Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages«<234
Một phút SUY TƯ...
viethoaiphuong
#61 Posted : Saturday, June 22, 2019 8:34:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

CUỘC ĐIỆN THOẠI GỌI NHẦM SỐ


Một ngày nọ, đang trên đường đi làm về nhà, chuông điện thoại reo lên, anh vừa nhấc máy thì nghe giọng của một cô bé non nớt từ đầu dây bên kia vang lên:

- Ba ơi! Ba nhanh về nhà nhé, con rất nhớ ba!

Anh biết là ai đó đã gọi nhầm số, vì anh không có con gái mà chỉ có một cậu con trai mới vừa 6 tuổi.

Chuyện này cũng không có gì làm lạ, anh lắc đầu nói:

- Gọi nhầm số rồi nhé! Nói rồi, anh tắt máy.

Thế nhưng những ngày tiếp theo đó, số điện thoại kia vẫn tiếp tục gọi đến máy anh, anh bắt đầu thấy phiền phức, thế nên anh nhất quyết không nghe máy.

Hôm rồi, số điện thoại đó lại gọi đến hết lần này lượt khác, điều khiến anh ngạc nhiên đó là trong khi anh kiên quyết không nghe thì số điện thoại kia vẫn kiên quyết gọi cho bằng được.

Cuối cùng, anh nghe máy, vẫn là giọng nói nhỏ nhẹ của cô bé kia:

- Ba ơi! Ba nhanh về nhé, con nhớ ba lắm. Mẹ nói con không gọi nhầm số đâu, chính là số điện thoại của ba đấy.

Ba ơi con đau lắm! Mẹ nói ba rất bận nên chỉ có mình mẹ chăm sóc con, mẹ rất mệt. Ba ơi, con biết ba đi làm rất vất vả, nếu ba không về với con được thì ba hôn con qua điện thoại một lần được không ba ạ?

Yêu cầu ngây thơ của cô bé khiến anh không có cách nào từ chối, anh đồng ý.

Sau đó, anh nghe thấy tiếng nói đứt quãng của cô bé qua điện thoại;

- Con…cảm ơn…ba, con…vui…lắm, con…hạnh…phúc…lắm...ba ơi...!!!

Khi anh cảm thấy thú vị với cuộc gọi này thì chuông điện thoại anh lại reo lên, nhưng người gọi điện thoại lần này không phải cô bé lần trước mà là giọng nói nặng trĩu của một người phụ nữ:

- Xin lỗi anh! Mấy ngày hôm nay thật làm phiền anh nhiều, thực sự xin lỗi! Tôi tính đợi lo xong mọi chuyện cho cháu rồi mới gọi điện lại xin lỗi anh sau.

Con bé mà mấy lần trước gọi điện cho anh đó là con gái tôi, số nó khổ lắm, mới sinh ra đã mắc bệnh ung thư xương, không lâu sau đó ba nó lại qua đời trong một vụ tai nạn giao thông.

Tôi thực sự không dám cho nó biết bởi hàng ngày nó đều phải chịu sự dày vò đau đớn của đợt điều trị hóa chất.

Mỗi lần không chịu đựng được sự đau đớn đó, miệng nó cứ gọi ba không ngừng bởi anh ấy luôn động viên nó phải mạnh mẽ vượt qua. Tôi thực sự không nỡ chứng kiến cảnh nó như thế nên liền nghĩ ra một số điện thoại để nói dối nó.

Nghe thế anh vội vàng hỏi người phụ nữ:

- Vậy con bé bây giờ ra sao rồi?

Người phụ nữ kia trả lời:- Nó đi rồi anh à! Chắc lúc anh đã hôn nó qua điện thoại thì nó ra đi với nụ cười mãn nguyện, trước khi đi tay nó còn ôm chặt cái điện thoại vào lòng.

Nghe xong, anh sững người lại, miệng không biết nói gì nữa.

