Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages123>»
Thanh Nga
Phượng Các
#1 Posted : Friday, December 3, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Thanh Nga
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:41:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Cuộc Đời Thanh Nga

Ngành Mai



Ðoàn Thủ Ðô ra đời, gánh Thanh Minh chới với

(Tiếp theo kỳ trước)

Kể từ ngày cố nghệ sĩ Năm Nghĩa qua đời, cho đến vài năm sau đó đoàn hát Thanh Minh vẫn là đoàn hát có đông khán giả, nhứt là sau ngày Thanh Nga lãnh Giải Thanh Tâm 1958 (nghệ sĩ đầu tiên lãnh giải) và nghệ sĩ Hữu Phước một kép trẻ nổi danh bên địa hạt dĩa hát về cộng tác thì đoàn Thanh Minh quá vững mạnh, khán giả mua vé đi coi nhiều hơn, thành thử ra bà bầu Thơ đâu nghĩ đến chuyện đi lưu diễn xa, mà tiếp tục cho đoàn hoạt động ở vùng Ðô Thành Sài Gòn và phụ cận, hoặc nếu có đi xa lắm thì cũng chỉ Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu mà thôi.

Thế nhưng, đến đầu thập niên 1960 thì đoàn Thanh Minh gặp phải một đối thủ lợi hại: Ðoàn Thủ Ðô của ông bầu Ba Bản ra đời thu hút gần hết số khán giả, mà từ trước tới giờ đã ủng hộ bảng hiệu Thanh Minh. Không riêng gì ở các rạp lớn như Nguyễn Văn Hảo và Thanh Xương bị trống rạp, mà dọn đi các vùng phụ cận như rạp Thuận Thành ở Ða Kao; rạp Văn Cầm ở Phú Nhuận, hoặc vùng Thủ Thiêm, Tân Thuận v.v.. cũng bị ảnh hưởng. Hằng đêm khán giả thưa thớt, do bởi người coi hát cải lương đã không ngại tốn thêm tiền xe, đã đổ dồn về rạp Thanh Bình đi coi đoàn Thủ Ðô, mà lúc đó chỉ mỗi một tuồng Tiếng Trống Sang Canh của soạn giả Thu An, khai trương hát cả tháng cả ngày lẫn đêm mà người ta cũng vẫn mua vé đi coi đầy nghẹt rạp.

Về phía bên gánh Thủ Ðô thì ông bầu Ba Bản, vốn là con của một đại điền chủ ở Bến Tre, là người giàu có, tiền dư của để, ông nguyên là thầu khoán từng trúng thầu mở con đường từ Thủ Dầu Một đi Ban Mê Thuột. Do là người yêu thích cổ nhạc cải lương nên khi làm xong con đường, ông Ba Bản về Sài Gòn thành lập hãng dĩa hát Hoành Sơn, thu thanh toàn tuồng cải lương, vọng cổ, và đến năm 1959 thì thành lập đoàn Thủ Ðô, một đoàn hát lớn mà từ trước tới giờ chưa có đoàn nào hùng mạnh như vậy. Cơn gió Thủ Ðô thổi bay hết số đông đoàn hát đang hoạt động vùng đô thành, kể cả đoàn Thanh Minh cũng phải chới với.

Trước tình thế đó, lại đang mùa mưa, nếu không đi xa tránh né đoàn Thủ Ðô đang hùng mạnh như vũ bão, thì đoàn hát Thanh Minh sẽ dần dần kiệt quệ không khác gì đoàn Hoa Sen đang sống vất vưởng ở quanh rìa Thủ Ðô Sài Gòn, do đó mà bà bầu Thơ quyết định cho đoàn đi lưu diễn.

Ðoàn Thanh Minh nhiều năm qua chỉ hát quanh quẩn ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, nên đào kép nhân viên của đoàn hầu như người nào cũng có thêm một công việc nào đó. Ngoài tiền lương được lãnh hằng đêm của đoàn, họ còn hoạt động làm ăn thêm: Người thì có sạp mua bán trong các chợ, kẻ thì có xích lô đạp cho mướn, như trường hợp hề Kim Quang, hề Văn Núi, kép độc Văn Ngà, mỗi người có vài chiếc xích lô cho mướn. Những người khác thì hùn hạp làm ăn với nhiều hình thức khác mà công cuộc làm ăn cần phải có mặt ở Sài Gòn mới giải quyết được. Giờ đây bà bầu Thơ quyết định cho đoàn đi lưu diễn, khiến mọi người trong đoàn ai cũng lo âu, than vắn thở dài và trách cứ đoàn Thủ Ðô đã thu hút hết khán giả, bắt buộc đoàn Thanh Minh phải rời khỏi Sài Gòn đi lưu diễn xa để sống còn, và công việc làm ăn của họ bị xáo trộn.

Trước sức mạnh áp đảo của đoàn Thủ Ðô, bắt buộc đoàn Thanh Minh phải đổi chiến thuật để sống còn, chứ bằng không thì số phận như nhiều đoàn khác phải rã gánh. Tránh đối đầu với một đoàn Thủ Ðô hùng mạnh đang thu hút gần hết khán giả, bà Bầu Thơ thông báo cho nghệ sĩ công nhân đoàn Thanh Minh thu xếp mọi việc đang làm ăn ở sài gòn để theo đoàn đi lưu diễn một thời gian.

Vậy trước khi nói đến sự việc đi lưu diễn của đoàn Thanh Minh, cũng nên đề cập đến vấn đề tiên khởi của nó, nghĩa là do đâu mà ông ba bản bỏ tiền ra để thành lập đoàn Thủ Ðô, cải tiến sân khấu, đưa nghệ thuật cải lương vào thời đại huy hoàng, mà trong lịch sử của bộ môn nghệ thuật này chưa từng có một đoàn hát cải lương nào thực hiện được.

Số là một ngày nọ vào khoảng giữa năm 1959, tại hãng Dĩa Hát Hoành Sơn ở đường Ngô Ðình Khôi, (qua khỏi cầu Công Lý, đường lên sân bay Tân Sơn Nhứt) chủ nhân hãng dĩa là ông ba bản đang đứng trước phòng thâu thanh thì nghệ sĩ Út Trà Ôn chạy đến than trời, cầu cứu nói rằng mình đang bị bà Bầu Thơ đoàn Thanh Minh “đì” quá nặng, và van xin sự giúp đỡ của ông Ba Bản.

Nhiều năm qua Út Trà Ôn là trụ cột của đoàn Thanh Minh, hễ lên sân khấu là đóng vai chánh và thường đóng cặp với đào Kim Chưởng, Thúy Nga, Kim Anh, nhưng từ mấy tháng nay bà Bầu Thơ mời được kép trẻ Hữu Phước về đóng cặp với Thanh Nga, cho Út Trà Ôn ra rìa “hạ tầng công tác” xuống đóng vai lão. Và mới đây bà Bầu Thơ còn bảo Năm Châu viết tuồng xã hội giao cho ông đóng vai lão quản gia, bị kép trẻ (Hữu Phước) bạt tai, đá đít... Dù là vai trò trong tuồng hát nhưng cũng là hình thức làm nhục, khiến cho Út Trà Ôn mất mặt với nghệ sĩ trong đoàn, và ai cũng cười thầm cho rằng đệ nhứt danh ca đã hết thời rồi, nên bị bà Bầu Thơ hạ sát ván.

Nhận vai trò thì bị nhục, mà không nhận thì vi phạm hợp đồng, bà Bầu Thơ đưa ra tòa thì Út Trà Ôn lãnh đủ, (giao kèo Út Trà Ôn ký với gánh Thanh Minh lên tới bạc triệu) do đó mà Út Trà Ôn chạy đến cầu cứu với ông Ba Bản, bởi vì những năm trước đó Út Trà Ôn là danh ca chính của hãng Dĩa Hoành Sơn, từng làm giàu hãng dĩa qua các tuồng mà Út Trà Ôn đã thu thanh. Út Trà Ôn đề nghị ông Ba Bản lập gánh hát để cho mình giữ vai chính, và cũng theo lời của ông thì cái tên Út Trà Ôn vẫn còn ăn khách, vẫn còn là mục tiêu mua vé của khán giả.

Sau lời cầu cứu và đề nghị cũng có lý thì ông Ba Bản gật đầu đồng ý lập một gánh hát lớn để cho Út Trà Ôn giữ vai chánh, (về sau khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Ba Bản nói rằng quyết định thành lập gánh hát Thủ Ðô của ông chỉ trong 10 phút mà thôi, nghĩa là sau lời than vãn của Út Trà Ôn).

Thế là ông Ba Bản trao cho Út Trà Ôn 3 triệu đồng, về trả cho bà Bầu Thơ 2 triệu để rời gánh, còn 1 triệu để xài, và bắt đầu về hãng Dĩa Hoành Sơn chuẩn bị tập tuồng cho đoàn hát sắp thành lập.




(còn tiếp)

Phượng Các
#3 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:44:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
(Tiếp theo kỳ trước)

Tin tức ông Ba Bản thành lập gánh hát được loan truyền nhanh chóng trong làng cải lương, khiến cho giới này dao động mạnh, họ hỏi han nhau tùm lum về sự việc, và cứ mỗi sau một ngày thì lại có thêm tin mới lạ trên trang kịch trường của báo chí lúc bấy giờ, mà chung quy toàn là những tin mà các bầu gánh cải lương hiện hữu nghe qua đều muốn lên cơn sốt. Thí dụ như tin gánh hát mới này trả lương cho nghệ sĩ, công nhân gấp 3, 4 lần các gánh hát khác đang trả, cũng như tranh cảnh, trang cụ, áo quần, hia mão, vật dụng nhu cầu cho gánh hát cải lương toàn đồ đắt tiền, và nhiều đến đỗi phải cả chục chiếc xe hàng mới chuyên chở hết. Riêng xe buýt lớn dành chở nghệ sĩ, nhân viên cũng 6, 7 chiếc, đó là chưa kể những nghệ sĩ đã có tên tuổi sẽ được cho mượn tiền để mua xe hơi, vừa lấy oai với đồng nghiệp, lại vừa tăng cường thực lực cho đoàn hát mới v.v..

Mà thật vậy, trong lúc còn đang tập tuồng thì ông Ba Bản đã phô trương lực lượng, đặt mua trên cả chục chiếc xe vận tải còn mới tinh, tất cả đều sơn trắng, vẽ chữ “thủ đô” và cho đậu một hàng dài trước hãng dĩa hát Hoành Sơn dọc theo đường Ngô Ðình Khôi. Việc này là chiến thuật áp đảo, là đòn tâm lý mà gánh Thủ Ðô đã tung ra trước ngày khai trương đến những 2 tháng.

Cũng cần hiểu thêm, hoạt động sân khấu cải lương lúc bấy giờ, đại đa số gánh hát đều không có phương tiện xe cộ di chuyển, mỗi lần dọn đi phải thuê mướn xe hàng và đào kép công nhân thì đi xe đò, bầu gánh đưa tiền mạnh ai nấy mua vé. Chỉ có đoàn Kim Chưởng là có xe riêng, khoảng 4, 5 chiếc gồm xe hàng và xe đò, cho sơn màu xanh lơ, vẽ chữ “Ðoàn Ca Kịch Kim Chưởng” thật lớn ở bên hông. Khi dọn đến tỉnh nào thì bà bầu Kim Chưởng cho những chiếc xe này chạy biểu diễn trong đường phố, một hình thức quảng cáo lôi cuốn người đi coi. Có lẽ nhờ có mấy chiếc xe này nên đoàn Kim Chưởng dễ dàng đi từ tỉnh này sang tỉnh nọ và được tặng cho biệt danh: “Ðệ Nhứt Anh Hùng Lưu Diễn”.

Trước đó một thời gian, đoàn Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao cũng có một số xe vận chuyển như vậy, cũng vẽ chữ Hoa Sen thật lớn bên hông, nhưng sang thời điểm này thì đoàn Hoa Sen đã xuống dốc thậm tệ, đoàn xe bán hết! Còn gánh Kim Chung thì lúc này chưa phát triển, chưa có đoàn Kim Chung 2 và chỉ hoạt động ở Sài Gòn nên cũng không có xe riêng. Tóm lại là phần lớn các gánh hát đều không có xe, kể cả đoàn Thanh Minh là đại ban mà cũng hợp đồng với chủ nhân các xe hàng mỗi lần thay đổi rạp. Trong khi nhiều đoàn hát đang hoạt động không có xe riêng, thì đoàn Thủ Ðô của ông Ba Bản, chưa biết ngày nào khai trương mà xe cộ đã nằm đầy trước hãng.

Giới am tường cải lương thời đó cho rằng soạn giả Thu An đề nghị ông ba bản mua đoàn xe, mục đích chính không phải dùng di chuyển đoàn hát, mà là để thị oai trước khi ra quân, cho các gánh khác khiếp vía: “Ði chỗ khác chơi, chớ sớ rớ gần đây thì từ chết tới chết”! Thu An là người viết vở tuồng Tiếng Trống Sang Canh cho đoàn Thủ Ðô khai trương ra mắt khán giả ở đô thành Sài Gòn vào đầu năm 1960.

Thấy rõ ràng trước mắt như vậy, thử hỏi các gánh hát nghèo làm sao không phát rét chứ! Hầu hết các gánh đều hoạt động trong nợ nần chồng chất, giờ đây lại thêm gánh hát lớn ra đời, thì dĩ nhiên lại càng khổ hơn, bởi khán giả sẽ tập trung về gánh lớn thì gánh nhỏ còn ai muốn đi coi? Tình trạng đó khiến cho các bầu gánh lo âu, ăn ngủ không yên, biết sớm muộn gì cũng bị anh khổng lồ Thủ Ðô đè bẹp, do đó mà trong lúc đoàn Thủ Ðô còn đang tập dượt, thì một số gánh lo thu xếp để đi xa, tránh né một thời gian rồi sẽ tính. Và một số gánh đang mang nợ nhiều, biết khó trả nên đã áp dụng chiến thuật “đương đầu cho chết”! Mà thật vậy, lúc đoàn Thủ Ðô khai trương thì các gánh nhỏ khán giả đi coi đếm trên đầu ngón tay. Sau đó vài ngày thì các gánh này tuyên bố rã gánh để “xù” số nợ ắp lẫm đang mang.

Lúc bấy giờ các gánh lớn ở đô thành, cũng như các gánh nhỏ ở tỉnh hầu hết các đều tiền vay bạc hỏi, sau mỗi xuất hát vừa vãn thì chủ nợ luôn có mặt thu tiền lời (tiền đứng). Gánh nào cũng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn ngày một chồng chất thêm lên, gánh nhỏ thì nợ con số vài trăm ngàn, gánh lớn thì nợ vài triệu. Nghe nói bà Bầu Thơ có lúc nợ gần 40 triệu, và với số nợ kia thì sau một đêm hát chỉ đủ trả tiền lời mà thôi, tiền đứng giữ nguyên, cuối cùng Thanh Nga phải có chồng là Ðại Úy Mẫn mới giải quyết được nợ (Ðại Úy Mẫn thuộc trường Bộ Binh Thủ Ðức, biệt phái làm yếu khu trưởng Tân Cảng, cầu Sài Gòn xa lộ Biên Hòa, một chức vụ béo bở lúc bấy giờ). Sự việc đưa đến Thanh Nga làm lễ cưới với Ðại Úy Mẫn sẽ được đề cập trở lại ở phần sau với nhiều chi tiết hơn.

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#4 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:48:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
(Tiếp theo kỳ trước)

Trong lúc đoàn Thủ Ðô đang tập dượt thì ký giả kịch trường săn tin rất bén nhạy, cứ mỗi ngày đưa lên báo thì có thêm một vài sự mới mẽ mà đoàn hát nầy sẽ đem lại cho khán giả yêu thích nghệ thuật cải lương. Báo thì đưa tin ông ba Bản đặt mua từ bên Ðức, cả chục ngọn đèn loại 4000 watt và 6000 watt, để dùng chuyển cảnh, thay vì dùng màn kéo lên bỏ xuống đã quá xưa. Trong khi đó thì hầu hết các gánh khác đang xài bóng đèn loại 100 watt là tối đa, thành thử ra ai cũng bất mãn đoàn hát mà mình đang cộng tác, và mong có cơ hội sẽ về đoàn hát mới.

