Ngày thứ 12Chúng tôi đã bước vào những ngày cuối cùng của chuyến đi\. ̣̣Ba người bạn nghỉ hôm nay để lo đi mua đồ đạc chuẩn bị chuyến trở về. Tôi đi một mình tìm coi một số điểm nữa. Sau khi nghiên cứu trên bản đồ tôi quyết định đi viếng Chùa Quan Âm Sanso- ji ở gần trạm xe lửa Asakusa, ngôi chùa Phật giáo cổ nhất ở Tokyo. Ngôi chùa này cũng nằm trong danh sách thăm viếng của các tour du lịch Việt Nam. Đi một mình nên cũng cảm thấy phải tự lo tìm đường trên bản đồ các tuyến xe cho chính xác. Trong lúc lên xuống trong hầm ở trạm xe lửa, nhìn lượng người đặc gậc nối đuôi nhau, tôi chợt nhớ hình ảnh trong phần mở đầu phim Modern Time của Charlie Chaplin khi ông so sánh đám người lũ lượt đi làm mỗi sáng giống như một đàn cừu. Rồi lại liên tưởng tới một câu đối thoại trong một phim Mỹ xưa mà tôi đã quên tựa. Người cha đi cùng với đứa con trai ra ngoài vào sáng, ông nói với con là: "Lát nữa đây, con sẽ được trông thấy một điều kinh khủng - Điều gì vậy cha? - Đó là mọi người phải đi làm đó con!"
Người Nhật đi làm hay đi học gì cũng mặc quần áo giản dị, màu trắng hoặc màu nhạt. Họ lịch sự, đứng đắn, tôn trọng người chung quanh. Những người nói lớn tiếng nhìn lại thì là du khách. Điều này cũng tương tự như trong các xe lửa ở Tây phương vào giờ đi làm. Vậy nghĩa là khi đời sống xã hội tiến bộ thì người ta sẽ na ná nhau trong cung cách đối xử với chung quanh?
Người đi viếng chùa thật là đông đúc, tưởng là chỉ có người già và du khách nhưng người trẻ, học sinh cũng khá đông. Đường dẫn vào cổng chính chùa vẫn là một con đường đi bộ để bán hàng cho du khách - đây là kiểu làm ăn trong các khu du lịch của Nhật\. Theo tôi thì với sự phát triển cực thịnh của ngành bán lẻ qua mạng thì các hàng hoá kiểu này không còn hấp dẫn mấy\. Qua mạng, bạn muốn mua gì cũng có thì việc đi coi hàng và ngắm nghía cũng bớt hào hứng đi nhiều lắm\. Nhất là các tiệm kiểu này ở Nhật phần lớn là đồ ăn, và các vật kỷ niệm phổ thông, nhiều người mua cho có cái mang về làm kỷ niệm cho chính mình hay cho người thân\.

Đường đi bộ vô Chùa
Không biết tiếng Nhật nên chẳng hiểu nhiều thứ. Nếu muốn hiểu thì phải nghiên cứu rất nhiều, hoặc là đoán tuỳ theo hiểu biết của mình. Thí dụ như tôi biết là Nhật thuộc Phật giáo Đại thừa, ảnh hưởng từ Trung Hoa qua Hàn quốc truyền vào, cho nên họ cũng thờ Phật A Di Đà và Quan Thế Âm. Chùa này thờ Đức Quán Thế Âm (Kannon). Cái cổng chào thật lớn đẹp và được lên hình rất nhiều\. Hai bên cổng có tượng của thần Ni Ou, để oai trấn tà ma quỷ quái không được xâm nhập vào\. Tiếc là tượng được bao bọc lưới sắt cho nên không được nhìn rõ lắm\. Tượng được tạc từ một cây trắc bá (cypress), cao 5m45 và nặng một tấn\. Phía vách sau có treo hai đôi dép làm bằng rơm khổng lồ. Đôi dép này gọi là O- Waraji, do 800 dân của thị trấn Murayama kết nên trong một tháng trời để cúng dường cho chùa. Đôi dép nặng 2,500 ký lô\. Đôi dép để trấn ma quỷ vì là tượng trưng cho quyền lực của thần Ni Ou. Thấy một đứa bé cứ nhảy lên để chạm vào dép, chả biết để làm gì, Mải tới khi đọc lại tấm hình chụp mới biết là người ta hay tìm cách đụng vào chiếc dép để cầu xin cho đi bộ giỏi (good walker). Phải biết lúc đó thì tôi cũng cố đụng dép rồi.

