Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ðặng Mai Lan
Phượng Các
#1 Posted : Friday, November 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ðặng Mai Lan




sinh năm 1954 tại Ðà Nẵng.
Ấu thời ở ÐàLạt, lớn lên ở Sài Gòn.
Ðịnh cư tại Pháp từ năm 1978.
Khởi sự viết từ năm 1991.
Cộng tác với các báo Văn, Văn Học, thế kỷ 21, Chủ Ðề

Tác phẩm đã xuất bản:
Phòng 111 ( Tập Truyện, VĂN 2000 )


Phượng Các
#2 Posted : Monday, December 6, 2004 5:07:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
tập sống


đặng mai lan




Nghe ra có vẻ lạ lùng và sáo quá nếu nói rằng chị vừa trò chuyện với chiếc ghế. Nhưng đúng là như vậy. Nhà vắng lặng. Những đứa con của chị đã đến trường sau khi hôn mẹ và chúc bình an. Khi chị đứng lên kéo hai chiếc valise đặt sát ngoài lối đi, phía cửa ra vào. Và thói quen trước khi rời khỏi nha,?chị thường ngó quanh quất thì chị bỗng nhận ra nó, cái ghế. Cảm giác thật là kỳ lạ. Một niềm quyến luyến mơ hồ, nhưng oà vỡ trong lòng chị nỗi rung động rất dịu dàng. Cái ghế cũ. Mặt nệm đã có vài góc sướt. Chị nhìn chăm chú cái ghế và chợt nhớ ra lúc này chị chỉ ngồi với nó mà không ngồi một chỗ ngồi khác, một chiếc ghế nào khác trong nhà. Sự gắn bó của chị và nó có phải chỉ là sự vô tình rồi thành thói quen? Cái ghế thấp, vừa tầm. Ôm gọn lấy chị khít khao ấm áp, nhất là khi chị mệt mỏi, cong người, thu cả hai chân trong lòng nệm. Cũng có thể vị trí của cái ghế cho chị nhìn thấy rõ ràng tấm hình phóng lớn của một người đàn ông được đặt ngay ngắn trên mặt tủ ở giữa phòng. Thực sự kể từ ngày ấy, chị chỉ tìm được cảm giác yên ổn mỗi khi đi đâu đó trở về nhà, gieo mình xuống ghế.



Như bóng với hình. Phải rồi, có khi là nước mắt, khi là nụ cười. Chị đã ngồi đó âm thầm, tâm tình cùng chiếc ghế ấy biết bao nhiêu chuyện buồn vui của chị.



Chị vừa kể cho chiếc ghế nghe về một con đường.



Đường ngoằn ngoèo. Rừng bạt ngàn. Dốc cao, đồi thấp.



Nhà cuối dốc, gần con suối nhỏ, nhánh tẻ của một giòng sông. Mùa nắng, nước sông không đầy lắm, nước trong vắt đến có thể nhìn thấy đáy. Nhưng qua đến mùa đông thì suối cạn khô như một hố sâu dùng để chứa những lá mục, cành khô trút xuống từ rừng. Nếu không có những bức màn voan mỏng trắng phau ở các khung cửa sổ và những thân củi tươi, được sắp đặt đều hàng ngay ngắn bên hông nhà, thoảng thơm mùi nhựa cây toả ra từ những vết cưa còn rất mới, thì ngôi nhà tường vôi tối xám, rào cổng hoen rỉ xiêu vẹo ấy chẳng khác một căn nhà bỏ hoang. Nơi chị và anh vẫn dừng xe lại nghỉ ngơi mỗi khi có dịp đi ngang qua khoảng đường này.



Trong khi chị đi loanh quanh dọc theo bờ suối nhìn ngắm vu vơ thì anh thường ra phía sau ngôi nhà, quan sát những con gà đang thơ thẩn bới nhặt tìm mồi trong đám cỏ dại ven rừng. Anh theo dõi đàn gà một cách thích thú. Trò chơi thuở nhỏ của anh là nuôi gà đá. Anh bảo đó là giống gà tre, bên này hiếm thấy. Chị không biết gì hết về những con gà, cũng không buồn để ý những gì anh giải thích. Chị thích ngồi trên tảng đá dưới chân cầu nhìn dòng nước xoáy, cuốn theo rong rêu lá mục. Nơi cuối nguồn, phía đáy cạn cùng, có chỗ đầy bùn lầy, nhưng có chỗ đọng lại những đụn cát trắng phau. Thật là vui mắt khi những tia nắng mặt trời mùa hè chiếu xuống làn nước trong vắt, trong, đến có thể thấy được những con cá nhỏ bơi lượn giữa chùm mầu sắc lấp lánh hắt ra từ những mảnh vỡ thủy tinh trồi lên giữa làn cát mịn. Cũng có lúc anh ngồi với chị, hút thuốc hay uống chút cà phê anh thường mang theo để uống dọc đường mỗi khi đi xa. Anh chẳng hề chú ý những thứ vui mắt của chị. Anh thấy những thứ khác, to lớn hơn. Như tấm kiếng chiếu hậu, cây quạt nước, hay cái bóng đèn vỡ của một chiếc xe kém may mắn nào đó. Anh ngắm những vết trầy móp của cây cầu, những vệt sơn loang và anh đo lường thẩm định diễn biến một tai nạn. Khoảng đường ngay chiếc cầu này là nơi xảy ra rất nhiều tai nạn, nhất là vào mùa đông, đường đóng băng trơn ướt. Không biết đã có bao nhiêu chiếc xe lăn mình xuống cái vực cạn ấy?







Vậy là chị sẽ xa cái ghế trong vòng ba tuần lễ. Tất cả đã sẵn sàng cho một chuyến đi. Chốc nữa, chị sẽ đến nơi mướn xe để nhận xe. Sẽ một mình trên lộ trình dài cả hai trăm cây số. Trả xe tại phi trường. Lại một mình khệ nệ đẩy valise đến chỗ cân hành lý và một mình ngồi vất vưởng đâu đó đợi chờ giờ lên máy bay. Tính tất cả khoảng thời gian đi, đến, và chờ đợi thì mười tám giờ nữa chị sẽ có mặt ở Sài Gòn.



Một chuyến đi không như những chuyến đi khác.



"Lúc này má không được khoẻ. Má mong chị về lắm. Giá như chị về được mùa hè này nhỉ?"



"Mẹ về thăm bà ngoại đi. Tụi con lớn rồi đâu có gì phải lo. Rồi mẹ cũng phải đi đây đi đó chứ!"



"Gặp lại người thân yêu trong lúc này là một điều bổ ích. Bà nên đi xa một chuyến cho khuây khoả tinh thần. Bà cần có một tinh thần mạnh mẽ để lo cho những đứa con của bà."



Em gái chị bên nhà gửi thư qua. Con gái chị khuyến khích. Ngay cả người thư ký tốt bụng trong sở chồng chị, người đang giúp chị làm mọi thủ tục giấy tờ cần thiết cho hoàn cảnh mới cũng đã khuyên nhủ chị như thế. Chị đi. Dù bây giờ chưa phải mùa hè. Sự quyết định đột ngột, chóng vánh. Không một cân nhắc so đo.



Những ai sẽ đón chị ở phi trường? Chuyến này chắc là đông đủ không thiếu một người nào. Mọi người thân của chị đang chờ đợi chia xẻ với chị bằng tất cả tình thương theo một cách nào đó. Từa tựa nhau. Nhưng mẹ chị thì sẽ khác. Chị nghĩ vậy, vì chỉ có bà là người có thể chia với chị toàn vẹn nhất những gì chị đang trải qua. Má hiểu con. Đó là câu nói ngắn, gọn bà đã nói với chị. Người đàn bà goá bụa năm bà vừa qua khỏi tuổi ba mươi.



