Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

44 Pages«<3738394041>»
Phim
Phượng Các
#764 Posted : Sunday, October 14, 2018 5:28:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


A star is born (2018)

Phim đang chiếu ở rạp . Thiệt tình tui quê một cục . Đi coi mà cứ tưởng phim nói về ngôi sao đã rực rỡ trên vòm trời ca nhạc là Lady Gaga . Phải mở net ra coi mới biết là Gaga chỉ đóng phim về nàng Ally. Và sau đó tra cứu mới biết Ally chỉ là cái tên tưởng tượng, và cái phim hoá ra chỉ là một phim tưởng tượng như hầu hết phim khác (fiction). Và sau đó thì mới biết đây cũng chỉ là một phim làm lại của 4 phim trước đó . Giống như phim King Kong vậy, cứ sau một thời gian thì người ta lại cho làm lại cái phim . Chỉ vì cái chủ đề xưa mà cũng có thể là mới: một anh nghệ sĩ đang xuống dốc đã đưa một nàng mới toanh lên đài danh vọng . Sau đó chàng dính vào nghiện ngập, và khi biết mình chỉ là gánh nặng trên đường nghệ thuật của nàng, chàng đã tự tử . Nàng đau buồn và chấm dứt phim bằng một bài hát của chàng: rằng không còn ai khác mà chàng có thể yêu ngoài nàng .

Đứng dậy ra rạp, tôi nhìn thấy vài cô bé đang chậm nước mắt . Tôi đã qua cái tuổi tin ở cái gọi là tình yêu vĩnh cửu, sau khi thấm nhuần (thì cho là thế đi) cái lý vô thường, mọi vật thay đổi không ngừng . Ly' vô thường không phải là "độc quyền" (hay đặc trưng ?) của đạo Phật, triết gia Hy Lạp Heraclitus đã nói: Không ai tắm hai lần trong một dòng sông - Không có gì vĩnh cửu ngoại trừ sự thay đổi ....Vậy mà sao ta khi còn bé lại hay nhiệt tình tin vào một tình yêu vĩnh cửu vậy ? Tại vì ba cái loại phim như này nè, tại vì các truyện diễm tình chỉ có trong sách vở, tuồng hát, Và chúng được mọi người cuồng nhiệt tin theo vì chúng bắt nguồn từ lòng khao khát cái vĩnh cửu có sâu thẳm trong tâm thức con người . Lòng khao khát ấy gắn chặt, có thể nói là yếu tính của sự tin tưởng vào cái Ngã của chúng ta . Trải qua hàng tỉ tỉ kiếp luân hồi, niềm tin có cái Ngã đã trở nên vững chắc và kiên cố cực kỳ ....

KHông biết có khán giả nào như tôi nhìn thấy cái chết của Jack không có gì là bi tráng cả; chàng chết vì chàng chìm sâu vào chất say của rượu và thuốc . Thần kinh chàng bị tổn thương rồi, hai thứ này đã khiến chàng không còn ý chí đủ để duy trì sự muốn sống nữa . Chàng chỉ viện vào sự hy sinh cho con đường danh vọng của người yêu để tự tử, hay đúng hơn tác giả kịch bản tìm ra cái lý do đó để câu .... "like". để moi nước mắt của các cô gái đang độ xuân thì . Nếu bảo cái chết của chàng là do chàng bị ma tuý nó hành thì cái phim này chỉ đáng được đưa vô trại giáo hoá thiếu nhi nghiện ngập cho chúng coi, cho chúng hết hồn hết vía mà nói No với rượu chè, thuốc sái... . Ai dính vào sự say sưa rượu hay ma tuý đều thấy tâm hồn mình hư nát mục rữa mà chỉ có cái chất say đó mới làm người ta quên đi được nỗi buồn chán kinh khủng của tâm hồn . Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh ...bạch phiến, thấy mình lún quá cỡ thợ mộc vào hố sâu tội lỗi, người ta chỉ ao ước được ra khỏi cái tâm thức đó mà thôi.

Lady Gaga và Bradley Cooper đóng xuất sắc . Hình như đây là cuốn phim lớn của hai người, và Lady Gaga có thể sẽ nổi lên trong lãnh vực điện ảnh sau phim này . Cái vai này trước đây tính giao cho Beyonce, nhưng lằng nhằng tới lui lại lọt vào tay Gaga.
Phượng Các
#765 Posted : Friday, October 26, 2018 1:42:54 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


P.S. (2001)

Một bà làm việc trong văn phòng nhận đơn xin nhập học của đại học Columbia môn nghệ thuật, một lần nọ nhận một đơn xin có cái tên y chang như tên của người yêu cũ của nàng thời trẻ tuổi đã qua đời trong một tai nạn. Hồi hộp, nàng gọi điện thoại gọi chàng ta tới cho hẹn phỏng vấn . Khi chàng tới nàng hết sức xúc động như gặp lại tình xưa, và trước sự quyến rũ của chàng sinh viên, nàng đã ngã vào vòng ân ái với chàng tuổi trẻ hết sức dễ dàng . Chàng tuổi trẻ này có cái cung cách như một kẻ chưa trưởng thành, dường như hay chài mồi phụ nữ đưa vào các cuộc ái ân dễ dãi như vậy . Và nàng trong cuộc sống cũng vương nhiều phiền toái đến từ thân bằng quyến thuộc: người chồng đã ly dị thú thật là tuy nhiều năm cuối cùng của cuộc hôn nhân đã không còn chăn gối với nàng nữa (có thể đó là lý do khiến họ ly dị) là vì chàng bị bệnh nghiện sex - với người khác, buồn thay, và thú nhận là đã liên quan tới hàng trăm người phụ nữ khác, qua mặt nàng!; mẹ nàng tỏ ra chú trọng em (hay anh ) nàng hơn là nàng, khiến cho sự tìm về vòng tay của mẹ trong cái sầu buồn của cuộc sống bỗng trở nên hụt hẫng; người em trai này lại còn đang dính với thuốc sái; còn người bạn thân của nàng thì lại như một kẻ ba que, từng tước đoạt người tình xưa, nay lại lăm le muốn phỗng luôn chàng sinh viên mới toanh này . Nói tóm lại, đời nàng, tuy không khốn cùng lụn bại, nhưng rõ ràng là chông chênh, chuệch choạc, không còn ai bên cạnh đáng tin, không có ai để thương yêu và được thương yêu ...Nàng chỉ là một kẻ cô đơn tột cùng trên bước đường đời ...

Tính cách của Louise vốn không phải là kẻ dễ dãi trong chuyện ái ân với người mới quen, nhưng ta có thể nhận ra là sở dĩ xảy ra tình huống như vậy vì trong tâm hồn nàng đã có một chuẩn bị sẵn sàng cho biến cố ấy xảy ra . Thật sự thì nàng đang ân ái với người tình xưa, mà nàng còn nghi nghi hay đây chính là sự tái sinh của người ấy. .... Biết bao nhiêu người đã gật đầu với một kẻ vì kẻ ấy có nét gì giống giống với người tình cũ của ta, , không cứ gì là người tình đâu, nhiều khi giống giống má ta hay cha ta là ta cũng mở lòng mình ra lắm rồi. Nhưng giống người tình thì làm ta say hơn vì còn dính líu tới chuyện sex. Nếu người ta tin một tôn giáo như Phật giáo thì nguồn gốc sự quyến rũ này chắc chắn là bắt nguồn từ trong tiền kiếp nữa . Và tự dưng ta thấy thông cảm với hành vi của nàng, không còn nhăn mày nhíu mặt trước hành vi bậy bạ ấy nữa .... Và suy ra còn biết bao hành vi khác của người đời, nếu toàn là bị điều khiển bởi một xung động có nguồn gốc sâu xa từ bao đời bao kiếp thì liệu ta có còn muốn phán xét họ nữa hay không ...
Phượng Các
#766 Posted : Saturday, November 10, 2018 7:33:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Deja Vu (1997)

Có ít nhất là 2 phim nữa cũng mang cùng tên, nếu phải dịch sang tiếng Việt cái tựa đề của phim này thì tôi sẽ lấy tên là Duyên Tiền Định . Câu chuyện tình trong phim rất ư là huyền hoặc . Hai người gặp nhau do tình cờ ngẫu nhĩ mà thấy hạp nhau, gần gũi nhau như sự hiện hữu của họ là để cho nhau . Nhưng phiền một nỗi là kẻ thì có vợ, người thì đã đính hôn . Họ đâu có tính tiến tới nữa, nhưng sự đời đưa đẩy, lại thêm mấy người chung quanh vô tình xúi vô qua kinh nghiệm sống của họ . Tới ngày cưới rồi mà cha cô gái lại còn thú thật là suốt đời không quên được người tình cũ mà ông gặp hồi đi lính ở Paris, thế là nàng nhất quyết bỏ cuộc đám cưới, bay sang Paris để kết nối với người nàng yêu (cũng đã ly dị vợ để sẵn sàng với nàng). Cái yếu tố huyền hoặc là trước đó nàng gặp một người đàn bà đứng tuổi, để quên lại cho nàng một món nữ trang, cái "pin", mà nàng thấy thích khi mới nhìn qua trên áo bà khi nàng đang ở Tel Aviv. Nàng bèn đi tìm bà để trả lại, qua Paris, rồi từ Paris khi đi tàu lửa sang London, nàng đã xuống tại Dover, cũng là tình cờ, để gặp người co' duyên tiền định với nàng đang đứng vẽ tranh ở đó . Và vậy là toàn những tình cờ đưa đẩy để họ tới với nhau . Sau cùng thì chính cha nàng lại tặng nàng một cái pin y chang cái của bà bí ẩn, để nàng nhận ra cha mình chính là người yêu của bà ta. Thế là hai cái pin được "châu về Hợp Phố". Và huyền hoặc khác là khi nhìn bức tranh trong studio của chàng thì nàng nhận ra đó chính là người đàn bà đã cho nàng xem cái pin và là mẹ chàng đã quá cố. Và chàng đã tặng cho nàng một bức hoạ mà nàng rất thích, cảnh một đôi lứa đang đi về hướng tháp Eiffel. Và khi phim kết thúc, khán giả được thấy lại cảnh chàng và nàng cũng đi về phía Eiffel,...Toàn chuyện là huyền hoặc làm nền cho cái phim này .

