Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

20 Pages«<1213141516>»
Ký lai rai
xv05
#258 Posted : Wednesday, October 9, 2013 7:05:53 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
[color=brown]Ngày thứ hai



Bốn ông tổng thống Mỹ, nhìn quài mà em ko biết mấy ông là ai đó chị PC Blink Hình như có một ông là Abraham Lincoln?
Phượng Các
#262 Posted : Thursday, October 10, 2013 7:29:25 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
xv, chị có ghi trong bài:
Quote:
Mặt ông Washington xong năm 1930; Jefferson 1936; Lincoln 1937 và Roosevelt 1939.
xv05
#263 Posted : Thursday, October 10, 2013 3:17:02 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
BigGrin Vậy là tại em đọc... lén nên miss cái câu trên rồi....
Phượng Các
#264 Posted : Saturday, October 12, 2013 5:48:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

xv,
Trong tờ thông tin có đoạn sau: Up close, the pupils of the eyes are shallow recessions with projecting shafts of granite. From a distance, this unlikely shape makes the eyes sparkle and brings the presidents to life.
xv05
#265 Posted : Saturday, October 12, 2013 7:29:28 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post

xv,
Trong tờ thông tin có đoạn sau: Up close, the pupils of the eyes are shallow recessions with projecting shafts of granite. From a distance, this unlikely shape makes the eyes sparkle and brings the presidents to life.
em vác câu trên đem đưa "cha" Gù,"chả" mắc.... dịch thành dzầy...
"Đến gần, các học trò của đôi mắt là cuộc suy thoái nông với dự trục của đá granit. Từ một khoảng cách, hình dạng không điều này làm cho đôi mắt lấp lánh và mang đến Chủ tịch vào cuộc sống."Blink hu hu, có hiểu gì đâuBlushing

Quote:


Đi ngang một tiệm thấy bên ngoài đề là Museum of the American Bison mà xui xẻo là hôm nay lại trúng ngày nghỉ của Nhà Bảo Tàng.
em đọc cuốn "Like the Flowing River", thấy ông Paulo Coelho khuyên là khi đi du lịch thì chớ nên xem viện bảo tàng trừ phi ko có gì làm mà nên đi trò chuyện, Tham gia sinh hoạt và tìm hiểu đời sống người bản xứ,sẽ biết vô số thứ thú vị hơn nhiều....
Phượng Các
#268 Posted : Sunday, October 13, 2013 9:28:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tờ thông tin giải thích cách làm cho đôi mắt sống động nhưng chị không biết cách dịch ra sao cho dễ hiểu. Cứ tuởng là xv giỏi về dịch ...vật đó chớ.

Thì chính là hôm đó chị không có gì làm đó nên thấy có bảo tàng là mừng húm, lại miễn phí nữa. Thật ra cái bảo tàng này nhỏ giống như một cửa tiệm cho ...sang lại. Kể ra vào xem các đồ vật linh tinh làm từ con trâu và đọc các giảng giải về đời sống loài này trên xứ Mỹ, số phận của tổ tiên chúng v..v...cũng thú vị.


Hình mẫu ông Washington chụp bên trong Xuởng Điêu Khắc, cửa sổ nhìn ra thấy các tượng thật trên đỉnh. "One inch on the model would equal one foot on the mountain"
xv05
#269 Posted : Monday, October 14, 2013 3:55:25 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Tờ thông tin giải thích cách làm cho đôi mắt sống động nhưng chị không biết cách dịch ra sao cho dễ hiểu. Cứ tuởng là xv giỏi về dịch ...vật đó chớ.
hông lẽ chị PC còn ngây thơ dữ, hông piet em giỡn ha?
Gì chớ dịch vật thì em mắc dịch lắm lận, mắc dịch còn hơn google BigGrin
Phượng Các
#270 Posted : Monday, October 14, 2013 8:22:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post
hông lẽ chị PC còn ngây thơ dữ, hông piet em giỡn ha?

Nếu xv vừa giỡn thì bây giờ tạm ngưng giỡn, dịch giùm chị cái đoạn đó đi.
Binh Nguyen
#266 Posted : Monday, October 14, 2013 6:07:54 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post
[quote=Phượng Các;125603]
Trong tờ thông tin có đoạn sau: Up close, the pupils of the eyes are shallow recessions with projecting shafts of granite. From a distance, this unlikely shape makes the eyes sparkle and brings the presidents to life.
em vác câu trên đem đưa "cha" Gù,"chả" mắc.... dịch thành dzầy...
"Đến gần, các học trò của đôi mắt là cuộc suy thoái nông với dự trục của đá granit. Từ một khoảng cách, hình dạng không điều này làm cho đôi mắt lấp lánh và mang đến Chủ tịch vào cuộc sống."Blink hu hu, có hiểu gì đâuBlushing

Quote:


..



Không cần khóc đâu XV, Bình dịch đại vầy nè:

Đến gần, những con ngươi trong mắt là những phần nông của đá hoa cương. Từ xa, hình thể khác thường này làm những con mắt lấp lánh khiến những ông tổng thống trở thành sống động. (Không trúng thì trật! BigGrin )

BN.
xv05
#267 Posted : Monday, October 14, 2013 6:48:48 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Binh Nguyen Go to Quoted Post
[quote=xv05;125606][quote=Phượng Các;125603]
Trong tờ thông tin có đoạn sau: Up close, the pupils of the eyes are shallow recessions with projecting shafts of granite. From a distance, this unlikely shape makes the eyes sparkle and brings the presidents to life.
Cám ơn chị Bình.
Còn em thì mắc dịch thành dzầy

Nhìn gần, con ngươi trong những con mắt là phần lõm vào với trục lồi bằng đá hoa cương(*). Nhìn từ xa, hình dạng không đều này làm cho các con mắt linh hoạt khiến các vị tổng thống nhìn giống như thật.


(*) Ý nói là phần tròng đen trong mắt là cái hốc cạn lõm vào, ở giữa là con ngươi làm bằng cái trục đá hoa cương lồi ra..


Nếu mắc dịch thoát ra, giải thích cho rõ mà không cần theo sát từng chữ thì thành dịch dzật như dzầy

Nhìn gần, phần tròng đen trong mắt là cái hốc cạn lõm vào, ở giữa là con ngươi làm bằng cái trục đá hoa cương lồi ra. Nhìn từ xa, hình dạng lồi lõm này làm cho các con mắt linh hoạt khiến các vị tổng thống nhìn giống như thật.



Nhìn cái hình này thấy rõ phần lõm vào của tròng đen và cái trục ở giữa làm con ngươi:

Phượng Các
#271 Posted : Tuesday, October 15, 2013 8:25:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cám ơn Bình Nguyên và xv, nhờ hai người giải thích mà mình hiểu ra. Giở hình chụp gần các ông này và zoom thêm thì chị thấy con mắt họ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nhờ giở bộ hình mình chụp ra thì phát giác một chi tiết không thấy đâu nói đến (xv có đọc ở đâu không ?), đó là hình mẫu đã không được theo đúng. Trong mẫu đặt ở Xưởng các ông tổng thống làm tới phần dưới thân hình của họ chớ không chỉ có phần mặt và cổ mà thôi. Vậy có nghĩa là họ không đi tới cùng công trình dự tính của ông Borglum!


Phượng Các
#272 Posted : Thursday, October 17, 2013 7:30:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
(Ngày thứ tư tiếp theo)

Tiện trên đường về “nhà” thấy có một địa điểm khá có tiếng nên chúng tôi ghé vào thăm: Crazy Horse!
Crazy Horse là tên của một thổ dân (người bản địa) Mỹ, sanh năm 1842 tại Rapid Creek, South Dakota. Chàng bị một lính Mỹ hèn nhát dùng dao đâm sao lưng tại Fort Robinson, Nebraska trong một cuộc ngưng bắn. Từ trần ngày 6 tháng 9 năm 1877 ở cái tuổi 35. Chàng là một vị ạnh hùng của bộ tộc, đã đứng lên bảo vệ dân bộ tộc khi hiệp ước 1868 bị xâm phạm bởi thực dân da trắng. [Hiệp ước này do tổng thống Grant ký cho phép vùng đất Black Hills thuộc quyền của thổ dân bản địa].