Đời sống luôn luôn ở phía trước. Cuộc sống vẫn đang tiếp tục. Chị đã nghe bao vỗ về an ủi bằng những câu nói đại loại như thế. Độ này đi đâu chị chỉ mong ngóng về nhà. Ngôi nhà là nơi trú ẩn bình yên, vì trong tâm chị luôn có một cảm giác bất ổn khi một mình, ở phía ngoài. Bây giờ. Đường dài, rừng mênh mông, cây cầu, con vực cạn, ngôi nhà cạnh suối. Đó là những điều sẽ đối đầu trong chốc lát. Thế mà chị còn chưa tưởng được mình sẽ ra sao? Kể chi đến cái phía trước mù mịt kia.



Đi, chị đang lao thẳng về cái phía trước đó. Chẳng vì một mãnh lực nào cả. Chị lao đi bằng nỗi bất lực của chính mình. Chỉ một điều duy nhất chị hiểu rằng tự phút giây này chị đang bắt đầu tập sống.







Có khác gì một đứa bé. Một đứa học trò bé bỏng trong ngày tựu trường đang mân mê cuốn vở tinh khôi, thơm lừng mùi giấy. Hoặc đứa bé ấy đang lúng túng trước một bài luận tả chân. Đứa bé đang tưởng tượng, đang tập trung tâm trí về một sự vật mà nó chỉ nghe qua chưa hề nhìn thấy.



Cuốn sách mua vội vã chiều hôm qua dưới phố. Chị ngồi tư lự trước trang giấy mở ra.



... Tôi là đứa bé. Tôi là người thiếu phụ trung niên. Tôi là ai mà lòng đầy háo hức? Phải gọi nó là gì đây. Niềm vui, hạnh phúc, sự thanh bình. Nó là một cái gì đó, đẹp lắm.



Chị đang làm lại một việc đã làm cách đây hơn hai mươi năm. Ý muốn này bất chợt dấy lên vào buổi sáng của hai ngày trước. Buổi sáng bình thường như mọi buổi sáng. Có tiếng đàn của cô bé từ nhà bên cạnh trỗi lên đánh thức chị dậy. Tiếng đàn hôm nay chừng như khác đi. Thánh thót và mượt mà hơn. Cô bé đang tập một bài nhạc mới. Chị vào bếp chuẩn bị cho mình một tách cà phê, vài lát bánh khô phết bơ và một trang sách. Sáng hôm đó hình như chị không đọc sách. Chị không nhớ rõ lắm là mình đã suy nghĩ gì? Nhưng chắc chắn không phải là những suy tư vặt vãnh bình thường.



... Tôi bốn mươi hai tuổi. Có việc làm vững chắc. Có những đứa con khôn lớn mà tương lai có thể nói là đầy hứa hẹn. Cũng kể thêm là tôi có một mái nhà. Ra đi hay trở về lúc nào cũng được. Trang trí bày biện thế nào là quyền của tôi. Tôi là một người mẹ độc thân, một người đàn bà tự do, tự chủ..



Tôi nhớ đến những người bạn xa gần của tôi. Họ vẫn nói rằng tôi hãy còn trẻ. Chắc tôi đã không thể yên thân với những người đàn ông đang vây quanh tôi. Và tôi cũng không thể phòng không chiếc bóng mãi. Những câu nói, những xuýt xoa ngầm gửi trong đó cả những dấu hỏi. Có người tốt bụng đang manh tâm tìm cho tôi một đấng trượng phu.



Bốn mươi hai tuổi còn trẻ không? Và tại sao lại phải có một người đàn ông? Đời sống mình như thế này không tốt đẹp lắm sao?



Tự nhìn ngắm bóng dáng mình với cuộc sống đang diễn ra, chị ngẫm nghĩ... A, hoá ra lâu rồi mình vẫn sống mà chẳng suy nghĩ gì cả. Ý nghĩ làm chị mỉm cười và theo sau nụ cười là một nỗi rạo rực kỳ lạ. Niềm kiêu hãnh, cảm giác đầy tự tin, hạnh phúc. Không phải phút giây nào người ta cũng dễ dàng nhận ra nó. Nhưng vì đâu mà chị lại tìm thấy thứ hạnh phúc rừng rực đến thế? Mùa xuân đang về. Tiếng chim ríu rít nhảy nhót ngoài kia. Nắng chảy một giòng như tơ nõn. Không phải đâu. Cái gì đang hừng hực trong tâm chị kìa. Cái gì mà tìm mãi, vì đâu, chị vẫn chưa xác định được rõ ràng?



Và tại sao lại phải có một người đàn ông?



Chị xé đi trang giấy vì cảm thấy hổ thẹn khi đọc lại những giòng chữ vừa viết ra... Rồi một khuôn mặt hiện lên, rỡ ràng và rõ nét hơn bao giờ. Như từ lâu nó chỉ thấp thoáng đâu đó. Như một phác hoạ, và người họa sĩ vừa chấm vào một nét cuối cùng trên đôi mắt, cái thần đã được nắm bắt để hình thành một chân dung trọn vẹn. Đó là người đàn ông, người tình, một cuộc tình như không hề có thật của chị. Bởi vì anh không thể hiện hữu, anh đứng ngoài thứ đời sống đang phô diễn trước mắt mọi người, ngoài những quy luật được áp đặt chặt chẽ. Mà để làm gì sự phô diễn ấy, chị có cần gì khác, ngoài anh.







Có nhiều lý do để chị lăn vào đời anh. Dĩ nhiên những lý do hay là sự biện hộ chỉ đến sau các sự cố. Và đó chỉ là một cách nói. Cả đời, có khi đến chết người ta cũng chưa hiểu được tại sao mình đã thế. Trong tình yêu, người đàn ông nào cũng tham lam. Nhưng đừng kể đến họ, hãy nói về chị. Có lúc chị tự hỏi chị có yêu anh thật không? Có phải chị yêu đời sống riêng của chị hơn là chị yêu anh, chị muốn giữ nguyên vẹn những gì chị đang có, chị không muốn nó khác đi. Tại sao sự khát khao chiếm hữu, hay bản chất ích kỷ của một người đàn bà khi yêu dường như không có trong chị? Chị đã chẳng đòi hỏi một quyền lợi hay một quyền lực nào nơi anh. Anh là đàn ông, người đàn ông như tấm gương soi để chị nhìn ra mình là đàn bà. Anh đánh thức cái bản năng của một con người, niềm khao khát giới tính tiềm ẩn trong thân xác người đàn bà ăn ngủ, đi đứng, nói cười với bổn phận của đời sống hằng ngày kia. Anh đánh động một sự sống mãnh liệt khác, khuất lấp trong chị. Những lần sống thật hiếm hoi như những lần anh đến rồi đi. Nhưng chị đã sống, được sống tận cùng. Và với chị, như thế là đủ.



Anh đó, phải rồi. Mọi ngày, tất cả đều trôi qua bình thường thôi. Có chăng lòng chị bất ngờ bùng lên một nỗi nhớ. Chị nhớ anh. Nỗi nhớ bồng bột, xoắn xuýt dẫn dắt chị về lại nơi đó, đứng nhìn lên một khung cửa, chợt cảm thấy run rẩy, rồi cơ thể bỗng bừng bừng như đang chìm sâu trong một cơn sốt.



......



Anh yêu dấu,

Anh đang làm gì, ở một nơi nào? làm sao anh tưởng được? Và em nữa, ngay cả bây giờ, em cũng không tưởng được ra em. Lạ lùng thay, em đang ngồi viết nhật ký, việc em đã từng làm khi xưa, khi còn là một thiếu nữ thanh tân, biết yêu lần đầu. Nhưng giữa một thiếu nữ ngày xưa và một phụ nữ bây giờ. Từ ngây thơ đến già dặn là hai chân dung cá biệt, rồi cũng chỉ là một thôi. Em đây, một người nữ mà nỗi khao khát yêu đương chưa bị hủy diệt với thời gian.



Rất nhiều lần anh hỏi, có bao giờ em nhớ anh không? Em hiểu cái nghĩa nhớ nhung mà anh muốn nói, nên chưa bao giờ câu hỏi được trả lời chính xác. Bởi vì em vẫn ngượng ngùng khi bày tỏ tình cảm của mình. Mà nhớ là gì? Có phải là khi ta nghĩ tới nhau? Vậy thì em đâu cần phải nói vì ngày nào em lại chẳng nghĩ tới anh.



