Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

44 Pages«<3839404142>»
Phim
Phượng Các
#784 Posted : Wednesday, May 8, 2019 10:21:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Phantom Thread (2017)

Daniel Day-Lewis

Phim thuộc loại gây hồi hộp về một người đàn bà có âm mưu đầu độc người yêu kiêm chủ nhân khi nàng bị đối xử không vừa ý. Đó là một người đàn ông khó tính, độc đoán . Ông là một nhà thiết kế và thợ may mà khách hàng thuộc giới quý tộc, quyền quý . Cô gái có xuất thân là một hầu bàn ở một quán ăn vùng quê, được ông đưa về sống chung mà ông không hề có ý kết hôn vì một ám ảnh về cái chết của mẹ ông . Nhưng sau khi bị nàng cho ăn một loại nấm độc, bị bệnh gần chết, ông chợt thấy yếu đuối và cần nương tựa vào người yêu nên đã quyết định kết hôn với cô gái ấy; để rồi sau đó là một viễn cảnh đáng sợ, phải sống chung với một con rắn độc mà không hề biết, vì tin vào bản lãnh và vị thế của mình .

Chuyện bên trời Âu mà xem chừng nơi nào cũng có thể có tình huống này xảy ra . Bạn là chủ nhân một cơ ngơi ngon lành, đi lấy một cô vợ hay anh chồng xuất thân nghèo hèn, những tưởng hắn ta phải mang ơn mình mà khép nép vâng lời, đền nghì vì mình đã cứu vớt từ nơi thấp kém đưa lên; nhưng không dè là gặp phải thứ dữ, để đời mình phải bị vùi dập, bị tàn mạt. Biết vậy thà chọn người môn đăng hộ đối để có bị "đì" cũng đỡ ..uất! Nhưng người đời, khi được lên địa vị người phối ngẫu rồi, họ lại nghĩ khác, vợ có cung cách khác với người ở đợ chớ . Nếu cứ muốn vợ cứ tiếp tục quỳ lết dưới đất trước mặt mình thì ráng cố gắng "phấn đấu" mà làm ông ... vua xứ..... đi!

Phim này cho ta thấy công phu vẽ kiểu và thực hiện các bộ áo lộng lẫy của các bà giàu có, quý tộc Âu châu . Bây giờ giá vải lụa đã rẻ rề nên ta xem thường chứ tưởng tuợng cái thời mà lụa là gấm vóc mắc trên trời, thì giới quý tộc phải tốn kém biết bao . Trong phim "Catherine the Great", bà nữ hoàng mẹ Peter có tiết lộ là bà có 20 ngàn cái áo (chắc bà nhiều áo nhất thế giới ?).

Đây là vai cuối cùng của Daniel Day-Lewis trước khi ông về hưu.
Phượng Các
#785 Posted : Friday, May 10, 2019 3:56:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Leisure Seeker (2017)

Donald Sutherland, Helen Mirren

Vợ ung thư, chồng bị bệnh quên lãng, bà vợ quyết định lẳng lặng trốn con cái cùng chồng làm một chuyến đi chơi trên chiếc RV mang tên Leisure Seeker, từ Massachusetts tới Florida thăm c ăn nhà của nhà văn Hemingway . Trên đường đi nhiều điều thú vị cũng như đáng sợ xảy ra, chẳng hạn đêm dưới trời sao họ mở lại các hình ảnh cũ của gia đình mà ôn lại những tháng ngày hạnh phúc, hoặc suýt bị ăn cướp hoặc hai vợ chồng khơi lại những nỗi ghen tuông . Chồng thì lúc nhớ lúc quên, không biết vợ là ai, có khi lại tưởng vợ là bà hàng xóm . Cuộc đi kết thúc, bà vợ thực hiện hành vi cuối cùng nhằm chấm dứt mạng sống của cả hai: đóng kín cửa xe, mở hơi ra và cho một mồi lửa .

Ai đã trải qua cái đường dài của cuộc sống rồi mới thấy kiếp người thật là "oải" không chịu nổi . Khi nằm trên giưỡng bệnh lúc về già, hay chưa bệnh mà chỉ cần các chứng triệu của tuổi già mỗi ngày mỗi hiện ra, mới thấy cái cuộc tồn sinh này đáng ghê sợ biết chừng nào . Sự hiện hữu của ta sao mà vô duyên, lãng nhách, thậm chí là rất vô duyên, rất lãng nhách . Có ai để mà đổ trách nhiệm cho sự hiện hữu của ta ? [Và lạ là ta cứ hay tìm một ai đó hầu chịu trách nhiệm cho nỗi đau khổ của đời mình]. Và khi ê chề chịu hết nổi, nhiều người giải quyết bằng cách tự tử . Với phương huơ"ng giải quyết như vậy, tôi thấy rùng mình . Bộ người làm phim không biết rằng khả năng lây lan của truyền thông rất mạnh mẽ hay sao ?

Hai tài tử thuộc hàng gạo cội, và quả thật với cái tuổi của hai người, họ được chọn đóng cái phim này là phải quá rồi!
Phượng Các
#786 Posted : Sunday, May 12, 2019 5:00:44 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Favorite (2018)

Bối cảnh lịch sử thời Queen Anne ở Anh . Nhưng truyện phim lại xoáy vào tình cảm của bà Anne với lần lượt hai người hầu cận của bà kế tiếp nhau . Hai người này là chị em họ nhau. Sử ghi lại bà nữ hoàng có thai ít nhất là trên 17 lần với chồng là hoàng tử Đan Mạch, nhưng không có ai sống sót để nối ngôi. Ông mất năm 1808, bà mất năm 1814 ở tuổi 49. Bà bệnh hoạn triền miên, phải ngồi kiệu (sedan chair), và ưa thích Sarah, nhưng sau đó Abigail tới và dùng thủ đoạn dành tình cảm và thay thế địa vị của Sarah, sau cùng tìm cách tống cổ Sarah. Queen Anne có quan hệ xác thịt với hai người hầu này . Do đau đớn thường xuyên nên tính bà gắt gỏng, khó chịu, áp chế .

Nếu ai viếng St Paul Cathedral ở London thì thấy tuợng của bà trước thánh đường . Ở Arboretum Los Angeles có căn nhà kiểu thời đại Queen Anne.

Tôi nhớ hồi xưa khi xem phim kiểu vua chúa Anh do Hollywood làm thì khung cảnh dàn dựng ở phim trường Mỹ nên nhìn thấy nhiều giả tạo . Nay có cơ hội được đầu tư mạnh nên các lâu đài dinh thự ở Anh được chiếu cố. Xem phim tôi thấy vài cảnh quen quen, coi lại thì ra họ dùng dinh Hampton Court Palace. Còn dinh Hartfield thì rất tiếc tôi chưa tới xem . Nhưng nhớ lại các lâu đài nhà cửa mà tôi từng viếng thì có thể thấy là bộ phim có cảnh trí rất sát với thực tế . Các dinh thự này hay cho các hãng phim mướn để quay phim, nên có khi họ để nguyên bàn ghế tủ giường, hoặc tuỳ thời đại trong cốt truyện mà họ dàn dựng căn cứ theo các tài liệu lịch sử. Phim ảnh thời mới có giá trị là vậy.

Có chi tiết tôi thấy kỳ kỳ là bà Queen bị hai bà hầu cận này có khi kêu tên "Anne" khơi khơi chớ không phải là Your Majesty .

Phim bị xếp vào loại "hài", tôi thấy cười hổng nổi với các tình tiết thủ đoạn của các nhân vật trong phim. Cười ở khoản nào ? Có phải ở khoản dù ở ngôi vị cao quý tót vời, các ông hoàng bà chúa vẫn phải đầu hàng trước sự sai sử của bệnh hoạn và dục vọng xác thịt ?