Cũng có tờ báo đưa tin đoàn Thủ Ðô mướn cả chục thợ may chuyên may đồ hát cho nghệ sĩ, để mỗi lần ra sân khấu là thay một bộ đồ mới lộng lẫy, tức là chỉ một vai trò mà người nghệ sĩ có thể 3,4 lần thay đổi trang phục, y phục v.v.. tóm lại mỗi sự chuẩn bị của đoàn Thủ Ðô đều được các tờ báo có trang kịch trường loan tin mỗi ngày hoặc mỗi kỳ, vừa quảng cáo không công cho đoàn hát mới, lại vừa làm xuống tinh thần nghệ sĩ các gánh khác. Cũng do báo chí nói đến quá nhiều, lại thêm đồn đãi truyền miệng khắp nơi nên ngày khai trương của đoàn Thủ Ðô, người đi coi hát đông như ngày hội, thiên hạ đổ dồn đến rạp Thanh Bình, con đường Phạm Ngũ Lão đầy nghẹt người ta, làm tắc nghẽn lưu thông từ chợ Thái Bình đến ngã ba đường Ðề Thám.

Trước ngày có tin ông Ba Bản thành lập gánh hát, thì hoạt động sân khấu cải lương ở đô thành Sài Gòn, cũng như trên cả nước chỉ có đoàn Thanh Minh của bà bầu Thơ được coi như có tầm cỡ nhứt. Nghệ sĩ của đoàn Thanh Minh đều là tài danh nổi tiếng, và hầu như người nào cũng được ký giao kèo, một hình thức ràng buộc nghệ thuật, mà người ta đã căn cứ vào đó để đánh giá mức độ ăn khách của người nghệ sĩ đó. Theo như sự đồn đãi trong giới cải lương lúc bấy giờ, thì nghệ sĩ đoàn Thanh Minh đã có giá giao kèo như sau:

Riêng một mình Út Trà Ôn giao kèo 2 triệu (vào thời điểm nầy vé số kiến thiết quốc gia bán 10 đồng, trúng độc đắc 1 triệu). Hữu Phước và Hoàng Giang mỗi người 800 ngàn; hề Kim Quang, hề Châu Hí mỗi người 600 ngàn; cặp Việt Hùng, Ngọc Nuôi 400 ngàn. Ðào trẻ Bích Sơn từ bên gánh Thúy Nga về, tuy mới nổi nhưng nghe nói giao kèo rất cao, chỉ đứng sau Út Trà Ôn. Còn các nghệ sĩ giàn bao như Ba Túy, Ba Tuội, Văn Ngà, Văn Núi, Tư Rọm thì người nào cũng giao kèo trên dưới một trăm ngàn. Riêng phần Thanh Nga là con của bà bầu Thơ thì không có giao kèo, do đó không có giá, và trong suốt cuộc đời nghệ thuật, Thanh Nga cũng chưa một lần ký công tra với đoàn hát nào, nên có thể gọi là... vô giá.

Thế nhưng, những tờ giao kèo nầy luôn được ký trong âm thầm và số tiền ghi trong giao kèo chưa chắc gì là đúng với số tiền người nghệ sĩ được nhận, mà trong làng cải lương coi như đương nhiên và chẳng ai thắc mắc cả. Thí dụ kép “A” ký giao kèo với đoàn Thanh Minh, trên giấy tờ thì ghi một triệu, nhưng trên thực tế chỉ nhận có 7, 8 trăm ngàn hoặc 5, 6 trăm ngàn, hay còn thấp hơn nữa. Hoặc đào “B” ký công tra với bầu gánh Kim Chưởng, trên giấy tờ nhận 500 ngàn, nhưng trên thực tế chẳng có đồng nào.

Tuy chịu thiệt thòi như vậy, nhưng người nghệ sĩ vẫn chấp nhận và còn rất vui vẻ đặt bút ký giao kèo, lý do rất dễ hiểu là số tiền kia sẽ không phải trả lại, nếu như cộng tác với đoàn cho tới mãn hạn (thông thường là 2 năm). Chỉ một điều duy nhứt phải trả lại tiền là đi sang đoàn khác, nghĩa là có đoàn hát nào đó muốn “bắt” về thì phải bỏ ra đúng 1 triệu cho bầu gánh để được tự do về với đoàn bên kia, và lúc bấy giờ người ta căn cứ vào đó để đánh giá, và dĩ nhiên người nghệ sĩ coi như nổi tiếng luôn.

Một trường hợp điển hình là hề Văn Hường chưa từng đi hát ở đâu hết, ngày gia nhập gánh Hoa Sen, bầu Bảy Cao đưa tờ công tra 1 triệu cho Văn Hường ký, mà nghe nói hình như chỉ được lì xì cho vài chục ngàn xài vặt, cà phê cà pháo mà thôi, chứ chẳng mua sắm được gì. Sau đó một thời gian bầu Long bắt về tăng cường đoàn Kim Chung thành lập đoàn mới, và dĩ nhiên Bầu Long phải bỏ ra một triệu cho Văn Hường trả cho bảy cao để rời gánh. Cũng cần nói thêm, với số tiền nói trên của các nghệ sĩ cải lương nếu đem so với thời giá lúc bấy giờ thì như sau: Vàng y 4 ngàn một lượng; bao gạo chỉ xanh một tạ 500 đồng; lương lính binh nhì là 514 đồng mỗi tháng. Lúc bấy giờ có câu thơ được phổ biến rộng rãi: “Anh đây là lính binh nhì, năm trăm mười bốn lấy gì nuôi em”.

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:51:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Riêng phần gánh Thanh Minh của bà bầu Thơ thì kể từ hôm trước Tết Kỷ Hợi 1959 cho đến gần hết Tháng Giêng vẫn còn nằm tại rạp Nguyễn Văn Hảo chứ chưa đi đâu, và hằng đêm con số khán giả cũng tương đối, đủ chi phí còn dư chút ít, nhưng từ mấy bữa nay thì số người mua vé đi coi hát đã ngày một hạ thấp, tệ nhứt là suất hát đêm vừa qua số ghế có người ngồi chỉ nửa rạp, tức là đến mức báo động, bắt buộc phải giải quyết, chứ không thể chần chờ mà xưa giờ phương cách được coi như hữu hiệu nhứt, thường được hầu hết bầu gánh hát áp dụng là thay đổi rạp dọn đi nơi khác, càng xa càng tốt.

Thế nhưng, đối với gánh Thanh Minh thì từ lúc Năm Nghĩa còn sinh tiền đến giờ lại không có kinh nghiệm trong vấn đề đi lưu diễn xa, mà chỉ lẩn quẩn mấy rạp trong phạm vi đô thành mà thôi. Và theo lời một số người trong đoàn thì do chứng bệnh nan y trầm kha mà Năm Nghĩa chưa hề rời khỏi khỏi đô thành, hoặc nếu có đi xa lắm thì cũng chỉ Biên Hòa, Bình Dương, Lái Thiêu, Thủ Ðức... vì nếu đi xa phải đa đoan với nhiều chuyện, rủi bệnh trở nặng muốn về cũng không kịp, do đó mà từ ngày Năm Nghĩa mất tới giờ, bà bầu Thơ cũng theo đường lối đó mà không cho đoàn đi lưu diễn xa.

Ði xa không chắc ăn, mà thay đổi rạp bằng cách dọn đi các rạp vòng quanh ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh thì cũng không ổn, chưa chắc gì con số khán giả sẽ tăng lên, do bởi mấy lúc sau này các loại xe gắn máy như Mobylette - Sachs - Puch từ Âu Châu nhập vào rất nhiều, khán giả cải lương phần nhiều sử dụng các loại xe tiện dụng trên để đến rạp, chứ không nhứt thiết phải gánh hát ở gần mới siêng đi coi như thời gian còn thiếu phương tiện của những năm đầu và giữa thập niên 1950. Bởi lý do trên mà bà bầu Thơ vẫn tiếp tục bám trụ tại Nguyễn Văn Hảo cho đỡ tốn kém phần di chuyển.

Biết rằng sau cái Tết thì hầu hết các gánh cải lương đều bị trống rạp, gánh thì còn trên dưới nửa rạp, có gánh trống trơn thưa thớt người đi coi, đến đỗi phải trả tiền vé lại cho khán giả vì không thể mở màn được. Thậm chí có gánh tạm nghỉ một thời gian chờ thời, nhưng đó là những gánh hát nhỏ, hoặc hạng trung, chi phí không nhiều nên dù có nghỉ hẳn vài tháng cũng sống lại được, chứ còn gánh lớn như Thanh Minh thì chỉ hai ba đêm khán giả dưới nửa rạp, cũng làm cho ai nấy rối lên. Lớn thuyền lớn sóng, gánh lớn thì chi phí nặng, chỉ nội tiền mướn rạp cũng hơn chi phí toàn bộ của các gánh nhỏ. Ngoài ra còn biết bào nhiêu là tiền phải chi ra hằng ngày của một gánh hát lớn đang hoạt động ở đô thành, phải cao gấp trăm lần các gánh nhỏ ở thôn quê. Ðó là chưa nói đến vấn đề công tra của nghệ sĩ, nếu quá thời gian một tuần hay một tháng (tùy theo sự thỏa thuận trong tờ công tra) mà không hát thì nghệ sĩ có quyền đi hát cho đoàn khác. Tóm lại là làm bầu gánh cải lương lớn như bà bầu Thơ thì sự mất ăn mất ngủ luôn luôn rình rập, vui vẻ hay buồn rầu tùy thuộc vào con số khán giả đến rạp hằng đêm đầy rạp hay ghế bỏ trống.

Một vấn đề nữa khá rắc rối, cũng là nguyên nhân khiến cho đoàn Thanh Minh khó giữ được khán giả lâu dài, là do thành phần đào kép cột trụ đã già nua, Út Trà Ôn tuy ca hay nhưng đã ngoài 40 tuổi, đóng vai chánh mãi khán giả sẽ chán. Tuy hiện giờ chưa đến đỗi nào, đoàn Thanh Minh vẫn còn người đi coi, nhưng nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng phân bố vai trò theo cái kiểu đào kép chánh đều già nua, thì chắc chắn khán giả sẽ ngày một vơi đi, sớm muộn gì cũng xuống dốc thê thảm như hiện tình của gánh Hoa Sen (Bảy Cao già vẫn giữ vai chánh), đang sống vất vưởng ở vùng ngoại ô quanh rìa đô thành, hoặc bi đát hơn là chịu không nổi phải rã gánh như phần đông các đoàn khác, mà thời gian qua bà đã chứng kiến.

Bữa nay khoảng gần 12 giờ trưa, do hoàn cảnh riêng của mỗi người, hầu hết đào kép gánh Thanh Minh đều vắng mặt tại đây, họ tản mác và đến chiều tối mới tập trung về chuẩn bị cho buổi hát. Giờ này chỉ còn vài công nhân ở lại hậu trường rạp hát trông coi đồ đạc, và bà bầu Thơ thì hôm nay lại có mặt ở rạp, bà đi đi lại lại trên sân khấu vắng lặng, đồng thời căn dặn mấy người làm những điều gì đó, xong đi ra ngồi một mình ở tiệm nước phía sau rạp.

(Còn tiếp kỳ sau)

Phượng Các
#6 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:53:27 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ngồi vào bàn sang trọng của hiệu cao lâu, trong lúc chờ đợi phổ ky đem thức ăn lên, bà bầu Thơ lên tiếng trước:

- Ở đây rất dễ bàn tính công chuyện, không ai nghe sự việc đang bàn, vậy có điều gì hay cho gánh Thanh Minh chú Sáu cứ nói ra đi.

Biết bà bầu Thơ đang nóng ruột, muốn biết nhanh vấn đề mà mình vừa bật mí khi nãy ở Ngã Tư Quốc Tế, nên Thu An cố tình kéo dài thời gian, chậm rãi lấy gói Bastos xanh rút một điếu, ông nói:

- Nãy giờ tôi thèm điếu thuốc quá, xin lỗi chị Năm cho tôi “bập” vài hơi rồi sẽ nói, chị có khó chịu vì khói thuốc hông vậy?

Dù rất bực mình cái lối cà kê của Thu An, bà bầu Thơ vẫn nhẫn nại:

- Không sao, chú Sáu cứ tự nhiên, hồi anh Năm Nghĩa chưa mất mỗi ngày hút hai ba gói melia vàng, nên tôi quá quen với khói thuốc.

- Nghe chị nhắc đến anh Năm Nghĩa, làm cho tôi nhớ lại khi xưa, lúc đoàn Thanh Minh đương đầu với Hoa Sen hùng mạnh, mà lúc bấy giờ trong giới cải lương hầu như ai cũng nghĩ rằng Năm Nghĩa sẽ bị Bảy Cao vật chết!

- Ngay cả tôi cũng nghĩ như vậy đó chú Sáu, lúc đó Hoa Sen có cả hát bóng phim màu, khán giả đi coi nghẹt rạp, vậy mà do tài lèo lái của anh Năm Nghĩa nên gánh Thanh Minh mới sống tới bây giờ.

Hút vài hơi, Thu An bỏ điếu thuốc xuống chiếc lọ gạt tàn, xong ông nói:

- Bởi vậy những người từng làm bầu gánh cải lương, họ rất phục anh Năm Nghĩa, phải chi lúc này mà có ảnh bên cạnh chị thì đỡ khổ biết thế mấy.

- Nếu còn anh Năm Nghĩa thì còn nói gì nữa, hồi đó gánh Thanh Minh mỗi lần gặp khó khăn thì một tay ảnh lo liệu hết, tôi đâu phải khổ tâm như bây giờ.

Ðề cập đến chuyện gánh Thanh Minh từng đương đầu với đoàn Hoa Sen, Thu An không thể không nhớ là lúc đó Thanh Minh có Út Trà Ôn, một cây ca vọng cổ được mến mộ bên địa hạt dĩa hát, thì dĩ nhiên cũng giúp Thanh Minh giữ được số khán giả để tồn tại. Và ông cũng từng nghe nghệ sĩ công nhân gánh Thanh Minh kể lại là bà bầu Thơ nhiều lần đấu khẩu, gây lộn với Út Trà Ôn về những vấn đề liên quan đến sự cộng tác, kể cả thời Năm Nghĩa còn đứng sân khấu, cho đến những lúc sau này khi ông đã mất và bà bầu Thơ thừa kế sự nghiệp. Và sẵn nói về Năm Nghĩa, Thu An cố tình đề cập đến Út Trà Ôn để xem thái độ của bà, đối với anh kép chánh có giọng ca trời cho này ra sao, để tùy tình hình thực tế mà đưa ra kế hoạch, ông nói:

- Khán giả cải lương phần lớn đều biết Út Trà Ôn đi gánh Thanh Minh từ thời còn anh Năm Nghĩa, vậy tánh tình ông Mười Út thế nào vậy chị?

Bà bầu Thơ lắc đầu:

- Trời ơi! Làm khó số một, tôi gây lộn với ổng không biết bao nhiêu lần rồi, mà nói thiệt mỗi làm ổng làm reo hoạnh hẹ thì tôi muốn phát khùng lên vậy.

- Tôi cũng có nghe nói rằng Út Trà Ôn thường hay làm khó dễ với bầu gánh, nhưng tưởng cũng vừa vừa thôi chớ làm gì đến đỗi chị phải phát khùng.

- Ðiên luôn nữa chớ khùng thì còn ít, chú Sáu nghĩ coi, mỗi lần có lời qua tiếng lại thôi, chớ chưa đến đỗi gây lộn là ổng làm khó bằng cách bỏ đi.

- Ði đâu, bỏ hát à!

- Hổng biết đi đâu, tới 8 giờ tối người gác cửa bắt đầu cho khán giả vô rạp để 9 giờ mở màn hát, vậy mà chưa thấy ổng về sắm tuồng.

- Vậy rồi làm sao, ông ta có về kịp để hát không?

- Kịp! Nhưng mà cả đám đều lên ruột, bởi chỉ còn chừng 10 phút là tới giờ mở màn, thì nghe mấy người ở ngoài chạy vô báo là thấy xe của ông chạy về đậu ngoài sau rạp.

- Gần tới hát mới về thì làm sao kịp vẽ mặt, tô son đánh phấn?

- Ổng về tới thì ai cũng tránh đường cho ổng đi vô mở rương, lấy phấn son ra giặm mặt cho kịp ra sân khấu, mà mỗi lần như vậy là tôi lo thiếu điều đứng tim, anh chị em trong đoàn họ cũng lo lắng như tôi.

- Về kịp để đảm trách vai trò, chắc anh chị em trong đoàn mừng lắm hả chị?

- Mừng thì có mừng đó, nhưng ai cũng mệt cầm canh, bởi về phần ông ta thì biết sẽ về kịp, chớ về phần mình và anh chị em đào kép, người làm thì đâu biết ổng có về kịp hay không. Nếu không có ổng, không có kép chánh thì làm sao mở màn, đêm nào trả vé cho khán giả là đêm đó húp cháo chớ làm gì có lương.

- Vậy mà sao chị không có một kép hát khác dự phòng, để mỗi khi không có mặt Út Trà Ôn thì sẵn sàng thay thế?