Về mặt luân lý phim thấy rõ là thuộc loại biện hộ cho những quyết định bỏ vợ, bỏ chồng của người thế gian . Tác giả truyện có lẽ đưa yếu tố huyền hoặc vào để gỡ bớt tội của họ, người xem cũng khoan hồng cho cái tội bất chung thuỷ,. Mặc dù không ai trên đời lại tin có chuyện huyền hoặc thần kỳ, nhưng dùng nó để cụ thể hoá cái gọi là "duyên tiền định" cũng có thể thuyết phục rằng tình yêu là một cái gì lạ lùng, không hiểu nổi, một sức thôi thúc kỳ quái, ...

Có điều cô gái không nhìn ra là nếu cha cô nghe theo tiếng gọi của tình yêu mà không lấy người sẽ sanh ra nàng để sang lấy má chàng thì cô gái có được sanh ra đời không để mà có dịp gặp chàng ...Giả định này đưa tới một vấn nạn muôn đời: ta thực sự là ai ? Cha ta không gặp mẹ ta thì ta có cách nào để góp mặt với đời không ? Có phải là ta cứ nhất quyết phải là con của hai người đó chứ không phải là con của ai khác ? Mà nếu họ không lấy nhau, họ nhất định đi ... tu thì cái gì sẽ xảy ra cho cái nghiệp ham được sống của ta, hay là cứ lang thang chờ coi có ai hợp thì nhào vô làm ...con! BigGrin

Phim có một khúc nhạc khá quen thuộc với tôi, nhưng chưa tìm ra được tên bản ấy . Ngoài ra, ai từng có kỷ niệm với Paris, London, Dover thì chắc thấy thích phim này thêm.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 11/11/2018(UTC)
viethoaiphuong
#767 Posted : Sunday, November 11, 2018 10:42:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cuộc Thế chiến thứ nhất đã lôi các nhà làm phim Hollywood vào cuộc.Ảnh tư liệu Wikipedia

Điện ảnh Hollywood, cuốn theo cuộc Đại chiến thế giới

RFI - Chủ Nhật, 11 tháng 11 năm 2018
Vừa chập chững những bước đi đầu tiên, điện ảnh Mỹ đã bị cuộc Thế Chiến Thứ Nhất ở châu Âu bên kia bờ Đại Tây Dương cuốn theo. Một lý do rất chính trị, chính phủ Mỹ thời bấy giờ đã nhìn thấy điện ảnh như một công cụ tuyên truyền hữu hiệu và các nhà điện ảnh Mỹ trở thành những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tuyên truyền.

Chính bối cảnh và các trải nghiệm chiến tranh đã giúp Hollywood có được sức bật mới để phát triển thành một ngành công nghiệp giải trí có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay. Các nhà làm phim Hollywood đã bị lôi kéo vào cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất như thế nào?

Một sự kiện làm đảo lộn dư luận Mỹ: Con tàu thủy Lusitania chuyên chở đến Anh những thường dân và các khí tài chiến tranh đã bị tàu ngầm Đức phóng lôi đánh chìm. Hậu quả 1.200 nạn nhân, trong đó có 128 người Mỹ. Giáo sư sử học William Deverelle nhớ lại:

"Người Mỹ có cảm giác chiến tranh ở xa họ, bên châu Âu cho đến tận khi chiếc tàu ngầm Đức làm thiệt mạng các công dân Mỹ. Quả thực Los Angeles đang ngày càng chú ý nhiều đến chiến tranh. Trong những năm 1915, 1916 nhiều người ở Los Angeles đã lên tiếng nói rằng cần phải can thiệp".

Cuốn theo chiều gió chiến tranh

Rồi sau đó xuất hiện vụ “bức điện tín Zimmerman”. Tháng Giêng năm 1917, một bức điện mật gửi đến chính phủ Mêhicô bị tình báo Anh chặn được. Tác giả bức điện là bộ trưởng ngoại giao Đế chế Đức Arthur Zimmerman. Ông William Deverelle cho biết tiếp:

“Bức điện nói rằng nếu Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến với các đồng minh, họ có thể chọn đồng minh giữa Đức và Mêhicô. Điều này đã gây tức giận ở Hoa Kỳ.

Bức điện của Zimmerman nhắc Hoa Kỳ rằng miền tây nam nước này cách đó không lâu vẫn còn là lãnh thổ Mêhicô và nó có thể trở lại Mêhicô dưới sự quản lý của chính phủ Mêhicô. Điều này đã làm thức tỉnh California, bang này nhận thấy tình trạng nghiêm trọng”.

Cùng thời kỳ đó, Cecil B. DeMille làm bộ phim “La petite américaine - Cô bé Mỹ” với Mary Pickford đóng vai chính. Cô vào vai Angela trên đường đến gặp bà cô già ở châu Âu. Cô xuống một con tàu thủy, cũng giống như con tàu Lusitania, tàu của cô bị thủy lôi bắn chìm trên đường qua châu Âu. Được cứu sống ở phút chót, cô đến được nước Pháp khi đó đang bị Đức chiếm đóng. Nhưng tại đây, cô được chứng kiến những tội ác dã man của người Đức và cô chọn đứng về phe đồng minh.

Ngày 06/04/1917, Quốc Hội Mỹ đồng ý tham chiến với 373 phiếu thuận, 50 phiếu chống. Tổng thống Wilson đã phải thay đổi căn bản lập trường. Theo nhà nghiên cứu Steven Ross:

“Cách đó chưa đầy một năm, ông đã hứa không đưa nước Mỹ vào cuộc chiến tranh, còn giờ thì ông đã chính thức lao vào và ông phải quay ngược dư luận toàn quốc. Một tuần sau khi tuyên bố chiến tranh, ông thành lập ủy ban thông tin nhà nước. Ông chỉ định một cựu nhà báo, George Creel và ra lệnh cho ông ấy bằng một dòng chữ : “Hãy tán dương cuộc chiến này với người dân Mỹ!”

Ý thức được quyền lực ngày càng lớn của điện ảnh, George Creel liên hệ với Hollywood yêu cầu sản xuất các bộ phim ca tụng nước Mỹ và chính phủ. Ban đầu đề nghị bị bác bỏ, các nhà sản xuất phim muốn chứng tỏ độc lập.

George Creel sử dụng đến đe dọa nếu Hollywood từ chối, chính phủ sẽ hạn chế xuất khẩu phim, sẽ gọi nhân viên của Hollywood đăng lính và đóng cửa các sân khấu buổi tối. Vài ngày sau, ông nhận được một bức thư của các trường quay Hollywood với một giọng điệu khắc hẳn. Steven Ross cho biết tiếp:

“Chúng tôi quyết định hợp tác với chính phủ, từ nay chúng tôi sẽ không còn sản xuất các phim mang tính tích cực với khán giả Mỹ. Creel như vậy đã giành thắng lợi trong cuộc chơi. Ông bảo đảm không có ai ly khai ở Hollywood. Không có phim phê phán chiến tranh làm ảnh hưởng đến tinh thần dân chúng Mỹ.”

Các ngôi sao điện ảnh cũng muốn thể hiện cho thấy họ tham gia vào các nỗ lực của cuộc chiến. Hai tuần sau khi Quốc hội bỏ phiếu, một đội vệ binh được thành lập ở Los Angeles. Cecil B DeMille là chỉ huy, Mary Pickford, người cầm cờ. Một ngày Chủ Nhật, đội vệ binh diễu hành trên đại lộ Hollywood và trung tâm Los Angeles. Ông Marc Wanameker:

“Đội vệ binh quốc gia chính là Hollywood biểu dương tinh thần ái quốc, tất nhiên rất biểu tượng. Nhưng cũng có những đơn vị được quân đội huấn luyện tại trang trại Jessy Lasky, được học cách bắn và tác chiến. Họ trở thành những thủ lĩnh không chỉ trong lĩnh vực làm phim mà cả trong cuộc chiến tranh”.

Một đóng góp khác của các nghệ sĩ của màn ảnh rộng. Chiến dịch đăng ký tham gia chiến tranh. Washington tổ chức nhiều chuyến lưu diễn trong đó có một cuộc với Douglas Fairbanks, Charlie Chaplin, Mary Pickford và võ sĩ quyền anh Jack Demsey, chuyến lưu diễn đã thành công. Hàng triệu đô la đã được quyên góp.

“Có hàng triệu người đến xem họ. Chúng ta đang ở những năm 1910 không có truyền hình, phát thanh; họ trở thành những ngôi sao quốc tế. Ta có thể nói đó là hệ quả của chiến tranh”.

Sự hợp tác giữa Washington và Hollywood tỏ ra sinh lợi vì ngoài các phim của họ, các xưởng phim còn nhận được đơn đặt hàng của chính phủ về các đề tài thời sự mặt trận, phóng sự chiến trường, phim ngắn ca ngợi tinh thần yêu nước… Không bao lâu sau, điện ảnh đã vượt qua mong đợi của chính phủ, chuyển theo hướng tuyên truyền.

Tất cả những phim như vậy góp phần huấn luyện binh sĩ, phần lớn trong họ khám phá điện ảnh đồng thời với chiến tranh. Mary Pickford trở thành người đỡ đầu cho nhiều đơn vị trong hải quân, pháo binh và không quân. Năm 1918, nhà biên kịch Frances Marion viết riêng cho cô nhân vật Johanna Enlists.

Trong phim này nữ diễn viên kêu gọi công chúng dấn thân và kêu gọi các đoàn quân hãy chỉ trở về sau khi giành chiến thắng ở Đức. Về phần mình đạo diễn David W. Griffith được chính phủ Anh đề nghị làm một phim tài liệu ca ngợi các đồng minh. Ông được mời đến quay tại mặt trận Somme (Pháp), ông lồng ghép những hình ảnh chiến tranh vào một câu chuyện tâm lý tình cảm để lên án sự tàn bạo của Đức.

Vẫn theo chuyên gia Marc Wanamaker:

“Griffith đến Pháp và quay các cảnh trong các đường hào, cho dù phần lớn của bộ phim được thực hiện tại Hollywood, trong trường quay thực địa. Chủ đề của phim là để cho thấy các phụ nữ, trẻ em, gia đình chịu đau khổ. Khi bạn mô tả các phụ nữ trong chiến tranh là bạn nói về nhân loại, trong đó công chúng có thể cảm thấy có mình trong đó”.

