Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Hồi ký của Tư Lé : SÀI GÒN, Tuổi Trẻ, Vào Đời, Nhập Trại và Chạy Trốn
Tu Le
#21 Posted : Sunday, August 28, 2016 6:50:16 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Các Chị,em, thân thương của TL,

Đứt đoạn quá lâu vì . . .vì . . .đủ thứ chuyện trên trời, dưới đất cho nên Hồi Ký của Tư Lé bị ngộp thở !

Nay, đã tới ngày chống gậy ... cho nên lại cố gắng đi cho hết đoạn đường trầm luân .... nghĩa là TL sẽ đích thân gửi tiếp phần còn lại của Tập Hồi Ký nầy.

Xin đừng sốt ruột. Nhất định là hoàn tất cuộc đời của Tu Lé qua tập Hồi Ký nầy.

Xin đón đọc.

Tình thân,
Văn Quân/Tư Lé

Tu Le
#22 Posted : Monday, August 29, 2016 4:15:26 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
https://postimg.org/image/euv8vcx9x/236cb226/


Xóm trên ngày nay
1- Nhà ba mẹ người viết. 2- Hương lộ đi xuống Xóm dưới Cây Bàng. 3- Nhà xứ. 4- Nhà bếp. 5- Lầu chuông. 6- Trường Nữ. 6 bis- Trường Nam (?) 7- Dãy phố vợ chồng chị Đào ở. 8- Hẽm đấp đi vào Đất Thánh (nghĩa địa của nhà thớ) Hẽm nầy ăn thông vơi con lộ cũ dọc theo bờ sông đi xuống xóm dưới. 9- Hẽm vào dòng nữ tu Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. 10- cầu nhỏ xi măng ngang rạch Thủ Thiêm để đi vào Dòng tu. 11- Nhà nguyện riêng của dòng tu Mến Thánh Giá. 12&13 - Nóc nhà thờ đã được tân tạo. 14,15,16 – Đất Thánh nay đã bị ủi bằng. 18 Nhà cậu Chín Ngọt. 19- Nhà ông Mười Vàng bị Tây bắn trên cầu Ông Cậy rồi thả trôi sông. 20-Khu cơ xưởng của hảng CARIC.

(Tiếp theo kỳ trước)


Dãy nhà đối mặt với nhà của ba mẹ có một tiệm bán tạp hóa. Chủ tiệm cũng là chủ của dãy phố nầy. Căn phố số 5 là căn phố của gia đình chú Toàn, một người Bắc di cư từ năm 1945 bây giờ bí mật hoạt động cho Việt Minh nằm vùng ở Thủ Thiêm kể từ ngày có lệnh của Việt Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoạt động của chú Toàn bị “bao bố trùm mặt gật đầu tố giác”, lính Lê Dương của đội Sáu bắt đem treo cổ trên kèo sắt nhà tôn chợ Thủ Thiêm. Chợ nầy nằm ngay đầu hảng tàu CARI và song song với con đường từ Giồng Ông Tố xuống tới cầu nổi bến phà Thủ Thiêm thường được gọi là bến đò trên. Bến phà đối diện phía bên kia sông Sài Gòn nằm kề cận với bộ chỉ huy quân đội Pháp và sát với một khu nhỏ có đặt 2 lòng súng trọng pháo mũi súng hướng về phía bờ sông Sài Gòn gần chợ Thủ Thiêm. Mỗi sáng, hai họng súng nầy phát ra hai tiếng nổ liên tục để báo cho dân chúng biết là đã tới giờ đi làm, không còn được là biếng lăn lộn ngủ nướng nữa.

Nhà thờ Thủ Thiêm ngày nay chỉ còn có lầu chuông đạp chân, nhà xứ của linh mục quản nhiệm và nhà bếp là có vẽ còn dáng nguyên thủy, phần còn lại toàn bộ nhà thờ thì đã được tân tạo vì nhà thờ cổ bắt đầu xiêu vẹo hư hỏng. Chính mắt người viết được mục kích công trình tân tạo nầy từ đầu nhưng lúc đó vẫn chưa được hoành tráng như ngày nay. Đặc biệt là lầu chuông thì không phải dùng dây để kéo nhưng mỗi khi có lễ lạc hoặc tới giờ nguyện kính sáng, trưa, chiều, tối thì có “ông từ giữ nhà thờ” lên trên lầu đó để đạp chuông. Người viết cũng đã từng leo lên lầu đó để đạp chuông thế cho ông từ chỉ là vì ham vui mà không còn sợ nguy hiểm có thể trượt chân rớt xuống gảy xương vỡ óc. Nếu quý vị nào đã được nhìn thấy Lăng Cha Cả ở Tân Sơn nhứt thuở trước ngày 30/04/1975 thì cấu trúc nhà thờ cổ Thủ Thiêm cũng có những vật liệu và hình dạng xây cất tương tựa như thế.

Hồi đó, trường Nam tiểu học nằm trên đường hẽm đấp đất đi vào đất thánh. Các bà phước Thủ Thiêm thì rất là châm phương khi thi hành chức nhiệm cao cả gỏ đầu trẻ cho nên học sinh dễ bị ăn roi mây nếu mấy bà thấy giáo đi tu nầy bị học trò chọc giận. Lớn lên kể lại điều nầy có người góp ý rằng chắc là bì dồn nén tâm lý nên trúc giận lên hai bờ mông "no tròn" của đám con nít học sinh. Trường Nam có hai lớp chính bậc tiểu học đồng hời chuẩn bị cho các học sinh Nam rước lễ vỡ lòng và thêm sức theo nghi lễ Kitô giáo. Dì Hai Nhật lớp dưới trường Nam hơi quá nghiêm, cho nên đứa nào cũng sợ; không có đứa nào khỏi được dì Hai “bà chằng” ban tặng roi mây. Ngược lại khi qua lớp trên với dì Sáu Vui thì các trò Nam rất vui thích thoải mái bởi vì Dì Sáu Vui dễ thương và hiền như ma. sơ. Học trò trường Nam cấm léo hánh qua trường nữ. Chắc sợ mấy cậu học trò nam con nít sang dụ giỗ mấy trò nữ trẽ con đi đánh đáo chăng?

