những cuốn sách đã viết về TCS, khi họ viết sai lạc về cả sự việc lẫn thời điểm.

Hỏi: Một trong những điểm sai lạc nổi bật ấy là gì?

Đáp: Có những chuyện xảy ra nhưng mà họ dấu diếm, hay không muốn nói, hoặc nói sai đi, bởi vì nếu họ nói thật, thì họ là người “có lỗi” với ông Sơn. Thí dụ như có người viết hồi ký, thì họ chỉ đưa ra những khía cạnh đẹp đẽ, tốt lành cho cả đôi bên. Bây giờ ông Sơn mất rồi thì lại càng là cơ hội để họ “nói này nói kia”, đó là điều mà tôi chẳng thấy xảy ra khi ông Sơn còn sống!

Hỏi: Vậy là hồi ký của Khánh Ly sẽ “nói thật, nói hết”?

Đáp: Chứ sao, mình đâu phải là Bill Clinton đâu mà phải dấu diếm! (cười)

Hỏi: Nói về chuyện tình, chị có cuộc tình nào đáng nhớ không?

Đáp: Có chứ! Nhưng mà buồn quá! Đó là vào năm 1974, mình được quen với một ông Trung tá Thủy Quân Lục Chiến. Lúc ấy mình đang cô đơn (nhưng đã có 3 con rồi), đi ra Huế thăm ông Sơn thì gặp cú “búa bổ” ấy. Ngày xưa trong trận Hạ Lào, nhóm nghệ sĩ mình đã ra hát ủy lạo cho tiểu đoàn này, và năm 74 gặp lại tình bạn biến thành tình yêu, và đây mới “chính thức” là cuộc tình đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình. Lúc đó hai đứa yêu nhau... dữ lắm, nhưng “kẹt” một cái ông ấy lại đã có gia đình rồi. Hai đứa gặp nhau chưa tới mười lần mà tưởng như đã chung thân vĩnh kiếp, và người tình ấy đã chết vào ngày 29.3.1975 vì đạn pháo, khi Đà Nẵng rơi vào tay cộng quân.

Hỏi: Tôi biết chị rời Việt Nam vào đêm 29.4.1975, nhưng bằng phương tiện nào?

Đáp: Mình đi bằng một cái tàu của nhóm ông nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan. Ông Đoan có quen với mấy người bạn chạy từ Huế vào, và họ biết trước sau gì Saigòn cũng mất nên đã cùng nhau sửa soạn một cái tàu. Nhưng cái tàu ấy không thể ra khơi nếu không có giấy phép, nên vịn vào cớ “cứu trợ nạn nhân chiến cuộc” mình đã xin được giấy phép của chính quyền lận lưng, và đêm 29 tàu đã rời Cầu Hàn ở Khánh Hội.

Hỏi: Khi trở về Saigòn, nghe nói chị có đến thăm chỗ mà chị đã ra đi?

Đáp: Vào năm 1997 khi phái đoàn truyền hình Nhật đưa mình về Khánh Hội để quay một số cảnh để làm cuốn phim tài liệu. Khi đến cầu Hàn ở Khánh Hội mình còn nhìn thấy cái cọc để cột dây neo thuyền cách đây mấy chục năm vẫn còn ở chỗ cũ. Nhìn thấy nó mình xúc động lắm, vì bao nhiêu chuyện cũ như cuốn phim quay chậm hiển hiện lại... Vào năm 2000 Khánh Ly cũng về Saigòn nhưng là để thăm ông Sơn, lúc ấy ông ấy yếu rồi, và mình biết ông ấy chẳng còn sống bao lâu nữa...

Hỏi: Chị cũng đã bằng tuổi của anh Ngạn, “sáu bó” rồi! Anh Ngạn nói với tôi là làm M.C thêm một hai năm nữa rồi giã từ sân khấu, còn chị thì sao?

Đáp: Mình ấy à? Cứ hát cho đến khi nào người nghe bảo xuống... thì xuống. Còn chưa ai bảo thì mình cứ... đứng hoài thôi (cười). Nói cho vui vậy, chứ thực sự thì mình là người yêu hát, mấy lần đã định giã từ sân khấu nhưng rồi lại thôi, bởi hát là một trong cái lẽ sống của mình sau con cái.

Hỏi: Nói chuyện hát... hoài. Nhiều người nói giọng hát Khánh Ly “liêu trai” quá, “phê” quá. Họ nói là Khánh Ly dùng “cần sa” có đúng không?

Đáp: Chắc với lép gì! Có tên còn nói đã nằm hút thuốc phiện với Khánh Ly nữa chứ. Nói đến thế thì bố ai mà không tin! Kệ xác nhà nó, chứ không lẽ mình lại phải đi kiếm nó để dán băng keo vào miệng nó à? (cười).

Hỏi: Nhưng Túy thấy chị có hút thuốc, và trước lúc ra sân khấu thường uống một loại “thuốc” gì đó, đáng ngờ lắm?

Đáp: Thôi đi ông nội! Đó là nước giá với La Hớn Quả chứ có gì bí mật đâu. Uống để cho nó thanh giọng, bởi mình hát nhiều, nói nhiều nên dễ khan giọng lắm...
Hỏi: Tại sao chị lại chọn “nghệ danh” là Khánh Ly?

Đáp: Tình cờ thôi, trong Đông Châu Liệt Quốc có hai nhân vật Yêu Ly và Khánh Kỵ. Họ là 2 người anh hùng kiểu Lương sơn bạc, trả thù cho chủ và chịu chết. Mình thấy hai nhân vật đó “đẹp” quá, sống có tình có nghĩa, thủy chung cho tới lúc chết, nên mình thích và “kết hợp” hai tên đó thành tên... mình.

Hỏi: Chứ chị không nghĩ tên “Khánh Ly” còn có một ý nghĩa khác?

Đáp: Nghĩ mẹ gì nổi, vì lúc ấy mình mới 16 tuổi ranh hà! Sau này có người “giảng giải” cho mình nghe “khánh ly” là tiếng “chuông ngân vang...” thì mình cũng biết vậy, có ông còn “chiết tự” theo kiểu “đem ly mà gõ khánh” thì chỉ có nước bể tan tành... thì mình cũng xin... vâng (cười).

Hỏi: Ngoài chuyện đi hát, cuộc sống “đời thường” của chị ở Mỹ như thế nào?

Đáp: Hồi ở VN các bà “làm sao” thì qua đây mình cũng “làm vậy”. Cơm nước, chồng con, rồi giặt giũ, vườn tược... Ông Đoan chiều về là phải có cơm cho ông ấy ăn, và điều quan trọng là khi con cái về là phải thấy mặt bố mẹ...

Hỏi: Mấy đứa con của chị có ăn được mấy món rau dưa, cà muối do chị làm không?

Đáp: Được chứ, tụi nó ăn được hết, và điều lạ là tụi nó không biết... chửi thề. Vì mình không bao giờ chửi thề và vợ chồng không bao giờ cãi nhau trước mặt con cái...

Hỏi: Túy thấy chị cũng hay chửi thề mà?

Đáp: Nhưng mà... mình chửi thề... ở chỗ khác. Nhất là ở những chỗ... không chửi không được... (cười).

Hỏi: Nhiều nữ ca sĩ chỉ thích đeo vàng hay kim cương, còn Khánh Ly sao chỉ thấy đeo toàn vòng... cẩm thạch? (mỗi tay 3 vòng)

Đáp: Cái nghề đi hát 30 năm nay của mình, nuôi được 4 đứa con khôn lớn thành người là cả một may mắn lắm rồi. Điều này có được là do khán giả “nuôi” mình, chứ không có “ông bầu, bà bầu” nào rút tiền túi ra mà cho ca sĩ cả... Vì vậy mình phải sử dụng những gì mà những người yêu thương trao cho mình một cách xứng đáng và đúng chỗ. Còn chuyện cẩm thạch, chẳng qua là vì thói quen thôi. Mình đeo nó lâu, nó càng “lên nước” thì mình biết mình đang “xuống nước” (cười). Cái âm thanh đụng kêu leng keng của nó nghe vui tai, và đeo nó mình thấy “hên” và đỡ phải cất giữ cẩn thận như các loại quý kim khác nên mình... phải chọn nó thôi.

Hỏi: Sau khi TCS qua đời, có vài phụ nữ không ngần ngại công bố họ là “vợ” hay người tình của TCS, cũng có người còn xác nhận họ có quyền “sở hữu” một phần nào tài sản tinh thần của TCS?

Đáp: Tôi đoan quyết không bao giờ có điều đó xảy ra. Đó là điều chắc chắn, là bởi vì ông TCS không để lại “di chúc” cho bất cứ người nào có cái quyền gì, ngoại trừ tôi là người có giấy tờ và chữ ký cuối cùng của TCS. Điều này có nghĩa là Khánh Ly được toàn quyền sử dụng và đương nhiên là phải trả tiền tác quyền cho người thừa kế là em của TCS.

Hỏi: Chị đi nhiều nơi, biết nhiều người. Chị nhận xét sao về Cộng đồng Việt nam tại hải ngoại?

Đáp: Người Việt của mình là loại người dễ giận hờn, nhưng lại mau tha thứ. Khi cần làm một điều gì thì sẵn sàng ngồi lại với nhau, nhưng ngồi lâu thì lại sinh ra lắm chuyện. Vì thế chẳng lạ gì chuyện hai ông chửi nhau chí chát như sẵn sàng ăn tươi nuốt sống, ít lâu sau lại thấy họ đang chụm đầu ngồi uống cà phê, khiến chẳng ai hiểu nổi! Vì thế chúng ta không lạ gì khi thấy chuyện lớn khó thành mà chuyện nhỏ thì lại dễ xong! Cá nhân trong cộng đồng các nơi thì nổi bật và thành công, còn tập thể thì tôi thấy hiếm có sự đồng nhất. Chuyện ấy dễ hiểu thôi, bị “lừa” nhiều rồi, nên gặp chuyện gì cũng phải cẩn thận chứ...

Nguyễn Vi Túy
Sydney đầu tháng 6.2005


nguồn: calitoday.com
Phượng Các
#6 Posted : Saturday, August 13, 2005 2:10:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Khánh Ly và Trịnh Công Sơn
Saigon, 1966
Từ Thụy
#7 Posted : Saturday, August 20, 2005 1:55:55 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)


Diễm Xưa


Từ Thụy
#8 Posted : Saturday, August 20, 2005 3:20:19 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Vạn sự khởi đầu nan, vạn nan bắt đầu nản Angry.
Phượng Các
#9 Posted : Sunday, August 21, 2005 10:21:21 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bớ người ta! Có người chỉ có copy and paste mà làm hòai hông xong nè!

Từ Thụy
#10 Posted : Sunday, August 21, 2005 10:27:53 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bớ người ta! Có người chỉ có copy and paste mà làm hòai hông xong nè!


Tại PNV kỳ thị á Black Eye.
Phượng Các
#11 Posted : Sunday, August 21, 2005 12:42:37 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)








Còn Tuổi Nào Cho Em
tác giả: Trịnh Công Sơn
trình bày: Khánh Ly

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay măng trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may

Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
Xin cho tay em còn muốt dài
Xin cho cô đơn vào tuổi này
Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài

Em xin tuổi nào còn tuổi nào cho nhau
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
Em xin tuổi nào
Còn tuổi trời hư vô
Bàn tay che dấu lệ nhòa

Ôi buồn!
Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu
Tuổi nào mơ kết mây trong sương mù
Xin chân em qua từng phiến ngà
Xin mây xe thêm mầu áo lụa
Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ














Từ Thụy
#12 Posted : Saturday, October 8, 2005 5:08:09 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)


Mùa Thu Cánh Nâu
Tác giả: Nguyễn Ánh 9Trình bày: Khánh Ly

http://s17.yousendit.com...BJG4AEJ53JH1CR2EWMHDSMA8

Em về, qua đường cũ,
Nghe nhịp bước chân bơ vơ.
Hàng cây ngày xưa,
Buồn trơ đón trên từng lá mong chờ.
Quán chiều ngủ say, giấc buồn trên cây.

Em nhìn thu vàng úa,
Nghe đời hắt hiu trên môi.
Mình em chiều quên,
Làm nghiêng bóng trên đường vắng âm thầm.
Xa cách rồi còn ai, thương giấc buồn trên tay.

Em lang thang, một mình thương yêu trống vắng.
Mùa thu cánh nâu, vàng con lá sầu.
Em đi, một mình cô đơn trái chín.
Chiều lên gió cao, hú gọi tên nhau.

Em về, nghe đời nhớ,
Trên từng ngón tay cô đơn.
Nhịp chân gầy xanh,
Buồn như lá thu ngày tháng hao mòn.
Em về chiều nay, thu vàng trên tay.
Phượng Các
#13 Posted : Thursday, January 12, 2006 1:34:06 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tối thứ Ba 10 tháng 1, 2006, ca sĩ Khánh Ly đến với độc giả Người Việt Online qua chương trình Chuyện Trò Trên Mạng.


Thưa quý độc giả Online, Khánh Ly hiện đã có mặt tại tòa soạn Người Việt và Người Việt Online để sẵn sàng trả lời các câu hỏi của quý vị. Khánh Ly sẽ bắt đầu trả lời những câu hỏi gửi vào những ngày trước, sau đó mới đến những câu gửi vào trong giờ Chuyện Trò. Xin quý độc giả vui lòng kiên nhẫn khi thấy câu hỏi của mình vừa gửi vào chưa được trả lời ngay lập tức. Bây giờ, mời quý độc giả theo dõi cuộc chuyện trò trên mạng hôm nay.