Cô bé giúp mọi người nhận ra tình thân vô cùng quan trọng, giúp mọi người cảm nhận được tình yêu, cảm nhận được sự ấm áp. Thế giới vô cùng rộng lớn nhưng không chứa đựng được một tiếng gọi, gia đình vô cùng nhỏ bé nhưng đối với cô bé, nó là cả một thế giới. Bởi vì một nụ hôn của ba nên cô bé đã ra đi cùng với một nụ cười trong thanh thản, nhẹ nhàng...
viethoaiphuong
#62 Posted : Tuesday, July 9, 2019 5:05:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU

Chuyện xảy ra trong buổi lễ tốt nghiệp cho các Bác sĩ ở Anh năm 1920, có sự tham dự của Thủ tướng Anh thời đó.

Trong buổi lễ, như thông lệ, trưởng khoa đứng lên chia sẻ kinh nghiệm với những sinh viên mới ra trường.

Lần này ông kể về một sự cố đã xảy ra với ông: "lần ấy đã quá nửa đêm, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa nhà mình. Khi mở ra tôi thấy một phụ nữ lớn tuổi đang hoảng hốt và bà nói với tôi:

"Ôi bác sĩ ơi, con tôi đang bệnh rất nghiêm trọng, xin ông hãy cứu nó”!

Tôi vội chạy ra theo bà ta đến nhà họ mà không kịp nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Hôm đó là một đêm giông bão và rất lạnh, trời mưa như trút, lái xe rất nguy hiểm nhưng tôi không kịp lo cho mình nữa.

Nhà bà ta ở ngoại ô Luân Đôn, và sau một hành trình khó khăn, chúng tôi mới tìm đến nơi. Bà sống trong một căn phòng nhỏ với con trai. Khi bước vào phòng, tôi thấy cậu bé nằm trên giường kê ở góc phòng và đang rên rỉ vì đau đớn.

Sau khi tôi khám và kê đơn cho đứa trẻ người mẹ đưa cho tôi một ít tiền. Tôi từ chối và nhẹ nhàng nói với bà rằng tôi không thể nhận vì họ cần chúng hơn tôi nhưng tôi sẽ chăm sóc con bà cho đến khi cậu bé khỏe lại. Trưởng khoa kết thúc bài diễn văn bằng câu:

“Đây chính là cách hành nghề y thực sự vì trở thành Bác sĩ tức là đến gần nhất với Lòng Nhân Ái và là một trong những nghề nghiệp gần gũi nhất với Thiên Chúa"!

Ngay khi Bác sĩ trưởng kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng đã bước ra khỏi chỗ ngồi và tiến lên bục giảng.

Ông nói với Trưởng khoa:

“Hãy cho phép tôi được hôn tay ông. Tôi đã tìm ông suốt hai mươi năm nay vì tôi chính là đứa trẻ mà ông đã cứu trong câu chuyện vừa rồi. Ôi, mẹ tôi sẽ hạnh phúc và yên lòng yên nghỉ. Trước khi lâm chung bà đã tha thiết yêu cầu tôi đi tìm ông để cảm tạ lòng tốt của ông với chúng tôi khi chúng tôi rơi vào cảnh nghèo khổ”.

Đứa trẻ đáng thương ngày nào chính là Sir Lloyd George, người đã trở thành Thủ tướng Anh!

(st)

Phượng Các
#63 Posted : Wednesday, September 18, 2019 8:59:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
phần đông phụ nữ trong lịch sử luôn bị tẩy não hay áp lực để coi sự hấp dẫn của thân xác họ là thước đo giá trị cá nhân họ

Tỳ Kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton
https://thuvienhoasen.or...ong-ngay-trong-hanh-dong
viethoaiphuong
#64 Posted : Wednesday, April 22, 2020 12:01:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Rất cảm động và cảm phục về một nhân chứng sống trong cuộc chiến chống Covid-19.
>>
Bác sĩ gốc Việt tình nguyện tại New York kể những phút cuối của bệnh nhân Covid-19

An Hải / VOA - 22/04/2020
Bác sĩ – Linh mục gốc Việt Phạm Hữu Tâm (Anthony Phạm) ở Houston, Texas, đang phục vụ tình nguyện tại tuyến đầu ở một bệnh viện có tỷ lệ tử vong cao nhất ở New York, vừa có cuộc phỏng vấn với VOA Tiếng Việt về công việc cao cả của vị lương y – mang lại sự êm dịu cho bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch, kết nối với gia đình trước lúc bệnh nhân lâm chung.