Bộ tộc bản xứ muốn tạc một tượng cho văn hoá bản địa để chọi lại các tượng tổng thống Hoa kỳ, những người đã xâm chiếm đất đai, tiêu diệt bộ tộc họ. Tù trưởng Henry Standing thuộc tộc Lakota nghe tới tên nhà điêu khắc Korczak qua một giải thưởng ông này đạt được tại Hội chợ Thế giới ở New York năm 1939. Tù trưởng ngỏ lời mời ông giúp tạc một tượng cho nguời dân bản xứ. Ông viết cho điêu khắc gia: “ Chúng tôi muốn nguời da trắng biết là người da đỏ chúng tôi cũng có những anh hùng …”. Korczak sinh tại Boston thuộc dòng dõi Ba Lan. Ông mồ côi từ lúc lên một, lớn lên trong viện mồ côi. Ông tự học và chưa bao giờ trải qua trường lớp chính thức nào về nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc hay kỹ thuật. Nhận lời mời, ông tới Black Hills vào ngày 3 tháng 5 năm 1947. Khi bắt đầu công trình tạc tượng vào năm 1948, ông đã ngót 40 tuổi và trong túi chỉ có 174 đô la. Trong nhiều năm, ông đã gian nan vượt qua bao khó nhọc với sự thiếu hụt tiền bạc, bị kỳ thị chủng tộc, bị thương tích và tuổi già trước mặt. Ông muốn là tượng sẽ được hoàn thành bởi sự quan tâm của quần chúng, và nhất quyết không nhận tài trợ từ chính quyền, và đã hai lần từ chối đề nghị giúp đỡ từ liên bang. Biết rằng một đời mình sẽ không thể nào hoàn tất, ông đã để lại họa đồ kiến trúc với các chi tiết tỉ mỉ. Sau khi ông từ trần vào năm 1982, vợ ông, bà Ruth và 7 con của họ đã tiếp tục tham gia trong Hội đồng Quản Trị của Foundation và điều hành công trình này.



Đi theo xa lộ 16 ta có thể thấy hình dạng của cái đầu người anh hùng này (khác với Mt Rushmore phải vào cổng đi lên đồi mới thấy được mấy ông tổng thống) vì ngọn núi dùng tạc tượng cao và trống trải chung quanh. Thành ra ai nghèo quá, hoặc không có thì giờ vào coi thì cũng có thể dừng lại tắp vô lề và đứng ngó cũng được. Nhưng không lẽ bạn không muốn góp phần ít ỏi vào công trình tưởng niệm một vị anh hùng của nhóm người có mặt ở đây từ ngàn xưa và bị đối xử bất công bởi quân cướp nước? Vào cổng là 27 đô cho một xe, hoặc 10 đô mỗi đầu người. Theo tôi thấy, tới nay là 65 năm rồi mà tượng chỉ mới xong có khuôn mặt thì không biết bao giờ mới hoàn tất. Chẳng lẽ lại đọ sức với nhà thờ Sagrada Família ở Barcelona về thời gian kéo dài của công trình.

Ở bãi đậu xe có khu nhà bảo tàng và triển lãm, mặt tượng vẫn còn cách đó độ một dặm trong một khu bị rào chắn, thành ra muốn lại gần ngó cái mặt ông Ngựa Điên này lại phải lên xe bus tốn 4 đô, đi vào chân núi cho gần thêm chút nữa. Ở chân núi nhìn lên lại còn xa quá, vâng vậy thì có cái tour chở lên tuốt phía trên để nhìn tận cái đầu của tượng, giá hơn 100 đô. Cái này thì xin chịu, du khách có nguời phàn nàn là cái địa điểm này tìm cách móc túi du khách hơi nặng tay.

Công trình tự hào là khi hoàn tất nó sẽ cao hơn cả tượng của Mt Rushmore. Qua đó, tôi thấy lòng ấm ức của nhóm dân bản địa đối với người da trắng thực dân, những người đã cướp đất đai, bắn giết tổ tiên và đào tận gốc, móc tận rễ nền văn hóa của họ với mục đích cho không còn ai biết tới là trên địa cầu này từng có nhóm người như vậy – như đã xảy ra đối với các sắc dân ở Trung Mỹ. Họ đau đớn lắm, họ cay cú lắm, ôi cái hờn căm của một nhóm dân bị diệt chủng. Chính quyền rồi cũng nhận ra điều đó nên hiện nay đã dành nhiều ưu đãi cho thành phần dân này.

Lên xe bus rồi đi tới chân núi, mọi người được phép ra khỏi xe, đứng ngắm và chụp hình. Đó đây rải rác xe húc, xe hủ lô ngổn ngang. Nhiều người cúi lượm đá vụn từ núi bắn ra. Tôi cũng cúi lượm vài viên, lựa cục có sắc màu lóng lánh. Các tượng điêu khắc ở Ý đã làm bao thế hệ khâm phục nhưng dù sao cũng có kích thước nhỏ, còn tượng ở Black Hills họ dùng tới thuốc nổ để khéo léo bứng đi các phần dư, rồi treo mình lên các ghế dây mà bào mòn để tạo nên khuôn mặt, thật đáng khâm phục. Rủi như lỡ tay cho thuốc nổ quá liều, thì làm sao mà chữa được. Nhất là trong cái thế giới còn hận thù ghen ghét, nếu có bọn hiểm ác không muốn thấy công trình được thành hình, họ lén phá hoại kiểu đó thì sao …

Vào khu bảo tàng và triển lãm cũng có nhiều thứ để xem, các vật dụng liên quan tới văn hóa bản địa. Ngoài ra thấy có nhiều bàn bày bán đồ trang sức, mà theo tôi đoán thì cũng giống như ở Tháp Chàm Nha trang, dân thiểu số ngồi bán đồ của họ, rồi phải chia lời cho cơ sở. Đứng ở bên ngoài quán ăn Laughing Water Restaurant có thể ngó thấy núi tượng. Nơi đây hồi nãy có nghe nhạc muá rùm beng mà tôi không kịp ra xem. Đi sâu vào trong thì có nhà giới thiệu công trình làm việc của điêu khắc gia, lại có cả tượng mẫu bằng plaster (?) cho ta thấy mô hình khi hoàn tất của tuợng, đúng là tượng sẽ rất đẹp, rất oai hùng hình ảnh của chàng thanh niên có cái chết cực kỳ bi tráng.



Thấy có một thùng chứa đá cục lớn cục nhỏ, là đá vụn bắn văng ra khi cho nổ mìn làm tượng, dành tặng du khách muốn lấy thì cứ lấy, với cái thùng xin để lại tí tiền lẻ. Một căn kế đó nữa là phòng chưng bày giới thiệu tiểu sử và các tác phẩm của điêu khắc gia. Trong Xưởng làm việc thấy có bảng ghi chú là tổng thống Bill Clinton có tới đây trong 2 tiếng đồng hồ thăm viếng vào 6 tháng 7 năm 1999. Cũng có vài bộ sưu tập đồ bản địa được tư nhân tặng lại cho bảo tàng. Nhiều tượng của các lãnh tụ bản địa, như tượng của tù trưởng Joseph có ghi lại các lời trước khi chết, những lời như xát muối châm kim, khiến kẻ bàng quan cũng buồn lây cho các vận mệnh đau thương của kiếp con người. Lịch sử dân tộc nào cũng đầy máu và nước mắt. Thương thay!


một người thổ dân

Phượng Các
#273 Posted : Friday, October 25, 2013 7:55:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Deadwood

Hôm qua Casey có nói là thị trấn Deadwood vui lắm, ở đó có quán ăn Tàu nữa. Khi biết không ai trong nhóm là dân khoái casino thì anh ta bớt hào hứng. Hôm nay chúng tôi chạy lên đó coi sao. Cách nơi chúng tôi ở 37 dặm, đường đi men theo suờn núi và ngang qua hồ Sheridan, có vẻ như con lạch sau nhà đổ vào hồ này.

Nhà cửa san sát hiện ra là thấy lòng chộn rộn, nôn nao rồi. Nơi đây khi xưa vốn là một thung lũng đá hẹp và sâu (gulch). Do có nhiều cây chết mục nên được gọi là Deadwood. Toàn vùng Black Hills lúc ấy thuộc quyền của bộ lạc Lakota theo thoả ước được ký kết năm 1868. Tuy nhiên, sau khi vùng này tìm thấy vàng thì thiên hạ ùn ùn đổ xô về khai thác. Người ta bảo nếu muốn biết một thị trấn tiêu biểu của thời đổ xô tìm vàng của dân Mỹ và cuộc Tây tiến ra sao thì hãy đến đây mà xem. Thị trấn này được xếp vào danh sách National Historic Landmark vào năm 1967 (có chỗ ghi là 1961). Muốn lưu lại tính cách xưa của thị trấn, vào năm 1989, cờ bạc được cho phép với sự giới hạn của tiền đặt cược, đưa nơi đây cùng với hai nơi khác là Nevada và Atlantic City trên nước Mỹ sự hợp pháp hóa cờ bạc.



