Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

9 Pages«<45678>»
Giới Thiệu Sách, Điểm Sách
Khánh Linh
#101 Posted : Tuesday, July 12, 2011 8:41:55 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
KLinh thường nghĩ xem phim đỡ mất thời giờ hơn xem truyện, trung bình mỗi phim khoảng 2 tiếng thôi. Nhưng phim hay bị sửa đổi, cắt xén chỗ này chỗ kia không đúng theo nguyên bản của truyện nữa, thành ra có khi xem phim thấy bố cục gượng ép, các tình tiết trở thành vô lý và lãng nhách.
Khi tìm được truyện mình ưa thích, đang đọc nửa chừng phải xếp lại làm việc khác mà vẫn nghĩ tới cuốn sách hấp dẫn, giống như có thêm hương vị cho đời sống (đôi khi) tẻ nhạt đó chị.
Rose
linhvang
#102 Posted : Friday, August 19, 2011 6:28:32 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
State of Wonder của tác giả ANN PATCHETT



Ngày phát hành: June 7, 2011
Nhà xuất bản: HarperCollins
Hardcover, 368 trang
ISBN-13: 978-0062049803
Giá bán: $26.99

Dr. Marina Singh, một khoa học gia chuyên về nghiên cứu, làm việc cho Vogel, một công ty dược phẩm có văn phòng chính đặt ở tiểu bang Minnesota, một hôm được ông Fox, giám đốc của công ty báo tin đồng nghiệp của cô là Anders Eckman đã qua đời vì mắc bệnh sốt rét khi đang công tác ở rừng Amazon. Lý do Anders được gởi đi Amazon (thuộc Brazil) là để tìm cho được Dr. Annick Swenson và xem công trình nghiên cứu một dược phẩm mới của bà đã đi tới đâu rồi, vì hơn hai năm qua, không ai trong công ty biết bà đang ở đâu và bà cũng chẳng liên lạc về (bà không cần biết là bà có bổn phận với công ty dù nó đã trả mọi tổn phí cho công cuộc nghiên cứu này. Nó đang trông chờ tin về một dược phẩm mới sắp được phát minh, giúp giá trị cổ phần của nó tăng lên.). Anders đã qua đời trước khi hoàn thành sứ mạng được giao phó.

Bây giờ, Marina đi Brazil, trước là để tìm hiểu xem Anders đã chết như thế nào, do vợ Anders là Karen đã gửi gắm với Marina vì Karen không chấp nhận là chồng mình đã chết. Lá thư của Dr. Swenson thông báo là Anders đã được chôn cất rồi! Sau là tiếp nối công việc dở dang của Anders do công ty yêu cầu. Việc trước tiên là phải tìm cho ra Dr. Annick Swenson! Một người mà nếu có sự chọn lựa thì Marina đã không muốn đi gặp, bởi vì mười mấy năm về trước Dr. Swenson đã là bà thầy dạy học cho Marina, lúc đó Marina đang tập sự làm bác sĩ sản khoa, và vì gây ra một tai nạn trong lúc đỡ đẻ mà Marina bỏ nghề đó để đổi qua ngành nghiên cứu dược phẩm.

Marina chịu lặn lội vào nơi rừng thiêng nước độc cũng là để tìm câu trả lời dính tới chính quá khứ của cô. Gia đình cô cũng khác thường. Cha cô là một sinh viên người Ấn, đi du học ở Mỹ, lấy mẹ cô là một phụ nữ Mỹ da trắng. Sau khi học xong, ông trở về Ấn Độ và lấy vợ Ấn. Mẹ cô ở vậy, cứ vài năm là đưa cô đi thăm cha. Cô lập gia đình chỉ một thời gian ngắn thì ly dị. Mối tình cảm hiện giờ giữa cô và ông Fox, chính cô cũng không hiểu. Họ là tình nhân hay chỉ là liên hệ giữa người cấp cao và thuộc hạ?

Dr. Swenson hết sức che dấu, bảo vệ, không muốn cho ai biết về bộ lạc Lakaski, nơi mà bà đang ở để nghiên cứu tại sao phụ nữ của bộ lạc này lại có khả năng mang bầu và sinh con được cho đến lúc chết! Bà đã thấy nhiều phụ nữ trên 70 mang bầu!

Khi tìm ra được bác sĩ Swenson rồi, Marina thấy bà vẫn nghiêm khắc, độc đoán, độc tài như thời bà còn dạy ở Johns Hopkins. Ai cũng sợ bà! Bà chỉ huy mấy nghiên cứu viên làm việc dưới quyền bà cũng như người trong bộ lạc với sức mạnh của một vị vua.

