Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

21 Pages«<1516171819>»
Ký lai rai
Phượng Các
#323 Posted : Wednesday, October 29, 2014 6:28:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mới xem phim tài liệu về Pope Joan do Smithsonian phát hành thì được biết từ thế kỷ thứ 12 thì các cuộc ruớc lễ vào ngày Easter đã tránh con đường via di Quattro mà quẹo sang con đường kế bên đó để hướng về Coloseum. Lại thêm ở góc đường Via dei SS. Quattro và Via dei Quercetti vẫn còn có cái miếu (!) kỷ niệm chuyện này. (tra trong google coi Pope Joan Shrine).

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 11/4/2014(UTC)
Phượng Các
#324 Posted : Thursday, October 30, 2014 10:28:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sau đó chúng tôi lên xe metro. Nghe lời Rick Steves chúng tôi thường lên các toa cuối hoặc toa đầu cho rộng rãi, nhưng có những trạm đông người thì cũng có màn chen chúc nhau. Vừa mới vội bước vào toa xe thì tôi nghe có tiếng lùm xùm, trời ơi, người đi trong nhóm tôi vừa suýt bị móc bóp. Chị nạt vô cô gái vì cô ta vừa thò tay vào kéo dây kéo toan rút tiền trong bóp đầm của chị. Vừa cảm thấy bàn tay ma quái của cô ta thò vào, chị xô tay nó ra và nạt lớn như vậy. Tôi vào sau nên chỉ nghe cô gái ré lên và chạy vội ra ngoài. Lúc đó chưa biết cô ta là kẻ gian nên tôi chỉ nhìn thoáng qua, và thấy cô gái có nét mặt rất gian giảo. Nhìn biết không phải là người lương thiện. Điều đó lạ mà không lạ, có nhiều người khó đoán họ là kẻ bất lương, nhưng có người nhìn vào là biết ngay. Loại người sau có lẽ là do cái bất thiện thâm căn cố đế quá nên hiện ra nét mặt, còn nếu ác do hoàn cảnh, do đột xuất thì khó biết hơn. Cô gái này chắc chuyên hành nghề móc túi lâu năm rồi nên nét mặt coi chằn ăn trăn quấn vô cùng. Cách ăn mặc của cô ai cũng nói là bọn gypsies. Nhóm người này gây rắc rối cho sự an sinh của các xứ lân cận từ nơi xuất phát của họ. Ở London tôi không thấy loại này, chưa biết vì sao, nhưng ở Paris hay Rome thì ôi thôi, khổ đời với họ. RS chỉ nói là coi chừng móc túi thôi chớ không dám nói nhóm dân nào, nhưng trò chuyện bên ngoài thì người ta gọi thẳng ra như vậy. Tôi thắc mắc không biết bọn họ có quốc tịch nào không, hay là cứ đi lang thang như vậy, sống bằng ăn mày, trộm cắp chăng, chớ nếu có quốc tịch thì được hưởng trợ cấp an sinh xã hội rồi, đâu đến nổi phải đi hành nghề "hai ngón" như vậy. Tôi thấy mệt và chán chường vì tình hình bất an này. Kể từ ngày Liên hiệp Âu châu thành hình, dân các xứ nghèo tràn ngập vào kiếm chác, khiến cho các thành phố du lịch này ngày càng đáng sợ. Tôi hiểu cái tâm lý của du khách Mỹ, những người có khả năng chi tiêu rộng rãi khi đi chơi thì ưu tiên hàng đầu của họ là an ninh. Đi chơi mà cứ nơm nớp lo lắng thì đi làm gì. Mấy người quen cứ hỏi tôi chừng nào đi Việt Nam thì rủ họ đi cùng với, tôi phải trả lời là nước tao tao còn không dám đi thì đâu dám kéo mấy you theo, nội băng qua đường cũng xanh mặt rồi; máy chụp hình rẻ bèo cũng không dám đưa lên chụp hình, dù là mê cảnh trí chung quanh biết bao nhiêu chỉ vì sợ bọn đói ăn vụng, túng làm liều nó đạp một cái cho gãy xương ...Ớn lắm!

Sau đây là hình chụp một người ăn xin nghe nói là dân gypsy trên đường phố Rome:



1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 11/4/2014(UTC)
Phượng Các
#325 Posted : Saturday, November 1, 2014 8:03:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngày thứ sáu ở Rome

Ngày hôm nay là ngày cuối cùng ở Rome, một ngày tùy nghi. Cả nhóm kéo nhau ra quán cà phê bánh ngọt hôm nọ chị Grazia chỉ cho. Quán ở số 20 đường __, bánh ngọt bán khá ngon, quán đông khách và chỉ đứng chớ không có chỗ ngồi, khách mua uống vội rồi đi hoặc to go tùy ý. Quán có vẻ tin khách hàng, thu ngân ngồi bàn ở góc quán, thu tiền theo lời khách nói chớ không kiểm tra gì, có thể vì chúng tôi là du khách nên họ dễ dãi chăng, nhưng nhìn chung quanh thì thấy khách mua cà phê có vẻ tử tế. Nhìn dân chúng ngoài đường thì họ có vẻ tất bật với sự đi làm, nét mặt của những người ở thành phố lớn ở một đất nước văn minh. Nguời Ý có nhân dáng đẹp, tóc nâu hay đen, nét thanh tú, đều đặn. Tôi có ấn tượng một Sophia Loren nổi tiếng là người phụ nữ đẹp nhất mọi thời đại nên nhìn người Ý với nhiều thiện cảm (xui là bà không phải người Mỹ nên không được đám Hollywood đẩy lên trời xanh như Marylin Monroe) .