(Còn tiếp
Phượng Các
#23 Posted : Monday, August 29, 2016 3:29:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thấy trong bài có nói tới cầu Ông Cậy, lục tìm trên Net thì thấy hình cầu như sau:



Tu Le
#24 Posted : Monday, August 29, 2016 5:08:58 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
[URL=http://472.photobucket.com/user/nguyencongtanh/media/Cau%20Ong%20Cay.jpg.html]


Chị PC thân mến,


Tư lú lẩn rồi! Không biết phải làm sao để load hình ảnh kèm theo bài viết của mình.

Sẽ viết về lịch sử Thủ Thiêm và Cầu Ông Cậy

Tình thân.
TL
Tu Le
#26 Posted : Monday, August 29, 2016 5:22:09 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
(tiếp theo kỳ trước)

Viết thêm vì có chị PC thắc mắc)

http://i472.photobucket.com/albums/rr83/nguyencongtanh/Cau%20Ong%20Cay%202_1.jpg

[/img]

Lịch sử Thủ Thiêm cách nay hơn 40 năm kể từ sau 30/04/1975

Xin lưu ý: Bài nầy đã được soạn giả Tu Le Nguyễn Công Tánh đăng trên Phố Cũ Đặc Trưng Từ ngày 28/10/2003 đến nay

Thủ Thiêm chỉ cách thành phố Sài Gòn có một con sông rộng khoảng một ngàn mét, tưởng gần nhưng hoá ra lại xa. Thủ Thiêm từ bao nhiêu đời đã bị sách vở bỏ quên không thèm ngó tới.

Sinh ra ở miền Tây nhưng lại được nuôi dưỡng lớn lên ở đất Thủ Thiêm, từ lúc nhỏ tới tuổi đi học đánh vần ABC, qua thời Kháng Chiến Nam Bộ dưới thời Pháp tái chiếm Đông Dương, lớn lên cưới vợ Sài Gòn mang xuống đò đưa về Thủ Thiêm ở chung với cha mẹ, thời gian thật khá dài để người viết thấy Thủ Thiêm ì ạch thay đổi theo thời gian.

Thủ Thiêm ngày đó phải kể là bắt đầu từ giòng Ông Tố, xuống Bến Đò Trên, qua cầu Ông Cậy, tới Xóm Dưới thường được gọi là Xóm Cây Bàng và tiếp tục đi xuống nữa để tới đồn phòng thủ thời của các ông vua đầu đời nhà Nguyễn mà trong lịch sử gọi là đồn "Giác Ngư" (Về sau, thời Pháp thuộc vi trí của đồn nầy có thể là nơi xây cất những bồn chứa săn dầu thường được gọi là Kho săn Nhà Bè. Kho Săn nầy có lần bị cháy lớn, khói đen bốc lên cao cả ngày chưa dứt, không biết có phải vì bị kháng chiến đột kích hay không) . Xin giới hạn đến đồn nầy vì thuở nhỏ người viết "sợ ma" không dám đi xa hơn.

Thủ Thiêm thời Gia Long là vùng đất của nhóm ghe cướp gọi là Tàu Ô mà phần đông là hạng người tứ chiến giang hồ từ nước Trung Hoa chạy vào miền Nam và được họ Nguyễn dung nạp cho qua trú cư ở Thủ Thiêm.

Từ bến đò dưới cuối đại lộ de La Somme (sau gọi là đại lộ Hàm Nghi) tức từ cột cờ Thủ Ngữ, mà thời Pháp người thường dân gọi là Point des Blagueurs ở phía Sài Gòn, (xin tạm dịch là: Địa điểm dành cho những người tán gẫu, (không biết địa điểm nầy ngày nay đã thay đổi ra sao), phải xuống các bậc thềm đá xanh để xuống đò chèo qua sông Sài Gòn rồi lên bến đò dưới ở xóm Cây Bàng, Thủ Thiêm

Bến đò dưới thời đó là một nhà sàn lợp lá dừa nước cất lấn ra bờ sông và một chiếc cầu ván vừa đủ một người đi chạy dài ra ngoài sông khoản 60 mét gọi là cầu đò xóm dưới. Chiếc cầu nầy càng ra xa thì càng hẹp đi cứ mỗi khi nước "ròng " (tức là khi mực nước sông xuống thấp) thì hành khách qua đò bước lên cầu nầy phải thật cẩn thận nếu không sẽ bị trượt chân té xuồng "sình" (tức đất bùn trơn trợt). Những con đò đưa khách sang sông Sài Gòn đóng theo kiểu trong Nam, hai người chèo, người chèo phía sau dùng chân để điều khiển cần tay lái, có một sạp lót ván cho vài người ngồi còn bao nhiêu đều phải đứng. Số người chuyên chở cho mỗi chuyến đò không nhất định nhưng ít nhất phải được khoảng 10-15 người khách thì đò mới chịu tách bến; đông khách nhất là buổi sáng giờ đi làm và buổi chiều giờ tan sở: có lúc vì tham lam ghe đò chở quá khẳm đến độ bờ ghe chỉ cách mực nước khoảng 20 phân tây (xin nói rõ 20 phân Tây= 20 cm !): sóng yên gió lặng thì tạ ơn trời phật, gặp lúc mưa gió lớn thì phú dâng hồn xác cho hà bá! Trong thời thơ ấu, đã chứng kiến biết bao nhiêu lần tai nạn chìm đò thảm thương nhất là những vụ chìm đò vì bị các chiếc tàu buôn ngoại quốc khi quay mũi tàu trên sông Sài gòn xả hết tốc lực quạt chân vịt nổi sóng xô đẩy chiếc ghe đò nhỏ bé đầy ập hành khách lật bổ giữa lòng sông trong khi những tên thuỷ thủ ngoại quốc trên bon tàu đứng chống tay nhìn xuống miệng cười hô hố vui thích! Đó là đò chèo của bến đò dưới Thủ Thiêm
.
Từ bến đò dưới ở phía Thủ Thiêm, dọc theo bờ sông là những dãy nhà sàn lụp sụp lợp lá dừa nước chạy suốt dọc dài xuống phía dưới nữa, đối diện ngang với kho 10, kho 5 (kho hàng của bến tàu "Thương Cảng" Sài Gòn). Phần lớn những nhà nầy đều có một chiếc ghe nhỏ "tam bản" đóng bằng 3 miếng ván để chèo ra khơi cập hong tàu buôn ngoại quốc vào sông Sài Gòn, đu dây lên tàu để mua hàng lậu thuế rồi tuột xuống quay trở vào bờ Thủ Thiêm .

