Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Thùy Dương (Nga)
Phượng Các
#1 Posted : Friday, November 26, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
một nghề sáng giá

thùy dương



Tôi du học Tây về! Câu đơn giản thế nhưng lanh lảnh như tiếng chuông mới đúc. Chữ "Tây" không chính xác về địa lý nhưng chuẩn xác về sự phân chia cấp bậc cũng như cái nhìn trong xã hội. Có điều tôi chỉ đi "Tây" Nga về chứ không "Tây" Mỹ, "Tây" Úc hay "Tây" Đức, Pháp... Cái "thiệt thòi" hôm nay là "ưu đãi" trước kia của Bộ đại học dành cho tôi. Chả gì nước Nga cũng "ông anh cả" của Việt Nam - "nước cộng hòa thứ 16 của Liên xô".



Tôi là kỹ sư kinh tế ở Nga về. Nghe không vang như câu trên. Phải thôi. Kinh tế Nga chục năm nay lu mu, chả ra "kế hoạch quốc gia", chả ra "kinh tế thị trường". Sách vở là phương tiện cãi nhau của các nhà "đổi mới". Năm năm đèn sách nhét thứ đó vào đầu không ngớ ngẩn là may.



Tôi mang chiếc bằng xinh xinh đi xin việc cùng lời quảng cáo khiêm tốn như trên. Đầu tiên tôi mua báo, nghiên cứu "tuyển người", đánh dấu xanh đỏ những chỗ "khả thi". Tôi bắt đầu gọi điện. Nhà có điện thoại lợi đủ đường. Tuy nhiên, mỗi lần "bắt" được giọng đầu dây kia, hiện tượng này chiếm 30% số lần gọi, mẹ và bà chị dâu đều "ý tứ" xem đồng hồ. Nào tôi có ham "nấu cháo điện thoại" mà tại phí điện thoại nó "cấu" vào đồng lương gớm quá. Tôi học kinh tế ở Nga, tưởng "kinh tế" cho gia đình mấy năm sinh viên. Nào đâu đúng thời kỳ khó khăn. Việt Nam qua thời "tem phiếu" từ lâu mà nước Nga bắt đầu "talon"*. Tháng 2 kg đường, 7 lạng thịt, 2 chai vôtka là tiêu chuẩn sinh viên! "Talon" đường và rượu coi như đủ còn 7 lạng thịt thiếu nặng. Ra chợ, có đấy, nhưng "đời sinh viên lấy đâu ra tiền". Chẳng nhẽ để con gái chết đói ở đất nước Xã hội chủ nghĩa, mẹ tôi đành tiếp viện. Năm năm "hạch toán" ra chắc cũng lõm của mẹ tôi ối. Biết thân, biết phận nên về nước tôi không dám làm mình, làm mẩy "quen ở Tây" thế nọ, thế kia. Chỉ duy nhất cái "màn tra tấn" 6 giờ sáng bị khua bằng đủ âm thanh "nội" "ngoại" là tôi "choáng" hẳn. "Nội" là tiếng mẹ tôi mở cửa sắt đi tập thể dục, chị dâu tranh thủ sáng có nước bơm giặt giũ. Xô chậu "duyệt binh" xủng xoảng ra trữ nước dùng trong ngày. "Ngoại" là tiếng rao bán. Từ "mỳ nóng", "bánh cuốn", "xôi" các loại đến gạo tẻ, gạo nếp "tên tuổi" nghe như tiếng Thổ, hoặc mắm muối kèm mùi khó tả... Rao the thé, ồ ồ có, ai oán, uốn éo cũng có. Điên nhất là ông mãnh "mỳ nóng" sáng nào cũng chính xác như đồng hồ Tây. Nó đứng dưới cửa sổ tôi gào "mì nóng" lanh lỏi, kết thúc bằng chữ "ròn". Chao ôi, khâm phục độ nẩy của lưỡi nó. Đồ rằng, cả miền Bắc có mình nó biết phát âm chữ R!



Không trốn được những âm thanh đó, tôi chúi đầu vào đống chăn chịu đựng qua "cơn bĩ cực". Nhưng giờ "thái lai" đến là lúc mẹ tôi đi tập thể dục về. Nhìn con gái còn "giương đò", bà lại ca "dậy sớm có lợi cho sức khỏe" là lá la... Thôi thà dậy béng cho xong.



Chuyện xin việc không thể gọi điện thoại. Tôi đã qua bài học thứ nhất khi tổng kết thông tin qua điện thoại là con số 0 tròn trĩnh. Mấy người trực điện thoại hoặc nhấm nhẳng hoặc chẳng trả lời câu nào cho ra hồn.



Tôi mò tới các "Trung tâm giới thiệu việc làm" và thấy ngay mình là con ngớ ngẩn. Vừa lộ "tốt nghiệp ở Nga về", họ hỏi ngay:



"Sao không ở lại, về làm gì?"



"Làm việc."



"Việc gì mà làm?"



Tôi trố mắt nhìn họ, thầm điểm lại xem mình có vào nhầm chỗ.



"Ở đây không giới thiệu việc à? Sao ngoài kia cả chục người làm hồ sơ?"



"Họ làm hồ sơ xin đi ra nước ngoài lao động, làm ăn. Đi Hàn quốc, Libi, Iran... có cả đi Nga đấy. Cô có muốn... "



Tôi xua tay cám ơn rồi chuồn thẳng ra cổng.



Bài học thứ hai. Tránh lai vãng ở "Trung tâm giới thiệu mờ ám". Không khéo bị lẫn vào hàng ngũ các cô gái "sính" chồng Đài Loan thì hỏng.



Sau hai bài học, 50% nhiệt tình "phục vụ đất nước" đã đi tong. Tôi chuyển sang "xu hướng" nghe ngóng, suy xét chứ không đâm đầu làm theo báo nữa. Người thân mong ngóng tôi trở về sau những năm xa cách, qua 5 tháng, tình cảm cũng vơi đi. Đến mẹ tôi còn sốt ruột khi thấy con gái thất nghiệp nằm chỏng gọng ở nhà. Bà rỉ rả nhắc "nhàn cư vi rồi đấy con ạ". Thì đúng quá rồi, nhàn đến "rách việc" đây. Sáng chiều cơm nước. Từ ngày tôi về, tự dưng cô "Osin" được về quê. Chả hiểu bà chị dâu tôi tốt nghiệp khoa kinh tế ở đâu mà giỏi tính thế. Tôi hậm hực cũng chịu, nhăn nhó mẹ tôi lại chả "hát" nửa tiếng đến ong thủ mất. Bạn bè, đứa có việc đi làm cả ngày, đứa chưa có việc lại có người yêu hay chồng con. Tôi trơ thổ địa, chẳng nhẽ trách ông Trời. May có dăm ba đứa cũng dạng "lơ lửng giữa trời" như tôi. Tối tối tôi xách xe chạy qua nhà bọn chúng tán gẫu, chia xẻ kinh nghiệm xin việc và "mánh khóe sống đời" cho nhau. Tôi hiểu giờ người ta xin việc là xin vào chỗ có "mầu". "Mầu" là bổng lộc. Khoản này không thể có ngay khi mới làm mà phải nhích lên "lão làng". Không phải ai cũng nhấp nhổm lên được. Chỉ những "tinh hoa" thôi. "Mầu" nữa là "mầu đi Tây" theo suất "nâng cao". Tụi bạn tôi may mắn có việc thấy chí tiến thủ của chúng nhuộm sắc "hướng ngoại". Chúng cong mông chạy theo các lớp tiếng Anh, tiếng Pháp như lũ "sống gấp", xem ngoại ngữ là cái "cánh" mang chúng ra bầu trời tự do. Sau mấy tháng "thất nghiệp" từ một con "Nga ngố" tôi kết hợp tính nói thẳng, nói thật của Tây với ngoa ngoắt của mấy bà hàng rau, hàng thịt mà mỗi ngày hai lần tôi nhẵn mặt thành một dạng "củ chuối" mà mẹ tôi không chấp nhận được. Không chấp nhận thì cũng chịu thôi. Bạn bè bầu tôi là "huấn luyện viên phụ huynh" tầm cỡ. Từ chỗ mẹ tôi muốn lấy lại hình ảnh đứa con gái út thùy mị của trước ngày đi Tây, chuyển sang tôi "biến" bà phải chấp nhận triết lý "cái gì cũng có thể với con gái mình", thậm chí là cướp biển! Một kết quả đôi bên cùng có lợi. Tôi được tự do, mẹ tôi khỏi thấp thỏm khi khuya khoắt. Nhưng còn một cái lợi nữa mà tôi chưa lường được. Tình trạng "bụi đời" của tôi khủng bố tinh thần cả nhà nên họ huy động toàn bộ các mối quen biết họ hàng từ "bắn đại bác" đến "phi dao" để tìm việc cho tôi. Vào một bữa cơm chiều, ông anh trai yêu quý của tôi thông báo một tin quan trọng rằng có ông giám đốc, bạn cũ hồi phổ thông, dù mới tìm lại nhưng có nhiều duyên nợ với ông anh tôi, nhận tôi vào công ty ông ta. Mà đó là công ty nhà nước trăm phần trăm nhé, thuộc Bộ khoa học và Công nghệ môi trường cơ mà. Cả nhà xôn xao, khởi sắc. Tôi cũng hí hửng như sắp thành "ông nọ, bà kia". Thêm bài học thứ ba. Muốn xin được việc phải quen biết. Tổng quát, muốn được bất kỳ việc gì đều phải có "quan hệ". Cứ kiểm chứng bằng những buổi tôi "đánh quả" nhà bạn bè là biết. Chị dâu hay mẹ tôi đi chợ, y rằng bọn bán hàng nó giúi cho rau già, bí xơ, thịt dai nhách. Không có "quan hệ khách hàng thường xuyên" tôi xây dựng mấy tháng nay làm sao mà có đồ ăn ngon. Tôi giờ ra chợ mua cả tuần không trả tiền là cứ vô tư. Quen thế, không chừng khi nào cưới, tôi phát đại cho chúng thiếp mời cũng chẳng có gì muối mặt hết!



Ông anh giục tôi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo xin giấy chứng nhận tốt nghiệp làm hồ sơ. Tôi ngoạc mồm cãi "bằng sờ sờ ra còn chứng nhận, chứng nhiếc gì" liền bị cả nhà xúm vào sỉ vả ác liệt. Mỗi người một giọng lên lớp hòng dẹp cái thói "ngông nghênh" của tôi.