Chiến Tranh Thế Giới lần thứ nhất làm 10 triệu người chết ở châu Âu, 5.000 người Mỹ. Nhưng nó cũng giúp Mỹ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Như nhận xét của nữ văn sĩ Cari Beauchamp :

“Chiến tranh đã thay đổi tại đất nước này, tôi không nghĩ họ nhận ra điều đó vào năm 1914. Nhưng chiến tranh đã sinh lợi rất nhiều cho Hollywood vì nó đã loại trừ mọi cạnh tranh. Châu Âu thực tế có những nhà điện ảnh lớn giờ đuổi theo sự chậm trễ và họ không thể làm được khi chiến tranh kết thúc vì 90% sản phẩm điện ảnh trên thế giới là làm tại Mỹ”.

Năm 1919 Douglas Fairbanks, Charlie Chaplin, Mary Pickford và David W. Griffith thành lập hội United Artist để bảo vệ các tác phẩm của họ. Các xưởng phim Hollywood giờ đây tự kiểm soát việc sản xuất, phát hành và khai thác phim.

Chiến tranh đã giúp điện ảnh phát triển thành một ngành công nghiệp thực thụ. Los Angeles là thủ đô và các minh tinh màn bạc, là đồng minh quý giá của Washington. Từ giờ một điều không thể chối cãi là Hollywood đã trở thành một thế lực kinh tế và nghệ thuật có ảnh hưởng đối với cả thế giới.
viethoaiphuong
#768 Posted : Saturday, November 17, 2018 4:15:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nhạc sĩ Francis Lai (trái) và đạo diễn Claude Lelouch tại Cannes 1981.
RALPH GATTI / AFP



Francis Lai từ nay vĩnh biệt Chuyện Tình


Tuấn Thảo - RFI - thứ Bảy, ngày 17 tháng 11 năm 2018
"Từ những năm tháng đầu đời bên cạnh thần tượng Édith Piaf, cho tới khi nổi danh trên khắp thế giới nhờ soạn nhạc phim Hollywood, Francis Lai vẫn y như cũ : ông luôn giữ niềm đam mê của cái thuở ban đầu, ông sống cho sáng tác âm nhạc chứ ít chạy theo danh vọng hão huyền".

Nhà soạn nhạc Claude Lemesle, chủ tịch danh dự của hiệp hội các tác giả Pháp Sacem đã dùng những lời lẽ như trên khi nhắc tới người bạn đồng nghiệp quá cố. Nhạc sĩ Francis Lai qua đời hôm 07/11/2018, hưởng thọ 86 tuổi. Đối với người Pháp, tên tuổi của ông gắn liền với các bộ phim của đạo diễn Claude Lelouch. Còn đối với nhiều thế hệ người Việt, ông là người đã viết lên ca khúc bất tử Love StoryChuyện Tình, bản nhạc chủ đề của bộ phim cùng tên cực kỳ nổi tiếng.

Sinh trưởng ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp trong một gia đình nghèo gốc Ý, Francis Lai (1932-2018) tự học nhạc từ thuở nhỏ. Nhạc khí sở trường của ông là đàn phong cầm (accordéon), nhờ vậy mà ông dễ kiếm sống từ thời còn trẻ khi chơi nhạc những ngày cuối tuần trong các đêm khiêu vũ bình dân ở ngoài trời. Đến khi trưởng thành bắt đầu cuộc sống tự lập tại Paris, ông khám phá nhạc jazz, say mê sáng tác không ngừng, biến tấu tùy theo ngẫu hứng.

Đến Paris lập nghiệp, tài nghệ của Francis Lai lọt vào mắt các nhà sản xuất. Cùng với Bernard Dimey, ông tham gia nhóm nghệ sĩ chuyên sáng tác nhạc cho Édith Piaf. Nhưng Francis Lai thật sự nổi tiếng sau khi gặp nhà làm phim trẻ tuổi Claude Lelouch, vào năm 1965 (qua lời giới thiệu của ca sĩ Pierre Barouh, vào thời ấy ông vừa từ Brazil trở về Pháp). Kết hợp nhạc jazz với các giai điệu bossa nova đang trở nên thịnh hành thời bấy giờ, Francis Lai sáng tác cùng lúc nhiều giai điệu cực kỳ dễ nhớ cho bộ phim ‘‘Un Homme et Une Femme’’. Ông là một trong những người đầu tiên đưa phong cầm điện tử vào trong nhạc phim.

Nhờ vào tài hòa âm của nhạc sĩ Ivan Jullien và sau đó nữa là của Christian Gaubert, bằng cách đan xen khéo léo giọng nữ (Nicole Croisille) với giọng nam (Pierre Barouh), bản nhạc chủ đề lại càng đậm chất bossa nova. Sau khi bộ phim của Claude Lelouch đoạt Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes năm 1966, bản nhạc chủ đề của bộ phim trở nên thịnh hành. Bài hát lại càng nổi tiếng khi có thêm phiên bản tiếng Anh ‘‘A Man & A Woman’’ ăn khách qua nhiều giọng ca hàng đầu như Ella Fitzgerald, Andy Williams hay Tom Jones …..

Cặp bài trùng Francis Lai - Claude Lelouch tiếp tục hợp tác với nhau trong vòng nhiều thập niên liền, thông qua trên dưới 35 bộ phim khác nhau. Lần hợp tác cuối cùng giữa hai nghệ sĩ này là trong năm nay cho bộ phim ‘‘Les plus belles années’’ (Những năm tháng đẹp nhất), được xem như là phần thứ ba và phần cuối cùng, kết thúc câu chuyện sau hai tập phim ‘‘Un Homme et Une Femme’’ và kế đến nữa là ‘‘Vingt ans après’’. Trong dự án này, Francis Lai hoàn tất phần sáng tác nhạc phim, nhưng ông qua đời trước khi đạo diễn Claude Lelouch kết thúc phần hậu kỳ cho bộ phim mới của ông, dự trù phát hành vào năm 2019.

Ngoài việc là tác giả chuyên viết nhạc phim cho Claude Lelouch, Francis Lai còn hợp tác với nhiều tên tuổi khác trong làng điện ảnh Pháp như René Clément, Henri Verneuil, Yves Boisset, Claude Zidi hay các đạo diễn nổi tiếng nước ngoài như Terence Young, Dino Risi hay Nikita Mikhalkov. Tổng cộng ông đã soạn nhạc cho gần 100 bộ phim, cũng như sáng tác hàng trăm ca khúc nhạc nhẹ chẳng hạn như Lữ khách dưới đêm mưa cho Nicole Croisille, La Bicyclette (Chiếc xe đạp) cho danh ca Yves Montand hay là Bonsoir Tristesse, giải nhất liên hoan ca khúc thế giới tại Tokyo năm 1977 qua tiếng hát của Nicole Martin …

Tình khúc để đời của Francis Lai, giúp cho tên tuổi này mãi mãi ngời sáng trong lòng người mến mộ vẫn là nhạc phẩm Love Story (phát hành vào năm 1971) viết cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Arthur Hiller, lời tiếng Anh của nhạc sĩ Carl Sigman, lời tiếng Pháp của tác giả Catherine Desage. Tính tổng cộng, bản nhạc đã bán hơn 7 triệu bản, được ghi âm trong 9 thứ tiếng khác nhau, kể cả nhiều lời trong tiếng Việt.

Lời đầu tiên là của nhạc sĩ quá cố Phạm Duy, chuyển ý rất gần với lời bài hát tiếng Anh (Where Do I Begin) : ‘‘Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá. Chuyện tình đáng nhớ, tuy cũ nhưng là biển già trắng xoá. Cuộc tình quí giá như những ngọc ngà, người dành cho ta, ôi biết nói gì ’’. Lời Việt thứ nhì không rõ tên tác giả có những câu như sau : ‘‘Có chuyện tình muốn nói, chuyện tình với những mộng thắm trong đời dù tình mới đến. Tình đầy chất ngất tình rất đậm đà, tình rộng bao la. Tình nồng ấm đó là chỉ chuyện tình nàng dành cho ta, cho hết đời này’’.

Nhờ nhạc phẩm "Love Story" (Chuyện Tình), Francis Lai đoạt cùng lúc giải thưởng điện ảnh Oscar và Quả cầu vàng dành cho nhạc phim xuất sắc nhất năm 1972. Thế nhưng trái với các đồng nghiệp cùng thời như Maurice Jarre (chuyên viết nhạc phim cho đạo diễn David Lean) hay Michel Legrand (tên tuổi gắn liền với dòng phim của Jacques Demy), Francis Lai ở lại Pháp chứ không sang Mỹ làm việc, bất kể các hợp đồng và những khoản thù lao kếch sù với các hãng phim Hollywood.

Theo nhạc trưởng Jean-Claude Petit, lúc sinh tiền Francis Lai thức rất khuya và chủ yếu sáng tác vào ban đêm, ông không bao giờ gặp ai hay tiếp khách vào buổi sáng như thể ông né tránh ánh sáng ban ngày... Đối với một người ‘‘sợ nắng’’, Francis Lai lại thổi vào trong những tình khúc của ông một làn hơi ấm nồng, nơi giai điệu ngàn khơi gió lộng, giữa mùa hè ngập tràn sức sống.
viethoaiphuong
#769 Posted : Friday, November 23, 2018 2:45:58 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Các đạo diễn Damien Chazelle, Kenneh Lonergan & Barry Jenkins yêu cầu duy trì mạng FilmStruck
REUTERS/Staff/File Photos

Giới đạo diễn Mỹ hỗ trợ mạng FilmStruck

Tuấn Thảo - RFI - ngày 20-11-2018
Dựa trên mô hình của hệ thống Netflix, mạng FilmStruck chuyên phân phối và cho thuê trực tuyến các tác phẩm điện ảnh, chủ yếu là phim nghệ thuật hay các tác phẩm thuộc dòng phim độc lập. Tuy được giới chuyên ngành hưởng ứng, nhưng mạng phân phối FilmStruck lại thông báo đóng cửa vào ngày 29/11/2018.

