Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

10 Pages«<78910>
Nhật Bản
nguyen1
#165 Posted : Saturday, August 22, 2015 6:39:02 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Như vậy ngày nđ đến nước rút nhanh hay nđ đăng hình của con của nđ chụp?
Hình nđ đứng trên bờ trước Torii trong nước và hình hành lang đền thờ không có nước.
Tôi không có lên núi, nđ có đi ropeway lên không?

Thấy nđ và PC viết du ký nên tôi đăng cái link đó để khi nào nđ và PC vào xem khi không chắc về cách viết đó thôi. Tên Toyokuni thì đúng quá rồi, chỉ có lúc có typo thôi.


Phượng Các
#158 Posted : Sunday, August 23, 2015 5:57:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: ngodong Go to Quoted Post

Dạ nó đối diện với cái đền đỏ nổi trên nước đó chị PC,

Thật ra cái đền này không có nổi, nó nằm trên các cọc đóng xuống nền ven biển (như cái tori), khi nước lên thì nhìn giống như nổi trên mặt nước, khi nước xuống thì lòi ra các cọc như trong hình sau:

ngodong
#166 Posted : Sunday, August 23, 2015 8:19:18 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Dạ anh Nguyên, n đ không đi cáp lên đồi - chắc là hình của con n đ chụp lý do hai má con trao đổi cho nhau nd để chung một folder
.
nguyen1
#167 Posted : Sunday, August 23, 2015 1:49:34 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Cảnh đẹp hơn khi đền và T o r i i trông như nổi trên mặt nước!
Nhưng cũng có lúc sàn đền bị ngập nước!







Phượng Các
#168 Posted : Monday, August 24, 2015 7:48:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vậy thì khi thủy triều lên thì không cho du khách vào thăm đền hay sao nhỉ? Confused
nguyen1
#169 Posted : Monday, August 24, 2015 4:44:07 PM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)


Chỉ khi nào thủy triều lên ngập sàn đền thì mới không cho du khách vào thăm thôi!

http://www.tides4fishing...p/hiroshima/itsukushima


Phượng Các
#170 Posted : Tuesday, August 25, 2015 7:27:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Umeda

Khi về thì chúng tôi ghé trạm Umeda cũng là khu thị tứ để ba bạn đi shopping trong khu thương mại Yodobashi cả chục tầng với nhiều mặt hàng đủ loại, kể cả hàng ăn. Umeda chỉ là thành phố hạng trung bình nhưng thấy cũng khá tân tiến, hơn cả khu trung tâm thành phố HCM. Nhưng quang cảnh nghiêm trang, đàng hoàng hơn cái khu đèn đỏ Namba. Nhắc tới khu đèn đỏ mới chợt nhớ vài hôm nay VN đang đề nghị thành lập khu giống như đèn đỏ, dù không dám gọi trắng trợn như vậy. Mãi dâm là một nghề được hợp pháp hoá từ thời Đông Chu Liệt Quốc ở bên Tàu. Trong Kiều có nhắc tới tiên sư nghề này là thần Bạch Mi (mày trắng). Đó chính là Quản Di Ngô tức Quản Trọng được tôn làm ông tổ nghề mãi dâm vì ông là người đề nghị cho Tề Hoàn Công thành lập 300 hành viện (tức thanh lâu) để thu thuế. "Nghề này thì lấy ông này tiên sư". Nghe nói hình thờ ông này giống như Quan Công nhưng đôi lông mày có vệt trắng. Nếu VN chấp nhận thành lập khu đèn đỏ thì cũng nên nhớ ơn ông nào đó đã đưa ra đề nghị này; chớ đừng nên cứ bắt chước theo Tàu mà thờ ông Quản Trọng làm tổ sư. Ở Los Angeles tôi chỉ biết khu mãi dâm là dựa vào vụ scandal của Hugh Grant bị bắt tại trận với gái mãi dâm trong xe mà chàng "vớt" nàng ở đường Sunset. Ai mà biết khu đó là khu mãi dâm đâu (ở California mãi dâm chưa được hợp pháp hóa).

Khi trở lại, nhóm tách ra làm hai, hai người trở lại khu Namba, còn tôi và người nữa về lại khách sạn. Nếu người này đòi đi Namba thì tôi cũng sẽ đi theo, đêm nay tôi có mang máy chụp hình mà. Nhưng người này than mệt, nên muốn về nằm nghỉ. Thật sự là tôi cũng muốn trở lại Namba, nhưng có đôi khi trong đời tôi cũng nghe "lòng chợt từ bi bất ngờ"...


Một góc Umeda
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 9/1/2015(UTC)
Phượng Các
#171 Posted : Sunday, August 30, 2015 6:14:19 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lâu đài Osaka

Sáng hôm sau chúng tôi sửa soạn trả phòng và rời đi trước 10 giờ sáng. Khi xuống tiền sảnh, vào phòng sinh hoạt chung mới biết ở đây có cà phê miễn phí, có để mì gói ăn free. Nói tới mì gói là nghĩ ngay đó là món người Nhật hay ăn, chắc hay ăn còn hơn cả người Tàu. Nhớ có hôm coi xong phim Nhật Nobody knows trong đó có cảnh thằng anh mua mì cho mấy đứa em ăn mà tự dưng tôi đâm thèm ăn mì. Theo tôi thì mì ở VN nấu ngon hơn mấy tô mì tôi từng ăn ở các nơi mà tôi từng đi qua và ghé tiệm ăn thử, như ở San Francisco, London, New York, Paris, Philadelphia, Jersey City, Los Angeles, ...Tiệm mì ở VN chú chệt tự tay làm ra mì, tự tay nấu nước lèo, và bán hết veo sau vài tiếng đồng hồ mở cửa. Nhất định không làm nhiều để rồi không bán hết. Thật là kiểu làm ăn lạ đời.

Dự tính của chúng tôi là sẽ ghé thăm vài cảnh ở vùng này chứ không phải lên xe lửa về lại luôn Yokohama. Vì gom hết đồ vào ba lô nên tôi thấy nặng ơi là nặng và đúng là:

Một gánh càn khôn quẩy xuống ngàn
Hỏi rằng chi đó? Gửi rằng THAN!


Thì ra trước tôi đã từng có người vác nặng mà phải Than! Bạn có từng thấy mấy người vác ba lô mà đi du lịch rồi chứ. Thấy họ vác mà ngán ngược. Túi đồ tôi đâu chừng một rẻo của họ thôi mà tôi đã mệt cầm canh rồi ...

