Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Bệnh Alzheimer
kimnga
#1 Posted : Monday, November 8, 2004 4:00:00 PM(UTC)
kimnga

Rank: Newbie

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 79
Points: 0

Tác giả
PC
Gởi: Fri Jun 11, 2004 6:36 pm Tiêu đề: Bệnh Alzheimer

Câu Chuyện Thầy Lang: Bệnh Alzheimer

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Hôm nay là ngày lễ ăn hỏi cuả cháu. Họ hàng, thân hữu đều có mặt đông đủ để mừng, ngoại trừ ông nội.
Ông chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Ông mặc bộ quần áo ngủ mới, tóc chải mượt, chân đi đôi dép mà bà mới mua cho. Lâu lâu, Ông ra ngó quan khách, cười rồi lại quay và phòng ngủ. Có lúc ông ra bàn thức ăn, bốc miếng chả giò bỏ vào miệng nhai thích thú. Ông cũng nhặt tờ giấy lau tay, vo tròn lại, liệng vào một người khách, rồi chạy tuột vào trong. Ông đang nghịch ngây thơ như một đứa trẻ.
Từ hơn hai năm nay, Ông thay đổi từ tính tình tới hành động. Ông không nhớ gì, biết gì, đôi khi đại tiểu tiện ra quần áo. Bà hết lòng săn sóc, chăm nom ông, từ bón ăn tới tắm rửa. Bà vui vẻ giữ trọn cái nghĩa với người bạn tào khang, đã từng một thời oanh liệt tư lệnh ba quân.
Bà Minh đưa mẹ già đi khám bác sĩ. Cụ năm nay ngoại thất tuần. Bà than với bác sĩ là ít lâu nay cụ "làm sao ấy". Cụ cứ hay nhắc đi nhắc lại việc cụ ông mất cách đây cả chục năm, kể lại những việc xẩy ra từ thuở nào, diễn tả như mới xẩy ra. Mà khi hỏi thì không biết bao giờ. Từ nhà đi bộ đến nhà thờ đọc kinh, lễ mỗi ngày, cách có hai con phố, cụ cứ lạc đường luôn, khiến con cháu phải đi kiếm. Cụ hay hỏi đi hỏi lại cùng câu hỏi. Đôi khi cụ hay gắt gỏng, la mắng mọi người. Chập tối là cụ như buồn chuyện gì, thấp thỏm ngồi không yên, đi tới đi lui trong nhà.
Quý vị lão nhân trên đây là hai trong số hơn bốn triệu người ở lục địa Mỹ Châu này bị rối loạn về tâm trí, chứng Sa-Sút-Trí-Tuệ (Dementia), một bệnh mà nhiều người khi nghĩ tới nó đều sợ hơn là sợ chết.
Nó hủy hoại đời sống người bị bệnh. Nó tạo gánh nặng cho gia đình. Nó tiêu nhiều chục tỷ mỹ kim trong ngân sách quốc gia cho chăm sóc và nghiên cứu. Nó không đơn thuần là một bệnh, mà là tập hợp của nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới trí nhớ, đến ngôn ngữ, đến hành vi, đối xử, đến khả năng lý luận của người bệnh. Nó là sự đi xa hơn của một thoáng quên, một giây phút đãng trí ở tuổi già bình thường. Nó không phải là điên dại mà là sự mất mát của trí tuệ, đủ trầm trọng để làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người.

Nguyên nhân của sa sút trí tuệ.

Có cả trăm nguyên nhân đưa đến tình trạng không bình thường này, mà bệnh Alzheimer là thủ phạm chính.
Nó không phải là một phần của sự lão hoá nhưng nó có liên hệ tới tuổi con người: từ 1% trầm trọng ở lớp người 65 tuổi, tăng lên tới 15-25% ở lớp cao niên trên 80 tuổi. Nó là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh được đưa vào viện dưỡng lão vì rối loạn tính tình, hành vi bất thường.
Nó không những đã lấy đi tuổi thọ mà còn lấy đi sự độc lập của người bệnh. Nó không phân biệt chủng tộc, giai tầng xã hội. Một cựu nguyên thủ cường quốc số một trên thế giới đã ở trong tình trạng này và mới từ trần. Nó đưa một đạo diễn tài danh của ta vào nhà nghỉ người cao tuổi ngoài hải đảo thơ mộng.
Nguyên nhân chính cuả sa-sút trí- tuệ là bệnh Alzheimer, 68%. Rồi đến bệnh trầm cảm, hủy hoại não do nhiều tai biến não nhỏ, thiếu sinh tố B12...
Khám nghiệm não bộ thấy có nhiều thay đổi ở vùng hải mã (Hippocampus), chịu trách nhiệm về trí nhớ, học hỏi kiến thức.
Riêng với bệnh Alzheimer, những nguy cơ gây bệnh đã được xác định gồm có: thay đổi gene ở các nhiễm thể, tuổi cao, gia đình có sa sút trí tuệ, người có hội chứng chậm trí khôn (Down's Syndrome ).
Người bệnh không qua khỏi được mươi năm, vì những tiêu hao trầm trọng về trí tuệ, đưa đến sự không tự săn sóc, thân xác suy yếu, đôi khi nằm liệt giường, rồi ra đi vì nhiễm trùng nhất là sưng phổi. Hàng năm, cả trăm ngàn người bệnh Alzheimer thiệt mạng.

Dấu hiệu của sự sa sút trí tuệ.

Có tới 75% trường hợp Sa Sút Trí Tuệ diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được phát giác, thường thì do thân nhân là người đầu tiên nhận ra.
Lúc đầu, người bệnh hay kiếm cách, phủ nhận, nói lảng, đôi khi bịa rất khéo để che dấu bất hạnh của mình. Thí dụ như khi hỏi họ đang coi phim gì trên truyền hình, thì họ trả lời "đang coi chương trình tôi thích nhất ", mà thực ra họ không nhớ tên của chương trình đó. Nhưng với thời gian, người bệnh không còn che đậy được nữa, và triệu chứng lần lần xuất hiện:

1- Trí nhớ gần, ngắn hạn mất đi. Ngay sau khi nghe hay đọc một tin tức, họ quên liền. Không uống thuốc mỗi buổi sáng như thường lệ. Không tắt bếp sau khi nấu cơm. Không nhớ chìa khóa nhà để ở đâu. Nhắc đi nhắc lại cùng một câu hỏi nhiều lần.
2-Thất ngữ. Không tìm được từ chính xác để gọi sự vật. Biết nó là con chó, nhưng gọi nó là con mèo vì không sao tìm được từ CHÓ trong trí óc. Đang nói chuyện, tự nhiên khựng lại, không biết mình đang nói gì. Hay nói nhịu, không chú tâm theo dõi, tham dự trong cuộc đối thoại, mạn đàm.
3-Mất khả năng thực hiện động tác thông thường- Không chải đầu, đánh răng, tắm rửa, không nhớ cách và cơm vào miệng, mặc quần áo, cài khuy cúc. Họ hành động như một đứa bé chưa bao giờ được dậy dỗ về những động tác thông thường này.
4- Mất nhận thức- Không nhớ tên và không nhận ra người quen, nơi hay lui tới, vật thường dùng; khó khăn trong việc học hỏi, thu nhập kiến thức mới. Rối loạn khả năng sắp xếp công việc và theo dõi hoàn cảnh chung quanh.
5- Mất định hướng không gian và thời gian. Lạc lối trên đường quen thuộc hàng ngày. Dáng đi thay đổi: đang đi đột nhiên đứng lại, lâu lâu cúi khom người xuống, kéo lê bước đi, hay té ngã.
6- Xao lãng vệ sinh cá nhân, quần áo xốc xếch, khuy cúc không cài, đầu tóc không chải.
Cứ mỗi buổi chiều, khi mặt trời lặn, là người bệnh cảm thấy bồn chồn, bực tức, đứng ngồi không yên, mất định hướng. Họ đi lang thang trong nhà, ngoài vườn, tự cô lập, không tham gia sinh hoạt chung. Đây có thể là do bị tưóc đoạt cảm xúc lúc đêm tối hoặc do sự thay đổi hoá chất ở não bộ sau một ngày hoạt động.

Ngoài ra, người Sa-Sút Trí-Tuệ còn có những hành vi bất thường như:
1-Hay đi lang thang, lạc đường.
Họ đi để tìm hiểu chung quanh, lục lọi đồ vật phòng này sang phòng khác, hoặc đi vì bực mình, không diễn tả truyền đạt được ý muốn. Gilleard giải thích hành vi này như tìm một cái gì để sinh hoạt, khám phá một mới lạ, muốn đi đến một nơi nào đó mà không xác định được, không nhớ biết mình sẽ đi đâu.Vì thế nên họ hay bị lạc đường, khiến gia đình, cảnh sát phải tìm kiếm như tìm trẻ lạc, đôi khi gặp tai nạn hay mất tích.
2-Hay gây gổ, dễ khích động, lo lắng.
Tâm trạng này xẩy ra khi người bệnh, vì giảm khả năng đối thoại, phản ứng trước một đau đớn cơ thể, một hoàn cảnh không quen, trước mặt người xa lạ.
Người bệnh cũng trở nên gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm. Họ cũng hay nổi cáu, la hét mọi người.
Một chuyên gia cho là khi bị nhắc nhở làm việc gì, họ cảm thấy như cá nhân bị xúc phạm, khiêu khích, hay gợi lại quá khứ không vui. Ngược lại, có lúc bệnh nhân tỏ ra rất dễ thương, nghe lời, thân thiện, nói rất nhiều.
3- Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè; hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình; hay lấy trộm đồ vật tùy thân; thường nghe âm thanh và nhìn thấy sự vật không có thực. Họ ít ngủ ban đêm, vì sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay vì ngủ ngày quá nhiều.

Điều trị và chăm sóc

Kinh nghiệm cho hay con người, khi về già, lo sợ mất khả năng trí tuệ nhiều hơn là lo sợ mất khả năng khác.
Nó tiêu hao con người từ từ. Nó độc địa hơn cái dao cầu, cái u sầu giết người cung nữ. Nó biến đổi con người từ tình trạng tự chủ, tự lập sang hoàn toàn phụ thuộc, bất lực. Nó trao gánh nặng tới cho thân nhân, lo âu trước bất hạnh mà chẳng biết làm gì để thay đổi cục diện, đem lại trí tuệ cho người bệnh.
Trong y giới, có câu nói là hãn hữu lắm, ta mới trị lành được, đôi khi ta có thể làm nhẹ bệnh, nhưng luôn luôn ta có thể làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái.
Với Sa sút Trí Tuệ, với bệnh Alzheimer cũng vậy. Hiện nay chưa có thuốc trị dứt bệnh mà chỉ trì hoãn diễn biến xấu với hy vọng mang lại một phần trí tuệ cho những trường hợp nhẹ.

Các dược phẩm sau đây đang được y giới dùng.

a-Tacrine với biệt danh là Cognex được công nhận năm 1993. Phân lượng khởi đầu là 10 mg, bốn lần một ngày. Sau đó tăng dần mỗi bốn tuần cho tới khi đạt được liều tối đa là 40 mg, ngày bốn lần. Thuốc có ảnh hưởng không tốt với gan nên cần được theo dõi kỹ. Tacrine có thể có tương tác với thuốc suyễn theophylline và thuốc bao tử cimetidine .

b- Donepezil. Năm 1996, thuốc Aricept, biệt danh của Donepezil, được dùng ở Hoa Kỳ. Theo nhiều chuyên gia, thuốc này dường như có nhiều hiệu qủa tốt hơn Tacrine mà lại ít tác dụng phụ. Bác sĩ thường bắt đầu với lượng nhỏ là 5 mg mỗi ngày. Sau bốn tuần, có thể tăng lên 10 mg/ngày. Thuốc không có tương tác với theophylline, cimetidine, digoxin nhưng có tương tác với Carbamazepine, Phenobarbital, Phenytoin, Quinidine.

c-Rivastigmine hoặc Exelon. Thuốc được mang bán tại Mỹ từ năm 2000. Liều khởi đầu là 1.5 mg, hai lần một ngày; tăng dần mỗi hai tuần tới mức tối đa là 12 mg mỗi ngày. Thuốc không có độc tính với gan và có một số phản ứng phụ như buồn nôn, ói mửa, chóng mặt. Tác dụng với các dược phẩm khác cũng rất ít.

d-Galantamine (Reminyl) được công nhận từ năm 2001. Liều lượng khởi đầu là 4 mg, ngày hai lần; tăng dần mỗi bốn tuần cho tới liều tối đa là 12 mg, ngày hai lần. Thuốc có vài tác dụng phụ như nôn, mửa, biếnh ăn, mất cân, mệt mỏi. Thuốc cũng có ảnh hưởng tới gan nên cần được theo dõi kỹ.

e- Namenda (Nemantine) đã được dùng ở Aâu châu từ nhiều năm qua và mới được cho dùng tại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 2003. Nhà bào chế giới thiệu thuốc này như có nhiều công hiệu hơn các thuốc đã có.
Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu nói là sinh tố E, Estrogen, một vài dược thảo như Gingo cũng có công dụng phần nào.
Một hy vọng khác là việc ghép gene tế bào thần kinh. Phương pháp này hiện đang được thử nghiệm tại Hoa Kỳ.