Marina thấy rằng phụ nữ ở đây ăn một thứ vỏ cây và một loại nấm đặc biệt giúp buồng trứng của họ không bị lão hóa theo thời gian. Bác sĩ Swenson không những nghiên cứu về phụ nữ của giống dân này mà chính bà cũng dùng bà làm thí nghiệm: ở tuổi trên 70 mà bà đang có bầu! (độc giả chỉ không biết là bà có bầu với ai thôi!). Bà nhờ Marina đỡ đẻ cho bà. Đứa bé đã chết trong bụng mẹ!

(Đi ngược lại với thiên nhiên, tạo hóa thì có nên không? Nếu tìm ra được loại thuốc giúp phụ nữ trì hoãn chuyện sinh đẻ, nhưng đẻ trễ quá thì ai nuôi con? Rồi lại tạo ra một vấn nạn cho xã hội chăng?)

Dr. Swenson cũng mong muốn Marina ở lại Amazon để tiếp nối công việc của bà –săn sóc người của bộ lạc này.

Đoạn cuối rất bất ngờ, thích thú. Cách giải thích của tác giả cũng có lý. Từ lúc đầu, độc giả cũng đoán được là Anders Eckman có lẽ còn sống – nhưng câu chuyện sẽ được sắp xếp làm sao đây? State of Wonder đã có đoạn kết làm thỏa mãn người đọc, cũng ở đoạn này, khi bỏ quyển sách xuống, người đọc cũng có chút thương cảm cho thằng bé Easter. Đó là một thằng bé chừng 11, 12 tuổi, câm, được Dr. Swenson chăm nuôi, săn sóc. Bà giải thích với Marina rằng một hôm có hai người đàn ông từ bộ lạc Hummocca, một bộ lạc láng giềng, đã đem một đứa bé đang bị bệnh nặng đến nhờ bà chữa. Hai hôm sau, họ đến hỏi nó, lúc đó vẫn còn bệnh nên bà nói dối là nó đã chết! Chính đứa bé đó sau này sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa bí mật!

Dr. Swenson là một nhân vật khác thường; có những việc bà làm chứng tỏ bà là người ngoan cố, bất chấp người khác nghĩ sao, chẳng hạn, giữ bí mật nơi chốn mà bà đang nghiên cứu, nói là Eckman đã được chôn cất mà thật sự là anh ta mất tích.

Tác giả đưa người đọc vào một thế giới xa xăm, hoang dã, như thời tiền sử, với bao nguy hiểm vây quanh con người. Lối viết thật sống động, để lại ấn tượng nơi người đọc!

Ann Patchett là tác giả của năm quyển tiểu thuyết: Run, nằm trên danh sách bán chạy của New York Times; The Patron Saint of Liars – được giải New York Times Notable Book of the Year; Taft, được giải Janet Heidinger Kafka Prize; The Magician’s Assistant; Bel Canto, trúng giải PEN/Faulkner Award, Orange Prize, BookSense Book of the Year.

Tác giả sinh sống ở Nashville, Tennessee.
linhvang
#103 Posted : Friday, August 19, 2011 6:36:01 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

... nhà văn ăn khách James Patterson.


Qua cái danh sách của tờ báo Forbes thì từ tháng năm 2010 cho tới tháng tư 2011, nhà văn Mỹ James Patterson đứng đầu, kiếm được…84 triệu Mỹ kim, hơn gấp đôi cả income của nhà văn xếp hạng thứ nhì là Danielle Steel (Romance Queen) với số tiền kiếm được là 35 triệu, Stephen King (chuyên về truyện kinh dị), hạng 3, 28 triệu, Janet Evanovich (loại trinh thám), hạng 4, 22 triệu, Stephenie Meyer (nổi tiếng với Twilight) và Rich Riordan (chuyên viết cho trẻ em) đồng hạng 5, mỗi người 21 triệu. Wow, wow!
Phượng Các
#104 Posted : Saturday, August 20, 2011 1:28:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Đang đợi phim để coi cái truyện chị vừa kể. Nghe hấp dẫn quá.

