Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

24 Pages«<1314151617>»
Nhac & Bảo Tàng tranh ảnh nghệ thuật...
viethoaiphuong
#281 Posted : Tuesday, June 18, 2013 2:48:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

KL hở,
VHP lại 'bắt' nhất với ca khúc Set Fire to the Rain
trong khi lời ca khúc Someone Like You làm VHP nhớ tới nhỏ Alex nhà VHP ...!!





Adele, hiện tượng hiếm thấy của làng nhạc quốc tế



A cantora Adele segura seus seis prêmios Grammy, na Califórnia, neste domingo.
REUTERS/Lucy Nicholson

Tuấn Thảo - rfi - THỨ BẢY 17 THÁNG BA 2012
Ca sĩ người Anh Adele là một hiện tượng hiếm thấy của làng nhạc quốc tế : chỉ với hai tập nhạc mà đã đoạt đến 8 giải Grammy. Trong khi nữ hoàng nhạc pop Madonna phải mất gần 30 năm sự nghiệp mới lập được một thành tích tương tự. Được giới chuyên nghiệp bình chọn làm nghệ sĩ xuất sắc nhất năm 2012, giọng ca của Adele còn ăn khách hơn cả Lady Gaga và Rihanna.

Tên thật là Adele Laurie Blue Adkins, cô sinh ngày 5 tháng 5 năm 1988 tại Tottenham vùng ngoại ô phía bắc Luân Đôn. Thời còn nhỏ, Adele sống một mình với mẹ, sau khi kể cha cô rời bỏ gia đình. Adele bắt đầu ca hát từ năm lên bốn, sáng tác ca khúc đầu tay vào năm 16 tuổi (nhạc phẩm Hometown Glory), mang nhiều ảnh hưởng của các nghệ sĩ pop rock như Jeff Buckley, Gabrielle, The Cure, nhưng thể loại mà cô thích nhất thời niên thiếu vẫn là blues và jazz điển hình qua các giọng ca Peggy Lee và Etta James.

Trước khi khởi đầu sự nghiệp ca hát vào năm 2006, Adele được đào tạo tại trường BRIT School ở Croydon, tức là bạn học cùng lớp với Leona Lewis và cùng trường với Amy Winehouse, Katie Melua. Nhiều ca sĩ người Anh xuất thân từ trường này đều thành danh sau đó, do vậy BRIT School được xem như là một lò đào tạo các tài năng đầy hứa hẹn. Bốn tháng sau khi tốt nghiệp, Adele cho phát hành trực tuyến (trên mạng Myspace) hai sáng tác ưng ý của mình. Các bài hát này lọt vào tai các nhà sản xuất (Nick Huggett và Jonathan Dickins) của hãng đĩa XL Recording.

Adele ký hợp đồng ghi âm đầu tiên vào năm 2006. Đúng một năm sau, cô trình làng album đầu tay mang tựa đề 19 (tháng 10 năm 2007), vì đĩa hát này do Adele ghi âm vào năm 19 tuổi. Chưa đầy một tháng sau tập nhạc này đã chiếm hạng đầu thị trường Anh Quốc, được bán hơn 2 triệu bản trên khắp châu Âu. Trên đà thành công này, công ty XL Recording ký thỏa thuận với hãng đĩa Columbia Records, để phát hành album của Adele trên thị trường Bắc Mỹ.

Cô ca sĩ người Anh tạo được bước đột phá ngoạn mục khi giành lấy hàng loạt giải thưởng âm nhạc Anh Quốc trong năm 2008, nhưng quan trọng hơn nữa là nhân kỳ trao giải thưởng ca nhạc Hoa Kỳ năm 2009, cô đoạt được 2 giải Grammy dành cho ca sĩ nhạc pop và tài năng đầy triển vọng trên tổng số 4 đề cử.

Album thứ nhì của Adele được phát hành vào tháng Giêng năm 2011. Do được ghi âm năm cô 21 tuổi, nên tập nhạc này mang tựa đề đơn giản là 21. Toàn bộ các ca khúc của album thứ nhì được sáng tác trong lúc Adele lưu diễn các tiểu bang miền Nam nước Mỹ.

So với album trước với sắc thái pop jazz, tập nhạc 21 mang đậm thêm ảnh hưởng của nhạc folk và country, nhờ gợi hứng từ dòng nhạc Nashville (vành nôi của country), mà sáng tác của Adele trở nên ít bài bản hơn, có thêm chiều sâu trong khoảnh khắc cảm xúc, ngẫu hứng bất chợt.

Tập nhạc 21 đánh dấu ngày đăng quang của Adele. Album thứ nhì của cô giành lấy ngôi vị quán quân thị trường Anh Mỹ, cũng như trên toàn châu Âu. Với tổng cộng là 16 triệu rưỡi album được bán chạy, Adele trở thành giọng ca ăn khách nhất trong năm 2011, vượt qua mặt các đối thủ nặng ký là Lady Gaga và Rihanna.

Hầu hết các ca khúc trích từ album này như Rolling In The Deep, Someone Like You, Set Fire in The Rain đều chiếm hạng nhất nhì trên thị trường quốc tế, còn trên mạng YouTube, video clip của những bài hát này lọt cùng lúc vào danh sách 10 đoạn phim ca nhạc được truy cập nhiều nhất. Đến giữa tháng hai năm nay, nhân kỳ trao giải Grammy 2012, Adele lại thắng đậm vì được xướng tên đến 6 lần. Với tất cả là 8 giải Grammy chỉ trong vòng 3 năm, Adele thuyết phục công chúng lẫn giới phê bình. Theo bình chọn của giới chuyên nghiệp, Adele dẫn đầu danh sách ‘‘25 trừ 25’’ tức là 25 nghệ sĩ dưới 25 tuổi mà lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với giới trẻ.

Sở dĩ giới thanh thiếu niên ngưỡng mộ đến mức tôn sùng Adele, là vì đa số các sáng tác của cô đều nói về tâm trạng hoang mang của lứa tuổi biết yêu, nhưng xa hơn nữa là mặc cảm của những kẻ bị phản bội, bỏ rơi. Kẻ thất tình lúc nào cũng chán đời, ai oán, nhưng trong tiếng hát của Adele, tiềm tàng tiếng vọng não nuột ẩn chứa dư âm nức nở của ký ức tuổi thơ. Sự phản bội của người yêu càng đau đớn nhức nhối vì nó khơi gợi lại những vết gẫy tâm hồn đã có từ xa xưa, từ cái thời mà đứa bé bị người cha bỏ rơi, nên phải sống một mình với mẹ, lớn lên trong mặc cảm thiếu vắng tình người.

Về phong cách âm nhạc, Adele được xếp vào thế hệ thứ ba tiêu biểu cho làn sóng âm nhạc Anh Quốc ‘‘xâm chiếm’’ nước Mỹ (British Musical Invasion). Thế hệ đầu tiên là các nhóm The Beatles và Rolling Stone. Thứ nhì là các ban nhạc rock Oasis và Coldplay. Trong thế hệ thứ ba, Adele thường được so sánh với Amy Winehouse và Duffy. Cả ba đều có vết gẫy khàn đục trong làn hơi và thành danh nhờ phong trào blue eyed soul, hiểu theo nghĩa nhạc soul ban đầu dành cho người da đen, giờ đây cũng là thể loại sở trường của các nghệ sĩ mắt xanh da trắng.

Chất giọng của Adele thuộc vào hàng contralto, làn hơi không hẳn sâu vút đầy đặn, nhưng vô cùng biểu cảm ở những nốt trầm. Khác với Lady Gaga và Rihanna, chuyên dùng công đoạn hậu kỳ để tạo hiệu ứng âm thanh, Adele biết khuất lấp những khuyết điểm bằng lối diễn đạt. Giọng ca này thật sự phát huy với lối hát mộc, cách nhã chữ rất sang, đầy ngẫu hứng jazzy không đều đều và liền điệu, nhịp mạch đôi khi đứt quãng lại trở thành điểm nhấn, làn hơi khàn đục mang hơi hướm của dòng nhạc blue grass nhưng lại cộng hưởng với cách hát Phúc âm (gospel). Giọng ca của Adele nức nở ai oán, nhưng không cường điệu nhờ biết tiết chế dồn nén. Một tiếng gào thét của nội tâm, âm ỉ tiềm tàng như nhúm lửa dưới cơn mưa, không nên lời mà vẫn vang dội. Một lời than thở của linh hồn : Thà mồ côi còn hơn là bị bỏ rơi, thà từ chối còn hơn là phản bội.


Adele - Set Fire to the Rain Lyrics
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Khánh Linh on 6/20/2013(UTC)
viethoaiphuong
#284 Posted : Tuesday, June 18, 2013 12:42:09 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hoa hậu tiểu bang Connecticut Erin Brady
được Hoa Hậu Hoa Kỳ năm 2012 Nana Meriwether trao vương miện
trong cuộc thi Hoa hậu Hoa Kỳ tại Las Vegas, Nevada 16-6-2013.
VOA-17.6.2013
Khánh Linh
#285 Posted : Tuesday, June 18, 2013 4:52:29 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Bài “Set fire to the rain” ThumpUp. Thanks VHP.