Chúng tôi sẽ đi xem lâu đài Osaka. Mục này thường có trong các tour du lịch từ Việt Nam qua. Quả là vậy, khi bước vào khuôn viên quanh lâu đài là tôi gặp ít nhất 3 nhóm đồng hương mình đi lẫn lộn theo dòng người, mỗi nhóm có người hướng dẫn cầm cờ hiệu nên mới biết họ từ VN qua. Có vẻ như họ chỉ thăm bên ngoài chớ không vào trong.

Nhóm tôi có hai người không mua vé vào thăm. Trời nóng nên đi thấy mệt lắm. Lâu đài này so với các lâu đài bên Anh, bên Pháp thì cơ ngơi nhỏ hẹp hơn. Cũng có hào nước để giữ an ninh cho lâu đài. Tôi bỗng nhớ tới cái hào ở thành Huế. Nếu so sánh với Tàu thì cơ ngơi của thành trì vua chúa của ta nhỏ hơn nhiều, mà với Nhật thì dường như cũng tương đương. Có phải tại vì hai nước nhỏ hẹp nghèo nên lâu đài cũng không thể làm lớn được? VN vốn coi vua Trung quốc là Hoàng đế còn nước mình chịu phận làm vương, hàng năm phải chầu hầu triều cống nên chắc là không được xây dựng hoàng thành to lớn hoành tráng hơn Thiên triều được.

Tôi dự định là trong chuyến đi Nhật, ít ra cũng vào xem một lâu đài cho biết. Và chọn lâu đài này vì nhiều người chọn nó. Vào trong không được phép chụp hình, nhưng điểm nhấn chưa từng thấy ở đâu là có nhiều ngăn nhỏ trong có thiết trí loại như màn ảnh ba chiều chiếu phim về lịch sử xây dựng nên lâu đài. Cứ đi hết cái hộp này xem một hồi thì dời sang hộp kế xem hồi tiếp theo. Cách bố trí tổ chức cũng tươm tất, có chiều đi lên, có chiều đi xuống. Có phòng bán đồ lưu niệm, có bàn đóng dấu ghi kỷ niệm cho chuyến viếng thăm. Đây là kiểu lưu niệm thấy thông dụng ở Nhật. Bạn nên mang theo cuốn sổ để đóng dấu các nơi viếng thăm. Có chỗ miễn phí, có chỗ phải đóng lệ phí. Chỗ nào miễn phí thì tự mình lấy con dấu mà đóng vào. Còn chỗ nào lấy lệ phí thì đưa sổ cho người ta đóng vào.

Ở tầng trên cao thì có cửa bước ra hành lang cho du khách được ngắm cảnh thành phố Osaka. Osaka xây dựng tân tiến theo kiểu Tây phương. Một cái lâu đài thời trung cổ nằm chơ vơ giữa các toà nhà của thế kỷ 20/21 đầy góc cạnh khô khan cũng khiến cho người có tâm hồn hoài cổ cảm thấy bâng khuâng.

2 users thanked Phượng Các for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 8/30/2015(UTC), ngodong on 9/1/2015(UTC)
Phượng Các
#172 Posted : Monday, August 31, 2015 11:15:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Arashiyama

Đi ra khỏi lâu đài là nóng và khát nước nữa, thế là tắp vào quán kem mua gelato lè lưỡi liếm liền. Mục kế tiếp là dành cho mấy kẻ kỳ trước đi mà không ghé xem rừng trúc được, bây giờ họ muốn nhân cơ hội này mà tới đó xem cho thoả dạ. Tâm của chúng ta thật kỳ, nếu có ý nào gieo vào đó là nó cứ ẩn đó, chờ tới khi có đủ duyên là sinh hoa trổ quả. Dù thời gian chờ đợi đó có là trong kiếp này hay trải nhiều kiếp. Càng muốn nhiều là càng rải các hột giống tứ tung trong tâm thức, chính là cái nhân lôi kéo ta cứ mãi luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác.

Vậy là từ Osaka chúng tôi trở lại Kyoto, và từ đây lấy xe lửa địa phương đi tới nơi có rừng trúc. Vé xe cũng nhận JR. Đó cũng là sự tính toán của chính quyền, và tôi nhận thấy thật là một tính toán khôn ngoan. Tạo cho du khách dễ dàng tới nơi nào đó là một cách "móc túi" họ rất tinh vi. Có khi người ta tính kỹ về một vé đi xe, nhưng tới nơi rồi hứng tình sẽ tiêu xài huy hoát.

Con đường vô rừng trúc nhỏ hẹp thôi, nhưng đông vui lắm. Mùa này như vậy là vừa rồi, không biết mùa cao điểm thì chen vai thích cánh cỡ nào nữa. Khi tới rừng trúc rồi, thật tình mà nói, tôi hơi thất vọng. Vì hàng rào ngăn rừng trúc với con đường cho du khách đi sao mà cao quá, trong khi tôi cứ tưởng là ít gì du khách cũng được len lỏi giữa các hàng tre, hoặc là họ nên làm các lối đi bằng ván cho người ta đi lộp cộp trên đó, thật sát với các hàng "tiết trực tâm hư" đi. Đàng này cứ đi trên đường chán thí mồ. Trên đường thấy có mấy nghĩa địa với một hai người thợ đang xây mồ. Theo tôi biết thì người Nhật hay thiêu xác rồi đem hũ tro cốt về chùa một thời gian, rồi sau đó đưa về chôn ở ngôi mộ chung của gia đình trong vườn chùa. Có người nhận xét khi sống thì họ nặng theo Thần đạo mà khi chết thì theo nghi lễ của Phật giáo. Tuy người qua lại đông đúc mà tôi cũng không dám đứng lâu ở nghĩa trang. Dù sao nhìn thấy không ớn như các nghĩa địa ở Anh, ở Pháp hay ở Ý.

Có một ông trung niên ngồi làm chong chóng bằng tre. Tôi thấy ái ngại cho ông quá, thời nay con nít khoái chơi game chứ đâu còn thích các trò chơi này nữa.