- Phải được như vậy thì còn nói làm gì, người đi mua vé coi hát đâu có chịu, có vài lần ổng bịnh thiệt, tôi đưa kép khác lên thay thế, bị khán giả la ó và cuối cùng phải bỏ màn xuống cáo lỗi trả tiền vé cho người ta.

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#7 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:57:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Vì là người giữ chìa khóa phòng thâu thanh dĩa hát, Thu An quen biết rất nhiều nghệ sĩ cải lương tên tuổi thời bấy giờ, và họ thường tặng vé đi coi hát cho ông, do đó mà các gánh hát cải lương ông đều có xem qua nhiều lần, trong đó có gánh Thanh Minh. Nhờ vậy mà Thu An biết rõ có những tuồng do Năm Nghĩa đóng vai chánh, sau đó mới giao lại cho Út Trà Ôn, và cũng có những tuồng hai người thủ một vai, như tuồng “Chiếc Lá Vàng” rất ăn khách vào thời đó.

Vở tuồng Chiếc Lá Vàng trước đó hát ở gánh Mộng Vân, về sau Mộng Vân rã gánh giao qua cho Năm Nghĩa hát và khán giả đi coi đông hơn. Tuồng rất dài phải hát hai đêm mới dứt, nên Năm Nghĩa chia cho Út Trà Ôn cùng thủ một vai chánh với mình. Bữa đầu người ta đi xem thì thấy vai chánh do Út Trà Ôn đảm trách, và hôm sau đi coi tiếp thì vai này do Năm Nghĩa đóng trọn cả đêm, có nghĩa là đêm thứ nhì không có mặt Út Trà Ôn mà đâu có vấn đề khán giả phản đối phải trả vé.

Thu An liên tưởng đến sự thể, nhận thấy rằng nếu như lúc này mà gánh Thanh Minh còn Năm Nghĩa thì sự việc khó khăn đang gặp phải sẽ giải quyết không khó, và Thanh Nga sẽ được Năm Nghĩa lăng xê dễ dàng chứ không trở ngại như hiện nay. Có điều trớ trêu là Thanh Nga con của bầu gánh, lãnh giải cải lương đầu tiên (Giải Thanh Tâm) được chính quyền hỗ trợ mạnh mẽ, được Nha Ðiện Ảnh Bộ Thông Tin quay phim thời sự chiếu trên cả nước, vậy mà ngay trong gánh hát nhà, Thanh Nga lại không có đất đứng!

Thu An nắm vững thực trạng của gánh Thanh Minh, và biết rõ cái khó giải quyết của bà bầu Thơ trong lúc này, là Út Trà Ôn đang là trụ cột của đoàn, nếu không có Út Trà Ôn thì vé bán ra giảm sút ngay hơn phân nửa, gánh Thanh Minh sẽ xuống nhanh và cái ngày đi tới chỗ rã gánh sẽ không xa. Do đó mà bà bầu Thơ đang cố tìm một lối thoát, vừa đưa Thanh Nga lên ngôi vị đào chánh, sẵn sàng nắm giữ vai trò nòng cốt về phía đào, mà lại vừa phải giữ cho được Út Trà Ôn để duy trì con số khán giả hằng đêm.

Tuy biết rõ thời gian qua và ngay cả bây giờ, Út Trà Ôn là mục tiêu mua vé của khán giả gánh Thanh Minh, nhưng Thu An cũng hỏi để cho bà bầu Thơ trả lời, hầu nắm lấy đưa ra kế hoạch cải tiến gánh Thanh Minh, ông nói:

- Nghĩa là người đi coi hát chỉ nhắm vào Út Trà Ôn để mua vé phải không chị Năm?

- Gần như là như vậy, những đêm đăng bảng không có ổng thì số vé bán ra thấp hơn phân nửa rất xa, nếu cho mở màn hát thì đào kép chỉ lãnh lương đờ mi mà thôi, tôi có thử vài lần đều như vậy.

Thu An lắc đầu:

- Hèn gì, có vậy nên ông ta mới làm khó dễ với bầu gánh, và mọi người trong đoàn ai cũng ngán ổng hết.

Thu An đề cập đến Út Trà Ôn để xem thái độ của bà bầu Thơ đối với anh kép hát có giọng ca trời cho như thế nào, nếu đúng như sự xét đoán của ông thì bà ta rất bất mãn với Út Trà Ôn. Riêng bà bầu Thơ trước khi về với Năm Nghĩa, bà gần như là một mệnh phụ (vợ bé của ông Hội Ðồng Lợi ở Tây Ninh) nên lời ăn tiếng nói rất thận trọng. Bởi dù cho là vợ bé, bà vẫn mang danh là “Bà Hội Ðồng” như ai vậy! Nhưng từ ngày chắp nối với Năm Nghĩa đi theo gánh hát cải lương, gạo chợ nước sông lâu ngày nên ngôn từ cũng gần giống như đào lẳng trong tuồng hát, và sẵn đang bực mình Út Trà Ôn, bà nói:

- Bởi vậy nên tôi chán quá đó chú Sáu, nếu anh Năm Nghĩa còn sống tôi giao gánh Thanh Minh cho ảnh làm sao đó thì làm, chớ đeo theo miết rồi có ngày cũng chết vì gánh hát, dầu mình không phải đào kép cải lương cũng bỏ mạng sa trường vì cải lương đó thôi!

Thu An cười:

- Sanh nghề thì phải tử nghiệp chứ sao! À, mà hồi xưa mỗi lần Út Trà Ôn làm khó, anh Năm Nghĩa đối phó ra sao vậy chị?

- Ðối với anh Năm Nghĩa thì rất dễ dàng, ông Mười Út đâu dám làm reo nhiều như bây giờ.

- Sao chị không làm theo cách giải quyết của anh Năm Nghĩa?

- Làm thế nào được chớ, tôi đâu có hát được như anh Năm Nghĩa, không có Út Trà Ôn thì ảnh hát thế liền, bởi khán giả cũng mến mộ ảnh.

Phải rồi, khán giả cải lương rất say mê giọng ca anh Năm Nghĩa, có thua gì Út Trà Ôn đâu, chính tôi đây cũng mê giọng ca của ảnh.

- Chắc chú Sáu cũng biết anh Năm Nghĩa từng vô dĩa hát trước Út Trà Ôn đến cả mấy năm, lúc anh Năm Nghĩa vô dĩa Tình Yêu Trong Mộng Tưởng thì Út Trà Ôn còn làm ruộng ở dưới lục tỉnh.

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#8 Posted : Saturday, December 4, 2004 1:59:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
- Ðúng như vậy đó chị Năm, sân khấu phản ảnh cuộc đời, nếu để cho khán giả, báo chí phản đối thì rất khó lấy lại uy tín.

- Do vậy mà tôi lo âu suốt mấy tháng nay, phải chi ông Mười Út mà chịu nhường vai kép chánh lại cho một kép trẻ khác, thì đỡ khổ cho tôi biết mấy!

- Chị Năm có nhờ ai dọ thử ý của Út Trà Ôn chưa, chứ không lẽ ông ta giành vai chánh trẻ suốt đời sao?

- Tôi có nhờ vài đào kép trong đoàn đưa vấn đề ra dọ ý, và chỉ nói xa nói gần thôi chứ chưa đi thẳng vào việc ông ta nên nhường vai trẻ cho người khác, nhưng vừa mở miệng là ông ta làm mặt giận ngay, thành thử ra không ai dám nói thêm lời nào.

- Thiệt rõ ràng cái ông Mười Út này, biết mình lớn tuổi mà cứ ôm vai chánh hoài như vậy, do đó mà đoàn Thanh Minh mới lâm vào cái thế bị động không cải tiến được.

Bà bầu Thơ thở dài:

- Bởi vậy mới khó khăn cho tôi, mà không có cách gì giải quyết.

Thu An cười và nói bằng lời tự tin:

- Khó khăn là đối với chị, với ai kìa, chớ còn tôi thì việc này dễ dàng như trở bàn tay thôi!

Bà bầu Thơ trố mắt nhìn thẳng Thu An:

- Vậy à! Chú Sáu giải quyết thế nào đây mà dễ như trở bàn tay?

- Tôi đã nói ra vấn đề với chị, thì dĩ nhiên tôi phải có kế hoạch để chị giải quyết chớ, nếu như chị Năm chấp nhận ý kiến của tôi.

- Nếu như giải quyết được, tôi giao việc này cho Chú Sáu đó.

- Ðược! Chị Năm cứ giao cho tôi đi, tôi sẽ có cách để Út Trà Ôn nghe theo mà không làm khó dễ gì hết, chị cứ yên trí vì hiện tại rất đúng lúc để chị cải tiến đoàn hát Thanh Minh và đưa Thanh Nga lên ngôi vị đào chánh.

- Tại sao lại đúng lúc, vậy chớ lúc nào không đúng, thật tôi không hiểu nổi!

- Làm sao chị hiểu được nếu tôi không nói ra.

- Thì chứ Sáu cứ nói đại ra đi, tôi nóng lòng muốn nghe.

- Ðúng lúc đây có nghĩa là đưa vấn đề ra nhằm lúc mà Út Trà Ôn bắt buộc phải chấp nhận, chứ bằng không ông ta bác bỏ ngay và đó là không đúng lúc.

- Chú Sáu có chắc là thằng cha Mười Út sẽ chịu từ bỏ vai chánh trẻ hay không?

- Sao lại không chắc, tôi biết hiện giờ Út Trà Ôn rất cần tiền, bởi chủ nợ vừa cho hay sẽ đòi số tiền ông ta đang thiếu.

- Ủa! Sao chú Sáu biết rõ như vậy?

Thu An gật đầu vài cái rồi nói:

- Thì phải biết, phải nắm vững tình hình mới thành công và chị mới tin được chớ.

Sở dĩ Thu An biết được việc Út Trà Ôn đang thiếu nợ và bắt buộc phải trả trong thời gian vài tuần nữa thôi, là do bởi cách đây vài ngày ông Ba Bản chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn có tiếp xúc với bà Bảy Nhiễu là người chuyên môn cho vay gánh hát, và hầu như gánh nào, đào kép chánh nào cũng đều là con nợ của bà. Và trong lúc 2 người đang nói chuyện, vô tình Thu An nghe được nên biết rõ con số nợ mà Út Trà Ôn đang thiếu là hơn hai triệu đồng và đã đáo hạn, bắt buộc phải trả.

(Còn tiếp)
Phượng Các
#9 Posted : Saturday, December 4, 2004 2:01:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
??
Phượng Các
#10 Posted : Saturday, December 4, 2004 2:01:44 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chuyến xe định mệnh trên đường Vũng Tàu

(Tiếp theo kỳ trước)


Thế là các nghệ sĩ đoàn Thanh Minh nhận role tuồng Lỡ Bước Sang Ngang và bắt đầu tập dượt do Thu An trực tiếp đạo diễn, thay vì trước đó phần đạo diễn do Hoàng Giang nắm giữ bất cứ tuồng nào, của soạn giả nào. Như vậy cho thấy Thu An mới chen chân vào gánh Thanh Minh đã tạo được uy thế, hầu hết nghệ sĩ trong đoàn ai cũng nể mặt ông thầy tuồng Thu An.

Sau một tháng tập dượt hầu hết đào kép đã thành thạo vai trò, thì cũng là lúc vở tuồng được kiểm duyệt xong, bà bầu Thơ cho khai trương tại rạp Nguyễn Văn Hảo đúng vào thời điểm của mùa Trung Thu 1959. Thường khi mọi năm vào Tháng Tám Âm Lịch thì hầu như năm nào cũng bị mưa tầm tã sau mỗi buổi chiều, có năm suốt cả tháng chiều nào cũng mưa, do đó mà cứ đến tháng nầy thì nhiều gánh hát phải đổ ra miền Trung tránh mưa. Vậy mà không hiểu sao thời tiết năm đó lại không giống với mọi năm, đoàn Thanh Minh hát khai trương vở tuồng Lỡ Bước Sang Ngang trọn 2 tuần vẫn không bị một đám mưa nào nên khán giả đông nghẹt. Lúc bấy giờ có người nói rằng Thanh Nga có “chơn mạng” nên mưa gió phải tránh, ngay cả tờ báo Tiếng Dội, trang kịch trường, khi nói đến vở tuồng Lỡ Bước Sang Ngang, ký giả Thanh Tâm cũng đề cập đến việc trời không mưa giữa Mùa Thu, thành thử ra vấn đề tự nhiên trở thành đề tài cho thiên hạ suy diễn với những huyền thoại có liên quan đến cuộc đời Thanh Nga.

Hát được 2 tuần thì trời bắt đầu mưa liên tục mỗi đêm, nhưng bà bầu Thơ cũng như Thu An đã nặng túi rồi, giờ đây nếu có mưa cũng chẳng sao, chỉ cần khán giả nửa rạp cũng đủ sở hụi trang trải cho đoàn hát là mừng rồi. Nhưng có lẽ tổ nghiệp cải lương phò độ nên trời mưa thì mưa, thiên hạ cũng đội mưa đi coi, dù rằng khán giả có giảm nhiều nhưng đêm nào cũng trên nửa rạp, tức là bầu gánh cũng đã có lời, đào kép không phải nghỉ hát lãnh đờ mi, và tiền chia cho soạn giả cũng không bớt. Tóm lại là nhờ vở tuồng Lỡ Bước Sang Ngang do Thanh Nga đóng vai chánh quá hay, nên dù mùa mưa đoàn Thanh Minh vẫn hoạt động đều, chứ không như những đoàn khác không mở màn, phải trả vé cho khán giả.

Vở tuồng Lỡ Bước Sang Ngang của Thu An - Hoàng Khâm hát được một tháng khán giả mới bắt đầu lơi dần và theo kế hoạch đã dự định sẵn, bà bầu Thơ cho đoàn dọn đi các rạp khác ở quanh trung tâm đô thành như: Phú Nhuận, Bà Chiểu, Xóm Củi, Gò Vấp... và về tuồng tích thì sử dụng những tuồng từng ăn khách trước đó, cho hát xen kẽ với tuồng Lỡ Bước Sang Ngang, để Thanh Nga có thì giờ nghỉ ngơi vì thời gian qua hát liên tục khiến cho cô quá mệt mỏi.

Một bữa nọ đoàn Thanh Minh dọn đến rạp Thuận Thành ở đường Trần Quang Khải vùng Ða Kao, buổi sáng trương bảng mướn người đi bỏ giấy quảng cáo hát tuồng Ðồ Bàn Di Hận, thuộc loại tuồng lịch sử nước nhà với mối tình Việt-Chiêm được lồng trong bối cảnh chiến tranh giữa hai nước. Nhưng đến khoảng 03 giờ chiều thì bà bầu Thơ cấp tốc cho sửa lại tấm bảng để hát tuồng Lỡ Bước Sang Ngang, khiến ai nấy đều bất ngờ, bởi giàn đào kép đã sẵn sàng để hát chứ đâu có gì trở ngại. Thật vậy nếu như tối nay đoàn cho diễn tuồng Ðồ Bàn Di Hận thì sẽ không có Thanh Nga, do bởi khi xưa vở tuồng nầy được dựng lên lúc Thanh Nga còn nhỏ không có vai trò. Còn tuồng Lỡ Bước Sang Ngang của Thu An - Hoàng Khâm thì Thanh Nga là vai chánh, không có đào hát nào dự phòng để thay thế, do đó nếu hát tuồng Lỡ Bước Sang Ngang thì bắt buộc đêm nay Thanh Nga phải có mặt.

Nhưng có điều là sau đêm hát bất ngờ không có dự định trước nầy thì Thanh Nga lâm trọng bệnh, với thể trạng như người mất trí, trong giấc ngủ thường la thất thanh. Ðây là lần bệnh nặng của Thanh Nga mà hầu hết đào kép nhân viên đoàn Thanh Minh đều lo sợ, ai cũng van vái cầu nguyện cho cô tai qua nạn khỏi. Vậy cơn bệnh của Thanh Nga và buổi hát bất ngờ kia có gì liên quan? Cũng như thiên hạ thắc mắc tại sao bà bầu Thơ lại thay đổi tuồng vào giờ chót, mà ngay cả Thanh Nga cũng không hề hay biết. Mãi đến chiều người của đoàn chạy đi tìm báo cho cô hay để lên sân khấu, thay vì tối bữa đó không có vai trò, cô đã có chương trình với mấy người bạn và chuẩn bị cho một cuộc đi chơi xa.