Nữ tài tử đóng vai Queen Anne là Olivia Colman đoạt giải Diễn viên Xuất Sắc Oscar 2019 nhờ phim này.
Phượng Các
#787 Posted : Wednesday, May 15, 2019 1:35:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Catch the wind (2017)

Phim Pháp, tựa nguyên bản là Prendre le Large.

Hãng của Edith ở Pháp bị dời đi ra nước ngoài cho rẻ chi phí, nhân viên bị cho nghỉ việc . Edith bằng lòng đi theo sang Morocco để khỏi bị thất nghiệp . Tới nơi, xứ lạ quê người, văn hoá lại quá khác vì đó là xứ dân đa số theo Hồi giáo . Bà chủ trọ lúc đầu cũng không mấy tốt lành, đã vậy khi ra máy ATM lấy tiền để trả tiền trọ nàng lại bị ăn cướp chận làm cho một mẻ. Chỗ làm việc cũng trầy trật, cả công việc lẫn đồng nghiệp. Nói tóm lại, cuộc sống của một người phụ nữ trung niên không tài sản, tứ cố vô thân nơi xứ lạ quê người thật là đáng nản .

Thì ra cuộc sống của người dân Pháp giai cấp thấp cũng thật vất vả vậy sao ? Ai lại chịu ra đi sang xứ cựu thuộc địa để làm công việc của người bản xứ, đâu có phải như các ông Tây bà Đầm ngày xưa sang thuộc địa để làm trời làm đất . Tác giả tả chân hay chỉ là một cách thế "trả thù" ?

Có một chi tiết mới mẻ với tôi là các bà Hồi giáo ưu ái khuyên nhủ Edith là ở đây người phụ nữ muốn được đàn ông đối xử tử tế thì nên đội khăn, người đàng hoàng không ai để đầu trần. Thì ra là thế . Tôi có nghe nói phụ nữ Hồi che mặt nếu có chồng. Còn cái vụ đội khăn thì chưa biết . Trên đài CNN có một bà phóng viên Mỹ khi sang làm việc tại các xứ này thì bỗng thấy bà đội khăn . Giờ mới hiểu ra . Tuy vậy hồi bà Melania theo ông Trump qua viếng Trung đông, thấy bà không đội khăn. Ngoại giao và sỉ diện quốc gia có khi cũng khó xử là vậy . Tuy cái sổ thông hành của Hoa Kỳ cũng có ghi chú yêu cầu "to whom it may concern" dành sự giúp đỡ và bảo vệ công dân của nó, nhưng nếu có đi sang Trung đông chắc tôi cũng kiếm một cái khăn đội lên đầu cho an toàn, y như Edith đã làm trong phim. Nhưng thật tình là các nước đó ít hấp dẫn tôi, đang ở các nước Tây phương với luât pháp bảo vệ phụ nữ mà qua đó làm chi cho bị "hạ tầng giai cấp"?

Rồi tôi cũng mày mò đi hỏi cho ra tại sao mà để cái đầu không che lại dễ gây cảm giác cho bọn đàn ông rằng thì là họ là hạng gái không đứng đắn . Có người trả lời cho tôi là tại vì mái tóc nó cũng là một thứ gợi dục cho các ông . Trời đất ơi! thì ra là vậy nữa . Cứ cái gì gợi ham muốn nơi người đàn ông thì các bà phải dấu béng đi . Các ông không dám nhận như vậy lại còn đổ thừa là đàn bà mà như thế thì là hạng phóng đãng, dâm ô .

Nhưng rồi suy nghĩ thêm tôi nhớ lại người phụ nữ VN xưa cũng đội khăn chớ không phải chỉ phụ nữ Hồi giáo . Khi qua Hy Lạp tôi cũng thấy bà nào đi ra đường cũng đội khăn . Họ đội cho ấm đầu hay cũng cùng quan điểm với người Hồi giáo ?

Ở nơi khó khăn như vậy, Edith có muốn tiếp tục không, Tôi cũng ngóng coi nhân vật chính này có khả năng tìm thấy cho mình một hạnh phúc cho cuộc sống nơi đó hay không ? Thì hỡi ơi, nàng được con trai, thằng con đã không hề quan tâm tới mẹ mình lâu rồi vì lối sống đồng tính của nó, đã tìm đến và đưa nàng trở lại xứ Pháp gần gũi, thân yêu. Cách giải quyết vấn đề như vậy thì coi như là một thông điệp rõ ràng: thôi, xứ mình mình ở, đi ra xứ người làm chi,
Ra đi là sự đánh liều, nắng mai ai biết mưa chiều ai hay.
Phượng Các
#788 Posted : Friday, May 17, 2019 10:08:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Green Book (2018)

Phim đoạt giải Oscar năm nay nên được đề cập rất nhiều trên mạng, dựa vào chuyện thật . Người da đen ở Mỹ bị kỳ thị ra sao thì lịch sử đã nói nhiều rồi . Họ được giải phóng từ từ thì ai cũng thấy . Nguồn gốc sâu xa từ lúc nhóm người Âu châu phát triển sức mạnh và đi chinh phục khắp nơi trên địa cầu mấy thế kỷ trước . 100 năm sau khi ông Lincoln tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ, người da trắng vẫn không cho người da đen ăn chung tiệm với họ, thậm chí không được xài chung cầu tiêu trong một số nơi (truyện này bối cảnh 1962), họ phải ở khu khách sạn riêng. Anh chàng Tony còn thấy gớm ghiếc hai cái ly mà hai người da đen làm việc trong nhà anh đã dùng, phải liệng thùng rác . Mải sau đi làm tài xế cho anh chàng nhạc sĩ da đen tài năng, anh mới thay đổi thái độ .

Phim thành công vượt quá mức trông đợi . Ở ngoại quốc, China đứng đầu trong doanh thu . có lẽ thế giới muốn biết về sự kỳ thị sắc tộc trong nước Mỹ nên họ chiếu cố nhiều các loại phim như thế này .

Một chi tiết nhỏ trong phim là khi bị bắt giam vô cớ, anh chàng da đen nhạc sĩ đã gọi điện thoại cho Robert Kennedy nhờ can thiệp; hai anh em tổng thống đang tranh đấu cho quyền lợi các nhóm thiểu số . Theo tôi chi tiết này rõ là "ghi điểm" cho đảng Dân Chủ trong cộng đồng da màu và những người tranh đấu cho sự bình đẳng trong xã hội

Người đóng vai phụ Mahershala Ali được giải Oscar, trong khi tôi thấy vai chánh Viggo Mortensen mới là xuất sắc . Anh phải cố tăng 40 - 50 pounds để đóng vai này .


Phượng Các
#789 Posted : Monday, May 20, 2019 1:35:46 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Patrick (2018)

Chuyện một cô giáo được bà nội để lại con chó sau khi bà từ trần . Hoàn cảnh khó khăn khiến cho cô giáo vất vả trong việc nuôi giữ con chó tên Patrick này. Chuyện ở Anh nhưng cũng đúng với ở Mỹ, là nuôi một con chó thật là tốn kém và cực nhọc lắm. Nhất là khi chủ chung cư không cho phép nuôi thú vật ...Nhìn khung cảnh trong phim thì tôi thấy giống khu Richmond ở ngoại ô London . Đây là khu đẹp, nhất là dọc theo sông Thames và công viên rất rộng rãi . Cô giáo có bạn cho ở tạm trong chiếc ghe . Đây cũng là một loại hình cư trú dành cho người ít tiền, nhưng không phải là rẻ, có thể tạm ví với các loại mobile home ở Mỹ (nếu California có nhiều sông rạch thì chắc chắn là cũng có loại nhà trên ghe như thế này).

