Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, November 25, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Nguyễn Thị Chân Quỳnh




Sinh năm 1931 tại Hà Nội.
Du học tại Pháp từ 1952.
Tốt nghiệp Cao học Kỹ Nghệ Dệt (ecole supérieure des Industries tertiles de Lyon). Tiến sĩ Anh văn đại học Sorbonne Paris IV.
Dạy đại học Paris-Sorbonne.
Làm việc cho ban Việt ngữ đài BBC ở London.
Làm việc trong phòng cứu xét văn bằng và hướng dẫn sinh viên ngoại quốc.

Tác phẩm đã xuất bản:

The War Wife ( dịch thơ Việt sang Anh ngữ, cùng Keith Bosley, London, 1970)
The Elek Book of Oriental Verse (phần thơ Việt, 1973)
Lối Xưa Xe Ngựa (biên khảo An Tiêm 1995)

nguồn: Du Ca Việt Nam


Phượng Các
#2 Posted : Friday, November 26, 2004 5:40:13 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
vì sao tôi nghiên cứu khoa cử

Nguyễn Thị Chân Quỳnh




Từ nhỏ tôi vẫn thích viết lách nhưng yên trí nếu không làm thơ thì cũng viết truyện ngắn, truyện dài, không bao giờ ngờ rằng một ngày kia mình lại có thể "say mê" đi vào con đường "khô khan" là nghiên cứu, biên khảo.



Tôi bước chân vào ngành biên khảo một cách rất tình cờ : Như đã nói trong "Lối Xưa Xe Ngựa... ", khoảng 1985, tôi mua được quyển Quand les Français découvraient l'Indochine (Khi người Pháp tìm ra Đông-dương) của Charles Daney trong có loạt ảnh do Salles chụp cảnh lễ Xướng Danh trường Hà-Nam khoa Đinh-Dậu (1897), ảnh rất rõ và đẹp. Tôi đã đọc Lều Chõng của Ngô Tất Tố và Bút Nghiên của Chu Thiên nên đã biết Khoa cử nhưng nay mới thấy tận mắt quang cảnh trường thi là thế nào, Khảo quan, lính hầu, Tân khoa ăn mặc ra sao... Ngòi bút các nhà văn dù linh hoạt đến đâu cũng không sao gây được cho tôi mối xúc cảm như khi nhìn ảnh, tôi như người được đi du lịch ngược thời gian... Thích quá, tôi đã tìm đến tận kho ảnh để xem toàn bộ, chọn thêm được mấy cái nữa.



Từ đấy tôi nẩy ra ý muốn săn tìm tất cả những ảnh chụp về Khoa cử để in thành sách cho mọi người cùng được thấy quang cảnh trường thi ngày xưa, đồng thời cũng là một cách bảo tồn những tấm ảnh lịch sử quý hiếm. Tôi để ra một năm đi thăm các kho ảnh ở Paris mới biết là trừ Salles ra còn thì lác đác đó đây chỉ có vài cái chụp Khảo quan hoặc trường thi với các dẫy lều Thí sinh. Charles Daney cho biết Thư Viện Quốc Gia có hai cái. Tôi đi năm lần bẩy lượt cũng không ai biết ảnh nằm đâu, phải quay lại hỏi Daney lần nữa. Cuối cùng, vẫn không tìm ra, họ đành dẫn tôi đi thang máy xuống cả chục từng hầm như vào Mê hồn trận, rồi bỏ tôi một mình ở đấy mặc sức tìm và cũng mặc sức... sợ. Ví thử họ quên, không quay lại thì tôi biết đằng nào mà lần. Ở dưới hầm sâu mấy từng, chung quanh những sách là sách, dù gọi khản cổ cũng chẳng ai nghe thấy! Rút cục tôi cũng tìm ra hai cái ảnh ấy nhưng thất vọng vì là loại Bưu thiếp, một cái chụp trường thi và lều các Thí sinh, một cái chụp trống thu quyển, ảnh đã nhỏ lại mờ, cũng không chú thích rõ ngày tháng như Salles .



Khi đã đi lùng hết các kho ảnh ở Paris, tôi định bụng sẽ cho ra một quyển sách loại phổ thông mà chủ lực là tranh ảnh kèm theo thơ văn liên quan đến thi cử, còn phần chú thích của tôi sẽ rất khiêm tốn, tôi tự biết mình không phải "nhà nghiên cứu" và định bụng viết xong quyển này là sẽ ngừng. Mục đích của tôi chỉ để giới thiệu loạt ảnh Khoa cử và văn hóa Việt-nam cho Việt kiều -những người vì hoàn cảnh nên có lẽ biết nhiều về văn hóa nước người hơn văn hóa nước mình - và những người ngoại quốc muốn tìm hiểu sơ qua về văn hóa Việt-nam. Tôi còn có ý muốn giúp Việt kiều thế hệ thứ hai (không thông thạo tiếng mẹ đẻ) cùng những người ngoại quốc đang học tiếng Việt và những người Việt đang học tiếng Pháp, nên viết loại song ngữ Việt-Pháp, dịch khá công phu để họ có thể đối chiếu mà trau giồi thêm Pháp ngữ hay Việt ngữ. Quyển này viết xong từ năm 1989 nhưng tạm thời xếp trong ngăn kéo vì không có thì giờ tìm nhà xuất bản.



Săn ảnh tuy mất công nhưng không thấm vào đâu với việc chú thích mà lúc đầu tôi tưởng dễ dàng, bắt tay vào mới nhận ra sách sử của ta mỗi người chép một phách, biết tin ai? Thí dụ Ngô Tất Tố tả cảnh vinh quy thì cho cờ biển đi trước, nhưng Chu Thiên lại viết là kèn trống dẫn đầu. Có người gửi cho tôi một tờ báo của các phụ lão ở Mỹ, thấy có cụ tuyên bố đã từng chứng kiến tới ba đám rước vinh quy, tôi mừng quá, cậy cục xin địa chỉ, một năm sau mới được, hóa ra tác giả sống ngay vùng Paris như tôi! Tôi đã gặp và đặt câu hỏi trong đám rước vinh quy cái gì đi trước thì cụ lắc đầu: "Không nhớ được. Lúc ấy tôi mới có 8 tuổi". Tôi gặng: "Nhưng cụ nói đã chứng kiến tới ba đám vinh quy, vậy thì hai đám kia thế nào?". Cụ vẫn lắc: "Lại càng khó nhớ vì một lần tôi chỉ có 3 tuổi, còn lần kia mới được 8 tháng, vú em còn ẵm ngửa trên tay"!



Có người bạn sau khi đọc bài: "Ai là chủ khảo trường Hà-nam khoa Đinh-Dậu?" bảo tôi :"Đọc chị như đọc Agatha Christie ". Tôi biết bạn tán dương cho vui, nhưng có một nhận xét đúng: quả tôi rất ham đọc và xem những phim truyện trinh thám, đoán trúng ai là hung phạm thì lấy làm thích thú. Viết nghiên cứu cũng tương tự: khi giải quyết được một nghi vấn thì có phần còn hứng thú hơn nữa. Những nghi vấn đầu tiên do loạt ảnh của Salles đem lại cho tôi. Thoạt đầu tôi khám phá ra cái ảnh mà Salles chú là "Giám sát Thân Trọng Koái " thì Trần văn Giáp lại chú là "Phó Chủ khảo Nguyễn Gia Thoại", song cả hai đều đã mất, biết hỏi ai? Tôi bàn với Daney và chúng tôi đồng ý là Trần văn Giáp tất nhiên hiểu biết về Khoa cử hơn Salles, Daney còn yêu cầu tôi sửa hộ chú thích của Salles theo Trần văn Giáp. Tôi phóng bút sửa ngay, còn lấy làm hãnh diện đã giúp cho người Pháp chỉnh lại đúng sự thật, sau mới biết là mình thiếu kinh nghiệm, quá hấp tấp.



Như tôi đã kể trong "Lối Xưa Xe Ngựa...", tôi nghĩ vấn đề Thân Trọng Koái / Nguyễn Gia Thoại có thể giải quyết bằng cách tìm thành phần Khảo quan trong Quốc triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, nhưng Hương Khoa Lục lại không chép tên các Giám sát, ngược lại, cho biết Cao Xuân Dục là Chủ khảo khoa 1894 chứ không phải Chủ kháo khoa 1897 như ảnh của Salles ghi chứng. Ảnh cũng cho thấy khoa Cao Xuân Dục làm Chủ khảo thì Paul Doumer có đến chứng kiến lễ Xướng danh. Nhờ tình cờ đọc Hồi Ký của Paul Doumer mới biết Doumer chỉ sang làm Toàn quyền từ 1897, tức là khoa 1894 Doumer còn ở Pháp, Hương Khoa Lục đã chép nhầm.



Có lẽ Trần văn Giáp cũng nhận thấy chỗ không ổn giữa Hương Khoa Lục và Salles nên mới chú thích loạt ảnh của Salles kiểu "nước đôi" : "Kỷ niệm thi Nam khoa, Thành-thái Giáp-Ngọ và Đinh-Dậu ". Chú thích như thế tỏ ra tác giả thận trọng, chưa giải quyết được thì tồn nghi, nhưng không ổn ở chỗ mỗi khoa người ta đề cử một ban Giám khảo mới, không thể nào cùng một ban Giảm khảo lại được cử đi chấm hai khoa thi liên tiếp cùng một trường.



Vấn đề ảnh Giám sát Thân Trọng Koái hay Phó Chủ khảo Nguyễn Gia Thoại rồi cũng được giải quyết khi tôi giở ảnh của Salles ra ngắm lại, thấy Thân Trọng Koái trẻ và không có râu, trong khi Phó Chủ khảo là người ngồi cạnh biển Phụng Chỉ trong ảnh Tân khoa chào Khảo quan, và là người ngồi cạnh Chủ khảo Cao Xuân Dục trong ảnh chụp toàn ban Giám khảo, lại là một người đã có tuổi và để râu, như vậy là Trần văn Giáp chú thích nhầm, người trẻ tuổi và không râu không thể là Phó Chủ khảo Nguyễn Gia Thoại.



Vụ Thân Trọng Koái / Nguyễn Gia Thoại dẫn tôi chú ý đến cái biển Phụng Chỉ viết một cách kỳ quặc : một chữ lớn ở trên, một chữ nhỏ ở dưới, nép sang bên phải. Tôi không biết chữ nho, nhờ mẹ tôi đọc hộ. Mẹ tôi đọc là Phụng chỉ, tôi hỏi tại sao biển còn thừa chỗ mà lại viết chữ dưới nhỏ và lệch sang một bên, trông trống chếnh, không cân đối, mẹ tôi lắc đầu không biết. Tôi vẫn yên trí chữ trên là Phụng, chữ dưới là Chỉ cho đến khoảng bẩy năm sau, khi soạn quyển "Lối Xưa Xe Ngựa...", tôi đem tự vị ra tra mới rõ chữ trên là Chỉ, chữ dưới là Phụng. Tôi lấy làm lạ sao lại đọc chữ dưới trước chữ trên. Lúc ấy mẹ tôi đã mất nên không hỏi được, sau mới nghĩ ra chữ nho đọc từ phải sang trái, nhưng cũng chưa giải quyết được tại sao có chữ to chữ nhỏ, chữ đọc sau lại ở trên, chữ đọc trước ở dưới. Tôi đã biết lệ luật trường quy nhưng phải một thời gian sau mới tình cờ "giác ngộ", đem ráp hai chuyện làm một và hiểu rằng cái biển không làm gì khác hơn là áp dụng luật trường quy: chữ Phụng trỏ vào ông quan nên phải viết nhỏ lại, chữ Chỉ trỏ vào công việc làm của vua làm nên phải đài lên cao một bực. Sở dĩ mẹ tôi không hiểu là vì thời xưa phụ nữ không được đi thi nên mẹ tôi không học đến luật trường quy. "Giác ngộ" rồi, tôi mừng tưởng còn hơn bắt được vàng!



Ngoài những thích thú khi giải quyết được một vấn đề, nghiên cứu còn dậy tôi hai bài học: dè dặt và kiên nhẫn. Phải dè dặt vì dù thận trọng đến đâu cũng không sao tránh khỏi sai lầm. Kinh nghiệm cho biết có những điều thoạt nghe tưởng không có gì đáng nghi ngờ, như Nguyễn Công Trứ đỗ Tiến-sĩ, lại hóa ra sai, Nguyễn Công Trứ chỉ đỗ Giải-nguyên, tức đỗ đầu thi Hương.



Khi viết về Lê văn Duyệt thì trong số những sách tôi đọc chỉ có một quyển viết là "Lê văn Duyệt đã giúp vua đánh Trịnh, dẹp Tây sơn". Tôi lấy làm "đắc chí" đã tìm thấy một chi tiết ít người biết, chép ngay mà không kiểm lại. Sách in ra, tôi nhận được thư của một độc giả viết: "Lê văn Duyệt mà muốn đánh Trịnh thì phải vỗ đùi nhẩy qua đầu Nguyễn Huệ". Tôi sửng sốt, vì yên trí Lê văn Duyệt có đánh nhau với Hoàng Ngũ Phúc, sau tính lại thì thời Hoàng Ngũ Phúc Nam chinh Lê văn Duyệt, cũng như Nguyễn Ánh, chỉ mới khoảng mười tuổi, chưa thể cầm quân đi đánh trận. Thấy người viết thư là người duy nhất chú ý đến tiểu tiết này lại họ Trịnh, tôi hỏi có phải dòng dõi chúa Trịnh không, quả nhiên đúng.



Bài học thứ hai là để giải quyết một nghi vấn thì phải kiên nhẫn đọc thật nhiều - có khi đọc cả tháng không tìm ra cái muốn tìm mà lại ra cái không định tìm- và kiểm tra thật kỹ. Như tôi đã viết trong bài "HỒ XUẤN HƯƠNG - "Rút nhầm tơ duyên...", ai cũng biết Nguyễn Du đỗ tam trường, nhưng là thi Hương hay thi Hội, thi ở Thăng-long hay ở Sơn-nam, thi năm 17, 18 hay 19 tuổi thì không ai biết đích xác. Theo tôi, thi Hương, như tên đã nói rõ, là thi ở quê hương mình. Nguyễn Du quê ở Nghệ-tĩnh thì phải thi ở trường Nghệ như người cháu năm đời là Nguyễn Mai, đã đỗ Cử-nhân khoa 1900 tại trường Nghệ. Thăng-long chỉ là nơi Nguyễn Du sinh trưởng, Nguyễn Du chỉ có quyền xin phụ thí ở Thăng-long nếu cha đang làm quan ở đấy, nhưng ai cũng biết Nguyễn Du mồ côi cha từ mười tuổi. Còn Sơn-nam là quê vợ thì Nguyễn Du không có lý do gì để được thi ở Sơn-nam cả.



Nhiều người như GS Hoàng Xuân Hãn khẳng định là Nguyễn Du đỗ Sinh-đồ, tức đỗ tam trường thi Hương, có lẽ vì nghĩ Nguyễn Du chân trắng tất phải bắt đầu bằng thi Hương. Sự thực, theo tôi, Nguyễn Du có cha làm quan to nên được hưởng lệ tập ấm, miễn thi Hương, chỉ cần đỗ một kỳ khảo hạch là có quyền thi Hội, và vì đỗ tam trường thi Hội không có tên gọi riêng như đỗ tam trường thi Hương (gọi là Sinh-đồ thời Lê, Tú-tài thời Nguyễn) nên người ta mới chép lửng lơ là "đỗ tam trường". Dĩ nhiên thi Hội là phải thi ở kinh đô chứ không thể thi ở Sơn-nam.



Theo Khoa Mục Chí của Phan Huy Chú thì Thăng-long chỉ tổ chức thi Hội vào những năm :



1781 khi Nguyễn Du được 17 tuổi ta;



1785 khi Nguyễn Du đã rời Thăng-long lên Thái-nguyên.



Còn năm 1783, Nguyễn Du 19 tuổi, thì không có khoa nào cả. Cho nên tôi kết luận rằng : Nguyễn Du chỉ có thể thi Hội ở Thăng-long, năm 1781,17 tuổi ta.



Tuy nhiên, đọc nhiều cũng chưa đủ, thành công một phần không nhỏ còn nhờ ở may rủi, nếu đọc không đúng lúc cần thì có đọc cũng như không. Còn nhớ khi mới bắt đầu tìm tài liệu về Khoa cử có người cho tôi mượn bộ Bóng Nước Hồ Gươm của Chu Thiên, lúc ấy tôi chỉ chú tâm tìm hiểu về Khoa cử, ngoài ra đọc lướt qua. Năm 1996, đọc tới đoạn Toàn quyền Pierre Pasquier kể chuyện năm 1898 ông ta cùng viên Công sứ ở "Cau Do" đã chứng kiến một quang cảnh lạ lùng : Dân chúng võng lọng khiêng trả nhà nước một ông quan huyện vì ông này không do Khoa mục xuất thân mà do người Pháp cất nhắc (vì đã có công cộng tác đắc lực với chính phủ Bảo hộ). Pasquier viết tiếng Pháp nên "Cau Do" không có dấu, tôi tự hỏi "Cau Do" là gì, tìm mãi trong các sách địa dư cũng không ra. Đầu năm 2000, mua được bộ Bóng Nước Hồ Gươm, đọc lại, đến gần cuối mới thấy Chu Thiên đã giảng rành mạch "Cầu Đơ" là tên của Doumer đặt cho Hà-nội, lần đọc trước tôi không lưu ý đến chi tiết này.



Không phải lúc nào tôi cũng may mắn giải quyết được như trên. Khi viết chương "Đề mục" của Thi Hương, tôi trích J. Boissière , chép một đề mục khoa 1894: "En hiver, on creusa la rivière de Thu", tôi dịch là "Về mùa đông, người ta khơi con sông Thu " nhưng chữ Thu J. Boissière viết không có dấu nên tôi không hiểu là sông Thu, sông Thù, sông Thú, sông Thủ, sông Thư vv... Tôi đọc lại Đông Chu Liệt Quốc, Trung Quốc Sử Cương, Tứ Thư, Ngũ Kinh -trừ Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu chưa mua được- cũng không tìm ra. Một người bạn cho biết nước Lỗ có con sông Thù, Khổng Tử thường ra đấy giảng đạo, nhưng chi tiết này chẳng ăn nhập gì với đề mục vì trong một bài làm mà J. Boissière tả là được các Khảo quan khuyên chằng chịt xanh đỏ khiến người ta có cảm tưởng như đứng trước một vườn hoa xuân, có câu: "Đúng là về mùa đông, vua nước Lỗ, thiếu suy xét, đã cho khơi con sông Thu để bảo vệ kinh thành", rõ ràng đầu đề không nói về đạo Khổng mà nói về vấn đề bảo vệ nước. Giữa năm 2000 tôi mới mua được quyển Kinh Lễ, trong có đoạn nói tới sông Thú, nhưng phần chú thích lại chép là Thù. Tôi kết luận chắc tên con sông là Thù nhưng vẫn chưa tìm ra điển tích.



Những sách nòng cốt về Khoa cử (Lịch Triều Hiến Chương - Khoa Mục Chí của Phan Huy Chú hay Quốc triều Hương khoa lục và Đăng khoa lục của Cao Xuân Dục) viết tỉ mỉ về số người đỗ, song lại sơ sài về các đề mục vv . Ngoài ra không phải là không có những chỗ sai lầm hoặc thiếu minh bạch. Thí dụ: khi Phan Huy Chú viết là "thi Cử-nhân" thì phải hiểu là "thi những người đã đỗ Cử-nhân" tức thi Hội, chứ không nên hiểu theo ngày nay là "thi để đỗ Cử-nhân".



Không những thế, Phan Huy Chú chỉ chép về Khoa cử từ nhà Lê về trước, Cao Xuân Dục chỉ chép Khoa cử thời nhà Nguyễn, phải đợi đến Dương Quảng Hàm, Trần văn Giáp, Tuyết Huy vv . mới thấy những bài viết bao quát đầy đủ từ nhà Lý khai khoa đến nhà Nguyễn bãi Khoa cử, nhưng lại là những bài chỉ gồm mấy chục trang, quá sơ lược. Quyển Khoa cử và Giáo dục Việt-nam của Nguyễn Q. Thắng tuy viết đứng đắn nhưng vẫn khái quát.



Để có một quyển sách về Khoa cử tương đối đầy đủ tôi cũng viết từ thời nhà Lý đến nhà Nguyễn, kèm theo tranh ảnh minh họa. Như trên đã nói, tôi khởi sự từ năm 1985, đến năm 1989 thì viết xong quyển Khoa cử loại phổ thông. Năm 1997 tôi đem ra sửa lại, viết tỉ mỉ hơn, do đó nhận ra có một số vấn đề mà khi viết loại phổ thông tôi không thấy và các bậc đi trước cũng không đề cập đến. Thí dụ ngày nay có ít nhất là năm người viết rằng thời xưa đi thi chỉ học Bắc sử (sử Trung quốc) còn Nam sử (sử Việt-Nam) phải đợi người Pháp sang cải cách Khoa cử (1909) mới đưa vào chương trình. Tôi rất lấy làm ngờ vì trong non một nghìn năm tự trị ta dùng Khoa củ kén người ra cầm quyền chính, ngay từ đầu đã biết thi văn sách hỏi về thời vụ nước Nam, thế mà trong non một nghìn năm ấy lại không có một ai nghĩ đến chuyện đưa Nam sử vào chương trình học thi hay sao? Lý thì như vậy nhưng phải có bằng chứng. Tìm cả tháng trời trong các đề mục thi không thấy, sau phải chuyển sang tìm trong chương trình học thi mới được Dương Quảng Hàm cho biết trong số các sách học vỡ lòng có quyển Sơ Học Vấn Tân dành gần một phần ba dậy Nam sử, nhưng lại không nói sách viết từ thời nào và ai là tác giả. Tình cờ ít lâu sau đọc Văn Đàn Bảo Giám mới hay trong số những tác phẩm của Trương Vĩnh Ký có Sơ Học Vấn Tân nhưng cũng không có thêm chi tiết nào khác. Phải giở Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký của Bằng Giang mới biết T.V. Ký đã dịch và in Sơ Học Vấn Tân đích xác vào năm 1884, tức năm ký Điều ước Giáp Thân (Patenôtre ) công nhận cuộc Bảo Hộ của người Pháp. Rõ ràng Nam sử đã được đem dậy ấu học từ trước khi Pháp đô hộ ta. Sau này đọc lại Khoa Mục Chí tôi mới thấy đoạn Phan Huy Chú trích bản khải của Ngô Thì Sĩ gửi chúa Trịnh Sâm có câu: "Học trò làm văn chỉ vụ ý quan trường (...) về quốc sử và thời vụ chỉ biết qua loa, trả lời cẩu thả...". Hiển nhiên, ít ra là từ thời Lê Trung Hưng, quốc sử đã có trong chương trình đi thi.