Bên ngoài trước chánh điện có đặt một lư nhang lớn để tín đồ thắp nhang và cắm vào đó\. Họ hốt khói rồi áp vào mặt và má để cho phước lộc tẩm vào người. Bên trong chánh điện cũng rất đông người, và lại có thêm một lớp phòng nữa có vách ngăn bằng kiếng, và thấy có nhóm người chiêm bái một khánh thờ. Tôi không biết muốn vào đó có đặc cách gì hay không\. Nhưng thấy có vẻ ngăn cách quá nên tôi cũng không dám tìm phương bước vào. Tôi có nhận xét là chùa Nhật có phần chánh điện khá ngắn hơn chùa Việt Nam. Hình như chùa chỉ là để Phật tử thắp nhang, chiêm bái, cúng dường, chớ không phải như chùa Việt phần chánh điện còn là nơi để Phật tử ngồi nghe thuyết giảng hay cùng nhau tụng kinh, hành lễ.

Chùa và tháp nhìn từ bên hông

Phòng cách biệt bên trong chánh điện
Tôi có đi một vòng bên ngoài chùa. Trong khuôn viên có nhiều tượng. Có một tượng Phật chắc là Phật A Di Đà, thể hiện qua thủ ấn. Khuôn mặt Ngài có đường nét của người Nhật. Khi làm hình tượng Phật thì người ta hay tạc hoặc vẽ các nét khác nhau tuỳ dân tộc. Tượng ở Thái thì có nét Thái, Tượng ở Tây tạng thì có nét Tây tạng, Tượng ở Tàu thì có nét của người Tàu (thậm chí Võ Tắc Thiên tương truyền đã cho tạc tượng Phật theo khuôn mặt của bà).
Có hai tượng bên ngoài vườn nhờ ghi chú bằng tiếng Anh là "The figure on the right is said to bring mercy to worshipers, the one in the left, wisdom" thì tôi đoán đó là hai vị Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi, hai vị trong Đại thừa. Đúng ra hai vị này chỉ là Bồ Tát, chưa được lên ngôi Phật (Buddha) như bảng ghi. Tuy nhiên khi lòng kính tín cao lên thì các Bồ Tát cũng được tôn xưng là Phật, như Bồ Tát Quán Thế Âm. [Hoặc ở VN ta thì vua Trần Nhân Tôn được tôn gọi là Phật Hoàng, trong khi Ngài không nghe nói là đã đắc quả Phật].
Bên ngoài một ngôi đền nhỏ có một tượng đồng, và một cô gái đứng sát tượng, hai tay chà vuốt lên đầu gối để cầu xin, nhìn thấy lạ lạ. Có lẽ tượng nên làm cao một chút vì tín đồ đứng cao hơn tượng khiến cho khuôn mặt tượng thấp hơn, có vẻ không tôn kính mấy chăng?
Có nhiều tượng nhỏ hơn hay được quàng khăn đỏ trên ngực, không hiểu sự tích ra sao. Tôi tự hẹn sẽ nghiên cứu thêm về lãnh vực này, nếu còn hứng khởi.

Bên ngoài hay bên trong điện thờ cũng có cái bàn để thiên hạ xin xăm, cũng tương tự như ở Việt Nam ta. Họ lắc ống, rớt ra cây đũa có ghi số, tới mở hộc có con số đó, rút ra tờ giấy có ghi lời bàn. Bỏ 100 yên vào khe (đố có ai dám ăn gian không bỏ tiền!). Gặp xăm nào xấu rủi, họ xếp giấy lại treo vào hàng của cái sào dựng kế bên.