Sau khi ghé vào Vistitor Center với rất nhiều tờ thông tin, quảng cáo, chúng tôi thả bộ về phía đường chính của thị trấn là đường Main. Đường lát gạch phẳng phiu, con đường này được vào danh sách lịch sử, nhà cửa hai bên phải được lưu giữ và bảo tồn. Con đường toàn là du khách. Các xe bus cập vào đều đều. Du khách trên xe đa số là cao niên, chớ còn trẻ thì họ đã tự lái xe đi rồi. Còn ngầu nữa thì lạng tới lạng lui bằng mô tô hạng nặng như loại Harley Davidson. Tôi nhận thấy là người già Mỹ họ thích đi chơi ghê, còn sức là còn đi, còn tiền là còn đi. Họ đúng là “sống viên mãn kiếp này” (theo kiểu của họ chớ không phải theo kiểu thiền sư Munindra).

Chúng tôi tung tăng ghé vào tiệm này, đáp vào hàng kia, chia sẻ niềm vui với các du khách đầy nét hân hoan. Tôi có mua một cái nón màu cam để làm kỷ niệm. Dọc phố thỉnh thoảng có các bảng ghi chú lịch sử về nhà cửa tiệm tùng giúp du khách hiểu thêm dân tình. Dân tìm vàng mà tới nơi nào thì quán rượu, rạp hát, sòng bài, nhà thổ, tiệm hút kéo theo bùng phát. Nhìn lên các căn phố phía trên còn chưng các tượng mẫu cho thấy gái điếm hành nghề ra sao. Họ đứng ở các cửa sổ, ăn mặc hở hang để kiếm khách đi lại bên dưới đường.



Sau khi ghé vào quán ăn Wild Bill Steakhouse tại số 610 Main St và làm một bụng chúng tôi lại tiếp tục đi dạo. Thì quanh quẩn trên hai bên con phố vậy thôi. Thấy có nhà chưng bảng “Where Wild Bill was shot August 2nd, 1876”, tiệm khác thì “Site of capture of the assassin Jack McCall who shot Wild Bill Hickok August 2nd, 1976”, tôi bỡ ngỡ không biết ông Wild Bill này là nhân vật nào mà cái chết dữ dội của ông lại được ghi nhớ như vậy. Thậm chí, cái nhà hàng chúng tôi ăn lúc nãy cũng có một bức hoạ lớn treo trên tường vẽ cảnh ông ngồi trên bàn cờ bạc. Tới khi đi ngang qua tiệm Salon No 10 thì thấy một ông bước ra rổn rảng cho biết lúc 3 giờ sẽ có màn trình diễn miễn phí kể lại cái chết của Wild Bill. Thế là chúng tôi bước vào trong và khám phá đây là quán rựợu vừa là nhà bảo tàng, theo lời quảng cáo thì là điểm độc nhất vô nhị trên thế giới: một nhà bảo tàng nằm trong một tiệm rượu! Thấy quán thông với một sòng bạc. Quán trang hoàng các vật kỷ niệm của thị trấn Deadwood từ xưa, có cả tấm bia mộ cũ của Wild Bill, cái ghế của Bill ngồi khi tử nạn.



Sau đó ông hoạt náo viên mời trong đám khán giả, một bà, ba ông lên cho ông giao vai. Ngày 2 tháng 8 năm 1876, ngày định mệnh của Wild Bill, một nhân vật có máu mặt, một tay súng cừ khôi, từng là một cảnh sát trưởng (marshal) ở Abilene, Kansas, đã bị bắn vào lưng khi đang ngồi đánh bài. Ông hoạt náo viên đóng vai Bill, còn một anh chàng khác đóng vai McCall. Ông đóng vai Bill có một giọng nói đặc biệt, đầy hùng lực, không cần micro mà vẫn vang dội cả cái phòng lớn. Tôi phải ngạc nhiên và xúc động về âm lượng của ông. Vãn tuồng thì có vài người lên hỏi han thêm cho biết chuyện. Thấy trên bàn có đặt thùng cho người hảo tâm bỏ tiền thưởng.

Sau đó chúng tôi tà tà trở ra, thấy có nhà bảo tàng Adams Museum, nhóm vào xem, còn tôi đi loanh quanh dạo xem các toà nhà gần đó. Vào lại Visitor Center, vẩn vơ coi ngó các bảng trưng bày về lịch sử của Deadwood. Rồi tiện lục cuốn điện thoại niên giám, ơ hờ giở ra kiếm coi có ai đồng hương ở xứ này không, thấy có ba nguời họ Nguyen ở Rapid City.

Khi đám người đi ra khỏi bảo tàng Adams Museum thì rủ đi viếng mộ của Wild Bill ở nghĩa trang Mt Moriah; do thấy có một cái tour gọi là Boot Hill Tour giá 9 đô một người và thiên hạ tụ tập đi cũng rộn rịp. Vì chúng tôi có xe nên thay vì tham gia tour thì chúng tôi lái lên ấy, theo bản đồ và bảng chỉ dẫn mà khi đi vào thị trấn tôi có thấy gắn trên cột dọc đường đi. Theo tôi thấy thì thị trấn nhỏ quá, không có gì xem nên họ bày ra thêm cái tour này. Chớ lên ngó cái mộ thôi thì có gì mà phải làm thành cái tour đi xem. Đúng là thiên hạ bày đủ trò để kiếm tiền!

Nghĩa trang nằm trên sườn đồi, nhìn xuống là downtown Deadwood. Bên cạnh mộ ông Bill là mộ của bà Martha Canary có biệt danh là Calamity Jane. Bà này khi chết đã yêu cầu được chôn kế ông, (trong khi ông sáu tháng trước khi chết đã kết hôn với một bà khác – không hiểu bà vợ chính thức này hành trạng ra sao). Martha cũng là một nhân vật nữ lừng lẫy. Cha mẹ bà mang 6 con về miền Tây lập nghiệp, nhưng năm sau mẹ mất, năm kế thì cha mất, bà phải gánh vác nuôi đàn em dại ở tuổi 16. Bà bươn chải làm đủ nghề để sống sót: rửa chén, nấu ăn, bồi bàn, đánh xe trâu, hướng đạo, chiến đấu với thổ dân, làm vũ nữ và làm điếm. Bà tướng tá bậm trợn, ăn mặc như đàn ông. Cả hai được Hollywood chiếu cố với hàng chục cuốn phim rồi đó chớ. Vậy mà tôi chưa hề có dịp coi phim nào nói về cặp này. Thiệt là thiếu sót!

Đúng ra vô cổng là 1 đô mỗi người, nhưng chiều rồi nên không thấy ai lấy tiền. Thấy có một xe bus đang đậu đàng đó là biết chỗ rồi, khỏi phải đi ngó kiếm từng bia mộ. Khi xe này vừa đi thì cái xe bus của Boot Hill Tour tới đậu. Để ý thấy nhiều người ngồi lại trên xe, chỉ có một số ít đi ra khỏi xe. Tôi đoán có lẽ nhiều nguời cũng e ngại, không dám la cà thăm viếng mộ phần. Nhưng nếu vậy thì đi tour làm gì …! Dưới bia mộ ngoài hoa ra, thấy có đặt nhiều vật lặt vặt, có thể kể như sỏi, đá, vỏ đạn, kẹo, thú nhồi bông, lá bài, vòng thun đeo cổ tay, các hộp giống cỡ như hộp dầu cù là, ba chai nhỏ cỡ chai rượu bỏ túi của dân ghiền….Theo tôi đoán thì vì ông này chết do bị bắn nên nguời ta tin là ông linh thiêng, có khả năng phù trợ gì đó, nên các vật để đó sẽ đuợc mang về nhà làm bùa, lấy khước cho họ. Tôi đoán vậy thôi, chờ nghiên cứu thêm coi tín ngưỡng người Mỹ như thế nào.



Sau đó chúng tôi ra xe, trở về chúng tôi có ghé thị trấn Lead, nhưng đảo quanh vài con đường thấy vắng vẻ, tiệm tùng gì muốn đóng cửa nghỉ, chiều quá rồi mà, nên chúng tôi chạy về luôn.

Phượng Các
#274 Posted : Monday, October 28, 2013 2:06:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ sáu

Buổi sáng sương mù mờ mịt, tôi lại ra lan can ngắm trời ngắm đất. Hôm nay thấy có chuyện lạ là trên đồi có mấy con bò đen đang chăm chỉ gặm cỏ. Hôm qua bà chủ nhà cho biết là hải ly vô kéo thêm một hai cây bạch dương nữa, tức là cái máy radio không phải là giải pháp hiệu nghiệm để ngăn ngừa sự “trộm cắp” của chúng nên bà đã cho rào lại các cây này. Tôi đi xuống coi, cây mà bị rào lại thì nhìn mất đẹp rồi. Không biết trong tương lai bà tính sao đây, cho nhổ hết các cây này chăng. Bà chủ trang trại này rất có khiếu thẩm mỹ và kỹ lưỡng, mọi thứ trong trang trại đều qua bàn tay khéo léo của bà không phải chỉ để cho cuộc sống bà thêm hoàn mỹ, mà là còn muốn làm đẹp mắt, làm vừa lòng khách cư ngụ. Có thể nói là không có chỗ nào chê được hết. Bây giờ nhìn rặng bạch dương bị rào lại không biết có xốn con mắt khách không.