Mười giờ sáng tôi có mặt ở cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phải công nhận "mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" có khác. Nhà cửa của Bộ đàng hoàng, khang trang. Khu vườn rộng thênh thang giữa thủ đô tấc đất, tấc vàng nhìn mà sướng mắt. Theo hướng chỉ của bảo vệ, tôi tiến đến khu nhà 5 tầng. Tôi bắt đầu một chuỗi những "xin lỗi chú cho hỏi", "xin lỗi cô cho biết" và cuộc "việt dã" theo cầu thang. Giờ tôi mới biết người Việt Nam nào có tính "nhúng mũi" vào chuyện người khác. Tất cả các câu hỏi của tôi về phòng cần tìm đều được trả lời u ơ "không rõ", "hình như", "tầng ba hay tầng hai gì đó". Tôi khùng người vì leo thang nhưng ngộ ra vì sao mẹ tôi về hưu rồi còn tập chạy, có lẽ thói quen chăng? Cuối cùng tôi cũng mò ra phòng phụ trách lưu học sinh tốt nghiệp về nước. Tôi gõ cửa dõng dạc, bước vào sau tiếng hừm hừm thay tiếng mời. Tất nhiên tôi chào lịch sự như Tây dù chỉ nhận lại chiếc gật hay lay động cơ cổ.



"Cô cần gì?"



Một trong hai người đàn ông đang đọc báo chậm rãi hất hàm hỏi.



"Thưa, cháu xin chứng nhận tốt nghiệp để làm hồ sơ xin việc."





"Về bao giờ?"



"Dạ, gần một năm."



"Sao giờ mới lên đây?"



"Dạ... chẳng ai bảo cháu phải lên ngay cả."



"Cô này vô tổ chức, nguyên tắc về nước phải báo cáo ngay, còn chờ ai bảo."



Tôi bị mắng đã "ngứa tai" nhưng bài học cả nhà dạy hôm qua còn nguyên nên tôi im như hến. Tôi rút bằng, sổ điểm cùng giấy sứ quán cấp trước khi về nước trình cho ông ta.



Ông ta cầm tấm bằng, không đọc mà lật qua, lật lại. Lật chán ông quay nhìn tôi. Nhìn như đánh giá mặt hàng, không khác gì tôi chọn cá ngoài chợ. Thậm chí còn hơi bĩu môi. Tôi thầm nghĩ, ông này mua cá mà "thể hiện" thế, bọn hàng cá chửi cho tanh người. Nghĩ gì thì nghĩ tôi vẫn làm mặt khép nép. Chợt ông ta ném bẹt cả bằng lẫn giấy tờ của tôi xuống bàn, hỏi gọn lỏn:



"Học gì? Ở đâu?"



"Dạ kinh tế, trường Plekhanov ở Matxcơva."



"Học từ năm nào? Tốt nghiệp năm nào?"



"Dạ... những điều đó có cả trong bằng rồi, sao chú còn hỏi."



"Tôi hỏi là việc của tôi. Cô không trả lời được phải không?"



Ông ta ngẩng nhìn tôi mãn nguyện. Chả hiểu ông ta phát minh được cái quái gì từ mấy câu hỏi trẻ con đó mà mắt ông chợt ánh lên ranh mãnh.



"Cô học hành cái gì. Sang chỉ lo đi buôn, bằng thì mua."



Tôi há hốc mồm còn chưa tin ông ta đang "vu cáo" mình. Ông ta dồn tiếp:



"Cô nói tôi nghe, bằng này cô mua bao nhiêu?"



Đến nước này tôi chịu hết nổi. Bao kinh nghiệm cãi nhau với mấy bà ngoài chợ chợt loang loáng trở về. Tôi vênh mặt không kém ông ta, mắt cũng "đèn pha ôtô" xoáy áp đảo:



"Chú nói bằng này giả? Chú nói bằng này mua? Nghĩa là bảng điểm cũng giả, giấy chứng nhận của chú trưởng phòng Lưu học sinh Matxcơva cũng mua nốt. Vậy chú làm ơn ghi cho cháu mấy chữ vào đây. Tiện ký và đóng dấu luôn cho cháu. "Nói có sách, mách có chứng", mai kia có người sang Matxcova, cháu kiểm chứng lời chú.



Vừa nói tôi vừa rút xoạch tờ giấy trong túi và cây bút đặt trước mặt ông ta. Ông ta đứng bật dậy, há hốc mồm chẳng khác gì tôi lúc trước, lúng búng:



"Cô... cô ăn nói với tôi thế hả. Giọng lưỡi con buôn..."



"Chú nhìn người như thần. Cháu học kinh tế chú nói đi buôn. Bằng chú lật qua cái mà biết giả, thật kém gì người buôn "xanh"..."



Ông ta đập bàn đánh rầm:



"Cô tưởng đây là cái chợ mà cô phát biểu vô tổ chức... cô biết đây là đâu không?"



Tôi suýt nữa cũng học bà bán thịt bò kèm 70% thịt trâu ngoài chợ chống tay vô hông, "quạc" lại:



"Cháu biết... thì chỉ có chợ mới nói "giả, thật, giá bao nhiêu" chứ."



Mặt ông ta đỏ rần như người có triệu chứng huyết áp "quá tải". Tôi trót "cưỡi lưng hổ", tự biết không đường lui. Cuộc đấu khẩu sẽ đến đâu nếu không có tiếng cười của người đàn ông thứ hai trong phòng. Cả hai "đối thủ" cùng dồn mắt sang ông ta. Người đàn ông chậm rãi tới bên tôi. Nét mặt hòa nhã nhưng mắt giấu vẻ khoái chí sau cặp kính.



"Cháu nói với chú Đạo thế là không được rồi. Chú Đạo người lớn chẳng chấp cháu 'trẻ người, non dạ' làm gì. Đứa nào mới đi Tây về chẳng thế. Đưa bộ copy đây chú vào sổ. Chiều mai lên lấy giấy ở phòng 32. Thôi, chưa xin lỗi chú Đạo đi còn chờ gì?"



Nghe vậy là tôi đủ 'thông minh' hiểu ý của ông. Một trọng tài kinh nghiệm thổi còi đúng lúc nhắc hai cầu thủ 'fair play'! Tôi chuyển tần số lời nói:



"Chú Đạo bỏ qua cho cháu mấy lời láo lếu vừa rồi. Ở nhà cháu vẫn bị mẹ mắng suốt vì tội cãi bướng mà."



'Chú Đạo' kia mặt vẫn đỏ nhưng lẽ nào không 'miễn cưỡng bắt tay đối thủ'. Ông ta lầm lỳ chẳng ra gật, ra lắc ngồi xuống cầm tờ báo đọc tiếp. Tôi lại gần người đàn ông mang kính để ký vào sổ, khẽ nói nhỏ:



"Cháu cám ơn chú nhiều."



Ông ta mỉm cười với tôi:



"Molodec!" (Cừ lắm!)



Bữa cơm chiều, tôi 'tường thuật' lại chuyện 'chú Đạo'. Chị dâu tôi khoái bất ngờ tới mức trước mặt mẹ chồng dám vỗ đùi đôm đốp. Tôi ngờ rằng bà này cũng từng bị cái Bộ kia 'đì' rồi nên giờ được 'trả thù quá khứ'. Mẹ và anh tôi nhăn nhó. Mãi sau mẹ mới chép miệng:



"Mày thật chả khác bố mày ngày xưa."



Bố tôi ra đi sớm khi tôi mới 10 tuổi. Tôi chẳng còn nhớ nhiều về ông. Nhưng tôi tin, nếu ông còn, giờ ông sẽ xoa đầu con gái rượu chứ chẳng mắng tôi đâu.



Đầu tuần, theo lời ông giám đốc tôi đến cơ quan làm việc. Không biết nếu tôi đi làm dâu mẹ tôi có lo như tối hôm trước ngày tôi đi làm. Bà đi ra nhắc, đi vào dặn. Thiếu nước bắt tôi nhắc lại lời bà. Anh trai tôi răn đe:



"Mày làm thế nào cho tao còn gặp lại được bạn bè. Bớt mồm đi. Người ta hỏi, trả lời cho ngoan ngoãn đừng có như con lỏi con. Lớn rồi, nghe người ta hỏi phải biết ý họ mà trả lời."



Con bạn thân gọi điện đọc 'lesson ngày đầu tiên tới cơ quan' cho tôi lĩnh hội. Nào bánh kẹo, thuốc lá, trà ra sao, nào chào ai chú, ai anh, ai cô, ai chị... Đặc biệt khoảng 'ngoại hình' rất quan trọng. Theo lời nó:



"Mặc đầm cho nữ tính. Đầm dài bớt ganh ghét của đồng nghiệp nữ nhưng mất cổ động viên nam. Độ ngắn của đầm tỉ lệ thuận với trình độ văn hóa."



Tôi lục tung valy tìm ra được chiếc đầm xanh. Màu hơi ngớ ngẩn nhưng có vẻ nữ tính. Độ dài của nó vừa khéo để không sexy cái đầu gối củ lạc, lại chứng tỏ tính kín đáo của bằng Đại học.



Tôi đi sớm, lởn vởn ở sân chờ phòng số 4 có người. Theo lời ông giám đốc, tôi xông thẳng tới 'làm quen'. Ở nhà mẹ vẫn khen tôi có đức 'trơ tráo' trước chỗ lạ. Tôi còn nhiễm tính 'tự tin mù quáng' của nguời Nga nên chả có gì bối rối khi bước vào.



"Chào các chị, các anh" Tôi hơi nghiêng người và nở nụ cười bài bản - "Em là Thu, anh Bình giám đốc nhận em vào làm công ty mình từ hôm nay."



Năm người, định vị năm bàn quay nhìn tôi. Một giây, hai giây... năm giây. Tôi chợt thấy nụ cười trên môi mình vô duyên trước 10 chiếc mắt dọi vào. Từ hôm về nước, tôi xem nhiều phim Việt Nam và không chịu được vẻ vô cảm của các 'sao' điện ảnh. Giá họ học được vẻ mặt của năm người đang chiếu tướng tôi đây chắc nền điện ảnh Việt Nam sẽ phất kém gì Holywood. Sang giây thứ sáu, muốn hay không nụ cười của tôi cũng không le lói hơn được nữa. Tôi đứng đực ra chờ phản hồi nhưng hình như cả năm người cố làm vẻ nghễnh ngãng. Túi quà 'lót đường' của tôi nặng ịch 'mang về cho lũ bạn đánh chén còn hơn cho bọn câm điếc này'. Tôi bắt đầu cáu, thầm chửi cái số mình đi đâu cũng không đầu xuôi, đuôi lọt.



