Đọc trong link sau có nói về hoa mộc trong một bài thơ của Vương Duy:
http://thuvienhoasen.org...xuan-cua-vuong-duy.html
Có hai loại cây quế khác nhau. Một loại có vỏ thơm dùng làm gia vị hoặc dược phẩm, gọi là cây quế khâu, tên khoa học là Cinamomom, tên thông dụng là quế chi, quế thanh (cannelier / cinnamon). Quế khâu có thân cao từ 10 đến 15 thước, hoa bé tí bằng đầu que diêm (xem hình 1-3). Do đó thiết nghĩ những "cánh hoa" ấy có rơi rụng trong rừng thì cũng chẳng liên hệ gì đến một thi nhân "nhàn nhã" ngồi trong một gian nhà giữa đêm khuya. Loại cây quế thứ hai là loại cây kiểng, cao tối đa một vài thước, trồng ở sân nhà hay trong chậu, và có thể mang vào nhà. Loại cây kiểng này gọi là quế hoa, mộc hoa hay mộc tê, tên khoa học là Osmanthus fragrans, thuộc họ Nhài (Oleaceae) (xem hình 4-6). Trong Truyện Kiều có một câu như sau: "Một cây cù mộc, một sân quế hòe" (câu 3238). Hoa của cây mộc quế to khoảng từ một phân đến một phân rưởi, màu trắng (ngân quế), màu vàng (kim quế) hay màu đỏ (đan quế), tỏa hương thơm ngát, tương tự như mùi vỏ cây quế khâu. Trong quyển Việt Nam Tự Điển của Hội Khai-Trí Tiến-Đức, chữ quế hoa được giải thích là một loại hoa tầm xuân, điều này không được đúng lắm vì hoa tầm xuân thuộc họ hoa hồng (Rosaceae).
1 2 3
H.1-3: Cây quế khâu Cinamomom sp. và hoa
H.4: Cây hoa quế (Osmanthus fragrans) đang trổ hoa trong sân
H.5: Hoa Ngân Quế
H.6: Hoa Kim Quế
H.5: Hoa Ngân Quế
Các bản dịch tiếng Việt dường như đều hiểu quế hoa trong bài thơ Điểu Minh Giản là hoa của cây quế khâu. Hầu hết các bản tiếng Pháp và tiếng Anh cũng thế, cũng đều dịch là quế khâu (cannelier / cinamon tree), chỉ có một bản tiếng Anh duy nhất tìm thấy trong "Bộ Sưu Tập các Bài Thơ trên Thế Giới" (World Poetry's Archive) dịch là hoa Osmanthus, tức là hoa mộc quế (xem phụ lục).