Số là hôm bữa đoàn Thanh Minh dọn đến rạp Thuận Thành, bà bầu Thơ có mặt tại đây vào lúc trưa để điều động nhân viên chỉnh trang cảnh trí, cũng như quan sát sân khấu trước khi trình diễn tối nay, thì bất ngờ bà Vũ Nhân xuất hiện nói nhỏ với bà và mời sang quán nước đối diện rạp hát để bàn một việc quan trọng. Giờ trưa nầy quán không có khách nên rất tiện cho câu chuyện sắp bàn bạc, bà Vũ Nhân hỏi:

- Cháu Juillette Nga hiện giờ đang ở đâu vậy chị Năm?

Bà bầu Thơ lấy làm lạ bởi có mấy khi bà Vũ Nhân đi tìm bà, mà lại đến ngay hậu trường rạp hát giữa ban ngày, do đó bà nghĩ chắc có điều gì quan trọng nên hồi hộp nói:

- Có chi hôn vậy cô? Tối nay con Nga không có hát nên tôi đã cho phép nó đi chơi với bạn rồi.

Bà Vũ Nhân là một nhà tướng số có tiếng tăm ở Sài Gòn thời bấy giờ, và đã coi tướng cho Thanh Nga từ lúc nhỏ, khi Thanh Nga còn mang tên Juillette Nga, nên bà đã quen gọi cái tên Ðầm nói trên, và tiếng “Cô” mà bà bầu Thơ gọi bà Vũ Nhân, có nghĩa là “Thầy”. Do sự kính nể nên lúc Năm Nghĩa còn sinh tiền cũng gọi như thế, và bà Vũ Nhân nghe nói Thanh Nga đã được cho phép đi chơi xa, tức thì bà vỗ mạnh vào chiếc ví đang cầm trên tay và hỏi liền:

- Nó đi đâu vậy, xa hay gần?

- Khi sáng nghe nó nói thì hình như chiều tối nay sẽ đi Vũng Tàu.

- Ði Vũng Tàu à! Chị Năm cấp tốc kêu nó về ngay, không nên đi bữa nay.

- Tại sao vậy cô, có việc gì liên hệ đến con Nga?

- Sao lại không, nhưng không thể nói ra được, chị Năm phải nghe tôi kêu nó về liền bây giờ không đi đâu cả.


Phượng Các
#11 Posted : Saturday, December 4, 2004 2:05:24 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
(Tiếp theo kỳ trước)

Không dám trái lời của nhà chiêm tinh gia mà xưa giờ mình vẫn luôn kính trọng và tin tưởng, bà bầu Thơ nói:

- Ðể tôi kêu nó về, chắc bây giờ nó đang ở nhà của mấy đứa bạn đó cô.

- Phải, chị Năm cho người đi kêu nó về ngay đi.

Một thoáng suy nghĩ, bà bầu Thơ nói:

- Kêu về thì được rồi đó, nó sẽ nghe theo tôi, nhưng ngại ở chỗ là nó đã lỡ hẹn với bạn, nếu không đi sợ bạn của nó buồn, cô suy nghĩ coi có nên kêu nó về hay không?

- Ðây là việc trọng đại, tính mạng của nó, có thất hẹn với bạn bè cũng chẳng sao, khi này đi không được thì khi khác vậy, chớ có mất mát gì đâu mà buồn.

- Tối nay hát tuồng Ðồ Bàn Di Hận, con Nga không có vai trò, bảo nó ở nhà không làm gì hết cũng buồn, tội nghiệp cho nó đó cô!

- Nhưng để nó đi thì càng tội nghiệp hơn, chị Năm phải thay đổi tuồng hát ngay để cho nó có vai trò sẽ không đi đâu được, nếu không thì chị sẽ ân hận đó!

Từ nhiều năm nay kể từ lúc Năm Nghĩa còn sống, cả hai vợ chồng bà bầu Thơ rất thường đi xem bói, hễ nghe nói có thầy hay là đi coi, xa hay gần cũng tìm tới và cũng tốn tiền khá nhiều về vấn đề này. Riêng ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh và phụ cận, ông bà từng đi coi bói đến cả mấy chục ông bà thầy, và đã từng đi xem ở thầy tướng số Khánh Sơn, chiêm tinh gia Huỳnh Liên. Nhưng người thầy tướng số mà vợ chồng Năm Nghĩa tin tưởng nhiều nhứt là bà Vũ Nhân, một chiêm tinh gia từng coi bói nổi tiếng ở Vạn Tượng bên Lào, và cả khi về Sài Gòn cũng có khá nhiều thân chủ. Do những người đi coi về truyền miệng, giới thiệu với bà con thân hữu, nên phòng xem bói của bà luôn luôn có khách chờ đợi, muốn coi phải hẹn trước.

Phòng xem bói của bà Vũ Nhân được ngăn riêng ở phía trong, cửa đóng nên ở bên này phòng khách chờ đợi không ai nghe được những gì bà nói với thân chủ ở bên trong, và đó là điều mà người đi coi bói rất hoan nghinh, bởi đâu ai muốn người khác biết được việc riêng của mình.

Tài coi bói của bà Vũ Nhân hay đến cỡ nào không biết, nhưng tại phòng khách chờ đợi, phía trên vách tường treo đầy những giấy khen, hình ảnh, quà tặng mà nếu ai đó để ý nhìn kỹ sẽ giựt mình, nếu không thì cũng phục sát đất. Do bởi những chứng tích được trưng bày, chứng tỏ bà từng xem bói cho Quốc Vương Lào Savang, Quốc Trưởng Bảo Ðại, Hoàng Thân Souvana Phouma Lào, Toàn Quyền Ðông Dương Pasquier, Ðốc Phủ Sứ Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm và rất nhiều nhân vật tuy thấp hơn, nhưng cũng là những vị mà người dân thường rất khó gặp như Ðốc Phủ Sứ Nguyễn Phú Hải, Thiếu Tá Ðỗ Mậu và Trung Tá Thái Quang Hoàng (về sau hai ông này lên tướng). Các tấm hình bà chụp chung với tài tử điện ảnh Lâm Ðại, Lý Lệ Hoa có ghi ngày bà coi tướng cho hai nữ tài tử Tàu này ở Việt Nam, chứ không phải ở Hồng Kông hay Thượng Hải.

Với thành tích như trên của bà Vũ Nhân, thử hỏi Năm Nghĩa và bà bầu Thơ làm sao không thán phục và tin tưởng, cũng như xem bà như vị thánh. Ngoài việc xem tướng số, bà Vũ Nhân còn làm phép cho vợ chồng Năm Nghĩa để giữ vững gánh hát Thanh Minh (?)và hoạt động mạnh ở Ðô Thành Sài Gòn, không phải đi lưu diễn xa. Bà bầu Thơ tin tưởng như vậy, bởi trong khi những gánh hát cùng thời với Thanh Minh lần lượt trước sau nối tiếp nhau rã gánh, kể cả gánh Hoa Sen của Bảy Cao cũng chết lên chết xuống, bữa hát bữa không. Bà bầu Thơ tin rằng nhờ làm bùa phép mà đoàn Thanh Minh có dọn đi đâu thì 2, 3 tuần rồi cũng quay trở về hàng không mẫu hạm Nguyễn Văn Hảo, chứ không như những gánh khác khi đi khỏi rồi, muốn trở lại rạp Nguyễn Văn Hảo là điều khó khăn, không đủ tài chánh để đóng trước cho rạp.

Bà bầu Thơ đâu quên được trước đây Bảy Cao tung ra một loạt tuồng chiến tranh, đồng thời cho phim ảnh chen lẫn vào tuồng hát, đoàn Hoa Sen đã thu hút gần hết khán giả, từng làm điên đảo gánh Thanh Minh, khiến cho bà phải đem gánh hát đi tránh để sống còn. Vậy mà ngày nay Hoa Sen xuống dốc thê thảm, từ hạng A xuống hạng C hiện đang sống vất vưởng ở quanh rìa đô thành, mà người ta dự đoán rằng sẽ chết ở một ngày không xa.

Cái đặc biệt của bà Vũ Nhân đối với vợ chồng Năm Nghĩa là kể từ ngày dẫn Thanh Nga đến nhờ coi tướng, thì từ hôm bữa đó trở về sau bà không lấy tiền nữa, luôn cả làm phép cho gánh hát, làm phép hộ mạng cho 2 vợ chồng và cho Thanh Nga cũng không lấy một đồng nào. Vì sao vậy, do đâu?

Tuy đã trải qua nhiều năm, bà bầu Thơ vẫn nhớ cái ngày mà bà và Năm Nghĩa dẫn Thanh Nga đến nhờ bà Vũ Nhân xem tướng, coi sau này Thanh Nga có nối nghiệp cải lương hay làm nghề gì khác. Nhưng lúc mới dẫn Thanh Nga vào vừa định lên tiếng yêu cầu, thì bỗng bà Vũ Nhân vụt đứng dậy chắp hai tay cung kính chào cô bé Juilette Nga. Và với nét mặt hớt hãi sợ sệt, bà lăng xăng loay hoay một lúc trước khi tự đi lấy chiếc ghế mời Thanh Nga ngồi, thay vì thông thường khách đến bà lên tiếng hỏi và chỉ chiếc ghế mời ngồi mà thôi.

Lúc đầu vợ chồng Năm Nghĩa tưởng đâu bà Vũ Nhân giỡn chơi, nhưng sau đó thấy bà quay sang bên nơi đặt bàn thờ tổ xá xá vài cái, miệng lăm răm đọc mấy câu thần chú bằng tiếng gì đó không biết, xong day trở lại tươi cười với vợ chồng bà với nét mặt bình thường, chớ không còn ra vẻ hớt hãi như khi nãy. Sau đó thì bà nắm tay Thanh Nga hỏi này hỏi nọ... Với cử chỉ và hành động đó của bà Vũ Nhân, khiến cho bà bầu Thơ hết sức lấy làm lạ và ghi nhớ luôn cho đến bây giờ, dù rằng những lúc sau này chẳng ai nhắc đến cái buổi đầu tiên đó.

Do đã coi bói không lấy tiền mà thỉnh thoảng có ai cho quà cáp gì, bà Vũ Nhân cũng để dành biếu tặng lại cho vợ chồng Năm Nghĩa, nên bà bầu Thơ luôn cho người mang vé hát đến biếu lại cho bà để đền ơn. Riêng với Thanh Nga thì bà cho biết rằng cô yểu tướng, do đó bà đã làm phép cho Thanh Nga tránh tai nạn, chứ bằng không có thể chết bất đắc kỳ tử không biết lúc nào!


Ngành Mai

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#12 Posted : Saturday, December 4, 2004 2:07:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
(Tiếp theo kỳ trước)


Bà bầu Thơ rất tin tưởng lời nói của bà Vũ Nhân, bởi trước đó cũng có vài ông bà thầy bói đề cập đến vấn đề yểu mạng của Thanh Nga, đồng thời khuyên này bảo nọ để tránh tai nạn, mà trong số có cả nghệ sĩ Tám Thưa, một người ơn của Năm Nghĩa, từng dẫn dắt Năm Nghĩa trên đường tạo dựng sự nghiệp nghệ thuật bằng cách giới thiệu cho vô dĩa hát, và cũng từ đó nổi tiếng mà sau này lập được gánh hát Thanh Minh.

Sau cái ngày dẫn Thanh Nga đi coi bói lần đầu tiên, thì cứ vài ba tháng bà bầu Thơ lại đến nhờ bà Vũ Nhân thay đổi lá phép hộ mạng cho Thanh Nga, cho cả gia đình, cũng như thỉnh ý bà trong vấn đề hoạt động gánh hát.

Nhà chiêm tinh gia từng cho bà bầu Thơ biết ngày nào, tháng nào kỵ với tuổi của Thanh Nga, giải thích một cách mạch lạc việc gì nên tránh, kiêng cữ làm sao, cúng vái cầu nguyện thế nào để được tai qua nạn khỏi... Tóm lại những gì bà thầy tướng số khuyên bảo đều được bà bầu Thơ làm theo, nhưng có điều là nhiều năm qua những lời khuyên đó chỉ ở tại phòng coi bói mà thôi chớ không ở một nơi nào khác.

Thế nhưng, tại sao hôm nay bà Vũ Nhân lại bất thần tìm đến ngay hậu trường rạp hát để khuyên bảo, thì biết chắc phải có điều gì quan trọng mà bà tướng số thấy được nên mới tìm đến cản ngăn.

Nhưng chuyện gì đây, tại sao lại ngăn không cho Thanh Nga đi chơi với bạn? Ðều là bạn tốt kia mà! Bà bầu Thơ nghĩ vậy và vô cùng thắc mắc, cảm thấy lo sợ nên sau khi đối đáp phân trần vài lời, mà nhận thấy bà Vũ Nhân vẫn cương quyết nên không dám nói gì thêm. Kế đó mời bà thầy cùng rời khỏi quán nước trở lại hậu trường rạp hát, bảo người công nhân dàn cảnh cầm địa chỉ đi kêu Thanh Nga về.

Người công nhân vừa lên chiếc xích lô máy chạy đi thì bà bầu Thơ tiếp tục sai người công nhân khác mang tấm bảng quảng cáo tuồng Lỡ Bước Sang Ngang, thay cho tấm bảng tuồng Ðồ Bàn Di Hận được dựng trước rạp từ khi sáng. Làm như vậy, bà bầu Thơ cố ý đặt Thanh Nga trước sự việc đã rồi, bắt buộc cô phải có mặt đêm nay để lên sân khấu chớ không đi đâu được.

Về phần Thanh Nga, thì sau thời gian đảm trách vai chánh vở tuồng Lỡ Bước Sang Ngang, đêm nào khán giả cũng đầy rạp, do đó giải quyết khá nhiều khó khăn về tài chánh, đưa đoàn Thanh Minh vượt qua khỏi cơn nguy ngập, và nợ nần cũng đã trang trải gần hết nên bà bầu Thơ rất đỗi vui mừng. Với ý muốn cho Thanh Nga được nghỉ ngơi dưỡng sức một đôi tuần, hôm nay bà cho đoàn dọn đến rạp Thuận Thành là hát nhỏ ở Ða Kao, và sẵn dịp Thanh Nga được cô bạn gái nhà giàu rủ đi Vũng Tàu, bà đồng ý ngay và hiện giờ cô đã đến nhà cô bạn.

Kế hoạch đâu đó xong xuôi, có nghĩa là trọn tuần này Thanh Nga sẽ không có vai trò trong tuồng nào hết, và theo chương trình dự định thì đêm nay lúc đoàn Thanh Minh đang trình diễn thì Thanh Nga đã ở Vũng Tàu hoặc đang trên đường đi. Ðường Sài Gòn đi Vũng Tàu khoảng 120 cây số, nếu như sử dụng xe hơi nhà thì chỉ chạy hơn 2 tiếng đồng hồ là tới nơi, do đó Vũng Tàu, Long Hải có thể gọi là nơi nghỉ mát lý tưởng cho thị dân Sài Gòn, mà một số người gọi là đi “đổi gió”.

Những năm đất nước còn là thuộc địa, người Pháp cai trị xứ này đã mở con đường Quốc Lộ 15 đi Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Hải, mà một trong những mục tiêu chính là để các viên chức người Pháp trong chính quyền bảo hộ có một nơi nghỉ mát. Cái thú đi tắm biển Vũng Tàu trở thành thói quen cho nhiều người Pháp và những nhà quý phái có liên hệ với Pháp, kể cả những viên chức người Việt làm việc cho Tây.

Thói quen kia về sau lây sang cho số người giàu có ở đô thị, vào thời đó những người làm ăn buôn bán lớn như các nhà xuất nhập cảng, các nhà tư bản kỹ nghệ gia, hoặc chủ nhân các hãng xưởng sản xuất, nói chung là thời xưa ngày nghỉ đi Vũng Tàu, Long Hải chỉ dành cho những hạng người giàu có, chớ giới bình dân lao động chân tay thì làm gì có vấn đề đi đổi gió hoặc đi tắm biển mỗi cuối tuần. Dần dần về sau thời Ðệ Nhứt Cộng Hòa thì việc đi Vũng Tàu đã phổ biến rộng rãi, ai cũng có thể đi được và người ta đến đây làm ăn lập nghiệp khá nhiều.

Thanh Nga lúc nhỏ có tên là Juilette Nga, được Năm Nghĩa gởi cho học trường Ðầm và từ đó mà sau này cô có một số bạn bè thuộc gia đình khá giả, quí phái, dù rằng cô chỉ là con của một nghệ sĩ, một bầu gánh hát cải lương. Trong số những người bạn của Thanh Nga có cô gái con của một nhà đại tư bản, vẫn thỉnh thoảng liên lạc biếu tặng những món quà giá trị, và đáp lại thì Juilette Nga cũng gởi tặng vé hát, dù rằng lúc nhỏ cô chưa lên sân khấu. Sự quen biết kéo dài theo thời gian cho đến khi Thanh Nga lớn lên được đào tạo trở thành đào hát cải lương cũng vẫn còn tiếp tục, chớ không phân biệt được giữa con nhà đại tư bản và con của đào kép hát cải lương.