Phải không anh? Chỉ có anh thôi. Chỉ có anh mới có thể làm khác em đi. Nên không thể nào em không nói với anh về một cái khác đang quấn quít vồ vập em, về những cảm giác đi qua trong em, chiều qua, một mình quay về chốn cũ. Em đã đứng đó ngây ngất ngó lên một khung cửa, một vuông màn phủ kín, tự hỏi bên trong ấy, thế giới ngày nào của chúng ta bây giờ đang là của ai? Cảm giác như chưa bao giờ có hay cũng đã từng mà em luôn ngổ ngáo, nghiêm nhặt với chính mình, nên chẳng bao giờ thừa nhận chúng trong em. Cảm giác mà em không biết diễn tả như thế nào. Rõ ràng là nhớ đấy thôi, sự nhớ nhung của hai liền lạc tách rời. Một này đang tìm kiếm một kia. Sự hao hụt, trống rỗng của mất mát, sự tràn ứa ngùn ngụt của một khao khát kiếm tìm lẫn lộn, chợt ùa tới, và như tước đoạt hết mọi sức sống trong em. Anh biết không, em chợt thấy mình lạnh lẽo trong một phút giây và cháy bỏng lạ lùng cũng trong một phút giây.



Đời sống thế nào thì vẫn còn có những điều tốt đẹp, những niềm vui, hạnh phúc của nó. Hãy sống và giữ lấy. Em nhớ anh đã từng nói như thế với em.



Hãy tưởng tượng ra em...



Em đứng đó, một nơi đã từng cùng anh..



Em, mù say cảm giác, giữa một lũ quá khứ điên cuồng phá phách.



Em, trở về, áp mặt trong tấm chăn chỉ có hương hơi da thịt của chính mình rồi bùi ngùi hối tiếc. Trong căn phòng này, sao chưa bao giờ cùng nhau chung chăn, chung gối?



Nên chẳng có một dấu vết nào của anh để lại trong cõi riêng em.



Và bây giờ là em đang ngồi viết cho anh.



Em như một thiếu nữ lãng mạn trong những xao xuyến khao khát rất đàn bà.



Em đó, một ngày chợt khác đi, như đã, vừa, được sinh ra từ một ngọn pháo, vỡ cháy trăm nghìn ngọn lửa rừng rực. Và trong trăm nghìn ngọn lửa ấy em đã nhận ra em, một tôi hạnh phúc. Thứ hạnh phúc đơn giản, thầm lặng của một con người thấy mình đang sống, yêu, đam mê và khát vọng. Em muốn nắm bắt ngọn lửa ấy, giữ lấy nó bằng cách của em. Những trang giấy của sáng hôm nay là một bắt đầu.



Anh yêu dấu! Em đang viết cho anh, em đang sống tận cùng, ngây ngất trong cơn cháy bỏng và khát khao biết dường nào những giòng mưa sinh lực từ anh.







Những buổi sáng đã qua đi. Sáng nay vẫn có tách cà phê thơm, vẫn những khoanh bánh phết bơ vàng óng. Nhưng không còn những nốt nhạc vụng về đáng yêu, thay vào đó là tiếng mưa đập vào cửa kiếng và tiếng nổ dòn tí tách từ những giọt nhựa thông bén lửa.



Chị ngồi ngắm những ngọn lửa. Ngọn lửa từ các thanh củi khô đang liếm láp nuốt dần từng trang giấy mỏng mà chị vừa đọc lại và ném vào lửa. Tất cả sẽ bị thiêu hủy. Và người đàn ông, người tình, cuộc tình như không hề có thật ấy rồi sẽ mất tăm không còn dấu vết trong chốc lát. Những giòng chữ viết lên trong một bất ngờ, từ cõi lòng háo hức tràn vỡ niềm yêu. Chị vẫn từng nghĩ đến một ngày, người đàn ông ấy sẽ cầm tập sách trong tay, sẽ đọc những trang chữ ấy trong lúc chị gối đầu trên cánh tay anh. Như anh vẫn thường đọc một chút gì đó, bằng cách thế, như thế, khi hai người bên nhau. Nhưng bây giờ thì chỉ có những ngọn lửa đọc được. Niềm đam mê như lửa bỏng đang trở về với lửa.



Tội nghiệp thay sự mù lòa của bản ngã, lòng kiêu hãnh ngây thơ khờ khạo. Những giòng chữ đẹp đẽ kia tất cả chỉ là sự sáng tạo tuyệt vời từ nỗi cô đơn phù thủy. Nỗi cô đơn, từ bao năm rồi chị đã sống cùng mà chị chỉ nhận ra nó trong một khoảnh khắc.



Khi chị vào phòng đứa con gái đi xa, cất những lá thư của con mà chị nhận được ngày hôm trước. Cũng chẳng vì những lá thư. Chị vẫn thường vào phòng từng đứa dù chẳng để làm gì. Hay cho có chuyện là cầm chiếc chổi lông phủi một chút bụi bặm mỏng manh mơ hồ nào đó bám trên các đồ vật. Căn phòng tươm tất sạch sẽ. Mùi thơm tho từ những chiếc lá mà con gái chị đã ủ chúng bằng xạ hương trong những chiếc lọ đã bay đi. Chị cầm chiếc lọ đưa lên mũi và không nhận ra được một thứ mùi nào nữa. Chỉ còn một thứ mùi phai nhạt.



"Phục sinh này con sẽ không về. Mẹ đừng đợi. Con đi Manchester. Con chưa biết thành phố ấy."



"Mẹ à, ông chủ con đã đề nghị sẽ nhận con làm việc thực thụ khi con ra trường, nhưng con đang nộp đơn cho một hãng mỹ phẩm ở Nhật. Con không muốn ở đây. Con muốn sống một thời gian ở một đất nước khác, nói một thứ tiếng khác."



"Mẹ ơi, đại học ở Toulouse đã chấp thuận đơn ghi danh của con rồi. Bây giờ chỉ lo việc mướn phòng trọ nữa là xong."



Những tiếng ơi à ríu rít bên tai chị, rồi im lặng. Sự im lặng như ngừng thở.



Rồi sẽ là những im lặng triền miên. Sẽ không còn một tiếng động nào khác nữa vang lên, ngoài tiếng động của đôi chân chị đi ra, đi vào, trong căn nhà này. Ngay cả tiếng đàn vụng về của cô bé hàng xóm. Cô bé tập tành chơi đàn ngày nào đã lớn. Đã dời nhà đi từ lâu lắm. Những đứa con của chị cũng đã lớn khôn hơn. Chúng chưa lập gia đình nhưng như những con chim có những phương trời riêng. Chúng bay đi mà chị không thể nào cùng bay theo chúng.



Chị có thể sống một mình thanh thản trong sự im lặng, chờ đợi những đứa con xa trở về. Mỗi ngày vào phòng từng đứa, mân mê rờ mó từng thứ đồ vật của chúng như một người điên trầm lặng? Chị sống nổi không với sự chờ đợi một quay lại bất ngờ không định trước của người đàn ông. Những xum vầy hiếm hoi, ngắn ngủi? Chờ đợi và chờ đợi suốt một đời dài.



Chị hiểu cái gọi là độc lập tự chủ đầy kiêu hãnh của mình chỉ là một tuyên xưng hợm hĩnh. Chị luôn vin vào điều này, víu vào điều kia. Những đứa con ngoan và người đàn ông với thứ hạnh phúc thầm lặng là những mạch nước ngầm. Mạch nước nuôi dưỡng con tim chị đừng khô héo, tràn chảy trong chị một giòng nghị lực đủ để cho chị vững vàng làm một người mẹ tốt, bình yên thanh thản để đắm say một mối tình không hứa hẹn



Thời gian đi về phía trước. Chị lao theo bằng nỗi háo hức mà chẳng hề nhìn rõ, ước lượng cái đích tới của nó như thế nào. Người đàn ông ấy có một đời riêng. Những đứa con của chị rồi sẽ có một đời riêng. Chị trắng tay không còn gì để nắm bắt.

