Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Nguồn gốc trái đất, mặt trăng...
viethoaiphuong
#1 Posted : Monday, June 6, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mặt trăng và trái đất có thể cùng chung nguồn gốc


Trái đất và mặt trăng (DR)

Đức Tâm - rfi - Thứ ba 07 Tháng Sáu 2011
Trong lòng mặt trăng có rất nhiều nước giống như trái đất và đó là bằng chứng cho thấy hai hành tinh này có thể cùng chung nguồn gốc. Trên đây là nhận định của các chuyên gia địa chất thuộc trường đại học Case Western Reserve University, Ohio, Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí khoa học Mỹ Science, ngày 26/05 vừa qua.

Khi phân tích các mẫu đất do các nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ tàu Apollo 17 mang về trái đất, sau chuyến thám hiểm mặt trăng cuối cùng vào tháng 12 năm 1972, các chuyên gia Mỹ đã tìm thấy những phân tử nước và một số chất dễ bay hơi khác ở bên trong nham thạch núi lửa (magma).

Giáo sư James Van Orman, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, giải thích, cách nay hàng tỷ năm, các núi lửa trên mặt trăng hoạt động và phun ra nham thạch có chứa các chất nằm sâu trong lòng hành tinh này. Các mẫu nham thạch núi lửa là thước đo tốt nhất để đánh giá được khối lượng nước ở trong lòng mặt trăng.

Về mặt phương pháp, để đánh giá lượng nước trong lòng trái đất, giới chuyên gia phân tích các nham thạch được phun ra từ núi lửa nằm trên dãy núi ngầm đại dương. Theo các nhà khoa học Mỹ, thì nham thạch núi lửa mặt trăng gần tương tự như nham thạch núi lửa dãy núi ngầm đại dương, chúng tích tụ nước và các chất fluor, chlore, soufre (lưu huỳnh). Hơn nữa, lượng nước ở trong lòng mặt trăng nhiều gấp 100 lần so với những dự đoán trước đây của giới khoa học.

Ông Erik Hauri, phụ trách nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, « nước đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định hoạt động kiến tạo bề mặt các hành tinh, những nơi đá bị nóng chảy nằm sâu trong lòng trái đất, vị trí và loại phun trào nham thạch núi lửa ».

Khám phá mới này củng cố giả thuyết trái đất và mặt trăng có cùng nguồn gốc, nhưng đồng thời, nó cũng buộc các nhà khoa học phải xem xét lại tiến trình hình thành mặt trăng.

Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn cho rằng dường có một thiên thể khổng lồ va đập mạnh vào trái đất, làm văng ra một khối lượng rất lớn mảnh vỡ và bụi trên quỹ đạo ; các mảnh vỡ và bụi này tích tụ, kết dính với nhau tạo thành mặt trăng. Thế nhưng, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, phần bên trong mặt trăng và trái đất rất giống nhau.

Công trình này còn làm lung lay một giả thuyết khác, liên quan đến nguồn gốc của lớp nước bị đóng băng nằm sâu trong các miệng núi lửa ở gần hai cực của mặt trăng mà các nhà du hành vũ trụ Mỹ đã phát hiện ra trong các đợt thám hiểm. Trưóc đây, các chuyên gia nghĩ rằng có thể đó là nước do các thiên thể và sao chổi mang tới khi chúng va đập vào mặt trăng.

Theo nghiên cứu vừa được công bố, thì có thể lớp băng này được hình thành từ nguồn nước có trong lòng mặt trăng bị phun trào ra ngoài khi núi lửa hoạt động
viethoaiphuong
#2 Posted : Friday, September 28, 2012 5:53:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Curiosity gửi ảnh màu đầu tiên có độ phân giải cao từ Sao Hỏa


Mặt đất Sao Hỏa – photo màu đầu tiên có độ phân giải cao được Curiosity gửi về Trái Đất, màu sắc đã được sửa đổi bởi NASA, AP / SIPA

Trong bức ảnh trên, quang cảnh vùng núi Sharp, nơi được coi là mục tiêu chính của Curiosity, vì phỏng đoán đây là vùng đất sét – một bằng chứng trong quá khứ về sự hiện diện của nước trong thành phần khoáng chất của nó. Mỏm đất ở trung tâm của bức ảnh được áng chừng 100 mét độ cao, theo NASA. Bức ảnh được làm thay đổi màu sắc cho giống với "mặt đất", để thuận tiện hơn cho việc phân tích về vùng đất nơi đây.

VHP cập nhật - Tin tức báo điện tử Pháp - 28.08.2012

viethoaiphuong
#3 Posted : Friday, September 28, 2012 5:54:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Có chứng cớ rõ ràng Sao Hỏa từng có nước



Bức ảnh chụp các viên đá được xe thăm dò Curiosity gửi về từ Sao Hỏa

VOA - 27.09.2012
Các nhà khoa học Hoa Kỳ nói những hình ảnh được xe thăm dò Curiosity trên Sao Hỏa gởi về cho thấy chứng cớ rõ ràng là nước -- thiết yếu cho đời sống — có một thời đã chảy trên hành tinh này.

Những bức hình của khu vực đáp xuống của Curiosity trên một hố Sao Hỏa cho thấy những viên đá cuội và đá nhỏ bị xô vào tảng đá.

Các nhà khoa học nói những hòn đá nhỏ này nhẵn và tròn, một dấu hiệu là chúng bị nước chảy đưa đi—có thể là một dòng sông sâu đến thắt lưng đầy những vi sinh vật.

Các nhà khoa học nói khu vực này trên Sao Hỏa vào một lúc nào đó có thể ở được.

Xe thăm dò Curiosity đáp xuống Sao Hỏa vào tháng trước với sứ mạng thăm dò bề mặt của hành tinh đỏ trong hai năm.
viethoaiphuong
#4 Posted : Wednesday, December 12, 2012 11:27:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phi thuyền Cassini thấy sông giống sông Nile trên vệ tinh Sao Thổ



Một phần hình ảnh về dòng sông. (NASA)


VOA - 12.12.2012
Phi thuyền thăm dò không gian Cassini bay trên quỹ đạo Sao Thổ từ năm 2004 đã gởi về những hình ảnh mới nhiều chi tiết cho thấy trên mặt trăng Titan của Sao Thổ có một thung lũng có dòng sông giống như sông Nile.

Dòng sông này dài hơn 400 kilomet từ đầu nguồn và chảy vào một biển rộng.

Theo Cơ Quan Không Gian Châu Âu ESA, đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn nhìn thấy hình ảnh một hệ thống sông rộng như vậy và có độ phân giải cao như vậy tại bên ngoài Trái Đất.

Các nhà khoa học tin là dòng sông trên vệ tinh Titan có chứa chất lỏng bởi vì nó có màu sậm trên hình ảnh radar có độ phân giải cao trong suốt chiều dài của nó, cho thấy một bề mặt hoàn toàn bằng phẳng.

