Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Thanh Nga
Phượng Các
#41 Posted : Saturday, January 14, 2006 11:28:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Khi đã rõ biết được người yêu Lý Hùng có dòng máu Việt trong người, Thanh Nga quá đỗi vui mừng vì đó là điều rất thuận lợi cho việc tiến tới hôn nhơn, cũng như quê hương Bầu Bàng, Thủ Dầu Một đâu có xa lạ gì đối với người ở Sài Gòn, chỉ hơn một giờ đồng hồ chạy xe hơi, người ta có thể đến tận nơi dễ dàng.

Thanh Nga nghĩ bụng một ngày kia, khi đám cưới được cử hành thì quê hương bên ngoại của Lý Hùng sẽ đứng ra lo liệu vấn đề nghi lễ, không nhứt thiết phải có người ở tận bên Ðài Bắc qua đây, mà từ hôm qua đến giờ cô luôn lo ngại vấn đề trên, bởi một phần thì phải qua các thủ tục pháp lý ngoại giao giữa hai quốc gia, và một phần thì ngôn ngữ bất đồng trở ngại.

Sau cái suy nghĩ trên thì Thanh Nga yên lòng một phần lớn, và thúc giục Lý Hùng nói thêm về căn cội, bởi đối với cô lúc này thì càng biết nhiều về chàng càng tốt, do đó mà cô phải chạy đua với thời gian, giờ đây thời giờ được tính bằng giây bằng phút, cô hỏi những câu đều mang tính chất “điều tra lý lịch”, cô nói:

- Ðược mẹ mời ăn cơm trưa, chắc là cha vui vẻ nhận lời liền phải hôn anh?

- Ðâu có nhận lời ngay mà từ chối đến mấy lần, nói rằng sợ làm phiền.

- Phải từ chối lấy lệ chớ!

Lý Hùng cười:

- Em rành về tâm lý quá! Sau vài lần mời thì cha gật đầu, và hôm đó là bữa cơm đầu tiên cha ăn chung với mẹ.

- Bữa cơm kỷ niệm đó chắc là ngon vô cùng, mà ăn cơm với món gì vậy anh, theo như anh nói thì nhà quá đỗi nghèo nàn?

- Câu hỏi của em rất thực tế, chính anh khi xưa cũng thắc mắc và hỏi thì mẹ cười nói rằng, chỉ có món rau tàu bay ăn với nước mắm ớt, nhưng mà anh chưa biết rau tàu bay hình dạng ra sao và mùi vị thế nào, nên tới bây giờ vẫn thắc mắc và muốn biết loại rau mà mẹ cha coi như kỷ niệm khó quên.

- Hình như em có ăn qua rau tàu bay một lần thì phải, để khi khác có dịp em sẽ tìm hiểu rõ hơn để cùng ăn cơm với anh.

- Trước ngày sang công tác ở Việt Nam, anh có ý định khi đến đây sẽ tìm cho được rau tàu bay, nhưng lúc đến Bầu Bàng mãi lo đi hỏi thăm người thân nên anh quên mất, giờ đây nhắc lại mới nhớ.

Thật vậy, rau tàu bay hương vị đậm đà khó diễn tả, chỉ người ăn mới biết, ngay cả người Việt Nam mà cũng chỉ một số người từng được thưởng thức qua loại rau tàu bay mọc hoang này, chớ phần đông thì chẳng hề biết, vì không có bán ở chợ, cũng như không ai trồng. Ở các tỉnh miền Ðông Nam Phần như Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Long Khánh và luôn cả ở Cao Nguyên Trung Phần như Quảng Ðức, Ban Mê Thuột, rau tàu bay mọc hoang rất nhiều và người dân quê thường dùng trong những bữa ăn đạm bạc, như gia đình cô Út Ngó, rau tàu bay luôn có trong những bữa cơm. Người dân làm rừng làm rẫy, cứ đến giờ dùng bữa thì bẻ vài cây ăn tươi chấm với nước mắm hoặc muối ớt, chớ không phải nấu nướng gì cả.

Lý Hùng từ khi còn nhỏ nghe kể lại câu chuyện bữa cơm chung đầu tiên nói trên, chàng đã có ý niệm sau này lớn lên sẽ cố tìm cho được loại rau mang nhiều kỷ niệm của cha mẹ, và tuy chưa biết hương vị ra sao, ngon dở thế nào, nhưng nếu có dịp được ăn thì chàng sẽ trân quý nó hơn bất cứ loại rau nào ở trên thế gian này vậy! Và không để cho Thanh Nga thúc giục thêm, Lý Hùng tiếp tục kể về cuộc tình của thân sinh mình tại cái địa danh Bầu Bàng, cậu nói:

- Sau bữa cơm đó thì cha mẹ bắt đầu quen nhau, và những ngày kế tiếp vẫn ăn cơm chung như vậy.

- Rồi sự việc đưa đến đâu, anh nói mau đi, thì giờ đối với em lúc nầy là vàng ngọc.

Tuy rằng bị hối thúc, nhưng Lý Hùng cũng hôn lên má đào của người yêu lần nữa rồi mới nói, và cậu cho biết sau ba ngày ở Bầu Bàng trị bệnh bằng phương pháp Ðông Y thì bệnh tình bà ngoại thuyên giảm nhiều, đến ngày thứ tư thì do công việc làm ăn nên ông để lại một số thuốc, căn dặn cách điều trị rồi từ giã ra đi.

Thanh Nga nói:

- Chưa có gì hết mà đi sao, có hứa hẹn gì hôn?

- Lúc đó thì chưa, và chiếc xe ngựa tiếp tục cuộc hành trình đi lên hướng Hớn Quản, Lộc Ninh.

Lý Hùng nói rằng xế chiều hôm đó chiếc xe ngựa tới Ngã Ba Chơn Thành, nơi có nhiều dân cư sinh sồng bằng nghề đốn củi đốt than, săn thú rừng, tuy họ không dư giả gì nhưng cũng có đồng ra đồng vô, tiền thu nhập do nghề nghiệp cần cù đem lại. Lúc chiếc xe ngựa dừng lại, thiên hạ hiếu kỳ vây quanh xem đồ nghề sơn đông mãi võ, đó là dấu hiệu tốt, coi như địa điểm có thể hoạt động nghề bán thuốc, mà sơn đông hay hát cải lương cũng đều mong muốn như vậy.

Thế là thân phụ của chàng tìm chỗ đậu xe ngủ đêm, và cũng như thường thường lệ mỗi khi di chuyển đến địa điểm mới, ông cho xe tấp vào một gốc cây cho ngựa nghỉ mệt, ăn cỏ, kế đó thì lo cơm nước. Hôm nay có khác với thời gian qua, làm công việc thì làm, mà đầu óc cứ hướng về Bầu Bàng, dù chưa nói lên tiếng nào bày tỏ nỗi lòng, nhưng làm sao quên được, cậu nói:

- Cha khen mẹ có nét đẹp diệu hiền, mới gặp gỡ lần đầu đã cảm mến ngay.

- Chắc là mẹ đẹp lắm phải không anh?

- Cha nói rằng không biết có phải do hạp nhãn hay duyên trời định, mà đi từ Bắc vô Nam chưa thấy cô nào đẹp như mẹ.

- Vậy là mẹ chồng tương lai của em là người đẹp Bình Dương đó!

- Người đẹp Thủ Dầu Một thì đúng hơn, bởi lúc đó tỉnh chưa có tên Bình Dương kia mà! Ngay cả mẹ hiện giờ cũng không biết rằng ở quê hương tỉnh nhà đã đổi tên.

- Em nghe nói thời xưa quê hương của mẹ, tức tỉnh Bình Dương có rất nhiều người đẹp nổi tiếng.

- Có thật như vậy à!

- Cũng chẳng biết có hay không, nhưng cách nay khoảng 2, 3 năm ở Sài Gòn này, mấy rạp hát bóng có chiếu cuốn phim mang tên Người Ðẹp Bình Dương, người ta đi coi đông không thua gì coi cải lương vậy.

- Phim hay hôn vậy em?

- Cũng như cải lương thôi, hay hoặc dở là tùy theo từng khán giả, nhưng có điều là người nào coi phim cũng khen sắc đẹp của cô tài tử đóng vai người đẹp Bình Dương.

- Thế à! Cô tài tử nào mà tốt số vậy?

- Một cô gái đang học lớp Ðệ Tứ tên là Thẩm Thúy Hằng, được chọn đóng vai người đẹp Bình Dương rồi trở thành minh tinh màn bạc luôn.

- Chắc do đó mà “người đẹp Bình Dương” được phổ biến rộng rãi chớ gì?

- Có thể là như vậy, nhưng mà thôi nói dài dòng chuyện đó làm chi, vấn đền cần thiết bây giờ là anh nói tiếp câu chuyện của thân phụ, thân mẫu đi.

Lý Hùng nói tiếp rằng đêm hôm đó cha chàng không ngủ được, hình bóng của mẹ chàng cứ lởn vởn trước mặt ông, coi như bị tiếng sét ái tình. Còn phần mẹ của cậu thì xưa giờ chưa từng để ý đến chàng trai nào, và việc làm nhân đạo của thân phụ chàng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong tiềm thức của bà, cậu nói:

- Cha rời khỏi rồi thì mẹ cũng cảm thấy buồn, chớ đâu có bình thường như lúc chưa có chiếc xe ngựa Sơn Ðông ghé lại xóm nhà lá gần ga xe lửa.

- Từ giã đi bao lâu thì cha trở lại Bầu Bàng hả anh?

- Hành nghề ở Chơn Thành được một bữa, sang ngày thứ hai trong lúc thiên hạ đang tập trung xem biểu diễn võ thuật thì có người đàn bà đến cho cha hay một tin quan trọng, mà chắc có lẽ người Trung Hoa nào sang Việt Nam lập nghiệp cũng đều mong muốn.

Lý Hùng nói thêm rằng theo lời của cha chàng thì đại đa số người Trung Hoa sang làm ăn ở Việt Nam cũng đều muốn lấy vợ người Việt, và lập nghiệp luôn tại đất nước này, chớ hiếm có người nào muốn trở về Tàu lập gia đình. Cũng như trước khi sang Việt Nam, người Tàu đã trang bị cho mình một vài cái nghề nào đó để sinh sống trước đã, rồi sẽ tùy điều kiện tình hình mà linh động thay đổi công ăn việc làm, chẳng hạn như thân phụ của chàng trước khi đi đã học hỏi khá nhiều nghề sơn đông mãi võ, là cái nghề rất dễ kiếm sống ở các chợ thôn quê. Trường hợp của cha cậu thì nhờ có bài thuốc gia truyền trị bệnh té tức, gây được niềm tin của bà ngoại, của người dân Bầu Bàng nên mới cưới được vợ Việt Nam, cậu nói:

- Anh mang dòng máu Việt là cũng do quan niệm đó, quan niệm có vợ Việt Nam và lập nghiệp luôn trên đất nước của vợ.

- Nhưng anh chưa nói rõ người đàn bà đã đem tin gì, tin vui phải hôn?

Lý Hùng trở lại câu chuyện ngược dòng thời gian 25 năm về trước, tại vùng đất mà cây cao su được trồng san sát với nhau chạy dài ngút ngàn cả mấy chục cây số...

Một buổi sáng đẹp trời tại ngôi chợ quê Chơn Thành, gần cái ngã ba mà một hướng đi thẳng là Quốc Lộ 13, chạy cặp theo đường rầy xe lửa đi lên An Lộc, Hớn Quản, Lộc Ninh, con đường đã được người Pháp cho trải đá tráng nhựa. Còn hướng quẹo phải thì đi lên Ðồng Xoài, Bù Ðăng, Bù Ðốp thì vào thời đó còn là con đường đất, mãi đến năm 1948 ông Phan Văn Bản trúng thầu mở con đường Quốc Lộ 14 từ Thủ Dầu Một đi Ban Mê Thuột, thì đường mới được trải đá đỏ.

Trong lúc thiên hạ đang bao quanh một gánh hát Sơn Ðông để xem chàng trai Lý Trung người Trung Hoa biểu diễn những thế võ Tàu, thì có một người đàn bà đứng tuổi xuất hiện, vẫy tay như có ý muốn cậu ta dừng lại để nói chuyện gì đó. Riêng Lý Trung thì vừa thấy bà này là cậu biết ngay, bởi từ hôm đầu tiên tại nhà cô Út Ngó ở Bầu Bàng, nghe cô Út kêu bà là thím Sáu, và cậu cũng kêu như vậy. Hôm nay thấy bà đứng trong đám đông thì nhớ mặt ngay và như linh tính báo có chuyện gì, cậu ngưng biểu diễn đánh võ rồi chạy lại hỏi:

- Thím Sáu đi lên đây hồi nào vậy?

- Tui lên xe lửa ở Bầu Bàng và mới xuống ở dưới nhà ga hồi nãy giờ.

- Thím Sáu có nhà quen ở đây à?

- Không có, tui lên đây kiếm cậu.

- Ủa! Kiếm tôi, có chuyện gì vậy thím Sáu?

- Tui báo cho cậu một tin vui.

Phượng Các
#42 Posted : Saturday, February 18, 2006 1:09:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nghe hai tiếng “tin vui” của người đàn bà đứng tuổi thốt ra, tức thì chàng trai người Tàu làm nghề Sơn Ðông mãi võ vừa mừng vừa hồi hộp, tâm trí nghĩ ngay liền đến người đẹp Út Ngó, mà mấy ngày trước đây cậu từng hân hạnh được ăn chung mâm với cô trong mái tranh nghèo ở Bầu Bàng, cậu nói:

- Tin vui gì vậy thím Sáu, của tôi hay của ai?

- Của cậu chớ của ai, tui báo tin mừng cho cậu là sắp được vợ rồi đó.

- Thím Sáu nói gì tôi không biết, ai được vợ vậy?

Tuy cũng đoán biết một phần nào tự sự, nhưng chàng trai Lý Trung cũng giả đò như không biết gì hết, để cho bà này nói thêm, và riêng bà hàng xóm mà cô Út Ngó kêu bằng thím Sáu thì cũng nghĩ rằng cái cậu người Tàu này đã biết mình muốn nói gì rồi, nhưng giả bộ không biết đó thôi, đợi cho mình nói trắng ra hết mới chịu, bà nói:

- Thì cậu được vợ chớ ai, chớ không lẽ của người nào mà tui chạy lên đây báo tin cho cậu.

- Tôi được vợ! Ai gả con cho tôi vậy thím Sáu?

- Thì bà Tư Bân chớ ai vô đây, người khác có ơn nghĩa gì đâu mà kêu gả con, bả kêu cậu về gả con Út Ngó cho đó, chịu hôn?

Bà nói xong câu, nhìn Lý Trung rồi cười, khiến chàng ta hơi mắc cở nhìn đi chỗ khác nhưng cũng nói:

- Thiệt hôn vậy thím Sáu? Không lẽ mợ Tư gả cô Út cho một người lạ như tôi.

- Lẽ chẳng cái gì, đâu phải khơi khơi hỏng có gì hết mà người ta kêu gả con, bả mang ơn cậu cho uống thuốc hết bịnh mà không lấy đồng bạc nào, cái ơn nghĩa đó thì ai lại không biết ơn chớ!

- Ơn nghĩa gì đâu thím Sáu, tôi cũng từng giúp cho nhiều người nghèo bị tai nạn không tiền uống thuốc. À, mà bữa nay sức khỏe mợ Tư thế nào, có đỡ hơn nhiều hôn vậy thím?

- Báo cho cậu biết, bữa nay bả đã khỏe nhiều rồi.

- Vậy hả thím Sáu, nghe mợ Tư hết bịnh, tôi mừng nhiều không thua gì cô Út Ngó.

Mấy hôm còn ở Bầu Bàng, Lý Trung kêu bà Tư Bân bằng mợ, bởi thứ Tư là thứ của ông Tư Bân, và do suy nghĩ làm sao đó mà bà bảo Lý Trung kêu ông chồng đã mất của bà bằng cậu, và kêu bà bằng mợ.

Thím Sáu nói:

- Hồi sáng này, bả đi đứng gần như bình thường, hỏng còn đau ở bên hông nữa, nên nhờ tui lên đây báo cho cậu hay là nếu như cậu không chê con Út Ngó quê mùa dốt nát thì bả gả cho đó.

- Trời ơi! Tôi đâu dám chê, cô Út đẹp quá mà thím Sáu, tôi thua cổ xa lắm.

- Bởi vậy tui mừng cho cậu, nhiều thằng mê mệt con Út Ngó mà không được, nhiều người muốn làm xui với bà Tư Bân, mà ai bả cũng từ chối hết đó!

Lý Trung tiếng Việt chưa rành nhưng cũng đối đáp được khá nhiều những từ ngữ thường dùng của người dân quê, mà nhứt là những câu nói có liên quan đến vấn đề có vợ Việt Nam thì cậu ta lại hiểu rất nhiều, chỉ cần nói mé thôi, sơ qua thôi cũng biết ngay, bởi phần đông người Tàu di chuyển xuống phía Nam ngoài việc làm ăn ra, mục tiêu của họ là kiếm vợ và lập nghiệp luôn ở xứ này. Khi nghe bà thím Sáu nói rằng rất nhiều người muốn làm sui với bà Tư Bân, cũng như nhiều chàng trai si mê cô Út Ngó mà không được đáp lại tình yêu, thì cậu hiểu là điều có thật, bởi người con gái đẹp như cô thì thiếu chi kẻ đeo đuổi. Cũng như mấy ngày qua ở lại Bầu Bàng trị bệnh cho bà Tư Bân, cậu đã rõ biết cô gái con của bà vẫn chưa có chồng.

Cô Út Ngó sắc vóc mỹ miều, khuôn mặt càng nhìn càng thấy đẹp, và với dáng người vừa phải không ốm cũng không mập, không thấp cũng không cao của phái nữ, thì đó là mẫu người lý tưởng qua cái nhìn của nam nhân, mày râu nam tử thì chàng nào lại không mơ ước chớ! Tuy rằng người cô với bộ đồ bà ba vải bô của đồn điền bán cho công nhân, sau nhiều ngày dầm mưa dãi nắng trong vườn cao su đến nay đã cũ rích, nhưng từ chiếc cổ cao tròn trở lên khuôn mặt thì làn da tươi thắm trắng hồng, như ngầm nói với người ta rằng bên trong lớp vải bô kia là tấm thân ngà ngọc tuyệt trần của tạo hóa dành cho người đẹp Bình Dương, mà chàng trai nào làm chủ được thì coi như diễm phúc ở trên đời vậy.

Những ngày trước đây do trị bệnh cho bà Tư Bân, cũng như cơm nước mỗi bữa, được dịp nhìn tận mặt cô Út Ngó nhiều lần, nên hình ảnh cô đối với Lý Trung trở nên quen thuộc, đã ăn sâu vào tâm khảm chàng, nhớ tới là hình dung được ngay, cậu có cảm tưởng cô Út Ngó là một nàng tiên bị đọa đày xuống trần gian, mà trong sử sách Tàu thường hay đề cập. Giờ đây đối với Lý Trung thì cô Út Ngó trong bộ đồ vải bô cũ mốc kia, lại quyến rũ hơn các cô gái Tàu sang trọng trong những bộ áo quần tơ lụa Hàng Châu đắt giá. Cũng như người đẹp đất Bình Dương kia tuy nghèo nàn mộc mạc, nhưng lôi cuốn hơn những tiểu thơ đài các giàu sang ở Quảng Châu, ở Sa Diện..., nếu phải đem lên bàn cân thì dĩ nhiên bộ đồ bà ba sẽ nặng hơn nhiều, nghĩa thật lẫn nghĩa bóng vậy!

Với một người con gái đẹp như thế, mà giờ đây được bà Tư Bân kêu gả cho mình thì hạnh phúc biết dường bao, bảo sao chàng thanh niên Sơn Ðông mãi võ bán thuốc chẳng mở cờ trong bụng. Cậu vui mừng ra mặt nói với thím Sáu:

- Mợ Tư đã thương tình gả cô Út cho tôi, nhưng biết cổ có thương yêu tôi không, có bằng lòng không?

- Cậu yên tâm đi, “áo mặc không qua khỏi đầu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” con Út Ngó không bao giờ dám trái ý của mẹ nó.

Từ hôm qua sau khi chàng thanh niên người Tàu làm nghề Sơn Ðông mãi võ bán thuốc rời khỏi Bầu Bàng, thì vợ chồng bà thím Sáu và vài người lớn tuổi ở lối xóm đến nhà bà Tư Bân hỏi thăm bệnh tình, và trong số có người đề nghị bà Tư nên gả cô Út Ngó cho cậu thanh niên bán thuốc, bởi mấy bữa nay mọi người ở đây đều biết nhờ có cậu ta mà bà mới giảm bệnh, trên đường phục hồi.

Trong lúc người lớn bàn chuyện thì cô Út lo làm công việc nhà, dù nghe rõ hết cô vẫn làm thinh không hề phản đối, không có cử chỉ nào cho thấy là cô không chấp nhận, do đó mà thím Sáu tin chắc rằng cô Út cũng bằng lòng thôi, có điều là con gái, cô tránh nói vấn đề mà để cho người lớn nói chuyện, bà nói:

- Nói cho cậu mừng, tui biết chắc con Út nó cũng có cảm tình với cậu, cứ tin tui đi.

- Dạ! Tôi tin lời của thím Sáu, nhưng tôi không có cha mẹ, nhà cửa ở đây thì ai đứng ra lo lễ cưới cho.

- Cậu khỏi lo, đã tính hết cả rồi, tui và ông nhà tui đứng ra làm cha mẹ đỡ đầu lo cho đầy đủ lễ nghi cưới hỏi:

- Ðược vậy tôi mang ơn chú thím Sáu suốt đời.

- Nếu chịu thì phải kêu ông nhà tui bằng tía, kêu tôi bằng má, chớ không được kêu bằng chú thím như hổm rày nữa nghen hôn.

Thế là tuy ngượng miệng, nhưng chàng trai người Tàu cũng bắt đầu tập kêu thím Sáu bằng tiếng má và xưng mình là con, kế đó mời bà vào tiệm nước của người Tàu ở chợ Chơn Thành, dùng tiếng Quảng Ðông kêu mì hủ tiếu, cà phê đãi bữa đầu tiên ra mắt người mẹ đỡ đầu, và trong lúc bà ngồi tiệm ăn thì chàng ta trở ra đánh võ thêm vài hiệp để bán thuốc cho xong bữa chợ.