Chị đứng dựa vào cánh tủ. Cảm giác cả thân người như gẫy gập, ngã xuống.



Cuối cùng thì chị cũng lê bước ra được phòng ngoài. Như đời sống có những quyền lực vô hình nào đó khiến người ta không thể chông chênh mãi hoặc ngã chết một cách dễ dàng. Chị lại ngồi trên chiếc ghế cũ, nay đã sờn thêm một vài chỗ mới. Người và vật. Vai ghế, vai người. Trong vô thức, tay chị vuốt ve tay ghế, thầm thì.. Rồi mình phải tập sống thêm một lần nữa thôi.



Ðặng Mai Lan
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Đặng Mai Lan on 7/29/2013(UTC)
Phượng Các
#3 Posted : Friday, December 24, 2004 2:24:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



phòng 111
đặng mai lan

Ba con số thẳng đứng, nhìn như những chấn song lạnh lẽo im lìm của một khung cửa không bao giờ mở. Những lằn gach đỏ song song trên một bảng chỉ dẫn lưu thông, báo động một đon đường rất nguy hiểm, vì sẽ có những đoàn tàu sắt bất ngờ đi qua.. Hoặc như những cái cọc nhọn của một hầm chông, đang chờ những bàn chân bất cẩn dẫm lên. Tất cả gợi lên trong trí của Hảo một tổng hợp gồm những bất ổn đe doạ khi nhìn thấy. Ba con số một, phòng một trăm mười một. Cánh cửa đã mở. Hảo đã nhanh nhẹn bước vào, như sợ chậm chân thì phải đi qua từng thứ bất trắc hỗn mang ấy.
Ạnh ta nói Hảo thông minh, Hảo sẽ khổ chứ không hanh phúc vì ưu tính này. Hảo nghĩ, sợ còn tệ hơn thế nữa. Cô biết cô là một người đàn bà nhiều tưởng tượng. Mơ mộng hơn, bi thảm hơn và cả khổ nhục hơn những sự kiện xảy đến cho mình. Những điều ấy chẳng quŸ tổ sự thông minh sao?
"Em có ân hận không? Tai sao em yêu tôi?"
Tiếng nói cất lên như để phŸ tan sự im lặng tinh tuyền trong một căn phòng khŸch sn có hng, mà mọi tiếng động bên ngoài không thể nào len lỏi vào được. Còn có bao nhiêu điều thú vị hơn để nói với nhau. Hảo không nghĩ là ông ta có thể đặt ra một câu hỏi như thế. Người đàn ông bước vào đời Hảo giữa lúc Hảo đang thất tình, chán đời. Nhưng ông không phải là cŸi phao mà cô nhìn thấy trong cơn tuyệt vọng, chìm chết. Ạng ta đã vai mang một gŸnh gồng thê tử. Hảo thì chŸn ghét quŸ đời sống mình đang có. Cô muốn sống khŸc hơn. Vả li, ông ta có vẻ l và khŸc quŸ so với những người đàn ông Hảo gặp. Ạng không dùng những câu nói bóng bẩy, nặng màu triết lý văn chương để tŸn tỉnh cô. Mà ông ta cũng chẳng tŸn cô bao giờ. Ngôn ngữ của ông giản dị, ngắn gọn, không tầm thường và lắm lúc rất tŸo bo sỗ sàng.
"Tôi muốn đi uống cà phê với em, nhưng em nhớ là chỉ có một ly cà phê cho hai chúng ta thôi...Tôi muốn được tan trong em và em phải tan biến trong tôi."
Ạng ta dŸm nói những lời như thế dù chưa cầm được bàn tay của Hảo. Lúc đầu, Hảo thấy thật khó chịu. Câu nói bóng gió lả lơi và cũng có vẻ phàm tục quŸ. Nếu nó được thốt ra từ một gã đàn ông nào khŸc, thì chắc Hảo đã đon tuyệt không kèn không trống. Nhưng nó li cất lên từ một người được tiếng là có tư cŸch, trí thức, bặt thiệp... ‡iều này đã làm Hảo suy nghĩ khŸc đi. Kiểu như những trang sức trên người của một kẻ giầu có thì nhất định phải là đồ thật và quý giŸ. Hoặc cụ thể hơn, người văn chương chữ nghĩa bao giờ lời nói của họ cũng phong phú hàm xúc. Ạng ta chẳng đang ở trong giới cầm bút là gì! ‡ương nhiên Hảo không thể suy luận, biện giải một cŸch ngờ nghệch như thế. Hảo thấy câu nói ấy có một sự thŸch thức. Sự thŸch thức không hẳn để đt tới mục đích mà có chút gì khôi hài, trêu cợt. Sai hay đúng? Hảo không cần biết. Hảo dẹp hết những tự Ÿi, cô nghĩ là mình phải cần lì lợm hơn một chút. Và bây giờ thì cô đã quen với cŸi lối nói chuyện mà cô cho là nghịch ngợm, rất thành thật, rất người của ông ta. Cả hai trò chuyện với nhau mỗi ngày bằng điện thoi. Hảo luôn luôn cười khi nghe ông nói và sau đó là một dọc những suy nghĩ đi sau. Hảo thích sự vui vẻ và sâu sắc của ông. Cô bị cuốn hút vào đó. Và Hảo nhận thấy lâu rồi mình thật trẻ con, Cô chỉ vẽ vời đời sống bằng những mơ mộng hão. Cô hay nao lòng, rung động vì những điều phù phiếm đâu đâu..
Câu hỏi thành thật và tầm thường. Phải chăng sự thành thật nào cũng trần trụi tầm thường. Hảo biết, trong quŸ khứ, ông ta có một đời sống tình Ÿi khŸ sôi nổi. Ạng đã từng hỏi người đàn bà nào như thế chưa hay chỉ riêng một mình Hảo? Hay cŸch gì với ông ta Hảo cũng chỉ là một con bé lãng mn, trẻ người non d..? Và ông đang bứt rứt băn khoăn vì những cho đi tận cùng của Hảo. Hảo không cảm động vì ý nghĩ này. Hảo tự nguyện bước vào đây. Nếu có ân hận là nơi ông ta chứ không phải Hảo. Bởi vì chưa bao giờ ông ta yêu Hảo cả. Hảo có cảm giŸc như thế nhưng cô không buồn. Hảo nghĩ đó là một điều bình thường. Những người đàn bà có liên hệ tình cảm với ông ta đều là những người đàn bà đẹp, tăm tiếng. So với họ, Hảo tầm thường quŸ. Hảo chỉ có tuổi trẻ, và sự tinh tế mẫn cảm. Dù người đàn ông đã nói với cô rằng, đối với ông ta nhục cảm thân xŸc là điều thứ hai. Phải có điều thứ nhất mới bước sang được điều thứ hai. Hảo tin chuyện đó nhưng Hảo vẫn nghĩ là ông ta chỉ thích mình, chứ không yêu.
‡ịa vị, danh tiếng của người đàn ông là những điều mà người đàn bà nào cũng mơ ước có được nơi người bn đời hay người yêu của họ, gọi là nở mày nở mặt với người chung quanh. Ạng ta có đủ cả hai điều kiện. Một người Việt Nam có được một chỗ ngồi bề thế trong cơ cấu tổ chức xã hội của người bản xứ, đã là một điều đŸng được hãnh diện. Nhưng chức vị Adjoint Maire của ông chưa đủ. CŸi chân biên tập viên cho một tuần bŸo PhŸp nổi tiếng, mới chính là Ÿnh sŸng làm thành thứ hào quang quyến rũ, chiếu sŸng đời sống ông ta. Hảo không hiểu chính cô có bị chinh phục, bị choŸ mắt vì thứ Ÿnh sŸng lấp lŸnh đó hay không?
Hảo quen ông ta mấy thŸng trước, trong một buổi đi hội thường niên về triển lãm văn hoŸ của cŸc hội đoàn, được tổ chức trong tĩnh. Hội văn hoŸ Việt Nam cũng được mời tham dự, và Hảo được nhờ đến gian hàng triển lãm trong vai trò tiếp tân. Cô phải mặc Ÿo dài và nếu cần thì giải thích những thắc mắc, tìm hiểu về những phẩm vật nghệ thuật được trưng bày ở đó. Ạng ta có mặt bên cnh vị thị trưởng cùng phŸi đoàn đi diện thị xã đến thăm viếng từng gian hàng. Dù đã học thuộc những bài bản.. ‡i khŸi như cây đàn ấy tên gì? Những hình ảnh chm trổ trên bức tranh kia có ý nghĩa như thế nào?.. Nhưng không hiểu sao Hảo li bối rối quŸ trước một đŸm đông, toàn đàn ông trong phŸi đoàn tham dự. Cô lúng túng như một cô học trò không thuộc bài. Hảo nhớ ông ta đã nhìn cô với nụ cười che chở. ‡ừng lo cô nhỏ, tôi sẽ giúp cô! Và ông ta đã thay Hảo giải thích tất cả những điều thắc mắc của ông thị trưởng. Cô khâm phục trí tuệ, kiến thức hiểu biết sâu rộng của ông ta, và có lẽ đó mới chính là động lực thúc đẩy Hảo lăn mình, trôi tuột vào đời sống của người đàn ông này dễ dàng, nhanh chóng. Có một lần Hảo nói: Nên xét đoŸn tư cŸch tấm lòng của những người đàn ông qua cŸch ứng xử của họ với bn bè của họ, chứ không phải với đàn bà. Hảo không màng đến những gì người đàn ông đã mang đến cho Hảo. Ạng ta đưa Hảo đến những nơi sang trọng, thanh lịch. ‡iều đó cũng không làm Hảo sung sướng hãnh diện. Mà nghĩ như thế thôi chứ với Hảo, tình yêu có hay không? Thật sự cô cũng chưa hiểu rõ lòng mình. Chưa bao giờ Hảo ca cẩm rằng: Thiếu anh lòng em thấy qunh hiu! Dù cô đã bước vào căn phòng này.
Phải kể thêm rằng ông ta là một người được ngợi khen rất nhiều vì sự thành công trong đời sống công việc. Vì những đức tính tốt trong cŸch cư xử, tương giao. Và cũng lắm điều thị phi về đời sống tình cảm. Khi nhắc đến tên ông ta mọi điều ấy hiện ra rõ ràng như mở cŸnh cửa của một lớp học sẽ thấy phấn trắng, bảng đen, bàn ghế gọn gàng ngay ngắn và luôn cả những bụi bậm không thể không có. Nhưng với Hảo, ông ta là một điều bí mật, sự bí mật mà Hảo đang nắm giữ. Bí mật như thế nào? Hảo không giải thích được. Dường như Hảo đã nắm bắt một chân dung khŸc sau cŸi bóng dŸng ấy. Một cŸi gì trŸi ngược. Một sự buông thả bất cần. Khôi hài nghịch ngợm và lãng mn nồng nàn .. ẩn sau lớp vỏ cương nghị, mực thước. Nó luôn luôn cho Hảo những cảm giŸc thích thú khi nghĩ đến. Ạng ta có nhiều mối tình, vậy mà Hảo làm như thể không ai biết được bí mật ấy ngoài cô. Nó là của riêng cô. Hảo nâng niu nỗi riêng tư bí ẩn đầy quyến rũ đó. Dĩ nhiên cô giấu kín bưng mọi liên hệ với ông ta. Có trời biết Hảo và ông ta đang ở đây. Hảo biết mình đang phiên lưu một cŸch di dột. Hảo thấy đôi chân mình như dài ra, Hảo thấy mình như mọc cŸnh. Và Hảo nhận ra mình cũng đã già đi từ lúc dấn thân với người đàn ông này.
Hảo tìm bàn tay của người đàn ông. Cô bóp chặt từng ngón tay của ông ta trong lòng bàn tay mình. Như sự níu kéo, bŸm víu của một đứa trẻ cần một chở che. Cô nói một cŸch chơn chất, hiền lành. CŸch nào thì cô cũng không thể lớn hơn, già dặn hơn cô tưởng.
"Em chỉ hối tiếc đã không còn toàn vẹn để cho anh. Em đã không được gặp anh sớm hơn. Còn ti sao em yêu anh? Có phải anh đang kinh ngc nhận thấy rằng sao em li yêu anh quŸ, trong khi anh không hề yêu em?.. Phải thế không?"
"Em luôn luôn thích đặt những suy nghĩ của mình vào miệng của người khŸc."