Lên đò, quẹo về phía tay mặt khoản 50 mét là chợ nhóm ngoài trời của ấp Cây Bàng, mặt hàng buôn bán ở chợ thường là cá, tôm, tép lưới câu từ sông Sài Gòn hoặc đi xúc, đi câu treo từ trong ruộng đưa ra. Một vài hàng tạp phô mắm, muối, đồ gia vị, tuy không dồi dào nhưng cũng đủ cung ứng cho cả ấp. Cũng có nhà ở bờ sông đặt vài bàn bi da loại có lỗ, 12 trái banh (khác với loại bi da 3 trái banh). Từ chợ đi thẳng sâu vào bên trong là vùng đất ruộng mà ngày trước người viết thường hay xách rỗ và chai đựng từ xóm trên xuống đi vào trong đó để hớt cá lia thia. Sau lưng chợ Cây Bàng là một dãy phố 18 căn mới cất so với dãy phố cũ 10 căn cùng một hướng.

Con hương lộ từ bến đò chạy song song với sông Sài Gòn đi dài xuống đến kho 5, kho 10: dọc sát bờ sông là những trụ sắt chôn xuống đất với xi măng (Cement) trộn đá sỏi chèn cứng dùng cho các tàu buôn ngoại quốc cột giữ tàu để đợi tới phiên lên hàng ở các nhà kho phía Sài Gòn. Càng đi xuống xa về hướng đồn Giác Ngư thì nhà ở càng thưa thớt, quang cảnh có vẻ âm u vắng lạnh. Người viết ngày nay còn một ấm ức trong lòng là chưa tới được đồn Giác Ngư vì hồi đó sợ ma, lúc đã lớn lên thì không còn dịp nào để tới chỗ đó, cho nên bây giờ cứ tiếc hoài!

Từ bến đò bước lên thì gặp ngay nhà của cha mẹ người viết bài nầy, sát với lề đường (Ở River Side! Ở ngoại quốc chỉ có dân triệu phú mới dám cất nhà sát bờ sông).Trước đó thời Nam Bộ Kháng chiến, nhà cũ của cha mẹ người viết ở Xóm Trên. Căn nhà Xóm Dưới Cây Bàng chỉ được cất sau ngày Tây gần rút lui khỏi Việt Nam.

Cũng xin nói qua sơ sơ về vùng kháng chiến Thủ Thiêm. Vào thời nầy, vùng kháng chiến Thủ Thiêm do hai ông Bảy Môn, Mười Lực của Bình Xuyên làm chỉ huy lực lượng đánh Tây. Hai ông nầy người viết chưa bao giờ được gặp mặt nhưng mẹ già 98 tuổi (Năm nay đã được 100 tuổi) [ viết lại cập nhật cho đúng:Mẹ chết lâu rồi, hơn 100 tuổi]hiện còn sống [viết lại cập nhật cho đúng:trong nghĩa trang] ở bên Mỹ biết rất rành rọt về hai ông Bảy Môn, Mười Lực. Tuy nhiên có một chuyện mà người viết còn nhớ mãi cho đến ngày nay về tổ đánh Tây của Xóm Dưới: đó là việc tổ kháng chiến lấy cây giả làm ụ súng cà nong (Cannon) đặt dưới gầm cầu ông Cậy chĩa qua hướng các tàu chiến của Tây đậu dọc bờ sông Sài Gòn ở cuối đường Catinat để thị uy, (trước khách sạn Majestic; đường nầy sau đổi là đường Tự Do); hậu quả là súng đại liên trên tàu chiến của Tây bắn qua như mưa khiến bà con chạy lăn cù lăn chiên (trong số đó có cha của người viết bài nầy). Dù là đồ giả để chống lại đồ thiệt, nhưng cũng làm cho giặc Tây e dè vùng kháng chiến Thủ Thiêm nhất là vùng Xóm Dưới Cây Bàng.

Từ bến đò dưới Thủ Thiêm quẹo về phía trái khoảng 10 mét là cầu ông Cậy. Chiếc cầu nầy là một di tích lịch sử đáng được bảo tồn. Từ Sài Gòn, cuối đường Charner (Nguyễn Huệ), nhìn thẳng qua Thủ Thiêm chúng ta có thể nhìn thấy chiếc cầu nhỏ lịch sử đó. Cầu làm bằng xi măng cốt sắt vừa đủ rộng cho một chiếc xe chở hàng cỡ nhỏ chạy qua, hai bên có hai bậc thềm thấp dành riêng cho người đi bộ có bờ lan can an toàn suốt dọc chiếc cầu nhỏ bé. Chiếc cầu có thể ngày xưa do một viên quan võ triều đình nhà Nguyễn cai trị vùng Thủ Thiêm đứng chỉ huy xây cất cùng một lúc với con đường hương lộ cho nên dân chúng trong vùng gọi là cầu ông Cai (tức cầu do ông quan Cai trị xây cất) nhưng lâu ngày có thể đọc trại đi là cầu ông Cậy (nếu bạn nào biết rõ xin làm ơn bổ túc cho tên gọi của chiếc cầu nầy). Con rạch chảy ngang dưới chiếc cầu là một nhánh thật nhỏ của sông Sài Gòn cũng gọi là Rạch Ông Cậy. Sở dĩ chúng tôi gọi là "một di tích lịch sử bởi vì nó là nơi mà lính Tây dùng làm pháp trường để bắn chết thả trôi sông những người đánh Tây ở vùng Thủ Thiêm bị họ bắt được sau những cuộc bố ráp, đốt phá mà dân Thủ Thiêm gọi là "bao bố nhìn mặt": Tây mua chuộc người địa phương, cho trùm bao bố lên đầu để dấu tung tích rồi cho ra nhìn mặt những người bị Tây bắt trong những cuộc lùng xét: người nào bị bao bố gật đầu thì kể như đi tắm sông ở cầu ông Cậy.

Chiếc cầu và con rạch Ông Cậy phân chia Thủ Thiêm thành 2 xóm: Xóm Trên và Xóm Dưới. Xóm dưới chúng ta đa đi qua; bây gờ chúng ta đi lên Xóm Trên sau khi bước ngang qua cầu ông Cậy.