Việc đi ăn ở nhà hàng được xem là một biến cố thú vị cho một cuộc tình bắt đầu . Cô gái bình thường nào cũng mơ ước được bạn trai hẹn hò, mời đi ăn trong một nhà hàng . Nhưng anh chàng bác sĩ thú y đang là đối tượng yêu đương của Sarah lại tỏ ra là một gã ích kỷ, hời hợt, bỏn xẻn . Thế là nàng dứt điểm liền ngay sau đó . Rồi nàng cũng chọn được một người tử tế hơn để cùng nhau đi trên đoạn đường trần .

Phim thuộc loại hài, nhẹ nhàng, dễ xem, cả con nít lẫn người lớn
Phượng Các
#790 Posted : Tuesday, May 21, 2019 8:45:30 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Homer and Eddie (1989)

Whoopi Goldberg

Một anh chàng da trắng và một cô gái da đen trở thành bạn bè cùng nhau đi xuyên bang xuống miền Nam vì anh ta muốn thăm cha đang hấp hối . Anh da trắng thì bị tai nạn từ nhỏ vào đầu nên thành kẻ kém phát triển . Ba má bỏ bê, lớn lên làm nghề rửa chén . Cô gái thì cũng lạc loài rày đây mai đó; đang bị bươ'u não và chỉ còn một tháng để sống . Cô gái đi tới đâu ăn cướp vặt tới đó; anh con trai thì đàng hoàng nhưng phải dính với người bạn rất tốt với anh nhưng là một tội đồ của xã hội.

Goldberg có cùng kiểu cách như nhân vật bà đóng trong phim Ghost, ngổ ngáo và ngôn ngữ khôi hài, tánh xấu và tốt lẫn lộn. Xuất thân từ cảnh nghèo khổ, Eddie buộc phải ăn cướp vặt để sống. Hai người này có gia đình mà cũng như không. Thật là những kiếp người khốn khổ .

Các nhân vật do Goldberg đóng làm cho ta thấy là người da đen có thân phận bi đát ở xứ Mỹ này . Tôi nhớ lại Meghan Makle, vợ của hoàng tử Harry có cho biết là bà cũng bị kỳ thị trong nghề nghiệp. Và hai người này chắc chắn là nhức nhối với miệng lằn lưỡi mối của đám da trắng kỳ thị . Cách đây hai tuần tôi có thấy một tờ báo "lá cải" dựng ở quầy trả tiền trong siêu thị có hình bìa là vợ chồng Harry và con trai mới sinh với hàng chữ đại loại: moving to Africa with baby ...

viethoaiphuong
#791 Posted : Monday, May 27, 2019 1:45:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phim ‘Vợ Ba’ đoạt nhiều giải điện ảnh quốc tế, bị ngừng chiếu trong nước
24/05/2019 - Hoài Hương-VOA


Mây, nhân vật chính trong phim "Vợ Ba"


Phim ‘Vợ Ba’ của nữ đạo diễn Nguyễn Phương Anh, tức Ash Mayfair, vừa ra mắt khán giả tại Việt Nam sau khi nhận nhiều giải thưởng quốc tế, đã bị ngưng chiếu ở trong nước hôm 20/5 sau khi dư luận bày tỏ lo ngại về những cảnh gợi cảm, táo bạo trong phim với vai chính, nữ diễn viên tuổi 13 Nguyễn Phương Trà My. Một số câu hỏi được đặt ra là liệu bộ phim có gây phản cảm về mặt đạo đức, và liệu ‘phim Vợ Ba’ có vi phạm luật pháp Việt Nam?

“Vợ ba” là phim đầu tay của nữ đạo diễn Nguyễn Phương Anh, tức Ash Mayfair. Theo tin tổng hợp, Phương Anh rời Việt Nam vào năm 13 tuổi, học văn chương ở London, Anh, và điện ảnh ở Đại học New York, Hoa Kỳ, cô từng là học trò của đạo diễn, nhà biên kịch, diễn viên nổi tiếng Spike Lee. Cố vấn nghệ thuật của “Vợ ba” là đạo diễn Trần Anh Hùng, tác giả nhiều bộ phim đoạt giải, trong đó có phim “Mùi Đu Đủ Xanh- Green Papaya”, và “Vĩnh Cửu- Eternity”.

Bộ phim cũng đặc biệt với một ê-kíp sản xuất gồm toàn phụ nữ. Từ đạo diễn và biên kịch Phương Anh, tới nhà sản xuất, nhà quay phim, dựng phim và trang phục, cho tới các diễn viên chính đều là nữ. Có thể nói bộ phim ra đúng lúc trong thời đại gọi là “Me Too.”

Nhưng phim được đặt trong bối cảnh một nước Việt Nam thời phong kiến và xoay quanh nhân vật Mây, một cô gái mới lớn về nhà chồng năm 14 tuổi, làm vợ ba cho một địa chủ giàu có tên Hùng – do Lê Vũ Long đóng.

Nội dung

Ngày lên thuyền xuôi sông về nhà chồng, Mây giã từ tuổi thơ để bước vào một thế giới hoàn toàn xa lạ. Thế giới đó, theo một bài báo của New York Times, "vừa là một thiên đàng, vừa là một nhà tù”.

Chia sẻ kiếp sống chung một chồng với vợ cả và vợ hai, cô gái mới lớn trở thành một người đàn bà, mang thai và đẻ con. Trong hoàn cảnh tù túng, mất tự do, 3 người đàn bà chia sẻ kinh nghiệm và đôi khi tỏ tình đoàn kết, nhưng Mây ngày càng cảm nghiệm sâu sắc và một cách tuyệt vọng hơn thân phận của một phụ nữ thời phong kiến, loay hoay xoay vần như “tằm nhả tơ” trong một xã hội bảo thủ, đầy bất công và thành kiến, trọng nam khinh nữ, và dần dà bị cuốn hút vào một vòng xoáy không lối thoát, đưa đến một kết cuộc bi thảm.

Được đánh giá là một bộ phim nghệ thuật, gợi cảm, đầy ẩn dụ nên hơi khó hiểu, có nhiều tình tiết và một số ‘cảnh nóng’, với những chi tiết mới lạ và thu hút đối với người nước ngoài, hơn là người trong nước, phim Vợ Ba còn đoạt Giải Grand Prix tại diễn đàn Gặp gỡ mùa thu năm 2015 tại Đà Nẵng và giải Grand Prix tại Hong Kong Asia Film Forum 2016.

Tranh cãi

Báo Hollywood Reporter tường thuật rằng phim “Người vợ thứ ba” đoạt nhiều giải điện ảnh quốc tế, như tại liên hoan phim Toronto ở Canada và liên hoan phim San Sebastian, Tây Ban Nha, nhưng oái ăm thay lại bị ngừng chiếu tại quê nhà Việt Nam, vì phản ứng của dư luận, bày tỏ quan ngại về một số cảnh nóng, gợi cảm, trong đó có Mây, nhân vật chính do nữ diễn viên tuổi teen Nguyễn Phương Trà My thủ vai. Trà My chỉ mới lên 13 khi quay phim.

“Bộ phim quá xuất sắc như vậy mà lại chết yểu tại quê nhà. Chán!”

Nhà sản xuất nói cáo buộc này không có cơ sở bởi vị họ đã chuẩn bị rất kỹ với gia đình của nữ diễn viên, và chuẩn bỉ mọi thủ tục pháp lý, bảo đảm an toàn cho diễn viên, về cả mặt tâm lý.

Bất chấp mẹ của Trà My, bà Võ My Na, cũng lên Facebook trấn an rằng gia đình bà ủng hộ con gái tham gia bộ phim, và bà có mặt trên trường quay vào mọi lúc, nhưng tranh luận vẫn không chấm dứt.

Đương nhiên là có rất nhiều ý kiến trái chiều. Trên trang mạng yeuphimmoi.com, có người bênh vực “Vợ Ba” như ý kiến sau đây:

“Bộ phim quá xuất sắc như vậy mà lại chết yểu tại quê nhà. Chán!”