Dòng sông này quanh co uốn khúc tại nhiều điểm, nhưng Jani Radebaugh, một đoàn viên trong toán radar của Cassini tại Trường Đại Học BrighhamYoung ở Hoa Kỳ tin là độ thẳng của lòng sông này gợi ý rằng nó đi theo ít nhất một đường phay lớn, giống như nhiều dòng sông lớn khác nhìn thấy chảy vào cùng một biển Titan.
viethoaiphuong
#5 Posted : Wednesday, April 3, 2013 1:55:39 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

NASA muốn ‘bắt sống’ một tiếu hành tinh để 'dẫn độ’ về quỹ đạo mặt trăng


photo: Viện Nghiên cứu Không gian Keck

HTMT dịch báo điện tử Pháp – 3.4.3013 / Khoa Học / Yahoo FR
NASA muốn tìm 100 triệu đôla tài trợ cho một dự án để ‘bắt sống’ một tiểu hành tinh trong không gian và gần trái đất để có thể nghiên cứu về nó được cụ thể hơn.

Đó là những năm mà NASA muốn nghiên cứu cụ thể hơn các tiểu hành tinh. Mục tiêu: Để biết chính xác các nguyên tố cấu thành tiếu hành tinh, để biết hơn về hệ mặt trời của chúng ta, ngoài ra còn xem xét tốt hơn các nguy cơ tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái Đất một ngày nào đó. Để làm điều này, Cơ quan Hoa Kỳ đã đề xuất việc đưa người đến gần một tiểu hành tinh nào đó, nhưng dự án hoàn toàn khác không được tiết lộ. Trước mắt, để cho con người có thế đến gần hơn với các tiểu hành tinh, họ nghĩ tốt hơn là đem nó đến gần hơn với chúng ta!

Cụ thể, cần xem xét làm cách nào để ‘bắt sống’ một tiểu hành tinh và ‘dắt về’ trong quỹ đạo mặt trăng. Một dự án đã được đề xuất hồi năm ngoái bởi các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California, nhưng chi phí trước đây ước tính 2,6 tỉ đôla. Điều này là quá xa xôi, nhất là trong tình cảnh ngân quỹ đang bị giảm. Trong thực tế, hiện nay, chương trình sẽ được chú trọng "hơn" với tài trợ 100 triệu đôla, nằm trong dự toán ngân sách năm 2014. Ý tưởng được trình bày bởi Viện Nghiên cứu Không gian Keck (KISS) California đã thu hút sự chú ý của NASA, và họ bắt đầu tìm kiếm các khoản tài trợ.

"Ý tưởng về khai thác tài nguyên thiên nhiên của các tiểu hành tinh đã được đề cập tới từ cách đây một trăm năm, nhưng chỉ tới bây giờ công nghệ mới là có sẵn để biến ý tưởng này thành hiện thực", một chú giải được đăng trên trang mạng Aviation Week. Về phần mình, KISS tin rằng việc đến gần một tiểu hành tinh khoảng 500 tấn sẽ cung cấp cho các phi hành gia một cái nhìn "đặc biệt, có ý nghĩa và đầy đủ". "Đặt được một tiểu hành tinh vào trong quỹ đạo mặt trăng sẽ giúp con ngưởi có khả năng thám hiểm vũ trụ với bước tiến mới chưa từng thấy kể từ Apollo. Đây sẽ là thử nghiệm đầu tiên của nhân loại để thay đổi bầu trời và cho phép con người cư trú trong không gian".

Một túi lớn để ‘bắt’ và 'dẫn độ' tiểu hành tinh

Nhưng đáng ngạc nhiên nhất là phương pháp được các nhà khoa học đưa ra để ‘bắt’ vật thể. Theo dự án chi tiết: một ‘máy’ dò sóng được gửi vào không gian bằng tên lửa Atlas V. Sau khi vào quỹ đạo, ‘máy’ này sẽ sử dụng lực hấp dẫn của mặt trăng để tự đưa vào không gian liên hành tinh và ‘lượm’ một tiểu hành tinh đã được lựa chọn cẩn thận. Một cuộc hành trình có thể kéo dài nhiều năm. Sau đó, một lần tại chỗ, nó sẽ mở một cái ‘túi’ khổng lồ để bọc tiểu hành tinh.

Tấm lưới sẽ được sử dụng để làm ngưng trục xoay của vật thể và bằng các những dây cáp rất chắc sẽ ngăn không cho tiểu hành tinh thoát ra ngoài.

Một tiểu hành tinh để nghiên cứu kỹ lưỡng trong quỹ đạo mặt trăng

‘Máy’ chính kích thước khoảng 10 mét dài và 15 mét đường kính và có thể ‘bắt’ một vật thể hình trụ đường kính 6 mét và 12 mét chiều dài. Từ đó, tiểu hành tinh sẽ được đưa tới quỹ đạo mặt trăng trước khi được thả ra. Sau đó, các nhà khoa học có thể tiến hành các công việc nghiên cứu về tiểu hành tinh được dễ dàng hơn.

Theo KISS, một vật thể có đường kính bảy mét và trọng lượng 500 tấn có thể chứa đến 100 tấn nước, 100 tấn carbon, 90 tấn kim loại và 200 tấn silicat.

Theo họ, việc ‘bắt’ các vật thế cũng là bước đầu để tiến tới việc các tàu phi hành có thể hạ cánh trên một hành tinh xa xôi trong hai mươi năm tới.



viethoaiphuong
#6 Posted : Thursday, April 11, 2013 12:21:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ngân sách NASA bao gồm chi phí bắt dẫn thiên thạch
Wednesday, April 10, 2013 3:57:12 PM

WASHINGTON (FoxNews) - NASA hôm Thứ Tư loan báo dự án ngân sách $17.7 tỷ cho năm 2014 bao gồm việc tiếp tục những dự án thám hiểm không gian và khởi đầu chương trình bắt một thiên thạch đưa vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng để các phi hành gia có thể khảo sát tại chỗ từ năm 2025.


Một trong những thiên thạch sẽ có thể được bắt dẫn về quỹ đạo quanh Mặt Trăng.
(Hình: NASA)

Như vậy ngân sách NASA 2014 chỉ kém năm 2012 khoảng $50 triệu, nhưng được phục hồi những khoản cắt giảm tự động, và tăng thêm khoảng $1 tỷ so với chi tiêu đã nhận được năm 2013 là $16.6 tỷ.

Chương trình bắt thiên thạch được dành $105 triệu trong năm 2014 và dự trù cho tới khi hoàn thành năm 2025 sẽ chi tiêu hết $2.6 tỷ. Mục tiêu là một thiên thạch có kích thước 23 feet nặng 500 tấn đang di chuyển trong quỹ đạo quanh Mặt Trời. Năm 2025 khi đã được dẫn vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng, các phi hành gia bằng phi thuyền Orion sẽ có thể đến nghiên cứu tại chỗ cấu tạo của nó và lấy hàng trăm pounds đá xưa 4.5 tỷ năm đem về Trái Đất.

