Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Thanh Nga
Việt Dương Nhân
#21 Posted : Monday, April 4, 2005 8:56:39 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

THANH NGA

(1942-1978)


Thanh Nga - một thời để nhớ

Định mệnh không muốn bà sống thêm tới ngày già nua mà qua đời ở tuổi mãn khai nhan sắc. Hình ảnh bà ghi dấu mãi mãi ký ức mọi người: một Thanh Nga không có vết nhăn thời gian trên mặt và để lại cho đời những giá trị nghệ thuật đích thực.

Với hơn 230 vở diễn trong 28 năm, kể từ khi lên 8 (1950) đến lúc qua đời nghiệt ngã ở tuổi 36 (1978), Thanh Nga cống hiến cho khán giả biết bao phút vui buồn, ngây ngất. Được như thế, bà phải vượt qua nỗi e ấp của một thiếu nữ ở tuổi trăng rằm, để sắm vai "người lớn" trong vở Người vợ không bao giờ cưới: sơn nữ Phà Ca (soạn giả Kiên Giang - Phúc Quyên). Nhập vai ấy, bà đã thổn thức yêu đương, thương nhớ cùng Hữu Phước (vai Mộng Long) lúc mới 15. Nếu giải Thanh Tâm đưa “Phà Ca” sáng lên như ngôi sao mới mọc (1958), thì cũng đưa vào đời một Thanh Nga bắt đầu biết mộng mơ. Và nếu những lời đồn đại, cả giấy mực viết ra, là có thật về chuyện bà thầm yêu soạn giả Hà Triều năm lên 18, thì điều ấy cũng tự nhiên như "triệu đóa hoa hồng".

Đến ngày có Thành Được - rồi xa nhau, sau đó với một uẩn khúc khác, Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là ông Mẫn. Tiệc cưới long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự rất đông, có nghệ sĩ và các giới... Rượu champagne nổ giòn tan, cuộc vui tưởng lâu bền nhưng chưa được bao lâu đã vội lắng xuống, vì ông Mẫn phải ra tòa, bị bắt giam vì tội dính líu với tiền nong, công quỹ. Bà phải sống những ngày đoạn trường và đối mặt với dư luận. Những rắc rối không đâu cứ ùa đến, có cả việc vu oan, tố cáo. Từ chỗ tưởng như ngã quỵ, bà đã đứng lên với một người bên cạnh: ông Phạm Duy Lân.

Một nhà báo từng quen biết ông Lân, tác giả bài Nữ nghệ sĩ Thanh Nga: một kiếp hồng nhan gian truân đã viết: "Tôi gặp Thanh Nga và anh Lân thường khi, lúc họ dọn về ở cư xá Đô Thành đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ, quận 3). Hai người đi chiếc Honda. Vóc dáng anh Lân to lớn dềnh dàng, cao đến 1m80. Khi lái xe gặp nhau dọc đường, anh Lân hoặc chị Nga thường vẫy tay chào tôi. Có khi, tôi gặp họ chở kịch sĩ Tường Vi (đã quá cố), chắc là đi quay phim, hoặc có lúc chở Vân Hùng... Một điều tôi nhận xét, những năm ấy Thanh Nga tươi vui hẳn ra, có lẽ cô đã được "tự do" sau khi rời chiếc lồng son sân khấu và có hạnh phúc". Sau ngày sinh đứa con trai đầu lòng (và cũng là duy nhất) Phạm Duy Hà Linh năm 1973, vợ chồng Thanh Nga về ở đường Ngô Tùng Châu vào 1974. Đó cũng "là nơi ông Lân mở văn phòng luật sư riêng. Vào chặng này, hoạt động điện ảnh của Thanh Nga rộn rịp và trở thành gương mặt tài tử thu hút khán
giả cạnh các tên tuổi kỳ cựu khác như Kiều Chinh hoặc Thẩm Thúy Hằng".

Thế là, "cô đào thương nhạy khóc" thời nào lần lần "tái sinh" trên màn ảnh, qua nhiều phim của các đạo diễn Lê Dân, Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa... Bà chuyển từ điệu buồn qua nét vui trong các phim hài thường dựng để chiếu trong các ngày Tết Nguyên đán. Bà có mặt cạnh hề râu Thanh Việt trong Triệu phú bất đắc dĩ hoặc Năm vua hề về làng, Quái nữ Việt quyền đạo với nhiều danh hài: Thanh Hoài, Tùng Lâm, Phi Thoàn, Xuân Phát... Bạn bè của gia đình bà nhận xét, thời kỳ này, có thể gọi là hạnh phúc nhất của Thanh Nga: tiền tài, danh vọng, mái ấm gia đình... đều có đầy đủ. Nhưng nhiều duyên do đã khiến một "tài tử Thanh Nga" rời phim trường, để ngược về nơi mà bà đã rơi nhiều nước mắt: sân khấu! Cải lương và khán giả! Sân khấu là nơi bà đón nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn như Sắc đẹp nàng vô tội (của Nguyễn Liêu), Mưa rừng (của Hà Triều - Hoa Phượng), Gió ngược chiều (Nguyễn Thanh Châu)... Nhưng ở sân khấu, bà luôn bị mất tự do vì không được quyền sống đời sống riêng. Hằng ngày, bà phải tiếp nhiều danh gia các giới, tướng tá Sài Gòn, công kỹ nghệ gia, chính trị gia và cả “ngài đại sứ” hâm mộ thanh sắc. Sáng ra là tập dượt, tối lại diễn, chiều muốn chợp mắt một chút là con trai chủ hãng đĩa Asia tới thăm, giám đốc hãng kem Chà Và tới gặp, tặng hoa, tán tỉnh, chuyện vãn...

Thời giờ sống “thật” của bà có lẽ nhiều nhất là... trên sân khấu. Bà có tên là Juliette. Juliette Nga với “một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam” như cố nghệ sĩ Ngọc Lan nhận xét, và tiếp: “Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi như cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Tôi không còn thấy mặt Thanh Nga thiếu nữ đượm buồn như ngày trước nữa”. NSƯT Bạch Tuyết nêu tương tự qua cuốn Cải lương chi bảo vừa in tháng 4/2004. Và ghi nhận thêm về đoạn Trưng Trắc tế chồng, diễn ở rạp Hưng Đạo: “Hàng ghế khán giả đa số là sinh viên nước mắt ròng ròng. Tôi cũng khóc... Lệ của người đàn bà thay chồng giữ nước trong tình huống ngặt nghèo này đã uất hận chảy ngược về tim”.


Thanh Nga và chuyến xe cuối cùng

Đêm 26/11/1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe định mệnh mang biển số 51A - 48, hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Chiếc xe này đưa bà ra đi vĩnh viễn vào lúc hơn 23 giờ khuya hôm ấy, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt nhắm vào bà. Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của bà năm 36 tuổi.

Ai giết? Và giết vì nguyên do gì? Người bị hiềm nghi và chất vấn đầu tiên là vệ sĩ Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, làm nhiệm vụ bảo vệ Thanh Nga, ngồi cùng xe với bà trên chuyến đi cuối cùng đó, đã trình bày trước cơ quan an ninh:

-- Tối ấy, chính chồng của chị Thanh Nga, tức đạo diễn Phạm Duy Lân cầm lái. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với cháu Phạm Duy Hà Linh, tên thường gọi ở nhà là Cúc Cu, 5 tuổi, con của anh Lân và chị Nga. Xe nổ máy, tôi ngồi cạnh anh Lân, chạy từ quận Bình Thạnh theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về phía ngã sáu Sài Gòn, chỗ có tượng Phù Đổng Thiên Vương, từ từ dừng trước nhà Thanh Nga số 114 đường Ngô Tùng Châu. Tôi xuống trước, định mở cửa xe để Thanh Nga bước ra sau, nhưng khựng lại vì chợt có một chiếc Honda từ đâu phóng tới, dừng gấp trước cổng nghe một tiếng "xẹt", một bóng người vội vã nhảy xuống chìa súng vào gáy tôi, quát: "Đứng im... mày la tao bắn chết".

Hắn tống Các một đạp khá mạnh khiến Các ngã chúi úp mặt vào trong xe, phía trước, buộc phải nằm im. Chưa kịp hoàn hồn, Các đã nghe tiếng ông Lân kêu lên:

-- Đừng có bắt con tôi (cháu Cúc Cu). Các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết.

Dường như hai bên giằng co nhau rồi một tiếng nổ, giọng Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi" Tiếp đó là giọng Thanh Nga, hoảng hốt:

-- Bắn thì bắn chết tôi đi, chớ đừng bắt con tôi.

Lại có tiếng động như chừng giằng qua giằng lại. Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh ba ơi, má ơi. Một giọng nói lạ vang lên, gấp gáp: "Thôi đi!". Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối ban nãy nữa nên đứng dậy thì thấy hai bóng người đi xe Honda kia đang rời khỏi chiếc xe hơi đã gây án. Một tên ngồi lên Honda, do ánh sáng đèn đường lờ mờ không thấy rõ mặt, chỉ nhận ra hắn bận chiếc áo lam nhạt màu. Tên kia cầm súng, nước da ngăm ngăm, để tóc dài, khoảng hơn 30 tuổi, cao chừng thước sáu thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm. Bấy giờ tuy đã khuya, ở bên kia đường đối diện với nhà Thanh Nga (là nhà số 113 Ngô Tùng Châu) có hai chị em Lương Thị Thu (19 tuổi) và Lương Thị Bích đang học bài trên lầu khi nghe tiếng nổ và tiếng con nít khóc đã nhìn xuống, thấy hai tên đi xe Honda phóng chạy từ cổng nhà Thanh Nga về hướng ngã sáu Sài Gòn mất dạng.

Lúc đó khoảng gần 23 giờ 30.


Những người tình cũ của Thanh Nga


Ông Các, vệ sĩ của Thanh Nga khai rằng, khi chiếc xe chở hai vợ chồng chạy đến ngã sáu Sài Gòn trong đêm xảy ra vụ án, bỗng thấy phía trước có một chiếc xe cùng hiệu Volkswagen với họ chạy chầm chậm, trước mặt, hai người ngồi trên đó nhìn lui nhìn tới, ý chừng muốn dò xét điều gì.

Khi ông Lân chở Thanh Nga và con trai vượt lên khỏi chiếc xe khoảng 20m để quẹo về nhà mình ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, quận 1) rồi nhìn lại, vẫn thấy chiếc Volkswagen nọ bám sau đuôi. Những tình tiết đáng ngờ như thế đã khiến lực lượng điều tra ráo riết tiến hành soát xét hàng nghìn chiếc Volkswagen đang lưu hành trên địa bàn TP HCM lúc bấy giờ. Nhưng rốt cuộc, chiếc Volkswagen trên là xe của Đài Tiếng nói Việt Nam II chở phát thanh viên đi công tác về.

Ban chuyên án cũng phải sàng lọc hơn 3.000 người lai Tây có mặt ở thành phố chỉ vì một trong người nghi giết Thanh Nga là lai Pháp. Giai đoạn đầu của cuộc điều tra đã thu thập các chi tiết về đời sống tình cảm của Thanh Nga và không loại trừ khả năng cô bị bắn chết do ghen tuông, mâu thuẫn trong tình yêu, nên ban chuyên án đã hướng sự chú ý đặc biệt tới những người chồng và những người tình cũ của Thanh Nga.

Thanh Nga là vợ của nghệ sĩ Thành Được (ở Đoàn Cải lương Sài Gòn I) trước khi lấy ông Phạm Duy Lân. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại. Ông vẫn đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để lôi kéo người đẹp trên sân khấu về với mình, cho đến lúc Thanh Nga ưng chịu. Dẫu đã nên vợ nên chồng nhưng cá tính hai người vẫn xung khắc nặng nề và cuối cùng chia tay. Khi đã ly thân, Thành Được vẫn mời Thanh Nga đi biểu diễn nhưng bị từ chối. Mặc dù gặp phải thái độ lạnh nhạt của cô song Thành Được cũng khó mà nung nấu ghen tức năm này qua năm khác đến nỗi nhúng tay vào cái chết của người mình từng yêu được. Sau này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới hỏi ông rằng: "Nay đã qua ngưỡng thất thập cổ lai hy rồi, ngẫm lại trên đường tình anh thấy thương ai nhất?". Thành Được đáp:

"Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng". Tên ông được loại ra khỏi các đối tượng bị nghi ngờ và ban chuyên án hướng "ống kính nghiệp vụ" đến một gương mặt khác từng là sĩ quan cấp tá chế độ cũ, ông Nguyễn Minh Mẫn, cũng là chồng cũ Thanh Nga.

Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức thu hút. Tuy ông Mẫn không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử.

Theo hồ sơ vụ án, do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ nên phải ngồi tù. Cưới Thanh Nga rồi tan vỡ. Thanh Nga đi lấy chồng khác, ông không tránh khỏi buồn rầu, ghen tức và trả thù? Khi được xét hỏi, ông khai báo khớp thời gian và nơi ở của mình trong đêm xảy ra cái chết của Thanh Nga, xác minh không phải là thủ phạm, ông bảo: "Đã lâu không còn lui tới và cũng chẳng tức tối, để tâm oán ghét gì Thanh Nga nữa".
Và những người khác như thợ chụp ảnh Trần Triệu Bình (có mặt trong lễ khâm liệm và lễ tang vợ chồng Thanh Nga), Chánh Hồng Phước (tức Phước Tây lai - nhân viên hậu trường của Đoàn Cải lương Thanh Minh bị đuổi việc), Trần Phương Quốc (là người lai Pháp sống tại một ngôi chùa ở đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh) và một nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng thành đối tượng nghi vấn.

Nhưng trước sau tất cả 7 người trong danh sách tình nghi đã giết Thanh Nga bị loại bỏ hết.
Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, theo đạo Phật, pháp danh Diệu Minh, sinh ngày
31/7/1942 tại Tây Ninh. Chồng bà, ông Phạm Duy Lân, tức Hà Duy, sinh năm 1923. Theo lời một nữ nghệ sĩ thân thiết với bà, Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này. Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau. Như mây bay mãi, bay bay mãi. Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...
Phượng Các
#22 Posted : Saturday, April 23, 2005 10:58:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
(tiếp theo)

Ngợi khen về tài sắc cũng như tài nghệ đầy triển vọng của Thanh Nga, đồng thời bà Cố Vấn Ngô Ðình Nhu cũng khuyên cô là với ưu điểm sẵn có của người nghệ sĩ một bộ môn nghệ thuật đang được thiên hạ mến chuộng mà buổi hát hôm nay đã chứng minh, cô nên bước vào sinh hoạt xã hội sẽ rất dễ gây cảm tình đối với quần chúng. Bà nói hiện nay nam nữ đã bình quyền, phụ nữ không còn phải chịu cảnh tối ngày chỉ lẩn quẩn trong gia đình, ẩn núp trong phòng the mà có thể tham gia bất cứ lãnh vực nào ngoài xã hội, kể cả chính trị mà hầu như xưa giờ chỉ dành cho nam nhân.

Bà Nhu cho biết trong thời gian qua tại Diễn Ðàn Quốc Hội, bà đã tranh đấu cho phụ nữ được bình đẳng với nam giới, đã đệ nạp quốc hội dự luật gia đình và sau đó đã thành luật (Luật Gia Ðình 1958 của bà dân biểu Ngô Ðình Nhu), đã phổ biến nhưng còn rất còn nhiều phụ nữ vẫn chưa biết nên vẫn chịu thiệt thòi. Bà Nhu đã nhấn mạnh điều khoản trong Luật Gia Ðình bãi bỏ chế độ đa thê lỗi thời, có từ thời thực dân, phong kiến đã hạ thấp nhân phẩm người phụ nữ.

Trong lúc bà Nhu nói chuyện với Thanh Nga thì bà Bút Trà vẫn tiếp tục thông dịch lại cho bà bộ trưởng Ðài Loan nghe, và bà bộ trưởng đã từng lúc gật đầu tỏ vẻ khâm phục tán thành, thành thử ra bà Nhu cứ tiếp tục nói thêm những thành quả đã đạt được.

Riêng với bà bầu Thơ thì bà Nhu nói rằng buổi hát cúng cô hồn tại đây hôm nay đã mang ý nghĩa đặc trưng về văn hóa, vì đối với các dân tộc Á Ðông thì việc cúng kiếng đã ngầm nói lên một cái gì đó mạnh mẽ làm cho người ta tôn trọng, mà điển hình là bà bộ trưởng Ðài Loan đã niệm hương trước bàn thờ cô hồn cạnh sân khấu. Bà đã khen ngợi bà bầu Thơ, một người đàn bà đã dám đứng ra điều khiển một gánh hát lớn, ngoài việc phục vụ nghệ thuật nước nhà, mà đối với một vấn đề có tính cách đại chúng, đã hy sinh thực hiện như buổi hát cúng cô hồn hôm nay là điều rất đáng được hoan nghinh.

Trước khi rời nơi đây, với tư cách là Dân Biểu Quốc Hội đơn vị quận Ðức Hòa, tỉnh Long An, bà biết chắc rằng người dân ở Ðức Hòa cũng yêu thích cải lương không kém người Bà Rịa, do đó mà bà quyết định sẽ mua giàn 2 buổi hát, mời gánh Thanh Minh đến Ðức Hòa hát, trước để cúng thần linh, cúng vong linh người khuất mặt, và sau là để cho người dân có dịp xem cải lương, một hình thức cảm tạ cử tri của bà. Bà nói tiếp trong một ngày gần đây sẽ mời bà bầu Thơ cùng Thanh Nga vào Dinh Ðộc Lập thảo luận vấn đề trên, và sẽ thông báo cho chính quyền tỉnh Long An về quyết định trên. (Thời điểm nầy quận Ðức Hòa còn thuộc tỉnh Long An, thời gian sau do tình hình chiến sự gia tăng, áp lực vùng biên giới nặng nề nên chính phủ đã cắt 2 quận Ðức Hòa, Ðức Huệ của Long An, Củ Chi của Bình Dương và Trảng Bàng của Tây Ninh thành lập tỉnh Hậu Nghĩa.

Bà bầu Thơ mừng rỡ như bắt được vàng, bởi trong cuộc đời làm bầu gánh hát của bà, kể cả thời gian còn Năm Nghĩa chưa bao giờ dám nghĩ đến việc được bà Nhu mua giàn gánh hát, thế mà hôm nay nhờ đêm hát “cúng cô hồn” mà đoàn Thanh Minh được bà Cố Vấn Ngô Ðình Nhu chiếu cố. Trong đầu óc bà nghĩ ngay có lẽ nhờ hát cúng cô hồn, mà vong linh những người khuất mặt đã phò độ cho gánh hát của bà có dịp được một người đầy quyền uy mời vô Dinh Ðộc Lập thảo luận việc mua giàn.

Nói chuyện thêm một hồi thì bà bầu Thơ cùng Thanh Nga tiễn đưa bà Nhu và bà bộ trưởng Ðài Loan lên xe đi Vũng Tàu, các ông chức quyền cao trọng có mặt cũng ra xe, và đoàn xe cả trăm chiếc đậu dọc một bên con lộ bắt đầu lăn bánh rời khu vực cầu Rạch Hào, trừ một chiếc Mercedes của ba người Ðài Loan khi nãy đã không đi theo đoàn mà ở lại coi hát, được Tướng Trần Văn Minh chỉ thị cho viên đại úy Bảo An bảo vệ an ninh. Hai người trung niên Ðài Loan đã chiều ý cậu trai cùng ở lại coi hát, và lúc đó thì tại sân khấu dã chiến các nghệ sĩ đã chuẩn bị đâu đó xong xuôi, chỉ chờ bà bầu Thơ cho lệnh là bắt đầu hát trở lại cho... cô hồn coi.

Nếu khi chiều khán giả mê coi hát chen chân không còn chỗ đứng, gây nên cảnh kẹt xe trên Quốc Lộ 15, thì giờ đây phía trước sân khấu trống trơn, chỉ có 3 khán giả người Ðài Loan và số binh sĩ Bảo An khoảng 2, 3 chục người vừa coi hát vừa giữ an ninh. Riêng người tài xế chiếc Mercedes thì không dám rời khỏi xe để coi hát, mà phải trông chừng chiếc xe, bởi nếu rủi xảy ra điều gì sẽ ảnh hưởng đến nồi cơm của anh ta.

Trước khi cho lệnh trình diễn trở lại, bà bầu Thơ tự mình khấn vái trước bàn thờ cô hồn, thay vì khi chiều công việc nầy do ông Tề, bà chỉ lo điều động buổi hát mà thôi, giờ đây “Tề Thiên Ðại Thánh” đã bị lính Bảo An đuổi về cùng với đồng bào nên bà phải tự lo lấy vậy!

Buổi hát được bắt đầu, lính Bảo An đem 3 chiếc ghế cho 3 khán giả Ðài Loan, nhưng chỉ 2 chiếc là có người ngồi, chiếc còn lại để trống bởi cậu thanh niên không ngồi mà đi lên sân khấu đứng cạnh tấm cánh gà. Có điều lạ, có lẽ do định mạng an bài mà cậu ta lại đứng ngay tấm cánh gà mà trước đó tại rạp Văn Cầm, Phú Nhuận mà Thanh Nga đã thấy Mỹ Dung và mừng rỡ chạy lại ôm, để rồi sau đó chẳng thấy gì hết.

Cậu thanh niên Ðài Loan nầy nghe và nói được tiếng Việt khá rành, đã theo dõi được tình tiết của tuồng cải lương, và nếu như không biết gốc tích thì người ta ngỡ rằng cậu ta là Tàu Chợ Lớn, cậu không đi chung với đoàn xe của Tòa Ðại Sứ Trung Hoa Dân Quốc, mà ở lại tiếp tục coi cải lương. Cậu thích coi cải lương thì ít mà mê mệt cô đào trẻ đóng vai Thoại Khanh thì nhiều, và do muốn nhìn rõ mặt Thanh Nga nên cậu không ngồi ghế coi mà lên đứng ở tấm cánh gà theo dõi từng động tác diễn xuất của cô đào trẻ đẹp Thanh Nga, tuy mới thấy lần đầu mà tưởng chừng như là đã biết từ lâu lắm vậy!

Ða số nghệ sĩ đoàn Thanh Minh trình diễn tuy vẫn có lương đầy đủ, nhưng thấy hát mà khán giả chỉ đếm trên đầu ngón tay nên ai cũng chán nản, chỉ hát lấy lệ và mong cho tuồng mau kết thúc, chớ hát mà nhìn xuống khán giả thấy trống trơn, le ngoe vài người thì hăng hái cái nỗi gì, tinh thần đâu để hát chớ!

Tình trạng chung của nghệ sĩ là như vậy, trong khi Hữu Phước với vai Châu Tuấn phải miễn cưỡng mà hát, thì Thanh Nga lại khác hơn, cô rất hăng say ca diễn, không biết do tưởng tượng hay do vô vi huyền hoặc nào mà cô nhìn xuống phía khán giả thấy người coi hát đầy nghẹt không thua gì lúc chiều, do đó mà cô lên tinh thần trình diễn tuyệt vời trong vai Thoại Khanh.

Thanh Nga hát y như những lần khán giả đầy rạp, và thỉnh thoảng bên tai cô lại vang lên tiếng ồn của khán giả, hình như họ vỗ tay rần rần mỗi khi cô xuống hò vô vọng cổ, tóm lại riêng cô thì vẫn thấy có khán giả như thường. Như vậy nghĩa là sao? Không lẽ cô hồn tập trung về coi hát và chỉ một mình Thanh Nga là thấy được? Vấn đề nầy thời gian sau Thanh Nga có kể lại cho bà Bảy Tầm Vu nghe, khiến bà nầy phải rùng mình vì bữa hát tại cầu Rạch Hào bà cũng có mặt.

Hát được hơn nửa tuồng, lúc màn 2 vừa chấm dứt (tuồng Thoại Khanh Châu Tuấn có tất cả 3 màn), thì bỗng Thanh Nga reo lên: Ô kìa, Mỹ Dung có ở đây coi hát à? Tức thì cũng như lần trước, tâm tư cô chưa kịp nghĩ là mình đang hát cúng cô hồn, mà nghĩ rằng Mỹ Dung vẫn còn ở dương thế nên cô chạy lại ôm Mỹ Dung một lần nữa, và lần nầy thì khác hơn không phải ôm tấm cánh gà mà ôm nhằm cậu thanh niên Ðài Loan đang đứng coi cô hát. Không đầy nửa phút sau biết rõ sự việc, cô ngượng ngùng bẽn lẽn buông tay ra, nhưng lúc bấy giờ cậu thanh niên cũng quá bất ngờ, do phản ứng tự nhiên cậu cũng ôm chặt Thanh Nga, và một hồi sau mới buông ra và hỏi lăng xăng:

- Việc gì vậy cô, có sao không? Cô làm tôi sợ quá!