Đúng ra ngày xưa, chắc là lâu lắm, con rạch ông Cậy có tới 2 cái cầu: một cái sát bờ sông Sài Gòn chỗ miệng cửa con rạch và một cái nữa tức là cái cầu thứ 2 cũng bắt ngang qua con rạch nhưng hơi xế về phía trong một chút, cách cái cầu thứ nhứt chừng 50 mét. Cái cầu thứ 2 nầy nối con hương lộ thứ nhì tới dãy phố 18 căn ở xóm Cây Bàng bây giờ biệt tâm biệt tích không còn dấu vết nào và chỉ còn cái cầu sát với bờ sông Sài Gòn ngày nay mà người Sài Gòn có thể đứng ở đầu đường Charner (Nguyễn Huệ) ở bên nầy bờ sông nhìn thẳng qua Thủ Thiêm để nhìn thấy nó.

Nghe đồn bây giờ đang có chương trình phát triển vùng Thủ Thiêm, các vùng gần bờ sông Sài Gòn, kể cái cái cầu ông Cậy lịch sử cũng sẽ bị san bằng ủi sập và nếu như vậy thì kẻ nầy chỉ còn biết dụi mắt khóc thầm tiếc nuối cho một di tích lịch sử bị mai một! Bạn nào có dịp về thăm quê nhà, hãy đi đò qua Thủ Thiêm, hỏi thăm dân tình ở đó chỉ cho biết rồi đến đứng trên chiếc cầu ông Cậy nhỏ bé nầy nhìn qua phía bên kia sông Sài Gòn nguy nga sáng lạng rồi ngó xuống lòng nước để bùi ngùi tưởng niệm cho những người kháng chiến vô danh đã từng bị kẻ ngoại quốc xử tử bắn chết trên chiếc cầu nầy rồi quăng xác xuống rạch.

Cũng xin nói thêm, hồi đó, có lần người viết cũng bấm gan làm liều phiêu lưu đi dọ thám sâu xuống miệt dưới với ý định tới thăm đồn Cá Trê một chuyến bởi vì nghe mẹ già kể lại rằng đồn nầy đã từng đụng độ hết quân Tây Sơn rồi lại đụng độ với quân Pháp khi họ đưa tàu binh vào sông Nhà Bè để đánh chiếm Sài Gòn. Đi dọc trên con lộ trải nhựa nứt nẻ đầy ổ gà, khi hết ranh giới của xóm Cây Bàng thì sẽ gặp một chiếc cầu bằng xi măng bắt ngang một con rạch nhỏ. Lấy can đảm đi một đỗi nữa thì tới một cái cầu nhỏ khác rồi tới một cái cầu lớn hơn bắt ngang một con rạch khá lớn gọi là rạch Ba Chia. Sở dĩ gọi là rạch Ba Chia vì khi đi sâu vào miệt ruộng, con rạch nầy chia ra thành 2 nhánh, một nhánh nước chảy về hướng đông bắc, còn nhánh nhỏ kia chảy xuống hướng đông nam. Trước khi tới cầu rạch Ba Chia thì thấy phế tích của một ụ đồn bót nằm chơi vơi sâu về phía bên trong đồng ruộng. Tới đây thì kẻ thám hiểm bắt đầu bụng đói và sợ ma, muốn quay về vì thấy mình bị chơi vơi đơn độc quạnh quẽ quá mức nhưng không hiểu tại sao đôi chân cứ tiếp tục cuộc hành trình. Rồi lại tới một cái cầu nữa bắt ngang qua một con rạch nhỏ. Kẻ thám hiểm đứng trên cầu nầy ngó quanh ngó quẩn nhưng vẫn không thấy tăm dạng của đồn Cá Trê nó nằm ở đâu trong khi trời đã về chiều, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Thôi, tới đây thì đành bỏ cuộc, kíp mau quay về kẻo bị ma trơi, ma gáo bắt dấu nhét đất vào miệng! Sau nầy mới biết rằng chỉ cần tiến bước thêm chừng một cây số nữa thì sẽ gặp được đồn Cá Trê, tiếc ơi là tiếc !
(còn tiếp)
Phượng Các
#25 Posted : Monday, August 29, 2016 5:24:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: Tu Le Go to Quoted Post
Chị PC thân mến,

Tu nhờ chị click link sau đây rồ dem về 2 bức ảnh Cầu Ông Cậy và cầu bến đò dưới có du khách đang du ngoạn:https://www.flickr.com/photos/tedphamepsoft/7413792694/in/photostream/lightbox/

Tư lú lẩn rồi! Không biết phải làm sao để load hình ảnh kèm theo bài viết của mình.

Anh vào trong mục sau đây coi thử xem sao nhé!
http://forum.phunuviet.o...3_Lam-sao-post-hinh.aspx
Tu Le
#27 Posted : Monday, August 29, 2016 7:07:45 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
[/URL][/img]
Chị PC,

Tư đã lấy xuống từ link nầy.

Hình do TL editing


tình thân
Tu Le
Vũ Thị Thiên Thư
#28 Posted : Tuesday, August 30, 2016 8:10:52 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Anh Tu Le
Mưng anh về nhà
beerchug
Phượng Các
#29 Posted : Tuesday, August 30, 2016 11:06:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thì ra đây là bài đăng lại, anh có tính in thành sách các hồi ký này không ? dạo sau này anh TL còn viết lách, khảo cứu gì thêm ? Các bài hồi ký của anh rất có giá trị, vì người dân ở VN nghe đâu 3 phần tư là sanh sau 75, họ đâu biết gì nhiều chuyện ngày xưa .
Tu Le
#30 Posted : Wednesday, August 31, 2016 4:09:04 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Thì ra đây là bài đăng lại, anh có tính in thành sách các hồi ký này không ? dạo sau này anh TL còn viết lách, khảo cứu gì thêm ? Các bài hồi ký của anh rất có giá trị, vì người dân ở VN nghe đâu 3 phần tư là sanh sau 75, họ đâu biết gì nhiều chuyện ngày xưa .


ChịPC,

Bộ VSTK tới quyển 12 (quyển chót) sắp xong. (hình như chi PC đa có bốn quyển 1,2,3,4 ?)
Ngoài ra:

- Hiệu khảo Toàn bộ Tranh Oger . (1/2 phần)
-Trống Đồng Việt Nam
-Tên đường Phố Sài Gòn Xưa Nay
-Tên Đường Phố Hà Nội Xưa Nay
- Bãi Cát Vàng Hoàng Sa-Trường Sa
- Hiệp Định Geneva và Nỗi đau 60 năm mất nước
-Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản

- . . . . .
và còn nhiều quá dự định về Văn Hóa (Projects), không biết có còn kịp không!