Sau đó chúng tôi băng qua đường đi vô coi chợ. Rất tiếc là hôm nay là ngày cuối nên thấy trong chợ có bán bánh mì xăng uých, trái cây, bánh ngọt v..v..mà lỡ dỡ rồi, đâu còn tính chuyện mua mang theo thay vì vô restaurant trong các ngày đi chơi nữa. Mấy người đi chợ nói tiếng Anh được biết chúng tôi từ Mỹ sang nên cứ theo hỏi: mấy you thấy đồ ăn Ý ra sao? Dĩ nhiên là chúng tôi khen nức khen nở. Mà đúng là ngon thiệt chớ không phải nịnh nọt gì họ đâu. Nhớ lại trong một phim du lịch cruise của người Mỹ sang Nga, người kể chuyện cũng cho biết là đi tới đâu người Nga cũng hỏi mấy người Mỹ: bạn nghĩ sao về nước Nga? Tôi có cảm giác là sự đi lại, sự giao du giữa các sắc dân làm cho tình nhân lọai nẩy nở nhiều lắm. Nhưng nói một cách chung chung thì người Mỹ hay bị cho là người nhà giàu, là dân của cường quốc số một trên thế giới nên được nể trọng cũng nhiều mà bị ghét ganh cũng lắm, mà thái độ của người Mỹ cũng thoải mái, vui vẻ, thân thiện và hào phóng hơn nhiều dân nước khác.

Thấy mấy người trong nhóm có vẻ gắn bó với các gian hàng trong chợ (chợ giống chợ An Đông thôi) tôi thấy sốt ruột quá. Tôi cần gì biết thức ăn Ý ra sao, bên Mỹ đồ ăn Ý thiếu gì, nên tôi quyết định là sẽ đi một mình ngắm cảnh Rome.

Vậy là tôi bắt đầu đi về hướng công trường Rigiorgimento, trong đầu tính thật nhanh sẽ lấy xe bus số 81 để thăm vài nơi dọc theo tuyến đường này. Nếu đi metro thì nhanh rồi nhưng lại không được ngắm cảnh đường phố, mà tôi thì muốn biết đường phố Rome ra sao, có gì lạ trên đường đi. Nhưng chờ xe thấy lâu quá, thiệt nản, tôi chợt nhớ là ngay ở Los Angeles mà có nhiều xe bus phải chờ có khi cả tiếng mới có xe, hoặc có khi gặp bữa không chạy luôn nên đi tới đi lui không biết tính sao. Do thấy có người cũng đứng chờ nên ráng không bỏ cuộc. Rốt cuộc rồi xe bus số 81 cũng xuất hiện, tôi thở phào. Chèn ơi, lên xe rồi khi đưa 1 eu ruỡi ra để trả tiền xe thì một ông đang nói chuyện với tài xế nói với tôi là phải mua vé trước ở ki ốt hay tạp hóa chớ tài xế xe bus không bán vé xe. Cửa đóng lại rồi, tôi tần ngần không biết tính sao. Mặt ông đó nhăn nhăn, nhìn lại thì ra ông mặc đồ như tài xế xe bus chớ không phải dân thường. Nhớ lại ông Rick Steve có dặn là nếu đi xe bus hay xe metro mà không mua vé thì có thể bị phạt bao nhiêu đó. Nhưng rồi thấy ai cũng làm thinh, mà có vẻ như tài xế không care cái chuyện kiểm soát vé xe, ai lên ai xuống mặc ai (giống tình hình ở San Francisco, tài xế không hơi đâu mà kiểm soát vé xe của khách). Tôi nghĩ tới một lúc nào đó, đời sống văn minh thì xe cộ chỉ lo chở người ta đi nơi này, đến nơi nọ, khỏi có vé véo gì nữa. Ngó quanh thì cả xe toàn là du khách từ Mỹ, nếu không hết xe thì cũng là tuyệt đại đa số. Tiếng Anh giọng Mỹ um sùm cả lên. Hỏi sao mà người Ý họ không thích người Mỹ: đem tiền qua xứ họ mà! Du khách người Mỹ gốc Ý nhiều lắm, nếu không thì cũng là con cháu của di dân Ý đi qua đây từ hơn trăm năm trước, cái thuở dân Âu châu cứ tới Mỹ là được định cư, không phải bị hàng rào di trú cứu xét như bây giờ. Ôi cái thuở vàng son của di dân vào đất Mỹ! Mà du khách cũng đâu phải chỉ có gốc Ý, một xứ như Ý thì ai mà không muốn viếng thăm!

Có bà nọ cứ ríu rít hỏi tới Colosseum chưa, rồi xuống trước trạm, rồi lại nhảy lên đi tiếp, nét mặt hớn hở vì cảnh tượng trước mắt, ý chừng đây là ngày đầu bà tới Rome hay sao. Khi thấy xa xa là Colosseum bà hấp tấp rút máy ảnh ra chụp qua kiếng xe. Tôi nghĩ thầm lát nữa tha hồ chụp chị hai ơi, nhưng tôi thông cảm với niềm phấn chấn của bà. Ai mà không thích khi lần đầu thấy cảnh đẹp của Rome, dù chúng ta có xem phim ảnh nhiều lắm, mà thấy tận mắt thì rộn ràng biết bao nhiêu. Ta cứ tuởng là phim ảnh sẽ giết chết ngành du lịch, nhưng không, phim ảnh càng được coi bao nhiêu thì người ta càng nung nấu cái lòng ham thích đi tới đó bấy nhiêu. Chỉ có khi nào liệt nhược thì mới chịu nằm nhà mà thôi, những kẻ đã lỡ có cái tên mang bộ thủy (nói theo nhà văn Nguyễn Tuân).

Tới Col thì có tới một nửa xe bước xuống. Tôi dự định đi tới nhà thờ có cái Miệng Sự Thật. Nhưng rồi đi huốt lúc nào không hay, tới chừng thấy cái Circo Massimo thì biết là mình đi quá, đành chờ đi tới nhà thờ Lateran, để viếng Holy Stairs, tương truyền nơi Chúa Jesus bước lên đó và tín đồ thành kính lết lên thang bằng đầu gối để tỏ lòng thành.

Chỉ ngó bản đồ mà đoán cho nên tôi lúng túng, quờ quạng bước xuống đại vì thấy có cái công trường rộng mênh mông và có nhà thờ lớn với cảnh quan đẹp đẽ chung quanh. Tôi chỉ biết đại khái thánh đường này là công trình xây dựng của đại đế Constantine, Ngài đã đổi sang đạo Công giáo năm 313 và đưa Giáo hội vào một thời kỳ vàng son rực rỡ.