Thanh Nga không trả lời, cô bỡ ngỡ chẳng nói chẳng rằng, đi lại phía sau sân khấu gục đầu lên chiếc bàn của bà mẹ chồng (trong tuồng) ngồi lúc nãy, và cậu trai đi theo hỏi:

- Tôi có làm gì cô buồn, nếu có tôi xin lỗi cô nhé!

Nghe tiếng nói biết là người Tàu, cô lắc đầu:

- Anh đâu có lỗi gì, do tôi tất cả!

- Ðang coi hát bất ngờ thấy cô chạy lại ôm, tôi tưởng đâu là tuồng hát phải như thế và cô nhìn lầm tôi là nghệ sĩ.

- Không phải như vậy đâu, mà là...

Thanh Nga ngập ngừng không nói và lúc đó thì bà bầu Thơ đi lại gần nói nhỏ với cô:

- Bình tĩnh đi con, có lẽ nó về thấy con hát phá chút vậy thôi!

Bà bầu Thơ nghĩ rằng Mỹ Dung hiện về phá chơi, nhưng tại sao lại đứng che để cho Thanh Nga ôm nhằm cậu trai khán giả, nhưng cũng may là bữa nay không có nhiều người coi hát, và những người có mặt cũng chẳng hiểu việc gì, tưởng rằng Thanh Nga tinh nghịch. Sau đó bà bầu Thơ van vái lầm thầm rằng Mỹ Dung đừng chọc phá Thanh Nga nữa, ngày mai bà sẽ cúng một mâm cơm canh.

Một lúc sau thì tuồng lại được tiếp tục hát, màn chót không có chuyện gì xảy ra, nhưng riêng cậu thanh niên thì trong lòng lâng lâng, bởi sau cái giây phút thần tiên đến với cậu một cách bất ngờ, cậu nuối tiếc cái cảm giác được ôm người đẹp trong vòng tay, và trong bụng luôn nghĩ đến Thanh Nga nên màn chót nầy cậu chẳng theo dõi gì hết, cũng chẳng biết nó kết cuộc ra sao.

Ðến khi tuồng vừa buông màn vãn hát, cậu thanh niên muốn tặng Thanh Nga một bó hoa để luôn dịp làm quen, nhưng tại đây làm gì có thứ ấy! Nhìn qua bên kia sông thấy một cành hoa dại mọc hoang, một ý nghĩ hiện lên trong đầu, cậu nhảy ùm xuống lội qua bên kia sông bẻ cành hoa dại, và lội về để nguyên bộ quần áo ướt đẫm bước lên sân khấu tặng cành hoa còn tươi rói cho Thanh Nga. Ga lăng cỡ cậu Tàu Ðài Loan nầy là số một vậy!


(còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#23 Posted : Tuesday, July 26, 2005 12:02:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

[IMG]http://i3.photobucket.com/albums/y99/gactro/ThanhNga.bmp[/IMG]


Phượng Các
#24 Posted : Saturday, July 30, 2005 8:49:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc đời Thanh Nga: Lời thề nguyện ở Lăng Ông Bà Chiểu
Friday, July 29, 2005


Ngành Mai

Lời thề nguyện ở Lăng Ông Bà Chiểu

Trở lại sự việc ở Lăng Ông Bà Chiểu trong một buổi xế chiều đầu năm 1961, Thanh Nga cùng với Lý Hùng đang ngồi tâm sự tại chiếc băng đá trong khuôn viên Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Chàng phi công phi đội “Lôi Hổ” Trung Hoa Quốc Gia nhân dịp Binh Chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa tổ chức ngày Đại Hội Không Quân mời sang bay biểu diễn, tình cờ gặp Thanh Nga trong buổi hát cúng cô hồn ở Bà Rịa, để rồi say mê luôn cô đào trẻ, không muốn rời xa nửa bước dù rằng chỉ mới quen nhau có một ngày.

Sau một lúc bàn về việc khán giả đi coi cải lương chỉ có người Việt, mà rất hiếm khi thấy người Hoa mua vé vào coi, thì Thanh Nga nói rằng trong tương lai cô sẽ hát vở tuồng có cả hai dạng khán giả để riêng tặng cho Lý Hùng, và chàng phi công thì trong tâm tư chỉ còn nghĩ đến Thanh Nga mà thôi. Cậu ta nhìn khói hương nghi ngút từ trong lăng tỏa ra bên ngoài, cậu nói:

- Đây có lẽ là nơi thờ phượng vị thần của Việt Nam phải không em?

- Đúng vậy, Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, vị công thần của Triều Nguyễn.

Thanh Nga từng nghe dưỡng phụ là nghệ sĩ Năm Nghĩa kể lại rằng, ông là người Tàu lai, gốc ở Bạc Liêu, rất tôn sùng Đức Tả Quân Lệ Văn Duyệt, do bởi khi xưa Đức Tả Quân từng giúp đỡ người Hoa, tức người Minh Hương sang Việt Nam tỵ nạn, do dó mà khi có chiến tranh với Tây Sơn, người Hoa đã đứng về phía Chúa Nguyễn. Vùng 18 Thôn Vườn Trầu ở Bà Điểm, Hóc Môn là thành trì người Hoa chống lại quân Tây Sơn nên bị sát hại khá nhiều... Cô nói tiếp:

- Dưỡng phụ của Nga hằng tháng đã đến đây cầu nguyện Đức Tả Quân phò độ nên sự nghiệp, gánh Thanh Minh trở thành đại ban.

- Dưỡng phụ của Nga là người Tàu à?

- Phải, vậy anh là người Hoa, anh có đứng về phía dưỡng phụ của Nga không?

- Dĩ nhiên là có, nếu không thì còn gì tình cảm đối với em.

- Nói thiệt nghen hôn, lát nữa đây mình vào chiêm bái Đức Tả Quân, anh cầu nguyện cho chúng ta trước khi mình rời nơi đây.

- Anh hoàn toàn đồng ý với em chuyện đó!

- Và anh cũng phải hứa rằng tối nay sẽ không đi dự buổi tiệc của các cô gái nhà giàu ở nhà hàng Soái Kinh Lâm trong Chợ Lớn nghen hôn.

- Anh hứa, Đức Tả Quân sẽ chứng cho anh.

- Linh thiêng lắm đó, Lăng Ông Bà Chiểu được người Hoa tôn kính, những ngày rằm lớn và Tết Nguyên Đán người Hoa đi cúng lễ nhiều hơn người Việt, anh có biết như vậy không?

- Lúc nãy chờ mãi không thấy em đến, buồn quá nên đi ra đây, biết là nơi thờ phượng chớ không biết rõ.

Quả thật Lý Hùng chưa hề biết đây là Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, bởi cậu ta mới đến đây lần đầu, cậu nói:

- Anh muốn biết thêm, em nói rõ hơn đi!

- Lăng Ông Bà Chiểu là một thắng cảnh nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước đến viếng, và người dân sống quanh vùng Gia Định cũng đến lễ bái rất đông.

Lý Hùng nói:

- Hôm nay là ngày thường mà nãy giờ anh cũng thấy một số người vào Lăng, thì ngày Rằm, ngày Tết người đến sẽ đông hơn là lẽ tất nhiên, ở bên Trung Hoa cũng vậy thôi!

- Em rất ngại đi cúng vào ngày lễ, người ta đông lắm, phải chen chân mới vào được.

Cô kể tiếp là lăng được xây cất vào thế kỷ thứ 19, nhưng mãi đến năm 1949-1950 chiếc cổng khá đẹp mới được dựng lên, đồng thời hàng rào tường cũng được xây luôn vào thời gian đó. Lăng thờ Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, một vị công thần Triều Nguyễn mà người dân vùng Gia Định tôn kính và xem như ông đã hiển Thánh.

Sở dĩ Lăng Ông Bà Chiểu có nhiều người đi lễ cúng như vậy, bởi xưa kia Lăng Ông có tiếng linh thiêng một thời. Theo lời các bô lão kể lại thì Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt có người con nuôi tên Lê Văn Khôi làm phản, nên mặc dù ông đã chết rồi vẫn còn phải chịu hình phạt, bị Triều Đình Nhà Nguyễn cho "xiềng xích ngôi mộ ". Do đó ông rất hiển linh, mọi sự thề thốt lúc bấy giờ rất ứng nghiệm, đến đỗi những người gian dối không dám đến Lăng Ông để “thề”!

Mãi về sau Vua Thành Thái ban chiếu chỉ xóa bỏ tội và đích thân đến lăng mộ mở sợi dây xiềng ra, với hình thức là cởi trói cho ông! Kể từ đó ông "thăng" luôn và không còn linh thiêng nữa, nhưng mọi sự tôn kính sùng bái vẫn được người dân thực hiện đều đều...

Kể đến đây Thanh Nga đứng dậy trước kéo tay Lý Hùng đứng lên và đi cặp song song với chàng vào lăng chiêm bái Đức Tả Quân. Thanh Nga cầu nguyện nho nhỏ và Lý Hùng thi lời nguyện nghe rất rõ nếu đứng gần. Cô nghe được như sau: Tôi tên Lý Hùng, phi công lái máy bay phản lực chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Đài Loan. Đứng trước đây xin thề nguyện rằng, tôi sẽ mãi mãi yêu thương Thanh Nga, khi sống thì gần bên nhau, nếu có chết tôi vẫn ở bên cạnh nàng, xin Đức Tả Quân chứng giám cho tôi!

Thanh Nga đưa tay bụm miệng Lý Hùng:

- Lời thề nguyện sao mà kỳ lạ vậy!

Lời thề của Lý Hùng ảnh hưởng đến cuộc đời Thanh Nga như thế nào? Khi chết chàng ta vẫn ở bên cạnh nàng, có hay không? Tình sử cải lương cuộc đời Thanh Nga sẽ lần lượt nêu lên những biến động trong cuộc đời nàng, mời quí vị theo dõi ở các kỳ sau.

(còn tiếp kỳ sau)




Phượng Các
#25 Posted : Sunday, August 7, 2005 8:09:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Lời thề nguyện ở Lăng Ông Bà Chiểu

Đang chắp tay cầu nguyện, Thanh Nga phải ngưng lại nửa chừng bụm miệng Lý Hùng không cho nói thêm, và cô nghĩ bụng cái anh chàng phi công nầy miệng ăn mắm ăn muối nói không cử kiêng gì hết, cô bất mãn ra mặt nói tiếp:

- Sao anh nói bậy quá, chẳng kiêng cử gì hết vậy, anh có biết hôm nay là ngày gì không?

Lý Hùng bất ngờ thấy tự nhiên thái độ Thanh Nga khác thường, giống như đang giận dữ điều gì vậy, chàng vội nói:

- Anh đang thề nguyện, sao em không cho anh nói thêm?

- Ai lại không biết anh đang thề nguyện, nhưng em muốn nói rằng bữa nay đối với em là ngày hết sức trọng đại.

- Ủa! Hôm nay là ngày trọng đại đối với em sao?

- Phải! Đối với em và luôn cả với anh nữa, hôm nay coi như là ngày đính hôn, ngày quan trọng trong cuộc đời mà anh lại đề cập đến vấn đề chết chóc, thử hỏi có thích hợp không chớ!

Giờ đây thì Lý Hùng biết rõ do lời thề nguyện của mình có câu “nếu chết tôi vẫn ở bên cạnh nàng” đã không làm vừa lòng Thanh Nga, khiến cô phản ứng mạnh và ra mặt giận dữ, cậu nói.

- Thì ra là thế, nhưng đó là lời thề nguyện của anh, sự thật của lòng anh đó thôi, chớ anh nào có muốn chết đâu, anh phải sống để gần bên em chớ!

- Nhưng anh không được nói như vậy, ngày nầy mình phải nói những điều tốt đẹp mà thôi, không nên nói đến vấn đề sống chết, xui xẻo lắm đó!

- Anh xin lỗi em, anh vô tình, thôi để anh cầu nguyện trở lại.

- Anh đã thề nguyện rồi, Đức Tả Quân chứng giám rồi, chốn linh thiêng không được nói đi nói lại.

Thanh Nga nắm tay Lý Hùng kéo ra ngoài và chàng phi công cũng đành riu ríu đi theo, không thể đứng đó thề thốt trở lại, và riêng Thanh Nga thì vừa đi vừa nói thầm trong bụng rằng: Chàng là phi công, một nghề hết sức nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng không nên nói đến chuyện chết chóc, rủi ra nhằm giờ linh thì khốn, nếu chàng có bề gì thì cuộc đời cô sẽ khổ biết bao! Cô đã yêu chàng cũng như chàng đã yêu cô tha thiết, tình yêu mãnh liệt khó có gì ngăn cản được, và cũng vì quá thương yêu cô mà chàng đã thề thốt như thế. Nghĩ vậy tự nhiên đôi mắt cô ứa lệ và đôi giòng lệ không ngăn được đã rơi xuống vô tình thắm vào tay Lý Hùng, làm chàng cuống lên vội lấy khăn tay lau nước mắt cho nàng, cậu nói:

- Sao em lại khóc, anh xin lỗi em rồi mà!

Thanh Nga gắng gượng lấy lại sự bình tỉnh và để tránh cái nhìn của vài người sắp vào cầu nguyện, cô nói:

- Thôi mình đi ra ngoài đi anh.

Cả hai chậm rãi bước đi, đến chiếc băng đá khi nãy chưa thấy có ai ngồi, cô cậu lại tiếp tục ngồi đây tâm sự, Thanh Nga nói:

- Anh có biết câu chuyện Hạng Võ và Ngu Cơ không?

- Anh có đọc Hán Sở Tranh Hùng, truyện Tây Hớn của Trung Hoa, có gì hôn?

- Có chớ, em có cảm tưởng...

- Cảm tưởng thế nào, sao em không nói luôn.

- Em lo ngại lắm không dám nói ra, mà em cũng khuyên anh đừng thắc mắc làm chi, em muốn hỏi anh vì sao Hạng Võ và Ngu Cơ cả hai cùng chết ở Bến Ô Giang?

- Thì do mưu lược tài ba của Trương Lương, khiến cho Hạng Võ bại trận bị Hàn Tín đuổi nà, tuyệt lộ ở Bến Ô Giang.

- Em muốn nói chuyện xảy ra trước đó kìa, lúc hai người mới đính hôn chớ không phải chuyện giặc giả đánh nhau đâu.

Lý Hùng thắc mắc trong lòng, không biết Thanh Nga muốn nói gì mà lại đề cập đến chuyện Hạng Võ Ngu Cơ, còn đang suy nghĩ thì Thanh Nga kể tiếp rằng Hạng Võ lúc còn trẻ là anh hùng trong thiên hạ, sức mạnh vô song, một hôm có dịp đến gia trang của Ngu Viên Ngoại được tiếp đón đãi đằng. Sau vài tuần rượu, Ngu Công Viên Ngoại xem tướng biết Hạng Võ về sau sẽ nên nghiệp bá, gồm thâu thiên hạ nên đề nghị gả người con gái xinh đẹp là tiểu thơ Ngu Cơ cho Hạng Võ. Quá cảm kích nên sẵn thanh kiếm mang bên sườn, Hạng Võ rút kiếm ra đưa lên thề nguyện chứng minh cho lời đính hôn của mình.

Lý Hùng theo dõi câu chuyện, nghe đến đây cậu lên tiếng:

- Đính hôn mà tại sao ông lại rút thanh kiếm làm chi chớ!

Thanh Nga nói:

- Anh có biết đó là điềm gì không?

- Điềm gì em nói đi, anh nóng lòng được nghe.

- Điềm chết chóc, thanh gươm không phải tượng trưng cho sự chém giết sao?

- Thế à, đọc truyện Tây Hớn từ lâu nhưng anh đâu có để ý vấn đề nầy.

Thanh Nga nói tiếp rằng xưa nay lễ đính hôn, đám cưới, đám hỏi là người ta lo sửa sang nhà cửa, treo bông kết tuội, mọi người không ai dám nói chuyện buồn lúc đó, chỉ nói cho nhau những chuyện vui mà thôi. Đến đỗi khi rót rượu người ta cũng dùng cái chung chớ không dùng cái ly, bởi cái chung tượng trưng cho sự chung thủy, chung tình, còn cái ly là chia ly, ly biệt...

Lý Hùng vỗ vai Thanh Nga:

- Có lý quá, sâu sắc quá, sự hiểu biết của em làm anh khâm phục.

- Vậy mà Hạng Võ, ông chẳng cử kiêng gì hết, rút gươm ra đính hôn, nên về sau bị thất trận, tám ngàn tử đệ bỏ đi hết, chỉ còn lại hai vợ chồng mà trước mặt là Bến Ô Giang không ghe thuyền, phía sau là vó ngựa địch quân tràn tới, cuối cùng Ngu Cơ rút thanh kiếm của Hạng Võ kết liểu cuộc đời, và ông ta thì cũng tự cắt đầu bằng thanh gươm từng đưa lên thề nguyện đính hôn!

- Em kể rõ quá, chắc là có người nào đó rất am tường sử sách Trung Hoa kể lại.

- Có nghe ai kể đâu, gánh Thanh Minh của em từng hát tuồng Hạng Võ biệt Ngu Cơ, và một vài người đi coi đã bàn như thế đó.

Thanh Nga nói tiếp là các tỉnh Miền Nam Việt Nam từ sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, hễ có đám cưới là người ta rước đờn ca tài tử đến giúp vui vào ban đêm. Các ban tài tử cũng tránh những bài ca buồn thảm, chẳng hạn như bài Lan và Điệp tuy hay, nhưng đâu có ai dám ca trong đám cưới.

- Có nghĩa là phải chọn bài ca vui, bài ca xây dựng.

Đúng vậy! Ngày hôm nay chẳng khác gì ngày đính hôn của chúng mình, em ngăn anh không cho nói những lời không hên.

Đến đây Lý Hùng xem đồng hồ rồi nói nhanh:

- Chết chưa, đã tới giờ rồi, anh phải vào họp ở phi trường Tân Sơn Nhứt, tạm biệt em nhé!

Nói xong Lý Hùng ôm chặt lấy Thanh Nga vào lòng và nhanh nhẹn hôn lên đôi má đào của nàng mà không cần biết nàng có đồng ý hay không. Riêng phần Thanh Nga thì hết sức ngượng ngùng, mặt đỏ bừng lên, cô vả nhẹ vào một bên má chàng phi công:

- Đừng có làm vậy nghe hôn, chưa gì hết!

Như còn luyến tiếc, Lý Hùng định hôn thêm một lần nữa nhưng không dám mà chỉ vuốt nhẹ lên mái tóc nàng, và rời khỏi chiếc băng đá bước đi nhanh ra cổng lăng. Thanh Nga nhìn theo đến khi chàng phi công khuất dạng, cô trầm ngâm suy nghĩ và vẫn ngồi tại chỗ một hồi lâu chớ không đi đâu. Là đào hát, cô từng cảnh cáo trước các chàng kép chánh đóng cặp với cô là đừng có lợi dụng cảnh tình yêu mùi mẩn trên sân khấu để hôn, cô sẽ không tha thứ. Nhưng hôm nay trong sự bất ngờ, đối với tình yêu thật sự cô không ngại ngùng chấp nhận cái hôn từ người yêu mà chỉ phản ứng lấy lệ.

Buổi chiều đã xuống, cô thở dài rồi đứng lên rời khỏi chiếc băng đá kỷ niệm, thẩn thờ chậm rãi đi về hướng rạp hát Huỳnh Long, nơi nhân viên dàn cảnh chuẩn bị mọi việc cho buổi hát tối nay. Với vai trò đảm trách trong tuồng Muôn Dặm Tìm Chồng, cô phải tập trung vào diễn xuất để vừa lòng khán giả, hãnh diện với người yêu mà theo lời hứa hẹn thì chàng sẽ có mặt ở hậu trường rạp hát, chớ không đi dự tiệc ở Chợ Lớn do các thiếu nữ Tàu giàu sang đặc biệt khoản đãi các phi công trong Phi Đội “Lôi Hổ” Trung Hoa Quốc Gia sang biểu diễn nhân ngày Đại Hội Không Quân của Việt Nam.

(còn tiếp kỳ sau)

nguoi-viet.com
Phượng Các
#26 Posted : Sunday, August 28, 2005 12:07:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc Đời Thanh Nga
Saturday, August 13, 2005



Một cảnh trong tuồng "Người Vợ Không Bao Giờ Cưới",
trình diễn khoảng năm 1957-1958.
Trong hình Thanh Nga trong vai sơn nữ Phà Ca (có dấu đỏ bên trái)
và các nghệ sĩ đoàn Thanh Minh Thanh Nga
.

Ngành Mai

Ngày Ðại Hội Không Quân Việt Nam Cộng Hòa

(tiếp theo kỳ trước)


Về phần chàng phi công Lý Hùng sau khi hôn vội vàng từ giã Thanh Nga, đi ra khỏi cổng thấy chiếc xe xích lô máy chạy trờ tới, cậu vẫy tay và chiếc xe nầy đã nhanh chóng đưa cậu vào phi trường Tân Sơn Nhất, đúng lúc tất cả đều có mặt vào phòng họp. Tại phòng họp phi trường dành cho Phi Ðội Lôi Hổ hôm nay ngoài các phi công của phi đội, còn có sự hiện diện của vị Trung Tá Tùy Viên Quân Sự, Tòa Ðại Sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Sài Gòn.

Sau phần họp phân nhiệm cho buổi bay biểu diễn sáng ngày mai trên không phận Sài Gòn, Gia Ðịnh tham dự ngày Ðại Hội Không Quân của Việt Nam Cộng Hòa. Ðâu đó xong xuôi rồi thì viên Thiếu tá chỉ huy Phi Ðội Lôi Hổ kêu tất cả các phi công lên đoàn xe của Tòa Ðại Sứ Trung Hoa Dân Quốc gồm nhiều chiếc Mercedes chờ sẵn bên ngoài, để đưa các phi công đến nhà hàng Soái Kinh Lâm trong Chợ Lớn tham dự buổi tiệc do các tiểu thư đài các, con của những thương gia giàu có ở Việt Nam khoản đãi, qua sự trung gian của tòa đại sứ.

Tất cả phi công đều hăm hở đi dự, chỉ riêng Lý Hùng thì cậu từ chối, nói rằng mình có hẹn với người bạn gái Việt Nam mới quen, mời tối nay đi coi cải lương ở Bà Chiểu nên không thể đi dự tiệc được. Lời từ chối của cậu đã bị phản ứng mạnh, viên thiếu tá phi đội trưởng cho biết nếu xé lẻ đi riêng như vậy sẽ mất đoàn kết trong phi đội, bởi theo truyền thống của Phi Ðội Lôi Hổ từ ngày thành lập đến giờ, chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như đau bệnh bất ngờ, hoặc bị tai nạn hay vì lý do nào đó hết sức đặc biệt thì mới vắng mặt mà thôi!

Vị trung tá tùy viên quân sự cũng lên tiếng nói rằng nếu bỏ dự tiệc như thế sẽ làm mất lòng những đại thương gia người Hoa có thế lực ở Việt Nam, họ là những người đang nắm trọn nền kinh tế xứ này, có thể chi phối trong guồng máy của chính phủ, nếu từ chối bữa tiệc tối nay là điều hết sức tai hại cho chính sách đang kêu gọi người Hoa khắp nơi hướng về lãnh thổ tự do còn lại của Trung Hoa! Ông cho biết xưa giờ chưa có bữa tiệc nào mà tập trung được đông đảo con số cô gái thuộc hàng tiểu thư khuê các người Hoa bằng tối nay, các cô không những là nhà giàu mà lại thuộc thành phần trí thức, là những cô gái có ăn học, từng đọc báo Hoa Văn theo dõi tin tức hoạt động của ngời Hoa trên thế giới. Sở dĩ tòa đại sứ đứng ra làm trung gian tổ chức bữa tiệc hôm nay là muốn những người Hoa có thế lực ở đây tin tưởng vào sức mạnh của Trung Hoa Quốc Gia, điển hình là Phi Ðội Lôi Hổ từng được mời bay biểu diễn ở Nam Dương, Mã Lai Á, Ấn Ðộ và cả ở Anh Quốc, Hoa Kỳ. Ðồng thời buổi tiệc cũng để cho các tiểu thư con gái của họ nhìn thấy tận mắt những phi công anh hùng bằng xương bằng thịt, nên tòa đại sứ đã trao danh sách các phi công và các cô đã sắp đặt sẵn cứ mỗi chàng phi công thì từ 2 đến 3 cô ngồi tiếp chuyện, thì dĩ nhiên Lý Hùng cũng được mấy cô nào đó sẵn sàng ngồi bên cạnh trong bữa tiệc tối nay, nếu như vắng mặt chàng thì các cô đó sẽ ngồi với ai, tội nghiệp cho mấy cô đó chớ!