"Someone Like You" đã làm cho Alex thổn thức sao? Love
Bài đó là chuyện tình thứ thiệt của Adele viết thành nhạc đấy VHP.
1 user thanked Khánh Linh for this useful post.
viethoaiphuong on 6/19/2013(UTC)
viethoaiphuong
#282 Posted : Friday, June 21, 2013 3:17:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Guốc ở bên TGNV 'tặng' VHP nghe ca khúc này


http://www.youtube.com/w...ig&feature=youtu.be


Please release me
by Engelbert Humperdinck


Please release me let me go
For I don't love you anymore
To waste our lives would be a sin
Release me and let me love again

I have found a new love dear
And I will always want her near
Her lips are warm while yours are cold
Release me my darling let me go

(Please release me let me go)
For I don't love you anymore
(To waste my life would be a sin)
So release me and let me love again

Please release me can't you see
You'd be a fool to cling to me
To live a lie would bring us pain
So release me and let me love again
(Let me love let me love)
viethoaiphuong
#286 Posted : Friday, June 21, 2013 7:52:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 21 THÁNG SÁU 2013
Amor, Amor : Muôn thuở rumba, chữ thập tình ca



Tuấn Thảo
Hôm nay, 21/06/2013, là ngày đầu tiên của mùa hạ. Theo truyền thống từ năm 1981, nước Pháp chọn ngày này làm Ngày hội Âm nhạc. Kể từ hôm nay và trong suốt mùa hè này, RFI phát thanh loạt bài với chủ đề Nhạc tình muôn thuở. Đây là dịp để cho chúng ta cùng khám phá lại những giai điệu rất quen thuộc, cho dù công chúng ít để ý tác giả là ai.

Trong số này, có bản nhạc Amor, Amor, Amor (Tình yêu, Tình yêu) được chọn để mở đầu loạt bài Giai điệu muôn thuở trên đài RFI hôm nay. Ca khúc đã được ghi âm lần đầu tiên vào năm 1943. Tuy đã tròn 70 tuổi, nhưng khúc nhạc này viết theo thể điệu khiêu vũ rumba, cho tới nay, vẫn không có vết nhăn thời gian. Ngoài phiên bản rumba của Olivia Molina do RFI hoà âm lại năm 2013, chúng ta sẽ còn cùng nghe ca khúc này trong nhiều thứ tiếng khác, kể cả tiếng Việt, phối theo nhiều thẻ điệu như cha cha hay samba.

Trong nguyên tác tiếng Tây Ban Nha, bài hát do nhà soạn nhạc người Mêhicô Gabriel Ruiz Galindo sáng tác vào năm ông 35 tuổi. Bản nhạc được viết trong cái bối cảnh đổ vỡ hạnh phúc, trái tim chán nản, tâm hồn tuyệt vọng cho đến cái ngày mà con tim biết yêu trở lại, niềm hy vọng từ đó mà tái sinh. Để nhấn mạnh niềm tin tuyệt đối nơi tình yêu, tác giả lặp lại ba lần chữ Amor trong tựa đề nguyên tác, nhưng khi ghi âm thu đĩa, giới nghệ sĩ thường rút ngắn lại chĩ còn có hai chữ : Amor, Amor.

Olivia Molina - Amor Amor Amor 2007
http://www.youtube.com/w...edded&v=5GjgvSubJWw

Tác giả Gabriel Ruiz Galindo (1908-1999) sinh trưởng ở Guadalajara, thủ phủ vùng Jalisco, tức là có cùng nguyên quán với bà Consuelo Velázquez (tác giả của bài Besame Mucho) mà RFI sẽ đề cập đến trong một kỳ tới. Sau khi đổ bằng tú tài, ông nghe lời song thân, thi vào trường đại học y khoa. Nhưng đam mê đầu đời của ông vẫn là âm nhạc, vì từ thuở thiếu thời ông vẫn là một học trò xuất sắc của nhạc viện thành phố Guadalajara.

Học sang năm thứ ba trường y, thì vào năm 1930, ông lại nhận được một học bổng của Trường Quốc gia Âm nhạc. Chàng trai lúc đó 22 tuổi mới khăn gói lên đường đến thủ đô Mêhicô, bỏ ngành y chuyển sang học nhạc trong vòng bốn năm. Sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Mêhicô. Sở trường của ông là chơi đàn vĩ cầm trong các buổi trình diễn nhạc thính phòng, nhưng bên cạnh đó ông còn biết đánh dương cầm và tây ban cầm, một yếu tố khá quan trọng, để làm giàu các làn điệu sáng tác sau này của ông.

Trong khuôn khổ Dàn nhạc giao hưởng Mêhicô, ông làm quen với bà Consuelo Velázquez. Bà nhỏ hơn ông nhiều tuổi, học sau ông nhiều lớp nhưng họ đều xuất thân từ nhạc viện thành phố Guadalajara. Cả hai đều có cùng một thầy vì trong dàn nhạc giao hưởng, bà Consuelo độc tấu dương cầm, còn ông Gabriel thì chơi vĩ cầm dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Carlos Chavez. Về sau này, hai người đều có mặt trong ban chấp hành Hiệp hội các tác giả Mêhicô, và cả hai đều nhận giải thưởng thành tựu sự nghiệp trong cùng một năm 1989.

http://www.youtube.com/w...edded&v=mHw71VcYRBQ

Gabriel Ruiz Galindo viết những ca khúc đầu tay với tác giả Ricardo López Méndez vào giữa những năm 1930. Hai người từng quen nhau do sáng tác chung các ca khúc cho đài phát thanh : Gabriel soạn nhạc, Ricardo đặt lời. Tuy nhiên, những sáng tác đầu tiên này không thành công cho lắm, cho nên Gabriel mới chuyển qua sáng tác nhạc phim. Lối sáng tác của ông ban đầu rất nghiêm túc, mang nhiều ảnh hưởng của dòng nhạc cổ điển thính phòng.

Thầy của ông là nhạc sư Carlos Chavez mới khuyên ông là đừng ngại sáng tác nhạc nhẹ, vì theo ông Carlos Chavez điều quan trọng trong âm nhạc không phải là tính bác học hay bình dân, mà là tác giả diễn đạt được tình cảm chân thật từ đáy tim, chứ đừng có kiểu cách làm dáng. Đến một lúc nào đó, cái tình cảm chân thật ấy sẽ tìm thấy đối tượng đồng cảm.

Theo cách nhìn của người thầy, cái cốt lõi trong sáng tác là đạt đến sự tuyệt đối. Nhưng chữ tuyệt đối ở đây không có nghĩa là chinh phục mọi trái tim, mọi tâm hồn, bởi vì trên đời này chẳng có tác giả nào, dù có lớn cách mấy, cũng chẳng làm được như vậy. Chữ tuyệt đối ở đây nằm trong lối diễn đạt thấu đáo cặn kẻ cái cảm xúc của tác giả trong khoảnh khắc, tuy rất ngắn ngủi mà lại trọn vẹn.

DALIDA. Amor Amor.
http://www.youtube.com/w...edded&v=98IALQya8Yc

Hai năm sau khi bà Consuelo Velásquez thành công rực rỡ với bản nhạc bolero Besame Mucho (1941), đến lượt ông Gabriel Ruiz Galindo sáng tác ca khúc để đời kinh điển của mình. Tác giả này lấy kinh nghiệm của chính mình để đưa vào trong ca khúc. Sau khi viết nhạc, ông phác thảo ra lời hát đầu tiên, rồi nhờ người bạn đồng nghiệp Ricardo López Méndez gọt dũa lại. Kết quả là bản nhạc Amor, Amor phá kỷ lục số bán trong mùa hè năm 1943.

Chỉ vài tháng sau bài hát được chuyển dịch sang tiếng Anh dưới ngòi bút của Sunny Skylar. Tùy theo phiên bản ghi âm, các nghệ sĩ Anh Mỹ khi thì giữ nguyên tựa đề Amor, lúc thì đổi thành More and More Amor. Ca sĩ Bing Crosby mở đường cho các giọng ca crooner ghi âm bài này. Trong các phiên bản tiếng Anh đáng ghi nhớ có phần ghi âm của Andy Russell vào năm 1944, của Julie London vào năm 1963 và nhất là của Dean Martin phối theo điệu cha cha.

Trong tiếng Việt, bài này có đến ít nhất ba lời khác nhau. Trước hết có phiên bản ghi âm của anh Tuấn Ngọc mang tựa đề "Tình Yêu", và tùy theo nguồn, lời được ghi chép là của tác giả Vũ Tuấn Đức. Kế đến có phiên bản "Em Yêu" của ca sĩ Lê Toàn. Lời tiếng Việt thứ ba là của nhạc sĩ Khánh Băng.

Trong tiếng Pháp, bản nhạc được hai tác giả Pascal Sevran và Serge Lebreuil phóng tác cho Dalida vào năm 1976, nhân dịp cô ghi âm các tình khúc vang bóng một thời, làm mới bằng cách phối khí lại theo điệu nhạc disco (trong đó có các bài J’attendrai hay Besame Mucho). Trong tiếng Tây Ban Nha, Julio Iglesias kết hợp ca khúc này với điệu samba, còn Luis Miguel cũng hay phối lại bản nhạc với lối hòa âm nhạc pop.

Julio Iglesias - Amor, Amor, Amor
http://www.youtube.com/w...edded&v=-iNbx9Ec5HM

Dù có cố gắng cách mấy, các tác giả chuyên phóng tác chuyển ngữ vẫn không lột tả được hết cái ý tứ trong nguyên tác tiếng Tây Ban Nha. Vào lúc các nhà soạn nhạc bolero hay rumba tìm cách làm giàu ca từ bằng cách tránh lặp đi lặp lại những chữ đã dùng, thì hai tác giả Ruiz-López cố tình dùng sự trùng lặp để nhấn mạnh ý tứ. Ngoài chữ Amor, hai chữ khác là "nació" có nghĩa là nảy sinh và "besos" những nụ hôn được dùng rất nhiều lần. Nhưng độc đáo nhất là cách dùng ẩn dụ trong phần điệp khúc mà ta có thể tạm dịch như sau :

Nghe trong tim, nụ hôn xây tổ ấm
Cho cánh chim hy vọng trổ nhánh ngầm
Rắc trên môi làn hôn đầy chữ thập
Khắc niềm tin thắp sáng cõi thì thầm

Cách dùng ẩn dụ liên hoàn mà hoán chuyển, lần lượt nối kết nhau để tạo ra một sự chuyển động rất tượng hình. Nói rằng một đàn chim đang làm tổ thì nghe rất thường, nhưng hoán đổi hình tượng của một bầy chim bằng hình ảnh của những nụ hôn về xây tổ ấm trong đáy tim thì bỗng nhiên nghe rất lạ tai.