Một bó hoa đã được mang đến tặng Khánh Ly một ít phút trước khi Khánh Ly đến tòa soạn tối nay đó là bó hoa quý vị thấy đặt trên bàn trước mặt Khánh Ly. Bó hoa này do nam diễn viên điện ảnh Đặng Hùng Sơn mang đến tặng. Người Việt Online va Khánh Ly xin cám ơn anh Đặng Hùng Sơn.


Câu hỏi 1: Tôi vốn yêu thích giọng ca của chị từ mấy mươi năm nay , bây giờ vẫn còn. Tôi có gởi email đén chị để làm quen , nhưng không được trả lời. Xin hỏi , đó là thói quen của chị khi gặp 1 email lạ hay là thế nào? Chúc chị khỏe và vẫn hát hay như thuỏ nào. (Nói Không Được - Sài Gòn)


Trả lời: Trước hết, xin cảm ơn anh và mong được anh giữ mãi tình cảm như đã dành cho tôi. Tôi vẫn luôn luôn mỗi đêm trả lời email. Sở dĩ có lúc bị gián đọan là vì... máy hư :-) Hẹn gặp anh. Trân trọng!!!


Câu hỏi 2: Chào chị Khánh Ly! Chị có dự định về VN biểu diển? Chính quyền có gây khó dễ gì với chị không?Bí quyết nào mà chị có giọng ca "khàn mà trong sáng thế!".Em đã nghe thử vài giọng ca hát nhạc Trịnh mà không thể "tiêu hóa " nổi bài họ hát thứ 2! (Xuân Mỹ - Quy Nhơn city, Việt Nam)


Trả lời: Em thân mến, giọng khàn là giọng Trời cho. Chị chưa có dự định nào cho những chuyến đi về VN vì chị rất bận đi show ở đây. Có rất nhiều người hát nhạc của Trịnh Công Sơn. Chị mong em và các bạn nghe và để giữ mãi dòng nhạc Trịnh Công Sơn. Thân ái!


Câu hỏi 3: Chào chị Khánh Ly. Tôi rất yêu mến tiếng hát của chị và nhạc Trịnh Công Sơn qua bao nhiêu năm. Tôi xin hỏi chị vài câu: Trịnh Công Sơn là người bên VNCH hay là Bắc Việt? Tại sao chính phủ CSVN lại kính trọng Trịnh Công Sơn quá vậy sau khi ông ta qua đời? Trịnh Công Sơn vô tình viết nhạc phản chiến hay là người của phía bên kia chiến tuyến? Tại sao Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh hát bài"Nối Vòng Tay Lớn" hôm 30/04/75? Ông có viết nhật ký về đời ông không?...Chúc Chị luôn luôn khỏe mạnh. Cám ơn Chị rất nhiều (K.Nguyen - Sacramento CA)


Trả lời: Thưa anh, theo tôi nghĩ, chúng ta không nên đẩy những người bạn của mình về phía những người mình không thích. Ông Trịnh Công Sơn đơn thuần là người Việt Nam và sống với chủ nghĩa dân tộc. Ông chưa hề là người của chế độ nào cả. Ông là người của mọi người. Bài "Nối Vòng Tay Lớn" đã viết từ lâu và đã được Đệ Nhị Cộng Hòa sử dụng để đón chào các sinh viên Việt Nam du học trở về. Tất cả các sinh hoạt thanh niên kể cả Công Giáo và Phật Giáo thường mở đầu bằng bài hát đó. Kính chúc ông vui mạnh!


Câu hỏi 4: Chào cô Khánh Ly, sau cái chết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nghe cô tuyên bố giã từ sân khấu , khôngđi hát nữa , nhưng sauđó vẫn thấy cô tiếp tụcđi trình diễnở nhiều nơi , xin hỏi là côđã thay đổi y định hay báo chíđã thông tin sai? Chúc cô vui khỏe... (Min Tam Nguyen - canada)


Trả lời: Bạn thân mến! Tôi chưa bao giờ có ý định từ bỏ sân khấu dù không còn trẻ nữa. Bởi vì hát, nhất là hát nhạc Trịnh Công Sơn là lẽ sống của đời tôi. Có lẽ một vài người tổ chức muốn tạo những bất ngờ nên họ loan tin đó là show chót của Khánh Ly.


Câu hỏi 5: Chị Khánh Ly yêu quí, Chú Trường đây, em rất mừng khi nghe được tiếng hát của chi vẫn còn lẫy lừng và truyền cảm như ngày nào khi hai chị em mình còn đi hát chung với nhau. Cầu mong tiếng hát này sẽ được mọi người luôn yêu quí và còn vang lừng mãi mãi. Mong gập lại chị và anh Đoan. Dương Đức Trường (Duong Duc Truong - Virginia, VA)


Trả lời: Chú Trường thương yêu! Mong có dịp lại được hát với tiếng đàn của chú Trường. Cầu nguyện cho nhau! Anh Đoan, chị Mai.


Câu hỏi 6: Thưa Cô. Nếu phải định nghĩa "tình" của Cô và chú Trịnh Công Sơn, thì thưa Cô đó là tình gì? (Nguyen - Ohio)


Trả lời: Đó là tình yêu! Nhưng mà không phải là... tình yêu. Mà lại chính là... tình yêu! Chúc em vui!


Câu hỏi 7: Thưa Cô Khánh Ly, con là một huge fan của Khánh Ly. Con đã xem DVD Thuở Ấy Mưa Hồng. Cảm ơn Cô và đã để lại cho đời những sản phẩm thật giá trị cả về lịch sử lẫn nghệ thuật. Con chỉ có một thắc mắc không biết Cô có ý định làm thêm những DVD ca nhạc như vậy nữa không? (Trúc Ly - Maryland, USA)


Trả lời: Cám ơn em! Sau Thuở Ấy Mưa Hồng cô sẽ còn làm tiếp 2 cuốn nữa về nhạc và những kỷ niệm với ông Trịnh Công Sơn. Tháng 4 sắp tới sẽ có một cuốn. Em chờ xem!


Câu hỏi 8: Chào cô Khánh Ly, Cả gia đình cháu rất thích nghe nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do cô hát. Vừa mới đây được xem " Thuở Ấy Mưa Hồng" chất giọng của cô vẫn tuyệt vời như thuở nào và những lời tâm tình của cô rất cảm động & ý nghĩa sâu sắc... Bản nhạc nào của Trịnh Công Sơn được cô hát lần đầu tiên? (Kim Sang - San Diego)


Trả lời: Em thân mến, cho cô gửi lời cám ơn Ba Má và tòan thể gia đình. Bài hát đầu tiên mà ông Trịnh Công Sơn tập cho cô là bài Tuổi Đá Buồn.


Câu hỏi 9: Cô Khánh Ly DIVA của cháu ơi...Trong năm 2006 này, kỷ niệm 5 năm ngày mất chú Trịnh Công Sơn, cô và chú Đoan có kế họach gì không Hy vọng sớm được gặp cô ở New Zealand-Tân Tây Lan. Love, Hiếu. (Le Trong Hieu - New Zealand - Tan Tay Lan)


Trả lời: Hiếu ơi, chú Trịnh Công Sơn vẫn còn đâu đó quanh chúng ta. Nếu có một kế hoạch nào, thì đó là những chuẩn bị cho một ngày gặp lại. Thân yêu!


Câu hỏi 10: Nghe nói chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã bỏ ra một số tiền lớn cho chị để chị về Việt Nam nhưng chị đã từ chối điều đó có đúng sự thật hay không? Chị nghĩ thế nào về ông Phạm Duy trở về Việt Nam và tuyên bố mà theo tôi thật là kẻ vô liêm sĩ. Còn chị thì chị nghĩ thế nào hành động của ông Phạm Duy. (chanh ngo - dallas tx)


Trả lời: Điều này rất đúng. Ngay từ lúc bắt đầu mở cửa cho những người Việt ở hải ngoại về lại VN và cho đến bây giờ vẫn có những tư nhân và cả những người có liên hệ đến chính quyền đưa ra những đề nghị mời tôi về VN hát. Nhưng... chắc không có chuyện đó đối với tôi. Nhạc sĩ Phạm Duy hay bất cứ người nào khác đều có quyền hành động theo ý của mình, có thể vì nhiều lý do mà chúng ta không biết. Riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu nhạc của ông Phạm Duy. Thân ái!


Câu hỏi 11: Cô có cảm nghĩ gì khi trải qua bao sóng gió dư luận, hình ảnh và nhân cách của Cô vẫn vững chãi trong tâm hồn những người trẻ yêu mến tiếng hát của Cô và âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? (Hồ Thanh Phương - Đồng Nai, Việt Nam)


Trả lời: Một con người sống trong đời sống dù làm bất cứ điều gì đều phải chấp nhận sóng gió, không thể tránh như cuộc đời vốn đã thế. Hãy cứ sống với một tấm lòng như nhạc sĩ TCS dù chỉ "để gió cuốn đi", em sẽ thấy đời sống bình an.


Câu hỏi 12: Khánh Ly có rất nhiều show biểu diễn, lịch đi diễn đầy đặc. Có lúc nào Khánh Ly đi hát như vậy, mà lại thấy chạnh lòng vì rất nhiều nơi mình đã hát không phải là đang ở trên quê hương mình, nơi mà Khánh Ly đã có rất nhiều kỷ niệm mà không bất kỳ nơi nào có được? (tron) (Nguyễn Đông - Đà Nẵng, Việt Nam)


Trả lời: Đối với cô, hát ở đâu cũng là hát. Mình sống và hát cho khán giả và cho cả chính mình. Quê hương ở ngay trong trái tim mình. Và ở đâu con người và đời sống tử tế thì đó là quê hương của mình.


Câu hỏi 13: Kính chào chị Khánh Ly. Em rất mê tiếng hát của chị từ lúc biết thưởng thức nhạc đến nay và rất là mê những bản nhạc của Trịnh Công Sơn do chị hát. Riêng có một bài mà chị hát "phê" nhất đó là bài "hát cho người nằm xuống" không biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài này cho mối tình của chị và anh lính nào đó phải không? Kính chúc chị và gia quyến một năm mới an vui và hạnh phúc. (Nguyen Thu Ho - minnesota)


Trả lời: Bài hát "Cho Một Người Vừa Nằm Xuống", khi TCS sáng tác, chủ đích là để nhớ cố Chuẩn Tướng Không Quân Lưu Kim Cương. Nhưng sau đó ông có nói với tôi: "Mai nên hát những bài này cho cả những người bạn của chúng ta đã nằm xuống trong cuộc chiến này". Thân ái!


Câu hỏi 14: Trong bài hát "Yeu Dau Tan Theo" có đoạn viết rằng: "Em theo đời cơm áo, mai ra phố xôn xao, bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo"... Xin cô Khánh Ly cho biết liệu có phải từ "mai" trong ấy là tên của Khánh Ly? và phải chăng Trịnh Công Sơn đã thầm trách một điều gì? (Lê Cảnh Toàn - Huế, Việt Nam)


Trả lời: Tôi cũng đã nghĩ như anh và mặc dù chưa bao giờ tôi hỏi ông TCS, nhưng tôi nghĩ có lẽ chữ "Mai" trong bài hát là tôi. Tôi không buồn vì những điều ông trách cũng có phần đúng. Có lẽ có lúc ông quên tôi là đàn bà và có những bổn phận phải lo cho các con.


Câu hỏi 15: chào cô Khánh Ly. Where do you live? What state? I love your song alot. How many kids do you have? How are you? chuc co nam moi gap nhieu may! I dónt know how to write vietnamese.I hpoe you get my letter! (christina phan - illinios)


Trả lời: Chào em! Cô hiện sống tại thành phố Cerritos, miền nam Cali. Thanks for your concern! I have four kids and I'm really fine. Wishing you the best and a happy new year! Love!!!


Câu hỏi 16: Chị Khánh Ly thân mến,Đã mấy chục năm rồi em thấy chị vẫn trẻ đẹp và hát hay như ngày nào, nhất là lúc hát nhạc của Trịnh Công Sơn. Chị nói chuyện cũng có duyên lắm. Em chúc chị luôn luôn được nhiều may mắn , hạnh phúc. Em nghe nói chịđã thu nhiều chương trình cho đài truyền hình Nhật Bản, làm sao em xem được những chương trình đó, hả chị? Thân ái, Tu Anh (tu anh - usa)


Trả lời: Em thân mến! Cám ơn những tình cảm em đã dành cho nhạc sĩ TCS! Chị có thâu nhiều chương trình cho đài NHK và những phim thực hiện tại Nhật, nhưng vì thuộc dạng tài liệu và tôn chỉ của đài, những chương trình này không phổ biến bình thường.