Được tập đoàn Warner Media (bao gồm mạng truyền thông Turner Broadcasting System và hãng phim Warner Bros) khai trương vào tháng 11/2016, rốt cuộc mạng phân phối FilmStruck buộc phải ngưng hoạt động đúng hai năm sau, do không có đủ khách đăng ký dịch vụ xem phim theo yêu cầu. Mạng này chuyên phân phối phim qua các hình thức như truyền tải dữ liệu video, thuê đĩa hình blu ray có trả phí. Thuê bao là khoảng 5,99 € mỗi tháng so với 9,99 € cho Netflix. Dịch vụ này có sẵn cho hầu hết các hệ điều hành máy tính bảng và điện thoại di động như Android, iOS, Apple TV và Amazon FireTV ……

Khi biết được thông tin này, hai đạo diễn kỳ cựu Martin Scorsese và Steven Spielberg đã lên tiếng yêu cầu Warner Media xem xét lại quyết định đóng cửa FilmStruck. Một điều cũng khá dễ hiểu do cả hai nhà làm phim này đều tích cực dấn thân vào việc lưu trữ phim ảnh và bảo tồn các tác phẩm kinh điển. Bản thân Martin Scorsese từng được mệnh danh là ‘‘nhà khảo cổ điện ảnh’’ do các nỗ lực tìm lại những thước phim xưa để rồi lưu trữ qua các phiên bản bằng số.

Sau Scorsese & Spielberg, đến phiên nhiều nhân vật quan trọng khác trong ngành điện ảnh Hollywood gửi một bức thư ngỏ đến tổng giám đốc Toby Emmerich yêu cầu tập đoàn Warner Media duy trì mạng phân phối FilmStruck. Bức thư này lại có thêm chữ ký của rất nhiều tên tuổi có tầm ảnh hưởng lớn tại Hollywood kể cả các đạo diễn và diễn viên nổi tiếng, từng đoạt giải Oscar cũng như các giải thưởng điện ảnh quốc tế, chẳng hạn như Leonardo DiCaprio, Damien Chazelle, Emma Thomas, Christopher Nolan, James Gray, Alfonso Cuaron ….. Bức thư này nhằm mục đích hỗ trợ cho bản kiến nghị mà cho tới nay đã thu thập được hơn 50.000 chữ ký. Trên các mạng xã hội hai gương mặt vận động tích cực nhất là Guillermo del Toro (The Shape of Water) và Barry Jenkins (Moonlight).

Cho dù ông Toby Emmerich không phải là người đã ra quyết định đóng cửa FilmStruck, nhưng giới chuyên ngành tin tưởng vào tầm ảnh hưởng của ông có thể thuyết phục ban điều hành Warner Media đi tìm một giải pháp khác. Sở dĩ các đạo diễn nổi tiếng Hollywood coi trọng mạng FilmStruck là vì trong mắt họ, đây là một trong những kênh phân phối cần thiết cho giới yêu nghệ thuật thứ bảy.

Từ các bộ phim của Charlie Chaplin (vua hề Charlot), tủ phim kinh điển của hãng phim Warner và kênh truyền hình Turner Movvies Classic trong đó có các kiệt tác như Casablanca, Citizen Kane, hay là An American in Paris, chưa kể tới các tác phẩm của bộ sưu tập Criterion Collection, FilmStruck chủ yếu cung cấp các bộ phim vượt thời gian của làng điện ảnh quốc tế. Bên cạnh các bộ phim Mỹ, còn có các dòng phim độc lập cũng như ‘‘world cinema’’ bao gồm các tác phẩm Nhật Bản (Tokyo Monogatari, Seven Samurai), Thụy Điển (The Seventh Seal), Ý (Otto e mezzo), Pháp (Les 400 coups) hay Tây Ban Nha (Todo Sobre Mi Madre) …..

Với hàng ngàn tựa phim có sẵn, mạng FilmStruck còn được mệnh danh là ‘‘Netflix của các thước phim vàng’’, chủ yếu nhắm vào các đối tượng chọn xem nhưng bộ phim xưa, khác với đối tượng của Netflix hay Amazon Prime, trẻ tuổi hơn và thích xem dòng phim thưong mại. FilmStruck từng được triển khai tại Anh quốc (từ tháng 02/2017) rồi tại Pháp và Tây Ban Nha (kể từ tháng 05/2018), ngay từ đầu mạng này đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều hãng phim đối tác (như MK2, RKO hay StudioCanal), làm giàu thêm bộ vựng tập ‘‘phim xưa’’.

Trong số những bộ phim có từ lâu đời nhất được phân phối trên mạng, có (ác phẩm The Big Parade do đạo diễn King Vidor thực hiện vào năm 1925. Gần đây hơn, có các tác phẩm với phần âm thanh và ánh sáng được sàng lọc, hoàn chỉnh như Les Parapluies de Cherbourg (Jacques Demy 1964), À Bout de Course (Running on Empty của Sidney Lumet 1988), Guet-Apens (Sam Peckinpah 1972) hay là phim khoa học viễn tưởng 2001, Odyssey of Space (Stanley Kubrick 1968).

Vào thời điểm nhiều tập đoàn truyền thông sát nhập lại, đi tìm những mô hình kinh doanh mới, phi vật thể, dễ trục lợi, dường như các hoạt động của một mạng phân phối như FilmStruck không còn lý do để tồn tại. Tuy nhiên đối với các đạo diễn, điều quan trọng hơn cả vẫn là bảo tồn ‘‘di sản điện ảnh’’, cũng như tạo cơ hội cho giới yêu xinê tiếp cận với các bộ phim kinh điển.

Xem phim không chỉ đơn thuần là là một phương tiện tiêu khiển giải trí, mà còn là cách để đào tạo giáo dục nhiều thế hệ đạo diễn và diễn viên tương lai. François Truffaut từng là một nhà phê bình điện ảnh, xem rất nhiều phim trước khi chuyển sang làm đạo diễn. Scorsese từng gợi hứng từ phim The Roaring Twenties của Raoul Walsh để quay các bộ phim gangster của ông, nhất là GoodFellas và Casino. Những tên tuổi lẫy lừng như Spielberg hay Coppola đã chọn nghề quay phim bởi vì bản thân họ đã từng choáng ngợp khi khám phá các thước phim của các bậc thầy như Kurosawa, Orson Welles, Tarkovski hay của Ingmar Bergman.


Phượng Các
#770 Posted : Monday, December 10, 2018 12:48:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Ballad of Cable Hogue (1970)

Jason Robards

Khi cư ngụ tại California tôi mới bắt đầu chú ý tới lịch sử của miền đất này . Tôi đi thăm các ngôi nhà xưa, đi bảo tàng, và xem lại các cuốn phim về miền viễn tây mà hồi nhỏ tôi rất ghét coi . Thế hệ của tôi có thành kiến về hai tiếng "cao bồi", phiên âm từ "cow boy". Cao bồi ở VN là hạng thanh niên như du đãng, Nhưng qua đây thì thành kiến ấy thay đổi trong ý nghĩ của tôi . KHông có họ thì ai giúp mở mang vùng đất viễn Tây của Hoa kỳ ? Phim cao bồi của Hollywood được nhiều người trẻ trên khắp thế giới quan tâm ngưỡng mộ, anh chàng cao bồi nổi tiếng trong phim ảnh là John Wayne được dựng một tượng đang cỡi ngựa ở đường Wilshire gần gần khu Beverly Hills có con đường Rodeo Dr nổi danh .

Đây cũng là một phim cao bồi viễn Tây, và tôi thấy như nó cũng có tính cách điển hình cho những tiền nhân đi mở cõi nơi đây, Phim lấy bối cảnh ở Arizona . Anh Cable Hogue (do Robards Jr đóng), bị đồng đội cướp bi đông nước ở cái xứ sa mạc khô cằn . Tưởng gần chết thì anh ta khám phá ra một mạch nước . Thế là anh mừng rỡ xin mua đất với giá rẻ mạt để bắt đầu mở mang doanh nghiệp cho mình . Anh có gặp một cô gái điếm ở thị trấn gần đó, muốn gắn bó với nàng để cùng nhau làm ăn sinh sống . Nhưng cô nàng không quen với lối sống kiểu lương thiện này, nàng muốn đi San Francisco để mau chóng làm giàu . Tuy nhiên, nàng cũng nhận thấy người đàn ông này đối xử tử tế với nàng, và chàng sẽ là chốn trở về của nàng sau này . Trong phim cũng có một người giáo sĩ đi rong, bộ vó giống như một kẻ dùng tôn giáo để kiếm ăn và lang chạ với phụ nữ . Ba năm sau thì hai kẻ ác ôn kia cũng có dịp trở lại và anh ta trả được mối thù xưa . Đây cũng là thời điểm mà xe hơi bắt đầu xuất hiện, và chàng đã bị xe cán qua người trong dự tính sẽ đi theo người yêu tới New Orleans. Vậy là chàng chết . Và hết phim .

Bây giờ California là niềm mơ ước định cư của rất đông người trên thế giới, nhưng tiền nhân đã đổ bao nhiêu là máu và mồ hôi trên vùng đất này . Chúng ta chỉ thấy chung chung là vậy, nhưng bên trong mỗi câu chuyện khai phá là dính theo bao nhiêu mặt trái của cuộc đời . Những gái điếm, những sòng bài, những quán rượu, những giáo sĩ không phải ai cũng thánh thiện . Ông mục sư tuy xấu nhưng khi có người chết vẫn cần tới ông để làm thủ tục tang ma . Cô gái điếm bị các bà đạo đức tẩy chay đuổi ra khỏi thị trấn, nhưng nàng vẫn cần thiết cho bọn đàn ông độc thân giải quyết nhu cầu tình dục . Vâng, đời là vậy, C'est la vie!

Tuy thế nhân vật chánh là một kẻ có tâm địa tốt, đó là đặc điểm của tuyệt đại đa số các phim hay truyện chúng ta xem, đọc . Tuy mỗi người trong chúng ta có xấu xa cỡ nào đi nữa thì ta vẫn thích coi một phim mà nhân vật chánh phải là người có tâm hồn tốt đẹp , Ít ra đó là cái nhất điểm lương tâm có trong lòng mỗi người .
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 12/11/2018(UTC)
Phượng Các
#771 Posted : Thursday, December 20, 2018 9:22:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Legend of the Lost (1957)

John Wayne, Sophia Loren

Paul mướn một huớng đạo đưa mình vào sa mạc Sahara để tìm dấu vết của cha mình . Và Joe nhận lời . Mới khởi đầu cuộc đi họ gặp một cô gái đầu đường xó chợ, nàng ăn cắp đồ của Paul, nhưng sau đó Paul tha thứ . Cảm kích trước lòng hào hiệp của Paul, Dita xin được đi theo, muốn ra khỏi kiếp sống nhục nhằn, rếch rác với những gã đàn ông ti tiện chỉ muốn tìm vui trên thân xác nàng . Joe thì khuyên không nên vì chuyến đi gian nan và không thể chia nước uống thêm cho người thứ ba nhưng Paul vẫn đồng ý. KHi tiến sâu vào sa mạc, Joe khuyên nên trở lại vì họ đã sắp hết nước uống, nhưng Paul kiên quyết dựa vào bản đồ của cha chàng để lại để đi tìm mạch nước, và quả đúng thế, không những vậy họ còn tìm ra được một thành cổ và sau đó tìm được một kho báu . Paul tìm thấy xác cha và hai bộ xương khác, với những dấu chỉ cho thấy cha chàng đã giết người đàn bà và hướng đạo đang tư tình cùng nhau . Paul bắt đầu ghen tương khi thấy Joe và Dita bắt đầu yêu nhau, và đã sanh ác tâm bỏ mặc họ trong đêm và mang hết đồ đạc bỏ đi . Joe và Dita đi theo và bị Paul đâm vào lưng Joe, Dita buộc lòng phải bắn Paul để cứu mạng Joe . Sau đó hai người được một đoàn lữ hành vừa tới nơi đúng lúc họ sắp gục vì khát . Túi ngọc của Paul đã bị Paul chôn ngay trên sa mạc trước đó.