Đi miết miết vô rồi cũng thế, tôi bèn quyết định quay ra. Nghĩ tới VN có nhiều rừng tre bạt ngàn, thì người Việt chắc cũng không hứng khởi gì mấy với cảnh ở đây. Nghe nói còn vài điểm gần đó cũng xem được mà không ai chịu đi ...Họ đã muốn trở lại Yokohama thôi, hai đêm xa nhà rồi. Chỉ có tôi là muốn ở lại vì còn quá nhiều điểm chưa được coi ở vùng Kyoto này.

Trở ra thì tôi tạt ghé vào một đền Thần đạo gần đó. Thất bại lớn của các người không biết tiếng Nhật là không biết đền thờ nói gì. Một cuốn hướng dẫn du lịch tỉ mỉ, chi tiết là hữu dụng vô cùng. Đền Thần đạo thì nơi nào cũng na ná nhau: một bể nước để tín đồ rửa tay, rửa miệng trước khi vào bái. Đứng trước ban thờ thì vỗ tay ba cái thật lớn. Rôì thì rầm rì khấn vái. Xong rồi cúng tiền thảy vào thùng có ván ngăn (cho khỏi bị ăn trộm - tôi nghĩ vậy). Bên ngoài thì có các hiên treo các tấm thẻ cầu nguyện vào đó.


Rừng trúc


Một cảnh của đền Thần đạo
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 9/1/2015(UTC)
nguyen1
#173 Posted : Tuesday, September 1, 2015 6:49:00 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



PC có ra bờ sông không?
PC kể xong Miyajima rồi mà chưa đổi tên truyện sao?

Phượng Các
#174 Posted : Tuesday, September 1, 2015 7:18:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Mấy người bạn không chịu đi, nói là trễ giờ trở lại Yokohama rồi ...

Cái tựa ai sửa lại vậy? Sao không giữ là Nhật Bản trơn thôi cho tiện?
nguyen1
#175 Posted : Tuesday, September 1, 2015 8:22:32 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Về Yokohama ngay sao? Không ghé Fushimi Inari, Byodoin, Nara!


Phượng Các
#176 Posted : Tuesday, September 1, 2015 3:48:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đúng ra, nếu bắt đầu đi vào sáng sớm thì may ra còn được mấy chỗ để xem, còn đi trễ quá thì các địa điểm đóng cửa lúc chiều xuống rồi ...Đành phải về thôi ...
Phượng Các
#177 Posted : Wednesday, February 3, 2016 4:15:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ 12

Chúng tôi đã bước vào những ngày cuối cùng của chuyến đi\. ̣̣Ba người bạn nghỉ hôm nay để lo đi mua đồ đạc chuẩn bị chuyến trở về. Tôi đi một mình tìm coi một số điểm nữa. Sau khi nghiên cứu trên bản đồ tôi quyết định đi viếng Chùa Quan Âm Sanso- ji ở gần trạm xe lửa Asakusa, ngôi chùa Phật giáo cổ nhất ở Tokyo. Ngôi chùa này cũng nằm trong danh sách thăm viếng của các tour du lịch Việt Nam. Đi một mình nên cũng cảm thấy phải tự lo tìm đường trên bản đồ các tuyến xe cho chính xác. Trong lúc lên xuống trong hầm ở trạm xe lửa, nhìn lượng người đặc gậc nối đuôi nhau, tôi chợt nhớ hình ảnh trong phần mở đầu phim Modern Time của Charlie Chaplin khi ông so sánh đám người lũ lượt đi làm mỗi sáng giống như một đàn cừu. Rồi lại liên tưởng tới một câu đối thoại trong một phim Mỹ xưa mà tôi đã quên tựa. Người cha đi cùng với đứa con trai ra ngoài vào sáng, ông nói với con là: "Lát nữa đây, con sẽ được trông thấy một điều kinh khủng - Điều gì vậy cha? - Đó là mọi người phải đi làm đó con!"

Người Nhật đi làm hay đi học gì cũng mặc quần áo giản dị, màu trắng hoặc màu nhạt. Họ lịch sự, đứng đắn, tôn trọng người chung quanh. Những người nói lớn tiếng nhìn lại thì là du khách. Điều này cũng tương tự như trong các xe lửa ở Tây phương vào giờ đi làm. Vậy nghĩa là khi đời sống xã hội tiến bộ thì người ta sẽ na ná nhau trong cung cách đối xử với chung quanh?

Người đi viếng chùa thật là đông đúc, tưởng là chỉ có người già và du khách nhưng người trẻ, học sinh cũng khá đông. Đường dẫn vào cổng chính chùa vẫn là một con đường đi bộ để bán hàng cho du khách - đây là kiểu làm ăn trong các khu du lịch của Nhật\. Theo tôi thì với sự phát triển cực thịnh của ngành bán lẻ qua mạng thì các hàng hoá kiểu này không còn hấp dẫn mấy\. Qua mạng, bạn muốn mua gì cũng có thì việc đi coi hàng và ngắm nghía cũng bớt hào hứng đi nhiều lắm\. Nhất là các tiệm kiểu này ở Nhật phần lớn là đồ ăn, và các vật kỷ niệm phổ thông, nhiều người mua cho có cái mang về làm kỷ niệm cho chính mình hay cho người thân\.


Đường đi bộ vô Chùa

Không biết tiếng Nhật nên chẳng hiểu nhiều thứ. Nếu muốn hiểu thì phải nghiên cứu rất nhiều, hoặc là đoán tuỳ theo hiểu biết của mình. Thí dụ như tôi biết là Nhật thuộc Phật giáo Đại thừa, ảnh hưởng từ Trung Hoa qua Hàn quốc truyền vào, cho nên họ cũng thờ Phật A Di Đà và Quan Thế Âm. Chùa này thờ Đức Quán Thế Âm (Kannon). Cái cổng chào thật lớn đẹp và được lên hình rất nhiều\. Hai bên cổng có tượng của thần Ni Ou, để oai trấn tà ma quỷ quái không được xâm nhập vào\. Tiếc là tượng được bao bọc lưới sắt cho nên không được nhìn rõ lắm\. Tượng được tạc từ một cây trắc bá (cypress), cao 5m45 và nặng một tấn\. Phía vách sau có treo hai đôi dép làm bằng rơm khổng lồ. Đôi dép này gọi là O- Waraji, do 800 dân của thị trấn Murayama kết nên trong một tháng trời để cúng dường cho chùa. Đôi dép nặng 2,500 ký lô\. Đôi dép để trấn ma quỷ vì là tượng trưng cho quyền lực của thần Ni Ou. Thấy một đứa bé cứ nhảy lên để chạm vào dép, chả biết để làm gì, Mải tới khi đọc lại tấm hình chụp mới biết là người ta hay tìm cách đụng vào chiếc dép để cầu xin cho đi bộ giỏi (good walker). Phải biết lúc đó thì tôi cũng cố đụng dép rồi.