Thánh đường Lateran


đại đế Constantine


bên trong thánh đường
2 users thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 11/2/2014(UTC), xv05 on 11/4/2014(UTC)
Phượng Các
#326 Posted : Tuesday, November 4, 2014 10:20:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bên trong nhà thờ trần thiết lộng lẫy, đẹp lắm, thấy có nhà sách nhỏ có một bà xơ đứng trông coi, và kế đó là bảo tàng của nhà thờ. Nhưng trong bụng đang nghĩ tới Bậc Thang Thánh (Holy Steps) nên tôi chỉ lo tìm nơi có bậc thang này. Thật là thiếu sót cho tôi là đã không làm "homework" trước, như tìm trên Net xem vị trí nơi đâu, hình dạng ra sao để bây giờ đứng tần ngần trong một công trường rộng không biết phải đi đâu mà tìm. Ngó bên đường xe cộ dập dìu có một đền thờ có các bậc thang đi lên, tôi nghĩ thầm không biết phải đó không, nên băng qua đường. Hóa ra không phải nên sau đó tôi lại băng trở lại đi loanh quanh. Sau cùng tôi quyết định là sẽ trở lại trạm metro ở gần đó để đi xem Miệng Sự Thật, coi như bỏ cuộc tìm Bậc Thang Thánh. Nhưng khi ngang qua một kiến trúc cổ gần trụ Obelisk thì thấy có một cô gái đứng ngóng bên ngoài. Tôi hỏi cô ta có biết Holy Steps ở đâu không thì cô chỉ vào ngôi đó. Giọng tiếng Anh của người Mỹ làm tôi thấy gần gũi. Nhưng tới 3:30 thì mới mở cửa. Tôi nghĩ tôi không định leo lên Cầu Thang đó bằng đầu gối của mình, đây là nơi các tín đồ tới để cầu nguyện một điều gì đó, chắc tôi cũng sẽ chỉ đứng bên dưới thang mà thôi. Tôi không chờ được, thời giờ eo hẹp quá!



Vậy là tôi ra, đi tới nữa để tới trạm metro Giovanni. Trạm metro nhìn có vẻ cũ kỹ. Ra khỏi trạm Circo Massimo, nhìn quang cảnh xung quanh để đoán là nên đi về hướng nào. Ai coi phim La Mã thấy có màn ngồi trên xe ngựa kéo chạy đua chính là nơi này (phim Ben Hur có cảnh này). Hôm nọ chúng tôi đi theo chiều ngang của sân để tới Palatine Hill, hôm nay tôi đi theo chiều dài bên khu có nhà cửa. Trời cũng nắng nhiều, băng qua đường để đi dọc sân đua. Bên dưới sân thấy lai rai có người ngồi trên cỏ dưới bóng mát của những cây thông lọng. Tôi xúc động quá, nhớ hồi nhỏ tôi thích coi phim La Mã, không dè có lúc mình lang thang ở một nơi mà hơn 2000 năm trước những chiếc xe chariot chạy rầm rập nơi đây, nghe như đâu đây vẫn còn tiếng hò reo của khán giả ...



Đi lòng vòng một lát rồi cũng tới nhà thờ nhỏ Santa Maria in Cosmedin có cái Miệng Sự Thật. Ai coi phim Roman Holliday thì thấy có cảnh Gregory Peck và Audrey Hepburn đi chơi ở đây và chàng thò tay vào miệng của khuôn mặt tượng. Cái phim này, cùng với các sách báo quảng cáo về nó là một động lực khiến cho rất nhiều đứng sắp hàng đầy nhóc chờ để thực hiện hành động của Peck. Bạn có thấy phim ảnh truyền thông có sức mạnh thần sầu quỷ khốc hay không? Thấy đám đông khá lớn, không những người trẻ tìm chút lãng mạn mà còn có nhiều khuôn mặt lão ông lão bà. Thấy người Á châu cũng đông lắm, không ngần ngại phải nói họ là người Tàu. Chợt nghĩ lát nữa nếu mình có đứng thò tay vô miệng cũng không có ai chụp hình giùm, chẳng lẽ nhờ nguời khác chụp giùm thì lại thấy mình thuộc loại già mà còn ham vui cũng hơi chướng nên tôi đổi ý, ra khỏi hàng. Thay vào đó tôi tới bên hàng rào, chụp vào thì chỉ được cái hình xéo xéo, nhưng như vậy cũng đủ rồi và tôi bước vào nhà thờ ngắm. Nhà thờ nhỏ và xinh xắn bên trong.


nhà thờ Santa Maria in Cosmedin


La Bocca della Verità (Miệng Sự Thật), tượng nằm sát tường bên trong, dưới cái lỗ, người chờ một dãy bên trong và tràn ra bên ngoài như trong hình.

Bên ngoài nhà thờ gần đó có vài kiến trúc xưa nếu có thì giờ cũng nên qua đó ngắm:

xv05
#327 Posted : Tuesday, November 4, 2014 4:35:54 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Quote:
Ai coi phim Roman Holliday thì thấy có cảnh Gregory Peck và Audrey Hepburn đi chơi ở đây và chàng thò tay vào miệng của khuôn mặt tượng
Em mới vừa coi lại Roman Holiday với con gái 2 tuần trước đó chị PC. Coi lại vẫn thấy hay. Để em chỉ cho con coi cái hình Miệng Sự Thật của chị chụp, chắc con bé thích lắm.
Phượng Các
#328 Posted : Wednesday, November 5, 2014 12:47:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chỗ này bị xếp hạng không sao trong sách của RS, nếu đi ít ngày thì ghé vào chỉ uổng thì giờ thôi, nhưng nhiều người thích cái phim lãng mạn đó cho nên mới chịu khó xếp hàng như vậy. Chị thấy A H có cái cổ mỏng mảnh tuởng là bả không thọ rồi ...Có lần coi phim tài liệu thấy bả là đại sứ thiện nguyện giúp nhi đồng, có qua VN một lần.