Vị Trung tá Tùy Viên Quân Sự, Tòa Ðại Sứ Trung Hoa Dân Quốc này có lẽ đã từng được huấn luyện về tâm lý chiến, ông thao thao bất tuyệt thuyết giảng về chính trị, đồng thời đề cao vai trò của Phi Ðội Lôi Hổ, nói rằng hiện nay chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và Trung Cộng đang đối đầu nhau, bên nào cũng muốn thu phục số người Hoa ở nước ngoài, đừng để mất những người đang có cảm tình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, ông nói: Ðài Loan tượng trưng cho tự do, Trung Cộng rất muốn chiếm luôn nhưng không dám vì có Phi Ðội Lôi Hổ bảo vệ đảo quốc này, quân đội chúng ta đang trên đường tối tân hóa chờ ngày “tái chiếm Hoa lục...”

Sẵn trớn ông nói tiếp rằng hiện nay người Hoa khắp nơi trên thế giới rất hãnh diện về Phi Ðội Lôi Hổ, ngưỡng mộ các phi công anh hùng thì chúng ta đừng để lỡ dịp gây thiện cảm với họ. Giải thích cặn kẽ như vậy và ông còn nói thêm rằng vì danh dự quốc gia, có lợi về phương diện chính trị mà các phi công nên có mặt đầy đủ, đừng để mất dịp gây thiện cảm với người Hoa ở nước ngoài, nếu làm mất lòng những người Hoa có thế lực ở Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chính sách của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.

Dùng lời lẽ tâm lý đánh mạnh vào lòng yêu nước, gợi lên niềm tự hào dân tộc cố thuyết phục Lý Hùng nhưng vô hiệu quả, chàng ta vẫn khăng khăng một mực từ chối bữa tiệc, do đó mà hầu hết các phi công có mặt đã vô cùng thắc mắc. Và đến đây thì viên Thiếu Tá Chỉ Huy Trường Phi Ðội Lôi Hổ đã không còn tươi vui, nghiêm mặt lên tiếng nói rằng ông lấy quyền chỉ huy ra lệnh cho Lý Hùng phải tuân theo mà đi dự tiệc cùng với các phi công bạn, bằng như trái lệnh sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật. Ông nói thêm bất tuân lệnh cấp chỉ huy trong lúc đang đi công tác ở nước ngoài là nghiêm trọng, tội đó sẽ bị truy tố trước Tòa Án Quân Sự Trung Hoa Dân Quốc. Thế nhưng Lý Hùng cũng không kém, chàng dõng dạc nói đây không phải là công vụ mà là dự tiệc, tham dự hay không là quyền của mình, và còn nói thêm rằng trong nội lệnh của Binh Chủng Không Quân, của Phi Ðội Lôi Hổ và ngay cả Huấn Thị Quân Ðội Trung Hoa Dân Quốc cũng không hề ghi dự tiệc là công vụ, chàng sẵn sàng ra tòa án quân sự trả lời vấn đề này.

Quá bực tức, viên thiếu tá thắc mắc không hiểu cô gái Việt Nam mà Lý Hùng mới quen kia là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội Việt Nam mà lại có sức thu hút mạnh mẽ, đến đỗi chàng phi công Ðài Loan từ chối bữa tiệc của các tiểu thư lá ngọc cành vàng mà không một chút nào tiếc uổng. Ông lên tiếng hỏi thì Lý Hùng cũng không giấu diếm nói rằng cô gái đó tên Thanh Nga, là đào hát cải lương mà chàng mới vừa gặp gỡ tối hôm qua trên đường đi dự tiếp tân ở Vũng Tàu, bị trở ngại lưu thông ở Bà Rịa và gặp cô tại đây...

Muốn biết rõ hơn sự việc, viên thiếu tá bước sang phòng bên cạnh gặp viên trung úy Không Quân Việt Nam để hỏi thêm vấn đề, bởi viên trung úy nầy thông thạo tiếng Tàu, được đặc trách đề cử liên lạc với Phi Ðội Lôi Hổ trong thời gian công tác ở đây. Viên trung úy Việt Nam trả lời là ở đây có bộ môn nghệ thuật cải lương rất được người dân ưa chuộng, và riêng cô đào Thanh Nga thì tháng vừa qua ông có đi coi cô diễn tuồng đóng vai Phà Ca sơn nữ, rất đẹp, rất dễ thương...

Trở lại phòng họp, viên thiếu tá chỉ huy trưởng Phi Ðội Lôi Hổ nói cho tất cả nghe rằng, cô gái Việt Nam mà Lý Hùng quen biết chỉ là cô đào hát cải lương, giống như hát Tàu bên Trung Hoa vậy thôi, đâu thể nào so sánh với những tiểu thư đài các người Hoa, và Lý Hùng nói rằng đối với chàng một khi đã phải lòng nhau thì tiền tài, địa vị, danh vọng không nghĩa lý gì cả và chàng cho biết trong tương lai sẽ làm đám cưới với Thanh Nga.

Biết không thể lay chuyển được Lý Hùng, viên thiếu tá tuyên bố chấm dứt buổi họp, và chàng phi công tốt số lọt vào mắt xanh của Thanh Nga đã đứng lên chào theo kiểu nhà binh trước viên Trung tá Tùy Viên Quân Sự Tòa Ðại Sứ và viên Thiếu tá Chỉ Huy Trưởng Phi Ðội Lôi Hổ. Xong cậu bước thật nhanh ra khỏi phòng họp, đi bộ thẳng ra cổng phi trường chớ không lên xe. Tại đây chiếc taxi sẵn sàng đưa cậu về khách sạn Majestic nghỉ ngơi một lúc, rồi sau đó đi vào rạp hát Huỳnh Long Bà Chiểu để... coi cải lương.

(còn tiếp kỳ sau)

Phượng Các
#27 Posted : Sunday, August 28, 2005 12:11:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngày Ðại Hội Không Quân Việt Nam Cộng Hòa

(Tiếp theo kỳ trước)


Do lời căn dặn của Lý Hùng mà Thanh Nga nói với bà giúp việc kêu cô thức dậy sớm lúc 5 giờ sáng, để chuẩn bị đi xem người yêu cùng đồng đội tung hoành trên bầu trời Quang Trung, thay vì mọi hôm giấc ngủ của cô phải sau 10 giờ trưa mới thức dậy như hầu hết các nghệ sĩ cải lương của các đoàn hát đang hoạt động ở đô thành.

Chiếc radio transistor nhỏ để ở đầu giường ngủ, Thanh Nga vừa mở thì nghe Ðài Phát Thanh Sài Gòn loan báo hôm nay là ngày Ðại Hội Không Quân, đồng thời cũng kêu gọi mọi người di chuyển đến gần khu vực có lễ đài ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung để xem các phi cơ Không Lực Việt Nam Cộng Hòa và của nhiều quốc gia bạn bay biểu diễn. Không riêng gì đài Sài Gòn mà đài Quân Ðội cũng loan tin tương tự, và nếu như ai đó biết tiếng Trung Hoa mở đài tiếng Tàu phát thanh từ Chợ Lớn, thì sẽ nghe đài nầy đặc biệt nói về Phi Ðội Lôi Hổ của Trung Hoa Quốc Gia đang có mặt tham dự ngày Ðại Hội Không Quân.

Từ hơn một tuần nay đài tiếng Tàu đã không ngớt loan tin về ngày Ðại Hội Không Quân, phổ biến thành tích Phi Ðội Lôi Hổ và đặc biệt hôm nay thì đài ngưng hết chương trình thường lệ, mà dành thì giờ cho diễn tiến đại hội. Cũng như các đài phát thanh tiếng Việt, đài tiếng Tàu kêu gọi người Hoa tập trung về Quang Trung để xem, vì đây là cơ hội ngàn năm một thuở để người Hoa ở nước ngoài nhìn thấy tận mắt cái xuất sắc, cái kiêu hùng của người Trung Hoa ở bên chính quốc.

Có điều trớ trêu là ngày Ðại Hội Không Quân của Việt Nam mà đại đa số người Việt lại thờ ơ, chỉ một số những người thuộc giới quân nhân công chức, học sinh sinh viên là có chú ý đến, chớ phần đông dân chúng bình dân lao động thì họ vẫn lo làm ăn sinh hoạt bình thường, chẳng hề theo dõi và nếu có nghe ai đó đề cập đến thì họ cũng phớt qua dễ dàng, bởi đối với giới bình dân nghèo khó hoặc nông dân làm ruộng rẫy thì chén cơm manh áo hằng ngày vẫn hơn! Thế nhưng về phía người Hoa thì lại khác, từ hơn một tuần nay hầu như người Tàu nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũng đều biết tin nầy, họ theo dõi qua các phương tiện truyền thông đài phát thanh, báo chí. Mấy ngày nay ở vùng Chợ Lớn radio mở đài tiếng Tàu suốt ngày, và báo Hoa Văn mấy ngày qua cũng tăng số lượng lên gấp 3, 4 lần vẫn không đủ bán. Ðặc biệt nhứt là thông tin truyền miệng với nhau rất hữu hiệu, có tin gì lạ họ rỉ tai rất nhanh, do đó mà sáng hôm nay người Hoa đã thức dậy rất sớm, còn sớm hơn cả nữ nghệ sĩ Thanh Nga được đánh thức lúc 5 giờ.

Trong khi cô đào Thanh Nga còn đang chờ bà giúp việc nấu nước pha sữa uống lót lòng trước khi ra xe, thì người Hoa đã thức dậy trước đó từ lâu, ngồi đầy ở các tiệm nước Tàu ở mấy góc đường có ngã tư, nhiều nhứt là vùng Chợ Lớn. Các tiệm nước người Tàu có thông lệ từ 4, 5 giờ sáng đã mở cửa cho khách vào lai rai, nhưng sáng nay vừa mở cửa ra thì người Hoa không biết ở đâu đã ào vào ngồi đầy nghẹt hết cả bàn ghế trong tiệm, họ ăn uống cho vững bụng trước khi kéo nhau đi về hướng Quang Trung tham dự ngày đại hội, báo hại các chủ tiệm nước hốt bạc đếm tiền mệt nghỉ!

Mấy ngày nay người Hoa ở các tỉnh đã tập trung về vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh và ngay cả một số những người Hoa giàu có ở các quốc gia lân cận như Singapore, Mã Lai Á, Nam Dương, Hồng Kông đang có liên hệ làm ăn với Việt Nam, họ cũng có mặt ở Thủ Ðô Sài Gòn để sáng nay hợp cùng với người Tàu Chợ Lớn di chuyển về hướng có lễ đài tại Quang Trung.

Ðối với người Hoa thì ngày hôm nay coi như gián tiếp bãi công bãi thị, bởi rất nhiều tiệm buôn đóng cửa, các cơ sở kỹ nghệ sản xuất mà công nhân là người Tàu cũng được chủ hãng cho nghỉ (một số công nhân các hãng lớn nghỉ có lương) để họ đi tham dự ngày Ðại Hội Không Quân, hay nói đúng hơn là đi xem Phi Ðội Lôi Hổ bay biểu diễn. Họ dùng đủ mọi phương tiện như xe hơi nhà, taxi, xích lô, xe lam, vespa, xe gắn máy, xe đạp,... nhưng dầu xe gì thì ngày hôm nay cũng chỉ là gánh nặng, bởi một số ít đi sớm thì còn được ngồi xe để tới gần lễ đài, chớ đại đa số phải cuốc bộ. Tại sao vậy?

Xưa giờ từ vùng Thủ Ðô Sài Gòn muốn đi Quang Trung thăm quân dịch, hay đi chuyện riêng gì đó thì người ta sử dụng một trong hai con đường: Con lộ thứ nhứt là Quốc Lộ 1 đi ngang Bà Quẹo qua cầu Tham Lương, và con lộ thứ hai đi từ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp ngang qua chiếc cầu Chợ Cầu, ranh giới quận Hóc Môn-Gò Vấp, ngoài hai con đường nói trên không còn thêm con đường nào khác (lúc bấy giờ chưa có Xa Lộ Ðại Hàn).

Số người Hoa bị kẹt xe ở Bà Rịa hai bữa trước do buổi hát “cúng cô hồn” của gánh Thanh Minh, thì hôm nay họ lại bị kẹt xe thêm lần thứ hai trầm trọng hơn nhiều, bởi ở Bà Rịa xe chỉ kẹt mấy tiếng đồng hồ là giải tỏa xong con lộ, lưu thông Quốc Lộ 15 được tái lập, còn hôm nay ở hai con đường nầy xe kẹt từ sáng sớm đến xế chiều vẫn chưa lưu thông được. Người Tàu ở khắp nẻo đường trong Thủ Ðô Sài Gòn đã đổ về hai con lộ nói trên gây kẹt xe kinh khủng, mà trong lịch sử hai con đường nầy chưa từng có tình trạng kẹt xe như bữa nay.

Theo như thường lệ thì bất cứ lễ lạt nào mà có Tổng Thống đến, thì các viên chức chính phủ từ hàng bộ trưởng, các tướng lãnh và ngoại giao đoàn phải có mặt trước đó ít nhứt nửa tiếng đồng hồ, nhưng buổi lễ hôm nay thì ngược lại Tổng Thống tới rồi mà viên chức chính phủ chưa tới. Ðài Phát Thanh Sài Gòn trực tiếp truyền thanh tại lễ đài ở Quang Trung, xướng ngôn viên cho biết đúng 9 giờ khai mạc, thế nhưng lúc 9 giờ trực thăng đưa Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đến thì lễ đài trống trơn (chỉ một ông tướng Mai Hữu Xuân có mặt), bởi phần lớn các bộ trưởng còn bị kẹt xe đang đi bộ ở dọc đường (thời nầy chỉ Tổng Thống là sử dụng trực thăng, hầu hết các bộ trưởng và tướng lãnh đều đi bằng xe đường bộ). Các viên chức cao cấp trong chính phủ cứ nằm nhà ước lượng thời gian xe chạy từ Sài Gòn lên Quang Trung mà không ước tính được xe bị nằm dọc đường, hay nói rõ hơn là quý vị đã không tiên liệu vấn đề bị kẹt xe do người Tàu gây nên, ông nào cũng chờ kim ngắn đồng hồ chỉ con số 8 mới lên xe ra lệnh cho tài xế lái rời cổng biệt thự.

Về phía tướng lãnh chỉ duy nhứt tướng Mai Hữu Xuân đến lễ đài lúc 8 giờ rưỡi sáng, do bởi ông là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, còn hầu hết các tướng lãnh đều trong tình trạng bị kẹt xe không biết ở chỗ nào. Ngay cả Ðại Tướng Lê Văn Tỵ, tư dinh ông trong căn cứ quân sự ở đường Tô Hiến Thành, Hòa Hưng, từ đây đi Quang Trung nếu như bình thường thì xe chạy đâu tới nửa giờ, do đó mà chiếc xe cắm cờ và gắn tấm bảng 4 sao của ông, có hai chiếc xe Jeep quân cảnh hộ tống bị kẹt ở khoảng giữa đường Bà Quẹo, cầu Tham Lương, và Ðại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng cũng phải xuống xe đi bộ như bao nhiêu người khác. Mấy quân cảnh hộ vệ ông phải khó khăn lắm ngăn chận bớt con số người Tàu ở đầu cầu Tham Lương để ông qua cầu và lội ruộng lên Quang Trung (rất may là đang mùa nắng ruộng khô không có nước).

Về phần Thanh Nga thì chiếc Peugeot 203 do tài xế Chú Tám lái vừa vượt qua cầu Tham Lương vài trăm thước thì bị kẹt lại ở ấp Bàu Nai, Cây Xộp còn cách Quang Trung khoảng ba cây số nếu tính theo đường chim bay. Biết không thể dùng xe để đến nơi được như dự tính, cô xuống xe nhập vào dòng người đi tắt, lội bộ lần theo các bờ ruộng quanh co nhắm hướng Quang Trung mà đi, hy vọng đến gần địa điểm mà thôi chớ không mong đến được lễ đài.

Có điều cô lấy làm lạ là từ lúc xe ngừng cho đến bây giờ đang đi trên bờ ruộng, những người chung quanh cô đều nói tiếng Tàu không có người nào nói tiếng Việt, thành thử ra cô khó lên tiếng hỏi thăm họ đã từng biết qua vùng nầy hay chưa. Cô vụt nhớ lại là tối hôm qua ở hậu trường sân khấu rạp Huỳnh Long, Lý Hùng có nói mấy lần chàng bay biểu diễn ở các nước Ðông Nam Á thì người Hoa địa phương đi coi rất đông, và hôm nay trước mắt cô toàn là người Tàu, không lẽ ngày Ðại Hội Không Quân hôm nay là của Tàu?

(Còn tiếp kỳ sau)

Friday, August 26, 2005
Phượng Các
#28 Posted : Saturday, September 10, 2005 1:44:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc đời Thanh Nga
Friday, September 09, 2005


Ngành Mai

Chiếc xuồng của Luật Sư Trịnh Ðình Thảo tại kênh Tham Lương

(Tiếp theo kỳ trước)


Sau 12 giờ trưa thì không còn nghe tiếng phi cơ bay biểu diễn, và chiếc trực thăng khi sáng đưa Tổng Thống đến lễ đài đã bay trở lại đáp xuống rước vị nguyên thủ quốc gia về Dinh Ðộc Lập, thì mọi người ai nấy cũng nhanh chân ra về để tránh cái nắng trưa của Quang Trung.

Xướng ngôn viên Ðài Phát Thanh Sài Gòn từ sáng đến giờ có mặt cho trực tiếp truyền thanh vừa loan báo buổi lễ chấm dứt, trở lại chương trình thường lệ tức thì số người Hoa lại ùn ùn kéo về phía hai chiếc cầu Tham Lương và Chợ Cầu, làm cho số người bị kẹt tại đây chuyển sang phía bên kia cầu, tức địa phận quận Hóc Môn từ hướng Quang Trung đổ về. Thanh Nga cũng đi theo số đông người Tàu quay trở lại phía chiếc Peugeot 203 đang đậu tại ấp Bàu Nai, phía trên cầu Tham Lương khoảng nửa cây số mà từ khi sáng cho đến bây giờ vẫn không nhúc nhích được, và người tài xế Chú Tám vẫn ở đây đang trông ngóng cô trở về.

Với đôi chân ngà ngọc mỏng manh, gót son chưa từng đi đất bao giờ, rồi giờ đây phải lội ruộng đầy những gốc rạ (gốc cây lúa khi cắt chừa lại khoảng hai tấc), Thanh Nga cảm thấy đau nhói ở lòng bàn chân mỗi lần chạm đất, nhưng cũng ráng bước theo mọi người. Khi sáng trời còn mát có mệt cũng không khó chịu như bây giờ đang giữa trưa mùa nắng, dưới cái nắng chang chang mà cô chỉ có chiếc khăn tay nhỏ dùng che nắng chỉ đỡ được đôi chút. Lúc nầy thì Thanh Nga mồ hôi nhễ nhại lại đang bụng đói, bởi ly sữa uống lúc trời chưa sáng giờ đây đã tiêu hết, bụng đói như càu. Ðôi chân rã rời, người cô vô cùng mệt nhọc, nhưng cái lo lắng không phải là thân xác chịu cực khổ vất vả, mà cái lo thật sự của cô trong lúc nầy là làm sao có mặt ở cổng phi trường Tân Sơn Nhứt, bởi tối qua cô và chàng phi công Lý Hùng hẹn gặp nhau tại đây, sau khi cô đi coi Phi Ðội Lôi Hổ bay biểu diễn quay trở về.

Bước theo mọi người đi giữa những đám ruộng khô cằn, trong cuộc đời cô chưa bao giờ phải chịu khổ sở như ngày hôm nay, và sau hơn một tiếng đồng hồ quay trở về thì nhìn thấy chiếc Peugeot 203 của mình đang đậu giữa hàng xe bị kẹt nối đuôi nhau, cô cố len lỏi trong rừng người và cuối cùng thì đến được nơi chiếc xe đậu. Tại đây chú Tám tài xế vội vàng mở cửa sau cho cô bước lên ngồi nghỉ mệt trước, kế đó ông đi ra phía sau mở cóp xe lấy đem cho cô ly nước đá lạnh mà ông đã để dành khi sáng, giờ đây mấy cục đá đã tan gần hết.

Khi sáng lúc Thanh Nga xuống xe đi bộ, thì chú Tám tài xế cũng khóa cửa xe đi về hướng có quán nước, đồng thời cũng là tiệm chạp phô (ở thôn quê nơi nào có dân cư, có xóm nhà là có loại quán nầy mọc lên), mà giờ nầy thiên hạ lo đi cho kịp đến Quang Trung để coi phi cơ biểu diễn, chỉ số ít người vào quán nên chưa có cảnh chen lấn giành nhau mua (một giờ đồng hồ sau thì quán nầy bán sạch hết những thứ gì ăn uống được).

Thấy chiếc thùng đựng đầy những trấu để gần chiếc bàn bán nước đá bào, chú biết ngay là thùng đựng nước đá cục nên hỏi mua, và người chủ quán moi ra cục nước đá của ngày hôm trước bán còn lại, chớ ngày hôm nay thì xe cung cấp nước đá không thể chạy đến đây được. Trên xe có chiếc bình, chú Tám quay lại lấy và chặt nước đá rửa xong bỏ vào, nhờ vậy mà trong lúc thiên hạ khát nước bu quanh mấy cái lu (có nơi gọi là chiếc khạp) chờ uống thì Thanh Nga đã có sẵn ly nước đá giải quyết được cơn khát đang hành hạ cô đến khô cổ.

Mấy nhà gần đây thấy thiên hạ đông quá mà lại đang khát nước nên đã mang chiếc lu ra sân xách nước đổ vào, và chiếc gáo dừa có cán dài dùng múc nước uống đã được người ta thay nhau múc liên tục, đồng thời chiếc gàu xách nước từ giếng lên cũng không ngừng nghỉ.

Khi Thanh Nga uống nước đá lạnh xong, cơn mệt đã đỡ thì chú Tám tài xế hỏi:

- Cô có đói bụng, có muốn dùng cơm hông?

- Ăn cơm ở đâu? Nơi đây làm gì có cơm!

Thanh Nga lấy làm lạ cũng phải bởi nơi đây là thôn quê, hầu hết dân chúng làm nghề ruộng rẫy thì tiệm cơm bán cho ai? Sở dĩ chú Tám tài xế hỏi câu trên là bởi trên chiếc Peugeot 203 đã có sẵn tô cơm, bầu luộc và một trứng vịt luộc lột vỏ còn nguyên trong chén nước mắm, mọi thứ đang để trong chiếc mâm nhỏ. Có được mâm cơm nầy ở đây là do lúc gần trưa chú Tám cảm thấy đói bụng nên mang chiếc túi đựng đồ dùng cá nhân, trong đó có tô chén, chiếc nồi nhôm nhỏ và bịt gạo (do làm tài xế lâu năm, kinh nghiệm nhiều nên chú Tám luôn chuẩn bị những thứ cần thiết nầy phòng hờ lúc đi xa), xong chú đi vào căn nhà lá gần đó mượn nhờ bếp nấu. Nhìn thấy giàn bầu trước nhà treo lơ lửng những trái, chú hỏi mua và đồng thời đến tiệm khi nãy mua hai trứng vịt, coi như có được bữa cơm trưa.

Nấu xong, chú Tám dùng một nửa, phần còn lại chừa cho cô chủ mà chú hằng quí mến, và Thanh Nga cảm động cám ơn, cô vừa ăn vừa than thở với chú Tám rằng cô muốn về sớm để gặp Lý Hùng, vì biết chắc hiện giờ chàng đang chờ đợi cô ở Tân Sơn Nhứt. Là người từng trãi nhiều, chú Tám tài xế hiểu rõ thế nào là tình yêu của tuổi trẻ, hai ngày qua tuy không hỏi nhưng chú cũng hiểu được tình cảm của cô chủ mình đã nặng đến thế nào đối với chàng phi công hào hoa, do đó chú rất thông cảm, rất muốn giúp cô và đang nghĩ cách đưa cô về càng sớm càng tốt.