Sang thời Nguyễn, Thực lục chép: "Năm Minh-Mệnh 18 (1838), Ngự sử Nguyễn văn Đạt dâng sớ xin cho các đề thi lấy ở Kinh Truyện và Nam sử làm phần chính, Bắc sử làm phụ. Vua truyền cho bộ Lễ bàn xét. Bộ Lễ tâu xin cho sửa lại những bộ sử cũ làm thành "Lịch Đại Nam Việt Sử Ký" để dùng trong việc thi cử ". Bằng chứng rành rành là không phải đợi người Pháp sang Bảo Hộ ông cha ta mới biết đưa Nam sử vào chương trình học thi.



Có những nghi vấn tôi mất nhiều năm mới giải quyết được, vì thế, để tránh cho người đi sau đỡ mất thì giờ tìm kiếm những điều tôi đã tìm ra, tôi quyết định gửi bài đăng báo.



Đối với những nghi vấn chưa giải quyết được một cách ổn thỏa như "giấy trung chỉ", "biếm một tư" là gì, tôi đều hỏi người chung quanh nhưng thường được trả lời đại khái: "Chị hỏi toàn những câu hóc búa!" tôi đành chép lại nguyên văn để tồn nghi.



Khi sửa lại quyển Khoa cử (1997), tôi tính chỉ cần lấy sách ra điền thêm những chi tiết tôi đã thu thập được trong bấy lâu là xong. Sự thật, điền thêm những chi tiết mới thì dễ, nhưng điền xong đọc lại thấy như cái áo vá, rời rạc. Thế là tôi đành ngồi viết lại từ đầu, song những sách đọc từ hơn mười năm trước nay quên gần hết, phải đọc lại! Vì có quá nhiều tư liệu, mặc dầu đã bỏ phần Pháp ngữ, tôi vẫn phải san sách thành hai quyển :



- Tập Thượng dành cho thời kỳ "Dùi mài kinh sử" và "Thi Hương", kể như đã viết xong, gồm hơn 200 trang khổ to (21x29 ,7) và gần 80 cái vừa tranh vừa ảnh;



- Tập Hạ gồm "Thi Hội -Thi Đình" và "Phụ lục", dự tính hoàn tất trong ba năm nữa.



Ngay từ khi khai thác các tài liệu của người Việt tôi cũng đồng thời tìm đọc những sách báo của người Pháp viết về Khoa cử. Khi Pháp chiếm được nước ta rồi họ liền tìm cách củng cố chủ quyền, tìm hiểu văn hóa người bản xứ và dĩ nhiên họ đặc biệt lưu ý đến Khoa cử là chỗ đào tạo ra vua quan là những người nắm giữ vận mệnh nước Nam. Họ đã quan sát Khoa cử với cặp mắt tò mò, mới lạ. Những bài tường thuật của họ có nhiều chi tiết mà sách sử của ta không mấy lưu ý, chẳng hạn ghi rõ ngày khai khoa, ngày bế mạc (âm lịch và dương lịch), số người dự thi, số người đỗ mỗi kỳ, đề mục vv . Nếu đem phối hợp với những chi tiết của người mình chỉ chú trọng đến số người đỗ và bản thân người đỗ vv... thì ta có thể có một cái nhìn tương đối khá chính xác và đầy đủ về Khoa cử cuối thời nhà Nguyễn.



Tuy người Pháp chép ghi tỉ mỉ nhiều chi tiết đáng tin cậy, song khi sử dụng tài liệu của họ chúng ta vẫn phải dè dặt vì văn hóa khác nhau, dễ có chỗ hiểu nhầm. Bác sĩ Hocquard kể năm 1892 có đến thăm trường thi Hà-nội sau khi bế mạc và thấy tận mắt những mảnh giấy niêm phong phòng thi của các Thí sinh. Hocquard không thể hiểu rằng người ta lại có thể niêm phong phòng để giam các Khảo quan. Điều đáng tiếc là vì Hocquard viết sai nên giắt dây cho những người Pháp đi sau ông cũng nhầm theo: P. Doumer chép theo Hocquard, rồi đến lượt Daney lại chép theo Doumer vv...



Không những văn hóa khác nhau nên có chỗ hiểu lầm, tôi cho đôi khi người Pháp còn xuyên tạc sự thật để tự bênh vực. Thí dụ Doumer viết rằng sở dĩ phong trào Văn thân bùng nổ mạnh là vì các nhà nho đi thi hỏng nên bất mãn với chính quyền, Doumer tỏ ra không đếm kể đến tinh thần bất khuất và bất vụ tư lợi của các nho gia chân chính.



Trên đây tôi chỉ sơ lược một số khó khăn tôi đã gặp trong giai đoạn đầu tức giai đoạn tìm tài liệu và giải quyết những nghi vấn mà bất cứ ai nghiên cứu cũng gặp. Giai đoạn sau chắc là những khó khăn của riêng tôi: Sang Pháp từ 1952, tôi vẫn nói và viết tiếng Việt trôi chẩy nên không ngờ mình có thể gập khó khăn khi viết sách. Quyển Métisse blanche của Kim Lefèvre tôi loay hoay mãi rồi dịch loanh quanh là Đứa con gái lai bạch chủng, biết là lê thê, không gọn, nhưng không tài nào nghĩ ra hai chữ Đầm lai! Hóa ra tôi chỉ không quên những tiếng thông dụng hàng ngày, đến khi cần tìm chữ thích hợp mới thấy tìm không ra. Để khỏi đứt mạch tư tưởng, tôi thường tạm thời chêm tiếng Pháp hay tiếng Anh, sau đó mới lấy tự vị tra để dịch sang tiếng Việt. Song tự vị thường không đủ chữ, tôi phải đọc lung tung, hễ gập một chữ diễn tả đúng ý muốn là ghi ngay lên giấy, thành ra trên bàn học, đầu giường... chỗ nào cũng có một tờ giấy chi chít những chữ chẳng ăn nhập gì với nhau, chỉ có tôi mới biết chữ nào dùng để sửa ở bài nào, đoạn nào. Sửa xong, đọc lại thấy không còn là thứ văn dịch ngô nghê nữa tôi mới gửi bài đi. Lúc đầu tôi giấu kín không cho ai xem những tờ giấy chép chữ đó nhưng có một lần sơ ý để một người trông thấy nhặt lên tò mò đọc rồi ngẩn người ra, tôi giật lại không kịp!



Có người phỏng vấn hỏi tôi tại sao sống ở Pháp lâu năm, vào thời buổi này thiếu gì chuyện để viết mà cứ viết đi viết lại mãi một đề tài Khoa cử? Như trên đã nói, tôi chọn đề tài Khoa cử thoạt đầu chỉ vì tình cờ được trông thấy loạt ảnh của Salles, sau đó vì cần chú thích ảnh tôi phải đọc sách và khám phá ra sách sử của ta viết không giống nhau, cần phải tìm xem ai nói đúng, rồi nhờ tìm ra được những bằng chứng để giải quyết một số nghi vấn, tôi thấy vui thích với công việc mình làm. Ầy là chưa kể nhờ đọc sách tôi đã học hỏi được nhiều, mở rộng kiến thức, sửa được những ý nghĩ sai lầm của mình: Khoa cử không phải chỉ thi thuần văn chương (concours littéraires) mà kỳ thi văn sách hỏi thuật trị nước mới là kỳ thi trọng yếu. Có tìm hiểu Đạo Nho tôi mới biết rằng vua quan không phải chỉ là những người ngồi không hưởng thụ, nắm quyền uy vv... mà họ đều phải học bổn phận và có trọng trách. Bảo Đại khi sang Pháp du học cũng có một ông quan theo sang để kèm dậy bổn phận làm vua theo đạo Nho. Dĩ nhiên không phải vua quan nào cũng thực hành triệt để những điều mình học, song cũng không phải họ ở ngôi cao chỉ nhờ vào chế độ "cha truyền con nối".



Một lý do cũng rất chính đáng để tìm hiểu Khoa cử là vì Khoa cử liên quan mật thiết đến vận mệnh của nước Nam. Trong non một nghìn năm tự trị ta đều đùng Khoa cử để kén người ra cầm quyền chính, đều hỏi về thuật trị nước của Nho giáo, dựa trên trật tự xã hội, giáo dục và đức độ. Khoa cử và đạo Nho đã đào tạo ra những ông vua tuy không tránh khỏi những sai lầm nhưng đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ, những ông quan có công giữ nước, trị dân, giúp vun trồng những đức tính tốt của người dân, biết phân biệt phải trái, biết tự trọng. Mặc dầu người Việt ngày nay không mấy ai còn biết đến đạo Nho hay Khoa cử là gì nữa, song tính hiếu học và nếp sống đạo đức đã in sâu vào tâm hồn, cốt tủy chúng ta. Tôi nhận thấy người Pháp quanh tôi thường tỏ ra trọng người Việt, không những vì những thành quả ở mặt trí thức mà còn ở phong cách. Riêng đối với nước Việt, phần đông người Pháp chỉ biết trước là thuộc địa của họ và không thiếu gì người yên trí Pháp đã sang khai hóa cho ta. Nhờ hiểu biết rõ Khoa cử, tôi có thể cho họ thấy rằng Việt-nam đã có một tổ chức xã hội có quy củ từ lâu, đặc biệt đã biết đùng Khoa cử từ thế kỷ thứ XI trong khi Pháp chỉ biết dùng thi cử để kén người từ thế kỷ XIX .



Khoa cử không phải chỉ là những kỳ thi văn chương thơ phú vô bổ, không phải chỉ đào tạo ra hạng tham quan ô lại, vua chúa chuyên chế, lộng hành. Đạo Nho đã cũ từ mấy nghìn năm song đến nay vẫn có chỗ đắc dụng như vấn đề giáo dân. Người Tây Ấu trọng tự do cá nhân, thả lỏng con em quá nên ngày nay thiếu niên du đãng và bạo hành ngày một nhiều và nước Pháp bắt đầu thấy cần phải đem chương trình giáo dục công dân vào chốn học đường để trẻ em hiểu rằng sống trong xã hội chúng cũng có bổn phận chứ không phải chỉ có quyền đòi hỏi mà thôi. Mấy năm gần đây, nước Pháp "tiến bộ", cho những người đã trót gây tội lỗi được phép lấy công chuộc tội vv . song điều này không có gì mới lạ đối với xã hội Việt-nam xưa.



Khoa cử quan trọng đối với nước ta như thế song ngày nay phần đông chúng ta chỉ hiểu Khoa cử một cách lờ mờ, muốn tìm một quyển sách viết tương đối cặn kẽ về Khoa cử lại không có. Trước kia tôi có ý định thu vào một quyển tất cả những văn thơ liên quan đến Khoa cử và tất cả những sách báo viết về Khoa cử nhưng nay xét ra khó lòng thực hiện được nên đành chọn giải pháp trung dung kèm với mục "Sách tham khảo" khá đầy đủ cho những ai muốn đào sâu thêm.



Nguyễn thị Chân Quỳnh

Châtenay -Malabry , 11/12/2000

Phượng Các
#3 Posted : Friday, November 26, 2004 5:56:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
thư ngỏ gửi anh nghiêm xuân hải

nguyễn thị chân quỳnh




LTS: Hợp Lưu nhận được bài viết của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Thị Chân Quỳnh dưới dạng một bức thư trả lời cho nhà nghiên cứu Nghiêm Xuân Hải liên quan đến bài biên khảo "Di sản Hoàng Xuân Hãn" trên Hợp Lưu số 65 (tháng 6 & 7 năm 2002) và những thảo luận riêng giữa hai tác giả. Tuy là hình thức thư ngỏ nhưng những điều được đề cập trong đó có giá trị về khảo cứu văn học, nhất là về vấn đề "quả thực chỉ có môt Hồ Xuân Hương" do Trần Thanh Mại đề xuất vào những năm đầu của thập niên 60. Hợp Lưu, do đó, xin được giới thiệu bức thư ngỏ này ở phần biên khảo. HL


Tôi nhận được Hợp Lưu số 65, tháng 6 &7 năm 2002 từ lâu, trong có bài "Di sản Hoàng Xuân Hãn" của anh, tr. 21 - 25 anh phê bình bài "Tìm hiểu mối tình giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương (tác giả Lưu Hương Ký)" của tôi, đăng trong Hợp Lưu số 35, tháng 6 &7 năm 1997. Tuy nhận được Hợp Lưu từ lâu, nhưng đến nay tôi mới viết xong bài trả lời vì từ cuối năm 2001 mắt tôi phải làm việc quá độ (1) nên sau đó bị mờ, dòng chữ cong queo như con giun, tôi phải ngừng đọc, sách báo đến tôi chất đống, mỗi ngày đọc vài ba trang, vì thế đến 10 tháng 8 tôi mới thấy bài của anh và thấy anh hỏi (t. 22): "Biết đến bao giờ Nguyễn Thị Chân Quỳnh mới sửa lại chỗ sai của mình?".



Phải nói rõ từ đầu là anh đã lần lượt gửi cho tôi tới ba bản "Di sản Hoàng Xuân Hãn": bản đầu qua M. Y. kèm thư đề ngày 9/10/98; bản thứ hai không có thư kèm, mấy dòng chữ bút chì ghi góc trái trang đầu không đề ngày nhưng thư trả lời của tôi viết hôm 30/11/98; bản thứ ba của anh kèm với thư ngày 22/01/99, vì bận viết sách nên đến tháng 5/99 tôi mới trả lời.



Nhận thấy thư đi thư lại lôi thôi, mất thì giờ, không bằng giải thích tận mặt, nên cuối cùng, vào khoảng hè năm 1999, tôi đã mời anh đến nhà nói chuyện, hôm ấy còn có hai người bạn khác là anh VNQ và chị VTHĐ. Tôi có nói rõ tôi không thù oán bác, không "vạch lá tìm sâu", nhưng nhận thấy bác viết có những chỗ không ổn nên phải lên tiếng. Đối với tôi, hai vấn đề Hồ Xuân Hương và bản dịch "Chinh Phụ" chưa ngã ngũ, chưa thể khẳng định vì chưa có bằng chứng chính xác, tất cả chỉ là phỏng đoán nên có thể đúng và cũng có thể sai. Trong trường hợp bác đúng thì không nói làm gì nhưng trong trường hợp bác sai thì con cháu Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, nếu có và còn sống, chắc cũng đau lòng...



Đấy là chưa kể một buổi tối năm 1998 (hình như tối thứ bẩy, tôi không ghi ngày) anh gọi điện thoại nói chuyện rất lâu, khoảng hai tiếng đồng hồ và hỏi tôi số điện thoại của ông Nguyễn Quảng Tuân lúc đó sang Pháp v.v... Còn nhớ trong điện thoại tôi có nói là một bằng chứng bác viết mà không kiểm tra là hai chữ "nữ giới" trong một văn bản bác gán cho bà Đoàn Thị Điểm, bác giảng "nữ giới" là "ý muốn nói đó là đàn bà diễn ca" (2) nhưng tôi tra tự vị Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì chữ "giới" đó có nghĩa khác, thí dụ của Đào Duy Anh: "giới yên" có nghĩa là "răn đừng hút thuốc phiện", anh có thể kiểm tra dễ dàng vì bác có sao chụp bià bản "nữ giới" ở cuối quyểnChinh Phụ Ngâm Bị Khảo (3).



Tóm lại là tôi tưởng đã nhiều lần trả lời anh hoặc trực tiếp, hoặc qua thư hay điện thoại và chuyện đã "thanh toán" xong từ lâu, nay mới hiểu là anh muốn tôi phải công bố trên báo. Vậy tôi xin lần lượt trả lời anh từng điểm trong đoạn anh phê bình tôi, in trên Hợp Lưu số 65, từ trang 21 đến trang 25 :



- tr. 21 Anh viết :"Nguyễn Thị Chân Quỳnh không giới thiệu A0 mà lại giới thiệu "Thiên Tình Sử" là sách người ta tự ý in ba bài của bác, tôi cho là sách "ăn cướp", nếu dịch từ "pirater" của Pháp".



(A0 = "Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long", Tập san Khoa Học Xã Hội. Paris : số 10-11, tháng 12/1983)



1- Thiên Tình Sử - Trước hết, khi viết bài "Tìm hiểu..." tôi không "giới thiệu" Thiên Tình Sử (TTS) mà là "sử dụng" TTS vì tôi chỉ mua được bản đó chứ không mua được bản gốc in trong Tập san Khoa Học Xã Hội. Anh trách tôi sao không hỏi mượn anh bản gốc, nhưng lúc đó tôi tưởng TTS là bản gốc, được in lại với sự thỏa thuận của bác thì còn đi hỏi mượn làm gì?



2- Nhưng đấy là chi tiết phụ, cái chính là sử dụng TTS có làm sai lạc những luận cứ của tôi hay không? Trong thư viết cho anh ngày 30/11/98 tôi nhìn nhận là sau khi đối chiếu, so sánh từng dòng, tôi thấy TTS khác với bản gốc anh cho mượn khoảng 150 chỗ: lỗi nhẹ là quên viết hoa tên người, tên địa điểm... nặng là quên một hai chữ, hay bỏ sót cả mấy dòng khiến câu văn sai nghĩa hoặc vô nghĩa. Tuy nhiên, đối với những lập luận của tôi thì những lỗi lầm ấy không có ảnh hưởng gì cả. Lập luận của tôi là:



a) Chưa thể khẳng định hai bà Hồ Xuân Hương, tác giả Lưu Hương Ký (LHK) và tác giả những bài thơ ai cũng biết mà tôi gọi là thơ truyền tụng (TTT), chỉ là một người vì vấn đề còn nhiêu khê, những "bằng chứng" đưa ra chỉ là phỏng đoán. Ngoài cái tên giống nhau và cùng hay làm thơ thì văn phong, duyên tình của hai bà vv. khác nhau xa.



b) Mối tình giữa Nguyễn Du và tác giả LHK được nhìn nhận qua bài thơ "Cảm cựu..." chưa chắc đã có thật: nếu quả hai người có tình với nhau đủ "ba năm vẹn" như xác nhận trong "Cảm cựu...", cả hai đều là thi sĩ có tài, hay làm thơ, tại sao lại không có thơ xướng họa với nhau trong LHK như đối với Tốn Phong, Mai Sơn Phủ, Hiệp trấn họ Trần và những bạn tình khác của nữ sĩ? Bài "Cảm cựu..." do Xuân Hương viết chỉ chứng minh mối tình của Xuân Hương đối với Nguyễn Du nhưng còn phần Nguyễn Du thì sao? LHK không có mà trong di cảo của Nguyễn Du cũng không có một bài nào đả động đến Xuân Hương chứ đừng nói tới mối tình giữa hai người. Bài "Mộng đắc thái liên" bác đưa ra nói là chắc khi viết bài này Nguyễn Du nhớ tới Xuân Hương, nhưng chính bác cũng không dám quyết đấy là sự thực. Trích TTS:



tr. 246: ('Mộng thấy hái sen') hình như nhắc nhở đến hồi dan díu với Xuân Hương;



tr. 248 : Bài này chứng rằng Nguyễn Du ở Quảng-bình hay ở Huế có lúc nhớ đến một người bạn gái xưa ở cạnh Hồ Tây tại Thăng-long. Tuy bút chứng không muốn trỏ là ai nhưng lấy mọi bằng chứng mà suy thì tôi đoán đó là Xuân Hương có lẽ là hợp lý. Dầu sao nếu Hầu (Nguyễn Du) còn quen một người con gái Hồ Tây nào khác thì tình duyên giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương là sự có thật. Nó kéo dài "ba năm vẹn".



Đọc kỹ bài thơ thì người con gái ấy là "hàng xóm" của Nguyễn Du (song không ai biết đích xác lúc ấy Nguyễn Du ở đâu) và hai người rủ nhau đi hái sen ở Hồ Tây, chứ không phải người con gái ấy "ở cạnh Hồ Tây" để mà đoán là Xuân Hương.



Vì chưa có bằng chứng nào khác tỏ ra Nguyễn Du có đáp ứng mối tình này, nên tôi cố công thử tìm xem ở những thời điểm nào hai người cùng sống ở Thăng-long trong ba năm xem chuyện có thể xẩy ra được không? Kết quả là "không" (4).



- tr. 22: Anh viết: "Sách (TTS) không in lại bản đồ mà bác vẽ, đọc thấy thiếu ngay. Bản đồ trong bài A8 của Nguyễn Thị Chân Quỳnh thì rất xưa (1490) và rất quí trên mọi phương diện nhưng tiếc là nó đã thay thế và làm mất bản gốc của HXH. Tôi không biết nó có đúng hơn với sự thực của thời Hồ Xuân Hương, nhưng trong bản gốc HX Hãn có vẽ thêm đường đi nên dễ hiểu hơn. Nên tôi có lời trách (chung cho tôi và tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh) : tôi đã nhờ chị TKhuê đăng trong báo Hợp Lưu số 29 (mà tác giả có trong tay vì có nói đến tờ báo đó) rằng ai muốn biết thêm về di sản của HX Hãn xin liên lạc với tôi. Nếu tác giả liên lạc với tôi (dễ quá vì cùng ở vùng Paris) tôi đã cho sao chụp ngay bài báo. Không liên lạc có phải vì tôi không đắt rao hàng chăng?".



[A8 = "Tìm hiểu mối tình giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương (tác giả LHK)", Hợp Lưu số 35, tháng 6 &7/1997]



3- Bản đồ Thăng-long - Xin trích lại thư tôi trả lời đề ngày 30-11-1998: "Tôi đã giải thích với anh trên điện thoại, xin nhắc lại là tôi thường cố ý minh họa những bài viết bằng tranh ảnh hay bản đồ xưa: Đấy là cách "bảo tồn di sản" của tôi, phải in ra để cho nhiều người được xem và đỡ bị thất lạc, mai một. Bản đồ tôi đưa ra quý ở chỗ vẽ từ thời Lê Thánh Tông, thế kỷ 15, trong có chua rõ chỗ của phường Khán Xuân mà xưa nay người ta vẫn cho là chỗ ở của Xuân Hương nên tôi mượn cớ ấy để cho in bản đồ chứ không phải vì không có bản đồ của Bác trong tay nên đem cái này vào thay thế mà không có một lời giải thích. Đấy không phải là cung cách làm việc của tôi".