Ngành Mai

(Còn tiếp kỳ sau)
Phượng Các
#13 Posted : Saturday, December 4, 2004 2:10:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
(Tiếp theo kỳ trước)


Khi Thanh Nga nhận Giải Thanh Tâm đầu tiên 1958 tại Bồng Lai Tửu Quán thì cũng tại tửu lầu sang trọng này, đúng một tuần sau cô bạn con nhà giàu kia xin thân phụ cho làm một bữa tiệc mừng Thanh Nga, và tiệc mừng này mời rất đông bạn bè cùng lớp tham dự đến cả trăm người, do bởi người bạn nào cũng có cha mẹ cùng đi, bởi lúc ấy các cô cậu đều còn nhỏ tuổi nên phần lớn đều có thân nhân đi theo.

Ðó là lần đầu tiên mà thân sinh của cô gái - tức nhà đại tư bản tiếng tăm ở Sài Gòn, ngồi chung bàn với bà bầu Thơ, và từ hôm bữa đó trở đi cô bạn thường tự lái xe hơi nhà đến rủ Thanh Nga đi ăn cơm Tàu, cơm Tây ở các nhà hàng vùng Sài Gòn, Chợ Lớn.

Thấy Thanh Nga và cô gái kia rất thân tình, xem nhau như chị em mà không hề phân biệt giàu nghèo, danh giá hay bề thế, cũng như gia đình cô ta không đặt vấn đề “xướng ca vô loại” thành một trở ngại, nên bà bầu Thơ cũng rất quí mến cô bạn của Thanh Nga. Cách đây vài tháng gia đình cô ta có mời bà và Thanh Nga cùng đi Vũng Tàu, và lần đó bà đã nhìn thấy tận mắt kiểu đi nghỉ mát của nhà giàu, ngoài chiếc hơi nhà, mang theo nhiều tiện nghi và trang cụ đi biển được mua từ ngoại quốc, đó là chưa kể thời gian ở Vũng Tàu tốn kém khá nhiều về các khoản tiền ăn uống nhà hàng và ở khách sạn sang trọng.

Hôm nay một lần nữa Thanh Nga lại được cô bạn gái rủ đi Vũng Tàu, sẵn dịp bà muốn cho Thanh Nga nghỉ dưỡng sức, thì việc đi Vũng Tàu đổi gió là điều hợp tình hợp lý, do đó bà cho phép Thanh Nga được đi một mình với bạn bè mà bà không phải đi theo như lần trước. Vả lại lúc này Thanh Nga cũng đã 18 tuổi ta rồi, cái tuổi mà phần đông các cô gái Việt Nam ở thôn quê đã rời nhà cha mẹ về ở bên nhà chồng.

Thế nhưng, trong lúc Thanh Nga sắp đi Vũng Tàu, mọi việc chuẩn bị đâu đó có thể đã xong, thì bà thầy tướng số đến ngăn không cho đi, rằng Thanh Nga không được đi bữa nay không tốt cho cô. Ðúng ra việc gì thì việc, cái gì cũng gác qua một bên chờ sau cuộc đi chơi biển của Thanh Nga rồi hãy tính, chớ không thể kêu về trong lúc này để cho cả bọn mất vui, mà có thể tình bạn bị sứt mẻ, nhưng nếu không nghe lời bà thì nghe ai bây giờ? Từ nhiều năm nay kể cả lúc Năm Nghĩa còn sống, vợ chồng bà đã hết mực tin tưởng bà thầy tướng số Vũ Nhân, khuyên bảo gì cũng nghe theo, không lẽ lần này làm ngược lại! Nghĩ vậy nên bà bầu Thơ quyết định kêu Thanh Nga về, dù việc đó có ngoài ý muốn của bà mà luôn cả Thanh Nga. Bà xem đồng hồ nhớ lại khi trưa trước khi rời nhà, Thanh Nga có cho biết chiều nay trước khi khởi hành, cô sẽ cùng mấy người bạn đi Chợ Lớn mua sắm một số đồ dùng cần thiết cho chuyến đi chơi biển, nên liền bảo người công nhân đi ngay đến nhà cô bạn kẻo không kịp.

Riêng về Thanh Nga thì kể trưa đến giờ ở nhà cô bạn bàn tính đủ thứ cho chuyến đi chơi xa, do đó mà hình ảnh những cảnh bi thương vui buồn trên sân khấu cùng lời ca tiếng hát, cũng như lời khen chê của khán giả cô tạm thời gác sang một bên, mà thay vào đó là hình ảnh sóng nước của các bãi biển ở Vũng Tàu, giờ đây tâm trí cô chỉ nghĩ tới cuộc đi chơi biển sắp tới mà thôi. Nhưng rồi trong lúc sắp sửa cùng mấy cô bạn ra xe đi Chợ Lớn, thì người của đoàn hát đến cho biết bà bầu Thơ đang ở rạp hát Thuận Thành kêu cô về gặp bà ngay, và còn nói thêm đây là việc quan trọng cô không được trái lời. Do đó mà cô nói với mấy bạn tạm ngưng việc đi mua sắm, chờ cô về xem mẹ cô dặn dò điều chi đây, rồi sau đó sẽ đi mua cũng được.

Thế là cô bạn con nhà giàu đành lái xe đưa Thanh Nga đến rạp Thuận Thành để gặp bà bầu Thơ theo lời người công nhân của gánh hát vừa cho biết, và khi vừa ngừng xe trước rạp hát ở đường Trần Quang Khải, Ða Kao thì Thanh Nga bỗng giựt mình, bởi tấm bảng dựng trước rạp cho thiên hạ biết tối nay hát tuồng Lỡ Bước Sang Ngang, thay vì khi sáng cô đã thấy rõ ràng là tấm bảng của tuồng Ðồ Bàn Di Hận. Cô nhắm mắt lại định thần coi mình có nhìn lầm chăng? Tấm bảng với hàng chữ Lỡ Bước Sang Ngang to tướng mà cả tháng nay được dựng ở rạp Nguyễn Văn Hảo, hôm nay đi theo đoàn vô rạp Thuận Thành, cô không thể lầm lẫn được! Nhưng có gì trở ngại cho tuồng Ðồ Bàn Di Hận mà thay thế bằng tấm bảng này? Cô vô cùng thắc mắc vì nếu như hát tuồng Lỡ Bước Sang Ngang thì chỉ có cô là đào chánh, người duy nhứt đảm trách vai Cẩm Nhung chớ đâu có cô đào nào dự phòng thay thế, hơn nữa thành phần nghệ sĩ ghi phía dưới cũng đề có tên Thanh Nga chớ không ai khác hơn.

Giờ đây Thanh Nga mới nghĩ tới việc mẹ cô kêu về để tối nay tiếp tục lên sân khấu, trùng hợp với tấm bảng được dựng trước rạp, chứ nếu không thì kêu về làm gì? Nếu vậy thì hỏng hết chương trình, không riêng gì cho cô mà luôn cả mấy đứa bạn, cô phải ăn nói làm sao với bạn bè đây? Thanh Nga hồi hộp xuống xe vội vã đi ngay vào hậu trường rạp hát thấy mẹ và bà Vũ Nhân đang ngồi ở chiếc bàn dành cho bầu gánh tiếp khách mỗi khi có ai đó cần gặp. Cô chưa lên tiếng hỏi rõ vấn đề thì bà bầu Thơ nói liền:

- Bữa nay thầy (Thanh Nga gọi bà Vũ Nhân là thầy) nói có mấy người bà con từ trên Lào xuống thăm, và thầy đã mời họ đi coi hát đêm nay.

- Nhưng việc đó có liên hệ đến con hôn vậy?

- Có chớ sao lại không, người ta muốn coi tuồng của chính con đóng vai chánh, bởi báo chí gởi qua Lào nói rất nhiều về con đó.

Thật ra thì mấy tuần trước bà bầu Thơ có đến phòng coi bói của bà Vũ Nhân, được bà cho biết báo chí từ Việt Nam gởi qua Vạn Tượng, đề cập nhiều về đào trẻ Thanh Nga mới xuất hiện gây chấn động trong làng cải lương. Do đó mà ở bên Lào người ta náo nức mong có dịp về Việt Nam đi coi gánh Thanh Minh để thấy tận mắt Thanh Nga bằng xương bằng thịt. Cũng do vô tình được biết tin tức trên, nên bữa nay đúng lúc bà Vũ Nhân cản ngăn không cho Thanh Nga đi chơi xa, nên bà bầu Thơ đem chuyện này ra nói, tránh không cho Thanh Nga biết việc bà Vũ Nhân ngăn cản.

Bà bầu Thơ vừa nói xong thì Thanh Nga như nghẹn lời từ trong cổ họng, cô không nói lên được gì hết, bởi mọi sự sắp đặt mấy bữa nay giờ đây coi như tan biến hết! Ðối với cô thì việc đi chơi Vũng Tàu nếu có cũng được mà không cũng được, cô không tha thiết gì cho lắm, nhưng cái khổ tâm cho cô là đối với mấy người bạn, mà theo chương trình thì chỉ vài giờ sau là sẽ khởi hành đi Vũng Tàu, nếu thiếu cô thì cuộc đi chơi hôm nay đương nhiên mất vui.

Bình thường cô đã không dám làm trái ý mẹ, huống chi hôm nay lại có cả bà thầy yêu cầu, là người đỡ đầu cho cô từ nhiều năm nay, nên Thanh Nga lặng yên không nói gì thêm.

Thấy cô im lặng mà không nói gì, bà bầu Thơ lên tiếng để đánh tan bầu không khí đang nặng nề do lời nói của bà vừa rồi:

- Hôm nay không đi chơi với bạn bè được thì hôm khác, chớ để thầy đây mất uy tín với bà con bên Lào thì không nên đó con.

Cố cầm nước mắt, Thanh Nga nói:

- Con làm theo ý muốn của thầy, sẽ nói với mấy đứa bạn là bữa nay con đi chơi không được, hiện giờ tụi nó đang chờ con ở ngoài trước cửa rạp đó!

Bà bầu Thơ nói:

- Vậy à! Thôi con chạy ra bảo tụi nó cảm phiền, thiếu gì dịp để đi chơi chớ đâu phải chỉ lần này thôi!

Nói xong Thanh Nga xin phép mẹ và bà Vũ Nhân đi ra phía trước rạp hát báo cho mấy người bạn biết tình trạng của cô không thể cùng đi chơi được và hẹn lại bữa khác. Còn về phía mấy cô bạn của Thanh Nga đang ở trên chiếc xe du lịch hiệu Peugeot 203, chờ Thanh nga trở ra để đi Chợ Lớn mua sắm vật dụng mà không cô nào nghĩ rằng đưa Thanh Nga về đây rồi ở luôn không đi nữa.


Ngành Mai

(Còn tiếp kỳ sau)
Vũ Thị Thiên Thư
#14 Posted : Sunday, December 12, 2004 1:13:33 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Chuyến xe định mệnh trên đường Vũng Tàu

(Tiếp theo kỳ trước)


Với gương mặt buồn thảm, Thanh Nga nói:

- Bữa nay có chuyện nên phải thay đổi tuồng hát bất ngờ, mình là vai chánh đâu ai thế được, thôi thì Mỹ Dung và các bạn cứ đi, Nga xin hẹn bữa khác vậy!

Mỹ Dũng bất ngờ thốt lên:

- Trời ơi! Sao kỳ cục vậy, Má Năm cho phép rồi mà!

Mỹ Dung là cô gái con nhà giàu, là bạn thân của Thanh Nga từ khi còn nhỏ, cô thường gọi bà bầu Thơ là Má Năm, gọi theo thứ của Năm Nghĩa, và Thanh Nga thì cô không thể làm gì hơn trước sự việc mà mẹ cô đã quyết định, cô nói lên lời xin lỗi:

- Mình xin thành thật chịu lỗi đã thất hẹn, các bạn thông cảm cho Nga.

Mỹ Dung xuống xe nói:

- Ðể mình đi vô xin Má Năm kiếm người khác thế vai cho, chớ đi mà thiếu bồ thì còn gì vui.

- Không được đâu, vì tuồng Lỡ Bước Sang Ngang chỉ có mình thủ vai Cẩm Nhung, chưa có ai tập dợt thay thế.

- Sao không nói Má Năm đổi tuồng khác, lựa tuồng nào mà bạn không có vai trò thì cho hát, có khó khăn gì đâu?

- Mọi khi thì được nhưng bữa nay thì không, bởi có mấy người ở trên Lèo mới xuống muốn coi tuồng mà chính Nga đóng, họ là bà con của người Thầy mà thân phụ của Nga kính trọng.

- Thì hẹn với họ bữa khác hãy đi coi.

- Thanh Nga lắc đầu:

- Nếu được thì Nga đâu phải khó xử, đâu phải xin lỗi mấy bạn, do bởi một vấn đề rất đặc biệt mà mình khó nói ra, chuyện riêng của gia đình, mong rằng mấy bồ thông cảm cho Nga vậy!

Khi tiếp xúc nói chuyện với bất cứ ai ngang bằng hoặc lớn hơn mình, Thanh Nga thường xưng “Nga” mà thôi, không có chữ “Thanh”, và với lối xưng hô này cô dễ gây cảm tình với thiên hạ, cộng với các vai trò thương cảm trên sân khấu đã khiến cho không ít những trang anh hùng mã thượng, nam tử tu mi phải chết mê chết mệt vì cô. Về phần Mỹ Dung và mấy cô bạn gái cùng trang lứa đã cố thuyết phục Thanh Nga đừng bỏ cuộc, người nào cũng tận dụng những lý lẽ, những lập luận vững chắc để Thanh Nga vào xin bà bầu Thơ thay đổi tuồng khác, nhưng cuối cùng thì Thanh Nga cũng phải đành để cho các bạn thất vọng, chớ không thể trái ý của mẹ, của bà Vũ Nhân, và sẵn thấy tấm bảng Lỡ Bước Sang Ngang dựng trước rạp, ngay tầm mắt mấy cô bạn, Thanh Nga nói:

- Các bạn thấy không, với tấm bảng dựng kia thì mình đi thế nào được chớ!

Mỹ Dung bực mình nói:

- Thì đem nó vô cất đi là xong, lựa tấm nào không có chữ Thanh Nga dựng lên, hát tuồng nào là quyền của mình, tại sao Má Năm chiều ý người ta quá xá vậy?

- Lần nầy đi không được thì lần tới, mình còn nhiều dịp để đi, chớ bữa nay thì...

- Thì cho tụi này leo cây chơi.

- Ðừng nói vậy tội nghiệp cho Nga, mình không muốn các bạn buồn đâu!

Thấy không thể lay chuyển được Thanh Nga, Mỹ Dung và 2 cô bạn trên xe đành phải chạy đi mà không biết đi đâu, cô nào cũng đang suy nghĩ tiếp tục chương trình đi chơi xa hay là hủy bỏ, bởi cả bọn đang vui rồi tự nhiên một người tách ra ở nhà. Trong khi Thanh Nga buồn rầu chán nản nặng nề bước chân đi vô hậu trường rạp hát, thì các cô trên xe cũng buồn không kém, không ai lên tiếng nói gì thêm, tâm trạng chung của các cô là phân vân giữa cái đi và cái tạm thời đình lại, với những câu hỏi được đặt ra như: Bây giờ đi hay về nhà, về nhà làm gì bây giờ, vậy chớ đi có vui không...?

Mỹ Dung lái chiếc Peugeot 203 trở lại Sài Gòn chạy dọc theo bến Bạch Ðằng và dừng xe tại một cái băng đá còn để trống, kêu 2 cô bạn cùng lên hứng gió mát sông Sài Gòn, Mỹ Dung nói:

- Sao, hai bạn tính thế nào, chớ Dung thì chán quá không muốn đi nữa!

Một trong hai cô gái nói:

- Ai lại hỏng chán, khi không làm mất vui...

Mấy cô bất mãn buồn bực lặng thinh ngồi nhìn kẻ qua người lại, và thiên hạ đâu ai biết được tâm trạng của các cô, chỉ thấy cách ăn mặc của con nhà giàu, đi chơi bằng xe hơi khác xa một trời một vực với mấy cô gái mua gánh bán bưng đang chào mời những người nhàn rỗi, ra đây đón lấy ngọn gió chiều nhè nhẹ từ sông Sài Gòn thổi lên.