Đáp lại lời kêu gọi của Thống đốc bang New York, bác sĩ Phạm Hữu Tâm quyết định đóng của văn phòng ba tuần lễ để đến thành phố tâm dịch Covid-19 của Hoa Kỳ đễ hỗ trợ cho các bệnh nhân. Là một linh mục, ông có dịp làm lễ Xức dầu và ban Bí tích giải tội cho một số bệnh nhân công giáo tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là “tâm dịch của tâm dịch” tại Hoa Kỳ.

Sinh năm 1965 tại Sài Gòn, có bố là thợ sửa máy bay cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, ông Tâm trở thành thuyền nhân sang Mỹ tỵ nạn năm 1980. Ông theo học đại học tại California, học ngành y ở thủ đô Washington, và sau đó gia nhập vào dòng Tu hội Tận hiến Truyền giáo ICM, và theo học triết học và thần học tại Lousina. Sau khi thụ phong linh mục tại Tu hội ở Texas, ông tiếp tục theo học ngành y và sau đó trở thành bác sĩ hành nghề tại thành phố Houston.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn với Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm:

VOA: Thưa Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm, xin ông cho VOA biết hiện ông đang phục vụ tình nguyện ở bệnh viện nào và vì sao ông chọn bệnh viện này?

Bác sĩ Tâm: “Tôi đến thành phố New York để tình nguyện trong vòng ba tuần. Họ hỏi tôi muốn đến nơi nào. Với tinh thần tình nguyện, tôi muốn đến chỗ nào mà bận nhất, cần sự giúp đỡ nhiều nhất. Họ nói đó là bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là nơi có số ca Covid-19 nhiều nhất, nặng nhất, số tử vong nhiều nhất, và là nơi quá tải nhất. Vì vậy mà tôi đã đến bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens để làm việc.”

VOA: Bác sĩ có thể chia sẻ vài điều về bệnh viện này? Công việc của ông tại đó là gì?

Bác sĩ Tâm: “Hiện tại ở trong nhà thương mọi sự thay đổi hoàn toàn. Trước đó còn có những khoa khác nhau nhưng bây giờ chỉ còn một khoa duy nhất là chữa trị bệnh nhân Covid-19 mà thôi – với 95% bệnh nhân là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tất cả các bác sĩ trong bệnh viện, cho dầu là bác sĩ giải phẫu, tổng quát, sản phụ, tim mạch... cũng đều dồn nỗ lực vào để giúp cho bệnh nhân Covid-19.”

“Họ chia ra nhiều đội khác nhau. Đội của tôi gọi là Palliative Care [Chăm sóc xoa dịu cho bệnh nhân nguy kịch], chuyên giúp cho bệnh nhân có sự thoải mái, trong đó có bao gồm việc giảm đau, nối kết gia đình, và vấn đề tâm linh.”

VOA: Bác sĩ có thể cho biết thêm một vài điều về việc kết nối với gia đình cho bệnh nhân nguy kịch?

Bác sĩ Tâm: “Khi bệnh nhân vào nhà thương thì coi như cắt đứt với bên ngoài, không có thân nhân vào thăm được. Khi bệnh nhân còn tỉnh táo thì còn có thể gọi điện thoại để nói chuyện chút đỉnh với gia đình. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ nặng hơn, không thở được phải đặt ống thở, rồi hôn mê, gây mê cho họ...coi như gia đình không còn liên lạc với bệnh nhân được, cũng như không biết tin tức gì về bệnh nhân đó nữa.