"Sao tôi chả nghe, chả biết gì nhỉ?"



Một giọng nam chất kim vang lên phá tan bầu không khí 'mặc niệm'.



"Ông Bình làm những chuyện lạ đời. Đùng đùng cái gì cũng theo ý mình, hay dở thế nào cho người khác đổ vỏ." Giọng nữ ồ ồ cằn nhằn.



"Em có nghe loáng thoáng hôm lên phòng giám đốc" giọng cô gái khá trẻ ngồi bàn gần cửa - "Anh Bình nói nhận người về vì sắp tới công ty mình ký hợp đồng với công ty thiết bị y học của Nga."



"Ôi dào, viện này thiếu gì kỹ sư học Nga về. Toàn thằng chẳng làm được việc gì lại còn nhận thêm."



Giọng kim vừa nẫy nhưng lần này tôi đã phát hiện ra của một người đàn ông ngồi góc phải. Dù cửa sổ mang ánh sáng ban mai vào nhưng khuôn mặt ông vẫn không vì thế bớt già nua và nhăn nhó như quả táo Tàu. Kinh nhất là cặp mắt kẻ chỉ, khó đăm đăm đang tranh thủ 'miệt thị' tôi.



Tôi vẫn đứng vì chả có ai định mời mình ngồi xuống chịu trận. May hôm nay tôi mặc chiếc đầm xanh. Tuy ngớ ngẩn nhưng theo các nhà 'tâm lý học', màu sắc có tác dụng giải tỏa. Màu xanh lờ lợ đó như lá chuối đặt trên thùng nước đang sánh, qua sánh lại, cản con sóng ngầm âm ỉ. Nhưng khổ nỗi 'chiếc lá chuối' này không mảy may tác dụng 'tâm lý' ông giọng kim. Ông chán bâng quơ, chuyển sang chĩa mũi dùi vào tôi:



"Ai bảo cô tới đây?"



Kinh nghiệm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dạy tôi chẳng nên ngạc nhiên trước câu hỏi thừa. Ngoan ngoãn như lời ông anh dặn, tôi thỏ thẻ:



"Dạ thưa, anh Bình dặn sáng nay em tới trước làm quen với các anh chị. Anh Bình sẽ tới muộn một chút ạ."



Tình hình nghe ra chẳng sáng sủa hơn sau câu trả lời nhún nhường của tôi. Chỉ có cô gái gần cửa lịch sự hơn cả, bước tới kéo ghế mời tôi ngồi. Tôi cám ơn cô đầy cảm kích. Tôi nghĩ 'tội vạ đâu ông Bình chịu, bảo đến làm thì đến, đã đến thì đúng chỉ dẫn của con bạn mà thực hiện'. Tôi liếc tìm bộ ấm pha trà, lấy mấy gói bánh kẹo, thuốc lá ra đặt trên bàn, mạnh dạn hỏi cô gái còn đang đứng gần tôi:



"Cho mình mượn mấy chiếc đĩa được không?"



"Đồng minh trong hy vọng" của tôi nhanh nhẹn mở tủ lấy đồ và giúp tôi. Tôi thầm cám ơn Trời. Dù thái độ của tôi giờ không còn tự tin như trước nhưng tôi vẫn đủ 'khả năng' bê ra từng bàn mời các vị đang chiễm chệ đọc báo và bình luận chuyện không đâu. Tất nhiên họ uống trà. Tất nhiên họ gặm nhấm bánh kẹo và coi sự phục vụ của tôi là 'tất nhiên' khỏi cần cảm ơn. Còn tôi 'tất nhiên' phải quên thói lịch sự của Tây mà coi đó là văn hóa Việt Nam!



Người đàn ông ngồi gần cửa sổ chợt cắt ngang câu chuyện về giá xe máy Thái lan đang xuống, hỏi tôi:



"Em học ngành gì bên Nga?"



"Dạ em học Kinh tế."



"Lại Kinh tế" giọng kim lần này hơi méo có lẽ do chiếc kẹo Hải châu còn mắc trong răng - "Đâu cũng nhan nhản kỹ sư kinh tế. Mang tiếng học hành mà chả biết 'đếch' gì. Làm hợp đồng viết ngu bỏ mẹ. Cháu ông Viện phó cũng học Kinh tế vừa vào Viện này, con bà Hoài phòng 'Công nghệ nguyên tử' cũng đang làm hợp đồng bên đó."



Tôi khẽ nhăn mặt. 'Lại gặp bạn 'chú Đạo' rồi. Giờ mà ông chuyển sang hỏi giá bằng Đại học, mình phải hô bao nhiêu đây?"



"Cô ở đâu đến đây?"



Chiếc kẹo đã chui tọt vào họng nên câu hỏi vang lên lanh lảnh. Một câu hỏi đơn giản như bài học đầu tiên của chương trình học ngoại ngữ, ông có hỏi bằng tiếng Anh tôi vẫn trả lời vô tư.



"Em ở Hà Nội ạ."



Những khuôn mặt 'đầy ấn tượng' hiện ra. Cáu kỉnh là của ông giọng kim:



"Ai chả biết Hà Nội. Quen ai mà tới đây?"



"Á... "- hơi ngượng vì sự 'chậm hiểu' nhưng tôi chữa ngay "Dạ, em chỉ quen anh Bình giám đốc thôi ạ."



"Quen mỗi ông Bình mà xin được vào Viện lớn thế này." Giọng ồ ồ thắc mắc kèm theo cái nhìn nghi vấn rất 'nữ tính'.



Tôi còn quen thêm được ai từ ngày về nước ngoài mấy bà buôn ngoài chợ.



"Thế cô con ai?"



Cái hất hàm đầy tính 'khảo sát' của ông giọng kim chĩa vào tôi. Tất nhiên lần này tôi đã 'thấu' câu hỏi. Ông anh tôi chả dặn phải xem ý người ta mà trả lời là gì. Tôi dõng dạc:



"Dạ em không con ai cả ạ."



Có bịt tai tôi cũng nghe tiếng cô gái 'đồng minh' cười váng lên. Tiếng ho khục khục dấu tiếng cười 'thiên nhiên' là của ông ngồi kế cửa sổ, một anh chàng trung niên từ đầu chưa nói gì chợt rút kính lau lấy, lau để. Chỉ còn lại hai khuôn mặt 'đằng đằng' của hai chất giọng 'ngược đời' là thộn ra. Giọng kim rít lên:



"Cô học đâu kiểu nói trêu ngươi thế hả? Cô biết tôi là ai không?"



Tôi nghệt mặt ra chả hiểu mình có tội gì. Tôi quay sang 'đồng minh' cầu cứu nhưng cô còn mải cười đến mức không nhịn được phải chạy bắn ra hành lang, vội vàng lao ngay vào ông Bình đang bước tới. Cô khẽ 'Ối', ngượng nghịu. Bốn người còn lại kéo ghế đứng lên chào đồng loạt. Chỉ có tôi đang ngẩn ngơ vì 'quả mắng' nên ngồi tại chỗ khẽ lúng búng chào.



"Chào mọi người!" Giọng sang sảng đúng chất Sếp. "Làm quen vui quá. Nhân viên mới có quà cho anh em hả. Được đấy."



Quay sang bên, ông giám đốc nói:



"Anh Trung tổ chức và chị kế toán lên phòng tôi có việc cần bàn nhé!"



Hai người đứng dậy theo ông lên phòng. Tôi toát mồ hôi. Thôi xong. Ông anh đã dặn "khéo lời với ông trưởng phòng tổ chức mới hòng được vào biên chế". Loạng quạng thế nào tôi "trêu ngươi" ông ta rồi. Vụ này khéo đứt!



Ngày sau, tôi đến, chẳng có chỗ riêng của mình trong phòng, chẳng có việc cụ thể. Giám đốc bảo làm quen công việc nhưng có ai nói năng gì với tôi đâu. Cô 'đồng minh' trở nên giữ kẽ. Mặt ai cũng như bức tường. Cảm tưởng tôi bị tẩy chay. Tôi ra hành lang nghe chim sẻ chíu chít trên nhánh xà cừ, buồn bã như mình lạc giữa đảo hoang. Vài ngày sau, giám đốc chỉ tôi phòng nhỏ, kêu tôi dọn dẹp, kê bàn vào lấy chỗ làm việc. Sáng 8 giờ đi, trưa cơm nhà xong phóng tới công ty. Việc duy nhất là ngồi và ngó qua cửa sổ. '8 giờ vàng ngọc' thoải mái tiêu cho chuyện. Chán, tôi lò dò xuống phố thăm tình hình Model của Hà nội.



Từ ngày tôi đi làm, dù tập sự không lương, mẹ yên lòng hẳn. Tôi từ chỗ mang tiếng thất nghiệp chuyển sang 'thất nghiệp' toàn phần. Hiếm hoi gặp bọn bạn chẳng biết kể chuyện gì. Chẳng lẽ kể chuyện 'năm anh em trên chiếc xe tăng' hở ra là nã đạn vào tôi. Hay kể chuyện ông Sếp sáng đảo qua công ty vài phút là biến. Thỉnh thoảng, ông định vị trong phòng vài tiếng thì toàn thấy 'họp... kín'. Có lần không nén được tò mò, tôi ghé tai nghe trộm. Hoá ra các bố chơi 'tá lả'. Tôi chán ngấy vì đóng vai người thừa. Vừa ho hoe tính chuyện xin thử chỗ khác đã bị ông anh dạy thế nào là đức kiên tâm 'trường kỳ kháng chiến'. Tiền tiêu do mẹ tài trợ đủ ăn sáng, bơm xe, tình rỗng tuyếch, công việc đuổi ruồi. Tôi tù túng trong mọi ràng buộc từ nhà đến công ty. Mẹ tôi nhắc khéo chuyện 'gia đình'. Tôi tỉnh queo:



"Mẹ chi tiền. Con ra chợ coi thằng nào 'sạch nước cản' mua về làm chồng."



Bà chán chả thèm nói.



Tôi buồn, tôi nhớ nước Nga. Khi ở đó tôi chỉ nhìn thấy những điều đen tối mà chê nhưng khi về rồi tôi biết tôi thiếu nó. Cho dù ngày đó có bơ vơ, có khó khăn, khắc nghiệt nhưng tất cả thật rõ rằng để mình phải vượt qua. Còn sống nơi quê hương sao tôi lạc lõng. Ai giúp tôi mài bớt những sù sì, góc cạnh để có thể lăn tròn trong xã hội này?