Phim này có điểm đặc biệt là sự bất ngờ trong tính cách nhân vật và chuyến đi đã làm thay đổi mối quan hệ của nhóm người . Paul có lòng hào hiệp, trong khi Joe do John Wayne đóng lại là một kẻ vô cảm với cô gái khốn khổ Dita, chàng cũng không phải là kẻ thấy đàn bà con gái là tươm tướp tươm tướp muốn bốc hốt lợi dụng như các gã đàn ông thô bỉ khác qua sự mô tả của Dita. Nàng cảm mến Paul vì chàng có lòng tốt với nàng còn với Joe thì Dita chỉ thấy ghét vì thái độ coi thường của Joe với nàng . Vậy tại sao Joe và Dita lại yêu nhau, đúng hơn là tại sao Joe lại nảy lòng yêu Dita . Hoá ra, chàng không yêu nàng vì nhan sắc, họ đã thấy nhau từ lâu rồi mà, Joe và Dita cùng là dân sống ở đó . Mà là trong một cơn bão cát, Joe lấy tấm vải bố trùm cả ba người lại, và do thế thân thể chàng có cơ hội chạm tới tấm thân của Dita . Ngay lúc đó, chàng bỗng thấy bồi hồi, xao xuyến, và tình yêu phát sinh . Tình yêu của con người đời có khác nhau ngàn trùng, có kẻ "chi nghe tiếng hát mà đem lòng yêu thương"; kẻ thì "chỉ vì đôi má lúm đồng tiền mà ngu xuẩn bê nguyên cả một thiếu nữ về làm vợ"; kẻ thì vì đôi mắt như một hồ thu; kẻ thì vì mái tóc chảy dài như dòng suối. Nhưng trường hợp của Joe thì là sự đụng chạm giữa hai làn da . ... Tôi nhớ mang máng trong kinh Phật có chuyện một cô gái nọ nhờ cúng dường lên một vị a la hán hay Phật (?) miếng đất sét mà kiếp sau có được làn da mịn màng, được cưới làm hoàng hậu (xin lỗi vì nhớ không rõ lắm). Vậy làn da mịn màng là Một điều thu hút tình ái của người đàn ông dành cho người nữ, ít nhất chuyện trong kinh Phật và chuyện trong phim này .

Paul cũng sinh tình yêu với Dita, nhưng khi thấy hai người kia yêu nhau thì lại sanh ác tâm, muốn giết họ; y hệt như cách mà cha chàng đã làm với người hướng đạo và cô gái tình nhân . Có cái gì đó di truyền trong máu huyết cha con hay chỉ vì đứa con hay nhìn người cha mà làm mẫu mực cho mình noi theo . Tôi nghĩ trường hợp thứ hai nhiều hơn, nhiều khi trong cách ứng phó với đời người ta hay làm theo cái mà cha mẹ mình đã từng làm, tel pere tel fils, cha nào con nấy mà! Con Dita, tại sao yêu Joe ? Nàng yêu người nào quả cảm, mạnh mẽ, tài giỏi, trân quý tình cảm trong lòng nàng, dù cho nàng chỉ là một kẻ đầu đường xó chơ, có khi phải chịu sự dày vò của đàn ông để nuôi thân. Joe là một kẻ như thế, chàng không nài ép gì nàng như Paul ngu xuẩn đã làm, phá bỏ hết tình cảm kính quý mà nàng dành cho trước đó . Joe thực đúng là một anh hùng, là người tình lý tưởng cho bọn phụ nữ ....Nhờ mấy cái vai như thế mà chàng tài tử John Wayne mới được lấy tên đặt cho một cái phi trường ở quận Orange County.

John Wayne trong phim này đã đứng tuổi (ông sinh năm 1907), còn Sophia Loren thì đang độ rực rỡ . Bà từng được nhiều người khen là người đẹp nhất mọi thời đại (tính hồi còn trẻ thôi chớ bây giờ bà 84 rồi). Truyền thống Hollywood hay lấy Marilyn Monroe làm biểu tượng nữ thần nhục thể, theo tôi cũng nhờ bà là người Mỹ, chớ nếu Sophia Loren là con cháu Uncle Sam thì cái ngôi vị đó ắt có tranh dành . Mà thôi, cũng phải cho dân Ý có cái hãnh diện, như Brigitte Bardo cho người dân Pháp vậy!
Phượng Các
#772 Posted : Tuesday, December 25, 2018 3:52:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Legally Blonde (2001)

Reese Witherspoon

Elle thuộc một gia đình giàu có ở Malibu và làm việc trong lãnh vực thời trang, ao ước được làm vợ Warner, thuộc dòng dõi có máu mặt trong chính trường . Nhưng chàng từ chối cuộc hôn nhân vì cho là Elle không thuộc giới của chàng . Elle tìm hiểu và cương quyết đi vào lãnh vực luật ở Harvard để mong xứng đáng làm vợ chàng. Sự cương quyết và thông minh đã khiến nàng nổi bật và thành công ở lãnh vực này . Nhưng sau đó, nàng đã không còn muốn làm vợ Warner nữa vì thấy chàng có khuyết điểm về nhân cách nghề nghiệp, nàng chọn một người xứng đáng với nàng hơn .

Phim tuy thuộc loại trong mơ vì mọi sự xảy ra xuôi rót cho đời Elle, nhưng chúng ta vẫn có thể rút ra một bài học tích cực, đó là với sự cương quyết, hết lòng hết sức, người ra vẫn có cơ hội thành đạt khát vọng của mình . Tôi có coi một phim tài liệu tựa là The Secret, nói về vấn đề này . Là bộ não của chúng ta chỉ thường được dùng tới độ 5 hay 10 phần trăm . Nếu chúng ta biết dùng nó thêm nữa thì có thể chúng ta sẽ đạt được ước muốn không ngờ . Chúng ta thường cần có động lực thì mới hết mình được . Cách ngôn xưa có câu: Tận nhân lực, tri thiên mạng . Điều kỳ diệu của cuộc sống ta thường cho là ý trời ban cho thì mới thành đạt được . Trong tôn giáo tín ngưỡng, chúng ta đặt niềm tin vào các vị thần thánh, và sự nguyện cầu có khi đã làm bật dậy những năng lực không ngờ . Đó là lúc mà bộ não của chúng ta "ra tay", cái phần năng lực mà chúng ta thường bỏ quên . Thần thánh chẳng qua là một một hình thức để cái tâm phàm phu của chúng ta dựa vào, vì ta vốn không tin năng lực của mình, mà chỉ dựa vào tha lực bên ngoài, không ngờ là cái năng lực có trong chúng ta thật là vô cùng kỳ diệu, là "bất khả tư nghị". Nhưng chúng ta cần cái động lực ghê lắm, nếu Lưu Bình không vì Dương Lễ hạ nhục để cố gắng học hành, hầu trả thù đời, thì chắc chàng sẽ mãi mãi không sử dụng đến khả năng của mình . Bie^'t bao nhiêu người vì bị khi dể mà cương quyết thành công, chịu nhịn nhục buổi ban đầu, như Hàn Tín luồn trôn anh hàng thịt, ăn nhờ bát cơm xiếu mẫu để chờ thời ....Nhưng đó chỉ là một phần của khá năng bộ não mà thôi, nó còn có cái gì đó mà chính ta cũng không hiểu nổi, nó vượt ra ngoài sự hiểu biết của khoa học . Đâu là ranh giới của khoa học và khá năng kỳ diệu của năng lực con người trong vũ trụ, mà chỉ có người nào nhìn ra thì mới thấu, và chúng ta sẽ không sao thuyết phục được những nhà khoa học chỉ có bằng chứng có thể kiểm tra thì mới chịu tin . Cái năng lực đó là cái có trong tâm hồn con người, không thể tìm thấy nếu chúng ta cứ lom lom ngó ra ngoài . Ai tìm ra nó hẳn là đã ... tu từ nhiều đời nhiều kiếp!
viethoaiphuong
#773 Posted : Saturday, February 16, 2019 9:44:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trọng Thành - RFI - Thứ Bảy, ngày 16 tháng 2 năm 2019

Ra mắt phim ''Vice'' : Nhân vật trong bóng tối điều khiển nước Mỹ


Phim Vice : Dick Cheny, người đàn ông điều khiển nước Mỹ,
do Christian Bale thủ vaicapture d'ecran

Bộ phim « Vice » về cuộc đời của Dick Cheney, nhân vật trong bóng tối, có ảnh hưởng ghê gớm đến lịch sử nước Mỹ đầu thế kỷ 21, công chiếu tại Pháp. Sắc tộc thiểu số biểu tình chống dựng tượng cha đẻ nền độc lập Miến Điện tại một bang miền đông. Giới khoa học Hungary lên án chính quyền can thiệp vào hoạt động nghiên cứu. Nhân dịp lễ Tình Nhân 14/2, giới bảo vệ môi trường tại Pháp kêu gọi bảo vệ hoa Anh túc đỏ. Trên đây là một số chủ đề chính của Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

« Vice », bộ phim của Adam McKay, ra rạp tại Pháp ngày 13/02, thuật lại cuộc đời của Dick Cheney, phó tổng thống Hoa Kỳ từ 2001 đến 2009. Vice trong tiếng Anh có nghĩa là cấp phó, nhưng cũng vừa để chỉ sự đồi bại, hay những thói tật xấu xa. Khó có tên gọi nào có thể nói đúng hơn về nhân vật chính trong bộ phim của Adam McKay. Dick Cheney là một chính trị gia rất hiếm khi xuất đầu lộ diện, nhưng cũng là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến các quyết định về đối ngoại của nước Mỹ, đầu thế kỷ 21, với nhiều hệ quả kinh hoàng mà nhân loại hiện tại đang phải gánh chịu, đặc biệt là tình trạng bạo lực lan rộng tại Trung Đông, với sự trỗi dậy của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Làm thế nào mà một sinh viên tầm thường tỉnh lẻ, một con sâu rượu, trong một vài thập niên đã trở thành quân sư số một của tổng thống George W. Bush ? Đạo diễn, nhà viết kịch bản Adam McKay đã phải dành nhiều năm trời để soi sáng đường đời của « phó tổng thống Dick Cheney », và đặc biệt là tìm ra được Christian Bale, nam diễn viên có thể nhập vai thành công nhân vật kỳ lạ này.

