Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Phương Dung
Phượng Các
#1 Posted : Friday, April 7, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Tại lễ hội Quán Thế Âm tại Texas, USA 4-2006

Ảnh: bienchet
Từ Thụy
#2 Posted : Wednesday, November 8, 2006 8:14:47 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)



bienchet
#3 Posted : Saturday, December 23, 2006 12:39:09 PM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

PC
#4 Posted : Saturday, July 7, 2007 7:44:42 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phương Dung: Trôi theo dòng định mệnh

02/07/2007


Nếu kể đến những giọng ca được coi là huyền thoại đã đi vào lịch sử tân nhạc Việt Nam thì chắc chắn Phương Dung không thể nằm ngoài danh sách này.

Chất giọng cao và lảnh lót của chị đã chính thức đến với người nghe từ cuối thập niên 50, khi còn là một thiếu nhi 13, 14 tuổi. Giọng ca đó càng ngày càng gây nhiều chú ý trong bối cảnh của cuộc chiến tranh với những nhạc phẩm mang nội dung thật gần gũi với tình yêu trong thời chiến chiến hoặc những nét đẹp của quê hương.

Những yếu tố đó đã mang đến cho Phương Dung một sự thành công thật lớn để chị có thể hãnh diện về sự đóng góp của mình cho nền tân nhạc.

Với người nữ ca sĩ có nhiều điểm đặc biệt này, chương trình Nghệ Sĩ Và Đời Sống do Trường Kỳ thực hiện sẽ đặc biệt dành cho chị một chương trình gồm 2 kỳ phát thanh liên tiếp.

Trong đó, phần lớn những nhạc phẩm được phát thanh xen kẽ trong chương trình đã được thu âm trước năm 75 nên chất lượng âm thanh có phần kém so với hiện nay. Tuy nhiên, vì muốn giữ được tính cách tài liệu về một giọng ca đặc biệt nên mong được quí vị thông cảm...

http://www.voanews.com/v...se/2007-07-02-voa32.cfm

PC
#5 Posted : Friday, September 21, 2007 12:14:46 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phương Dung “Nhạn Trắng Gò Công”
Thursday, September 20, 2007



Ca Sĩ Phương Dung, mệnh danh là “Con Nhạn Trắng Gò Công” nổi danh vào những năm 1963, 1964, với ca khúc “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh. Theo tác giả Hồ Trường An, Phương Dung là cựu nữ sinh Nguyễn Bá Tòng, sinh quán Gò Công, đã trở thành ngôi sao lộng lẫy với các giọng ca đương thời như Lệ Thanh, Thanh Thúy, Minh Hiếu... qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim.”


Cũng theo Hồ Trường An, Phương Dung đã mê hoặc khán thính giả qua các nhạc phẩm “Nỗi Buồn Gác Trọ,” “Tình Bắc Duyên Nam,” “Tống Biệt...”


Phân tích về giọng ca và ngoại hình Phương Dung, tác giả Hồ Trường An viết rằng:


“Tiếng hát Phương Dung vang lộng, lảnh lót, và dẻo mề dẻo mệt. Cách diễn tả của cô không có màu mè riêu cua. Tiếng hát sung mãn và tươi xanh như cỏ tranh, như những loại cây mọc mé sông rạch miền Tiền Giang lẫn miền Hậu Giang như: cây ô rô, cây bình bát, cay muối, cây dứa gai... Cô được mệnh danh là Con Nhạn Trắng Gò Công nhưng tiếng cô chỉ lảnh lót như tiếng nhạn, chứ không quá buồn như tiếng nhạn... Khi Phương Dung hát, tiếng hát cô như phảng phất một chút u hoài dìu dịu, một chút luyến tiếc bảng lảng gần như mơ hồ về mảnh đất quê hương ở Gò Công của cô...”