Tối thứ Bảy tôi ngồi nhà xem vở tuồng 'tân cổ giao duyên', ngoan như bà góa thủ tiết với chồng. Chuông điện thoại kêu, tôi uể oải nhấc.



"Thu hả?"



"Thu đây, ai đó?"



"Còn nhớ Thắng 'mập' không? Tao đây."



"Ôi Thắng, mày đang ở đâu vậy?" Tôi reo lên khi nhận ra thằng bạn thân từ ngày học phổ thông đến suốt năm tháng ở Nga.



"Matxcơva chứ ở đâu. Mày thế nào, nghe tụi nó bảo đi làm rồi hả?"



"Làm khỉ gì, chán muốn bỏ. Tao đã thấy lời mày khuyên ở lại là 'chân lý'."



"Thế mày còn thích đến với 'chân lý' không?"



"Thích cũng phải qua ối 'cửa' mới tới được 'chân lý'. Còn mày thế nào?"



"Tao gọi về hỏi mày chịu qua giúp tao phụ trách phần kế toán cho công ty của tao ở Matxcơva không? Đồng ý tao gửi giấy tờ về làm hộ chiếu. Tao điểm ra chỉ mày đủ khả năng, đúng nghề và tính 'bà la sát' của mày mới trị được bọn trong công ty. Nghĩ sao?"



Tôi bất ngờ chẳng nói được lời nào. Hơn một năm qua, tôi đã biết, ở Việt Nam 'nghề' sáng giá nhất là 'nghề đi Tây', 'nghề xuất ngoại' dù ngắn hạn, dài hạn. Những ai chê 'nghề' này chắc chắn là Sếp. Mà Sếp chỉ chê 'dài hạn' vì đi lâu dễ 'vênh cạ' chứ 'ngắn hạn' Sếp OK đầu tiên.



"Ê, chán nước Nga chưa mà im như thóc vậy?"



"Không... tao đang tính" - tôi lúng túng không biết nên nói kiểu gì để hợp 'phong cách người Hà nội' 'mẹ tao lo đi nữa sẽ 'ê sắc ế"...



"À... mày định lấy chồng kiểu gì tao không biết nhưng nếu định lấy thằng yêu mày thì lấy tao đi. Tao yêu mày lâu rồi."

Lần này tôi 'cấm khẩu' hoàn toàn. Thắng chợt chuyển giọng:



"Nói thật đấy."



Trời ạ, mẹ tôi nói cấm có sai 'Ngưu tầm ngưa, báng bổ như mày, chỉ có thằng ngang ngửa mới thèm yêu'. Dù 'củ chuối' cỡ nào tôi cũng không thể tưởng tượng ra được màn tỏ tình 'mày' 'tao' qua điện thoại quốc tế!



"Thu ơi, suy nghĩ đến trưa mai nhé!" Thắng cười hì hì trong máy "thời Edison chỉ cho suy nghĩ 5 phút thôi mà. Nhe sutru, 100% xeriozno! Do zavtra! (không đùa đâu, 100% nghiêm túc. Hẹn mai!)"





Máy bay cất cánh, mảnh đất quê hương chao nghiêng. Dòng sông Hồng kia rồi, quanh năm đỏ đậm phù sa. Hà Nội li ti, nhấp nhô mái ngói. Tôi lại ra đi lần nữa. Chút nhơ nhớ, bâng khuâng về Hà Nội, về mẹ.



Giọng cô chiêu đãi viên Nga nhắc người ngồi cạnh đeo dây an toàn nghe quen như mới hôm qua. Nhưng hình như vẫn có gì là lạ. Có lẽ, lạ vì không ngơ ngác như khi xưa sang học. Con đường phía trước không trải thảm cho tôi. Sẽ không ít khó khăn, nhưng tôi biết ở đó tôi có thể sống và làm việc mình mong muốn. Cảm giác tự do ngọt ngào.



Hà Nội mờ dần qua làn mây mỏng. Quê hương ơi, ta sẽ về như tìm bóng cây giữa con đường chang nắng. Sẽ về để thêm động lực ra đi. Về để hiểu ta Người Việt Nam và Quê hương ngàn đời vẫn một!



Thùy Dương

15/07/2002



*: phiếu mua theo tiêu chuẩn

NgocDung
#2 Posted : Sunday, December 5, 2004 9:42:27 PM(UTC)
NgocDung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 232
Points: 0

Sinh quán tại Hà Nội, du học và tốt nghiệp cử nhân Sinh Học tại Nga, hiện sống và làm việc tại Matxcova. Làm thơ, viết truyện như một thú vui. Truyện ngắn đã được chọn đăng trên nhiều báo trong nước cũng như trên các tạp chí Văn, Văn Học tại Hoa Kỳ


Anh và em hóa hai đầu thành phố

Mưa tội tình, mưa là cái cớ ?

Để cơn bão lòng rớt xuống một dư âm...


T.D


Mưa Của Biển *

“Cuối con đường còn chăng ánh lửa

Hay tận cùng cũng sẽ hư vô...

“ Tận cùng” – Thơ Phạm Ngọc


Thanh cựa mình mở mắt. Căn phòng mờ mờ qua ánh sáng bên ngoài chiếu vào. Mùi rượu sộc lên, Thanh tỉnh hẳn ngủ. Hất cánh tay trần vắt qua người mình, anh bật dậy khỏi giường làm người đàn bà giật mình mở mắt. Cô ta cằn nhằn câu gì rồi trễ nải khép cặp mắt ngái ngủ. Thanh ngó tìm đồ mặc. Chỉ liếc qua mảng giường xô dạt, xộc xệch cũng đủ tưởng tượng ra cuộc tình đêm qua bốc lửa đến mức nào. Cảm giác bực dọc, chán ngán thúc lên tận não, Thanh muốn cầm mấy chai rượu dở lăn lóc dưới sàn ném thẳng vào chiếc gương trước mặt. Trong gương một bộ mặt bệu rệu, thờ thẫn nhìn anh vô hồn. Điên tiết, anh cầm ống quần thòi dưới chăn giật mạnh. Chẳng biết vô tình hay cố ý mà nửa tấm chăn bị hất tung lên, khoe ra tênh hênh cặp đùi với toàn bộ nơi các hãng hàng đầu về công nghệ “gợi tình” cứ kín kín, hở hở che đậy. Thanh nhăn mặt quay đi mặc kệ phản ứng của người chịu trận. Anh bước ra khỏi phòng để tống khứ những gì lờm lợm còn trong dạ dày.

Từ phòng tắm ra, mặc nước rỏ theo những lọn tóc xuống mặt, Thanh bước vào bếp. Ngồi phịch xuống chiếc ghế, anh vớ bao thuốc, rút một điếu đưa lên môi. Nỗi chán chường bện vào từng dây thần kinh cấu xé anh. Sau vài hơi thuốc, sự bực tức vô cớ bị thay bằng cảm giác trống rỗng, cô đơn ghê rợn. Anh cứ ngồi thế, thẫn thờ, không biết làm gì để bắt đầu một buổi sáng.

Đánh chiếc Passat vào bãi đỗ xe, Thanh lững thững bước vào quán. Đã thành thói quen, khi buồn bực trong lòng anh lại ghé nơi này. Vô vàn những quán ăn bên bờ biển Đen ( Black Sea ) bung ra vào mùa hè. Khi cơn mưa đông về cùng sự buốt giá, các lều bạt, nhà kính bị dỡ bỏ. Chỉ quán “La-La-Fa” tên chẳng bãi biển chút nào này sót lại. Bãi biển mùa đông buồn như người đàn bà qua thì xuân sắc, sáng chiều tẻ nhạt cùng tiếng sóng rì rầm, tiếng gió quét trên ngọn thông rin rít. Những bậc thang bao quanh đồi xuống bãi tắm thiếu bước chân người bị lá khô rữa ra phủ be bét, thảm hại. Chọn chiếc bàn gần cửa sổ, Thanh thờ ơ ngồi xuống. Quán vắng tanh. Anh - người khách đầu tiên và hiện là độc nhất. Người chạy bàn nhận ra ông khách quen vội bước tới chào “Chúc ông một ngày tốt đẹp” và chờ đợi. Thanh gật đầu chào lại, nói:

- Cho bia và hũ súp cừu như mọi khi nhé!

- Bia có ngay còn súp cừu, vì hơi sớm... sẽ lâu một chút, nếu ông bận chúng tôi sẽ làm món súp...

- Tôi chờ được. Thanh phẩy tay. À, mà cho nghe mấy bài nhạc nhẹ thôi.

Anh ta chạy vào để mình Thanh ngồi trong gian quán trống không. Người ta đã mở nhạc theo yêu cầu của anh. Anh uể oải, bâng quơ nhìn ra biển. Tiếng nhạc khiến anh dễ chịu phần nào. CD này Thanh hay nghe. “ Café Del Mar”- cái tên với anh chẳng nói lên điều gì nhưng âm nhạc của nó quá tuyệt. Tiếng ghita đệm nghịch nhịp với giọng hát nghe hòa quyện lạ. Một cái gì thần bí trong tiếng echo, tiếng sóng biển dồn lên bãi đá. Biển đen thẫm ánh lên bầu trời tô mây xám ngoét. Nếu không nhìn kỹ để thấy vài con tàu đang chậm trôi, có lẽ toàn cảnh biển như bức tranh của một họa sĩ tồi lỡ tay quệt lẫn lộn màu trời và màu biển. Thành phố Ođetxa, thành phố cảng của Ukraina, mùa đông, mùa của mưa. Họa hoằn mới có tuyết. Nếu có rơi chỉ phất phơ được lúc rồi tan chảy thành nước hết. Mùa đông dân thành phố đi đâu cũng không thiếu chiếc ô. Thành phố mùa hè náo nức đêm ngày bằng nhịp sống của những bãi tắm, bằng những đêm xanh đỏ đèn màu, từ tắt ánh mặt trời, tới khi tia nắng đầu tiên rọi lên từ lòng biển, ồn ào bằng những dòng người ngồn ngộn đổ về, la liệt phơi mình trên bãi cát hay ngụp lặn trong sóng biển Đen, tới mùa đông bỗng thành phố núi tẻ lạnh. Những con đường nhỏ, nghiêng dốc lát gạch lốc cốc. Mỗi khi xe qua nghe lọc xọc như bước nhạc ngựa.