Người đàn ông nói và xoay khuôn mặt của Hảo sŸt gần khuôn mặt ông ta.
"Je t'aime! "
Hảo dị ứng mấy chữ anh yêu em hoặc em yêu anh. Nó có vẻ kịch làm sao. Nhưng Hảo chịu cŸi lối tỏ tình bằng ngoi ngữ này. Nghe dễ chịu hơn dù có hơi bày đặt, dỏm dŸng. ‡ây là lần đầu tiên Hảo nghe ông ta nói. Hảo không mảy may xúc động. Dường như có một giòng mŸu lnh chảy qua trŸi tim hâm hấp nóng, qua con người tràn đầy nữ tính của Hảo. Hảo tưởng như mình là một đứa trẻ vừa được cho một cŸi kẹo ngọt sau khi đã làm xong một việc tốt. Tuy nhiên cô không thể chịu nổi hấp lực mãnh liệt từ đôi mắt, đôi môi của người đàn ông. ‡ôi mắt của ông rõ ràng không được đẹp, cŸi đẹp được nhìn nhận theo một mỹ quan chính xŸc. ‡ôi mắt chỉ thu hút đối tượng bởi sự tinh anh, sắc bén và có cŸi đuôi dài chảy xuống như một vết nhăn. Với đàn bà, vết nhăn này sẽ là một nỗi buồn héo úa. Nhưng nơi người đàn ông đó là một sự quyến rũ. Nó nói lên một cŸi gì đã chín, đã đt. ‡ôi mắt luôn luôn nhìn Hảo cười cợt. Vành môi đẹp đều, đa tình. Và vành môi ấy đang cúi xuống trên khuôn mặt Hảo...
Chỉ là một cúi xuống dịu dàng. Vậy mà như chiếu chăn ấm Ÿp, mơn man ấp ủ nỗi cô đơn thao thiết trong lòng Hảo. Hảo rợn ngợp chìm đắm trong thứ cảm giŸc được vỗ về, nâng niu. Không hẳn là sự rung cảm gần gũi giữa hai miền thịt da mà là thứ cảm giŸc tủi buồn, tự lâu rồi mất dấu. Và trong niềm xót xa phủ dụ ấy, có một sức mnh mơ hồ đã đẩy Hảo vùng lên. Một ngọn đuốc nào nung nóng trong cô, đã bùng chŸy rực rỡ trong bóng đêm kỳ diệu bất ngờ vừa đổ xuống. Cô choàng tay ôm xiết vòng lưng người đàn ông. Hảo trở thành một người khŸc mất rồi. Một kẻ bơ vơ vừa tìm ra nơi nương nŸu cuối đường.. Phăng phăng bước tới với lòng khŸt khao chiếm hữu.
Và dù có trở thành một người nào thì cŸi tâm tính của một cô Hảo đầy sắc mắc nghi hoặc vẫn cứ lừng lững ở đó. Hảo tự hỏi: Hình như tôi chỉ thực sự là một người đàn bà khi ở trong vòng tay của người đàn ông này? Tôi chưa bao giờ cùng tận, với ai. Phải chăng đó cũng là một khuôn mặt của tình yêu, không yêu thì không như thế được. ‡ó, mới chính là vấn đề trăn trở đời sống con người, nó làm đảo lộn mọi giŸ trị. Và những thảm kịch của đời sống có lẽ đều nằm trong thứ quyền lực mơ hồ tưởng là tầm thường ấy? Tôi không tin điều đó nhưng những điều tôi hằng tin thì đã sai lc cả rồi ... Je t'aime! Sao tôi li không hỏi vì sao ông ấy yêu mình. Vì tôi đã đŸnh động những nhục cảm kỳ bí trong ông. Tôi và ông ta cuối cùng chỉ là sự kết hợp giữa hai thân xŸc có cùng những mch mầm rung cảm. Nếu như thế thì thứ tình yêu này tội nghiệp quŸ, tôi chẳng bao giờ muốn thế! ...
‡ôi mắt Hảo trống vắng, vô hồn trên khuôn mặt xanh xao, rịn ướt, như tắm đẫm một lớp sương. Người đàn ông nghiêng người, ôm sŸt cô vào lòng. Ạng chỉ nhìn thấy một khuôn mặt chìm đắm mệt mỏi của một tràn ứa, nhưng ông không thấy được nỗi đau đớn ẩn nấp sau sự sung mãn đó.
CŸi lnh làm Hảo choàng tỉnh nhưng cô không thể rời khỏi giấc ngủ. Hảo buồn ngủ quŸ. Hai mắt cô vẫn nhắm nhưng bàn tay thì đang tìm chéo mền để kéo lên. Không phải tấm mền mà li là một tấm drap mỏng. Thảo nào mình lnh. Mà ti sao mình li như thế? Hảo cảm thấy ngượng ngùng khi nhận ra mình không có lấy một manh vải trên người. Người đàn ông đang loay hoay làm cŸi gì đó ở cuối phòng. Căn phòng vẫn chìm trong tranh tối tranh sŸng của Ÿnh đèn hắt ra từ nhà tắm. Hảo muốn nhìn chiếc đồng hồ đêm xem đã mấy giờ? Nhưng chịu, Hảo không nhớ cŸi đồng hồ ở góc nào. Hảo lnh và buồn ngủ. Cô rên rỉ xuýt xoa:
"Anh tắt mŸy lnh hộ em, em lnh quŸ!"
Người đàn ông tiến đến bên cô. Ạng kéo tấm drap xuống đến tận đầu gối Hảo. Ạng cúi xuống ngắm nhìn thân thể cô. Nhắm mắt, nhưng Hảo vẫn tưởng ra đôi mắt rất tình của ông ta.
"‡ừng anh, em thèm ngủ, để em ngủ." Hảo nói trong cơn ngŸp dài mệt mỏi.
Người đàn ông bỏ đi ra ngoài, sau khi đã kéo li tấm drap đắp lên người cho Hảo. Có nhiều tiếng động ngoài hành lang. Có nhiều bước chân đi qua đi li. Hảo nghe cả tiếng lŸch cŸch của những thứ đồ vật kim khí va chm vào nhau. Thần trí mơ màng, Hảo nghĩ có lẽ là những nhân viên khŸch sn đang dọn điểm tâm cho khŸch trọ khi cô nhướng mắt nhìn thấy một người đàn bà, đang ôm trong hai tay một cŸi khay nhôm và đang nói gì đó với người đàn ông.
Một lúc sau, người đàn ông quay trở vào với cô, nhưng cŸnh cửa phòng thì ông ta vẫn để mở toang hoŸc. Hảo li phải kêu lên:
"‡óng cửa li hộ em, ồn quŸ, em buồn ngủ. Ti sao chúng ta li bị đŸnh thức sớm như thế này? Trời chưa sŸng mà!"
Hảo cứ lập đi lập li hai chữ buồn ngủ, nhưng xem chừng cô có vẻ tỉnh tŸo hơn trước. Người đàn ông li đến gần cô, Hảo tưởng ông sẽ ghé nằm bên cnh mình. Bây giờ thì Hảo thèm được nằm thu người ấm Ÿp trong hai cŸnh tay của ông, trong cŸi lnh mơn man da thịt, nhưng ông ta chỉ đứng ngắm nghía khuôn mặt Hảo. Ạng cười và tŸt nhẹ vào đôi mŸ của cô.
"Dậy thôi chứ, trễ rồi. Em cao một thước bao nhiêu hở cô nhỏ? Em nhỏ nhắn, trẻ trung và xinh xắn quŸ."
Ạng nói và kéo tấm drap giường xuống. Tấm drap như một trò chơi ma mãnh, kéo lên rồi kéo xuống trong bàn tay đầy xảo thuật của người đàn ông. Hảo chợt rùng mình. Một nỗi gì đó rờn rợn tràn vỡ trên thân thể cô. Ti sao ông ta cứ mãi ngắm nghía mình một cŸch kỳ cục? Chưa bao giờ Hảo thấy người đàn ông có thŸi độ kỳ l đến thế. Những suy diễn buồn rầu sau cuộc Ÿi ân li trở về dằn vặt Hảo. Ạng ta có bao giờ yêu mình đâu. Tất cả chỉ là nhục dục, thân xŸc. Mình đang bị lm dụng đến tận cùng. Hảo thấy đau thắt ruột. Hảo vừa nhìn ra khuôn mặt của ông ta, một khuôn mặt râu ria lởm chởm. Người đàn ông trí tuệ, đầy cŸ tính của Hảo đang hiện hình là một lão già tràn đầy dục tính, trân trŸo. ‡ôi mắt linh hot hay cười cợt với Hảo giờ là mắt một con cŸo ranh mãnh đang vờn cợt một chú cừu non. Hảo co rúm người sợ hãi. Cô nhắm mắt, cô không muốn nhìn thấy bất cứ điều gì trong căn phòng ghê tởm này nữa. Cô cảm thấy nhục nhã và đau đớn. Như có một cŸi gì nhớp nhŸp tanh tưởi chy dọc theo thân thể và một cơn đau âm ỉ dấy lên... Cơn đau có thật, cơn đau đang ập tới. Chưa bao giờ Hảo đau như thế. Cả thân người Hảo như muốn gẫy gập li. Cổ họng cô khô rŸo, cô thèm uống một hớp nước.
"Tôi đau! Tôi khŸt nước, làm ơn cho tôi một ly nước. Hảo không thể không dằn được tiếng kêu than."
Người đàn ông vẫn sống sượng rờ rẩm, xoa bóp phần da bụng của cô. Hết rồi, Hảo nhắm mắt. Cõi riêng nào của Hảo đã như lòng vực thẳm tối tăm, nhớp nhơ dục vọng. Hảo mơ hồ nghe như có những tiếng la hét rên rỉ của sự đau đớn khoŸi lc nào đó, vẳng ra từ phòng kế bên. Những con người nào đó đang rất là người. Và ông ta nữa, cŸi chất người hay chất quỷ trong hình hài vóc dŸng kia? Hảo thấy lợm giọng, buồn nôn. Cô thèm được ho, nhưng cơn ho không thể thoŸt ra khỏi lồng ngực. Mỗi bận muốn ho, bụng cô đau thắt. Hảo cảm thấy hụt hơi, Hảo nghĩ đó là những hơi thở cuối cùng. Cô thấy thân thể mình nhẹ hẫng. Như được nhấc bổng lên cao, rồi li nhận chìm xuống thấp. L lùng hơn là giữa những cảm giŸc trồi hụt, lơ lững ấy, mơ hồ một nỗi hân hoan luyến Ÿi nào làm cô xao xuyến... Nhưng không phải đâu, cô đang trôi bay qua những đường hầm tối tăm vắng lặng, mà thần chết đang chờ ở cuối đường kia. Hảo tin mình sẽ chết.
Vị bŸc sĩ có hàm râu quai nón cùng với người nữ y tŸ bước vào phòng. Ạng chào Hảo bằng một nụ cười tươi, có chút gì ranh mãnh.
"Chào bà, tôi thành thật chia buồn cùng bà và xin lỗi về những hành động khiếm nhã của tôi. Tôi đã không để yên cho bà ngủ, tôi không cho bà được một ly nước dù bà đã nài nỉ van xin. Tôi chọc ghẹo bà, tôi còn tŸt tai bà nữa. Tôi thực là một người tai quŸi, Ÿc độc. Nhưng bắt buộc phải làm như thế thôi. Bà yếu quŸ, đŸnh thức bà ra khỏi cơn mê thật là gai góc."
Hảo đảo mắt xung quanh căn phòng, Hảo biết mình đang ở trong một bệnh viện. Hảo đã nhớ ra mọi chuyện, nhưng cô không nghĩ nó nghiêm trọng đến nỗi mình phải nằm bệnh viện.
"‡iều gì đã xảy đến cho tôi?" Hảo hỏi.
"Bà chỉ bị kích ngất vì một cú sốc quŸ mnh trong một tai nn xe hơi, nhưng sự rủi ro lớn lao nhất là bà đã không đủ sức để giữ đuợc cŸi thai. Bà bị trụy thai và mất khŸ nhiều mŸu."
Người y tŸ ôm tập hồ sơ trên tay đang đứng cnh đấy từ tốn giải thích cho Hảo rõ nguồn cơn. Trụy thai! Hảo không tin tai mình vừa nghe qua thứ chữ nghĩa thật là khủng khiếp rùng rợn đó. Vị bŸc sĩ như hiểu được sự bối rối ngơ ngŸc của cô. Ạng ta nói:
"Có lẽ bà không chú ý về chu kỳ kinh nguyệt của mình nên bà không biết là bà đã có mang. CŸi thai đã được khoảng gần năm tuần lễ."
Bây giờ thì Hảo mới thực sự hiểu vì sao tự lúc đầu người bŸc sĩ đã ngỏ lời chia buồn với cô. Hảo nhớ tới chu kỳ của mình. Hảo không ngờ mình li hư hao, tệ hi đến thế. Cô đã quên bẵng đi, một điều cần phải nhớ.
"Xong rồi, tất cả đều tốt đẹp. Bây giờ bà có thể uống một ly nước và ngủ một giấc đầy .. Nếu như bà còn buồn ngủ. Và yên tâm là bà đang ở trên tầng lầu thứ 10 chứ không phải dưới phòng sanh. Sẽ chẳng có một sản phụ nào la hét quấy rầy bà như đêm hôm qua nữa đâu."