Gần chiều tối Mỹ Dung đề nghị mấy bạn đi vô Chợ Lớn ăn cơm Tàu trước khi đưa họ về nhà, coi như đình chuyến đi chơi Vũng Tàu lại, và hai cô bạn cũng đồng ý như thế, bởi thiếu vắng Thanh Nga các cô không còn hăng hái như lúc sáng. Lên xe vẫn cách ngồi như cũ, tức Mỹ Dung lái xe ngồi trước, 2 cô bạn ngồi băng sau và thay vì chạy đường Hàm Nghi ra đại lộ Trần Hương Ðạo, hoặc sử dụng con đường mé sông Bến Chương Dương để vào Chợ Lớn theo như những người rành đường, nhưng Mỹ Dung quẹo xe qua đại lộ Nguyễn Huệ chạy được một đoạn thì một trong hai cô ngồi băng sau kêu lên:

- Kìa, còn Hằng kìa ngừng lại đi!

Cô gái kia cũng nói:

- Ðúng là con Hằng, hay là mình rủ nó cùng đi ăn luôn.

Mỹ Dung cho xe ngừng lại, vì Hằng cũng là bạn thân từng có những cuộc đi chơi chung trước đây ở Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Ðức và cả vài lần rủ đi Vũng Tàu. Xuống xe các cô cùng rủ Hằng nhập bọn đi ăn cơm Chợ Lớn, và không quên kể lại sự thất vọng vừa qua, sự đình lại của chuyến đi Vũng Tàu chiều nay, do bởi Thanh Nga bỏ cuộc nửa chừng. Mấy cô cũng nói lời phiền trách bà bầu Thơ đã cho phép Thanh Nga đi, rồi sau đó giữ lại không cho đi để tối nay hát cải lương...

Nghe được sự việc, cô gái tên Hằng lấy làm luyến tiếc nói:

- Thiệt tội nghiệp con Juillete Nga, tiếc cho nó quá, thay vì giờ này đã ở ngoài Vũng Tàu.

- Bởi vậy tụi này tức quá không đi nữa, từ hồi xế trưa đến giờ cứ lòng vòng chưa biết đi đâu cho vui, nên chiều giờ ra ngồi ngoài bờ sông, dự định đi ăn cơm mới chạy tới đây thì gặp Hằng đó!

- Tức làm chi cho mệt, nếu bây giờ mình thế chỗ con Juillet Nga đề nghị đi Vũng Tàu trở lại, mấy bạn nghĩ sao?

Các cô đồng loạt lên tiếng với những câu trả lời đồng ý, hoan nghinh, và sau đó thì cô Hằng yêu cầu chạy xe về nhà mình báo cho cha mẹ, đồng thời đề nghị trên đường đi ghé ngang Thủ Ðức ăn món gì đó thay cho cơm Tàu dầu mỡ nhiều ngán quá! Mỹ Dung bỏ ý định đi Chợ Lớn ăn cơm, lái xe chạy về nhà cô gái mới nhập bọn, và lúc mấy cô đi trở ra lên xe bắt đầu cuộc hành trình thì đã gần 9 giờ tối, chiếc Peugeot 203 được Mỹ Dung điều khiển chạy lên hướng cầu Bình Lợi.

Vào thời điểm nầy (cuối 1959) chưa có xa lộ Biên Hòa, nên hầu hết xe cộ đi miền Ðông, miền Trung, Vũng Tàu đều phải sử dụng cầu Bình Lợi, là cây cầu cũng nổi tiếng, không phải ở sự lớn lao về lịch sử khai hóa xứ nầy của người Pháp, mà còn nổi tiếng thêm về huyền thoại và sự kinh sợ của những người yếu bóng vía, do có nhiều người lên đây... tự vận.


Ngành Mai

(Còn tiếp kỳ sau)
Việt Dương Nhân
#15 Posted : Monday, January 24, 2005 8:20:24 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Thanh Nga
Nữ diễn viên Sân Khấu & Điện Ảnh tài sắc vẹn toàn





Phượng Các
#16 Posted : Tuesday, January 25, 2005 10:20:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img]http://thanhtung.com/gallery/albums/userpics/10001/normal_thanhnga_16.jpg [/img]
Phượng Các
#17 Posted : Tuesday, January 25, 2005 10:28:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trong lúc các cô bạn bị tai nạn ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa vào khoảng 1 giờ khuya, thì giờ nầy Thanh Nga cũng đã diễn xong xuất hát Lỡ Bước Sang Ngang tại rạp Thuận Thành, xong về nhà đi ngủ trễ như thường lệ mỗi đêm của đào kép hát cải lương. Nhưng vừa chợp mắt thì bỗng giựt mình, bởi một luồng gió mạnh từ đâu thổi vào cửa sổ hất tung tấm màn che, khiến cho tấm hình để dựa trên song sắt bị rơi xuống chiếc bàn. Đây là tấm hình mà hôm tuần trước Thanh Nga mới vừa chụp chung với mấy cô bạn có mặt trên chiếc xe định mệnh trên đường Vũng Tàu, trong dịp đến nhà người thân của một trong các cô ở Bình Dương, và tấm hình đã được lộng vào khuôn kiếng đang chờ được treo lên vách tường.

Thanh Nga đứng dậy lấy tấm hình lên dựng trở lại chỗ cũ, và vừa quay sang chiếc giường định ngủ tiếp thì tấm hình lại rơi thêm lần nữa, do ngọn gió khác tiếp tục thổi vào, và lần nầy dựng tấm hình xong, cô ngồi luôn tại chiếc bàn mà trên đó để đầy những role tuồng tích cải lương cùng các tờ báo có trang kịch trường. Độ một tiếng đồng hồ ngồi tại chiếc bàn suy nghĩ mông lung, cô cảm thấy mệt mỏi nên đi lại chiếc giường buông mình xuống cố dỗ giấc ngủ, nhưng cứ trằn trọc mãi, nhớ tới mấy cô bạn, bức rức trong lòng nên không tài nào ngủ được.

Linh tính như báo có điều gì không ổn cho mấy bạn, nên đến khoảng 3 giờ sáng trong lúc bà bầu Thơ còn ngủ trong phòng, thì cô trỗi dậy xuống nhà sau đánh thức bà giúp việc, kêu bà đi sang xóm Sáu Lèo ở gần đó gọi người tài xế đến gặp cô ngay (nhà Thanh Nga ở đường Trần Hưng Đạo gần đường Phát Diệm, cách xóm Sáu Lèo khoảng 10 phút đi bộ).

Dù trời còn khuya, nhưng bà giúp việc không dám chần chờ mà phải thực hành ngay ý muốn của Thanh Nga, và khi người tài xế vừa tới thì cô nói như ra lệnh:

- Chú Tám lái xe đưa Nga đi liền bây giờ, có chuyện phải đi gấp lắm đó!

Người tài xế mới vừa tỉnh giấc ngủ hỏi:

- Đi đâu giờ nầy vậy cô? Mới hơn 3 giờ khuya còn lâu lắm mới sáng.

- Tôi có chuyện muốn đi liền, chú Tám đừng nói gì thêm.

Không dám trái ý cô chủ, chú Tám tài xế đành phải nhận xâu chìa khóa xe, bởi nồi cơm của gia đình ông tùy thuộc vào sự vừa ý hay không của Thanh Nga trong việc lái xe, nếu cô không bằng lòng bất cứ việc gì đối với tài xế thì bà bầu Thơ sẽ thay đổi người khác ngay như đã từng xảy ra. Và sau vài phút chuẩn bị là Thanh Nga cùng bà giúp việc lên băng sau chiếc xe du lịch hiệu Simca màu trắng, mà Thanh Nga được một thương gia vốn là “cây si” của bà bầu Thơ mua tặng trong ngày cô nhận giải Thanh Tâm.

Theo lệnh của Thanh Nga, người tài xế cho chiếc xe chạy về hướng Bà Chiểu, vượt qua cầu Bình Lợi đến Thủ Đức rồi lên Biên Hòa, tức cũng lộ trình như các cô bạn mà giờ nầy đã về bên kia thế giới. Về phần Thanh Nga thì muốn xe chạy thật nhanh để sáng mai có mặt sớm ở Vũng Tàu gặp các cô bạn mà mình đã thất hứa, và có ý định gặp các bạn xong rồi thì vài giờ sau quay trở về Sài Gòn ngay. Cô ước lượng trở về tới Sài Gòn chậm lắm là giờ cơm trưa thường ngày ở nhà cô, tức khoảng 1 giờ trưa.

Cô chủ bảo đâu chạy đó, người tài xế không thắc mắc là phải đi đâu mà chỉ lấy làm lạ thôi, và cũng theo sự hướng dẫn của Thanh Nga, ông cho xe rẽ sang Quốc Lộ 15 rồi lên tiếng hỏi cho chắc:

- Đường nầy đi Vũng Tàu đó cô!

- Tôi biết đường mà chú Tám, cứ chạy đi, chừng nào tôi kêu ngừng lại thì chú ngừng!

Chạy một hồi lâu đi ngang thị trấn Long Thành mà Thanh Nga vẫn chưa cho lệnh ngừng, nên người tài xế nghĩ bụng đúng là cô chủ của mình đi Vũng Tàu, bởi khi chiều anh có nghe mấy nghệ sĩ nói với nhau rằng tại vì đổi tuồng hát, chớ không thôi thì bữa nay Thanh Nga đã đi Vũng Tàu với mấy cô bạn con nhà giàu. Ông đoán chắc rằng Thanh Nga muốn đi gặp mấy cô bạn, nên lợi dụng trong lúc bà bầu Thơ còn đang say ngủ, cô đi ngay chớ nếu đợi đến sáng chắc gì bà bầu Thơ cho đi, bị cản ngăn là cái chắc. Ông nói thầm trong bụng rằng, sau việc nầy chắc sẽ bị bà bầu Thơ khiển trách nhưng không mất việc, mà trái ý Thanh Nga thì rất dễ bị bễ nồi cơm.

Nghĩ vậy ông không hỏi thêm gì nữa mà cứ cho xe chạy miết, đến lúc sắp vào thị trấn Bà Rịa thì trời đã rựng sáng, thiên hạ đi lại khá đông, sinh hoạt mua bán bắt đầu hoạt động. Cảm thông cho sự mệt mỏi của người tài xế, Thanh Nga bảo dừng lại trước một tiệm nước người Tàu ở gần chợ Bà Rịa, và móc ví lấy giấy 100 đồng có in hình chiếc máy cày đưa cho người tài xế, cô nói:

- Chú Tám vào tiệm uống cà phê đi, thưởng công cho chú đó.

Trong khi người tài xế mừng ra mặt, thì Thanh Nga cũng lấy tờ 50 đồng màu tím dúi vào tay bà giúp việc:

- Phần nầy cho vú đó, đi mua tạm thứ gì ăn đi.

Đến phiên bà giúp việc mừng rỡ ríu rít cám ơn, và cũng xuống xe đi khuất dạng trong khu nhà lồng chợ Bà Rịa (thời điểm nầy 50 đồng mua được 10 ký gạo), còn người tài xế thì ông đi vô tiệm đang đông khách kêu ly cà phê. Trong lúc đang chờ uống thì nghe người ta đang bàn tán tai nạn vừa xảy ra ở cầu Rạch Hào làm thiệt mạng 3 cô gái, và họ cũng nói thêm những chi tiết khác như chiếc xe lâm nạn hiệu Peugeot 203, trên xe không có ai lớn tuổi mà chỉ có 4 cô gái, một cô còn sống v.v... Lúc trở ra xe ông vô tình nói:

- Mình tới đây giờ nầy cũng hên, chớ nếu đi sớm một chút thì bị kẹt xe ở cầu Rạch Hào vì có tai nạn ở đó, người ta đang làm ăng kết không cho xe chạy (ông nầy dùng tiếng Pháp do chữ Enquête, bởi vào thời nầy giới tài xế các loại xe thường hay sử dụng tiếng Tây mỗi khi có tai nạn nhà chức trách đến điều tra), và Thanh Nga cũng hiểu, cô hỏi:

- Tai nạn à, xe gì vậy?

- Nghe nói chiếc xe nhà hiệu Peugeot 203 chạy đâm đầu xuống sông làm chết 3 cô gái.

Thanh Nga lặng người, cô linh cảm chiếc xe bị tai nạn là của Mỹ Dung, cô chưa hỏi thêm thì người tài xế nói tiếp:

- Người ta vớt lên 3 cô đã tắt thở, một cô còn sống.

Phượng Các
#18 Posted : Tuesday, January 25, 2005 10:31:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Gánh Thanh Minh với đêm hát cúng cô hồn

(tiếp theo kỳ trước)

Thanh Nga nghĩ bụng nếu là xe của Mỹ Dung thì chỉ có 3 người chớ đâu phải 4, và mong rằng chiếc xe bị tai nạn kia không phải là mấy người bạn của mình, cô chưa nghĩ ra là có một cô khác thế chỗ của cô trong chuyến đi. Thế nhưng, nghĩ gì thì nghĩ tâm trạng vẫn hồi hộp lo âu, cô hối thúc chú Tám tài xế chạy nhanh ra cầu Rạch Hào để xem tự sự.

Đến nơi thiên hạ vẫn còn đứng xem rất đông, họ ở đầy trên chiếc cầu nhìn xuồng giòng sông mà giờ nầy chiếc xe định mệnh vẫn còn trầm mình dưới giòng nước, người ta đang tìm cách kéo lên và thi hài các cô tử nạn đã được đưa vô nhà xác bệnh viện Phước Tuy.

Hỏi thăm những người có mặt ở đây và theo lời thuật lại về khoảng tuổi của các cô, về quần áo mặc, cũng như cô gái duy nhứt sống sót tên Sinh, thì Thanh Nga không còn nghi ngờ gì nữa, hai trong ba cô gái xấu số chính là những cô bạn từng có chương trình đi Vũng Tàu. Cô nghĩ nếu như không được mẹ và bà Vũ Nhân ngăn cản thì giờ nầy số mạng của mình ra sao? Và liền sau đó Thanh Nga kêu tài xế quay xe trở vô Bà Rịa để nhìn mặt 3 cô bạn thân lần cuối. Đứng trước mấy cái xác không hồn mà chỉ mấy hôm qua đây đã huyên thuyên trò chuyện, và đây là lần đầu tiên cô đã khóc thật nhiều, khóc thiệt chớ không như khóc trong lúc hòa mình với vai trò bi thương khổ ải trên sân khấu.

Sau cái hôm nhìn tận mắt các cô bạn ở nhà xác bệnh viện Phước Tuy, Bà Rịa thì về nhà Thanh Nga lâm bệnh nặng, suốt mấy ngày không ăn uống khiến cho bà bầu Thơ lo lắng, hết chạy thuốc đến chạy thầy, trong tâm trí bà nghĩ rằng ba cô bạn muốn “bắt” Thanh Nga đi chăng? Và do vậy mà sau cái đêm hát tại rạp Thuận Thành, khán giả không thấy Thanh Nga thời gian khá lâu.

Thanh Nga bệnh lần nầy rất lạ lùng, sáng đêm chẳng ngủ được, bởi mới vừa thấy cô ngủ được đôi chút thì lại trỗi dậy la thất thanh, hơi thở dồn dập, mệt nhọc, và vốn thân hình mảnh mai ốm yếu, bị bệnh kỳ nầy Thanh Nga càng ốm hơn nữa nên hầu hết mọi người trong gánh hát ai cũng lo ngại, họ cầu nguyện cho cô sớm qua khỏi để trở lại sân khấu.

Còn bà bầu Thơ thì sau cái tai nạn nói trên đã đến tạ ơn bà Vũ Nhân, bởi theo suy nghĩ của bà thì chính nhà tướng số Vũ Nhân đã cứu mạng Thanh Nga, mà diễn tiến sự việc đã nói qua ở các kỳ trước. Tuy vậy bà Vũ Nhân cũng không thể làm phép cho Thanh Nga hết bệnh ngay trong lúc nầy, và trong khi đang chạy thuốc thang cho Thanh Nga thì có một nghệ sĩ của đoàn, quê quán ở Long Điền, Bà Rịa đã mách cho bà bầu Thơ rằng ngoài đó có một ông thầy có thể trị bệnh cho Thanh Nga, bởi theo anh ta thì có thể Thanh Nga bị bệnh “tà” phải tìm thầy cúng kiến.

Bà bầu Thơ nghe theo, rước ông thầy vô Sàigòn trị bệnh cho Thanh Nga và ông thầy nầy không trị bệnh bằng thuốc, mà khuyên nên lập bàn hương án để ông làm phù phép, và riêng bà bầu Thơ thì ông dạy phải vái van cúng kiến thế nào đó để Thanh Nga khỏi bệnh (?), đồng thời ông cũng khuyên bà bầu Thơ là khi hết bệnh phải có một buổi hát cúng cô hồn.