Hai mẹ con xv hay coi phim chung với nhau, sau này chắc cô con gái sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp đó! Thật là hạnh phúc!
xv05
#329 Posted : Wednesday, November 5, 2014 6:18:20 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Chỗ này bị xếp hạng không sao trong sách của RS, nếu đi ít ngày thì ghé vào chỉ uổng thì giờ thôi, nhưng nhiều người thích cái phim lãng mạn đó cho nên mới chịu khó xếp hàng như vậy. Chị thấy A H có cái cổ mỏng mảnh tuởng là bả không thọ rồi ...Có lần coi phim tài liệu thấy bả là đại sứ thiện nguyện giúp nhi đồng, có qua VN một lần.

Hai mẹ con xv hay coi phim chung với nhau, sau này chắc cô con gái sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp đó! Thật là hạnh phúc!

Em cũng có coi phim tài liệu về bà A.H, thấy chiếu bà qua châu Phi làm thiện nguyện chăm sóc con nít bên đó.

Cám ơn chị. Hai mẹ con cũng ưa đi chơi, đi ăn, nghe nhạc, nói chuyện tới khuya với nhau nữa, vui lắm.
Phượng Các
#330 Posted : Wednesday, November 5, 2014 9:50:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Vậy cái vui đuợc nằm nghe má đàn măng đô lin và cái vui sinh hoạt như trên với con thì cái nào vui hơn?
xv05
#331 Posted : Thursday, November 6, 2014 12:56:14 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Khg so sánh được chị ơi! Cái nào cũng quý, cũng vui, cũng "đẹp"...
Phượng Các
#332 Posted : Friday, November 7, 2014 6:36:29 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị thì nghĩ khác, lúc nhỏ nằm nghe mẹ đàn đâu có thấy hạnh phúc, chỉ khi bây giờ hồi tuởng lại thời đó mới thấy mình có tuổi thơ hạnh phúc quá. Còn bây giờ gần gũi với con thì thấy trong lòng hạnh phúc vì biết rằng ít ai có được cảnh đời như thế và cảnh đời như thế cũng không phải kéo dài mãi. Vậy là so sánh được chớ sao lại không?
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 11/10/2014(UTC)
Phượng Các
#333 Posted : Friday, November 7, 2014 11:18:45 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sau đó thì tôi đi bộ tà tà về, các mục muốn xem thì đã xem xong, tuy là không hoàn hảo lắm. Mà với niềm háo hức, ham tìm hiểu lịch sử, địa lý thì tôi chắc không bao giờ thoả mãn nổi trong thời gian ngắn ngủi như thế này. Sau đó bắt xe bus về hướng phòng trọ, chớ còn dám đi đâu xa hơn vào lúc chiều xuống. Nhiều lúc tôi thấy con người bị ràng buộc, bó rọ nhiều thứ quá, không bao giờ có tự do đầy đủ. Khi tới con sông Fume Tevere thì tôi giật dây xin xuống. Hôm nay tự do một mình tôi sẽ đi ngắm con sông rất đẹp này. Chiều ngang của sông thấy cũng tương đương như sông Thames hay sông Seine, ở bờ sông bên duới cũng xây bờ xi măng cho người ta đi dạo như ở sông Seine nhưng thấy ít người đi hơn. Sao vậy? Chẳng lẽ vì Rome ít lượng du khách hơn Paris hay chăng? Hay vì đi dạo duới bờ sông này sẽ không mấy an toàn? Nhìn kỹ lại thì thấy có nhiều đoạn chưa có bê tông, bờ đất với cỏ mọc khiến cho du khách hơi ngại buớc chân lên đó. Nghĩa là có chút gì còn hoang dại ở bên sông. Nhưng chính điều này lại khiến cho con sông nhìn từ trên cầu có phần diễm lệ. Có lúc nguời ta sẽ chán ngấy những hình dạng bê tông, như con sông Los Angeles đang được dự tính phá bỏ phần bê tông được xây bao lâu nay vì ngó thấy khô khan quá!



Tôi đi qua cầu Umberto I để chụp hình cầu Sant' Angelo, nhưng nắng chiều chiếu ngược vô làm chụp hình bị "contre soleil". Bên kia cầu là một dinh thự lộng lẫy, đoán là Toà án, có hình một vị nữ thần tay chống thanh gươm, tay cầm cuốn sách. Ngoài ra còn nhiều tượng nhiều chi tiết khác, nhìn hoài không chán. Hồi sáng khi ngồi trên xe bus tôi có thấy phía xa có một kiến trúc to lớn, tôi dự tính là có thể khi đi xe bus bận về tôi sẽ ghé vô đó coi. Tôi không dè đó chính là khu Villa Borghese được xếp hàng 3 sao trong sách RS. Nguyên do là chúng tôi không thể book vé được cho cái museum Borghese này, nhưng tôi quên một điều là dù không thể vô trong coi được thì ít nhất cũng nên tới coi bên ngoài. Chỉ vì không mua vé được mà chúng tôi loại bỏ việc đi coi này ra hẳn chương trình trong khi xem cái công viên và bên ngoài nó cũng đáng lắm. Thật là có những lúc tối tăm khác thường như vậy. Và một điều làm tôi nghe cay đắng mặn môi nữa là hôm nọ đi xem khu Spanish Steps khu đó lại rất gần với Villa Borghese này, và nơi đó lại rất gần với Villa Medici. Hỡi ơi, rốt lại thì cái gì cũng đáng xem hết, mà thời gian thì bó hẹp quá chừng, lại thêm bị mất mát vô những lúc đi lạc, đi lộn đường, đi kiếm chỗ ăn, đi tìm chỗ tiểu. Tôi nghĩ nếu sắp xếp hợp lý, thức dậy sớm, về trễ một chút thì có thể coi gấp đôi các thứ muốn coi. Nhưng bạn đồng hành lại chủ trương đi du lịch có khi không phải là nhồi nhét cho thật nhiều thứ vô trong list, còn phải thưởng thức các thứ khác nữa, kể cả không làm gì hết!