Nhìn về phía cầu Tham Lương với một rừng người đang đứng chờ ở cánh ruộng hai bên đầu cầu dài đến cả cây số, chú nghĩ bụng nếu như chờ để được qua cầu sang bên kia sông chắc cũng chiều tối. Cầu Tham Lương vào thời điểm nầy (1960) còn hẹp té chỉ vừa cho hai chiếc xe ngược chiều tránh nhau, mà từ sáng đến giờ mấy chiếc xe bị kẹt ngay trên cầu vẫn nằm ụ tại đây, cũng đã làm cản trở không ít cho người đi bộ, chớ nếu như không có mấy chiếc xe “báo đời” kia thì chiếc cầu được trống sẽ giải quyết số người qua lại nhiều hơn, nhanh hơn gấp bội. Ai mà biết trước được chớ!

Chú cũng nghĩ tới con đường Bà Ðiểm đi Ðức Hòa, rồi về Chợ Lớn qua ngả Bình Trị Ðông, Bà Hom, nhưng chiếc Peugeot 203 đang bị kẹt thì cũng như không, do đó mà chú nghĩ rằng giờ đây chỉ còn tìm cách đưa cô qua sông trước đã, rồi sau đó sẽ tìm phương tiện để cô về Tân Sơn Nhứt. Lúc còn đang suy nghĩ thì thấy một số người đang đứng chờ qua cầu bỗng nhiên họ đổ về hướng bờ sông, nơi cách cây cầu khoảng mấy trăm thước. Thấy lạ, chú nói với Thanh Nga cứ ngồi đây ăn cơm để chú đi đến đó xem thể nào, biết đâu ở đó cũng có cái gì hay chăng nên người ta mới đổ tới. Và lúc chú đến bờ sông thì thấy một chiếc xuồng nhỏ vừa đủ cho bốn người ngồi, đang được người lái ngâm mình dưới nước lội đẩy qua sông. Chiếc xuồng kia ở đâu mà đơn độc xuất hiện?

Con sông Tham Lương chỉ lớn hơn con rạch, mùa nắng vào khoảng ngày 25, 26 Âm Lịch thì nước ròng cạn tới đáy, nhưng bữa nay nhằm nước lớn muốn qua sông phải có ghe xuồng, hoặc những người biết lội có thể bơi qua sông chẳng khó, nhưng khổ nỗi suốt hơn hai cây số khoảng từ cầu Tham Lương vô đến Chợ Cầu xưa giờ đâu có ghe xuồng để đưa người sang sông, dân chúng muốn đi qua địa phận quận Hóc Môn, hoặc ngược lại bắt buộc phải sử dụng một trong hai chiếc cầu nói trên. Và trong lúc mấy chục vạn người còn bị kẹt từ phía bên kia cầu Tham Lương, thì chỉ duy nhứt có chiếc xuồng của luật sư Trịnh Ðình Thảo là được dùng để đưa được một số người sang sông. Nhưng tại sao luật sư Trịnh Ðình Thảo lại có chiếc xuồng ở đây?

Luật sư Trịnh Ðình Thảo là một chính khách danh tiếng ở Sài Gòn, hoạt động chính trị, ông quy tụ một số nhà trí thức như ông Lâm Văn Tết, kỹ sư Hà Văn Bửu..., thành lập “Mặt Trận Liên Minh Dân Chủ Hòa Bình”, một tổ chức có lập trường thân Cộng, nên năm Mậu Thân sẵn dịp cộng sản mở cuộc Tổng Công Kích vào Thủ Ðô Sài Gòn, ông và tổ chức đi theo vào mật khu.

Số là vào năm 1955 luật sư Trịnh Ðình Thảo có đến vùng Tham Lương mua một miếng đất khá rộng nằm cạnh Hương Lộ số 8 (đường từ Tham Lương đi Chợ Cầu) thuê người đào hầm nuôi cá, do đó mà thời gian đầu người ta thấy cứ chiều chiều là luật sư Thảo đi xe Vedette đến thăm hầm cá đang được thực hiện. Quy hoạch làm ăn khá lớn, ngoài hai hầm nuôi cá dài 100 thước, rộng 50 thước, ông còn cho đào một con mương ăn thông ra sông dẫn nước vào hầm nuôi cá. Chiều sâu miếng đất chạy dài đến bờ sông Tham Lương, luật sư có mua chiếc xuồng để dưới mương, luôn được nhận chìm và người ta không biết ông mua chiếc xuồng để làm gì.

Ðược đâu vài năm thì việc làm ăn thất bại, do cá bị chết, bị mất mát, ông bỏ bê không còn nuôi tiếp tục, chỉ thuê người ở đây trông nom mà người nầy cũng thường vắng mặt, do đó mà ngày Ðại Hội Không Quân người trông coi hầm cá ở đâu không thấy. Một nông dân trong xóm Tham Lương biết rõ ở đây có chiếc xuồng, thấy người ta đông quá muốn qua sông, ông nầy nghĩ ra cách khai thác chiếc xuồng nên kéo nó lên đẩy ra sông đưa người qua. Người thì đông quá mà chiếc xuồng chỉ chở giới hạn 4 hoặc 5 người, mà ông lại không biết bơi chèo nên ngâm mình dưới nước, và khi người ta đã ngồi đủ số thì ông lội và đẩy chiếc xuồng qua sông, cứ như vậy mà chiếc xuồng chạy qua chạy lại đến mấy trăm lần. Bà vợ và con của ông trên bờ thu tiền mệt nghỉ, lúc đầu chỉ 2 đồng một người, sau đó người nào trả tiền nhiều thì được đưa qua trước và rồi thì ai cũng phải đưa ra từ 10 đồng mới được qua sông. Bữa đó kiếm được bao nhiêu tiền không biết, nhưng mấy ngày sau người ta thấy ông mua chiếc Mobylette chạy lấy le với hàng xóm (thời điểm nầy chiếc Mobylette khoảng 4, 5 ngàn đồng).

Nói về chàng phi công Lý Hùng thì sau khi xong phi vụ, tất cả phi công Phi Ðội Lôi Hổ được ông Trần Trung Dung, Bộ Trưởng Phụ Tá Bộ Quốc Phòng, đại diện chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp đón cám ơn và khen ngợi. Viên Trung Tá Tùy Viên Quân Sự Tòa Ðại Sứ Trung Hoa Dân Quốc cũng có mặt tiếp đón, và ông cũng không một tiếng phiền trách tại sao Lý Hùng vắng mặt trong buổi tiệc tối qua, do các tiểu thơ khuê các người Hoa khoản đãi. Sau đó thì viên Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Phi Ðội Lôi Hổ tập họp lại cho lệnh 5 giờ chiều là khởi hành bay về Ðài Bắc, và sau khi nhận lệnh các phi công liền đi vào câu lạc bộ phi trường dùng cơm trưa đã được chuẩn bị tại đây, chỉ riêng Lý Hùng là không vào câu lạc bộ mà cậu đi thẳng ra cổng phi trường, địa điểm mà tối hôm qua chàng và Thanh Nga hẹn gặp nhau sau khi xong phi vụ.

Trong lúc Thanh Nga còn đang bị kẹt ở bên kia con sông Tham Lương, thì tại cổng phi trường Tân Sơn Nhứt chàng phi công Lý Hùng đang sốt ruột chờ cô đến để từ giã bay về Ðài Loan. Thời gian cấp bách, Thanh Nga có về kịp để gặp người yêu trước khi chàng bay về Ðài Bắc? Ðây là đoạn khá hấp dẫn trong câu chuyện mà chắc ai cũng muốn biết, mời quí độc giả theo dõi ở kỳ tới.

(Còn tiếp kỳ sau)

Phượng Các
#29 Posted : Sunday, September 18, 2005 3:47:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chiếc xuồng của Luật Sư Trịnh Ðình Thảo tại kênh Tham Lương

(Tiếp theo kỳ trước)


Về phần chú Tám tài xế thì khi thấy được chiếc xuồng đang chở người qua sông, chú mừng rỡ vội vã trở lại nơi chiếc Peugeot 203 đậu thì tại đây Thanh Nga cũng vừa ăn cơm xong đang mong đợi chú trở về. Chẳng mấy chốc thì cách một đám ruộng cô thấy chú Tám đang đi với những bước thật nhanh gần như chạy thì cô hồi hộp biết chắc là sẽ có vấn đề gì đó, và không đợi chú đến nơi, khoảng cách có thể gọi nghe được thì cô đã lên tiếng hỏi:

- Cái gì đằng đó vậy chú Tám?

- Ở đó có một chiếc xuồng đang đưa người ta qua sông, cô đi xuồng được chớ?

Chú Tám vừa thở hào hển vừa nói như vậy và Thanh Nga nghe có chiếc xuồng thì cũng mừng ra mặt, trái với trước đó vài giây vừa buồn vừa lo, cô nói ngay:

- Ðược, chú đưa Nga lại đằng đó mau đi!

Thanh Nga bước xuống xe và chú Tám tài xế vội khóa cửa, kế đưa cô về hướng bờ sông, nơi có chiếc xuồng đang đưa số người Tàu qua sông mà giờ này những người có mặt ở bến Trịnh Ðình Thảo đang mong tới lượt mình (chiếc xuồng đưa người qua đổ ngay trên đất của Luật Sư Trịnh Ðình Thảo).

Thanh Nga lại một lần nữa phải đi chân đất, những cục đất khô cứng cứ mãi làm đau điếng lòng bàn chân thon nhỏ nõn nà, bởi lội ruộng thì đôi giày cao gót là một chướng ngại nên nó vẫn được cầm trên tay, mặc cho gót son phải chống chọi với cỏ ruộng mà trong đó có những cộng cứng nhọn sẵn sàng “nghinh chiến” mỗi khi có người giẫm lên nó. Cứ mỗi bước chân xuống là cô cảm thấy như đạp phải gai góc đau buốc, nhưng vẫn tiếp tục đi bởi thì giờ lúc này như thúc giục, cô phải có mặt nơi địa điểm gặp người yêu ở cổng phi trường Tân Sơn Nhứt.

Chú Tám biết cô bị đau chân nhưng không biết làm sao hơn, chú nói thầm: Phải chi giờ đây có đôi giày Bata thì hay biết mấy, làm tài xế có mười mấy năm kinh nghiệm khá nhiều, dự trù sẵn nhiều thứ nhưng với “đôi giày Bata” hữu dụng trong lúc nầy thì quả thật chú không tiên liệu nổi, chú nói:

- Ráng đi cô, còn chút nữa thì tới nơi rồi.

- Nga ráng dữ lắm nè, đau chưn quá chú Tám!

- Tôi biết, thuở giờ cô có lội ruộng bao giờ đâu.

Băng đồng ruộng từ chỗ xe đậu đến mé sông khoảng gần một cây số, tuy vậy chẳng bao lâu thì cũng đã sắp tới nơi, và khi còn cách một đám ruộng để đến bến cặp chiếc xuồng thì lại gặp thêm cảnh chán chường nữa, bởi thiên hạ đã đứng đầy dẫy tại đây và tiếng người Tàu nói chuyện ồn không thua gì ở Chợ Bình Tây, Chợ Thiếc...

Trong lúc chú Tám từ mé sông quay lại để báo với Thanh Nga rằng có chiếc xuồng, thì lúc ấy một số người Tàu ở đó cũng quay trở lại cầu Tham Lương kêu thêm người thân, thành thử ra lúc nãy chỉ khoảng dưới 100 người, giờ đây con số đã lên đến trên cả ngàn, đa số là người Tàu họ cũng muốn qua sông ra về sớm như Thanh Nga vậy.

Từ đây đến bờ sông chỉ khoảng 100 thước thôi mà không thể nào vào bến được, bởi thiên hạ lớp đứng lớp ngồi chật nứt chờ lên xuồng qua sông, ngay cả mạnh khỏe như chú cũng không thể chen chân được để vào bến, huống hồ gì thân hình mỏng manh, mảnh khảnh yếu đuối của Thanh Nga. Nhìn ra sông thấy chiếc xuồng có bốn người ngồi đang được “bác lái đò” bất đắc dĩ trầm mình dưới nước đẩy qua sông mà chú tức tối trong lòng, phải chi có mặt sớm hơn thì giờ đây có thể Thanh Nga đã ngồi trên đó. Chú quay sang nhìn cô thì thấy sự lo lắng hiện rõ trên nét mặt, và cô thì cũng biết rằng khó có thể chen được lên xuồng, cô nói.

- Người ta đông thế nầy làm sao qua sông được hả chú Tám?

- Tôi đang suy nghĩ đây, cô lo bao nhiêu thì tôi cũng lo bấy nhiêu vậy.

Trong lúc Thanh Nga lo lắng ngồi đứng không yên và chú Tám tài xế đang nghĩ cách khác để đưa cô qua sông, chớ còn chiếc xuồng của Luật sư Trịnh Ðình Thảo thì không hy vọng được rồi! Tuy vậy cô cũng hơn được nhiều người ở chỗ là đã no lòng với tô cơm bầu luộc và trứng vịt nước nắm, có thể chịu đựng tới chiều, chớ còn người Tàu đi coi phi cơ biểu diễn thì giờ này họ giải quyết cái bao tử như thế nào? Dĩ nhiên là họ cũng đói bụng, nếu lúc sáng có ăn uống chăng thì giờ này cái gì trong bụng cũng đã tiêu hết, mà tiệm quán lẻ tẻ ở vùng này đâu thể nào cung ứng được nhu cầu của mấy chục vạn người Hoa tập trung đông đảo tại vùng này. Mấy tiệm hủ tiếu không còn miếng nước lèo, cà phê thì còn bao nhiêu cũng pha chế hết, bánh kẹo trong mấy quán chạp phô bán sạch sành sanh, hễ cái gì ăn được là bán hết, do đó người vào sau không còn thứ gì để mua, họ tràn vào các xóm nhà dân xin chia lại gạo nếp (gọi là chia chớ nói bán thì chẳng ai bán) nấu ăn đỡ đói, vô tình biến mấy nhà nông dân thành tiệm cơm dã chiến. Lúc đó nhà nào có bao nhiêu gạo cũng đem ra “chia” hết với giá tiền gấp rưỡi hoặc gấp đôi hay còn cao hơn, coi như lâu lâu biếu cho chủ nhà, ai cũng có lợi!

Vẫn chưa đủ nhu cầu, những quày dừa còn trên cây non già cũng được chặt xuống bán, bí bầu còn ngoài ruộng và những đám bắp chưa tới ngày cũng được bẻ bán cho người Hoa, chỉ trừ lúa trong bồ không ăn được là còn, chớ ai còn 1, 2 lít gạo nào thì cũng đem ra bán hết, bởi họ trả tiền gấp đôi gấp ba thì có ai mà không bán. Gà vịt hôm bữa đó chạy trốn gần chết, con nào bị nắm được thì kể như đi đầu thai kiếp khác, ngay cả hột gà đang ấp cũng bị họ mua cả mẹ lẫn trứng, tóm lại ngày Ðại Hội Không Quân nhà nào ở vùng Tham Lương cũng cung cấp hầu hết các thức ăn cho người Tàu mà vẫn không đủ.

Trở lại vấn đề Thanh Nga và chú Tám tài xế đã đến gần bờ sông mà không thể chen chân với người Hoa để lên xuồng, cô khóc tức tưởi, vì biết hiện giờ Lý Hùng cũng đang trông cô trở về, mà với tình trạng như vầy chàng có hiểu được chăng? Thân xác có khổ cực bao nhiêu cũng cam, chỉ sợ rằng thất hẹn thì có thể mọi chuyện sẽ đổi khác, chờ cô không được sẽ bỏ đi và vô tình gặp nguồn vui khác thì sao? Cô cũng nghĩ đến vấn đề sau khi xong công tác có thể bay về nước, do đó mà chàng mới hẹn cô ngay ở cổng sân bay Tân Sơn Nhứt, thay vì hẹn ở chỗ nào đó như rạp hát chẳng hạn. Kinh nghiệm những lần bay biểu diễn ở những nước khác, xong phi vụ là chuẩn bị về ngay nên Lý Hùng không dám hẹn cô ở nơi nào xa hơn, rủi không gặp thì hối tiếc!

Trong bụng rối như tơ vò, Thanh Nga nhìn chú Tám tài xế nói như van lơn:

- Chú Tám coi có cách nào nữa không, chú ráng giúp Nga lần này, ơn chú Nga không bao giờ quên.

- Bổn phận của tôi là phải lo cho cô, không lo lúc này thì đợi lúc nào, ăn cây nào rào cây nấy, lâu nay cô đối xử tốt với tôi, với mọi người thì bây giờ giúp cô là việc đương nhiên phải làm.

Nói đến đây chú Tám nhìn vô vuông tre gần đó ẩn hiện mái nhà ngói, cùng những tàn cây nhô lên, và như vụt nghĩ được ra điều gì, chú nói nhanh:

- À! Ðã có cách rồi.

- Cách gì vậy chú, nói mau đi!

- Nói trước không hên đâu, cô theo tôi vào cái nhà trong kia đi.

Nghe vậy Thanh Nga cũng không thắc mắc hỏi thêm, và tâm trạng cô lúc này chỉ nghĩ đến về gặp Lý Hùng mà thôi, nên chú bảo sao thì cô nghe vậy.

Dù chân có đau buốc, nhưng lời nói chắc ăn như bắp của người tài xế đã là động lực để cô lên tinh thần, quên đi cái đau của chân đi đất và vào đến cửa rào thì một cô gái khoảng tuổi với cô đi ra nhìn chú Tám hỏi:

- Xin lỗi chú là ai, đến nhà tôi có chuyện chi?

- Tôi muốn nhờ cô, nhờ người trong nhà này giúp một việc cần thiết, và xin giới thiệu luôn tôi là tài xế lái xe cho gánh hát Thanh Minh, và cô này là nghệ sĩ Thanh Nga đó.

- Cô Thanh Nga! Trời ơi tôi nghe cô hát trong radio hay quá, chỉ nghe chớ không thấy mặt mà tôi cũng biết là cô đẹp lắm, bữa nay không ngờ được thấy cô ở đây. À! Mà cô tới nhà tôi có chuyện chi hôn?

Cô gái này chắc là người mê cải lương có hạng, chỉ nghe radio trực tiếp truyền thanh tuồng cải lương mà đã tưởng tượng được đẹp xấu.

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#30 Posted : Saturday, September 24, 2005 11:52:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cô gái mê cải lương nầy ăn mặc như phần đông các cô gái vùng thôn quê, lúc ở nhà thì lam lũ với chiếc áo màu ngắn tay đã cũ và quần đen thì ngả sang màu xám mốc, chỉ khi ra đường mới ăn mặc tươm tất. Cô vừa nói đến đây thì từ trong nhà có thêm hai người lớn tuổi đang đi ra cổng rào, cô nói nhanh:

- Ba má tôi đi ra kìa, có cần gì thì cô Thanh Nga nói ba má tôi giúp cho, bả mê coi cải lương dữ lắm!

Chú Tám tài xế thấy ông bà khoảng lớn hơn mình vài tuổi, chú hơi gật đầu và lên tiếng hỏi trước:

- Dạ thưa chào anh chị, tôi bị kẹt xe ở ngoài lộ nên đến đây nhờ anh chị giúp cho một việc.

Chưa đợi cha mẹ hỏi nhờ giúp cái gì, chú Tám vừa nói dứt câu thì cô gái đã nhanh nhẩu nói liền:

- Cô nầy là Thanh Nga đó má, cổ hát ở gánh Thanh Minh mà hôm bữa đi coi cải lương thấy cổ khổ, má khóc cho đến khi về nhà.

Nghe cô con gái nói, bà liền nắm tay Thanh Nga:

- Trời ơi! Cô Thanh Nga đây sao, cô đóng vai Cẩm Nhung làm tui khóc muốn hết nước mắt.

Biết chắc bà nầy có đi coi tuồng mình hát, Thanh Nga cảm động nói:

- Dạ cháu là Thanh Nga, bác có đi coi tuồng Lỡ Bước Sang Ngang à!

- Ði coi tới hai lần mà lần nào tui cũng khóc, thương cô quá đỗi, lúc đó nếu cho lên sân khấu tui cũng bước lên kêu cô đừng có buồn khổ nữa, tội gì phải khổ đến như vậy chớ!

- Ðó là do vai trò, chớ hát xong đi ra ngoài thì vẫn bình thường.

- Tui biết là tuồng hát chớ đâu phải ngoài đời, vậy mà cũng thương cô như là bị khổ thiệt vậy. À! Bữa nay cô đi lên trên nầy coi tàu bay phải hôn? Hồi nãy nó bay rền trời cả chục chiếc, bay ngang nhà tui nghe thiếu điều bể nhà.

- Phải đó bác, cũng vì đi coi máy bay biểu diễn mà giờ cháu nầy còn kẹt ở đây, muốn về sớm mà không được.

- Tui nghe nói từ sáng tới giờ cầu Tham Lương xe bị kẹt nằm đầy ngoài đó, thiên hạ đi đâu mà đông dữ quá!

- Thì họ cũng đi coi máy bay, và cũng như cháu bị kẹt không qua cầu được.

- À! Nãy giờ lo nói chuyện hát xướng, mà quên hỏi cô vô đây nhờ tui cái gì, nói đi nếu giúp được tui sẵn lòng.

Bà nhà quê nầy tính người nhân hậu và thiên hạ ở đây gọi bà qua thứ bậc của ông chồng: Ông Năm Ðáng! Thuở giờ làm ruộng rẫy và bà Năm thì cũng quanh năm làm việc nhà, phụ giúp công việc ruộng nương ngoài đồng. Cách nay không lâu bà có dịp đi thăm người em ở Sài Gòn, nhà trong hẻm đường Ðề Thám, xóm Sáu Lèo, từ đây đi bộ ra rạp hát Nguyễn Văn Hảo rất gần, nên tối đến người em đưa bà đi coi cải lương, đúng lúc gánh Thanh Minh liên tục hằng đêm diễn tuồng Lỡ Bước Sang Ngang của soạn giả Thu An-Hoàng Khâm.

Thanh Nga đóng vai chánh Cẩm Nhung, con gái của chủ tiệm cầm đồ, cô có người yêu là chàng họa sĩ Lam Sinh (vai chánh nam do Hữu Phước đóng), nhưng cha mẹ cô nhứt quyết cắt đứt mối tình của cô với chàng họa sĩ nghèo nàn, và gả cho chàng kỹ sư Tân, một tay “kỹ sư đào mỏ” mà ông bà không hề biết (nghệ sĩ đóng vai ông bà chủ tiệm cầm đồ, tức cha mẹ của Cẩm Nhung là Hoàng Giang và Ngọc Nuôi, còn vai kỹ sư Tân do kép độc Việt Hùng đóng).

Tưởng đâu gả con cho chàng kỹ sư thì con gái mình sẽ có hạnh phúc, có địa vị, nào ngờ đâu gặp phải tay lưu manh lường gạt cả tình lẫn tiền, tài sản của cải nhà cha mẹ vợ tay nầy phá hết, lại còn bỏ bê vợ ở nhà, bữa nào cũng đi ăn chơi thâu đêm suốt sáng, đến đỗi căn nhà tiệm cầm đồ ông bà đang ở, được cho đứng tên cũng kêu bán. Tình tiết vở tuồng như vậy nên khán giả quá thương xót cho thân phận của Cẩm Nhung mà Thanh Nga nhập vai làm người coi hát phải rơi lệ, trong đó có bà Năm, mẹ của cô gái đang đứng nói chuyện với Thanh Nga.

Phần chú Tám tài xế đang chờ bà chấm dứt câu chuyện cải lương để nhờ cậy, và đến khi nghe bà chuyển sang hỏi Thanh Nga muốn nhờ gì bà sẵn lòng thì chú Tám vọt miệng nói ngay:

- Tôi là tài xế chạy chiếc xe của cổ, mới qua cầu Tham Lương một đoạn đường thì bị kẹt nằm ì cho tới bây giờ, cổ muốn về sớm gặp người thân ở phi trường Tân Sơn Nhứt, nếu về trễ có thể không gặp nên cổ rất nóng lòng.

- Vậy à, không có cách nào về được hay sao?

- Nếu về được thì cổ đâu có lo lắng, dưới kia có chiếc xuồng mà đông người ta quá.

Vậy là chiếc xuồng của ông Thầy Kiện đó, ở đây không có chiếc xuồng nào khác (ở vùng nầy người ta gọi luật sư Trịnh Ðình Thảo là ông Thầy Kiện).

- Vì vậy nên tôi vô đây nhờ anh chị giúp giùm, may ra cô Thanh Nga có thể về bên đó kịp giờ, bởi người thân của cổ cũng đang mong đợi.

- Nhưng giúp thế nào đây chú nói ra đi.

- Bây giờ chỉ cần đưa cô Thanh Nga qua bên kia sông, rồi sau đó cổ sẽ tìm cách đi về Tân Sơn Nhứt, tôi biết anh chị đây sẽ giúp được.