Vật chất quý nhất để tìm ở thiên thạch là nước. Hiện nay muốn đưa một pound nước từ Trái Đất lên quỹ đạo tốn $10,000, vậy tại sao không tìm cách lấy trong không gian, đó là chủ trương mà các khoa học gia đặt ra. Nước trên thiên thạch nặng 500 tấn này tính ra trị giá khoảng $1 tỷ, nếu phải đưa từ mặt đất lên, chưa kể còn có thể có những kim loại giá trị khác sẽ lấy được ở đây. Các chuyến bay vào không gian tương lai sẽ nhờ nước từ thiên thạch để có oxygen và hydrogen làm nhiên liệu tiếp tế cho hỏa tiễn.

Có vô số thiên thạch trong quỹ đạo quanh Mặt Trời nhưng kiếm ra không phải là chuyện dễ, hầu hết đều nhỏ và tối, khó nhận thấy từ mặt đất. NASA sẽ phải có những viễn kính đặc biệt để tìm ra những thiên thạch có giá trị.

Mặt khác, thiên thạch luôn luôn là mối đe dọa tiềm tàng cho Trái Đất. Thiên thạch rơi xuống Chelyabinsk ở Nga hồi tháng 2 là một minh chứng về hiểm họa ấy. Vì vậy, ngoài việc tìm kiếm để nghiên cứu hay khai thác các thiên thạch, NASA hy vọng có thể kiểm soát và ngăn chặn những thiên thạch nguy hiểm một ngày nào đó đụng vào Trái Đất. (HC)/NV

viethoaiphuong
#7 Posted : Saturday, June 29, 2013 2:08:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Voyager 1 đã tới gần ranh giới vô cùng


Voyager 1 và 2 tàu thám hiểm hiện nay ở biên giới của không gian thái dương hệ, vùng màu đen trong bức ảnh minh họa /NASA

HTMT - Cập nhật tin tức báo Pháp – 29.6.2013 / Yahoo FR
Voyager 1 được phóng đi vào năm 1977, hiện đang rời khỏi vùng thuộc hệ mặt trời ...

Gần tới vùng không gian được gọi là ‘vô cùng’. Voyager 1 vẫn sống sót sau khi bay từ sao Mộc đến sao Thổ, đã tránh được những rủi ro trong vành đai thiên thạch, vượt ra ngoài quỹ đạo Sao Diêm Vương từ lâu và tiếp tục cuộc hành trình vời tốc độ 60.000 km / h. Và sau 35 năm phục vụ miệt mài, Voyager 1 sẽ sớm trở thành vật thể do con người sáng chế du hành vào không gian ‘vô cùng’, NASA công bố trong một loạt các bài báo được phổ biến hôm thứ Sáu trên tạp chí khoa học.

NASA không biết chính xác khi nào sự kiện nầy sẽ xảy ra. Thật sự không có tấm bảng "chào đón đến với không gian vô cùng" đã có sẵn để chứng minh điều đó. Vì thế, nó vẫn có thể còn mất một vài tháng hoặc thậm chí nhiều hơn một chút nữa.


Biên giới vô cùng - Ảnh minh họa / Nasa
Cho tới lúc nầy, tàu thám hiểm Voyager 1 đã đi được 18 tỷ km từ trái đất của chúng ta, tức là 120 lần khoảng cách Trái Đất và Mặt Trời.


Đáng ngạc nhiên nhất là Voyager 1 và song sanh của mình là Voyager 2 - không chỉ tiếp tục hoạt động, nhưng vẫn giữ liên lạc với Trái đất. Kích thước chỉ bằng một chiếc xe nhỏ, có ăng-ten đường kính 4 mét và một đài phát sóng, cho phép gửi các tín hiệu về Trái đất. Phải mất khoảng 17 giờ để các tín hiệu về tới trái đất, so với Curiosity chỉ cần 14 phút để gửi từ sao Hỏa. Tuy nhiên máy ảnh của cặp song sanh Voyager đời năm 1990 cũng là tiết kiệm năng lượng.

Với pin plutonium, bộ cảm biến vẫn có thể cung cấp năng lượng cho các máy móc đến khoảng 2020-2025, trước khi chúng sẽ tắt hẳn. Sau đó, chúng vẫn sẽ tiếp tục con đường của mình, lang thang đơn lẻ trong không gian vô cùng. Điểm đến tiếp theo của chúng về đâu? Đó sẽ là vùng lân cận một ngôi sao thuộc chòm Đại Hùng, Gliese 445, tức là nó sẽ tới sát khoảng cách 1,7 năm ánh sáng. Vào khoảng 40.000 năm.

Và để đi đến vùng Proxima Centauri?

Proxima Centauri hiện đang là ngôi sao gần nhất với mặt trời, khoảng 4 năm ánh sáng (AL). Nếu Voyager 1 đi đúng hướng của mình, nó sẽ phải cần 70.000 năm để đạt được điểm đến của nó. Tại sao phải mất thời gian lâu hơn để đi đến các vùng lân cận của Gliese 445, nằm chỉ cách khoảng 4 lần xa hơn, để đến 17 AL? Đối với tất cả các ngôi sao trong dải Ngân hà quay quanh trung tâm thiên hà trên quỹ đạo phẳng hoàng đạo. Khoảng cách giữa mặt trời và ngôi sao láng giềng của nó đã thay đổi rất lớn (như giữa Trái đất và các hành tinh khác). Ngay bây giờ, và vào khoảng 40.000 năm tiếp theo, Gliese 445 tự tiếp cận với tốc độ cao, trong khi Proxima Centauri bắt đầu xa dần trong khoảng 20.000 năm tới.


viethoaiphuong
#8 Posted : Tuesday, July 2, 2013 5:01:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hình ảnh từ Galaxy Evolution Explorer của NASA cho thấy NGC 6744,
một trong những thiên hà giống Ngân Hà của chúng ta nhất trong vũ trụ.
VOA-01.7.2013

viethoaiphuong
#9 Posted : Friday, July 5, 2013 3:33:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hai mặt trăng mới của sao Diêm Vương được đặt tên là Kerberos và Styx


Sao Diêm Vương có 5 mặt trăng :
Charon, Nyx, Hydra, Kerberos và Styx


HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp – 03.7.2013 / Yahoo FR
Thứ ba, Hiệp hội Thiên văn quốc tế đã đưa ra phán quyết sau nhiều tháng bầu chọn và đề xuất. Hai mặt trăng mới của sao Diêm Vương, P4 và P5 bây giờ có tên chính thức: Kerberos và Styx.

Vào cuối tháng Hai, bắt đầu một cuộc thi mở rộng trên internet. Mục đích: tìm ra tên gọi phù hợp với hai mặt trăng mới của sao Diêm Vương, được phát hiện trong năm 2011 và 2012.