Cầu Sant' Angelo

Cầu Sant' Angelo chắc là cây cầu đẹp nhất ở Rome, người đi đông hơn, có một cô gái đứng múa may theo một điệu nhạc, không biết để hy vọng được tiền thưởng của nguời xem, hay có mục đích gì khác nữa. Có một đoạn dọc bờ sông có các tiệm bán sách cũ và đồ lưu niệm (giống ở sông Seine gần khu Notre Dame) , nhưng tôi không ghé vào vì đâu có đọc được tiếng Ý đâu mà vào xem làm chi. Nhưng đi dạo theo con sông này cũng thú vị, đúng hơn phải nói là thú vị lắm lắm lận, nếu không bị nỗi lo chiều đã xuống phải về thì nỗi thú vị phải coi là toàn bích.





Ở một góc công viên thấy có tượng thánh nữ Catharina. Đi tới nữa là tới khu Vatican, cũng tha hồ ngắm. Tôi tự nhắc mình là có lẽ đây là lần sau cùng tôi viếng Rome, viếng Vatican, hãy căng lòng ra mà tận hưởng, và hãy chụp hình cho nhiều vào đi, kẻo sau lại tiếc ...Vậy mà giờ đây, tôi lại thấy mình chụp hình còn ít quá!



Khi tới phòng trọ thì mọi người chưa về, và không thể tưởng nổi là cái chìa khoá mà tôi đang giữ lại không mở được cửa phòng. Chết chưa, ai mà dè còn có cái màn này nữa. Khi nhận chìa khoá nhà, chúng tôi lại không thử hết ba chìa (có bao nhiêu phòng ngủ là chủ nhà cho bấy nhiều chìa khoá), và tôi lại mang theo trong túi cái chìa không mở được. Cô gái hàng xóm đi làm về thấy tôi loay hoay không mở được, đã giúp tôi thử mở cũng không xong. Vậy là tôi đành phải đi lang thang ra ngoài, và khi trời tối hẳn thì trở vào ngồi chờ ở cầu thang tới cả tiếng đồng hồ sau.
2 users thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 11/10/2014(UTC), Khánh Linh on 11/15/2014(UTC)
Phượng Các
#334 Posted : Saturday, November 15, 2014 2:38:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thành phố kế tiếp trong chương trình là Florence. Buổi sáng tắc xi tới đón chúng tôi vào lúc 6 giờ theo đặt trước (tối hôm qua đã gọi điện thoại confirm). Trạm xe lửa là Termini. Đây là nơi kết nối xe lửa với các thành phố khác của Ý. Nếu kéo được va ly xuống các cầu thang của trạm Cipro thì đâu có phải tốn tiền tắc xi. Nhưng sự thật não nùng ai oán đã chờn vờn trước mặt: kéo va ly coi như hết nổi rồi. Từ đầu cuộc đi chúng tôi chỉ kéo được từ trong nhà ra xe tắc xi đợi ngoài đường mà thôi. Tài xế sẽ nhấc va ly lên xe của ông ta. Tới phi trường thì đã có xe đẩy chở giùm va ly rồi. Không có chuyện phải kéo va ly đi lâu đâu. Vẹo xương sống mất! Mà 4 nguời thì đi tắc xi cũng phải rồi, không phàn nàn!

Trạm Termini cách sắp xếp cũng tương tự như các trạm xe lửa lớn ở London, Paris, New York (Los Angeles tại Union Station thì thấy thuận tiện hơn ba thành phố trên). Ta cứ đợi ở sảnh chờ, ngó lên bảng phía trên, khi nào thấy hiện lên nơi tới và giờ khởi hành tức là chuyến của mình đi ở sân nào thì sẽ kéo va ly về sân đó và lên xe. Thuờng là số sân ga đuợc báo trước 15 phút. Giản dị quá chừng! Vậy mà có vài người (lại nghe nói là gypsy nữa!) lảng vảng quanh mình, nói tiếng Anh sành sỏi, hỏi là có muốn họ kéo va ly giùm hay không? Tôi đời nào tin vào mấy người này. Không mặc đồng phục của nhà ga mà tính kéo va ly giùm, rồi còn cho biết là ga số mấy số mấy nữa chứ! Nhóm khách Mỹ đứng kế chúng tôi, khi nghe nói là sân ga của họ sẽ là ở đàng kia thì vội vàng tin theo và để cho họ kéo va ly đi. Tôi còn đang nhủ thầm sao mà dễ tin quá vậy! thì than ôi, trong nhóm tôi có người lại bị lung lạc, khi nghe một cô gái đeo theo nằn nì thì bèn đồng ý nghe theo lời chị ta và giao va ly cho chị ta kéo. Tôi sửng sốt há hốc mồm! Bảng bên trên chưa hiển thị sân ga nào mà sao lại nghe lời chị ta mà chạy theo vậy? Tôi tức muốn hộc gạch! Mà rồi cũng phải lúc thúc (hay lút thút?) chạy theo vì .... tình đồng đội. Với lại vé xe thì tôi không có trong tay vì vé này chỉ là một tờ giấy in ra từ lúc đặt mua ở Mỹ chung 4 vé với nhau, dù tôi có đi đúng đi nữa thì khi lên xe tôi sẽ không có vé. Cô gái gypsy rất mạnh mẽ, vác cái va ly lên xe lửa như chơi, và hết hồn hơn nữa là chị chất chúng lên hộc trên đầu chỗ ngồi, một hành động mà không một người nào trong nhóm chúng tôi làm nổi nữa. Ba nguời còn lại kéo va ly tới, đuợc chị ta tiếp tay chất lên hộc. Sau đó là trả tiền. Hỏi bao nhiêu thì bảo là 5 u rô, móc ra 5 u rô rồi thì chị ta bảo 4 nguời là 20. Thiệt sự tôi không biết giá cả bao nhiêu là đúng cho dịch vụ như vậy. Chỉ có vài phút mà chị ta được 20 u rô vậy sao, mà chị chỉ kéo va ly cho một nguời mà thôi. Nguời đồng hành móc túi ra chi, vừa phân bua là thà vậy chớ chị không cách chi kéo va ly và chất lên xe lửa được. Tôi nhìn lại thì thấy xe lửa có chỗ chứa hành lý mà không cần phải chất lên trên đầu.