Bên ngoài trước chánh điện có đặt một lư nhang lớn để tín đồ thắp nhang và cắm vào đó\. Họ hốt khói rồi áp vào mặt và má để cho phước lộc tẩm vào người. Bên trong chánh điện cũng rất đông người, và lại có thêm một lớp phòng nữa có vách ngăn bằng kiếng, và thấy có nhóm người chiêm bái một khánh thờ. Tôi không biết muốn vào đó có đặc cách gì hay không\. Nhưng thấy có vẻ ngăn cách quá nên tôi cũng không dám tìm phương bước vào. Tôi có nhận xét là chùa Nhật có phần chánh điện khá ngắn hơn chùa Việt Nam. Hình như chùa chỉ là để Phật tử thắp nhang, chiêm bái, cúng dường, chớ không phải như chùa Việt phần chánh điện còn là nơi để Phật tử ngồi nghe thuyết giảng hay cùng nhau tụng kinh, hành lễ.


Chùa và tháp nhìn từ bên hông


Phòng cách biệt bên trong chánh điện

Tôi có đi một vòng bên ngoài chùa. Trong khuôn viên có nhiều tượng. Có một tượng Phật chắc là Phật A Di Đà, thể hiện qua thủ ấn. Khuôn mặt Ngài có đường nét của người Nhật. Khi làm hình tượng Phật thì người ta hay tạc hoặc vẽ các nét khác nhau tuỳ dân tộc. Tượng ở Thái thì có nét Thái, Tượng ở Tây tạng thì có nét Tây tạng, Tượng ở Tàu thì có nét của người Tàu (thậm chí Võ Tắc Thiên tương truyền đã cho tạc tượng Phật theo khuôn mặt của bà).

Có hai tượng bên ngoài vườn nhờ ghi chú bằng tiếng Anh là "The figure on the right is said to bring mercy to worshipers, the one in the left, wisdom" thì tôi đoán đó là hai vị Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi, hai vị trong Đại thừa. Đúng ra hai vị này chỉ là Bồ Tát, chưa được lên ngôi Phật (Buddha) như bảng ghi. Tuy nhiên khi lòng kính tín cao lên thì các Bồ Tát cũng được tôn xưng là Phật, như Bồ Tát Quán Thế Âm. [Hoặc ở VN ta thì vua Trần Nhân Tôn được tôn gọi là Phật Hoàng, trong khi Ngài không nghe nói là đã đắc quả Phật].

Bên ngoài một ngôi đền nhỏ có một tượng đồng, và một cô gái đứng sát tượng, hai tay chà vuốt lên đầu gối để cầu xin, nhìn thấy lạ lạ. Có lẽ tượng nên làm cao một chút vì tín đồ đứng cao hơn tượng khiến cho khuôn mặt tượng thấp hơn, có vẻ không tôn kính mấy chăng?

Có nhiều tượng nhỏ hơn hay được quàng khăn đỏ trên ngực, không hiểu sự tích ra sao. Tôi tự hẹn sẽ nghiên cứu thêm về lãnh vực này, nếu còn hứng khởi.



Bên ngoài hay bên trong điện thờ cũng có cái bàn để thiên hạ xin xăm, cũng tương tự như ở Việt Nam ta. Họ lắc ống, rớt ra cây đũa có ghi số, tới mở hộc có con số đó, rút ra tờ giấy có ghi lời bàn. Bỏ 100 yên vào khe (đố có ai dám ăn gian không bỏ tiền!). Gặp xăm nào xấu rủi, họ xếp giấy lại treo vào hàng của cái sào dựng kế bên.
Phượng Các
#178 Posted : Monday, February 8, 2016 9:44:27 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cũng hơi lạ cho tôi là tôi lại không nghĩ tới việc đi qua phía bên trái của chùa để thăm toà tháp 5 tầng\. Đây mới là nơi mà sách vở gọi là Pagoda, còn phần mà tôi gọi là chánh điện lại được gọi là Temple\. Tiếng Việt hay dịch temple là đền, và pagoda là chùa. Vậy khác biệt giữa hai khái niệm này là gì \? Người Tây phương hay gọi chùa là Buddhist Temple hoặc Pagoda, theo tôi thì Đền là nơi đặt các tượng hay vật linh thiêng để thờ\. Còn chùa là nơi thờ Phật có sư sãi, nếu không có sư trông coi thì không được gọi là chùa. Vậy đền là danh từ gọi chung cho các kiến trúc tín ngưỡng như đền Hùng, đền thờ Đức Khổng tử, đền Đức Thánh Trần v..v... Nếu quy mô nhỏ hơn thì gọi là Miếu (hay Miễu). Còn Am là nơi người tu theo Phật nhưng không phải là sư sãi. Nếu là ở Việt Nam thì cả cơ ngơi nói trên sẽ gọi chung là Chùa, và trong khuôn viên chùa nơi thờ Phật chính sẽ gọi là Chính điện (hay nếu chùa lớn thì gọi là đại hùng bảo điện), và toà tháp kế bên thường là nơi chứa tro cốt hay Tháp Chuông. Nhưng ở đây toà tháp 5 tầng lại có tên là Asakusa Pagoda là nơi chứa một xá lợi (một mảnh xương) của Phật do Tích Lan tặng. Chính vì nghĩ theo kiểu chùa Việt mà tôi đã lỡ cơ hội vào thăm viếng một báu vật như vậy, thật đúng là vô phước cho tôi. Nhưng cũng đỡ áy náy là ngôi pagoda này chỉ mở cửa cho dân chúng vào chiêm bái vào 3 dịp trong năm: 15 tháng 2 là ngày Phật nhập diệt; ngày 8 tháng 4 là ngày Phật đản sanh; và 8 tháng 12 là ngày Phật Thành Đạo (theo sách Tokyo của tác giả Martin & Martin). Sách không chú thích đó là ngày Dương lịch hay Âm lịch, nhưng người Việt chúng ta cử hành các lễ trên theo Âm lịch. Người Nhật đã theo Dương lịch từ lâu, vậy phải chăng họ duy trì các kỷ niệm Phật giáo theo Âm lịch?. Nhưng nếu chỉ mở cửa vào 3 dịp trong năm thì đây phải gọi là Đền mới đúng chứ? Hoá ra là cách gọi tên một nơi thờ tự cũng có khác biệt trong các nước