Thanh vẫn là khách độc ẩm duy nhất của quán. Một mình bên nửa ly bia lạnh trong quán ấm và ngắm biển mưa - Thanh tự cười, nụ cười đầu tiên trong ngày dù còn đắng khóe miệng. Nói cho cùng, trong đời này anh vẫn là người có nhiều hơn mất. Những gì mất chẳng qua anh chưa thèm có. Trong tay Thanh có lượng tiền mà buộc người ta xuýt xoa đoán già, đoán non. Anh là chủ một Ốp cho người Việt ở đã ba năm nay. Anh quen biết phó thị trưởng thành phố, kết bạn với trưởng công an vùng... Nói tóm lại, anh là kẻ máu mặt nhất trong những người Việt ở Ođetxa. Những vị quan chức trong sứ quán Việt nam ở Kiev xuống đây chơi suốt. Một thứ quan hệ hai chiều. Anh được sứ quán nêu gương như một “nhà doanh nghiệp thành công trên đất bạn”. Anh hơn bốn mươi. Thanh lại tự cười giễu mình. Khi chưa bốn mươi, nghe người ta nói “hơn bốn mươi” anh đã ngạo mạn cười rằng “hơn bốn mươi nghĩa là có thể bốn chín”. Bây giờ anh mới hiểu vì sao. Đỉnh ngọn núi đã sau lưng, dù ánh hào quang của thành công và tiền bạc còn lung linh nhưng chỉ bàng bạc trên triền núi. Níu kéo bằng chữ “hơn” kia mà tự vui. Nhưng anh biết mình chưa có dấu hiệu gì của cái sự già đáng ghét kia. Thanh có dáng dấp cao ráo “như Tây”, khuôn mặt phảng phất nét Trung đông đằm thắm, phong trần cộng vào đó là tài ăn nói. Thanh nói lưu loát dễ nghe mà với đàn bà thì... quả thực, nhiều khi anh tự phục mình. Đàn bà là thứ sinh vật đặc biệt. Chẳng biết Đấng tối cao gắn cho riêng họ sợi nhiễm sắc thể nào mà họ thèm khát tình yêu đến thế! Mà tình yêu đó thông qua hai lỗ tai bé tí. Một kinh nghiệm cũ xưa như chiếc niêu đất là cứ khen họ thật lực, khen bất kể họ nhăn mặt hay mặt nở thành từng múi đi nữa. Thanh sử dụng triệt để bí quyết đó và thành công tuyệt đối. Thời sinh viên hay khi là kỹ sư địa chất đi khảo sát, các cuộc tình chóng vánh trong giới hạn kỳ thực tập hay công tác chẳng kể hết. Có cuộc tình kịp hôn hít lăng nhăng, cũng có lúc, kịp tới cuối bảng chữ cái... Quan trọng, anh là kẻ chùi mép rất khéo. Ai hỏi kinh nghiệm giai đoạn “rứt áo”, Thanh chỉ đủng đỉnh rất triết lý “Đàn bà yêu bằng tai, tự ái cũng bằng tai. Không được ghét họ mà để họ tự ghét mình”. Nhưng các cụ nói cấm có sai. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Cuộc rong chơi của chàng Đông Zoăng (Don Juan) tạm dừng khi cô bạn gái chìa vào mặt tờ giấy xác định “có thai 6 tuần”. Đúng là “không được ghét họ” nhưng khi họ chẳng ghét mình thì sao? Chàng Đông Zoăng chịu chết, đành cắm thuyền vào bến đỗ ngọt lịm đó.

Ngoài trời mưa vẫn sụt sùi. Thêm hai người khách bước vào. Có lẽ họ là người Nhật. Dân Nhật ham mê du lịch đến kỳ quặc. Hai ông bà nọ sấp xỉ 60 còn tới thành phố này du lịch trong mùa mưa gió. Người đàn ông giúp người đàn bà treo áo lên mắc. Họ líu ríu chăm sóc nhau. Thanh chạnh lòng. Mười năm ở đây, chẳng bao giờ Thanh thiếu đàn bà bên cạnh. Một thói quen? Có lẽ. Họ cần anh và ngược lại. Một sự trao đổi thầm lặng, đôi khi trắng trợn. Anh không còn muốn trói mình vào thứ trách nhiệm và nghĩa vụ mà chỉ một lần trong đời anh dại dột rơi vào để ngẩn nghệt hiểu ra, mình là con cừu trong tay của người đàn bà có khuôn mặt thiên thần đó. Thanh uống nốt ngụm bia rồi vẫy người chạy bàn mang ly mới. Vẫn là một may mắn! Bao lần tâm tư trống hoác lôi anh về vết thương ngày xưa là bấy nhiêu lần anh thốt ra câu đó. Sao lại không may cơ chứ. Nếu cô ta không điên lên hét vào giữa mặt anh rằng thằng con mà anh yêu quý hơn cả bản thân chẳng có chút máu mủ nào của anh hết thì anh vẫn là chàng Đông Zoăng có cái sừng ngoạm mục nhất thế gian. Cay thật! Nhưng mà ông trời cũng công bằng. Biết đâu cũng có con lừa nào đó nuôi con hộ mình. Cuộc đời có vay có trả mà. Câu chuyện thằng đàn ông bị đàn bà xỏ mũi qua đã mười mấy năm chẳng còn làm anh đau nữa nhưng anh đối xử với đàn bà khác đi. Ngạo mạn và phũ phàng là nhận xét của họ về anh. Thì sao? Anh có quá nhiều để ngạo mạn. Còn phũ phàng ư? Chẳng nhẽ ta chạy theo họ vì một đêm làm tình mà chưa biết ai được nhiều hơn ai. Mà ta đâu có dấu diếm họ rằng ta cần gì ở họ. Thanh hít một hơi thuốc thật dài, phả khói một cách bất cần. Ngoài kia, biển dập dềnh theo những đợt gió mưa ngang dọc. Mưa ở biển bao giờ cũng ấn tượng hơn mưa trên phố. Biển như đầy hơn, hoang dã và bí hiểm hơn trong mưa. Tự dưng ý muốn điền rồ được đi trong mưa biển xuất hiện nhưng Thanh khẽ nhún vai tự diễu cợt sự hoang tưởng và lãng mạn vô lý của mình.

Người ta mang ra hũ súp nóng. Mùi thơm gợi cảm tới mức dạ dày bỗng hóp lại. Mà đúng thôi, cả tối qua hết rượu lại quần nhau cùng con bé Mônđavi tóc đen. Bọn con gái Tây thật đơn giản. Thích thì chơi vô tư, chia tay khéo léo đưa vài trăm là xong. Chẳng dại gì “dây” mấy cô Cộng. Lằng nhằng, mang tiếng, nặng đầu thêm. Thanh cúi xuống hũ súp bắt đầu ăn. Mưa biển tràn trên bãi. Hũ súp như lực đẩy cuối cùng, đưa Thanh về trạng thái cân bằng của thằng đàn ông thành đạt và bất cần.



Hôm nay ngày Tết Việt nam. Trong ốp, mọi người ầm ỹ chuẩn bị cho bữa Tất niên. Thanh lệnh xuống cho ban quản trị tổ chức bữa tiệc cuối năm cho bà con và mời khách Tây tới. Những người khéo tay chưng dụng đi làm cỗ. Thanh niên kê dọn gian sảnh. Thanh ngồi trong phòng riêng gọi điện và lo quà cho những nhân vật khách. Đã mấy năm nay thành lệ rồi. Buổi lễ vừa động viên bà con đón Tết xa nhà vừa là dịp để bắt tay chặt hơn với quan chức địa phương. Bỏ ra ít tiền mà được nhiều chuyện. Thanh lững thững ra gian sảnh. Tiếng cười đùa của nhóm thanh niên ngoài đó làm Thanh chú ý.

- Dương ơi, khi nào cưới anh làm phông cho. Cứ gọi là hết chê.

- Để nó làm phông, còn cưới anh đây.

- Tên em và tên anh mà viết lồng thì hết ý...

Thanh thấy vui vui theo những câu bông lơn của họ. Không biết cô bé nào làm trung tâm thế nhỉ. Tò mò, Thanh tiến đến gần.

- Chào các cô cậu. Công việc không khó khăn gì chứ?

Lũ thanh niên vội quay ra chào Thanh rào rào.

- Ông chủ yên tâm, mọi việc sẽ tốt đẹp như ý ạ. Một cậu nhanh mồm nói.

- Toàn trai tài, gái sắc thế này sao không mỹ mãn được.

Thanh khen động viên và nhanh mắt lia. Cái thứ đàn ông nửa đời biết tới đàn bà, chẳng khó gì không soi ra cô bé kháu khỉnh đó. Cô bé gặp cái nhìn của Thanh, nó bối rối so người lại sau chị bạn. Thanh thờ ơ nhìn sang chỗ khác, hỏi thêm lấy lệ rồi đi. Vừa lúc có người kéo rủ làm cốc rượu cuối năm. Ngồi nhậu lai rai mà Thanh không hứng thú. Cái vẻ rụt rè của cô bé cứ thấp thoáng trước mắt anh. Tuy chỉ nhìn qua, anh cũng thầm công nhận cô bé khá xinh. Cặp mắt tròn xoe, ngơ ngác đến dễ thương. Mái tóc dài cặp hất sau vai giản dị. Thanh không mấy khi để ý đến đám người Việt ở đây. Mọi việc giải quyết, có đội quản trị vẫn nhận lương của anh hàng tháng. Tuần một lần anh tới, xem sổ sách chi tiêu. Tiền thuê nhà của bà con đem chi trả hết các khoản dành lại là món lớn. Anh đang định mở thêm một ốp nữa trong năm tới. Kiev làm ăn khó khăn, dân Việt sẽ chạy xuống thành phố này. Cứ lo hết chỗ ở, giấy tờ hộ khẩu cho những người thuê nhà của mình là ngon. Công việc sẵn nong, sẵn né mở thêm không khó. Có thằng nào mạnh tiền muốn nhẩy vô cạnh tranh với mình cũng ngại. Nhớ tháng trước có thầy coi tử vi phán năm nay con đường làm ăn của anh còn tiến mạnh hơn năm ngoái. Đi xem cho hay vì người làm ăn “có kiêng, có lành”, chứ mấy ông mà đoán được

mọi chuyện, họ chẳng làm nghề bói cho khổ. Chuyện làm ăn tốt thế - ông ta nói- nhưng chuyện riêng tư lại nhiều mắc mớ, rắc rối đau lòng. Thanh phì cười nhớ lúc ông ta lầm rầm tính sao, tính cung...