Câu hỏi 17: Trong một chuyện ngắn " Nhớ Về trại Pemdleton " đăng trên tờ Việt Báo đã lâu, có kể lại Khánh Ly đã ở trên đảo Wake sau ngày miền Nam sụp đổ, và Khánh Ly đã hát cho đồng bào nghe mỗi tối. Tôi cũng ở trên đảo Wake, nên thắc mắc hoài chuyện Khánh Ly ở trên đảo Wake có thật không? Và nếu thật, mong Khánh Ly cho biết Khánh Ly ngụ trên đảo bao lâu cùng những kỷ niệm của Khánh Ly trên đảo Wake. Cám ơn Khánh Ly. (VINH TRAN - WESTMINTER)


Trả lời: Thưa anh, tôi ở đảo Wake một tháng để chờ các ông Mỹ chi viện cho bà con di tản. Và mỗi tối tôi ngồi dưới gốc cây dừa cùng với tiếng đàn của bác sĩ Ngô Thanh Trung hát cho bà con nghe khoảng 4 tiếng đồng hồ mỗi đêm trong suốt một tháng. Như vậy là anh còn nợ tôi đó, nếu anh cũng ở đảo Wake :-)



Câu hỏi 18: Thưa Chị Khánh Ly. Vừa qua , tôi có nghe bài hát " Xin Cho Tôi " do một ban nhạc nữ miền Bắc hát, tôi cảm thấy hình như đó không phải là nhạc của Trịnh Công Sơn. Sao Chị không hát bản nhạc này trong " Thuở Ấy Mưa Hồng " để tưởng nhớ đến một nguời thuộc K16/VBQGVN mà Chị đã nhắc đến trong DVD nói trên của Chị?"... Cho quê hương giấc ngủ thật hiền... Rồi từ đó tôi yêu Em... ". (DZU NGUYEN - Hawthorne - South Bay - Ca 90250 - 7019)


Trả lời: Thưa ông, bài "Xin Cho Tôi" là của nhạc sĩ TCS, sẽ được phát hành trong DVD kế tiếp. Điều "K16/VBQGVN" mà anh hỏi là đúng.


Câu hỏi 19: Xin chị cho tôi biết, với số tuổi của chị làm sao chị nhìn trẻ trung thế, hay là chịđi mỹ viện hàng ngày. Giọng hát của chị đối với tôi là không đối thủ, sao mà chị hát hay vậy. Đúng là thiên phú phải không?. Tôi biết chị là người Công-Giáo, chịđã và đang làm việc từ thiện, điều này tôi thấy rất tột. Em gái và con gái chị cònở Richmond Virginia hay không? Xin cám ơn chị và cầu chúc chị và gia-quyến một năm mới hạnh phúc. Người mến mộ chị (Tai Nguyen - Ontario,California)


Trả lời: Thưa anh, từ bé đến lớn tôi chưa đi mỹ viện, vì tôi không có thì giờ và cũng không có tiền luôn :-) Tôi được như ngày hôm nay là bởi Chúa cho và gìn giữ những việc tôi làm cho mọi người, tuy không nhiều, bởi sức người có hạn. Tôi sẽ luôn luôn cố gắng. Thân kính!


Câu hỏi 20: Một trong những mất mát lớn nhất trong cuộc đời chị có lẽ là cái chết của người bạn: Trịnh Công Sơn. chịđã chống chọi như thế nào với nổi đau đó? và chị có lời khuyên gì đối với những người đàn bà đã từng trải qua sự mất mát na ná như chị? (lyne - montreal)


Trả lời: Mất mát lớn nhất của tôi là cái chết của thân phụ tôi trong trại Lý Bá Sơ. Và sau đó là sự ra đi của nhạc sĩ TCS. Tôi không thể có một lời khuyên hay an ủi đối với những người gặp những sự mất mát bởi không có nỗi đau nào giống nhau. TCS đã viết: "Hãy yêu ngày tới dù đã mệt kiếp người, còn cuộc đời ta cứ vui". Có lẽ nên nghĩ đến gia đình nhiều hơn.


Câu hỏi 21: Chào cô Khánh Ly. Em không muốn tên tuổi của cô lúc nào gắn liền vào nhạc của nhac sĩ Trịnh Công Sơn, vì đó là điều ai cũng muốn và luôn nghĩ như vậy. Cô hát Niêm khúc cuối của Ngô Thuy Miên mà cho đến nay vẫn không ai hát qua được? Nếu không có Trịnh Công Sơn trên đời này thì ca si Khánh Ly vẫn là 1 ca sĩ tuyệt vời. Cô nghĩ sao? Mến chúc cô và giađình khỏe mạnh , mong cô sẽ trở lại Thụy sĩ, đừng quên Lausanne cô nhé-mến KimLe (KimLe - thụy sĩ)


Trả lời: Cám ơn em! Dẫu muốn hay không cô vẫn luôn luôn là cái bóng của nhạc sĩ TCS. Nếu không có TCS, giờ này chắc cô đang ở đâu đó. Còn nếu không có cô, TCS vẫn cứ nổi tiếng. Cám ơn em và mong gặp lại em ở Thụy Sĩ.


Câu hỏi 22: Chào chị mai. rất vui gặp chị trên net.tụi em thương nhớ và trông chờ chị trở lại Nauy. chị đã sống một cuộc đời với nhiều nỗi thăng trầm, nhưng bây giờ sau khi các com đã thành nhân và thành công trong cuộc sống, chị có mơ ước điều gì riêng cho bản thân chị không? Thương mến. Cẩm vân (cam van nguyen - oslo, nauy)


Trả lời: Cẩm Vân thân mến! Chắc chắn là chị sẽ trở lại NaUy. Như Vân đã biết, một cuộc sống với nhiều gian nan không phải là điều đáng buồn. Mà ngược lại, chính vì không bao giờ quên những đọan trường mình đã qua nên cố sống cho ra con người. Và đó cũng là điều mình mong muốn cho các con của mình. Hẹn gặp Vân tại NaUy.


Câu hỏi 23: Kính chào chị Khánh Ly, Khán giả nước nhà hiện giờ đang ao ước được một lần xem chị biểu diễn ở Việt Nam! Chị có dự định một ngày nào đó làm thoả lòng người hâm mộ bằng đêm biểu diễn từ thiện ở quê nhà dành cho trẻ mồ côi, khuyết tật? Xin cảm ơn chị ạ! Dương Minh Châu (Duong Minh Chau - Tp. HCM, Vietnam)


Trả lời: Dù không hát ở VN cô vẫn có những chương trình hát gây quỹ gửi về quê nhà cho các trẻ mồ côi khuyết tật, phong cùi dành cho cả Công Giáo và Phật Giáo.


Câu hỏi 24: 1.Khánh Ly có bao giờ hút cần sa ma túy không mà sao có giọng hát khàn đục mê mẩn tâm hồn người nghe quá vậy. 2.Ai là người yêu của Khánh-Ly. 3.Bài hát nào Khánh-Ly thích hát nhiều nhất và hay nhất. (BAC TRAN - Los Angeles,CA)


Trả lời: Thưa anh, người yêu của tôi nói riêng đang ngồi cạnh tôi, người Hố Nai, tuổi con khỉ, và là bố của con tôi. Hạ Trắng, Diễm Xưa là hai bài hát nhiều nhất nhưng không biết có hay nhất không, tùy người nghe. Ông hỏi tôi có hút cần sa không. Thế nếu tôi nói "không", ông có tin không? Xin cám ơn sự lưu tâm của ông. Chúc ông sức khỏe!


Câu hỏi 25: kính chị... rất mê cái giọng khàn khàn, chị có ..làm video cho chị không..nếu có em muốn orderđể thưởng thức... em thích nhất những bài chị hát...cầu chúc chị luôn luôn khỏe..và đẹpđể trở thành những bà mẹ ViệtNamda vàng..dể thương nhất.. Khánh Lyo tro tu dau...? mong cho chị khỏe...bon mua nguyet ca. Chúc chị một năm mới...nhưý đầyđủ sức khỏe..để tiếp tục con đường ..những gì chị thích làm..góp phần xây dựng con đường ..mai này ta về VN... (vo myHoa - chicago,usa)


Trả lời: Em thân! Cám ơn em đã mê cái giọng... đàn ông của chị! Về video thì chị vừa phát hành cuốn "Khánh Ly - Trịnh Công Sơn - Thuở ấy mưa hồng". Em có thể hỏi tại các đại lý hoặc liên lạc về www.khanhly.com. Cám ơn em!


Câu hỏi 26: Chị là người tốt (good heart) chidong góp rất nhiều thiện nguyện cho các đoàn thểở mọi nơi Chị tiêu biểu người con gái VN , giảndị với chiếc áo dài và tóc dàiở mọi nơi chị xuất hiện. Chị gần gủi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lý do Trịnh Công Sơnđi hạc tập cải tạo, bao lâu?. Sau saigon mất Trịnh Công Sơn sáng tác bao nhiêu bài?. Những bài nào của Trịnh Công Sơn bị cấm hátở VN? Bài nhạc nào cuối cùng của ông? Cám ơn chị, chúc chị vui mạnh. (hoi nguyen - Virginia)


Trả lời: Nhạc sĩ TCS đi kinh tế mới ở Khe Sanh 4 năm. Tất cả những bài hát của ông đều bị cấm sau 75, đặc biệt là bài Gia Tài Của Mẹ, bởi hai chữ "nội chiến" trong bài. Cho đến bây giờ, ngòai một số ít tình ca được cho phổ biến, còn thì vẫn bị cấm nghe và cấm sử dụng. Sau 75, TCS đã sáng tác một số ca khúc rất hay, dĩ nhiên là khác với những bài trước 75, nhưng lại hay hơn về ý nghĩa, phải nghe lâu mới hiểu. Có lẽ bài cuối cùng của ông là bài "Đi và đi mãi".


Câu hỏi 27: Mến chào Khánh-Ly, Mấy chị em tôi được biết Khánh-Ly từ hồi còn bé, tụi mìnhở nội trú trường Sainte Marieở Hà Nội Khánh-Ly tên là Colette Lê Mai và chị của Khánh-Ly là Céline Lê Yên. Xin Khánh Ly cho tôi biết tin của chị Lê Yên, Cám ơn nhiều. Mến chúc Khánh-Ly nhiều sức khỏe, nhiều Hạnh phúc và giọng hát đặc biệt và điêu luyện của Khánh-ly còn làm rung cảm nhiều thế hệ...Mến, Gemma (Gemma Nguyen - Phap)


Trả lời: Chào chị! Tôi đúng là Colette Lệ Mai và chị tôi là Céline Lệ Yến. Chị Yến hiện còn ở VN. Chị còn nhớ hồi ở trường Sainte Marie có món ăn rau dền nghiền nát trộn bơ không? Tôi không ăn được, bị mẹ bề trên bắt ôm đĩa lên văn phòng ngồi ăn cho hết. Rất mừng được gặp chị, và mong gặp lại nữa vào tháng 11/06 tại Paris!


Câu hỏi 28: Chị Khánh Ly mến, xin chân thành cám ơn tiếng hát của chị da vàng bốn phương trời từ Việt Nam cho đến hải ngoại. Tôi thấy chị ít hát nhạc giáng sinh, không biết có đúng hay là không? Nếu không đúng như vậy, mong chị tha lỗi cho. Chúc chị và gia đình một tân niên đầy phúc lộc của Chúa Xuân và tình người. Chào chị trong Chúa và Mẹ La Vang, linh mục Van Dinh Quang (linh muc van dinh quang - Brackettville, tx)


Trả lời: Thưa Cha, con hát rất nhiều Thánh Ca do các Linh Mục sáng tác rải rác trong rất nhiều CD. Riêng về nhạc Giáng Sinh, con rất muốn thực hiện mà chẳng hiểu sao con chưa làm được. Con sẽ cố gắng cho Giáng Sinh tới. Xin Cha cầu nguyện cho con! Kính!


Câu hỏi 29: Vừa rồi Khánh Ly hát chung với anh Ngọc, sau khi hát xong Khánh Ly thưa với thính giả là tuy anh Ngọc nhan sắc không bằng Khanh Ly.... Tại sao Khánh Ly lại hạ giá anh Ngọc như vậy Mục đích gì ? Dong luc nao thuc day Khanh Ly lay biệt hiệu Khánh Ly thay vì tên thật của mình (Dana - Washington State)


Trả lời: Thưa chị, được hát chung với Tuấn Ngọc tôi rất vui. Chúng tôi rất thân nhau và đi hát với nhau thường xuyên ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi thường hay đùa, nói cho đúng thì ý của tôi là muốn "chọc" để cho anh Tuấn Ngọc nói, vì Tuấn Ngọc nói chuyện rất có duyên. Tôi không có ác ý gì với Tuấn Ngọc. Khánh Ly là tên ghép lại của 2 nhân vật thời Đông Châu Liệt Quốc. Tôi lấy tên này vì gia đình không cho đi hát, phải lựa tên khác. Cám ơn chị!


Câu hỏi 30: Cô Khánh Lyơi,đối với em cô là một tài sản quý giá của quốc gia. Bất cứ show nào của côởđây emđềuđi tham gia cả. Nhưng em có một thắc mắc là tại sao cô rấtít hát showở Orange Country mặc dù em biết làcó nhiều người mời cô lắm. Cô chỉ hát nhiềuở các tiểu bangxa và trên toàn thếgiới Cô có thể nào cho em biếtđược không. Cámơn cô Khánh Ly, tiếng hát muôn thuở(Thu - Cali)


Trả lời: Cám ơn em! Cô không dám nhận mình là "tài sản của quốc gia" đâu. Ở đây có nhiều diva lắm phải không em? Cô không hát nhiều ở Orange County dù có nhiều người mời là bởi vì cô muốn đi hát ở những nơi xa, những nơi ít người Việt sống, những nơi ít ca sĩ muốn tới. Cô nghĩ mọi người sẽ vui khi gặp cô. Và điều quan trọng là cô hiểu tâm trạng của những người luôn có cảm tưởng mình bị bỏ quên.