Trong khi đó thì người bệnh vẫn như chờ đợi thần dược, mà cũng như thấy ngày ra đi của mình gần đâu đây. Thân nhân chỉ biết hết sức mình chăm sóc, hỗ trợ để đáp ứng những nhu cầu, giải quyết những vấn đề của người bệnh:
1- Về ăn uống. Vì sự an toàn, tránh để bệnh nhân liên can đến việc nấu nướng. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết lựa món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng, vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau. Quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì họ không chịu ngồi yên trong bữa ăn kéo dài.
2- Ngủ nghỉ. Để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích bệnh nhân tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức dậy đái đêm. Tránh cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày.
3- Thuốc men. Cất dược phẩm trong tủ khóa kỹ. Cần trực tiếp giúp người bệnh uống thuốc cho đúng giờ, đúng phân lượng. Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. Đôi khi phải dỗ như dỗ trẻ em.
4- Quần áo. Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, móc rắc rối. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày. Giầy không giây cột hay có vải dính, khi họ quên cách cột giây giầy.
5- Tắm rửa. Khi tắm, họ hay nghịch rỡn như trẻ thơ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm nên cần lựa ý, để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư. Coi nước nóng lạnh vừa đủ. Dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm, tránh té ngã.
6- Thay đổi tính tình- Với thời gian, bệnh nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Hành động khó khăn với bệnh nhân càng làm họ bực tức, chống đối. Nên cần nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bất hạnh vói lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Một cái vỗ vai nhẹ, một nụ cười, một ôm hôn sẽ làm họ thấy được thương yêu.
7- Để tránh đi lang thang, lạc lối: thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân mang vòng có tên, địa chỉ. Nhờ hàng xóm để ý dùm nếu họ đi ra khỏi nhà.
Trưng bầy hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích động trí nhớ, nhất là những hình gợi lại sự kiêu hãnh của người thân. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh té ngã. Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi.

Kết luận

Săn sóc người bệnh Alzheimer là cả một công việc khó khăn, nặng nhọc, với nhiều kiên nhẫn, khoan dung và chiếm gần hết số 24 giờ một ngày. Trách nhiệm người săn sóc có rất nhiều căng thẳng cả về tâm thần lần lẫn thể chất.
Người chăm sóc chịu đựng nhiều hậu qủakhông tốt cho sức khỏe của mình. Họ rơi vào trầm cảm, ngủ không yên, lo ngại, mệt mỏi, đôi khi cáu kỉnh, muốn buông thả. Nhất là những lúc người thân không hợp tác, bướng bỉnh, không tán thưởng công lao khó nhọc của mình.
Họ đã được coi như nạn nhân thầm lặng của bất hạnh sa-sút trí-tuệ, của bệnh Alzheimer. Họ thường là những bà vợ tuổi đời đã cao mà vẫn chung tình, những người con giữ tròn đạo hiếu.
Xin gửi tới những người chăm sóc một bông hồng biết ơn của bất hạnh Sa- Sút Trí-Tuệ.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC.
Hoa Kỳ 11-6-2004

Nguồn: VietBao online


AnhMy Gởi: Fri Jun 11, 2004 8:15 pm

Người bệnh Alzheimer có thể sống được Hai chục năm (score) kể từ khi mới có những triệu chứng đầu tiên . Cố tổng thống Mỹ mới mất là một ví dụ . Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được hoàn toàn hiểu biết rõ . Những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer mà người ta đã biết là: tuổi tác (trên 65, có thể từ 40), di truyền (nhiễm sắc thể 1, 14, 19 và 21), chất đạm apolipoprotein (gọi tắt là apoE), giáo dục (từ nhỏ không học giỏi ngôn ngữ), ăn uống, môi sinh, và vi trùng . Tuy người bệnh đã lộ rõ chứng bệnh, chỉ mổ óc người bệnh mới có thể quả quyết người này bị Alzheimer mà thôi.
Chỉ vài lượm lặt góp thêm cho vui zẻ .
kimnga
#2 Posted : Wednesday, December 29, 2004 6:27:45 AM(UTC)
kimnga

Rank: Newbie

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 79
Points: 0

Chất Nhôm - Bột ngọt và Bịnh đãng trí

Chúng ta xử dụng chất liệu này để làm nồi, chão, trong mỹ phẫm và thuốc uống.
Chất liệu đó là Nhôm (Al, Aluminium), Nhôm gần như không thể nào xóa bỏ được trong cuộc sống hàng ngày cũa chúng ta, bề trái của chất này, từ lâu đã bị nghi ngờ gây ra một chứng bịnh hiện giờ chưa thể chữa trị được, đó là Alzheimer hay nôm na gọi là bịnh đãng trí. Alzheimer có nghĩa là trí óc cũa người bịnh "xuống dốc" một cách cực kỳ nhanh chóng, người bịnh tiến đến mức độ không còn nhìn thấy được, không nói được, không nhận ra người thân và trỡ thành như một cái "võ" không hồn.

Trong nhiều năm theo dõi quá trình diễn tiến cũa bịnh này trong xã hội, thống kê cho thấy rằng bịnh Alzheimer đã bành trướng một cách nhanh chóng. Trong số những người 60 tuổi, người bị Alzheimer là 1 phần 1000, trong khi đó trong những người 90 tuổi trỡ lên số người bịnh là 45% .Ở các nước Tư bãn, sự sống cũa con người được kéo dài hơn nhờ những tiện nghi và phát triển văn minh về Y-Tế, nên bịnh Alzheimer sẽ là một gánh nặng cho xã hội.

Các nhà khoa học người Nhật khám nghiệm óc cũa người chết vì bịnh Alzheimer, phát hiện trong những khối óc này, tỉ lệ của Al nhiều hơn những người bình thường. Nguyên nhân Al từ đâu mà ra thì các nhà khoa học chưa khẵng định được, người ta chỉ đoán là Al từ trong nước chúng ta ăn, uống hàng ngày (canh, trà, ...) và trong thức ăn. Trong quá trình nghiên cứu, người ta tìm ra Al thường không qua được màng ruột để đi vào máu, nhưng nếu Al có thể vào máu thì nó sẽ vào óc và đóng ỡ đó mãi mãi.
Nếu trong nước lại có thêm Flour, và nấu trong nồi có Al thì số lượng Al trong nước nấu này sẽ có gấp 10 lần số lượng Al (so với nước không có Flour) và đáng ngại hơn nữa là hai chất này sẽ hợp lại thành Al-Flourid, một chất có thể đi qua màng ruột dể dàng và đi vào máu. Nhiều chất trong thức ăn hàng ngày cũa chúng ta đã hóa ra là "Taxi" chuyên chỡ Al vào óc, đó là Glutamat (bột ngọt), Maltol và Acid cũa Chanh.
Russel Blayrock, giáo sư dạy University Clinic Mississipi cho biết rằng, dùng Glutamat với số lượng cao trong thức ăn, còn có thể làm cho bị hư não, bịnh này có triệu chứng và quá trình như Alzheimer vậy.

Author Udo Pollmer
Scientific leader of the European institute for food and diet sciences.

viethoaiphuong
#3 Posted : Saturday, March 27, 2010 5:57:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Những cố gắng trong việc đẩy lùi biên giới
tàn phá não bộ của bệnh mất trí nhớ khi về già



Cali today News - Y khoa gọi bệnh này là "dementia", tức tình trạng lú lẫn, quên trước quên sau của người già, do não bộ của họ đã mệt mõi qua năm tháng.

Hiện nay thế hệ "bommers" sinh sau Thế Chiến Thứ Nhì đang sắp bước vào tuổi về hưu và con số này không nhỏ ở Hoa Kỳ.