Buổi lễ Giao thừa kéo dài tới gần sáng. Rượu cả chục két mà mấy chú Tây nốc cạn. Thanh tống tiễn xong đám khách cũng lất khất. Dân tình đang ngồi túm lại ăn cháo giải rượu. Tụi thanh niên còn hăng. Cả năm quăng thân ngoài chợ, mà toàn chợ họp đêm, ngày ngủ bù, có lúc nào mà chơi bời, tụ tập đông thế này. Hơn nữa, hôm nay là Tết. Thanh cáo mệt về phòng riêng. Qua cầu thang tầng ba, anh nhận ra cô bé ban chiều đang đứng một mình bên cửa sổ. Ngạc nhiên, anh tiến lại hỏi:

- Cô bé sao đứng một mình ở đây thế này?

Cô ta giật mình quay lại, cặp mắt tròn long lanh nước.

- Ai bắt nạt cô?

- Cháu... dạ... không ai bắt nạt ạ...

- Không thì sao khóc. À, con nít nhớ nhà quá hả. Thanh nheo mắt trêu.

- Cháu có khóc đâu, chỉ buồn thôi. Cô bé mạnh dạn hơn.

-Ừ, cô không khóc nữa thì được rồi nhưng cô làm tôi khóc mất thôi.

- Sao ạ, cháu có làm gì đâu?

- Cô cứ xưng cháu với tôi, tôi chẳng khóc vì tuổi già của mình sao?

- Chú... a... chưa già đâu.

- Đấy, cô lại vừa cho tôi một đòn nữa rồi. Thanh giả bộ nhăn nhó.

Cô bé lúng túng. Thanh phá lên cười.

- Đùa thôi, tôi biết tôi già lắm so với cô rồi. À tên cô bé là gì ?

- Cháu... à, em tên Hải Dương thưa ông.

Thanh suýt bật cười vì chữ “thưa ông” cổ kính nhưng sợ cô bé thẹn nên thôi:

- Cái tên hợp với thành phố này. Tôi thấy cô lạ lạ, cô là khách của nhà ai à?

- Dạ... em là cháu của cô chú Bách. Em mới sang hai tuần. Em thấy cô chú nói sẽ thưa chuyện với ông, xin làm hộ khẩu cho em để tháng sau đi chợ.

- À... thế đó. Thanh im lặng một thoáng. Cô ở Việt nam đã đi làm đâu chưa?

- Chưa ạ, xong phổ thông, em làm hợp đồng một năm ở nhà máy bánh kẹo.

- Cô không sợ xa nhà à?

- Cũng có hơi sợ chứ, thưa ông. Cô bé lý nhí.

Thanh thấy gió ở đây lạnh, đứng lâu không tốt. Anh nói:

- Thôi, khuya rồi. Cô vào nghỉ đi, đứng đây gió, ốm đấy. Mai kia cô cùng ông Bách lên gặp tôi. Cô yên tâm tôi sẽ giúp cô. Ngủ ngon nhé!

Thanh vỗ khẽ lên vai cô bé, ẩn nhẹ về phía hành lang tầng ba còn anh bước tiếp lên trên.

Ông chú Dương bất ngờ vì sự nhiệt tình của ông chủ ốp. Dương ngỡ ngàng trước may mắn không ngờ. Mọi người xầm xì. Còn Thanh, với anh chẳng có gì to tát vì quyết định nhận Dương về làm trong quản trị.

Dương ngồi phòng trực điện thoại. Thanh dặn:

- Cô phải học tiếng Nga cho tốt. Đây đất Ukraina nhưng giao dịch vẫn bằng tiếng Nga. Còn trẻ chịu khó học. Cho cô ba tháng ngồi cùng anh này nhưng sau đó, một mình làm ở đây. Rõ chưa.

Nhìn vẻ lo lắng quá thái của Dương, Thanh cố ghìm lòng không cười. Anh chẳng mấy khi lên lớp ai đến thế. Chẳng hiểu sao với Dương, anh bỗng có trách nhiệm. Nếu nói Thanh có lòng thương người thì bốc phét. Chính anh cũng biết anh chẳng vô tư, mà tại cô bé xinh xắn, ngây thơ. Tuy nhiên cái “phàm tục” của thằng đàn ông trong anh không bảo anh săn đón cô. Có lẽ ánh nhìn ngơ ngác, trong sáng đã đánh thức phần hồn xa lắc nơi anh.

Nhưng có một điều dần dần anh nhận ra. Anh thích ghé ốp hơn. Nhìn cô bé, trêu dăm ba câu rồi đi nhưng anh thấy vui. Đàn bà với Thanh lâu nay là sự giải trí. Anh từng phát biểu hùng hồn rằng “Chơi mà không mất tiền thì không bao giờ vui. Mất tiền cho đàn bà mà vui là hay, tội gì mất thời gian và trí óc cho mấy chuyện đó. Cuối cùng cũng chỉ một đích là họ без всего (không quần áo)”. Với Dương, anh không bị ám ảnh vì cái без всего đó. Không phải vì cô bé không có thân hình hấp dẫn. Cứ nhìn các chàng lượn quanh cũng biết sức hút của Dương thế nào. Anh xa cách cô nhưng anh biết, anh quan tâm. Có gì riêng tư ấy mà bản thân anh không xác định được.



Giữa tháng ba, Thanh có việc lên Kiev. Bình thường xong việc, anh ở lại chơi, chán mới về Ođetxa. Không hiểu sao lần này anh thấy lâu lạ. Anh lang thang vào mấy cửa hàng giết thời gian. Tần ngần nhìn chiếc cặp tóc bằng ngà, nhớ mái tóc dài mượt của Dương. Anh bực bội bỏ đi, rồi quay lại, cố không nhìn nó nữa, nhưng... quyết định mua. Có gì đâu -anh tự nhủ lòng- sẽ có dịp gì đó mình tặng cô ta, quá bình thường. Xong việc, anh về ngay. Trời chiều, anh ghé ốp truớc. Qua cửa kính, thấy Dương đang cười đùa cùng mấy cậu thanh niên, lòng anh chợt bừng bừng giận. Anh ẩn cửa mạnh, hầm hầm vào phòng riêng sập cửa. Mấy cậu chàng thấy ông chủ cáu, sợ hết biết, biến thẳng. Dương lo lắng đoán Sếp đi Kiev về có chuyện gì bực. Cô khẽ khàng pha nước mang vào phòng cho Thanh. Dương rón rén đặt khay nước lên bàn. Thanh nhìn cô. Gò má hồng căng, tấm thân tròn trĩnh trong làn áo mỏng, thoáng qua cũng đoán được đôi gò ngực hấp dẫn thế nào. Tức giận và ghen ghét với đám thanh niên lúc nẫy đẩy Thanh bật dậy ôm choàng lấy Dương. Tấm thân con gái nóng hổi cứng đờ trong vòng tay tham lam của anh. Anh cúi xuống đặt môi lên khuôn miệng đang hé mở kinh ngạc. Không cần biết Dương ú ớ, vùng vẫy thế nào, anh thèm khát luồn lưỡi vào tìm kiếm đầu lưỡi mềm mại của Dương. Bỗng anh nghe trên má nóng hổi. Nước mắt... nước mắt Dương tràn lan trên mặt anh. Anh buông tay sững sờ. Dương nấc lên không thành tiếng. Sợ hãi khiến cô run bần bật. Thanh bàng hoàng, xấu hổ. Giá cô tát anh một cái anh còn thấy dễ chịu hơn. Tiếng khóc oan ức như trẻ con bị bắt nạt khác gì tuyên án anh. Thanh rối tinh, lúng búng:

- Dương... tha lỗi cho tôi. Tôi sai, sai quá... đừng khóc nữa. Tôi không ra gì.

Anh đưa ly nước cho cô. Cô đứng yên, chưa hoàn hồn. Thanh nâng ly lên tận miệng cô. Như đứa trẻ con Dương ngoan ngoãn uống từng hớp. Tiếng nấc lặng dần. Thanh kéo ghế cho Dương. Anh ngồi xuống chiếc ghế xa cô.

Cả hai không nói câu nào. Thanh nhìn đôi mắt long lanh của Dương còn lưng tròng mà xót xa. Mình đã làm cái trò bỉ ổi gì không biết. Đồ ngu. Mi khác chi con vật. Anh tự xỉ vả mình. Dương cầm chiếc khăn Thanh đưa lau mắt, im lặng. Thanh rầu rĩ cất giọng phá bầu không khí nặng nề trong phòng:

- Dương bỏ qua cho tôi được không? Tôi xin lỗi em. Tôi là kẻ tồi tệ... tôi...

- Thôi ông ở đây. Em về nhà.

Dương đứng lên, vội vã đi ra cửa. Thanh hụt hẫng, lo lắng. Anh gục xuống, hai tay vò lấy đầu.

Cả tuần Thanh không tới ốp. Anh cho xe chạy qua không dưới chục lần nhưng không đủ can đảm ghé vào. Anh sợ nhìn vào cặp mắt trong sáng gợn buồn của Dương. Anh giận mình ngu ngốc và tồi tệ. Anh chạy xe dọc ngang không mục đích, lúc phóng như điên trên xa lộ, lúc thờ thẫn dừng bên đường, ngồi cả tiếng. Mưa nhạt nhòa phủ kín xe. Cô đơn cùng hối hận xoắn lấy anh. Trăm lần anh tự hỏi mình, cái gì đã xảy ra trong anh. Đêm trằn trọc, anh định nhấc máy bấm số gọi một trong những người đàn bà quen biết. Dùng đàn bà để quên? Nhưng anh không thể. Anh không còn ham muốn xác thịt xa lạ nữa. Sẽ chỉ trống rỗng hơn, tự căm ghét mình hơn sau những thỏa mãn nhầy nhụa đó. Anh chìm vào men rượu để có giấc ngủ nặng nề.