Câu hỏi 31: Chào chịKhánh Ly. Em là một trong những người mến mộ giọng hát của chị từ khi em mới 15 tuổi, bây giờ emđã 45 rồi. Có lần gập chị trong tiệm sách Tú Quỳnh mà embỏ lởdịpđể nói chuyện với chị vì bận phảiđi làm. Ba mươimấy năm rồi mà chị hát vẫn cònrayrứt lắm. Giọng hát của chịđã vượt không gian lẫn thời gian rồiđó chị có biết không. Em có một câu hỏi: AnhĐoan có ghen chị với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không? mến chúc chị và giađình vui khỏe(thai tran - Buena Park, CA)


Trả lời: Em thân mến, chị làm bạn với anh Đoan 30 năm rồi, chưa bao giờ "được" anh Đoan ghen. Anh Đoan rất thần tượng nhạc sĩ TCS và ngược lại, TCS rất thương anh Đoan. Chị may mắn có cả 2 hạnh phúc. Lần sau gặp nhau, nhớ cho chị cơ hội để quen em.


Câu hỏi 32: May I ask you, where is KhankLy lived. I want to send a bunch of flowers for her (Joe Lam - illinois)


Trả lời: Dear friend, thanks for your concern! Just send it to PO Box 3295, Cerritos CA 90703. Whether you send me flowers or not, I would be very happy! Love!!!


Câu hỏi 33: Hôm trước chúng tôi có đọc báo Việt Weekly có nói là ca sĩ Khánh Ly đã từng từ chối hát ở VN. Khi có người trả cho cô 2 triệu USD có phải không cô Khánh Ly. Cám ơn cô (Nguyen Le - usa cali )


Trả lời: Thưa em, đây là chuyện có thật. Tôi rất ít khi nói những điều viễn vông. Tuy nhiên, tin hay không là tùy ở mỗi người. Tôi rất nghèo nhưng tôi nghĩ rằng 2 triệu đôla không phải là một số tiền quá lớn. Trân trọng!


Câu hỏi 34: Trong các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài mà chị thích nhất là bài gì? Chị có thể cho biết được không? Xin cám ơn thật nhiều... (ngo xuan hong - moscow , lien bang Nga )


Trả lời: Hồng thân mến, cám ơn Hồng đã liên lạc từ một nơi rất xa. Câu trả lời của chị không biết có làm em hài lòng không... Trong những ca khúc của nhạc sĩ TCS, chị thích nhất bài... Trịnh Công Sơn. Thân ái!


Câu hỏi 35: Chào cô KL. Hôm nay cháu biết chắc cô sẽ được hỏi rất nhiều câu hỏi về âm nhạc, cho nên cháu chỉ xin được hỏi cô một câu hỏi hơi "ngoài lề", đó là cô có bí quyết gì không mà sao tóc cô lúc nào cũng đen, bóng, và dài rất đẹp :-)) Chúc cô sức khoẻ và nhiều Hồng Ân Thiên Chúa. (Người Việt Nam - SaiGon)


Trả lời: Em mến, chị giữ tóc dài dù tuổi đã lớn vì anh TCS muốn vậy. Dĩ nhiên là tóc đã bạc, mà bạc thì mình... nhuộm :-) Và nếu biết dùng thuốc gội đầu thích hợp thì tóc sẽ bớt rụng. Nhớ cầu nguyện cho nhau!


Câu hỏi 36: Thưa cô , em mạn phép hỏi cô : Trong đời sống của cô đã có bao nhiêu lần cô đã làm những chuyến xe để đưa tiễn những người thân yêu của cô đi về nơi họ muốn?... Và cô nghỉ gì khi có những chuyến xe không thể đi được đến bến bờ mà cô và họ mong đợi? (Moi Tim - PA)


Trả lời: Em thân mến, trong cuộc sống có những điều ta không thể làm được và có những điều ta tưởng là không làm được nhưng mà rồi ta lại làm được. Suy cho cùng đời sống không hề đơn giản, nhưng nghĩ mà làm gì khi ta không thể thay đổi được, bởi cuộc đời vốn thế. Bến bờ nào thì cũng vậy mà thôi. Thân ái!


Câu hỏi 37: Cô Khánh Ly đánh giá thế nào vê các giọng hát trẻ của hôm nay hát nhạc Trịnh: Thanh Lam, Quang Dũng, Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng?(Thuc Vy-Texas)

Trả lời:Vy thân, bất cứ ai có giọng hát và được gọi là "ca sĩ" đều có cái hay riêng của họ. Và bất cứ ca sĩ nào cũng có quyền hát những nhạc phẩm họ yêu thích theo kiểu của họ. Thích hay không là do mình. Không nên bắt người khác phải làm theo ý mình hoặc phải nghĩ như mình. Chỉ có Cộng Sản mới như thế thôi.


Câu hỏi 38: Cô Khánh Ly mến, Cháu rất thích tiếng hát cũa cô. Có bao giờ cô sẽ cho ra CD những ca khúc da vàng cũa nhạc sĩ TCS? Cháu đọc đươc nhiều lời cũa những bãn này rất hay- Không hiễu tại soa ai cũng chống. Cãm ơn cô (Henry Le-San Jose, ca)

Trả lời:Em thân mến, không phải ai cũng chống đâu. Ai lại đi chống những ước mơ về một đất nước thanh bình, tự do. Có lẽ chỉ vì người nghe hiểu nội dung theo ý họ. Cô đã ra 4 cuốn ca khúc da vàng KL-TCS. Nếu cần em có thể hỏi các đại lý.


Câu hỏi 39: Xin chào chị Khánh Ly, một lời chào năm mới đầy sức khỏe và thành công... Xin hỏi chị còn nhớ chú Tuấn của vũ trường Queen và Papa Thiết không ạ??? Năm nay chị có qua Canada trình diễn không? Hy vọng chị qua thì sẽ có dịp gập lại chị và nghe chi hát live... Cám ơn chị (Thach Ha-Canada)

Trả lời:Hà thân, xin cám ơn lời chào năm mới! Ông Tuất của vũ trường Queen Bee thì... ai mà quên được. Có gặp lại cả bà Tuất nữa. Còn Papa Thiết thì không gặp. Ngày 15 tháng Tư chị sẽ hát tại Toronto - Canada. Hẹn gặp!


Câu hỏi 40: Xin chào cô Khánh Ly, giọng ca của cô chưa có một ai có thể thay thế được, cháu yêu tiếng hát của cô cũng như yêu mến cô nhiều lắm, mong rằng tiếng hát của cô và con người cô sẽ hiện hữu mãi trên đời này, xin hỏi cô có khỏe không, cô hút thuốc bao nhiêu gói một ngày, hút thuốc nhiều như vậy có làm cho cô bệnh gì không. Chào cô chúc cô mạnh khỏe (Kevin Phan-Houston)

Trả lời:Cám ơn Kevin! Cô hứa là sẽ giữ gìn sức khỏe để được hát mãi. Cô hút thuốc chơi cho vui thôi, thở khói ra chứ không nuốt khói vô, nên phổi còn rất... tốt. Mong gặp em vào ngày 15 tháng Một này tại Houston. Cám ơn em!


Câu hỏi 41: Chào cô Khánh Ly, Con sinh ra sau 1975 nhưng con rất thích nghe cô hát,đặc biệt la nhạc trước 75 giọng hát của cô thật tuyệt vời. Con chưa một lần được gặp cô nhưng con tin rằng cô rất dễ thương:). Cho con hỏi cô năm nay bao nhiêu tuổi rồi, vì trông cô rất trẻ. Chúc cô luôn hát hay và bình an, phước hạnh trong năm mới. (Thy Le-Malaysia)

Trả lời:Trước 75, cô cũng trẻ như con bây giờ vậy :-) Cám ơn con đã tin rằng cô... dễ thương. Cô sinh ngày 6 tháng Ba năm 1945. Cô không còn trẻ nữa đâu. Chúc con và gia đình nhiều sức khỏe, may mắn!



Ca sĩ Khánh Ly: Vì thời gian có hạn, Khánh Ly rất tiếc không thể tiếp chuyện cùng với tất cả các bạn. Có những điều chưa nói ở đây bây giờ thì sẽ trả lời bằng những bài viết và ở cuốn DVD sẽ phát hành vào tháng Tư 2006. Xin kính chúc các bạn xa gần bình an. Bình an trong đời sống, và bình an trong tâm hồn. Trân trọng!

Từ Thụy
#14 Posted : Wednesday, November 8, 2006 6:59:47 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)


bienchet
#15 Posted : Thursday, July 22, 2010 10:43:01 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

bienchet
#16 Posted : Thursday, July 22, 2010 10:44:43 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Phượng Các
#17 Posted : Friday, April 22, 2011 9:46:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Bức tượng Quán Thế Âm bằng đồng đen của Lê Thành Nhơn mà theo nhiều người khuôn mặt có những nét khá giống với ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn hay nhất - Khánh Ly
http://dantri.com.vn/c72...et-nam-da-ve-voi-hue.htm
Phượng Các
#18 Posted : Sunday, October 21, 2012 7:28:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khánh Ly, Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…


Wednesday, 10 October 2012 11:47

Gần đây dư luận bỗng nhiên xôn xao về sự kiện Khánh Ly mới được csvn “cấp giấy phép” cho về hát tại Việt Nam (Hà nội, Đà nẵng và Sài gòn) trong 2 tháng cuối năm 2012.

Các bài viết dài có ngắn có, các nhận định “Pro and Con” gởi tới các diễn đàn Việt ngữ một mặt thì bênh vực Khánh Ly, mặt khác tấn công Khánh Ly tới tấp.

Mỗi ngày, từ đời tư (KL có mấy đời chồng, mấy con), đến tư cách (KL xù “show,” đòi tăng “cát-xê” vào phút chót) rồi quan điểm chính trị nồi chõ (KL về Việt Nam thì nói tốt cho cs, về Mỹ thì đả kích cs…) được triễn lãm miễn phí hàng loạt loại chuyện dài nhân dân tự vệ. Dân trên mạng đọc đến muốn ngán chè đậu luôn…

[(Khánh Ly với áo bà ba khâu cờ vàng ba sọc đỏ - circa 1982 - Nguồn ảnh: FORUM Phố Xưa)]

(Khánh Ly với áo bà ba khâu cờ vàng ba sọc đỏ - circa 1982 - Nguồn ảnh: FORUM Phố Xưa)

Để cho quý đọc giả ngán thêm một chút (!) Người viết xin liệng thêm một cục đá xanh rất xấu xí vào cái đống xà bần đang còn nóng này; Nhưng đặc biệt (?) lần này, có kèm theo cái nhìn riêng của một người gọi là có chút duyên được quen biết mợ Khánh Ly (nếu quý vị, muốn chưởi tui là “Ôi thôi. Lại ba cái vụ ‘thấy người sang bắt quàng làm họ,’ ” thì cũng đành chịu. Chẳng có chết thằng Tây nào!) lúc Khánh Ly còn nghèo rớt mồng tơi; chân ướt chân ráo, những ngày đầu tiên năm 1976, đến định cư ở Los Angeles từ Miami, Florida.

Đời sống của những ngày đầu trên đất tạm dung, Khánh Ly cũng như mọi người Việt tị nạn khác, không có cái gì là “huy hoàng,” là “diễm lệ” hết ráo.

Người viết, một tay nghề rửa chén “full time,” sau giờ rửa chén, hưởn có dịp đôi ba lần tháp tùng ông anh họ của tôi đến thăm bà chị Khánh Ly (KL hơn tôi 5 tuổi) đang sống ở một cái “apartment” rất khiêm nhường một phòng ngủ nằm ngay giữa khu người Mễ nghèo ở Los Angeles. Những lúc như vậy, Khánh Ly tự than thở rất tự nhiên với tụi tui: “Bây giờ chị là ‘nữ hoàng eo-phe’ chứ không còn là ‘nữ hoàng chân đất’ nữa!” Khánh Ly đã có chỉ cho tôi xem một lô băng “cassettes” chất đống trong góc phòng ngủ do chính tay Khánh Ly mới vừa tự “sản xuất” với tiếng hát của “Nữ Hoàng eo-phe” cùng độc nhất tiếng đệm đàn “guitar” thùng bình bịch của Bác sĩ Billy Trung. Băng “cassettes” được thu với kỹ thuật trùm mềm và sang ra thành nhiều bản bằng tay cũng ngay “trên căn gác đìu hiu, chiều Chủ nhật buồn” ọp a ọp ẹp này. Khánh Ly nhờ các chợ Việt, lúc đó năm 1976, cũng nhỏ xíu rất khiêm nhường của người Việt gốc Hoa ở Chinatown bán dùm để kiếm thêm chút tiền còm nuôi 3 đứa con thơ.