Nhờ tinh thần thoải mái, vui mừng trong bụng nên Lý Trung đánh võ thật hăng, tay quay vù vù nhanh đến đỗi nhìn vào chẳng thấy cánh tay đâu nữa, khiến người coi mê quá, và họ ủng hộ bằng cách mua thuốc để dành sẵn trong nhà phòng khi có bệnh thì đem ra dùng. Ðến khoảng 10 giờ gần tan buổi chợ sáng thì trên chiếc xe ngựa chở đầy đồ đạc hát Sơn Ðông lại quay trở về hướng Bầu Bàng, và trên xe có thêm người mẹ đỡ đầu của chàng thanh niên người Hoa mà trên bước đường vô định, sang Việt Nam hành nghề mãi võ bán thuốc, tới vùng đất Bình Dương thì cơ may đưa đến trong cuộc đời, cậu gặp được một “Nam Quốc giai nhân,” để rồi dung rủi cho đến đời con của cậu cũng có cái duyên gặp được người đẹp Thanh Nga trong một dịp tình cờ mà phần trước câu chuyện đã được đề cập.

Lý Hùng kể đến đây thì Thanh Nga nói:

- Ðúng là duyên trời đã định sẵn đâu đó rồi, chớ nếu không thì đâu có dịp nào để cha được quen với mẹ.

- Nhưng sự đời đâu có êm xuôi suông sẻ, cuộc tình của thân sinh còn lắm nhiều cay đắng chông gai đó em.

Phượng Các
#43 Posted : Saturday, February 18, 2006 1:12:50 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lý Hùng nói rằng theo dự tính của phụ thân chàng thì sau khi có vợ người Việt, ông sẽ sinh sống làm ăn luôn tại quê vợ, tức quê hương của thân mẫu chàng tại Bầu Bàng, Thủ Dầu Một chớ không về Tàu. Hoặc nếu có phải do công việc làm ăn di chuyển chỗ ở thì cũng nội trong đất nước Việt Nam mà thôi, vì đó là quan niệm chung của gần như hầu hết người Hoa sang Việt Nam lập nghiệp.

Thế nhưng, sự biến xảy ra ngoài sức tưởng tượng của phụ thân chàng, của gia đình thân mẫu và cả của người dân ở Bầu Bàng, bởi cuộc tình của thân sinh chàng đã trải qua lắm nỗi cam go và ý định “theo quê vợ” của thân phụ đã không được như ý muốn, cậu nói:

- Cũng do biến cố trầm trọng trong ngày hôn lễ mà phụ thân phải xa rời quê hương của mẹ, và rồi do tình thế lúc bấy giờ đã dẫn đưa đến việc mẹ cũng phải rời Việt Nam đó em!

- Chuyện gì vậy anh, tại sao mà mẹ cũng rời Việt Nam?

- Cũng vì sự việc lớn đó mà thay vì anh là người Việt lai Tàu ở trên đất nước của mẹ, thì anh lại hoàn toàn là người Trung Hoa.

- Có nghĩa là tuy phân nửa dòng máu Việt trong người, nhưng trên giấy tờ quốc tịch thì anh là người Trung Hoa, cư dân của đảo quốc Ðài Loan.

- Phải, biến cố xảy ra đã dẫn đưa đến việc mẹ anh cũng trở thành người Hoa luôn, chớ nếu không thì ngày nay anh sinh sống trên đất nước Việt Nam theo như ý định của phụ thân lúc ban đầu, và có thể anh sẽ gặp Thanh Nga từ lâu chớ đâu phải đợi đến hôm nay.

- Nhưng nếu sinh ra ở đất nước này, anh là công dân Việt Nam thì đâu thể nào làm phi công Phi Ðội Lôi Hổ bay biểu diễn cho em xem, cho người Hoa xem như bữa nay, có đúng không?

Câu nói thực tế và hợp lý của Thanh Nga đã làm cho Lý Hùng suy nghĩ, cậu chưa đáp lại thì Thanh Nga nói tiếp:

- Chưa chắc gì ở gần mà thành, bao nhiêu người ở cạnh bên em hằng ngày mà chẳng đi đến đâu hết đó, biết hôn!

Nói xong câu, Thanh Nga vả nhẹ lên má Lý Hùng và chàng phi công sau khi nhận cái tát nhẹ đầy tình cảm của người yêu, cậu tươi cười nói:

- Ðúng vậy, ở gần nhưng dễ gì được, còn ở xa ngàn dặm như anh đây mà vẫn gặp được em, rõ ràng là do ông tạo sắp bày, chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.

- Cuộc diện của đất nước và tình trạng hoạt động của gánh hát Thanh Minh đã đưa chúng ta đến một tình huống mà không ai có thể đoán trước được, em phải lạy tạ Tổ nghiệp đó anh.

- Và anh cũng tạ ơn Ðất Trời, lạy tạ ông Tơ bà Nguyệt.

- Mà thôi, mình đừng bàn thêm chuyện này nữa mất thì giờ, anh kể tiếp chuyện của phụ thân đi, chiếc xe ngựa từ Chơn Thành quay trở lại Bầu Bàng rồi sau đó thì sự việc ra sao?

Thế là câu chuyện 25 năm về trước được Lý Hùng tiếp tục trở lại và Thanh Nga im lặng lắng nghe từng câu từng lời...

Chiều ngày hôm đó chiếc xe ngựa chất đầy đồ đạc của gánh hát Sơn Ðông rời ngôi chợ Chơn Thành, quay trở lại xã Bầu Bàng và chàng thanh niên người Tàu tên Lý Trung vừa đánh xe vừa nghe bà thím Sáu ngồi đằng sau thuật lại sự việc tại nhà cô Út Ngó ngày hôm qua.

Số là sau khi Lý Trung đánh xe ngựa rời khỏi Bầu Bàng thì rất đông bà con lối xóm, kẻ trước người sau đến nhà bà Tư Bân chúc mừng bà đã đi đứng được, không còn rên đau như mấy bữa trước, sau đó thì người này một lời, người kia một tiếng đề nghị bà Tư Bân gả cô Út Ngó cho Lý Trung để đền ơn. Lời khuyên hợp tình hợp lý, cuối cùng thì bà Tư Bân đồng ý và nhờ thím Sáu đi kêu cậu ta về, bà nói:

- Cậu biết không, con Út Ngó tuy nhà nghèo nhưng có sắc đẹp, tính nết đàng hoàng, ăn nói dễ thương, nhiều người đi hỏi cưới mà nó chưa chịu, chắc là do số trời đưa đẩy cho cậu đến cái đất Bầu Bàng để rồi mọc gốc mọc rễ ở đây luôn.

Nãy giờ Lý Trung đã đổi cách xưng hô, kêu bà thím Sáu bằng Má Sáu theo như đề nghị của bà:

- Có chắc hôn vậy Má Sáu, mấy bữa ăn cơm chung không nghe cô Út nói gì hết.

- Trời ơi! Người ta là con gái thì đâu ai nói trước, hổng biết ở bên Tàu thế nào chớ ở bên này người Việt Nam có câu “trâu tìm cột chớ cột đâu có tìm trâu”, cậu phải lên tiếng trước thì người ta mới gả con.

Chàng thanh niên Tàu nghĩ bụng nếu lên tiếng trước thì phải nói thế nào đây? Phong tục tập quán Việt Nam cậu chưa thông suốt, tiếng Việt chưa rành, nếu sơ suất nói ra những điều không thích hợp có thể mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, thì dễ gì có thêm cơ hội nào khác để được có vợ Việt Nam trẻ đẹp như cô Út Ngó, thành thử ra cậu lo lắng suy nghĩ liên miên. Riêng phần bà thím Sáu thì thấy một hồi lâu mà cậu ta chưa nói thêm điều gì, thì cũng nghĩ rằng có lẽ cậu ta tiếng Việt rất ít nên lo sợ lời nói của mình không đủ để nói chuyện quan trọng, nên bà lên tiếng để cậu an tâm, bà nói:

- Nè, cậu khỏi lo, cứ im miệng đừng gì hết, để tui và ông nhà tui làm cha mẹ đỡ đầu nói chuyện với người ta.

- Vậy thì Má Sáu cũng kêu con bằng Lý Trung đi, kêu bằng con, đừng kêu bằng cậu nữa.

- Ấy chết! Thôi để má kêu con bằng tiếng “con”, thiệt là mới đầu cũng khó kêu quá!

Rồi bà cũng tập kêu cậu Tàu bằng con cho quen miệng, bà nói:

- Ở Bầu Bàng mọi người đã tính xong hết cả rồi, chỉ còn chờ con về là lo ngay lễ tục cưới gả.

Chàng trai Lý Trung sắp được vợ đã mừng quýnh lên, nên dù đang trưa nắng mà trong lòng chàng ta mát rượi như gió mùa Thu, và chiếc xe ngựa cà rịch cà tang đã từng giờ từng phút thu ngắn đoạn đường, đưa cậu trở lại Bầu Bàng mà tâm trạng như người vừa trúng số, mở cờ trong bụng nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa cậu sẽ bắt đầu cuộc đời mới bên cạnh người đẹp Bình Dương...

(Còn tiếp)


(*) Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga đã in thành sách, nếu căn cứ theo thơ mời tham dự buổi ra mắt sách thì đến ngày Thứ Bảy 11 Tháng Hai 2006 sắp tới đây cuốn sách sẽ được ra mắt. Thế nhưng, khi loan báo cuốn sách đã được in ấn xong (trước Tết Bính Tuất) thì rất nhiều độc giả đã gọi điện thoại đến tác giả, nói rằng muốn có quyển sách để đọc trong dịp đầu Xuân, hoặc mua tặng cho người thân làm quà Tết, và yêu cầu được mua sách sớm hơn.

Với sự thể đó và cũng để đáp ứng tấm lòng của độc giả hằng mến mộ nghệ sĩ Thanh Nga, nên cùng lúc với việc gởi sách bằng đường bưu điện, giải quyết hết số độc giả đã gởi check đặt mua từ hơn một tháng nay, tác giả theo sự hướng dẫn trên phone đã mang sách đến tận nơi mà người mua yêu cầu, mà địa điểm để trao sách là parking các chợ, tiệm ăn, tư gia thuộc vùng Little Sài Gòn và có cả những người từ xa về đang ở motel, thành thử ra dù sách chưa được ra mắt, một số độc giả cũng đã có trong tay cuốn Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga.

Tiếp xúc với tác giả trong lúc nhận sách, phần lớn là những vị đã từng theo dõi bộ truyện này trên báo Người Việt nhưng bị đứt đoạn, có đến nhà báo hỏi mua mà không ai có thì giờ rảnh lục báo cũ, giờ đây bộ truyện được in thành sách là điều mong muốn của quí vị. Có một vị độc giả mới từ Arizona sang thăm Little Sài Gòn, bà cầm theo tờ báo liên lạc với tác giả để nhận sách.

Tác giả kính mời quý vị độc giả đến tham dự buổi ra mắt sách, tổ chức lúc 1 giờ trưa Thứ Bảy 11 Tháng Hai 2006 tại hội trường Nhật Báo Người Việt, Little Sài Gòn. Quí vị ở xa liên lạc tác giả Ngành Mai, P.O. Box 6936 Santa Ana, CA-92706. Ðiện thoại (714) 875-9429



Phượng Các
#44 Posted : Saturday, February 18, 2006 1:15:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quá xế chiều ngày hôm đó thì chiếc xe ngựa chất đầy dụng cụ hát sơn đông về tới Bầu Bàng, cô Út Ngó ra tận nơi chiếc xe đậu ngoài gốc cây trước nhà tươi cười chào đón Lý Trung cùng bà thím Sáu và mời vào nhà. Sau đó thì một mâm cơm đơn giản được được dọn ra và chính tay người đẹp Bình Dương bới cơm trịnh trọng mời chàng ta, và mỗi lần hết chén thì cô sẵn sàng tiếp lấy bới cho chén khác.

Hiện diện trong bữa cơm ngoài hai mẹ con bà Tư Bân và cậu thanh niên Lý Trung, còn có thêm vợ chồng ông bà Sáu Lục Lộ, tức bà thím Sáu và ông chồng, cha mẹ đỡ đầu của Lý Trung. Cũng như mọi hôm, thức ăn của bữa cơm hôm nay vẫn là rau tàu bay chấm nước mắm ớt, nhưng đặc biệt hơn là có thêm vài con khô cá sặc, được mua bằng số tiền vay mượn mà khi trưa bà Tư Bân mượn của một người hàng xóm để tăng cường món ăn cho bữa cơm chiều nay, mà xóm Bầu Bàng ai cũng biết chắc rằng sẽ có thêm người khách quý, thân tình của gia đình bà.

Với món ăn chỉ có thế nhưng với cử chỉ thân mật của người đẹp thêm vào thì đâu có bữa cơm nào ngon hơn, cao lương mỹ vị trong các tửu lầu ở Thiên Tân, Thượng Hải bên Tàu cũng không sánh bằng, ngay cả sơn hào hải vị hiếm quý mà trước đây Từ Hi Thái Hậu đãi đằng các Sứ Thần phương Tây, giờ đây nếu có cũng không đánh đổi được cơm gạo đậm đà đất Thủ Dầu Một. (Nghe nói đầu thập niên 1970 Tổng Thống Nixon Hoa Kỳ sang Trung Quốc được Chu Ân Lai khoản đãi 85 món ăn Tàu đặc biệt không thua gì những món ăn cầu kỳ của triều đại Mãn Thanh).

Trong cuộc đời chàng thanh niên người Tàu làm nghề sơn đông mãi võ chưa có bữa cơm nào ngon hơn hôm nay, bởi về tâm lý thì do vui mừng sắp được vợ đẹp, và một phần cũng do bụng đói, bởi lúc sáng được bà Sáu Lục Lộ báo tin vui, cậu mời bà vào tiệm ăn hủ tiếu, còn mình thì tiếp tục đánh võ biểu diễn bán thuốc, đến chừng xong buổi chợ thì lại lo dọn đồ đạc lên xe chạy đi liền. Mừng quá, cậu quên mất bữa cơm trưa, giờ đây bụng đói như càu, cậu ăn nhanh, ăn tự nhiên thật nhiều không để ý cô Út Ngó và những người cùng mâm mỗi người chỉ ăn một chén nhường phần cho cậu. Thật vậy, nồi cơm nấu chỉ một lít gạo đủ cho 5 người ăn bình thường, mà cậu ăn cái kiểu này nếu là người Việt chắc là mất vợ ngay, thế nhưng là người Tàu tập quán Việt Nam chưa rành rẽ nên không ai chấp nhứt, chỉ cười thầm thôi.

Ngay tối hôm đó tại nhà của ông bà Sáu Lục Lộ ở cách vài mươi thước, trước sự chứng kiến của khoảng hơn 10 người lớn tuổi cùng xóm, Lý Trung lạy ông bà Sáu Lục Lộ kêu bằng Ba Sáu, Má Sáu để được ông bà chính thức chấp nhận làm cha mẹ đỡ đầu đứng ra lo việc cưới hỏi cho cậu ta. Ông bà Sáu Lục Lộ không có con trai, chỉ có 2 người con gái đã gả chồng đi xa, giờ đây nhận thêm cậu coi như con trai của mình, ai cũng cho là hợp tình hợp lý. Sở dĩ có biệt danh “Sáu Lục Lộ” do bởi khi xưa ông là phu lục lộ làm đường cho Sở Trường Tiền (Sở Công Chánh) của tỉnh Thủ Dầu Một, còn bà thì bán hàng rong cho hành khách đi xe lửa, hai người gặp nhau lúc Quốc Lộ 13 đang mở mang, mối tình chớm nở bên con lộ đầy bụi. Ðến khi con đường được trải đá tráng nhựa xong thì cuộc tình cũng đến độ chín mùi, và sau cái đám cưới đơn sơ thì cả hai xin vào làm dân phu cạo mũ đồn điền cao su và sinh sống luôn tại đất Bầu Bàng này.

Theo như quan niệm chung của người Việt Nam, ông bà Sáu Lục Lộ vẫn hằng mong có con trai nối dõi nhưng ông Trời lại không cho, giờ đây có lẽ cũng do số trời, tự nhiên đưa đến cho ông bà được đứa con trai có nghề nghiệp đàng hoàng, mà tính tình cũng nhân hậu, giúp đỡ kẻ nghèo bị nạn tai mà không đặt điều kiện nào hết, nghĩa cử đó đã gây được nhiều cảm tình của vợ chồng ông bà nói riêng và của người dân Bầu Bàng nói chung. Bữa nay đứng trước bàn thờ Tổ Tiên với xôi chè hoa quả, van vái xong, ông bà chấp nhận 2 lạy của Lý Trung xem cậu như con ruột, và lúc xôi chè dọn xuống mời bà con có mặt, ông Sáu Lục Lộ kêu cậu mang đồ đạc hát sơn đông vô nhà.

Kể từ hôm đó Lý Trung hằng ngày nếu không ăn cơm ở nhà cha mẹ đỡ đầu thì cũng sang nhà cô Út Ngó ăn cơm với người vợ tương lai trẻ đẹp, còn công cuộc làm ăn thì nhờ vừa qua trị hết bệnh cho bà mẹ vợ tương lai, tiếng lành đồn xa nên người ở các thôn xã lân cận nghe tiếng cũng tìm đến mua thuốc, hoặc rước cậu về nhà trị bệnh. Cậu không phải mỗi ngày ra chợ đánh trống gom người ta lại coi biểu diễn võ thuật để bán thuốc mà vẫn có tiền vô đều đều, phụ giúp cho gia đình cha mẹ đỡ đầu và luôn cả gia đình người vợ tương lai.

Một trong những việc được tiến hành là đi coi ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ, vị thầy coi ngày cho biết đầu mùa Thu năm đó có ngày tốt, khỏi phải chờ đợi lâu, chỉ non 2 tháng nữa thôi là cậu sẽ chính thức có vợ, và được sang ở nhà cô Út Ngó tha hồ sống hạnh phúc bên người đẹp Bình Dương. Ðối với bàng dân thiên hạ thì thời gian 2 tháng quanh đi quẩn lại là tới ngày, nhưng với Lý Trung thì lại lâu quá, mong đợi từng ngày mà thời gian thì cứ chậm chạp trôi, tâm lý chung chắc chàng trai nào cũng vậy.

Theo tập tục cưới hỏi trong dân gian thì dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, tổ chức đám cưới lớn hay nhỏ, người ta đều đến thầy coi tuổi xem hai tuổi có “khắc” nhau không, có ở đời với nhau hay nửa chừng gãy gánh. Thiên hạ đã căn cứ vào tuổi 12 con Giáp để coi tuổi, và hầu như ông bà thầy nào coi tuổi đám cưới cũng thuộc làu làu câu: “Hợi, Mão, Mùi tam hạp - Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung...” Xong phần coi tuổi còn phải coi ngày cưới, ngày tốt thì về sau mới làm ăn khá, nên cửa nên nhà, giàu có, con cái học hành đỗ đạc, luôn gặp chuyện may mắn, còn như cưới nhằm ngày xấu thì làm ăn luôn bị thất bại, nghèo xơ nghèo xác, v.v... Cũng do tập tục coi ngày đám cưới mà có những cặp vợ chồng phải chờ đợi thật lâu, chờ cả năm cũng phải ráng chờ, đôi khi cũng vì chờ lâu quá, sự đời biến đổi để rồi không còn cưới hỏi gì nữa. Vấn đề ảnh hương sâu rộng trong dân gian, mà đại đa số người mình đều phải chấp nhận, và dĩ nhiên cặp Lý Trung, Út Ngó cũng không vượt qua khỏi tập tục này.

Hôn lễ người đẹp Bình Dương với chàng trai Tàu làm nghề sơn đông mãi võ bán thuốc được chuẩn bị trước cả tháng trời, gia đình hai bên đã mời thân tộc họ hàng gần xa, và bà con xóm giềng cũng nhận được lời mời dự đám cưới. Có điều người ta không biết vị thầy nào đó coi ngày cưới cho cặp Lý Trung, Út Ngó đã “coi trật” hay sao mà lại cho nhằm cái ngày được kể như “hắc ám” nhứt trên đời, ngày hôn lễ cũng là ngày mà tai họa đưa đến cho Lý Trung, mà còn liên hệ đến những người khác phải chịu khổ sở trăm cay ngàn đắng kéo dài trong nhiều năm. Thiên hạ ở Bầu Bàng đồn đãi với nhau rằng, vị chiêm tinh gia nào đó có lẽ học chưa tới, nên mới chọn cho cặp trai Tàu gái Việt này cái ngày đen tối nhứt để cử hành lễ cưới, mà các cô gái sắp lên xe hoa về nhà chồng ở vùng này, nếu nghe qua chắc phải nơm nớp lo sợ không biết rồi đây tới phiên mình sẽ ra sao, có như người đẹp Bình Dương chăng?

Số là một buổi sáng nọ trong lúc nhà bà Tư Bân gần nhà ga xe lửa Bầu Bàng, nhiều người lối xóm kéo đến giúp bày biện trang hoàng cho đám cưới của cô con gái là cô Út Ngó, sánh duyên với chàng trai Tàu con nuôi của ông bà Sáu Lục Lộ, thì cũng sáng sớm ngày hôm ấy ở Lai Khê, nơi đặt cơ sở của đồn điền cao su Thủ Dầu Một, gồm nhiều dãy nhà ngói đỏ dùng làm văn phòng và nhà máy chế biến mũ cao su. Ðây là khu nhà khá sang trọng xây cất theo kiểu nhà Tây, nổi bật giữa rừng cao su trùng điệp chạy dài ngút ngàn dọc theo hai bên Quốc Lộ 13. Nơi đây sáng nay cũng tập trung một số người làm việc văn phòng, các chuyên viên nhà máy, nhân viên canh gác bảo vệ cơ sở, họ đang chuẩn bị 2 chiếc xe traction và một chiếc Renault (loại chở khoảng 20 người) để đi Sài Gòn rước mấy xếp người Pháp, mà từ hôm qua tin tức được loan truyền trong giới công nhân đồn điền rằng có dây thép (điện tín - télégram) đánh về kêu đi đón rước mấy xếp người Pháp, sau thời gian về bên trời Tây nghỉ dưỡng sức, sẽ trở qua lúc gần trưa hôm nay.