Thích ứng về nhận diện (cognitive fitness) là chuyện mà các chuyên gia y khoa đang nghiên cứu hầu đề ra các phương pháp giúp người cao niên có thể tập luyện lại cho não bộ minh mẫn hơn, và "các bài tập cho não bộ" đã không còn là chuyện lạ.

Mùa xuân năm ngoái, Arthur Marquis, một luật sư về hưu 61 tuổi, muốn học lại Pháp văn. Ông khám phá mình bị nghểnh ngãng ở tai. Để thực tập lại khả năng của thính giác, ông mua nhu liệu của Posit Science's Brain Fitness, vốn có khả năng rèn luyện cho người tập về thinh giác và trí nhớ.

Sau 40 giờ thực tập, Marquis đã bị thuyết phục: "Giờ đây tôi có thể phân biệt rõ ràng từng âm và nghe khá hơn. Giá nhu liệu không rẻ, gần 400 đô la, nhưng tôi không thấy mình đã phí tiền vô ích".

Có nhiều phương cách hướng dẫn bạn tăng cường sự sắc bén của tâm trí khi về già, nhưng ăn kiêng (cá là món ăn được khuyến khích nhiều nhất), giảm stress, tăng cường giao tiếp xã hội và năng tập thể dục là những cách phổ biến nhất.

Khoa học nhìn nhận nên cho trí não những "bài thực tập" để nó không bị rỉ sét. Vì thế thị trường các nhu liệu dùng cho người cao niên tăng từ 265 triệu đô la năm ngoái lên tới 5 tỉ đô la vào năm 2015, theo công ty nghiên cứu SharpBrains cho hay.

Các bài tập loại này gia tăng vì các nhà khoa học nhận thấy tế bào não, trái với tin tưởng trước đây, có thể tăng trưởng trở lại sau một thời gian luyện tập và đẩy lùi biên giới của bệnh dementia.

Yaakov Stern, giáo sư môn tâm lý nhận thức của đại học Columbia, cho biết: "Bạn mà có hoạt động tinh thần mạnh mẽ khi về già thì càng ít bị bệnh dementia hành hạ. Vả lại, người nào có học vấn cao và có job bắt não bộ hoạt động thường xuyên thì người đó càng ít nguy cơ bệnh Alzheimer".

Gần 50% các vị cao niên sau khi sử dụng nhu liệu của PositScience nhìn nhận là trong các hoạt động hàng ngày như phải nhớ lại tên của ai đó hay nói chuyện trong một nhà hàng ồn ào, đã có cải thiện sự linh hoạt của não một cách đáng kể.

Art Kramer, chuyên gia khoa học thần kinh đại học Illinois, tin tưởng tập luyện thể lực là cách rất hay cho người cao niên, chỉ cần đi bộ thường xuyên 30 phút mỗi ngày, sau 6 tháng, đã thấy khả năng trí nhớ của họ được mài giũa sắc bén.

Kramer tuyên bố: "Hoạt động thể lực rõ rệt là một bảo vệ cho não bộ rất hiệu quả, dù bạn là ông lão 72 tuổi cũng thế" Một số bài tập đơn giản như chơi ô chữ hay các games kích thích não của Nintendo DS giá chỉ có 20 đô la cũng có lợi ích thật sự.

Một số "máy móc" khác cũng tỏ ra có lợi như NeoroActive Bike, cho phép người tập vừa đạp xe (tại chỗ trong phòng), vừa chơi các games tập luyện trí nhớ thông qua giàn máy computer gắn vào xe trước mặt người đạp.

Vấn đề là người tập phải ham thích làm những chuyện này. Bill Thies, chuyên gia của viện Alzheimer' s Association, cho biết: "Nếu bạn rất ghét bước vào phòng tập thì chắc chắn bạn sẽ không bước vào thường xuyên, mà vấn đề của người cao niên là phải thường xuyên chuyên cần".

Hồng Quang theo tuần bào Time
viethoaiphuong
#4 Posted : Saturday, May 29, 2010 9:34:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tuổi già và bệnh Alzheimer

Sunday, May 23, 2010

Ngừa bệnh: Tránh sống thụ động

Việt Nguyên

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.

***

Ngày còn học trung học, tôi và các bạn vẫn nhìn nhau cười khi các “cụ” giáo sư Việt văn tuổi xấp xỉ 40, ngâm nga “tuổi già sồng sộc nó thì theo sau” vậy mà gần 50 năm sau, tuổi già đã không tử tế đi theo sau mà nó rượt đuổi tôi!

Cái tuổi già không có gì hào hứng ngoài những cái không mạnh mẽ trái ngược với thời trẻ tuổi: không tóc, không răng, không nghe, không thấy, không mùi vị... Tuổi già đầy những mất mát, ở tuổi 60 các “cụ” trung bình mất 1/3 số răng, đến 85 tuổi 40% các cụ không còn răng. Chất vôi thất thoát ra ngoài xương và răng, các cụ lùn hẳn, lưng thì còng khi đi cổ ngước lên, mặt ngẩng về phía trước, khi ra đường phải nhường nhịn, đến bữa ăn phải cúi mặt xuống để khi nuốt khỏi bị sặc!

Số lượng chất vôi calcium thoát ra ngoài, đóng vào các khớp xương gây viêm khớp, đóng ở mạch máu, cơ tim và các van tim gây ra chứng cao áp huyết và suy tim. Đến 50 tuổi, 50% các cụ tóc bạc, đến 65 tuổi 50% các cụ bị chứng cao áp huyết.

Bệnh Alzheimer thường gặp ở tuổi già.

Người ta so bộ óc của con người như cái máy điện toán, nhưng theo như nhận xét của bác sĩ Leonid Gavrilov đại học Chicago thì các cơ quan trong thân thể con người như máy điện toán với cả một hệ thống phụ (backup systerm) trong trường hợp các cơ quan suy yếu: trời sinh ra con người có hai trái thận, hai lá phối, hai lá gan, hai não bộ phải và trái, hai dịch hoàn, hai noãn sào và hai chiếc răng khôn ở hàm trên và hàm dưới.

Ngày nay tuổi thọ trung bình ở các quốc gia tân tiến là 80 tuổi so với tuổi thọ trung bình 28 tuổi thời đế quốc La Mã, nhưng y khoa và quan niệm sống vẫn quanh quẩn ở lứa tuổi 60-65. Càng sống lâu, càng sinh bệnh. Các bệnh về tim mạch, phổi, chấn thương mạch máu não và ung thư đã có cách chữa trị. Thoát được bệnh tim, bệnh ung thư, con người sống lâu hơn dễ bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer, một bệnh chưa có cách chữa trị hữu nghiệm.

Hoạt động của não bộ

Bộ óc con người có 100 tỷ tế bào thần kinh (neuron) các tế bào chất xám này có trục dài (Axon) như cánh tay, truyền tín hiệu đến 6 thần kinh có hình dáng như nhánh cây (Dendrites). Mỗi tế bào thần kinh có từ 1,000 đến 10,000 chỗ nối, tại đây chất hóa học Dopamin và Serotonin giữ vai trò trong việc chuyên chở tín hiệu (Neurotransmitter). Hoạt động não như vậy gồm hai cơ bản điện và hóa học.