“Cấm chiếu phim này là đúng. việc phim VN hay tập trung vào cảnh sex là chuyện bình thường..., nhưng phim này cho trẻ con đóng những cảnh như vậy là không thể chấp nhận được…”

Nhưng bên cạnh đó cũng có comment này của Linh Nguyễn:

“Cấm chiếu phim này là đúng. việc phim VN hay tập trung vào cảnh sex là chuyệCutn bình thường (do cốt truyện nhạt nhẽo, phải có sex để bù vào), nhưng phim này cho trẻ con đóng những cảnh như vậy là không thể chấp nhận được…”

Trích dẫn các nguồn tin trong nước, Hollywood Reporter tường thuật rằng nhà sản xuất phim Ba Sắc Cầu Vòng đã rút ‘Vợ Ba’ ra khỏi các rạp chiếu bóng trong nước từ 18 g ngày 20/5.

Theo Tuổi Trẻ Online, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi công văn tới Cục Điện ảnh, yêu cầu kiểm tra lại quy trình cấp phép và kiểm duyệt phim ‘Vợ ba’.

VOV dẫn lời Cục trưởng Cục Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao Động-Thương Binh & Xã Hội nói:

“Bộ Luật lao động hiện nay nghiêm cấm sử dụng hợp đồng lao động trẻ em mà ảnh hưởng đến sự phát triển đạo đức và sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi diễn viên 13 tuổi Trà My tham gia đóng phim, đó là hoạt động được phép, nhưng không được đóng các cảnh nhạy cảm.”

Ông nói một số cảnh phim phô bày cơ thể trẻ em, có thể bị xem là hành vi lôi kéo trẻ em vào các hoạt động khiêu dâm. Và ông đề nghị “xem xét trách nhiệm của nhà sản xuất phim, của đạo diễn, và của cha mẹ diễn viên”.

‘Vợ Ba’, mà có nhà phê bình nhận xét là có những điểm tương đồng với phim ‘Raise the Red Lantern – Đèn Lồng Đỏ Treo Cao’ của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, được công chiếu lần đầu tiên tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Toronto. Bộ phim này cũng đã chiếu ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Úc, và Tây Ban Nha.

Phượng Các
#792 Posted : Monday, June 3, 2019 12:42:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img]https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/f2/Greta_poster.jpeg[/img]

Greta (2018)

Isabelle Huppert, Grace Moretz

Phim thuộc loại tâm lý kinh dị . Frances là một tiếp viên trong một nhà hàng ở New York. Nhân đi xe điện thấy có một cái bóp phụ nữ bị bỏ quên, cô tò mò mở ra coi thì thấy có địa chỉ trong đó nên tìm đến trả lại. Chủ nhân của nó là một goá phụ lớn tuổi, cảm kích trước lòng tốt của Frances nên kết thân với cô . Nhưng tình cờ, Frances khám phá ra trong một cái tủ của Greta có rất nhiều cái bóp như thế với mỗi cái dán một mảnh giấy ghi tên một cô gái, có cả tên Frances. Hết hồn, Frances cắt đứt mối quan hệ thân hữu này, nhưng Greta tìm cách đeo đẳng, sau cùng chuốc thuốc mê và bắt cóc Frances về nhà bà, nhốt trong phòng kín và liên tục chuốc thuốc cho Frances để được gần gũi như một người con gái . Lý do bà từng có một đứa con gái đã tự tử chết mấy năm trước . Do không chịu nổi sự cô đơn và đau đớn vì mất con, bà đã nghĩ ra cách kiếm người thay thế như thế, và khi các cô gái này không chịu nổi thì bà sẽ nhốt vô rương cho chết luôn, và đi tìm một con mồi khác .

Phim tâm lý kinh dị này cũng tương tự như phim Psycho của Alfred Hitchcock, cuốn phim thuộc loại kinh điển giải thích bằng bệnh lý tâm phân học . Tuy có vài điểm hớ hênh như đoạn Frances khi tỉnh táo có lấy cây đập vô đầu bà cho bất tỉnh, cô có thể đập thêm cái nữa rồi chạy thoát ra khỏi nhà để cầu cứu, nhưng lại loay hoay cho Greta tỉnh lại và tiếp tục bắt nhốt cô . Đây là chỗ chưa hay so với Psycho, là tình tiết không chặt chẽ .

Thường tôi ít thích các phim kinh dị, nhưng thỉnh thoảng lỡ bật lên xem thì xem cho hết . Vả chăng, các trường hợp bệnh lý như thế này không phải là sự hoàn toàn bịa đặt . Cách đây mấy tuần có bà nọ đã bắt cóc một cô gái đang mang thai gần ngày sanh, mổ bụng cô ta ra để ăn cướp con, chỉ vì bà muốn có một đứa con . Và đây không phải là trường hợp đầu tiên của loại hình mổ bụng mẹ để cướp bào thai . Cái ác của con người thật là muôn hình muôn vẻ . Những loại phim như Greta có thể dạy cho nguời ta bài học về cái tâm ghê rợn của con người. Các cô gái dè dặt với đàn ông thì đã đành, nhưng nay lại còn phải dè dặt với luôn cả đàn bà . Và đừng nghĩ là các người già yếu so với tấm thân mạnh mẽ của mình thì không có gì đáng ngại: đừng quên là họ có thể dùng drugs để thuốc mình.

Liệu trên đời có nhiều những người biến thái bệnh hoạn như Greta không ? Chắc là ít thôi, hay phải nói là vô cùng hiếm, nhưng cái căn bản của sự biến thái này có thể hiểu là do cái tâm bà khởi đi từ sự gắn bó yêu thương con cái mình, điều này người mẹ nào cũng vậy . Nhưng khi mất con, gặp đa số thì đành đau đớn tìm cách khác để quên lãng, thí dụ đi chùa, vô nhà thờ cầu nguyện, đi casino cờ bạc, uống rượu cho quên sầu não, còn không thì vô .... facebook tán dóc đi ....Nhưng Greta lại hướng về một nẻo khác . Bà muốn có một cô gái làm con mình, thế chỗ con mình, và ý muốn ấy ngày một lớn mạnh . Và một khi nó biến thành một khuynh hướng mãnh liệt, không gì ngăn cản nổi thì cả cuộc sống bà mọi năng lực chỉ dồn hết vào việc thực hiện niềm khao khát ấy mà thôi .

Phim lúc đầu dự định đặt tên là "Widow" (Goá phụ), nhưng sau lại lấy tên là "Greta" . Nếu tôi được đặt tên phim thì chắc tôi sẽ lấy tên là "Handbag"
Phượng Các
#793 Posted : Sunday, June 16, 2019 6:48:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Between Strangers (2002)

3 người đàn bà ở Toronto, mỗi người riêng lẻ có nỗi niềm riêng . Người thứ nhất là Olivia là một bà nội trợ, săn sóc chồng là một người phải di chuyển bằng xe lăn, bà có đi làm thêm ở tiệm bán thức uống ăn vặt gần nhà . Bà có niềm vui là vẽ bằng bút than . Nhưng người chồng coi thường tài nghệ của vợ, nhạo báng và chỉ trích, hai vợ chồng "đồng sàng dị mộng" đến mức cuộc sống của bà hết sức nặng nề và chán ngấy, bà chỉ có niềm phấn khởi khi được một ông làm vườn ở công viên biết thưởng thức tài nghệ của bà. Người thứ hai là Natalia, một nhiếp ảnh gia mới ra nghề có triển vọng vì vừa được có tác phẩm lên bìa trong một tạp chí lớn và được cha hỗ trợ hết lòng; nhưng cô hay bị ám ảnh vì đã chụp bức ảnh đó, một bé gái Angola đang trong tai hoạ chết người trong khi cô có thể nhào vào cứu em bé đó ra . Người thứ ba là Catherine, một người bỏ chồng bỏ con bỏ nghề nghiệp, để theo đuổi dự định tìm cách thanh toán người cha tàn nhẫn đã giết mẹ cô và giờ đã ra tù .