Nói xong chú Tám nhìn thẳng ra bụi chuối phía sau nhà, có những cây lớn tàu lá xanh mướt, mà trong bụng nghĩ rằng nó sẽ là cứu tinh cho tâm trạng lo lắng của Thanh Nga. Ông Năm chủ nhà cũng nhìn theo ra bụi chuối và chợt nghĩ ra, ông lên tiếng:

- Thôi, tui biết rồi, có phải chú muốn nói đến chiếc bè chuối.

- Phải, tôi muốn mua mấy cây chuối và anh chị phụ giúp tôi làm chiếc bè.

Hiểu được ý của người tài xế và của ông chồng, bà Năm nói liền:

- Tưởng chuyện chi chớ cái đó có khó khăn gì đâu, ông nhà tui đủ sức làm.

Rồi bà day sang ông chồng:

- Ông mau giúp cho người ta đi, tôi cũng phụ vô nữa.

Kế bà nói với Thanh Nga:

- Cô không phải mua, chẳng mấy khi đến nhà nhờ giúp đỡ, ai đâu lấy tiền, để tui lo cho.

Thanh Nga mừng rỡ và cùng đi vào nhà, thẳng ra bụi chuối phía sau hè...

Trong lúc ông chồng đang lấy dao lấy rựa chặt chuối, thì bà Năm kêu cậu con trai khoảng 15, 16 tuổi đang làm rẫy ở đám ruộng khô cạnh vuông rào vô tiếp tay. Cậu nầy là em của cô gái, cậu ta lại kêu thêm vài người bạn nữa cũng đồng trang lứa tập trung lại cùng làm, kẻ lo chặt chuối, người lo đốn mấy cây tầm vông dùng kết bè, và riêng cậu trai thì lo chiếc xe bò, dẫn hai con bò buộc vào để di chuyển những cây chuối ra bờ sông.

Thấy mọi người lăng xăng làm công việc cho mình, Thanh Nga cũng xông vào khuân vác những cây chuối, nhưng bà Năm ngăn cô lại và nói:

- Cô ốm yếu, tay chân mỏng manh như vầy mà làm cái gì, để tụi nhỏ nó làm, cô ngồi nghỉ cho khỏe đi.

- Mọi người ai cũng làm, cháu ngồi không coi sao cho được đó bác.

- Cô ca vọng cổ cho tui với tụi nó nghe còn có lý hơn, ai cũng muốn cô ca cho nghe hơn là phụ vô chuyện nầy.

Chú Tám tài xế cũng nói:

- Cô Thanh Nga ca một bản vọng cổ cho anh chị đây nghe đi, coi có giống tiếng ca hôm bữa đi coi hát hôn, và mấy cậu nhỏ nếu nghe ca chắc sẽ lên tinh thần làm việc mau hơn.

Thế là Thanh Nga ở vào cái thế phải ca khơi khơi, bởi đâu có nhạc sĩ và cây đờn ở đây, cô suy nghĩ chưa biết phải ca bài nào vừa có ý nghĩa vừa thích hợp, bổng chợt nhớ ra bụi chuối trước mặt, cô liền cất tiếng hát lớp vọng cổ do Cô Ba Trà Vinh ca trong tuồng Cát Bụi Ðô Thành, trong đó có câu hát ru con mà người soạn tuồng đã đưa vào 8 nhịp chót cho dứt câu thứ sáu: “Gió đưa bụi chuối sau hè, anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”.

Dù đang làm việc, tất cả đã ngưng lại vỗ tay yêu cầu cô ca thêm, và sẵn trớn Thanh Nga hát bài vọng cổ Tình Yêu Trong Mộng Tưởng, mà xưa kia dưỡng phụ của cô là cố nghệ sĩ Năm Nghĩa từng ca, được hãng dĩa hát Asia thu thanh phát hành thập niên 1940. Cô thuộc lòng bài ca nầy từ lâu và bắt đầu vô câu thứ nhứt: “Một khi đã lậm với tình, mà phải yêu nhau trong yên lặng và nhớ nhau trong bất bình, thì hỏi lại trong lòng mình đã chứa chan nhiều điều trắc ẩn...”

Ca dứt bài vọng cổ thì đúng lúc mọi người cũng đã xong công việc, chiếc xe bò đã chất đầy những cây chuối chuẩn bị di chuyển ra bờ sông, những khúc tầm vong dùng kết bè cũng được bỏ lên xe sau đó, và bây giờ thì bà Năm chủ nhà kêu cô con gái lại nói:

- Nghe nói phía bên kia cầu Tham Lương cũng bị kẹt xe, người ta đi chật đường bên đó, má sợ rằng khi qua sông rồi cũng khó mà đi xuống Ngã Tư Bảy Hiền để vô Tân Sơn Nhứt.

Cô gái nói:

- Con cũng nghi như vậy đó, má tính coi con có thể giúp cổ được hôn?

- Hay là con lấy chiếc xe máy đưa cô Thanh Nga đi mà chắc ăn hơn, đã làm ơn rồi thì làm ơn cho trót (ở nhà quê vùng nầy người ta gọi xe đạp là “xe máy” dù rằng chẳng có máy móc gì cả).

- Con biết phía sau xóm Tham Lương có con đường đất đi Bà Quẹo rồi đi xuống Ngã Tư Bảy Hiền.

- Ờ! Ðưa cô Thanh Nga đi bằng con đường đó chắc kịp giờ của cổ.

Cô gái dạ rồi vào nhà thay bộ đồ còn mới, quần đen mượt và chiếc áo bông hường dài tay may kiểu áo bà ba (trong bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của Viễn Châu cũng có đề cập đến cô gái nhà quê với chiếc áo bông hường), đồng thời lấy hai chiếc nón lá đưa cho Thanh Nga một chiếc, cô nói:

- Trưa nắng cô đội chiếc nón nầy chớ không thôi bị đen da đó!

- Cám ơn cô.

Biết Thanh Nga bị đau chân, bà Năm sắp xếp cho cô được ngồi trên xe bò mà người đánh xe là cậu trai, còn tất cả đi bộ theo con đường mòn dưới ruộng mà chiếc xe bò vừa đi trước, và riêng cô gái dẫn chiếc xe đạp đi sau cùng, trông cô cũng khá xinh với nét đẹp của người con gái thôn quê.

Bữa nay đang là mùa nắng, cái nắng chang chang của vùng Quang Trung từ lúc giữa trưa đứng bóng, cho đến bây giờ đã hơn 2 giờ chiều rồi mà bên ngoài trời vẫn còn nắng gắt, do vậy nên người nông dân họ vẫn ở trong nhà chờ cho cái nắng dịu xuống mới đi ra đồng lo việc rẫy bái (mùa nắng những đám ruộng biến thành đám rẫy với đậu, dưa, cà...). Thế nhưng, chiếc xe bò cọc cạch và những người hết lòng lo chiếc bè cho Thanh Nga thì lại không ngại cái nắng nóng, họ đang từ trong vuông tre nhà ông bà Năm di chuyển ra mé sông Tham Lương, mà trên khuôn mặt của mỗi người ai cũng lộ nét tươi vui, và bà Năm vừa đi vừa nói với mấy cậu trai:

- Tụi bây có làm giúp bữa nay, thì mai mốt đây thế nào cũng có vé đi coi hát.

Ðang ngồi trên xe bò, nghe vậy Thanh Nga nói vói ra phía sau:

- Ðể có tuồng hay, Nga sẽ đem vé mời và cho xe lên đón bác Năm cùng mấy cô cậu đi coi hát.

- Nhớ nghe chị Thanh Nga, tụi nầy ghiền đi coi hát cải lương lắm đó.

Ðó là câu nói của cậu trai khoảng 15 tuổi phụ giúp nãy giờ, còn bà Năm ông Năm thì cười thôi chớ không nói thêm, và riêng cô gái dẫn xe đạp đi sau thì lên tiếng:

- Mấy cậu khỏi lo, mai mốt cổ đem vé lên đây mặc sức mà đi coi hát, cậu nào có bồ thì nhớ xin hai vé nghen hôn.

Tất cả đều cười to, và kể như cô gái nhà quê nầy lời lẽ cũng khá bạo, dám đề cặp đến chuyện “có bồ” mà không ngại miệng như phần đông các cô gái mới lớn lên.

Thanh Nga cũng cười và trong cái nắng nóng như thiêu như đốt kia, nhờ có chiếc nón lá che mát từ đầu đến vai nên cô không thấy khó chịu như khi trưa, lớp thì bị nắng nóng, phần thì đi chân đất lội ruộng khô đau nhói hai bàn chân. Vả lại được ngồi trên chiếc xe bò, khỏi phải đi bộ nên đôi bàn chân cũng không đau như lúc còn lội ruộng, và điều mà cô yên lòng là biết chắc rằng lát nữa đây mình sẽ được qua sông, có thể về kịp để gặp người yêu ở Tân Sơn Nhứt. Cái lo còn lại của cô hiện giờ là liệu chàng có rõ biết được nổi cực khổ nhọc nhằn của cô từ sáng đến giờ, mà chờ cô về chớ không bỏ đi đâu.

Trên con đường mòn xuyên qua những đám ruộng, chiếc xe bò chất đầy cây chuối, chậm chạp di chuyển ra hướng bờ sông, mà giờ đây nó lại hữu dụng gấp trăm ngàn lần hơn là chiếc xe hơi du lịch Peugeot 203 đang nằm một chỗ, không giúp ích gì được cho chủ của nó. Lần đầu tiên trong đời Thanh Nga mới có dịp ngồi xe bò, cô thấy nó là lạ làm sao đâu, và có cảm tưởng như mình là một thôn nữ ở đồng quê ruộng rẫy, chớ không phải là dân thị thành hay là đào hát cải lương đang được khán giả mến chuộng.

Ngồi trên những cây chuối được sắp nằm dọc trên xe bò, và chiếc xe thì từng lúc từng hồi lắt qua lắt lại chớ không êm ái như nệm xe hơi, nhưng nó lại tạo được niềm tin mãnh liệt cho Thanh Nga trong lúc này. Cô cảm thấy vui trong lòng, bởi có những cam go thử thách thế nầy mới đánh giá được tình yêu của cô đối với chàng phi công hào hoa, tuy gặp gỡ chỉ mới mấy ngày thôi mà tình yêu đối với chàng như đã có từ thiên niên vạn kỷ nào đó! Cô nghĩ nếu như rõ biết được cái gian khổ, cái lo lắng của cô ngày hôm nay thì chắc rằng chàng sẽ thương yêu cô nhiều hơn, và định bụng một ngày nào đó thuận tiện chàng được nghỉ phép qua Việt Nam, cô sẽ đưa chàng đến đây để xem cô diễn lại những gì mà mình đã trải qua trong cái ngày Ðại Hội Không Quân này.

Thanh Nga cũng nghĩ đây là thực tế trong đời, cô cần phải lưu lại kỷ niệm này mà không gì bằng là tường thuật lại cho các soạn giả viết thành tuồng cải lương, để mỗi lần tuồng được trình diễn thì ngoài việc phục vụ khán giả, nó còn nhắc lại kỷ niệm mối tình đầu trong cuộc đời cô, mà diễn viên chính lại là nhân vật chính trong tuồng. Ðồng thời cô cũng sẽ phối hợp với điện ảnh thực hiện đoạn phim quay lại cảnh gian nan, cảnh ngồi xe bò của cô ngày hôm nay kết hợp với tuồng cải lương giống như bầu Bảy Cao từng đưa phim ảnh lên sân khấu đoàn Hoa Sen những năm trước đây vậy.

Từ vuông tre nhà ông bà Năm ra đến bờ sông Tham Lương chỉ vài trăm thước đường chim bay, nhưng với lối đi ngoằn ngoèo của đường xe bò quanh co qua các đám ruộng, tính ra phải hơn nửa cây số, tuy vậy chiếc xe bò vẫn đến nơi được, chớ không như xe hơi gặp lúc nầy phải nằm một chỗ không chạy đi được lại phải mất công giữ gìn. Cô mãi miết nghĩ ngợi, đến chừng nghe ông Năm lên tiếng mới trở về thực tại, thì biết rằng đã đến bờ sông, nơi mà những người có mặt sẽ giúp đưa cô qua sông, không phải chờ đợi với rừng người ở cầu Tham Lương, mà chưa biết từ giờ đến chiều tối họ có được qua cầu hay không.

Theo sự hướng dẫn của ông Năm, chiếc xe bò dừng lại tại một khoảnh đất bằng phẳng thích hợp cho công việc kết bè, và Thanh Nga được bà Năm cùng cô con gái dìu xuống phía sau chiếc xe bò, đồng thời đưa lại ngồi dưới một tàn cây rợp bóng mát. Những cây chuối cũng được mau lẹ mang xuống để nằm sát bờ sông, và trong lúc mọi người đang bắt tay vào công việc thực hiện chiếc bè, thì trên cành cây rậm rạp gần đó phát ra tiếng kêu của chim bìm bịp, khiến cho ông Năm giựt mình, nhớ lại giấc mộng khi đêm, ông nhìn thẳng Thanh Nga rồi nói thầm: Sao lạ vậy cà? Không lẽ Thanh Nga là vị Nữ Vương?

Thông thường ở miền quê những nơi gần sông rạch, người ta thường nghe tiếng kêu của chim bìm bịp và những lúc đó thì đang nước lớn, vì vậy nên trong dân gian có câu “bìm bịp kêu nước lớn ai ơi, buôn bán không lời chèo chóng mỏi tay”. Ðó là câu ca dao xác định đặc tính của chim bìm bịp, mà người ta thường nghe các thiếu phụ thôn quê hát ru con. Bìm bịp là loại chim màu nâu đỏ sậm có điểm vằn đen, hễ thấy có bóng người là bay tránh đi nơi khác, nên người ta chỉ nghe tiếng kêu chớ ít khi thấy rõ, ngay cả ông Năm Ðáng thuở giờ có ruộng rẫy ở gần con sông Tham Lương, mà cũng chỉ thấy được dạng của chim nầy từ đàng xa. Và tại sao bữa nay nghe tiếng kêu của chim bìm bịp mà ông Năm lại giựt mình và nhìn thẳng vào Thanh Nga?

Số là đêm vừa qua, cái đêm mà rạng sáng ngày Ðại Hội Không Quân, phi cơ phản lực nối tiếp nhau bay xé trời vùng Quang Trung, thì ông Năm nằm mộng thấy quân binh tướng sĩ ăn mặc theo thời xưa, gươm giáo sáng choang, rầm rộ đến cổng rào nhà ông kêu: “Nữ vương sắp đi qua đây, mau mau tiếp đón!” Ông lật đật mở cổng rào thì đám quân binh đứng vẹt sang hai bên, một vị Nữ Vương cưỡi ngựa có binh tướng hầu cận tiến vô cổng rào. Vị Nữ Vương còn rất trẻ với áo mão trang phục giống như Nữ Hoàng thời xưa mà lúc đi coi hát bội ông đã thấy, cũng như thấy trong những bức tranh vẽ, hoặc là trong sách truyện.

Vào cổng, Nữ Vương dừng lại nhìn quanh chớ không vào nhà, và một lúc sau thì nghe tiếng chim bìm bịp kêu, tức thì trong đám quan quân có người lên tiếng: “Bìm bịp kêu nước lớn rồi, đem thuyền rồng đến rước Nữ Vương sang sông”. Thế rồi ông thấy chiếc thuyền rồng chạy đến, vị Nữ Vương thong thả bước xuống và thuyền rồng chầm chậm vượt qua sông.

Giựt mình thức dậy, ông Năm sợ hãi không biết là có điềm gì đây mà sao nằm mộng thấy lạ lùng, ông không dám ngủ tiếp, thức luôn đến gà gáy và sáng ra ông kể giấc chiêm bao kỳ lạ cho bà Năm nghe, bà nói:

- Thôi đi ông ơi! Người già hay đau bịnh, chắc trong giấc ngủ nghe bìm bịp kêu rồi nằm chiêm bao thấy bậy thấy bạ đó thôi, chớ thời nầy làm gì có binh tướng như thời xưa, làm gì có Nữ Vương, Nữ Hoàng.

- Tui nghi là có điềm gì đây, hên xui hỏng biết, chớ có bao giờ nằm chiêm bao mà thấy như vậy đâu.

Nhưng rồi sau đó thì công việc nhà nông bề bộn, chuyện ai nấy lo nên cả ông lẫn bà đều quên chuyện nằm chiêm bao, cho đến trưa thì Thanh Nga đến cổng rào và cô con gái của ông đi trước ra cổng tiếp chuyện, còn ông và bà vợ thì đi sau.

Từ lúc Thanh Nga đứng ở cổng rào, ông Năm đã thấy quen quen, nên cố ôn lại trong trí xem đã từng gặp cô ở đâu, cho đến lúc chặt chuối, đốn tầm vong ông cũng cố ráng nhớ, nhưng cũng chẳng tài nào nhớ nổi. Ông nghĩ nếu có gặp chăng thì cũng trong sự tình cờ nào đó, chớ không phải trên sân khấu, bởi nhiều năm qua chỉ có bà Năm là thỉnh thoảng có đi Sài Gòn coi hát cải lương, chớ ông thì chẳng có lần nào đi coi, mà chỉ nghe tuồng hát trong radio mỗi tối thứ Bảy.

Trước thời kỳ chiến tranh, mỗi lần đình làng tổ chức cúng Kỳ Yên, có rước gánh hát bội về hát, thì ông la cà phía sau sân khấu coi mấy cô đào hát bội phấn son giặm mặt, nhưng đã mười mấy năm qua rồi, giờ đây nếu có gặp lại thì các cô đào đó đã ở tuổi sồn sồn, chớ không trẻ đẹp như Thanh Nga được, chỉ khoảng tuổi với đứa con gái của ông chưa đầy 20. Như vậy thì dứt khoát không có vấn đề thấy Thanh Nga trên sân khấu, mà phải là ở đâu đó, ở trường hợp nào đó. Thế nhưng nhớ mãi vẫn không ra, và giờ đây tại bờ sông nghe tiếng kêu chim bìm bịp, tức thì ông hình dung lại khuôn mặt của vị Nữ Vương trong giấc mộng khi đêm, thì rõ ràng hao hao với khuôn mặt Thanh Nga.

Ông Năm ngồi trầm ngâm suy nghĩ thì bà Năm kêu:

- Sao ngồi lâu quá vậy ông? Tụi nó đang chờ ông chỉ cho cách ráp chiếc bè.

- Thì nghỉ một chút cho đỡ mệt, cái chiếc bè thì làm mấy hồi.

Tuy nói thế, ông Năm cũng đứng dậy hướng dẫn mấy cậu trai làm chiếc bè, và độ vai mươi phút là xong, nhờ nước lớn tràn lên tới bờ nên chiếc bè được đưa xuống nước chẳng khó. Kiểm soát kỹ lưỡng sức chịu đựng, ông Năm nhận bốn góc chiếc bè thấy vững chắc, ông bảo bà vợ:

- Chiếc bè tốt lắm, bà mời cô Thanh Nga xuống đi.

- Chắc chưa vậy ông, cổ không biết lội đó.

- Tui coi kỹ rồi, bà khỏi lo.

Thế là bà Năm vừa kêu mời vừa từ giã Thanh Nga, và nhờ nước lớn chiếc bè cặp sát mé, Thanh Nga bước lên ngồi dễ dàng, kế được một cậu trai lội đẩy qua sông. Khi Thanh Nga đã lên bờ bên kia thì cậu nhỏ cho chiếc bè trở lại rước cô gái, và lần thứ ba thì chiếc xe đạp.

Sau lời từ giã nhắn nhủ cuối cùng, cô gái chở Thanh Nga ngồi đàng sau ba ga, chiếc xe theo đường bờ ruộng chạy lên con lộ số 8.

Lúc chiếc bè sắp sửa làm xong, thì một số người đang ở bến Trịnh Ðịnh Thảo thấy chờ đi xuồng lâu quá, đã đổ đến đây coi và khi biết được chiếc bè sẽ đưa người qua sông, nên họ ngỏ lời xin được đi. Ông bà Năm cũng đồng ý và khi thấy Thanh Nga và con gái đã lên xe đạp chạy đi, ông mới giao chiếc bè cho đám người cần qua sông kia. Thế nhưng, một người mới ngồi lên chiếc bè thì mấy người khác nắm kéo lại nói rằng mình hỏi trước, rồi la lối giành giựt với nhau khiến một cây chuối tách ra trôi đi, rồi hai cây, ba cây... Chiếc bè rã trôi theo dòng nước, và nếu có ai đứng gần thì nghe ông Năm nói nho nhỏ: “Thuyền rồng của Nữ Vương thì dân giả làm gì đi được chớ!”

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#31 Posted : Sunday, October 9, 2005 10:15:20 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc đời Thanh Nga: Bầy trâu Tham Lương cũng khiếp sợ Thanh Nga
Saturday, October 08, 2005


Ngành Mai

(Tiếp theo kỳ trước)


Trong lúc đám người Hoa và một vài người Việt đang ẩu đả giành dựt chiếc bè, thì Thanh Nga được cô gái chở đi bằng xe đạp chạy chầm chậm theo con đường mòn chạy cặp với bờ ruộng từ mé sông lên Hương Lộ số 8, và con đường mòn từ bờ sông lên đến con lộ khoảng hơn 200 thước này, thường bữa chỉ có vài nông dân làm ruộng cạnh bờ sông và các mục đồng di chuyển, nhưng hôm nay có thêm hai cô gái đi xe đạp mà cả hai đều ăn mặc tươm tất, Thanh Nga mặc bộ đồ màu xanh nước biển may kiểu thời trang, và cô gái thì chiếc áo bông hường sáng rỡ, khác với những bộ bà ba đen cũ rích của nông dân và lưng trần của mấy chú mục đồng.

Lúc chiếc xe đạp của hai cô chạy được nửa đoạn đường mòn thì một trở ngại bắt buộc phải dừng lại, bởi bầy trâu làm cản lối, và có lẽ chúng thấy lạ hoặc là Thanh Nga có “chơn mạng Nữ Hoàng” hay sao, mà khi cô vừa đặt chân xuống đất tức thì đàn trâu lớn nhỏ mấy chục con đang ăn cỏ bỗng dưng đồng loạt bỏ chạy, gây nên một tiếng “ào” thật lớn, cùng với bụi đất, cỏ rạ khô tung lên làm Thanh Nga giựt mình hoảng sợ nép người vào cô gái và chiếc xe đạp.

Thế nhưng, bầy trâu chạy cách hơn hai đám ruộng thì dừng lại, con nào cũng hớt hơ hớt hãi đứng nghinh mặt về phía Thanh Nga (đặc tính của trâu khi nhìn thẳng là nghinh mặt lên). Mấy chú mục đồng thấy vậy cũng hoảng hồn kinh vội vã chạy theo bầy trâu ngăn chận không để xảy ra cảnh trâu rượt chém người, mà miệng mấy chú thì kêu “nghé ọ, nghé ọ” inh ỏi. Sự thể lạ lùng nầy, buổi chiều sau khi về nhà, cô gái kể lại cho cha mẹ nghe trong bữa cơm tối.

Vừa nghe cô con gái thuật lại xong thì ông Năm nói liền:

- Chắc là binh tướng quan quân vô hình đi theo hộ giá, đã đánh đuổi bầy trâu không cho đến gần Nữ Vương, nên chúng mới chạy thục mạng như vậy đó!

- Thiệt hôn vậy ông, không lẽ cô Thanh Nga là người cõi trên?

Khi sáng nghe ông chồng kể lại giấc chiêm bao, bà Năm chẳng mấy tin nhưng giờ đây nghe cô con gái thuật lại thêm chuyện đàn trâu, mà bên ngoài thì trời đã tối nên trong bụng bà cũng hơi sợ, có nghĩa cũng đã tin một phần nên mới hỏi ông như vậy, và ông Năm trả lời:

- Thiệt hay không gì chẳng biết, nhưng tui đã nằm chiêm bao thấy như vậy rồi thì bắt buộc phải tin.

- Ông nói có lý, vậy thì ngày mai tui làm mâm cơm cúng vái vị Nữ Vương xin phò hộ cho nhà mình.

- Hoan nghinh bà đó, tui cũng có dự định như vậy, theo tui thì cô Thanh Nga là hiện thân của vị Nữ Vương, mai mốt nếu cổ có tới nhà mình nữa thì bà phải thận trọng nghen hôn.