Não có hai phần trái và phải, có bốn thùy đằng trước là trán phần sau là chẫm, hai bên thái dương và hai thùy sau tai. Ở giữa nối hai não là hệ thôâng cầu nối kiểm soát trí nhớ và những xúc động vui buồn. Não gốc (Brain stem) điều khiển giấc ngũ hay thức. Các tế bào chất trắng (glial cells) mang chất bổ dưỡng nuôi tế bào thần kinh, tiêu diệt các tế bào chết, khi bị kích thích các tế lbào tiết ra calcium và chất hóa học Glutamate. Khi bị ngăn chận các tế bào này tiết ra Adenosin. Có một sự trùng hợp về con sốâ của tế bào thần kinh và dẫy Ngân Hà. Nhìn dưới kính hiển vi tế bào thần kinh giống như những ngôi sao và dẫy Ngân Hà cũng có 100 tỷ ngôi sao. Nữ thi sĩ Emile Dickinson làm câu thơ: “Bộ óc con người lớn hơn bầu trời vì nó chứa được cả bầu trời và bạn” tuy rằng bà không biết số sao trong dẫy Ngân Hà.

Khi sinh ra, bộ óc của trẻ em đã có sẵn 100 tỷ tế bào thần kinh. Bộ óc ấy khi tăng trưởng được tổ chức, các tế bào yếu và không hữu ích chết đi, các tế bào khỏe mạnh tăng trưởng. Tế bào thần kinh của trẻ em có nhiều chất hóa học cần cho tín hiệu cho tế bào thần kinh của người lớn vì vậy khi đánh thuốc mê giải phẫu trẻ em cần một lượng thuốc cao hơn người lớn so với trọng lượng. Đến chín tháng, các trẻ em đã bắt đầu biết chú ý và có phản ứng khó chịu khi người lớn lấy món đồ chơi ra khỏi tay chúng. Nhưng khoảng thời gian từ khi sinh ra đến 5 tuổi là khoảng thời gian lạ lùng. Tình trạng ý thức khác với người lớn, đa số khi lớn lên, mọi người không ai còn nhớ đến khoảng thời gian dưới 5 tuổi. Theo nghiên cứu mới của bà Alise Copnick, lý do là vì các thùy vùng trán không phát triển trọn vẹn cho đến năm 20 tuổi. Sự nhận thức (cognitive) cũng không rõ vì thị giác chưa phát triển.

Tỉnh thức (consciousness) là tình trạng tinh thần hay được các tôn giáo nhắc nhở được Francis Crich và Christoff Koch định nghĩa là thời gian chú ý của trí nhớ đang hoạt động. Con người biết được “cái ngã”, tôi là ai, tôi biết, tôi nhận thức. Nhà thần kinh sinh học Antonio Damasio cho sự tỉnh thức đi xa hơn ngoài việc biết chú ý và nhận thức. Sự tỉnh thức đòi hỏi con người biết mình đang làm gì, đang nghĩ gì. Khi say ngủ không mộng mị hay dưới tác dụng của thuốc mê sự tỉnh thức biến mất. Sự tỉnh thức có được nhờ hoạt động của vỏ não và Thalmus.

Ngừa bệnh Alzheimer

Tỉnh thức được đề cao trong Thiền và triết học nhưng trí nhớ đóng phần quan trọng ở tuổi già và các bệnh lú lẫn (dementia). Muốn có một trí nhớ tốt, bộ não cần có những chỗ nối (synapses) nguyên vẹn. Giáo sư Eric Kandel, giải Nobel vê y học, đã chứng tỏ được rằng: muốn trí nhớ lâu dài hàng tháng, hàng năm các tế bao thần kinh cần chế tạo được các chất đạm (protein). Trí nhớ yếu đi nếu não bị tổn thương vì bất cứ lý do nào như thương tích vì tai nạn, bị chấn thương đầu, vì cao áp huyết biến chứng mạch máu não, bị bịnh động kinh, bịnh tiểu đường v.v...

Trí nhớ dễ bị méo mó nhất là trí nhớ ngắn hạn (short term) và những trí nhớ xẩy ra chớp nhoáng (flash memory) như trong trường hợp 9/11 ở Nữu Ước. Hiện tượng xẩy ra quá nhanh, mỗi người nhớ một cách, ai cũng cho là mình đúng. Vì vậy các cụ thường cãi nhau về một biến cố đã xẩy ra!

Trí nhớ tốt cần phần Hippocampus (Hải Mã), hình con ngựa biển nằm trên vùng mắt. Vùng Hải Mã cần cho sự biến đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Những người bị bệnh Alzheimer không có khả năng tạo ra trí nhớ dài hạn mới (họ biết rất rõ về những chuyện 40-50 năm trước nhưng không hề biết những chuyện mới vừa làm trong mấy phút, mấy giờ trước đấy).

Trí nhớ không tập trung một chỗ nhất định ở vùng Hải Mã mà rải rác nhiều nơi. Khi vùng Hải Mã bị hư hoại vì thiêu máu nuôi dưỡng vì chất vôi Anyloid đóng dầy dặc thì người ấy bị bịnh Alzheimer. Có đến hơn 5 triệu người bị bệnh Alzheimer trên nước Mỹ trong đó 1/4 trên 85 tuổi.

Bệnh Alzheimer xảy ra cho những người thụ động về cả tinh thần lẫn thể xác. Ở người không còn “học những điều mới” thì các tế bào thần kinh óc chết dần. Thụ động nhất là chỉ ngồi xem đài truyền hình, xem phim bộ Đại Hàn, Trung Quốc hàng giờ không nhúc nhích, không đọc sách, không học trò chơi mới, kỹ thuật mới, ngôn ngữ mới, không thích làm điều gì mới, không thích gặp bạn mới, không còn thích giao thiệp...

Muốn theo đuổi hạnh phúc tuổi già, các cụ cần hoạt động. Sự hoạt động giúp các chất hóa học trong óc Dopamin, Serotonin, Epinephrine Norepinephrine điều hòa giốâng như các thuốc chống bịnh trầm cảm như Prozac, Zoloft cũng như thuốc Aricef chữa Alzheimer giúp vào sự điều hòa các chất hóa học ở những chỗ nối.

Thay đổi quan điểm ở tuổi già là điều khó, thay đổi lối sống để không bị Alzheimer càng khó hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Câu nói của Nguyễn Bá Học không lý thú bằng câu chuyện về thánh Denis ông thánh bổn mạng của thành phố Paris. Truyền thuyết ở thế kỷ 18 nói rằng St Denis là thánh tử đạo, bị chặt đầu nhưng vẫn làm được phép lạ. Ngài cúi xuống nhặt đầu của mình trên mặt đất hai tay bưng đầu đi bộ hai dặm từ Montmatre đến nơi nhà thờ St Denis hiện nay, vừa đi vừa giảng đạo. Hồng Y Polignac đã ca tụng phép lạ, nhưng bà hầu tước Deffaud trái lại đã nói với Hồng Y: “đường dài có gì là khó, chỉ có những bước đầu là đáng kể!” (La distance n’y fais rien, il n’y a que le premier pas qui compte).