Theo như thông lệ, đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một vào mùa dưỡng cây, tức mùa ngưng cạo mũ thì các kỹ sư, chuyên viên, sếp lớn, xếp nhỏ người Pháp đều về Tây nghỉ ngơi, giao cho quản lý người Việt ở lại trông coi, và đến gần ngày đồn điền hoạt động trở lại thì các xếp mới trở sang Việt Nam khởi sự làm việc cho mùa tới. Tin trên được loan ra thì hầu hết công nhân đồn điền ai cũng vui mừng sắp được đi làm trở lại, chớ gần 3 tháng nay thất nghiệp phải đi làm đủ mọi chuyện để sống tạm, mà thông thường là đi lượm đá hoặc vào rừng làm củi mang ra để dọc hai bên Quốc Lộ 13 bán cho xe cộ qua lại. Lợi tức của những công việc làm tạm bợ này rất kém, chỉ bằng phân nửa hoặc thấp hơn so với đồng lương của đồn điền, do đó mà khi được tin quản lý văn phòng cho xe đi đón các xếp, các kỹ sư người Pháp thì ai nấy cũng đều mừng vui ra mặt.

(Còn tiếp kỳ sau)


(*) Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga đã phát hành, sách dày 364 trang, giá 25 đồng. Quý vị mua sách có thể đến chợ Sài Gòn City Market Place, góc đường Brookhurst và Mc Fadden, Little Sài Gòn. Ở xa liên lạc tác giả Ngành Mai P.O. Box 6936, Santa Ana, CA-92706. Ðiện thoại (714) 875-9429.
Phượng Các
#45 Posted : Saturday, February 25, 2006 2:27:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vừa thấy cô gái tức thì xếp Tây mê mẩn tâm thần, nói thầm không ngờ trong đám dân phu ở giữa rừng cao su điệp trùng nơi đất Thủ Dầu Một này lại có một tiên nga giáng thế, và hắn không khỏi thắc mắc tại sao một người đẹp như vậy vào làm dân phu mà các cặp rằng lại không báo cho hắn ta.

Cũng như hầu hết các nữ dân phu cạo mủ trong vườn cao su, cô Út Ngó đã dùng khăn vải bịt đầu thay cho chiếc nón lá, và do nắng trưa mồ hôi nhễ nhại, cô tháo chiếc khăn ra lau mồ hôi, vô tình để lộ mái tóc mây dài óng ả đen mượt. Nhìn thẳng vào khuôn mặt dễ thương thì người ta phải khen đôi mắt phượng, đôi mày ngài, còn nhìn nghiêng thấy chiếc mũi dọc dừa cong cong thẳng thẳng. Chiếc cổ cao tròn của cô với làn da mịn màng đã biểu hiện luôn cho phần thân thể trắng ngần bên trong lớp áo quần vải bô cũ mốc, mà do thời gian lao động đã dính đầy bụi đất và nhựa mủ cao su.

Nhìn chăm chăm không chớp mắt, tên Tây tưởng tượng tấm thân của cô gái này chắc phải là một pho tượng tuyệt vời mà những nhà điêu khắc ở thế gian đều phải chào thua trước một công trình của tạo hóa. Cái may mắn cho sắc đẹp trời ban là nắng nóng ở đây đã bị ngăn chận lại, do bởi tia nắng mặt trời không xuyên qua được tàn cây nhánh lá của rừng cao su, vô tình bảo vệ đôi má đào của cô không bị nắng táp, mà luôn ửng hồng mủm mỉm dễ yêu.

Giọng cười nhỏ nhẹ, miệng nói có duyên và đôi môi mọng thắm thì lúc nào cũng như chờ đợi, quyến rũ lạ thường, khiến cho tên Tây bần thần ngây ngất, muốn ôm ngay cô vào lòng hôn đắm đuối theo kiểu Tây Ðầm (kiểu hôn của người Tây Phương vào thời thập niên 1930 này chưa du nhập vào Việt Nam, nhứt là ở miền quê thì chẳng ai biết, chẳng ai thấy). Nhưng giờ đây đang giữa trưa trời nắng gắt, tất cả dân phu tập trung ra ngoài lộ, chờ đợi xe của sở đến nhận những thùng mủ tươi đang được để sắp hàng dọc theo con lộ đá đỏ. Lúc này đám dân phu hiện diện quá đông, nếu ôm hôn lộ liễu quá tiếng đồn tới tai các sếp lớn ở Sài Gòn thì có thể bị thay đổi việc làm, điều đi nơi khác, do đó mà hắn cố dằn lại chờ đến ngày mai. Tóm lại cô dân phu nghèo nàn đang sống bằng cái nghề cạo mủ vất vả giữa đồn điền cao su Thủ Dầu Một, lại là một giai nhân tuyệt thế, tạo hóa đã sắp đặt cho con người cô là nơi tập trung nhiều nét đẹp của những cô gái sang giàu thuộc thành phần tiểu thơ khuê các.

Ðối với những có gái có sắc đẹp dễ nhìn, vừa vừa thôi mà tên Tây râu quai nón còn chiếm đoạt cho bằng được, thì trước một người đẹp dung nhan diễm kiều này thì đâu thể bỏ qua, và hắn kêu tên cặp rằng đi xa đám dân phu để “điều tra” thêm về hoàn cảnh của cô gái. Cặp rằng nói rõ tên cô là Út Ngó, gia đình chỉ 2 mẹ con, cư ngụ ở xóm Bầu Bàng, tức thì tên Tây lệnh ngay cho viên cặp rằng phải sắp đặt mọi chuyện để hắn giở trò đốn mạt như những lần trước đây. Tay cặp rằng này đã không nghĩ gì đến vấn đề đạo đức của một con người, muốn giữ cái chức đang lãnh lương, nên gật đầu chấp nhận và hứa ngày mai sẽ thực hiện. Còn tên Tây thì trên đường chạy về cơ sở Lai Khê chẳng mở miệng nói lời nào với tài xế, với các cận vệ ngồi phía sau, bởi đầu óc hắn cứ miên man nghĩ ngợi đến cái giây phút thần tiên tuyệt vời sẽ đến với hắn vào sáng ngày mai, tha hồ bẻ mận hái đào ở một nơi thanh vắng trong vườn cao su vùng Lai Khê, Bầu Bàng.

Những lần phá hại cuộc đời của các cô gái dân phu trước đây, hắn đã hành động vội vàng như con hổ đói vồ mồi, nhưng đối với cành hoa rừng hiếm quý như vàng này thì hắn lại có ý tưởng khác hơn, dự định sau khi những mảnh áo quần chướng ngại được thoát ra, hắn sẽ dành một khoảng thời gian chiêm ngưỡng tận cùng cái dung nhan kiều diễm tuyệt trần mà hắn đang tưởng tượng, hắn sẽ say sưa tận hưởng những đường nét tuyệt mỹ trên thân thể ngọc ngà mà tạo hóa đã dành cho người đẹp Bình Dương.

Thế nhưng, khi chiếc xe Jeep vừa về đến sở thì người tùy phái từ trong văn phòng chạy xuống kêu lên phòng quản lý gặp sếp lớn gấp, (người Pháp giám đốc cơ sở cao su Lai Khê) và tại đây hắn được lệnh chuẩn bị sẵn sàng một số cận vệ, để rạng sáng ngày mai đi Sài Gòn rước phái đoàn hãng Michelin từ bên Pháp mới sang. Tiếp đến là đưa phái đoàn về Lai Khê thăm viếng vùng trồng cao su Miền Ðông Nam Việt, và công việc kiểm soát đồn điền tạm thời giao cho một người Pháp khác đảm trách.

Thế là mọi tính toán của tên Tây râu quai nón và tay cặp rằng vô lương tâm đã không qua được sắp đặt của ông Trời, sáng sớm hôm sau mặt trời chưa mọc đoàn xe khởi hành, xe Jeep của hắn chạy trước, chạy giữa là 2 chiếc Traction màu đen và chạy sau cùng là chiếc Renaul chở đám lính canh gác bảo vệ cơ sở đồn điền. Trên đường từ Thủ Dầu Một đi Sài Gòn hắn cứ lảm nhảm chửi thề luôn miệng, rằng bộ hết ngày hay sao mà hãng Michelin lại chọn cái ngày này để đi thăm viếng, sao không chậm lại một ngày? Cũng như rằng tại sao không cho hắn phát hiện cô gái một ngày trước đó!

Nếu như bình thường được giao cho công việc này thì hắn vui mừng, hãnh diện vì được tín cẩn, hay ít nhứt cũng được một buổi về Sài Gòn thưởng thức món ăn Tây của nhà hàng Majestic. Thời này xe cộ rất hiếm, thỉnh thoảng mới có dịp đi Sài Gòn, nếu có đi cũng một công đôi ba việc chớ ít khi nào khơi khơi mà sở cấp phép, cấp phương tiện cho về Hòn Ngọc Viễn Ðông có công tác. Ðám lính canh gác đi theo hắn hôm nay ai cũng vui mừng, bởi được đi Sài Gòn ngắm cảnh, mà khi về còn được lãnh tiền công tác phí, chỉ riêng một mình hắn ta là bực tức trong lòng, chuyến đi Sài Gòn này đối với hắn như một cái hàng rào vô hình ngăn trở hắn bước vào Thiên Thai.

Bận đi đã không vui, khi về lại càng chán nản hơn, lúc đoàn xe qua cầu Bình Lợi trực chỉ hướng Lái Thiêu, Phú Cường, hắn xem đồng hồ thấy 11 giờ trưa thì chắt lưỡi nuối tiếc cái thời gian vàng ngọc này, bởi nếu không có công tác đặc biệt ngày hôm nay thì giờ đây hắn đang ở non bồng nước nhược, Bồng Lai Tiên Cảnh và cô tiên ở trần gian đang hiến trọn tấm thân mượt mà cho hắn tận hưởng, người đẹp Bình Dương có chạy đằng trời cũng không tránh khỏi. Giờ đây công việc thường ngày của hắn đã giao cho người khác trông coi, tuy tạm thời cũng phải mất nhiều ngày, bởi phái đoàn về đây đâu phải nằm ở Lai Khê, mà theo lịch trình thì đi thăm các đồn điền dọc Quốc Lộ 13, đi giáp vòng cũng mất gần cả tháng vậy.

Với công việc “kỳ đà” này hắn không thể bỏ đi đâu được, nếu có giả vờ đau bệnh cũng phải nằm nhà để y tá săn sóc, mà hiện tại thì hắn mạnh như thần, bệnh hoạn cái nỗi gì chớ! Hiện giờ công việc của hắn đã giao cho một người Pháp khác trông coi, mà nghe nói người này rất đàng hoàng, nếu hắn xuất hiện trong vườn cao su không lý do thì người tạm thời này sẽ báo cáo lên về sở ngay. Hơn nữa thời gian này chiếc xe Jeep và đám cận vệ phải ngày đêm túc trực bên phái đoàn, chiếc xe vô tri vô giác từng góp phần cho hắn gây tội lỗi, giờ đây nó đã không còn theo ý muốn hắn, mà chạy đi đâu là lệnh của phái đoàn hãng Michelin.

Những ngày đưa phái đoàn đi thăm đồn điền, nhìn đám dân phu với thùng mủ cao su trên tay, là hắn ta liên tưởng đến người đẹp và còn nghĩ thêm, nghĩ xa vời rằng sau khi dùng bạo lực chiếm được cô gái rồi sẽ cho cô một số tiền lớn, xong giao cho cặp rằng thuyết phục cô làm vợ hờ của hắn luôn (bởi hắn đã có vợ Ðầm ở bên Tây, mỗi năm phải về Pháp một lần). Thời gian qua với những cô gái khác hắn chỉ “biết qua rồi bỏ”, cô nào thích lắm cũng chỉ vài lần, thế nhưng với người đẹp chưa chiếm đoạt được này thì hắn lại không muốn cô thuộc về bất cứ ai, nên mới nảy sinh ra ý định đặt cho cô vai trò “người vợ hờ”.

Mong mỏi cho thời gian qua mau để trở về với công việc cũ, hầu thực hiện ý đồ đen tối, nhưng ngày phái đoàn rời Lai Khê thì lại đúng vào ngày dân phu nghỉ việc, do bởi năm nay thời tiết thế nào đó mà đồn điền cho dưỡng cây sớm hơn hai tuần so với năm trước. Thêm một lần nữa cô gái thoát nạn mà chính cô cũng không hề hay biết, còn hắn ta thì cũng đến ngày trở về Pháp, xách chiếc va li lên xe rời Lai Khê mà ấm ức trong lòng, hắn nhìn vô rừng cao su mà hy vọng ở mùa khai thác tới.

Phượng Các
#46 Posted : Friday, May 5, 2006 7:33:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cuộc đời Thanh Nga
Saturday, April 22, 2006










Ngành Mai


Tài liệu cuộc đời Thanh Nga lấy từ đâu?

Ðây là một thắc mắc của nhiều độc giả gởi thư vào. Nguyên là, lúc khởi đầu đăng bộ truyện Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga, chúng tôi không có đăng phần giới thiệu, do đó mà càng về sau khi tình tiết câu chuyện dẫn đến với nhiều ly kỳ, cũng như những huyền thoại bao quanh Thanh Nga thì càng có thêm những thắc mắc của độc giả. Nhiều người muốn biết xem tài liệu này lấy từ đâu, nguồn cung cấp nào mà có nhiều chi tiết đáng chú ý, nhứt là tình tiết câu chuyện được diễn tả có liên quan đến bối cảnh lịch sử cận đại của nước nhà.

Ðoạn nói về sòng bạc Ðại Thế Giới, một độc giả nói rằng: “Tôi có nhà ở đường Lacaze (về sau đổi tên Nguyễn Tri Phương) nên rất rành về sòng bạc Ðại Thế Giới, nhưng tôi phải nhìn nhận rằng bộ truyện ghi rõ hơn, nhiều chi tiết hơn, và ông cũng nói các thế hệ sau rất cần tài liệu này để tra cứu về xã hội Việt Nam vào thời điểm nói trên.

Về ngày Ðại Hội Không Quân vào đầu năm 1960 ở Quang Trung thì nhiều người đã đi coi, và có vị nói rằng ngày nay tác giả Ngành Mai dựng lại bối cảnh đó khiến cho ông bồi hồi xúc động, nhớ đến cô bạn cùng đi coi Phi Ðội Lôi Hổ bay biểu diễn. Lúc ra về do số người quá đông bị ứ đọng ở cầu Tham Lương, bụng đói, có tiền mà không có món gì ăn để mua. Ðọc truyện tôi hình dung lại lúc đó, nhớ cô bạn ngày nào, và tưởng chừng như mới xảy ra gần đây vậy!”

Về tai nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa năm 1959 làm thiệt mạng cô Mỹ Dung, con gái của nhà triệu phú Nguyễn Ðình Quát, thì rất nhiều độc giả nguyên là cư dân ở Bà Rịa, Vũng Tàu vào thời gian đó, đã gọi về tác giả cho biết chính mình đã từng chứng kiến tại chỗ, đồng thời hỏi tác giả có đi coi phiên tòa ở Bà Rịa xử vụ đó không, mà không thấy đề cập thêm. Tại sao?

Sẵn đây, tác giả cũng xin trình bày thêm vấn đề với độc giả đang theo dõi bộ truyện, và cũng để trả lời vị nữ độc giả đã gọi điện thoại góp ý. Không rõ là trí nhớ của vị độc giả trên còn chính xác không, nhưng tác giả Ngành Mai vẫn cho đăng để xem có người nào biết thêm gì thì cho biết thêm.

Số là sau tai nạn nói trên, nội vụ do chính quyền địa phương thụ lý, và khoảng 2, 3 tháng sau, Tòa Hòa Giải Rộng Quyền Phước Tuy mở phiên xử vụ “tai nạn cầu Rạch Hào”. Ông Nguyễn Ðình Quát ra hầu tòa chịu trách nhiệm về quyền lợi dân sự (chiếc xe du lịch hiệu Peugeot 203 là của ông). Phiên tòa cũng có mặt cô Lê Thị Sinh, người duy nhứt đi chung xe còn sống sót sau tai nạn, cô khai rằng chiếc xe do cô Mỹ Dung lái, thay vì lúc vừa xảy ra tai nạn, được người ta vớt lên thì cô nói rằng chính cô lái. Tòa cũng xử ông Nguyễn Ðình Quát trả cho Ty Công Chánh Phước Tuy 200 tiền bồi thường tấm bảng lưu thông ở đầu cầu Rạch Hào bị chiếc Peugeot đụng gãy trước khi lao xuống dòng sông.

Vài tháng sau ông Nguyễn Ðình Quát ra ứng cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2 Ðệ Nhất Cộng Hòa tranh với đương kim Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và đã thất cử.


Nhằm phục vụ độc giả đầy đủ bộ truyện, sau đây là phần viết thêm cho bộ truyện “Cuộc Ðời Thanh Nga” của Ngành Mai.


Lời Tác Giả


Nói đến Thanh Nga thì những người yêu thích bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương ở vào thập niên 1960, chắc chẳng một ai mà không biết đến, và hôm nay nhắc lại cuộc đời nghệ thuật của người nữ nghệ sĩ tài sắc này, thì những ai từng là thính giả nghe radio, nghe dĩa hát chắc sẽ không quên giọng ca truyền cảm độc đáo của Thanh Nga, hình như có vương vào nỗi thảm sầu u ẩn. Ðồng thời những ai là khán giả từng xem Thanh Nga trình diễn trên sân khấu, trên truyền hình, nếu giờ đây nghe người ta đề cập đến tên thì chắc rằng cũng sẽ hình dung lại hình ảnh vừa đẹp vừa dễ mến trong những vai trò khổ ải bi thương mà Thanh Nga đã hòa mình được trong diễn xuất.

Thanh Nga cũng là hiện thân của một vẻ đẹp hồn nhiên nhân hậu, một nét đẹp vừa nhu mì vừa sang cả của người phụ nữ Á Ðông, đi đôi với giọng ca truyền cảm ngọt ngào, độc đáo âm điệu quê hương dân tộc đã làm say mê hàng vạn khán thính giả. Cái tên Thanh Nga đã ăn sâu vào hàng vạn con tim những người ái mộ, và khi nhắc nhở đến người ta cũng không quên dành một ít thời gian để ngậm ngùi, để thương xót cho số phận người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh vắn số.

Ðược coi như biểu tượng của nghệ thuật cải lương, dường như Thanh Nga ra đời để đưa bộ môn nghệ thuật này lên đỉnh cao, do đó mà một khi nữ hoàng sân khấu không còn hiện diện thì cải lương cũng nối gót nàng mà ra đi. Nói một cách khác là từ ngày Thanh Nga nằm xuống thì cải lương ngày một xuống dốc thê thảm và đến ngày nay thì gần như tê liệt, không còn một đoàn hát nào hoạt động.

Thanh Nga sinh năm Nhâm Ngọ 1942, một ngôi sao sáng trên vòm trời nghệ thuật cải lương, một hiện tượng văn hóa nghệ thuật xuất hiện vào thời thập niên 1950, đã từ biệt khán thính giả, giã biệt người đời, vĩnh viễn ra đi vào năm Mậu Ngọ 1978 (37 tuổi ta), để lại sự thương tiếc cho hàng triệu người ái mộ, và để lại cho lịch sử bộ môn nghệ thuật cải lương một sự mất mát lớn lao khó thể bù đắp được.

Do bởi những biến chuyển xảy ra trong cuộc đời, đã gây chấn động không những trong giới mà còn lan sang nhiều lãnh vực khác, vượt hẳn vị thế một người nghệ sĩ sân khấu cải lương, vô tình biến Thanh Nga thành con người bất tử. Những diễn biến đặc biệt không liên quan gì đến nghệ thuật, nhưng lại làm cho Thanh Nga nổi tiếng, người ta đã căn cứ vào những sự việc xảy ra có liên hệ đến Thanh Nga và cho rằng do định mạng an bài, nên trong làng cải lương mới xuất hiện một Thanh Nga với những trang tình sử đầy bí ẩn. Trong nhiều thập niên kể từ lúc Thanh Nga còn hiện diện trên sân khấu, cho đến khi từ giã cõi đời và mãi luôn cho đến ngày nay, những ly kỳ bí ẩn bao quanh Thanh Nga vẫn chưa được tiết lộ, và người ta vẫn muốn tìm hiểu thêm về người nữ hoàng sân khấu cải lương này.

Là người theo dõi hoạt động sân khấu cải lương từ đầu thập niên 1950 đến nay, tác giả Ngành Mai đã thu thập nhiều sự kiện có liên quan đến cuộc đời tình cảm, nghệ thuật của Thanh Nga, xảy ra ở nhiều nơi với nhiều thời điểm để viết lại thành bộ truyện. Tác giả không dựa vào bất cứ tài liệu của cá nhân nào, tổ chức nào được in ấn trước cũng như sau 1975.

Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga là cả một công trình sưu tập liên tục, bền bỉ, lâu dài của tác giả, và lần đầu tiên được phổ biến trên nhựt báo Người Việt. Tác giả chưa từng gởi đăng trên tờ báo nào, tạp chí nào khác, kể cả trong nước, hải ngoại.

Sau 27 năm kể từ ngày Thanh Nga qua đời, Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga đã được in thành sách. Với công việc này, tác giả ví như sưu tầm nhiều mảnh vụn rơi rãi khắp nơi trải dài hơn 5 thập niên, giờ đây được góp nhặt lại tạo thành một chiếc bình cổ với màu sắc âm thanh đặc biệt, đem đặt vào kho tàng văn học, văn hóa nghệ thuật nước nhà vậy.


Tác giả Ngành Mai
Phượng Các
#47 Posted : Tuesday, May 9, 2006 1:40:32 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cuộc Đời Thanh Nga
Saturday, April 15, 2006








Ngành Mai

Ban đêm ngồi trên mui xe lửa trốn về Tàu


(tiếp theo kỳ trước)

TÓM TẮT CÁC KỲ TRƯỚC: Thanh Nga sinh năm Nhâm Ngọ 1942, từ khi còn nhỏ các nhà tướng số đã nói rằng Thanh Nga yểu tướng. Nhờ lời khuyên của nhà tướng số Vũ Nhân, Thanh Nga đã không có mặt trên chuyến xe định mệnh đi Vũng Tàu. Sau đó thì 3 cô gái bạn bị tử nạn hiện về gây xôn xao dư luận, người ta lập miếu thờ 3 cô bên Quốc Lộ 15.