Xin thêm một câu: Tôi cũng đã từng giải thích với anh: Tôi không biết bác có vẽ bản đồ Thăng-long (vì TTS không in) thì còn "thay mận đổi đào", lấy bản đồ thời Lê ra thay bản đồ của bác làm gì? Chính anh cũng nhìn nhận trong TTS không có bản đồ bác vẽ. Anh được đọc bản gốc thì anh "nhận ra ngay", nhưng tôi chỉ có TTS thì không thể đoán được.

Anh còn "vặn" tôi "Khán Sơn" (trên bản đồ 1490) không phải là "Khán Xuân" và tôi đã giải thích: "Phường Khán Xuân nằm giữa núi Khán tức Khán Sơn và núi Xuân" (5).



Tôi đã nói rõ tôi đưa bản đồ Thăng-long 1490 ra với mục đích phổ biến một bản đồ xưa hiếm quý chứ tôi có nói bản đồ ấy "đúng hơn với sự thực của thời Xuân Hương" đâu?



Còn bảo vì tôi phổ biến bản đồ Thăng-long 1490 "làm mất bản gốc" (bản HXHãn vẽ) anh có thấy là anh nói quá đáng không? Nếu có người "làm mất" bản của bác thì là người chịu trách nhiệm in TTS chứ sao lại là tôi?



- tr. 22 và 23 - Anh viết " Bài A2 in trên Hợp Lưu số 13, dễ tìm, sao Nguyễn Thị Chân Quỳnh không giới thiệu và xuất xứ cho đúng câu nhận xét đã ghi trong chú thích số 1 của chị là bác nhầm. Nhưng năm 1993 bác đã sửa lại trong A2, tức là bốn năm trước bài A8 của Nguyễn Thị Chân Quỳnh (...) Chuyện chỉ là chi tiết đáng bỏ qua, nhưng nó đã phạm đến nguyên tắc M1 : Viết để phục vụ cho độc giả (đỡ mất thì giờ). Nay lại viết để cho độc giả rắm rối thêm. Vậy tốt hơn hết là không viết chú thích số 1 mà lại còn viết sai một thế kỷ. Và biết đến bao giờ Nguyễn Thị Chân Quỳnh mới sửa lại chỗ sai của mình?".

(A2 = Thụy Khuê thực hiện: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nói chuyện về thân thế và sự nghiệp Hồ Xuân Hương. Hợp Lưu số 13, tháng 11&12/1993)



4- Thời điểm - Trước hết, trong chú thích số 1 quả tôi có đánh máy "sai một thế kỷ" thật : Trần Thanh Mại phát hiện ra LHK năm 1963 chứ không phải "1863", đó là lỗi tôi đánh máy dở, mắt lại chẳng lấy gì làm tinh tường nên tuy có đọc lại mà không phát giác ra, tôi xin nhận lỗi.



Nhưng tôi cũng xin nhắc anh là trong thư trả lời ngày 30/11/98, tôi có nêu ra một thắc mắc: "Tái bút: Bài này Bác viết xong đầu năm 1984 mà anh ghi bút chì là Tập san Khoa Học Xã Hội tháng 12/1983 e có sự sai lầm?". Thư trả lời của anh đề ngày 22/01/1999: "Tại sao bác đề ?cuối đông năm Quí Hợi, đầu 1984?? Theo tôi, năm Quí Hợi (1993) là bác viết nhầm từ Quí Dậu (1983), cuối đông là vào khoảng 12/1983, 01/1984".



Chẳng lẽ đánh máy "sai một thế kỷ" lỗi lại nặng hơn?



5- Về chi tiết bác nhầm thời điểm tuy tôi có nhắc đến nhưng đã đưa nhận xét ấy xuống "chú thích" tức là coi nó không quan trọng. Chính anh cũng nhìn nhận là "đáng bỏ qua". Mục đích của tôi lúc ấy chỉ là tìm xem có những thời điểm nào Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du cùng sống ở Thăng Long trong "ba năm vẹn", để chứng minh mối tình giữa hai người có thể có thật.

Xin trích thư đề ngày 30-11-98: "Thời điểm. Anh trách tôi là biết Bác đã tự sửa lại sai sót về thời điểm mà lờ đi, không đả động đến vv... Nếu mục đích của tôi là bới móc những lỗi lầm của Bác thì "không đả động đến" quả là lỗi nặng của tôi, nhưng mục đích của tôi là tìm hiểu xem Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương có những dịp nào cùng sống một thời với nhau, cho nên dù Bác tự ý loại ra vài thời điểm, tôi vẫn nhặt lên, hơn thế nữa, tôi tự ý tìm thêm những thời điểm khác mà hai người cùng sống ở Thăng-long và đã chứng minh là không thể có được" (6).



6- Nguyên tắc M1: Viết để phục vụ cho độc giả (đỡ mất thì giờ) - Xin có một nhận xét là bài anh viết không theo nguyên tắc này, tôi không biết các độc giả khác thì sao chứ tôi đọc anh rất "vất vả" vì những A0, A2, A3, A8, A12, P1, P3, P4, P9, P10, P11, P12, M0, M1, M2, M3, M5 (chỉ đếm riêng trong mấy trang phần tôi) thì cảm giác của tôi là viết thế đỡ mất thì giờ cho tác giả chứ không "đỡ mất thì giờ cho độc giả" (mỗi lần phải đi tìm ý nghĩa những A0, A2, A3, M0, M1, M2... ấy), chính anh đôi khi cũng tự giải nghĩa liền sau đấy.



7- Rắm rối - Anh trách tôi "viết để cho độc giả rắm rối thêm". Nếu chỉ vì tôi đưa ra những ý kiến khác với bác khiến cho vấn đề không đơn giản nữa thì quả là đúng. Song nếu tôi không đưa ra những điều mình thắc mắc, thấy không ổn, mà chỉ chép lại nguyên văn những gì bác viết thì tôi nghĩ thà đừng viết còn hơn. Nếu bác viết chỗ nào cũng hợp lý thì việc gì tôi còn phải lên tiếng? Còn như bác viết có chỗ người ta không đồng ý thì dù tôi không lên tiếng cũng có người khác.



- tr. 23 - 25 : Bài "Cảm cựu..." trong LHK có hai câu thơ :



Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,

Phấn son càng tủi phận long đong.



Anh viết : "HXHãn hiểu rằng câu trên nói đến việc cụ Nguyễn Du sửa soạn ngựa xe đi sứ sang Tầu.



Còn một độc giả như tôi thì sao? Tôi xin nói rõ tiến trình lập luận tìm hiểu của tôi.



Đầu tiên tra tự vị. (P9: tìm nghĩa những chữ và M5: trở về nguồn, tìm hiểu chữ Việt cổ).



Chữ duyên có hai nghĩa có thể chấp nhận : Nghĩa tình duyên, nhân duyên lấy vợ lấy chồng, và nghĩa duyên nợ, duyên kiếp, duyên số, duyên phận (destinée, sort) Ngày nay nghĩa nhân duyên lấy vợ lấy chồng thông thường ở ngoài đời, nhưng vào chùa thì nghĩa duyên kiếp thông thường hơn. Và duyên lại có những nghĩa khác: cái đẹp kín đáo hấp dẫn hay sự may mắn trong các tập hợp "có duyên", "vô duyên" nay vẫn thường dùng, và duyên còn có nghĩa bờ... trong duyên hải = bờ biển.



Xưa thì sao? (P9 và P3, P4). Chữ nhân duyên là từ Phật giáo...



Anh giảng nghĩa chữ "duyên", trích Phật giáo, truyện Kiều vv hết trang 24 và đầu trang 25 rồi anh kết: ...trong Kiều có độ 40 lần duyên có nghĩa là duyên số vợ chồng nhưng vẫn còn 16 lần duyên có nghĩa là duyên phận, vậy nghĩa này xưa thông dụng. Dùng đối chiếu ba lần :"Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi", "Giận duyên tủi phận bời bời", "Cũng là phận cải duyên kim", thì luôn luôn duyên có nghĩa là duyên-phận.



Tiếp theo là tìm hiểu văn phong và nhân tính của tác giả, ngẫm nghĩ xem câu thơ có hợp tình hợp cảnh không. Theo HXHãn thì Hồ Xuân Hương của LHK cũng là tác giả những bài thơ truyền tụng (trừ những bài mà người sau đã gán cho bà và nay ta phải tìm cách loại ra). Viết LHK cho hậu thế, bà chỉ chọn những bài thơ "cao cấp". Vậy bà là một người đàn bà phóng khoáng, một thi nhân lỗi lạc và bà rất tự cao, không chịu thua kém đàn ông. Chẳng nhẽ một nhà thơ phóng khoáng, tự cao, hãnh diện, với địa vị văn giới và ý kiến về vợ lẽ rành rành như trong các bài thơ, lại đi than với hậu thế là ông kia đi lấy vợ bé mà không lấy tôi. Tôi thấy đây là một mâu thuẫn lớn, mà cách giải thích của Nguyễn Thi Chân Quỳnh chưa đáp ứng được.



Đến đây sực nhớ đến phương pháp P10 (không có chữ Nôm trước mắt thì đừng nên đoán). Vậy chữ duyên viết bằng chữ Nôm trong văn bản LHK có thể giúp ta chọn nghĩa. Nhưng khi không có bản LHK trước mắt, ta cũng có thể kiếm được câu trả lời bởi vì tra tự vị thì duyên với cả hai nghĩa đều viết cùng một chữ Nôm. Như vậy nhìn mặt chữ Nôm, trong trường hợp này, không giúp ta làm rõ nghĩa hơn được".



8- Chữ "duyên" - Anh giảng giải cả trang về ý nghĩa chữ "duyên", trích Kiều, đạo Phật vv. nhưng anh không nói vì sao chữ duyên ấy lại dẫn đến ý nghĩa : "Nguyễn Du sắm ngựa xe đi sứ". Chỉ nói "Hoàng Xuân Hãn hiểu rằng..." đối với tôi không đủ.

Tuy "duyên phận" có thể dịch ra tiếng Pháp là "destinée, sort" nhưng nghĩa chính của "destinée, sort" là số phận, chứ không phải "duyên phận", "duyên phận" chỉ là nghĩa phụ, tức là "số phận về mặt tình duyên".



Trích thư ngày 30-11-98: "Chữ duyên. "Tôi vẫn giữ lập trường của tôi (không phải là tôi không biết chữ "duyên" có nhiều nghĩa). Nếu anh không tin nên đọc lại tất cả bài thơ ("Cảm cựu..."), thứ nhất câu cuối, và nên đọc tập LHK thì sẽ thấy rõ tác giả thuộc hạng người nào, Hồ Xuân Hương mà anh nói là tác giả TTT".



Câu cuối là một câu than thân : "Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong".



"Lập trường của tôi" là vẫn cho câu thơ "Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập" trỏ vào việc như Nguyễn Du lấy vợ thì "hợp tình hợp cảnh" hơn là trỏ vào việc Nguyễn Du đi sứ và nó còn đối nghĩa với câu dưới "Phấn son càng tủi phận long đong" của Xuân Hương than thân.



Trong thư tôi khuyên anh đọc LHK, nếu anh đọc sẽ thấy mấy câu khác tương tự, trong bài "Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ kí" (Đêm thu nhớ Mai Sơn Phủ viết), ý nghĩa thật rõ ràng, phù hợp với cách giải thích của tôi :



Son phấn trộm mừng duyên để lại,

Bèo mây thêm tủi phận về sau.

Trăm năm biết có duyên thừa nữa,

Cũng đỏ tay tơ cũng trắng đầu. (7)



9- Mâu thuẫn - Anh tin hai bà Xuân Hương là một nhưng tôi không tin. Đọc LHK tôi thấy tác giả "hiền lành" chứ không phải "cao ngạo", tác giả TTT mới "tự cao". Hãy cứ cho cả hai là một, "tự cao", nhưng đọc cả TTT lẫn LHK rõ ràng không thiếu gì những câu than thân, tủi phận. Bề ngoài người ta có thể tỏ ra cứng cỏi nhưng bề trong vẫn có thể có những lúc yếu đuối, không có gì là "mâu thuẫn". Thử đọc:



TTT : Bài "Tự tình I" :



Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non! (8)



LHK : Bài "Cảm cựu..." :



Phấn son càng tủi phận long đong.

(...)

Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong!



không than thân thì là gì?



10- Hồ Xuân Hương - Bác cho hai bà Xuân Hương là một nhưng tôi nhận thấy chưa thể khẳng định như thế vì còn nhiều chỗ không ổn, chỉ lấy hai thí dụ : văn phong và duyên tình.



a) Văn phong: Thơ LHK tuy có thể liệt vào những áng thơ hay nhưng chưa ai nhìn nhận đó là những câu thơ kiệt tác, phi thường, "có một không hai", hơi văn đi mạnh, hình ảnh sắc sảo, táo bạo, gieo vần oái oăm mà vẫn thoát một cách tài tình vv. như trong TTT. Đứng cạnh những bài TTT thơ LHK trở nên "bình thường".



Cùng là than thân, hãy so sánh:



Chiếc bách (TTT)

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa mong đầy đặn,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Chèo lái mặc ai lăm đỗ bến,

Buồm lèo thây kẻ rắp xuôi duềnh.

Ầy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh! (9)



(Tôi trích bài này để tiện so sánh văn phong hai bà chứ không phải chọn bài này vì cho nó hay hơn những bài khác trong TTT)



Tự thán I (LHK)

Con bóng đi về chốc bấy nay,

Chữ duyên nào đã chắc trong tay.

Nghĩ cùng thế sự lòng như đốt,

Trông suốt nhân tình dạ muốn say.

Muôn kiếp biết là duyên trọn vẹn,

Một đời riêng mấy kiếp chua cay.

Nỗi mình nỗi bạn dường bao nả,

Dám hỏi han đâu những cớ này. (10)



Bảo rằng thơ trong LHK "cao cấp", nữ sĩ về già tự ý loại những bài thơ "ngổ ngáo" viết khi còn trẻ để đương đầu với đám thư sinh chọc ghẹo như Trần Thanh Mại đề xướng và bác đồng ý thì quả thật tôi thấy khó tin. Một người đã sáng tác được những bài thơ như TTT (dù có bị người đời "nhuận sắc" nhưng cái cốt lõi vẫn còn) lại không nhận ra giá trị của nó, vứt bỏ đi để mà chọn giữ lại những bài thơ "cao cấp" như trong LHK, thì có họa là "điên"!



Người ta vì khâm phục những bài TTT nên mới nhớ đến tên Hồ Xuân Hương, và tìm đọc LHK vì tò mò thấy tên Hồ Xuân Hương, nếu tác giả LHK mang tên khác chưa chắc đã có nhiều người tìm đọc như thế.



Ông Đào Thái Tôn đã viết và nhìn nhận hai Xuân Hương là một, rằng thơ LHK là thơ "sàng lọc" lúc về già vv. nhưng trong những buổi họp bạn bè, ông vẫn chọn ngâm TTT. Trích Đào Thái Tôn, Thơ và Đời: "Nói vậy thôi chứ mai uống rượu vào mà bạn bè bảo tôi đọc thơ Hồ Xuân Hương tôi vẫn có thể đọc "Thiếu nữ ngủ ngày", "Đánh cờ người"... những bài thơ mà tôi đã loại ra khỏi phần chính văn" (11).



Vì sao? Tất nhiên là vì nghệ thuật độc đáo của chúng chứ không phải vì ý nghĩa "tục". Văn thơ hải ngoại ngày nay thiếu gì người viết về tình dục nhưng nào có ai được người đời ca tụng, trọng vọng? Nếu dựa vào LHK để "sàng lọc" TTT thì là làm chuyện ngược đời.



Chính Trần Thanh Mại nêu ra thuyết dựa vào LHK để thanh lọc TTT nhưng lại tự mâu thuẫn ở chỗ khi dịch bài "Cảm cựu..." câu 6 lại cố ý dùng chữ giống giọng TTT:



Biết còn mảy chút sương đeo mái (12)



b) Tình duyên hai bà tuy cùng trắc trở nhưng những "bạn tình" của hai bà khác hẳn nhau. Trong LHK không có bóng dáng Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh Tường (13) và trong TTT cũng không thấy một bài nào, một câu nào nhắc đến Tốn Phong, Mai Sơn Phủ, Hiệp trấn họ Trần vv. Dù cho là tác giả LHK chỉ chọn lọc những bài thơ "cao cấp" để đưa vào LHK nhưng chẳng lẽ dân gian cũng chọn lựa TTT để loại ra những bài có dính dáng đến Tốn Phong, Mai Sơn Phủ, Hiệp trấn họ Trần vv. ?



Tại sao không tạm thời chấp nhận có hai bà Xuân Hương sống cùng thời và cùng làm thơ hay nhưng mỗi người văn phong một khác, như đã có hai Nguyễn Du sống cùng thồi? Nguyễn Du, 1765/6-1820, tác giả Truyện Kiều, là người Nghệ, đỗ Tam trường (có lẽ là thi Hội), khi có loạn Kiêu binh, ông lên Thái-nguyên rồi được kế nghiệp cha nuôi, giữ chức Chánh Thủ hiệu (một chức quan võ nhỏ), ông chống Nguyễn Huệ và thời Gia-long từng làm Cai bạ (Bố chính) rồi Cần-chính điện Học sĩ vv. Nguyễn Du thứ hai người huyện Thanh-oai, đỗ Hoàng giáp (tức nhị giáp tiến sĩ) năm 32 tuổi (1785), làm quan ba triều: Lê, Nguyễn Huệ và Gia-Long (14).



Đấy là chưa kể, ít người biết là có tới hai bản LHK chứ không phải một. Theo Hồ Tuấn Niệm thì bản thứ hai nằm trong Thư Viện Khoa Học Xã Hội (A - 2814) nhưng "hoàn toàn khác về nội dung" (15).



11- Anh viết: "P10 (không có chữ Nôm trước mắt thì đừng nên đoán)". Vậy thì trường hợp hai chữ "nữ giới" rõ ràng bác có bản nôm trước mắt (và nhất định là bác thừa hiểu ý nghĩa cả hai chữ "giới"), nhưng bác vẫn giảng sai thì anh nghĩ sao?

Trong Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo (CPNBK), ngoài hai chữ "nữ giới" bác giảng không ổn, tôi còn thấy bác ghi cuối bài "Tựa":



tr. 9: "Viết tại ngụ sở, gần bờ sông Sen tại Pa-ri, mùa hè năm 1952";



tr. 36, bác viết: "Từ năm 1926 ông Phan Huy Chiêm đã gửi thư cho báo "Nam Phong", nói rằng bản "Chinh Phụ Ngâm" là "cụ Phan Huy Ích dịch ra văn nôm, hiện nhà họ Phan còn giữ được bản chính, vừa chữ vừa nôm". Nhưng từ đó, mặc dầu những nhà khảo cứu yêu cầu, ông Huy Chiêm chưa từng xuất bản bài diễn ấy. Ầy là vì lẽ ông Huy Chiêm nghĩ rằng bản diễn ca của cụ tổ mình chính là bản đã in khắp nơi, mà có lẽ có câu không hay bằng nữa. Mùa hè năm nay tôi đã được ông Huy Chiêm nhờ người họ gửi cho một bản nhưng chỉ là một bản đã phiên âm ra chữ la-tinh. Hình như bản chữ nho và chữ nôm nay chưa tìm lại được".



Tôi thắc mắc là cho đến khi bác viết xong bài "Tựa" nhà họ Phan vẫn chưa đưa ra được bản chính chữ nôm của Phan Huy Ích, chẳng hóa ra bác đã khởi sự viết CPNBK chứng minh rằng bản dịch hay nhất xưa nay người đời gán ghép cho bà Đoàn Thị Điểm chính là của Phan Huy Ích ngay từ khi trong tay chưa có bản chữ nôm của nhà họ Phan làm bằng chứng?

Và cho đến nay vẫn chưa ai được thấy nó. Sau này (1970) ông Nguyễn văn Xuân tìm ra một bản ở Huế tên là Chinh Phụ Ngâm Diễn Ấm Tân Khúc mà ông và bác đoán là bản của Phan Huy Ích dịch. Tôi dùng chữ "đoán" vì trang cuối bài "Tựa" chỗ đề tên tác giả (hay dịch giả) lại bị mất (16) nên bằng chứng này cũng chưa thể kể là "bằng chứng" đích xác, mà chỉ là phỏng đoán.

Đây là tôi chỉ đứng trên lập trường lý luận về những bằng chứng cụ thể, đích xác, không ai chối cãi được, còn phần chữ nôm xin để nhường các chuyên gia.



Tôi đã trả lời anh cặn kẽ, từng điểm một, mong là chuyện chấm dứt ở đây. Bài này chỉ nêu ra một số thí dụ, nếu anh muốn có bài viết đầy đủ về những chỗ tôi còn thắc mắc thì xin đợi khi nào tôi lành mắt và có thì giờ thong thả tôi sẽ viết thật cặn kẽ, tường tận (17).



Xin nhắc lại là mục đích của tôi không phải để bới móc những sai lầm, sơ sót của bác mà chỉ là đưa ra những chỗ lập luận của bác mà tôi thấy không ổn, nhắc độc giả nên dè dặt. Nhận xét chung của tôi vẫn là bác làm việc công phu nhưng đôi khi thiếu kiểm tra, nên có những sai lầm dễ đàng tránh được nếu cẩn thận hơn. Chẳng hạn mất công tìm ra tên họ hai ông Hiệp trấn họ Trần (17) thường xướng họa với tác giả LHK nhưng bác không kiểm lại nên không thấy rằng ông Hiệp trấn Sơn-nam-hạ Trần Quang Tĩnh là người Bình-định chứ không phải người "đồng quận" (châu Hoan) với Xuân Hương như được khẳng định trong thơ. Còn Trần Ngọc Quán thì chỉ được thăng lên chức "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng" năm 1815 trong khi LHK, chép những bài thơ đã xướng họa của nữ sĩ với Hiệp trấn họ Trần lại ngừng từ năm 1814, tức là một năm trước (19).



Cũng xin nhắc lại là khi viết bài "Tìm hiểu..." tôi phải tạm dùng TTS để chứng minh mối tình giữa hai người chưa thể coi là có thật vì vậy cuối bài tôi chua rõ :



"Xin lưu ý: Vì chưa tìm được bài của các ông Trần Thanh Mại, Lê Thước và Trương Chính nên tôi viện dẫn GS Hoàng Xuân Hãn nhiều hơn".