“Phương Dung chỉ có duyên mà không đẹp. Mặt cô không có chi tiết nào lỗi lầm thô tháp, nhưng cũng không có điểm sáng nào nổi bật. Cô có vẻ phúc hậu, thông minh. Cặp mắt cô không lớn lắm, ánh mắt bình thản. Cặp môi cô khá thanh tú và rõ nét thường nở nụ cười điềm đạm, nhưng rất ấm áp, ân cần. Vầng trán cô sáng nhuận. Vóc vạc cô vừa tầm và thanh cảnh.”


Theo tác giả Hồ Trường An, Phương Dung không để ý chăm chút giọng ca, mà để tự nhiên thể hiện. “Nhưng dù bản chất tiếng hát của Phương Dung là châu ngọc long lanh, là gương báu rạng ngời, Phương Dung không mấy chú trọng đến vấn đề trau giồi bằng kỹ thuật. Cô dàn trải làn hơi không đều. Ở những chỗ ngang ngang cô dồn hơi cho tiếng vang lộng, gây một dư âm sang sảng; nhưng đến khi lên cao hay xuống trầm, tiếng hát không lảnh lót khi lên cao, và trở nên hơi mỏng hơi và hơi nghẹn ngào khi xuống trầm. Đây là một giọng hát lấy cái véo von của tiếng hót chim ý nhi, lấy cái xao động của cành lá thùy dương reo trong gió để làm đẹp...”


Ngoài âm nhạc, ca sĩ Phương Dung còn tham gia đóng một số phim trước 1975. Chẳng hạn, Phương Dung đã đóng phim do Trung Tâm Điện Ảnh Quốc Gia sản xuất dành cho các binh sĩ mọi binh chủng xem. Phương Dung không ở lâu với điện ảnh. Cô dành hầu như tất cả thời gian cho âm nhạc.


Trong một lần xuất hiện trên sân khấu Thúy Nga, một MC hỏi ca sĩ Phương Dung:


“Con Nhạn Trắng có muốn trở lại Gò Công chăng?”


Phương Dung nghẹn ngào:


“Con chim nào cũng yêu mến cái tổ của nó dù là con nhạn trắng hay con quạ đen.” Nói rồi, Phương Dung bật khóc: “... Lúc nào cũng muốn trở về Gò Công.”


Gần đây, ca sĩ Phương Dung dành nhiều thời gian làm từ thiện giúp các học sinh, sinh viên nghèo tại Việt Nam. Ngoài ra, Phương Dung cũng tham gia nhiều nhạc hội giúp các chùa Phật Giáo. Hai CD gần đây nhất của Phương Dung là “Lời Khấn Cầu” và “Chấp Tay Niệm Phật.” Theo lời cô: “Các băng nhạc này được bán để giúp cho người nghèo tại Việt Nam.”


Vào lúc 7 giờ tối ngày 26 tháng Chín, 2007 tới đây, “Con Nhạn Trắng Gò Công” sẽ trò chuyện cùng độc giả Người Việt Online. Độc giả yêu mến tiếng hát Phương Dung có thể gởi câu hỏi ngay bây giờ.


Phượng Các
#6 Posted : Monday, March 28, 2016 2:05:14 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhạn trắng Gò Công bay về đậu cành cây cổ nhạc

Ngành Mai

Từ hơn năm thập niên nay, kể từ khi bản nhạc “Nỗi Buồn Gác Trọ” và “Những Ðồi Hoa Sim” ra đời, được phát đi trên làn sóng đài phát thanh Sài Gòn với tiếng hát ca sĩ Phương Dung, thì phần lớn giới yêu thích cổ nhạc lẫn tân nhạc đều nghĩ rằng nhạn trắng Gò Công Phương Dung là ca sĩ tân nhạc cùng thời với Thanh Thúy, Hà Thanh, Minh Hiếu, v.v...