Về nhu cầu cần di chuyển loanh quanh vùng Los Angeles, San Diego, vì Khánh Ly không (chưa) biết lái xe cho nên Khánh Ly và các con phải nhờ các ông Nam Lộc, Jo Marcel, hoặc ông anh của tôi giúp cho một tay…

Ông anh tôi độc thân tại chỗ loại “tứ cố vô thân tứ bề nhão nhẹc” giống y như hoàn cảnh của tôi, mỗi lần chở Khánh Ly đi loanh quanh như vậy thường kéo tôi theo cho nó có số đông an toàn hơn… Thành ra tôi có cái duyên thỉnh thoảng nói chuyện trời ơi đất hỡi vô thưởng vô phạt với Khánh Ly…

Cho đến khi Khánh Ly gặp Nguyễn Hoàng Đoan ở San Diego thì cái duyên lảng xẹc “thấy người sang bắt quàng làm họ” này như cánh vạc bay… Thật ra phải noái thêm một tí ở đây cho nó trọn phim bộ là nhờ sự quen biết “nhớn” với Khánh Ly từ trước này mà văn hào “Con ma vú dài” Nguyễn Hoàng Đoan, nguyên chủ báo Hồn Việt lúc bấy giờ, ban cho một “dốp” khiêm nhường nhưng có cái “tittle” dài lòng thòng nghe phát nản là “chuyên dziên xếp báo, dán nhãn, đóng bao bì, vác ra bưu điện part-time…”

Sự nghiệp “xếp báo part-time” không có gì là vinh quang này rồi cũng lại phải theo cánh vịt quay luôn vì văn hào nhà ta cứ quên trả tiền công dù chỉ là tiền dưới lương tối thiểu hoài à…

(Ậy! Alzheimer's Disease ở tuổi 30’s)

Trở lại vấn đề Khánh ly về Việt Nam. Trước khi nói chuyện “Khánh Ly về hay không về?” tôi đã đọc kỹ lại bản chính của cái gọi là “Giấy Chấp Thuận” số 691 từ Hòn (Cục) Nghệ Thuật Biểu Diễn - thuộc Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch của chính quyền csvn – ký tên đóng dấu son hẳn hòi rất long trọng đề ngày 24 tháng 9 năm 2012 của đồng chí Hòn trưởng Vương Duy Biên cho phép Khánh Ly về hát ở Việt Nam từ ngày 25 tháng 9 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012; thì thấy rất rõ ràng một điều quan trọng là Khánh Ly đã nhờ Công ty Giải trí Đồng Dao (của cai thầu văn nghệ Nguyễn Ngọc Sơn ở Sài gòn) xin phép dùm. Bởi vì tờ giấy chấp thuận này có ghi rõ số thẻ thông hành Hoa kỳ (US Passport) của Khánh ly (số 460761186)…

Theo bộ luật rất lẩm cẩm “con gà và quả trứng (nguyên nhân / hậu quả)” - Mỹ họ gọi là “cause and effect” - là nếu Khánh Ly tuyệt nhiên không có ý muốn về Việt Nam trình diễn thì không bao giờ có cái “Giấy Chấp Thuận” mắc dịch mắc gió này được ban hành ban tỏi làm quái gì cho nó làm lạc hướng các cao trào chống đối của dân chúng về bản án 26 năm tù đối với 3 “bloggers” với tội tày trới “chống phá đảng và nhà nước xhcn…”

Như vậy vấn đề ở đây thật ra cũng đơn giản thôi, không phải chuyện to tát loại mù sờ chân voi. Nói cách khác, không có gì là khó hiểu mà phải võ đoán. Cái chiệng đã đưa đến mọi sự bàn cãi bình loạn, thanh minh rồi thanh nga, phỏng vấn tới phỏng vấn lui… đã có một “chân lý” khá rõ không cần phải tốn thêm hơi thêm bia:

“Khánh Ly thật sự muốn đi về Việt Nam trình diễn…”

(Ái chà! “… nhưng sao đi mà không bảo gì nhau?” – Nguyên Sa)

Bây giờ là tuần lễ thứ hai của tháng 10/2012. Khánh Ly còn 1-2 tháng để tính chuyện phải quấy hoặc sửa soạn hành lý, Khánh Ly có vài lựa chọn loại “make or break” nà tôi lần lượt đề nghị phần dưới đây để mợ Khánh Ly, nếu hưởn, xem lại.

Thương nữ bất tri vong quốc hận

Câu thơ “bất hủ” này, gần đây được dư luận phần lớn nóng tính gắn liền nó với sự nghiệp cầm ca của Khánh Ly. Chúng như hai miếng Velcro cứ dính chặt vào nhau. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy Khánh Ly không (chưa) đến nỗi là loại “thương nữ” thường tình như cái ý (xấu) của nó.

Như mọi người đều biết, Khánh Ly có liên hệ mật thiết với tên cộng sản Trịnh Công Sơn; nhưng trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, Khánh Ly, là dân bắc kỳ di cư 54, đã can đảm và sáng suốt hơn TCS rất nhiều, quyết định không ở lại để làm thân “thương nữ 30 tháng 4” dang tay “nối vòng tay nhỏ” với TCS. Đến chiều 29-4-1975, Khánh Ly sau khi mất lien lạc với chồng (?) là Trung Tá Đỗ Hữu Tùng TĐ6 TQLC (có cả tin đã tử trận) từ Đà nẵng, đã quyết định bỏ tất cả của cải, tài sản rất lớn đem 3 đứa con rời quê hương; mặc dù Khánh Ly không biết trong một bối cảnh hoàn toàn xa lạ sắp đưa đến, tương lai, sự sống của mình và các con sẽ đi về đâu? Không biết mình còn có cơ hội tiếp tục con đường nghệ thuật hay không?

Đời sống mới trên đất tạm dung, từ con số không sát mặt đất, Khánh Ly cũng như mọi tầng lớp người Việt tị nạn cs khác, làm mọi việc tay chân để bắt đầu gầy dựng lại từ đầu. Khi đời sống của dân Việt tị nạn cs tạm ổn định, khi nhu cầu nghe nhạc Việt bắt đầu lên cao, Khánh Ly với vốn liếng sẵn có là giọng hát rất lôi cuốn và tên tuổi đã được biết đến, ưa chuộng từ trước 1975, đã thành công rất lớn cả về mặt nghệ thuật lẫn tài chánh…

[Khánh Ly mặc áo dài vàng 3 sọc đỏ, trong một buổi văn nghệ của người Việt tị nạn cs ở Los Angeles vào năm 1982 – Nguồn ảnh: FORUM Phố Xưa)]

Khánh Ly mặc áo dài vàng 3 sọc đỏ, trong một buổi văn nghệ của người Việt tị nạn cs ở Los Angeles vào năm 1982 – Nguồn ảnh: FORUM Phố Xưa)

Mặc dù đã có “Cách giang” về Việt Nam hai lần (1997 và 2000) với mục đích để thăm gia đình (?), Khánh Ly có lần tuyên bố này nọ với truyền thông cs với giọng điệu hàng hai muốn hiểu sao thì hiểu để không mất lòng giới chức cs (tuy có làm mất lòng một số người quốc gia ở hải ngoại!) nhưng ít nhất, Khánh Ly chưa có “xướng Hậu đình hoa” gì với cs trong nước (cũng có nghĩa là chưa hát “show” nào cho cs nghe) như các trường hợp rất ngán ngẩm, ê chề, vô liêm sỉ của đám thợ hót Hương Lan, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Ý Lan…

Riêng về trường hợp Khánh Ly đã “xướng Hậu đình hoa” với đám viên chức từ tòa lãnh sự csvn tại San Francisco (?) cùng với Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cha con Tô Văn Lai của trung tâm Thúy Nga gần đây, trong một buổi tiệc Giáng Sinh năm 2009 tại Huntington Beach, California (Một buổi tiệc do một số công ty có quan hệ làm ăn với chính quyền cs Việt Nam tổ chức) thì Khánh Ly trả lời là : “Khánh Ly không thể soát ID’s của từng thính giả ở buổi họp mặt văn nghệ này;” Bình thân tôi vẫn tự xem là người chống cộng tới bến, nhưng lại cho là sự việc chỉ trích “Khánh Ly hát cho cs nghe” ở đây có vẻ hơi khắt khe; vì tôi thấy Khánh Ly trả lời cũng có phần phải: Khánh Ly không phải là người tổ chức buổi tiệc và không có thẩm quyền gì về việc cho (hay không cho) ai tham dự? Quý vị thủ tự đặt mình vào trường hợp tham dự này thì có lẽ thông cảm hơn…

Trong cơ hội “cách giang” cuối năm 2012 lần này, Khánh Ly có một số thử thách quan trọng có một không hai trong cuộc đời Khánh Ly.

1- Về Việt Nam theo sự “chấp thuận” của cs… rồi “biểu diễn” cho những “show” mà cs sẽ “dàn dựng” trước; hát với những bài hát cs chỉ “cho phép;” sẽ nói những câu nói cs đã viết, sắp đặt sẵn. Các “show” sẽ bán vé giá cao đắt tiền chỉ có cán bộ cao cấp và tham nhũng cs mới đủ tiền mua (Ai là người có đủ tiền mua vé 100 - 500 đô la vào nghe Khánh Ly hát? Đồng bào kiếm được dưới 2 đô la một ngày thì moi tiền ở đâu ra để mua vé cỡ bạc trăm vào nghe Khánh Ly hát?) Hát “giúp vui” cho cs cao cấp; chiều theo ý của cs tất nhiên Khánh Ly sẽ hốt được một số bạc rất lớn; đồng thời cs sẽ thích chí gãi háng đồng loạt hót bài “như có boác hồ trong ngày vui…” vì bọn họ đã đạt được mục tiêu tuyên truyền cho chính sách gọi là “cởi mở” bịp bợm… Khi Khánh Ly trở lại Mỹ, Khánh Ly sẽ bị cộng đồng tị nạn phỉ nhổ, tẩy chay, xa lánh (như trường hợp Nguyễn cao cầy trước đây); xem tư cách Khánh Ly không hơn gì tư cách một con điếm: Chỉ vì một mớ đô la; không màng gì đến tình cảnh đất nước, đến sự đau khổ của đồng bào. Đúng y như Đỗ Phủ đời nhà Đường đã mô tả:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận,

Cách giang do xướng Hậu đình hoa"

(Tạm dịch là: Kỹ nữ / gái điếm đâu biết hận vì mất nước;

Bên sông vẫn hát Hậu đình hoa – giúp vui cho giặc cướp nước).

Cái hoàn cảnh “xướng Hậu đình hoa” bẽ bàng như vậy sẽ tự nhiên vô hiệu hóa các lời nói giải thích hoa mỹ lơ lửng con cá vàng từ trước tới giờ của Khánh Ly. Nói tóm lại, tất cả sẽ đều là “talking cheap,” sẽ chỉ là ngụy biện. Khánh Ly sẽ tiêu biểu cho một cái “low life” sẵn sàng bán đắt bán rẻ tư cách, lương tâm với mục đích kiếm tiền cho đầy túi. Lúc đó người viết cũng xin đành chào thua, ốt dột; xin nhận lỗi với tất cả quý vị là đã cất công lên tiếng bênh vực cho người bất xứng.

2- Ngược lại, tôi lập lại nếu ngược lại, Khánh ly về Việt Nam theo một cách khác – không phải như lối “thương nữ bất tri vong quốc hận...”

Tôi thách thức Khánh Ly là nếu về Việt Nam hát thì Khánh Ly sẽ hát cho đồng bào, cho quê hương nghe; Khánh Ly dám tổ chức những buổi hát ngoài trời miễn phí cho đồng bào, sinh viên, lính bộ đội cũng như lính cựu QLVNCH nghe như những ngày trước năm 1975 không? Và nhất là Khánh Ly sẽ dám gan lỳ hát bài “Gia tài của Mẹ” với lời lẽ hợp tình hợp cảnh như chưa có khi nào tốt hơn:

“mươi năm nội chiến từng ngày

gia tài của Một ngàn năm nô lệ giặc tầu

một trăm năm đô hộ giặc tây

hai mẹ, để lại cho con

gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

....

Dạy cho con tiếng nói thật thà

mẹ mong con chớ quên màu da

con chớ quên màu da, nước Việt xưa

mẹ mong trông con mau bước về nhà

mẹ mong con lũ con đường xa

ôi lũ con cùng cha, quên hận thù



Một ngàn năm nô lệ giặc tầu

một trăm năm đô hộ giặc tây

hai mươi năm nội chiến từng ngày

gia tài của mẹ, một bọn lai căng

gia tài của mẹ, một lũ bội tình.”

Nếu được như vậy, Khánh Ly sẽ mãi mãi là một nữ anh thư trong lòng tôi và trong lòng những người dân Việt muốn đánh đổ chế độ toàn trị thối nát csvn. Sau khi từ Việt Nam trở lại Mỹ, Khánh Ly sẽ để lại ở Việt Nam con ngựa gỗ y như dân Hy lạp đã để lại ở thành Troy (trong câu chuyện cổ Hy lạp “Trojan Horse”)… Một ngày không xa các chiến sĩ vô hình trong con ngựa gỗ cũng vô hình này sẽ mở đồng loạt mở tất cả các cánh cửa dân chủ ở Việt Nam để đón các “thế lực thù địch” vào một lượt, đưa trọn nguyên con bầy lũ cs vào ống cống Gaddafi.

3- Một cách nhẹ nhàng tốt đẹp khac mà cũng là giải pháp “Bên ta vô sự; Bên địch chết hết – mặc dù không phải bắn một viên đạn nào!”