Tổ ấm xây xong, đàn chim lại tung bay tựa như thiên sứ đem những nhánh hy vọng đặt trên bờ môi người yêu, ánh sáng là biểu tượng của hy vọng, nụ hôn chữ thập là biểu tượng của thánh giá niềm tin. Thủ pháp ẩn dụ ở đây càng độc đáo khi dùng hình tượng tôn giáo chỉ để nói lên duy nhất một điều : tuyệt đối nhiệm mầu phép lạ tình yêu, trổ mọc nhánh hoa sa mạc tiêu điều, trẻ lại tâm hồn già cỗi đìu hiu.
viethoaiphuong
#287 Posted : Wednesday, June 26, 2013 5:41:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ ba 25 Tháng Sáu 2013
Làn sóng ca sĩ nhạc kịch châu Á tràn sang châu Âu


Nữ ca sĩ nhạc kịch Hàn Quốc Sumi Jo. (DR).

Minh Anh
Từ ba bốn năm gần đây, trong làng nhạc kịch Opéra Paris, nhiều gương mặt mới đến từ châu Á như Hàn Quốc hay Trung Quốc bắt đầu nổi danh. Nhất là kể từ sau sự thành công rực rỡ của giọng ca nữ soprano Hàn Quốc Sumi Jo, một làn sóng ca sĩ dòng nhạc kịch châu Á đã tràn sang Paris đến mức báo Le Figaro, trong chuyên mục Văn hóa và Độc giả cũng phải thốt lên rằng « Làn sóng châu Á đang tràn đến ».

Theo tờ báo, hiện tượng mới này bắt đầu từ Vòng thi chung kết nhạc kịch Opéra Paris lần thứ nhất vào năm 2010. Năm đó, giọng trầm nữ Kihwan Sim, 28 tuổi, người Hàn Quốc đã giật giải Á quân. Từ đó đến năm 2012, trong mỗi cuộc thi nhạc kịch đều có ít nhất một gương mặt châu Á được xướng tên trong bảng vàng.

Năm 2011, trong cuộc thi Nữ hoàng Elisabeth, lại thêm một giọng ca nữ soprano Hàn Quốc, cô Haeran Hong đã làm cho cả khán phòng phải ngạt thở bởi chất giọng thanh cao và tính chất kỹ thuật ngoại hạng của cô.

Năm 2012, tại cuộc thi hát Quốc tế Capitole của Toulouse, phía nam nước Pháp, ba giọng ca nam đến từ châu Á đã vét hết các giải thưởng cao nhất trong hạng mục « giọng ca nam », bao gồm hai ca sĩ Hàn Quốc Jootaek Kim (26 tuổi), Donghwan Lee (31 tuổi) và nam ca sĩ Trung Quốc Zhengzhong Zhou (28 tuổi).

Các chuyên gia của Hội Tranh tài nhạc kịch Opéra Paris nhận thấy là từ bốn năm nay, sự hiện diện của các ca sĩ Hàn Quốc ngày càng tăng. Theo ước tính, trong số gần 350 thí sinh đăng ký dự thi mỗi năm, lượng thí sinh đến từ châu Á chiếm tỷ lệ khá lớn.

Các nhà tổ chức giải thích rằng chính sự thành công của nữ ca sĩ Sumi Jo, diva nhạc kịch gốc châu Á đầu tiên thành công trên các sàn diễn tại Paris đã thúc đẩy nhiều ca sĩ trẻ Hàn Quốc tìm đến các trường đào tạo có uy tín nhất tại Ý hay Đức để phát triển các kỹ thuật toàn cầu. Nhờ vậy, các thí sinh châu Á có thể tự tin tranh tài với các đối thủ Nga và châu Âu.

Bên cạnh đó, công nghệ thông tin tân tiến tại các nước châu Âu giúp cho các trang mạng xã hội và Internet vận hành hết công suất cũng là những công cụ quan trọng cung cấp các thông tin cần thiết để các thí sinh châu Á tìm kiếm cơ hội.

Theo bài viết, sự hiện diện của các ca sĩ nhạc kịch châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc đông đến mức tại nhà hát kịch Opéra Châtelet, nằm ngay trung tâm thủ đô Paris, "không một xuất diễn quan trọng nào mà không có sự góp mặt của các tài năng châu Á".

Giám đốc nhà hát Châtelet cho rằng sự nổi trội của các ca sĩ nhạc kịch trẻ Hàn Quốc là một lẽ đương nhiên. Tố chất đó tiềm ẩn trong xương thịt. Nhận định này cũng được nữ hoàng nhạc kịch Hàn Quốc Sumi Jo đồng chia sẻ. Cô nói : « Triều Tiên là quốc gia có truyền thống ca hát lâu đời. Chỉ cần nhìn số lượng các phòng karaoké tại đất nước chúng tôi là đủ thấy rõ. Những gì đang thay đổi trong mấy năm gần đây chính là ngày càng có nhiều giáo sư châu Âu và nhiều ca sĩ Hàn Quốc đã thành danh tại châu Âu mở các lớp nhạc và khuyến khích các học trò của mình đến hoàn thiện kỹ thuật tại phương Tây ».
viethoaiphuong
#288 Posted : Wednesday, June 26, 2013 6:38:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ca sĩ người Canada Justin Bieber trình diễn tại Trung tâm Staples
trong chuyến du hành tới Los Angeles, California, Hoa Kỳ, 24/6/2013.
VOA - 25.6.2013

viethoaiphuong
#289 Posted : Friday, June 28, 2013 7:17:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ SÁU 28 THÁNG SÁU 2013
100 năm El Cóndor Pasa : Hoài hương tâm hồn Inca



Tuấn Thảo
Nhạc phẩm El Cóndor Pasa là điệu dân ca của Peru nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Vào năm 2004, chính quyền Lima nâng ca khúc này lên hàng di sản văn hóa quốc gia. Nhưng ít ai để ý rằng phiên bản chính thức của bài El Cóndor Pasa ra đời tại Peru vào năm 1913, tức cách đây đúng một thế kỷ.

Nhân dịp này, mời quý thính giả và các bạn cùng khám phá một phiên bản hòa âm mới của bài El Cóndor Pasa do chúng tôi thực hiện vào năm 2013. Chương trình này nằm trong khuôn khổ loạt bài phát thanh mùa hè với chủ đề "Giai điệu muôn thuở" trên đài RFI.

Trước năm 1913, bản nhạc El Cóndor Pasa đã là một khúc hát dân gian quen thuộc có từ thế kỷ XVIII, nhưng lại khuyết danh tác giả. Nhạc sĩ Daniel Alomía Robles cùng với nhà biên đạo kịch Julio de La Paz (tên thật là Julio Baudouin y Paz) đã hoàn chỉnh ca khúc này từ giai điệu đến lời ca, để đưa nó vào trong một vở kịch zarzuela.

Theo truyền thống Tây Ban Nha, zarzuela (có từ giữa thế kỷ XVII) thuộc vào dạng ca vũ kịch, kết hợp đối thoại, ca khúc với hoạt cảnh múa. Kịch hát zarzuela không nghiêm túc bằng opera, thể loại gần giống nhất là kịch opérette của Pháp.

Vở kịch mang tựa đề "Soy la Paloma que el Nido Perdió", dùng hình tượng của cánh chim mất tổ ấm, con người không còn quê hương, được diễn lần đầu tiên cách đây đúng 100 năm tại Teatro Mazzi, nhà hát lớn thủ đô Lima. Đến năm 1933, toàn bộ tác phẩm được xuất bản, rồi sau đó chìm dần vào quên lãng, nhưng ca khúc El Condor Pasa lại nổi tiếng trên khắp thế giới.
http://www.youtube.com/w...edded&v=TA9zs45MfaQ

Qua hình tượng của cánh chim Đại Bàng Lướt Bay hai tác giả Daniel Alomía Robles và Julio de La Paz nói lên tình hoài hương và xa hơn nữa là sự gắn bó của họ với nền văn hóa cổ truyền Inca, có từ thời xa xưa, trước khi đội quân viễn chinh Tây Ban Nha thống trị vùng đất Nam Mỹ.

Không phải ngẫu nhiên mà hai tác giả dựa vào thổ ngữ địa phương để đặt lời ca tiếng Tây Ban Nha cho bài hát. Tựa đề bản nhạc nguyên gốc được viết bằng tiếng quechua là Kuntur, Kuntur, trong khi El Cóndor Pasa là tựa đề tiếng Tây Ban Nha. Gọi là thổ ngữ địa phương, nhưng tiếng quechua lại có hơn 10 triệu người sử dụng ở các nước Nam Mỹ, từ Peru đến Bolivia, từ Ecuador đến vùng cao nguyên miền bắc Argentina. Tiếng quechua chỉ được Peru công nhận làm ngôn ngữ chính thức vào năm 1975.