Sau những tiến triển lên tới đỉnh điểm, ba người đàn bà này đã quyết định thay đổi cuộc sống họ . Olivia đi Florence để thực hiện giấc mơ hội hoạ ở đó, sau khi tiết lộ cho chồng biết là bà từng có một đứa con gái, nay là một nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng, bà đến gặp đứa con gái mà không dám nói ra bà chính là mẹ cô, sanh cô ra do lỡ lầm đời con gái và vừa sanh ra đã bị cha cô bắt đứa bé cho vô trại mồ côi, các bức vẽ của bà là vẽ lại các bức tượng tác phẩm của con mình; Natalia xin làm thiện nguyện ở Angola để chuộc lại lỗi lầm của mình; Catherine trở lại gia đình sau khi cha bị bọn côn đồ trừ khử, "phỗng tay trên" cái mưu mô trả thù cho mẹ của cô .

Chuyện của ba người này có thể tách ra để thành ba chuyện riêng, vì họ không có liên quan gì với nhau, họ chỉ giống nhau ở chỗ nội tâm của mỗi người đều có vấn đề làm cho cuộc đời họ đau khổ, mệt mỏi. Rốt cuộc họ gặp nhau trong khi chờ lên máy bay, ngồi với nhau trong một cái bàn ở phòng chờ.

Khán giả có thể không đồng tình với quyết định của Olivia trong việc không cho đứa con gái biết về mối liên hệ của hai người . (Tại sao vậy ?) Nhưng thấy hả dạ cho quyết định sang Florence dù cho qua ngày hôm sau có thể phải trở lại vì không đủ tiền sinh sống ở đó bà cũng cam lòng, chỉ là để tỏ ra sự chịu hết nổi một ông chồng vô ơn bạc nghĩa, đã xỉa xói là bà lấy ông chỉ là vì muốn làm từ thiện hầu xoa dịu nỗi hối hận dày vò vì một lỗi lầm trong quá khứ, mà ông thì không cần ở bà sự giúp đỡ đó. Thế là bà đứng dậy, mở cửa sổ đón nhận những giọt nước mưa đang tầm tã hắt vào, biết là mình nên sống cuộc sống của mình. Ông chồng thấy mình hớ rồi, chỉ còn vớt vát là cho bà một số tiền phụ vô cho chuyến đi . Vì thực tế là khi không, không ai có thể bỗng nhiên không giàu mà có thể đi sang Ý và định cư ở đó cái rụp như vậy, bà vẫn có thể trở về và được chồng hối hận đón bà .

Ba người này không liên quan gì với nhau, nhưng gặp nhau ở một chốn khởi đầu một hành trình mới cho cuộc sống; y hệt như tất cả chúng ta, mỗi người đi theo nghiệp của mình, hàng ngày có thể đụng mặt nhau, lâu hay mau là tuỳ cái nhân duyên có với nhau, và chúng ta có thể mỗi ngày bắt đầu một hành trình mới cho cuộc sống mình có ý nghĩa hơn, đáng giá hơn . Vì sao mà chúng ta có thể quan trọng hoá những chuyện trong quá khứ quá vậy, chúng làm cho cuộc đời ta nặng trĩu . Quá khứ đã qua rồi, chúng ta chỉ có hiện tại thôi, một phút để tâm về quá khứ nặng nề là một phút mất đi, đó là lời "kêu gào thống thiết" của trường phái sống tỉnh thức (chỉ xin đừng đánh đồng với chủ nghĩa hiện sinh bạt mạng). Và họ, ba người đàn bà ấy, nhân tiếng cười ròn tan, vô tư của một đứa bé đi ngang qua, họ cũng bắt cười, và họ cười thật ròn rã, tiếng cười phát ra từ một nội tâm tỉnh thức, thảnh thơi, buông bỏ .

Olivia do Sophia Loren đóng . Và đạo diễn phim chính là con trai thứ của bà . Trong phim Olivia muốn trở lại Ý cũng là một niềm hoài vọng của gia đình nhà Ponti này . Cuộc sống hôn nhân của Sophia Loren cũng lắm gian nan . Hai người không thể kết hôn nhau vì ông đã có vợ, theo luật Ý lúc đó cấm ly dị . Họ phải kết hôn kiểu proxy ở Mexico (hai luật sư thay thế ký hôn thú), và sau đó phải huỷ bỏ (vì nếu không sẽ phạm tội đa hôn), rồi khi nhập quốc tịch Pháp, có án ly dị với cuộc hôn nhân trước rồi hai người mới chính thức thành hôn, và sau đó họ định cư tại Thuỵ Sĩ . Đây là một xi căng đan lớn lao trong giới điện ảnh thời đó, Họ bị gièm pha là chắc tại cái tội phá hoại gia cang này mà ở với nhau cả 10 năm mà không rặn được đứa con nào; mải tới 1968 bà mới sanh con đầu lòng và đạo diễn phim Edoardo Ponti sanh năm 1973.
Phượng Các
#794 Posted : Monday, June 17, 2019 1:51:26 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Murder Mystery (2019)

"Nhiều khi chúng ta buồn bã, trống vắng, không biết làm gì thì một cuốn phim có thể lấp cho ta khoản trống vắng đó, tôi biết ơn phim ảnh" . Đó là câu nói của một người nổi tiếng, mà vi không nhớ chính xác nguyên văn nên tôi không dám nêu tên ra . Khi coi cái phim này tôi chợt nhớ ý đó . Hai tài tử nổi danh Adam Sandler và Jennifer Aniston cũng là lý do khiến người coi phim chọn xem . Phim được xếp vào dạng bí ẩn và hài hước về cuộc điều tra cái chết của một tỷ phú trên chiếc du thuyền của ông ta ở biển Địa Trung Hải .

Nhờ phim này mà tôi mới biết là ở Pháp bản di chúc dành cho người ngoài không có giá trị vì luật buộc tài sản của cha mẹ sẽ được chia đều cho con cái chớ không phải họ muốn dành cho ai thì cho, là để ngừa trường hợp người ta dành hết cho nhân tình .
Phượng Các
#795 Posted : Wednesday, June 19, 2019 11:08:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
10 bộ phim nên xem một lần trong đời
June 18, 2019


HOLLYWOOD, California (NV) – Trang mạng The World of Reel vừa công bố danh sách các bộ phim mà khán giả nên xem qua một lần trong đời. Danh sách này dựa trên cuộc khảo sát với sự tham gia của 250 nhà phê bình phim đánh giá các bộ phim được sản xuất và phát hành trong 10 năm.

Dưới đây là 10 trong số 75 bộ phim mà 250 nhà phê bình phim bình chọn, trong số đó có những bộ phim khiến nhiều người bất ngờ.


10-Inside Llewyn Davis

Bộ phim phát hành năm 2014 dẫn dắt khán giả theo câu chuyện của nhân vật Llewyn Davis khi anh đối diện với cảm giác lạc lõng, cô đơn trong cuộc sống thực tại. Anh là nghệ sĩ nhạc dân ca đầy hoài bão, nhưng những gì anh theo đuổi lại khiến cuộc sống của anh bấp bênh, không đủ tiền trang trải sinh hoạt hằng ngày và không biết tương lai ra sao.

Với tiết tấu nhịp phim chậm rãi nhưng lại khiến khán giả không thể rời khỏi màn ảnh, “Inside Llewyn Davis” khắc họa chân thật những đối diện phũ phàng mà ai trong số chúng ta cũng có thể từng trải qua.

Với tài năng của hai anh em đạo diễn nhà Cohen, Joel và Ethan Coen, cũng như diễn xuất tuyệt vời của Oscar Isaac trong vai Llewyn Davis, bộ phim xuất sắc nhận giải Grand Prix tại Đại Hội Điện Ảnh Cannes năm 2013.