“Đối với những bệnh nhân nguy kịch, chúng tôi phải gọi cho gia đình. Cập nhật tình trạng bệnh nhân cho gia đình. Thật sự những cuộc điện thoại đó toàn là tin xấu. Tôi hỏi ý kiến gia đình rằng nếu tim bệnh nhân ngừng đập thì có nên làm thủ thuật hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân [Do-Not-Resuscitate order] hay không? Thật ra nếu làm thủ thuật đó thì cũng không có kết quả khả quan lắm, và chỉ kéo dài sự đau đớn của người bệnh mà thôi.”

Bác sĩ - Linh mục Phạm Hữu Tâm cầu nguyện cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.
Bác sĩ - Linh mục Phạm Hữu Tâm cầu nguyện cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện Elmhurst, Queens, New York.
VOA: Tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 vào lúc cuối đời của họ, ông có cảm giác ra sao?

Bác sĩ Tâm: “Trong những ngày qua tôi đã giúp kết nối gia đình cho một số trường hợp. Gia đình muốn nhìn mặt người thân của mình trong những giây phút cuối cùng trong khi họ không thể nào vào bệnh viện được, tôi gọi họ bằng điện thoại di động, dùng Facetime rồi đi vào phòng bệnh nhân để họ nhìn thấy người thân. Đương nhiên tôi phải mặc áo chống vi khuẩn các thứ, trùm kín hết...Người thân nhìn qua Facetime khóc, cầu nguyện, nói lời từ giã... trong những giây phút cuối cùng.

“Ngay cả khi qua đời, bệnh nhân nằm trong nhà xác cũng thật lâu, vì trong mùa dịch bệnh cũng không thể an táng chôn chất gì. Rất là bi thương.”

VOA: Nhiều người gọi là đây hành động can đảm, rất anh hùng. Bác sĩ nghĩ như thế nào về lời khen như thế?

Bác sĩ Tâm: “Khi đi vào bệnh viện thấy có biết bao nhiêu con người trong đó đang phải đối diện với nguy hiểm. Không phải chỉ có y tá, bác sĩ, mà những người lao công làm nhiệm vụ dọn dẹp, lấy rác từ phòng bệnh nhân bị nhiễm bệnh, những người mang thức ăn...có rất nhiều đang âm thầm hy sinh làm việc.

“Chúng tôi như những người xông pha ra chiến trường đứng trước đầu tên mũi đạn. Chúng tôi nguyện làm hết sức mình vì trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân, với đồng đội.”

VOA: Vừa là một bác sĩ, vừa là một linh mục, ông có lời khuyên nào dành cho khán thính giả VOA trong lúc này?

Bác sĩ Tâm: “Đây là một căn bệnh hiểm nghèo. Nếu quý vị còn đang nghe tôi nói thì chúng ta vẫn còn là người khỏe mạnh. Qúy vị ở ngoài thì cố gắng tối đa hỗ trợ cho chính phủ ngăn ngừa để bệnh không lây lan nhiều bằng cách ở nhà và giữ vệ sinh cá nhân một cách tối đa.

“Hệ thống miễn dịch của chúng ta rất quan trọng, nó không chỉ phụ thuộc vào thể chất mà còn theo tinh thần nữa. Nếu tinh thần chúng ta mạnh mẽ, vui vẻ... thì chắc chắn hệ thống miễn dịch của chúng ta chiến đấu mạnh hơn nhiều.

“Trong lúc này tôi biết chắc có nhiều người buồn phiền vì mất việc, phải ở nhà tù túng, cuộc sống gia đình khó khăn... vì vậy sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Chúng ta hãy nâng đỡ nhau, thương yêu nhau trong thời gian này.