Bước đầu đáng kể cho những bước cố gắng kế tiếp. Y học những năm gần đây đã chứng minh học hỏi thay đổi bộ óc. Nhỏ cần phải học, già cần phải học, người chậm hiểu cũng cần học. Mất trí nhớ, quên lãng có thể thay đổi được không như mọi người đã nghĩ.

Sự học tập đẩy chất đạm (protein) ngăn chặn sự tăng trưởng não bộ đi ra ngoài những chỗ nối tế bào thần kinh, tế bào não, đồng thời gia tăng do tể RNA 132, giúp các tế bài nối tăng trưởng, giảm tỷ lệ bịnh Alzheimer. Các phân hóa tố trên di thể 19 chứa đựng các mật mã cần thiêt cho sự chế tạo chất Glucoprotein cũng gia tăng. Các chất này cần thiết để rửa sạch các chất mỡ Cholesterol và các mảng vôi Amyloid ở vùng Hải Mã.

Học hỏi giúp bộ óc mềm dẻo. Y học hiện nay đã thay đổi quan niệm cổ về não bộ cho rằng não bộ cứng với tuổi già. Não vẫn tăng trưởng với tuổi già, mềm dẻo, tăng trưởng sau khi bị tổn thương. Giống như ở bệnh nghẹt tim khi mạch máu bị tắc nghẽn, các mạch máu mỡ được tạo ra nuôi các vùng não bị thương tích và các tế bào não tái sinh.

Trong não, vùng Hải Mã, các tế bào mầm (stem cells) tạo các tế bào mới, giữ quân bình với các tế bào não đang chết.

Nhờ những quan niệm mới này mà các bác sĩ đã hứng khởi trong việc điều trị các bệnh nhân bị tai biên mạch máu não, tổn thương não, xét lại quan niệm về não chết (brain death) tình trạng sống thực vật và nhất là chữa trị phục hồi sau khi bịnh nhân bị tai biến mạch máu não. Bác sĩ Edward Taub thay vì chỉ tập tay chân bịnh nhân bên phần bị liệt, ông trói tay bên lành, người bịnh tập tay chân liệt, tay nhấc lên, bỏ xuống 8 giờ một ngày. Kết quả từ tốt đến tuyệt vời.

Học để não phát triển cũng khẩn cấp như bỏ thuốc lá, xuống cân, không nên từ từ như thầy Hoàng Trường dậy. Phải khẩn trương nhưng tránh căng thẳng (stress), căng thẳng đây không phải là căng thẳng tạm thời nhưng là căng thẳng kinh niên trong cuộc sống đưa đến trầm cảm (depression) căng thẳng hủy hoại các tế bào thần kinh, làm hư các chỗ nối và làm não nhỏ lại. Căng thẳng làm gia tăng sự bài tiết của các chất Steroid, Corticosteroid, Cortisone và Epinephrine từ tuyến thượng thận. Chất Steroid tràn ngập trong vùng Hải mã tiêu diệt các tế bào thần kinh ngoài ra chất BDNF cần cho sự bảo vệ tế bào thần kinh cũng bị suy giảm.

Phật dậy Sinh, Lão, Bệnh Tử là bốn cái khổ, muốn hết khổ phải bớt dính mắc. Bớt đi cái cũ chỉ giữ những điều mới, lý luận này hợp với khoa học như khi đọc truyện khoa học giả tưởng của J.G Ballard tôi đã phải bật cười về lý luận của Ballard “như vậy muốn bỏ quên cái cũ thì lại phải nhớ ngược lại từ đầu từ mới đến cũ để loại dần như vậy lại phải nhớ lại, khó quá!” Khó nhưng phải cố gắng, cố gắng sẽ làm các cụ có gương mặt đăm chiêu suy nghĩ nhưng có lẽ gương mặt ấy tốt hơn là gương mặt hồn nhiên, nói nói cười cười trở về thời trẻ thơ hồn nhiên của người bệnh Alzheimer.



PC
#5 Posted : Tuesday, June 1, 2010 6:11:46 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi viethoaiphuong
Bệnh Alzheimer xảy ra cho những người thụ động về cả tinh thần lẫn thể xác. Ở người không còn “học những điều mới” thì các tế bào thần kinh óc chết dần. Thụ động nhất là chỉ ngồi xem đài truyền hình, xem phim bộ Đại Hàn, Trung Quốc hàng giờ không nhúc nhích, không đọc sách, không học trò chơi mới, kỹ thuật mới, ngôn ngữ mới, không thích làm điều gì mới, không thích gặp bạn mới, không còn thích giao thiệp...


Thật ra coi phim cũng phải vận dụng trí óc để hiểu câu chuyện, nhớ các tình tiết trong phim chớ đâu có đến nổi thụ động dữ vậy. Có điều là các câu chuyện dài lê thê, những chuyện tình cảm lằng nhằng quá, chỉ dành cho những người quá dư thời giờ không biết làm gì cho hết.
viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, August 20, 2010 1:17:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Trí nhớ giảm sút phải làm sao?

[img=left]http://saigonecho.com/main/images/stories/funny_pictures/catgiamduong_110810.jpg[/img=left]
Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì?

Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.

Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho "bộ nhớ" của mình từ bây giờ.

Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người.

Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ. Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều phụ thuộc vào não bộ.

Người ta phân biệt hai loại trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.

Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu giữ những thông tin mới tiếp nhận trong vài giây, trước khi nó được củng cố để giữ lại lâu dài.

Trí nhớ dài hạn là quá trình lưu giữ các thông tin tiếp nhận được và con người có thể nhớ tới chúng sau một thời gian.

Dù ngắn hay dài hạn, việc hình thành và duy trì trí nhớ đều trông cậy vào một khu vực nằm sâu trong não bộ, gọi là vùng hippocampus. Bên cạnh nó là vùng hạnh nhân (amygdala), tạo cảm xúc, in dấu những ký ức của mỗi người. Lớp ngoài của võ não lưu giữ trí nhớ dài hạn ở những khu vực khác nhau nhờ những loại hình thông tin đa dạng như ngôn ngữ, cử chỉ, cảm giác...

Để những vùng nói trên hoạt động hiệu quả, các động mạch nuôi não phải thông suốt để não có đủ ô-xy, năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh không thiếu hụt và các "khớp thần kinh" (synase) được bảo tồn.

Tuy nhiên, trong thực tế, những điều kiện đó dễ bị xâm hại do tác động của nhiều yếu tố, khiến chúng ta sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, bị bệnh Alzheimer, Parkinson...

Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả:

Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus.

Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.

Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ:

1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực, làm trùng giãn tâm thần, tăng khả năng tập trung... Ngoài ra, bạn có thể luyện tập thể lực ngoài trờ như bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập aerobic... Hoạt động thể lực chính là biện pháp đốt cháy stress, vì chúng cho tim tăng cung lượng máu tới não và các phủ tạng, khiến tinh thần phấn chấn, sảng khoái.