9-A Separation



“A Separation” xoay quanh vụ án pháp lý của cặp vợ chồng đang ở trong tình cảnh khó khăn. Với kịch bản hấp dẫn, logic và lối diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên khiến người xem tưởng tượng mình chính là nhân vật trong phim và tự đặt câu hỏi liệu mình có thật bình tĩnh như các nhân vật khi phải đối mặt với tình huống trong phim.

Phim do các nhà làm phim Iran sản xuất, và xuất sắc nhận giải Oscar “Bộ phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” năm 2011.

8-Phantom Thread



Nhân vật chính trong “Phantom Thread,” Reynolds Woodcock, là người cầu toàn và luôn che giấu cảm xúc thật của mình đối với người khác. Đối với Reynolds, phụ nữ đơn thuần chỉ là người mẫu mặc lên những bộ đồ thanh lịch mà ông thiết kế. Ông sẵn sàng chia tay chỉ vì người yêu làm bánh mì nướng không phù hợp với khẩu vị của mình. Định mệnh sắp xếp cho ông gặp một nàng thơ mới, đầy mạnh mẽ, cá tính và không theo một nguyên tắc nào mà ông luôn đặt ra từ trước đến nay.

Sự lôi cuốn và tương tác giữa hai nhân vật cuốn khán giả dõi theo không rời mắt hành trình của cả hai với những cung bậc cảm xúc hạnh phúc, bình yên và cả mất mát.

7-Roma


Đạo diễn Alfonso Cuaron (trái) hướng dẫn nữ diễn viên Yalitza Apricio diễn xuất. (Hình: AP Photo)
Alfonso Cuaron, đạo diễn của “Roma,” vừa xuất sắc nhận giải Oscar cho hạng mục “Đạo diễn xuất sắc nhất” năm nay.

Bộ phim lấy bối cảnh bi thảm và biến động ở Mexico những năm 1970 khi quân đội và lực lượng vũ trang xả súng giết chết hơn 100 sinh viên diễn hành hòa bình đòi cải cách và dân chủ. Sự kiện khiến cuộc sống yên bình của thị trấn Roma bị phá vỡ và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của từng người ở Roma, trong đó có nữ giúp việc tên Cleo trong một gia đình trung lưu.



Tuy là bộ phim trắng đen, nhưng “Roma” đem lại bữa tiệc thị giác cho khán giả khi khắc họa rõ nét bức tranh tuyệt đẹp về Mexico với các lớp chuyện tương phản nhau.

6-The Master

“The Master” là bộ phim tâm lý phức tạp kể về câu chuyện của hai người đàn ông; một kẻ từng phạm phải sai lầm kinh dị và một người mất phương hướng trong cuộc sống cần đi kiếm một “mentor” cho mình. Nhưng sau tất cả, cả hai người đàn ông đều muốn trở thành người tốt hơn cho người phụ nữ mà mình yêu thương.

Phim phát hành năm 2012, với sự tham gia của các diễn viên tài năng như Joaquin Phoenix, Philip Seymour Hoffman và Amy Adams.

5-The Social Network



Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật của tỷ phú Mark Zuckerberg, chủ nhân của trang mạng xã hội Facebook. “The Social Network” khắc hoạ chân thật cuộc đời của cậu sinh viên trường đại học danh giá Harvard, từ khi bắt đầu năm học đầu tiên cho đến khi ý tưởng tạo nên một mạng xã hội để gắn kết mọi người với nhau thành hiện thực và giờ đây thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người.

Nam diễn viên Jesse Eisenberg trong vai Mark Zuckerberg đã thể hiện đúng bản chất và con người của nhà tỷ phú, từ tâm tư, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ cho đến phong cách và tính cách.

4-Boyhood


Nam diễn viên Ellar Coltrance trong vai Mason Evans Jr. khi sáu tuổi. (Hình: mpaa.org)
Điều đặc biệt của “Boyhood” chính là làm phim trong vòng 12 năm trời cùng một dàn diễn viên không thay đổi. Mục đích của việc này nhằm khắc họa lại một cách chân thật nhất sự thay đổi của nhân vật, từ khi còn là cậu bé sáu tuổi cho đến khi trưởng thành ở tuổi 18. Đây cũng là bộ phim duy nhất thực hiện theo phong cách này trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Bộ phim dài ba tiếng, tả thực đến nỗi khiến người xem cảm thấy như mình cũng là một phần của phim.

3-Moonlight

Giải Oscar dành cho bộ phim xuất sắc nhất cho “Moonlight” năm 2017 là minh chứng cho thấy bộ phim đáng xem và đáng suy ngẫm như thế nào. Câu chuyện đề cập đến tình yêu, lòng đố kỵ, sự thành tâm, sự trưởng thành, sự kỳ thị, lòng trắc ẩn và nhiều cung bậc hỉ nộ ái ố khác khiến người xem sẽ có nhiều cảm nhận và suy nghĩ.

Phim có sự góp mặt của các diễn viên tài năng như Trevante Rhodes, Andre Holland, Janelle Monae, Aston Sanders, Jharrel Jerome, Naomie Harris và Mahershala Ali.

2-The Tree of Life

“The Tree of Life” là sự kết hợp hay ho và cân bằng giữa câu chuyện ngụ ngôn trong kinh thánh và những câu chuyện hằng ngày mà mỗi gia đình đều gặp phải.

Bộ phim xoay quanh câu hỏi về sự tồn tại vĩnh cửu liên quan đến bản chất của con người và Thiên Chúa. Các nhà phê bình phim không chỉ đánh giá cao triết lý của bộ phim mà còn nể phục từ góc độ hình ảnh khi khắc họa rõ nét nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt trần.

1-Mad Max: Fury Road

Hơn 1/4 những nhà phê bình phim tham gia cuộc thăm dò ý kiến đều cho rằng bộ phim xứng đáng đứng đầu những phim phải coi nhất.

“Mad Max: Fury Road” là sự hóa thân đầy tuyệt vời và đồng đều của các nhân vật chính và nhân vật phụ. Các pha hành động trong phim chân thật và kinh ngạc đến nỗi khán giả có cảm giác rùng rợn và dường như cũng hụt hơi vì như chính bản thân mình là nhân vật trong phim và phải chiến đấu suốt trong hai tiếng đồng hồ.

Phim giành được sáu giải Oscars trong năm 2015, và là cơ hội ngàn năm giúp các diễn viên trong phim thể hiện tài năng của mình. (N.A)

Nguồn: nguoiviet online
Phượng Các
#796 Posted : Thursday, July 18, 2019 9:07:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Alice Doesn't Live Here Anymore (1974)

Ellen Burstyn

Sau khi chồng tử nạn xe cộ, Alice chở con trai đi về lại Monterey thực hiện ước mơ làm ca sĩ từ thuở nhỏ . Khi đến Phoenix thì cạn tiền, nàng bèn xin vào hát trong một quán bar. Nơi đây nàng gặp một anh chàng ve vãn yêu đương . Cuộc tình chấm dứt đột ngột khi vợ chàng xuất hiện tại nhà nàng . Khi chàng đuổi theo và hành hung cả hai người đàn bà, nàng chỉ còn nước cùng con trốn chạy . Tới Tucson, nàng lại phải xin vào làm bồi bàn tại một quán ăn để kiếm tiền hầu đi tiếp sang California . Tại đây, nàng gặp một trang chủ trong vùng, anh chàng này biết cách chinh phục nàng qua việc lấy cảm tình thằng con . Cũng có lúc tưởng như cuộc tình gãy đổ vì chàng tét tay vô mông đứa bé để dạy dỗ nó . Nhưng nàng không chấp nhận con mình bị đòn, nên tính bỏ đi ...Sau đó, chàng năn nỉ nàng, sẵn sàng bán trang trại đi theo nàng sang Monterey . Na`ng bèn quyết định ở lại Tucson xây dựng cuộc sống với người đàn ông này, không cần cuộc phiêu lưu nào nữa .