Chàng phi công Lý Hùng trong Phi Ðội Lôi Hổ Trung Hoa Quốc Gia, sang Việt Nam bay biểu diễn ngày Ðại Hội Không Quân tình cờ gặp Thanh Nga trong đêm gánh Thanh Minh hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, Bà Rịa, và câu chuyện diễn tiến đến lúc chàng phi công sau khi xong phi vụ trên bầu trời Quang Trung, trước khi về nước đã kể cho Thanh Nga nghe căn cội của mình, thân mẫu là người đẹp Bình Dương, và bi thảm ra trong ngày cưới, phụ thân phải trốn về Tàu. (*)


Quê mẹ của chàng phi công Lý Hùng ở Bình Dương-Thủ Dầu Một nên từ khi bắt đầu bập bẹ tiếng Việt đã tập nói giọng Miền Nam, rồi đến lúc về Tàu cũng thường tiếp xúc với những người Việt gốc ở các tỉnh thuộc Nam Phần, do đó cách phát âm cũng như dùng từ ngữ của cậu rặt Nam Kỳ. Bữa nay nói chuyện với Thanh Nga, cậu tỏ ra khá thành thạo tiếng của người Miền Nam, chỉ có cái là chưa ca được Vọng Cổ. Giả thử như được ở Việt Nam thêm thời gian, hằng ngày kề cận bên người đẹp Thanh Nga, hằng đêm đi coi cải lương chắc thế nào cậu ta cũng ca được Ba Nam Sáu Bắc, hoặc ca bài vọng cổ Tình Yêu Trong Mộng Tưởng để lấy điểm với Thanh Nga, bởi bài ca trên từng được dưỡng phụ của cô là nghệ sĩ Năm Nghĩa ca vô dĩa hát Asia thời thập niên 1940.

Hiện giờ thì Lý Hùng kể chuyện ngày xưa của cha mẹ, cậu đang đề cập đến vấn đề bị cọp ăn và đã dùng từ ngữ “sống nhăn” làm Thanh Nga tức cười, cô nói:

- Cha vẫn sống nhăn, vậy chớ còn chiếc áo dính máu mà mấy người đi rừng đem về là của ai?

- Của cha! Chiếc áo ấy chính thân mẫu mua cho cha mặc trong ngày cưới.

- Ủa! Người thợ rừng nói rằng thi thể bị cọp ăn nát bấy, xương thịt rơi rãi nhiều chỗ, và chính họ gom lại đem chôn rồi mang chiếc áo về, như vậy nghĩa là sao?

- Ðúng vậy, nhưng người bị cọp ăn lại là một người khác.

Thanh Nga thắc mắc:

- Sao lại có chuyện như vậy, anh nói rõ hơn đi, bị cọp ăn là người nào?

- Cũng là một người đi rừng, ông ta đi lấy mật ong.

Lý Hùng nói tiếp là trong cái đêm đầu tiên ngủ trên cây ở trong rừng bị trời mưa, cha chàng phải ráng ngồi trùm tấm vải sơn dầu che mưa, chịu trận hơn cả tiếng đồng hồ cơn mưa đêm mới dứt, kế đó lại phải chờ thêm một lúc khá lâu, bởi nước mưa còn đọng lại trên tàn cây nhánh lá thỉnh thoảng rơi xuống, do đó mà tới nửa đêm mới ngủ được. Ðến lúc nghe gà rừng gáy thì thức dậy, nhưng vẫn nằm dựa gốc cây tiếp tục suy nghĩ về mẹ, cái khổ nhứt của cha lúc đó là không biết tình trạng của mẹ chàng ra sao, được an lành không hay có mệnh hệ nào, và khi trời sáng hẳn mặt trời lên cao mới thức dậy thu dọn hành trang.

Do cơn mưa quá lớn, cái lon để dựa nhánh cây đã đầy tràn tự lúc nào, nước mưa mát lạnh trong ngần đã giúp cha chàng lấy sức trở lại để tiếp tục cuộc hành trình băng rừng vượt suối. Ði thêm một đỗi thì gặp con đường mòn cũng dẫn về hướng Ðông, nên sử dụng con đường đi nhanh hơn lại dễ đi. Ðến trưa thì gặp một người ngồi rên rỉ ở một gốc cây, và anh ta cho biết đi chung với 2 người bạn vào rừng lấy mật ong, nhưng do bệnh thình lình đi không nổi nên ngồi đây chờ họ trở ra để cùng về.

Do bệnh sốt rét hoành hành, mà lại chẳng có thuốc men gì hết, đang run lập cập, nói chuyện tiếng mất tiếng còn, thấy vậy nên cha chàng lấy thuốc tán cho uống, đồng thời cho luôn chiếc áo tay dài đang mặc, bởi áo ngắn của anh ta đã rách tả tơi.

Lý Hùng nói:

- Có lẽ người đó bị cọp ăn nên chiếc áo kia mới dính máu và được đem về xóm Bầu Bàng.

Thanh Nga nói:

- Cha là người có lòng nhân đạo, trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy mà vẫn giúp cho người ta, em cảm phục vô cùng.

- Làm phước giúp người trong lúc hoạn nạn nên trời cũng thương, cuộc đi rừng êm xuôi không xảy ra điều gì đáng tiếc.

- Ði rừng mất bao nhiêu ngày vậy anh?

- Mất trên 10 ngày, do bởi trong rừng cây cối chằng chịt khó đi, lại phải vượt qua hai con sông Ðồng Nai, La Ngà.

- Qua sông bằng cách nào, có ghe xuồng hay lội sông?

- Nhờ có con dao chặt cây làm bè, và chờ trời tối mới dám bơi qua sông.

- Sao lại phải chờ trời tối?

- Lúc đang lẫn trốn thì đâu muốn cho ai thấy mình, bất cứ địa phương nào thấy có người lạ là người ta đặt dấu hỏi ngay.

Lý Hùng nói thêm rằng một hai ngày đầu ở trong rừng, người ta chưa biết vụ đánh trọng thương người Pháp ở Bầu Bàng, nên cha chàng mới xuất hiện giúp người bệnh sốt rét, lúc đó anh ta đâu có biết chuyện xảy ra ở tiệc cưới Bầu Bàng, chớ mấy ngày sau thì tin tức loan ra, nhiều tỉnh khác cũng biết thì đâu dám xuất đầu lộ diện, cậu nói tiếp:

- Sau hơn 10 ngày băng rừng, lội suối, vượt sông thì cha gặp đường rầy xe lửa.

Thanh Nga nói nhanh:

- Xe lửa! Có phải đường xe lửa đi ngoài Trung hôn?

- Ðúng vậy, đường xe lửa đi Hà Nội mà lúc mới vô Nam cha cũng có đi một vài đoạn đường.

- Rồi có đi xe lửa hôn, hay là đi đâu nữa?

- Gặp đường xe lửa thì cuộc hành trình của cha chuyển sang giai đoạn khác, giai đoạn dùng trí và tận dụng võ nghệ.

- Vậy là không còn khổ nhọc như lúc còn đi trong rừng phải không anh?

- Tuy không còn khổ nhọc, nhưng phải đối diện với tình thế mới, một mối lo khác, cái khó khăn là không dám có mặt ở những chỗ đông người.

- Ở trong rừng cũng lo mà ra chổ đông người cũng lo, vậy cha làm thế nào và đi đâu nữa?

- Gặp đường rầy xe lửa rồi, cha mới quyết định về Tàu, chớ mấy ngày ở trong rừng thì vẫn hy vọng trốn ở đâu đó rồi tìm cách về thăm mẹ.

- Vậy thì cha đi xe lửa sao, xe lửa là nơi đông người, rất dễ bị phát hiện?

- Ðó mới gọi là dùng trí và tận dụng võ nghệ.

Lý Hùng nói tiếp rằng khi phụ thân chàng thấy đường xe lửa thì nhớ lại trước đây có đi xe lửa ban đêm, nên lẫn tránh vào bụi rậm chờ đêm tối. Quả nhiên khoảng 9 giờ đêm thì nghe tiếng xe lửa từ đằng xa vọng lại mỗi lúc gần hơn, và do chuẩn bị sẵn từ chiều, nên lúc đầu máy xe lửa vừa lướt qua thì từ nơi ẩn núp cạnh đường rầy, thân phụ sử dụng nghề võ dùng cây chống tung người lên mui xe đang chạy, động tác quá nhanh mà lại ban đêm thiên hạ ở trong toa tàu thì đâu ai thấy, nhờ vậy đi suốt đêm an toàn.

Tuy rằng chuyện đã lâu rồi, nhưng Thanh Nga nghe Lý Hùng kể đến đây cô cũng vui mừng và với nét mặt hân hoan, cô nói:

- Vậy là phụ thân đi chiếc xe lửa đó ra luôn Hà Nội rồi về Tàu?

- Không phải chiếc xe đó thôi mà còn những chiếc khác nữa, bởi cha chỉ đi ban đêm và ngồi trên mui xe.

- Tức là gần sáng thì xuống xe.

- Phải! Ban ngày mà ngồi trên mui xe lửa thì không ổn đâu, bị phát hiện liền, do đó mà khi trời sắp sáng thì bất cứ ở chổ nào cũng phải nhảy xuống xe.

- Rồi lại trốn tiếp tục phải hôn?

- Chớ còn gì nữa, vả lại ban ngày phải ngủ lấy sức, vì trọn cả đêm ngồi trên mui xe mà đâu dám ngủ.

- Chắc là sợ ngủ quên rớt xuống xe.

- Không phải chỉ sợ ngủ quên mà còn sợ cả lúc qua cầu, có những chiếc cầu thanh sắt ngang rất thấp chỉ vừa chiếc xe lửa thôi, nếu ngồi trên mui thì nó đập chết ngay.

Lý Hùng nói thêm rằng nghề võ thì luôn đề phòng, do đó mà vấn đề trên phụ thân chàng đã biết trước, đoán trước, muốn tránh những chiếc cầu này thì phải ngồi ở toa sau cùng và sẵn sàng sợi dây thật chắc. Một đầu dây buộc ở chổ nào đó trên mui, đến lúc xe qua cầu thì nắm đầu dây kia cho thân người đu xuống phía sau xe, và khi qua cầu rồi thì đeo lên trở lại.

(Còn tiếp kỳ sau)


Phượng Các
#48 Posted : Tuesday, May 30, 2006 5:47:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bà cô của Lý Hùng sang Việt Nam đón cô dâu


(Tiếp theo kỳ trước)


TÓM TẮT CÁC KỲ TRƯỚC: Thanh Nga sinh năm Nhâm Ngọ 1942, từ khi còn nhỏ các nhà tướng số đã nói rằng Thanh Nga yểu tướng. Nhờ lời khuyên của nhà tướng số Vũ Nhân, Thanh Nga đã không có mặt trên chuyến xe định mệnh đi Vũng Tàu. Sau đó thì 3 cô gái bạn bị tử nạn hiện về gây xôn xao dư luận, người ta lập miếu thờ 3 cô bên Quốc Lộ 15.

Chàng phi công Lý Hùng trong Phi Ðội Lôi Hổ Trung Hoa Quốc Gia, sang Việt Nam bay biểu diễn ngày Ðại Hội Không Quân tình cờ gặp Thanh Nga trong đêm gánh Thanh Minh hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, Bà Rịa, và câu chuyện diễn tiến đến lúc chàng phi công sau khi xong phi vụ trên bầu trời Quang Trung, trước khi về nước đã kể cho Thanh Nga nghe căn cội của mình, thân mẫu là người đẹp Bình Dương, và bi thảm ra trong ngày cưới, phụ thân phải trốn về Tàu. (*)


Tuy rằng được đi xe lửa nhưng đâu có đi suốt được như bao nhiêu hành khách từ Sài Gòn ra Hà Nội, mà là đi từng đoạn từng khúc đường, dài hay ngắn tùy theo trạm ga ở dọc đường và phải đi vào ban đêm, chớ ban ngày thì đâu thể nào ngồi trên mui xe lửa, sẽ bị phát hiện ngay!

Vào thời những năm cuối thập niên 1930 này, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được đun bằng củi, do đó khi xe chạy thì khói tỏa hết ra phía sau, nếu vùng nào gặp gió thổi tạt ngang hoặc thổi xéo thì đỡ khổ, còn bằng như trời im gió hoặc đầu máy chạy thẳng vào hướng gió đang thổi ngược thì lãnh đủ, bao nhiêu khói, tro bụi và sức nóng tuôn về phía sau, có lần bị nóng và ngộp khói quá chịu không nổi phải nhảy xuống xe.

Cái lo lắng bị kéo dài thời gian là khi xe lửa vào các trạm ga ở dọc đường, trước khi vào địa phận có đông người là phải nhảy xuống xe đi bọc vòng phía sau nhà ga, rồi đi thật nhanh sang bên kia để lên xe đi tiếp tục, còn những lúc xe vào thị trấn lớn thì coi như phải chờ chiếc xe khác, bởi đi bọc vòng qua bên kia thị trấn mất nhiều thì giờ, đến nơi thì xe lửa đã chạy. Cứ mỗi lần như vậy thì phải chờ đến hôm sau, có khi 2, 3 ngày mới lên xe khác, tóm lại cuộc hành trình trốn về Tàu của thân phụ chàng mất thời gian trên 2 tháng.

Khi về đến Vân Nam gặp lại người cô, sau những giây phút vui mừng cô cháu trùng phùng, Lý Trung thuật lại tất cả những diễn biến cuộc đời kể từ lúc sang Việt Nam làm nghề sơn đông mãi võ, đặc biệt là mối liên hệ với người đẹp Bình Dương, đồng thời thuật rõ từng chi tiết việc xảy ra tại tiệc cưới ở Bầu Bàng, và hậu quả là cậu phải bỏ trốn về Tàu ngay trong ngày hôn lễ.

Nghe xong bà cô sững sờ, lắc đầu thở dài một lúc rồi nói: “Như vậy cô Út Ngó coi như là dâu con của gia đình, của dòng họ rồi.” Bà nói thêm là bất cứ giá nào cũng phải tìm mọi cách đem cô về Tàu.”

Tiếp đó Lý Trung nói cho bà cô biết những vấn đề đặc biệt mà khi gặp cô Út Ngó nói lại thì cô sẽ tin bà là người thân, đồng thời để cho chắc hơn cậu trao tín vật mà cô Út Ngó từng tặng cho cậu trước ngày cưới, cũng như báo cho cô biết rằng mình đã về Tàu an toàn.

Thế là sau vài ngày chuẩn bị, bà cô lên đường sang Việt Nam, nhưng vì không biết tiếng Việt nên trước khi đến đất Bầu Bàng, Thủ Dầu Một, bà đã tìm đến nhà một người bạn ở Chợ Lớn để nhờ giúp cho sự việc, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có liên lạc. Tìm người bạn cũ chẳng khó khăn gì cho lắm, bởi nhà của bà này ở vùng Chợ Thiếc gần trường đua Phú Thọ, nơi rất đông người Hoa đến đây làm ăn sinh sống, và bà bạn này đã lập gia đình với một người đồng hương, vợ chồng có tiệm chạp phô, đời sống ổn định lập nghiệp luôn ở xứ sở này.

Bà bạn nghe được câu chuyện bi thương của Lý Trung cũng hết lòng giúp đỡ, và để cho người địa phương không nghi ngờ, bà đã đặt kế hoạch giả dạng là người đi buôn đồ gốm, tức đồ sành sứ chén, tô, dĩa, tộ, bình tích nước trà, v.v...

Vài ngày sau hai người đáp xe lửa đi Thủ Dầu Một, Bến Cát, Lộc Ninh, xuống xe tại Bầu Bàng và sáng hôm sau tại bãi đất trống gần nhà ga xe lửa, nơi thường ngày mỗi buổi sáng cư dân nhóm chợ, có thêm hai người đàn bà Tàu mới đến, bán các món hàng xuất xứ từ Lái Thiêu, rất được bà con hoan nghinh, bởi lâu lắm mới thấy có người bán mặt hàng này. Chợ tan, hai bà Tàu ở lại để ngày hôm sau bán thêm bữa nữa, bởi thông thường là thế, dù món hàng gì cũng chờ người đi chợ bữa nay về thông báo cho bà con hay, và bữa sau người ta mới đến mua nhiều hơn.

Do sắp đặt sẵn nên chiều hôm đó bà ở Chợ Thiếc hỏi thăm qua loa vài người xóm này, tìm nơi ngủ nhờ một đêm và sau khi được mách đã đi vào nhà Bà Tư Bân hỏi xin. Dĩ nhiên được như ý muốn bởi nhà không có đàn ông, chỉ hai mẹ con nên việc cho ngủ nhờ không có gì trở ngại.

Món hàng sành sứ bày bán tại đây nhiều ít, lời lỗ gì không biết, nhưng có cái là móc nối được với cô Út Ngó, người đẹp Bình Dương vợ của Lý Trung.

Nghe chàng phi công Lý Hùng kể đến đây, Thanh Nga nóng ruột hỏi:

- Mẹ có tin một trong hai người đàn bà Tàu là cô của cha không vậy anh?

- Lúc đầu thì không tin, bởi mẹ cứ luôn nghĩ rằng cha đã bị cọp ăn chết rồi thì làm sao có thể về Tàu được.

- Vậy chớ làm sao để mẹ tin?

- Nhờ tín vật mà anh đã nói qua khi nảy.

- Tín vật gì vậy, có đáng giá hôn?

Lý Hùng cười:

- Mẹ đang trong hoàn cảnh nghèo nàn thì tín vật đâu có gì đáng giá.

- Vậy là món gì, anh nói mau đi.

- Chai dầu cù là hiệu Mac Phsu.

- Dầu cù là lại là tín vật hay sao?

- Nhưng chai dầu cù là này là món vật đầu tiên mà cha tặng cho mẹ lúc mẹ bị nhức đầu, và trong lúc đi cạo mủ cao su tình cờ mẹ lượm được đồng xu năm chim, rồi bỏ vào trong đó dùng cạo gió. Ngày nọ cha bị cảm, mẹ cạo gió cho và giao luôn cho cha cất giữ và nói: “Sau này nếu có thất lạc với nhau thì chai dầu này là tín hiệu.”

Thanh Nga nói:

- Chắc mẹ có linh cảm rằng sẽ có lúc xa nhau nên mới nói lên những lời như vậy.

- Anh cũng nghĩ thế, do đó chai dầu cù là có đồng xu năm chim bên trong coi như tín vật. (Thời này người ta xài tiền xu, mà đồng trị giá 5 xu có hình con chim nên thiên hạ gọi là “đồng xu năm chim”).

Thanh Nga nói:

- Ðặc biệt quá hả anh? Chắc là nhờ thấy trở lại chai dầu cù là và lời kể mà mẹ tin.

- Ðúng vậy! Ðược bà ngoại đồng ý cho phép, nên sau khi bà cô rời Bầu Bàng được một ngày thì mẹ cũng giả như đi chợ lên chuyến xe lửa đi Sài Gòn và đến Chợ Thiếc.

- Phải giả đi chợ à?

- Mẹ không thể đi công khai bởi sau ngày tên sếp Tây bị trọng thương, Tây đồn điền cho thuộc hạ canh chừng dù rằng nhiều người đều tin rằng cha đã bị cọp ăn.

- Ðến Chợ Thiếc rồi, tại đó mẹ theo bà cô về Tàu hả anh?

- Còn gì phải hỏi, biết được cha vẫn còn mạnh khỏe, mẹ mừng vui vô hạn chớ mấy tháng qua ngày nào cũng khóc thầm mỗi khi cúng cơm.

- Nói vậy nhà còn bàn thờ cha hả anh?

- Chớ sao, chồng chết còn đang mang tang thì ngày nào cũng cúng cơm.

Thanh Nga cười:

- Cúng thì cúng chớ ổng đâu có về ăn, mà khi dọn xuống thì chỉ có mẹ ăn thôi. À! Về Tàu thì sao nữa nói tiếp đi.

Lý Hùng nói tiếp rằng khi về đến bên Tàu thì mẹ và cha chàng làm đám cưới trở lại theo đúng tập tục của người Trung Hoa, tức là cũng nhứt bái thiên địa, nhị bái phụ mẫu, phu thê giao bái... Ở Vân Nam có gia đình họ Ðặng hiếm muộn đã nhận mẹ làm con, đứng ra xin giấy tờ cho mẹ lấy họ Ðặng, từ đó mẹ có tên Ðặng Kim Phụng.

Thanh Nga nhanh miệng:

- Ðặng Kim Phụng, tên đẹp quá.

- Kể từ đó mẹ không còn mang tên Út Ngó, cũng không còn họ Nguyễn, mà mang tên mới và một năm sau thì anh ra đời với giấy khai sanh cha họ Lý, mẹ họ Ðặng.

- Do vậy mà anh mang quốc tịch Trung Hoa, chớ nếu không có những rắc rối thì chắc giờ đây anh là người Việt, sinh trưởng ở Bình Dương.

Lý Hùng cười:

- Dù là sinh ở đâu hay mang quốc tịch nào, miễn là trời cho anh gặp Thanh Nga là được rồi.

- Anh khéo ăn, khéo nói quá!


(Còn tiếp kỳ sau)

Phượng Các
#49 Posted : Monday, June 12, 2006 10:00:19 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thanh Nga đứng nhìn theo cho đến lúc không còn nhìn thấy tăm dạng cùng âm thanh của những chiếc phi cơ, rồi mới quay lại cám ơn người lính gác cổng, đồng thời không quên viết giấy tặng 10 vé mời của 5 đêm đi coi hát gánh Thanh Minh. Ðúng lúc có chiếc xích lô máy từ trong phi trường chạy ra, người lính kêu và cô lên xe với tâm trạng buồn bã, mới bước vào ngưỡng cửa của tình yêu, cô lại trải qua một thử thách cam go của tình cảm, mà sự gian nan của cô ngày hôm nay cũng đáp lại mối tình sâu đậm của chàng phi công đã dành cho cô.

Về đến nhà thì thấy bà Bầu Thơ đang ngồi ở cửa trông ngóng cô trở về, bởi bà cũng được thiên hạ cho biết hôm nay do quá nhiều người đi coi phi cơ biểu diễn, khiến cho đường lộ lên Quang Trung bị kẹt cứng, xe cộ không di chuyển được và chiếc xe Peugeot 203 do tài xế chú Tám lái cũng chung tình trạng, nên giờ này vẫn chưa về được. Có điều bà thắc mắc là Thanh Nga về bằng cách nào, chen chân thế nào với hàng vạn người cùng lúc qua cầu Tham Lương? Cũng như cô về bằng phương tiện gì, chớ không lẽ đi bộ? Bà hỏi thì Thanh Nga chỉ trả lời qua loa rằng nhờ người đi đường thông cảm chở cô về bằng xe đạp, chớ không nói rõ là nhờ gia đình ông bà Năm Ðáng dùng bè chuối đưa cô qua kênh Tham Lương, và sau đó thì cô con gái của ông bà đã sử dụng con đường trong thôn xóm đưa cô về Tân Sơn Nhứt bằng xe đạp.