Cách thức đơn giản

Hoặc là bầu chọn hoặc là giới thiệu một tên gọi nào đó, miễn là phải đáp ứng hai tiêu chí. Thứ nhất, có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp hoặc La Mã và thứ nhỉ là có danh bạ trên thế giới mà ở dưới lòng đất.

Chỉ trong 15 ngày, hơn 450.000 phiếu đã được thu thập để chọn hai tên gọi là Vulcan và Cerberus. Tuy nhiên, đây chỉ là một bước sơ bộ, vì duy nhất Hiệp hội Thiên văn quốc tế mới có thể lựa chọn tên gọi cho các hành tinh mới được phát hiện trong không gian.

Câu hỏi đặt ra là: liệu UAI có sẽ theo những đề nghị ở trên Net? Hôm nay, sự hồi hộp đã kết thúc! Và các chuyên gia dường như có theo dõi kết quả cuộc thi, hoặc ít nhất là chút xíu. Thật vậy, mặt trăng P4 và P5 được đặt tên Kerberos và Styx. Tên gọi thứ nhất, hiển nhiên đề cập đến con chó nổi tiếng Cerberus ba đầu canh gác cửa địa ngục. Đây cũng là tên thứ hai được dân mạng bầu chọn. Styx là một trong những con sông của địa ngục, nhưng chỉ là lựa chọn thứ ba của các cử tri. Có lẽ, UAI đã loại tên Vulcan và các tên trong Star Trek, vốn đã được đề nghị trên Twitter bởi William Shatner, thuyền trưởng nổi tiếng Kirk trong phim truyền hình nhiều tập.

Vulcan ... đã được sử dụng!

Trong một tuyên bố chính thức, Viện SETI đã đưa ra cuộc thi cho biết: "UAI đã nghiêm túc xem xét tên này, và đó là vị thần núi lửa La Mã, tuy nhiên, vì tên gọi đã được sử dụng trong thiên văn học và vị thần La Mã nầy không có mối liên quan mật thiết với Sao Diêm Vương, vì thề đề nghị này đã bị từ chối". Không ngạc nhiên, quyết định đã làm thất vọng William Shatner được viết qua tweet "họ đã không chọn tên Vulcan, tôi rất buồn". "những người hâm mộ Star Trek không có dở. Thứ nhất, JJ [Abrams] làm nổ tung Vulcan và bây giờ SETI tìm thấy một kẽ hở để phủ nhận rằng hành tinh này sẽ quay trở lại", ông nói thêm. Tuy nhiên, nam diễn viên không thể bị thất vọng quá lâu. Theo trang Space.com, tên gọi Star Trek vẫn có thể được tìm thấy trên đường đi xung quanh Sao Diêm Vương. Thực tế, tàu thăm dò New Horizons được phóng đi hồi năm 2006 đang rất gần với các sao lùn, sẽ cho phép những quan sát kỹ lưỡng đầu tiên các hành tinh lùn vào năm 2015. Mục đích là để biết rõ hơn về chúng và xác định các miệng núi lửa, vùng đồi núi và các thứ khác tồn tại trên bề mặt của chúng. Tuy nhiên, không giống như mặt trăng, mà có thể tên gọi Trek được các nhà khoa học xem sét chỉ định cho một biểu thượng nào đó. Như "Bạn có thể gọi các miệng núi lửa Sulu, Spock, Kirk, McCoy, …", theo ý kiến ông Mark Showalter của Viện SETI (Search for Intelligence ngoài trái đất) có trụ sở tại Mountain View, phát biểu hôm thứ Ba.

Hiện tại, Kerberos và Styx đã gia nhập vào danh sách các mặt trăng của Sao Diêm Vương, vốn đã bao gồm 3 sao : Charon lớn nhất (khoảng 603 km đường kính), Nyx và Hydra (cả hai khoảng 44 tới 130 km). Hai mặt trăng mới là nhỏ nhất, Kerberos và Styx chỉ khoảng 20 đến 30 km đường kính. Nhưng các đặc tính của chúng vẫn còn chưa thật rõ ràng. Trong những năm tới, tàu thăm dò New Horizons sẽ cho phép biết thêm một chút về thái hệ sao Diêm Vương và các hành tinh lùn.

(tin tức và ảnh: NASA - ESA - SETI)

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Khánh Linh on 7/16/2013(UTC)
Khánh Linh
#10 Posted : Saturday, July 6, 2013 8:15:55 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post

Thực tế, tàu thăm dò New Horizons được phóng đi hồi năm 2006 đang rất gần với các sao lùn, sẽ cho phép những quan sát kỹ lưỡng đầu tiên các hành tinh lùn vào năm 2015.

(tin tức và ảnh: NASA - ESA - SETI)


VHP à, KL thắc mắc không biết “hành tinh lùn” và “sao lùn” là gì vậy. Question
1 user thanked Khánh Linh for this useful post.
viethoaiphuong on 7/16/2013(UTC)
viethoaiphuong
#11 Posted : Tuesday, July 16, 2013 8:34:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Một mặt trăng mới của Sao Hải Vương được phát hiện bởi kính viễn vọng Hubble


S/2004 N 1 là mặt trăng mới của sao Hải Vương,
với đường kính khoảng 19 km, bay một vòng xung quanh quỹ đạo hết 23 giờ.

HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp – 16.7.2013 / Yahoo FR
Thứ Hai, NASA thông báo kính viễn vọng Hubble đã phát hiện một mặt trăng mới của sao Hải Vương (Neptune). Một vệ tinh tự nhiên nhỏ nhất của thái dương hệ. Từng có 13 mặt trăng, bây giờ thêm một mặt trăng nữa bay xung quanh Sao Hải Vương!

Kính viễn vọng Hubble chụp được mặt trăng được đặt tên là S/2004 N 1, đường kính khoảng 19 km và là mặt trăng nhỏ nhất trong số mười bốn mặt trăng của Sao Hải Vương.

Theo NASA, mặt trăng mới nầy có độ sáng yếu hơn 100 triệu lần so với các ngôi sao mờ nhạt nhất có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. Vì thế, nó đã thoát khỏi con mắt của Voyager 2, khi bay quanh Neptune vào năm 1989.

Mãi đến khi kính viến vọng Hubble vào những năm 2004 đến 2009 phát hiện thấy một đốm trắng trên sao Hải Vương, qua 150 bức ảnh chụp được, đã làm các nhà thiên văn học chú tâm. Sau đó, họ bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể bí ẩn, và ngày 01 tháng 7, Mark Showalter của viện SETI tại Mountain View cuối cùng đã xác nhận sự tồn tại của một mặt trăng quay quanh Sao Hải Vương.

Một điểm không dễ dàng để có thể theo dõi, vì "vệ tinh này chuyển động rất nhanh chóng, nên chúng tôi đã phải thiết kế một cách riêng để theo dõi chuyển động của nó, sau đó nối kết lại cùng hệ thống. Đây là vấn đề tương tự như các nhiếp ảnh gia thể thao phải dợt theo một vận động viên đang chạy - vận động viên vẫn rất nét nhưng phần nền bị mờ", Mark Showalter cho biết trong báo cáo.