Đạo diễn Adam McKay từng đoạt giải Oscar cho kịch bản hay nhất, với bộ phim « The Big Short / hay Vụ trộm thế kỷ », cách nay 4 năm, nói về cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007. Trong bộ phim Vice, vừa ra mắt, tác giả đưa khán giả xuyên qua 40 năm lịch sử chính trị Mỹ, từ Chiến tranh Việt Nam, đến Chiến tranh vùng Vịnh, và đặc biệt là cuộc can thiệp tại Irak, năm 2003, trong đó Dick Cheney đóng một vai trò quyết định.

« Vice » là một bộ phim châm biếm, được dẫn dắt như một tấn kịch tâm lý gay cấn, ly kỳ. Bộ phim mang tính giải trí về phó tổng thống Dick Cheney đã soi tỏ hậu trường của hệ thống quyền lực Mỹ. Đặc biệt là giới chính trị đảng Cộng Hòa, một thế giới giả trá, tham nhũng và vô liêm sỉ, cái thế giới mà nhiều người nhận ra là, đã mở rộng cánh cửa cho sự thăng tiến của chính trị gia dân túy Donald Trump trong tương lai.

Vice không thể thành công, nếu không có đóng góp quyết định của tài tử Christian Bale, người được mệnh danh là « con kỳ nhông » của làng điện ảnh Hollywood. Người mà báo chí Pháp mô tả là chỉ mỗi cái nhướng mày có thể biểu lộ chiều sâu tâm hồn nhân vật. Để nhập vai nhân vật đầy quyền lực của nước Mỹ, Christian Bale đã biến mình thành một con người hoàn toàn khác, một phần nhờ hóa trang và đặc biệt là thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập để nặng thêm 20 kí.

Tuy nhiên, có lẽ nữ tài tử Amy Adams thủ vai Lynne Cheney, vợ của phó tổng thống Dick, mới chính là nhân vật làm nên linh hồn của bộ phim. Không có sự thúc đẩy của người vợ, tham vọng quyền lực của người vợ, một người đam mê văn chương và khao khát chồng đi đến tột đỉnh quyền lực, nước Mỹ sẽ không có phó tổng thống Dick Cheney. Lynne Cheney cặp đôi hoàn hảo với Dick Cheney, người gần như đã lập nên một bộ máy riêng, nhằm thâu tóm toàn bộ quyền lực cho hành pháp, bất chấp nguyên tắc tam quyền phân lập của nền dân chủ.

Phim Vice của Adam McKay được đề cử 8 giải Oscar : cho bộ phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản và dàn dựng hay nhất, diễn viên chính xuất sắc nhất, diễn viên nam và nữ trong vai phụ xuất sắc nhất và hóa trang giỏi nhất. Giải thưởng điện ảnh Oscar 2019 sẽ chính thức được công bố ngày 24/02 tới.





Phượng Các
#774 Posted : Sunday, February 24, 2019 4:55:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Lost HOrizon (1973)

Peter Finch, Michael York

Bản làm lại của phim cùng tên năm 1937 dựa vào tác phẩm của nhà văn James Hilton. Lâu nay nghe tên Shangri La mà không biết nguồn gốc từ đâu, hoá ra là từ tác phẩm này . Một nhóm người bị rớt máy bay ở vùng núi non hiểm trở vùng Hy Mã Lạp Sơn hay gần đâu đó, và họ được cứu bởi một nhóm dân lạ lùng, đưa họ tới một nơi khác hẳn với mưa tuyết và bão bùng nơi máy bay họ bị rớt . Đó là nơi cảnh trí xanh tươi, cỏ cây thịnh mậu, gọi là Shangri La, một cảnh bồng lai . Nơi đó con người già đi rất chậm, ai nấy yên lành hạnh phúc với cuộc sống gần gũi thiên nhiên phong túc . Nhưng có người muốn trở lại cuộc đời của họ ở, bèn tìm về đời cũ . Kẻ sống sót khi trở lại "trần gian" sau cùng quay trở lại chốn bồng lai .

Chuyện giống như Lưu Thần Nguyễn Triệu của Tàu và Từ Thức của ta . Lưu Nguyễn quay lại bồng lai thì được, nhưng Từ Thức thì không, cửa đào nguyên đã không mở ra cho chàng . James Hilton có bị ảnh hưởng bởi truyện Tàu khi viết tác phẩm này không ? Hay là những tư tưởng lớn gặp nhau ? Rằng trong tâm khảm chúng ta, hình như rất nản cái cuộc sống bầm dập đời thường . Ta thấy chán ơi là chán cái cuộc sống nơi trần thế này mà không biết tại sao . Nghèo thì thấy khổ đã đành, mà giàu có rồi cũng thấy rốt cùng chả có gì là vui thú . Ai nấy cũng mải miết đi tìm sự gì đó để lấp đầy cái khoảng trống quái đản của tâm thức mình . Chúng ta lập một cái list để gọi là điều kiện của hạnh phúc - thứ mà ai cũng đau đáu đi tìm cho đời mình . Nhưng cái cảm giác hạnh phúc không bao giờ có thực, chỉ là một thoáng qua khi hiện thực chạm tới ước mơ . Sau đó lại là chán, là muốn đi tìm cái mới ....Shangri La chỉ là một ước mơ không bao giờ có thực cho nhân loại, ngày nào chúng ta còn nghĩ rằng hạnh phúc là sự thoả mãn các nhu cầu do cái trí nghĩ ra, bởi lẽ, hạnh phúc thuộc phạm trù của cái Tâm, chứ không phải của cái Vật, hay cái Trí, Mà Tâm là cái gì vậy ?

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 2/25/2019(UTC)
Phượng Các
#775 Posted : Thursday, February 28, 2019 5:26:04 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


A Little Bit of Heaven (2011)

Kate Hudson

Một cô gái đang trong độ sung mãn của cuộc sống được biết tin mình bị ung thư ruột giai đoạn cuối, hết thuốc chữa . Phải đối phó với tin ấy ra sao ? Thì rốt cuộc cũng phải chấp nhận cái chết đến với mình vậy, sự chấp nhận của một người mạnh mẽ . Nàng đã và sẽ sống cuộc đời còn lại của mình một cách viên mãn . Đó là các ao ước của nàng được thể hiện: được biết bay, được trúng số 1 triệu đô, và cái ước vọng cuối cùng chỉ được nhận ra khi gần xuống lỗ . Dĩ nhiên ai cũng đoán được cái ước vọng lớn nhất trong đời con người, người trong xã hội Tây phương, là được Yêu . Tình yêu chứ không phải tình dục . ti`nh dục thì nàng có thừa rồi, cho thân xác được thoả mãn là chuyện thường tình . Nhưng tình yêu thì phải tìm cho ra đối tượng . Cũng phải có đối tượng để yêu chứ, nếu không thì ấm ức khó lên thiên đàng lắm đó . God trong đây là một phụ nữ, một phụ nữ da đen . Cũng là một ý tưởng cách mạng, xưa nay người ta cho God là đàn ông, da trắng, Ông Trời chứ dễ dầu mà có bà Trời . Thử coi Ngọc Hoàng Thượng Đế không hề có vợ kế bên (trong phim .... Tề Thiên Đại Thánh ấy ).

Có một điểm tôi thấy hơi áy náy, là nàng có một người đàn ông tới làm bạn, và họ đã cùng tạo ra một trò chơi gạt hàng xóm là gây ra tiếng động, tiếng thở hào hễn, tiếng kêu rên như khoái lạc làm tình . Nàng thường có những cuộc tình (dục) qua đêm như thế, nhưng với người đàn ông này thì làm ngạc nhiên mọi người vì đó là một anh chàng lùn, lùn do bệnh bẩm sinh (nghe nói thiếu GH gì đó, tuyến yên không phát triển). Làm như vậy có phải gây ra buồn lòng cho những người bị bệnh này hay không, phim ảnh Hollywood bây giờ rất đề cao nhân văn, tránh sự kỳ thị, từ phái tính cho tới màu da, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, bệnh tật ...vậy mà sao lại có cái vụ không cho một anh lùn được thể hiện sự yêu đương bình thường. À há, nghĩa là cũng có chỗ không được đụng tới, một thứ taboo chăng ?...Dù sao thì cũng khiến cho giới bệnh lùn phải thở than: Người yêu ta xấu với người, yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.

Một cái chướng nữa, đối với con mắt dân Á châu ta, là thái độ lạnh nhạt, hục hặc với cha mẹ nàng, so với thái độ yêu đương của nàng dành cho con chó, thiệt tình là trong tim nàng, chỗ dành cho hai đấng sinh thành coi tồi tàn lắm . Mà chuyện đó không phải là lạ đâu, sống ở Mỹ lâu thì thấy . Sao mà nhiều đứa con nó kỵ cha mẹ chúng thấy kỳ lắm. Nhưng sau cùng thi nàng cũng làm hoà với họ, sau khi cha đã năn nỉ "con ơi, con muốn gì thì cứ nói ra đi, cha sẽ làm hết cho con vừa ý".