Nó có nghĩa là vì không có những "bản gốc" về vấn đề Xuân Hương của Trần Thanh Mại (là người đã đưa ra các giả thuyết: hai bà Hồ Xuân Hương, tác giả TTT và tác giả LHK, chính là một; thơ trong LHK do nữ sĩ chọn lọc loại ra những bài thơ "ngổ ngáo" làm lúc trẻ vv.) nên tôi tạm viện dẫn TTS vì bác cũng đồng ý với những giả thuyết của Trần Thanh Mại. Nhưng nay tôi đã tìm được những "bản gốc" của Trần Thanh Mại thì tôi xin chuyển những "nhận xét" sang "chính danh thủ phạm": Trần Thanh Mại mới là người đã xướng xuất ra những giả thuyết không ổn này, không phải bác.



Tuy nhiên, phải nhìn nhận là chỉ trong vòng hơn một năm (1963-65) mà Trần Thanh Mại vừa phát hiện ra tập LHK, dịch ra quốc ngữ, tìm ra đối tượng trong bài "Cảm cựu..." là Nguyễn Du, phát hiện ra bài "Tựa" LHK của Tốn Phong, dựng giả thuyết hai bà Hồ Xuân Hương là một vv. thiết tưởng sức người không thể làm hơn được. Dù các giả thuyết ông đặt ra có những chỗ không ổn thì ông cũng không đủ thì giờ kịp nhận ra. Ông mất quá sớm (1965), nếu ông còn sống thì chưa biết câu chuyện sẽ đi đến đâu.



Trần Thanh Mại đưa ra LHK làm cho vấn đề Xuân Hương vốn đã không đơn giản thêm "rắm rối" nhưng ai dám bảo công đóng góp của ông, chỉ riêng cho vấn đề Hồ Xuân Hương, là nhỏ?

Nghiên cứu, biên khảo là để tìm ra sự thật. Nêu ra một vấn đề chưa được giải đáp thỏa mãn không phải là làm cho "rắm rối" mà chính là để cùng nhau thảo luận, góp ý, làm cho "sáng tỏ" vấn đề ấy, không phải để chỉ trích riêng ai. Trước đây, ông Bằng Vũ có ý không hài lòng, vì tôi cãi là Tú xương không đi thi chữ quốc ngữ, tôi đã đem bài trả lời ông in vào"Lối Xưa Xe Ngựa..." tập I, nhưng lại cắt xén đoạn nói về thái độ của tôi khi cầm bút, nghĩ là không cần thiết, nay xin chép lại đoạn ấy:



"Đứng trước một điều nào mà tôi nghĩ là sai lầm đối với lịch sử hay văn học sử, tôi đã chọn thái độ lên tiếng. Giữ im lặng dĩ nhiên sẽ không có điều tiếng gì, nhưng có nghĩa là để mặc độc giả lầm theo (tôi muốn nói những người không có thì giờ đi tra cứu sách vở).



Song lên tiếng cũng có hai cách: Thảo luận để cùng nhau tìm ra sự thật, tôi tưởng rất nên. Còn vạch những chỗ sơ suất của người khác để khích bác tôi thấy không đem lại điều gì bổ ích mà còn mất thì giờ và cũng chẳng làm tăng giá trị người viết lên trước con mắt độc giả. Đôi khi tôi quả có nêu danh một vài tác giả trong bài nhưng không ngoài mục đích tìm hiểu sự thật, và tôi cũng không cho rằng vì tôi mà những tác giả ấy bị hạ uy tín." (20).



Không ai dám nghĩ đến phủ nhận công lao của bác đóng góp cho Việt-Nam, nhưng bác cũng không tránh khỏi lỗi lầm sai sót. Nếu tôi không nêu những chỗ tôi thấy không ổn ra thì cũng có những người khác nêu ra. Bằng chứng là mới đây ông Lê Hữu Mục và bà Phạm Thị Nhung đã xuất bản một quyển sách nhan đề là Tiếng nói Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm Khúc chứng minh bản dịch hay vẫn là của Đoàn Thị Điểm. Tôi chưa được đọc quyển này, cũng chưa từng bàn luận với bà Phạm Thị Nhung về Chinh Phụ Ngâm, và chỉ có một lần trao đổi sơ qua với ông Lê Hữu Mục về CPNBK của bác, đúng sự thực là ông Lê Hữu Mục nói cho tôi nghe những chỗ ông không đồng ý với bác về chữ Nôm, tôi không biết Hán-Nôm nên chỉ "đóng góp" được có hai chữ "nữ giới" mà tôi đã tra tự vị. Có nghĩa là cả hai vị viết sách đều không do tôi xui giục.



Mục đích khi viết của tôi không phải là bới móc những sai sót của bác mà là nhắc nhở mọi người nên dè dặt. Chính vì bác có uy tín nên người ta thường quá tin, không kiểm tra lại, cứ theo bác mà chép nên sự lầm lẫn do đó nhân lên không biết bao nhiêu lần!



Anh cứ yên tâm, chuyện đâu còn đó. Di sản của bác không thể chỉ vì vài bài viết của tôi mà bị suy suyển, cái gì bác viết đúng vẫn đúng, và dù sao cũng còn có công luận.



Di sản của Hoàng Xuân Hãn đồ sộ và quan trọng thật nhưng cũng không ngoài mục đích đóng góp cho việc tìm hiểu sự thật trong di sản của cả nước Việt-Nam.



Hai vấn đề Hồ Xuân Hương và bản dịch Chinh Phụ Ngâm sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực.







Nguyễn thị Chân Quỳnh
Châtenay-Malabry 29-8-2002







Xin lưu ý : Tôi vẫn phải sử dụng TTS để cho số trang những câu trích dẫn vì đã trả anh bản gốc sau khi đối chiếu, sửa những chỗ sai và sao chụp bản đồ Thăng-long của bác vẽ, thiếu trong TTS.



Chú Thich:



1- Tôi phải sửa bản thảo hai quyển Thi Hương và"Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, để kịp đưa cho nhà xuất bản mang sang Mỹ in trước Tết.

2- CPNBK, tr. 27.

3- CPNBK, tr. 290.

4- Xin xem "Tìm hiểu mối tinh giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương (tác giả LHK)", Hợp Lưu, số 35 và "Rút nhầm tơ duyên...", Thế Kỷ 21, số 115.

5-Thăng-long, Đông Đô, Hà-nội, tr. 57 : Núi Khán là khán đài thời Lê, chỗ vua xem diễn binh, giáp với Trại Hàng Hoa (Ngọc-hà, Hữu-tiệp) ngoảnh mặt ra Hồ Tây. Pháp đã san bằng núi Khán để xây Phủ Toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch).

6- Xin xem "Tìm hiểu...", Hợp Lưu số 35 và "Rút nhầm tơ duyên...", Thế Kỷ 21, số 115.

7- Đào Thái Tôn, tr. 123.

8- Đào Thái Tôn, tr. 170.

9- Đào Thái Tôn, tr. 169.

10- Đào Thái Tôn, tr. 135.

11- Thơ và Đời, tr. 249.

12- TTS tr. 245 bác viết là Hồ Tuấn Niệm sửa "đeo" ra "treo" bởi phiên âm như thế mới đúng, bác cho là vô nghĩa, sửa thành "sương siu mấy" mới có nghĩa (sương siu = bịn rịn với mối tình xưa), ông Nguyễn Quảng Tuân không đồng ý, cho phải đọc là "sương gieo mãi" (Kỷ Yếu Hội Nghiên Cứu Văn Học năm 1998, tr. 185-92).

13- Bác chứng minh bài thơ "Khóc ông phủ Vĩnh Tường" là ngụy tạo, mới nghe rất hợp lý nhưng xét lại vẫn có chỗ chưa ổn. Xin đọc "Rút nhầm tơ duyên...", Thế Kỷ 21, số 115.

14- Tạp Kỷ II, tr. 290 - Tục Biên, tr. 463.

Thực Lục XII, tr. 36, Nguyễn Du làm Thự Ngự sử; XIII, tr. 7, Nguyễn Du làm Giám sát Ngự sử đổi ra làm Án sát Thái-nguyên.

Thực Lục XIII, tr. 47 cho biết tên của tác giả Truyện Kiều ít nét hơn.

Ngô Đức Thọ, Các nhà khoa bảng Việt Nam :"Nguyễn Du người huyện Chương-đức, nguyên quán huyện Thanh-oai, 32 tuổi đỗ Hoàng giáp (1785), làm quan đời Lê Hiển Tông đến chức Hàn lâm viện thị thư, Thiêm đô Ngự sử, khi Nguyễn Huệ ra Bắc (1788) ông được giữ chức Hàn lâm Trực Học sĩ, cùng làm việc với Ngô thì Nhậm và Ngô văn Sở, thời Gia Long ông làm Đốc học Bắc thành".

15- Hồ Tuấn Niệm, "Chung quanh vấn đề Tiểu sử của Hồ Xuân Hương", Nghiên Cứu Lịch Sử, số 152, tháng 9-10, 1973, chú thích số 3.

16- Nguyễn văn Xuân, tr. 33.

17- Tôi cố gắng lắm mới viết xong bài này vì đọc rất khó khăn. Dù có chữa lành mắt, việc chính của tôi vẫn là viết quyển Thi Hội - Thi Đình, còn những thắc mắc về bác, tôi không viết cũng có người khác viết.

18- Chưa chắc có tới hai ông Hiệp trấn họ Trần. Xin xem "Rút nhầm tơ duyên...".

19- Thực Lục IV, tr. 246. Bài "Tựa" LHK của Tốn Phong cho biết đã viết xong đầu năm 1814.

20- "Tú Xương có đi thi chữ quốc ngữ hay không?", Thế Kỷ 21, số 23, 3-1991.



Sách Dẫn:



• Cao Lãng, Lịch Triều Tạp Kỷ, Hoa Bằng dịch. Hà-nội : Khoa Học Xã Hội, 1975.

• Đại Nam Thực Lục Chính Biên, tập IV, Hà-nội : Sử Học, 1963; tập XII, XIII, Hà-nội : Khoa Học, 1965.

• Đại Việt Sử Ký Tục Biên, Ngô Thế Long và Nguyễn Kim Hưng dịch. Hà-nội : Khoa Học Xã Hội, 1991.

• Đào Thái Tôn, Thơ Hồ Xuân Hương - Từ cội nguồn vào thế tục. Nhà xuất bản Giáo Dục, tái bản năm 1995.

• Hoàng Xuân tuyển chọn, Lữ Huy Nguyên giới thiệu, Hồ Xuân Hương - Thơ và Đời. Hà-nội : Văn Học, 1995.

• Hoàng Xuân Hãn, "Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long", Tập san Khoa Học Xã Hội, số 10-11. Paris, tháng 12/1983.

• Hồ Xuân Hương - Thiên Tình Sử. Hà-nội : Văn Học, 1995.

• Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo. Paris : Minh Tân, bản in lại không đề năm.

• Hồ Tuấn Niệm, "Chung quanh vấn đề Tiểu sử Hồ Xuân Hương", Nghiên Cứu Lịch Sử, số 152, tháng 9-10 / 1973.

• Kiều Thu Hoạch, "Đại cương về đất nước và con người", Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Hà-nội : Sở Văn Hóa và...
Phượng Các
#4 Posted : Friday, November 26, 2004 7:00:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
" Tết này có lẽ không về được "

Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Tôi rời Hà-nội sang Pháp từ lâu, đã ăn cả mấy chục cái Tết tha hương, cứ mỡi lần Tết đến, tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Bính :

Tết này có lẽ không về được,
Em gửi về đây một tấm lòng.
Chị có một em, em một chị,
Giời làm cách trở mấy con sông !
Em đi theo đuổi đời mưa gió,
Chị vẫn môi son, vẫn má hồng.

(...)

Một lá thư này là tất cả
Nỗi niềm tâm sự kẻ sang sông. (1)

Vinh, 1941

Tôi không nghĩ đời tôi có thể gọi là "đời mưa gió", nhưng chắc chắn là năm nay tôi lại cũng "không về được" và "giời làm cách trở" không phải chỉ "mấy con sông" mà là tới "mấy đại dương" !

Hồi tưởng lại khi còn bé, mỗi lần Tết đến sao mà háo hức..."A ha ! Còn 5 hôm nữa thì đến Tết !". Tôi và mấy đứa em nhẩy nhót, hò hét ầm ầm. Chúng tôi đếm ngày, trừ dần : còn 4 hôm, còn 3 hôm...

Muôn mầu tươi sáng, phấn, hoa, hương,
Đời ngọt ngào như có vị đường.
Tôi sống, tôi say, và mỗi Tết
Lòng tơ thêm động chút yêu đương. (2)

Tết Hà-nội hồi ấy thật là vui :

Trên hè phố người đi tấp nập,
Cu-li hình như muốn chạy gấp

(...)

Bạn ơi, Xuân đã đến nơi rồi ! (3)

Tuy các cửa hiệu không trang hoàng rực rỡ như lễ Giáng sinh ở Pháp nhưng cũng có mấy phố đặc bìệt khác hẳn ngày thường : Hàng Đường với tủ kính bầy đầy kẹo mứt, phố Hàng Bồ của tôi thì có các ông Đồ đến xin ngồi nhờ trước cửa hiệu, bán chữ :

Với mảnh chiếu rách giải trên hè,
Những tờ giấy đỏ buộc cạp tre,
Vài ông Đồ kiết tay thu áo,
Cất giọng oang oang, đọc để khoe... (3)

Ngoài đường tấp nập, trong nhà cũng nhộn nhịp lau sập gụ, tủ chè, đánh bóng đồ đồng, gói bánh chưng, muối dưa hành, làm giò thủ, nấu đông... Hễ thấy nhà gói bánh chưng là tôi mon men lại gần, xin gói cho riêng tôi một cái bánh bé tí xíu, bằng lòng bàn tay, cũng đủ nhân hệt như cái bánh thường, hình như gọi là "bánh cóc".

23 tháng chạp cúng ông Công ông Táo là đã bắt đầu thấy quang cảnh Tết nhưng phải đến 30 mới thực sự có không khí Tết. Tôi đi ngủ mà nằm thao thức đón nghe tiếng pháo giao thừa nổ từ xa, rồi nổ đoành đoành ngay bên tai, mùi thuốc pháo thơm nồng : nhà tôi cũng đang cúng giao thừa. Văng vẳng có tiếng mẹ tôi sai bảo người nhà bầy bàn thờ ngoài sân. Tôi thiếp đi trong khói pháo, hương trầm, đèn nến chập chờn...

Mồng một bừng mắt dậy, đèn sáng choang, chói lòa. Tuy bà tôi không "ngồi trong ổ, mặc áo đỏ cho tôi" (4) nhưng tôi cũng xúng xính trong bộ quần áo mới còn nguyên nếp gấp.

Bàn thờ nghi ngút khói hương, đèn nến lung linh, hoa đào, hoa cúc, cẩm chướng, lay-ơn, bừng sáng rực rỡ, những chậu quất chi chít quả đỏ ối, những cốc thủy tiên quý phái, hoa trắng thanh tao, hương thơm thoang thoảng. Có một năm trời mưa phùn lấm tấm, tôi ra sân lần đầu tiên được ngắm những bông hoa lạc mai (lạp mai ?) nhỏ bằng đầu ngón tay, còn đọng nước mưa, cánh trắng muốt nhỏ li ti, giữa phơn phớt hồng. Mưa thấm ướt áo song tôi không thấy.

Hàng phố, nhà nào cũng đóng cửa im ỉm, người qua lại thưa thớt, vắng tanh, chỉ có xác pháo rải đầy hè như những cánh hoa đào rơi rụng.

Bà tôi năm nào cũng sang xông đất và "mở hàng" mừng tuổi cho chúng tôi. Cầm những tờ giấy hay đồng tiền mới tinh chúng tôi hí hửng cất kỹ, dệt mộng, nhưng nỗi vui quá ngắn ngủi, sau ba ngày Tết mẹ tôi bắt nộp hết tiền mừng tuổi, không cho "tiêu bậy". Giờ đây thì đến phiên tôi phải chuẩn bị những cái phong bao đỏ...

Cái Tết xa nhà đầu tiên của tôi ở Paris. Tôi là nội trú học sinh, thấy Tết đến làm đơn xin cho cả bọn Việt-Nam nghỉ ba ngày ăn Tết, bất đồ cha tôi viết thư sang xin cho tôi nghỉ có một ngày, bà Đốc cho là tôi gian dối, phạt cả bọn Việt-Nam không cho ai ra nữa. Tôi phải giải thích Tết Việt-Nam thường là ba ngày, có thể kéo dài tới bẩy ngày, nếu không tin tôi thì chỉ nên phạt một mình tôi, đừng phạt oan các bạn tôi. Rút cục bà Đốc tha cả bọn.

Chúng tôi hãnh diện mặc quốc phục, áo dài tha thướt, quần lụa trắng mỏng tanh, ngoài khoác "manteau", rủ nhau đi dạo Boul' Mich' (tiếng gọi tắt Boulevard Saint Michel ở xóm La-tinh, tức xóm học trò, quận 5, bị dân bản xứ chưa quen với quốc phục Việt-Nam, bình phẩm bô bô là bọn tôi mặc quần áo ngủ "pyjamas". Chúng tôi cười, không thèm chấp dân "nhà quê". Thời ấy Boul' Mich' có lệ lạ lùng là người ta đua nhau chỉ đi trên một hè phố bên trái tính từ sông Seine đi lên, một người bạn giảng cho tôi thế, tôi nhìn quả có thế thật, hè bên trái người đi nườm nượp, bên phải thưa thớt, hỏi tại sao thì không ai biết.

Đi thêm một quãng nữa thì đến vườn hoa Luxembourg nổi tiếng mà những người Việt nào học Pháp văn đều nhớ ngay đến những câu bất hủ của Anatole France :" Et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent..." (5). Giờ đây Tết đến, lá vàng đã rụng sạch, hàng cây trụi chỉ còn trơ cành khô đen như những cái chổi xể dựng ngược in lên nền trời sáng mầu da bụng cá. Paris, "kinh đô của ánh sáng", mới lạnh lẽo và buồn bã làm sao !

"A, b, c, không có nhà, đi ở thuê" Chúng tôi trọ trong một khách sạn gần Boul' Mich', ngày ngày đi mua bánh mì về ăn với "pâté" cho đỡ tốn. Chưa quen cắp bánh mì đi đường, tôi nằn nì xin cho một tờ giấy để gói, lần đầu nhà hàng chiều ý, lần sau không cho nữa, tôi bèn giấu bánh vào trong áo "manteau", bánh còn nóng truyền hơi ấm sang nhưng về đến phòng thì đã nguội tanh nguội ngắt. Bây giờ sống ở đây lâu, mang bánh đi đường hệt dân bản xứ, tôi đã quên đi, không cảm thấy "xấu hổ" nữa, cho đến hôm thấy một cô bé mới ở Việt-Nam sang cũng không chịu mang bánh mì đi đường bắt gói lại tôi mới sực nhớ tới mình cái thuở xa xưa, đã lâu rồi... Chóng thật !

Hồi ấy ở Pháp phải giầu sang mới có nhà, có bếp để nấu ăn, tàng như chúng tôi thì ăn quán sinh viên 75 xu một bữa, Tết mới chung tiền rủ nhau đi ăn hiệu, khác với Hà-nội người ta thường chỉ ăn cơm nhà (năm 2000, tôi về Hà-nội thấy khác hẳn, dân chúng kéo nhau ngày ngày đi ăn hiệu, hay mua về nhà ăn, chứ ít khi nấu ở nhà). Hiệu Việt-Nam ở Paris lúc ấy rất hiếm, lại đắt, nhưng Tết đến chúng tôi cũng cố dành dụm đi ăn cơm ta. Vào hiệu, tôi ngẩn người nghe một cô bạn gọi thịt kho ! Ăn Tết sao lại gọi món thịt kho ? Ở lâu mới hiểu những món "cao lương mỹ vị" chả giò, miến, gỏi... thường được thưởng thức ở những chỗ bạn bè tụ hội nhưng những món tầm thường như dưa, cà, thịt kho thì lại ít khi được nếm. Đang ăn, bà chủ hiệu chạy lại hỏi han và khi biết chúng tôi sắp thi tú tài thì khuyên nếu vào Đại học chỉ nên thi từng chứng chỉ một, đừng ham ôm đồm quá mà "xôi hỏng bỏng không" vì trình độ mình còn kém, chưa thể đua đòi ngang sức người Pháp thi cả hai chứng chỉ một lúc được. Hỏi ra thì bà chủ hiệu cơm đang thi cử nhân Luật, tôi lấy làm kính phục lắm. Cuối bữa, một người bạn bật reo :"Bát rếch ! thế mà lâu nay nghĩ mãi không ra !" tôi tự bảo chắc anh này thấy mình mới chân ướt chân ráo sang đây nên "loè", làm gì hai chữ "bát rếch" mà "nghĩ mãi không ra" !

Lyon - Đỗ tú tài xong tôi tự thưởng, đi chơi hè chán chê, về mới lục đục nộp đơn xin vào Đại học, không biết rằng bên này phải chuẩn bị xin ghi tên từ trước khi có tú tài. Dĩ nhiên tôi nộp đơn chỗ nào cũng lắc, bấy giờ mới hoảng sợ, gõ cửa khắp nơi, vào cả trường "Agro" (6) lúc ấy đang hè, chỉ có ông canh cổng. Ông nhìn tôi thương hại, hói tôi đỗ tú tài ban nào, khi nghe ra tôi học ban "Sciences Expérimentales" (Khoa Học Thực Nghiệm) thì ông mỉm cười khuyên nên chọn trường khác, trường "Agro" không phải cứ có tú tài là vào được, dù là tú tài Toán chứ đừng nói tú tài Khoa Học (7), còn phải học thêm mấy năm dự bị, thi đỗ mới được học. Hóa ra mình điếc không sợ súng !

Cuối cùng tôi thi vào một trường tư dậy trồng hoa vì tôi vốn ưa trồng trọt. Tôi thi đỗ không khó khăn vì vừa học thi tú tài xong, chương trình khoa học hơi giống nhau. Theo lệ, đỗ xong tôi phải vào gập ông Giám đốc, ông hỏi tôi vào vấn đáp với ai, tôi thật thà nói không biết tên chỉ biết là một "ông già", ông Giám đốc hỏi lại :"Ông ta bao nhiêu tuổi mà cô gọi là già ?", tôi đáp :"Chừng 40 tuổi", ông phá ra cười và hỏi :"Như tôi đây (độ 60 tuổi) thì cô liệt vào hạng nào ?". Tôi ngẩn người, biết là mình nói hớ, nhưng không biết đáp ra sao.

Gia đình tôi phản đối không cho học trồng hoa, bắt phải học môn gì ở nhà không có trường dậy. Thế là tôi đi Lyon học Dệt. Xa nhà, sang Pháp mới quen được một số bạn, tôi không muốn rời Paris, song cũng đành "ngậm ngùi" khăn gói lên đường.

Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ Dệt ở Lyon rất có tiếng về ngành dệt tơ lụa truyền thống, họ còn giữ được những tấm gấm dệt từ mấy thế kỷ trước ở Viện Bảo Tàng. Trường đã khai giảng từ hơn một tháng, không hiểu sao lại chịu nhận tôi là nữ sinh đầu tiên vào ban kỹ sư. Đến lớp nghe thầy giảng bao giờ cũng trịnh trọng bắt đầu bằng câu "Mademoiselle, Messieurs", được gọi đến trước mọi người nghe cũng khoái. Trời rét, tôi mặc quần Tây đi học không biết rằng tôi là một "quái thai", song cả thầy lẫn bạn đều lịch sự không ai phẩm bình hoặc bảo cho biết là phụ nữ Pháp chỉ mặc váy hay áo đầm (robe), không ai mặc quần. Thảo nào tôi thấy trời lạnh cắt ruột mà mấy cô bé đi học chỉ được mặc có đôi tất lên đến đầu gối, còn từ đầu gối lên đến bụng hở hang có mỗi cái váy xoè, tôi thương hại và thầm trách bố mẹ không chăm sóc con, để con rét tím người (lúc ấy chưa có nhà vẽ kiểu trứ danh Yves Saint Laurent đưa ra mốt đàn bà mặc quần).

Dân Lyon "tỉnh lẻ", không quen thấy ngoại quốc như dân Paris, tôi đi đường có người nhìn từ đầu đến chân không đủ, đi qua còn quay ngược lại để nhìn cho rõ hơn ! Họ cũng khá kỳ thị, tôi thuê phòng ở tư gia đâu đâu cũng từ chối đến nỗi trường phải can thiệp, cuối cùng xin được cho tôi vào ở trong một tu viện, rẻ tiền nhưng kham khổ và kỷ luật thép.

Tết đầu tiên ở Lyon, mồng một trời nắng ráo nhưng lạnh kinh hồn, 16 âm độ (Lyon bao giờ cũng lạnh hơn Paris). Giở lịch ra xem : "Mồng một xấu ngày". Vốn không tin nhảm, lại đi học chậm cả tháng, tôi không xin nghỉ ăn Tết. Vả lại mới đến Lyon chưa quen người Việt nào, ăn Tết với ai ? Đến trường gập giờ vẽ, tôi lặng lẽ ngồi vẽ cảnh tuyết phủ trắng những mái nhà xám xịt. Tĩnh lặng và buồn !

Năm ngoái ở Paris, rủ nhau đi ăn mì Lyon, nổi tiếng rẻ, người Việt nào cũng biết. Hiệu mì Lyon ở gần trạm tầu hầm "Gare de Lyon" chứ không phải ở tận Lyon. Hình như nhà văn Võ Phiến từng nghe tiếng "mì Lyon" nên có lần đi qua Lyon mầy mò đi tìm không thấy đã viết báo than thở không hiểu nó nằm ở chỗ nào mà kiếm mãi không ra ! Đây là một hiệu Tầu, đồng hồ lúc nào cũng chỉ 12 giờ 30, mì đựng trong bát chậu, nước lõng bõng chẳng hấp dẫn tị nào, tôi tần ngần nhìn, ngại ngùng không muốn cầm đũa lên :

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Chẳng thanh, chẳng lịch cũng người Trường-an. (8)

Hà-nội của tôi bát to nhất là bát chiết yêu, miệng tuy rộng hơn bát ăn cơm nhưng thắt đáy, không đựng được nhiều, bát chậu đúng là dành cho những sinh viên đang sức lớn cần ăn lấy nhiều mà túi tiền lại eo hẹp. Tiếng là rẻ nhưng thực sự ăn mì Lyon lúc ấy đòi hỏi chúng tôi một sự hi sinh đáng kể. Còn nhớ khi mới thi đỗ tú tài tôi được một anh bạn mời đi "ăn khao" mì Lyon, thực thà đánh một câu rất tự nhiên :"Tôi mời chị hôm nay là mất một tuần đi làm của tôi đấy" (anh là sinh viên, làm giám thị một trường trung học) làm tôi càng hết muốn ăn !

Chúng tôi đi tầu hầm mải nói chuyện, quên xuống ga, lúc nhớ ra vội đua nhau tới tấp nhẩy xuống, cô bạn N. ngã một cách "rất xinh" làm cả bọn cười ngặt nghẽo, các chàng Pháp galants (nịnh đầm) chạy vội lại vừa cười vừa đỡ dậy... Năm nay Lyon rét căm căm, đường xá ngập băng tuyết đến cổ chân, tôi run lập cập đi tắt về nhà cho nhanh, không ngờ đường dốc, đất trơn, tôi "vồ ếch" nhưng ếch Tây lẩn trốn quá nhanh chẳng bắt được con nào cả. Tôi nghĩ bụng kể ra mình ngã cũng khéo không kém N. thế nhưng chỉ có mình cười với mình, biết thế không ngã làm gì !

Mồng hai, đến trường, một người Pháp bạn học chạy lại chúc một câu :"Bonne Année !", có thế mà cảm động. Câu chúc đầu tiên của một người xa lạ, ở một xứ xa lạ.

Anh bạn Cao-mên, học lớp dưới nhưng nghĩ tình đồng chủng, mời đi ăn Tết với nhóm bạn Cao-mên (lúc ấy tôi tưởng họ cũng ăn Tết cùng ngày với mình nên nhận lời). Cũng vui nhưng họ nói tiếng Việt không thạo, tôi lại một mình đại diện phái nữ càng lẻ loi. Tuy trước khi đi tôi đã báo sẽ về "muộn" biết rằng tu viện đóng cửa sớm, nhưng mới 9 giờ 10, vừa bấm chuông cửa đã mở ngay, bà Mẹ Nhất đứng chực sẵn, thì thào trách khéo :"Chắc đây là trường hợp đặc biệt ? Mong rằng cô đừng tái diễn...". Cuối năm học, tôi dọn đi.

Nhà gửi ảnh chụp cả gia đình hội họp đông đủ ăn Tết, càng thấm thía cái Tết vô vị bên này.

- Tết năm sau đã khác. Tối 30 tôi đi ngủ sớm để mai còn đi chợ, về học đến trưa thì hẹn bạn Việt đi ăn cơm sinh viên quán MEC (Maison des Etudiants Catholiques, không phải chỉ dành riêng cho người có đạo) được kể là ăn ngon. Ăn xong chúng tôi rủ nhau đi chơi chung, lang thang dạo phố, 22 độ dưới số không. Ngoài đường, tuyết từ mái nhà, từ ống khói, tan rữa chẩy xuống gập lạnh đông lại như những nhũ đá trong các hang động, chúng tôi chỉ mặc "manteau" len, xuýt xoa kêu lạnh nhưng vẫn kéo nhau đi. Tối ăn quán sinh viên Foyer International rồi mới chia tay về. Ăn tồi nhưng gập đủ mặt anh tài : D. đầu năm không sợ rông vẫn "hầu bàn", T. ăn cùng với P., chuyện lạ, hai người vốn giận nhau từ lâu ai cũng biết, thế mà bây giờ lại "xóa bỏ hận thù", Tết có khác !

Kể như đã quen với Tết tha hương, năm nay tôi dửng dưng hơn năm ngoái. Năm ngoái còn ngồi hậm hực, oán trách những ai không nghĩ đến gửi thiếp chúc Tết mình, năm nay có thiếp đến nhưng đọc thấy sao nhạt phèo. Muốn đi Paris gập bạn trên ấy nhưng :

Tiền tầu ngại tốn, con đường thì xa (5 tiếng tầu suốt)
Người đi, ta ở lại nhà,
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm ! (9)

Tôi "ở lại nhà", không có "dưa khú, cà thâm", nấu một nồi cháo trắng ăn với trứng tráng "jambon " (chân giò ướp rồi luộc, thái mỏng từng khoanh), gọi là "ăn Tết", ít ra cũng "sang" hơn quán sinh viên.

Ống khói lò sưởi rơi ra hai mảnh, không lắp lại được, nhà có than mà không dám đốt sợ cháy nhà ! Nhớ năm ngoái thiếu kinh nghiệm, đợi nhà hết than mới đi mua, gập lúc tuyết xuống người ta đổ xô nhau mua than trữ, đến phiên tôi một nắm than cũng không còn, rét quá phải đến thư viện ngồi, tối về đun nước sôi chế "bouillotte" (bình cao su để chế nước nóng sưởi) chui vào chăn ngủ. Năm nay biết thân đã mua than trữ, không ngờ ống khói tụt ra hai mảnh, đúng là "chó cắn áo rách", hà tiện thuê phòng rẻ nên hết máy nước nhỏ giọt thì đến ống khói dở chứng !

- Lại một năm qua. Năm nay sinh viên Việt rủ nhau chung tiền nấu ở nhà, chia công việc. Có người đề nghị làm gà chặt bỏ đầu cổ, đỡ phải nhổ lông, một anh bạn quen tần tiện vội kêu :"Ấy chết ! Sao lại chặt đầu đi ?". Nhưng hỏi ai tình nguyện nhổ lông thì thấy im phăng phắc, con muỗi có bay qua chắc nghe cũng rõ (nhưng mùa đông ở Pháp làm gì có muỗi ?), thế là con gà đương nhiên bị chặt cụt đầu như Mỵ Nương ở Cổ Loa, chỉ khác không ai thờ cúng.

Làm thang không có bún, chúng tôi lấy mì thay, không có giò thì tạm dùng "mortadelle" (tựa như giò thúc mỡ nhưng không ngon bằng), tôm khô không có đổi ra ruốc thịt, không có cối giã thì có người đề nghị lấy đinh ghim khều từng sợi, "bắt chước anh D." (anh D. lúc ấy xấp xỉ 30 nhưng chúng tôi le lưỡi nhìn nhau, ai cũng cho là già quá cỡ !) nhưng chẳng ai chịu nhận công tác này, thế là "exit" món ruốc !

Mồng 1, chín mống họp nhau ở nhà chị A., có cả anh S. lấy tầu từ Saint Etienne đến dự, có lẽ ở St Etienne ít người Việt.

Cơm canh linh đình, đặc biệt nổi đình đám là món thang, không có ruốc, không có giò, không có bún, không có rau răm, không có trứng muối thế mà ai cũng xì xụp khen ngon. Chúng tôi tự cho là tốt số còn được thưởng thức hương vị Tết, nghĩ thương hại một người đồng hương đã già, vợ đầm, thèm cơm Việt mà không dám ăn vì các con lai thấy mùi nước mắm là bịt mũi... Chúng tôi vốn chỉ định làm có một bữa, song ăn không hết, ngồi họp chuyện vui, ai cũng rỗi rảnh nên cả bọn đồng ý ở lại ăn bữa chiều. 11 giờ đêm tối mù mịt mới lấy xe buýt về, áo không đủ ấm, run lập cập. Không có pháo, không đèn hương, không ai mặc áo mới nhưng họp nhau trò chuyện cũng có tí hương vị Tết.

Mồng 2 mở mắt ra đã 3 giờ 15 chiều ! Tưởng đồng hồ chết vì quên lên giây cót, nhưng nghe vẫn thấy tích tắc. Chắc tại hôm qua về khuya, trời lại lạnh nên ngủ ngon giấc một mạch, bỏ cả cơm trưa. Nhìn ra tuyết ngập bờ cửa sổ, leo lên che lấp một phần cửa kính như đường cát bám vào. Phòng tối âm u và lạnh lẽo, lò sưởi hết than tắt ngấm từ bao giờ. Mặc áo đi chợ, tuyết phủ ngập đường, dầy tới nửa gang tay, mênh mông bát ngát một mầu trắng xóa, trắng rợn người, không biết đâu là đường xe chạy, đâu là hè. Một bãi cát trắng phẳng lì, mới tinh khôi không dấu chân người, im phăng phắc, đẹp lạnh lùng và giá buốt mặc dầu theo lý thì tuyết xuống trời phải ấm hơn.

Về ngồi viết một đống thư chúc Tết.

Trở lại Paris - Tuy ở Lyon tôi cũng có một số bạn nhưng học xong ba năm là tôi hành lý lên đường đi Paris ngay, bạn đông và vui hơn.

Xin được một chỗ thực tập ở ngoại ô, đường xa và công việc khá vất vả, lương không nhiều nhưng đủ sống. Ngày Tết vẫn phải đi làm, không được nghỉ vì không phải ngày lễ của Tây. Giới kỹ nghệ tính toán rất sát chứ không "đại khái" như kiểu Việt-Nam. Tôi ngạc nhiên, và có hơi khinh thường, khi nghe ông Giám đốc dằn từng tiếng trách người giúp việc là làm như thế có biết thiệt hại bao nhiêu không ? mỗi thước vải sẽ tốn thêm những 3 xu ! Tôi nghĩ bụng 3 xu thì là bao, nghĩa lý gì mà làm to chuyện thế ? Giờ nhớ đến câu Samuel Baron (một người lái buôn lai Hòa Lan, thế kỷ 17) bình phẩm người Việt cũng có phần nào đúng :"Đã nghèo, không tiền nhưng lại khinh tiền". Tôi mới ra đời, không hiểu rằng ba xu tuy không là bao nhưng nhân lên cả triệu thước vải thì sẽ là một món tiền khổng lồ. Họ tính từng xu như thế mong gì xin nghỉ ăn Tết ? Thế là tôi đi làm như thường, tối về mới thắng bộ thay áo dài, trang điểm trong hai mươi phút để đi dự dạ hội. Tuyết ngập cổ chân, đường đá trơn tuột vẫn cố diện giầy cao gót nhọn như cái đinh, đi không vững nhưng là mốt !

Khu La-tinh ở Paris có nhà Hát lớn Maubert Mutualité nổi tiếng. Người Việt, cả hai phe "ông Hồ", "ông Diệm" năm nào cũng thuê để lấy chỗ trình diễn kịch Tết, khiêu vũ... Dân chúng nô nức đi xem cả hai bên, coi đấy là một dịp gập gỡ bạn bè, người đồng hương. Tôi cũng đi và lấy làm ngạc nhiên thấy có những bà chưa già, áo dài còn mới tinh nhưng kiểu lại "cổ lỗ sĩ", thì ra bên này thường mặc đầm cho tiện, áo dài chỉ Tết đến mới giở ra. Thời ấy không mấy ai theo sát mốt bên nhà và dù có muốn theo cũng không có thợ may bên này. Các bà các cô đã bắt đầu trang điểm theo dân "bản xứ", mặc đầm và không ngại đeo nữ trang giả, những chuỗi "kim cương" lóng lánh ánh đèn trông cũng sang trọng (năm 2003 ở Hà-nội vẫn còn những người chê đồ "Mỹ ký"), chải tóc rối chứ không "đóng hộp" quê mùa, những sợi tóc quăn buông rủ xuống trán, xuống tai, xuống cổ, trông ra vẻ như người luộm thuộm, lôi thôi mà thực ra là cả một nghệ thuật.

Từ khi tôi sang Pháp, Paris vẫn chia hai nhóm. Năm ấy khiêu vũ, các nhạc công người Pháp đang tấu nhạc Tây phương nửa chừng bỗng đưa ra một bản nhạc Việt-Nam (không nhớ bản gì). Dân chúng kinh ngạc đứng lặng người rồi bỗng pháo tay nổ rầm rầm. Một sáng kiến của Hội Liên Hiệp Việt Kiều.

3 giờ đêm mới về tới nhà. Đang ngủ ngon thì bộp một cái, bình hoa tulippes đỏ để trên kệ lâu ngày thiếu nước, phòng lại sưởi nóng, hoa nở rộng thành "nặng bồng nhẹ tếch", bình đổ ập xuống giường. Tôi đang ngủ, thò tay toan hất ra, sờ thấy cái gì mềm mềm, bật đèn lên mới biết là cánh hoa phủ đầy người. May quá, nếu hất mạnh thì bình hoa đi đời. Ngủ với hoa, nào phải chỉ có truyện Liêu trai ?

Bà dì tôi chuẩn bị nấu mứt ăn Tết. Không có quất, nấu "carottes" thay vào cũng đỏ, tôi có phận sự ngồi tỉa hoa. Buồn thay tỉa công trình như thế mà "carottes" nấu lên chín mềm, hoa lá biến thành một mớ hỗn độn, thế nhưng dì tôi vẫn không nản, hôm sau lại đem "carottes" ra "dì cháu mình tỉa", song tôi cương quyết từ chối. Phải nhớ là "dì cũng như mẹ" mà "con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư", song tôi biết mình đang đi trên con đường một trăm linh một nên dứt khoát phản đối. Không phải hễ cha mẹ phán gì con cũng phải tuân theo, Khổng Tử bảo thế.

Ở tư gia Tết chỉ có ăn uống rồi quay ra nói chuyện, đàn hát, ngâm thơ... Còn nhớ một chuyện khá ngộ nghĩnh : một ông thích văn nghệ đem truyện Kiều ra bàn :

Hỏi ông, ông mắc tụng đình,
Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha,
Hỏi nhà, nhà đã dọn xa,
Hỏi chàng Vương với cùng là Thúy Vân...

Ông nhất định cho là từ xưa đến nay người ta đọc sai, câu cuối phải đọc là :

Hỏi chàng Vương với cùng bà, Thúy Vân.

mới đúng, bởi không thế thì hóa ra Kim Trọng thiếu lễ độ, hói thăm khắp mọi người mà lại quên mất Vương bà ! Chúng tôi lăn ra cười. Tết nhất cười là đúng điệu lắm !

Lâu dần thấy dửng dưng với Tết và dạ hội, chẳng có gì mới lạ, chẳng có gì đáng nói, gập toàn những người năm nào cũng gập, cũng chừng ấy câu chuyện xã giao. Tôi đã bỏ nghề cũ vì dị ứng với hóa chất, chuyển sang học Anh văn. Đi dậy học thỉnh thoảng được một cô học trò bé bỏng đến thỏ thẻ chúc Tết, thấy người mình quả có tình nghĩa, đôi khi một vài cô đầm cũng đến chúc Tết tôi mới sực nhớ ra là Tết đã đến !

Ngày tháng theo nhau qua,
Đời hiu hiu xế tà... (10)

Không vui mà cũng không buồn, quả nhiên "Rượu hả hơi rồi, hết vị men" ! (2)

Khi mới sang, mỗi lần sắp đến lễ Giáng sinh, thấy người Pháp tưng bừng sắm sửa, chăng đèn, kết hoa, tôi cũng tò mò đi xem các cửa hiệu lớn bầy hình nộm trong tủ kính, diễn nhiều cảnh trí rất đẹp, người lớn trẻ con sắp hàng nô nức đi xem, "dập dìu tài tử giai nhân...". Vui thì có vui nhưng mà là Tết của người, "Đình đám người..." nào phải Tết của mình ? Khi đến Tết Việt-Nam thì ngoài đường tẻ ngắt, người đi lại bình thường, các hiệu không đóng cửa, không có pháo nổ xác đỏ hè... Tết ở đâu ?

Dần dần chúng tôi bắt đầu hội nhập, đằng nào lễ Giáng sinh và Tết Tây cũng được nghỉ, tội gì không họp nhau lại cho vui ? Thế là chúng tôi bắt đầu viết thiếp chúc lễ Giáng sinh và Tết tây, tổ chức ăn uống, mua quà cho con trẻ, rồi người lớn cũng được quà "cho vui" và dĩ nhiên không quên tiền phong bao cho những người canh cổng, người phát thư, người đổ rác, móc cống... Ở Anh có tục gói những gói quà nho nhỏ, không cần phải đắt tiền nhưng thực nhiều, ngồi mở quà mất cả buổi, giấy gói xanh đỏ óng ánh ngập phòng, không phải là không đẹp mắt nhưng tôi thiên vị cứ thấy xác pháo đỏ đẹp hơn, lại thêm mùi pháo thơm gợi cảm.

Vừa xong Tết Tây là đến lễ "Fête des Rois" vào ngày mồng 6 tháng giêng Tây, nhưng thực sự kéo dài cả tháng. Người Pháp có tục hội nhau ăn bánh "galette des Rois", một loại bánh nướng vỏ bằng bột mì trộn bơ cán từng lớp mỏng (mille feuilles) trong là hạnh nhân tán trộn với đường và trứng, có giấu một hột đậu hay một tượng nhỏ bằng sứ, ai nhận được trong phần bánh của mình là người ấy được bầu làm Vua, có vòng giấy trang kim đội đầu hẳn hoi. Có người sưu tập cả ngàn tượng nhỏ, nhiều cái rất đẹp. Năm tôi mới sang, không biết tục lệ này, đang nhai bỗng thấy "cộp" một cái, điếng hồn tưởng vỡ răng, tôi nhả ra một tượng sứ bé tí tẹo, còn đang ngơ ngác thì mọi người cười ồ và đội cho tôi cái "vương miện".

Sau Fête des Rois, chưa kịp thở, Tết ta đã đến sau lưng, lại một màn ăn uống, quà cáp, hội họp cả tháng vì không phải ngày lễ của Tây, không được nghỉ, nên phải đợi cuối tuần dân chúng mới tụ hội gập nhau, hết nhà này mời đến nhà kia, hết Hội này đến Hội khác, chúng tôi không ăn Tết ba ngày hay bẩy ngày, Tết của chúng tôi kéo dài nhiều tuần, thường là bắt đầu ngay từ trước Tết vì nếu chậm không mời để người ta mời mất thì đành phải tổ chức vào những ngày khác xa Tết hơn, có nơi đến tháng ba vẫn còn gửi giấy mời đi ăn Tết, không ai ngạc nhiên cả.

Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...

Vui nhưng mệt. Cho nên bây giờ cứ sắp đến lễ Giáng sinh là tôi bắt đầu "sợ" : phải nhớ gửi thiếp chúc Tết không được quên ai, không được nhầm lẫn gửi thiếp giống nhau cho những người quen nhau, lại phải nhớ làm cơm mời người này, người kia... và hiểu thấm thía tại sao hồi bé khi chúng tôi háo hức mong chờ, Tết vui thích như thế mà mẹ tôi lại ngâm nga :

Tết đến sau lưng,

Con trẻ thì mừng, bác mẹ lo điên !