Do nguồn gốc bài hát là một bản dân ca của Peru, cho nên ngôn ngữ địa phương thích hợp hơn so với tiếng Tây Ban Nha. Theo ghi nhận của chuyên gia ngôn ngữ Nam Mỹ Rodolfo Cerrón-Palomino, vào thời kỳ huy hoàng của đế chế Inca, ngôn ngữ chính thức là tiếng aymara chứ không phải là tiếng quechua. Tuy nhiên, aymara chủ yếu được dùng trong các văn bản hành chính, trong khi thổ ngữ quechua thì lại rất phổ biến thông dụng trong dân gian.
http://www.youtube.com/w...edded&v=wnRq2FuKIrA

Nguyên gốc bản nhạc Kuntur, Kuntur (El Cóndor Pasa) thuộc vào thể điệu huayno, dành cho tiệc cưới, lễ hội. Hai tác giả Robles và La Paz khi hoàn chỉnh ca khúc không giữ lại nhịp điệu rộn ràng vui tươi trong đoạn cuối. Bài hát nói lên tâm trạng của những người sống tha hương, nhìn thấy đại bàng lướt bay trên bầu trời mát lạnh mà bỗng chạnh lòng nhung nhớ quê cha đất tổ.

Xếp cánh đại bàng, về bên dãy núi. Kẻ tha hương hứa hẹn một ngày về thăm quê hương xứ sở, tìm lại tâm hồn dân tộc Inca qua hình tượng của dãy núi Andes, của kinh thành Machu Picchu và của cố đô Cuzco. Trên xứ sở Peru, bản dân ca này đã được nhiều nghệ sĩ trình bày ghi âm lại.

Nhóm đầu tiên đưa ca khúc này ra nước ngoài kể từ đầu những năm 1960 là ban nhạc Urubamba, ghép lại hai từ uru và bamba thành một chữ. Chữ uru vì ban nhạc dân tộc này đến từ Uruguay, và bamba là một khúc dân ca truyền thống của người Mêhicô có từ năm 1683 (cuối thế kỷ XVII).
http://www.youtube.com/w...edded&v=w4JnjFJ4UFw

Ban nhạc Urubamba được thành lập vào năm 1956, vài năm sau đó mới đổi tên thành Los Incas, họ chuyên sử dụng các nhạc cụ cổ truyền và biểu diễn các bài dân ca Nam Mỹ. Trong số các tiết mục biểu diễn của họ có bài Paso del Condor, hát bằng tiếng Tây Ban Nha (phóng tác từ Kuntur, Kuntur).

Đến Paris lưu diễn vào năm 1963, tức cách đây đúng nửa thế kỷ, thành viên sáng lập ban nhạc là Jorge Milchberg mới giúp chuyển dịch bài hát sang tiếng Pháp thành Sur le Chemin des Andes (Đường lên dãy núi), do Marie Laforêt ghi âm năm 1966.

Khúc dân ca này sau đó lọt vào tai của Paul Simon thuộc ban song ca Simon & Garfunkel. Tác giả người Mỹ mới viết lời tiếng Anh If I Could cho bản nhạc. Do không chuyên về các nhạc cụ truyền thống Nam Mỹ, nên ban song ca mới nhờ nhóm Los Incas ghi âm bài này cùng với họ vào năm 1970.

Ngoài tiếng sáo thần nhân dương (tức là sáo thần Pan - pan flute), giai điệu còn thuần chất Peru nhờ tiếng đàn đặc thù charango, một loại đàn giống như mandoline nhưng có đến mười dây. Nhạc cụ đặc trưng này của các cộng đồng thổ dân sinh sống tại các vùng cao nguyên, được sáng chế tại thành phố Ayacucho của Peru từ thế kỷ XVII, sau đó được phổ biến rộng rãi ở các nước Nam Mỹ.
http://www.youtube.com/w...edded&v=1ZAFhvmVJIM

Phiên bản tiếng Anh của Simon & Garfunkel giúp bài hát chinh phục thêm nhiều tầng lớp khán giả. Hàng loạt phiên bản trong nhiều thứ tiếng khác nhau lần lượt ra đời kể cả tiếng Croatia, tiếng Ý, tiếng Nga, Hà Lan, Do Thái. Phiên bản tiếng Hoa gồm cả hai lời Quan Thoại và Quảng Đông. Còn trong tiếng Việt thì có phiên bản ghi âm song ngữ của nam ca sĩ Anh Khoa.

Thành công của El Condor Pasa gợi hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ khác. Vào năm 1975, tác giả người Peru Walter León Aguilar, thành viên sáng lập nhóm Los Illusionistas viết ca khúc La Colegiala. Từ đầu những năm 1980 trở đi, bản nhạc trở nên rất quen thuộc vì giai điệu được chọn làm nhạc quảng cáo cho một thương hiệu cà phê. Nhưng đây là một ca khúc nhạc nhẹ, sáng tác theo thể điệu cumbia colombiana, chứ không phải là một bản dân ca truyền thống như điệu huyano của người Inca.

Dù được nhiều lần phóng tác chuyển ngữ, nhưng không có phiên bản nào của El Cóndor Pasa lột tả được trọn vẹn tâm hồn của dân tộc Inca, với nguyên tác viết bằng thổ ngữ quechua. Lời ca mộc mạc đơn giản nhưng man mác nỗi buồn, mênh mông lưu luyến. Tiếng sáo nhân dương dào dạt dập dìu, tiếng đàn charango rung động tha thiết nhưng không lâm ly ai oán, mà lại thổn thức dìu dịu. Do có thân hình rất nặng, cho nên đại bàng (kuntur) không bao giờ cất cánh tung bay mà chỉ dựa vào sức gió để xoải cánh lượn bay, tùy theo luồng gió mà bay lên, bay xuống.

Chính cũng vì thế mà trong nguyên tác, giai điệu bài hát mô phỏng theo nhịp điệu xoải cánh chầm chậm khoan thai của loài chim đại bàng, đối chiếu một bên là tâm hồn nặng trĩu của những kẻ tha hương, và một bên là sự gửi gấm những tình cảm hoài niệm chan chứa trong tim, nhẹ nhàng lướt gió theo đại bàng cánh chim. Nguyên tác của bản nhạc El Cóndor Pasa vì vậy không những rất tình, mà còn rất người. Bởi vì ở bất cứ nơi đâu, kỷ niệm nhè nhẹ ban đầu, nặng dần năm tháng qua mau, rồi không biết từ thuở nào, khiến linh hồn thêm nhức nhối đớn đau.
viethoaiphuong
#290 Posted : Sunday, June 30, 2013 4:57:00 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ BẢY 29 THÁNG SÁU 2013
Daft Punk, cánh chim đầu đàn dòng nhạc French Touch



Tuấn Thảo
Trong làng nhạc quốc tế, ít có trường hợp nào lạ lùng như nhóm Daft Punk. Trong vòng 20 năm sự nghiệp, ban nhạc chỉ cho ra mắt bốn album. Tập nhạc thứ tư và cũng là album mới của nhóm phá kỷ lục số bán khi được phát hành vào tháng 5/2013. Mang tựa đề Random Access Memory, album này đánh dấu ngày Daft Punk trở lại trên tột đỉnh, sau 8 năm vắng bóng.

Nhóm Daft Punk là cánh chim đầu đàn của dòng nhạc điện tử theo kiểu Pháp, gọi là French Touch. Ban nhạc gồm hai thành viên là Thomas Bangalter và Guy Manuel de Homem-Christo. Họ chuyên kết hợp các âm thanh điện tử house và electro với các nhịp điệu kích động của rock, groove và disco.

Nét độc đáo của nhóm này là không bao giờ lộ diện trước công chúng. Daft Punk tự định nghĩa họ là những nghệ sĩ độc lập vô danh, do vậy công chúng không bao giờ thấy được diện mạo của họ. Khi xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu, nhóm này tựa như người máy robot, trên đầu lúc nào cũng đội mũ bảo hiểm, che kín khuôn mặt của mình.

Trong giai đoạn khởi đầu, nhóm này thật ra gồm ba thành viên. Họ quen nhau từ năm 1987, khi còn là học sinh trường trung học Carnot ở Paris. Thomas Bangalter và Guy Manuel de Homem-Christo cùng thành lập với Lawrence Brancowitz một ban nhạc rock tên là Darlin'. Bản nhạc ghi âm đầu tiên của nhóm phát hành vào năm 1991 hoàn toàn gặp thất bại. Lawrence sau đó tách ra riêng và gia nhập ban nhạc rock Phoenix, rất ăn khách vào những năm 2000. Còn Thomas và Guy Manuel thì tiếp tục thử nghiệm với âm thanh điện tử.


Vào tháng Năm năm 1993, tức cách đây vừa đúng 20 năm, một nhà phê bình âm nhạc của tạp chí chuyên ngành Melody Maker khi khám phá dòng nhạc thử nghiệm của ban nhạc người Pháp tỏ ý chê bai và gọi đó là ‘‘daft punky trash’’, hiểu theo nghĩa một mớ tạp âm ngớ ngẩn điên khùng. Đôi bạn Thomas và Guy Manuel mới chọn câu nói này làm nghệ danh. Ban nhạc Daft Punk chính thức ra đời vào giữa năm 1993.

Trong vòng 4 năm liền, Daft Punk chọn hình thức tự sản xuất, hợp tác với các hãng đĩa độc lập thay vì dựa vào mô hình công nghiệp lăng xê của các hăng đĩa lớn để phát hành âm nhạc của họ. Nhóm này tham gia vào nhiều liên hoan nhạc điện tử, hòa âm trong các hộp đêm, biểu diễn mở màn cho nhóm Chemical Brothers tại Luân Đôn. Sau 4 năm hoạt động, Daft Punk lọt vào mắt của hãng đĩa Source, một chi nhánh của tập đoàn Virgin để trình làng album đầu tay với tựa đề Homework.