Sở dĩ Thanh Nga không nói rõ cho bà mẹ nghe vấn đề là do hiện giờ tình cảm giao động, cô đang nghĩ đến người yêu, tâm trí hướng hết về chàng phi công hào hoa Lý Hùng nên bất cứ câu chuyện nào dài dòng, cô cũng không muốn nói ra trong lúc này cho ai nghe dù là bà Bầu Thơ. Cô đoán chừng là hiện giờ chàng sắp sửa về đến Ðài Bắc, và luôn cầu nguyện ơn trên cho chàng về đến nơi bình an.

Bữa nay đoàn Thanh Minh đang hát ở rạp Huỳnh Long, Bà Chiểu và do khi trưa biết được Thanh Nga bị trở ngại, có thể chiều tối mới về tới nhà, mà trưa giờ thiên hạ đã đồn đãi như vậy, do đó bà Bầu Thơ đã chọn vở tuồng khác có người thay thế vai trò của Thanh Nga. Biết được như thế, cô vào phòng đóng cửa nằm nghỉ, bởi sau một ngày vất vả, giờ đây cô quá mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, nhứt là đôi bàn chân đau buốt, đi lại trong nhà cũng đau thì tinh thần đâu diễn xuất mà lên sân khấu.

Phòng yên tịnh, nhưng Thanh Nga nào có ngủ được đâu, hình ảnh chàng phi công Lý Hùng cứ chập chờn lởn vởn trước mặt, vừa chợp mắt thì cô hình dung đến chàng. Cô suy nghĩ miên man, vì với hoàn cảnh hiện tại thì đến bao giờ mới gặp lại người yêu, cô và chàng coi như sơn khê cách trở, việc đi lại giữa hai quốc gia đâu phải dễ dàng như người ở trong nước. Hơn nữa vì công vụ ràng buộc, chàng khó thể đi chỗ này nơi nọ như người dân bình thường, trước khó khăn như vậy thì làm thế nào để được gần bên nhau theo như ý muốn của cả hai? Thật là một bài toán vô cùng nan giải, khó tìm ra đáp số, do đó mà dù mỏi mệt cô vẫn chưa yên giấc được.

Về phần bà Bầu Thơ thì dù chiếc Peugeot 203 và người tài xế vẫn chưa về, nhưng bà đã yên tâm một phần lớn, bởi Thanh Nga đã về đến nhà và vào phòng nghỉ ngơi rồi. Lúc gần tối thì bà chuẩn bị vào rạp hát Huỳnh Long như hằng đêm có mặt để điều động mọi người lo cho buổi hát đêm nay. Cái lo lắng, khổ tâm nhứt của bà Bầu Thơ trong lúc này là sự yếu thế của đoàn hát Thanh Minh trước thực lực hùng hậu của đoàn Thủ Ðô mới ra đời, đang thu hút hầu hết khán giả cải lương vốn từ trước đến giờ vẫn ủng hộ bảng hiệu Thanh Minh. Thật vậy, sau nhiều năm oai trùm với ngôi vị một đoàn hát lớn, một đại bang nghệ thuật, nhưng giờ đây phải chịu lép vế trước đoàn hát Thủ Ðô hùng mạnh.

Cách đây mấy tháng khi được tin ông Ba Bản chủ nhân hãng dĩa hát Hoành Sơn đang thành lập đoàn hát với sức mạnh vô song về tài chánh, mà nhứt là đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn cùng kép độc ưu hạng Hoàng Giang về cộng tác và đang tập dượt, thì sự lo lắng của bà đã bắt đầu. Ðể đối phó với thực lực hùng hậu của đoàn Thủ Ðô sắp ra đời, bà đã ký hợp đồng dài hạn với rạp Nguyễn Văn Hảo, với mục đích không cho gánh Thủ Ðô có rạp lớn khai trương, mà khai trương rạp nhỏ thì làm sao đủ sở hụi, như vậy sẽ chết dần chết mòn, trước sau gì cũng rã gánh thôi. Do cạnh tranh nghề nghiệp, bà đã âm thầm làm việc trên mà ông bầu Ba Bản đâu có hay biết, cứ lo tập dượt thôi, đến lúc đoàn hát hình thành chuẩn bị ngày ra mắt khán giả, đi tìm rạp khai trương thì mới biết rạp hát lớn Nguyễn Văn Hảo đã bị bà Bầu Thơ chế ngự, có nghĩa là bà có quyền ngăn chận bất cứ đoàn cải lương nào muốn về đây.

Cũng cần biết vào thời điểm này rạp hát Nguyễn Văn Hảo với 800 chỗ ngồi, được giới nghệ sĩ gọi là “hàng không mẫu hạm Nguyễn Văn Hảo,” coi như là rạp lớn nhứt ở Ðô Thành, mà xưa giờ các gánh hát đều nhắm vào để chọn ngày khai trương. Rạp lại nằm ở địa điểm thuận lợi, phía trước rạp là đường Trần Hưng Ðạo, mặt sau hậu trường là đường Bùi Viện, mà ngay đó lại có ngã tư, do con đường Ðề Thám chạy ngang, cũng được giới cải lương đặt tên là “Ngã Tư Quốc Tế.” Tóm lại thời bấy giờ ở Ðô Thành không có rạp cải lương nào thuận lợi và lớn bằng rạp Nguyễn Văn Hảo, do đó mà bà Bầu Thơ mới hạ đối thủ bằng cách ký hợp đồng dài hạn độc quyền chiếm rạp để giết chết đoàn Thủ Ðô ngay trong thời kỳ khai trương, thủ đoạn của bà Bầu Thơ vô cùng thâm độc.

Chiến thuật của bà bầu Thơ thật cao siêu, một người đàn bà bản lãnh mới dám nghĩ ra sự việc trên, và nếu như người nào đó chắc phải điêu đứng, sẽ nản chí bỏ cuộc để cho bà độc tôn với bảng hiệu Thanh Minh. Thế nhưng, bà Bầu Thơ gặp phải đối thủ cao siêu hơn bà gấp bội, bởi ông Ba Bản là tay cự phách, chưa từng lùi bước trước tình huống nào, thử thách nào, mà thời kỳ còn là sinh viên ra học ở Hà Nội người ta đã nể nang thán phục ông (cái khí phách của ông Ba Bản sẽ được đề cập ở phần sau).

Trong khi bà bầu Thơ vẫn còn tình trạng tiền vay bạc hỏi để hoạt động nghề nghiệp, thì ông Ba Bản (con của đại điền chủ ở Bến Tre) tiền dư bạc để, sau khi trúng thầu mở con đường từ Thủ Dầu Một đi Ban Mê Thuột, ông thành lập hãng dĩa hát Hoành Sơn, phát hành bán toàn khắp Ðông Dương và luôn cả ở bên Pháp. Những người thân của ông kể rằng lúc bấy giờ tiền lợi nhuận hãng dĩa hát cứ hai ngày thì mua được một chiếc Simca, tóm lại đồng tiền của ông đủ sức xoay chuyển tình thế, và bà Bầu Thơ cũng vì độc quyền chiếm rạp lớn mưu hại người ta, rốt cuộc thì chính mình bị thiệt hại phải chạy có cờ.

Thông thường các rạp hát ở Sài Gòn từ trước đến giờ, gánh nào giỏi lắm thì cũng thuê mướn đôi ba tuần là cùng, bằng không thì chỉ một tuần là phải dọn đi, chớ đâu đoàn nào dám thuê mướn dài hạn cả năm. Trước sự thể không ngờ được như trên, ông Ba Bản day sang thuê rạp hát bóng Thanh Bình nằm cách đó mấy trăm thước, và cho chỉnh trang lại thành rạp cải lương, cho đặt thêm hai chiếc máy lạnh tối tân (thời điểm này tất cả rạp cải lương, kể cả rạp Nguyễn Văn Hảo đều chưa có máy lạnh), và cũng thuê dài hạn cả năm.

Rạp Thanh Bình với diện tích 1,800 thước vuông, chỗ ngồi gấp đôi rạp Nguyễn Văn Hảo, mà trước tiền đình lại rộng hơn gấp ba lần, và với sự cải tiến nghệ thuật, cùng sức mạnh trong quảng cáo, đoàn Thủ Ðô đã thu hút gần hết con số khán giả cải lương hằng đêm, làm cho đoàn Thanh Minh đang hát ở rạp Nguyễn Văn Hảo bị trống trơn ghế ngồi, các rạp ở gần khu vực như Thành Xương cũng cùng tình trạng. Trước tình thế đó bà Bầu Thơ đành cho đoàn Thanh Minh dời đi xa để sống còn, hết vô Xóm Củi thì lại lên Phú Nhuận, có lúc thì chạy đến Gò Vấp, ngọn cuồng phong Thủ Ðô đã thổi bay hết các gánh nào xáp lại gần, rõ ràng là “gậy ông đập lưng ông” hay là “giáo Tàu đâm Chệt.”

Trong thời gian một, hai tháng đầu hát khai trương tại rạp Thanh Bình, đoàn Thủ Ðô luôn chật rạp, mỗi suất hát gần 2,000 vé bán ra, và phía trước sân rộng gấp 3 lần rạp Nguyễn Văn Hảo, ông Ba Bản đã cho đặt mấy cái loa bên ngoài để khán giả không mua được vé đứng nghe đỡ ghiền (việc làm này cũng ảnh hưởng không ít đến con số khán giả của các rạp khác). Trong lúc đoàn Thủ Ðô đông nghẹt khán giả, chỗ đứng chỗ ngồi đều không còn thì các đoàn khác khán giả thưa thớt, đêm nay đoàn Thanh Minh trình diễn ở rạp Huỳnh Long với con số khán giả dưới nửa rạp, nếu tình trạng như vầy kéo dài thì đoàn Thanh Minh khó sống, do đó mà sáng hôm sau lúc Thanh Nga thức dậy, bà đem vấn đề bàn bạc với cô. Riêng Thanh Nga thì từ lâu nay chỉ chú tâm đến vấn đề hát trên sân khấu mà thôi, chớ không để ý gì đến vấn đề kinh doanh nghệ thuật của bà Bầu Thơ, kể cả việc bà dùng thủ đoạn chiếm độc quyền rạp Nguyễn Văn Hảo cô cũng chẳng hề hay biết. Bữa nay nghe rõ vấn đề, cô trách mẹ tại sao lại làm cái công việc ảnh hưởng đến sự phát triển nghệ thuật, mà nói về vô vi thì có tội với Tổ nghiệp cải lương.

Thanh Nga nghĩ giả thử nếu như bà không làm cái chuyện ngăn chận đó thì đâu đến đỗi phải mang đoàn hát đi tránh như hiện tại, bởi nếu đoàn Thủ Ðô mà hát khai trương ở rạp nguyễn Văn Hảo thì cũng thu hút 800 khán giả là cùng, số còn lại họ sẽ đi coi ở các rạp khác, đoàn khác, chớ đâu có tập trung gần hết về rạp Thanh Bình như hiện nay. Giờ đây sự việc đã lỡ rồi, để tạm thời cứu vãn cô đề nghị bà nên cho đoàn lưu diễn một thời gian rồi sẽ tính.

nguyen
#50 Posted : Saturday, June 24, 2006 2:16:48 AM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9






Thanh Nga (Thanh Minh)
Phượng Các
#51 Posted : Sunday, July 16, 2006 3:57:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bà Bầu Thơ lèo lái đoàn Thanh Minh kể từ ngày Năm Nghĩa mất đến nay chưa bao giờ đoàn hát lại lâm vào cảnh khốn đốn như hiện thời, bởi tiền bạc triệu vay nợ lời để hợp đồng với rạp Nguyễn văn Hảo, rồi lại phải bỏ rạp chạy dài, mà đi tới đâu cũng bị trống rạp, do đó mà bà quá lo lắng, mất ăn mất ngủ nhiều đêm vẫn chưa tìm ra lối thoát, nên hôm nay đành đem sự thể bi đát của đoàn nói cho Thanh Nga nghe, chớ xưa giờ mọi chuyện bà âm thầm lo liệu lấy. Bà biết rằng nay mai đây Thanh Nga cũng rõ hiện tình của gánh hát nên không giấu diếm nữa, biết đâu cô có thể giúp bà vượt qua nỗi khó khăn, và khi Thanh Nga đề nghị cho đoàn đi lưu diễn một thời gian để cứu vãn tình hình, thì bà không còn chọn lựa nào hơn, đành nghe theo lời cô thôi.
Thế nhưng, lưu diễn thì đi đâu đây, xa hay gần, thời gian dài hay ngắn? Từ lúc quán xuyến đoàn hát Thanh Minh đến giờ bà chưa từng mang đoàn rời khỏi Ðô Thành, nên không có kinh nghiệm gì hết trong vấn đề lưu diễn, và đây cũng là vấn đề mà bất cứ bầu gánh hát nào cũng lo âu, đó là chưa kể đến việc phải chuẩn bị sẵn sàng một số vốn để khi gặp bất trắc có thể giải quyết liền. Tóm lại một đoàn hát hoạt động gần thì nhiều thuận lợi, còn đi lưu diễn thì phải thích ứng với tình hình tại các địa phương, gặp khó khăn là thường. Giờ đây thì bà liên tưởng đến hình ảnh sông nước ở miền Tây, nếu đi về miền này thì ít nhứt đoàn cũng được một địa phương ủng hộ, đó là tỉnh Bạc Liêu, nơi sinh trưởng của Năm Nghĩa, nhưng còn những nơi khác thì sao, người ta có ủng hộ gánh Thanh Minh trong khi không có mặt Út Trà Ôn? Trong lúc đầu óc còn đang suy tính chương trình lưu diễn thì bỗng Thanh Nga nói:
- Ý của con nên cho đoàn lưu diễn ở tỉnh Bình Dương.
- Sao lại đi Bình Dương? Nghe nói xưa nay các gánh lưu diễn thường nhắm vào các tỉnh miền Tây.
Bà bầu Thơ thắc mắc không biết do đâu mà Thanh Nga lại đề nghị ngay tỉnh Bình Dương, và riêng Thanh Nga thì cô cũng phác họa trong đầu, nếu đoàn đi Bình Dương thì cô sẽ có dịp tìm đến quê ngoại của người yêu, bởi đối với cô hiện giờ Bình Dương như có cái gì rất gần gũi vậy. Tuy trong lòng nghĩ thế nhưng Thanh Nga đâu có nói ra, mà chỉ đưa ra luận cứ của vấn đề về sinh hoạt đời sống người dân ở từng địa phương, cô nói:
- Theo con thì dù ở tỉnh nào, miền Ðông hay miền Tây cũng đều có rất nhiều người muốn đi coi hát, chỉ có cái là họ có làm ra tiền để mua vé vào rạp hay không mà thôi.
- Nhưng con có chắc rằng ở Bình Dương thiên hạ có sẵn sàng tiền để mua vé coi hát?
- Cái đó do trời, mình có thời hay không mà thôi.
Bà bầu Thơ nghĩ bụng gánh Thanh Minh từ ngày còn Năm Nghĩa đến giờ chưa một lần dọn đi Bình Dương, giờ đây tự nhiên Thanh Nga lại đề nghị nơi này cũng là điều lạ, mà bà không muốn hỏi thêm. Thôi thì cứ nghe theo, biết đâu khi đến Bình Dương nhằm lúc thiên hạ có nhiều tiền, đêm nào cũng đầy rạp thì đỡ khổ biết mấy. Nghĩ vậy nên bà quyết định cho đoàn đi đến tỉnh lỵ Phú Cường mà chính mình cũng chưa một lần đặt chân tới, dù rằng cách Sài Gòn chẳng bao xa.
Thế là nội nhựt ngày hôm đó đào kép, công nhân gánh Thanh Minh đều được tin đoàn sẽ đi lưu diễn mà trước tiên là tỉnh Bình Dương, làm ai nấy đều ngán ngẫm, bởi vùng đất này chẳng có gì hấp dẫn nên xưa giờ ít khi các gánh hát dọn đến, dù là gánh hạng “B,” chớ đại ban hạng “A” như Thanh Minh mà về Bình Dương là điều hiếm thấy.
Thời gian qua từ lúc đoàn Thủ Ðô ra đời, đã thu hút gần hết khán giả, thì mọi người trong gánh Thanh Minh đều nghĩ đến không thể tránh khỏi vấn đề phải đi lưu diễn, nên ai nấy đều nói cho nhau là chuẩn bị tinh thần đi là vừa, chỉ có cái là chẳng một ai nghĩ rằng đoàn sẽ đi Bình Dương. Nhưng rồi khi đến Bình Dương vào buổi sáng thì ngay lúc chiều trước khi mặt trời lặn, người ngồi ở quày vé báo cho bà Bầu Thơ biết là vé ghế ngồi đã bán hết, và đang bán vé hạng cá kèo, tức vé đứng coi.
Thế là tại sao, một địa danh có nhiều khán giả như vậy, mà trước đây các gánh hát ít khi dọn đến, để cho ngày hôm nay gánh Thanh Minh hốt bạc? Câu hỏi này được đặt ra cho nhiều người, có người thì nói rằng nhờ Thanh Nga được ơn trên phù độ, nên cô đề nghị đoàn đi Bình Dương thì đương nhiên đến đây sẽ được ủng hộ, chớ nếu cứ trống rạp mãi thì sớm muộn gì cũng phải rã gánh.
Khi nghe nói vé bán hết, bà Bầu Thơ và ai nấy đều vui mừng, nhưng Thanh Nga thì cô dửng dưng, chẳng mừng chút nào, coi như vấn đề này cô đã biết trước. Theo lời một công nhân trong đoàn kể lại thì ngay lúc tảng sáng khuân vác đồ đạc lên xe, thì anh ta nghe Thanh Nga nghe nói với bà Bảy Tầm Vu, rằng ba cô bạn gái của cô cho biết thời gian hát ở Bình Dương đêm nào cũng chật rạp. Thế ba cô bạn của Thanh Nga là ai? Ðây cũng là một trong những huyền thoại về Thanh Nga vậy.
Ðêm hát nói trên hầu hết khán giả người Bình Dương đi coi, họ ăn mặc bình thường, nam giới thì sang lắm cũng chỉ quần tây áo sơ mi bỏ ngoài, còn nữ giới thì mặc đồ bà ba, quần đen áo màu hoặc bông. Duy có ba cô gái lạ ngồi ghế thượng hạng thì ăn mặc tân thời, may kiểu đầm, kiểu ngắn tay, khiến cho thiên hạ chú ý nhiều, và lúc vãn hát ra về các cậu trai đi theo xem nhà ở đâu, nhưng các cô đi nhanh quá và khuất dạng trong đêm tối.
Thế nhưng, cũng có người am tường tình hình tại địa phương đã giải thích một cách khoa học, họ nói rằng trước đây tỉnh Bình Dương tình trạng bất an thường xuyên, nhờ có chiến dịch Trương Tấn Bửu do Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân làm tư lệnh, đem lại an bình cho người dân ở đây một thời gian. Rồi đến khi chiến dịch chấm dứt thì đảng cướp “Bời Liễu” xuất hiện, chúng có võ trang và hoạt động đánh cướp vào những đêm tối trời, khiến cho dân chúng lo sợ cứ tối đến là cửa đóng then gài, đâu dám đi coi hát, thành thử ra gánh hát nào về đây cũng bị ế ẩm.
Lực lượng an ninh tìm cách tiêu diệt tên phó đảng Phạm Văn Bời trước, và vài tháng sau thì tên chánh đảng Phạm Văn Liễu cũng bị bắn chết (hai tên này là anh em ruột). Bọn cướp tan rã, một số rút về miệt Phước Long hoạt động lẻ tẻ thôi, và Bình Dương yên ổn trở lại ngày cũng như đêm, dân chúng sinh hoạt làm ăn đi lại bình thường. Nhờ tiêu diệt được bọn cướp, người dân đi rừng khai thác lâm sản gỗ, kinh tế phát triển, thì đúng lúc gánh Thanh Minh dọn về, khán giả đi coi chật rạp là việc đương nhiên. Ðó là lập luận của những thành phần căn cứ vào thực tế, chớ không tin vào huyền hoặc vô vi.
Phượng Các
#52 Posted : Sunday, July 23, 2006 7:40:04 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ðêm đầu tiên gánh Thanh Minh hát tại Phú Cường, Bình Dương đã đem đến sự thành công vượt bực, khán giả đầy rạp, không những vé ngồi các hạng bán hết mà luôn cả vé đứng coi cũng không còn chỗ để bán, do đó bà bầu Thơ vô cùng đẹp dạ, công nhân đào kép, giàn đờn cũng vui lây, ai nấy đều lên tinh thần. Sau khi vãn hát tất cả được bà bầu đãi cháo gà, thịt gà xé phay và gần một chục kết la-de Con Cọp, mọi người ăn uống phủ phê, vừa ăn nhậu, vừa khen ngợi Thanh Nga đã đề nghị đoàn đi lưu diễn đúng chỗ là Bình Dương, chớ nếu như đi tỉnh khác thì chắc gì được như thế. Một vài người lên tiếng nói rằng Thanh Nga có chơn mạng được Tổ nghiệp phò trợ nên mở miệng đề nghị là “trúng tủ” ngay, và dĩ nhiên ai cũng mong đêm hát ngày mai cũng như đêm nay vậy.

Sáng hôm sau trong khi mọi người trong đoàn hát còn đang say ngủ (thông thường đào kép cải lương họ ngủ đến sau 10 giờ trưa) thì Thanh Nga đã thức dậy từ sáng sớm, cô dự định đi Bầu Bàng để thăm quê ngoại của Lý Hùng, xem nơi đây sinh hoạt người dân như thế nào, mà đối với cô hiện giờ như có cái gì lưu luyến với địa danh này.