Vị bŸc sĩ để li thêm một nụ cười khŸc, khi rời khỏi phòng. Người y tŸ giao trả li cho Hảo những giấy tờ và cŸi sắc tay của cô. Bà cười kể với Hảo về những lời nghe li từ những nhân viên cấp cứu. Gã con trai đã đụng Hảo muốn làm một cascadeur với cŸi bằng lŸi mới toanh, còn thơm mùi mực. Xe của Hảo đã được đưa về garage. Tốt nhất là Hảo phải liên lc gấp với người nhà để lo mọi thủ tục với hãng bảo hiểm. Vì Hảo còn lưu li nhà thương ít nhất phải ba ngày nữa.
Hảo nghe một cŸch lơ đãng. Hảo cảm tưởng như mình vẫn chưa rời khỏi cơn mơ. Những cơn mơ quŸi dị. Biết đâu trong chốc lŸt, ông bŸc sĩ kia sẽ trở li và cả bà y tŸ này. Họ sẽ biến thành những ai khŸc nữa đây? Và Hảo li sửng người kinh ngc, khi bà y tŸ chỉ cho cô cŸi điện thoi có những con số dŸn trên mặt kiếng. Bà ta nói:
"Bà có thể xử dụng mŸy này để gọi ra ngoài. Chỉ cần bấm số không đầu tiên để qua tổng đài của bệnh viện. Nhưng ở ngoài gọi vào sẽ gọi được trực tiếp. BŸo với thân nhân của bà là bà đang ở Unité 10, phòng 111 nhé."