Được phát hành đầu năm 1997, tập nhạc đầu tiên của nhóm Daft Punk mang đậm sắc thái của dòng nhạc house, theo trường phái Detroit và Chicago. Âm thanh khá mới lạ của nhóm nhạn được sự hưởng ứng của giới phê bình lẫn công chúng. Bài Around the World nhờ vào sự hợp tác của đạo diễn Michel Gondry và nhà biên đạo múa Blanca Li, trở thành một trong những video clip thịnh hành nhất trên các kênh truyền hình ca nhạc.


Sau thành công bước đầu này, Daft Punk không vội cho ra mắt album kế tiếp. Ngược lại, họ không ngừng làm viiệc trong phòng ghi âm, thử nghiệm đủ loại âm thanh để tìm ra những sắc thái khác biệt với các dòng nhạc điện tử ăn khách trên thị trường thời bấy giờ.

Mãi đến năm 2001, Daft Punk mới cho ra amwst album thứ hai mang tựa đề Discovery, hiểu theo nghĩa thám hiểm, du hành vũ trụ. Trích từ album này, bản nhạc One More Time lập kỷ lục số bán. Đà thành công của Daft Punk đánh đấu sự trỗi dậy của phong trào French Touch, mở đường cho các nhóm nhạc điện tử của Pháp chinh phục thế giới.

Vào năm 2005, Daft Punk trình làng tập nhạc thứ ba mang tựa đề ‘‘Human After All’’ khẳng định rằng đằng sau những âm thanh máy móc, vẫn có bàn tay của con người. Tuy nhiên, tham vọng của Daft Punk muốn biến những máy móc điện tử vô tri thành những nhạc cụ biểu cảm, chỉ đạt có một nửa. Tập nhạc thứ ba không thành công rực rỡ như mong đợi.

Vài năm sau đó, khi nhóm này tập hợp và hòa âm lại các ca khúc tiêu biểu nhất của cả ba album trước cho đợt trình diễn Alive, thì lúc đó nhóm Daft Punk mới chính thức được công nhận. Nhóm này đoạt hai giải Grammy dành cho Ghi âm và Album nhạc điện tử xuất sắc nhất năm 2009, sau 12 lần nhận đề cử. Nhờ vậy mà tập đoàn Disney mới đặt hàng cho Daft Punk sáng tác phần nhạc nền cho bộ phim Tron : Legacy.


Vào tháng Giêng năm 2013, nhóm Daft Punk rời hãng đĩa EMI để ký hợp đồng với Columbia Records. Tập nhạc studio thứ tư mang tựa đề Random Access Memories được phát hành vào ngày 20 tháng Năm. Ca khúc trích đoạn đầu tiên Get Lucky chiếm hạng đầu thị trường trên hơn 50 quốc gia, phá luôn kỷ lục số bán do ca sĩ Adele nắm giữ với nhạc phẩm Skyfall.

Lần này, Daft Punk mở rộng sự hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có nhà sản xuất Giorgio Moroder, người đã làm nên tên tuổi của Donna Summer và nhất là ca sĩ Pharell Williams cũng như tay đàn ghi ta điện Nile Rodgers. Nổi tiếng trên khắp thế giới nhờ sáng lập ban nhạc Chic, tay đàn Nile Rodgers trước đó đã hợp tác với David Bowie trên album Let’s Dance(1983) và sau đó là Madonna trên abum Like a Virgin (1984).

Khi hợp tác với nhóm Daft Punk, tay đàn Nile Rodgers chẳng những tham gia sáng tác mà còn triệu tập hay tay trống cừ khôi nhất thế giới. Đầu tiên hết là John Junior Thompson, người đã chơi hầu hết các ca khúc của Michael Jackson trên hai album Of the Wall và Thriller, dưới sự điều khiển của Quincy Jones. Tay trống xuất sắc thứ nhì là Omar Hakim, hợp tác với Stevie Wonder từ năm 16 tuổi.


Kết quả là lần đầu tiên từ 20 năm qua, tức là từ khi được thành lập cho tới bây giờ, ban nhạc Daft Punk không còn sử dụng máy móc điện tử để tạo ra nhịp điệu cho các ca khúc. Thay vào đó là một bộ trống thật cũng như các nhạc khí truyền thống như ghi ta và đàn phím, để tạo ra một âm thanh ấm áp gần gũi hơn. Toàn bộ album mang đậm sắc thái của dòng nhạc funky soul của những năm 1970, phối hợp với lối hòa âm điện tử.

Tập nhạc thứ tư đạt đến chủ đích mà Daft Punk đã không thực hiện được trên album trước là Human After All, hiểu theo nghĩa rốt cuộc vẫn là con người. Âm thanh của Daft Punk trước kia lạnh lùng nay lại trở nên hoài cảm, lưu luyến. Một cách để ngầm cho hiểu rằng : Máy móc điện tử chỉ có bộ nhớ, chỉ có con người mới thật sự tràn đầy kỷ niệm.

Daft Punk - Within [Random Access Memories]
http://www.youtube.com/w...bedded&v=OTYIzQgERH0
viethoaiphuong
#291 Posted : Wednesday, July 3, 2013 1:35:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vũ công Flamenco Francesca Grima biểu diễn trong buổi liên hoan Nghệ thuật Malta ở Valetta, Malta, 1-7-2013
VOA-02.7.2013

viethoaiphuong
#292 Posted : Sunday, July 14, 2013 7:10:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ BẢY 13 THÁNG BẨY 2013
La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng



Tuấn Thảo
Năm 2013 cũng là thời điểm sinh nhật năm chẳn của khá nhiều ca khúc lừng danh quốc tế. Trong số những bài xưa nhất, có bài El Cóndor Pasa và bản tango El Choclo ra đời cách đây một thế kỷ. Nhạc phẩm Quién Será được ghi âm tại Mêhicô sáu thập niên về trước (1953). Một thập niên sau, đến lượt bài La Playa (Bãi biển) đi vòng quanh thế giới nhờ phiên bản dạo đàn ghi ta sáng tác vào năm 1963.

Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo Van Wetter viết vào năm 1963, tức cách đây vừa đúng nửa thế kỷ. Tác giả bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.

Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.


Đến khi trưởng thành, ông Jo Van Wetter dời nhà về thủ đô nước Bỉ, và bắt đầu học đàn ghi ta cổ điển tại Nhạc viện thành phố Bruxelles. Ông học cùng một lớp với tay đàn ghi ta Charles Danielli. Cả hai về sau này đều mở lớp dạy nhạc, trong số những học trò của họ có Philip Catherine, một trong những tay đàn ghi ta nhạc jazz lừng danh nhất nước Bỉ.

Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.


Đầu những năm 1960, vào lúc mà phong trào nhạc trẻ rộ lên ở châu Âu, giới ca sĩ ‘‘nhí’’ hưởng ứng dòng nhạc rock đến từ Hoa Kỳ bằng cách chuyển dịch rồi ghi âm lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Jo Van Wetter lại khám phá các làn điệu ghi ta đến từ đảo Hawai. Cùng với nhiều tác giả khác như Willy Albimoor, Hans Blum và Michael Thomas (Martin Böttcher), nhạc sĩ Jo Van Wetter soạn một số khúc đàn theo thể điệu này.

Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.

Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.

Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.


Năm 1963, một trong những album ăn khách nhất thị trường quốc tế là tập nhạc cover của nữ danh ca người Mỹ Julie London, qua đó cô ghi âm lại hầu hết các bản nhạc tình La Tinh kinh điển phối theo điệu cool jazz. Khi được nghe album này, Jo Van Wetter mới ngẫu hứng sáng tác khúc đàn mà ông đặt tên là La Playa. Khúc nhạc này trở nên thịnh hành nhờ các bản hòa tấu, song tấu hay độc tấu Tây Ban Cầm (chẳng hạn như phiên bản của Claude Ciari).

Lúc đầu, ông định soạn khúc đàn này theo thể điệu bossa nova (ra đời vào năm 1958), vào lúc mà phong trào này đang trở nên cực thịnh tại các nước Âu Mỹ, sau thành công ngoạn mục của bài Manha de Carnaval, ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro. Rốt cuộc, ông lại phối theo nhịp điệu rumba, nhưng với lối chơi đàn ghi ta thùng rất mộc, chứ không phối với một dàn nhạc theo kiểu nhạc khiêu vũ hay theo phong cách easy listening.


Tác giả người Pháp Pierre Barouh, nghe được khúc đàn La Playa khi anh vừa từ Brazil trở về Paris. Pierre Barouh là người sáng tác sau này nhạc phẩm Samba Sarava (1966) và hát ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et Une Femme (Câu chuyện một người đàn ông và một người đàn bà) của đạo diễn Claude Lelouch, mà hầu hết mọi người chỉ nhớ mang máng câu hát mở đầu. Cảm thấy hứng thú, Pierre Barouh mới đặt lời ca tiếng Pháp cho giai điệu. Khúc đàn trở thành một bài hát và được ca sĩ Marie Laforêt ghi âm vào năm 1964.

Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê hương do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì không ghi rõ tác giả, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.

Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.

La Playa - Romantic Guitar
http://www.youtube.com/w...edded&v=0tUKPbRqxhU


Agnaldo Rayol canta A Praia (La Playa)
http://www.youtube.com/w...bedded&v=k0M0s8-mYkg
viethoaiphuong
#293 Posted : Tuesday, July 30, 2013 2:20:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mọi người nhảy múa xung quanh Quảng trường chính ở Tudela, miền bắc Tây Ban Nha
trong điệu nhảy La Revoltosa nhằm tôn vinh thánh quan thầy Ana.
VOA-29.7.2013

viethoaiphuong
#294 Posted : Tuesday, August 13, 2013 8:05:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - CHỦ NHẬT 11 THÁNG TÁM 2013
Đàn tango sầu mộng Tình cho không biếu không



Tuấn Thảo
Dòng nhạc tango của Argentina một khi du nhập vào châu Âu đã cho ra đời phong trào sáng tác nhạc khiêu vũ. Nhiều ca khúc tiếng Ý, tiếng Pháp hay Tây Ban Nha trở nên ăn khách qua điệu tango. Trường hợp của hai bài Chitarra Romana (Khúc đàn buồn) và L’amour c’est pour Rien (Tình cho không biếu không).