Còn đang vẩn vơ nhìn mấy con ngựa đang gặm cỏ thì nghe tiếng xe xình xịch: bà chủ đang ngồi lên một chiếc chạy quanh quẩn trên đồi, một chiếc nữa do một nguời đàn ông lái cũng loăng quăng trên đó. Khi chạy xuống đi ngang qua tôi thì bà nói là đang đuổi mấy con bò đi, không biết bò của ai lại thả lên đồi bà. Bà phải đuổi đi sợ chúng ăn hết cỏ dành cho bầy ngựa. Tôi vẫy tay chào bà và người đàn ông trong chiếc thứ hai, đinh ninh đó là chồng bà.



Hot Springs

Hôm nay nhóm chúng tôi dự định đi thăm một thị trấn khác, Hot Springs. Thị trấn này có một điểm nổi tiếng để viếng thăm là Mammoth Site. Chúng tôi lấy xa lộ 385 về phía Nam. Qua khỏi Custer thì đoạn đường bắt đầu cho thấy cảnh quan mới mẻ vì kỳ trước xa nhất là chúng tôi chỉ tới Custer. Trên đường đi thấy lại các đồng và đồi cỏ, thấy các con bison lang thang đây đó, thấy các con sơn dương ngơ ngác nhìn quanh. Đã ngắm rồi thì bây giờ không ai còn háo hức trầm trồ nữa. Theo tôi nếu có đến đây chơi thì bạn có thể bỏ qua mục đi xe jeep nếu bạn có xe hơi. Đi xe hơi là đủ xem rồi, nếu bạn có một ngân quỹ hạn hẹp (dĩ nhiên nếu bạn dư dã thì đi safari jeep cũng tốt thôi). Từ Custer trở đi về phía Nam thì đồi bắt đầu lài lài xuống, danh từ Black Hills có lẽ chỉ dành để chỉ khúc phía trên. Người bộ lạc Lakota gọi Paha Sapa có nghĩa là đồi đen vì các cây thông dày đặc chen chúc đã làm cho các đồi có màu đen tối. Tiểu bang bây giờ thưa thớt như vậy, huống chi 150 năm trước, vậy mà ráng dành lấy được của thổ dân, quả là lòng tham con người không đáy.

Theo dò hỏi thì thổ dân khi sinh sống ở đây trước kia họ không hề có ý niệm về tư hữu. Rừng núi đất đai nào của riêng ai, họ cứ săn bắn hái lượm để tồn tại. Chỉ khi người Âu châu tới mới nổi lên vấn đề sở hữu này nọ. Hãy xem lại hành vi của các tên thực dân, đi đến đâu là “claim” cho tổ quốc mình vùng đất đó. Mà họ claim là cũng vì các ông hoàng bà chúa bảo trợ cho chuyến đi của họ. Tôi nghĩ đến niềm đau nỗi khổ của thổ dân, bỗng năm nào thấy các khuôn mặt da trắng từ đâu xuất hiện, tay súng tay gươm, lăm lăm đòi chiếm hữu đất đai, tàn sát họ, đuổi xô họ. Khổ ơi là khổ, khổ cho tới mấy trăm năm, không biết bây giờ họ còn thấy khổ không. Chẳng trách chi mà người Tàu gọi người da trắng tới xâu xé Trung Hoa là bọn “bạch quỷ”.

Hot Springs là một thị trấn nhỏ, Information Center nằm trên đường lớn vào thị trấn. Bà nhân viên niềm nở. Bên cạnh phòng thông tin là một nhà tù cũ ghi năm 1888. Nhà tù này được tìm thấy mới đây trong một nhà cũ, được kéo về chưng ở đường cái tạo cho du khách có cái mà ngắm. Bạn cứ làm sao mà du khách họ có nơi dừng lại để xem, càng ở lâu càng tốt, là bạn “ăn tiền” rồi. Chứ không phải du khách tới rồi thì “cạch” không dám tới nữa thì tai hại bạc triệu chớ không phải đùa đâu.



Cả thị trấn nằm dọc theo con kinh cạn. Được bà nhân viên cho biết tiệm ăn nổi tiếng trong vùng, chúng tôi đi bộ tà tà tới ăn. Quán ăn thuộc loại family và đúng là rất ngon miệng, bày trí giản dị, sơ sài, phong cách hơi quê mùa. Quán kế bên một tiệm làm và bán khô trâu (buffalo jerky). Tôi tần ngần không biết có nên mua thử ăn không, nhưng khi nghe nói là ba cái thứ này bán thiếu gì ở Cali nên ngưng lại không mua nữa. Cái gọi là “đặc sản” hết là đặc sản vì sự lưu thông đã cùng khắp trên đất nước này.

Khi trở lại chỗ để xe, chúng tôi đi ngang qua một trại tù do có thấy mấy tù nhân mặc áo cam đang tập đội hình trong vòng rào. Họ ngó ra ngoài và thích thú nhìn chúng tôi. Mặt mũi anh nào anh nấy cũng sáng sủa không có vẻ gì gian ác! Sau đó chúng tôi đi thăm vài tiệm trong phố, đường vắng vẻ, khách khứa lèo tèo, không biết làm sao thị trấn sống được. Chúng tôi vào một phòng tranh có nhiều bức coi được lắm. Chèn ơi, gallery ở ngay Newport Beach thiên hạ vô ra nườm nượp mà còn chả thấy ma nào mua thì làm sao một cái tiệm ở một nơi dân số chỉ có 3 ngàn rưỡi nhân mạng lại kiếm ăn được.


Toà thị chính

Sau đó, vào một tiệm bán quilt và vật dụng làm quilt. Bà chủ tiệm nói hồi đó dọn sang Florida ở, rồi nay lại trở lại nơi cũ là đây và mở ra tiệm này. Tôi nhón tới ba cục sô cô la mời khách đựng trong cái rỗ. Sợ đứng lát nữa rồi nguyên cái rỗ còn trống không nên tôi ra ngoài đi dạo quanh phố. Bên kia con kênh xanh xanh thấy có con thác tí hon chảy từ triền đồi ra nên tôi băng qua bờ kênh bên kia để lại gần thác hơn. Nơi tôi băng qua là khuôn viên một nhà thờ và khu parking với một công viên nhỏ. Thấy có mấy con nai đang tỉnh khô đứng ăn cỏ. Bọn chúng từ trên đồi đi xuống. Cái xứ sao mà thanh bình, nai cũng chẳng e dè chi người. Khi thấy tôi đi lại gần chụp hình, chúng mới ngó trước ngó sau rồi phóng đi. Cạnh đó có mấy cây cherry đang chín trái. Tới giờ tôi cũng không biết là hái trái các cây công cộng có bị cấm không nữa. Tôi men đi lại con thác, nghe tiếng rì rào của nước chảy …



Tôi trở lại bên kia kinh theo một cây cầu khác, ngắm thị trấn lặng lẽ này. Có một tiệm mang tên Blue Bison với hình con trâu treo tuốt trên cao. Con bison là con vật quen thuộc của miền thảo nguyên vùng Bắc Mỹ. Tôi bắt đầu có cảm tình với con trâu này. Không còn thấy hình dáng nó là kỳ cục nữa: ức vai to, mông nhỏ.
Đám người coi quilt tới giờ này mới xong sau khi mua một túi đồ để về làm quilt, và còn có màn mua vé số để hy vọng trúng một tấm quilt nữa chớ! [Coi bộ thiên hạ có cách kiếm tiền dễ ợt!].
Phượng Các
#275 Posted : Saturday, November 2, 2013 8:06:08 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Khổng tượng (The Mammoth Site)



Ba giờ chiều rồi, thôi đi coi xương cốt mấy con khổng tượng nữa. Đi khoảng vài dặm thì tới nơi. Vào năm 1974 khoảnh đất này đang được xúc tiến để xây một dự án nhà ở thì tài xế xe ủi đất xới lên một cái ngà voi. Biết thân, lão chủ dự án ôm đồ nghề kiếm nơi khác làm ăn! Và các nhà địa chất, khảo cổ tìm được một kho báu về hoá thạch thời Cambian. Cách đây 26 ngàn năm các con voi khủng này đã trốn lạnh phía Bắc đi về vùng có suối nước nóng và nhiều con đã rơi xuống các hố nước nóng, không trèo lên được và sau cùng bị chết ở đó. Cho tới nay 59 con đã được xác định cùng với hoá thạch các con vật khác như lạc đà, cá, chó sói, prairie dog, gấu v..v…Vậy là một khu rất đẹp nằm ở một sườn đồi thoai thoải gọi là Mammoth Site được thành hình và lôi cuốn được nhiều du khách tới thăm cũng như các nhà khoa học tới nghiên cứu, học hỏi. Xuơng cốt hoá thạch được giữ trong đất y như lúc mới tìm thấy chúng. Và công cuộc khai quật vẫn tiếp tục. Nhưng để tiện việc phân loại, sắp xếp, bảo quản, mỗi năm chỉ tiến hành khai quật trong tháng 7 mà thôi.