Sau khi đã hoàn tất mọi chuyện thì nàng ra đi ....Nếu cuộc đời ta hoàn tất thì đúng là ta cũng nên ra đi, sống thêm chi cho chật đất quả địa cầu nhỏ bé này . Nhưng mà có bao người cảm thấy mình đã hoàn tất cuộc sống, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm xong, ta sẽ không còn cần phải trở lại cuộc đời trần ai này nữa, hay phần đông sẽ thở than như Vũ Hoàng Chương: Ôi, ta đã làm chi đời ta ...
Phượng Các
#776 Posted : Sunday, March 3, 2019 11:08:27 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Diamond Head ̣̣(1963)

Charlton Heston, Yvette Mimieux

Ông chủ đồn điền mía ở Hawaii cấm không cho em gái mình lấy người dân Hawaii, nhưng ông lại dan díu với một phụ nữ Tàu sau khi vợ và con trai ông bị sóng cuốn mà chết . Khi cô gái Tàu này mang thai thì ông đề nghị phá thai, nhưng cô không chịu, nhất định giữ lại đứa bé . Trong một cuộc ấu đả do em trai cô gái Tàu, một kẻ ăn bám và tính blackmail ông vì ông dự định ra ứng cử làm thuợng nghị sĩ bang Hawaii đưa đến cái chết của Paul là người yêu em gái ông . Cô em này sau đó lại ngã vào vòng tay yêu thương của Dean, anh cùng mẹ khác cha với Paul và lai hai dòng máu, và cũng bị ông cấm cản . Sau khi sanh con, Mei từ trần, và ông cũng không muốn giữ đứa bé, nhưng em gái ông tính bồng cháu cùng Dean ra đi, sau cùng ông chợt nghĩ lại và chạy theo giữ giọt máu của ông lại .

Phim bị đánh giá thấp, mặc dù có hai tài tử gạo cội là Charlton Heston và Yvette Mimieux. Có lẽ vì tính chất kỳ thị chủng tộc của nội dung truyện phim . Qua đó chúng ta cũng thấy (ai mà không thấy) sự kỳ thị màu da của dân da trắng trên xứ Mỹ này . Từ từ rồi cũng bớt sự kỳ thị này nhưng sự kỳ thị đó vẫn có. Cũng hy vọng tới lúc nào đó thì chúng ta nhìn ai cũng như nhau, không thấy sự khác biệt màu da, phái tính, tôn giáo, khuynh hướng tính dục v..v.. như Pháp luật quy định .

Diamond Heas là tên mỏm núi nhô ra ở gần Waikiki, ai có dịp ghé thăm Honolulu đều biết .

Nhân vật đóng vai cô gái Tàu là France Nuyen . Cái tên lạ làm tôi phải google ra nghiên cứu . Thì ra bà là người gốc Việt Nam, cha là người Việt, mẹ là người Pháp, sanh tại Marseille. Nhìn cái tên trong wikipedia thì chắc là họ bỏ dấu sai, Văn thành Vân . Người gốc Việt quốc tịch Pháp xưa hay lấy nguyên tên họ của cha làm family name, chắc cha bà tên là Nguyễn Văn Nga (hay Ngà ?) . Nhưng tại sao tên nghề nghiệp bà lại là Nuyen mà không là Nguyen ?, tôi đoán là tại từ Nguyễn khó phát âm nên người ngoài họ cứ đọc thành Nuyên, nên riết rồi ta viết thành Nuyen luôn chăng ? Chi tiết này thú vị đấy, có dịp sẽ tìm hiểu thêm .
Phượng Các
#777 Posted : Wednesday, March 20, 2019 8:55:21 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Papillon ̣(2017)

Phim làm lại dựa theo tự truyện của Henri Charriere, bản 1973 là do Steve McQueen đóng . Hồi xưa khi sách mới ra đời, dân Pháp sôi nổi vì tình trạng khủng khiếp mà tù nhân phải gánh chịu trên đảo thuộc địa của đế quốc Pháp Devil's Island. Họ tranh đấu đòi cải thiện ngục tù ở đó . Giới đọc sách Nam VN cũng quan tâm tới quyển tiểu thuyết này - dân Sài Gòn thì ảnh hưởng văn nghệ Pháp nhiều lắm . Thậm chí, có người khi vượt biển tìm tự do cũng bắt chước ông Henri mang theo dừa khô trên thuyền để làm thực phẩm (tôi nghe kể nhưng không biết có thật không). Và cách dấu tiền, vàng vào hậu môn nữa . Sau này thấy thiên hạ dấu ma tuý vào hậu môn, vào âm đạo, chắc cũng là bắt chước cái trò này trong truyện (?).
Phượng Các
#778 Posted : Wednesday, March 20, 2019 9:59:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Burglar (1957)

Có nghe tên Mansfield như một "nữ thần nhục thể" của Hollywood, cùng với Marily Monroe, nhưng đây là lần đầu tiên tôi xem phim có bà đóng . Một ông nọ chuyên nghề ăn trộm, do cha nuôi dạy nghề khi ông bỏ trốn viện mồ côi và được ông cưu mang, với lời hứa trước khi cha chết là sẽ săn sóc con gái của ông . Do vậy mà mặc dù yêu nhau, hai người không thể đi quá lằn mức anh em. Băng ăn trộm này có thêm hai người đàn ông nữa, và trước tấm thân nảy nở của cô gái, gã đồng nghiệp cầm lòng không được, có lúc muốn đè nàng này ra mà tấn công tình dục . Anh nàng phải yêu cầu nàng dời đi ở chỗ khác . Sau khi ăn trộm được chuỗi kim cương của một nhà giàu, họ dự tính êm êm chút rồi mang đi bán; nhưng lại bị một gã cảnh sát lươn lẹo tham lam đòi chuộc cô gái em nuôi bằng chuỗi ngọc đó . Rốt cuộc anh ăn trộm và tên cảnh sát bị bắn chết .

Nhìn Jayne Mansfield thì đúng là cô ta có thân hình bốc lửa không thua gì Marilyn Monroe, Sophia Loren. Bị mang tiếng rất nhiều vì cuộc sống và nghề nghiệp phóng đãng, kể cả là tình nhân của John Kennedy. Sau cùng nàng bị chết trong một tai nạn đụng xe ở tuổi 37

Phim này cũng góp một tiếng chuông vào số phận của phụ nữ trước các cặp mắt háu đói của những gã đàn ông không kiểm soát nổi con heo lòng của mình. Tại thời điểm hiện nay, xã hội VN đang xôn xao vì hành vi tấn công tình dục của một ông có thế lực ở miền Bắc mà chỉ bị phạt vạ 2 trăm ngàn đồng.
Phượng Các
#779 Posted : Saturday, March 23, 2019 10:14:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Pumpkin Eater (1964)

Anne Bancroft, Peter Finch, James Mason

Phim thuộc loại tâm lý, ái tình . Một bà vợ đã ba đời chồng sống trong sự nghi ngờ chồng mình ngoại tình . Rốt cuộc rồi cuộc hôn nhân của họ vẫn ổn thoả . Tình yêu là thứ mà chúng ta không bao giờ thấy nó cũ, nên đề tài này lúc nào cũng làm cho người xem không thấy nó quá "đát" hay cũ mòn . Sự nghi ngờ chồng ngoại tình có lẽ là điều mà đại đa số các bà vợ đều lo lắng, nhất là khi người chồng "sáng giá" ở lãnh vực nào đó: ngoại hình dễ ưa, có tiền bạc, có danh phận . Trong một xã hội mà vai trò người phụ nữ càng yếu kém thì nỗi lo đó càng nặng nề. Thân phận người nữ thật đáng thương . Ngày nay, trong xã hội mới, tình hình có cải thiện nhiều, đáng mừng cho họ . Tuy vậy, ở địa vị người chồng, ta thấy có một bà vợ hay người yêu quá nhạy cảm cũng là điều khốn khổ . Tất nhiên, lúc đầu người nam phải xông xáo "tấn công" để tìm cái "gật đầu" của đối tượng, nhưng sau khi lấy nhau rồi, nếu người vợ cứ muốn người đàn ông của mình lúc nào đối xử với mình cũng như mấy ngày đầu thì là đòi hỏi quá nhiều . Người ta còn có chuyện khác phải lo chớ đâu phải lúc nào cũng loay hoay với các trò lãng mạn, chúng làm tốn năng lực lắm chứ bộ . Rồi khi thấy chồng không còn mặn mà như xưa thì người vợ lại đâm ra nghĩ ngợi, nghi ngờ . Có khi đi đến sầu muộn, stressed, đến nổi phải đi gặp bác sĩ tâm lý . Trong phim này, ông bác sĩ tâm lý trong khi trò chuyện với bệnh nhân lại phì phèo điếu thuốc lá, ạ cái này thì thời nay không thể nào có được . Người ngoài nhìn vào lại cho là bà có một gia đình hạnh phúc quá . Bà chỉ cười mà không cần đính chính, ở trong chăn mới biết chăn có rận . Nhưng cái người ngoài này lại bỗng nhiên nổi giận lên vì ganh tị cái hạnh phúc đó mà chị ta không có ... Phim với đề tài như vậy thì không bao giờ là xưa, là cũ .