Nhạc phẩm Chitarra Romana (tựa tiếng Anh là Roman Guitar) ra đời vào năm 1934 dưới ngòi bút của tác giả Eldo di Lazzaro (1902-1968). Sinh trưởng tại Trivento, một thị trấn nằm cách thủ đô Roma khoảng 200 cây số về phía Đông, ông thành danh vào cuối những năm 1920 nhờ vào nghề soạn nhạc.

Nổi tiếng cùng thời với tác giả Giovanni D'Anzi (19063-1974), ông Eldo di Lazzaro đã góp phần làm giàu dòng nhạc tiếng Ý, một mặt duy trì truyền thống viết ca khúc Napoli, mặt khác hấp thụ ảnh hưởng văn hóa nước ngoài để làm mới các bài hát.

Khi sáng tác ca khúc, cả hai tác giả Eldo di Lazzaro và Giovanni D'Anzi thường viết theo kiểu stornello, một dạng ca dao bình dân, lời thơ rất ngắn nhưng phải có vần điệu. Lối sáng tác đoản khúc buộc tác giả phải viết lời cô đọng, biết tiết kiệm câu chữ nhưng vẫn khéo léo trong ẩn dụ, tài tình trong ý tứ.


Theo nhà văn Gianni Borgna, tác giả quyển sách mang tựa đề "Lịch sử của các ca khúc tiếng Ý" (Storia della Canzone Italiana), nhạc sĩ Eldo di Lazzaro đã viết nhạc phẩm Chitarra Romana với tham vọng là bản tango tiếng Ý này sẽ nổi tiếng không thua gì bài La Cumparsita của Uruguay và Argentina. Nếu như nhịp điệu bài hát thuần chất tango, thì trong ca từ, tác giả này đã cài rất nhiều hình tượng tiêu biểu của kinh thành La Mã cổ kính.

Trong ca khúc, nhạc sĩ Eldo di Lazzaro gợi lên khung cảnh thủ đô Roma lộng lẫy dưới bầu trời đêm lợp đầy sao sáng. Kỷ niệm tình yêu chốn cũ vẫn còn, tuy rằng hình bóng tình nhân năm nào đã vội tan, cho nên người nghệ sĩ mới ôm đàn thở than, chỉ còn sâu trong tiếng nhạc nỗi cô đơn về làm bạn.

Người đầu tiên ghi âm ca khúc này là ca sĩ Carlo Buti (1902-1963). Sinh trưởng tại Firenze (thành phố Florence), ông nổi tiếng vào đầu những năm 1930 và được mệnh danh là Giọng ca vàng nước Ý, nhờ vào lối vuốt chữ rất mượt như Bing Crosby hay Frank Sinatra của Mỹ. Nhưng đặc điểm của Carlo Buti là ông có chất giọng tenorino, tức là một giọng nam cao (tenor) chuyên hát chẻ giọng óc.


Trong gần 30 năm sự nghiệp, ông Carlo Buti đã lập kỷ lục với gần 1600 ca khúc ghi âm, thể hiện hầu hết các ca khúc nổi tiếng của Ý và mở đường sau đó cho hàng loạt ca sĩ như Lou Monte hay Al Martino, chuyên hát tiếng Ý nhưng lập nghiệp ở Hoa Kỳ. Trong các bản nhạc tủ của họ, dĩ nhiên là phải có Khúc đàn buồn.

Đúng ba thập niên sau ngày phát hành bản nhạc Khúc đàn buồn, một bài tango nổi tiếng khác, viết bằng tiếng Pháp, ra đời vào năm 1964. Đó là nhạc phẩm L’amour c’est pour Rien, rất quen thuộc với người Việt vì bài hát từng được tác giả Phạm Duy dịch thành Tình cho không biếu không.

Bài tango này ra đời dưới ngòi bút của hai tác giả : Enrico Macias soạn nhạc, Pascal René Blanc đặt lời. Thế nhưng điều gì đã thúc đẩy Enrico Macias viết một bản tango trong khi thể điệu này không phải là sở trường của ông ? Enrico Macias thành danh tại Pháp vào năm 1963 với nhạc phẩm Adieu Mon Pays có nghĩa là Vĩnh biệt quê hương nói lên tâm trạng của nhiều gia đình phải rời bỏ Algêri trở về Pháp khi Algêri tuyên bố độc lập.

Bài này cũng như nhiều sáng tác khác cho thấy là Enrico có sở trường viết nhạc bolero, tiêu biểu qua các bài như Beyrouth, Le Voyage, La Nuit Mexicaine hay Solenzara (tựa tiếng Việt là Nắng Xuân), một ca khúc đảo corse mà Enrico đã chuyển thể theo điệu nhạc này.


Vào năm 1964, Enrico Macias là giọng ca tuy chỉ vừa xuất hiện, nhưng lại rất thành công. Cùng với ca sĩ Richard Anthony, ông nắm giữ kỷ lục số bán nhờ sáng tác nhiều ca khúc ăn khách. Sự thành công đó giúp cho Enrico Macias đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc trong năm 1964, trong đó có giải sáng tác Vincent Scotto.

Tại Pháp, tác giả người gốc Ý Vincent Scotto (1874-1952) nổi tiếng nhờ viết ca khúc J’ai deux Amours cho Joséphine Baker, bản Prosper (Youp la boum) cho Maurice Chevalier, bài Marinella cho Tino Rossi. Ngoài ra, ông còn có sở trường viết nhạc khiêu vũ, trong đó có nhiều bài tango.

Nổi tiếng nhất vẫn là bản Le plus beau des tangos du monde (Bài tango đẹp nhất thế giới), mà tác giả Vincent Scotto đã viết cho con rể của ông là ca sĩ Henri Alibert. Luis Mariano và Tino Rossi sau đó đều có ghi âm bài này. Trong tiếng Ý bài hát này do Carlo Buti ghi âm với tựa đề Il Piu Bel Tango.


Khi được trao giải sáng tác Vincent Scotto, Enrico Macias do không hề chờ đợi, nên rất ngạc nhiên bất ngờ. Xúc động trước những tình cảm ưu ái mà khán thính giả dành cho ông trong bước đầu sự nghiệp, ông mới ngẫu hứng ôm đàn soạn ra một giai điệu trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, thể điệu được chọn là tango để đánh dấu giải thưởng Vincent Scotto.

Người đặt lời cho ca khúc này là Pascal René Blanc, chứ không phải là tác giả Jacques Demarny, theo một số nguồn ghi chú, cho dù Jacques Demarny đã viết lời cho gần 150 ca khúc của Enrico Macias. Nhờ vào bài tango này và bản nhạc Solenzara, mà Enrico trở nên rất nổi tiếng ở Nhật Bản.

Năm 2013 đánh dấu 50 thành công sự nghiệp của ca sĩ Enrico Macias. Còn điệu tango truyền thống tiếp tục thành công cho tới năm 1974, thời kỳ trỗi dậy của tango đương đại, còn được gọi là tango mới, làm khựng lại phong trào sáng tác nhạc khiêu vũ không lời. Chỉ có những bản tango kinh điển, mới không trở nên lỗi thời.

Khánh Linh
#295 Posted : Monday, September 9, 2013 4:19:49 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Singer: Selena
Song: I Could Fall in Love



1 user thanked Khánh Linh for this useful post.
viethoaiphuong on 10/7/2013(UTC)
viethoaiphuong
#296 Posted : Monday, October 7, 2013 10:56:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Portofino, tượng thanh thắng cảnh mộng lành địa danh



Thị trấn Portofino trở nên nổi tiếng nhờ bài hát cùng tên (DR)

Tuấn Thảo - RFI - 04.10.2013
Vào đầu năm 2013, danh ca tenor người Ý Andrea Bocelli cho phát hành tập nhạc mang tựa đề Đam Mê (Pasione). Ngoài các bản bolero tiêu biểu cho dòng nhạc La Tinh, Andrea Bocelli còn đưa người nghe vào thế giới âm nhạc đầy nắng ấm, đi thăm các địa danh nên thơ, hữu tình của Brazil và của miền Địa Trung Hải.

Nếu như bờ biển Ipanema và đỉnh đồi Corcovado là những danh lam tiêu biểu cho thành phố Rio de Janeiro, thì bản nhạc Love in Portofino lồng câu chuyện tình vào một thắng cảnh nổi tiếng của nước Ý. Bài hát được ghi âm lần đầu tiên vào tháng Năm năm 1958, do tác giả Ferdinando (Fred) Buscaglione (1921-1960) sáng tác và trình bày.

Sinh trưởng tại Torino, miền bắc nước Ý, Ferdinando có năng khiếu âm nhạc từ thuở thiếu thời nên được cha mẹ cho theo học đàn tại nhạc viện thành phố Torino. Sau khi tốt nghiệp, ông kiếm sống nhờ nghề chơi nhạc jazz tại các quán nhạc, phòng trà.


Nhạc cụ sở trường của ông là đàn contrebasse và violon. Thời nhập ngũ đi lính, ông chủ yếu tham gia vào ban nghệ quân đội, nhưng chỉ được hát và sáng tác ca khúc tiếng Ý, bởi vì trong giai đoạn toàn trị của nhà độc tài Mussolini, phim ảnh cũng như các ca khúc nhạc ngoại đều hoàn toàn bị cấm.