Du khách vào xem buộc phải đi theo tour, giá 9 đô mỗi người. Ở trong tiệm gift shop có một bộ xương ma mút được dựng ngay đó. Vào phòng chờ bên trong, thấy có phòng chiếu phim giới thiệu địa điểm và giải thích tại sao các con ma mút này lại nằm trong cái đám đất ở đây. Ủa, nguời đứng bán vé và trông coi tiệm gift shop cũng chính là người hướng dẫn tour đây sao? Chị có nét mặt gườm guờm, không thân thiện tí nào. Thây kệ chị đi, mình lo nghe và đi theo chị lên xuống một cầu thang gỗ dẫn đi khắp khoảnh đất có chứa hoá thạch. Toàn bộ được nằm trong một nhà có máy điều hoà không khí. Vì cầu thang hẹp cho nên du khách được nghe qua một máy nghe giống như điện thoại gắn dọc tay vịn. Như vậy đứng đâu cũng nghe được, không cần phải bu lại gần chị, vì bu cũng khó khăn cho việc di chuyển. Hay quá, hễ có vấn đề là có ngay phương cách để giải quyết vấn đề. Mỹ mà! Khi thấy có một bảng ghi: “Do not operate when snow on roof”, tôi giật mình vì hoá ra mùa đông ở đây có tuyết. Mấy hôm nay khí hậu ấm áp quá nên tôi quên mất là mùa đông ở đây không phải là mùa đông Calif. Tôi ít có dịp thấy tuyết nhưng cũng mường tượng được nỗi khó khăn, vất vả của cuộc sống dưới trời mưa tuyết. Hèn chi mà dân số các tiểu bang miền lạnh cứ sụt giảm đi từ từ.



Nếu có thì giờ du khách có thể xem các bảng ghi chú giải thích về cấu tạo địa chất nơi đây thời cũng học hỏi ít nhiều, nhất là cho bọn trẻ con vì họ còn sẵn sàng cho biết trẻ nào muốn tham gia việc đào bới vào tháng 7 có thể tiếp xúc với ban quản lý.

Ngoài nơi đây, trên nước Mỹ cũng có nhiều địa điểm tìm thấy hóa thạch khổng tượng, như ở California (La Brea, Channel Islands), Texas, Nevada. Tôi có đi coi hóa thạch ở La Brea rồi, nhưng ở đó khổng tuợng bị lọt vào một loại chôn thây khác: dầu hắc!

Trên đường về chúng tôi lại ghé vào quán Desperados ăn tối. Thấy bà chủ nhà đi với một cặp nam nữ. Bà cho biết hai người là vợ chồng hàng xóm khi sáng giúp bà lên đồi đuổi mấy con bò ra khỏi địa phận. Vậy mà tôi cứ đinh ninh ông ta là chồng bà. Còn bà kia là vợ ông ta. Phải có bà ra miệng xác nhận bà kia là vợ ông ta chớ từ giờ giở đi tôi không còn dám tưởng ai là ai nữa. Thấy ai đi với ai thì biết là ai đi với ai, chớ có hồ đồ cho họ là vợ chồng, bồ bịch, hay cha con gì!
Tối đến chúng tôi ra đốt cái lò cho giống lửa trại. Nhìn vô cũng có than có hai nhánh cây nhưng toàn là đồ giả. Lò đốt bằng ga. Lửa trại vui là khi các người ở các phòng khác nhau tụ tập lại gặp mặt nhau bên đống lửa bập bùng, trò chuyện, hát hò, chia nhau ly rựợu hay cái kẹo marshmallow truyền thống. Còn cùng ở chung nhà thì hứng thú gì mà kéo nhau ra ngồi ngoài trời cho sương đêm thấm ướt vai … gầy. Thành ra ngồi một lát thấy chán phèo. Chỉ có con mèo là thích, cứ trèo lên lòng mình ngồi, nặng ơi là nặng. Một lát thấy con chó chạy ra, đuổi mèo đi chỗ khác, rồi gầm gừ thiếu điều muốn xơi tái con mèo. Nhưng nó chỉ đe doạ vậy thôi chớ không cắn táp gì cả. Nó lấy chân trước đè lên đầu con mèo mà con kia cũng không chịu chạy đi thì quả là ngộ nghĩnh. Nó nhất quyết không cho con mèo lại gần người. Sự ganh tị thấy rõ ràng quá. Tôi không còn cách giải thích nào khác.

Phượng Các
#276 Posted : Sunday, November 10, 2013 3:26:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ bảy

Sáng nay tôi bạo dạn đi theo người nhà ra chơi với đám ngựa đang ăn cỏ đàng xa. Thấy người, ngựa bèn chạy lốc thốc tới, rồi đứng im cho người vuốt ve. Hóa ra hôm nọ tôi nghi ngờ tấm chân tình của nó. Thấy vô vàn hối hận, tôi lại vuốt nó, xin lỗi vì hành động vô tình trong quá khứ. Thấy ngựa, chó, mèo gì cũng có tình cảm, tôi nghe xúc động lắm. Con người hơn loài vật ở trí khôn nhưng cái tình chắc cũng tương tự. Một chốc sau, tôi đi lên phía con đồi bên kia cái lạch bằng cây cầu gỗ nhỏ, nơi hôm qua mấy con bò nhà ai lên ăn cỏ. Tôi thận trọng từng bước đi, sợ gặp rắn. Nhìn lại thấy ngôi nhà xa bên dưới, tôi bâng khuâng không biết mình có duyên trở lại nơi đây chăng. Nhặt lên một viên đá lóng lánh, rồi lại bỏ xuống ….

Hôm nay chúng tôi đi xem Bear Country. Đây là một khu nuôi nhốt các loại thú hoang dã mà người xem phải ngồi trong xe. Loại sở thú này theo tôi là “nhân đạo” nhất vì khoảng không gian dành cho thú rộng rãi phù hợp với môi trường sống của chúng. Mỗi loài được một khu riêng. Có bảng cắm cho biết tên và hình vẽ loài thú trong khu. Đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm một sở thú theo kiểu này. Hồi đi chơi ở Thái Lan thì có loại safari nhưng du khách lên xe của sở thú và được chở đi. Còn ở đây thì là xe của du khách. Đất đai bang này rộng quá, mỗi một địa điểm vui chơi thăm viếng nào cũng tha hồ mà “cắm dùi”. Như địa điểm này chung quanh là các bãi đồi mênh mông trống trải.



Mỗi khu được rào và có cổng. Đi qua các khu thì thấy cổng mở sẵn, chắc chỉ đóng vào ban đêm chăng. Các con thú được cho ăn nên có lẽ vì vậy mà chúng không cần phải tấn công nhau. Xe cũng không đông, nên xe nào cũng dừng coi một chút rồi tiến lên cho xe khác đến ngắm; nếu đông quá thì chắc chờ lâu, chán lắm.

Ngồi trên xe lái vòng vèo một lúc thì cũng muốn dãn gân dãn cốt, vả lại còn phải cho khách được mua đồ kỷ niệm hay ăn uống nữa chi, cho nên có một khu du khách có thể xuống xe và đi dạo coi trong ấy! Đây là nơi nuôi các con thú con do được sanh ra bởi các thú mẹ trong Xứ gọi là Babyland. Nơi đây có các chuồng nhỏ, có hang nhân tạo cho chúng. Tôi còn thấy trên một ghế dài có tượng của người sáng lập ra cái Xứ Gấu này. Đó là bác sĩ Dennis Casey. Tháng Tám năm 1972 ông cùng vợ là bà Pauline thành lập ra khu này để chia sẻ với mọi người các con thú của họ, gồm 11 con gấu đen, một con báo sư (cougar), một con sói, ba con trâu và một đàn nai (elk). Sau khi chồng mất, bà Pauline và ba con vẫn tiếp tục điều hành khu vực này với một lượng thú đã tăng gia với hơn 200 con gấu đen và rất nhiều con thú khác. Như vậy gấu là loài có số lượng “áp đảo” nên cơ sở có tên là Bear Country USA. Mỗi mùa Xuân, Xứ chờ đợi sự ra đời của đám gấu con. Sau khi ở bú mẹ chừng 8 tuần thì chúng được tách rời khỏi mẹ, được cho bú bình từ 6 tới 8 tuần nữa. Lý do giải thích việc tách nuôi này là để tăng gia khả năng sống sót, để quản lý và để đưa vào thị trường. Trong thiên nhiên chỉ chừng 40% thú con sống được qua năm thứ nhất sau khi chúng sinh ra, nhưng ở trong khu này thì con số này cao đáng kể là 98%.