Sở dĩ vắng lâu không lên mạng là vì phải làm luận án Thạc sỹ Thần Học ở Notre Dame University. Đã xong MA. Ths với hạng ưu.

Chị có thể nào giúp một tay?

Tình thânb.
TL

Phượng Các
#31 Posted : Thursday, September 1, 2016 1:07:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tuỳ việc thích hợp với khả năng và thì giờ hay không, anh TL ạ
Tu Le
#32 Posted : Thursday, September 1, 2016 4:20:51 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Tuỳ việc thích hợp với khả năng và thì giờ hay không, anh TL ạ


Chị PC,

Dự án phục hồi và ghi chú OGER gồm có 700 trang hình. TTL đã thực hiện được 50 trang, đã in và đóng thành Tập



Phần còn lại Chị PC dư sức làm được. TL sẽ cung cấp tài liệu và cách làm.

Phải là thành phẩm mang tên của chị chứ!
Dưới đây là một trang mẫu:


÷ñÒ1...2õæ÷


Chị PC sẽ thực hiện những điều mà chưa ai làm trước đây như:

- Ghi chú bằng Việt, Anh, Pháp dưới mỗi bức hoạ.
-Ghi chú mấy hàng chữ hÁN nÔM (MỰC ĐỎ)
-Làm sạch trang hình .....

MỘT SỐ SÁCH ĐÃ VIẾT XONG:


Tình thân
TL
Phượng Các
#33 Posted : Friday, September 2, 2016 10:49:40 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Anh TL ơi,
Không biết dựa vào đâu mà anh cho PC tui nhiều tài năng quá vậy ? Tiếng Pháp thì quên hết, tiếng Hán Nôm thì ăn đong, tiếng Anh thì ba rọi, ...Anh tưởng tượng nhiều lắm đấy! Tốt hơn là anh nên rao lên xem coi có ai cùng tâm chí như anh thì họ cộng tác ...

À, cái tên Oger tra trong net thì không thấy hiện lên gì cả ...

Anh nghiên cứu trống đồng mà có thấy cái nào chưa ? Trong bảo tàng nghệ thuật Châu Á ở San Francisco có một cái ...
linhvang
#34 Posted : Monday, September 5, 2016 9:26:15 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Anh Tư đi chơi lâu quá mà cũng tìm được đường về nhà, giỏi nha!
Tu Le
#35 Posted : Wednesday, September 7, 2016 3:47:23 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: linhvang Go to Quoted Post
Anh Tư đi chơi lâu quá mà cũng tìm được đường về nhà, giỏi nha!

*Chị Linh Vang thân mến

TL cứ tưởng chị đã xếp bút nghiên lên đường hưu trí rồi chứ!

Cám ơn Chi đã hỏi thăm. Còn nghe thấy được lời hỏi thăm nhau là quý lắm rồi đó chi LV ơi.

Tình Thân.
TL.

*Chị PC thân mến,

- Nghiên cứu trống đồng Việt Nam, nhưng TL hiện chỉ có Mặt trống Ngọc Lũ Tái tạo và mẫu hình nhỏ trống đồng Hoàng Hạ.

Chị PC ơi,
Tài cán chẵng qua là tích lũy của sự làm việc rút tỉa kinh nghiệm qua thời gian mà bất cứai cũng có thể làm được, miễn là có thiện tâm và bền chí.

TL cũng không hơn gì chi PC đâu.

Tình thân.
TL
Tu Le
#36 Posted : Friday, September 9, 2016 6:05:02 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Hồi Ký . . .(tiếp theo kỳ trước)

Tuổi thơ lang thang vào đời

Không được bao lâu, người Nhật xâm chiếm Đông Dương, rồi đòi thực dân Pháp phải để cho bọn họ vào Sài Gòn kiểm soát đủ thứ nhất là sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều loại tàu nhỏ bằng cây của Nhật đậu suốt dọc bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm. Bình thường, lính của họ ăn mặc hơi lạ, dưới quần óng bó, trên mặt áo trận màu phân ngựa, vai mang súng trường, bên hông mang một chiếc gươm dài gần bằng cây chèo thuyền kéo lê gần sát mặt đất, đầu đội nón kết có một miếng vải che cổ phía sau.

Hảng tàu CARIC của thực dân Pháp ra thời hạn đuổi hết những căn nhà ở sát bờ sông trong số đó có căn phố của Ba, Mẹ đang ở cùng với chị Tư Thi anh Năm Răn (Jean) và đứa con Út (người viết) vì cho là phía thửa đất nầy thuộc quyền sở hữu của bọn họ. Mẹ âm thầm mướn người đắp một nền nhà bằng đất sình sát mặt bờ sông, dự định dựng một gian nhà lá gần chỗ cầu xí công cộng (như đã mô tả ở phần trên) cho gia đình có chỗ dung thân nhưng rồi cũng bị CARIC tịch biên khi nền nhà vừa mới cứng khô ráo nước. Rất may là lúc đó Ba được chính quyền Pháp cấp cho một căn phố bỏ hoang số 12 ở đường Frères Louis (sau đổi tên là đường Võ Tánh), đối diện trại lính Ô Ma (camp des Mares, về sau trở thành trụ sở của Tổng Nha Cảnh Sát Công An trước năm 1975).

Vào lúc nầy ở Sài Gòn có hai thứ lính ngoại quốc: thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, không biết ai là chủ thực sự của “Hòn Ngọc Viễn Đông”! Ba, chị Ba Thơ vẫn tiếp tục đi làm ở kho bạc Sàigon. Chị Tư Thi vẫn tiếp tục đi học nghề thêu kim chỉ. Vợ Chồng Chị Hai Đào dọn sang một căn phố ở đường Lucien Lacouture gần sát bên cổng xe lửa số 1 nằm trên đường Frère Louis. Sát cạnh nhà vợ chồng chị Hai Đào là nhà của nhạc sĩ Võ Đức Tuyết.

Anh Năm Răn ra bưng biệt tích một thời gian rồi bị một trong ba lực lượng vũ trang (Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo) bắt giữ đòi tiền chuộc. Mẹ lại phải lo toan cứu vớt đứa con trai lưu linh phóng túng, cứng đầu.

