Rank: Newbie
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 1,837 Points: 0
|
Chìm thấy hay hay khiêng về đây...Đề mục "Truyện" hay "Chuyện"
Theo VV hiểu thì Chuyện Cười có nghĩa là chúng ta nói 1 mẫu chuyện vui còn Truyện Cười có nghĩa là Sách viết về chuyện vui.
Trên báo thì VV thấy viết là Truyện Cười, Truyện Vui Cười (có 1 đoạn VV thấy họ viết như vầy" Anh Tám, để tui kể cho anh nghe 1 chuyện vui..."
Trong Từ Điển VV cũng thấy có cuốn để là chuyện vui, chuyện cười ( để VV scan ) có cuốn để là truyện cười.
VV còn thấy có cuốn từ diển dịch chữ LIMOUSINE là xe hòm (Theo người Việt mình hiểu thì XE HÒM có nghĩa là xe chở quan tài , còn tiếng Anh có nghĩa là 1 loại xe chở khách rất sang trọng)
Chữ nào đúng chữ nào sai VV không biết đâu, nhưng nếu có ai bảo "để mình kể cho VV nghe 1 CHUYỆN CƯỜI "thì VV sẽ tự hiểu là chữ CHUYỆN, còn có ai nói " VV, mình có 1 cuốn TRUYỆN CƯỜI vui lắm" thì VV sẽ hiểu là chữ TRUYỆN.
Chúng ta thường tự hào là tiếng Việt Nam rất là phong phú, nhưng đôi khi VV cũng cảm thấy rất là bỡ ngỡ khi tìm nghĩa của 1 từ nào đó nhất là những chữ ghép
TRUYỆN CƯỜI hay CHUYỆN CƯỜI chữ nào đúng chữ nào sai, mời các cao thủ về Việt ngữ giải thích dùm nha, hellomy9 đang làm ở nhà xuất bản có lẽ sẽ có câu trả lời chính xác
VV cũng thấy rất nhiều website VN đề là Chuyện Cười
http://www.giapham.com/f...d2acaf397f&showforum=16
http://www.binhcang.com/chuyenvui.html
http://www.ninh-hoa.com/...oa_ChuyenVuiCuoi-01.htm
http://www.hongvulannhi.com/vuicuoi.htm
http://www.phuongvy.com/next/Jokes/jokes.htm
http://www.go2viet.com/1_2271.htm
Cuốn này đề là TRUYỆN CƯỜI
Như vậy chữ CHUYỆN CƯỜI là đúng đó quynhgiaovn
Trích đoạn: quynhgiaovn
Đó là mục Chuyện cười. Nhưng mình thắc mắc, không biết là Chuyện hay Truyện. Trong từ điển thì không có Chuyện cười. Cái này rất hay nhầm, mong các bác giải thích cho anh em hiểu thêm về tiếng việt
Chào QGVN,
Để trả lời thắc mắc của bạn.
NH xin trích 1 đoạn văn của tác giả Chấn Võ - bài :
TIẾNG VIỆT CỦA CHÚNG TA
Chấn Võ
CHUYỆN hay TRUYỆN ?
Tôi nhấn mạnh tôi là một người sinh trưởng tại miền Nam Việt Nam là tôi có ý muốn nói một cách rất trèo cao là tôi ngồi chung xuồng với ông Trần Văn Khê vì ông TVK là người miền Nam. Xin thưa rõ là tôi chưa hề quen biết ông TVK. Mới đây tôi được biết nhạc sư Trần Quang Hải là con trưởng của ông TVK. Tôi chỉ biết tên một người con trai thứ của ông TVK là anh Trần Quang Minh hiện là một kiến trúc sư tại VN vì anh Minh là bạn rất thân của một người cháu họ của tôi.
Qui Luật Chung?
Tôi cố phân tích và đi đến hai qui luật về CHUYỆN và TRUYỆN như sau:
Thứ nhất, -- Chuyện: liên quan đến nói, kể, v.v. -- Truyện: liên quan đến đọc, viết, v.v.
Thứ nhì, -- Chuyện: ngắn, đơn giản -- Truyện: dài, tình tiết (phức tạp).