Thật ra thì song song với việc nghe theo sự việc chỉ dẫn cúng kiến vái van của ông thầy, bà bầu Thơ vẫn cho Thanh Nga trị bệnh bằng Âu dược theo toa của bác sĩ Tây y và sau hơn một tháng điều trị Thanh Nga khỏi bệnh. Người tin dị đoan thì cho rằng do cúng kiến, kẻ không tin thì cho rằng nhờ thuốc tây và cũng có người nói rằng hết bệnh là nhờ cả hai thứ, cuối cùng rồi thì cũng không biết nhờ thứ nào mà hết bệnh.

Khi Thanh Nga vừa hết bệnh, ông thầy ở Long Điền, Bà Rịa bảo bà bầu Thơ phải thực hiện ngay một buổi hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, tức là nơi xảy ra tai nạn làm thiệt mạng 3 cô gái bạn của Thanh Nga. Ông thầy nói phải hát cúng thì ba cô mới để cho yên ổn, chớ không thôi thì mấy cô về phá phách Thanh Nga, cũng như phá gánh hát Thanh Minh không cho làm ăn.

Gánh Thanh Minh với đêm hát cúng cô hồn

(tiếp theo kỳ trước)

Vốn rất tin tưởng vào bùa chú, phù phép và những sự huyền hoặc vô hình, bà bầu Thơ chấp nhận ngay lời chỉ bảo gần như ra lệnh của ông thầy ở Long Điền, Bà Rịa và dự tính chương trình cho đoàn Thanh Minh lưu diễn Vũng Tàu để thực hiện đêm hát cúng cô hồn nói trên.

Thế nhưng, ông thầy chuyên trị bùa phép nầy là ai, “tốt nghiệp” trường lớp nào hay đã từng tu luyện trên Núi Tà Lơn mà có tài trị bệnh, đến đỗi ông nói gì người thân của con bệnh cũng nghe theo? Ông có tài thật sự hay do may mắn nhờ sự tin dị đoan của một số người, như trường hợp của Thanh Nga điều trị tây y song song với bùa phép của ông, để rồi khi hết bệnh ông được coi như là người thầy đã giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh. Đối với những người tin vào bùa phép, tin vào huyền hoặc vô hình thì vô cùng kính phục ông, nhứt là thân nhân của những con bệnh sau khi được ông làm phép cho hết bệnh (?) thì tôn kính và luôn gọi là “ông Tề”, kể cả những lúc vắng mặt.

Theo như sự tìm hiểu dựa vào truyền khẩu và phỏng vấn những người biết rõ ông từ thời xa xưa lúc còn ở tuổi thanh niên, thì sở dĩ có biệt danh “ông Tề” là do vào khoảng đầu thập niên 1950 ở Long Điền, Bà Rịa tự dưng phát sinh ra bệnh dịch hạch, là một bệnh truyền nhiểm hiểm nghèo, mà tây y cho rằng căn nguyên là do loài chuột, nên cũng có người gọi là “bệnh hạch chuột”. Bệnh lây lan rất nhanh, và ai vướng phải thì chỉ vài ngày nổi hạch lên cơn sốt là theo ông theo bà, do đó gây kinh hoàng cho dân chúng địa phương kể cả các vùng lân cận.

Chính quyền thời bấy giờ (thời Pháp) đã lập hàng rào y tế “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cho vùng Long Điền, và đến khi bệnh dịch bị đẩy lui thì trong số những người bị bệnh mà còn sống sót, có một nông dân không biết có phải do ông ứng bà hành mà tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Những người có kiến thức cho rằng có lẽ do bị nóng sốt quá độ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên ông ta ứng khẩu tự xưng như vậy, chớ Tề Thiên trong truyện Tây Du làm gì có thật. Thế nhưng có điều là tại sao ông ta nói trúng phóc nhiều việc, mà lại là những việc lớn mới là điều đáng nói, chẳng hạn như ông đem chiếc bàn ra để cạnh lộ với nhang đèn hoa quả bày biện như cúng lễ. Thiên hạ thắc mắc hỏi thì ông nói rằng: Vua Nhà Nguyễn hồi loan, sẽ đi ngang qua đây nên lo đặt bàn hương án! Người ta chỉ cười chớ chẳng ai thèm quan tâm việc ông nói, nhưng vài ngày sau đó thì xe nhà binh đổ lính đầy hết dọc con lộ giữ an ninh, do bởi Quốc Trưởng Bảo Đại về nước và đi nghỉ mát thăm biển Long Hải.

Và một lần nữa tại bến xe Long Điền, ông ứng khẩu nói rằng: Mai mốt đây buôn bán Sài Gòn phải đi ghe tàu, đường xe không chạy được đâu! Cũng chẳng ai để ý lời nói bâng quơ đó, nhưng không đầy một tháng sau Việt Minh đánh mạnh, Quốc Lộ 15 bị cắt đứt, dĩ nhiên từ Bà Rịa đi Sài Gòn phải dùng đường thủy.

Thêm một lần nữa khoảng Tháng Năm 1952, thiên hạ trồng đậu, khoai, cà, hoa màu các loại chờ ngày thu hoạch, các vườn xoài đầy bông trái, thì ông đi nghêu ngao nói: Trồng làm chi cho mệt, mai mốt đây bão lụt tiêu hết, vườn xoài rụng hết cho mà coi! Người chẳng quan tâm thì nói ông điên khùng, kẻ bực tức thì chửi mắng cho rằng miệng ăn mắm ăn muối nói bậy. Thế rồi sau đó trận bão lụt Nhâm Thìn 1952 cây trái hoa màu tiêu rụi hết!

Có sự trùng hợp như vậy nên khiến cho một số người tin rằng ông được Tề Thiên nhập nên mới nói đúng, và người ta đến nhờ ông lấy oai “ông Tề” đánh đuổi tà ma. Có lẽ nhờ cơ may đưa đến nên sau khi đem con bệnh đến, được ông dùng khúc cây giống như cây thước bản của Tề Thiên quơ đánh chung quanh người bệnh, và kế đó lấy tờ giấy được xé từ trong cuốn tập học trò, vẽ nguệch ngoạc nói là bùa phép, bảo thân nhân mang về để dưới chiếc gối nằm của người bệnh thì tà ma sẽ tránh xa.

Không biết lúc bấy giờ bệnh nhân có điều trị thêm thuốc men hay phương pháp nào khác hay không, chứ sau đó vài ngày thì con bệnh dần dần thuyên giảm, và thời gian thì khỏi hẳn. Sau khi khỏi bệnh người ta mang đến nhiều hoa quả, bánh trái cúng tạ ơn, đồng thời cũng không quên kèm theo “cái gói nho nhỏ” giống như Trùm Sò mang mâm lễ vật đến cho quan huyện.

“Tiếng lành đôàn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường”, người bệnh tìm đến ông Tề ngày một nhiều hơn, do đó mà từ một nông dân ở nhà tranh vách đất, chẳng bao lâu ông có nhà cao cửa rộng, không phải tay lấm chân bùn mà sau mỗi vụ mùa lúa thóc cũng đổ đầy bồ như ai vậy! Đến khi được bà bầu Thơ đến rước vào Sàigòn trị bệnh cho Thanh Nga, thì ông Tề bằng lòng (bởi ông rất thích coi cải lương) nhưng ra điều kiện là phải được ở một nơi yên tịnh, riêng biệt không chung chạ với ai, không ồn ào để ông lập bàn hương án làm phép trị bệnh.

Tuy điều kiện của ông ra thật khó khăn, bà bầu Thơ cũng chấp nhận và tìm thuê những căn biệt thự còn để trống chờ bán cho ông Tề ở, nhưng rồi đến khi đi xem từ căn nhà nầy đến biệt thự khác ông đều lắc đầu. Không biết có phải rằng ông gây khó dễ cho bà bầu Thơ để làm tăng giá trị của mình, hay là do điều gì đó bất tiện mà ông chẳng nói ra chăng? Nhưng cái lo của bà bầu Thơ là ông đòi đưa ra bến xe để về Bà Rịa, thì coi như hỏng hết, vì bà đang cần ông ở đây trị bệnh cho Thanh Nga, và cuối cùng thì bà nghĩ ra cách, bảo tài xế đưa đến khách sạn Majestic ở đầu đường Tự Do cạnh bờ sông Sàigòn, bà nói:

- Đi từ trưa tới giờ chắc thầy mệt, xin mời thầy vào đây ăn cơm chiều rồi tôi cho tài xế đưa thầy về cũng kịp mà, xe hơi nhà chạy mấy hồi.

- Thôi được, tôi chiều ý bà, ăn cơm rồi nhớ đưa tôi về sớm nghe hôn, đi về tối cô hồn dọc đường chạy theo phá phách, mất công tôi đánh đuổi nó!

Tuy mời ăn cơm chiều nhưng nhà hàng trong khách sạn Majestic không có cơm, chỉ có đồ Tây, và lúc mới vào thì ba người được một cô đầm trẻ đẹp vui vẻ bắt tay từng người (ba người vào khách sạn là bà bầu Thơ, cô đào chuyên đóng vai tỳ nữ và ông Tề, còn chú Tám tài xế thì ở ngoài giữ xe Simca), và có lẽ “nhân điện” của cô đầm có sức thu hút mạnh nên lúc ăn đồ Tây xong, ông Tề không nhắc đến chuyện đưa trở về Bà Rịa nữa.

Sau đó thì cô đầm khi nãy trở lại cùng một cô nhân viên người Việt đến chào mời, nói rằng bữa nay còn mấy phòng tốt và sang nhứt trong khách sạn, cửa day ra hướng sông, nếu có ai ở lại nghỉ thì cô đưa đi xem phòng.

Bà bầu Thơ nhìn ông Tề rồi nói:

- Hay là thầy nghỉ tại đây đi, sáng mai hãy về, trời tối rồi về ngoài đó cũng nghỉ ngơi thôi!

Ông Tề ngần ngừ chưa dứt khoát thì bà bầu Thơ bảo cô nhân viên khách sạn:

- Cô đưa thầy lên coi phòng đi, nếu thầy đồng ý thì tôi ký giấy mướn liền.

Bà bầu Thơ nói xong câu và cô nhân viên nói vài tiếng Tây, tức thì trong nháy mắt bàn tay ông Tề được bàn tay mềm mại nỏn nà của cô đầm nắm lấy xiết chặt kéo ông đứng lên và dẫn lên lầu coi phòng. Cô nhân viên người Việt đi theo và một lúc sau thì cô xuống báo cho biết là thầy đã chịu ở phòng đó, yêu cầu bà bầu Thơ ký giấy tờ thuê phòng, cô nói:

- Phòng đó sang nhứt trong khách sạn, cửa day ra sông mát lắm, bữa nay may lắm mới còn trống đó má Năm.

Cô nhân viên nầy từng biết bà bầu Thơ là chủ gánh hát Thanh Minh, và biết sớm muộn gì cũng được vé đi coi hát, nếu bà có liên hệ đến việc thuê phòng tại đây. Rồi vì do vô tình hay do quảng cáo mà cô nói thêm rằng, căn phòng đặc biệt kia từng được những ông lớn bên Tây chọn ở trong thời gian thăm viếng nước mình, cũng như từng là nơi nghỉ ngơi của tướng Văn Tiến Dũng, mà những năm trước đó Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến đã thuê cho phái đoàn Bắc Việt cư ngụ trong thời gian ở Sàigòn hội họp, thi hành Hiệp Định Genève 1954.

Ai ở cũng mặc kệ, bà bầu Thơ chẳng cần để ý chuyện đó, bà chỉ mong cho ông Tề chịu ở lại trị bệnh cho Thanh Nga mà thôi, vì bà rất tin tưởng điều trị bệnh loại nầy. Còn riêng về phần ông Tề thì từ một nông dân quê mùa ở một nơi xa xôi hẻo lánh Bà Rịa, giờ đây tự nhiên được mời thỉnh vô nghỉ ngơi trong khách sạn sang trọng nhứt ở đô thành, và lại được nhân viên khách sạn (cả đầm lẫn Việt) phục dịch, thì dĩ nhiên ở lại Sài Gòn “trị bệnh tà” cho thân chủ bao lâu cũng được. (còn tiếp kỳ sau)




Phượng Các
#19 Posted : Tuesday, January 25, 2005 10:32:23 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Gánh Thanh Minh với đêm hát cúng cô hồn

(tiếp theo kỳ trước)

Sau khi ký chi phiếu trả tiền phòng cho khách sạn Majestic, bà bầu Thơ yên tâm trở về lo cho gánh hát Thanh Minh, bởi việc điều hành rất cần sự có mặt của bà để trực tiếp giải quyết mọi vấn đề, và trước khi rời nơi đây bà không quên mời ông Tề tối nay đi coi hát cải lương có xe đưa rước.

Thế là khách sạn Majestic sang trọng nhứt ở hòn ngọc Viễn Đông đã “hân hạnh” được tiếp đón một người khách nhà quê, mà có lẽ từ ngày xây dựng khách sạn đến nay, lần đầu tiên mới có một nông dân ở phòng đặc biệt suốt gần 1 tháng, mà ngay cả bà bầu Thơ và Năm Nghĩa là chủ gánh hát lớn cũng chỉ đôi lần đến đây dự tiệc, chứ chưa bao giờ dám thuê phòng nghỉ đêm dù là một bữa.

Ông Tề cho lập 2 bàn hương án: Một tại khách sạn, một tại nhà Thanh Nga với nhang đèn hoa quả và một lá bùa được dằn dưới chiếc bình cấm nhang luôn bốc khói để trừ ếm tà ma. Trong thời gian ở Sàigòn trị bịnh tà thật nhàn chán, thì giờ còn lại rất nhiều, rảnh rang quá nên mỗi ngày sau buổi trưa làm phép xong là ông Tề dùng xích lô đi “tham quan” nhiều nơi ở Đô Thành Sàigòn và phụ cận. Có những nơi từ nhỏ đến giờ ông chỉ nghe nói chứ chưa được biết như Thảo Cầm Viên, Công Viên Tao Đàn, Lăng Ông Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu v.v..., tóm lại đây là cơ hội cho ông đi du lịch không phải mất tiền mà còn được thêm tiền xài, bởi cứ vài ngày là bà bầu Thơ đưa tiền cho ông chi phí ăn uống, trả tiền xích lô, xài vặt...

Chú Tám tài xế có nhiệm vụ mỗi ngày một lần rước ông Tề về nhà làm phép, tối đến thì đưa rước ông đi coi cải lương, và trong thời gian ông Tề làm phép trị bệnh thì song song đó chú Tám tài xế cũng cứ vài ngày đưa Thanh Nga đi điều trị ở một bệnh viện tư trong Chợ Lớn. Vị bác sĩ từng tốt nghiệp ở bên Pháp về đã không hề biết rằng ông đang cùng với “Tề Thiên Đại Thánh” trị bệnh cho Thanh Nga, và ngược lại ông Tề cũng chẳng biết là có một bác sĩ vẫn kê toa trị bệnh cho Thanh Nga bằng thuốc tây, thành thử ra khi hết bệnh người thì cho rằng do thuốc men, kẻ thì nhứt quyết là nhờ bùa phép.

Thấm thoát thời gian 3 tuần trôi qua, bịnh tình Thanh Nga đã giảm khá nhiều và hôm nay vào một buổi sáng đẹp trời của một ngày cuối Đông năm Kỷ Hợi, thiên hạ ở Sàigòn đang chuẩn bị đón Tết Canh Tý. Các chợ ở đô thành, và các tiệm tạp hóa đã bắt đầu bày bán những thứ mà ngày thường ít thấy như bánh mứt, thèo lèo, giấy kiến đỏ, trà rượu các loại v.v..., đồng thời con đường Nguyễn Huệ ở Sàigòn và đường Tổng Đốc Phương ở Chợ Lớn cũng bắt đầu cho chợ hoa bày bán như mọi năm, thiên hạ người qua kẻ lại trên đường phố cũng đông hơn ngày thường.

Hôm nay ông Tề thấy thiên hạ họ đang lo chuẩn bị sắm sửa Tết thì tâm trạng ông cũng nôn nóng trở về nhà, bởi cái Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam là cái gì thiêng liêng đã ăn sâu vào lòng mọi người, nên dù có đi làm ăn xa ở tận nơi nào người ta cũng lo về quê ăn Tết. Ai ai cũng muốn đón Xuân ở quê nhà hơn bất cứ ở đâu, và riêng đối với ông Tề thì cái sang trọng ở khách sạn Majestic có hấp dẫn đến đâu cũng không bằng ở quê quán Long Điền Bà Rịa trong thời gian nầy, do đó mà ông quyết định ngày mai phải trở về nhà để lo sắm sửa Tết như mọi người vậy!