Mẹ âm thầm lấy tiền - dấu riêng để phòng khi hữu sự xảy ra cho chồng con trong nhà-, lặn lội mướn một chiếc ghe lớn có cột buồm gió và một ông chèo ghe ngược dòng sông Sài Gòn, xuyên ngang qua cầu Bình Lợi lên miền Bình Dương-Lái Thiêu mua lại toàn bộ cột, kèo, cửa, gỗ, ngói . . . của một căn nhà đã bị sụp đỗ, chở về xóm dưới Thủ Thiêm, mướn thợ cất lại thành một căn nhà ba gian một chái, vách gạch, nền lát gạch bông sát, mặt con hương lộ, cách xa đầu cầu Ông Cậy khoảng 50 mét, mặt trước hướng thẳng sông Sài Gòn và bến đò dưới Thủ Thiêm. Ba thật có phước khi có một người vợ biết bôn ba lăn lóc lo toan chu toàn cho chồng, cho con. Thương mẹ lắm ba ơi!

Rồi Hoa Kỳ đánh giặc với quân Nhật khắp nơi. quân Nhật bất ngờ đảo chánh quân Pháp và giam nhốt hầu hết quan binh Pháp ở Sài Gòn và khắp Đông Dương. Máy bay Mỹ bắt đầu dội bom lên Sài Gòn và các vùng phụ cận. Máy bay Nhật dùng phi trường Tân Sơn Nhất để máy bay của họ cất cánh đi đánh phá các lãnh thổ vùng Đông Nam Á. Mỗi lần nghe có tiếng còi hụ báo động vang lên từ Sở cứu Hỏa phía bên kia sông Sài Gòn thì cả nhà ở Thủ Thiêm phải nhanh chóng chạy nhanh ra hầm trú ẩn phía sau nhà để tránh bôm đạn vô tình rơi không phải chỗ.

Ngày 02/09/1945, quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng Minh.

Qua đài phát thanh dân chúng ở Sài Gòn biết được ngoài Bắc Việt Minh đã cướp chính quyền, tuyên bố độc lập cho cả nước. Trong Nam kháng chiến Nam Bộ mở hội biểu tình ủng hộ ngày độc lập 02/09/1945 cùng chung với miền Bắc rồi chiếm giữ nhiều công sở ở Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định kể cả Kho Bạc và Ngân Hàng Đông Dương ở Sài Gòn.
Quân ngoại nhập của thực dân Pháp giã dạng quân Anh vào Sài Gòn giải giới quân Nhật đầu hàng và nhờ có sự trợ giúp của quân Anh, tất cả tù binh Anh, Pháp, Úc, Hòa Lan do Nhật bắt giữ từ trước đều dược trả tự. Dinh Norodom ở đường Norodom và dinh Gia Long ở đường La Grandière lại phắp phới cờ tam tài xanh, trắng, đỏ của thực dân Pháp. Kế tiếp, người Anh cũng giao trả cho Pháp Bến Cảng Sài Gòn, xưởng sửa chữa tàu Ba Son, kho đạn ở đầu cầu Thị Nghè. Người Anh cũng ra lệnh cho hàng binh Nhật tạm thời giữ nhiệm vụ canh gát an ninh ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Sự thay ngôi đổi chủ nầy người viết biết được là nhờ có nhìn thấy nhiều nơi ở Sài Gòn khi thì kéo cờ đỏ sao vàng Việt Minh khi thì lại kéo cờ ba màu xanh, trắng đỏ của thực dân Pháp.

Ngày 22/09/1945, quân Anh tiếp thu Khám Lớn Sài Gòn, thả tự do quân biệt kích Pháp bị Việt Minh Nam Bộ bắt giam ở đây. Tù binh Pháp được thả, tự động vũ trang rồi tràn ra khắp nơi ở Sài Gòn, chiếm tòa Thị Sảnh, của Việt Minh, chiếm sở Bưu Điện, Kho Bạc và tất cả cát đồn bót trong nội vi Sài Gòn.

(còn tiếp)

Mùa Thu rồi ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến
Phượng Các
#37 Posted : Saturday, September 10, 2016 8:10:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Không biết anh TL viết theo trí nhớ bao nhiêu phần trăm mà siêu quá vậy ?
Tu Le
#38 Posted : Sunday, September 11, 2016 3:57:23 AM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Không biết anh TL viết theo trí nhớ bao nhiêu phần trăm mà siêu quá vậy ?


Hồi Ký .... (tiếp theo kỳ trước)

Sau nầy khi người viết lớn khôn sắp tới tuổi đi lính thì được Ba thuật chuyện kể lại rằng: trước đó không lâu, Nhật Bản tuyên bố với vua trẻ Bảo Đại là trao Độc Lập cho Việt Nam nhưng họ vẫn trực tiếp chỉ huy thực tế nền cai trị: ở Sài Gòn thì Thống đốc Nhật cầm quyền chính thay Thống Đốc Pháp ở Nam Kỳ. Trung Kỳ có Khâm Sứ Nhật. Bắc Kỳ, có Thống sứ Nhật. Mỗi tỉnh một viên Công Sứ Nhật. Bọn Nhật trực dụng toàn bộ cơ cấu kinh tế để khai thác bốc lột.

– Bắt dân ta bỏ cấy lúa, trồng đay, trồng gai cho chúng dùng khiến cho người dân ở Bắc Kỳ không đủ gạo ăn, chết đói hàng triệu người.
– Các sở hầm mỏ hoặc bị tước đoạt quyền khai thác , sản xuất ra bao nhiêu, đều bị tàu chỡ hàng của Nhật mang về mẫu quốc
– Xe cộ, nhà cửa của dân chúng bị trưng dụng cho quân phiệt Nhật.