Diễn tiến sự việc trong ngày Ðại Hội Không Quân đầu thập niên 1960 tại kênh Tham Lương, từ lúc nghe tiếng chim bìm bịp kêu, cùng chiếc bè bị rã để rồi không ai ngồi được, cho đến hiện tượng đàn trâu đang ăn cỏ, bỗng dưng chạy bán mạng là một trong những huyền thoại ghi lại trong tình sử cải lương Cuộc Ðời Thanh Nga. Cũng như trước đó hai ngày, trong cái đêm hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, Bà Rịa hầu hết đào kép công nhân của đoàn Thanh Minh nhìn xuống phía khán giả thì thấy vắng teo chỉ vài người (người đi coi hát quá đông làm tắc nghẽn lưu thông nên bị lính Bảo An đuổi về), trong khi đó thì Thanh Nga lại thấy đông nghẹt người đi coi hát, có nghĩa chỉ có Thanh Nga là thấy được cô hồn mà thôi, chớ mấy người kia đâu có chơn mạng thì không thể thấy được người khuất mặt. Lúc bấy giờ có người tin vào vô vi, cho rằng có thế giới vô hình và họ đã lập luận rằng: Hình thức cúng cô hồn đã có trong dân gian từ ngàn xưa, chớ không phải mới đây, một khi van vái hát cúng cô hồn, thì phải có cô hồn các đảng hay người khuất mặt đi coi. Hoặc người ta cúng heo gà vịt, bánh trái thì cô hồn cũng về hưởng, và trong dân gian người ta đã tin như vậy, chớ nếu không thì cúng làm chi cho mất công, mất thì giờ lại còn tốn kém.

Trở lại lúc Thanh Nga thấy đàn trâu tự nhiên bỏ chạy làm cho cô bất ngờ, sợ sệt, phản ứng tự nhiên cấp thời là nép sát và chiếc xe vào cô gái. Riêng phần cô nầy thì đã quen với cảnh gặp trâu ngoài đồng nên chẳng hề sợ mà còn la lối đàn trâu như mọi khi, cô nói:

- Cô Thanh Nga đừng sợ, coi vậy chớ nó không làm gì mình hết, trâu nó thấy tôi với cô ăn mặc lạ nên bỏ chạy thôi, cô yên tâm đi, có tôi đây.

Nghe cô gái trấn an, Thanh Nga cũng bớt sợ, hơn nữa chúng đã chạy một quãng khá xa rồi, nhưng cô cũng hối thúc cô gái đi nhanh hơn, và cô nầy thì cũng lấy làm lạ tại sao bữa nay đàn trâu lại đồng loạt chạy đi, thay vì xưa giờ chỉ những con bị đánh đuổi thì mới chạy.

Hai cô tiếp tục lên xe đạp và chỉ vài phút sau là tới hương lộ, tại đây nhìn ra hướng Quốc Lộ 1 thấy thiên hạ còn đầy nghẹt, do bởi những người qua được cầu Tham Lương cũng gặp toàn xe bị kẹt còn nằm ở đây, Thanh Nga nói:

- Người ta ngoài đó đông quá, chắc mình chen không nổi đâu cô.

- Thì cô thấy đó, đi bộ còn bị kẹt thì xe máy làm sao chạy được.

Thanh Nga nghĩ bụng con đường Hương Lộ số 8 nầy chỉ có hai hướng, nếu không đi ra Quốc Lộ 1 được thì chắc là đi trở vô, cô chỉ về hướng đi Chợ Cầu rồi hỏi cô gái:

- Vậy là mình đi trở vô hướng nầy phải hôn?

- Không được đâu, đi vô trong đó cũng bị kẹt xe, hướng này vô Ngã Tư Cầu Cống, nghe nói trong đó xe cũng bị kẹt không thua gì ở ngoài này.

- Ði hướng nào cũng bị kẹt xe hết thì làm sao đây cô, làm sao tôi về kịp ở Tân Sơn Nhứt.

Qua sông rồi, coi như đã yên tâm được một phần lớn, tuy vậy mối lo cũng vẫn còn, bởi từ đây về Ngã Tư Bảy Hiền để vào Tân Sơn Nhứt thì cả hai con đường Quốc Lộ 1 và đường Gò Vấp, Hạnh Thông Tây vẫn còn bị kẹt cứng, xe cộ vẫn chưa nhúc nhích, bởi thiên hạ sau khi qua cầu được thì chỉ số người mạnh khỏe là tiếp tục đi bộ, còn đa số thì đã mệt lã, phần bị đói mà thức ăn hàng quán thì hết sạch, do đó mà họ ngồi đầy dẫy hết cả con đường, gây cản trở cho số người ở phía sau.

Thấy Thanh Nga lo âu, cô gái nói liền:

- Cô đừng phải lo, mình có hướng khác để đi.

Nói xong cô gái chỉ con đường đất chạy từ Hương Lộ 8 bọc ra phía sau xóm Tham Lương, cô nói tiếp:

- Mình đi ngả đó sẽ không bị kẹt xe.

Thế là Thanh Nga lại lên ngồi đàng sau ba ga xe đạp, do cô gái chở chạy trên con đường đất, và chạy được một đỗi thì Thanh Nga nói:

- Từ trưa giờ nói chuyện mà quên hỏi cô tên gì, thứ mấy, cô cho biết để gọi cho đúng.

- Tôi thứ Ba, cô kêu tôi bằng cô Ba đi, lối xóm cũng kêu tôi như vậy.

- Cô bao nhiêu tuổi vậy cô Ba?

- Mười chín tuổi, tuổi con ngựa.

- Vậy là cô với tôi cùng một tuổi, tuổi Nhâm Ngọ.

- Thầy coi nói tuổi con ngựa đường tình khổ lắm, hổng biết có hay không, tôi lo quá!

- Phần cô thế nào tôi không biết, chớ tôi thì khổ trước mắt, từ sáng đến giờ vô cùng vất vả, thân xác khổ cực đã đành mà tinh thần cũng không yên.

- Cô nói gì tôi không hiểu, tinh thần không yên nghĩa là sao?

- Thì hiện tại đây muốn về sớm để gặp người mà mình muốn gặp, thì đường sá lưu thông trở ngại, cô nghĩ coi tinh thần có yên được không chớ!

Nghe Thanh Nga nói thế, cô gái đã hiểu căn nguyên của nó là đường tình cũng vì tình yêu nên khi trưa mới có vấn đề đến nhà mình nhờ giúp chiếc bè chuối, và giờ đây qua sông rồi vẫn còn lo.

(Còn tiếp kỳ sau)

Phượng Các
#32 Posted : Sunday, October 16, 2005 12:56:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cô Ba Tham Lương vừa chạy xe đạp vừa nghĩ ngợi rằng, Thanh Nga cùng tuổi với cô đã vương vào nỗi khổ vì đường tình, thì mình đây chắc không nhiều thì ít cũng phải khổ thôi, và van vái cầu xin ơn trên nếu có cho khổ thì cũng nhẹ thôi, chớ đừng như Thanh Nga ngày hôm nay, bởi cô đào tài sắc thì dù gì đi nữa vẫn được người ta mến chuộng, chớ còn cô là gái quê thì ai mà để ý tới chớ!

Thế nhưng, cô cũng tức cho Thanh Nga là tại sao đã có hẹn hò rồi mà ham vui đi coi máy bay biểu diễn, để rồi giờ đây đường sá lưu thông bị trở ngại, biết có về kịp hay không, dù rằng cô hết lòng giúp theo khả năng của mình. Cô nghĩ nếu như đối với cô thì sẽ không xảy ra cớ sự, cô sẽ không bỏ đi chơi xa như Thanh Nga đâu, cô nói:

- Có điều này tôi muốn hỏi được hôn vậy cô Thanh Nga?

- Sao lại không, cô Ba cứ hỏi đi, cùng tuổi với nhau mình xem nhau như bạn, có gì đâu mà ngại.

- Ðã có hẹn với người yêu rồi mà cô lại đi xa làm chi, để rồi giờ đây phải lo lắng, phải khổ vì tình yêu.

Thanh Nga nghĩ bụng cô bạn này chỉ hiểu được một mà không hiểu mười, sở dĩ có tình trạng này là cũng do người yêu mời gọi đi coi máy bay biểu diễn, hay nói đúng hơn là xem tài lái máy bay của chàng, thấy tận mắt cái xuất sắc của chàng ta, chớ đâu có dịp nào nữa đâu. Như vậy vấn đề đi coi máy bay cũng như là một cái hẹn, chớ chẳng phải ham vui đi chơi xa để rồi lỡ hẹn, cô nói:

- Vì là người ngoại cuộc nên cô Ba không rõ đó thôi, chớ đi coi máy bay biểu diễn bữa nay cũng là cái hẹn đó.

Cô Ba Tham Lương chưng hửng:

- Ủa! Sao lạ vậy nà, không lẽ cô còn hẹn với người nào nữa sao?

Biết cô gái hiểu lầm, nhưng Thanh Nga cũng chưa vội nói ra sự việc, bởi nói thì phải giải thích cặn kẽ, cô đang nghĩ câu nói nào hay nhứt để trả lời, và riêng phần Cô Ba Tham Lương thấy hồi lâu mà Thanh Nga chưa trả lời thì càng thêm thắc mắc và hỏi lần nữa:

- Không lẽ có hẹn với người yêu ở Tân Sơn Nhứt rồi, mà lại còn hẹn với người nào nữa đi coi máy bay, người đó ở đâu mà lúc qua sông cô cũng đi có một mình?

- Ở trên trời!

Tưởng đâu Thanh Nga nói đùa, cô gái nói:

- Trên trời à! Cô nói thiệt đi, tôi chỉ giúp cho cô chớ không nói cho ai nghe chuyện này đâu.

Không để cho cô gái thắc mắc thêm, Thanh Nga nói rằng người yêu của mình là phi công lái may bay phản lực, mà hồi trưa này bay biểu diễn trên bầu trời Quang Trung, và cũng do lời mời gọi của chàng ta nên cô mới đi coi đó thôi. Thanh Nga cũng nói rõ hơn là nhóm phi cơ gồm nhiều chiếc bay biểu diễn với nhiều đội hình rất đẹp, là Phi Ðội Lôi Hổ của Trung Hoa Quốc Gia, mà người yêu của cô là một phi công trong phi đội, cô nói tiếp:

- Cũng do sự yêu cầu của chàng ta mà giờ đây tôi mới còn ở đây, chớ có hẹn với ai nữa đâu.

- Vậy sao? Người yêu của cô lái máy bay, bay rền trời lúc trưa này.

- Ðúng vậy! Anh ta ở Ðài Loan mới sang Việt Nam mấy ngày nay.

- Vậy mà trưa giờ tôi tưởng đâu người yêu của cô là kép hát cải lương, ai ngờ...

- Ai ngờ là phi công phải hôn? À, mà cô có muốn sau này có chồng là nghệ sĩ cải lương không?

- Sao cô hỏi kỳ vậy, tôi chưa từng gặp chàng kép hát nào ở ngoài đời, mà chỉ thấy trong tuồng hát thôi.

- Trên sân khấu, trong tuồng hát nó khác hẳn ngoài đời đó, nhiều người thất vọng rồi đó!

- Tôi cũng đã nghe nhiều người nói như vậy, bây giờ thêm cô nói nữa, làm cho tôi...

- Làm cho tôi ớn quá phải hôn?

Cô Ba Tham Lương cười chớ không nói thêm, và chiếc xe đạp nãy giờ chạy trên con đường đất phía sau xóm Tham Lương không trở ngại gì hết, mùa nắng rất dễ chạy theo đường mòn, mà lại chẳng mấy người đi trong buổi trưa nắng này. Giờ đây chiếc xe đã chạy ra khỏi xóm nhà, sắp đến Bàu Tản là khoảnh đất trống trũng xuống không cây cỏ mọc, mùa mưa ngập nước, mùa nắng thì cát đi ngập bàn chân, đi bộ ngang qua rất khó khăn, do đó mà người địa phương đi ruộng rẫy đã tránh cái Bàu Tản này. Và họ đi vòng theo mấy bờ ruộng trước khi bước lên con đường nhựa thẳng tắp chạy ra Quốc Lộ 1, đây là con đường vòng đai phi trường Tân Sơn Nhứt có từ thời Pháp, không có xe cộ di chuyển, chỉ những người dân có ruộng rẫy ở đây là sử dụng con đường này mà thôi, nếu tới được con đường nhựa nầy thì chạy ra Bà Quẹo chẳng mấy chốc.

Lúc đến Bàu Tản cô gái cũng đi tránh, dẫn chiếc xe đạp cùng Thanh Nga đi bộ theo bờ ruộng và chỗ này đồng ruộng trống trải, không có những lùm tre che khuất, nên nhìn ra Quốc Lộ 1 thấy rõ xe hơi đậu nối đuôi nhau dài ngút ngàn, Thanh Nga nói:

- Hôm nay xe kẹt nhiều còn hơn mấy bữa trước ở đường Bà Rịa, Vũng Tàu đó cô Ba.

- Nghe Thanh Nga nhắc đến Bà Rịa, Vũng Tàu, cô gái vụt nhớ lại chuyện chiều tối hôm qua, cô nói:

- Nhờ cô nhắc tới chớ thôi tôi quên mất.

- Chuyện gì vậy, quên mất cái gì mà thấy cô hơi lo?

- Chuyện này lạ lắm, mới chiều hôm qua đây tôi gánh rau cải giúp cho bà buôn bán ở chợ, khi trở về thì chạng vạng tối, lúc đi ngang chỗ bụi tre với mấy lùm dứa gai thì gặp ba cô gái.

- Ba cô nào, có quen hôn vậy?

- Ðâu có quen, không phải người ở đây, thuở giờ tôi chưa gặp lần nào, ba cô ăn mặc sang trọng và cũng cỡ tuổi mình.

- Vậy thì ba cô đó nói gì, làm gì mà cô quên?

- Mấy cổ nói với tôi ngày mai tức là bữa nay đây người bạn của cổ sẽ đến nhà nhờ giúp một chuyện, tôi hứa nhưng mà từ sáng đến giờ đâu thấy ai, chỉ có cô đến nhà hồi trưa.

- Cô nhớ kỹ coi ngoài tôi ra còn ai tới nhà nữa không?

- Chẳng có ai hết nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại tôi hết sức lấy làm lạ tại sao trời tối rồi mà mấy cổ còn lảng vảng ở chỗ mấy bụi dứa, ở đó vắng tanh đâu có nhà cửa của ai.

- Không phải người ở Tham Lương, vậy từ đâu đến, mấy cô có nói là ở đâu không vậy?

- Tôi có hỏi thì cô tên Mỹ Dung nói rằng ở Bà Rịa đường đi Vũng Tàu, chỗ cái cầu gì đó mà tôi quên.

Thanh Nga sửng sốt:

- Mỹ Dung! Có phải cầu Rạch Hào không?

- Phải đó, mà sao cô biết, cô có quen với 3 cô đó à!

Thanh Nga nói thầm “Trời ơi, Mỹ Dung lại hiện về đây nữa sao?”


(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#33 Posted : Saturday, October 22, 2005 7:43:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thanh Nga chỉ nói thầm như vậy chớ chưa trả lời câu hỏi của Cô Ba Tham Lương, và cô nầy thì nóng lòng muốn biết xem Thanh Nga có quen với ba cô gái chiều hôm qua hay không, mà lại nói đúng ngay chiếc cầu Rạch Hào, cô nói:


- Vậy là cô Thanh Nga có quen với ba cô đó chớ gì?

Thanh Nga chưa biết phải trả lời làm sao đây, nếu nói có quen thì chắc là cô ta sẽ hỏi tới, bằng như nói không quen thì tại sao mình lại nói đúng chiếc cầu Rạch Hào, thành ra cô rất khó xử và hối hận phải chi lúc nãy đừng thốt lên tiếng “Rạch Hào” có phải tốt hơn không, nhưng đã lỡ rồi, cô trả lời lấp lửng:

- Ðào hát cải lương mà cô, rất dễ quen biết, kể luôn cả khán giả nữa, nhưng không biết là có quen với ba cô gái mà cô Ba vừa nói đó không?

- Vậy chớ sao cô lại nói đúng chiếc cầu Rạch Hào, mà mấy cô ngày hôm qua đã nói?

- Thật tình mà nói tôi có biết chiếc cầu Rạch Hào ở Bà Rịa trên đường đi Vũng Tàu, nhưng mà ở đó vắng vẻ toàn cây đước mọc hoang dưới sình lầy, chớ đâu có nhà cửa gì thì làm sao ba cô đó ở được chớ.

- Ủa! Sao kỳ vậy cà, mấy cổ nói với ở đó đông người lắm mà, bữa trước đây có gánh hát lớn ở Sài Gòn dọn ra hát, và khán giả đi coi rất đông.

Rõ ràng là càng nói lòng vòng càng đi sâu vào nỗi thắc mắc của Cô Ba Tham Lương, và chuyện gánh hát dọn ra hát ở sân khấu cầu Rạch Hào thì Thanh Nga nhớ lại là hôm bữa đó chính cô thấy rõ có rất đông khán giả coi hát, nên tập trung vào diễn xuất mà quên rằng nơi đây hoang vắng chớ làm gì có đông người ta, khán giả đi coi hát đã bị đuổi hết rồi. Thế nhưng, sau khi ôm nhầm chàng phi công Lý Hùng mà tưởng đâu là Mỹ Dung, thì bắt đầu từ đó tâm trí cô để hết vào chàng trai xa lạ, mà không để ý gì đến việc khán giả nhiều hay ít. Giờ đây cô gái đề cập đến vấn đề, khiến cô nhớ lại lúc đang hát nhìn thấy khán giả đông nghẹt, cũng như lúc vãn hát thì phía trước sân khấu trống trơn, chỉ vài người thôi. Như vậy thì số khán giả mà cô vừa thấy đó đã đi đâu? Cô rùng mình, nghĩ rằng nếu hát cúng cô hồn thì dĩ nhiên khán giả là cô hồn các đảng, là người khuất mặt, là hồn ma bóng quế về coi hát. Mình thấy ma mà không biết thì có khác gì cô gái nầy đây chiều hôm qua gặp ma mà tưởng là người thường.

Cái rối trí của cô hiện giờ là có nên nói sự thật ra hay không, bởi vấn đề nầy cả gánh Thanh Minh chưa ai biết, nếu nói ra thì rồi đây sớm muộn gì gánh hát cũng biết, sẽ gây hoang mang lo sợ trong đoàn, mà còn có thể lan ra những gánh hát đồng nghiệp đang hoạt động và luôn cả bên ngoài nữa, sẽ là đề tài cho thiên hạ bàn tán mà thôi. Thanh Nga đang tìm câu trả lời sao cho hợp lý, và đặc biệt là phải tránh chuyện ma hiện lên cho khỏa lấp đi, thì cô nầy lại vô tình tiếp tục kể thêm chuyện chiều hôm qua:

- Mấy cô đó có mời tôi hôm nào rảnh ra ngoài Bà Rịa để biết nơi ở của mấy cô, sau đó đi Vũng Tàu đổi gió luôn.

- Rồi cô có nhận lời không?

- Tôi chưa dám nhận vì việc đi xa phải xin phép cha mẹ mới được.

Thanh Nga mừng trong bụng, cô nói thầm: Cũng may là cô ta không nhận, chớ nếu nhận lời thì bị lôi kéo khiến phải đi ra đó, cô hỏi:

- Còn chuyện gánh hát ra ngoài đó trình diễn, mấy cổ có nói là gánh nào không?

- Tôi quên hỏi, nhưng mấy cô có nói rằng gánh nầy đào kép hát hay lắm, ca vọng cổ mùi lắm, và các cô còn nói rằng ráng giúp cho người bạn của mấy cổ đi, thì mai mốt đây mặc sức mà đi coi cải lương. Nghe vậy tôi cũng mừng nhưng thấy trời sắp tối, tôi vội chào đi về nhà để ba má tôi trông, thì một cô nắm tay tôi nói rằng chưa tối đâu chút nữa hãy về.

- Có nắm tay cô nữa à?

- Có, tay con gái mà sao lạnh tanh, lạnh hơn tay bà già.

Nghe đến đây dù đang trưa nắng nóng, mà Thanh Nga có cảm tưởng như lạnh cả người, rõ ràng cô gái nầy đã gặp mà ma không biết, cô hỏi tiếp:

- Chỉ vậy thôi, hay mấy cổ có nói thêm người bạn đến nhờ giúp là ai không, và giúp chuyện gì?

- Gấp quá nên quên hỏi, tôi giựt tay ra đi liền và cổ nói vói theo ráng giúp xong đi mấy bữa sau sẽ tới nhà đền ơn. Lúc đi xa độ nửa đám ruộng, tôi dừng bước quay lại định hỏi coi giúp người nào, trai hay gái thì mấy cô đã không còn đứng đó, đi đâu mau quá hỏng biết. Sáng nay tôi có ý trông chờ nhưng chẳng thấy ai hết, kế đến thì cô đến nhà làm tôi quên mất chuyện đó, giờ nầy lại đang ở đây nếu như người đó đến nhờ thì tôi biết nói sao đây với ba cô đó chớ!

Thanh Nga nghĩ bụng rõ ràng là cô gái nầy đã hiểu không nổi người bạn của ba cô gái đó chính là mình đây, và việc nhờ giúp thì đã nhờ rồi, nhờ thực hiện chiếc bè qua sông và luôn cả đưa về bằng xe đạp.

Cô Ba Tham Lương nói:

- Vái trời cô bạn đó đừng tới nhà lúc nầy, cả nhà không ai biết vì tôi chưa nói.

Việt Dương Nhân
#34 Posted : Friday, November 4, 2005 1:30:32 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Thanh Nga Nữ Hoàng Sân Khấu

Kính mời xem link này
http://www.rfa.org/vietn...aQueenOfCaiLuong_TQuang/
Việt Dương Nhân
#35 Posted : Saturday, November 5, 2005 9:03:37 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0



Thanh Nga Nữ Hoàng Sân Khấu

Phượng Các
#36 Posted : Friday, November 25, 2005 6:42:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Người đẹp tỏa mùi hương

(Tiếp theo kỳ trước)


Trở lại lúc Thanh Nga được Cô Ba Tham Lương chở đàng sau ba ga xe đạp chạy trên con đường vòng đai phi trường Tân Sơn Nhứt thì không còn một trở ngại nào nữa, cứ nhắm phía trước mà chạy, chỉ còn chờ đến nơi hẹn mà thôi.

Chiếc xe đạp tiếp tục lăn bánh theo con lộ đá đỏ phía sau chợ Bà Quẹo, ra Quốc Lộ 1 ngay chỗ “Mả Tây” phía trên cổng trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám. Tại đây giờ nầy không còn cảnh kẹt xe nên chạy một mạch là tới Ngã Tư Bảy Hiền, kế quẹo vô Lăng Cha Cả và theo sự hướng dẫn của Thanh Nga, cô Ba chạy hướng vô cổng phi trường. Hai cô vừa đến cổng chưa kịp bước xuống xe thì người lính gác cổng lên tiếng:

- Cô Thanh Nga đó hả? May quá cô về kịp lúc.

Người lính gác cổng này cũng là một khán giả của cải lương, từng coi hát gánh Thanh Minh, thấy Thanh Nga thì nhận ra ngay, dù bữa nay cô chẳng trang điểm phấn son, giặm mặt gì hết, và sau câu hỏi của anh ta thì Thanh Nga lên tiếng đáp liền:

- Phải, anh biết tôi à! Tôi có hẹn với người phi công Ðài Loan ở đây.

- Tôi biết, cậu phi công đó có nói với tôi là hẹn với cô Thanh Nga tại đây.

- Rồi bây giờ ảnh ở đâu vậy anh?

- Cậu chờ đợi cô từ trưa tới giờ, và đang nằm nghỉ trong nhà trạm gác đó. Tội nghiệp cậu ta quá, chờ đợi mà nóng ruột, cô vào trong đó gặp cậu ấy đi.

- Cám ơn anh.

Thanh Nga đi nhanh vào căn nhà trạm gác mà người lính vừa chỉ cho biết, và Cô Ba Tham Lương cũng dựng xe đạp rồi đi theo sau, cô cố ý nhìn mặt cái anh chàng tốt số này tròn méo ra sao, mà trưa giờ sự lo lắng của Thanh Nga cũng làm cho cô đặc biệt chú ý. Ðến nơi chưa chào hỏi gì hết, kế thấy Thanh Nga ngả người vào chàng thanh niên mặc quân phục, tức thì cô quay trở ra ngay, bởi trước cảnh này thì sự có mặt của cô không thích hợp.

Còn phần Lý Hùng thì giấc mộng ban ngày vừa qua đã chi phối tâm tư chàng, khiến cho chưa nhận định gì được, hơn nữa lại mới vừa tỉnh giấc, mà trước mặt thì chập chờn những hư hư thực thực, nên rất khó phân định được người con gái đang đứng cạnh mình có phải là người đẹp Thanh Nga không, dù rằng giọng nói nghe rất quen. Chàng dụi mắt vài giây, và khi buông tay ra thì đúng là Thanh Nga bằng xương bằng thịt, chớ không phải hình ảnh tưởng tượng mà trong giấc ngủ đã nằm mơ khi nãy.