Bất ngờ, nhà khoa học nhìn ra vòng nhẫn xa hơn và ở đó ông nhận thấy đốm trắng nổi tiếng, nằm cách xa Sao Hải Vương hơn 100.000 km, ở giữa quỹ đạo của mặt trăng Larissa và Proteus. Điểm sáng này chính là một mặt trăng mới.

Theo Showalter, S/2004 N 1 mất khoảng 23 giờ để bay hết một vòng quanh quỹ đạo Sao Hải Vương. Tuy nhiên, sẽ còn phải thêm một thời gian nữa để chúng tôi biết thêm về mặt trăng nầy và tiếp đến việc đặt tên gọi cho nó, như mới gần đây trong trường hợp Sao Diêm Vương (Pluto).

13 mặt trăng khác của Sao Hải Vương đã có tên gọi là: Triton (mặt trăng đầu tiên và lớn nhất được phát hiện vào năm 1846), Néréide (1949), Larissa (1981), Naïade, Thalassa, Despina, Galatée và Protée (1989), Laomédie, Halimède, Sao, Néso, (2002) và Psamathée (2003)..

(Ảnh: NASA, ESA, M. Showalter / SETI institute)





Originally Posted by: Khánh Linh Go to Quoted Post
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post

Thực tế, tàu thăm dò New Horizons được phóng đi hồi năm 2006 đang rất gần với các sao lùn, sẽ cho phép những quan sát kỹ lưỡng đầu tiên các hành tinh lùn vào năm 2015.

(tin tức và ảnh: NASA - ESA - SETI)


VHP à, KL thắc mắc không biết “hành tinh lùn” và “sao lùn” là gì vậy. Question


KL ơi à,
Sao Lùn = Sao Tí Hon = 'hành tinh lùn' - tên gọi mà các nhà thiên văn học họ dùng trong bài viết,
theo VHP : khi gọi 'Sao ..' là kiểu dân gian - như Sao Mộc, Sao Hỏa ....
'hành tinh' là kiểu khoa học : nên Sao Hỏa còn gọi là hành tinh đỏ (?)

và như trong bài mới đăng hôm nay, mặt trăng mới của Sao Hải Vương (Neptune) ...
VHP xưa giờ rất thích theo dõi tin tức về khoa học vũ trụ, chỉ có điều không mấy rành cách gọi theo tiếng Việt, thành ra cứ dịch đúng theo cách báo tiếng Pháp họ trình bày = lúc thì Sao, lúc thì hành tinh ... Confused
KL đi nghỉ hè ở đâu chưa giờ nầy ??
Cool
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Khánh Linh on 7/16/2013(UTC)
Khánh Linh
#13 Posted : Tuesday, July 16, 2013 4:25:04 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post

KL đi nghỉ hè ở đâu chưa giờ nầy ??
Cool


Mình cũng dự tính sẽ đi tránh nắng TX đó VHP.Unsure
1 user thanked Khánh Linh for this useful post.
viethoaiphuong on 7/18/2013(UTC)
viethoaiphuong
#14 Posted : Thursday, July 18, 2013 7:57:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thiên thạch: một vụ ‘rớt kép’ được phát hiện ở Ma-rốc


Thiên thạch rớt kép tạo thành hai cái hồ kỳ lạ Tislit và Isli

HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp - 18.7.2013 / Yahoo FR
Một nhóm các nhà địa chất Ma-rốc công bố phát hiện ra một vụ rớt thiên thạch kép, xảy ra 40.000 năm trước đây. Tại vùng Haut Atlas của Ma-rốc, vụ thiên thạch rớt kép nầy đã bị "giấu" trong đáy hai cái hồ Isli và Tislit ở Imilchil.

Việc tìm kiếm chỉ được bắt đầu khi Lahcen, một người Ma-rốc đem một mảnh kim loại giống như sắt, đến phòng thí nghiệm Địa lý di sản và Địa chất khoảng sản. Các nhà nghiên cứu đã không mất nhiều thời gian để phân tích thành phần của mẫu vật được tìm thấy ở gần vùng hồ Tislit và Isli, đó là một loại đá cứng, thực chất là kim loại thiên thạch, chính xác hơn, một ataxite, một dạng rất hiếm.

Vì vậy, việc tìm kiếm đã được bắt đầu giao cho giáo sư Ibhi, chuyên gia về thiên thạch nhanh chóng tập hợp hình ảnh vệ tinh của khu vực nơi mảnh thiên thạch được tìm thấy và tiến hành một cuộc thám hiểm. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự tồn tại của vụ thiên thạch rớt kép, mà cho đến nay bị ‘giấu’trong hai cái hồ, hai thiên thạch rớt cách nhau khoảng 9 km. Một phát hiện quan trọng, vì nó đại diện cho một trong những vụ rớt thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Ma-rốc, Abderrahmane Ibhi cho biết trong một tuyên bố.

Với sự trợ giúp của các thiết bị mới nhất và các công cụ phát hiện kim loại, các nhà khoa học đã thu thập được rất nhiều mẩu thiên thạch trong các lớp trầm tích. Qua đó, xác nhận: các thiên thạch rớt ách đây không dưới 40.000 năm và thực sự đây là một thiên thạch bị vỡ làm đôi. "Dựa trên các kết quả phân tích, chúng tôi có thể nói rằng cấu trúc hình tròn (Isli và Tislit) của Haut Atlas được tạo bởi một thiên thạch có đường kính khoảng 120 mét", giáo sư dẫn giải.

Sự vụ ‘rớt kép’ này là do một khối thiên thạch khi bay vào bầu khí quyển của chúng ta bị vỡ thành hai mảnh, sau đó rơi xuống đất. Qua sự kiện này mà việc thiên thạch rớt xuống Maroc được biết rõ hơn về nguồn gốc của 2 cái hồ bí ẩn, được đổi lại tên là hồ Isli Imilchil (có đường kính 1.500 mét) và Tislit Imilchil (1.000 mét).

Các cư dân của Agoudal và Tasraft nói các nhà khoa học đã nhìn thấy các mảnh vỡ của thiên thạch được bán hồi cuối tháng 7 năm ngoái trong khu vực. Các mẫu thu thập có trọng lượng từ 1,5 kg đến 30 kg. Tổng cộng, 180 kg thiên thạch đã được bán cho thương nhân hoặc Erfoud Ouarzazate. Nhưng nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu: một loạt các nghiên cứu mới sẽ được tiến hành trong tháng 12 này và các nhà khoa học Ý sẽ cùng ghép vào nhóm nầy để khám phá nơi rớt thiên thạch.