Giữa hoàn cảnh ấy, vua trẻ Bảo Đại chỉ định thầy giáo Trần Trọng Kim thành lập Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam. Cờ Vàng Quốc Gia Việt Nam xuất hiện từ lúc nầy. Bài nhạc và lời Tiếng Gọi Thanh Niên do Lưu Hữu Phước sáng tác được dùng làm Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam thống nhất Nam-Trung-Bắc.
–– Chương trình giáo dục mới được áp dụng. Tiếng Việt Nam làm căn bản của nền Tiểu Học và Trung Học.
– Những quan lại tham nhũng bị loại bỏ khỏi thành phần chính phủ mới.
- Ở Bắc Bộ: chính quyền quốc gia tích cực chống nạn đói, lập ban Cứu Tế, cải tổ ngạch quan lại, phá bỏ những hình tượng bằng đồng trong thành phố Hà Nội, nhằm xóa bỏ vết tích nền thống trị của thực dân Pháp.
– Ở Trung Bộ: chính quyền quốc gia tổ chức Thanh Niên Tiền Tuyến và Thanh Niên Xã Hội.
– Ở Nam Bộ: chính quyền quốc gia thành lập Thanh Niên Tiền Phong, tổ chức tải gạo cứu tế cho đồng bào Trung, Bắc.
Trong lúc chính phủ quốc gia của thủ tướng Trần Trọng Kim đang cố gắng thương lượng với quân phiệt Nhật để dành lấy tự chủ thực tế thì phong trào Việt Minh nổ bùng. Trước hoạt động mạnh bạo của các đội võ trang tuyên truyền Việt Minh, trước hành vi, tổ chức khôn khéo của các cán bộ Việt Minh, đồng thời bị đè nén, chèn ép, kiểm soát bởi quyền lực cũa quân phiệt Nhật, và cũ chưa được đa số quần chúng Việt Nam hậu thuẫn, lại thiếu phương tiện vật chất để sinh hoạt chính quyền, thủ tướng Trần Trọng Kim phải xin vua trẻ Bảo Đại cho phép từ chức.

Chính quyền chính thức chuyển qua tay Việt Minh ngày 19.8.1945

Ngày 22/09/1945, quân Anh tiếp thu Khám Lớn Sài Gòn, thả tự do quân biệt kích Pháp bị Việt Minh Nam Bộ bắt giam ở đây. Tù binh Pháp được thả, tự động vũ trang rồi tràn ra khắp nơi ở Sài Gòn, chiếm tòa Thị Sảnh, của Việt Minh, chiếm sở Bưu Điện, Kho Bạc và tất cả cát đồn bót trong nội vi Sài Gòn. (như đã vết ở phần trước).

. . . . . . . . .
Mùa Thu rồi ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến...

Mặc dù đại diện Việt Minh ở Bắc Bộ cản ngăn, lãnh tụ Việt Minh trong Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ quyết định dấy động ngay cuộc kháng chiến chống Pháp, cho đoàn Thanh Niên Tiền Phong đi rải truyền đơn kêu gọi toàn dân Nam Bộ nổi dậy đánh Pháp, không làm việc, không đi lính cho Pháp, không đưa đường, không báo tin cho, không bán lương thực cho Pháp, đốt sạch cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp, biến Sài Gòn thành đồng không nhà trống. Lệnh tản cư của Việt Minh đưa ra: tất cả đàn bà, con gái, ông cụ, bà già, con nít đều phải rời thành phố Sài Gòn về miền quê tị nạn. Đàn ông, trai tráng phải ở lại Sài Gòn tham gia đánh Pháp. Có nhiều cuộc đụng độ nổ súng giữa dân quân tự vệ của Việt Minh và quân Pháp trên các đường phố Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn . . . Nhiều kiều dân Pháp bị mất tích hay bị giết hại ở khu bến cảng Sài Gòn. Nhà máy điện Chợ Quán bị phá hoại, chợ Bến Thành bị phóng lửa, một chung cư người Pháp ở Tân Định bị tấn công gây thương vong hàng trăm thường dân Pháp kiều hoặc lai Pháp-Việt. Quân Nhật làm ngơ mặc kệ, không thi hành nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự theo lệnh giao phó của chỉ huy trưởng quân giải giới Anh ở Sài Gòn.

Cả nhà di tản lên Lái Thiêu ngoại trừ Ba, vợ chồng chị Hai Đào và chồng sắp cưới của chị Ba Thơ ở lại thành phố. Người viết đến nay cũng chưa biết tại sao lại di tản lên Lái Thiêu mà không đi chỗ khác. Ba Mẹ quen biết dì Mười Huê ở Lái Thiêu từ hồi nào mà bây giờ cả nhà lên trú ngụ ở nhà người ta tại xã Bình Nhâm/Lái Thiêu? Dì mười Huê có chồng tên là Huê nên mới gọi là dì Mười Huê, còn nhũ danh là gì thì không rõ. Nhà dì Mười đồ sộ cơ ngơi, năm giữa lòng một vườn cây sầu riêng rộng lớn thuộc giống nhập cảng từ Penang/ Mã Lai. Những ngày chung đậu ở nhà Dì Mười, ngày đêm hễ nghe thấy có tiếng trái sầu riêng rụng xuống thì ngưới viết và đứa con trai của dì Mười, cùng lứa tuổi, mỗi đứa chụp lên đầu một cái nồi đất sét nung giống như lính ra trận đội mũ sắt để che đạn rồi chạy xong ra ngoài vườn thật nhanh để giành giựt mấy trái sầu riêng rụng với mấy con chó của gia đình dì Mười. Chó sao lại thích ăn sầu riêng. Phải chăng mùi sầu riêng thum thủm giống như mùi phân người cho nên chó mới chiếu cố đậm đà đến mấy trái sầu riêng?

Mẹ dắt đứa con trai Út đi trước lên Lái Thiêu, tạm trú ờ nhà dì Mười Huê rồi sau đó mướn một mãnh đất đối diện và cách nhà dì Mười một con mương dẫn nước nhỏ, dựng tạm một căn nhà tranh vách lá rồi mới nhắn tin gọi chị Ba Thơ, chị Tư Thi, và anh Năm Tâm lên sau, dắt theo con chó Minô. Khi cường độ càn quét của quân binh Pháp lên cao điểm, toàn bộ Việt Minh ở Sài Gòn phải rút lui hết ra bưng. Ba cũng phải bỏ Sài Gòn chạy lên Lái Thiêu với Gia đình. Nhà ở Thủ Thiêm cửa đóng then cài, giao cho vợ chồng chú Tư Lùn trông giữ. Hai vợ chồng Chú Tư không có nhà cửa riêng, được cho cư ngụ khỏi trả tiền thuê mướn tại một cái chòi nhỏ cất vá víu sát đầu chái nhà sau. Bù lại, chú Tư Lùn vừa là quản gia vừa là kẻ trông nôm việc bảo trì căn nhà của Mẹ, Người viết cũng không rõ nhờ đâu mà mẹ moi móc ra được một người quản gia trung thành và rất được việc như thế.