Sau khi nước Ý bại trận, chiến tranh thế giới thứ nhì chấm dứt, Ferdinando bị quân đội đồng minh giam cầm trong gần một năm, nhưng nhờ có tài nghệ đàn hát, nên ông được quyền tham gia biểu diễn cho các đài phát thanh địa phương. Một khi được giải ngũ, ông trở về nguyên quán và chính thức chọn con đường sân khấu từ năm 1949 trở đi.

Vào đầu những năm 1950, làn sóng điện ảnh Hollywood đổ ập vào châu Âu trong giai đoạn tái thiết. Nhạc phim, nhạc jazz cũng như phong cách của các ngôi sao màn bạc Mỹ ảnh hưởng sâu đậm đến lối sáng tác của Ferdinando. Ông chọn nghệ danh là Fred Buscaglione, và vay mượn cung cách ăn mặc của thần tượng điện ảnh Clark Gable, từ mép râu dày cho đến cách chải tóc mượt. Để hát nhạc tình, có lẽ không có gì lý tưởng bằng việc hóa thân thành một trong những người đàn ông đẹp trai nhất hành tinh.


Thành danh nhờ nghề ca hát và đóng phim, Fred Buscaglione trong cách diễn đạt thiên về lối hát đầy ngẫu hứng, dùng ca từ rất ngắn mà tượng thanh (scat) của dòng nhạc jazz nhiều hơn là nhạc nhẹ. Có thể nói Fred Buscaglione là một trong những scatman đầu tiên, chứ không phải là crooner của nước Ý.

Phong cách này ảnh hưởng sau đó đến ca sĩ Paolo Conto trong bài hát Via Con Me ăn khách vào năm 1981. Nhưng khi hát nhạc tình, Fred Buscaglione cũng biết nhã chữ thì thầm. Ông sáng tác bài Love in Portofino (Tình yêu tại Portofino) vào năm 1958, sau một chuyến ghé thăm thị trấn ven biển này, nằm cách thành phố Torino 140 cây số về phía nam.

Bản nhạc nhanh chóng trở thành sáng tác ăn khách nhất của ông, cho dù chỉ có câu mở đầu là bằng tiếng Anh, toàn bộ phần còn lại được viết bằng tiếng Ý. Đây cũng là ca khúc duy nhất ông viết theo thể điệu rumba vào thời mà dòng nhạc khiêu vũ đang trở nên cực thịnh tại châu Âu. Đang trên tột đỉnh danh vọng, ông đột ngột qua đời vào năm 38 tuổi do tai nạn giao thông.


Với hơn hai triệu đĩa đơn bán chạy trong mùa hè năm 1958, bài Portofino tiếp tục ăn khách một năm sau đó với các phiên bản chuyển dịch sang tiếng Tây Ban Nha, Hà Lan, Hy Lạp … Riêng trong tiếng Pháp, bài hát có đến hai lời khác nhau. Lời đầu tiên được tác giả Jacques Larue chuyển dịch khá gần sát, giúp cho phiên bản ghi âm của Dalida phá kỷ lục số bán vào năm 1959.

Lời tiếng Pháp thứ nhì do hai tác giả G. Coulonges & R. Denoncin dịch rất thoát ý, hoàn toàn là một bản phóng tác được ca sĩ Nathalie Degand (nghệ danh là Zóe) ghi âm vào năm 1966 dưới tựa đề La Mélodie Mélancolique (Khúc nhạc buồn). Trong vòng nửa thế kỷ, hàng trăm nghệ sĩ đều cùng ghi âm một bản nhạc tình.

Trái với nhạc phẩm Portofino, từng được nhiều người thu đi thu lại, bài hát đề tựa Monaco 28° à l’ombre (có nghĩa là 28 độ dưới bóng râm) thuộc vào hàng ‘‘one hit wonder’’, tức là bản nhạc ăn khách duy nhất của một nghệ sĩ.

Bản nhạc này có giai điệu ngọt ngào khá quen thuộc, nhờ tiếng đệm đàn du dương, tiếng sóng vỗ dạt dào. Nhưng khi nhắc đến cái tên Jean François Maurice, thì chẳng có người nào biết tác giả là ai. Đằng sau cái nghệ danh này là nhà sản xuất kiêm nhạc sĩ người Pháp Jean Albertini (1947-1996).


Lúc còn trẻ, ông vào nghề sáng tác một cách tình cờ ngẫu nhiên, vì bố mẹ ông là bạn thân của gia đình nam ca sĩ Claude Nougaro. Khi phong trào nhạc trẻ những năm 1960 bắt đầu rộ lên ở Pháp, ông bắt đầu viết ca khúc cho lớp ca sĩ mới.

Chính ông là người đã viết lời ca cho hai ca khúc cực kỳ nổi tiếng của danh ca Christophe là Aline và Les Marionnettes. Ông cũng viết bài La Plage aux Romantiques cho ca sĩ Pascal Danel cũng như nhiều ca khúc khác cho Hervé Vilard hay Michèle Torr.

Sau hơn một thập niên viết nhạc cho người khác, ông ghi âm nhạc phẩm 28° à l’Ombre (tiểu tựa là Monaco) vào năm 1978, xen kẻ giọng đọc với giọng hát, kết hợp hình ảnh sang trọng của thành phố Moncaco với bờ biển cát ngà của hải đảo Maurice (Mauritius Island). Bởi vì ở Monaco, chẳng hề có rặng dừa xanh bên bờ cát trắng.

Được sáng tác ban đầu như một điệu nhạc quảng cáo du lịch, điều mà sau này sẽ nhiều lần được khai thác qua phim ảnh, bản nhạc này phá kỷ lục số bán vào mùa hè năm 1978, ăn khách hơn cả nhạc phẩm L’Été Indien của Joe Dassin phát hành ba năm trước đó. Bản nhạc của Jean Albertini cũng tiếp tục thành công trong hai lần tái bản vào những năm 1980.


Vô hình chung, cả hai bài hát Portofino và Monaco (28° à l’Ombre) đều góp phần là giàu bộ vựng tập bao gồm các bản nhạc chọn địa danh làm tựa đề. Đó là trường hợp của Syracuse, Ipanema, Corcovado, Granada, Venise, Solenzara hay Porto Vecchio.

Khác biệt hay chăng là tầm vóc và uy tín sẵn có của các địa danh, xinh như mộng, đẹp như tranh. Nói cách khác, các thành phố như Capri hay Monaco đã nổi tiếng từ lâu rồi chứ không cần có bài hát của Hervé Vilard hay của Jean Albertini.

Đổi lại, nhờ vào tác giả Fred Buscaglione, mà thị trấn hiền hoà Portofino trở nên một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước Ý, với tháp chuông của nhà thờ San Martino lơ lững trên đỉnh đồi, gióng lên tiếng gọi mời cho bao đôi bạn đời, lúc tình yêu vừa tới.

28° A L'OMBRE Jean-François MAURICE
http://www.youtube.com/watch?v=uUf5mdcVNj4
viethoaiphuong
#297 Posted : Friday, October 11, 2013 12:12:44 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ năm 10 Tháng Mười 2013
Nước Pháp kỷ niệm rầm rộ 50 năm ngày giỗ Edith Piaf


Edith Piaf biểu diễn tại Rotterdam, Hà Lan, 13/12/1962
Wikipédia

Thanh Hà
50 năm sau ngày qua đời, nghệ sĩ Edith Piaf vẫn là một trong những biểu tượng của nước Pháp. Bản tình ca « La Vie En Rose » là một trong 10 bài hát của Pháp được hưởng bản quyền tác giả nhiều nhất trên sân khấu nghệ thuật quốc tế. Đối với giới trẻ, Piaf là biểu tượng của sự vùng lên.

Quận 19 và 20 Paris dành hẳn một chương trình trong 3 ngày để tưởng niệm nữ danh ca này. Chiều nay, nhà thờ Saint Jean tại khu Bellville, quận 20 Paris, tổ chức một buổi cầu nguyện cho Piaf. Đây là nơi bà từng làm lễ rửa tội. Tiếp theo đó là hàng loạt các buổi trình diễn văn nghệ để ôn lại những tác phẩm để đời của Piaf cho đến hết ngày 12/10/2013. Thành phố Paris kể lại huyền thoại « La Môme » trong khuôn khổ cuộc triển lãm mang chủ đề « Theo chân Edith Piaf » .

Sinh ngày 19/12/1915, bị cha mẹ bỏ rơi, Edith Giovanna Gassion phải sớm bươn chải để tìm kế sinh nhai. Mãi đến năm 20 tuổi, cô gái hát rong có chất giọng đặc biệt này mới được một ông chủ quán cabaret, Louis Leplée chú ý. Sự nghiệp của « La Môme – Con nhóc » chỉ bắt đầu từ đó. Piaf nhanh chóng trở thành một ngôi sao trong thế giới ca nhạc, phòng trà của Paris thời đó. Bà hợp tác với các nhà soạn nhạc nổi tiếng Paris thời bấy giờ, để cho ra đời những ca khúc như « Mon Légionnaire », « L’Accordéoniste » …

Nhưng đến năm 1946, sự nghiệp của bà bước sang một khúc quanh mới với « La Vie En Rose ». Tới nay, ca khúc này vẫn là một trong những bản nhạc được biết đến nhiều nhất, dù là đối với khán giả trên nước Nga rộng lớn, hay đối với giới sành điệu trên xứ Hoa anh đào.