Thế nhưng, người ta đâu có biết được rằng trước ngày nổi danh ở lãnh vực tân nhạc, Phương Dung đã ca rành sáu câu vọng cổ và một vài bài bản cổ nhạc. Nhưng lúc ấy cô chỉ ca hát ở quê nhà, tham gia đờn ca tài tử ở vùng biển Tân Thành, Gò Công.


Người ta không biết Phương Dung học ca tân nhạc lúc nào, ở đâu, mà một ngày nọ vào khoảng 1962 một cô gái trong chiếc áo dài trắng, bỗng nhiên đến tòa soạn của một tờ nhựt báo ở Sài Gòn, hỏi thăm nầy nọ một lúc, rồi đề nghị hát tân nhạc cho mấy chú ở đây nghe chơi. Dĩ nhiên một cô gái trẻ đẹp từ đâu xuất hiện hát cho nghe thì ai lại không hoan nghinh.

Hình như Phương Dung hát bản “Nỗi Buồn Gác Trọ” hay bản gì đó mà được hầu hết người ở đây khen ngợi tiếng hát khá hay. Tình cờ hôm bữa đó lại có mặt thi sĩ Kiên Giang, anh chàng ký giả kịch trường nhiều mơ mộng này đã viết bài đăng báo tán thưởng, đồng thời gọi cô gái mặc áo dài trắng kia là “con nhạn trắng biển Gò Công.”

Rồi Phương Dung đi vào làng tân nhạc ca hát ở các vũ trường, các phòng trà. Dần dần nổi danh được mời ca hát ở nhiều đại nhạc hội, ở đài phát thanh. Tuy ca hát ở nhiều nơi, nhưng hằng đêm Phương Dung vẫn ca hát ở vũ trường và phòng trà, vì những nơi này là miếng đất mầu mỡ và thường trực của các ca sĩ tài danh ở Sài Gòn. Một điều người ta nhận thấy là khi đi hát Phương Dung luôn mặc áo dài trắng, có lẽ để cho hợp tình hợp cảnh với biệt danh của mình chăng?

Nhưng rồi, thời gian sau có lẽ các phòng trà chuyển hướng làm ăn, đưa loại nhạc kích động vào chương trình hằng đêm có vẻ hợp thời hơn. Vả lại lúc ấy nhiều ca sĩ trẻ tấn lên sẵn sàng đi hát cho các phòng trà, vũ trường với tiền thù lao tượng trưng, hoặc là hát mà không nhận tiền, có nghĩa là phòng trà khỏi phải trả đồng nào hết. Hơn nữa thành phần hát “chùa” này lại dẫn theo bạn bè khá đông ngồi chật bàn.

Ðã không phải trả tiền cho ca sĩ mà lại thêm nhiều khách thì phòng trà nào lại không chọn làm ăn kiểu này, do đó mà Phương Dung và những ca sĩ khác đã mất việc làm, bị giảm bớt sô. Thật ra thì dù bị bớt sô hát cũng có thể kiếm sống được, nhưng không thể khá bằng nghệ sĩ cải lương, chỉ thời gian ngắn là ký giao kèo, đi xe hơi. Do đó mà con nhạn trắng Gò Công Phương Dung dù đã nổi danh bên tân nhạc, đã có lúc bay sang đậu cành cây cổ nhạc.

Thập niên 1960 lúc thịnh thời của cải lương, đào kép nghệ sĩ đêm nào cũng lên sân khấu, và ngày Chủ Nhựt lại có thêm suất hát ban ngày lúc 3 giờ chiều, nên đời sống giới cải lương thời này rất thoải mái. Trong khi đó thì phía bên tân nhạc phải một hoặc hai tuần, có khi cả tháng mới tổ chức đại nhạc hội một lần thì người ca sĩ sống thế nào được chớ! Do đó mà có thời kỳ những ca sĩ tân nhạc đã âm thầm gia nhập làng cải lương, và trong số ấy có cả nhạn trắng Gò Công Phương Dung.