Phòng một trăm mười một. Cuộc phiên lưu của Hảo. Hảo đã tưởng tượng ra nhiều điều nguy hiểm. Hảo vừa trải qua một tai nn, kể như Hảo đã băng qua khúc đường bŸo nguy với những lằn gch đỏ trong trí tưởng tượng khi bước vào. Nhưng vẫn có một tai nn bất ngờ khŸc mà không bao giờ Hảo nghĩ đến.
Cả hơn hai tuần, Hảo cố tình không liên lc với người đàn ông. Tự dưng Hảo thấy sợ hãi ông ta và chán ghét chính mình. Cach gì thì một cô Hảo lý tưởng, mơ mộng cũng không thể mau chóng thay tim, đổi óc để biến thành một người đàn bà dấn thân, yêu cuồng sống vội, bất cần đời. Hảo thất vọng, đau xót. Những gì cô vừa sống qua mà cô cho là thực, là người, nó còn tệ hi hơn những điều cô đã mỉa mai rằng hão huyền phù phiếm. Hảo rơi vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. Mỗi ngày, trong cô có hai cô Hảo trò chuyện với nhau. Cô Hảo này tra vấn, hach hỏi cô Hảo kia. Cô Hảo kia thấy mình như bị cô Hảo này phản bội, lừa dối ... Cũng không thấy ông ta tìm kiếm Hảo. Liên hệ giữa Hảo và ông ta không phải là một mối tình mà là một cuộc chơi sòng phẳng, với sự tiếp tay của định mệnh như một trọng tài. Cuộc chơi được kết thúc rõ ràng, không có gì dây dưa níu kéo để hẹn li kỳ sau.
Trước khi ra khỏi bệnh viện, Hảo bước vào chào vị bŸc sĩ lúc cô đi ngang qua phòng làm việc của ông. Hảo nhớ li cơn hôn mê tội nghiệp của mình. Những hân hoan lẫn thất vọng, tủi hổ nào mơ hồ không rõ rệt, cứ triền miên Ÿm ảnh Hảo sau ngày Hảo bước vào căn phòng ấy. Những giấc ngủ tràn đầy hình ảnh lấm lem kỳ cục của cô và người đàn ông. Ạng ta tầm thường tồi tệ. Còn Hảo thì dơ dáng bẩn thỉu. Nguyên nhân nào đã khiến Hảo có những giấc mơ buồn thảm xấu xa như thế? Hảo luôn luôn hoảng hốt khi bừng tỉnh.

Hảo ngồi xuống chiếc băng đŸ ở trm xe bus để đợi chuyến xe. Cô không biết chuyến xe này sẽ đi về đâu, sẽ đổ ở bến nào? Cuộc phiên lưu đã chấm dứt. ‡ôi cŸnh bay của Hảo đã gẫy lìa, rời rụng. Chỉ còn đôi chân chùng mỏi đang trở về đời. Nhưng Hảo biết chắc chắn mình không thể dừng lại, hoặc quay về một nơi chốn mà cô đã từ đó hăm hở ra đi.

Phượng Các
#4 Posted : Friday, December 24, 2004 2:31:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