Trong số các vụ thiên thạch rớt kép được biết đến cho đến nay, gồm có : ở Quebec - Clearwater Đông (đường kính 32 km) và Clearwater Tây (22km) gần vịnh Hudson, ở Lybia - Arkenu I và II, thiên thạch rớt kép cách đây 140 triệu năm, hoặc ở A-rập Sao-di là Wabar (đường kính 64 và 110 mét).





Originally Posted by: Khánh Linh Go to Quoted Post
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post

KL đi nghỉ hè ở đâu chưa giờ nầy ??
Cool


Mình cũng dự tính sẽ đi tránh nắng TX đó VHP.Unsure


chúc KL có kỳ nghỉ hè thật dễ chịu nhé !!
nhớ đừng đi tới nơi nào đó sẽ còn nắng-nóng hơn cả TX ..??


BigGrin
Khánh Linh
#15 Posted : Thursday, July 18, 2013 5:01:56 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Cảm ơn VHP. Dễ chịu thì chưa thấy mà bây giờ KL đang ớn soạn đồ bỏ vô va-li đây nè.Razz
Trời nắng-nóng thì nước biển mới ấm VHP à.Smile
Phượng Các
#12 Posted : Sunday, July 21, 2013 7:04:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post

[i]KL ơi à,
Sao Lùn = Sao Tí Hon = 'hành tinh lùn' - tên gọi mà các nhà thiên văn học họ dùng trong bài viết,
theo VHP : khi gọi 'Sao ..' là kiểu dân gian - như Sao Mộc, Sao Hỏa ....
'hành tinh' là kiểu khoa học : nên Sao Hỏa còn gọi là hành tinh đỏ (?)

và như trong bài mới đăng hôm nay, mặt trăng mới của Sao Hải Vương (Neptune) ...
VHP xưa giờ rất thích theo dõi tin tức về khoa học vũ trụ, chỉ có điều không mấy rành cách gọi theo tiếng Việt, thành ra cứ dịch đúng theo cách báo tiếng Pháp họ trình bày = lúc thì Sao, lúc thì hành tinh ... Confused


Theo mình học thì hành tinh có nghĩa là một ngôi sao trong hệ mặt trời, chạy quanh mặt trời . Mặt trời là định tinh, tức là ngôi sao đứng tại chỗ (so với hành tinh), còn vệ tinh là sao chạy quanh hành tinh, như mặt trăng là vệ tinh của trái đất . Sao này người ta phóng vệ tinh lên không gian, cho chạy quanh trái đất, gọi là vệ tinh nhân tạo\. Tinh là tiếng Hán Việt, sao là tiếng thuần Việt, cho nên hồi xưa người ta hay gọi minh tinh dde^? chỉ các người nổi tiếng trong làng giải trí, sau này để "bảo vệ sự trong sáng" của tie^'ng Việt, người ta gọi là "sao", tính ra nó còn thiếu chữ "minh" có nghĩa là sáng\. Hồi xưa Thẩm Thuý Hằng được gọi là minh tinh màn bạc, là mình dịch từ "movie star" của Mỹ\.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 7/23/2013(UTC)
viethoaiphuong
#16 Posted : Tuesday, July 23, 2013 9:08:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Một bức ảnh của trái đất chụp từ phía các hành tinh khác của hệ mặt trời


Trái đất nhìn từ phía sau sao Thổ được chụp bởi vệ tinh Cassini của Nasa
photo - 19.7.2013 /NASA / JPL-Caltech / Viện Nghiên Cứu Vũ Trụ

HTMT dịch báo điện tử Pháp - 23.7.2013 / Yahoo FR
Vệ tinh Cassini của Nasa đã chụp được hình các vòng nhẫn của sao Thổ. Một trong các photos, chúng ta nhìn thấy Trái Đất…

Vệ tinh Cassini, hiện đang làm nhiệm vụ ở phía ngoài cùng của hệ mặt trời để chụp ảnh hành tinh sao Thổ, trong đó có một số hình ảnh độc đáo của Trái đất, được chụp ngày 19 tháng 7.

Ảnh chụp ngày 19 tháng 7, là thời điểm Trái Đất đang quay về phía sao Thổ.

Bức ảnh chụp ở khoảng cách 1,4 tỷ km cách xa hành tinh của chúng ta, Trái Đất xuất hiện như một điểm nhỏ màu xanh nhạt. Chúng ta rõ ràng là không thể nhìn thấy lục địa, ngay cả hàng ngàn người đã tham dự sự kiện do NASA tổ chức. Nhưng nếu phóng to, bạn có thể nhìn thấy mặt trăng của chúng ta, rõ và trắng.

Phải đợi sự thẳng hàng đặc biệt, vào 19 tháng 7, để chụp. Tại thời điểm nầy, mặt trời bị che khuất bởi sao Thổ, vì vậy ánh sáng của nó không làm hỏng mục tiêu của vệ tinh thám hiểm.

Trong hình ảnh trái đất xuất hiện, bạn có thể nhìn thấy mặt khuất của sao Thổ và các vòng nhẫn F, G và E của hành tinh nầy.

viethoaiphuong
#17 Posted : Thursday, July 25, 2013 3:15:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sắp thấy “sao chổi sáng nhất thế kỷ”

Wednesday, July 24, 2013 12:44:20 PM

PASADENA, CA. (Space.com) – Sao chổi C/2012 S1 (ISON) mà các khoa học gia tin rằng sẽ là sao chổi sáng nhất thế kỷ khi đến gần Trái Đất vào tháng 11 năm nay, đang tiếp tục phát triển căn cứ trên những hình ảnh chụp được bằng viễn kính không gian hống ngoại tuyến Spitzer của NASA.


sao chổi ISON
Hình chụp qua viễn kính không gian Spitzer của NASA ngày 13 tháng 6, 2013 khi ISON còn cách xa Mặt Trời 312 triệu dặm (502 triệu km). Hình bên phải bằng ánh sáng thường và bên trái dùng tia hồng ngoại cho thấy cái đuôi bụi thoát ra từ sao chổi. (Hình: NASA/JPL-CALTECH/JHUAPL/UCF)

Hình chụp ngày 13 tháng 6 cho thấy khí carbonic CO2 và bụi thoát ra từ sao chổi đã tạo nên một cái đuôi dài 186,400 dặm.

Giáo sư Carey Lisse, khoa học gia thuộc phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của trường đại học John Hopkins ở Laurel, Maryland, và trưởng toán theo dõi sao chổi ISON của NASA, giải thích về việc này. Ông cho biết những quan sát trước đây bằng viễn kính không gian Hubble và từ các phi thuyền thám hiểm chỉ cho thấy hình ảnh khái quát về hơi thoát ra từ sao chổi và bây giờ viễn kính Spitzer mới xác định được rõ hoạt động ấy. Theo giáo sư Lisse: “Ước lượng mỗi ngày ISON phát ra khoảng 2.2 triệu pounds chất hơi có lẽ là khí carbonic và 120 triệu pounds cát bụi”.