Vào lúc đó, người viết chỉ là một đứa con nít 10 tuổi, ngơ ngơ ngáo, có biết ất giáp gì về "chính chị chính em", nhưng bây giờ phải viết lại những sử cố đã xảy ra vào lúc đó qua lời Ba thuật lại và sau nầy được đoc thêm rất nhiều tài tài liệu sách vỡ, cho nên việc chèn thêm vào hồi ức của mình những chuyện có thật xảy ra trong thời thơ ấu cũng không đến nỗi vô ich cho những ai muốn biết sơ qua về một giai đoạn lịch sử nào đó của nước nhà nhất là ở Sài Gòn.

(còn tiếp)
Tu Le
#39 Posted : Monday, September 12, 2016 5:17:13 PM(UTC)
Tu Le

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 115
Points: 78

Thanks: 2 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Hồi Ký...... (tiếp theo)

Trong căn nhà lá chật hẹp ở Lái Thiêu, gia đình chỉ có hai chiếc giường tre, một để cho Ba vì chưa quen nước quen cái, không chịu nổi muỗi mồng cho nên bị ngã bệnh sốt rét rừng nằm liệt một chỗ. Chiếc giường kia thì để cho mẹ và đứa con trai Út. Các chị và anh Năm trải đệm lát nằm đất. Nhà túng hụt mọi mặt, thực phẩm khan hiếm không có để mà mua. Tội nghiệp cho anh Năm Răn, ngày ngày vát nôm, vợt lưới ra các khoảnh ruộng hoang hoặc ao, rạch quanh xóm để mò cua bắt cá mang về bồi dưỡng cho Ba và cả nhà. Khi đội du kích VM gọi dân chúng đi hội họp thì cũng chỉ có anh Năm đại diện lên nơi đình làng. Mẹ đã dự trữ sẵn hai lu nhỏ mắm ruốc để ăn kèm với cơm hay ủ thành nước mắm. Thức ăn thường nhật là muối đậu phọng trộn thêm ít đường mía thô. Người Nam Bộ không quen ăn muối mè với cơm nhưng ăn muối mè với nhiều thứ xôi nếp. Nếu thỉnh thoảng có món ăn đặc biệt thì chỉ có Ba và đứa con Út được ưu tiên.Trước sân nhà, Mẹ trồng một vườn rau ngò ôm, huế và những cây ớt tím trái tròn. Nhà ở gần một lo ép bún sợi và làm bánh bò. Mẹ thường bảo chị Ba Thơ sang lò mua bún mang về cho nhà ăn đổi món với mắm ruốc và rau thơm trồng trước nhà. Người viết thương lân la để xem người ta ép bún làm sao: người ta nhồi bột gạo, ngắt ra từng cụt lớn cỡ cái tô đựng canh rồi nhồi vào vào khuôn bún. Khuôn bún thường làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khuôn có một miếng kim loại đục các lỗ tròn. Ép vắt bún thường được thực hiện bằng cánh tay đòn để nén bột trong khuôn qua các lỗ. Bột chảy đều qua các lỗ khi khuôn bị vặn, nén, tạo thành sợi bún, rơi xuống nồi nước sôi đặt sẵn dưới khuôn. Sợi bún được luộc trong nồi nước sôi khoảng vài ba phút, được vớt sang tráng nhanh trong nồi nước sạch, nguội để sợi bún không bị bết dính vào nhau. Kế đến là dùng tay vắt thành con bún, Bún thành phẩm được đặt trên các thúng tre có lót sẵn lá chuối, hong khô và ủ trước khi đem ra chợ bán. Người ép bột bún đứng đạp cán ép bột giống như vị thế của người giã gạo bằng cối chày đạp chân.


Có 3 kỹ niệm sâu sắc nhất của người viết trong giai đoạn nầy:

Kỹ niệm thứ nhứt:đứa con trai Út xin tiền Mẹ mua một mâm bánh bò để đi rao bán quanh xóm kiếm tiền. Người quanh xóm thấy xót thương cho thằng nhỏ bán bánh cho nên mâm bánh chỉ còn 4, 5 cái gọi là phần tiền lời.Thằng nhỏ thấy đủ vốn không cần bán tiếp, lựa một bóng mát cây chôm chôm, ngồi xuống rồi thủ tiêu hết phần bánh bò còn lại vào bụng!

Kỹ niệm thứ hai là chiếc cầu Vòng Lái Thiêu. Có lần người viết được Mẹ dắt đi đâu đó, có lẽ là Mẹ muốn qua chợ Lái Thiêu. Trên đường đi, nằm la liệt những thân cây dầu do Việt Minh đốn ngã từ hai bên vệ đường để gây trở ngại lưu thông của quân binh thực dân Pháp có ý đồ thực hiện các cuộc càn quét lùng bắt vào miệt bưng. Cứ cách năm, mười mét thì lại có một thân cây dầu to lớn nằm chắn ngang mặt đường. Đi hết đoạn đường đến đầu cầu võng thì người viết hết hơi, làm biếng không muốn đi tiếp. Mẹ khuyên dụ hồi lâu, người viết mới chịu bước lên chiếc cầu lót ván ọp ẹp, gặp ghềnh. Thằng nhỏ run sợ ôm ghì mẹ không chịu tiếp tục cất bước và mẹ đành phải quay về. Chiếc cầu vòng nầy đứng xa nhìn giống như một cái vỏng treo ngang qua một con sông nhỏ nhưng hồi đó người viết không biết tên của nhánh sông nầy gọi là sông gì mà cũng không biết tên của chiếc cầu . Sau nầy, khi lớn lên, khi đã biết dẫn đưa bạn gái về Lái Thiêu ngoạn cảnh và ăn trái cây thì cây Cầu vòng Lái Thiêu nầy không còn thấy đâu nữa. Bây giờ qua hình ảnh báo chí và mạng Internet thì mới biết chiếc cầu đo có tên là cầu Phú Long/Lài Thiêu. (Còn tiếp)
linhvang
#40 Posted : Monday, September 12, 2016 10:30:14 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Anh Tu Le chắc cần người sửa giùm lỗi chính tả rồi! BigGrin
Users browsing this topic
Guest (7)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.