2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. Đồng thời, bạn nên chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, cờ tướng (hoặc cờ vua), học ngoại ngữ hay chơi một loại nhạc cụ nào đó... Cách này làm tăng lượng ô-xy tới não, thúc đẩy quá trình dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.

3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây, giúp tăng cường các chất dinh dưỡng như lecithin (có trong dầu đậu nành, trứng, lạc, mầm lúa mạch, gan), vitamin C (trong cam, chanh, rau, quả) và các vitamin nhóm B (trong gan, thận, thịt nạc, sữa, yoghurt).

Tất cả các chất này hỗ trợ cho việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylchline.

Các a-xít béo omega-3 như DHA được coi là "thức ăn của não". Chúng có nhiều trong các loài cá biển vùng nước lạnh như cá hồi, các trích... giúp bù đắp một lượng đáng kể chất xám của não. Chất béo trong não làm thành các màng tế bào và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống còn của tế bào não. Các nơ-ron thần kinh cũng rất giàu a-xít béo omega-3 còn giúp cân bằng xảm xúc lành mạnh và tâm trạng tích cực ở người cao tuổi. DHA cũng là thành phần chính của các "khớp thần kinh".

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, các chất chống ô-xy hóa từ rau, trái cây, các quả mọng (mâm xôi), khoai lang, cà chua, bông cải xanh, củ cải đường, cam, nho, quả cherry, kiwi, gấc... làm giảm đáng kể nguy cơ suy giảm trí nhớ di chứng trung hòa hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do. Ngoài ra, các chất chống ô-xy hóa còn cải thiện dòng chảyô-xy qua cơ thể và não.

Với những người cao tuổi, chế độ ăn hạn chế năng lượng xem ra rất hữu ích. Họ sẽ tránh được các nguy cơ thừa cân, béo phì, dẫn tới những bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch...

Chúng không những đe dọa khả năng ghi nhớ mà cả sinh mạng người cao tuổi.

Não có chừng 50% nước cho nên bạn phải uống đủ nước (1.500-2.000ml mỗi ngày) để thủy hợp (hydrate hóa) não dễ dàng. Thiếu nước hoặc mất nước nhẹ có thể làm gia tăng hormone stress, khiến não bị tổn thương, giảm thiểu trí nhứ. Bạn có thể uống nước sôi để nguội hoặc nước trà. Trong trà có nhiều chất tăng thư giãn tâm thần, tăng sự lanh lợi, hoạt bát... Thế nhưng, bạn cần tránh uống trà đặc vào buổi tối vì có thể dẫn đến mất ngủ.

Mỗi ngày, bạn nên uống một đến hay ly rượu vang đỏ. Chúng có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Các chất chống ô-xy hóa trong rượu còn bảo vệ tế bào não, qua đó cải thiện trí nhớ của bạn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng rượu vì uống nhiều làm tăng cholesterol, nguy cơ xơ vữa động mạch và cản trở dòng máu tới não.

Các nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, đã chứng minh, người lạm dụng rượu thường kém tập trung. Khi tham gia những thử nghiệm về nhận thức, họ kém hơn hẳn những người uống rượu vang có chừng mực.

4. Phải tạo được giấc ngủ tốt để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn. Nghiên cứ của Đại học Lubeck , Đức, đã cho thấy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề có liên quan mật thiết đến giấc ngủ đầy đủ của mỗi người. Chứng mất ngủ hay chứng ngừng thở khi ngủ làm cho người ta mệt mỏi nên không thể tập trung.

5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ.

6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm, nhất là đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người lớn tuổi. Đồng thời, cách này còn cải thiện đáng kể trí nhớ và các hoạt động trí tuệ nói chung.
viethoaiphuong
#7 Posted : Saturday, June 29, 2019 11:30:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Năm cách giản đơn nhưng hữu hiệu để cải thiện trí nhớ


Claudia Hammond

BBC Future
15 tháng 4 2019



Hầu hết chúng ta đều ước ao có được trí nhớ tốt hơn.

Giá như đừng quên khi đến cửa hàng, định là phải mua ba thứ thì lại chỉ nhớ ra có hai. Leo lên cầu thang rồi lại không nhớ ra là định lên để làm gì. Giá như chúng ta có thể đọc và nhớ được hết thông tin một cách dễ dàng thay vì các thứ cứ nhanh chóng biến mất khỏi tâm trí của chúng ta.

Có khá nhiều cách tăng cường trí nhớ đã được thử nghiệm và cho kết quả đáng tin cậy. Một vài trong số đó đã được áp dụng nhiều thập niên - chẳng hạn gắn các sự kiện cần nhớ với những địa điểm có liên quan.

Vậy các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm điều gì? Sẽ cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa trước khi chúng ta có thể vững tâm về các cách tốt nhất để áp dụng, song nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra một số kỹ thuật mà có lẽ ta sẽ gặp nhiều trong tương lai chăng?

1) Đi giật lùi

Chúng ta luôn cho rằng thời gian và không gian là những thứ rất khác nhau, nhưng ngay trong cách chúng ta nói chuyện cũng có sự giao thoa giữa hai thứ này, thậm chí còn ở mức nhiều hơn ta tưởng.

Chúng ta để những chuyện đã qua lại "phía sau". Chúng ta "hướng tới" kỳ nghỉ cuối tuần.

Cách thức chính xác tùy thuộc vào từng nền văn hóa, nhưng ở phương Tây hầu hết mọi người cho rằng tương lai là khoảng không gian trải ra trước mặt, còn quá khứ là ở sau lưng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Roehampton, Anh, quyết định khai thác mối liên hệ giữa không gian và thời gian trong tâm trí của chúng ta để tìm ra cách hỗ trợ trí óc con người ghi nhớ tốt hơn các sự kiện.

Họ cho mọi người xem một danh sách các từ vựng, một bộ ảnh hoặc một video nói về một chiếc túi xách nữ bị đánh cắp. Sau đó mọi người được hướng dẫn bước lên trước hoặc đi giật lùi 10m trong căn phòng có trang bị máy đếm nhịp. Kết quả là sau đó, được kiểm tra trí nhớ về video, các từ vựng và hình ảnh, thì những người đi giật lùi nhớ được nhiều hơn những người đi tiến.

Điều đó cho thấy dường như việc đi lùi trong không gian khuyến khích tâm trí người ta cũng quay ngược lại thời gian và kết quả là những người đó dễ dàng gợi lại ký ức dễ dàng hơn.

Phương pháp này thậm chí có tác dụng ngay cả khi những người này chỉ tưởng tượng rằng họ đang đi lùi mà thôi.

Nghiên cứu được thực hiện năm 2018 này phù hợp với một nghiên cứu được thực hiện trên chuột vào năm 2006. Khi chuột di chuyển quanh một mê cung, các tế bào thần kinh được gọi là tế bào vị trí được kích hoạt tại từng địa điểm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi những con chuột tạm dừng trong mê cung, các tế bào thần kinh sẽ liên kết từng vị trí mà chúng đã nhận biết dọc theo tuyến đường và được tái hiện theo thứ tự ngược lại. Vì vậy việc đi lùi trong tâm trí giúp chuột nhớ đúng lộ trình đã đi.