ISON là tên viết tắt từ International Scientific Optical Network, hệ thống viễn kính quang học quốc tế. Sao chổi C/2012 S1 được hai nhà thiên văn Nga khám phá tháng 12 năm 2012 qua một viễn kính dùng gương lõm đường kính 0.4 mét ở Kidslovodsk.

Nhân của sao chổi C/2012 S1 ISON (cũng gọi là đầu sao chổi) lớn khoảng 3 dặm. Khi viễn kính Spitzer chụp được hình, sao chổi còn ớ cách xa Mặt Trời 312 triệu dặm (3.35 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời). Trên quỹ đạo, sao chổi sẽ đến cận điểm, nghĩa là gần Mặt Trời nhất, ở khoảng cách 724,000 dặm, vào ngày 28 tháng 11.

Theo dự đoán của các khoa học gia, sao chổi ISON xuất phát từ “đám mây sao chổi” Oort Cloud cách xa chúng ta từ 600 đến 6,000 tỷ dặm, và đây là lần đầu tiên sao chổi này đi tới gần Mặt Trời.

Càng tới gần Mặt Trời, nhân sao chổi chịu ảnh hưởng phát xạ của “gió Mặt Trời” sẽ thoát ra hơi và bụi tạo nên cái đuôi dài tiêu biểu của các thiên thể này. Vì ISON đi quá gần Mặt Trời hơn các sao chổi khác từ xưa đến nay, các khoa học gia chưa thể biết nó có bị tan rã hay không.

Hiện nay ISON còn ở quá xa nên chỉ xuất hiện như một điểm sáng rất mờ nhạt, mắt trần không thể nhìn thấy được. Tới cuối tháng 11 khi đi đến gần Mặt Trời, các khoa học gia hy vọng nếu ISON đừng bị tan rã quá sớm, có lúc nó có thể sáng ngang ánh trăng nghĩa là hơn tất cả mọi sao chổi nhìn thấy từ xưa đến nay.

Nhiều sao chổi có quỹ đạo ngắn, từ vài năm đến nhiều năm trở lại gần Trái Đất một lần. Quen thuộc nhất với nhân loại là sao chổi Halley, quỹ đạo tương đối ngắn, cứ 76 năm quay trở lại và người ta đã nhìn thấy vào các năm 1910, 1986, lần sắp tới năm 1062. Còn sao chổi ISON có quỹ đạo rất dài, nếu sắp tới đây không tan rã thì cũng phải hàng tỷ năm nữa chúng ta mới … hy vọng nhìn thấy trở lại ! (HC)/NV
viethoaiphuong
#18 Posted : Sunday, July 28, 2013 7:44:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sao chổi hoặc tiểu hành tinh? Chòm sao nhân mã trong hệ mặt trời của chúng ta được giải mã


Chòm sao nhân mã gồm những vật thể vũ trụ chuyển động ở vành đai
giữa sao Mộc và sao Hải Vương trong hệ mặt trời của chúng ta

HTMT dịch báo điện tử Pháp - 28.7.2013 / Yahoo FR
Các nhà khoa học của NASA gần đây đã giải mã những bí ẩn của "Chòm sao nhân mã" trong hệ trời của chúng ta : đa số là sao chổi.

Trong hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh như chúng ta đều đã biết. Bên cạnh đó có các vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, gồm nhiều vật thể trong quỹ đạo và quay xung quanh trái đất của chúng ta. Trong vành đai giữa sao Mộc và sao Hải Vương, các nhà thiên văn học quan sát thấy một tập các vật thể, đặt tên là "Chòm nhân mã".

Theo như truyện thần thoại, nhân mã là một sinh vật nửa người, nửa ngựa, cần phải có nhiều dữ liệu để các nhà khoa học phân loại bản chất tự nhiên của chúng, bao gồm giữa các tiểu hành tinh và sao chổi. Nhưng các nhà thiên văn học của Nasa dường như đang bắt đầu cho câu trả lời chòm sao nhân mã thực sự là sao chổi.

Một quỹ đạo hỗn loạn

Sao nhân mã đầu tiên được phát hiện vào năm 1920 và được đặt tên là 944 Hidalgo. Hàng trăm các sao khác đã được xác định kể từ đó, lớn nhất trong số nầy là 10199 Chariklo có đường kính 260 km. "Cũng giống như sinh vật thần thoại, sao nhân mã dường như có một cuộc sống hai mặt", theo một trong những tác giả nghiên cứu, James Bauer, thuộc Jet Propulsion Laboratory.

Quỹ đạo của chúng bị hỗn loạn, vì chúng có thể bị hút vào do sức hút của các hành tinh hoặc mặt trời, hoặc trái lại bị đẩy ra khỏi hệ mặt trời. Nhưng không có sao nhân mã nào đã được chụp ảnh thật gần, điều làm khó khăn để phân biệt giữa sao chổi và tiểu hành tinh.

Dữ liệu từ vệ tinh WISE (Wide-field Infrared Survey Explorer), một thiết bị được phóng vào không gian năm 2009, dùng để quan sát không gian bằng tia hồng ngoại. Nhờ nó đã phát hiện hàng ngàn tiểu hành tinh, và một lớp ngôi sao mới, ngôi sao màu nâu (hoặc kiểu Y). Nghiên cứu khoảng 52 sao của chòm nhân mã, trong đó 15 sao mới được phát hiện.

Màu sắc của bề mặt giúp các phân tích

Cụ thể, vệ tinh đã cho phép tính toán tần suất phản chiếu của sao nhân mã, nói cách khác, độ phản xạ của ánh sáng. Qua đó thấy được sự khác biệt giữa sao chổi và tiểu hành tinh: sao chổi có bề mặt rất tối (chỉ có phần đuôi của nó phát sáng, nhờ bị "kích hoạt" khi nó tiến tới gần mặt trời), trong khi các tiểu hành tinh thì sáng hơn, như mặt trăng.

Quan sát trong ánh sáng, các sao nhân mã có màu sắc khác nhau, từ màu xanh sang màu đỏ. Tuy nhiên, dữ liệu WISE chỉ ra rằng sao nhân mã màu xanh thường bề mặt tối hơn của sao chổi. Gần 2/3 các sao của chòm nhân mã, theo nghiên cứu, có liên quan đến sao chổi, có nguồn gốc ở ranh giới phía ngoài của hệ mặt trời của chúng ta.

Nhưng điều đó không hẳn là chắc chắn những sao khác sẽ là tiểu hành tinh, vì thế cần có những nghiên cứu thêm. Theo các tác giả, nghiên cứu sâu hơn dữ liệu WISE có thể sẽ có câu trả lời rõ hơn. Có vẻ như các sao nhân mã đã không muốn tiết lộ tất cả các bí mật của mình.