Đó là Khánh Ly chính thức từ chối cái hòn bố lếu bố láo Biểu diễn Cứt gà của vi-xi theo cái “văn hóa cấp cao” của cs như Tạ Phong Tần vẫn đối thoại với công an cs là:

“Tổ cha nhà chúng mày. Bà đâu có ngu như lợn mà dẫn xác về đó để cho lũ chúng mày bề hội đồng.”

Bây giờ, còn hai tháng để “tapis” cs ván bài chót… Khánh Ly đang nắm ưu thế, trên đà thắng vì các con cờ then chốt, các câu trả lời đều nằm gọn trong tay Khánh Ly... Má ơi! 67 tuổi rồi còn gì! Đừng để lũ Việt cộng đểu giả lươn lẹo đốt hết những ngày còn lại của đời mình trong chỉ trong một chuyến đi gọi là “được chấp thuận về hót…”

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…

Trần Văn Giang
Phượng Các
#19 Posted : Sunday, October 21, 2012 7:30:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Monday, 08 October 2012 11:19

Cali Today News – Trong thời gian qua, chuyện về Việt Nam trình diễn của Khánh Ly đã gây ra nhiều tranh cải. Gần đây, một bài phân tích của tác gỉa Lê Diễn Đức trên RFA được dư luận theo dõi và đáng giá cao. Mời qúy độc giả đọc lại bài trích đăng lại dưới đây. Ngay sau bài báo được đưa ra, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lên tiếng phản bác một vài chi tiết, tuy nhiên toàn cảnh bài viết củ tác giả Lê Diễn Đức vẫn được xem là rất hay… Mời qúy độc giả theo dõi tiếp bài phản bác của gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… Báo Cali Today!

KHÁNH LY BIỂU DIỄN TẠI VIỆT NAM? TÌNH, TIỀN VÀ NHỮNG NGHỊCH LÝ

Lê Diễn Đức

Trước hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ nghĩa đen đích thực của nó.

Tình...

Lên đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng chữ tình theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ sống động thời tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình cảm dành cho quần chúng hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp; và những băn khoăn trước thái độ không mấy hài lòng của một bộ phận trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản (CS), mà Kánh Ly là một thành viên không thể tách rời.

Tôi chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm VN. Là người Việt ly hương, mong được trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý do nào, làm ăn hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng. Điều cần đánh giá là thái độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN, cách ứng xử với nhà cầm quyền của chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã phải đối diện với nhiều hiểm nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.

Tôi cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước ngoài về VN biểu diễn hay từ trong nước qua Mỹ, như là chuyện bình thường. Tôi đã chứng kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ miền Bắc qua như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương, v.v... Một số người cưới vợ, lấy chồng, sống hoà hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường như rất ít và thường có lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ khi thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ này đã gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể thông cảm và chia sẻ cho sự chống đối này.

Khánh Ly không phải là người đầu tiên trong giới ca nhạc hải ngoại về VN và chắc chắn không phải là nguời cuối cùng. Trước Khánh Ly đã có Elvis Phương, Hương Lan, Chế Linh, Tuấn Ngọc, v.v... cũng là những ca sĩ đã được nhìn nhận ở đỉnh cao trong làng ca nhạc VN ở nước ngoài.

Khánh Ly thường nói "VN luôn nằm trong trái tim", chân thật và giản dị như với bao người VN khác sống xa đất nước. Trong thâm tâm, tôi mong muốn Khánh Ly bình yên, thanh thản về nước, thực hiện nguyện vọng chờ đợi từ rất lâu của mình và mang tiếng hát về VN cho những người hâm mộ.

Khi nói đến dòng tân nhạc miền Nam trước năm 1975 và của người Việt hải ngoại sau năm 1975, ca sĩ Khanh Lý phải là một trong những người nằm ở vị trí hàng đầu, có thể xem là ca sĩ số một, thể hiện xuất sắc nhất, có hồn nhất các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Khánh Ly không chỉ nổi tiếng với người miền Nam trước và sau năm 1975, mà tên tuổi và giọng ca của Khánh Ly đã vượt không gian, thời gian đến với hàng triệu người miền Bắc yêu thích các ca khúc trữ tình, những "bài hát da vàng" của dòng nhạc Trịnh.

Bỏ qua mọi định kiến, yêu, ghét, khó ai phủ nhận được Trịnh Công Sơn là khuôn mặt tài năng nổi bật trong di sản âm nhạc hiện đại của Việt Nam. Nếu toàn bộ tác phẩm của ông là đứa con nghệ thuật, thì Khánh Ly, có thể nói, do duyên phận và định mệnh, là một nửa cơ thể của đứa con tinh thần và nghệ thuật đó.

Hạnh phúc nhất của nguời nghệ sĩ chính là lòng mến mộ và quý trọng của đông đảo công chúng. Tôi không nhìn qua lăng kính chính trị hẹp hòi để đồng nghĩa chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại VN với cách suy diễn dễ dãi, thiếu thiện chí như là sự phục vụ, hát cho chế độ CS nghe. Trong hoàn cảnh nào người nghệ sĩ cũng hạnh phúc khi thấy tiếng hát của mình có ý nghĩa cho cuộc sống, tài năng nghệ thuật có cơ hội thể hiện, cống hiến cho những người ái mộ, dù chỉ là một số nào đó trong những hoàn cảnh nghiệt ngã.

Công chúng hôm nay đến với Khánh Ly dường như chắc chắn không phải đến với giọng ca của một nữ ca sĩ đã ở tuổi 67. Họ đến với Khánh Ly trong con người bằng da bằng thịt, trong hình ảnh của huyền thoại "Nữ hoàng chân đất", "Nữ hoàng sân cỏ" với chất giọng trời cho "không giống ai", "giọng ca thật như nói", truyền cảm đặc sắc tâm tư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những nhạc phẩm của ông.

Tôi tin rằng, từ Sài Gòn, Đà Nẵng, tới Hà Nội, bằng những lời ngợi khen công khai của số ít, hoặc bằng suy nghĩ của số đông thầm lặng, nhưng với tất cả công chúng, Khánh Ly là đứa con của miền Nam, là biểu tượng của một nền văn hoá và âm nhạc tự do của Việt Nam Cộng Hoà, mà nếu không có nó, sẽ đồng nghĩa với không có nghệ sĩ Khánh Ly nổi tiếng hôm nay. Nó cũng tương tự như hình ảnh của Phó thủ tướng Đức Philipp Rưsler. Nếu không được trưởng thành và hưởng một nền giáo dục tốt đẹp của nước Đức dân chủ tự do, trong chế độ CSVN một cậu bé mồ côi sẽ khó vượt qua được thân phận của "con sãi ở chùa lại quét lá đa".

Một hình ảnh đẹp và tự hào như thế của Việt Nam Cộng Hoà, trước công chúng, ngay trong lòng chế độ CS, giữa Hà Nội và Sài Gòn, há chằng phải là tuyệt vời sao!

Nếu không về lúc này, khi còn có thể hát, nguyện vọng của Khánh Ly trở lại hát trên quê nhà sẽ thui chột tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tuổi tác, là điều đáng tiếc cho cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa. Ca sĩ Thanh Tuyền cũng đã nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”- (Giaoducnet.vn).

Tiền...

Có người vội vã nhận định về chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại Việt Nam: "Money first!".

Tôi được biết, tour diễn của Khánh Ly sẽ được công ty Đồng Dao trả tiền cát-xê rất cao. Ngoài bao ăn ở đi lại, mỗi show của Khánh Ly được trả 20 ngàn đôla. Cho cả tour diễn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Khánh Ly sẽ thu được từ 100 ngàn tới 200 ngàn đôla, phụ thuộc vào số lượng show lớn nhỏ có thể thực hiện. Với mặt bằng cát-xê chung hiện nay, Khánh Ly nằm mơ không có được một số tiền lớn như thế ở Mỹ trên sàn diễn. Nó không chỉ hấp dẫn mạnh mẽ với Khánh Ly, một người không phải thuộc giới giàu có, mà với tất cả.

Khi đồng ý chi một số tiền lớn như trên, công ty Đồng Dao, nhà tổ chức, hẳn đã phải tính toán rất kỹ thành quả từ show diễn của Khánh Ly, ý thức rất rõ ca sĩ Khánh Ly sẽ cuốn hút số lượng người xem như thế nào. Số tiền lớn này có sức mạnh cám dỗ là đương nhiên. Có ai không thích tiền? Nhưng Khánh Ly hoàn toàn xứng đáng nhận nó, vì nó là thành quả lao động nghệ thuật mà Khánh Ly đã phải làm việc miệt mài và tích luỹ trong suốt 50 năm qua.

Cho nên, nếu nói "Money first!". Câu trả lời là: "Thì đã sao, why not!". Đồng tiền kiếm được bằng lao động lương thiện và minh bạch, thì có gì phải lăn tăn!

Nghịch lý...

Nhưng tất cả xem ra không đơn giản trong hỗn mang của các nghịch lý.

Trước hết phải nhìn nhận Khánh Ly là "persona non grata" của chế độ CSVN.

Khánh Ly đã hai lần bỏ chạy khỏi chế độ CS, lần đầu lúc còn bé theo gia đình vào Nam năm 1954, khi CSVN cai trị ở miền Bắc, và lần thứ hai di tản qua Mỹ, năm 1975, sau khi Sài Gòn bị thất thủ và CSVN cai trị trên cả nước.

Tâm trạng của Khánh Ly trong hai lần chạy trốn chế độ CS có thể mô tả qua nhạc phẩm "Xin đời một nụ cười" của nhạc sĩ Nam Lộc:

"Tôi bước đi

Vì không muốn làm kẻ tội đồ,

Vì tôi muốn lại kiếp con người

Muốn cuộc đời có những nụ cười

Tự Do ơi, Tự Do, em đổi bằng thân xác

Vì hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong"...

Trong thời gian sống ở Mỹ, Khánh Ly đã tham gia rất nhiều chương trình văn nghệ chống cộng của hội đoàn người Việt. Với những nhạc phẩm "Đêm Việt Nam" của Hà Thúc Sinh, "Ai trở về xứ Việt" của Phan Văn Hưng, "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển"của Châu Đình An, "Hát trên những xác người" của Trịnh công Sơn, v.v... Khánh Ly không làm nhà cầm quyền căm ghét mới là lạ.

Khánh Ly cũng đã từng tuyên bố "Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”, theo tờ "Giaoducnet.vn" ngày 7/8/2012 trong bài "Sự tráo trở của Khánh Ly".

Lời tuyên bố của Khánh Ly rồi cũng nhạt nhoà theo những đổi thay và các biến động của thời gian. Khánh Ly đã về VN hai lần trong năm 1996 và 2000, về chơi thăm thú, chứ không phải về biểu diễn. Nhưng Khánh Ly duờng như bị "cấm cung" tại Đệ Nhất Khách Sạn, quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất, đi lại bị an ninh theo dõi, kiểm soát ngặt nghèo.

Cuối năm 1994, nhân chuyến lưu diễn Âu châu của các ca sĩ hải ngoại, trong đó Khánh Ly là nhân vật trung tâm, những bạn hữu tổ chức ở Đức đã phối hợp với chúng tôi ở Ba Lan, lần đầu tiên mời đoàn qua Ba Lan. Đại sứ quán CSVN tại Ba Lan lúc ấy đã ra chỉ thị cấm nghiên cứu sinh, đảng viên đi xem. Chúng tôi thuê Cung Văn hoá làm nơi biểu diễn, nằm ở trung tâm thủ đô Warsaw, thời cộng sản là nơi tổ chức các đại hội đảng hoặc hội nghị nhà nước. Cung Văn hoá chứa được khoảng ba nghìn chỗ ngồi hôm ấy kín hết. Bất chấp lệnh cấm của toà đại sứ quán CSVN, tôi nhìn thấy một số nghiên cứu sinh quen biết ngồi trong đám đông. Còn cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã dành cho các ca sĩ hải ngoại sự chào đón nồng ấm lạ thường. Khánh Ly nói chưa bao giờ được hát trên một sân khấu sang trọng như thế. Khánh Ly bị khán thính giả cuồng nhiệt "hành hạ" hát theo yêu cầu liên tiếp và tặng không biết cơ man nào là hoa, đến mức ba quầy bán hoa tại chỗ hết sạch, chúng tôi đã phải chạy ra ngoài tìm nguồn cung cấp thêm.

Sự kiện này cho thấy nhà cầm quyền CSVN không ưa thích Khánh Ly không chỉ trong nước mà còn vượt ra cả ngoài biên giới VN. Nhưng bên cạnh đó cho thấy dân miền Bắc cũng rất ái mộ ca sĩ này, bỏ qua mọi khác biệt về môi trường sống và nhãn quan chính trị.

Sự chuẩn bị cho cuộc hành trình về VN lần này chẳng mấy dễ dàng. Nguyện vọng của Khánh Ly về VN biểu diễn được nói đến gần hai năm nay. Lẽ ra nếu "cơm lành canh ngọt", Khánh Ly đã có thể về cùng chuyến với ca sĩ Chế Linh hồi cuối năm 2011, nhưng Khánh Ly chưa được nhà cầm quyền chấp thuận.