Nhưng dù sao cũng xong rồi, đành ngồi xuống thở phào ...Ủa, mà ngó lại chung quanh thì chỉ có nhóm mình, các toa vắng ngắt. Chỉ vài phút sau là cô gypsy xuất hiện, bảo là lên nhầm sân rồi, phải xuống. Thiệt là nghe như sét đánh bên tai! Thế là cả đám phải lăng xăng kéo va ly xuống, chạy hồng hộc qua sân ga bên kia. Khi đi vòng lại thì thấy bảng hiển thị sân ga cho chuyến của mình, mình biết đọc mà sao lại nghe lời người lạ! Có một gã đàn ông xuất hiện, phụ đỡ hành lý. Xong xuôi, gã sè tay đòi tiền công, 5 u rô mỗi người. Giỡn hoài! Trả rồi cho đồng nghiệp của anh rồi mà. Phải có sự phất tay của chị này thì anh ta mới thôi đòi. Lên xe, ai nấy im không nói gì, trong khi chị đồng hành giả lả bảo là may hồn là cô gypsy tốt bụng trở lại báo tin, chớ nếu cô ta lặn luôn thì mình cũng đành chịu thôi chớ làm gì đuợc. Bài học của tôi là, đi chung nhóm mà có nguời có những quyết định kỳ quái làm cả nhóm phải theo là một phiền phức ghê lắm. Một chuyến du lịch vài ngày mà còn thế, nếu là một chuyến đời thì làm sao đây?

Ngồi trên xe một lát có nhân viên sóat vé tới hỏi vé. Toa cũng không đầy khách. Thấy có xe đẩy phục vụ nuớc uống và ăn nhẹ, không phải trả tiền. Tôi nhìn ra ngoài thưởng thức cảnh vật hai bên đường. Cây cỏ xanh tươi, có vẻ qua nhiều đồi.
2 users thanked Phượng Các for this useful post.
Khánh Linh on 11/15/2014(UTC), xv05 on 11/27/2014(UTC)
Phượng Các
#335 Posted : Monday, November 17, 2014 1:07:45 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngồi trên xe lửa chưa kịp chán thì tới nơi rồi. Ở Âu châu thích là thế, các nước diện tích nhỏ nên chỉ vài giờ trên xe lửa là ta tới các thành phố từng là mơ ước của bao nguời. Nhà ga Firenzi, tiếng Ý gọi Florence, cũng khang trang, rộng rãi và có vẻ thanh lịch hơn Rome, vì không thấy ai chèo kéo đòi xách giùm va ly. Chúng tôi rất cẩn thận khi khiêng va ly xuống xe lửa, cũng ráng hụ hợ giúp nhau, cố gắng tránh làm sao đừng để bị lọi giò, bể xương gót, trật bản lề ở mắt cá chân chẳng hạn.
Ra khỏi ga ngó chung quanh thì toàn là du khách, du khách Mỹ cũng chiếm đa số bên phía da trắng. Theo dự định thì việc trước tiên phải làm là tới ngay phòng Thông Tin để lấy thẻ Firenze Card, thẻ bao gồm 3 ngày ở Florence được ưu tiên vô các điểm thăm viếng cùng với được dùng hệ thống xe bus chuyên chở công cộng. Chúng tôi đã đặt mua từ Mỹ. Thật ra tới nơi rồi thì thấy không cần phải mua trước như vậy. Tôi đi với một người bạn vào lấy thẻ, theo thủ tục thì cứ trình chứng nhận in từ internet ra và nhân viên bảo phải chờ để bà trưởng phòng ký tên mới được. Bạn đồng hành bảo tôi ra ngoài coi chừng va ly để hai người kia vào nhận thẻ. Nhìn thấy trên bàn nhân viên có một xấp bản đồ, tôi dặn bạn đồng hành lát nữa nhớ xin tấm bản đồ thành phố đó, tôi dặn tới hai ba lần.

Xong xuôi, chúng tôi bắt đầu kéo va ly đi tìm chỗ nghỉ. Ở Florence chúng tôi sẽ ngụ tại một nhà tu của các xơ trông coi. Hiện nay các tu viện ở Pháp, Ý không còn đông đảo các chủng sinh vào tu nữa. Các tu viện lại không có đủ tài chánh để duy trì do con số tín đồ sụt giảm nên nhà thờ, tu viện lớp thì bán lại, lớp thì tận dụng cơ sở để cho mướn hay làm khách sạn.

Đã nghiên cứu trước thì ai nấy thấy nên đi bộ thay vì tắc xi là vì khách sạn cách nhà ga có nửa cây số mà thôi. Bạn đồng hành lấy ra iphone và bấm vào GPS để lần theo đó mà đi. Tôi nhớ lại trước cuộc đi có cẩn thận hỏi han là tôi có thể tin cậy người bạn về vụ đường sá này hay không và đã được đoan chắc như Thúc Sinh nói với Thúy Kiều:

Đường xa chớ ngại Ngô Lào
Trăm điều hãy cứ trông vào một ta


Thế là chúng tôi đi lếch thếch kéo va ly đi. Florence là thành phố xưa, hiện được bảo tồn như nhiều nơi trên đất Ý, đường phố nhà cửa trong khu cổ được giữ lại không được xây cất thêm. Đường thì nhỏ. Lề đường cũng rất hẹp, một người đi là va ly phải kéo phía sau rồi. Người đi ngược chiều là phải xuống lòng đường, nhưng ai cũng vui vẻ nhường nhau. Nghĩ là có nửa cây số thì ai cũng ráng. Lúc đi ngang qua cái nhà đang sửa có vẻ thiếu an toàn cho nguời đi bộ ngang qua, tôi phải lấy tay che ...thời tiết vì ngại bị rớt gạch đá xuống đầu. Mà sao đi hoài vẫn không thấy đường Via Nazionale đâu vậy nè. Vòng qua vòng lại cả nửa tiếng, trong khi google map bảo là có 6 phút là tới nơi mà. Sau cùng, tôi hỏi cái bản đồ mà hồi nãy tôi có dặn bạn lấy giùm đưa cho tôi để tôi tham khảo thì người bạn bảo là "quên hỏi xin rồi! với lại trong túi thẻ Firenzi có kèm bản đồ rồi". Tôi mở bọc plastic chứa cái thẻ ra, rút ra cái bản đồ, thấy đó là bản đồ xe bus chớ không phải là bản đồ thành phố Florence. Thiệt là bốn mắt nhìn nhau, trào máu họng. Còn đang nhăn mày nhíu mặt, thì một người bạn khác móc trong túi ra đưa cái bản đồ được mua từ trước, thế là tôi cầm lấy, tìm con đường Nazionale, té ra chúng tôi đi ngược về phía Tây thay vì phía Đông. Bây giờ tôi nhận ra là nhiều người không có khả năng định hướng, có người không biết dùng bản đồ nữa. Mồ hôi, mồ kê nhễ nhãi, cả đám lại kéo trở lại con đường cũ, ngang qua nhà ga. Trên lề đường, thấy mấy bà Pháp đứng lại trò chuyện ngay một tấm bảng sắt chỉ đường. Tôi hùng hục kéo va ly tránh họ đi vòng mé kia, lứớt trên con bù lon vặn dính tấm bảng xuống đất. Một người đàn ông lực lưỡng đi sau tôi với cái va ly lớn hơn, giựt con ốc này, kéo nguyên tấm bảng rớt xuống đường một cái rầm khủng khiếp. Tôi hoảng hốt quay lại, thấy nhóm bạn đồng hành chỉ cách tấm bảng trong gang tấc. Họ đã thoát nạn một cách may mắn. Gã đàn ông giục tôi đi luôn đi, đứng lại làm gì. Ngày hôm đó tôi cứ bị bàng hoàng ngủ giật mình mấy phen, Từ nay xin cầu mong cho mình luôn giữ chánh niệm trong mọi hành động để khỏi đem tai họa đến cho mình cũng như cho người.

Con đường N. lại còn đông đúc hơn các đường vừa qua nữa. Khó chịu lắm, người qua kẻ lại, tránh tới tránh lui, lại không thấy được hình dạng nhà nào là nhà tu, toàn là cửa tiệm. Có chắc là số nhà là số 8 hay không. Đi quá tới số hàng trăm rồi cả đám lại quay lại, tôi tiến đại tới một cánh cổng gỗ, bên ngoài rõ ràng là con số 8 nằm chình ình đó, kêu mọi người tới. Nhìn tấm bảng đồng gắn bên ngoài, thấy liệt kê mấy hàng chữ, và hàng cuối cùng là Suore oblate Spirito Santo, là nhà tu nữ mà chúng tôi đang tìm. Thế là mừng quá, bấm chuông gọi. Xem lại, chúng tôi đã mất hai tiếng đồng hồ cho khoảng đường mà google bảo là chỉ cần 6 phút! Rút kinh nghiệm: Chính bạn nên in từ google ra bản đồ từ nhà ga tới khách sạn, không tin được ai hết!

Nghe tiếng rè là biết cửa được mở, vội đẩy cửa bước vào. Một bà xơ khoảng trung niên ra tiếp chúng tôi. Xơ vui vẻ, nói tiếng Anh tạm đủ để giao tiếp. Vì phòng còn đang được dọn dẹp nên mọi người sẽ để va ly đó để đi ăn trưa. Phòng chúng tôi nằm sâu phía trong. Ra hành lang nhìn xuống thấy có nhà hàng phía dưới, cũng thuộc khuôn viên của nhà tu. Trở vào phòng khách thì thấy xơ đưa một bà xơ khác, rất già và đi hơi run run, tôi nghĩ chắc là Mẹ Bề Trên. Tôi chắp hai tay lại xá Mẹ.


đường via Nazionale, Florence
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 11/27/2014(UTC)
Phượng Các
#336 Posted : Friday, November 21, 2014 11:29:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chúng tôi đi ra ngoài tìm quán ăn, dĩ thực vi tiên! Thì gần đó có sẵn quán ăn trong khuôn viên tu viện, đi kiếm đâu cho xa. Cái cảm giác của một ngày vui chơi bắt đầu làm lòng tôi phơi phới. Đây là lần thứ hai tôi viếng Florence, thành phố này thoạt tiên không có trong chương trình, nhưng có người trong nhóm chưa đi lần nào nên phái ép nó vô. Thật khó khi phải đi du lịch với các mục tiêu khác nhau giữa những người trong nhóm. Nhưng Florence là thành phố của thời kỳ Phục Hưng và còn nhiều thứ mà kỳ trước - cách đây 14 năm tôi đã chưa được xem. Với một kẻ tham lam thì cơ hội nào cũng tìm cách hốt cho đầy túi! Kho trời chung mà vô tận của mình riêng!

Mọi người vào quán ngồi, tôi đi trở lại phòng thông tin để lấy cho bằng được tấm bản đồ thành phố. Không có nó thì làm sao đi dạo được. Khi trở lại thì thấy mọi người chọn một cái bàn ở ngoài vườn nhỏ. Nhà hàng khá rộng, thấy còn mảnh vườn nhỏ không được vào mé bên kia của quán, chắc vẫn thuộc khu sinh hoạt của tu viện. Tôi có cơ hội nhìn vào nơi các nữ tu dùng để đi chiêm nghiệm, tĩnh tâm. Đây không phải là nhà tu kín, các nữ tu vẫn ra ngoài để phụng sự xã hội ngòai những lúc cầu nguyện hay dâng tâm hồn lên Chúa. Đọc rải rác trong sách sử, thời xưa được biết nếu không kết hôn thì người con gái sẽ phải vào tu viện. Họ chỉ có hai con đường để chọn cho cuộc sống: lấy chồng hay đi tu. Khiến tôi lại thắc mắc về địa vị xã hội của người phụ nữ của Âu châu thời xưa. Mấy ông vua không có quyền có tam cung lục viện hay các harem như các ông vua Á châu hay Hồi giáo hay chăng? Phải chăng đạo Công giáo chỉ cho phép một chồng một vợ từ thời mới thành lập?

Menu lại toàn là tiếng Ý, chủ tiệm chắc hẳn phải nhiều "tự ái dân tộc", không thèm dịch sang tiếng Anh các món ăn của họ. Nhưng nguời lấy order thì biết tiếng Anh. Còn cô bưng mâm có vẻ cục mịch quê mùa, cô lân la trò chuyện hỏi han bằng tiếng Anh lõm bõm và có vẻ thích thú được "giao lưu" với du khách từ Mỹ tới. Khi được mời chụp hình chung kỷ niệm thì cô sung sướng ra mặt.