“Mỗi người chúng ta đều có một tôn giáo và đức tin, chính niềm tin trong tôn giáo giúp chúng ta có thêm sức chiến đấu, và sự phấn khởi, hy vọng và lạc quan. Chúng ta cùng cầu nguyện với ơn trên, người theo Phật giáo cầu nguyện với Phật, người theo công giáo cầu nguyện với Thiên Chúa... để ơn trên ban phúc lành, bảo vệ chúng ta, cầu mong sớm chấm dứt dịch bệnh này.”

VOA: Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm và cầu chúc ông an lành, thành công trong sứ mệnh của mình.


1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 4/22/2020(UTC)
viethoaiphuong
#65 Posted : Friday, May 1, 2020 1:09:56 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện cảm động thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bản tin trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>
Coronavirus: Tổng thống Macron đón tiếp vị bác sĩ cao tuổi nhất của Pháp, 99 tuổi


AFP - Tổng thống Emmanuel Macron và vợ Brigitte Macron đã đón tiếp cụ ông Christian Chenay, 99 tuổi, vị bác sĩ già nhất ở Pháp, vào ngày 1 tháng 5 năm 2020 tại điện Elysée, Paris.

Paris (AFP) - "Tấm gương của ông về sư cống hiến thực sự truyền cảm hứng", Emmanuel Macron nói khi đón tiếp vị bác sĩ hành nghề lâu đời nhất ở Pháp vào hôm thứ sáu tại điện Elysée, dù đã 99 tuổi, nhưng vẫn còn nhận khám bệnh trong lúc khủng hoảng coronavirus .

Cùng với vợ là Brigitte, nguyên thủ Quốc gia đã chào đón ông Christian Chenay trong phòng khách tại Elysée, vị bác sĩ già đến từ Chevilly Larue (Val-de-Marne) nơi có phòng mạch của ông..

"Ông không thể biết hết sự lạc quan đã mang lại", Emmanuel Macron nói, đề cập đến sự dấn thân của vị bác sĩ, ông khám bệnh "một phần ở phòng mạch" và "đặc biệt là trong một nhà dưỡng lão tôn giáo", la Congrégation du Saint-Esprit. Cụ Christian Chenay cho biết, khoảng sáu mươi người già tôn giáo và đôi khi bị bệnh này khác nhưng "không một ai chết kể từ trong ba tháng" và từ đầu đại dịch.

Ông nói rằng ông phải đóng cửa phòng mạch của mình trong vài tuần gần đây vì có "quá nhiều người trong phòng chờ" và "bị lấy cắp khẩu trang và gel". Ông dự định sẽ tiếp tục khám bệnh qua internet, đồng thời có ý định sẽ ngừng hành nghề khi khủng hoảng kết thúc.

"Đôi khi cảm nhận rằng chúng ta đang phải cứu nguy " ông giải thích với Emmanuel Macron khi đề cập đến hành động của Nhà nước phải đối mặt với đại dịch. "Chúng ta đang cố gắng làm tốt nhất" và để "chứng thức các thiện chí ", ông nói thêm.

Nhân dân Pháp "đã thích nghi kỷ luật nghiêm khắc một cách tuyệt vời", Nguyên thủ quốc gia hoan nghênh bằng việc gửi lời chào các bác sĩ, những người "tuyệt vời". "Vì thế tôi muốn được cảm ơn ông" bởi vì "ông biết rõ những rủi ro khi nhận lãnh công việc và ông vẫn làm", Tổng thống nói với vị bác sĩ.

Sinh năm 1921, Christian Chenay bắt đầu làm việc vào năm 1951, là bác sĩ tâm lý ở bệnh viện và sau đó là bác sĩ X quang. Ông trở thành bác sĩ đa khoa vào năm 2014, ở tuổi 93, tại một thị trấn bình dân mà chỉ có ba bác sĩ cho 19.000 cư dân. Bệnh nhân của ông rất nhiều người già và gốc nước ngoài.

Users browsing this topic
Guest (9)
4 Pages«<234
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.