Trong số những người có công vận động nhà cầm quyền cấp giấy phép biểu diễn tại VN cho Khánh Ly, trước hết phải kể đến Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên. Ở đây cũng nói thêm, ông Khế là người được em gái của Trịnh Công Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của anh trai mình, trả ơn ông Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án. Trong chuyến lưu diễn của Khánh Ly, Nguyễn Công Khế sẽ được công ty Đồng Dao trả một số tiền bản quyền không nhỏ. Tất nhiên để lobby cho Khánh Ly, ông Khế không chỉ múa may bằng tay và nước miếng với các quan chức CS có thẩm quyền. Thế là ơn nghĩa sòng phẳng, có đi có lại, trong sự ràng buộc của cả cuộc chơi.

Với những nghịch lý nêu trên, từ việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý cho Khánh Ly về VN biểu diễn, xuất hiện nhiều giả thiết, những ý kiến ủng hộ, chống đối cũng là hiển nhiên.

Giống như các trường hợp của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, những người đã làm cho rất nhiều người trong cộng đồng tị nạn CS trên thế giới thất vọng, sự có mặt của nghệ sĩ Khánh Ly trên sân khấu tại Việt Nam, mặc nhiên nằm trong mong muốn của nhà cầm quyền CSVN cho chính sách tuyên truyền "đoàn kết dân tộc", "cởi mở" và nghị quyết 36 lừa mị và dối trá.

Khánh Ly về nước đúng vào thời điểm nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng bàn tay sắt bóp nghẹt dã man nhất quyền tự do tư tưởng và bày tỏ chính kiến ôn hoà, bằng bản án 39 năm tù và quản chế cho ba bloggers Điều Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, trong ngày 24/9 vừa qua. Một đồng nghiệp miền Nam của Khánh Ly, nhạc sĩ Việt Khang, đang ngồi tù chỉ vì viết những khúc ca yêu nước, chống bành trướng xâm lược Trung Quốc và lên án sự đàn áp tàn nhẫn, côn đồ của công an CSVN đối với những người tham gia biểu tình yêu nước. Hơn 150 ngàn chữ ký của cộng đồng người Việt gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi can thiệp trả tự do cho Việt Khang và các nhà tranh đấu dân chủ khác đang bị giam cầm, cũng như lời kêu gọi của chính ông và nhiều chính phủ các nước, của các tổ chức bảo vệ tự do báo chí, nhân quyền, đã chẳng mảy may động lòng trắc ẩn của những tên đao phủ CS Ba Đình.

Lời kết

Trong ngổn ngang của tình, tiền và những nghịch lý, về VN biểu diễn, ca sĩ Khánh Ly phải đối diện với bộ máy kiểm duyệt của chế độ, bên cạnh những mưu đồ, cạm bẫy khó lường khác, chắc chắn không bao giờ Khánh Ly có thể sống và thể hiện như một nghệ sĩ của tự do - nguồn cảm hứng quan trọng nhất của người nghệ sĩ. Tôi chia sẻ tâm tình của Khánh Ly rằng, "nhập gia tuỳ tục", vì chẳng thể nào khác, nhưng muốn hay không, mặc nhiên đây là sự thoả hiệp trên thế yếu, chấp nhận tinh thần tự do, khai phóng của nguời nghệ sĩ bị cầm tù!

Dù thế nào đi nữa, kể cả trên thế yếu, tôi mong rằng, Khánh Ly sẽ cố gắng giữ toàn vẹn hình ảnh của mình, hình ảnh cao đẹp của một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật tự do của miền Nam, của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia tuy không còn trên thực tế, nhưng đã tạo nên đứa con âm nhạc Khánh Ly. Rất nhiều người lính đã hy sinh xương máu cho sự tự do ấy, trong đó có người yêu của Khánh Ly. Nếu khác đi, môt bên sẽ là sự hả hê của những kẻ đã thành công lợi dụng hình ảnh Khánh Ly cho mục đich tuyên truyền bịp bợm, một bên khác là hàng triệu con tim trong cộng đồng người Việt tị nạn CS trên thế giới, đau buồn vì vết thương sau 37 năm chưa lành bị khoét sâu thêm.

Là người của công chúng, Khánh Ly giờ đây không thể thay đổi quá khứ và rũ bỏ nó, càng không thể cho phép bản thân chỉ sống cho riêng mình!

Lucius Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn học La Mã, đã nói: "Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người chú trọng tới lương tâm".

Hy vọng rằng Khánh Ly sẽ đứng vào số nhiều vế trước và cả số ít vế sau của câu danh ngôn.

Xin cho tôi được bỏ vào hành trang của Khánh Ly lời ca của nhạc phẩm "Ai trở về xứ Việt":

"Ai trở về xứ Việt

Ta gửi về theo một ít tự do

Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết

Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo"...

Được biết Khánh Ly là tay chơi phé có hạng ở California. Ván bài về VN kỳ này khó khăn và phức tạp hơn hai kỳ trước nhiều. Tôi hy vọng và tin rằng Khánh Ly không để hở bài và sẽ thắng.

Đừng ngộ nhận về bản chất độc ác, dối trá và cách cư xử tráo trở, bạc như vôi của chế độ CS và cũng đừng ảo tưởng về bất kỳ sự thay đổi bản chất nào của nó! Đừng để phạm sai lầm để rồi hối tiếc khi đã ở vào mùa Thu của cuộc đời, ca sĩ Khánh Ly ạ!

Lê Diễn Đức - RFA Blog

TRẢ LỜI CỦA GIA ĐÌNH TRỊNH CÔNG SƠN VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG LÊ DIỄN ĐỨC “KHÁNH LY BIỂU DIỄN TẠI VIỆT NAM? TÌNH, TIỀN VÀ NHỮNG NGHỊCH LÝ”

Trịnh Vĩnh Trinh - ... Gia đình chúng tôi rất thất vọng khi đọc đoạn viết trong bài “Khánh Ly Biểu Diễn Tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý” bởi ông Lê Diễn Đức. Một số đoạn văn trong bài này liên hệ đến gia đình Trịnh Công Sơn là hoàn toàn sai sự thật! ...

“… Sự chuẩn bị cho cuộc hành trình về VN lần này chẳng mấy dễ dàng. Nguyện vọng của Khánh Ly về VN biểu diễn được nói đến gần hai năm nay. Lẽ ra nếu "cơm lành canh ngọt", Khánh Ly đã có thể về cùng chuyến với ca sĩ Chế Linh hồi cuối năm 2011, nhưng Khánh Ly chưa được nhà cầm quyền chấp thuận.

Trong số những người có công vận động nhà cầm quyền cấp giấy phép biểu diễn tại VN cho Khánh Ly, trước hết phải kể đến Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên. Ở đây cũng nói thêm, ông Khế là người được em gái của Trịnh Công Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của anh trai mình, trả ơn ông Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án. Trong chuyến lưu diễn của Khánh Ly, Nguyễn Công Khế sẽ được công ty Đồng Dao trả một số tiền bản quyền không nhỏ. Tất nhiên để lobby cho Khánh Ly, ông Khế không chỉ múa may bằng tay và nước miếng với các quan chức CS có thẩm quyền. Thế là ơn nghĩa sòng phẳng, có đi có lại, trong sự ràng buộc của cả cuộc chơi.

Với những nghịch lý nêu trên, từ việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý cho Khánh Ly về VN biểu diễn, xuất hiện nhiều giả thiết, những ý kiến ủng hộ, chống đối cũng là hiển nhiên.

Giống như các trường hợp của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, những người đã làm cho rất nhiều người trong cộng đồng tị nạn CS trên thế giới thất vọng, sự có mặt của nghệ sĩ Khánh Ly trên sân khấu tại Việt Nam, mặc nhiên nằm trong mong muốn của nhà cầm quyền CSVN cho chính sách tuyên truyền "đoàn kết dân tộc", "cởi mở" và nghị quyết 36 lừa mị và dối trá…”

Trả lời của Trịnh Vĩnh Trinh - đại diện gia đình TCS:

Gia đình chúng tôi rất thất vọng khi đọc đoạn viết trong bài “Khánh Ly Biểu Diễn Tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý” bởi ông Lê Diễn Đức. Một số đoạn văn trong bài này liên hệ đến gia đình Trịnh Công Sơn là hoàn toàn sai sự thật!

1. Trước nhất, tôi xin khẳng định chồng tôi, anh Nguyễn Trung Trực chưa bao giờ bị kết án tử hình như đã nêu trong bài viết. Vụ việc của anh Trực đã được rất nhiều những tờ báo có uy tín của nước ngoài nêu ra;

2. Anh Nguyễn Công Khế với tư cách là một người bạn thân thiết của anh Sơn và gia đình, đã từng muốn mời Khánh Ly về Việt Nam trình diễn để thực hiện lời hứa giữa anh Khế và anh Sơn lúc sinh thời. Trong giới nghệ thuật ở Việt Nam ai cũng biết anh Khế rất tích cực trong việc vận động cho sự trở về của bác Phạm Duy. Theo tôi, đây là việc rất có ý nghĩa và nếu cho rằng động cơ của những việc này là đồng tiền, thì tác giả Lê Diễn Đức cũng đã xem đồng tiền quá to lớn và xem thường các hoạt động có giá trị sâu xa về văn hóa nghệ thuật cũng như của tinh thần đoàn kết dân tộc của nhiều người Việt Nam.

3. Việc tác quyền nhạc Trịnh ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, gia đình chúng tôi đã từ lâu ủy thác cho Trung Tâm Tác Quyền, đại diện gia đình trong việc thu tác quyền theo đúng luật Việt Nam và Công ước quốc tế. Do đó, không có việc “…ông Khế là người được em gái của Trịnh Công Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của anh trai mình, trả ơn ông Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án”.

Chúng tôi rất thất vọng khi một cơ quan như đài Á Châu Tự Do đã để cho một cá nhân như ông Lê Diễn Đức lạm dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống những việc hoàn toàn sai sự thật.

Trịnh Vĩnh Trinh
Phượng Các
#20 Posted : Friday, November 2, 2012 9:20:29 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Một chuyển hướng của Khánh Ly, ghi dấu 50 năm ca hát
Thursday, November 01, 2012 4:33:55 PM

Ðức Tuấn/Người Việt



WESTMINSTER (NV) -“50 năm, một nửa thế kỷ, tôi đã đi một mình đến gần cuối đường, và để tạ ơn Bề Trên, thay vì tổ chức một buổi nhạc hội đời thường, tôi quyết định vào ngày 30 tháng 11 sắp tới sẽ thực hiện một chương trình văn nghệ ghi dấu 50 năm sân khấu tại nhà thờ kiếng (Crystal Cathedral), Garden Grove.

Ca sĩ Khánh Ly (giữa) tại cuộc họp báo ở nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Trong đêm này, tôi sẽ ra mắt và hiến tặng CD, DVD Karaoke Thánh Ca Dâng Mẹ cho giáo hội, và tôi sẽ chuyển hướng chặng đời còn lại hoàn toàn cho các công việc mang ý nghĩa từ thiện.” Nữ ca sĩ Khánh Ly đã nói như vậy, trong buổi gặp gỡ với phóng viên Ðức Tuấn tại nhật báo Người Việt lúc 1 giờ trưa Thứ Hai, 30 Tháng Mười. Nội dung cuộc phỏng vấn được ghi lại như sau:



-Ðức Tuấn (NV): Chào chị Khánh Ly, xin chị giới thiệu những người cùng tham gia buổi phỏng vấn hôm nay.

-Khánh Ly: Cùng đi với tôi có ca sĩ Quang Thành và hoa hậu Bích Liên là tổng giám đốc hệ thống công ty phát hành mỹ phẩm EV Princess, họ là những người trẻ lúc nào cũng có tấm lòng tham gia trong bất cứ những hoạt động từ thiện nào. Tôi là một người thuộc thế hệ trước không còn hát được bao lâu nữa, nên tôi mong các em ở thế hệ sau sẽ tiếp nối con đường đó, và khi tôi ngừng lại, thì họ vẫn tiếp tục đi, và đi xa hơn nữa.

-NV: Tâm tình gì sẽ được gửi ra từ ca sĩ Khánh Ly hôm nay?

-Khánh Ly: Tôi là người ít khi nào tổ chức bất cứ một buổi ra mắt CD hay băng nhạc nào cho riêng mình. Cách đây ba năm tôi có dịp gặp và tiếp xúc với Quang Thành, sau nhiều lần chuyện trò, hai chị em ngồi xuống để nói về ngày ghi dấu 50 năm ca hát của tôi. Ðời người chỉ có một lần 50 năm mà thôi, nên tôi muốn dành tất cả những điều định thực hiện sau quãng đường mình đã đi trong suốt 50 năm qua. Một trong những điều đó là thay vì tổ chức một nhạc hội đời thường, chúng tôi quyết định vào ngày 30 Tháng Mười Một sắp tới sẽ thực hiện một chương trình văn nghệ ghi dấu 50 năm sân khấu tại Nhà Thờ Kiếng (Crystal Cathedral), Garden Grove. Dĩ nhiên trong buổi hát ấy chúng tôi sẽ không nhận bất cứ nguồn lợi tức cá nhân nào, và bắt đầu từ đây sẽ là một trang đời mới: còn bao nhiêu thời gian Chúa Mẹ ban cho, tôi sẽ đồng hành cùng các bạn trẻ sẵn sàng tham gia các công tác từ thiện ở bất cứ nơi nào khi họ cần đến. Bởi vì tuổi đời cũng như điều kiện về sức khỏe nên tôi hy vọng còn một vài năm nữa, sẽ cố gắng mang tiếng hát tới những nơi mọi người còn yêu thương và cần đến mình.