Có lẽ thấy Hùng Cường bước sang cải lương đã thành công mỹ mãn, nên đã có có rất nhiều ca sĩ tân nhạc đã tìm đến các lò cổ nhạc để học ca, học nhịp với hy vọng sẽ được trở thành nghệ sĩ đi xe hơi như Hùng Cường. Do đó mà vào thời ấy những lò đào tạo cổ nhạc đã tiếp nhận khá nhiều học trò vốn là ca sĩ tân nhạc đến thọ giáo. (Trong dân gian người ta gọi các lớp dạy cổ nhạc là “lò”).

Lúc bấy giờ chỉ nội ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh đã có trên 20 lò cổ nhạc, đó là chưa kể ở các tỉnh có rất nhiều nơi dạy và tỉnh nào cũng có. Một trong những lò cổ nhạc ở Sài Gòn được nhiều ca sĩ tân nhạc đến thọ giáo, người ta phải kể là lò Út Trong ở đường Trần Hưng Ðạo. Do bởi nhiều năm trước đó nhạc sĩ Út Trong từng là trưởng giàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu cho đến khi trở thành ngôi sao sân khấu. Nữ ca sĩ tân nhạc Thanh Tuyền cũng từng có thời gian đến với lò Út Trong để học ca vọng cổ.

Ngoài ra còn có những lò của các nhạc sĩ Văn Vĩ, Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo, v.v... cũng đều có ca sĩ tân nhạc đến học thời gian dài hoặc ngắn. Thế nhưng, đa số học viên có gốc từ tân nhạc đã thất vọng bởi nhiều lý do, mà trong đó lý do chính là họ không có giọng ca vọng cổ Trời cho, nói rõ hơn là làn hơi ca không mùi, không thu hút được người nghe, thành thử ra đa số đã bỏ cuộc.

Theo như một số người từng tham gia đờn ca tài tử lúc còn nhỏ, thì họ có thêm một nhận xét rằng, ngoài làn hơi ca vọng cổ hay, mùi, còn phải có tinh thần đam mê cổ nhạc thì mới được, tức là cổ nhạc đã thâm nhập vào trong máu trong tim từ thuở bé thì mới đủ yếu tố để thành công ở địa hạt cải lương. Nói theo vô vi thì phải có căn nghiệp với cổ nhạc, với cải lương thì mới được gia nhập, chớ còn từ nhỏ đã không thích âm điệu của cây đờn kìm, đờn cò, hay cây lục huyền cầm, mà lại đi chơi cây đàn mandoline, dương cầm, cùng những nhạc cụ của tân nhạc đến rành rẽ trở thành ca sĩ tân nhạc. Rồi giờ đây vì cuộc sống bấp bênh mới ngả sang cổ nhạc hát cải lương thì rất khó mà thành công, như trường hợp ca sĩ Phương Dung.

Riêng về Phương Dung trở về hát cổ nhạc, thu dĩa vọng cổ, mà cô không phải tìm đến lò cổ nhạc nào để học ca, học nhịp, do bởi trước khi nổi tiếng ở tân nhạc, Phương Dung đã từng học ca vọng cổ từ đầu thập niên 1960, nên khi bước vào làng tân nhạc thì những bản nhạc đầu tiên người ta nghe được trên đài phát thanh Sài Gòn như Nỗi Buồn Gác Trọ, Những Ðồi Hoa Sim... thì hơi hướng tân nhạc của cô ca sĩ này vẫn còn vương quyện hơi ca vọng cổ, nó không dứt khoát, nhưng lại khiến cho người ta cảm thấy một nét ngồ ngộ lý thú vậy.

nguoiviet online
Phượng Các
#7 Posted : Tuesday, May 28, 2019 9:04:44 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phương Dung trong chương trình trò chuyện với Jimmy Thái Nhựt

https://www.youtube.com/watch?v=Ig8iKSLjDHo
Users browsing this topic
Guest (6)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.