Do "giao lưu văn hóa" bây giờ người Pháp mỗi năm cũng chiếu mấy phút trên đài truyền hình cho xem "người Tầu" ăn Tết, múa lân ra sao... Tầu hay Việt-Nam đối với họ, nói chung, cũng thế cả chỉ những người có tiếp xúc nhiều với người Việt mới học đòi phân biệt, và cái họ phân biệt trước nhất là món ăn, phần đông rất thích cơm Việt-Nam vì không nhiều dầu mỡ như cơm Tầu, đặc biệt thích chả giò mà họ gọi là "nem" theo kiểu người Bắc. Có một hiệu Tầu (Hẩu Ký) ở Paris chuyên làm món ăn bán buôn cho các hiệu thực phẩm ở quận 13, không những bắt chước làm chả giờ còn "ăn gian" : chả giò loại chỉ có thịt lợn thì gọi là chả giò Việt-Nam, trộn thêm một ít tôm cua, ngon hơn thì họ đề trên nhãn hiệu là "chả giò Trung quốc" ! Mấy chú "con Trời" quả là hay nhận vơ, chuyện chả giờ của Việt Nam rành rành ra đấy ai cũng biết, "chả giò" thực của họ "dở ẹc", trong chỉ có giá và mỡ làm gì có cua và thịt thế mà họ dám trắng trợn nhận vơ trên nhãn hiệu, một nghìn năm nữa ai biết đấy là đâu, cứ gây được hoang mang cũng có lời rồi, cũng như chuyện trống đồng ! Người Pháp bất chấp, vẫn tiếp tục gọi "nem", và "nem" vẫn là của Việt-Nam, ai cũng biết.

Khi tôi mới sang Pháp ở Paris chỉ thấy có một hàng hoa chỗ chợ Maubert, quận 5, đon đả mời chào khách Việt-Nam mua hoa đào ngày Tết. Tôi đi qua họ gọi :"Mademoiselle, c'est le Têt ! C'est le Têt !" và chìa ra một bó hoa đào, thật ra là những cành hoa táo thẳng một gióng, bó lại thành bó. Họ bắt chẹt, bán rất đắt. Bây giờ thì ngoài chợ Tầu quận 13, các chợ vùng phụ cận Paris như Bourg-la-Reine, Châtenay-Malabry vv. mỗi lần Tết đến là các hàng hoa đều sẵn có hoa đào phục vụ khách da vàng. Có năm tôi chậm chân, hoa bán hết, về phàn nàn với hàng xóm là Tết mà không có hoa đào thì không phải là Tết. Tưởng nói chuyện chơi, không ngờ tối mịt mà họ còn điện thoại đi khắp vùng rồi phóng xe mua về một bó hoa to tướng cho tôi đỡ nhớ nhà !

Tết ở Paris ngày nay không thiếu thứ gì, từ bánh chưng bánh tét, giò lụa, giò bì, chả quế, đến rau răm, thìa là, giềng, nghệ, bánh mứt, thủy tiên, quất, nhãn, bưởi, đèn lồng, giấy đỏ với hàng chữ chúc tụng "kim ngọc mãn đường" hay "nhất bản vạn lợi"...

Song tôi vẫn cứ muốn nếm lại mùi vị Tết quê nhà. Có người làm tôi cụt hứng :"Bây giờ ở Việt-Nam không khí ngày Tết không tưng bừng như xưa đâu, không có chuyện đánh bóng đồ đồng, tủ chè, sập gụ, cũng không ai nấu bánh chưng, người ta đi làm, chiều về mới chạy vội đi mua bánh, sắm Tết !". Tôi chưng hửng. Một người khác bồi thêm :"Tết Hà-nội lạnh lắm, ở bên này quen có sưởi, về không chịu nổi đâu !". Tôi nửa tin nửa ngờ. Tôi sinh trưởng ở Hà-nội, còn lạ gì cái rét của Hà nội, bất quá 7 hay 8 độ, đã lấy gì làm buốt giá như ở Pháp, sao xưa kia tôi vẫn chịu được ? Còn những người Hà nội chính cống, sống ngay tại nơi "nghìn năm văn vật" thì cả quyết Tết vẫn vui, các hiệu vẫn đóng cửa, người ta vẫn mặc áo mới đi chúc Tết nhau, vẫn có hoa đào, hoa cúc, bánh chưng, dưa hành...

Đành rằng bây giờ tôi không đủ sức chống lạnh như xưa, sự đời tôi cũng đã từng trải, tôi không còn trông đợi một cái Tết "muôn mầu tươi sáng" của ký ức, Tết trong ký ức bao giờ cũng đẹp, như bánh trong ký ức bao giờ cũng ngon, nhưng biết đâu "đời hiu hiu xế tà" vẫn có thể "ngọt ngào như có vị đường", tùy ở mình, tùy ở cách nhìn đời và nhận định cuộc sống mà thôi.

Tôi nhất quyết về nếm mùi vị Tết quê hương nhưng trớ trêu là mấy lần về, lần nào tôi cũng hụt ăn Tết. Năm nay (2003) loay hoay thế nào tôi cũng lại chọn về vào Tết Trung thu, được ăn bánh dẻo, cốm tươi, xem múa sư tử, nhưng không có cái không khí Tết nguyên đán, cho hay "người định không bằng Trời định". Chẳng nhẽ một năm về hai lần ? Thành thử Tết này lại cũng "không về được", đành khất đến lần sau vậy. "Promis, juré !" (Hẹn và thề như thế !)".


Châtenay-Malabry, tháng 12, 2003

Nguyễn Thị Chân Quỳnh




CHÚ THÍCH

(1) Nguyễn Bính (1918-66), "Xuân tha hương", Tuyển Tập Nguyễn Bính. Hà nội : Văn Học, 1986.

Mấy câu thơ trong bài tôi chép theo trí nhớ, hơi khác với bài trích trong Tuyển Tập :

Tết này chưa chắc em về được,
Em gửi về đây một tấm lòng.
Ôi ! chị một em, em một chị,
Giời làm xa cách mấy con sông.
Em đi dang dở đời sương gió,
Chị ở vuông tròn phận lãnh cung...

Theo Tuyển Tập thì bài đăng báo lần đầu dài một trăm câu, sau Ngưyễn Bính sửa, rút ngắn, in trong Nước Giếng Thơi, rồi người biên soạn Tuyển Tập lại bớt thêm tám câu nữa. Có lẽ bài tôi đọc là bài in lần đầu ?

(2) Lan Sơn (1912-1964/5 ? ), "Tết và người qua", Thi Nhân Việt Nam, của Hoài Thanh và Hoài Chân, 1940 ; Saigon : Hoa Tiên tái bản lần thứ hai, 1968.

Phạm Thanh, tác giả Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại (do Sống Mới tái bản nhưng không đề năm), trong Tập I I, cho biết "nghe nói" Lan Sơn mất "cách đây bốn hay 5 năm". song không chua rõ ngày tháng nên không hiểu "đây" là năm nào. Dựa vào bài "Cảm đề" của tác giả ghi năm 1959 in ở đầu tập I, tôi đoán Lan Sơn mất khoảng 1964.

(3) Thơ Minh Khuê, mất năm 13 tuổi.

(4) Mấy câu này trích một bài thơ Tết, không nhớ tên tác giả :

Sáng hôm mồng một Tết,
Đèn nến thắp sáng trưng,
Bà tôi ngồi trong ổ,
Mặc áo đỏ cho tôi...

(5) "Lá vàng úa dần trên những hàng cây run rẩy ..." của Anatole France (1844-1924), giải Nobel 1921, Le Livre de Mon Ami.

(6) Trường Agronomie dạy Nông nghiệp, một trong những trường nổi tiếng của Pháp, thi vào khó.

(7) Vì chiến tranh, tôi thành học muộn, phải nhẩy lớp để thi tú tài, nhà trường cho là thiếu căn bản không nhận vào ban Toán.

(8) Ca dao

(9) Theo Tuyển Tập Tản Đà, Hà nội : Văn Học, 1986, thì năm 1923 Tản Đà (1888-1939) có làm bài thơ đăng báo :

Muốn ăn rau sắng chùa Hương,
Tiền đò ngại tốn, con đường thì xa.
Người đi ta ở lại nhà,
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.

Ít lâu sau nhận được một bó rau sắng (một thứ rau lá nhỏ, nấu canh không cần thịt cũng ngọt) gửi qua Bưu điện kèm với bài họa :

Kính dâng rau sắng chùa Hương,
Đỡ ai tiền tốn, con đường đỡ xa.
Không đi thì gửi lại nhà,
Cho dưa khỏi khú, cho cà khỏi thâm.

Đồ Tang nữ bái tặng

(10) Vũ Hoàng Chương (1916-76), "Đời tàn ngõ hẹp", Mây. Saigon tái bản, 1959.
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, February 3, 2005 11:24:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
LỐI XƯA XE NGỰA
Nguyễn Thị Chân Quỳnh


An Tiêm xuất bản lần thứ nhất
Paris, năm 1995


TỰA
KHOA CỬ Ở VIỆT NAM Công hay tội ?

Khoa cử xuất hiện từ bao giờ ?
Những điểm khác biệt với Trung quốc
Công hay tội ?
Những lỗi lầm
PHÉP THI NGHIÊM MẬT
I - THÍ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN DỰ THI HƯƠNG THỜI NHÀ NGUYỄN
a ) Thi Hạch
b ) Nộp quyển
c ) Ngày thi : khám xét
d ) Trường quy
II - KHẢO QUAN
A. Ban Giám khảo
B. Ban Giám sát

C.

1/ Chọn lựa Khảo quan
2/ Lễ tiến trường của các Khảo quan
3/ Trường thi
4/ Quyển thi
5/ Chấm thi

III - NHỮNG VỤ ÁN NỔI TIẾNG

( Còn tiếp )


Tựa

Tôi bước chân vào ngành biên khảo một cách rất tình cờ : khoảng năm 1985 tôi khám phá ra một loạt ảnh của Salles chụp lễ Xướngdanh trường Hà Nam, khoa Đinh Dậu (1897). Trước tôi đã biết cảnh trường thi qua Ngô Tất Tố (Lều Chõng) và Chu Thiên (Bút Nghiên) giờ thấy tận mắt từng chi tiết nhỏ quang cảnh trường thi xưa khiến tôi xúc động, khác hẳn khi đọc sách, tựa như tôi được du lịch ngược thời gian, trở lại một trăm năm về trước. Thế là tôi nẩy ý muốn đi " săn " những ảnh thi cử khác, thu thập lại thành một cuốn sách in cho mọi người cùng thưởng thức và cũng là một cách bảo tồn di tích một thời đã qua.

" Săn " ảnh tuy tốn công nhưng tôi chỉ thực sự gặp khó khăn khi phải chú thích ảnh, dù là chú thích rất sơ sài : Sử sách ta chép về Khoa cử tuy nhiều nhưng chép thường không cẩn thận nên phải đối chiếu kỹ mới tìm ra sự thực. Chẳng hạn, nói về việc canh phòng trường thi, Chu Thiên viết hai chỗ khác nhau : " 8 đội Thể sát " và " 8 viên đội Thể sát ". Tôi đã hỏi rất nhiều người nhưng không ai biết câu nào đúng, mãi sau tôi mới tìm thấy lời giải đáp trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên : " 8 viên đội Thể sát ".

Đến khi xem ảnh của Salles và đối chiếu với Cao Xuân Dục thì tôi lại phân vân không rõ ai mới thực là Chủ khảo trường Hà Nam khoa Đinh Dậu ? Đồng Sĩ Vịnh hay Cao Xuân Dục ? Lại nhớ có lần tôi khoe với vài người bạn Pháp rằng Việt-Nam có nữ Trạng nguyên từ lâu, câu hỏi tự nhiên của họ là : " Từ năm nào ? " Tôi ú ớ vì quả thật bà Nguyễn Thị Du sinh năm nào, đỗ năm nào, không ai biết, đành chỉ nói hàm hồ : " Ở thế kỷ thứ 17 ", rồi đánh trống lảng, sợ người ta hỏi kỹ hơn. Về nhà tôi lấy giấy bút thử tính xem có thể đoán được năm sinh của bà Du. Bài tính chép lại tuy đơn giản nhưng tôi mất mấy ngày mới tìm ra vì đi lầm đường lúc đầu : tôi cứ tưởng hễ dựa vào hai chúa Trịnh là có thể tìm ra bà lấy chúa Mạc nào, rồi từ đó tính ra năm sinh của bà, vì thế luẩn quẩn mãi không ra manh mối. Không riêng gì với bà Du, mỗi lần gặp khó khăn tôi thường tốn khá nhiều thì giờ để tìm câu giải đáp, thế mà những điều xác định được lại không thể đưa vào cuốn Khoa cử ở Việt Nam để tránh cho người đi sau khỏi mất thì giờ tìm kiếm như tôi vì khuôn khổ cuốn sách hạn hẹp không cho phép đi sâu vào chi tiết. (Vả lại cuốn Khoa cử có lẽ còn lâu mới ra mắt độc giả được : tác quyền ảnh rất đắt và tiền in cũng không rẻ vì có cả mấy tấm ảnh mầu đầu tiên trên thế giới). Do đó tôi mới bắt đầu gửi bài đăng báo, và đến nay thì thu thập những bài đã đăng rải rác trên các tạp chí thành cuốn sách này. Vì là cuốn sách tập hợp những bài viết cho các báo khác nhau nên tuy đã sửa chữa vẫn không tránh khỏi một vài chỗ nhắc đi nhắc lại cùng một ý, và những lỗi lầm sơ xuất khác...Rất mong độc giả thể tình.


Chatenay-Malabry, tháng giêng 1994
Phượng Các
#6 Posted : Thursday, February 3, 2005 11:29:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
KHOA CỬ Ở VIỆT NAM

Công hay tội ?


Xã hội ta xưa đại để chia ra làm hai loại người : quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật tự, an ninh cho dân. Quan trường do Nho phái xuất thân, cách kén người ra làm quan gọi là Khoa cử.

Tuy nhiên, làm quan không cứ phải theo cử nghiệp, ngoài Khoa cử ta còn có lệ Cống cử, hay Bảo cử, tức là các quan phải tiến cử những người có tài và có đức ra làm quan. Nhưng phương pháp này không cung cấp đủ người cho bộ máy hành chánh vì những người đứng ra Bảo cử, nếu lỡ tiến lầm người dở thì sẽ bị nghiêm trừng, do đó thường xuyên phải dùng Khoa cử để kén nhân tài.


Khoa cử xuất hiện từ bao giờ ?

Nguyễn Hiến Lê (Triết học Trung Quốc, Chiến Quốc Sách), Đào Duy Anh (Trung Quốc Sử Cương), Trần Văn Giáp (Khai Trí Tập San), Trần Quốc Vượng (Lịch Sử Việt Nam, I) đều chép Khoa cử xuất hiện ở Trung quốc từ nhà Tuỳ, nhà Đường (cuối thế kỷ thứ VI, đầu thế kỷ thứ VII), thời nhà Hán chỉ có lệ dân cử người hiền tài, song theo Chu Thiên (Bút Nghiên) và thứ nhất Trần Trọng Kim (Nho Giáo) thì Khoa cử bắt đầu có từ Hán Vũ Đế : " Hán Vũ Đế (140 tr. TL) ra bài sách cho những người đã trúng tuyển, trong số đó có Đổng Trọng Thư ". Ta có thể hiểu là Khoa cử manh nha từ nhà Tây Hán, nhưng đến nhà Tuỳ, nhà Đường mới được khai thác và tổ chức có quy mô.

Cùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, song Việt Nam, Cao Ly và Nhật Bản đặt ra Khoa cử từ lâu, Âu châu phải đợi đến thế kỷ thứ XIX mới dùng thi cử để kén người(1).

Thời Bắc thuộc (111 tr. TL-938) văn hoá cổ của ta - và có lẽ cả chữ Việt cổ - dần dần bị chính sách đồng hoá của Trung Hoa hủy diệt (2). Chữ Hán được nâng lên địa vị chính thức. Tuy vậy, người Nam muốn học cao và thi cấp trên vẫn phải sang tận Trung quốc. Năm 845, vua nhà Đường lại hạn chế số sĩ tử của ta sang thi khoa Tiến sĩ không được quá 8 người, thi khoa Minh kinh (giảng giải kinh sách) không được quá 10 người (3). Người hiển đạt thời ấy còn hiếm nhưng không phải là không có, chẳng hạn :

Đời Hán Minh Đế (58-75) có Trương Trọng, người Giao chỉ, du học Lục dương, rồi làm Thái thú Kim thành.

Đời Hán Linh Đế có Lý Tiến, người Giao Châu, khoảng 184-89 được làm Thứ sử Giao châu (như Thủ hiến), Sĩ Nhiếp lúc ấy làm Thái thú.

Đời Đường có Khương Thần Dực, người quận Cửu chân, làm Thứ sử châu Ái (Thanh Hoá). Hai người cháu du học kinh đô Tràng An, cùng đỗ Tiến sĩ : Khương Công Phục làm đến Bắc bộ Thị lang, anh là Khương Công Phụ làm đến Gián nghị Đại phu dưới Đường Đức Tôn và Đường Thuận Tôn (4).

Sang thời tự trị, sau khi chỉnh đốn việc nước, năm 1075 vua Lý Nhân Tôn mở khoa thi Tam trường (thi Đại khoa gồm ba kỳ) đầu tiên ở nước ta, mô phỏng theo Khoa cử của Trung quốc. Dần dần về sau, các triều Trần, Hồ, Lê, Mạc v.v...cải sửa thêm, đến đời Lê Thánh Tôn, thế kỷ XV, Khoa cử cực thịnh.

Từ Lê trung hưng trở đi, Khoa cử ngày càng xuống dốc, thiên về hư văn.


Những điểm khác biệt với Trung quốc

Tuy rập theo khuôn mẫu của Trung Hoa, song Khoa cử ở Việt nam cũng có những điểm dị biệt :

1) Trước hết, ngoài Bắc sử, ta phải học thêm Nam sử để biết rõ thêm những gì đã xẩy ra ở nước mình.

2) Tuy chữ Hán giữ địa vị chính thức ngay cả thời tự trị, nhưng ta đã dựa vào chữ Hán đặt ra một thứ chữ riêng để viết thêm những âm không có trong chữ Hán, gọi là chữ Nôm (có lẽ do chữ " Nam " đọc chệch đi). Chữ Nôm được Hồ Quý Ly là người đầu tiên đem ra dịch Kinh sách từ thế kỷ thứ XIV, mãi đến 1565, đời Mạc Mậu Hợp, mới dùng chữ Nôm lần đầu trong một khoa thi Tiến sĩ (đề mục kỳ đệ tứ là một bài phú Nôm), và phải đợi đến Quang Trung mới dùng chữ Nôm trong khoa thi Hương đầu tiên ở Nghệ An, Nguyễn Thiếp, tức La Sơn Phu Tử, làm Đề Điệu (thời ấy Chánh khảo là quan văn, gọi là Đề Điệu, sau này chức Đề Điệu trỏ vào một quan võ trông coi trật tự trong trường thi).

Nhờ biết sử dụng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, ta đặt ra loại chơi chữ rất độc đáo, người Tầu không thể có được, chẳng hạn trong câu :

Da trắng vỗ bì bạch

" bì " = da, " bạch " = trắng, là chữ Hán, nhưng " bì bạch " lại là chữ Nôm khi mô tả tiếng vỗ trên da thịt. Câu này rất khó đối, mãi gần đây mới thấy ông Phan Ngọc đưa một vế đối chỉnh của một người bạn :

Rừng sâu mưa lâm thâm (5)

3) Trung quốc cho thi Tú tài riêng gọi là Phủ thí, năm sau thi Cử nhân gọi là Hương thí, nhưng ở Việt Nam, ít nhất cũng dưới triều Nguyễn, Cử nhân và Tú tài thi chung, người đỗ gọi là Cử nhân, người hỏng nhưng được xếp cao cho đỗ Tú tài, trung bình cứ lấy đỗ một Cử nhân thì lấy đỗ ba Tú tài. Tú tài được miễn dịch vụ cùng sưu thuế, nhưng không được phép thi Hội (6).

Ở Trung quốc danh từ " Sinh đồ " chỉ những người từ nhà học, nhà hiệu tại các châu, huyện cử ra, Cống cử hay Hương cống không do nhà học, nhà hiệu ra, mà do trúng tuyển, trong khi ở Việt Nam, thi Hương trúng ba trường thì gọi là Sinh đồ (ông Đồ), sau gọi là Tú tài, đỗ cả bốn trường thì gọi là Hương cống (ông Cống), sau gọi là Cử nhân.

4) Chu Xán, Thị lang bộ Lễ nhà Thanh, sang sứ Việt Nam năm 1688, về ghi trong Sử giao ký sự : " Trường thi nước ấy không có nhà làm sẵn, sĩ tử phải ngồi trong lều phục xuống đất mà viết " (7). Mãi tới 1843, vua Thiệu Trị mới cho xây trường thi bằng gạch đầu tiên ở Thừa Thiên. Trước đó, mỗi khoa thi người ta xây trường sơ sài nhà tranh vách nứa để sau khi thi phá bỏ lấy đất trồng trọt, nhưng bởi là đất công, không ai chăm bón, nên cây cằn cỗi, đứng xa thấy cả khu trường thi nổi bật lên một mầu vàng úa giữa đám cây cối xanh tươi xung quanh.

5) Theo Lê Quý Đôn, triều đình ta " đối với những người thi đỗ đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao...so với việc đặt Khoa mục ở Trung quốc từ xưa đến nay chưa từng có ".


Công hay tội ?

Trong non một ngàn năm tự trị, Nho học và Khoa cử đã đào tạo được nhiều bậc khoa bảng ngoài sự nghiệp văn chương đều có công giúp nước, triều nào cũng có, xin tạm nêu ra :

Đời Trần có Chu Văn An ( ?-1370) đỗ Tiến sĩ, giữ chức tư nghiệp (dậy ở Quốc Tử Giám, tức trường Đại học của ta), dậy Thái tử và con các Đại thần, dâng sớ " thất trảm " đòi chém 7 kẻ gian thần, vua không nghe, ông treo mũ từ quan. Sau được thờ trong Văn Miếu, tức là nơi thờ phụng Khổng Tử, ông tổ đạo Nho.

Đời Hồ có Nguyễn Trãi (1380-1442) đỗ Thái Học Sinh (như Tiến sĩ). Sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, ông viết bài " Bình Ngô Đại Cáo " được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta (8) và là tác giả nhiều thơ văn Hán Nôm còn lưu truyền.

Đời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ (1778-1859) đỗ Giải nguyên, thi Hương (1819), lập nhiều công lớn và đặc biệt khai khẩn đất hoang miền duyên hải Nam Định và Ninh Bình, lập ra hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn, và hai tổng Hoành Thu, Minh Nhất.