... Đọc đâu đó trên mạng, có người lại lưu ý là ở Nhật, danh từ Temple là dành chỉ nơi thờ tự của Phật giáo; còn Shrine là dùng cho Thần đạo (họ không nhắc tới danh từ Pagoda). Chánh điện (Hondo) ở Sanso-ji là nơi thờ Đức Quan Âm, vốn là một tượng được hai anh em người đánh cá vớt được vào năm 628, tượng tiếp tục mắc lưới sau khi được thả xuống trở lại hai lần, nên đã được vớt lên và được thờ tại đây, và sau nhiều lần trùng tu, chùa có cơ ngơi như hiện tại\.

Các đền chùa kiến trúc cổ ở Nhật hay có một màu đỏ đặc trưng, đó là màu đỏ nghiêng sang màu cam, nên đền đài có sắc thắm tươi\. Nếu nhớ lại màu đỏ hay dùng trong khám thờ, trang thờ của người Tàu hay Việt thì ta thấy màu đỏ khá đậm như màu máu, nên có vẻ tối và thần bí, gây sợ hơn. Chúng ta có nên bắt chước chuyển sang màu đỏ cam như Nhật không?

Sau khi đứng ngắm cây bạch quả có hình dạng khá lạ với các phần vỏ nhô lòi ra, tôi rời chùa đi về phía sông Sumida, chính là con sông mà tượng Quan Âm đã được vớt lên hồi xưa\. Hai bên bờ sông cũng được xây dựng trông sạch sẽ, tươm tất giông giống như ở sông Seine, là bờ kép, đường đi phía trên và bờ phía dưới sát sông. Thấy có một nhóm trẻ được ba cô giáo dắt đi trên bờ phía trên. Nhìn cách dắt trẻ là đủ thấy họ theo răng rắc luật lệ, là tuy chung quanh vắng vẻ và thênh thang mà ba cô giáo mỗi người đều nắm tay các trẻ; mỗi cô phụ trách 4 hoặc 3 đứa\. Các đứa bé cũng nắm tay nhau\. Như vậy sẽ tránh được trường hợp trẻ đi rời ra mà lạc mất . Nhìn đường phố sạch sẽ thấy mà ham\. Mới đây bà Aung San Suu Kyi khuyến khích dân Miến học cách giữ sạch sẽ đường phố bằng cách tự tay làm gương đi nhặt rác trên đường. Co' vẻ như quốc gia càng giàu thì càng ở sạch, hay chỉ cần trình độ dân trí cao? Nhiều người hay than phiền các lễ hội du khách cứ vứt rác bừa ra. Thế nhưng ở Mỹ người ta cũng xả rác đó chứ, có điều là ngay sau đó lực lượng vệ sinh làm việc liền tức thì, cho nên thấy sạch là vậy\. Ở các điểm du lịch mà dơ dáy, rác rến thì cái lỗi phải là ở ban quản lý\. Phải có người thu dọn rác rến thường xuyên, và ai xả rác thì bị phạt thẳng tay theo đúng luật\.


Trên bờ sông Sumida
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 3/23/2016(UTC)
Phượng Các
#179 Posted : Monday, February 15, 2016 11:54:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ở khu vực gần chùa tôi cũng thấy loại xe kéo dành cho du khách\. Ở các điểm du lịch ở Nhật ta thường thấy loại xe này\. Chắc chắn là loại xe này chỉ nhằm gợi lại một hình ảnh cổ xưa của một thời quá vãng, chớ không phải một nghề nghiệp sinh nhai. Những người kéo thường là thanh niên trai tráng, chắc là sinh viên học sinh muốn kiếm thêm tiền túi, lại giúp cho du khách thấy lại một thời đã qua ...Sao không\?



Xe kéo này từng có ở Tàu, ở Hà Nội. Nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí có một phóng sự là Tôi Kéo Xe. Hoặc trong Xóm Cầu Mới, Nhất Linh có một nhân vật là Nhỡ hành nghề kéo xe. Ở Sài gòn không có loại xe người kéo này, mà thay vào đó là xích lô. Có hai loại: xích lô đạp và xích lô máy\. Xe xích lô trở thành một trong nhiều biểu tượng của Sài Gòn. Một vài quán ăn của người Việt ở Cali cũng để nguyên một chiếc xích lô trước cửa. Nhìn vào là biết ngay đó là tiệm ăn Việt\. Du khách tới Việt Nam cũng muốn được trải nghiệm cảm giác ngồi trên xe xích lô đạp, cho nên hiện nay đó là một trong các "mục" trong chuyến du lịch của họ.

Tôi vẫn không đồng ý mấy về việc xoá sổ xe xích lô đạp trong các phương tiện chuyên chở công cộng ở Sài Gòn\. Xe người kéo thì quá tàn nhẫn, nhưng còn xích lô đạp, không đến nổi nào, giúp cho người nghèo có kế sinh nhai, mà người dân thường lại có phương tiện di chuyển trong những đoạn đường ngắn. Hiện nay, nếu muốn đi đoạn đường ngắn, người ta thường nhảy lên xe ôm. Tôi thấy xe ôm là loại xe không được thanh nhã cho lắm. Nếu bạn là phụ nữ, bạn có thấy kỳ cục khi phải ngồi phía sau một người đàn ông xa lạ, lâu lâu xe thắng gấp thì bộ ngực của bạn sẽ áp vào tấm lưng của người tài xế\, tạo nên nhiều cảm giác cho cả hai bên, và rất dễ đưa tới những tội lỗi trong đầu của hai người\. Tôi không biết khi người ta xoá sổ loại hình chuyên chở xích lô đạp, người ta có nghĩ tới điều bất tiện này không\? Cai trị là phải tiên liệu, người ta phải cứu xét nhiều khía cạnh và đặt mình vào các hoàn cảnh của người dân, nam cũng như nữ, để thấy nhu cầu của họ\. Trong phim Sand Dollars, tôi thấy cũng có loại xe ôm ở Cộng Hoà Dominique, nhưng đó là một xử đảo nhỏ, nghèo, đối đế thì cũng phải có loại hình chuyên chở cho dân chúng\. Nhưng Sài Gòn, dù sao cũng là Hòn Ngọc Viễn Đông, không đi lên thì thôi chớ sao lại đòi đi xuống\.