Thanh cho xe lên đồi bên bờ biển. Tháng ba biển đã có hơi ấm nhưng trời còn âm u, ủ dột. Anh ngồi trên bậc đá. Ý nghĩ mông lung gặm nhấm lòng. Anh mân mê trong tay chiếc kẹp tóc nghĩ vẩn vơ. Bãi biển không bóng người, chỉ có sóng vỗ bờ ràn rạt nghe càng rầu rĩ. Tiếng chân bước lạo xạo trên sỏi đánh thức anh. Nhận ra dáng người con gái anh trăn trở, tim anh bỗng thắt lại. Anh muốn chạy đến bên cô nhưng chân lừng khừng. Anh không dám. Dương đi chầm chậm ven mép nước. Hai tay trong túi áo khoác. Vai cô hơi so lại tránh gió biển đang thổi hất rối tung mái tóc. Cô nhìn ra biển nên không hay Thanh cách cô hơn chục mét. Thanh dõi theo dáng Dương bước. Lạ kỳ, một cái gì gần gũi. Tựa như trong tiềm thức xa xôi của anh đã có hình bóng Dương. Không thể hiểu được, chỉ biết trong anh cảm giác yêu thương cứ dâng trào. Thanh khẽ gọi «Dương ơi...». Tiếng gọi lẫn trong tiếng sóng «Hải Dương...». Dương ngơ ngác quay lại và nhận ra Thanh. Cô mở tròn đôi mắt nhìn anh, không nói. Gió biển thổi ngược, mái tóc phủ phất phơ trên khuôn mặt cô. Thanh chầm chậm đứng lên, dè dặt bước tới. Khoảng cách giữa họ chỉ vài bước chân nhưng Thanh thấy cả một trời gió ngăn anh lại. Thanh cố lấy giọng thật bình thường:

- Dương cũng hay ra biển dạo à? Tiếng anh lạc chơi vơi trong tiếng sóng.

- Vâng, em có thói quen đó từ nhỏ rồi...

Giọng Dương bồng bềnh. Cô quay ra biển bước tiếp. Thanh thở nhè nhẹ, liếc nhìn Dương. Khuôn mặt cô bình lặng.

- Nhà Dương gần biển?

- Bà ngoại nhà sát biển. Dương ở cùng bà từ nhỏ. Đêm nằm nghe sóng mà quen, đi xa thấy thiếu thiếu...

- Tôi không là người vùng biển -Thanh tiếp lời- Hơn mười năm sống ở đây thành quen dạo biển. Một mình với biển cũng bớt cô đơn.

Câu cuối Thanh nói khẽ. Họ lại im lặng. Sóng và gió nhấp nhô.

- Ông biết không -giọng Dương thả vào không gian nhẹ bẫng- biển buồn nhất khi mưa mà dữ dội nhất cũng khi mưa. Mưa của biển... bà ngoại nói, mưa biển là nước mắt đại dương. Hạt mưa biển mặn hơn mưa đất liền. Cứ tan mưa biển sẽ hiền hòa trở lại bởi nỗi buồn đã mang về lòng đại dương. Mưa của biển là sự giận dữ, là cơn đau từ thẳm sâu. Sợ lắm. Nhìn biển trong mưa như có hàng ngàn chiếc roi trời quất lên mặt biển. Sóng quoằn quoại, vật vã, trồi lên, thụt xuống...

Thanh ngạc nhiên nghe cô. Anh không thể ngờ cô bé có cặp mắt trong veo, ngơ ngác mà mang suy tư thâm trầm đến vậy. Anh cứ lặng lẽ bước, ngẫm nghĩ từng lời của cô. Anh cảm nhận ở Dương có một tuổi thơ cô đơn, mong manh quá. Hoàng hôn đang trôi. Chợt ánh nắng vàng le lói tách mây rơi chấp chới xuống mặt biển.



Mùa xuân về mang hơi ấm phủ khắp nơi trong thành phố. Những chồi lá hôm trước còn chúm chím, ngày sau đã bung những chiếc lá non nớt như búp tay trẻ. Đồi thông tràn một mầu xanh nõn của những ngọn mướt mát vươn lên. Mùi thơm của thông ngào ngạt quyện trong vị mặn của gió nghe náo nức như đang chờ đón một mùa hè của biển.

Trong quán “La-La-Fa”, Thanh ngồi bên Dương. Cô bé lạ lẫm nhìn ngắm những cột gỗ trạm trổ theo phong cách dân tộc độc đáo. Thanh khẽ hỏi:

- Em định dùng món gì đây?

- Em không biết. Ông ăn gì, em ăn nấy.

Thanh buồn cười vì cách Dương gọi anh là ông. Có lần anh trêu cô “Em gọi thế, tôi thấy mình sắp thành Rochester , còn em là Jen Ero mất rồi”. Dương đùa lại “Thì ông là ông chủ, em là kẻ làm công là gì”.

Lâu lâu anh mới trở lại quán quen. Nhiều lần cùng Dương đi dọc theo bờ biển, anh muốn rủ cô vào quán vắng trên đồi này nhưng anh ngại cô từ chối. Mà với Dương anh không muốn bất kỳ một sự thuyết phục nào. Càng ngày anh càng thấy cần sự có mặt của cô. Kẻ kinh nghiệm tình ái như anh mà nhiều khi ngớ ngẩn trước cô bé chưa biết mùi đời. Gần Dương, mối liên hệ giữa anh và cô càng mong manh và khó nắm bắt. Dương hồn nhiên coi anh như người bạn để trang trải nỗi lòng một cách rất tự nhiên. Còn anh, anh yêu chăng? Quá rõ nhưng hình như chưa. Anh không khát thèm cô như khát thèm đàn bà. Mọi động chạm vô tình không kích thích sự tưởng tượng đàn ông. Anh bên cạnh cô mà như tìm thấy một cái gì của mình, một khoảng sáng mờ ảo mà chính anh không định hình nổi. Anh tự lạ với mình. Quá nhiều moment để anh có thể tiến gần cô hơn nhưng chính anh dừng lại. Sự trong sáng của Dương làm anh chạnh lòng. Dương như trang giấy trắng tinh khôi. Còn anh đã quá nhàu nát trong đời. Với đàn bà anh phũ phàng với họ quá. Tuổi trẻ của anh là những tham vọng chiếm đoạt mà anh tự vênh váo coi là chiến công trên tình trường. Chưa bao giờ anh muốn tìm hiểu tâm tư đàn bà. Với anh, làm họ run rẩy, ngây ngất bằng những vuốt ve, khêu gợi, bằng kinh nghiệm làm tình là đủ. Khoái lạc đó anh mang lại cho họ cũng như họ dâng hiến cho anh. Chẳng nhẽ chưa đủ mà còn dắt thêm cái phần hồn không sờ được theo? Sau mỗi cuộc tình không nỗi nhớ, không vấn vương -đó là anh của ngày chưa biết Dương. Bởi trong anh quá nhiều dằn vặt mà anh không dám gần cô hơn. Đôi khi, chính Dương lại gần anh. Cô xoa dịu lòng anh tự nhiên như con sóng hiền hòa xóa những vết hằn trên bờ cát.

Dương chống cằm nhìn ra biển. Mái tóc đen thả nghiêng xuống mặt bàn. Thanh ngập ngừng đưa chiếc kẹp tóc ngà cho Dương.

- Đẹp ghê. Tại sao ông có nó?

- Tôi tìm thấy nó trong lần đi Kiev nhưng không có dịp tặng Dương... Đã có lúc tôi nghĩ, chắc chiếc kẹp chẳng bao giờ đến tay người nhận nữa.

Dương cúi đầu mân mê chiếc kẹp rồi ngửng lên nhìn thẳng mắt Thanh.

- Em vẫn giữ chiếc khăn tay ông đưa em hôm đó. Em không quên vẻ mặt thểu não của ông khi em bước khỏi phòng. Em không ghét ông. Gần ông, em yên ổn. Từ bé em không cảm nhận được tình cảm của cha em. Cha lãng đạm. Em tủi thân lắm. Bà bảo, con gái sao bằng con trai. Mẹ thương em nhưng chỉ thương trong lòng thôi. Đôi khi em không hiểu tại sao mẹ cứ âm thầm lo lắng điều gì. Ngay cả việc sang đây, em không muốn đi, không muốn xa mẹ, xa bà nhưng là ý của cha.

Dương chợt nắm bàn tay Thanh.

- Ông đừng bao giờ lãng đạm với em nhé. Em sợ sự thờ ơ lắm. Thà cứ gầm gào như cơn giông biển còn hơn sự lãng đạm mà chứa ẩn hận thù.

Giọng Dương nghèn nghẹn. Thanh ôm nhẹ bờ vai cô. Lòng thương cảm ngập trái tim anh.

Lần đầu tiên từ khi quen biết Dương, anh dẫn cô lên nhà. Anh ngạc nhiên khi có cô trong căn phòng, quên cả vai trò chủ nhà, cứ nhìn theo cô bé.

- Nhà ông lộn xộn quá. Để hôm nào em lên dọn dẹp hộ ông nhé!

- Ôi không, ai lại thế. Hàng tuần tôi vẫn thuê người lên dọn dẹp, giặt giũ mà.

- Ông tự nấu ăn à?

- Tôi mấy khi ăn ở nhà đâu. Ăn một mình ngại lắm.

Cô đứng sát anh. Mùi hương từ làn tóc ngan ngát. Cô quay lại gặp ánh nhìn của Thanh. Bối rối nhưng ánh mắt họ không rời nhau. Thanh bất ngờ nói:

- Em có dám làm vợ tôi không?

Lời nói bay lơ lửng trong không trung. Thanh bất ngờ với chính mình. Anh chưa bao giờ dám nghĩ tới điều đó vậy mà câu hỏi bật ra tự nhiên kỳ lạ. Dương yên lặng. Chầm chậm, cô vòng tay ôm lấy anh. Tấm thân mền mại dựa vào anh tin cậy. Hạnh phúc bừng sáng trong Thanh. Lần đầu tiên ôm một người đàn bà mà anh không có mong muốn chiếm đoạt, chỉ có niềm hạnh phúc lâng lâng.



Dương ngồi trong sân ga. Tính ra cô xa thành phố Vinh chừng nửa năm. Thời gian ngắn chẳng đủ để thành phố thay đổi. Sân ga vẫn vắng ngắt khi không có tầu về. Mấy quán ăn vài khách vãng lai. Thanh sẽ tới vào chuyến tàu từ Hà nội. Nhà ga thông báo tàu bị chậm vì đường qua Thanh Hoá đang sửa sau cơn bão. Nhà gần ga nhưng Dương không muốn về. Câu chuyện mẹ kể đêm qua còn vơ vất trong tâm trí.

Đón con gái về nhà, mẹ mừng lắm. Cả đêm hai mẹ con thì thào. Dương kể mẹ nghe về Thanh. Nhìn con long lanh mắt nói về người chồng tương lai, lòng mẹ yên tâm.

- Mẹ ơi, anh ấy bảo về gặp bố mẹ xin phép rồi mới cưới. Anh ấy cứ ngại nhất chuyện nhiều tuổi hơn con quá, mẹ không đồng ý.

- Tôi không đồng ý thì cô cậu có nghe tôi chắc.