Trong lúc Thanh Nga chuẩn bị thì bà Bảy Tầm Vu đi vào phòng chia mừng với cô buổi hát thành công khi đêm, đồng thời cũng nói là vô tình mà mình được biết một gánh hát nhỏ nọ trình diễn ở một ngôi đình làng gần đây đêm qua đã không mở màn được, do bởi đoàn Thanh Minh về Bình Dương đã khiến cho họ không còn khán giả, phải nghỉ hát, bị lỗ lã và hiện đang sửa soạn dọn đi nơi khác. Nghe thế, Thanh Nga bồi hồi xúc động, bởi sự thiệt hại của gánh hát kia cũng do cô một phần lớn, đã gián tiếp gây thiệt hại cho người ta, và cô đang suy nghĩ tìm cách giúp đỡ, thì một ý nghĩ vụt hiện ra trong trí, cô nói với bà Bảy Tầm Vu:

- Thím Bảy kêu chú Tám tài xế đến đưa Nga đi liền bây giờ, và thím cũng cùng đi với Nga.

- Ði đâu mà sớm quá vậy cô?

-Thì thím Bảy cứ đi kêu, đi đâu lát nữa thì biết chớ nói ra dài dòng mất thì giờ.

Biết ý Thanh Nga không muốn nói nhiều nên bà Bảy Tầm Vu đi ngay, và một lúc sau là chú Tám tài xế đã có mặt, Thanh Nga nói:

- Thím Bảy chỉ đường cho chú Tám đưa Nga đến ngôi đình có gánh hát mà thím vừa nói lúc nãy đi.

Bà Bảy Tầm Vu lấy làm lạ tại sao Thanh Nga lại muốn đến đó, đến để làm chi, cô có liên hệ gì đến gánh hát kia? Tuy thắc mắc nhiều nhưng bà không dám hỏi, sợ rằng Thanh Nga cho rằng mình đây tò mò nên hối thúc tài xế đi lấy xe, và lúc chiếc Peugeot 203 vừa chạy đến bà vội vã lên ngồi ở băng trước hướng dẫn cho chú Tám tài xế chạy. Chẳng mấy chốc thì chiếc xe đã chạy đến nơi, Thanh Nga thấy một số người đang thu dọn gánh hát đúng như bà Bảy Tầm Vu cho biết, cô nói:

- Thím Bảy vô trong đó coi ai là bầu gánh, nếu gặp thím mời ra đây, Nga muốn nói chuyện với người bầu gánh hát này.

Bà Bảy Tầm Vu xuống xe rồi mau lẹ đi vào ngôi đình, thì vài phút sau một người đàn ông trạc tuổi trung niên cùng đi ra với bà, và khi cả hai đi gần tới thì Thanh Nga đã vội xuống xe, cô tươi cười định hỏi có phải là người mà mình muốn gặp không, thì ông này vừa thấy cô là lên tiếng phiền trách ngay:

- Trời ơi! Cô Thanh Nga ơi, tại gánh Thanh Minh của cô về đây mà đêm qua không có con ma nào ở đây coi hát, bữa nay không gạo nấu cơm, đào kép húp cháo hết rồi đó cô!

- Chú khỏi lo, không ai ăn cháo cả, Nga nghe nói nên đến đây liền để giúp cho chú có tiền trả lương cho mấy cô chú, anh chị đào kép như là có hát vậy.

Quá bất ngờ, người bầu gánh nói nhanh:

- Thiệt hôn đó cô, nếu được như vậy họ mang ơn cô biết là bao.

- Cùng tổ nghiệp với nhau mà chú, Nga rất thông cảm vấn đề này. À! Mà chú định dọn gánh đi đâu vậy?

- Chưa biết, để dọn đồ đạc cho gọn lại rồi, tôi mới đi kiếm chỗ khác.

- Nga đề nghị với chú dọn đến Bầu Bàng hát vài bữa.

- Trời ơi! Bầu Bàng dân nghèo lắm, về đó hát bán vé cho ai.

- Chú cứ dọn đến Bầu Bàng đi, Nga mua giàn cho.

Người bầu gánh vô cùng thắc mắc, nghĩ bụng không biết Thanh Nga nhắm vào cái gì mà kêu ông dọn gánh đến Bầu Bàng, một xã mà dân chúng phần lớn làm nghề cạo mủ cao su thì đâu có dư giả tiền bạc mà đi coi hát chớ! Trong quá khứ cho thấy gánh nào về đó cũng chết hết, vậy mà cô Thanh Nga lại nói là sẽ mua giàn, cô nói thiệt hay nói chơi đây? Ông định hỏi thì Thanh Nga nói tiếp:

- Chú cứ cho gánh dọn đến Bầu Bàng ngày hôm nay đi, và cho quảng cáo chiều mai mở màn, Nga sẽ có mặt hát cho bà con coi một vài lớp tuồng.

Lại càng thêm thắc mắc, người bầu gánh nói:

- Có cô hát nữa à, hát cách nào, không lẽ cô thế vai đào chánh của tôi?

- Không phải vậy đâu, đào kép của gánh vẫn hát như thường, vai người nào nấy hát, Nga sẽ hát một vài lớp tuồng ngắn của gánh Thanh Minh thôi.

- Nghĩa là cô chỉ hát thêm lớp tuồng nào đó thôi, chớ không dinh dấp đến tuồng của tôi.

- Ðúng vậy, Nga sẽ lựa lớp tuồng ưng ý để hát trước khi cho mở màn trình diễn tuồng chính.

Sau một hồi thảo luận thì Thanh Nga móc ví trao tiền mua giàn trước cho người bầu gánh, đồng thời đưa luôn tiền thiệt hại của buổi hát đêm qua, khiến ông này mừng rỡ rối rít cám ơn và đi nhanh vào đình cho mọi trong gánh biết là ông quyết định dọn gánh đến Bầu Bàng, bởi có người mua giàn rồi. Cả gánh đều mừng rỡ và riêng Thanh Nga thì thơ thới trong lòng, cô đã giải tỏa được mối ưu tư do mình đem đến sự thiệt hại cho người khác. Còn bà Bảy Tầm Vu và chú Tám tài xế theo dõi sự việc từ đầu tới cuối, người nào cũng vô cùng thắc mắc tại sao Thanh Nga là đào chánh của đoàn hát lớn, mà lại đi hát khơi khơi cho gánh hát nhỏ, lại còn thêm cái chuyện mua giàn là điều hết sức lạ lùng. Tuy vậy cả hai người chỉ chờ sự việc xảy ra coi gì trở ngại thì giúp cho Thanh Nga thôi, chớ không bàn ra, tán vào hoặc có ý kiến gì.

Chiều tối hôm đó trước khi vẽ mặt sắm tuồng, Thanh Nga cho người kêu Hữu Phước và hề Kim Quang đến tiệm nước Tàu nằm ở phía bên kia đường trước rạp hát bàn chuyện chiều mai đi hát ở Bầu Bàng, mà ý định của cô là 2 người nghệ sĩ này sẽ cùng đi hát với cô. Muốn cho hai người không phải thắc mắc vấn đề, Thanh Nga nói rõ luôn là hát đền bù thiệt hại cho gánh hát nhỏ kia và cô chịu trả tiền thù lao như hát tuồng vậy.

Thấy việc làm có ý nghĩa mà trong đó cũng có phần “lấy điểm” với Thanh Nga nên Hữu Phước không nhận tiền thù lao, còn hề Kim Quang thì cũng thông cảm nhận đờ-mi thôi.

Phượng Các
#53 Posted : Wednesday, August 2, 2006 10:48:07 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ðược hai nghệ sĩ trong đoàn đồng ý, Thanh Nga vui mừng cám ơn trước Hữu Phước, Kim Quang và cả hai cũng rất vui vẻ chớ không thắc mắc gì cả, bởi hề Kim Quang cũng muốn được lòng cô đào chánh con của bầu gánh, biết đâu nay mai sẽ có dịp nhờ cậy. Riêng Hữu Phước thì cũng muốn đi hát với Thanh Nga, chớ nếu không thì có thể cô sẽ mời người khác thay thế, chừng đó đương nhiên sẽ lung lay ngôi vị kép chánh hiện đang trong tay anh ta? Thế nhưng, Hữu Phước đâu có ngờ rằng buổi hát chiều mai ở Bầu Bàng là món quà của Thanh Nga dành tặng cho bà con quê hương người yêu của cô. Thật vậy, ngoài Thanh Nga ra không ai biết được Bình Dương là quê hương bên ngoại của chàng phi công Lý Hùng, kể cả bà Bầu Thơ cũng chẳng biết luôn, bởi sau ngày Ðại Hội Không Quân thì những gì thuộc về căn cội chàng phi công Phi Ðội Lôi Hổ, mà chàng ta từng kể cho Thanh Nga nghe tại cổng trại phi trường Tân Sơn Nhứt, cô chẳng hề tiết lộ với ai, thành thử ra Hữu Phước không tài nào hiểu nổi tâm sự thầm kín của cô đào chánh đang hát đóng cặp với mình trên sân khấu Thanh Minh. Giả thử nếu như mà Hữu Phước biết được buổi hát chiều ngày mai ấy là của Thanh Nga dành tặng cho Lý Hùng thì chắc là anh ta sẽ từ chối mà còn thêm bực tức, và cũng do không biết nên Hữu Phước chỉ hỏi Thanh Nga hát tuồng gì, lớp nào để mà chuẩn bị mà thôi.

Thanh Nga nghĩ bụng rằng, hát tặng cho bà con, cho quê hương của người yêu thì phải chọn một tuồng thật đặc sắc, không những tuồng hay mà phải mang ý nghĩa đặc biệt, phải khác hơn là trình diễn bình thường, và sau một hồi suy nghĩ cô bỗng nhớ lại tờ giấy nợ của soạn giả Hoàng Khâm, cô nói với Hữu Phước:

- Nga và anh Ba sẽ hát một hoặc hai lớp trong vở tuồng Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn (thời điểm đó chưa có từ ngữ “trích đoạn” như bây giờ).

- Trời đất! Tuồng mới của ông Hoàng Khâm chưa khai trương, bộ không sợ ổng kiện sao?

- Anh Ba khỏi lo, ổng đã cho phép Nga rồi, có giấy tờ đàng hoàng (ngoài đời Hữu Phước thứ Ba và Thanh Nga thường gọi anh ta là “anh Ba”).

Thật vậy, Thanh Nga đã được soạn giả Hoàng Khâm cho phép cô được sử dụng bất cứ tuồng nào của ông, kể cả tuồng Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn mà lúc đó thì vở tuồng này chưa được hát khai trương, nhưng do đâu mà Thanh Nga lại được ưu tiên như vậy?

Số là vở tuồng Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn được soạn giả Hoàng Khâm viết và đưa lên Bộ Thông Tin kiểm duyệt xong từ đầu năm 1960, đã giao cho đoàn Thanh Minh phân bố các vai: Thanh Nga vai Lý Hương Lan, tức người đẹp Bạch Hoa Thôn và Hữu Phước vai chàng ngốc bán than tên Hà Lâm. Ðây là vở tuồng khá hay, tình tiết khá gay cấn, rất nổi tiếng vào thời đó và các nghệ sĩ đoàn Thanh Minh đã tập dượt xong, đang chọn ngày khai trương. Thế nhưng, lúc bấy giờ lại đang nhằm lúc đoàn Thủ Ðô mới ra đời hát ở rạp Thanh Bình và với sự cải tiến sân khấu huy hoàng, đoàn Thủ Ðô đã thu hút gần hết khán giả, thành ra Hoàng Khâm cũng như bà Bầu Thơ đã tạm thời đình lại chưa cho khai trương.

Tuồng chưa được hát mà Hoàng Khâm lại lâm vào hoàn cảnh gia đình thiếu hụt, cần số tiền vài trăm ngàn để giải quyết cơn khủng hoảng về tài chánh, mà thông thường nghệ sĩ cải lương hay soạn giả nếu cần tiền thì trước hết họ hỏi mượn bầu gánh, rồi sau đó sẽ trừ vào tiền thù lao, hay bản quyền của mỗi đêm tuồng được hát. Cách thứ hai là vay nợ của mấy người chuyên cho vay gánh hát với phân lời 20 gọi là “xanh xít đít đui,” nhưng hiện tại thì số tiền Hoàng Khâm mượn trước của bà Bầu Thơ để cho đoàn Thanh Minh cái quyền ra mắt vở tuồng Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn nó đã vượt trội con số bản quyền của soạn giả. Trong khi tuồng chưa được hát thì bầu gánh đâu có đưa thêm tiền, vả lại bà Bầu Thơ cũng đang vay nợ để làm ăn thì đâu có dư để cho soạn giả mượn. Còn các chủ nợ chuyên cho vay lấy lời thì Hoàng Khâm đã thiếu ắp lẫm, họ đánh hơi biết được rằng tuồng mới của Hoàng Khâm chưa biết đến ngày nào mới được trình diễn, nên đã xiết hầu bao lại, thành thử ra Hoàng Khâm bí quá day sang than vãn với Thanh Nga, bởi ông thừa biết cô đào này có dư nhiều trong nhà băng. Thật thế, Thanh Nga hằng đêm lãnh lương đào chánh, người thơ ký làm sổ sách mỗi ngày đều chuyển vào trương mục của Thanh Nga trong ngân hàng, mà cô thì lại không xài phí như nhiều nghệ sĩ khác nên trong trương mục có rất nhiều tiền.

Thấy soạn giả Hoàng Khâm đang gặp cảnh khó khăn, Thanh Nga đồng ý cho ông ta mượn 200 ngàn đồng, và do không phải là người làm nghề cho vay nên cô không tính đồng lời nào. Hoàng Khâm mừng quá, cảm động quá nên trong giấy nợ mượn tiền ông có ghi Thanh Nga được quyền sử dụng tuồng tích của ông, bất cứ tuồng nào kể cả tuồng mới Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn như đã nói ở trên. Tuy không nói rõ vấn đề với Hữu Phước, nhưng Thanh Nga quả quyết là cô có quyền hát bất cứ tuồng nào của soạn giả Hoàng Khâm. Thế là Hữu Phước rời tiệm nước với lời hứa chiều mai sẽ cùng đi với Thanh Nga đến Bầu Bàng, và anh hề Kim Quang cũng thế, vui vẻ nhận lời bởi đối với anh ta thì hát càng nhiều càng tốt, càng vô thêm tiền chớ có thiệt thòi gì đâu.

Ðêm thứ nhì hát tại Phú Cường, Bình Dương khán giả cũng đông không kém đêm đầu tiên, đoàn Thanh Minh gặt hái khả quan, mọi người vui mừng và riêng Thanh Nga thì tâm trạng còn có thêm sự mừng vui khác là sắp về hát tại quê hương người yêu của cô là Lý Hùng, dù chàng đang ở cách xa cô ngàn dặm.

Sáng hôm sau Hữu Phước thức dậy sớm hơn mọi bữa, mới 9 giờ là bắt đầu chuẩn bị cho buổi hát chiều nay với Thanh Nga, anh ta ôn lại lớp tuồng chính yếu được coi như chủ lực trong vở hát Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn. Tuồng này Hữu Phước với vai trò chàng ngốc bán than, đã than thân trách phận bằng lớp nói lối vô vọng cổ:


“... Nàng là người đẹp giữa vườn hoa trắng, tôi chỉ là thằng ngốc bán than. Nàng mượn ta làm chồng mới cưới, để rồi yêu đắm đuối ông Hoàng...

Trời ơi! Trong ngục lạnh đêm dài nàng ngủ say trong mộng đẹp, còn ta thì sầu riêng tủi phận mà năm canh thức trắng canhà tàn. Vì sợ cho đời hoa tàn rũ giữa điện ngọc cung vàng, nên nàng mới mượn ta làm chồng mới cưới để được ông vua già chê chán buông tha...”


Gần trưa ngày hôm đó, tức còn khoảng 5, 6 tiếng đồng hồ nữa thì tại Bầu Bàng, gánh hát nhỏ của ông bầu Tư Láng sẽ mở màn hát vở tuồng Ðường Về Tổ Quốc, do chính ông soạn dựa theo trong dĩa hát (ông bầu này được thiên hạ đặt cho biệt danh “Tư Láng” là do trước đây đầu ông lúc nào đầu cũng chải brilantine láng nhuốc). Tấm bảng quảng cáo được thực hiện bằng chiếc đệm vẽ vội vàng dựng ở chợ Bầu Bàng, có đề tên nghệ sĩ Thanh Nga, Hữu Phước, Kim Quang khiến người dân ở đây ai cũng ngạc nhiên, đồng thời cũng không khỏi ngờ vực tấm quảng cáo kia, không biết có thật hay là gánh hát ế quá nên ông bầu làm liều, chớ 3 nghệ sĩ trên họ dư biết là đang đi gánh lớn Thanh Minh, thì lẽ nào lại về “đầu quân” gánh hát nhỏ của ông chỉ chuyên hát đình hát chợ? Tuy vậy họ cũng rủ nhau chiều nay có mặt ở chợ Bầu Bàng, thực hư rồi sẽ biết, bởi bữa nay số đông dân phu làm nghề cạo mũ cao su họ nghỉ việc. Ở nhà cũng chẳng làm gì, thôi thì cứ đến chợ nếu có thì nhìn tận mắt Thanh Nga, Hữu Phước mà phần đông họ chỉ nghe tiếng hát trong radio chớ chưa một lần thấy mặt.

Khoảng 10 giờ trưa tại Phú Cường, Bình Dương ông bầu Tư Láng của gánh hát nhỏ đến gặp Thanh Nga cho biết gánh hát đã sẵn sàng mọi thứ, cô cần cho người đến sớm để bán vé, bởi đã mua giàn rồi thì việc bán vé thuộc về cô chớ không phải là của ông.

Phượng Các
#54 Posted : Thursday, August 24, 2006 5:40:44 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ðồng thời ông bầu Tư Láng cũng nói với Thanh Nga, rằng ở Bầu Bàng đại đa số dân chúng nghèo xơ nghèo xác, là thành phần mà quanh năm suốt tháng chỉ lo cái ăn cái mặc, tiền bạc đâu có dư giả để coi hát, nếu có dành dụm được chút ít thì cũng phòng khi đau bệnh, hoặc lâu lâu bỏ tiền đi coi hát thì thường là mua vé hạng cá kèo (thời này coi cải lương có 4 hạng: Thượng hạng, hạng nhứt, nhì và ba, thông thường hạng ba là đứng coi, còn gọi là hạng cá kèo). Ðó là nói đến gánh hát nhỏ, đào kép không tên tuổi như gánh của ông, chớ còn gánh lớn thì không thể nào về hát ở vùng nói trên, sẽ chẳng có ma nào vào coi vì tiền bán vé cao. Ông đề nghị bữa nay dù rằng có Thanh Nga, Hữu Phước cũng nên bán vé giá thật thấp thì may ra mới có người coi, ông nói:

- Gánh hát của tôi chỉ bán bằng phân nửa giá của gánh Thanh Minh mà người ta còn than không có tiền, phải hạ thấp thêm, cô liệu mà bán vé để có người coi.

- Chú Tư khỏi lo vấn đề đó, Nga biết mà!

Thanh Nga trả lời liền như vậy, không đắn đo gì cả, bởi cô đâu có ý định bán vé, mà mục đích là hát tặng cho bà con quê hương của người yêu, buổi hát chiều nay cô quyết định là không thu vô đồng nào cả nên mới mua giàn để cho bầu gánh không bán vé, dù là giá rẻ, cô nói tiếp:

- Chú Tư cứ lo phần của chú trong việc mở màn, chọn tuồng và điều động anh chị nghệ sĩ hát cho hay để bà con coi, còn phần của Nga thì đã lo xong rồi.

- Thì tôi khuyên vậy thôi, chớ bán vé mắc rẻ thế nào là quyền của cô, vì cô đã mua giàn rồi.

- Cám ơn chú Tư, mà chú có biết rằng chiều nay thiên hạ sẽ quy tụ đông đảo hôn vậy?

- Ðông là cái chắc rồi đó, nhưng họ có mua vé vô coi mới là điều cần thiết cho mình, ở thôn quê hễ có gánh hát về thì hầu như nhà nào cũng có người đến tụ tập trước rạp, đó là chưa kể những người mua bán họ có dịp bày bán bánh trái, thức ăn nước uống.

- Nếu không mua vé vào coi thì họ đến làm gì, Nga sợ rằng người ta sẽ không đến đông đảo đó chú Tư.

- Sao lại không, tôi bảo đảm là đông lắm, bữa nay dân phu cạo mủ cao su nghỉ làm, họ sẽ có mặt đầy chợ cho mà coi, nhưng họ có mua vé vô coi hay không thì khó mà đoán được, bởi đây là lần đầu tiên có nghệ sĩ tên tuổi như cô về đây hát.

Thanh Nga nghĩ bụng cô đâu có cần bán vé, mà chỉ muốn cho thiên hạ tập trung đông đảo là được rồi, cô nói:

- Người ta đến đông thì nghệ sĩ mới lên tinh thần, còn chuyện bán vé nhiều ít là do tình trạng làm ăn của người dân thôi, Nga không đặt nặng điều đó đâu.

Thanh Nga cười thầm cái ông bầu gánh hát nhỏ này đâu rõ được ý định của cô là chỉ muốn hát tặng cho bà con ở đây, chớ đâu phải mua giàn để kiếm lời. Ý định của cô là chiều nay mở trống vách bao quanh chợ cho bà con coi thả giàn, nhưng hiện giờ thì cô chưa thể tiết lộ vấn đề đó với ông, vì cô cần phải để tự nhiên xem người dân ở đây ủng hộ cô đến mức nào, cô nói:

- Thôi, chú Tư cứ về lo chuẩn bị công việc đi là vừa, chuyện bán vé để Nga lo.

- Báo cho cô xong rồi thì tôi cũng cần phải về sớm để lo công việc.

Sau khi trao đổi thêm một một số vấn đề liên quan đến buổi hát như chọn tuồng tích hay của gánh, lớp diễn của Thanh Nga, Hữu Phước trước hay sau hoặc giữa vở tuồng, cũng như tình trạng rạp hát tức nhà lồng chợ được bao bọc bằng những tấm tre đan đơn sơ, v.và Ông bầu Tư Láng an tâm ra về mà trong bụng cũng mong muốn buổi hát chiều nay Thanh Nga sẽ có lời nhiều để thu lại số tiền cô đã giúp cho ông trả lương đào kép bữa trước, coi như đền bù thiệt hại mà đoàn Thanh Minh đã gián tiếp gây ra cho đoàn hát nhỏ của ông.