Ở Manila, Phi Luật Tân có một loại xe cũng khá tiện lợi, tôi không biết gọi tên là gì, nhưng đánh vào google chữ "sidecar" thì ra các hình về xe này. Nếu ai từng xem phim về Đức thì thấy quân nhân Đức thời xưa cũng hay chạy loại xe này

Chính quyền Sài Gòn nên tìm cách giải quyết xe ôm\. Xe ôm chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ, không thể coi đó là một loại chuyên chở phổ biến được nữa\.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 3/23/2016(UTC)
Phượng Các
#180 Posted : Saturday, February 27, 2016 6:34:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sau đó tôi tìm đường đi thăm Tokyo Metropolitan Government Building. Nếu đi bằng xe metro thì nhớ theo hướng dẫn từ trạm xuống, đừng đi ra khỏi trạm xe lửa rồi tìm cách đi trên đường phố rất phức tạp\. Tôi đã suýt ra khỏi trạm, hỏi han ở nhân viên xe metro, họ khuyên nên trở lại trạm số mấy (mà tôi đã quên), rồi theo trạm đó mà đi ra, chớ ra khỏi trạm mà đi trên phố sẽ rất khó khăn. Từ trạm xe metro, tôi đi theo hướng dẫn đi trong đường hầm. Có lẽ đây là con đường hầm dài nhất dành cho người đi bộ mà tôi từng được đi\. Dài tới nổi phải có đường di chuyển bằng máy để đỡ mất công bước (loại trong các phi trường hay có). Hồi còn nhỏ tôi thường có mơ ước thần kỳ là nhân loại nên tạo ra con đường biết di chuyển, ai muốn di chuyển thì chỉ việc leo lên đó, khỏi phải bước làm chi cho ...mệt. Hoá ra không phải chỉ có mình lười bước, khi tới Las Vegas thì thấy có đoạn đường di chuyển này, ngoài đường cũng có thang cuốn, giúp mình đi từ sòng bài này sang sòng bài khác, giữ sức để dành mà kéo ..máy! Bây giờ thì lại thấy loại này ở Tokyo\. Cái gì mình thích thì nhiều người cũng thích, duy chỉ có người thông minh thì nghĩ ra được cách thực hiện. Thí dụ bay như chim, lội như cá, bốc vác khỏi dùng sức người, di chuyển nhanh từ nơi này tới nơi khác. Loài người đã từng bước thực hiện những ao ước đó, thật đáng khâm phục\.

Khi tới toà nhà này tôi lại lọng cọng khi muốn lên tới tầng 45, là nơi du khách được đứng để nhìn thành phố Tokyo. Đi trật thang máy thì cái thang sẽ không dừng ở tầng 45, làm cho tôi phải đi trở xuống, bước vào cái thang máy đúng, thì mới lên đó được.

Tầng thứ 45 dành riêng cho khách tham quan, có tiệm bán đồ kỷ niệm, chung quanh cửa sổ bằng kiếng để mọi người ngắm Tokyo phía dưới\. Khi nhìn Tokyo phía dưới, tôi bỗng có cảm giác ngợp ...Cái thành phố này tôi hầu như không nghĩ có lúc đứng ngắm nó, vì thấy nó xa lạ lắm. Có thể Paris, có thể London, có thể Los Angeles, có thể San Francisco, có thể New York ...Nhưng còn Tokyo, Seoul ...thấy như mình không có cái duyên gì gắn bó ...

Phượng Các
#181 Posted : Sunday, March 6, 2016 5:26:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xem xong đi trở về trạm xe lửa, tôi đi trên đường phố, khu phố vắng vẻ, chắc mọi người không đi làm cũng đi học, du khách ít ỏi\. Cũng phải hỏi thăm mới biết miệng hầm đi xuống ....Nghe nói có tượng con chó nổi tiếng là trung thành ở trạm Shibuya, tôi bèn ghé thăm\. Tên con chó là Hachiko, có một lối ra lấy tên nó, cho nên cũng rất dễ tìm, trong số 5 lối ra của trạm\. Con chó Hachiko trong suốt 9 năm 9 tháng 15 ngày, cứ đúng giờ chủ nó lẽ ra phải đến trạm để cùng về với nó đã không trở về nữa mà nó cứ ra đón chờ chủ\. Đây là con chó nổi danh nhất nước Nhật, có lẽ\.



Cũng ở khu Shibuya này người ta còn thấy ba dải qua đường nhìn khá lạ mắt\. Ở Mỹ từng thấy loại qua đường đi chéo khỏi phải đi theo đường vuông góc để qua phía bên kia đường tưởng là tân tiến rồi, ai dè ở Tokyo còn loại chéo "bạo" như vầy\. Quả thật thấy người qua lại đông đúc mà mệt\. Nhưng đỡ cái là an ninh cao, người đi lại trật tự, đàng hoàng, nên chỉ thấy ngợp thôi chớ không có sợ và lo lắng bị cướp giật\.

Phượng Các
#182 Posted : Monday, March 21, 2016 12:33:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tôi vừa đi ra trạm xe lửa, lên xe, vừa miên man suy nghĩ về con chó . Sao loài chó trung thành với chủ quá vậy nhỉ . Khi người ta dựng tượng, choàng hoa vô cổ tưởng niệm nó phải có nghĩa là người ta coi trọng sự trung thành của nó với chủ ?.Người Nhật quý sự trung thành đối với tổ quốc nên mới có đội cảm tử một đi lên máy bay là không trở lại, nhưng nước Nhật vẫn còn đó, thiên hoàng vẫn còn đó ... Còn sự trung thành của con chó Hachiko phải lý giải như thế nào ? Nó hy vọng một ngày nào thấy mặt chủ nó, hay là nó biết chủ nó đã không còn nhưng cứ làm thế mỗi ngày vì một dấu ấn đã đóng vào bộ não của nó, cứ đúng giờ đó là ra đi đứng ngóng . Nó làm và không cần suy nghĩ gì cả ? Tôi không biết nhiều về trí thông minh của loài vật (nói chung là không biết của ai hết, kể cả của ...mình). Nhiều lần đứng dưới vòi sen tôi hát nghêu ngao nguyên một bài hát nghe từ hồi nhỏ, và sau đó giật mình vì không biết sao mình nhớ giỏi như vậy ...Chợt nghĩ lại là tôi chẳng vận dụng trí nhớ gì cả, chỉ bật hát ra mà thôi, đó là thói quen, không phải tài tình gì, thì tôi nghĩ con chó cũng làm theo thói quen, hễ chó là phải trung thành với chủ, không có gì phải đáng tuyên dương, đeo vòng hoa . Bạn đeo vòng hoa cho nó là bạn tuyên dương sự trung thành, mà trên đời này không phải sự trung thành nào cũng đáng tuyên dương ...Tôi không muốn khi tôi chết rồi mà có một con chó ngày nào cũng ra đứng ngóng tôi như vậy . Bạn muốn có kẻ trung thành với bạn kiểu vậy là vì cái Ngã của bạn lớn quá đó thôi, bạn sợ người thân của bạn lãng quên bạn, dù thật sự bạn chẳng biết bạn đi về đâu ...