-NV: Ðược biết chị sắp sửa ra mắt một DVD, CD Thánh Ca, xin chị nói rõ thêm về điều này.

-Khánh Ly: Ðây là điều tôi mong muốn từ rất nhiều năm, nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép, đến khi gặp ca sĩ trẻ Quang Thành thì hai chị em dành thời gian ngồi xuống để bàn việc thực hiện cuốn Thánh Ca, chính Quang Thành là người giúp tôi chọn bài. CD, DVD Karaoke này gồm nhiều nhạc phẩm nghe rất thường trong các buổi lễ ở nhà thờ, hay các gia đình Công Giáo mà các ông bà, cha mẹ thường dạy cho con cháu hát những bài ca này. Ðặc biệt Quang Thành và tôi mong được ghi lại những hình ảnh đó để những ai yêu thích và nặng lòng với tôn giáo của mình có thể mang về nhà, nhưng khi quý vị nghe và nhìn chúng tôi, thì xin đừng nghĩ chúng tôi là các ca sĩ chuyên nghiệp, mà chỉ nên nghĩ chúng tôi là những giáo dân rất bình thường ở trong giáo xứ từng hát lên những lời ca để xưng tụng, vinh danh ơn Chúa Mẹ... Trong dịp 50 năm này tôi muốn ngỏ lời cám ơn những người bạn trẻ đã cùng tôi có những sinh hoạt, những suy nghĩ như Quang Thành, Bích Liên, Thế Sơn, Don Hồ, Diễm Liên, Nguyên Khang, Trần Thái Hòa... Và bạn tôi là ca sĩ Ngọc Minh vốn đã có chung một tấm lòng với những công việc gây quỹ từ thiện, hay gửi những món quà nhỏ đến tay người bất hạnh trong đời sống này.

-NV: Năm 1962 chị bắt đầu sự nghiệp ca hát và sự bắt đầu đó đến từ nhiều dòng nhạc khác nhau, trong đó có nhạc của Trịnh Công Sơn và có lẽ chính dòng nhạc này đã đưa tên tuổi chị đến gần hơn với giới thưởng ngoạn, tại sao trong dịp kỷ niệm 50 năm ca hát của mình, chị không quay lại với nhạc Trịnh mà lại dùng nhạc Thánh Ca để nói lên điều ấy?

-Khánh Ly: Tháng 11 năm 1962 tôi chính thức được gọi là ca sĩ và chính thức kiếm được tiền để nuôi bản thân mình và con, cũng tháng 11 năm 1962 tôi bỏ Sài Gòn lên Ðà Lạt và trở thành ca sĩ của Ðà Lạt. Tôi không dùng dịp kỷ niệm 50 năm này của tôi để cho cá nhân mình hoặc là cho anh Trịnh Công Sơn, dù biết rằng nhờ anh mà tôi mới có được như ngày hôm nay, tôi khẳng định một điều anh chẳng những là người ơn của tôi, mà còn là một người thầy, người anh, người cha. Tôi yêu quý anh Sơn, nhưng bên cạnh đó là những tác giả như Ðoàn Chuẩn-Từ Linh, Ðặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương hay Nguyễn Văn Khánh chẳng hạn, tôi đã hát nhạc của họ từ năm 16 tuổi, sau đó mới gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Không ai có thể phủ nhận được ơn của anh Sơn đối với tôi, nhưng trong dịp này tôi chỉ muốn tạ ơn Ðức Mẹ đã cho tôi sức mạnh trong tiếng hát của mình, tôi không phải là người hát hay, nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao tôi được mọi người thương, có lẽ phần lớn nhờ anh Trịnh Công Sơn và những công việc tôi đã làm, tôi làm vì lòng tôi thật sự muốn, chứ không phải vì tôi ham danh, ham lợi để đánh bóng tên tuổi của mình. Ðối với tôi ham danh, ham lợi ngày xưa đã không ý nghĩa gì, huống hồ chi đến ngày hôm nay, tên tuổi của tôi đã không còn bước lên cao được hơn nữa, vì tôi đã “đụng trần nhà” chỉ chờ rơi xuống thôi. Trái cây đã quá chín rồi chỉ chờ ngày rụng xuống.

-NV: Thí dụ như CD, DVD Karaoke bán được thì số tiền thu vào chị sẽ dùng như thế nào?

-Khánh Ly: Như tôi đã nói, vì mang ơn Chúa Mẹ, tôi muốn mượn dịp này để tạ ơn Chúa, tạ ơn Mẹ đã ban cho tôi những gì tôi có, bởi thế tất cả những số tiền thu được từ CD, DVD Karaoke sẽ được dâng cho giáo hội, cũng như giáo xứ nào tổ chức thì giáo xứ ấy thu về, và có thể dùng những số tiền nhỏ nhoi ấy, hy vọng giúp được việc xây dựng các lớp học tiếng Việt cho các em nhỏ, hoặc mua nến, mua hoa cho nhà thờ, hay để dùng vào các công việc lợi ích. Tóm lại, xin hãy nhận nơi tôi một tấm lòng và xin cho chúng tôi được làm những việc ấy hoàn toàn không một chút tư lợi nào cả.

-NV: Xin chào ca sĩ Quang Thành, cảm nghĩ của Quang Thành thế nào khi hát chung với chị Khánh Ly?

-Quang Thành: Quang Thành đã từng làm việc và có cơ hội may mắn để cộng tác chung với rất nhiều các “cây cổ thụ” của nền âm nhạc Việt Nam trong nhiều lãnh vực khác nhau như cổ nhạc chẳng hạn, nhưng qua những show từ thiện, cứu trợ, cứu giúp người nghèo, hoạn nạn, Quang Thành đã được gặp gỡ chị Khánh Ly. Tên tuổi của chị Khánh Ly như mọi người chúng ta đã biết 50 năm nay, chị đã được hằng triệu người yêu mến, thưởng thức tiếng ca của chị, nhưng điều mà riêng Quang Thành cũng như nhiều người rất cảm kích nơi chị đó là sự nhiệt tình, thật sự có từ trong tim của người ca sĩ ấy, đặc biệt có nhiều chương trình gây quỹ nhờ có sự góp mặt của chị mà rất nhiều khán giả đến mua vé ủng hộ, khi chị lên sân khấu chị là người hát nhiều hơn, và khi chị nhận tiền cát-sê chị cũng là người cho lại nhiều hơn. Nói chung ở chị Khánh Ly là sự cho lại, trao tặng, và tôi để ý tất cả những điều ấy trong suốt thời gian ba năm. Do vậy được cơ hội hát cùng với chị, đây chỉ là một tác phẩm đầu tiên trong một chuỗi những công việc trong tương lai. CD, DVD Karaoke “Thánh Ca Dâng Mẹ” đã được quay hình xong trong ba ngày nay và Quang Thành tin tưởng rằng đây sẽ là việc góp một bàn tay, một hạt cát nhỏ cho việc từ thiện. Ðặc biệt bất cứ ai đã từng yêu thích tiếng hát Khánh Ly đều sẽ một lần xem qua, hay nghe tác phẩm ấy. Riêng tôi chắc chắn đây là một kỷ niệm ghi nhớ suốt đời của tôi vì được cộng tác chung với một người chị, một người đi trước có tấm lòng bao dung, nhân hậu như thế. Không phải bất cứ người trẻ nào cũng có được cơ hội quý báu đó.

-NV: Bao giờ tác phẩm CD, DVD Karaoke “Thánh Ca Dâng Mẹ” được ra mắt?

-Khánh Ly: Ngày 30 Tháng Mười Một.

-NV: Chị có thể tiết lộ thêm về ngày 30 Tháng Mười Một sắp tới?

-Khánh Ly: Buổi hát 30 Tháng Mười Một, như tôi đã trình bày, không riêng gì tôi, mà tất cả những anh chị em ca nhạc sĩ có mặt trong chương trình đều mang một ý nghĩa “tạ ơn”! Tôi là người đã trải qua quãng đời rất dài, nếu như chỉ là kỷ niệm 15 hay 20 năm thật sự không quan trọng lắm, nếu như không thực hiện được điều tôi muốn thì vẫn có cơ hội để làm. Nhưng đây là 50 năm - một nửa thế kỷ, thời gian không phải là ít, dài lắm! Và trong suốt quãng đường dài ấy, tôi đã đi một mình và bây giờ là cuối đường, tôi chẳng còn con đường nào khác, bởi vậy, chương trình ngày 30 tháng 11 chắc chắn là một dấu mốc thời gian sâu đậm của một đời người. Tấc cả các bạn của tôi sẽ đến chung vui, chia sẻ với tôi. Tôi nhận thấy một điều các ca nhạc sĩ ở đây rất yêu thương, sát cánh, chia sẻ với nhau trong mọi hoàn cảnh, dù hạnh phúc hay khổ đau. Và như thế chúng tôi gặp nhau để có dịp tạ ơn đời, tạ ơn người và tạ ơn Thiên Chúa, Ðức Mẹ trên cao.

-NV: Xin chị cho biết đêm nhạc đặc biệt này vé sẽ bán tại đâu?

-Khánh Ly: Ban tổ chức sẽ không có bán vé. Chỉ có thiệp mời. Quí vị muốn tham dự, xin vui lòng tới nhận thiệp mời tại các địa điểm thuận tiện sẽ được loan báo trên các phương tiện truyền thông vào những tuần lễ sắp tới.

-NV: Chào chị Bích Liên, xin chị cho biết cơ duyên nào công ty EV Princess lại bảo trợ cho chương trình ghi dấu 50 năm sân khấu của chị Khánh Ly?

-Bích Liên: Tôi đã có cơ hội gặp chị Khánh Ly trong một số show nhạc từ thiện, và rất quý nhân cách của chị. Có lần tôi mang đến mỹ phẩm của EV Princess mời chị dùng thử, chị đã đón nhận một cách nhiệt tình vui vẻ, không một chút do dự, ngại ngần, điều đó đã làm tôi cảm động. Cho đến khi gặp Quang Thành, ngỏ ý về chuyện chị Khánh Ly muốn thực hiện CD, DVD Karaoke “Thánh Ca Dâng Mẹ” để hiến tặng cho việc từ thiện, nhân dịp ghi dấu 50 năm sân khấu của chị và cần nhà tài trợ, tôi đã không ngần ngại nhận lời ngay.

-NV: Chị là người Công Giáo?

-Bích Liên: Dạ vâng anh.

-NV: Chị đã xem qua cuốn DVD chưa?

-Bích Liên: Chưa anh.

-NV: Vậy nếu như sau khi chị xem xong cuốn DVD này, và điều chị cảm nhận được đầu tiên là tác phẩm đó làm cho chị thất vọng thì sao?

-Bích Liên: Tôi nghĩ tôi sẽ không thất vọng, vì với tiếng hát của chị Khánh Ly mà còn chưa hay, chưa đủ để đến nỗi thất vọng thì chắc không còn ai hát hay hơn được nữa.

Quang Thành, Khánh Ly, Hoa Hậu Bích Liên trước tòa soạn Người Việt.

-NV: Thưa chị Khánh Ly, trong CD, DVD Karaoke “Thánh Ca Dâng Mẹ” có bao nhiêu bài?

-Khánh Ly: Tổng cộng 11 bài, hát cùng với ca sĩ Quang Thành. Ðây là một cuốn Thánh Ca, lần đầu tiên được thực hiện rất công phu, dàn dựng trên một sân khấu thật tráng lệ và đặc biệt sẽ được phát hành chung trong một bộ bao gồm CD và DVD Karaoke.

-NV: Về đêm nhạc ghi dấu 50 năm sân khấu, chị và các ca nhạc sĩ bạn sẽ hát Thánh Ca hay nhạc đời?

-Khánh Ly: Trong đêm này sẽ có vừa nhạc đời và nhạc đạo, vì không phải chỉ có Khánh Ly hát mà còn nhiều ca nhạc sĩ bằng hữu của Khánh Ly trình bày.

-NV: Ðêm hôm ấy chị sẽ hát nhiều hay nói nhiều?

-Khánh Ly: Sẽ không có hát nhiều hay nói nhiều, mà đến để cùng chung vui với nhau mà thôi. Tôi vốn là đứa trẻ mồ côi sớm, điều tôi cần trong đời sống này, không phải là tiền, cũng chẳng phải là danh mà là tình thương. Tôi thiếu thốn tình thương từ gia đình nên bằng mọi cách chịu những thiệt thòi để mong có được tình thương của mọi người dành cho mình hầu bù đắp những thiếu thốn của thời thơ ấu. Bây giờ đã đến thời của “một cõi đi về”, tôi vẫn còn cần tình thương ấy, cho dẫu cuộc đời có chịu nhiều oan khuất, nhưng tôi vẫn biết ơn mọi người đã cho tôi thời gian, hạnh phúc để đi được quãng đường quá dài và tôi muốn trả lại phần nào những gì đời đã cho tôi. Tôi chỉ xin mọi người ghi nhận tấm lòng của tôi dù nhiều dù ít.
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.