đi xa với đặng mai lan:
viết cũng là một cŸch sống
trịnh Ÿnh nguyệt

Phòng 111 là tập truyện ngắn đầu tiên của ‡ặng Mai Lan, mặc dù tŸc giả cầm bút đã lâu. ‡ây là một tập hợp 13 truyện ngắn, đã và chưa đăng bŸo của một nhà văn nữ, xuất hiện từ cả 10 năm nay trên cŸc tp chí văn học hải ngoi. Trong dòng văn chương của nữ giới Việt Nam ở nước ngoài, ‡ặng Mai Lan được nhắc tới như một cây viết trữ tình, thơ mộng. Trong hàng ba bốn mươi truyện ngắn của ‡ặng Mai Lan đã viết từ trước đến nay, bàng bc một không khí của mộng mơ, của một cuộc sống không tranh chấp. Lối viết của ‡ặng Mai Lan nhẹ nhàng, ngay cả khi diễn tả những nỗi dằn xé đớn đau của một mối tình ngang trŸi hay chia xa. Nhưng nói như thế không có nghĩa đấy là một cây bút hời hợt. Nỗi đau của những nhân vật trong truyện của ‡ặng Mai Lan mang một vị đắng chầm chậm thấm vào lòng người đọc và ở li rất lâu.
Trong lời tựa của tập truyện này, Nguyễn Xuân Hoàng đã viết:
"Thơ mộng lãng mn và đẹp là những đặc tính làm nên tŸc phẩm ‡ặng Mai Lan. Nhưng như ta đã biết, cuộc sống thực tế còn có bề trŸi của nó là sự tàn bo và nhẫn tâm, phản bội và tội lỗi, cŸi xấu xa và sự nhục nhã... Không có cŸi đẹp nào không mang theo sự chua xót. Không có tình yêu nào không mang dấu ấn của sự chia ly. Chiến tranh và hoà bình. ‡ỏ và đen. „m và dương. Bóng tối và Ÿnh sŸng. Tất cả những nghịch lý hai mặt đó làm nên cuộc sống của chúng ta. Tôi nghĩ là ‡ặng Mai Lan biết thừa điều này. Chẳng qua cô viết như một cŸch ẩn mình vào một thế giới khŸc, một thế giới ảo."
Khi trả lời phỏng vấn của ban Việt Ngữ RFI, ‡ặng Mai Lan cũng nhìn nhận mình là người hay mơ mộng. Viết lŸch với ‡ặng Mai Lan là cŸch sống, cuộc sống trong mơ của mình. Cho dù nhân vật trong truyện ở danh xưng ngôi thứ nhất hay thứ ba. Phải chăng chính vì mộng mơ nhiều nên viết đã lâu mà cho đến hôm nay ‡ặng Mai Lan mới xuất bản sŸch. Câu hỏi này chúng tôi đã tự đặt ra và giải thích lấy. Riêng tŸc giả tập truyện ngắn Phòng 111 này giải thích như sau:
"Thưa chị, câu trả lời vắn tắt và đầy đủ có lẽ phải nói rằng tôi hơi thiếu tự tin và biếng nhŸc. Sinh hot văn chương của tôi li rất âm thầm. Trong văn giới, tôi không giao thiệp quen biết nhiều ngay cả những vị chủ bút. Tôi viết bài gửi cho họ và họ gửi bŸo biếu li tôi. Chỉ có vậy thôi giữa chúng tôi, không thư từ qua li gì cả. Nên muốn in cuốn sŸch thì phải liên lc với một nhà xuất bản nào đó.. Mà tôi thì rất ngi chuyện này. Hơn nữa tôi không tin lắm là có nhiều người đọc tôi. Thế thì in làm gìŸ? Và cuốn sŸch có mặt hôm nay là một quyết định bất ngờ. Bởi vì trong chuyến đi Hoa Kỳ vừa qua, tôi gặp được vài nhà văn, những vị chủ bút mà tôi hiện đang cộng tŸc. Nghe họ khuyến khích thì tôi làm, chứ thật tình nếu không có chuyến đi đó tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện in sŸch."
CŸi nghề nghiệp chính của Mai Lan không phải là nghề có liên quan tới chuyện viết lŸch. Vậy chứ Mai lan viết vì động lực gì?
"Viết vì động lực nào có lẽ cũng trả lời với chị giản dị thôi. Tôi là người mê đọc sŸch, khi đọc được một cŸi truyện nào hay thì tôi cứ đọc đi đọc li. Ngay từ lúc còn nhỏ tôi đã mơ ước được trở thành một nhà văn. Tôi viết để diễn đt sự suy nghĩ, những rung động buồn vui của mình trong đời sống.. Chứ không có gì cao cả đâu."
Ti sao Mai Lan li chọn nhan đề của cuốn sŸch là Phòng 111, tức là tựa đề của một truyện ngắn trong tập truyện này mà không là một tựa nào khŸc?
"Câu hỏi của chị cũng đã có nhiều người hỏi đến, và ML xin thưa với chị là: Hình như tŸc giả nào cũng vậy. Khi chọn tựa thường hay lấy tên của một truyện ưng ý của mình để làm tựa cho tŸc phẩm. Thực sự Phòng 111 không phải là một bài tâm đắc của tôi. Những nhân vật nam trong truyện của tôi thường họ đẹp đẽ, lý tưởng. Nhưng đẹp một cŸch mờ nht. Có người đã phê bình như thế. Nên khi sŸng to Phòng 111, tôi muốn đưa ra một mẫu đàn ông nổi bật hơn. Nghĩa là phải xấu hơn, phải khŸc hơn.. Tôi chưa ưng ý vì nhận thấy mình còn lưỡng lự giữa xấu và đẹp. Và khi chọn tên để đặt tựa cho tập truyện, tôi muốn tìm một cŸi tên nào đó, để nói lên nội dung của cuốn sŸch. Nhưng một người bn của tôi đã cho ý kiến là nên lấy Phòng 111 vì truyện đặc biệt có một thứ không khí vừa hiện thực, vừa huyền ảo. Tôi bằng lòng vì đó cũng là một truyện mới mà tôi chưa hề đăng bŸo."
Phòng 111 không phải là truyện tâm đắc của Mai Lan, thế thì trong tập truyện này, truyện nào Mai Lan thích nhất?
"Truyện tôi thích nhất trong tập truyện này là truyện 'Trong Suơng Mù', một truyện viết đã lâu. Và truyện gần gần đây là truyện 'Phía Ngoài Hnh phúc.'
Phía Ngoài Hnh Phúc là câu chuyện mà bản thân tôi cũng rất thích. Có thể nói là thích nhất trong tập Phòng 111. Truyện đó hư cấu hoàn toàn hay Mai Lan dựa trên một câu chuyện nào đó có thật? Mai Lan khi viết truyện này là nhằm nói tới điều gì?
Tình cảm giữa ông nhc sĩ già và nhân vật xưng tôi.. Hư cấu là hư cấu phần đó. Nhưng những chi tiết và những nhân vật được nói trong truyện, họ có thực ngoài đời. Họ là những người bn của tôi. Khi viết truyện này, tôi muốn đưa cŸi văn minh của tin học, thông tin điện toŸn, internet lồng vào tiểu thuyết. Một chuyện tình trong thời đi của chúng ta bây giờ."
Người ta không cần phải chờ đợi lâu. Chỉ cần vài ba phút viết một cŸi thư và bấm gửi đi phải không?
"Vâng! ‡úng vậy! Có thể nói là tôi muốn cho không khí của truyện nó mới mẻ hơn, nó hợp thời hơn."
Văn học hải ngoi hiện nay xuất hiện rất là nhiều cây bút nữ, Mai Lan nghĩ coi ti sao li có hiện tượng phụ nữ cầm bút nhiều như vậy ở hải ngoi?
"Theo tôi thì sự kiện có thể được gọi là hiện tượng, đó là sự xuất hiện như trăm hoa đua nở của những nhà văn nữ như Phan Thị Trọng Tuyến, Trần Diệu Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Thanh Bình v..v.. ‡ó là những người nữ có tài. TŸc phẩm họ đưa ra được đón nhận nồng nhiệt. Còn riêng tôi, truyện ngắn đầu tiên tôi viết ti nơi này vào năm 1991, nghĩa là tôi viết sau họ nhiều năm.
Có những quan niệm cho rằng văn chương nữ giới hải ngoi mnh mẽ vì sống trên một đất nước văn minh, người phụ nữ Việt Nam đã thoŸt ra khỏi những định kiến cổ hũ. Họ tự do phŸt biểu những gì họ muốn. Tôi li không hề nghĩ đến điều đó. ‡ương nhiên là hoàn cảnh xã hội, môi trường sống rất là quan trọng. Nhưng năng khiếu văn chương quan trọng hơn hết. Phải có thì mới được.
Và tôi nghĩ có lẽ chúng ta không nên phân biệt nhà văn Nam hay nhà văn Nữ. Chỉ có văn chương hay hoặc không hay vậy thôi.
Còn nếu như tôi cũng được hâm mộ, gọi là tôi cũng có một chỗ đứng trong hiện tượng này, thì tôi có thể nói riêng về tôi chút xíu.. Hay có thể là chung chung cho lớp tuổi của chúng tôi. Lớp tuổi vừa trưởng thành, đầy hoài bão đã bị đẩy ra khỏi quê hương. Chúng tôi viết vì khao khŸt tiếng mẹ đẻ của mình. Bởi vì viết cũng là một cŸch sống. Ngoài sự bày tỏ tâm cảm, viết là sống với những gì mà thực tế mình không có được."

Trịnh Ÿnh Nguyệt

Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.