Các loài thú thiên nhiên của vùng Bắc Mỹ có thể được thấy ở đây; ngoài các con vừa kể có thể kê thêm là nhím, hải ly, cừu, sơn sư (mountain lion), mèo rừng (bobcat), linh miêu Gia Nã Đại (Canadian lynx), coyote, con lửng (badger), sói tuyết (arctic wolf), raccoon, cáo, tuần lộc (reindeer), dê Bắc Mỹ (pronghorn), ground hog, chồn hôi (skunk), dê núi Mt Rocky …
Phượng Các
#277 Posted : Wednesday, November 20, 2013 6:07:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Wall

Ra khỏi Xứ Gấu, xe chúng tôi nhắm hướng Đông trên quốc lộ 90. Quốc lộ này xuyên bề ngang nước Mỹ. Ta biết là theo cách đánh số của đường sá nước Mỹ thì đường tung (dọc) mang số lẻ, đường hoành (ngang) thì mang số chẵn. Con số càng lên cao khi đi từ dưới lên trên hay từ Tây sang Đông. Bạn có bao giờ mơ ước lái xe xuyên nước Mỹ chưa?

Chạy ra quốc lộ nên nhiều xe cam nhông chở hàng thấy phát sợ. Trên đường đi hai bên mênh mông đất rộng (thì đã biết là tiểu bang này chỉ có 800 ngàn dân thôi mà). Trên đường đi thấy thỉnh thoảng có các bảng lớn quảng cáo thị trấn Wall, rồi Wall Drug Store nên cũng dự định ghé vào đó ăn trưa. Tôi cũng náo nức muốn khám phá thêm một thị trấn nữa của chuyến đi. Bảng chỉ dẫn bên đường cứ thỉnh thoảng nhắc chừng exit 110 là đường vào phố Wall làm cho du khách cảm thấy là họ phải ghé vào đó – mà không ghé sao được, đi hoài cứ thấy toàn là đồng không mông quạnh!

Đừng kỳ vọng quá đáng nhé, thị trấn Wall cũng nhỏ thôi. Thật ra chắc chẳng nơi nào rộn rịp như các thành phố ở hai miền Đông và Tây nước Mỹ. Nếu có dịp đọc các bản đồ quảng cáo các dịch vụ thì thường bờ Đông là dày đặc các cơ sở, rồi đến bờ Tây. Còn ở khoảng giữa thì thưa rỉnh thưa rảng.

Thị trấn Wall chỉ có một con đường lớn là nơi tập trung các cửa hàng. Ở giữa đường có con lươn chia làm hai, và hai bên con lươn và hai lề đường dành cho xe đậu. Thành ra xe đi vào phố phải chạy rất chậm. Sau khi đậu xe, chúng tôi hí hửng gia nhập vào đám đông tuyệt đại đa số là du khách. Đi rảo tới rảo lui các cửa hàng để kiếm cái ăn …Chọn cho đã rồi vào một tiệm cũng thường thôi. Thật tình mà nói, ăn tới ăn lui cũng ngần ấy thứ: thịt bò, thịt heo, thịt gà, xà lách, bánh mì …



Chúng tôi đã phí thì giờ với các cửa hàng không có gì đặc sắc, lẽ ra nên đi thẳng vào một gian hàng lớn có tên là Wall Drug Store như được thấy quảng cáo trên đường đi. Đây là một cửa hàng lớn giống như cái mall với rất nhiều tiệm nhỏ thông nhau. Các cửa hàng nho nhỏ này bán các đồ vật khá gọi là đặc sản: tiệm nón, tiệm đồ da như thắt lưng, giầy dép Made in America; không thấy đồ Made in China…Bên ngoài các cửa hàng dọc theo lối đi trong mall có đặt các tượng mang dáng vẻ biếm, như các cao bồi kiểu Luke Luke, các cô gái điếm môi son má phấn, các bà già khằn cú đế. Nói chung mọi thứ mà tôi thấy từ ngày đầu đi chơi tới nay thường dính dấp tới hai thành phần: thổ dân và cao bồi. Cuộc Tây tiến của các người tiên phong lập quốc để lại những dấu ấn đậm nét ở khắp nơi. Mà những thứ này hấp dẫn du khách lắm. Các cuốn phim của Hollywood đã quảng cáo không công cho các vùng đất miền Tây của Hoa Kỳ biết bao nhiêu.




Trong mall cũng có một nhà nguyện : The Traveler’s Chapel. Tôi bước vào không có ai, nhưng thấy cũng hay hay. Chốn tôn nghiêm bao giờ cũng là nơi hấp dẫn tôi. Có một thùng phước sương với bảng ghi chú: Indian Charity For Needy Children với một xâu tràng hạt đặt trên thùng.

Mall cũng có một gian làm nhà bảo tàng. Có một cái máng uống nước dành cho ngựa từ đầu thế kỷ 20 cũng được chưng bày làm cảnh. Phong trào sưu tầm và chưng bày các món đồ xưa đã làm cho các tiệm antique làm ăn khấm khá. Những thứ mà ta có thể lượm ở một cái nhà kho hay trên rầm thượng có khi lại là cả một gia tài. Nhưng không phải ai cũng may mắn trúng mánh. Chớ có thấy thiên hạ ăn khoai rồi vác mai mà chạy!

Cách chưng bày trong mall theo sát chủ đề cuộc Tây tiến, và nhìn thấy sặc sỡ. Rất tiếc là khi chụp hình lại chẳng thấy gì là đẹp. Tại cái máy chụp hình rẻ tiền của tôi cũng có, mà cũng tại là vì hình ảnh không thể sánh được với thực tế. Mà thực là vậy, nếu phim ảnh có thể thay thế hiện thực thì ai mà du lịch làm gì nữa. Cực chẳng đã không thể đi tới nơi mà xem thì đành nằm khoèo ở nhà mà dòm, chớ nếu có điều kiện thì nên đi tới nơi cho được tận mục sở thị!

Nhóm tôi lựa thử đủ thứ đồ. Cái nón cao bồi trông đẹp nhưng đắt quá trời. Giầy da kiểu thổ dân đi rất êm chân, giầy ủng diêm dúa chắc có mang cũng chỉ dám xuất hiện ở các sàn nhảy nhạc Country. Nhưng vì Made in America cho nên không dám rớ tới. Nhiều người than phiền các công ty sang các nước đang phát triển như Trung Hoa, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia v..v… để khai thác giá nhân công rẻ mạt ở đó; nhưng nhờ vậy mà giá hàng hoá ở Hoa Kỳ mới rẻ rề như chúng ta thấy. Chớ sản phẩm do chính người Mỹ làm ra thì làm sao mà người dân bình thường có thể lượm về để chật tủ như các đồng hương lợi tức thấp của tôi. Tôi thấy đây là một vấn đề khó giải quyết. Dân chúng phải tiêu thụ thì nhân công mới có việc làm, nhưng mua nhiều quá thì lại quá mức cần thiết. Tình trạng hoang phí xảy ra. Người Mỹ bị thế giới ghét ganh là ở đó. Làm sao mà ta có thể yêu cầu mọi người hãy hành sử như thánh nhân là thực hiện sự công bằng hoàn hảo trên trái đất. Sự bất bình đẳng dẫn tới đủ thứ vấn đề: chiến tranh, di dân bất hợp pháp.

Thử cho đã đời rồi ai nấy đi ra tay không. Không ngờ là phía sau lại có một khu chơi lớn rộng nữa. Có thứ có vẻ dành cho con nít nhưng người lớn cũng tham gia: leo lên cỗ xe ngựa giả, đứng cạnh hay trèo lên các con thú bằng xi măng để chụp hình. Một cái nhà ga xe lửa làm mẫu cho ta biết thời khai khẩn đường rầy đi ngang qua thị trấn. Trong một tiệm bày trí kiểu xưa có tái hiện lại cảnh Wild Bill ngồi đánh bài trong cái ngày định mệnh của ông.