Mừng quá, Lý Hùng ngồi xổm dậy, nhưng chưa kịp đứng lên thì Thanh Nga đã ngả người vào chàng, nước mắt cô ràn rụa không nói lên được tiếng nào thêm, và trước sự thể quá bất ngờ kia, những gì mong đợi đã thành hiện thực, người yêu của chàng đã về kịp lúc để gặp mặt nhau trước giờ phút chia tay.

Trong cái không khí oi bức khô khan của mùa nắng nóng, thân thể nàng nhẹ tỏa một mùi hương, tương tợ mùi hương chiếc áo ấm hôm nào mà người đẹp Thanh Nga đã choàng cho chàng đỡ lạnh, trong cái đêm gặp gỡ đầu tiên ở sân khấu cầu Rạch Hào. Mùi hương khó diễn tả kia mà theo cậu thì không phải của một loại nước hoa đắt tiền nào cả, mà từ tấm thân ngọc ngà của người đẹp thoát ra.

Lý Hùng suy nghĩ từ sáng sớm đến giờ dưới cái nóng chói chang của vùng Quang Trung, ai cũng mồ hôi nhễ nhại, chiếc áo ngắn tay của nàng đẫm ướt mồ hôi, thì dù có trang điểm phấn son, hay xài loại nước hoa gì đặc biệt đi nữa thì giờ đây nó cũng phải bay đi hết, đâu thể nào tồn tại dưới những giọt mồ hôi liên tục đổ ra.

Lý Hùng liên tưởng lại những lần đọc sách xưa có đề cập đến các mỹ nhân với sắc đẹp khuynh quốc nghiêng thành, ngoài hình dạng thướt tha uyển chuyển, dung nhan đẹp tợ trăng rằm, thân thể các giai nhân tự nhiên thoát ra mùi hương quyến rũ làm say đắm không biết bao nhiêu trang anh hùng mã thượng, nam tử tu mi, những bậc khanh tướng công hầu cũng phải chết mê chết mệt, và làm nghiêng ngửa giang san cơ đồ của các ông vua đam mê tửu sắc, như trường hợp nàng Dương Quý Phi được ghi trong sử sách Tàu. Sách xưa ghi chép mùi hương huyền diệu từ thân thể nàng Dương Quý Phi tỏa ra đã góp phần tạo cảnh binh đao, làm động lực cho An Lộc Sơn dấy loạn, và mùi hương không phải lúc nào cũng có, chỉ thoang thoảng tỏa ra, mà nhiều nhứt là khi người đẹp gặp điều chi đó xúc động, hoặc là những lúc hoan lạc ái ân.

Còn riêng đối với chàng phi công Lý Hùng thì giờ nầy người đẹp Thanh Nga đang trong vòng tay, đang áp sát vào mình và với mùi hương phảng phất khiến cho cậu ngây ngất tâm hồn xa rời thực tại, tưởng chừng như mình là Ðường Minh Hoàng đang sống lại, và người đẹp Thanh Nga là Dương Quý Phi tái thế!

Cũng trong thời gian có ngày Ðại Hội Không Quân này (1960) gánh hát Thủ Ðô ra đời, hát khai trương ở rạp Thanh Bình đường Phạm Ngũ Lão, đến lúc cho hát vở tuồng Cây Quạt Lụa Hồng thì ông Ba Bản chủ nhân đoàn hát đã có sáng kiến độc đáo. Lúc đào Ngọc Hương bước ra sân khấu, vừa diễn vừa theo bực thang đi xuống trước hàng ghế khán giả, tức thì tại chỗ hai chiếc máy lạnh, hai chai dầu thơm được đổ vào, mùi hương bay ra khắp cả rạp, khiến người coi hát tưởng đâu thân thể đào Ngọc Hương thoát ra mùi hương bát ngát. Ðào hát có thời là như vậy đó! (Ông Ba Bản hiện nay đã ngoài 80, khỏe mạnh đang sống ở San Diego, Hoa Kỳ).

Còn ở đây trong căn nhà trạm gác cổng phi trường chẳng có ai đổ dầu thơm, thế mà chàng phi công Lý Hùng vẫn đón nhận được mùi hương, một mùi hương kỳ diệu, mà có lẽ ở non bồng nước nhược mới có, chớ ở trần gian làm gì có được.

Vấn đề “mùi hương” tác giả chỉ ghi nhận qua lời kể của một số người có liên quan đến câu chuyện, còn giải thích vấn đề thì xin dành cho những nhà nghiên cứu về thân thể người ta, những bác sĩ chuyên môn và những người đọc sách xưa nhiều họ trả lời, chớ nhà văn thì xin chào thua! Vào thời đó có những lúc người ta truyền miệng với nhau rằng Thanh Nga luôn xài một loại nước hoa đặc biệt do ai đó mua từ nước ngoài về tặng, nên mùi hương khác hẳn những loại dầu thơm mà dân sang ở Sài Gòn sử dụng. Nhiều bà mệnh phụ cố tìm mua, mua được hay không chẳng biết!

Có người kể, một bà mệnh phụ, phu nhân của một ông đứng đầu một bộ, và người ở của bà có quen với Thanh Nga đã thuật lại chuyện dầu thơm, mà còn nói Thanh Nga được nhiều người đeo đuổi là do xài nước hoa gì đó. Thế là bà này lục lạo hết cả các loại nước hoa đang bán ở các tiệm lớn về xài, và mỗi lần bà thoa vào người là kêu người giúp việc nghe mùi coi có giống của Thanh Nga xài không, nhưng lần nào cô này cũng lắc đầu. Mua hoài không đúng, bà lệnh cho ông chồng gởi những người đi công cán ở ngoại quốc tìm mua cho được, nhưng rồi hằng mấy chục chai dầu thơm của mấy chục hiệu nước hoa danh tiếng đem về xài, mùi hương cũng chẳng giống của Thanh Nga.

Một câu chuyện nữa, cậu Ba Nguyễn Ðức Thành, con của bà Bút Trà, chủ nhiệm tờ báo Sài Gòn Mới, có thời gian theo đuổi Thanh Nga, nhân ngày sinh nhật của nàng, cậu đã mua tặng chiếc xe hơi với đồ vật, vải vóc, mỹ phẩm, máy móc, v.v... chất đầy xe, và nghe nói “cái ruột còn nhiều tiền hơn cái vỏ”. Thỉnh thoảng cậu ta nghe một mùi hương là lạ, đã hỏi Thanh Nga xài loại dầu thơm nào để mua tặng, nhưng lần nào người đẹp cũng lắc đầu nói rằng mình chẳng có xài loại nước hoa nào hết.

Phượng Các
#37 Posted : Tuesday, November 29, 2005 7:11:32 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thêm một câu chuyện về “mùi hương” nữa cũng của Thanh Nga, mà vào thời đó ngay cả chính cô cũng thắc mắc tại sao người ta cứ hỏi cô về dầu thơm, là món mà dù là nghệ sĩ, cô cũng chẳng hề để ý.

Số là khoảng 1961 lúc đoàn Thanh Minh lưu diễn ở vùng Cao Nguyên Trung Phần, mà chặng đầu tiên là thành phố Ban Mê Thuột, hát tại rạp Tường Hiệp và Thanh Nga thì ở khách sạn Darlac gần đó. Cũng cùng thời gian này thì Trung Tướng Thái Quang Hoàng, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia, ông và phu nhân từ Ðà Lạt sang thăm đồn điền cà phê ở Ban Mê Thuột, và cũng ở tại khách sạn nói trên. Hai phòng cạnh nhau ở trên lầu, và bà chủ khách sạn lại là chị em với bà Tướng Thái Quang Hoàng, nên trong lúc ông tướng đi họp ở Tòa Ðại Biểu Chính Phủ, thì bà chủ khách sạn (có tên là bà Lý Trần Lý) lên thăm, và sẵn thấy Thanh Nga ở trong phòng đang mở cửa, bà Lý mời cô sang giới thiệu với bà Tướng Hoàng. Lúc bà Lý rời phòng thì Thanh Nga vẫn còn ở lại nói chuyện, đến chừng Tướng Hoàng về thì hai ông bà tiếp tục trò chuyện với Thanh Nga về hoạt động cải lương thêm một lúc, cô mới về phòng của mình.

Không biết mùi hương của Thanh Nga kỳ diệu ra sao, thu hút phái nam như thế nào, mà sau đó bà Tướng Thái Quang Hoàng mới hỏi Thanh Nga xài loại dầu thơm gì chỉ cho bà mua, và Thanh Nga trả lời là cô không có xài thứ gì cả. Tưởng đâu cô đào cải lương giấu để xài một mình, bà Hoàng mới nhờ bà Lý giúp cho, nhưng rồi bà Lý cũng thất bại luôn, kể cả đề nghị miễn trả tiền thuê phòng.

Theo lời người tài xế kể lại thì lúc đưa hai ông bà đi thăm đồn điền cà phê, thì Tướng Hoàng cằn nhằn bà vợ, ông nói tại sao không mua nước hoa hiệu của Thanh Nga xài, ông rất thích mùi hương đó.

Không biết bà Hoàng có đi lục lạo tìm mua dầu thơm như bà bộ trưởng nói ở trên hay không, chớ nghe nói thì sau này lúc Tướng Thái Quang Hoàng làm đại sứ ở Thái Lan, mỗi lần về nước đều có về thăm đồn điền ở Ban Mê Thuột, và bà Hoàng tâm sự với bà Lý rằng kiếm đỏ con mắt luôn ở Bangkok vẫn không có mùi dầu thơm của Thanh Nga xài, thứ nào ông chồng bà cũng chê hết.

Vấn đề Thanh Nga xài loại nước hoa đặc biệt, hay thân thể nàng thoát ra mùi hương là một trong những huyền thoại về người Nữ Hoàng sân khấu cải lương này. Câu chuyện “mùi hương” xin tạm dừng tại đây và sẽ trở lại ở các phần sau mà tình tiết câu chuyện có liên quan.

Trở lại cảnh Lý Hùng gặp Thanh Nga ở nhà trạm gác cổng phi trường Tân Sơn Nhứt, Thanh Nga đang nằm trong vòng tay Lý Hùng và cậu thì đã lấy lại bình tĩnh, sau cái giấc mộng ban ngày gặp ba cô gái ma. Cậu lay động người yêu:

- Thanh Nga! Bình tĩnh lại đi em!

Tuy nghe rõ tiếng nói của người yêu nhưng do xúc động nhiều, Thanh Nga vẫn còn nhắm mắt và cô cố gắng lấy lại sự bình thường:

- Anh!

Chỉ nói được mỗi tiếng “Anh’’ mà thôi chớ chưa nói gì thêm, và Lý Hùng thì quá mừng rỡ, cậu nói:

- Thì anh chớ ai đâu, em bình tĩnh lại đi!

Kêu lên được một tiếng, cơn xúc động đã giảm nhiều, đôi dòng lệ đã ngưng, Thanh Nga nói nho nhỏ:

- Mừng quá đó anh, em tưởng đâu không về kịp gặp nhau trước khi anh về nước.

- Thì anh cũng vậy thôi, biết em bị trở ngại đường sá nên anh lo quá, may mà em về kịp trước khi anh rời Việt Nam.

- Nhờ có những người tận tình giúp đỡ nên em mới về kịp đến đây giờ nầy.

Nói xong câu, Thanh Nga vụt nhớ lại cô Ba Tham Lương đã đưa mình về bằng xe đạp, mà từ lúc nhìn thấy Lý Hùng cô đã quên mất, khi nãy do quá mừng mà quên không nói với Cô Ba Tham Lương tiếng nào, giờ đây nhớ lại, cô vội vã chạy ra ngoài thì thấy cô Ba người ơn đang còn đứng ở gần vọng gác, cô kêu:

- Cô Ba! Xin lỗi nãy giờ tôi quên mất cô đang chờ ngoài nầy.

- Cô Thanh Nga cứ tự nhiên nói chuyện với người thân đi, tôi ở đây chớ chưa đi chỗ nào đâu.

Tuy cô gái nói thế, nhưng Thanh Nga cũng đi lại vỗ vai cô và nắm tay kéo vào trong nhà trạm gác giới thiệu với Lý Hùng, và sau khi chào hỏi nhau, Thanh Nga mời cô Ba ngồi trên chiếc sạp đối diện. Kế đó Thanh Nga kể sơ qua về sự vất vả của mình từ lúc lội ruộng chân đất, coi máy bay cho đến khi về bị trở ngại không qua cầu được, cho đến lúc đến nhà cô Ba nhờ thân sinh của cô giúp cho chiếc bè để qua sông Tham Lương. Cô gái cũng tiếp lời Thanh Nga kể lại vấn đề nhiều người tiếp tay thực hiện chiếc bè, và cô dùng xe đạp đưa Thanh Nga về đến đây.

Nghe xong Lý Hùng nói:

- Thật chúng tôi không biết lấy gì để đáp tạ tấm lòng của cô Ba, của thân sinh cô và của những người góp tay vào sự việc.

- Anh và cô Thanh Nga không phải bận tâm đền đáp ơn nghĩa gì hết, giúp người trong lúc khó khăn thì ai lại không sẵn lòng.

Ðể cho hai người được tự do chuyện trò, Cô Ba Tham Lương nói:

- Coi như phận sự tôi đã xong rồi, tôi phải về để ba má tôi trông.

Thanh Nga nói:

- Khoan đã, lát nữa hãy về mà!

Dù Thanh Nga và Lý Hùng cầm ở lại, nhưng cô gái đã nhứt quyết rồi và đứng lên nói lời từ giã, Thanh Nga đưa cô ra chỗ để chiếc xe đạp, và không quên hẹn một ngày gần đây sẽ trở lại Tham Lương thăm cô, thăm ông bà Năm.

(Còn tiếp kỳ sau)

***

Tình sử cải lương Cuộc Ðời Thanh Nga đang được in thành sách và sẽ ra mắt trong một ngày rất gần đây. Sách dày 350 trang với một số hình ảnh Thanh Nga thời thập niên 1950-1960 trong các tuồng cải lương mà Thanh Nga nổi tiếng thời đó. Ngoài ra còn có thêm một số hình ảnh hoạt động cổ nhạc của tác giả, cùng các vị nhân sĩ trong cơ cấu tổ chức Hội Cổ Nhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại.

Hình bìa trình bày bức ảnh Thanh Nga (mặc áo dài) chụp trong ngày Ðại Hội Sân Khấu 1964, cùng cảnh máy bay biểu diễn ngày Ðại Hội Không Quân.

Liên lạc tác giả Ngành Mai: PO Box 6936, Santa Ana, CA-92706. Ðiện thoại (714) 875-9429.
Phượng Các
#38 Posted : Sunday, December 4, 2005 12:54:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thanh Nga tiễn Cô Ba Tham Lương ra chỗ để xe đạp và đứng chờ cho đến lúc cô khuất dạng ở đằng xa mới quay trở vào, thì ngay tại cửa Lý Hùng cũng đứng sẵn đó nắm vai người đẹp cho áp sát vào người của chàng, rồi thì hai người cùng chậm rãi đi đến chiếc sạp ngồi lúc nãy.

Vừa ngồi xuống là Thanh Nga ngả đầu vào ngực của người yêu, cô sung sướng vô ngần, đây là giây phút đền bù lại bao nhiêu công lao cực nhọc của cô từ trưa đến giờ, và cô cũng như Lý Hùng đều ở tâm trạng mong cho thời gian ngừng lại ở đây.

Vẫn cái thế ngồi của chiều hôm qua rất là tình tứ ở chiếc băng đá trong khuôn viên Lăng Ông Lê Văn Duyệt, và hôm nay cô cậu còn có thêm những nụ hôn nồng nàn trao cho nhau liên tục nên chưa ai nói với ai lời nào cả.

Một lúc sau Thanh Nga lên tiếng:

- Chừng nào thì anh về nước?

Xem nhanh đồng hồ, Lý Hùng nói:

- Còn một giờ đồng hồ nữa thôi là anh phải có mặt trong phi trường để bay về Ðài Bắc.

- Thời gian ngắn quá, nhưng có được như vầy cũng là mừng rồi, mình gặp nhau trước lúc chia tay.

- Chúng ta phải mang ơn cô Ba khi nãy, nếu không có cô và những người hết lòng giúp đỡ thì...

- Thì giờ nầy em còn ở bên kia con sông Tham Lương chớ đâu có ngồi tại đây với anh phải hôn?

- Thì rõ ràng quá rồi, biết bao nhiêu người bị kẹt ở bên kia cầu, vậy mà em được đưa qua sông, đồng thời được đưa về đây. À này em! Trong lúc chờ em về, vì buồn ngủ quá nên anh ngủ quên, và trong giấc ngủ ngắn ngủi kia lại cũng nằm mộng nữa.

- Nằm mộng thấy gì vậy, chắc là thấy một cô nào đó đẹp lắm phải hôn?

Lý Hùng cười:

- Không phải một cô mà là ba cô.

- Ba cô! Có quen với anh không mà thấy?

- Quen thế nào được, anh ở bên Tàu còn ba cô kia là người Việt, anh nằm mộng thấy cảnh ở Việt Nam.

- Rồi có nói chuyện gì hôn?

- Có chớ, ba cô đi coi hát cải lương.

- Ði coi cải lương à, coi ở đâu, rạp hát nào vậy?

- Không phải ở rạp mà sân khấu ngoài trời.

Lý Hùng nói thêm rằng không biết có phải do coi hát ở Bà Rịa rồi tâm trí nhớ tới, nên trong giấc ngủ chàng nằm mộng lại thấy mình đi coi hát ở sân khấu ngoài trời, khán giả đông không thể tưởng, đa số là nhà quê, chỉ có ba cô gái là ăn mặc sang trọng, cậu nói tiếp:

- Mà ba cô nầy thật là tài quá, biết được tâm tư anh đang nghĩ gì.

- Giấc mộng sao mà kỳ lạ vậy, lúc ấy tâm tư anh nghĩ gì mà mấy cô biết được?

- Ðang nghĩ đến mấy cô đó.

- Làm chi vậy, có ý gì hôn mà nghĩ đến mấy cô, mà còn để cho người ta biết?

- Có ý nghĩ gì không tốt đâu, anh thấy người ta đi coi hát cải lương rất đông, già trẻ bé lớn đi chật cả con đường, họ lũ lượt kéo về phía sân khấu lộ thiên ở đằng xa, mà giữa đám người ở thôn quê kia lại có ba cô gái ăn mặc sang trọng theo kiểu dân thị thành, do đó gây cho anh sự chú ý.

- Rồi mấy cô đó nói gì?

- Một cô lên tiếng hỏi là anh đang nghĩ gì về mấy cô vậy.

- Anh trả lời thế nào, xác nhận hay phủ nhận?

- Anh đâu dám nói dối, bởi lúc đó tâm trí anh đang nghĩ đến mấy cô kia mà.

- Trời ơi! Nghĩ đến làm chi vậy, rủi có chuyện gì thì làm sao.

- Thì anh đã nói với em rồi, mấy cô ăn mặc khác với phần đông khán giả đi coi cải lương, mà một trong ba cô lại mặc chiếc áo màu xanh kiểu tân thời ở Hồng Kông.

Thanh Nga buột miệng nói liền:

- Sao anh biết kiểu áo đó ở Hồng Kông?

- Do vô tình mà anh được biết đó thôi.

Lý Hùng nói tiếp rằng trước khi sang Việt Nam chàng có đi dự buổi dạ tiệc, mà trong buổi tiệc đó có mấy cô gái nói chuyện với nhau về vấn đề ăn mặc, và cô mặc áo xanh tiết lộ rằng chiếc áo mình đang mặc là mới mua ở Hồng Kông, kiểu mới nhứt của nhà sản xuất áo quần phụ nữ nổi tiếng, cậu nói tiếp:

- Trong giấc mộng anh lại thấy cô đó mặc chiếc áo màu xanh giống y như vậy, thành ra mới chú ý và nghĩ đến.

Nghe Lý Hùng nói, Thanh Nga nghĩ bụng không lẽ Mỹ Dung bạn của mình lại đến đây cho người yêu của cô thấy mặt, cho thấy để làm chi vậy? Và trong lúc Thanh Nga còn thắc mắc chưa dám hỏi thêm thì Lý Hùng nói:

- Nhưng có điều anh rất lấy làm lạ là tại sao cô đó lại biết em, biết Thanh Nga.

- Biết em à! Cô đó tên gì, có phải tên Mỹ Dung hôn?

- Ðúng đó! Cô áo xanh tên Mỹ Dung khuyên rằng anh đừng lo quá, Thanh Nga sẽ về kịp gặp nhau trước khi anh về nước.

- Có nói như vậy nữa à!

- Thì có nên anh mới nói, mà cô đó là chi của em vậy, có phải là bạn thân không?

Thanh Nga gật đầu chớ không nói, và Lý Hùng thắc mắc tại sao mình nằm mơ lại thấy bạn của người yêu trong giấc mộng, cậu nói.

- Cô đó ở đâu vậy em?

- Ở cầu Rạch Hào!

- Cầu Rạch Hào! Em nói đùa hay sao, ở đó đâu có nhà cửa của ai.

- Mà thôi, thì giờ không còn nhiều, mình gác chuyện đó sang một bên đi, giờ đây mình chỉ nói những câu gì cần phải nói. Anh cho em biết do đâu mà anh học tiếng Việt, có liên hệ với đất nước Việt Nam hôn vậy?

- Có chớ, liên hệ nhiều, mẹ của anh là người Việt Nam.

- Vậy sao, hèn gì anh nói tiếng Việt quá rành, mẹ còn mạnh khỏe hả anh?

- Phải, mẹ của anh vẫn còn khỏe mạnh và đang ở Ðài Bắc.

- Sao lại nói là mẹ của anh, mà phải nói là mẹ của chúng ta chớ!

Lý Hùng vỗ vào đùi của mình:

- Thiệt là anh vụng về quá, thôi cho anh xin lỗi.

- Phải đó, mình đã thương yêu nhau rồi thì mẹ là mẹ chung của hai đứa mình biết hôn, còn cha thì sao em chưa nghe anh nói?

- Cha anh mất khi anh chưa đầy 18 tuổi, lúc đó còn đi học.

- Thì em đây cũng mất cha từ lâu, em chỉ còn mẹ mà anh đã biết hai đêm hát vừa qua.

- Vậy là chúng ta cùng chung một hoàn cảnh, mất cha còn mẹ.

Phượng Các
#39 Posted : Tuesday, December 13, 2005 12:28:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cuộc đời Thanh Nga
Friday, December 09, 2005


Ngành Mai

Hãng dĩa Hoành Sơn và vai trò “con quạ” của Hữu Phước




Tuần qua có rất nhiều người, hoặc gặp tác giả Ngành Mai, hoặc điện thoại hỏi về nghệ sĩ Hữu Phước, nói rằng do trước đây không theo dõi trên báo nên không biết gì hết. Giờ đây rất muốn tác giả nói trở lại “vấn đề Hữu Phước” một lần nữa, cũng như nói về hãng dĩa hát Hoành Sơn, mà quý vị rất muốn biết, do đó mà tác giả xin tạm ngưng câu chuyện “Căn cội chàng phi công Lý Hùng” lại một kỳ để nói sơ qua về vấn đề trên.

Hãng dĩa Hoành Sơn có từ đầu thập niên 1950, tọa lạc trên miếng đất rộng khoảng một mẫu Tây, nằm sát con đường Macmahon (thiên hạ thời bấy giờ gọi là đường Mặt Má Hồng), mà sau này đổi tên là đường Ngô Ðình Khôi, và cuối 1963 đổi tên lần nữa: Ðường Cách Mạng 1 Tháng 11, và hiện giờ thì đường lại mang tên khác mà tác giả chưa rõ (có thể là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nếu nối liền với đường Công Lý từ Sài Gòn chạy lên tới cầu Công Lý).

Lúc bấy giờ quanh khu vực hãng dĩa Hoành Sơn đất trống khá nhiều, nhứt là từ hãng đổ lên Ngã Tư Xoài Cơm, tức ngã tư đường Võ Tánh và Ngô Ðình Khôi, trước cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu thì cỏ hoang mọc dẫy đầy, nếu ai có dịp đi ngang sẽ thấy rất nhiều bò thả cho ăn cỏ, bởi khu vực này có chuồng nuôi bò sữa khá lớn của ông Tư Dẫu chuyên nuôi bò Chà (giống bò Bom-Bay ở Ấn Ðộ).