Có nhiều cách đáng tin cậy đã được thử nghiệm để cải thiện trí nhớ - và khoa học cũng đang phát hiện ra những cách khác nữa

Và giờ đây, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng khi con người chúng ta nhớ về một sự kiện trong quá khứ, chúng ta sẽ tái hiện trải nghiệm trong tâm trí của chúng ta theo trật tự ngược dòng thời gian.

Ban đầu khi nhìn thấy một đối tượng, chúng ta chú ý đến các hình dạng và màu sắc trước rồi sau đó mới nhận ra đó là cái gì. Khi chúng ta cố gắng nhớ về một đối tượng, nó sẽ xảy ra theo hướng ngược lại: chúng ta nhớ chủ thể là gì trước và sau đó, nếu may mắn thì sẽ nhớ đến các chi tiết.

2) Thể hiện bằng hình ảnh

Trí óc sẽ hoạt động ra sao khi bạn vẽ ra danh sách các thứ cần mua thay vì viết tên các món?

Năm 2018, một nhóm người trẻ tuổi và người lớn tuổi đã được cung cấp một danh sách các từ để luyện tập trí nhớ. Một nửa được yêu cầu thực hiện vẽ hình ảnh cho mỗi từ cần nhớ, trong khi nửa còn lại được hướng dẫn viết ra các từ cần nhớ. Sau đó mọi người đã được kiểm tra để xem họ có thể nhớ được bao nhiêu từ.

Dù có một số từ rất khó vẽ, chẳng hạn như "chất đồng vị", nhưng việc vẽ đã tạo ra sự khác biệt đến nỗi người già trở nên nhớ tốt tương đương với những người trẻ.

Vẽ thậm chí đã tạo ra một sự khác biệt đáng kể ở những người mắc chứng mất trí nhớ.

Khi chúng ta vẽ một thứ gì đó, chúng ta buộc phải chú ý chi tiết hơn và chính việc xử lý kỹ lưỡng này khiến chúng ta nhớ lâu hơn.

Thậm chí việc viết danh sách các thứ cũng có tác dụng ít nhiều. Đó là lý do tại sao khi bạn đến cửa hàng và nhận ra bạn đã để quên danh sách mua sắm ở nhà, bạn vẫn có thể nhớ được nhiều mặt hàng hơn nếu như trước đó bạn lên danh sách các món cần mua. Vẽ ra hình ảnh sẽ còn tiến thêm một bước cao hơn trong việc ghi nhớ.

Nếu bạn nằm trong số những người giỏi trong trò chơi đoán chữ Pictionary và nghĩ rằng kỹ thuật này có thể có tác dụng tích cực cho mình, thì bạn sẽ bị thất vọng. Chất lượng hình ảnh được vẽ ra không làm nên sự khác biệt trong việc giúp bạn ghi nhớ.

3) Tập luyện, nhưng phải chọn đúng thời điểm

Đã có thời gian người ta tin rằng tập thể dục thể thao, chẳng hạn như chạy bộ, có thể cải thiện trí nhớ của bạn.

Luyện tập thường xuyên chỉ đem lại hiệu quả chung chung ở mức khiêm tốn, nhưng khi bạn muốn học cụ thể một thứ gì đó, thì việc gắng sức tập trụng một lần dường như khá tác dụng, ít ra là trong thời gian ngắn hạn.

4) Không làm gì


Khi những người bị mất trí nhớ do đột quỵ được đưa cho một danh sách gồm 15 từ để ghi nhớ và sau đó họ lại được giao một nhiệm vụ khác, thì 10 phút sau, họ chỉ có thể nhớ được 14% danh sách các từ ban đầu. Nhưng nếu họ không phải làm nhiệm vụ gì cả, chỉ ngồi 15 phút trong một căn phòng tối, điểm số ghi nhớ của họ tăng lên mức ấn tượng, 49%.

Kỹ thuật tương tự đã được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau của Michaela Dewar từ Đại học Herriot Watt.

Bà nhận thấy rằng ở những người khỏe mạnh, một khoảng thời gian ngắn nghỉ ngơi ngay sau khi học thậm chí còn tạo ra sự khác biệt đối với những gì họ có thể nhớ được trong cả tuần sau đó.

Đến đây bạn có thể thắc mắc, làm thế nào mà chúng ta biết chắc rằng những người đó thực sự đã không dành 10 phút trong phòng tối để ôn đi ôn lại những từ đó cho khỏi bị quên đi.

Để tránh tình trạng này, Dewar đã khéo léo để họ học ghi nhớ các từ khó phát âm bằng tiếng nước ngoài mà họ có lẽ là không thể tự mình phát âm lại được.

Những nghiên cứu này cho chúng ta thấy các ký ức mới hình thành mong manh ra sao, mong manh tới mức thậm chí chỉ cần có một khoảng ngưng ngắn cũng tạo tác động to lớn trong việc khiến chúng biến mất khỏi đầu hoặc đọng lại trong tâm trí ta.

5) Chợp mắt một giấc ngắn

Nếu việc đi giật lùi, vẽ, tập thể thao hoặc thậm chí tạm nghỉ ngơi nghe có vẻ như vẫn phải làm việc chăm chỉ, thì chợp mắt một giấc ngắn sẽ có tác dụng như thế nào?

Giấc ngủ được cho là sẽ giúp củng cố trí nhớ bằng cách tái hiện hoặc phát lại thông tin mà chúng ta mới được học, và việc ngủ không nhất thiết phải diễn ra vào ban đêm.

Các nhà nghiên cứu ở Đức phát hiện ra rằng những người tham gia ghi nhớ các cặp từ có thể nhớ lại nhiều hơn nếu họ được ngủ một giấc 90 phút sau khi xem phim.

[img]https://ichef.bbci.co.uk/news/410/cpsprodpb/14F5F/production/_106455858_b80179cf-3aac-4763-9623-7fbc092e71c4.jpg" alt=""/>

Hoạt động thể chất, ví dụ như chạy, được chứng minh là giúp tăng cường trí nhớ

Song một nghiên cứu mới đây cho thấy thủ thuật này phát huy tác dụng cao nhất ở những người có thói quen chợp mắt vào buổi xế trưa.

Điều này khiến Elizabeth McDevitt và nhóm của bà tại Đại học California Riverside tự hỏi liệu có thể tập thói quen ngủ trưa cho mọi người hay không? Trong bốn tuần, những người không có thói quen ngủ trưa đã ngủ vào ban ngày vào những lúc có thể.

Thật không may cho những người này, những giấc ngủ ngắn không giúp tăng cường trí nhớ của họ. Vì vậy, có thể cần một thời gian tập luyện dài hơn. Mà có lẽ với một số người, chỉ cần đi lùi, vẽ ra những thứ cần ghi nhớ, chạy bộ hoặc đơn giản là không làm gì cả thì trí nhớ đã được cải thiện rồi.

Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.