Thế là việc gì đến đã đến, chiều nay mới khoảng 4 giờ là thiên hạ đã bắt đầu lũ lượt kéo tới chợ Bầu Bàng để xem mặt Thanh Nga, Hữu Phước, hề Kim Quang theo như tấm quảng cáo được dựng ở trước chợ. Dù không hoàn toàn tin vào tấm quảng cáo, tin vào lời của ông bầu nhưng người ta cũng tập trung rất đông, biết đâu có thật thì sao? Một số người đã nói như vậy, và người ta trông cho mau đến giờ để xem mặt các nghệ sĩ thần tượng, mà nếu không về đây thì họ khó có thể thấy mặt.

Trong khi mọi người trông ngóng chờ đợi thì ông bầu Tư Láng cũng ngồi đứng chẳng yên, bởi chỉ còn hai tiếng đồng hồ nữa là mở màn trình diễn, mà sao giờ nầy chẳng thấy tăm dạng của người bán vé do Thanh Nga cử đến. Ðã vậy mà thiên hạ hết người nầy đến người kia cứ hỏi vé bán giá bao nhiêu, coi họ có đủ tiền mua hay không? Câu hỏi này ông không thể trả lời được mà phải chờ người bán vé đến, còn số người khác thì thúc giục: Gần tới giờ rồi, bán vé đi chớ! Vài người còn nói bộ ông bầu tính gạt dân ở đây hay sao mà giờ nầy chưa thấy bán vé.

Thời gian không ngừng, thêm một giờ trôi qua, tức chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa thôi mà cũng vẫn chưa thấy người bán vé tới, ông bầu càng thêm sốt ruột, ông đi đi lại lại mà hồi hộp mỗi khi có chiếc xe nào đó từ hướng Bình Dương chạy lên, coi chiếc xe có ngừng lại cho ai xuống không và người đó sẽ là người mang vé đến bán. Nhưng rồi những chiếc xe kia không hề giảm tốc độ, chạy nhanh ngang qua đây thôi, vô tình gây thất vọng cho ông. Giờ đây thì ông lại lọ lắng thêm vấn đề khác là Thanh Nga, Hữu Phước có đến, hay đã hủy bỏ chương trình nên không cho người đến bán vé chăng? Về vấn đề tiền bạc lời lỗ thì ông chẳng phải lo, bởi có người mua giàn rồi, đã có lời rồi, nhưng ông muốn Thanh Nga, Hữu Phước có mặt để ông lấy uy tín và hãnh diện với người dân vùng này rằng gánh hát bầu tèo của ông đã từng được đôi nghệ sĩ tài danh tên tuổi Thanh Nga, Hữu Phước về hát.

Thế rồi sự lo lắng của ông đã được giải tỏa, chờ đợi thêm độ nửa giờ đồng hồ sau thì từ hướng Bình Dương có hai chiếc xe du lịch chạy lên và chầm chậm ngừng lại cạnh lề đường, nơi có khoảng đất trống phía trước nhà lồng chợ. Ðám đông reo lên: Thanh Nga, Hữu Phước tới rồi bà con ơi! Thiên hạ nhôn nhao cả lên, vồn vã hỏi han đủ thứ và vây quanh hai chiếc xe khiến cho người trên xe rất khó mà mở cửa bước xuống được. Chiếc Peugeot 203 màu đen do tài xế chú Tám lái, cùng ngồi phía trước với ông là người công nhân của gánh Thanh Minh, ngồi băng sau là Thanh Nga và bà Bảy Tầm Vu. Còn chiếc kia màu trắng Peugeot 203 decapotable mui trần do chính Hữu Phước lái, hề Kim Quang ngồi cạnh bên.

Ông bầu Tư Láng kêu bà con tránh ra để Thanh Nga, Hữu Phước xuống xe mới vào hát được, nhưng người ta vẫn vây quanh, cảm tình của người dân ở đây dành cho Thanh Nga đã khiến cho cô vô cùng cảm động, nghĩ rằng phải chi có Lý Hùng ở đây chứng kiến thì hay biết ngần nào!

Câu đầu tiên của ông bầu Tư Láng hỏi Thanh Nga là người bán vé ở đâu, cũng như gần tới giờ hát rồi bán vé sao kịp, và câu trả lời của Thanh Nga là do trở ngại gì đó mà người bán vé không đến. Thôi thì ông bầu hãy cho công nhân gở đi những tấm tre bao bọc vòng chợ cho bà con coi hát tự do mà không phải mua vé.

Thanh Nga vừa nói câu trên với ông bầu thì đám đông ồn ào lên như ong vỡ tổ, quá mừng rỡ kẻ chạy đi hướng này, người chạy hướng kia kêu người thân cùng đi coi hát.

Thế là con số người có mặt ở chợ Bầu Bàng vốn đã khá đông rồi, giờ đây hay tin gánh hát thả giàn, mở trống rạp cho bà con coi tự do không phải mua vé thì độ nửa giờ sau con số khán giả tăng lên gấp mấy lần, đứng chật cả khu vực quanh chợ mà còn tràn ra đường lộ, khiến cho xe cộ di chuyển trên Quốc Lộ 13 chạy đến đây đã phải dừng lại, và một lần nữa Thanh Nga lại chứng kiến cảnh kẹt xe do số người đông đảo tập trung coi hát.

Thật vậy, tuy đường lộ bị kẹt xe không trầm trọng như ở Bà Rịa trong đêm gánh Thanh Minh hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, bà con mê coi cải lương đã vô tình làm tắc nghẽn lưu thông trên Quốc Lộ 15. Hoặc là cái hôm kẹt xe khủng khiếp ở cầu Tham Lương từ sáng sớm đến chiều tối vẫn còn, do người Hoa gây nên trong ngày Ðại Hội Không Quân, nhưng cũng làm cho vài chục chiếc xe di chuyển trên con đường này bị trở ngại lưu thông. Các xe từ hướng Bình Long, Phước Long, vùng Cao Nguyên Trung Phần chạy về đây, và xe đi ngược trở ra đã phải dừng lại hơn cả tiếng đồng hồ. Dịp may hiếm có, hành khách xuống xe coi hát luôn, thật là một cảnh tượng được kể như lạ đời chưa từng xảy ra tại đây bao giờ.

Về phía Thanh Nga, Hữu Phước thì lúc xuống xe rồi vẫn không di chuyển đi đâu được, do bởi số đông khán giả ái mộ vây quanh và ông bầu Tư Láng sau một hồi kêu gọi mỏi miệng vẫn không hiệu quả, ông nóng ruột bởi gần đến giờ hát rồi mà các nghệ sĩ vẫn chưa ra khỏi đám đông, cuối cùng phải đi nhờ mấy chú lính Dân Vệ giải quyết cho vấn đề (Dân Vệ Ðoàn về sau biến cải thành Nghĩa Quân).

Gần một tiểu đội Dân Vệ Ðoàn được phái tới đây bảo vệ an ninh, cũng nóng lòng muốn coi hát nên giải quyết khá mạnh tay bằng cách giơ súng lên đạn “rốp rốp,” khiến một số người yếu bóng vía vội đi tránh. Giờ đây thì đám đông mới giảm bớt, số người vây chặt Thanh Nga, Hữu Phước, hề Kim Quang như lúc nãy đã tản ra và các nghệ sĩ đi vào hậu trường, tức phía sau nhà lồng chợ để hóa trang lên sân khấu. Và đúng như đã sắp đặt từ ngày hôm qua, chiều nay Thanh Nga, Hữu Phước diễn lớp tuồng Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn của soạn giả Hoàng Khâm, và người dân Bầu Bàng đã được cái hân hạnh là những người đầu tiên đi coi vở hát này, dù là tuồng chưa được hát khai trương.

Lúc hóa trang gần xong, Hữu Phước kêu bầu gánh lo cho mình một gánh than, bởi trong tuồng anh ta đóng vai “chàng ngốc bán than,” và không biết ông bầu vô tình hay cố ý mà lại đem vào cho Hữu Phước một gánh than thật. Cũng cần nói rõ thêm là ở Bầu Bàng thuộc quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương vào thời điểm này trừ các vườn cao su được trồng dọc hai bên Quốc lộ 13, còn vào sâu bên trong vài cây số thì toàn là rừng, dân làm rừng đốn củi đốt than đem ra để dọc hai bên lộ bán cho xe cộ qua lại, do đó mà tại khu vực Bầu Bàng có những chổ bán than, và ông bầu đã tận dụng món vật lý tưởng có sẵn này, đã mang vào cho Hữu Phước một gánh than thật.

Gánh than với hai giỏ chất đầy than, Hữu Phước gánh lên thử thấy nặng quá kêu bỏ bớt và ông bầu đã làm theo ý, nhưng gần đến lớp tuồng sắp sửa gánh than ra sân khấu, Hữu Phước gánh lên vẫn còn thấy nặng, nếu đợi ông bầu sẽ mất thêm thời gian, sợ không kịp nên anh ta tự tay bóc bỏ thêm ra, và có lẽ lau tay không sạch nên Hữu Phước vô tình đóng vai hề, dù là trong tuồng anh ta đóng vai chánh, kép mùi.

Số là bữa nay nhằm trời nóng bức mà ở vùng Bình Dương, Hớn Quản, Lộc Ninh vào mùa nắng có tiếng là nóng nhiều hơn bất cứ nơi nào ở miền Nam, có hôm đến giữa đêm vẫn còn nóng. Có lẽ cũng do trời nóng nực như vậy nên số người địa phương thuộc nam giới, thường họ chỉ mặc quần cụt ở trần, kể cả khi ra chợ cũng vậy, thói quen này ở đây trông rất thường nên chẳng có gì lạ, và bữa nay gánh hát bầu tèo về hát vẫn có một số đàn ông con trai đã không mặc áo, họ để lưng trần tập trung trước rạp hát cười nói huyên thiên.

Cái nóng đã làm cho nhiều người đổ mồ hôi mà trong đó có cả Hữu Phước cũng bị cái nóng ở đây hành hạ, lúc đang diễn tuồng với Thanh Nga thì Hữu Phước trong vai trò chàng ngốc bán than từ trong cánh gà đi ra với gánh than trên vai, anh ta để gánh xuống nghỉ mệt, mồ hôi nhễ nhại. Hữu Phước quên rằng tay mình vừa bóc than, đã đưa tay lên gạt mồ hôi khiến cho mặt mũi dính than tèm lem làm khán giả cười rần lên, vậy mà Hữu Phước vẫn không biết khán giả cười mình, tưởng rằng họ thấy gánh than rồi cười thôi, do đó cứ tiếp tục hát.

Lúc đó Thanh Nga trong vai Lý Hương Lan, tức người đẹp Bạch Hoa Thôn dù cố nín cười, cô cũng không im được mãi nên cười ra tiếng. Thế nhưng, là một nghệ sĩ có biệt tài từ khi mới lớn lên, nên sau cái cười theo khán giả, Thanh Nga “cương” liền một câu có liên quan đến vai trò của hề Kim Quang, và anh này liền bước ra sân khấu, coi như cứu vãn tình hình, bởi hề xuất hiện khán giả cười là việc đương nhiên. Tiếng cười ồn vẫn tiếp tục cho đến lúc có tiếng ngâm trong hậu trường (do cô đào chánh của đoàn ngâm) và người ta lắng nghe như sau:


Mấy đời thằng ngốc bán than.

Ðược rờ gót ngọc nàng tiên trên trời.

Ðời sau có chuyện lạ đời.

Cóc ngồi đáy giếng lại đòi trèo thang.


Tiếp đó Hữu Phước xuống hò vô vọng cổ thì tiếng vỗ tay thay cho tiếng cười, và khán giả bắt đầu im lặng để thưởng thức làn hơi ca đang hái ra bạc triệu của Hữu Phước. Ðến chừng hát xong lớp tuồng Người Ðẹp Bạch Hoa Thôn, các nghệ sĩ tăng cường cho gánh hát bầu tèo đứng ngay ngắn chào tạ từ khán giả, chừng đó Hữu Phước mới biết là vừa qua mình đã vô tình đóng vai hề.

Hề Kim Quang hối thúc Thanh Nga, Hữu Phước ra về kẻo không kịp suất hát tối nay ở Phú Cường, thị xã Bình Dương, nhưng Thanh Nga vẫn còn lưu luyến đất Bầu Bàng, coi như đây là quê hương của cô vậy, và không hiểu sao người dân ở đây họ cũng quyến luyến Thanh Nga như người sinh trưởng ở đây, họ không muốn cô rời nơi này nên vẫn cứ vây quanh tiếp tục xem mặt cô đào khả ái. Tiếc rằng đêm nay cô phải có mặt ở Phú Cường để đảm trách vai trò đào chánh, mà vé đã bán hết từ lúc xế chiều kể cả vé đứng coi hạng cá kèo, chớ nếu như không có vai trò thì chắc là cô sẽ ở đây lâu hơn để trò chuyện với bà con quê hương của người yêu, mà giờ đây cô xem như là quê hương của mình vậy.

Khi lên xe rồi thiên hạ vẫn vây quanh, hai chiếc Peugeot 203 không nhúc nhích được, khiến cho hề Kim Quang than trời như bộng và ông bầu gánh lại một lần nữa yêu cầu mấy chú lính Dân Vệ can thiệp. Mấy chú lính này nãy giờ cũng mê coi cải lương, hay nói đúng hơn là mê coi mặt Thanh Nga, Hữu Phước, đồng thời theo dõi lớp tuồng khá hay, do đó mà dù cho đường lộ bị tắc nghẽn xe cộ lưu thông không được, mấy chú cũng tỉnh bơ coi hát không làm nhiệm vụ mở đường trong phạm vi trách nhiệm. Giờ đây Thanh Nga, Hữu Phước diễn xong, mấy chú mới bắt đầu làm phận sự, và sau khi hai chiếc xe du lịch của các nghệ sĩ chạy đi rồi, các xe khác cũng bắt đầu lăn bánh, sau hơn một tiếng đồng hồ bị kẹt xe nằm ụ tại đây.

Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga phát hành thời gian qua được nhiều độc giả ủng hộ gởi chi phiếu về mua sách, tác giả xin thành thật cám ơn. Quí vị có thể đến các nhà sách ở địa phương để mua, hoặc liên lạc tác giả Ngành Mai P.O. Box 6936 Santa Ana, CA 92706. Ðiện thoại (714) 331-4880. E-mail nganhmai@yahoo.com.
Phượng Các
#55 Posted : Thursday, August 24, 2006 9:11:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Lúc hai chiếc Peugeot 203 đưa các nghệ sĩ Thanh Nga, Hữu Phước, Kim Quang trở lại Phú Cường, Bình Dương thì gánh hát bầu tèo ở Bầu Bàng cũng bắt đầu diễn tuồng “Ðường Về Tổ Quốc,” nhưng chỉ còn khoảng phân nửa khán giả ở lại coi mà thôi, dù rằng coi không mất tiền. Như vậy cho thấy rằng khán giả cải lương dù ở thôn quê cũng kén chọn thành phần nghệ sĩ mỗi khi đi coi hát, những người ra về được kể như là họ chỉ muốn xem mặt cặp tài danh Thanh Nga, Hữu Phước mà thôi, do đó giờ đây khu vực chợ Bầu Bàng không còn đông đảo số người tập trung như lúc nãy, và ngoài đường Quốc Lộ 13 cũng không còn bị trở ngại lưu thông do số người quá đông tràn ra lộ.

Về phía các nghệ sĩ hát xong ra về thì xe của Thanh Nga chạy trước, xe Hữu Phước chạy sau (có lẽ anh nhường cho Thanh Nga), mỗi người một tâm trạng riêng, mà ai cũng để trong tâm chớ không nói ra.

Lái chiếc Peugeot 203 mui trần màu trắng chạy sau, Hữu Phước cảm thấy thơ thới trong lòng bởi vừa qua đã lấy điểm được với Thanh Nga, mà anh ta tin rằng ít nhiều gì cũng làm đẹp lòng cô đào trẻ, cái điều mà từ lâu nay anh ta hằng mong muốn. Ðây là một dịp bằng vàng, bởi suốt thời gian hát đóng cặp với cô đào trẻ đẹp dễ thương kia, anh ta đâu có cơ hội nào để lấy điểm, rồi hôm nay tự dưng người đẹp yêu cầu, thử hỏi làm sao Hữu Phước không cảm thấy phấn khởi tươi vui chớ! Ðó là về mặt tinh thần, còn về thể chất thì sau cái nắng nóng lúc ban chiều ở chợ Bầu Bàng, giờ đây mặt trời đã khuất dạng, chiếc xe mui trần Peugeot 203 decapotable của Hữu Phước phóng nhanh, những ngọn gió mát của đồng quê tấp vào làm cho cơ thể không còn thấy mệt nhọc như khi nãy.

Vào thời điểm này xe hơi du lịch loại mui trần được nhập cảng từ Pháp mà người mình rất hiếm ai xài, người ta chỉ thấy ông Tây, bà Ðầm mỗi chiều chạy hóng mát trên con đường dọc bờ sông Sài Gòn dài xuống cầu Tân Thuận. Thế mà Hữu Phước lại dám xài loại xe nói trên kể ra cũng ngon thật, có giọng ca hay là được thôi!

Khoảng 1956-1957 Hữu Phước mua lại chiếc xe mui trần này của một người Pháp, chủ nhân hãng hộp quẹt diêm hiệu “con chim cú,” và vợ chồng người Pháp này ở trên lầu tòa nhà ngay góc đường Bonard và Charner (về sau do một sắc lệnh thời Ðệ Nhứt Cộng Hòa, chỉ trừ một số rất ít, hầu hết các con đường ở Sài Gòn, Chợ Lớn đều đổi tên, và hai con đường nói trên được mang tên hai vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và Nguyễn Huệ).

Theo lời ông Ba Bản, chủ nhân hãng dĩa hát Hoành Sơn kể lại thì lúc về hát cho đoàn Thanh Minh, Hữu Phước đã có chiếc xe này rồi, và bữa nay hát xong ở Bầu Bàng, anh ta lái chạy sau xe Thanh Nga mà trong lòng dâng lên niềm vui khôn tả như đã nói ở trên.

Thế nhưng cũng lúc ấy trên chiếc Peugeot 203 màu đen chạy trước, thì Thanh Nga lại đang nghĩ đến chàng phi công Phi Ðội Lôi Hổ, người yêu của cô đang ở tận phương trời xa thẳm, chớ có mảy may nào nghĩ đến Hữu Phước đâu! Cô đang nhớ lại cái giây phút thần tiên nằm trên tay Lý Hùng ở nhà vọng gác cổng phi trường Tân Sơn Nhứt, đồng thời hình dung lại cảnh ngồi trên xe bò, trên chiếc bè chuối đưa cô qua sông Tham Lương trong ngày Ðại Hội Không Quân. Thanh Nga cũng đang nghĩ đến việc ngày mai đây sẽ viết thơ báo tin cho Lý Hùng về buổi hát khi chiều ở Bầu Bàng vừa qua, mà cô tin rằng điều này sẽ làm tăng thêm tình yêu của chàng đối vơi cô vậy.

Tình yêu của Thanh Nga dồn hết vào chàng trai xa lạ mà cô chỉ một lần gặp gỡ, và từ buổi chia tay cho đến giờ hầu như lúc nào tâm trí cô cũng hướng về chàng ta, do vậy mà hằng bao nhiêu kẻ si tình phải chịu rơi đài, trong đó Hữu Phước là một vậy. Thế nhưng mối tình của Hữu Phước là mối tình câm, không một lần tỏ tình, có lẽ biết rằng một khi thốt nên lời thì thất vọng là cái chắc, mà có thể không còn được hằng đêm hát tuồng đóng cặp với Thanh Nga, thôi thà cứ để vậy vẫn hơn!

Hình bóng chàng trai kiêu hùng lái máy bay phản lực F-86 đã ngự trị trong trái tim Thanh Nga, thành ra những kẻ chạy theo cô điều thất vọng, có kẻ tuyệt vọng đến điên cuồng dám làm những chuyện mà không ai có thề ngờ được, như trường hợp một cậu học sinh trường Phan Chu Trinh ở Ðà Nẳng, cậu ta si tình đến độ tự chặt một lóng tay của mình “làm quà” gởi tặng Thanh Nga. Sự việc này là một trong nhiều nhiều huyền thoại quanh Thanh Nga, mà tác giả đã thu thập được nhiều dữ kiện ly kỳ, uẩn khúc và sẽ đề cập ở phần sau với nhiều chi tiết hơn.

Trở lại sự việc Thanh Nga, Hữu Phước trên đường trở lại Bình Dương thì hai chiếc xe du lịch chạy về tới rạp hát trước 8 giờ tối, tức là kịp sắm tuồng để lên sân khấu, và giờ này ở trước rạp cũng đông nghẹt người ta chẳng khác gì đêm trước nên cả đoàn lại thêm một buổi tối mừng vui hớn hở.

Thấy Thanh Nga, Hữu Phước và hề Kim Quang về tới, bà Bầu Thơ cho lệnh người xét vé cho khán giả bắt đầu vào rạp, và tối nay đoàn Thanh Minh hát tuồng “Nắm Cơm Chan Máu,” tức là vở tuồng từng được đài phát thanh Sài Gòn trực tiếp truyền thanh trong cái đêm mà Chính Bình Giã gặp cô gái ma ở cầu Rạch Hào. Trong lúc Chính ân ái giao tình với cô gái thì cô tiết lộ cho cậu biết rằng, một thời gian gần đây Thanh Nga sẽ ra hát ngay ở cầu Rạch Hào này và chuyện đó đã xảy ra như đã nói ở phần trước.

Tuồng này hai vai chính là Trần Ai và Ðỗ Lệ, do cặp Hữu Phước, Thanh Nga đảm trách, mà đoàn Thanh Minh đã hát đi hát lại nhiều lần. Không biết có phải do một sự an bài nào mà bữa nay đi hát làm quà tặng cho bà con quê hương người yêu của Thanh nga thì Hữu Phước lại đóng vai “chàng ngốc bán than.” Thế mới lạ! Ðã vậy mà tối nay lại còn lên sân khấu đóng vai Trần Ai, thì quả đúng là trần ai khoai cũ, như nhân gian thường hay ví cho những gì thuộc về gian nan, khổ nhọc, khó khăn vậy.
Phượng Các
#56 Posted : Tuesday, August 29, 2006 7:17:06 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vở tuồng “Nắm Cơm Chan Máu” diễn tả mối tình thiên nan, vạn nan của đôi uyên ương Trần Ai-Ðỗ Lệ, mà khoảng hơn một năm trước đó (1959) lần đầu tiên được trình diễn trên sân khấu đoàn Hữu Tâm của nghệ sĩ kiêm bầu gánh Ba Khuê. Lúc bấy giờ kép trẻ Hùng Minh vừa chiếm huy chương vàng giải Thanh Tâm thì được gánh Hữu Tâm mời về giao cho vai chánh Trần Ai và đào Thanh Hương được giao vai Ðỗ Lệ (giải Thanh Tâm 1959 phát cho cặp Hùng Minh-Lan Chi).