Trong đêm ngày 10/10/1963 nữ nghệ sĩ Edith Piaf đã trút hơi thở cuối cùng. Thọ 47 tuổi. Nửa thể kỷ sau, bà vẫn là « tiếng hát » tiêu biểu nhất của nước Pháp qua mọi thời đại. Những ca khúc nổi tiếng nhất của bà cũng như cuộc đời đầy sóng gió và bất hạnh của « La Môme » Piaf vẫn làm mê hoặc thế giới.

Thành phố New York đi tiên phong trong các hoạt động tưởng niệm thiên tài Edith Piaf với hai chương trình đặt biệt vào giữa tháng 9/2013. Sinh thời, Piaf là nữ nghệ sĩ Pháp đầu tiên chinh phục khán giả Mỹ. Năm 1947, Piaf đã chọn làm bệ phóng để khởi đầu sự nghiệp của bà trên đất Mỹ. New York là nơi tác giả của những ca khúc đã đi vào lòng người như « Milord », «L’Hymne à l’Amour » khởi đầu sự nghiệp trên đất Hoa Kỳ. Chính tại thành phố này, bà đã gặp, yêu và vĩnh viễn bị cướp đi mối tình lớn nhất trong cuộc đời là võ sĩ quyền anh, Marcel Cerdan.

Những thử thách dồn dập của cuộc đời, rượu và thuốc lá, ma túy giết dần giết mòn người đàn bà đầy nghị lực như Edith Piaf. Ngày 10/10/1963, bà qua đời ở Grasse, miền nam nước Pháp, thọ 47 tuổi. Edith Piaf để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ hơn 100 bài ca bất hủ, gần một chục bộ phim. Nửa thế kỷ sau, nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ trên thế giới vẫn thần tượng « La Môme Piaf ».

Lady Gaga từng cho biết ý định mua cho bằng được một vài kỷ vật của cố danh ca Pháp, chẳng hạn như một chiếc áo của bà, hay một chai nước hoa đã luôn gắn liền với Edith Piaf. Cũng Lady Gaga từng khẳng định rằng trong cô có chút gì của Piaf bởi sinh thời, Edith Piaf còn là biểu tượng của sự vùng lên, bà không chấp nhận đi theo những con đường đã được vạch sẵn. Chẳng thế mà ở vào đầu thập niên 60, Edith Piaf trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời đã từng cặp đôi với một người tình trẻ hơn bà đến 20 tuổi.
viethoaiphuong
#298 Posted : Sunday, October 20, 2013 12:57:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chiếc vĩ cầm tàu Titanic được bán với giá 1,4 triệu đô la



Chiếc vĩ cầm của nhạc trưởng Wallace Hartley trên tàu Titanic
vừa được nhà bán đấu giá Henry Aldridge & S bán với giá 900,000 bảng (1,45 triệu đô la) ngày 19/10/2013.

VOA - 19.10.2013
Cây vĩ cầm, được người đứng đầu ban nhạc sử dụng trên chiếc tàu Titanic bị chìm, vừa được bán với giá 1,4 triệu đô la.

Cây đàn này được bán vào ngày thứ Bảy ngay sau khi cuộc đấu giá bắt đầu tại một nhà bán đấu giá ở miền nam nước Anh.

Nhà bán đấu giá nói người thắng trong vụ đấu giá này là một người mua tại miền nam nước Anh.

Nhà bán đấu giá Henry Aldridge và Con trai, chuyên về các di vật của tàu Titanic, nói đây là một giá kỷ lục thế giới đối với những vật kỷ niệm có liên hệ đến tàu Titanic.

Ông Alan Aldridge, người điều khiển chính cuộc bán đấu giá nói cây đàn vĩ cầm này tạo được nhiều chú ý vì giá trị tình cảm của đàn.

“Cây đàn có tính cách biểu tượng. Cây đàn tượng trưng cho sự can đảm của con người, cách thức mà nhạc sĩ trẻ này và các đồng nghiệp cũng như tất cả mọi người cư xử một cách can đảm trên con tàu, ở lại với con tàu và hoàn thành nhiệm vụ của họ.”

Nhà bán đấu giá Henry Aldridge và Con trai nói cây vĩ cầm thu hút các nhà sưu tập trên toàn thế giới.

Các giới chức nhà bán đấu giá cho biết họ phải mất 7 năm để kiểm tra về tính xác thực của cây đàn.

Các giới chức này nói thêm là cây đàn thuộc về trưởng ban nhạc Wallace Hartley đang trình diễn bản nhạc "Nearer, My God to Thee" thì con tàu bạc mệnh Titanic bị chìm.

Ông Hartley và các thành viên ban nhạc đều thiệt mạng. Chiếc vĩ cầm được tìm thấy sau đó, vướng trong xác của ông Hartley trôi trên mặt biển.

Nhà bán đấu giá cho biết trong những năm qua, cây đàn qua tay nhiều người, gồm cả hôn thê của ông Hartley, chết vào năm 1939.

Tàu Tinanic ra khơi trong chuyến đầu tiên từ Anh đi New York thì đụng phải một băng sơn và chìm vào ngày 15 tháng 4 năm 1912. Hơn 1.500 hành khách đã thiệt mạng.
viethoaiphuong
#299 Posted : Thursday, November 7, 2013 1:56:18 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm



Ban nhạc CBC đã bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy năm 1963.

VOA Tiếng Việt - 05.11.2013
CBC - một ban nhạc rock nổi tiếng ở miền nam Việt Nam từ những năm 60 và 70, vẫn tiếp tục biểu diễn ở Hoa Kỳ sau khi sang định cư tại đây.

Tên CBC là do thân mẫu của ban nhạc đặt cho, viết tắt của chữ 'Con Bà Cụ', và ban nhạc này đã bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy năm 1963 khi còn là các thiếu niên.

Ban nhạc cho biết sự đam mê trong nghề nghiệp đã gắn bó họ lại với nhau trong suốt hàng chục năm qua.

Ông Tùng Linh, một thành viên ban nhạc, nói: “Tất cả các anh chị em đều rất đam mê nghệ thuật. Tụi này cũng rất là may mắn là có cái duyên anh chị em với nhau, vẫn thương yêu nhau và gắn bó với nhau trong bao nhiêu năm qua. Tụi này cũng rất yêu mến khán thính giả của mình. Tụi này lúc nào cũng cố gắng để đoàn kết với nhau”.

CBC đi lưu diễn tại khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ. Cũng có những tiểu bang có người Mỹ họ có vợ người Việt và họ biết là CBC có trình diễn tại tiểu bang của họ thì họ cũng đến xem CBC trình diễn và nói rằng tôi là một người lính Hoa Kỳ đã từng chiến đấu tại Việt Nam và xem ban nhạc của các anh chị trình diễn rồi. Họ tới họ gặp họ mừng lắm. (Bà Bích Loan nói)

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ban nhạc gồm các thành viên phần lớn là anh chị em trong gia đình này nảy ra ý tưởng kiếm sống bằng cách hát nhạc rock cho các binh sĩ Mỹ đồn trú tại Việt Nam trong thời chiến.

Ban nhạc hiện đi biểu diễn tại khắp nơi ở Hoa Kỳ.

Bà Bích Loan, một thành viên khác của CBC, cho hay rằng qua những chuyến đi đó, ban nhạc cũng từng gặp nhiều cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

Bà Loan nói: “CBC đi lưu diễn tại khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ. Cũng có những tiểu bang có người Mỹ họ có vợ người Việt và họ biết là CBC có trình diễn tại tiểu bang của họ thì họ cũng đến xem CBC trình diễn và nói rằng tôi là một người lính Hoa Kỳ đã từng chiến đấu tại Việt Nam và xem ban nhạc của các anh chị trình diễn rồi. Họ tới họ gặp họ mừng lắm”.

Bà Bích Loan cho biết, thời trước năm 75, CBC là một trong những ban nhạc hard rock rất nổi tiếng ở miền nam Việt Nam.

Trong khi lưu diễn tại Ấn Độ vào mùa xuân năm 1974, ban nhạc đã xin tị nạn sang Australia.

Lúc này CBC chưa có duyên. Bất cứ cái gì mình làm thì đều có duyên. Khi mà có cái duyên thì CBC cũng sẽ có cái ngày về trình diễn. Còn trong lúc này thì ban nhạc chưa có ý định đó. (Bà Bích Loan nói thêm).

Sau khi bị từ chối, họ được các nhà sư Tây Tạng cũng là tị nạn cưu mang.

Sau năm 1975, các thành viên ban nhạc đã xin tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ rồi sau đó định cư tại Houston, Texas.

Bà Loan cho biết hiện CBC chưa có kế hoạch trở về Việt Nam để ca hát.

Bà nói: “Lúc này CBC chưa có duyên. Bất cứ cái gì mình làm thì đều có duyên. Khi mà có cái duyên thì CBC cũng sẽ có cái ngày về trình diễn. Còn trong lúc này thì ban nhạc chưa có ý định đó”.

Năm 2014, CBC Band sẽ kỷ niệm tròn 50 năm ngày thành lập ban nhạc.
viethoaiphuong
#300 Posted : Tuesday, November 12, 2013 12:42:59 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vũ công biểu diễn trên sân khấu trong một buổi tổng duyệt của vờ ‘La Sylphide’ tại Nhà hát lớn ở Sydney, Australia.
VOA-06.11.2013
viethoaiphuong
#301 Posted : Wednesday, November 20, 2013 6:55:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nghệ sĩ Bắc Triều Tiên từ Bình Nhưỡng diễn tập cho một màn dạ vũ được gọi là "Azalea"
tại Liên hoan nghệ thuật châu Á lần thứ 13 ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
VOA - 19.11.2013
Users browsing this topic
Guest (19)
24 Pages«<1314151617>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.