Một số bạn đồng ý với phân-tích nầy của tôi. Có lẽ từ nay về sau chúng ta nên giản dị hóa vấn đề nầy với hai nguyên tắc nói trên, dù các từ điển xuất bản trong nước hiện giờ có vẻ như "thích" TRUYỆN hơn là CHUYỆN. (3)
Người Miền Nam Thích CHUYỆN Hơn.
Tuy nhiên, tôi đã lớn lên trong Nam nên tôi biết hai qui luật nói trên không luôn luôn đúng với người miền Nam. Người miền Nam nói là "chuyện cổ tích" chứ không phải là "truyện cổ tích" như trong từ điển. Không phải họ nói sai vì họ viết sai chính tả. Người miền Nam phân biệt rất rõ CH và TR, chứ không lẫn lộn như khi họ phát âm D, V và GI. Tôi có nhận xét là người miền Nam dùng chữ CHUYỆN trong hầu hết các trường hợp; chỉ khi nào họ muốn nói về quyển sách thì người miền Nam mới dùng chữ TRUYỆN, thí dụ "đọc truyện Tàu." Thật vậy, người miền Nam, ít nhất là cho đến năm 1975, nói "Anh có đọc CHUYỆN 'Hương Rừng Cà Mau' của Sơn Nam chưa?" chứ họ không nói TRUYỆN; không theo cả hai qui luật nói/đọc và ngắn/dài bên trên! Họ cũng nói "Chuyện Lục Vân Tiên."
Nếu chúng ta vẫn còn muốn tìm một giải thích, tôi sẽ mạo muội góp ý là có lẽ vì tính xề xòa của người miền Nam, có thể nói là lười khi phát âm. (Xin các bạn đừng nghĩ tôi nói xấu người miền Nam vì tôi và cha mẹ, ông bà tôi cũng là người miền Nam.) Nếu chúng ta phát âm chữ "CHA" chẳng hạn, chúng ta sẽ có thể hầu như không cần phải động đậy môi và lưỡi [mumbling], nhưng chúng ta không thể phát âm chữ "TRA" như thế được! Nếu CHUYỆN và TRUYỆN hoàn toàn khác biệt về ý nghĩa thì chắc chắn người miền Nam đã phát âm phân biệt rồi (như TRÒ và CHÒ, TRÍ và CHÍ, TRẢ và CHẢ, v.v.) Đàng nầy CHUYỆN và TRUYỆN lại có ý nghĩa khá gần nhau, nên có lẽ vì thế mà người miền Nam thích CHUYỆN hơn (không tốn nhiều sức để phát âm)?
Và có lẽ vì cùng lý do mà ngừời miền Nam phát âm "Z" [D] thay vì "GI" và "V." Một số người miền Nam thuộc lớp cha chú của chúng ta (và có ít nhiều học vấn) phát âm "BZ" cho "V;" như phần đông chúng ta từng nghe Cụ Trần Văn Hương nói chuyện trên đài phát thanh hay đài truyền hình trước tháng 5/1975. Có lẽ phụ âm "B" đã bị bỏ rơi (cho đỡ phí sức!) nên chỉ còn lại âm "Z" thôi.
Mong phần nào giải thích giúp bạn.
Nếu QG còn thắc mắc thì xin mời vào phòng Học đường để đặt câu hỏi.
Chúc QGVN dạo chơi diễn đàn vui vẻ nhen.
Trước khi hầu chuyện cùng các bạn về cái chuyện “rắc rối” của 2 chữ truyện và chuyện, TC xin đưọc mạn phép “vẽ” ra một cái chữ:
傳
chữ này là tiếng Hán, khi phiên âm theo lối người Việt-Hán Việt- sẽ có ba âm khác nhau: truyền, truyện, và truyến. Theo HV Tự điển của Thiều Chửu chữ này được giải nghĩa như sau:
1 : Truyền. Ðem của người này mà trao cho kẻ kia là "truyền". Như "truyền vị" [傳位] truyền ngôi, "truyền đạo" [傳道] truyền đạo, v.v. 2 : Sai người bảo. Như "truyền kiến" [傳見] truyền cho vào yết kiến. 3 : Một âm là "truyện". Dạy bảo. Như "Xuân Thu Tả thị truyện" [春秋左氏傳] họ Tả giải nghĩa kinh Xuân Thu để dạy bảo người. 4 : Truyện ký. Như "Liệt nữ truyện" [列女傳] truyện các gái hiền. 5 : Một âm nữa là "truyến", nhà trạm. Nhà để đưa kẻ đi đón kẻ lại cũng gọi là truyến.