Ðến khoảng 1956 thì tại mũi Tàu Ngã Tư Xoài Cơm mọc lên cây xăng Caltex, thì nhà cửa thiên hạ mới có nhiều và vài năm sau thì đàn bò dần dần không thấy nữa, do không còn chỗ trống để thả cho ăn cỏ. Các nghệ sĩ đến đây thu dĩa hát, nếu đi từ hướng Sài Gòn thì qua khỏi cầu Macmahon, tức cầu Công Lý độ 5, 6 trăm thước thì tới nơi, và nếu từ Bà Chiểu hay Phú Nhuận thì sử dụng con đường Nguyễn Minh Chiếu.

Chủ nhân hãng dĩa Hoành Sơn là ông Phan Văn Bản, tức ông Ba Bản, là con của một đại điền chủ ở Bến Tre, rất yêu thích cổ nhạc cải lương, nên sau khi trúng thầu mở con đường từ Thủ Dầu Một đi Ban Mê Thuột xong, ông về đây thành lập hãng dĩa hát Hoành Sơn, và nhờ có hãng dĩa này mà Hữu Phước mới có cơ hội nổi tiếng luôn.

Tác giả biết Hữu Phước từ thuở hàn vi, rất mến mộ tài nghệ của ông, nhứt là giọng ca vọng cổ độc đáo khó có ai bắt chước được. Thuở thiếu thời ông sống bằng nghề gì, cơ hội nào đưa ông vào làng cải lương để rồi nổi tiếng, thì xin quý vị đọc trong cuốn Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga sắp phát hành.

Khoảng 1952 Hữu Phước đã có mặt trong hãng dĩa nhưng chưa được vô dĩa hát, lúc đó ông chưa có vợ nên được ông Ba Bản cho ở luôn tại phòng thâu thanh (ông Ba Bản hiện đã ngoài 80, khỏe mạnh, định cư ở San Diego, Hoa Kỳ, tác giả có đến nhà thăm ông vài lần). Mãi đến lúc hãng dĩa cho thu bộ dĩa Cây Khế Ngọt thiếu vai trò “con quạ”, bởi nghệ sĩ có tiếng rồi thì có ai đâu chịu làm và Hữu Phước lãnh vai này.

Tác giả xin trích một vài đoạn trong cuốn sách có nói về vai trò “con quạ”, vai trò đầu tiên của Hữu Phước:

Thập niên 1950 hãng dĩa hát Hoành Sơn cho ra đời hàng loạt bộ dĩa hát tuồng cải lương và bài ca vọng cổ, phát hành bán khắp nước và còn bán luôn qua ở bên Miên bên Lào, mà giờ đây nếu nhắc lại thì những người tuổi trung niên trở lên chắc sẽ hình dung được tấm nhãn tròn có in hình dãy núi Hoành Sơn dán trong dĩa hát. Và người ta cũng không quên tiếng ca vọng cổ ngọt ngào thu hút người nghe của đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn phát ra mỗi khi máy hát được quay dây thiều cho chiếc dĩa chạy.

Các bộ dĩa hầu như những người ham thích cổ nhạc đều có nghe qua là: Sầu Vương Biên Ải, Ngày Về Cố Quận, Một Người Anh, tức Hoàng Tử Lưng Gù, Tấm Lòng Hiếu Tử, v.v... mà tiếng hát được thu vào dĩa ngoài danh ca Út Trà Ôn, còn có những Thanh Tao, Bảy Cao, Ba Khuê, Ba Túy, Minh Chí, Bửu Tài, Kim Anh, Tư Bé, Ngọc Ánh, Lệ Liễu, Bạch Huệ, Mỵ Lan cùng một số nghệ sĩ tên tuổi khác ở thời đó. Và đến lúc hãng dĩa Hoành Sơn cho thu bộ dĩa “Cây Khế Ngọt” thì coi như mở cánh cửa cho Hữu Phước bước vào địa hạt dĩa hát, bước vào làng cải lương, để rồi trở thành nghệ sĩ hữu danh sau này. Người ta còn nhớ trong dĩa Cây Khế Ngọt có con quạ ca tiếng người:


Quạ, quạ, quạ...

Ăn quả ta trả vàng, ăn quả ta trả vàng.

Mua túi ba gang, để dành mà đựng.

Ăn khế ta trả vàng, ăn khế ta trả vàng...

Quạ, quạ, quạ...


Ðó là tiếng ca của nghệ sĩ Hữu Phước trong dĩa Cây Khế Ngọt, dĩa hát đầu tiên mà Hữu Phước được thu thanh với vai trò con quạ, và sau đó mới được vô dĩa Tình Huynh Ðệ hát với Út Trà Ôn, mà trước đó đã bị Cậu Mười phản đối không chịu ca chung, nên việc vô dĩa phải bị đình lại một thời gian (đa số nghệ sĩ cải lương trẻ thường gọi Út Trà Ôn là Cậu Mười).

Tuy rằng làn hơi ca khá hay, nhưng lúc bấy giờ Hữu Phước vẫn còn chầu rìa giữ chìa khóa, đóng cửa mở cửa phòng thâu thanh chớ chưa được thâu vô dĩa, do bởi Út Trà Ôn phản đối, khăng khăng không chịu cho Hữu Phước đóng tuồng ca chung với mình. Út Trà Ôn nói với các nhạc sĩ như sau: “Thằng đó không tên tuổi gì hết, vô dĩa ca chung làm mất tiếng tui sao? Năm Nghĩa, Bảy Cao sao không kêu, mà kêu cái thằng vô danh tiểu tốt đó”! Kể ra thì Út Trà Ôn hạ Hữu Phước sát ván, có lẽ linh tính báo cho ông biết rằng Hữu Phước sẽ thay thế ngôi vị của ông sau này nên thẳng tay không nhân nhượng chút nào. Thật vậy, mấy năm sau đó Hữu Phước ca dĩa nổi danh, được bà Bầu Thơ gánh Thanh Minh bắt về cho giữ vai chánh đóng cặp với Thanh Nga, Út Trà Ôn ra rìa xuống cấp nhận vai lão, đau hơn bị bò đá.

Tuy bị “đì” như vậy nhưng ráng chịu đựng chớ biết bỏ đi đâu bây giờ, đành ở lại hãng dĩa tiếp tục giữ chìa khóa phòng thâu thanh. Ðến lúc hãng Hoành Sơn cho thu bộ dĩa “Cây Khế Ngọt” mà vai trò thì có con quạ ca tiếng người, các nghệ sĩ sợ quê không ai chịu làm “con quạ” và Hữu Phước lãnh vai nầy. Thế là Hữu Phước được vô dĩa, và vai trò con quạ được coi như là vai đầu tiên, là bực thang đầu để cho Hữu Phước bước lên đài vinh quang trong nghiệp cầm ca xướng hát, và về sau trở thành nghệ sĩ hữu danh.

Sau khi làm con quạ thì bắt buộc phải cho vô dĩa tiếp, chớ không lẽ nghỉ luôn, do đó mà Út Trà Ôn khó thể chối từ, đành để cho Hữu Phước hát chung và bộ dĩa Tình Huynh Ðệ bị đình trệ một thời gian đã được thâu thanh. Hữu Phước đóng vai người em trong cốt truyện (Út Trà Ôn vai người anh), và dĩa hát mang làn hơi ca điêu luyện của Hữu Phước được phát hành khắp trên toàn quốc, khiến cho tên tuổi nổi như cồn, nói đến Hữu Phước thì giới hâm mộ cải lương hầu như ai cũng biết.

Kể ra thì Hữu Phước cũng lắm gian nan, chịu đựng nhiều chua cay, bởi buổi đầu mới được thâu nhận vô hãng dĩa, người ta chỉ cho hụ hợ trong vai trò người phụ tá cho Thu An. Rồi đến lúc được chủ hãng dĩa cho vô dĩa Tình Huynh Ðệ thì lại bị đàn anh Út Trà Ôn chèn ép không chịu ca chung, cố dìm để thiên hạ không biết đến tên tuổi.

Trường hợp Út Trà Ôn không chịu cho Hữu Phước hát chung trong bộ dĩa Tình Huynh Ðệ đã cho thấy rằng đâu phải chỉ ca hay thôi, mà phải có cơ hội, gặp thời mới nổi danh được. Lúc đó Út Trà Ôn đã nổi tiếng với các bộ dĩa Thái Sư Văn Trọng, Tôn Tẩn Giả Ðiên của hãng Asia, và mấy bộ dĩa hãng Hoành Sơn, ông đã viện dẫn lý do Hữu Phước không tên tuổi, nếu ca chung làm mất tiếng tăm của ông hết. Như vậy đủ biết trong cái nghiệp cầm ca xướng hát có những nỗi khổ, chua cay lúc mới bước vô nghề, dù biết mình có tài cũng phải chịu lép để chờ một cơ hội nào đó có dịp ngoi lên.

Tác giả Ngành Mai hâm mộ cổ nhạc cải lương, theo dõi hoạt động bộ môn nghệ thuật này từ đầu thập niên 1950, biết rất nhiều về hoạt động của nghệ sĩ và các thành phần liên hệ. Tuy nhiên thời gian qua trên mặt báo nói về Hữu Phước, cũng như trong quyển sách sắp phát hành, tác giả chỉ đề cập vài nét về tiểu sử, cơ hội gia nhập làng cải lương của người nghệ sĩ tài danh này, nói chung là chỉ đề cập những gì liên quan đến nghệ thuật, tình cảm dính líu đến nghệ thuật mà thôi. Còn những vấn đề khác thuộc về đời tư, về gia đình vợ con, tình cảm ngoài đời, cùng hoạt động chính trị của Hữu Phước thì tác giả không đề cập, vì không liên quan đến câu chuyện.

Phượng Các
#40 Posted : Monday, January 9, 2006 1:09:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Lý Hùng nói tiếp là khi thân phụ của chàng dành dụm được tiền mua chiếc xe ngựa thì đỡ khổ hơn nhiều, việc di chuyển thay đổi địa điểm hoạt động nghề Sơn Ðông mãi võ bán thuốc được dễ dàng hơn, mà khi tới địa điểm mới thì đồ đạc, dụng cụ đánh võ, thuốc men cũng để nguyên trên xe, đến lúc hành nghề mới dọn xuống, thay vì trước đó lúc còn thuê mướn xe ngựa của người ta, thì khi tới chỗ là bắt buộc phải mang xuống, nếu nhà nào thông cảm lắm thì cho để nhờ ở mái hiên, bằng không thì tất cả đồ đạc phải bỏ nằm ở giữa chợ trông thấy rất thảm.

Với chiếc xe ngựa của mình, thân phụ chàng có thể nay ở ngôi chợ làng quê này, mai ở cánh chợ thôn xã khác, mà khi dọn đến chỗ mới thì luôn được người coi đông đảo hơn, dĩ nhiên buôn bán được nhiều hơn là ở một chỗ trong nhiều ngày. Ðồng thời chiếc xe cũng là nhà ở di động, hai tấm lá kết bằng phên tre dựng lên hai bên thành xe châu đầu phía trên tạo thành mái nhà che mưa che nắng, tuy chật hẹp nhưng không phải tùy thuộc vào ai cả, không phải ở nhờ căn nhà hoặc mái hiên nào của người ta, cậu nói:

- Trước khi có được chiếc xe ngựa, nhiều lúc thân phụ của anh phải ngủ trong ngôi chợ, mà thông thường là những thớt thịt về đêm được bỏ trống.

Thanh Nga nói:

- Cái nghề Sơn Ðông bán thuốc dạo cũng vất vả quá hả anh?

- Thì em biết đó, còn khổ sở hơn là gánh hát cải lương.

- Cái nào cũng cực khổ vất vả, cải lương những gánh nhỏ cũng ăn chợ ngủ đình, có khác gì Sơn Ðông hát dạo đâu.

- Theo lời cha kể lại thì ở Việt Nam cũng có những gánh hát bội, gánh hát cải lương hoạt động ở mấy chợ làng quê, đào kép hát ăn ngủ ngay trong nhà lồng chợ thấy mà thảm sầu.

Lý Hùng tiếp tục kể lại rằng sau mấy tháng trời hoạt động ở những thôn xã thuộc tỉnh Gia Ðịnh, thì chiếc xe ngựa bán thuốc Sơn Ðông vượt qua cầu Bình Lợi lên vùng Lái Thiêu, và tiếp đó thì Thủ Dầu Một.

Thanh Nga nói:

- Ðến tỉnh Thủ Dầu Một thì gặp mẹ phải hôn?

- Ðúng vậy, nhưng không phải đơn giản đâu, quá nhiều rắc rối đó em!

- Rắc rối thế nào vậy anh, bao lâu thì phụ thân gặp mẹ?

- Thời gian vài tháng thôi.

Câu chuyện tình của thân sinh Lý Hùng rất dài, rất ly kỳ nhưng thời gian còn lại quá ít ỏi, không cho phép chàng kể dài dòng mà rút gọn để Thanh Nga biết những nét chính mà thôi, và câu chuyện cách đây 25 năm về trước của thân phụ, thân mẫu của Lý Hùng đã được chàng ngược dòng thời gian trở lại như sau:

Thời kỳ giữa thập niên 1930, có một chiếc xe ngựa loại mui trần, trên xe chở đầy cây thuốc phơi khô và dụng cụ của một gánh hát Sơn Ðông mãi võ bán thuốc, mà người đánh xe là một cậu thanh niên người Tàu tên là Lý Trung còn rất trẻ, mới khoảng tuổi 19, 20. Sau mấy tháng hành nghề ở những chợ quanh vùng thị xã Phú Cường, tức tỉnh lỵ Thủ Dầu Một, thì chiếc xe ngựa bắt đầu di chuyển trên quốc lộ 13 hướng về Hớn Quản, Lộc Ninh.

Khởi hành lúc sáng sớm và khi đến xóm nhà gần nhà ga xe lửa Bầu Bàng thì đã quá xế chiều, phải dừng lại nghỉ đêm chờ sáng hôm sau tiếp tục đi, chớ không có ý định bán thuốc ở chỗ này, do bởi người dân ở đây đại đa số là công nhân đồn điền cao su, mà lại trong thời kỳ nghỉ việc. Một ít người làm rừng làm rẫy thì họ chỉ đủ ăn là may, hoặc mua bán thì cũng nhỏ thôi, nói chung hầu hết chẳng ai khá giả gì, do đó mà Bầu Bàng được kể như là trạm dừng lại nghỉ qua đêm mà thôi, chớ không nhắm vào bán thuốc, dù tại đây mỗi sáng cũng có chợ nhóm vài giờ ở bãi đất trống.

Thế nhưng, khi đến địa điểm gần nhà ga xe lửa Bầu Bàng này thì cuộc đời chàng trai Lý Trung trải qua một biến cố trọng đại, cái nghề Sơn Ðông mãi võ nuôi sống chàng từ nhỏ đến lớn đã chấm dứt tại đây, và cả con ngựa vô tội vạ cũng phải chết thảm thương ở cái xã Bầu Bàng thuộc quận Bến Cát này.

Số là buổi chiều ngày hôm đó, Lý Trung cho xe dừng lại tại xóm nhà lá nghèo nàn nằm cách nhà ga xe lửa Bầu Bàng khoảng nửa cây số, cho xe đậu tấp vào một gốc cây và mở ngựa ra cho ăn cỏ ở bãi đất trống cạnh đó, kế lo nấu cơm chiều, và cơm nước xong thì lo thu dọn chỗ ngủ vì trời cũng sắp sửa tối. Có lẽ do định mạng sắp bày hay sao, mà chiếc xe ngựa của chàng trai bán thuốc Sơn Ðông lại đậu ngay trước căn nhà lá xiêu vẹo của người góa phụ và cô con gái, cả hai đều là công nhân đồn điền, mà bà mẹ thì đang trong tình trạng bệnh nặng cũng do đời sống cực khổ mà ra.

Trong lúc nấu cơm ăn thì chàng nghe trong căn nhà lá kia có tiếng rên rỉ của một người đàn bà, và thỉnh thoảng lại có người lối xóm đến thăm, hết người này tới người khác, cậu tò mò lắng nghe lời đối đáp của cô gái con người bệnh với người hàng xóm thì chàng được biết người đang rên rỉ kia là do bị té cây.

Người bệnh tên là bà Tư Bân, định mệnh đưa đẩy Lý Trung vô tình đậu xe tại gốc cây ngay trước nhà của bà, và cô con gái tên Út Ngó (thứ út, tên Ngó) vừa mới 18 tuổi. Cô gái có nét đẹp hồn nhiên, gương mặt dễ nhìn, có tiếng đẹp nhứt vùng này nên được bao nhiêu chàng trai đeo đuổi, nhiều nơi gấm ghé, nhiều gia đình dạm hỏi cho con cái họ nhưng cô chưa vừa ý chỗ nào cả.

Hoàn cảnh cha mất sớm, hai mẹ con sống trong cảnh nghèo nàn cơ cực, và là công nhân đồn điền cao su mà tháng này lại nhằm mùa dưỡng cây, đồn điền cho công nhân nghỉ việc nên cuộc sống càng thêm chật vật. Mấy ngày trước đây bà đi kiếm củi, trèo cây cao su bẻ nhánh khô, rủi trật tay té mang trọng bệnh, bị tức bên hông khó thở, rên xiết mấy ngày nay.

Nghe biết như vậy, Lý Trung nghĩ rằng mình có thể giúp được gì cho bà này chăng? Không lẽ người ta chưa mở miệng yêu cầu mà mình lại đường đột đi vào nhà lên tiếng giúp đỡ, mà cũng chưa biết có giúp được hay không nữa, do đó mà dù nghe tiếng rên rỉ chàng vẫn nằm yên trong chiếc xe ngựa chớ chưa biết phải làm gì.

Ðến khoảng sau tối một hồi thì tiếng rên rỉ nghe càng não nuột hơn, và những người ở nhà bên cạnh nghe rên cũng không ngủ được, họ đến hỏi thăm tình trạng, thì có một người nói rằng:

- Có chiếc xe ngựa bán thuốc Sơn Ðông vừa tới đây hồi chiều, ngủ ngoài gốc cây, Út Ngó mày đi ra hỏi thăm coi có thứ thuốc nào cho bả uống đỡ đau tức mua cho bả uống đi.

- Nãy giờ con cũng định hỏi mua thuốc, mà trong nhà không còn đồng nào hết đó thím Sáu.

- Thì cứ đi ra hỏi thử coi, nếu không tiền thì mượn đỡ ai đó, chớ nghe bả rên như vậy ai nghe mà chịu nổi chớ!

Nghe bà hàng xóm nói như thế, cô Út Ngó dù không tiền, cũng như chưa biết mượn ai, bởi xóm này mọi người đều là công nhân đồn điền cũng như gia đình cô thôi, nhưng cũng đánh liều bưng chiếc đèn dầu đi ra chỗ chiếc xe ngựa đậu ở gốc cây trước nhà.

Do khi chiều đã thấy người bán thuốc còn rất trẻ, khoảng bằng tuổi của mình, hoặc lớn hơn 1, 2 tuổi thôi, nên cô gái dùng tiếng “anh” để gọi:

- Anh ơi! Có thuốc nào trị bệnh té cây bị tức hôn vậy anh?

- Ai bị té vậy?

Nghe chàng này hỏi câu ngắn ngủn, mà giọng phát âm thì là người Tàu nói tiếng Việt chưa rành, cô gái nghĩ bụng rằng thuốc của người Tàu chắc hay lắm, bởi từng nghe thiên hạ nói như vậy, cô hơi mừng trả lời:

- Mẹ tôi bị té mấy ngày nay, mà không có thuốc gì cho uống, anh có thể giúp được hôn?

Tuy trời đã tối nhưng dưới ánh đèn dầu leo lét, Lý Trung cũng nhận thấy được nét đẹp diễm kiều của một cô gái miền quê, khiến tâm tư chàng ta dao động hỏi thăm líu lo về bệnh trạng và theo cô ta đi vào nhà. Trước sự chứng kiến của mấy người hàng xóm, chàng trai Lý Trung làm nghề mãi võ bán thuốc đã bắt đầu ngay phương pháp chẩn bệnh theo Ðông Y, xem mạch cho bà Tư Bân, đồng thời bấm huyệt chỗ bị đau tức, và khi cậu ngừng tay thì có tiếng hỏi của bà hàng xóm:

- Trị được hôn vậy thầy, có thuốc nào cho bả uống đỡ đau hôn vậy thầy?

- Có, mà thuốc trị bệnh té tức mua nhiều tiền lắm nghen hôn.

- Nhiều mà bao nhiêu vậy thầy?

Cậu thầy thuốc trẻ chưa trả lời thì người khác nói:

- Cổ mới than là trong nhà không còn đồng nào đó, thầy làm ơn bán thiếu đi, mai mốt đi làm lãnh tiền cổ trả cho.

Bà kia lại nói:

- Ráng giúp đỡ đi thầy, cứu một người sống bằng cất mười kiểng chùa đó!

Lý Trung nói:

- Ðược rồi, để tôi trị bịnh cho, làm nghề này tôi gặp hoài như vầy.

Nói xong, cậu trai thầy thuốc Lý Trung đi trở ra chiếc xe ngựa, chọn lựa một vài món thuốc tán hòa lại, cùng hai chai thuốc rượu mang vào nhà, mà tâm trạng chỉ nghĩ đây là lương tâm nghề nghiệp bình thường như những lần trước, chớ đâu biết được cái công việc ngày hôm nay của cậu đã đưa đến khúc quanh quan trọng trong cuộc đời.

Nhờ bài thuốc gia truyền của nghề võ được truyền lại qua nhiều đời rất công hiệu, đây là bài thuốc có tác dụng làm tan máu bầm trong cơ thể, mà những võ sĩ Tàu sử dụng sau trận đấu bị đánh, máu bầm tích tụ lại sẽ tan dần, giảm đau, có thể phục hồi để thời gian sau tiếp tục lên võ đài.

Sau khi cho bà Tư Bân uống ly rượu thuốc, cậu trao cho cô gái loại thuốc khác dùng thoa bóp nơi chỗ bị tức, thì khoảng một giờ sau bà không còn rên rỉ và ngủ được. Cô gái mừng rỡ và mấy người hàng xóm cũng mừng, mọi người ai cũng lên tiếng cám ơn khen ngợi vị thầy thuốc trẻ, giỏi tay nghề lại nhân hậu. Kế đó thì họ ra về, còn cô gái thì bưng đèn đưa vị thầy thuốc trẻ trở ra chiếc xe ngựa và cô luôn miệng cám ơn.

Lý Trung nằm ngủ trên xe, cố tình nghe xem người bệnh có rên rỉ trở lại không, nhưng chẳng thấy động tịnh gì trong căn nhà lá, chàng cũng vui mừng, tâm trạng thơ thới, bởi vừa làm được cái công việc đầy ý nghĩa. Giờ đây đã gần nửa đêm, cả xóm Bầu Bàng chìm lặng không một ánh đèn, chỉ nghe tiếng côn trùng vang lên cùng khắp như bản nhạc buồn muôn điệu, mà khúc nhạc lòng của chàng trai xa lạ và cô gái Bầu Bàng có hòa hợp được chăng?

Sáng hôm sau thức dậy mặt trời chưa mọc, cái chợ chồm hổm nhóm ngoài trời đã bắt đầu có người, càng về sáng thì càng đông hơn nhưng cũng khoảng vài mươi người, và thay vì sáng nay tiếp tục hành trình, cậu trai bán thuốc đã ở lại đây thêm để trị bệnh cho người bị té cây. Và tuy không dọn thuốc ra như mọi nơi, nhưng cũng có người đến hỏi mua thuốc, bởi số người khi đêm thấy tận mắt sự công hiệu của thuốc, họ đã truyền miệng với nhau quảng cáo thuốc của chàng. Lúc chợ sắp tan thì cô Út Ngó đi ra tươi cười nói rằng mẹ cô đã giảm nhiều, và mời vị thầy thuốc trẻ vào nhà để tạ ơn, đồng thời mời trưa nay dùng cơm với gia đình cô.

Lý Hùng kể đến đây thì Thanh Nga nói:

- Cô Út Ngó là mẹ phải không anh?

- Chớ còn ai nữa, anh kể như vậy là rõ quá rồi.

- Coi như quê ngoại của anh là ở Bầu Bàng, phân nửa dòng máu trong người anh là Việt Nam.



Tình Sử Cải Lương Cuộc Ðời Thanh Nga đã được in thành sách. Quý vị muốn có quyển sách này, xin liên lạc tác giả Ngành Mai P.O. Box 6936, Santa Ana, CA 92706, điện thoại (714) 875-9429.
Users browsing this topic
Guest (2)
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.