(Ảnh: NASA / JPL-Caltech)




viethoaiphuong
#19 Posted : Monday, August 12, 2013 1:02:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

GJ 504b, hành tinh màu hồng được khám phá, cách Trái đất 57 năm ánh sáng


hành tinh màu hồng GJ 504b

HTMT dịch báo điện tử Pháp – 08.8.2013 / Yahoo FR
Nhờ kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một hành tinh khổng lồ màu hồng và quay quanh một ngôi sao GJ 504. Thế giới mới này là một hành tinh nhẹ nhất chưa từng được quan sát thấy xung quanh một thái hệ tương tự như Mặt Trời của chúng ta.

Một hành tinh khổng lồ có màu hồng rất lạ. Theo thông tin được tiết lộ, hành tinh mới cách Trái Đất 57 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Vierge. Nó quay xung quanh một ngôi sao được gọi là GJ 504, khá sáng nhưng lạnh hơn Mặt Trời một chút.

Thái hệ nầy có vào khoảng 160 triệu năm trước, theo ước tính của các nhà thiên văn học. Nhưng đó không phải là khía cạnh đáng chú ý nhất của khám phá. Theo nhóm nghiên cứu, GJ 504b thuộc loại hành tinh nhẹ nhất chưa từng được phát hiện ngoài thái dương hệ và quay xung quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời của chúng ta. Thực tế, thể khối khoảng bốn lần lớn hơn sao Mộc (tương đương 317 lần thể khối của Trái Đất). Nhưng điều đáng nói là màu sắc của nó đã khiến phải ngạc nhiên.

"Nếu chúng ta có thể đi đến hành tinh khổng lồ này, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy một thế giới sáng rực bởi sức nóng, với một màu sắc gợi nhớ những cánh hoa anh đào, tím hồng", theo cách diễn tả của ông Michael McElwain, một thành viên của nhóm khám phá Goddard Space Flight Center. Tuy nhiên, "máy ảnh của chúng tôi quan sát trong gần vùng hồng ngoại cho thấy màu sắc của nó ngả sang xanh một chút so với ảnh chụp các hành tinh khác, điều đó cho thấy rằng bầu không khí rất ít mây.

Theo cách mô tả trong tạp chí Astrophysical Journal, GJ 504b quay xung quanh khá xa ngôi sao chủ, ở một khoảng cách tương đương với khoảng 44 lần giữa Trái đất và Mặt trời. Nhưng bề mặt của nó vẫn đạt 230 ° C, các nhà nghiên cứu tiên lượng. Bởi thế, nảy sinh một số câu hỏi về cách thức hình thành của các hành tinh khổng lồ.

Theo lý thuyết được chấp nhận rộng rãi hơn cả, được gọi là mô hình bồi tụ cốt lõi, các hành tinh giống như sao Mộc bắt đầu sự tồn tại của mình với hình thức của một đĩa giàu chất khí quay xung quanh một mảnh vỡ ngôi sao trẻ. Sau đó, phần lõi được hình thành nhờ sự va chạm giữa các sao chổi và các tiểu hành tinh để tạo ra một "hạt giống". Khi phần lõi này đã đạt đủ khối lượng, lực hấp dẫn của nó sau đó nhanh chóng hút đĩa khí để tạo thành hành tinh.

Mô hình này thích hợp đối với các hành tinh nằm ở khoảng cách tương đối nhỏ từ ngôi sao của chúng. Tuy nhiên, sẽ là khó đối với thế giới nằm xa hơn rất nhiều từ ngôi sao chủ, như trường hợp GJ 504b. Nó "thuộc hàng khó nhất để giải thích theo khuôn khổ truyền thống về sự hình thành của các hành tinh", ông Markus Janson thuộc Đại học Princeton cho biết. Điều này cho thấy rằng "chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại các lý thuyết sự hình thành ngoại hành tinh, hoặc có thể đánh giá lại một số các giả định cơ bản của lý thuyết gia tốc phần lõi."

Việc phát hiện ra GJ 504b là một phần của một dự án lớn được gọi là Strategic Explorations of Exoplanets and Disks with Subaru (SEEDS) và nhằm quan sát trực tiếp các hành tinh ngoài hệ mặt trời. Hình ảnh trực tiếp là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để quan sát các hành tinh, nhưng nó cũng là một trong những điều khó khăn nhất.

"Quan sát trực tiếp cung cấp thông tin về độ sáng, nhiệt độ, không khí, và quỹ đạo của hành tinh này, nhưng các hành tinh rất mờ nhạt và gần với ngôi sao chủ của mình, giống như việc cố gắng chụp hình một con đom đóm bên cạnh đèn chiếu sáng chói", ông Masayuki Kuzuhara, Viện Công nghệ Tokyo lưu ý trong một tuyên bố của NASA. Thái hệ của các ngôi sao trẻ là những mục tiêu tốt nhất cho hình ảnh trực tiếp vì các hành tinh của ngôi sao trẻ chưa đủ thời gian để bị mất gần hết nhiệt trong quá trình hình thành ra chúng.

Độ nóng tăng giúp quan sát áng sáng hồng ngoại của nó. "Mặt trời của chúng ta đã ở khoảng một nửa năng lượng cuộc sống của mình, nhưng GJ 504 b chỉ mới ở một phần ba tuổi của nó", McElwain lưu ý trước khi kết luận: "Nghiên cứu các thái hệ này là một cách để được thấy thái dương hệ của chúng ta khi còn trẻ".

(crédits photo : NASA's Goddard Space Flight Center/S. Wiessinger)



viethoaiphuong
#20 Posted : Tuesday, November 5, 2013 4:47:33 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phát hiện hàng tỉ hành tinh giống như Trái Đất




VOA - 04.11.2013
Các nhà khảo cứu nói rằng có hằng tỉ hành tinh giống như Trái Đất trong giải Ngân Hà của chúng ta xoay quanh các tinh tú giống như mặt trời của chúng ta.

Sử dụng dữ liệu thâu thập được bỡi đài quan sát không gian Kepler của cơ quan NASA, các nhà thiên văn giờ đây ước tính rằng khoảng một trong năm ngôi sao giống như mặt trời có những hành tinh gần kích cỡ của Trái Đất và cũng có nhiệt độ trên mặt cho phép phát triển đời sống.

Điều đó có nghĩa là có ít nhất 8,8 tỉ ngôi sao với những hành tinh tầm cỡ như Trái Đất trong vùng có nhiệt độ có thể ở được.

Cuộc khảo cứu này được công bố hôm thứ Hai trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.

Chuyến công tác Kepler đã đình chỉ không đưa ra chi tiết trong việc săn lùng đời sống trên các hành tinh khác, như là các hành tinh này có một khí quyển, có oxygen hay nước để yểm trợ đời sóng hay không.

Các khoa học gia nói rằng giai đoạn kế tiếp là tìm kiếm các khí quyển trên những hành tinh này với các viễn vọng kính không gian mạnh sẽ được phóng đi. Việc đó sẽ gặt hái được thêm những manh mối về việc những hành tinh này có dung chấp đời sống hay không.
Users browsing this topic
Guest (13)
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.