Có một tiệm bán đồ kỷ niệm kiêm bảo tàng rất hấp dẫn khi chúng tôi ra về mới thấy. Tôi tần ngần ngắm cái nón kiểu mà Davy Crockett đội ngày xưa. Ngày xưa còn bé tôi đã thấy hình ảnh ông trong một quyển sách tiếng Pháp, và người khai khẩn tiền phuơng (frontierman) với cái nón đặc biệt đã đem lại trong tôi niềm mơ ước về một xứ sở đầy quyến rũ là Hoa Kỳ. Tôi không biết cái nón đó từ con gì mà ra. Bây giờ mới biết đó là raccoon: ông đội một cái raccoon skin cap. Có một bộ lông con gì mà giá có 70 đô (nói chớ bây giờ mà đưa bộ lông con chuột cống ra mà bảo đó là lông hải ly chắc tôi cũng tin quá!) hay cái sọ của con bison giá một trăm thì phải. Bộ lông con cừu trắng thấy đề giá 99.98 đô! Nói tóm lại, phố xá của thị trấn Wall cũng đáng được ghé lại trên con đường thiên lý số 90.
Phượng Các
#278 Posted : Saturday, December 14, 2013 11:15:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Badlands


Nói là chỉ ghé lại để ăn trưa mà khi chúng tôi lên đường rời khỏi thì cũng "after" cái "noon" khá lâu. Vì địa điểm mà chúng tôi muốn viếng là Badlands, một thắng cảnh của South Dakota. Muốn thế, ta rẽ vào xa lộ 240, để vào con đường Badlands Loop, ngoằn ngoèo trong thung lũng có một địa hình vô cùng đặc biệt.

Vùng đất này cũng là một National Park, vào cửa 15 đô mỗi xe tư nhân. Vé này cho có giá trị trong 7 ngày.

Thật lạ lùng cho thiên nhiên, đang thênh thang trên cánh đồng cỏ bạt ngàn ta bỗng lọt vào một vùng đồi khô khan chập chùng các dãy đất với các tầng nham thạch màu bụi, màu vàng, màu hồng thật rộng lớn. Bạn có đi Grand Canyon ở Arizona rồi thì có thể có cảm giác này. Có người bảo Badlands là Grand Canyon của South Dakota. Nhưng màu thổ ngơi hai bên khác nhau do cấu tạo địa chất. Vùng đất này bộ tộc Lakota gọi là mako sita. Các nguời bẫy thú người Pháp gọi là les mauvais terres à traverser, và khi dải đất mênh mông Đại Bình Nguyên (Great Plains) được chính phủ Pháp bán lại cho nước Mỹ với giá rẻ mạt thì khoảnh thảo nguyên rộng 220, 000 acres này được gọi là Badlands. Không biết Pháp có hối hận vì đã lỡ tay trong cuộc mua bán này hay không? Nghe nói là lịch sử Pháp thường lờ đi, không muốn nhắc lại câu chuyện đau lòng này. Nhưng giá không bán thì lịch sử sẽ ra sao, ai mà đoán đuợc với cái chữ IF muôn đời làm tốn giấy mực bao nhà viết sử.

75 triệu năm trước, trái đất nóng hơn bây giờ, và miền này là biển cả, rồi “thế gian biến cải vũng nên đồi”. Hoá thạch của các loài sống dưới nước tìm thấy ở đây là một minh chứng. Ngoài ra còn các loài khủng long cũng được tìm thấy. Các di tích này đã được đưa vào viện bảo tàng Geology Museum tôi có nói trên đây. Khoảng 13 Vọng Đài (Overlook) được dựng dọc đường con lộ nói trên. Ban quản trị dĩ nhiên đã chọn những nơi có cảnh quan hấp dẫn nhất để phục vụ cho du khách. 15 đô la vô cửa công viên thấy còn rẻ chán. Tôi hoàn toàn khuất phục trước sự hoàn bị của cung cách tổ chức để phục vụ sự sinh hoạt dân chúng như các National Parks. Ở trong một đất nước như nuớc Mỹ, hãy tận huởng những thành quả đó. Có đi ra ngoài nước và có dịp so sánh thì mới thấy tính ưu việt của Hoa Kỳ trong cung cách tổ chức.

Chúng tôi chỉ dừng lại chừng 3 cái vọng đài, lý do là sợ chiều rồi về nhà sẽ tối. Lạ nước lạ cái, đường sá đi trong núi đồi, nên tránh ban đêm. Khi ngắm Badlands rồi thì tôi nghĩ lẽ ra nên dành cho vùng đất dữ này nguyên một ngày mới đúng. Vì cả 13 cái vọng đài đều đáng được dừng lại từng cái ngắm cho mãn nhãn. Mỗi nơi có đặc thù riêng. Sự xâm thực của gió, cát ở vùng cựu núi lửa này đã tạo cho diện mạo của chúng thiên hình vạn trạng. Có nơi giống như cảnh tuợng trên mặt trăng mà các phi thuyền không gian chụp gởi về, và có lẽ các địa điểm này từng được dùng để đóng các phim về vũ trụ, nếu tôi không lầm. Các trầm tích làm thành từng lớp màu sắc khác nhau tạo nên cảnh quan đẹp ngút hồn. Đây chắc chắn là nơi mà các nhà nhiếp ảnh khao khát đuợc tới để kiếm vài trăm tấm, cho bộ sưu tập của họ. Ai cũng ngẩn ngơ. Nguời ta ngắm, ngắm và ngắm. Họ đi vào các cầu cạn len vào phía trong. Đứng lại xem các mẩu xuơng của loài vật đuợc tìm thấy và chưng trong các hộp gỗ gắn kiếng hai bên đuờng. Đại đa số chỉ thưởng thức kiểu đó. Ai muốn khám phá xa hơn thì cứ tự nhiên nhưng leo trèo, đi hiking trong các vùng đất khô khan này đòi hỏi nhiều chuẩn bị và can đảm. Cái bảng Beware Rattlesnake làm chùn bước chân nhiều người. Nhưng nơi đây trống trải hơn nên nếu có thấy rắn thì nguời ta sẽ nhận ra nó dễ hơn là ở các bụi rậm. Xa thật là xa có khi thấy các con linh duơng vẩn vơ động đậy, cô độc và nhẫn nại. Bỗng nhiên tôi thấy thuơng cho loài vật biết bao nhiêu. Loài nào cũng ham sống sợ chết, và chúng sanh trong cõi ta bà này chỉ có một mục tiêu phải theo đuổi, đó là duy trì cái mạng của mình và truyền lại giống loài. Tất cả xô nhau trong niềm khát sống mù quáng, không biết tại sao mình ra đời, tại sao cứ mải đảo điên trong cuộc tồn sinh liên lủy này.

Chúng tôi không trở lại đuờng vừa đi, mà đi tiếp trở lên để vào lại quốc lộ 90 bằng exit 131. Thấy bên đuờng có Prarie Homestead, căn trại của Edgar Brown, sanh năm 1854, tới đây lập nghiệp vào tuổi 55 cùng vợ và hai con. Căn nhà và trại đuợc giữ nguyên từ khi mới dựng, tuờng mái đắp đất (sod wall, dirt roofed house). Nhưng chúng tôi không vào, chỉ ngó một cái rồi dông, bởi lẽ trời chiều rồi mà đuờng về còn xa.










Phượng Các
#281 Posted : Saturday, December 28, 2013 8:19:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ tám

Hôm nay nhóm chúng tôi dự tính đi trò cỡi ngựa\. Ý tôi thì lại muốn đi xem món gì "đặc sản" của xứ này, như hang động trong núi; vì cỡi ngựa thì ở Cali cũng thiếu gì nơi\. Kiểm điểm lại thì thấy là nếu coi việc thăm thú là chính yếu thì có lẽ chúng tôi sẽ nhét các tiết mục vào các khoảng thời gian dùng để ngủ nướng vào buổi sáng hay dềnh dàng vào các buổi ban trưa\. Thậm chí, nếu tôi là xếp sòng trong nhóm thì chuyện ăn uống có thể đơn giản hoá bằng cách tự mua bánh mì và đồ hộp mang theo, khỏi phải ghé tiệm tùng chi cho lủng hầu bao. Khi đói bụng thì cơm nắm muối vừng cũng ngon. Âu cũng là mỗi nguời mỗi ý, nhân sinh tùy mạng!