Sau đó tôi tới trạm Harajuku, tính đi coi đền Minh Trị Thiên hoàng . Ra khỏi trạm, trên đường đi thấy người qua lại đông vui, thấy có con đường nhỏ bên kia đối diện dành cho người đi bộ đông ken có bảng ghi tên là Takeshita Street với rất nhiều bong bóng trang hoàng phía trên, ngần ngừ một chút, tôi chặc lưỡi bỏ qua, nghĩ là chắc cũng là người và hàng quán . Có người nói là đi du lịch làm chi, chỗ nào cũng như chỗ ấy . Có người thì thích sự khác nhau của sự vật, không có con đường nào giống đường nào, không có thành phố nào giống thành phố nào ...Kể ra, cả hai ý kiến đều ...đúng hết . Khi tôi thích đi thì tôi theo ý kiến thứ hai, còn khi mệt mỏi, "mậu lúi" thì tôi theo ý kiến thứ nhất ...Hiện giờ tôi bắt đầu mệt mỏi vì cả ngày hôm nay lăng xăng khá nhiều rồi ...Cho nên khi đi vào công viên Yoyogi Park nơi có đền Minh Trị thì tôi bắt đầu thấy hoải (hay oải, quải). Đi qua cái cổng gỗ lớn theo kiến trúc quen thuộc của các đền đài ở Nhật, tôi thắc mắc không biết vào chính điện là bao xa ...Tôi nhớ ở Anh, các bảng chỉ dẫn nơi tới trên đường đi thường có ghi độ dài là bao nhiêu để du khách biết đường mà chuẩn bị tinh thần . Tại sao chuyện đơn giản như vậy mà người ta không làm theo để giúp đỡ du khách . Làm du lịch là phải đóng vai du khách, xem nhu cầu của họ là gì để chỉ dẫn, hướng dẫn họ ... Hiện nay người ta có GPS rồi, nhưng không phải ai cũng kết nối được với wifi ...

Đường vào rộng rãi, cây cao bóng cả, thật thích mắt vô cùng. Tới một điểm quảng cáo là Kiyomasa 's Well, tôi bỏ qua, lại đi tiếp tới, thấy hai bên có dựng rất nhiều thùng chồng lên nhau, thứ này tôi từng thấy qua rồi ở các đền đài khác (thì kiểu cách của các đền ở Nhật na ná nhau). Nhưng ở đây thì tôi thấy có bảng ghi chú giải thích công dụng của các thùng này, và tôi vui mừng khi biết được đó chính là các bao bện bằng rơm, bên trong là các thùng chứa rượu sake. Các thùng rượu này do Hội chế biến rượu sake dâng cúng cho hương linh Đức vua Minh Trị và Hoàng hậu mỗi năm. Phong cách cúng kiếng xưa có câu "Vô tửu bất thành lễ". Vậy ở Nhật cũng thế rồi. Tôi chỉ còn thắc mắc là rượu nhiều như vậy rồi ai được uống ? Vì đối diện bên đường là một chồng thùng rượu khác, rượu Tây Bourgogne, cũng được dâng lên cúng . Nói dông dài thì tín ngưỡng Thần đạo thể hiện ở đây, chớ đạo Phật thì không có cúng rượu rồi vậy.


các thùng rượu sake trong khuôn viên đền Minh Trị

Đi một đỗi nữa thì tới khu vườn phải mua vé giá 500 yên mới được vô\. Tôi cũng bỏ qua, tới cổng tori chính thì hỡi ơi khi thấy còn mịt mù phía trước, mà chân thì mỏi nhừ rồi ... Tôi quyết định bỏ cuộc, thấy mình không có duyên với vị vua đã đem lại đổi mới và thịnh trị cho nước Nhật, chỉ vì "lực bất tòng tâm". Tần ngần ở cổng tori, ghi nhận đây là cây cột lớn nhất so với các cổng tori khác, làm bằng gỗ của cây Hinoki trắc bá Nhật (japan cypress) 1,500 tuổi lấy từ dãy núi Tandai thuộc Đài Loan.


cổng tori vào đền Minh Trị
2 users thanked Phượng Các for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 3/23/2016(UTC), ngodong on 3/23/2016(UTC)
Phượng Các
#183 Posted : Monday, March 28, 2016 1:19:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nghĩ sao mà sau đó tôi lại muốn đi tới Tokyo Tower như để check vô cái list các điểm nên xem của Tokyo. Thế là tới trạm Hamamatsucho. Sau đó đi dọc theo đại lộ hướng về cái tháp giống như tháp Eiffel của Paris. Có đi ngang qua toà World Trade Center, lòng bồi hồi nhớ lại hai toà tháp cùng tên ở New York nay đã không còn