Các nhân vật, các sự việc trong phim này bình thường, không có ai quá ác, không có ai quá ngu ngốc, không có thảm hoạ cũng không có ai kiệt xuất . Họ là những người Mỹ trung bình . Người đàn bà biết cách bảo vệ chính mình và con mình, biết theo đuổi giấc mơ, cũng khao khát được thương yêu và một cuộc sống ổn định . Các người đàn ông qua đời nàng cũng là những người mà ta có thể thấy ngoài đời: ông chồng thì nhạt nhẽo, vô vị; người tình ở Phoenix thì dữ dằn thô lỗ; chỉ có người thứ ba là ok nhất . "Vậy thôi chớ còn đòi chi nữa" . Các nhân vật có cá tính thú vị làm cuộc phiêu lưu thêm màu sắc và giúp ta cảm thông cho cuộc đời . Như bà già ngần ngừ trước giá tiền món đồ bán garage sale của nàng; sau cùng chán quá, nàng bèn cho quách bà cho xong . Như sự cực nhọc của các người làm bồi bàn; giờ mới hiểu có nhiều người sẵn sàng rộng tay cho tiền tip .

Thằng con trai cũng thông minh, thông cảm với mẹ, không mè nheo, không đòi hỏi . Những người khác cũng thoải mái, từ chủ nhân tới đồng nghiệp . Ở Mỹ mà, gặp chuyện bực mình thì cứ tém dẹp của nã lên xe sang tiểu bang khác làm ăn . [Chỉ có điều tôi thắc mắc là ở các tiểu bang khác bộ không có trợ giúp welfare cho gia đình có con nhỏ thuộc diện nghèo hay sao ? Hỏi rồi để tự trả lời: Có thể, theo tôi suy đoán, người ta không muốn khai thác khía cạnh này, do giá trị của tinh thần Mỹ là đề cao sự công bằng, sự tự lực cánh sinh .

......

Jean Paul Sartre có phán L'enfer, c'est les autres, Tha nhân là địa ngục . và nhà văn Mai Thảo diễn trong một đoạn thơ:

Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!

Những người khác chung quanh Alice không phải là địa ngục, tuy không phải là thiên đàng nhưng không có họ, cuộc sống của nàng cũng chán ngắt!

Elllen Burstyn đoạt giải Oscar nhờ phim này .

Phượng Các
#797 Posted : Monday, July 22, 2019 2:19:53 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Secret Obsession (2019)

Một người vợ khi tỉnh dậy sau tai nạn đã không nhớ rõ người chồng mình, người đàn ông nhận vơ này chính là một đồng nghiệp đã vì si mê nàng mà mưu mô gây tai nạn giết người chồng rồi bắt cóc người vợ giấu một nơi hẻo lánh . Từ từ nhận ra, nàng phải tìm cách tự cứu và tố giác tên đàn ông độc ác này .
Phim gây hồi hộp nhưng có lẽ kịch bản dở nên chỉ làm người xem bực mình do nhân vật ngu ngốc quá . Hình như người ta hay cho các người phụ nữ hoặc ngu ngơ khờ dại, không biết lượng sức mình khi đối phó với những kẻ ác ôn, hoặc là cho họ nhiều cảm xúc khi ở trong các tình huống nguy hiểm đau thương (như dễ khóc, dễ rên la oái oái lên). Không biết ngoài đời thật phụ nữ có như vậy không hay là các ông từ người viết kịch bản đến đạo diễn v..v..phải cho đàn bà như vậy để đôn cái vai trò của người nam lên khi cứu giúp các nàng . Trong phim này thì không có anh hùng, nàng con gái sau cùng tuy yếu đuối ngu ngốc lúc đầu nhưng cũng gượng dậy và tự cứu mình, với sự tiếp tay của một ông thám tử cũng không khôn ngoan gì hơn.

Vai nữ chánh trong phim là Brenda Song có gốc là người Hmong (ta gọi là người Mèo).
Phượng Các
#798 Posted : Tuesday, July 30, 2019 3:50:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Love Happens (2009)

Jennifer Aniston, Aaron Eckhart

Phim thuộc loại Tình Yêu Lãng mạn . Burke viết sách dạy cho người khác vượt qua sự đau khổ vì mất mát người thân, trong khi chính anh lại khổ não phiền muộn vì ám ảnh đau đớn bởi cái chết của vợ mình trong một tai nạn xe cộ do anh cầm lái. May nhờ gặp một cô gái làm nghề trang trí hoa, cá tính mạnh mẽ, vững vàng đã giúp chàng vượt qua được nỗi khổ não đó .

Cả hai nghề nghiệp đều ít thấy xuất hiện trong phim trong tiểu thuyết mà "ta" hay xem, đọc . Thì ra, ngoài cái nghề khải đạo viên (counselor) hay phân tâm học, giới chuyên gia tâm lý còn kiếm được tiền (và làm giàu nữa) nhờ cái nghề mở workshop đi dạy cho thiên hạ vượt qua nỗi khổ do các biến cố xảy đến cho cuộc sống họ . Cái công việc này trước đây, và hiện nay vẫn còn, thường do các vị tu hành đảm nhiệm . Bạn buồn quá vì gặp chuyện đau khổ do mất mát người thân hay bị thất tình, bạn biết tới ai để tìm sự an ủi bây giờ . Thời này, nhiều người không tin tôn giáo nữa, khoa học lên ngôi thì người ta quay sang chuyên viên tâm lý ....Ai mà dè, ông chuyên viên này chuyện của ổng mà ổng còn giải quyết không xong . Hoá ra, "chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng" ...Cái trò đời này thì không khó hiểu lắm, chúng ta khuyên người khác coi bộ sáng suốt lắm là vì ta là người ngoại cuộc, chứ thử chính mình đụng chuyện thì biết đá biết vàng ngay thôi .

Aniston thường thủ các vai bản lãnh, cá tánh mạnh mẽ . Trong phim này, cô nàng đảm nhiệm một vai trò cho người đàn ông dựa vào về tâm hồn . Người tìn theo môn Dịch học cho là người nam có bề ngoài cứng rắn nhưng bên trong rất yếu mềm, và đàn bà thì ngược lại (quẻ - tượng cho Nam có hai hào Dương bên ngoài, hào Âm ở giữa; quẻ - tượng cho Nữ thì ngược lại, hai hào Âm bên ngoài và hào Dương ở giữa). Cho nên đừng có nghĩ là đàn bà con gái yếu đuối "toàn tập" mà lầm nhé, họ chỉ yếu đuối về thân xác bề ngoài thôi, chớ bên trong tâm hồn họ "chì" lắm đó . Họ nói họ cần bờ vai bạn để tựa vào là họ đang thả .... thính Flapper bạn đó, chớ rật nhiều khi bạn lại cần họ để cho đời bạn bớt buồn phiền và xoa dịu nỗi cô quạnh vốn là mối sầu vạn ..cổ của bạn . BigGrin

Điểm tôi thích ở phim này là bối cảnh Seattle mà cách đây mấy năm tôi có ghé thăm (hello Linh Vang) . Ở cái chợ vang danh Public Market người từ Calif khô khan hạn hán kinh niên đều thích thú cái dãy hàng bông hoa của nó; thì trong phim này Eloise quả là hay dùng xe van để lui tới cái chợ này mà hành nghề hàng ngày.
Phượng Các
#799 Posted : Friday, August 2, 2019 2:45:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[Do có sự nhầm lẫn về tên Quẻ trong post trên, xin tạm xoá để chờ ... giở sách ra xem lại]Blushing
Phượng Các
#800 Posted : Thursday, August 8, 2019 6:00:38 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


To Wong Foo, Thanks for Everything! Julie Newmar (1995)

Wesley Snipes, Patrick Swayze, John Leguizamo

Thấy có tên Swayze nên giở ra xem, thật không ngờ với tôi là các tài tử diễn thật là xuất sắc, đến làm tôi ngạc nhiên . Ba người đàn ông đóng vai 3 drag queens. Drag queen thường như là người nam mặc đồ và trang điểm như người nữ để trình diễn . Họ thường là dân gay (nam đồng tính) nhưng theo định nghĩa thì cũng không hẳn, có khi chỉ là người nam bình thường giả gái để trình diễn mà thôi . Tôi thấy người gay nam mà giả gái thì họ đẩy cái độ giống gái lên tới cực điểm, qua mặt các người nữ thật sự rất xa . Ba tài tử này là như thế . Phim thuộc loại khôi hài (comedy) nhưng cho tôi thấy là khả năng ghi nhận các biểu hiện nữ tính ở phụ nữ của người làm phim thật là bậc thầy . Thì ra các người transsexual, transvestite là như vậy đó, họ thích làm người khác phái vì họ thích chưng diện, tô son dồi phấn, ăn mặc sặc sỡ, màu mè, được mặc áo ngực, mang giày cao gót, đi ỏng đi ẹo .