Anne Bancroft đóng vai trò này với sự diễn xuất nội tâm thể hiện ra nét mặt rất xuất sắc . Và Maggie Smith cũng có một vai nhỏ trong đây .
Phượng Các
#780 Posted : Wednesday, April 3, 2019 11:36:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Frantz ̣(2017)

Paula Beer, Pierre Niney

Người vị hôn phu đi đánh giặc bị tử trận, cô gái ngụ tại nhà cha mẹ chồng hụt, thường ngày đi thăm mộ người yêu . Thật ra cũng là mộ giả vì xác chàng đã được chôn ở khu chiến sĩ trận vong . Ngày kia, nàng thấy có một người Pháp ra đứng trước mộ và sụt sùi thương cảm . Cảm xúc, nàng mời chàng về nhà vì biết người yêu mình có một người bạn thân như thế . Mới đầu người cha phẫn nộ vì cho là người Pháp nào cũng là kẻ thù của ông, nhưng từ từ nghe Adrien tâm sự về tình bạn của họ thì cũng nguôi ngoai, đổi thành tình thương mến . Xem tới đây, khán giả có hơi nghi nghi là hai chàng trai là đồng tính, vì một tiết lộ là Frantz thích nhà thơ Pháp Verlaine ("Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine, hai chàng thi sĩ choáng hơi men" của Xuân Diệu). Nhưng sau đó thì Adrien thú nhận với Anna là thật ra chàng đã bắn chết Frantz trong chiến hào khi súng của F còn chưa lên nòng, lòng quá hối hận nên mới theo lá thư còn trong túi áo F mà sang Đức tìm cho ra tung tích của nhà F để xin lỗi . Anna giấu tin động trời đó với cha mẹ chồng (hụt) để hai người này cứ đinh ninh chàng là bạn thân của con trai mình . Sau đó, Adrien trở lại Pháp, chờ hoài thư Anna để sẽ sang thăm lần nữa, vì cho là thế nào Anna cũng báo tin đó cho cha mẹ Frantz. Anna đi hỏi ý kiến vị linh mục nhưng cha cũng đồng ý là không cần phải báo tin dữ đó cho hai ông bà kia (để làm gì cơ chứ, đâu phải sự thật nào cũng nên nói ra). Họ sau đó thúc giục Anna sang Paris vì thấy hai người có vẻ hạp nhau, hứa hẹn một mối lương duyên . Anna sang Pháp, sau nhiều diễn biến đầy kịch tính là người xem khó đoán được cái gì tiếp nối xảy ra, nàng đau buồn nhận ra Adrien đã hứa hôn với người bạn gái từ nhỏ và hết dạ chờ chàng . Chuyện đà dĩ lỡ, Anna ở lại Paris luôn, thường ra bảo tàng Louvre mà ngắm bức hoạ Tự Tử của Monet . Để rồi có ngày nàng được gặp một người đàn ông, hao hao với Adrien cũng đang ngồi đăm đăm ngắm bức hoạ ...Phim chấm dứt ở đó, nhưng đoạn cuối đó hứa hẹn một mối tình khác đang mở ra cho đời Anna

Phim phụ đề tiếng Anh, nói tiếng Đức và Pháp (tuỳ theo nhân vật ở nước nào). PHim hay, nhiều kịch tính, khó đoán chuyện đi đến đâu, cũng là ý đồ của người viết truyện, cho bà con hồi hộp chơi,

Phim làm cho tôi thấy là các nước lân bang hay là kẻ thù nhau trong lịch sử . Xem lại nước Việt ta cũng thế, từng là kẻ thù với Trung Hoa, với Lào, với Cambodia, với Thái Lan ...Thậm chí trong nước cũng oánh nhau tơi bời khói lửa đó. Lịch sử của nhân loại, phải chăng là lịch sử của chiến tranh . Phim này lấy bối cảnh sau thế chiến thứ Nhất, Chuyện chính là tình yêu, nhưng phải có bối cảnh lịch sử thì mới hấp dẫn thêm (tương tự như Cuốn Theo Chiều Gió vậy). Và tình yêu cũng phức tạp, nhiêu khê . Hai người ấy mà lấy nhau thì về lâu về dài cái gai sẽ trồi lên, mình lấy kẻ đã bắn chết vị hôn phu của minh, liệu có nhìn nhau thương yêu tới trăm năm được không ta ? . Người ta thường thấy là những cuộc hôn nhân có gai rất khó mà hạnh phúc, như tư thông nhau rồi đoạt vợ đoạt chồng của người ta, hoặc hai vợ chồng âm mưu giết người cướp của v..v...Đêm đêm nằm trên giường, sự hối hận cứ dày vò, rốt lại cũng đi đến chia tay nhau cho khỏi thấy cái "bản lai diện mục" của mình qua gương mặt của kẻ ấy hàng đêm . Cho nên tác giả không cho Adrien lấy Anna cũng có lý, tuy làm cho ta có gì đó thật vọng .
Phượng Các
#781 Posted : Wednesday, April 24, 2019 2:20:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Bonjour Tristess (1958)

Tôi nhớ truyện này rất nổi ở miền Nam trong giới sinh viên, trí thức, vốn chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Pháp . Jean Paul Sartre và Francoise Sagan, một nam một nữ nổi tiếng trong các nhà văn hiện sinh thập niên 60s. Tôi có đọc bản dịch tiếng Việt, nhưng không nhớ được xem phim, hay có coi mà đã quên rồi không biết . Nhưng nếu xưa có xem thì không hê` biết các tài tử lẫy lừng như David Niven, Deborah Kerr. Truyện lấy bối cảnh vùng French Riviera, cuộc sống trưởng giả xa hoa của các nhân vật trong truyện, thật là một mơ ước của độc giả, khán giả, nhất là lớp học sinh sinh viên VN thuở xưa [theo cảm nhận của tôi thì lúc ấy người miền Nam tôn sùng văn hoá Pháp hơn Mỹ, chỉ có bây giờ thì người ta lại tôn sùng Mỹ hàng đầu thế giới]. Cuộc sống phóng túng, buông thả, không lý tưởng của cô gái trong truyện không phải là thể hiện một tâm trạng nông nổi, cạn cợt, mà đúng ra là một sự mất phương hướng, không tìm thấy ý nghĩa cho cuộc đời . Cecile là một điển hình cho một nhân vật của trường phái hiện sinh nổi lên vào thập niên 60s ...

Ngày xưa một cuốn truyện, một cuốn phim lớn khi ra đời thường được bàn tán, phân tích rất nhiều, rất lâu và người ta cũng phải cầm trên tay cuốn Buồn Nôn của JP Sartre, Bonjour Tristess của Sagan với bộ mặt nếu không hất lên trời thì cũng nên ra vẻ sầu não cho nó có mùi hiện sinh ...Ôi, ....những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ ...
Phượng Các
#782 Posted : Wednesday, May 1, 2019 11:51:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Finding Your Feet (2018)

Sandra trong một bữa tiệc trong nhà đã bắt gặp chồng mình đang tư tình cùng bạn thân của mình . Cuộc tư thông kéo dài từ 5 năm nay mà bà không hay . Giận dữ, bà bỏ tới trú ngụ tại nhà chị mình trong một nơi ở bình dân, rếch rác . Mới đầu bà còn ra vẻ quý tộc do danh hiệu Lady mà bà thủ đắc nhờ cuộc hôn nhân . Nhưng rồi cuộc sống vui vẻ trẻ trung mới mẻ làm bà thấy thoải mái hơn là cuộc sống nặng nề giả dối suốt 35 năm qua . Tuy có đau khổ vì sau đó chồng gọi điện thoại báo tin hai người nên ly dị để ông sống với tình nhân, nghĩa là Sandra sẽ mất luôn phẩm hàm Lady danh giá kia . Trong nhóm bạn của chị gái, có Charlie đang có vợ bị bệnh Alzheimer đang ở viện dưỡng bệnh. Charlie đã bán nhà để lo cho vợ, nhưng cứ mỗi lần thấy ông là bà ta giận dữ nổi xung lên . Tình cảm hai người bạn mới này phát triển và Sandra không biết là Charlie đã có vợ, khi biết ra thì bà từ chối tiến tới vì không muốn là "người đàn bà khác" đi vào cuộc hôn nhân của kẻ khác do vừa mới có kinh nghiệm cay đắng cho sự đổ vỡ của mình. Sau đó thì chồng Sandra cũng chán người tình nhân mới và yêu cầu vợ quay lại với mình . Chị gái Bif phát giác ra bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 và chấp nhận cái chết thay vì đi vào hoá trị . Sau khi chị mất, Với sự yêu cầu của con gái, và cũng thấy như vậy thì tốt hơn Sandra đồng ý trở lại chồng cũ . Trước đó, Charlie có tâm sự là ông sẽ du lịch sang Pháp bằng chiếc thuyền nhỏ của ông, và ông đã ngỏ ý với Sandra sau khi vợ ông từ trần .

Khi trở lại với chồng, Sandra bỗng thấy không còn thích hợp với đời sống trưởng giả giả dối như từ bao lâu nay nữa, phải nghiêm trang, phải đóng vai mệnh phụ phu nhân, không được nhảy nhót vui thú theo ý mình . Bà bèn quyết định dứt khoát rượt theo con thuyền vừa rời bến của Charlie, đi theo tiếng gọi của con tim .

Phim sôi nổi, hấp dẫn . Đề tài, nội dung không quá mới mẻ . Phim cho chúng ta thấy cảnh sống thực tế của một mảng đời ở Anh, ở London.

Người ta có khi quyết định chọn thay đổi cuộc sống theo giá trị mà mình cảm thấy . Ai mà không ham địa vị quyền quý với danh dự được mọi người ao ước, nhưng tới khi ở trong đó rồi mới thấy bực bội tù túng . "Con cá trong lờ đỏ lơ con mắt; con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô". Không có cảnh đời nào là lý tưởng, nó tuỳ thuộc vào tâm tư ước vọng của từng người . NÓi theo nhà Phật là nó tuỳ theo cái Nghiệp của mỗi người . Đó là chúng ta giả định là ta có quyền quyết định chọn lựa cuộc sống theo ý ta . Sandra được quyền chọn lựa cảnh đời của bà khi bà còn được quyền chọn lựa . Bị chồng phụ rẫy hoá ra lại là cái cơ may cho bà thấy đâu là cảnh sống thích hợp cho bà . Nhưng nếu bà không bị biến cố chồng phụ rẫy, thì sao ? thì chắc là bà cứ sẽ tiếp tục sống cho hết cái cuộc đời chán chường buồn nản đã kéo quá dài. Thế giới cũng có hàng tỉ người như vậy, phải vậy chăng ?

Trong phim có cảnh sống trên ghe của Charlie trên con kênh hẹp ở London. Tôi từng đi một tour trên ghe ở đó, cũng thú vị lắm .



Phượng Các
#783 Posted : Friday, May 3, 2019 10:12:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Mule (2018)

Clint Eastwood

Tôi không nghĩ là Clint Eastwood cứ còn tiếp tục đóng phim vì ông đã già nua lắm rồi. Vậy mà ông vẫn cứ đóng, đem lại nhiều hứng khởi cho những lão ông lão bà khác . Khi còn trẻ, ông đã có dáng khom khom, và dáng dấp này khi trở về già lại càng hiện rõ (tương tự như tài tử Walter Matthau). Xem mấy phim của ông, thấy hình như ông thích thể hiện vai trò cô đơn, yêu gia đình nhưng không được họ hiểu . Nhưng trong phim này ông lại dính dấp với công việc chở hàng bạch phiến, nhưng chấp nhận vô tù vì hành động của mình . Một người hùng của nước Mỹ không nên dính vào cái tội kinh hoàng đó . Tuy không bắn giết ai nhưng tai hoạ mà thuốc mang lại thật là lớn lao .

Phim hấp dẫn để xem .
Users browsing this topic
Guest (5)
44 Pages«<3738394041>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.