Từ thời xa xưa chỉ có một cái chữ này mà thôi. Cho cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Tại sao nói vậy? Vì trước khi tiếng Việt được La tinh hóa, tức là viết bằng mẫu tư a b c... như chúng ta bây giờ đang viết, các cụ ngày xưa chỉ biết “vẽ” có một chữ 傳 thôi. Khi “vẽ” như vậy thì cho dù ở miền nào, phát âm như thế nào, truyện hoặc chuyện hay thậm chí chiện, tziện... đi nữa cũng chỉ “vẽ” một chữ đó, không có chữ thứ hai. Nhưng từ khi chúng ta La-Tinh hóa tiếng Việt, thành chữ Quốc Ngữ bây giờ, thì bắt dầu nẩy sinh sự cố. Người nào phát âm TR thì đòi viết Truyện, ai phát âm CH thì nằng nặc đòi viết Chuyện.
Nhưng sẽ không có gì xẩy ra, nếu các cụ thời xưa, khoảng thế kỷ 19 khi chữ Quốc Ngữ bắt đầu phát triển mạnh, chấp nhận truyện và chuyện đồng nghĩa. Cả hai cùng chỉ một ý là : một cái gì đó được truyền từ người này tới người khác, thế hệ này sang thế hệ khác; qua sách vở, lời nói,( nghĩa 2 và 3 trong tự điển Thiều Chửu). Khi truyện và chuyện vào đến trong Nam, thì người Hòn Ngọc Viễn Đông, vốn phân biệt rõ ràng TR và CH, không chấp nhận chuyện hai từ trên là đồng nghĩa. Các vị mới đặt ra truyện là trên sách in, chuyện là ở lời kể cho nhau nghe. Vậy cũng được, người Nam Kỳ đã thông thái làm cho chữ nghĩa tiếng Việt tinh tế hơn cái ban đầu vay mượn ở tiếng Hán. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy, chẳng bao lâu khi kỹ thuật in ấn lan tràn, "Chuyện" lúc trước được kể nhau qua lời nói, nay được in thành sách. Chúng ta có Chuyện Cười, Chuyện Cà Kê, Chuyện Tình Kể Trước Lúc Rạng Đông... trên sách!, và chúng bắt đầu rối trí không biết khi nào nói chuyện, chuyện trò, chuyện vãn, và khi nào viết truyện, đọc truyện......
Trước khi hầu chuyện cùng các bạn về cái chuyện “rắc rối” của 2 chữ truyện và chuyện, TC xin đưọc mạn phép “vẽ” ra một cái chữ:
傳
Chào TC,
Cảm ơn TC đã có bài giải thích rõ ràng về 2 chữ "truyện" và "chuyện".
NH xin hỏi muốn thấy cái chữ mà TC "vẽ" ra... NH phải làm thế nào?
NH chỉ thấy 1 cái ô hình chữ nhật (đứng) thôi hà.
Xin cảm ơn TC trước.
TB:
NH có download bảng chữ Hán-Nôm ở trang chủ của VNTQ, install rồi... mà không hiểu sao... cũng không đọc được các bài trong thư viện. Chỉ thấy toàn là "hình học không gian" !!!
"Truyện" hay "Chuyện "
7_chìm cảm ơn VV, NH, TC đã giải thích 2 chữ : "Truyện" và "Chuyện". Đã từ lâu 7 cũng muốn hỏi trên DĐ. Nhưng hơi ngại. Vài hàng ví dụ : "Bạn ơi ! mình có "Chuyện" này, để mình kể cho bạn nghe...". Hoặc : "Mình vừa đọc 1 "Truyện" ngắn "Trăng Mùa Đông " của tác giả ...." Đó là những câu nói hay viết, 7 thường áp dụng... Theo 7 thấy, nay các Sư Muội, Sư Đệ đã phân tích thật rõ ràng 2 chữ "Truyện " và "Chuyện" rồi. Thế là từ đây, 7 an tâm sử dụng - không còn đắn đo gì nữa cả... Chúc các Sư Muội, Sư Đệ vui vẻ - an lành. Thân tình VDN http://vnthuquan.net/die...3323&mpage=1&key=#43509
(vnthuquan.net)
|