Vào khoảng 1958, tờ báo Tiếng Dội của ông Trần Tấn Quốc, tức ký giả Thanh Tâm, người chủ xướng Giải Thanh Tâm nổi tiếng một thời. Trang kịch trường của báo mở cuộc tuyển chọn bằng cách hỏi ý kiến độc giả với phương cách cắt phiếu trong tờ báo gởi về đánh giá xem nam, nữ nghệ sĩ nào có giọng ca hay nhứt, và kết quả kiểm phiếu thì Út Trà Ôn đứng đầu phía nam, Thanh Hương đứng đầu phía nữ. Có điều là sau đó mỗi khi đề cập đến Út Trà Ôn thì người ta thêm chữ “đệ nhứt danh ca,” còn Thanh Hương thì lại không thấy nói đến, có lẽ do vấn đề sau đây mà khán thính giả, thiên hạ mất cảm tình với cô đào từng ca vô dĩa hát bài ca Cô Bán Ðèn Hoa Giấy, để rồi quên đi cái “đệ nhứt” của Thanh Hương chăng?

Theo như dư luận lúc bấy giờ thì cũng do vai trò khổ ải Trần Ai, Ðỗ Lệ đã đưa đến sự việc Thanh Hương và Hùng Minh yêu nhau ngấm ngầm, mà người trong đoàn không để ý, bởi lúc đó Hùng Minh còn trẻ chưa vợ, còn Thanh Hương là vợ của một kép mùi (về sau anh này là hề nổi tiếng) vợ chồng có con cái đã lớn và cùng cộng tác với đoàn Hữu Tâm. Thời gian sau thì tách ra lập gánh, lấy tên hai vợ chồng đề tên bảng hiệu mà còn lôi theo cả Hùng Minh thì mối tình ngấm ngầm kia bộc phát, cả hai quyết định san bằng mọi trở ngại để đạt đến hạnh phúc, không khác gì hai vai chánh trong tuồng “Nắm Cơm Chan Máu” vậy!

Keo rã hồ tan, anh kép chồng Thanh Hương ra đi rời bỏ gánh và bảng hiệu được đổi lại là Thanh Hương-Hùng Minh tiếp tục hoạt động. Người ta không biết có phải là do sự kiện trên đã làm mất cảm tình với khán giả, mà gánh Thanh Hương-Hùng Minh ngày một xuống dốc thê thảm, dù rằng cặp nghệ sĩ đào kép chánh từng chiếm giải cải lương. Hùng Minh chiếm giải Thanh Tâm 1959 và Thanh Hương được khán giả, báo chí tặng danh hiệu đệ nhứt danh ca nữ như đã nói.

Khán giả không ủng hộ, lỗ lã triền miên, nợ nần chồng chất, gánh Thanh Hương-Hùng Minh đi dần đến kiệt quệ, và kể từ đầu thập niên 1970 trở về sau thì gánh này chỉ còn hoạt động thôn xã ở miền Tây, và cuối cùng thì Thanh Hương lìa đời vào năm 1974 tại một xã hẻo lánh ở Sa Ðéc (do sinh nở khó). Gánh hát rã liền sau đó, Hùng Minh trắng tay về Sài Gòn đang giữa lúc cải lương khốn đốn, nhờ ông bầu Xuân gánh Dạ Lý Hương thương tình cho lãnh một vài trò để sống đấp đổi.

Thời kỳ trước 1975, đặc biệt là thập niên 1960 hầu hết nghệ sĩ lãnh giải Thanh Tâm đều lên hương, mỗi bước đi là lên xe xuống ngựa, ký giao kèo lấy bạc triệu, hoặc ít nhứt cũng vài trăm ngàn, cuộc sống dư giả, nếu không giàu cũng khá. Chỉ duy nhứt có Hùng Minh là không khá và Thanh Hương, cô đào ưu hạng lại chết trong cảnh nghèo nàn, bà con địa phương phụ giúp mai táng. Lúc bấy giờ một số người cho rằng do tên tựa của tuồng “Nắm Cơm Chan Máu” nghe sao mà có cô hồn quá, mà vai chánh lại mang tên Trần Ai-Ðỗ Lệ!

Ðến khi đoàn Thanh Minh cho diễn tuồng nói trên, lúc đầu không thấy gì, nhưng khi về hát ở Bình Dương, sau cái đêm trình diễn vở tuồng “Nắm Cơm Chan Máu” thì có chuyện xảy ra. Thật vậy, hai đêm đầu đông nghẹt khán giả, sang đêm thứ ba, tức là cái đêm mà buổi chiều trước đó vài giờ Thanh Nga, Hữu Phước, Kim Quang hát ở Bầu Bàng về, tối lại diễn tuồng nói trên khán giả cũng đông nghẹt như hai đêm trước. Thế nhưng sau khi vãn hát về nhà, đến sáng đào kép còn đang say ngủ thì chị bếp đi chợ về báo cho cả đoàn hay một tin động trời, làm bà Bầu Thơ cùng anh chị em nghệ sĩ đều lo sợ tin đồn đãi đó, nó sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn trong những ngày tới của đoàn. Chuyện gì vậy?

Số là từ lâu nay ở Bình Dương không có gánh hát lớn dọn về, mà chỉ có gánh hát bầu tèo ở địa phương hoạt động trình diễn lòng vòng trong tỉnh. Rồi mấy hôm nay đoàn Thanh Minh về hát được khán giả nồng nhiệt ủng hộ, những người dư giả đã coi liên tiếp mấy đêm liền ở hàng ghế thượng hạng, và họ đã để ý đến ba cô gái trẻ đẹp ăn mặc sang trọng, tân thời theo kiểu dân Sài Gòn, và người ta không khỏi thắc mắc ba cô là con cái nhà ai? Ðồng thời lúc vãn hát ra về thì mấy cậu trai cũng đi theo sau như mọi hôm, bữa nào cũng vậy, mấy cô đi nhanh rồi mất dạng trong đêm tối, khiến các cậu bực mình hẹn ngày mai sẽ đi nhanh hơn coi các cô ở đâu.

Ðêm đó mấy cậu và những người ngồi gần các cô đã nằm mộng thấy ba cô hiện về, bưng chén máu chan vào nắm cơm bảo phải ăn, họ gớm không dám ăn thì các cô xúm lại vừa ép đổ vào miệng, lại vừa ca câu vọng cổ mà Hữu Phước đã ca khi tối: Ðỗ Lệ! Ðỗ Lệ! Nắm cơm ai nở đang tâm chan máu, em hãy ăn đi cho tình thêm mặn, nghĩa thêm... nồng... Họ sợ quá giựt mình thức dậy, miệng còn tanh mùi máu, ụa mửa liên tù tì làm cả nhà hoảng vía.

Tin trên được đồn đãi ở chợ Phú Cường, Bình Dương ai đi chợ cũng nghe, một đồn mười, mười đồn trăm và trưa hôm đó thì hầu như mọi người đều biết tin này. Dĩ nhiên là tối hôm đó trước rạp hát con số người chỉ đếm trên đầu ngón tay, và bà Bầu Thơ mau lẹ cho đoàn dọn đi nơi khác.

Theo chính quyền tỉnh Bình Dương lúc bấy giờ thì sau chiến dịch Trương Tấn Bửu vùng này trở nên yên ổn, đối phương muốn phá hoại nên loan truyền nguồn tin trên chớ làm gì có chuyện đó, do vậy mà nếu ai còn bàn tán vấn đề có thể bị công an chìm bắt đi.

Giải thích như thế cũng đúng một phần, nhưng có điều là kẻ ép người ta ăn chén cơm máu không phải bà già, nam nhân, một cô, hai cô mà lại là ba cô gái, giống như ba cô tử nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa. Có người còn nói rằng Hữu Phước cũng bị ép “ăn,” nên sau đó anh ta đã thề trả bao nhiêu tiền cũng không đóng vai Trần Ai, dù vai nàng Ðỗ Lệ là Thanh Nga.
Phượng Các
#57 Posted : Saturday, September 9, 2006 11:06:33 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cuộc đời Thanh Nga: Nghệ sĩ Thành Ðược nói gì về Thanh Nga?
Friday, September 01, 2006








Ngành Mai


Trong suốt thời gian dài kể từ ngày Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga được đăng trên Nhựt Báo Người Việt, thì trong số độc giả hằng theo dõi bộ truyện đã không ít người thắc mắc nói rằng bộ truyện đề cập đến nghệ sĩ Hữu Phước, mà tại sao không thấy đề cập đến Thành Ðược? Tác giả biết khá rõ tiểu sử của Hữu Phước, vậy thì về tiểu sử của Thành Ðược như thế nào mà chẳng thấy nói tới? Ðồng thời cũng có những câu hỏi là Thanh Nga “có gì” với Thành Ðược không, mà thời kỳ trước 1975 báo chí khai thác khá nhiều. Và còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động nghệ thuật của Thành Ðược, cũng như về tình cảm của nghệ sĩ này, v.v...

Ðể giải đáp những thắc mắc kia, tác giả Ngành Mai xin nói mau rằng bộ truyện đang diễn tiến đến lúc Thanh Nga mới 18 tuổi, vừa lớn lên, đang hát đóng cặp với Hữu Phước, còn Thành Ðược thì có mặt ở đoàn Thanh Minh sau Hữu Phước nên bộ truyện chưa đề cập. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của nhiều độc giả, tác giả Ngành Mai xin tạm ngưng diễn tiến câu chuyện lại để nói về Thành Ðược một cách khái quát, và sẽ trở lại câu chuyện. Dĩ nhiên là bộ truyện Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga không thể thiếu Thành Ðược, bởi nghệ sĩ này từng về cộng tác với đoàn Thanh Minh và hát đóng cặp với Thanh Nga với nhiều tuồng nổi tiếng, cũng đồng thời có những xì can đan gây sôi nổi một dạo.

Là người theo dõi hoạt động sân khấu cải lương từ đầu thập niên 1950 đến nay, cũng như tìm hiểu những sự việc xảy ra trước đó, tôi biết nhiều về các nghệ sĩ tài danh, về tiểu sử cùng hoạt động nghệ thuật, những xì can đan từng xảy ra có liên quan đến các nghệ sĩ này. Cũng như tiểu sử của Hữu Phước cùng nhiều nghệ sĩ tài danh khác, tác giả biết rõ một số sự kiện về tiểu sử, hoạt động của Thành Ðược từ thuở thiếu thời cho đến lúc nổi danh, kể cả lúc Thành Ðược được bầu làm Hội Trưởng Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu trụ sở ở đường Cô Bắc, Sài Gòn (không phải Hội Nghệ Sĩ Tương Tế Hải Ngoại mới thành lập cách đây hơn hai năm mà Thành Ðược đang làm hội trưởng). Lúc bấy giờ Thành Ðược chỉ làm hội trưởng có một năm mà thôi (mỗi nhiệm kỳ là 1 năm), và do đâu anh không tiếp tục làm thêm mấy nhiệm kỳ như những người hội trưởng khác, cũng sẽ được đề cập đến ở phần sau khi đi sâu vào câu chuyện. Mục đích bài viết này là để cho độc giả hiểu được hoàn cảnh của một nghệ sĩ mà hằng bao khán giả mến chuộng, cũng như sẽ thành sử liệu sau này, và sau đây là những điều mà tác giả thu thập được thời kỳ trước 1975 liên quan đến Thành Ðược.

Khác với Hữu Phước đã thành danh từ bên địa hạt dĩa hát rồi sau đó mới gia nhập sân khấu cải lương, còn Thành Ðược thì từ lúc mới 12, 13 tuổi đã đi theo gánh hát Thanh Cần của người chú, lúc đó vào khoảng 1945-1946 gánh Thanh Cần mới chuyển từ hát bội sang cải lương. Và do còn nhỏ tuổi quá nên Châu Văn Ðược (lúc đó chưa có tên Thành Ðược) chỉ được cho đóng có mỗi vai trò Quách Hải Thọ trong tuồng Bao Công Xử Án Quách Hòe. Với vai trò này Thành Ðược không có ca Vọng Cổ, mà ca bản Hoài Tình đi xin ăn về nuôi bà Lý Thần Phi trong lò gạch.

Tuy rằng có vai trò, nhưng vì là cháu của bầu gánh nên Thành Ðược không được lãnh lương như bao nhiêu đào kép khác, mà chỉ có tiền cà phê cà pháo và tiền của khán giả cho, nhờ vai trò “đi ăn xin” được khán giả thương tình cho tiền (có lẽ nhập vai giống ăn xin quá).

Thời đó gánh hát di chuyển bằng ghe, có đò máy vòng và ông Hai Sang chủ đò máy cũng đồng thời là người bán vé hát, ông đã giúp Thành Ðược bằng cách chen lẫn trong hàng khán giả, tới màn Quách Hải Thọ đi xin ăn, đờn rao buồn, Thành Ðược ca bản Hoài Tình thì ông làm “cò mồi” quăng một cắc bạc lên sân khấu. Thấy vậy mấy bà già cũng bắt chước quăng lên và mỗi đêm ít nhứt cũng được 15 đồng. Thời còn xài tiền xu tiền cắc mà được 15 đồng thì thật là quý, hèn gì không được lãnh lương cũng đúng thôi! Lúc đó Thành Ðược ca vọng cổ chẳng ai khen, mà được hoan nghinh nhờ bản Hoài Tình, bản này mà dùng cho đi ăn xin thì tuyệt, với câu mở đầu thường là: “Bà con cô bác làm ơn, bố thí cho tôi một chén cơm thừa...”

Viết đến đây tôi nhớ lại khoảng 1957-1958 đi coi gánh hát bầu tèo ở vùng Suối Cụt, Củ Chi, tuồng gì đó quên tên, nhưng trong tuồng có cảnh đi ăn xin, nghệ sĩ đóng vai trò vừa vô bản Hoài Tình, tức thì cả gần mấy chục người dưới hàng ghế khán giả đồng loạt hè nhau ca theo đờn: “Bà con cô bác làm ơn, bố thí cho tôi một dĩa cơm sườn. Ăn no rồi cho thêm một điếu thuốc thơm...”

Mấy ông bà già cùng người lớn tuổi phản đối la ó vang rền, cộng với tiếng cười làm rạp hát ồn lên như ở Chợ Lớn Mới. Ông bầu cho bỏ màn xuống và đứng giữa sân khấu lên tiếng xin mấy cậu mấy chú đừng phá nữa, tội nghiệp, để cho tui làm ăn... Chắc cái thời Thành Ðược ca bản Hoài Tình chưa có vụ chọc phá nói trên, mới lượm bạc cắc dài dài, bởi tuồng Bao Công Xử Án Quách Hòe là tuồng chủ lực của đoàn Thanh Cần, được tái diễn liên tục.

Ðến lúc đoàn Thanh Cần lưu diễn ở Nha Trang thì cuộc đời Thành Ðược rẽ sang một khúc quanh, mà không biết may hay rủi, bởi từ một nghề trôi nổi rày đây mai đó, gạo chợ nước sông, lại chưa chính thức được lãnh lương, anh trở thành con của một người khá giả. Tại đây có Bà Chín làm nghề thầu hoa chi các chợ, đã nhận Thành Ðược làm con nuôi, bà này có chồng Tây giàu có, và lúc đoàn hát rời khỏi Nha Trang thì anh ở lại làm sếp mấy người góp tiền chỗ ở chợ. Thay đổi nghề không biết lên hay xuống cấp, nhưng trước mắt là con đường nghệ thuật bị gián đoạn, không còn lên sân khấu mỗi đêm... làm ăn mày.

Khoảng đầu thập niên 1950 Thành Ðược đã trưởng thành, thì đất nước đang thời kỳ chiến tranh ác liệt giữa Pháp, Việt Minh và chính quyền Quốc Gia Việt Nam của Thủ Tướng Trần Văn Hữu ban hành luật động viên, thanh niên tuổi từ 18 đến 25 và từ 26 đến 33 lần lượt bị gọi đi lính. Thành Ðược nằm trong lớp tuổi 18-25 tức là lớp tuổi bị gọi trước, và không biết hoàn cảnh thế nào, có bị chi phối bởi sắc luật động viên mà Thành Ðược vào lính “gạc” ở địa phương, giống như lính Dân Vệ Ðoàn sau này.

Năm 1954 Hiệp Ðịnh Genève ra đời, hòa bình lập lại trên đất nước, lính viễn chinh Pháp xuống tàu về nước và dĩ nhiên các lính thuộc bán quân sự cũng giải tán, muốn tiếp tục đi lính thì tình nguyện vào Quân Ðội Quốc Gia (nếu được tuyển). Thành Ðược còn vương sự nghiệp cầm ca, tổ nghiệp cải lương đã không bỏ quên Thành Ðược, và anh về Sài Gòn trở lại đoàn hát cũ. Chẳng bao lâu thì ông Hai Sang chủ đò máy, làm trung gian điều đình với gánh Vĩnh Viễn của bầu Ba Cầm để Thành Ðược cộng tác với hợp đồng đàng hoàng, chớ không phải hát khơi khơi như gánh Thanh Cần của người chú.

Trong thời gian hát cho gánh Vĩnh Viễn thì đoàn Thúy Nga mời về cộng tác, gánh Thúy Nga giao cho vai kiếm sĩ Tô Ðiền Sơn, tức vai chánh trong tuồng Khi Hoa Anh Ðào Nở của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng. Nhờ vai trò này mà Thành Ðược nổi tiếng, đêm nào mở màn cũng chật rạp, bà bầu Thúy Nga tiền vô đầy hầu bao đã mua cho Thành Ðược chiếc xe Huê Kỳ hiệu Nash mang số NBV-575, chiếc xe hơi đầu tiên của chàng nghệ sĩ mà về sau ngoài việc nổi tiếng ca hay diễn giỏi trên sân khấu, lại còn nổi tiếng “chịu chơi” mà chơi xe là một vậy.

Trên đây là khái quát về tiểu sử của Thành Ðược, còn nói về chuyện chàng ta “có gì” với Thanh Nga không, thì vào khoảng 1966-1967 lúc Thanh Nga chưa có chồng, có lần Thành Ðược tâm tình với các ký giả kịch trường rằng: “Giữa tôi và Thanh Nga có nhiều điểm tương đắc, chúng tôi rất thân nhau, đó là tình thân của đào chánh kép chánh chung đoàn, nghệ sĩ cảm thông cùng nghệ sĩ. Trước kia Thanh Nga đóng chung với kép chánh không ở tuổi trang lứa với cô, ngoài sân khấu cô phải đóng vai người yêu, nhưng trong thâm tâm cô coi đối tượng kia có cái gì ngăn cách. Còn tôi không lớn tuổi hơn Thanh Nga quá nhiều, chúng tôi cùng đóng vai chánh trong tất cả vở tuồng, ai cũng cho rằng xứng đào xứng kép”.

Thành Ðược còn nói rằng làn hơi ca của anh thì trước thế nào, sau thế nấy, không nhái giọng ca của ai và Thanh Nga cũng vậy, vẫn giữ nét độc đáo, không chịu chạy theo ai, không bắt chước ai cả và càng ngày nghề cô càng già dặn thêm lên, chớ không có tình trạng cô Thanh Nga hôm nay cách xa cô Thanh Nga thuở trước.

Cũng có lần Thành Ðược kể lại cho các ký giả kịch trường nghe, anh đi nhiều gánh hát, ít thấy gánh nào tình cảm gia đình nhiều như nội bộ gánh Thanh Minh Thanh Nga, các nghệ sĩ gọi bà bầu Thơ bằng chị, họ coi Thanh Nga như đứa cháu ruột, và ngược lại cô cũng xem họ như các chủ nghệ thuật, cô quên mình là con của chủ gánh hát, hoặc là đào chánh và chỉ nhìn chung quanh cô toàn là tình cảm gia đình. Ngoài sân khấu Thanh Nga rất đoan trang, điềm đạm, nhưng trong hậu trường cô không nghiêm nghị với anh chị em đồng nghiệp. Cô vui tính, có khi rất dí dỏm và nói đùa nhiều câu thật có duyên.


Việt Dương Nhân
#58 Posted : Sunday, September 10, 2006 1:15:54 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0




Tiểu sử

Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
Nơi sinh: Tây Ninh
Nguyên quán: Tây Ninh
Cha: Nguyễn Văn Lợi
Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời).
Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Diệu Minh)
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau với ông Phạm Duy Lân (luật sư). Cô có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình cô còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
Năm Nghĩa (cha dượng)
Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu Thìn, anh ruột của Thanh Nga)

Cô bị ám sát cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại Sài Gòn, được an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ.

*********

Quí Vị muốn tìm hiểu tất cả cuộc đời Nữ Cố NS Thanh Nga - Mời mở link này....
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Nga

Phượng Các
#59 Posted : Thursday, September 14, 2006 5:23:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
viethoaiphuong
#60 Posted : Thursday, November 12, 2009 10:50:11 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Vô Song Đề


Thế là mất một tài hoa
Nạn nhân muôn thuở Thanh Nga nửa đời
Bàn tay đẫm máu giấu rồi
Hậu trường ai khóc ai cười với ai ?

Kịch nghệ thi ca mấy nhịp cầu
Oanh vàng bút thép cảm thông nhau
Vang hai tiếng thét đời ra mộng
Dứt một đêm tàn biển hóa dâu
Khoác áo tài hoa xa vạn dặm
Đem ṿng chiến thắng tặng ngàn sau
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Thề chẳng trăm năm thấy bạc đầu

Lại một trang đời, một tuổi xuân
Vũ trường ca nhạc khóc giai nhân
Một khi thế hệ mờ lương giác
Là bóng Thanh Nga quyện tử thần
Xao xuyến Hồ Thành đêm biến động
Ngẩn ngơ quần chúng phút phân tâm
Đông về, gió bấc mưa phùn hởi
Bớt lạnh lùng cho ấm mộ phần !
[2.1978]

Tế-Nhị [1907-1986]
Users browsing this topic
Guest (2)
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.