Đi ngang qua một tiệm mì, tôi thấy đói bụng nên bước vào. Khách mua sẽ bỏ tiền vào khe trong một cái tủ và chọn hình tô nào mình muốn ăn. Máy nhả ra một giấy mang số của tô mì đó, chỉ việc đem vào quầy và bếp sẽ nấu cho. Tôi chọn tô số 19, giá 500 yên . Thấy có một bà vẻ mặt buồn buồn đứng kế bên máy. Tôi hỏi bà cách order. Bà sốt sắng chỉ dẫn tận tình, mặt vui lên, như thể có gì đó thay đổi cuộc sống đơn điệu hàng ngày của bà, và là một thay đổi hướng thiện. Tới đây thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa về tánh hiếu khách của người Nhật, giống như là nền giáo dục đã thấm nhuần vào máu huyết của họ. Bà ta còn cẩn thận lấy ly rót giùm tôi một ly nước và bưng lại cho tôi nữa. Nét mặt tôi lộ vẻ hàm ơn càng khiến bà tươi tỉnh. Nhiều khi bâng khuâng nghĩ tới kiếp con người mà lòng chùng xuống. Ai cũng muốn duy trì cái thân mạng mình nên phải đi làm hàng ngày. Với người gặp đúng nghề mình thích thì diễm phúc biết bao; nhưng nếu trúng phải cái nghề chán ngấy, buồn tẻ mà phải lê thân cho hết cả cuộc đời thì hỏi sao cái mặt không rầu buồn cho được!


tiệm mì tôi ghé ăn

Sau đó tôi lại cất bước đi tiếp. Thấy cái tháp trước mặt vậy chớ đi hoài không tới. Tôi ngán ngẩm. Nhưng không dè tôi đang bước vào khuôn viên của một ngôi chùa có cơ ngơi khá lớn: chùa Zojo-ji. Chùa lớn nhưng vắng vẻ. Cổng chùa có vẻ cổ xưa, hoành tráng. Bên ngoài có bảng chi chú bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Qua khỏi cổng thấy có tượng chắc là Quán Thế Âm vì thấy Ngài tay cầm bình cam lồ. Kế đó là một tảng đá với bảng kim loại có ghi: The Stone Image of Buddha 's Foot. Dưới đó có ghi tiếng Nhật nhưng không có tiếng Anh nên không biết gì thêm. Bóng cây tối làm cho đường nét khắc của các hoa văn chân Phật rất khó nhận ra. Không biết người khắc dựa vào đâu để khắc các hoa văn bàn chân Phật, lần đầu tiên tôi đặt vấn đề này.

Kế bên đó có một cái cây với bảng ghi chú là do ông George Bush (cha) khi còn làm Phó Tổng Thống đã tới viếng chùa này vào năm 1982. Tính ra đã hơn 30 năm rồi mà cây vẫn còn thấp ... Chậc, cũng phải chức tước gì thì mới được trồng cây ở các chùa danh tiếng\.


Cây ông Bush trồng năm 1982

Rồi gần đó cũng có chòi nhỏ có đặt bể nước để khách rửa miệng, rửa tay trước khi vào trong chánh điện. Người Việt mình hay nói: "Cái miệng ăn mắm ăn muối nói bậy nói bạ ..." thật cũng nên bắt chước đặt bể nước như vầy ở ngoài chánh điện để tín đồ rửa miệng cho sạch trước khi vào khấn vái cùng chư Phật. Vâng, sao không ? Rồi cũng có gác chuông cho du khách muốn dộng thì cứ dộng [Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm] Nghe tiếng tụng kinh sang sảng cùng tiếng mõ vang rền ..[Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa] .. Tôi bước lên các bậc thang vào chánh điện. Có một nhóm đang tụng kinh với vị sư chủ trì. Có vẻ như là một nhóm thân bằng quyến thuộc tụng kinh siêu độ cho thân nhân hay sao. Không biết nơi đây cấm chụp hình nên tôi cứ tỉnh bơ đưa máy lên. Một vị sư đưa tay ra hiệu không được chụp. Đây là chùa thờ Phật A Di Đà. Sàn chính điện bằng gỗ chùi bóng loáng, bàn thờ và tượng Phật nho nhỏ nhưng trang nghiêm

Ra bên ngoài tôi thấy tháp Tokyo Tower rất gần, nhưng tôi không nghĩ tới việc đi tới đó nữa, vì đứng đây lấy máy hình ra chụp tôi có thể zoom lại rất gần các chi tiết của tháp. Tính đi tới tháp mà lại gặp chùa, thật là "Cố ý trồng hoa, hoa chẳng nẩy; Vô tâm tiếp liễu, liễu xanh om"


chánh điện chùa Zojo-ji, phía sau là Tokyo Tower.

Có một nhà triển lãm trong đó có một báu vật của chùa là mô hình lăng của Sứ quân Tokugawa. Mô hình này làm theo tỷ lệ 1 phần 10, nguyên là một bản phỏng theo lăng của đệ nhị Sứ quân Tokugawa là chủ nhân của cuộc đất và chùa này. Tiếc thay, lăng đã bị phá huỷ bởi bom năm 1945. Mô hình này đã được triển lãm tại Luân Đôn ở Kew Gardens vào năm 1910 do một nhóm thợ mộc và sơn mài Nhật tạo tác và sau đó được dâng cho vua George V. Món quà này nằm trong kho thuộc bộ sưu tập Hoàng gia Anh nhiều năm và bị quên lãng. Mải tới năm 2014 thì mô hình này được lôi ra và đưa lại về Nhật để được sửa chữa và ráp lại. Và nay mới mở ra triển lãm cho công chúng xem vào tháng tư năm 2015. Thấy ghi là "Returning home on loan from the British Royal Collection", nghĩa là vẫn còn là sở hữu của Hoàng gia Anh chớ không phải cho luôn Nhật.

Trở ra ngoài để ra về tôi cũng thấy có một vườn nhỏ cạnh nghĩa trang (chùa này là nơi chôn cất của dòng họ sứ quân) với các tượng trẻ con mà chùa nào cũng thường có. Các tượng đá trẻ con này tượng trưng cho các thai nhi chưa kịp ra đời, hoặc các hài nhi chưa có bao nhiêu ngày trong cuộc sống như Nguyễn Du đã nhắc đến trong "Văn tế thập loại chúng sinh"

Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.

Cha mẹ có thể chọn một tượng nào mình thích, rồi đặt quà tặng như áo quần hay đồ chơi . Có phẩm vật cúng cho vị thần bảo hộ gọi là Jizō cho hương linh trẻ để chúng được đưa đi tái sanh . Không biết trong tín ngưỡng Việt Nam có vị nào tương đương với thần Jizo không, chớ thì Phật giáo Đại thừa tin là Đức Đại Tạng Vương Bồ tát là chủ tể của cõi địa ngục
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 3/28/2016(UTC)
Users browsing this topic
Guest (4)
10 Pages«<78910>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.