Dương cười khúc khích, dúi đầu vào lưng mẹ. Mẹ cô ngập ngừng:

- Này mẹ hỏi thật nhé. Hai đứa có gì với nhau chưa?

- Gì là gì cơ? Dương trêu mẹ.

- Gì ấy... Cô cậu bên Tây ai biết...

- Mẹ ơi là mẹ. Mẹ toàn lo thôi. Mẹ biết không, chính anh nói với con “anh dành cho ngày cưới, anh muốn sự toàn vẹn của em”. Mẹ thấy hết lo chưa?

- Ừ... thế là may mắn con ạ, chứ như mẹ...

Dương níu tay mẹ:

- Như mẹ sao cơ? Sao mẹ không kể cho con?

Bà ngồi dậy. Trong ánh đèn mờ mờ, Dương thấy mắt mẹ buồn u uẩn.

- Con cũng lớn rồi, sắp lấy chồng rồi. Chồng con vậy là người tốt. Cũng cầu trời thương cho con. Con thiệt thòi từ bé.

Bà ngừng lời. Dương ngơ ngác chờ mẹ.

- Ngày đó - bà kể - mẹ mới mười chín. Mẹ ở với bà. Mẹ gặp người đàn ông đó trong đoàn khảo sát từ Hà nội vào. Chẳng biết bùa mê, thuốc lú thế nào mà chỉ sau vài lần gặp gỡ, hò hẹn mẹ dại dột để mất đi đời con gái của mình. Người đó đi để lại một địa chỉ sau mẹ mới hay địa chỉ giả. Mẹ hoảng loạn khi biết mình có thai. Bà biết, bà khóc lóc, đau khổ. Mẹ trốn lên ngọn núi ngồi cả chiều nhìn xuống làn nước xanh thẫm mà không dám gieo mình.

Cha con, lúc đó vẫn theo đuổi mẹ, gặp mẹ ngồi trên đó. Mẹ khóc lóc kể cho ông ta nghe. Chẳng biết vì nước mắt, vì yêu mẹ hay vì tính hiệp sĩ bùng lên mà nhất quyết đòi cưới mẹ để nhận cái thai trong bụng là con. Mẹ không nỡ đồng ý nhưng ông ta kéo mẹ về nhà nói chuyện với bà. Bà nói với ông ta:

- Khi nào sinh đứa bé. Tôi sẽ nuôi nó.

Bà hiểu đời. Ngày mới cưới, mẹ hy vọng con sẽ được người ta coi như con đẻ. Nhưng cuộc đời không đơn giản. Mẹ chỉ là cái bóng trong nhà làm sao mẹ che nổi cho con. Chẳng thể trách cha con. Dù sao con cũng không mang tiếng con hoang, mẹ vẫn là người vợ đoan trang với người đời. Con về ở với bà khi vừa thôi bú. Mẹ nhớ con thắt lòng mà chỉ dám thỉnh thoảng về quê thăm con. Khi con lớn hơn, con lên Vinh học, mẹ con mới được gần nhau. Mẹ biết con cô đơn, con nhận thấy sự khác biệt mà cha đối xử giữa con và em con. Mẹ cứ như con quay, vừa chắn nỗi hằn học của ông ấy vừa xoa dịu con. Lỗi ở mẹ. Mẹ cắm răng không nói ra cho con được bình yên.

Dương ôm mẹ. Nước mắt hai mẹ con chan hòa. Mẹ xoa nhẹ lưng con gái:

- Chuyện xa rồi, chỉ là dĩ vãng buồn. Đừng giận cha. Thả cho lòng mình nhẹ nhàng mà sống nghe con.

Hai mẹ con nằm trong đêm trằn trọc mỗi người một dòng suy tư. Quá khứ tuổi thơ cô đơn, thiếu tình cảm người cha giờ Dương mới lý giải được. Cô hiểu vì sao bà hay lôi cô về với bà. Bà thương mẹ. Đời bà đâu có hạnh phúc. Ông hy sinh. Bà ở vậy trong làng chài nghèo khổ nuôi con gái khôn lớn. Cứ mong cho đời con gái sáng sủa hơn đời mình mà không được. Cô thương mẹ. Để giữ cho cô được bình yên chắc mẹ phải chịu cha dằn vặt nhiều lắm. Rồi cả đời mẹ cứ như người mang tội, sống cúi mặt trong gia đình. Lòng cô chất ngất căm ghét kẻ sở khanh đã gây cho mẹ vết thương đời.

- Mẹ ơi, thế ông ta, người đàn ông đó thế nào? Ngập ngừng mãi, Dương hỏi.

Mẹ im lặng hồi lâu:

- Người đó đẹp trai... đôi khi mẹ thấy con hao hao giống nhưng cằm anh ta hơi lẹm. Bà nói, đàn ông cằm lẹm đa tình lắm.

Dương ôm lưng mẹ “anh ấy cằm cũng lẹm, chẳng biết có đa tình?”



Thanh khoác túi bước xuống tầu. Dương chạy lại bên anh. Mấy ngày không gặp mà anh thấy nhớ cô quá. Chẳng biết từ lúc nào, có cô bên cạnh là anh quên mọi mệt mỏi và khó chịu.

Hai người về nhà chào cha Dương. Cha cô nói bận việc không về bà được. Mẹ cô xuống bà từ sớm. Xe khách thả hai người bên đường cái. Dương nói:

- Mình đi bộ về thôi. Nhà bà qua rừng bạch đàn, dọc theo bãi biển là tới.

Thanh đi bên Dương. Cô vui lắm cứ ríu rít nói chuyện. Trời đang nắng bỗng râm mát. Gió biển thổi mang hơi nước đậm đậm.

- Anh ơi -Dương đã chuyển sang gọi Thanh là anh thời gian gần đây- mình đi nhanh khẻo mắc cơn mưa đang tới kìa.

Thanh nhìn theo tay cô chỉ. Phía đông, những đám mây đen bò tới đe dọa.

- Em nói mưa biển quê em sợ lắm. Anh muốn thưởng thức một lần trong đời, việc gì mà phải đi nhanh.

- Thế em đi trước đây.

Nói rồi, Dương chạy vút lên trước. Tóc cô tung bay. Hai vạt áo phần phật. Thanh thích thú nhìn theo. “Không hiểu sao, thỉnh thoảng mình cứ thấy cô ta giống ai”. Rừng bạch đàn và bãi biển có cái gì quen thuộc quá. Anh tự cười mình. Cái gì ở Dương, gần với Dương anh cũng quen thuộc và như đã thấy rồi. Vùng biển này, ngày sinh viên thực tập anh đã tới. Hình như cũng đâu đó quanh đây. Cái ngày xa xưa đó... sáng đi đo đạt, chiều xem dân chài kéo lưới. Con gái làng chài nồng nàn, bạo rạn, mặn mà. Chẳng rõ, nếu Dương biết hết những chuyện lăng nhăng thời xưa của mình, cô sẽ nghĩ gì. Tự dưng anh gợn buồn. Anh cúi xuống cởi giầy. Cát nhiều quá chui hết vào giầy. Bàn chân lộn chộn như sự nhắc nhở của quá khứ. Anh chợt ước ao... giá như anh gặp cô sớm hơn chắc anh sẽ đỡ lang bạt, giang hồ như hôm nay.

- Anh ơi... Tiếng Dương gọi vẳng tới.

Xa xa bóng cô bên người đàn bà, chắc mẹ Dương. Anh rảo bước, chút ngường ngượng vì biết mẹ cô còn kém mình vài tuổi.

Cơn mưa đã kéo mây đầy trời. Gió thổi cát bay thành những xoáy tròn chạy trên bãi. Dương kéo mẹ tiến lại. Thanh nhìn người đàn bà, chưa biết nên chào sao cho hợp.

- Mẹ ơi, anh Thanh đây.

Mẹ cô nhìn Thanh. Một ánh chớp khan trên trời, cả ba giật mình. Thoáng sững sờ, người đàn bà chợt ôm mặt từ từ khụy xuống.

Dương quỳ xuống cạnh mẹ. Thanh cũng vội bước tới.

Bà vẫn ôm lấy mặt nấc lên nghẹn ngào:

- Trời ơi... trời ơi, sao nỡ...

- Mẹ nói gì con không hiểu. Mẹ làm con sợ... mẹ ơi! Dương giật hai bàn tay che khuôn mặt mẹ mà gọi.

Thanh đỡ lấy bà. Khuôn mặt đẫm nước mắt của người đàn bà ngả bên vai anh. Như có một luồng chớp cuối trời, anh choàng tỉnh. Mặt anh biến sắc. Anh lay người đàn bà:

- Không... không thể. Không lẽ nào... Cô là... Không thể.

Dương ngơ ngác nhìn mẹ, nhìn Thanh. Lác đác vài hạt mưa bắt đầu rơi.

Mẹ cô ẩn Thanh ra nức nở:

- Trời ơi, anh đến đây làm gì? Anh hại đời tôi chưa đủ hay sao còn làm hại cả con tôi... Nó là... con có tội gì mà khổ thế hả con.

Thanh quỳ trên cát, khuôn mặt thất thần.

- Mẹ ơi, đây là anh Thanh, là chồng chưa cưới của con. Mẹ tỉnh lại đi. Mẹ làm con sợ lắm rồi... Dương khóc theo mẹ.

- Không, không thể được. Anh đi đi... không thể... tại tôi, trời ơi...

- Tại sao không được? Mẹ làm sao thế, anh ấy thương con thật lòng mà...

Bà mẹ nói đứt đoạn trong từng cơn co thắt:

- Hắn...hắn... ông ta đó. Con ơi, ông ta chính là bố đẻ của con, con ơi....

Tiếng sấm nổ xé toang bầu trời. Mưa bắt đầu chạy ràn rạt trên cát. Gió xoắn lấy mưa tạo thành ngàn sợi roi quất lên mặt biển. Ba người, kẻ đứng người quỳ như ba phiến đá câm lặng sau tiếng sấm truyền của bà mẹ. Dương bừng tỉnh, cô hét lên một tiếng như xé từ lồng ngực, ào chạy tức tưởi trong màn mưa mịt mùng. Thanh gục xuống cát. Tiếng khục khục phát ra từ họng như những khúc xương bị bẻ gẫy:

-...
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, January 7, 2006 12:02:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vậy là VN có hai nhà văn nữ cùng tên Thùy Dương? Một vị sinh quán tại Hà Nội, một tại Hải Dương? Không biết có ai biết xin xác minh giùm. Xin cám ơn.

Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.