Địa điểm cỡi ngựa cũng nằm trong thị trấn Hill, đây là lý do chánh mà nhóm chọn lựa, vì đi thăm động sẽ lái xe xa hơn, hôm nay là ngày cuối, họ không muốn đi xa. Đang trên đuờng đi thì nhận đuợc cú điện thoại của chủ trang trại, báo cho biết là tới trưa thì chúng tôi phải dọn đi theo hợp đồng. Trời đất, hoá ra có sự lầm lộn là chúng tôi dự tính mai mới là ngày chúng tôi dọn đi. Một nguời trong nhóm tình nguyện sẽ trở lại trang trại để thu dọn đồ đạc, còn các nguời còn lại thì sẽ đi tiếp cuộc chơi.

Phòng tiếp tân trò cỡi ngựa là một căn nhà gỗ đơn sơ, bên ngoài có tấm bảng ghi chữ HORSES trên cao. Buớc vào trong có cái quầy tiếp khách, trên tuờng có treo nón an toàn, nón cao bồi, các tờ quảng cáo các nơi vui chơi. Phòng ăn thông với một dãy chuồng ngựa. Tôi ngần ngừ do dự khi đuợc hỏi là có muốn đội nón an toàn không. Thuờng thì tôi rất tin tuởng cách làm ăn của nguời Mỹ, ngựa để cỡi là những con đã đuợc huấn luyện kỹ càng, xui lắm mới gặp ngựa chứng mà quật mình xuống đất. Nhưng thấy nguời trong nhóm muốn đội nón thì tôi cũng chịu đội, dù không mấy vui vì đội cái nón cao bồi coi đúng điệu hơn. Úp cái nồi cơm điện lên đầu thì còn gì là vẻ oai phong của một cow girl nữa! Sau đó nhân viên đưa một tờ giấy cho mình ký vào. Tôi cũng thờ ơ ngoáy tên mình vào đó, không có thời giờ đọc coi mình ký vô cái gì nữa, dù gì thì tôi cũng đoán tờ giấy đó từ khuớc quyền kiện cáo trong truờng hợp bị té khi cỡi ngựa. Sau đó thì mọi nguời buớc ra sân. Chị tiếp tân cũng là nguời giải thích đôi điều về cách thức điều khiển con ngựa. Thực sự tôi thấy chị ta có vẻ thiếu thân thiện, lạnh lùng; chỉ khi tôi đặt câu hỏi là chị có đi theo chúng tôi không thì chị ta tỏ ra nồng ấm hơn, cho biết là có nguời huớng dẫn và vì bộ vó rụt rè của tôi chị cho biết tôi sẽ là nguời đuợc đi ngay sau nguời huớng dẫn. Cho nên sau đó có bà khách nọ dành trèo lên ngựa mặc dù tới sau thì chị ngăn lại, cho biết tôi chính là nguời đuợc lên ngựa đầu tiên. Truớc khi lên yên thì mọi nguời đuợc nhắc nhở nên đi tiêu tiểu kẻo quên. Tuy không mót tiểu nhưng để đề phòng gặp chuyện phải "té đái" nên tôi cũng cố trút cho hết các giọt nuớc trong bàng quang mình cho yên tâm. Buớc ra cầu xí phía sau, thấy đây là cầu "dã chiến", nghĩa là mỗi ngày phải đi đổ thùng chớ không có ống cống. Có vẻ như nơi làm ăn này rất tạm bợ, chắc chỉ hoạt động trong mùa có du khách, tới mùa tuyết xuống thì bọn họ dọn đồ nghề ra đi.

Sau khi bầy ngựa có nguời cỡi đứng sắp hàng thì chị huớng dẫn tới hỏi ai có máy hình muốn chụp thì chị chụp giùm cho. Nguời dẫn đuờng là một cô gái khác, tên Shanna, trẻ hơn, nét mặt hiền hậu và có giọng nói thật nhẹ nhàng, ngọt ngào. Tôi ngạc nhiên thấy nhóm này toàn là phụ nữ, lại làm cái nghề lẽ ra là dành cho đàn ông con trai. Thật tại tôi lạc hậu quê mùa chớ với nguời Mỹ thì phụ nữ đã chen vai thích cánh với đám nam nhi trong hầu hết nghề nghiệp của xã hội rồi.

Con ngựa tôi cỡi tên là Fred, chừng 8 tuổi, nhiều kinh nghiệm chở người rồi. Lúc mới leo lên thì thấy ơn ớn, nhưng ngồi một lát thì quen quen. Tôi vỗ nhẹ lên mình nó, dùng lời nhẹ nhàng âu yếm với nó. Có một thoáng, tôi bỗng thấy một chút suợng sùng vì đã trèo lên lưng một chúng sinh mà cỡi. Có lẽ không phải là việc nên làm chăng ? Ngày xưa Phật đã bỏ con ngựa Kiền Trắc cho Xa Nặc mang trở lại hoàng cung khi Ngài quyết chí đi tu. Từ đó chỉ thấy Ngài đi bộ, nếu tôi nhớ không lầm.

Với tôi, loài vật lúc nào cũng là một bí mật. Trong cái đầu của chúng, có cái gì trong đó vậy? Con Fred theo đúng những gì mà nguời ta đã dạy bảo cho nó. Muốn nó đi về trái thì huớng dây cuơng về trái, muốn nó đi về phải thì kéo cuơng về phải, muốn nó ngừng thì kéo dây cuơng về phía mình. Muốn nó đi nhanh thì thúc gót chân mình vào mình nó. Khi thấy nó tính cúi xuống để ăn cỏ thì phải lập tức giật cuơng, vì một khi đã ngoạm đuợc đám cỏ tuơi rồi thì rất khó cho nó từ bỏ. Shanna có cho biết là ngựa đã đuợc ăn no đủ rồi, nhưng đi ra ngoài thấy cỏ non thì chúng dĩ nhiên là thích đứng lại gặm vậy thôi. Nhớ đừng cho chúng đứng lại gặm. Thật ra thì có mấy lần Fred đứng lại gặm, tôi cũng thúc gót vào nó nhè nhẹ thôi, không nỡ nào mạnh chân với nó. Và nó cũng không lì như tôi tuởng. Loài người đúng là có trí khôn, tuy yếu hơn mà lại có khả năng bắt loài khác phải nghe theo và phục dịch họ. Fred, chỉ cần mày hất tao xuống đất, và bỏ chạy vào cánh đồng cỏ phía truớc là mày đuợc tự do, mày có biết thế chăng ? Vì lẽ gì mày lại cứ cúi đầu cam chịu cái kiếp nô lệ này để cho loài nguời họ cỡi lên lưng để mỗi ngày hai bận chở bọn họ cho họ đi chơi như thế chớ! Con có thấy con vô minh hay chưa, Fred, rồi chừng nào mới ra khỏi cái vô minh đó mà lên làm nguời đây.

Trên đuờng đi tôi gặp một nhóm khác của cơ sở khác, có một bà rất mập khiến tôi thấy tội nghiệp cho con ngựa quá. Nói chung là các con ngựa làm ăn kiểu này thuờng nhỏ con, không phải là ngựa mà mấy ông cảnh sát hay cỡi để lo việc tuần tiễu, trị an. Và chắc là các con ngựa chiến của Mông Cổ, của La Mã ngày xưa chắc chắn là còn dữ dằn, mạnh mẽ gấp nhiều lần hơn nữa.

Khi đi ngang một vạt núi, Shanna có cho biết đây là vùng có nhiều mica. Tôi nhìn lại chung quanh, núi non và rừng thông, đồi cỏ rất đẹp, trời lại xanh, nắng trong vàng như hỗ phách, nhiệt độ ấm áp. Thật là một thời tiết lý tuởng để dạo chơi ngoài trời. Khi đi chơi chúng ta phải theo dõi thời tiết, gặp mưa thì vô nhà, gặp nắng thì chọn các cuộc chơi ngoài trời.

Về giá cả thì cỡi ngựa ở đây giá rẻ hơn ở Cali nhiều. Shanna gốc gác ở North Dakota, nhưng về đây 10 năm nay rồi và nhận nơi đây làm chốn dung thân. Tôi không dám hỏi là vào mùa đông thì họ làm gì để sống. chớ cái xứ này, nếu không có du khách thì đìu hiu quạnh quẽ biết mấy.

Hai tiếng đồng hồ trôi qua, trở lại trại ngựa, nguời trong nhóm trở về thu dọn đã cho biết là bà chủ nhà vẫn chưa nhận đuợc điện thoại của khách dự định tới hôm nay, có thể họ không tới, do chẳng đặt cọc cho nên "tụi bây cứ ở tiếp đi!" Vậy là thở phào, không thì cả bọn lại phải đi tìm chỗ trọ khác rồi.
Phượng Các
#282 Posted : Friday, January 3, 2014 5:02:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

"ngựa đã thuần, xin mời lên"


Shanna đi trước,
Users browsing this topic
Guest (60)
20 Pages«<1213141516>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.