3 anh drag queens này trên đường đi Los Angeles để dự buổi tranh tài Hoa Hậu Drag Queen, đã bị hư xe và dừng lại một thị trấn nhỏ trong vài ngày . Họ chứng kiển cảnh đời buồn thảm của người dân, nhất là đàn bà không chịu chưng diện, ăn mặc xuề xoà bê bối, nên đàn ông cũng khó thể mà đối xử thanh lịch với họ được . Có bà còn bị chồng bạo hành đánh đập thường xuyên . Thế là 3 anh bèn ra tay, chỉ dạy cho các bà phải chú ý tới bề ngoài của họ, và biết hưởng thụ cuộc sống: ca hát, khiêu vũ, khiến cho các ông cũng thay đổi thái độ, họ ăn mặc tươm tất hơn và cư xử ra vẻ gentlemen hơn . Và tất nhiên, ba người đã ra đi trong niềm ưu ái của dân trong thị trấn, đã đem lại một một niềm phấn khích vui vẻ cho cuộc sống họ. Cũng có chi tiết khôi hài khi họ bị tưởng nhầm là gái và bị tấn công tình dục .

Có một phim Crocodile Dun dee trong đó anh ta đã thò tay bóp của quý của một anh drag queen làm cho người xem coi thường giới này, nhưng trong phim này thì 3 chàng drag queens này là những anh hùng .
Phượng Các
#801 Posted : Friday, August 16, 2019 11:01:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Going West (2017)

Benjamin Helstad , Ingar Helge Gimle , Iben Akerlie

Hai cha con lái xe đi về một hòn đảo để tham dự giải làm chăn (quilt) cho người vợ và mẹ của họ đã từ trần trước khi được tham dự . Trên đường đi, thằng con trai có cơ hội làm quen chớp nhoáng một cô gái và đã cặp nhau cho suốt cuộc hành trình. Khung cảnh của Na Uy nên cũng làm mát mắt người xem. Phim bình thường nếu không có một chi tiết bất thường, đó là người cha đã mặc y phục đàn bà, đánh phấn thoa son như một anh drag. Đi đường với bộ vó như vậy cũng khiến thiên hạ chú ý, có người hỏi han, nhưng ai nấy cũng tôn trọng, không kỳ thị hay xúc phạm gì .

Tình cờ cách đây mấy hôm dư luận cũng xôn xao vì ông tỷ phú Epstein đã chết trong tù vì bị thắt cổ, không hiểu tự tử hay bị ám toán . Và trong nhà của ông ở New York có treo một tấm hình cựu tổng thống Bill Clinton cũng trong bộ vó một anh chàng drag, với cái áo xanh mà Yahoo bảo là giống cái áo của Monica Lewinsky . Vụ ông Epstein hứa hẹn sẽ được Hollywood khai thác thành một bộ phim hoành tráng lắm đây! Một tay tỷ phú, người đẹp trên thế gian thiếu gì, dẽ mua quá, cứ lựa người mẫu hay hoa hậu mà vớt . KHổ nỗi, người thành niên không chịu, lại đi ưa đám trẻ con mới rắc rối cuộc đời . Cái này thì luật pháp Mỹ nhất định không tha . Bây giờ lại phát giác ra thêm ông ta có cái sở thích drag nữa, ít nhất là trong nhà có treo tấm hình một ông drag nếu chưa ai bắt gặp ông đã từng diện đồ phụ nữ . Sao bây giờ mấy cái vụ này có vẻ rộ lên quá vậy .
Phượng Các
#802 Posted : Thursday, August 22, 2019 2:30:26 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Becoming Astrid (2018)

Alba August

Astrid Lindgren là tác giả của loạt truyện dành cho trẻ em, Pippi Longstocking. Đây là phim về giai đoạn khó khăn nhất của đời bà: một cô bé vị thành niên lỡ mang thai với một người đàn ông đang có vợ . Chuyện trong phim có khác với tiểu sử cuộc đời bà, tôi tham khảo trong wikipedia. Không hiểu sao mà người làm phim cứ phải làm khác đi với chuyện thật ? Thôi thì tạm thời điểm phim thì phải căn cứ theo phim . Cái khó khăn cho cô gái mới 16 tuổi ở trong làng quê không chồng mà chửa thì gay go y hệt như ở các nơi khác trên thế giới vào thời xưa. Cô gái ấy không thể lấy người đã làm cô mang bầu vì ông ta chưa ly dị vợ được vì tội song hôn (hay đa hôn) là một tội hình sự . Dư luận không cho phép thì cô buộc phải sang Đan Mạch để sanh con, nơi đây không ép người mẹ phải khai ra tên cha . Thế là cô phải thường đi xe lửa vào cuối tuần để thăm con đang được một bà tốt bụng nuôi giùm . Đứa con gắn bó với mẹ nuôi hơn là với cô, khiến cô lo lắng và chỉ muốn đem con về . Tới khi người mẹ nuôi bị ung thư sắp chết thì cô mang nó về Thuỵ Điển. Sau đó bà kết hôn với ông chủ nơi bà đang làm thư ký . Trong tiểu sử thì ông bỏ vợ để lấy bà . Trong phim bà sáng tác ra truyện Pippi Longstocking để cho con trai nghe khi nó đang bị bệnh, ngoài đời thì đứa con ấy là con gái với người chồng sau.







Phượng Các
#803 Posted : Tuesday, September 24, 2019 6:02:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


A Minute's Silence (2016)

Một cô giáo dạy Anh văn tới một làng chài nhỏ của Đức dạy học . Nơi đây cô và một cậu học sinh yêu nhau . Tình yêu có vẻ nặng hơn về phía cậu học sinh . Với cô giáo thì có vẻ không thể lâu dài được vì khoảng cách tuổi tác . Dư luận cũng hơi dị nghị nhưng không khắc nghiệt nhiều vì thời đại hiện tại rồi . Nhưng một tai nạn khiến cô giáo tử vong . Cậu học sinh cũng đau đớn quá và đã nhảy xuống biển chết theo .

Cốt truyện đơn giản nhưng khung cảnh rất đẹp, rất nên thơ . Nhưng cho kết thúc bằng cái chết thường là kiểu kết thúc trốn chạy vì không dám (hay không muốn) giải quyết vấn đề . Nếu họ sống bên nhau thì có thể tình yêu sẽ phai dần theo năm tháng vì họ không xứng với nhau chăng ? Nên cho có cái chết để tình yêu thành vĩnh cửu? Muốn biết thì chắc phải chờ cuộc sống chung của vợ chồng ông tổng thống đương kim Pháp ra sao đây ...Nóng muốn biết quá! Đừng cho thiên hạ thất vọng nhé!
Users browsing this topic
Guest (3)
44 Pages«<3839404142>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.