Sau đó thì chúng tôi thả bộ đi ngắm thành phố. Cái Firenze Card cho phép chúng tôi viếng hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các điểm lịch sử trong Florence trong vòng 72 giờ kể từ khi quẹt thẻ vào nơi viếng đầu tiên. Trong cuốn sách của Rick Steve ấn bản 2013 thì giá là 50 âu kim, nhưng chúng tôi đã trả với giá 72 âu kim. RS có căn dặn ta nên tính toán cho kỹ để được lợi nhiều nhất là có nên mua nó hay không. Có người chỉ dành cho Florence có một ngày thăm viếng thì không lợi khi mua thẻ; nhưng nếu nhìn thấy các hàng người dài thoòng ở các nơi viếng thì mới thấy là có thẻ này là nên vô cùng. Chúng tôi viếng nhà thờ Chánh toà trứớc (Duomo), nhà thờ có bề ngoài rất đẹp và vì cao mà đi đâu cũng lấy nó làm mốc để trở lại khỏi sợ lạc. Vào nhà thờ thì không tốn tiền nhưng các hạng mục khác như bảo tàng, nóc vòm, hầm mộ, Baptistery, tháp chuông Campanile thì dùng thẻ hay trả tiền. Thật xui là ngày giờ chúng tôi tới xem thì Baptistery đang bị chỉnh trang nên bao bạt, bảo tàng nhà thờ thì hết giờ vào thăm, còn vòm và tháp thì không có thang máy, phải leo 463 bậc (vòm) hay 413 (Campanile). Việc vào lấy vé để xem các mục đó hơi phiền là chúng tôi phải đi ra ngoài vào phòng vé rồi mới được thăm. Ra ngoài lại mất thêm thời giờ táo tác đi kiếm coi phòng vé ở đâu, và nó nằm gần đó nhưng lại khó nhìn thấy vì người qua kẻ lại đông đúc khó nhận ra. Rốt lại tôi chỉ vớt vát đi coi hầm mộ (Crypt) chứ không nghĩ là mình có sức mà leo 463 bậc thang để ngắm Florence.


Duomo, Florence


bên trong Duomo
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 11/27/2014(UTC)
Phượng Các
#337 Posted : Friday, November 21, 2014 4:25:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Dante

Sau khi xem Duomo thì chúng tôi đi theo đám đông túa khắp các ngã đường nhỏ hẹp của Florence. Tôi đề nghị đi xem bảo tàng của Dante. Dante là đại thi hào của Ý thời trung cổ. Truớc đây đọc văn học Âu châu có nghe về ông, nhất là trường thi La Divine Comedie. Bây giờ tôi quên mất là truớc 75 tựa đề này được dịch sang tiếng Việt là sao rồi. Chỉ nhớ đại khái là ông tả cảnh đi xuống địa ngục. Thật ra thì còn đoạn sau ông có lên thiên đàng nữa nhưng nguời ta lại nhắc cảnh duới địa ngục nhiều hơn. Trong wiki tiếng Việt thấy có người gọi là "Thần khúc"

Cũng cái màn loanh quanh tìm kiếm, thấy có một bà gypsy ăn xin bảo là nhà thờ Dante ở phía kia kìa. Kinh nghiệm ở Rome khiến tôi ôm chặt cái bóp của tôi lại; nhưng chị bạn, nguời suýt bị móc túi có kể trên, sau khi nghe lời bà đi tới và thấy cái bảng Chiesa di Dante, đã móc túi lấy ra 1 âu kim ra cho bà: "nhờ bả chỉ đường".

Nhà thờ nơi Dante hay lui tới ngày xưa nhỏ xíu. Trong nhà thờ thấy có chưng nhiều bức tranh do nguời đương thời vẽ lại cảnh sinh hoạt ngày xưa, trong đó có bức vẽ cảnh chàng thiếu niên Dante gặp gỡ người con gái ông đã yêu suốt cuộc đời mình: Beatrice. Ông lớn hơn nàng 1 tuổi, và từ khi gặp nàng lần đầu khi hai người chưa tới 10 tuổi, ông đã thấy "lòng ta ôm một khối tình, tình trong giây phút mà thành thiên thu". Không đuợc lấy nàng, mối tình đó đã theo ông, làm nguồn hứng khởi cho kiệt tác Thần khúc và Đời mới.


nhà thờ nơi Dante gặp Beatrice và cũng là nơi nhà thơ kết hôn với Gemma


Dante gặp gỡ Beatrice(Mario d' Elia 1991)

Gần đó có bảo tàng Dante, còn gọi là Dante 's House, nơi lưu giữ nhiều đồ vật của dòng họ Alighieri và các bảng chú thích giúp người xem hiểu thêm về thời đại này.

Dante bị lưu đày ra khỏi quê và từ trần tại Ravenna.

2 users thanked Phượng Các for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 11/22/2014(UTC), xv05 on 11/27/2014(UTC)
ngodong
#338 Posted : Saturday, November 22, 2014 9:07:15 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Em mỏi chân quá, mời ngồi xuống chút chị đã dắt đi tiếp - Mê chị luôn là vì lẽ này .

Phượng Các
#339 Posted : Sunday, November 23, 2014 12:23:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
được khen ...té hen ...BigGrin
ngodong
#340 Posted : Sunday, November 23, 2014 7:04:07 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Là sao ? :)
Phượng Các
#341 Posted : Sunday, November 23, 2014 10:54:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Không rõ, chỉ nghe nguời khác hay nói vậy. Chắc có nghĩa là muốn được tiếng khen là đã phải ho hen nhiều lắm.
ngodong
#342 Posted : Wednesday, November 26, 2014 6:38:42 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Vừa viết vừa ho hen hả Phượng ơi ! Gọi Phượng ơi thích quá là thích luôn, nghe tình gì đâu á :)
Xí người ta khen cũng kiếm cách cãi nữa hà .

Tạ ơn đời ta có nhau - ngày lễ êm đềm nha chị Phượng Các .
Users browsing this topic
Guest
21 Pages«<1516171819>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.