Nhờ có một tổ chức giáo dục và Khoa cử sớm hoàn bị, nước Việt Nam xưa được coi là một nước văn hiến. Thế mà chỉ mới bị bãi bỏ có hơn 70 năm, ngày nay phần đông chúng ta không mấy ai biết đến Khoa cử nữa. Hoặc chúng ta mỉm cười chế giễu, hoặc chúng ta lên án nghiêm khắc. Trong Việt Nam quốc sử khảo Phan Bội Châu viết : " Trung quốc bỏ Khoa cử từ năm Canh Tý (1900)(9), Triều Tiên bỏ từ năm Giáp Ngọ (1894), đó là một việc nhơ nhớp duy chỉ nước ta còn có mà thôi " và " người ta mửa ra, mình lại nuốt vào ". Vì sao cha ông ta lại quá nặng lời như vậy ? Cóphải vì các vị quá phẫn uất trước thảm bại của nước nhà trong tay quân viễn chinh Pháp, mà giới lãnh đạo của ta lúc ấy do Khoa mục xuất thân, cho nên cha ông ta quy hết mọi tội cho Khoa cử đã đào tạo ra một lũ hủ Nho, mở miệng chỉ biết " chi, hồ, dã, giả ", và một đám tham quan ô lại, chuyên bắt nạt dân đen, nhưng trước họng súng của Tây phương thì lại bó gối, cúi đầu, khiến cho lòngngười chán nản, hết tin tưởng ở giai cấp lãnh đạo mà họ vẫn phục tùng xưa nay, do đó chúng ta phủ nhận luôn cả những khía cạnh tích cực của Khoa cử ?

Đành rằng Khoa cử ngày một hủ bại, không thiết thực, chuộng hư văn, nhưng có thật lỗi ở Khoa cử hay ở người áp dụng nó ? Con dao nào dùng mãi cũng cùn, ta không biết mài lại cho nó sắc lại đổ lỗi cho dao xấu, đi mua dao khác thay thì suốt đời còn phải thay.

Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương, viết : " Xem việc thi cử hay hay dở thì biết nước thịnh hay suy ". Thời thịnh của Khoa cử là thời kẻ sĩ coi nó chỉ là phương tiện, tạo điều kiện cho mình thi thố tài năng giúp đời, đạo đức vẫn là chính, văn học chỉ là thứ yếu (" văn " phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chính trị, mưu lược quân sự, kinh tế, triết học v.v...chứ không phải chỉ học làm thơ xuông). Mục đích dậy " văn " là để đào tạo ra hạng người có kiến thức, có mưu trí, có tài ứng đối mẫn tiệp, biết cách cư xử khôn khéo trên chính trường ngoại giao. Đã đành ngày nay tin tưởng văn thơ có thể đuổi được giặc là chuyện buồn cười, song ta không nên quên rằng chính trị, ngoại giao thời xưa rất khác, văn học không phải là chuyện phù phiếm. Ngày nay chúng ta thường băn khoăn tự hỏi sao tổ tiên ta lại hồ đồ kén chọn người ra gánh vác việc nước bằng văn thơ ? Đọc lại những sự kiện lịch sử còn được lưu truyền thì thấy dù trong thờitự trị, ta vẫn bị Trung quốc đàn áp, nay đánh, mai doạ, tuỳ ta yếu hay mạnh. Họ lại thường dò xét xem ta có nhân tài hay không bằng cách đưa ra những câu đố hiểm hóc, những bài thơ oái oăm bắt giảng và họa lại, nếu ta hiểu và đối đáp trôi chảy, có khí phách, họ kết luận nên lui binh, cho hoà. Thí dụ thời nhà Mạc, quân Minh kéo sang định thôn tính nước ta. Tướng Mao Bá Ôn đóng quân ở cửa nam Quan, làm bài thơ " Cái bèo " đưa sang, ngụ ý khinh người Nam như cái bèo, phải một trận gió là tan. Sư Giáp Hải, đỗ Trạng nguyên, được cử ra làm thơ hoạ lại, hàm ý ta không sợ vì không thiếu nhân tài (dưới lớp bèo) " nào cá, nào rồng trong ấy ẩn ", ta sẵn sàng ứng chiến. Bá Ôn đọc xong, rút quân về (10).

Thư sinh không thể làm tướng thì làm sứ. Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan (1528-1613) đi sứ cũng nhờ văn tài làm vua quan Tầu kính phục, không những khiến họ lui binh, mà nước ta từ đó thoát khỏi phải cống hiến nước giếng Trọng Thuỷ để rửa ngọc trai, và người bằng vàng đúc (11).

Gần ta hơn, năm 1789, vua Quang Trung (1752-92), trước khi đại thắng quân Thanh đã tuyên bố : " Chỉ trong vòng mười ngày nữa thế nào ta cũng quét sạch quân Thanh, nhưng nước Thanh lớn hơn ta gấp mười lần, bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ binh lửa liên miên thật không phải hạnh phúc cho dân, lòng ta sao nỡ ? Vì vậy, sau khi thắng trận phải khéo " dùng ngọn bút thay giáp binh " (lấy lời lẽ khéo léo để giảng hoà, đẩy lui quân địch). Việc ấy phi Ngô Thời Nhậm (1746-1803) không ai làm nổi. Đợi mươi năm sau, ta đủ thì giờ gây nuôi, nước giầu, dân mạnh thì ta có sợ gì nó ? " (12). Quang Trung thành công một phần nhờ tài biết dùng người.Quả nhiên sau này khi cầm đầu phái bộ ta sang Trung quốc, Ngô Thời Nhậm chứng tỏ Quang Trung không lầm người. Lúc tiến vào cửa Sứ quán, thấy hàng chữ đề " An Nam di sứ công quán " (Công quán của Sứ bộ xứ man di An Nam) Ngô Thời Nhậm không chịu vào, nói : " Ta không phải đại diện cho một xứ man di, nên không vào Sứ quán ấy ". Quan nhà Thanh chữa rằng đối với Trung quốc thì tất cả đều là man di, mọi rợ hết, Ngô Thời Nhậm cười rằng : " Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã (trâu tìm trâu nhập bọn, ngựa tìm ngựa nhập bọn). Phải chăng Đại quốc là mọi rợ khác ? ". Nhà Thanh đành phải sửa lại cái biển thành " Nam quốc Sứ quan Công quán ", lúc đó Ngô Thời Nhậm mới chịu dẫn đoàn ngoại giao của ta bước vào (13).


Những lỗi lầm

Bất cứ một chế độ nào dù hay đến đâu cũng phải có ngày suy. Một trong những lỗi lầm lớn của Khoa cử là quá trọng đãi những người thi đỗ, vô hình trung tạo ra hạng người học chỉ vụ lấy đỗ, còn đạo nghĩa trong kinh sách thì không mấy quan tâm đến. Lê Quý Đôn đã tóm thâu cái học của họ trong câu " thi thiên, phú bách, văn sách, năm mươi " nghĩa là chỉ cần học thuộc lòng 1000 bài thơ, 100 bài phú và 50 bài văn sách là đủ vốn để dựa theo đó làm văn bài và thi đỗ !

Vì quá phục văn hoá Trung Hoa, vì khiêm tốn tin rằng chỉ bậc thánh mới xứng đáng viết sách dậy học và những gì đáng viết đều đã có trong kinh sách, cho nên ngoại trừ Nam sử và vài cuốn sách vỡ lòng như "Nhất Thiên Tự " (sách 1000 chữ), " Tam Thiên Tự " (sách 3000 chữ) v.v...ông cha ta ít dám viết sách dậy học. Phần đông khi học lại chỉ vận dụng trí nhớ để học thuộc lòng, thiếu óc suy luận, không tìm hiểu nghĩa thâm thuý bên trong mà chỉ áp dụng cái vỏ bên ngoài.Chẳng hạn cho rằng đã làm con thì phải thực hiện tất cả mọi ý muốn của cha mẹ mới là có hiếu. Sự thực , " Đức Thánh Khổng " có dậy như thế không ? Cổ Học Tinh Hoa chép rằng Tăng Sâm, một trong những học trò giỏi của Khổng Tử, một hôm bừa cỏ lỡ tay làm đứt mất một ít rễ dưa, cha giận cầm gậy đánh. Tăng Sâm đau quá gục xuống một lúc mới hồi lại. Về nhà thưa với cha rằng : " Lúc nẫy con có tội để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo ". Nói xong lui xuống, vừa gẩy đàn vừa hát, có ý để cha biết rằng mình không còn đau. Khổng Tử biết chuyện cấm cửa không cho Tăng Sâm vào. Sâm tự nghĩ mình vô tội, nhờ bạn đến hỏi vì cớ gì màthầy giận. Khổng Tử nói : " Ngày trước, ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì thì ở luôn bên cạnh, lúc cha giận giữ thì lánh xa, lúc cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu, đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm liều mình chịu đòn đến nỗi ngất đi để chiều cơn giận của cha, nếu lỡ cha đánh chết thì có phải khiến cho cha mắc tội không ? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa ? "

Bàn đến chữ " trung " nhiều người tin rằng đạo làm tôi phải hết sức phục tùng vua, vua trái thì can hoặc treo mũ từ quan, vua giết thì cam chịu chứ không được chống đối. Cao Bá Quát chống lại triều đình lập tức mang tiếng " giặc " (giặc châu chấu). Khổng Tử tuy nói rằng vua thay trời trị vì dân, dân phải phục tùng, nhưng cũng nói vua có bổn phận của vua, tức là phải chăm lo hạnh phúc cho dân. Mỗi khi vua ở trái đạo thì Trời ra tai (lụt lội, đói kém) hoặc sinh ra những chuyện bất thường (nhật thực, nguyệt thực v.v...) để thức tỉnh. Lúc ấy vua phải ăn chay, sám hối, sửa đổi đường lối chính trị, phóng thích tù nhân, phát chẩn cho người nghèo để chuộc lỗi. Thuyết này tuy hoang đường nhưng có công dụng là kiềm chế được phần nào các " đấng quân vương " còn chút ít lương tâm. (Giở sử ra, ta thấy nhan nhản những vụ như sau : " Năm 1345, tháng tư, tháng năm đại hạn. Ra lệnh ân xá cho tù nhân "). Mạnh Tử còn đi xa hơn Khổng Tử với câu : " Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh ".

Nho học chủ trương lập đức là chính, học đạo để thành người quân tử. Lúc đầu chữ " quân tử " trỏ vào đám quý tộc cầm quyền chính, sau Không Tử cho rằng chỉ những người có đức hạnh mới xứng đáng cầm quyền, nên người quân tử cũng trỏ vào những người có đức hạnh. Nhà Nho sở dĩ trọng sự thanh bạch cũng vì tin rằng cái nghèo luyện cho ta bớt kiêu căng, bớt xa xỉ, bớt lười biếng, tóm lại là gây nhân cách cho con người. Một ông quan nghèo chắc chắn là một ông quan thanh liêm, không tham nhũng cho nên mớinghèo.(Paul Doumer chép trong Hồi Ký rằng Phan Thanh Giản Làm quan to mà lúc chết vẫn chỉ có một túp nhà tranh đơn sơ). Tuy nhiên, trong thực tế, hạng này càng ngày càng hiếm, mà hạng vơ vét của dân làm giầu thì càng ngày càng nhiều, bởi đạo hạnh đã kém mà tục lệ khao vọng của ta lại nặng nề, khiến người thi đỗ mang công mắc nợ, đã thế nếp sống nhà quan thường xa hoa trong khi lương bổng ít (14) cho nên " túng thì phải tính ". Ca dao ta có những câu chua chát :

Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình
Ba Bộ đồng tình cướp gạo con tôi !

hay :

Con ơi, nhớ lấy câu này :
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan !

đủ nói lên tình trạng đám quan lại khi đạo suy.

Nho giáo coi việc tu thân là cần, giữ sao cho tính tình lúc nào cũng điềm đạm, ôn hoà, cho nên nhà Nho khinh những người cậy sức khỏe lấn át kẻ khác. Nhà Nho chỉ " đấu khẩu " chứ không thèm " đấu chân tay ", chê các võ quan là hạng " vai u, bắp thịt, mồ hôi đầu ", " có khỏe mà chẳng có khôn ", hoặc " văn thời tứ phẩm đã sang, võ thời nhất phẩm còn mang gươm hầu "...Lâu dần thành thói quen " trọng văn, khinh võ ". Việc dụng binh trong nước coi là bất thường, thời bình cho quân lính ở nhà cấy ruộng, hữu sự mới triệu ra, cho nên quân sĩ thiếu luyện tập.

Vì tin rằng con người quý ở chỗ tinh thần thảnh thơi, không bị cái " hình dịch " (đeo đuổi công danh, phú quý để phục vụ cho hình xác) nó làm cho quay cuồng, nên ta coi rẽ phú cường mà cầu an lạc, không chú trọng đến khoa học thực tiễn, không lo mở mang kinh tế cho nước giầu mạnh mà chỉ lo nhẹ thuế cho dân an vui là đủ. Từ ưa hoà bình thanh nhàn, ta biến dần thành tính cầu an, rồi nhẫn nhục, và sau cùng đi đến chỗ hèn yếu. Khi va chạm với súng ống tối tân của Tây, thảm bại là cái chắc. Tuy các quan ta không thiếu người có khí tiết, nhưng vì quá khinh ngành võ, lại thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên tỏ rahoàn toàn bất lực trước sức mạnh của quân Pháp. Cái mớ kinh nghiệm trị nước bằng đức, đối ngoại bằng văn tài của tiền nhân để lại không còn thích hợp nữa nên Hoàng Diệu (1828-82), Nguyễn Tri Phương (1796-1867) v.v...chỉ đành đem cái chết để tỏ lòng mình.

Chính sánh " bế quan tỏa cảng " càng khiến ta thu hẹp tầm mắt, chỉ biết có văn minh Trung Hoa, ngoài ra không coi ai ra gì, tự kiêu, tự mãn cho mình là văn minh, không thèm học hỏi thêm. Nguyễn Tường Tộ viết : " mỗi khi chê Tây nhỏ yếu, thì mọi người hân hoan, vui vẻ, còn nói sự thật thì lập tức bị thoá mạ, nghi là ăn hối lộ của Tây, vì thế ai cũng cắn răng ngậm miệng, không dám nói sự thật " (15). Phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ Pháp về kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe xứ người thì bị coi là nói chuyện hoang đường : " làm gì có thứ nước chẩy từ dưới lên trên (nước phun trong công viên), và đèn gì lại chúc đầu xuống mà vẫn cháy được) ? ".

Chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ Tây phương đặt ra, lại do một lớp thông phán thiếu đức độ sử dụng lúc đầu, cho nên một số người cho học chữ Quốc ngữ là " vong bản ", thà bỏ thi cử khi Quốc ngữ trở nên bắt buộc, chứ không thèm học loại chữ " con nòng nọc ". Hành động này tuy do lòng nhiệt thành ái quốc mà ra song là một hành động quá khích bởi chữ Hán cũng đâu phải chữ của ta ?


Cải cách

Ngày nay ta chê Khoa cử " dùng thơ phú để kén nhân tài " có hơi oan cho Khoa cử . Thực ra thi Hương cũng như thi Hội bao giờ cũng có một kỳ thi văn sách (có chỗ chép là vấn sách) gồm hai phần :

Cổ văn hỏi về chính sự và sử Trung quốc.

Kim văn hỏi về chính sự hiện tại của nước nhà.

Thí dụ : Năm 1868, đầu bài Kim văn thi Hội là : " Quân xâm lăng (Pháp) hiện nay càng ngày càng gây hấn, đồn luỹ dựng lên khắp nơi, vậy nên đánh hay nên hoà (16).






Ngô Thì Sĩ trong bài tự trướng mừng Lê Quý Đôn đỗ Bảng nhãn cũng viết : " Thi văn sách, chuyện được mất xưa nay, điều hay điều dở của chính sự, chỗ cao thấp của nhân tài, sự khoan nghiêm của pháp lệnh, điều nào ông cũng lần lượt trình bầy rõ ràøng, rành mạch, tuyệt vời, tỏ ra hiểu sâu kinh, rộng sử, bác cổ thông kim "(17).

Có người trách Phan Thanh Giản nhường ba tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long cho Pháp năm 1867, dù chết cũng không đủ chuộc tội. Nhưng đứng trước hoả lực tối tân của Pháp, mưu lược hay đến đâu mà không có vũ khí tốt đi kèm cũng khó mà thắng huống chi lại là mưu lược chỉ thích hợp cho một đường lối hành quân cổ xưa và một nền tâm lý khác hẳn. Thử đem những người tốt nghiệp trường Khoa học Chính trị của Pháp chẳng hạn, bảo họ cầm quân xuất trận xem họ có lúng túng hay không ? Nếu họ cũng giỏi như những người tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyr thì chẳng hoá ra học Saint Cyr là thừa ư ? Phan Thanh Giản tuẫn tiết tỏ ra không tham sinh, uý tử, nhường ba tỉnh cho Pháp tất nhiên không phải vì tư lợi mà muốn tránh cho dân khỏi chết thêm trong một cuộc chiến tuyệt vọng.

Giáo dục của ta không phải chỉ dậy toàn ngâm thơ, vịnh nguyệt, nhưng đối với thời nay quả có thiếu phần thực dụng, cần phải canh cải. Song không phải mãi sau khi đụng chạm với Tây phương ông cha ta mới tỉnh ngộ. Ngay từ cuối thế kỷ XIV, Hồ Quý Ly đã sáng suốt muốn ly khai ảnh hưởng Trung quốc bằng cách nâng cao địa vị chữ Nôm lên. Năm 1393, Quý Ly soạn sách Minh Đạo bằng chữ Nôm bàn về các nhân vật và kinh điển đạo Nho, chê các danh Nho đời Đường, đời Tống chỉ biết chắp nhặt văn chương, học rộng mà viễn vông. Sách dâng lên Thượng Hoàng Nghệ Tông khen, nhưng bị phe bảo thủ chỉ trích trong đó có vài học quan ở Quốc Tử Giám. Năm 1395, Quý Ly dịch thiên " Vô Dật " trong Kinh Thư ra dậy vua ; 1396 làm sách Thi Nghĩa bằng Nôm (giảng nghĩa Kinh Thi) cho nữ quan dậy các hậu phi và cung nhân (18). Những cố gắng cải cách của Quý Ly không thu lượm được mấy kết quả vì nhà Hồ mất sớm, sách vở viết ra lại bị quân Minh đốt sạch.

Gần ta hơn có Lê Quý Đôn cũng muốn cải tổ Khoa cử và văn học. Song ngay lớp sĩ phu thời đó cũng chưa mấy ai thấy rõ tầm quan trọng của các đề nghị cải cách. Ngược lại, lợi dụng danh nghĩa cải cách, tự do, một Thí sinh đùa bỡn viết ngay vào quyển thi :

May sinh gập thời bình,
Thần xin lấy ba vợ(19).

Đầu thế kỷ XIX, Cao Bá Quát (1808-54/55) khi đi sứ Tân Gia Ba có dịp mở rộng tầm mắt, đã choáng người trước " Tầu thủy Hồng mao ", làm ngay một bài thi ca tụng, rồi tự phê phán : " Đáng phàn nàn cho ta bấy lâu chỉ lo đóng cửa gọt rũa câu văn, lải nhải từng câu từng chữ có khác nào con sâu đo muốn muốn đo cả Trời Đất ? " (20).


Phan Thanh Giản (1796-1867), Chánh Sứ
1863, sang Pháp để xin chuộc ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường.
Ông sinh ở Vĩnh Long, năm 1825 đỗ Cử-nhân, 1826 đỗ Tiến-sĩ. Được cử làm Phó-sứ sang Tàu năm 1832, làm quan đến chức Hiệp-biện Đại học sĩ, sung Vĩnh long Kinh lược sứ ( 1866), tùng nhất phẩm. Năm 1867, sau khi mất nốt ba tỉnh Vĩnh-Long, An-Giang và Hà-Tiên, ông để lại một bức thư trần tình rồi xếp đồ triều phục, các đạo sắc gửi trả về Kinh, tuyệt thực 17 ngày không chết, sau phải uống thuốc độc. Triều đình luận tội, cách chức đục tên ông trên bia Tiến-sĩ, mãi năm 1886, vua Đồng Khánh mới cho ông phục chức.
Ông để lại chừng 10 bộ sách Hán văn và một ít văn quốc âm.
Trích trong Khoa-cử ở Việt-Nam (chưa in)


Phạm Phú Thứ (1820-1881), Phó Sứ (44 tuổi)
Ông người Quảng-Nam, đỗ Tiến-sĩ năm 1843, năm 1863 giữ chức Tham tri bộ Lại, tùng nhị phẩm. Năm 1866 làm Hộ bộ Thượng-thư, năm 1876 Tổng đốc Hải Dương. Ông nổi tiếng vì có óc duy tân.
Trích trong Khoa-cử ở Việt-Nam (chưa in) Ngụy Khắc Đản (1815-?, Bồi sứ (48 tuổi)
Ông sinh ở Nghệ-An đỗ Cử-nhân năm 1841, Thám-hoa năm 1856. 1863 giữ chức Thị lang bộ Hình, tùng tam phẩm.
Trích trong Khoa-cử ở Việt-Nam (chưa in)

Chính vua Minh Mệnh cũng nhận xét : " Văn cử nghiệp chỉ câu nệ những cái hủ sáo...học như thế trách nào mà nhân tài chẳng mỗi ngày một kém đi ? "

Một số người cho rằng Khoa cử bị bãi bỏ là do người Pháp cưỡng ép, thực ra giới trí thức của ta lúc ấy nhao nhao đòi cải tổ giáo dục và Khoa cử : Nguyễn Tường Tộ (1830-71), Phạm Phú Thứ (1820-81), Phan Bội Châu (1867-1940), Trần Quý Cáp (1870-1908) vv đều xin cải sửa, đặc biệt có Trần Bích San (1840-78) đỗ tới Tam Nguyên cũng xin bãi Khoa cử. Phan Chu Trinh xuất thân Nho học, đỗ Tiến sĩ, mà lên án Hán học rất nặng lời : " Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc ! " (không bỏ chữ Hán thì không cứu được nước Nam). Phương Sơn sửa lại : " Bất chấn Hán học, bất túc dĩ cứu Nam quốc " (không chấn hưng Hán học thì không cứu được nước Nam). Khoa cử hủ bại, chúng tôi đồng ý về điều ấy, còn Hán học đã đào tạo ra biết bao anh hùng, liệt sĩ thì sao ta lại phế bỏ đi ? " (21).