Sáng nay bà bầu Thơ đưa Thanh Nga đi tái khám bệnh, thì vị bác sĩ vui vẻ cho biết sức khỏe Thanh Nga đã bình phục hoàn toàn, một tuần sau là có thể lên sân khấu được, và dù rằng bản thân cũng chẳng mấy thích cải lương. ông cũng chúc cho cô đào trẻ Thanh Nga luôn được khán giả mến chuộng và gánh Thanh Minh ngày càng được ủng hộ.

Mừng được một mối, bà bầu Thơ cám ơn xong đưa Thanh Nga ra về, thì cũng trưa ngày hôm đó chú Tám tài xế rước ông Tề đến làm phép như mọi bữa, và sau một hồi lâm râm đọc thần chú, kế dùng tay đánh vù vù trong gió một lúc, ông nói:

- Bữa nay mấy con tà đã bị tôi đuổi đi hết rồi, bà cho dọn dẹp bàn hương án đi rồi cho xe đưa tôi về Bà Rịa.

Bà bầu Thơ mừng rỡ ra mặt:

- Vậy là con tà chịu buông ra rồi hả thầy?

- Chớ sao, nó có ba đầu sáu tay gặp tôi thì cũng phải đầu hàng, bỏ chạy thôi!

Với vẻ mặt hớn hở, bà bầu Thơ ríu rít cám ơn và lăng xăng bưng mâm hương án để tránh qua một bên rồi nói:

- Thiệt là tôi mừng quá, không biết lấy gì để đền ơn thầy cho xứng đáng!

- Với tôi thì khỏi phải ơn nghĩa gì hết, bà chỉ cần cúng vái ông Tề thôi, nhưng mà phải nhớ lo buổi hát cúng cô hồn để được yên ổn lâu dài.

- Dạ, tôi nghe theo lời thầy, sẽ lo buổi hát đó...

Thế là bà bầu Thơ nhẹ nhõm tinh thần, rảnh rang lo cho đoàn Thanh Minh chuẩn bị hát Tết, bởi bất cứ đoàn cải lương lớn nhỏ nào thì ba ngày Tết cũng là thời gian hốt bạc, và riêng đối với gánh Thanh Minh của bà thì kinh nghiệm nhiều năm qua, cứ sau cái Tết kiếm lời vài triệu dễ như trở bàn tay. Hơn nữa Thanh Nga trở lại sân khấu hát Tết thì con số khán giả sẽ tăng lên nhiều, do bởi từ một năm nay tiếng tăm cô nổi như cồn, đau bệnh nghỉ hát chỉ một tháng mà đã gây nên luồng dư luận, đồn đãi đủ thứ khiến cho cô càng nổi tiếng hơn.

Thật vậy, đúng như sự tiên đoán của giới am tường cải lương, sau cái Tết năm đó tình hình tài chánh đoàn Thanh Minh hết sức khả quan, giải quyết được nợ nầng lại còn dư tiền ra bắt thêm đào, chuộc thêm kép. Vở tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới của soạn giả Kiên Giang, vai chánh sơn nữ Phà Ca do Thanh Nga đảm trách đã làm tên tuổi cô gắn liền với tên nhân vật Phà Ca trong tuồng, đã gieo vào lòng hằng bao khán giả với nỗi niềm thương cảm, do vai trò bi thương của nàng sơn nữ khổ đau vì tình. Và Hữu Phước vai Mộng Long đóng cặp với Thanh Nga, mỗi lần xuống hò vô vọng cổ là tiếng vỗ tay thiếu điều bễ rạp, và được đài Sàigòn trực tiếp truyền thanh đi khắp nơi, khiến các đêm sau khán giả nhiều hơn gấp bội, không còn chỗ đứng chứ đừng nói là còn ghế ngồi.

Thừa thắng xông lên, Kiên Giang trao thêm cho Thanh Minh vở tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, khán giả cũng đông không thua tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới, và do là thi sĩ nên tuồng của Kiên Giang sử dụng thơ văn khá nhiều, chẳng hạn như lúc diễn tả tâm trạng thất tình của cô gái miền sơn cước, thì trong hậu trường có tiếng ngâm vọng ra: “Ngày mai đám cưới người ta, tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn”, và câu thơ: “Đói lòng ăn nửa trái sim, uống lưng bát nước đi tìm người thân”. Và tuồng sau thì Kiên Giang cho Thanh Nga ngâm câu thơ: “Chính em đã nói với anh, chọn màu áo cưới màu xanh biển nhà.” Tóm lại tuồng của Kiên Giang thì đầy ắp những thơ: Thơ nói lên tâm trạng hoàn cảnh, thơ diễn tả hành động, thơ làm lời đối thoại, thơ chen vào những bản ca, câu ca v.v..., nếu ai đó không thích cũng phải ráng mà nghe!

Kiên Giang đưa thi văn vào cải lương tạo nên cái mới lạ, và hay thì có hay thật, nhưng một số người cho rằng nó làm mất đi bản chất mộc mạc của cải lương, vốn xuất phát từ trong lòng dân tộc, quê hương miền Nam sông Tiền sông Hậu với câu hò giọng hát, tự nhiên thi văn chen vào làm biến đổi nét đặc thù của cải lương, làm phai mờ sắc thái một bộ môn nghệ thuật thoát ra từ đờn ca tài tử. Do đó mà “loại tuồng thi văn” nầy chẳng bao lâu hết ăn khách và tự biến mất lúc nào không hay.

Tuồng nầy Thanh Nga vẫn giữ vai chánh đóng cặp với Hữu Phước trong vai người phu khiêng kiệu cưới, Hữu Phước vô vọng cổ: “Xuân Tự em! Anh bị bắt làm phu khiêng kiệu, nào ngờ đâu chiếc kiệu nọ lại đưa em. Khi anh về đến bến Hà Tiên thì chiếc kiệu hoa đã đưa em về đến dinh... đường...”. Tiếng ca ngọt ngào êm như ru của Hữu Phước đã góp phần làm đầy hầu bao của bà bầu Thơ sau mỗi buổi tối thu tiền vé. Thanh Nga, Hữu Phước được coi như là cặp đào kép ăn khách nhứt thời bấy giờ, đã tiếp tục lôi cuốn khán giả đến với đoàn Thanh Minh, và đây là thời kỳ vàng son huy hoàng của gánh Thanh Minh vậy!

(còn tiếp kỳ sau)

Phượng Các
#20 Posted : Saturday, February 19, 2005 1:02:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bất ngờ thấy Thanh Nga chạy lại ôm tấm cánh gà, các nghệ sĩ, nhạc sĩ và nhân viên dàn cảnh có mặt lúc bấy giờ tưởng đâu sau một cảnh kịch vui, Thanh Nga muốn diễn thêm một động tác nào đó do sáng kiến riêng của mình. Nhưng thấy đã gần một phút trôi qua mà cô vẫn còn đứng nguyên tại đó, thì người ta mới lấy làm lạ nghĩ rằng phải có vấn đề gì đây nên mới khiến Thanh Nga có hành động khác thường như vậy, và họ rối rít chạy lại thăm hỏi.

Lúc xảy ra sự việc bà bầu Thơ đang ở phía sau hậu trường rạp hát nên không thấy tận mắt, đến chừng được cho hay tự sự, bà vội vã đi vào thì thấy Thanh Nga vẫn còn đứng ngẫn ngơ tại tấm cánh gà, bà chưa phản ứng cũng như hỏi tại sao thì một cô đào hát đứng bên cạnh Thanh Nga đã lên tiếng hỏi:

- Cô sao vậy hả, có gì hôn?

Một kép hát hỏi:

- Làm gì kỳ vậy cô, mình đang hát thật chớ đâu phải tập tuồng?

Những người khác cũng lên tiếng hỏi những câu na ná như vậy, và Thanh Nga làm thinh không lên tiếng gì hết, cô thẫn thờ đi lại thả mình trên chiếc ghế xích đu thường dùng của cô. Thêm một phút trôi qua nữa mà Thanh Nga vẫn còn nằm nhắm mắt nên có người đề nghị đưa cô đi bệnh viện, nhưng nghe được cô lắc đầu và phát tay ra hiệu không bằng lòng. Nhờ vậy mà mọi người biết cô vẫn còn tĩnh nên ai cũng an lòng, hy vọng nghỉ ngơi thêm một lúc chắc cô sẽ trở ra sân khấu được để tiếp tục vai trò, chớ không thôi phải trả tiền vé cho khán giả vì không hát hết tuồng, và dĩ nhiên đêm đó không có lương.

Sự việc khi nãy diễn ra nhanh quá, mọi người trong đoàn hát ai cũng thắc mắc về thái độ kỳ lạ của Thanh Nga, nhưng riêng bà bầu Thơ thì nghi ngờ sự việc nầy chắc có liên quan đến căn bệnh của cô ở thời gian trước, và bà liên tưởng ngay đến cái tai nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa đưa đến vong mạng các cô bạn của Thanh Nga, nhưng phần cô thì nhờ sự cản ngăn của nhà tướng số Vũ Nhân nên đã không có mặt trên chiếc xe định mạng đó.

Vốn rất tin dị đoan, tin tưởng nhiều vào vô vi huyền hoặc, bà bầu Thơ nghĩ bụng có lẽ Mỹ Dung hiện về coi hát và Thanh Nga đã thấy nên mới có hành động lạ lùng như vậy chăng? Nghĩ thế nên bà rất lo âu và nói thầm hay là mình hứa mà chưa thực hiện được buổi hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, nên Mỹ Dũng hiện về gây kinh ngạc, mà nếu không khéo sẽ là đêà tài bàn tán, ảnh hưởng đến việc hát xướng làm ăn của đoàn hát.

Tai nạn xảy ra ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa gây thiệt mạng mấy cô gái, báo chí có đăng nên lúc đó trong thiên hạ rất nhiều người đã biết qua sự việc, và cả trong đoàn hát cũng có bàn tán, nhưng tuyệt nhiên chẳng ai nghĩ rằng sự việc ấy lại có liên quan đến Thanh Nga con gái của bầu gánh. Họ không hề biết mấy cô gái con nhà giàu kia là bạn của Thanh Nga, cũng như không biết rằng cô đã thoát chết trong tai nạn đó. Hiện giờ hầu hết những người trong gánh hát Thanh Minh không ai biết được chuyện xảy ra ở thời gian trước lại có liên hệ đến Thanh Nga, và do kinh hoàng mà Thanh Nga bị bệnh cả tháng trời người ta cũng không biết do bởi bà bầu Thơ cũng giấu nhẹm không hề tiết lộ với bất kỳ người nào. Tóm lại những vấn đề xảy ra và dự trù trong tương lai của bà bầu Thơ, của gánh hát Thanh Minh có liên quan đến Thanh Nga đều âm thầm diễn ra trong kín đáo.

Hành động lạ kỳ của Thanh Nga vừa rồi, dù mọi người thắc mắc hỏi han lẫn nhau, nhưng riêng bà bầu Thơ thì im lặng giả vờ như chẳng quan tâm nhiều, bởi bà không muốn chuyện nầy ồn lên rồi đồn đãi lan rộng ra không ích lợi gì hết, mà còn có thể bị thêu dệt thêm những điều không tốt, do đó mà bà làm ra vẻ như không đặt nặng vấn đề, cũng không hỏi Thanh Nga tại sao mà chỉ kêu cô nằm nghỉ dưỡng sức một lúc, coi như đó là việc bình thường của sức khỏe mà thôi, bà nói:

- Đêm trước thức học tuồng tới khuya, chắc mất ngủ nên xây xẩm mặt mày chớ không có gì đâu.

Một anh kép già cũng nói:

- Đúng rồi, thức khuya nhiều nên như vậy đó, nghỉ ngơi một lát là hết đâu có gì phải lo, đi theo gánh hát nhiều năm tôi thấy không biết bao nhiêu lần như vậy rồi.

Thái độ và câu nói của bà bầu Thơ, coi như bà chẳng quan tâm gì đến hành động của Thanh Nga vừa rồi, cộng với lời nói của ông kép hát già đã làm cho mọi người không nghĩ gì xa hơn, và người ta bắt đầu lại đi làm các công việc đã được phân công của đoàn hát, và riêng bà bầu Thơ tuy ngoài mặt ra vẻ tỉnh bơ, nhưng trong lòng chẳng yên chút nào, bà mong cho mau vãn hát để về nhà hỏi Thanh Nga cho rõ ràng sự việc.

Về phần Thanh Nga thì lúc tấm màn nhung bỏ xuống che bớt phần ánh sáng phía trước sân khấu, cô định đi vào trong để trống chỗ cho nhân viên dàn cảnh làm việc, thì bổng chợt thấy Mỹ Dung đứng bên cánh gà. Lúc đó trong tiềm thức cứ tưởng cô bạn thân của mình vẫn là người ở thế gian, chớ chưa nghĩ ra Mỹ Dung đã về bên kia thế giới, thành thử ra do phản ứng tự nhiên, cô chạy lại ôm người bạn, nhưng rồi sau những giây phút mừng rỡ đó cô thấy trước mặt mình là màu sơn vẽ của tấm cánh gà.

Trong lúc cô còn ngẫn ngơ suy nghĩ thì mọi người chạy lại hỏi han và cô không biết trả lời thêá nào đây, nên mới làm thinh đi lại chiếc ghế nằm xuống. Cô nhắm mắt tiếp tục suy nghĩ và nghe có đề nghị đưa mình đi nhà thương, nên liền lắc đầu phát tay từ chối. Hình dung lại lúc nãy Thanh Nga nói thầm:

- Rõ ràng Mỹ Dung đứng đó chớ mình đâu thấy ai?

Rồi trong đầu óc cô tiếp tục hình dung lại lúc đó thấy rõ Mỹ Dung đang mặc chiếc áo màu xanh dương đậm, mua từ Hồng Kông mà cô từng khen đẹp và cũng muốn mua cái áo giống như vậy, thì đâu thể nào lầm lẫn với người khác được. Rồi cô nhớ lại hôm bữa đi Vũng Tàu thấy Mỹ Dung đang mặc chiếc áo đó trước khi chia tay tại rạp hát Thuận Thành, để rồi vĩnh viễn không thấy mặt. Cô tự hỏi hay là Mỹ Dung hiện về? Thỉnh thoảng cô có nghe thiên hạ kể lại là người chết nếu còn lưu luyến với người ở thế gian thì trong giấc ngủ hiện về cho thấy, có nghĩa là trong giấc chiêm bao rồi giựt mình thức dậy, chớ lúc còn thức thì không bao giờ cho thấy.

Thế nhưng, tại sao cô lại thấy người chết trong lúc mình đang diễn tuồng trên sân khấu? Nhưng nếu đúng thật sự Mỹ Dung hiện về thì sao? Nghĩ đến đây cô rùng mình sợ sệt, bởi tuy là bạn thân với nhau nhưng Mỹ Dung đã chết rồi thì cô phải sợ, nghe kể chuyện ma đã sợ rồi chớ đừng nói là thấy ma.

Vả lại mấy lúc sau nầy cô nghe nói ở bến xe đò đi Vũng Tàu, những người mua bán đi trên tuyến đường nầy kể chuyện với nhau, rằng ba cô gái tử nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa thường hay hiện về gây kinh sợ cho người dân ở đây, họ kể lại những chuyện mà người can đảm nghe qua cũng sợ, chẳng hạn như chuyện một cô gái nọ do mua bán làm ăn phải có mặt lúc 4, 5 giờ khuya tại bến sông cầu Rạch Hào, trong lúc chờ ghe đến rước thì có 3 cô gái đến làm quen trò chuyện, đưa bánh mời cô ăn, nhưng vừa bỏ vô miệng thì là cục đất. Nhìn trước ngó sau không thấy ai hết, cô hoảng hồn bỏ chạy thì nghe hình như ở sau lưng có người chạy theo, và do chạy nhanh cô vấp té, rồi thì kể từ hôm bữa đó cô bệnh luôn không còn buôn bán gì nữa.

Và một chuyện khác được kể là người tài xế xe đò, lúc xe chạy đến gần cầu Rạch Hào thì có 3 cô gái ăn mặc sang trọng đứng đón xe, ông dừng lại rước như mọi khi có người đón, và người lơ phía sau nhảy xuống rước khách không thấy ai hết nên trách người tài xế:

- Có ai đâu mà ngừng!

Tức thì có tiếng vỗ phía sau xe kèm theo tiếng nói:

- Có chớ, cho có giang đi Sàigòn!

Người lơ chạy ra phía sau xe thì thấy vắng vẻ chẳng có người nào hết, anh ta hoảng hồn nhảy nhanh lên xe đóng cửa kêu: Tới luôn bác tài!

Users browsing this topic
Guest
4 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.