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1948) tuy kết tội Khoa cử, nhưng công nhâïn phần lớn lỗi ở người học đạo không đến nơi : " Mình nhận lối học Khoa cử cùng lối học Tống Nho làm lối học Khổng, Mạnh, chính là chỗ hư, chỗ hở của người Tầu mà mình bắt chước ". Rõ ràng Huỳnh Thúc Kháng chỉ phê bình lối học " tầm chương, trích cú " chứ không nói trùm lấp cả lối kén người bằng thi cử, và chính ông đã ca tụng cái học cùng Khoa cử đời Trần, nhìn nhận nó gần chánh đạo. Lại cũng chính ông nghiêm khắc lên án thái độ của một số người theo Tân học : " Chẳng qua ngày trước nói Khổng, Mạnh thì ngày nay thay vào Hi lạp, La mã, Mạnh đức thư cưu (Montesquieu), Lư thoa (Rousseau), đổi cái " chi, hồ, dã, giả " bước sang " a, b, c, d ". Phan Chu Trinh còn gay gắt hơn : " Ngày trước học chữ Hán thì làm hủ Nho, ngày nay học Tây thì làm hủ Âu " (22).Thếlà thế nào ? Khoa cử đã bị bãi bỏ, chương trình cải cách đã được áp dụng, tại sao hai vị còn chưa vừa lòng ? - Ấy là vì cả hai đều nhận ra cái cái óc học để làm quan của ta vẫn còn, và cái óc ấy không hẳn là " độc quyền " của Hán học và Khoa cử.. Người ta thích làm quan để được giàu sang, trọng vọng. Xưa kia các bà, các cô có phải chỉ tham " cái bút, cái nghiên " xuông đâu ? Tham là tham một bước lên quan khi " anh Đồ " thi đỗ đấy chứ. Bởi thế khi Khoa cử tàn, các cô bèn " xếp bút nghiên " lại, không phải để " lên đường tranh đấu " mà là để tuyên bố " Phi Cao đẳng bất thành phu phụ ! "

Ta chê Khoa cử, thực ra là chê cái học thiếu thực dụng, chứ còn cách dùng thi cử để kén nhân tài thì ngày nay trên khắp thế giới vẫn phải dùng đến. Khoa cử tương đối công bằng và bình đẳng, ít ra cũng hơn chế độ " con vua thì lại làm vua ". Trong Hồi ký, Paul Doumer nhắc đến trường hợp một người con nông dân được lấy đỗ trong khi một người khác con quan lại bị đánh trượt mặc dầu văn tài hai người suýt soát nhau, để chứng tỏ các quan trường không tư vị. Song Khoa cử chỉ tương đối công bằng, con nhà " xướng ca vô loài " chẳng hạn, không được đi thi. Đào Duy Từ thi Hội đỗ, chỉ vì cha là người cầm đầu đội nữ nhạc trong cung vua Lê mà bị đánh hỏng, ai dám bảo là công bằng ? Phụ nữ cũng không được phép bén mảng đến trường thi, thậm chí dự một buổi bình văn ở nhà Giám (Quốc Tử Giám) cũng bị đuổi ra (23) thì bình đẳng ở chỗ nào ?

Phong trào duy tân ngày một lan rộng, nhất là từ khi ta thấy Nhật trở nên hùng cường nhờ Âu hoá, thắng được quân đội Nga và Trung Hoa vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.


*
* *

Ngày nay chúng ta bỏ hẳn Hán học, theo Tây học, song một số không ít đã nhận thấy đời sống Âu, Mỹ tuy đầy đủ tiện nghi, nhưng con người quay cuồng, phờ phạc vì công ăn việc làm, lúc nào cũng vội vã, sắp đặt thì giờ từng giây, từng phút, đến nỗi không biết gì đến sinh thú nữa. Đời sống vội vã, căng thẳng ấy chưa hẳn đã thích hợp với tâm hồn của ta. Mặt khác, cái học Đông phương quá chuộng thanh nhàn, coi rẻ đời sống vật chất nên người dân phải vất vả, lầm than, thiếu đủ thứ cũng không tạo được sự an lạc cho họ. Cho nên cuối cùng tất phải đi đến một giải pháp dung hoà.

Song dù giầu hay nghèo, dù sang hay hèn, phần đông dân ta đều trọng tình cảm và đạo đức, khiến người ngoại quốc phải kính trọng. Đấy là do ảnh hưởng một phần không nhỏ của Nho giáo đã thấm đến cốt tủy của ta, kể cả những người không trực tiếp học đạo. Nho học đã tạo ra một từng lớp sĩ phu có khí tiết, đức độ, rất có uy tín trong dân gian. Ngày nay phái Tân học tuy không biết đạo Nho nhưng vẫn được thừa hưởng cái uy tín của từng lớp trí thức trước để lại. Mà Nho học bành trướng được một phần là nhờ Khoa cử (Khoa cử kén người hỏi về đạo Nho vì đạo Nho dậy cách trị quốc, an dân, lại tôn quân quyền nên được vua chúa dùng làm quốc giáo) cho nên Khoa cử không hẳn chỉ có tội đối với quốc dân ta.

Châtenay-Malabry, tháng 8, 1989.
Tài liệu rút trong Khoa cử ở Việt N am (Chưa in).
(Làng Văn, số 70, than&g 6, 1990).
Chú thích

(1) - Connaissance du Việt-Nam, tr. 84

(2) - Văn hoá Đông sơn được coi là văn hoá cổ của ta, cực thịnh vào cuối thời các vua Hùng.
Chữ Việt cổ nếu có cũng không còn chứng tích.

(3) - An-nam chí lược, tr. 251

(4) - An-nam chí lược, tr. 232-4

Theo Đào Duy Anh (Đất nước Việt-Nam qua các đời, tr. 69) hiện còn đền thờ Khương Công Phụ tại quê hương là làng Cẩm Chướng, huyện Yên Định (Thanh Hoá).

(5) - Đoàn Kết số 411

(6) - Ta thường dịch Tú tài thời xưa cũng là " bachelier ", có lẽ chữ " sous-admissible " thích hợp hơn vì Tú tài xưa là những người thi Hương không đỗ, nhưng có chân trên bảng dự khuyết.

(7) - Kiến văn tiểu lục, tr. 113

(8) - Bài thơ " Nam quốc sơn hà, Nam đế cư " của Lý Thường Kiệt được coi là bản thứ nhất.

(9) - Trung quốc bỏ Khoa cử năm 1905 chứ không phải năm 1900.

(10) & (11) - " Nói về truyện các cụ ta đi sứ Tầu ", Nam Phong số 92

Có lẽ Nguyễn Hữu Tiến đã lầm Trạng nguyên Giáp Hải đời Mạc với sư Giác Hải đời Lý Nhân Tông (Thiền Uyển Tập Anh ) ?

Bài thơ " Cái bèo " có thể cũng chỉ là một giai thoại bịa đặt.

Cương Mục XIV, 28-32 lại chép Mạc Đăng Dung, không đẩy lui được Mao Bá Ôn, xin hàng.

Lịch triều hiến chương chép Giáp Hải đỗ Đình nguyên khoa 1538.

Công dư tiệp ký -tập I, tr. 100 nói Giáp Hải đỗ Trạng nguyên khoa 1553, nhưng có con, không phải sư ; cũng không nói đến bài thơ " Cái bèo ".

- tập II, tr. 118, cho biết Mao Bá Ôn rút quân sau khi xem bài biểu xin hàng của Mặc Đăng Dung do Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu hay Trạng nguyên Trần Tất Văn viết.

(12) - Ngô gia văn phái, tr. 29

Hoàng Lê nhất thống chí, tr. 306

(13) - Nghìn xưa văn hiến, tr. 306

Phủ biên tạp lục, tr. 19-20, lại chép là Lê Quý Đôn chứ không phải Ngô Thì Nhậm.

(14) - Nguyễn Trường Tộ, tr. 74

(15) - Nguyễn Trường Tộ, tr. 304

(16) - Giai thoại làng Nho toàn tập, tr. 534

(17) - Ngô Thì Sĩ, tr. 212

(18) - Biên niên lịch sử Cổ Trung đại, tr. 230-3

(19) - Lê Quý Đôn, tr. 221 và 185

Câu này còn được chép trong Công dư tập ký tập

III, tr. 86, viết khoảng 1755 tức là từ trước khi Lê Quý Đôn làm chủ khảo (1772).

Vũ trung tuỳ bút thì nói Trần Tiến chép câu này trong bài thi ứng chế (tr. 166).

(20) - Thơ Cao Bá Quát, tr. 22

(21) - Đông kinh nghĩa thục, tr. 81

(22) - Khổng học đăng, tr. 774-86

(23) - Vũ trung tuỳ bút, tr. 96-8


Sách tham khảo

Bùi Hạnh Cẩn, Lê Quý Dôn ; Hà Nội, 1985.

Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời. Hà Nội : KHXH, 1965. Paris : Đông Nam Á tái bản.

P. Huard & M. Durand, Connaissance du Việt-Nam, Paris, 1954.

Lãng Nhân, Giai thoại làng Nho toàn tập. Saigon : Nam chi tùng thư, 1966.

Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục. Hà Nội : Sử học, 1962. Dịch giả : Phạm Trọng Điềm.

Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục. Hà Nội : KHXH, 1977.

Lê Tắc, An-nam chí lược. Viện Đại học Huế, 1961.

Ngô Thì Chí, Hoàng Lê nhất thống chí. Bản dịch Ngô Tất Tố. Phong trào văn hoá tái bản, 1969.

Nguyễn Hiến Lê, Đông kinh nghĩa thục. Saigon, 1956. Xuân Thu tái bản ở Mỹ.

Nguyễn Hữu Tiến, " Nói về truyện các cụ ta đi sứ Tầu ", Nam Phong số 92.

Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút. Hà Nội : Văn học, 1972. Paris : Đông Nam Á tái bản, 1985. Dịch giả : Nguyễn Hữu Tiến.

Phan Bội Châu, Khổng học đăng. Xuân thu tái bản ở Mỹ.

Phan Ngọc, " Chơi chữ trong câu đối Việt Nam ", Đoàn Kết số 411.

Trần Lê Văn, Ngọc Liêu, Chương Thâu, Nguyễn Tài Thu, Một số tác giả và tác phẩm trong Ngô gia văn phái. Hà Sơn Bình, 1960.

Trần Quốc Vượng, Giang Hà Vị, Nghìn xưa văn hiến, tập IV, Hà Nội, 1984.

Trần Thị Băng Thanh, Ngô Thì Sĩ, Hà Nội, 1987.

Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo. Hồ Chí Minh, 1988.

Vũ Phương Đề, Công dư tiệp ký. Saigon : Bộ Quốc gia Giáo dục, 1962. Dịch giả : Nguyễn Đình Diệm.

Thơ Cao Bá Quát. Hà Nội : Văn học, 1984.

Biên niên lịch sử Cổ Trung Đại. Hà Nội : KHXH, 1987.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Hà Nội : Văn Sử Địa. Tổ biên dịch : Phạm Trọng Điềm, Hoa Bằng, Trần Văn Giáp.
-


PC
#7 Posted : Saturday, February 16, 2008 7:05:14 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC
#8 Posted : Monday, February 9, 2009 1:28:23 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Câu chuyện "hội nhập"

Nguyễn Thị Chân Quỳnh

Sau hơn năm mươi năm sống ở Pháp, tôi chán cái "khí hậu ôn hòa" của Pháp, một năm mất sáu, bẩy tháng không băng tuyết thì cũng lạnh giá phải sưởi, không áo lông, mũ da, bao tay và ủng thì cũng áo "manteau" (áo choàng bằng len dầy) nặng chình chịch, nên tôi quyết tâm trốn về Việt Nam, tuy nóng nhưng quần áo mỏng nhẹ nhàng. vả lại mình sinh trưởng ở Việt Nam, lại có máy điều hòa, sợ gì ? "Dzậy mà không phải dzậy" !

Tôi về vào tháng 11 năm 2007, thời tiết Hà Nội tuyệt đẹp : nắng sáng trưng, gió hiu hiu, khoác một cái áo len ngắn tay là đủ. Mùa đông 2007 ai cũng xuýt xoa mấy chục năm mới rét như thế một lần, tôi cũng chỉ dùng đến "manteau" len. Nhưng mùa hè lại không như tôi tường, nghĩa là ngày không dài từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm đọc sách không cần đèn mà tối ngay từ 6, 7 giờ chiều, trời lại thường âm u, còn cái nóng thì qủa là "cái nóng nung người, nóng nóng ghê", chỉ đi vài chục thước là mồ hôi "vã ra nhưe tắm" ướt hết quần áo. Tôi khâm phục Xuân Diệu :"Trong nắng chói chang mùa hè thét lên những tiếng lửa" . Nhớ lại ngày xưa cha tôi không ngủ được vì nóng cứ đi ra đi vào than thở "Lò cừ nung nấu sự đời" (cha tôi tên là Cừ). Cái "lò cừ" ấy cũng dài đủ sáu, bẩy tháng một năm ! Hóa ra tôi "tránh vỏ dưa gập vỏ dừa", đi trốn cái lạnh để thay thế bằng cái nóng !

***
Ngày xưa khi Lưu, Nguyễn nhập Thiên Thai, ở lại có ba năm mà khi trở về quê hương cơ hồ không còn nhận ra nữa, tất cả mọi vật đã biến đổi, người cũ không còn ai. Hỏi thăm mãi mới có một cụ già nhớ mang máng hồi nhỏ có nghe các bậc trưởng thượng kể chuyện hai chàng Lưu, Nguyễn đi chơi rồi biệt tích. Bài hoc rút ra là tuy "vật đổi, sao dời" song ngôn ngữ vẫn còn, thông tin trao đổi vẫn được. Trường hợp của tôi lại khác. Trước khi về tôi cũng dự liệu một trong những vấn đề tôi sẽ gập là chuyện hiểu nhầm, do hai phong cách sống khác nhau, không bao giờ tôi nghĩ là mình có thể "hiểu mà không hiểu" tiếng Việt.
Tôi bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt mới trên chiếc máy bay đưa tôi về Việt Nam lần đầu. Anh sinh viên trẻ ngồi bên tôi đi có một mình nhưng một lúc sau thấy một cô tới ngồi bên, cả hai bắt đầu ríu rít chuyện trò "anh anh, em em" ra chiều thân mật. Tôi nghĩ bụng thì ra họ là anh em với nhau. Xin nhớ thời của tôi, người con gái chỉ xưng "anh em" vói anh mình hay vói người yêu, với chồng. Nhưng ngày nay trai gái xưng "anh em" thoải mái, không giữ kẽ như thời cụ Khổng còn nắm chính quyền, phải "thụ thụ bất thân". Việt Nam bây giờ là một đại gia đình, ai cũng có họ với nhau, không bác thì chú, không cô thì cháu, nhưng các bà dì, bà thím lại rủ nhau trốn hết người ta bảo "cô" thân hơn "thím".
Tôi đi nhà ngân hàng, cô bé tiếp tôi hỏi chứng minh thư. Tôi hiểu "chứng minh" là gì, "thư" là gì nhưng không đoán nổi cái thư để chứng minh cái gì ? Đành yêu cầu cô giảng cho biết, thấy cô lúng túng, tôi nói dịch hộ sang tiếng Pháp hay tiếng Anh, hóa ra nó là cái thẻ căn cước !

Tôi đi xin chứng minh thư, trên tờ khai có câu hỏi : Dân tộc gi ? Tôi toan hoa bút viết "Việt Nam" may người đi kèm chận lại kịp, bảo phải viết là "người Kinh".

Thú vị nhất, nghĩa là chỉ thú vị sau khi sự việc đã qua, là chuyện "Cái máy vi tính và tôi". Tôi vốn tự biết mình không phải cao thủ bẩy, tám túi nên xưa nay vừa khâm phục nó vừa ghét nó. Nó đã từng, vì một sơ xuất nhỏ của tôi, khóa sổ không cho tôi vào mạng, xóa sạch những thư từ của tôi. Một hôm mở máy ra thấy nó không cho vào mạng lại bầy ra một trang "Chuyển tài khoản" mà tôi không sao xóa hay đuổi đi được. Một mặt nó dụ tôi nếu chuyển thì địa chỉ sẽ y nguyên mà máy chạy nhanh và tốt hơn, mặt khác nó không cho tôi quyền lựa chọn, chỉ có "OK" mà không có ô nào viết "No". Tôi nhớ đến ông chủ hãng xe Ford ngày xưa chỉ bán toàn xe mầu đen, khách hàng phàn nàn không được chọn mầu mình thích thì được trả lời "Quý vị tha hồ lựa chọn mầu mình thích miễn là mầu ấy là mầu đen". Sau một ngày đắn đo tôi "lựa chọn OK" vì nghĩ mình làm gì có tiền gửi trên mạng mà sợ, mất gì ? Vừa "OK" xong là máy rùng mình một cái rồi chuyển hết "tài khoản" của tôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tôi ngẩn người rồi tự an ủi "âu cũng là một dịp cho mình trau dồi Việt ngữ". "Xóa" là "Delete" thì đúng rồi, "Chuyển tiếp" chắc là đọc xong thư muốn máy chuyển sang thư sau đọc tiếp. Tôi cho là thế nhưng máy nó không nghĩ thế nên chuyển cho tôi một lá thư trả lời để tôi chuyển thư mới nhận được cho người khác ! Hóa ra nó không phải là "Next" mà là "Forward".

Ngôn ngữ của tôi là thứ ngôn ngữ hơn năm chục năm về trước. Tôi nói :"Tôi đi nhà thương mổ mắt" nhưng bây giờ "người trong nước" nói :"Tôi đi bệnh viện làm phẫu thuật mắt", nghe văn vẻ hơn khiến tôi có mặc cảm mình "quê một cục" !
Một cháu bé sáu tuổi về nói với mẹ :"Mẹ ơi, con có ảo ảnh, con biết chỉ có một cái cốc mà con nhìn thấy có hai cái". Người lớn trẻ con bây giờ ai ai cũng dùng những từ ngữ Hán Việt một cách rất chuẩn và rất tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, xưa kia những từ ấy chỉ thấy trên sách báo của các nhà trí thức. "Hàn Lâm Viện" đã xuống đường !

Ngược lại, chuyển sang "Ẩm thực" thì dường như người ta lại không thấy cần từ ngữ "chuẩn" cho lắm. "Muối vừng" có thể có đến 80% là lạc rang giã nhỏ trộn vừng. Ốc nhồi lá gừng có thể là ốc luộc vối lá chanh ! Tôi muốn mua muối để đánh răng, người ta đưa cho tôi một lọ muối trộn với gia vị, tôi chưa bao giờ đánh răng với gia vị và cũng không muốn thử. Nếu muốn có muối như tôi hiểu thì phải nói rõ là "muối tinh".

Hà nội ngày nay giống như một cái "cantine" khổng lồ, người ăn cơm nhà xem ra hiếm hơn số người ăn cơm hàng. Nói chung thì cơm văn phòng chỗ nào cũng có, vừa rẻ vừa ngon hơn bánh mì "sandwich" tôi vẫn gậm ở Pháp, song dường như kiếm một hiệu ăn thật ngon, nấu món nào ra món ấy thì ở "Hà thành hoa lê" này lại khó. Các món ăn vẫn mang tên cũ nhưng "nội dung" đã thay đổi. Các món spaghetti, pizza, sandwich bên kia coi rẻ thì về đây là của lạ lại được Việt hóa thành món quý.
Nhưng bờ hồ thì xem ra vẫn còn là "bờ hồ những gió cùng giăng, những giăng cùng gió lăng nhăng sự đời" của Tản Đà. Các thanh thiếu niên vẫn lượn bờ hồ song không gọi nhau "mình ơi" nữa và cũng không thấy ai mời nhau "chén kem kẹo dừa" cả.

***
Xưa kia các thiếu nữ có tóc quăn tự nhiên có mặc cảm là :"Tóc quăn chải lược đồi mồi, chải đứng chải ngồi tóc vẫn còn quăn". Sang thời Pháp, tóc uốn quăn lại thành "mốt". Ngày nay thiếu nữ Hà thành không chuộng uốn tóc nữa, cô nào cũng nuôi tóc dài óng ả, thậm chí người ta còn là tóc cho mướt nữa.
Áo dài tha thướt là chuyện dĩ nhiên nhưng áo đầm cũng không hiếm, những kiểu áo mới hở rốn, hở một bên vai xuất hiện rất sớm trên truyền hình. ‘Cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tầu thì không" kkhông còn bị dè bỉu nữa, bây giờ nó cũng đủ kiểu dài có, ngắn có. Mẹ tôi xưa thường chê "dấp da dấp dính như váy ba bức" tôi dám chắc cả đời cụ chưa bao giờ trông thấy cái váy ba bức của ta, tôi cũng thế. Nhưng tôi biết Tây phương cũng có váy ba bức, nó không "dấp dính" mà lại có phần hở hang theo bước chân đi. Mẹ tôi còn nói "Váy dài thì ăn mắm thối, váy ngắn đến đầu gối thì ăn mắm thơm", các cô mặc "mini" cũn cỡn mà được nghe câu này thì sướng rơn, vừa được khoe đôi chân đẹp (nếu quả thật chân dài và thẳng) lại vừa được tiếng là nội trợ đảm đang, không màng đến điểm trang váy dài quét đất.

Tôi đã đi một vòng từ Đông sang Tây rồi lại từ Tây về Đông, đã mắt thấy tai nghe nhiều sự lạ. Hơn năm mươi năm trước, khi sang Pháp, tôi chưa hề nghĩ tới chuyện hội nhập, cũng chưa từng nghe tới hai từ này. Sang Pháp chỉ để biết một xứ la, học những môn nước mình còn yếu kém, tôi sẵn sàng chấp nhận và cố gắng theo những phong tục mới lạ để hòa đồng. Lâu dần nhập tâm, thành phản ứng tự nhiên : không nói cười quá ồn ào, ăn uống không gây tiếng động... Bây giờ về đây tôi phải học quên dần những cung cách đó. Người Việt tính ưa thân thiện và xuề xòa, không tránh né hỏi tuổi người mới quen, không ngại hỏi họ kiếm được bao nhiêu tiền... Hội nhập "một chăm phần chăm" thì có lẽ chưa chắc nhưng tôi có lý do để yên tâm : Khi mới ở Pháp về chưa được một tháng, tôi dẫn người bạn Pháp đi mua quần áo, cô bán hàng chào mời tôi :"Bác mua cái áo này đi, bác mặc nó vào đảm bảo bác giống hệt Việt kiều" !

Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Hà Nội tháng 12-2008
PC
#9 Posted : Sunday, January 30, 2011 8:42:47 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
ÁO DÀI XƯA VÀ NAY NHỮNG NGỘ NHẬN...
Nguyễn Thị Chân Quỳnh

http://chimviet.free.fr/41/chqyn_aodaixuanay.htm
Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.