Về chuyện thiên nhiên này nọ thì nếu cơ thể sung sức thì cứ làm. Thiệt ra nhìn cảnh già lão trong khu dưỡng lão mới là đáng lo cho xã hội.
linhvang
#105 Posted : Sunday, August 21, 2011 10:32:10 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang


Title: The Help
Tác giả: Kathryn Stockett


Truyện đã được quay thành phim và đang chiếu ở rạp:
http://movies.yahoo.com/...eekend-161948579.html?nc
Sau hai năm ra mắt, The Help vẫn còn là sách được mượn nhiều ở thư viện.
linhvang
#106 Posted : Monday, August 22, 2011 2:30:23 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Sẽ có bài giới thiệu Please Look After Mom. Truyện rất cảm động, đọc muốn khóc!
Phượng Các
#107 Posted : Wednesday, August 24, 2011 5:08:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Thế chị có đi xem phim các truyện mà chị đọc rồi không vậy?
linhvang
#108 Posted : Thursday, August 25, 2011 1:02:03 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Không đi coi khi chiếu ở rạp, nhưng khi ở dạng DVD, nếu thấy trước mắt thì mượn về coi, chứ không bỏ thì giờ vào thư mục mà request mượn, như là sách mới.
Khánh Linh
#109 Posted : Thursday, September 29, 2011 8:30:01 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Chị LV,

KLinh đọc thêm về cuốn “The Help” thì được biết sau khi Kathryn Stockett bị từ chối in sách 60 lần, tác giả bèn đưa truyện cho Tate Taylor, một người bạn đã từng học chung từ lúc 5 tuổi (pre-school.) Taylor đọc “The Help” trên một chuyến bay, sau đó ông đã quyết định chuyển truyện thành phim và làm đạo diễn cho phim này. Kết quả là KS bằng lòng bán bản quyền làm phim cho TT trước khi được nhà xuất bản chiếu cố và chấp thuận in sách.
Vậy các văn sĩ đã hoàn tất tác phẩm đầu tay nếu bị từ chối in sách cỡ 50 lần thì vẫn nên tiếp tục hy vọng sẽ có quý nhân giúp đỡ (big-time) để trở thành nổi tiếng như trường hợp của K. Stockett.

Smile
linhvang
#110 Posted : Wednesday, October 19, 2011 4:54:17 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
The Tiger’s Wife - Téa Obreht




Ngày phát hành: Ngày 8 tháng Ba, năm 2011
Nhà xuất bản: Random House
Bìa cứng, sách dày 338 trang
ISBN-13: 978-0385343831
Giá bán: $25

The Tiger’s Wife là tác phẩm đầu tay của nhà văn rất trẻ Téa Obreht. Cô sinh năm 1985, nghĩa là vào lúc này, năm 2011, cô được 26 tuổi, nhưng tác phẩm đã được hoàn thành khá lâu, khi đó cô chỉ mới 22, 23 tuổi. Cô sinh ra ở Begrade mà trước đây thuộc về Yugoslavia và sống ở Hoa Kỳ từ năm 12 tuổi. Chỗ đặc biệt, tài tình ở đây là cô viết cuốn sách bằng tiếng Anh lưu loát, là một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của cô (cô vẫn còn nói và viết được thứ tiếng ấy). Cô tả cảnh thật sống động và tả tâm lý nhân vật thật hay làm người đọc tưởng chừng tác giả phải là người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống. Bối cảnh truyện có không khí chiến tranh, tác giả không nói rõ đó là nơi nào, nhưng người đọc có thể đoán là một nơi thuộc về xứ Yugoslavia, nơi bao nhiêu năm đã phải gánh chịu chiến tranh điêu tàn. Ngoài việc là món ăn giải trí mang tới người đọc, sách còn được nhiều nhà phê bình đánh giá cao, cho là có giá trị văn chương.

The Tiger’s Wife là cuốn tiểu thuyết nói về sự xung đột giữa người Thiên Chúa Giáo và người đạo Hồi, giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và Ottomans, giữa khoa học và điều huyền bí.
Tác giả đặt tựa cuốn sách là Người Vợ Của Cọp là không đúng vì thật ra có ba cốt truyện chính trong đó, mà câu chuyện về Người Vợ Của Cọp chỉ là một. Một truyện là một cô gái muốn tìm hiểu về cái chết của ông ngoại cô. Truyện thứ hai là câu chuyện về một người không bao giờ chết. Và truyện thứ ba là câu chuyện về một cô gái câm điếc, vợ của một người bán thịt heo, nhưng lại làm bạn với một con cọp đã thoát ra khỏi sở thú khi thành phố bị Đức thả bom. Người chồng vũ phu thường đánh đập vợ (hắn ta bị bắt lấy cô vợ này là vì bị tráo hôn, yêu cô chị mà phải lấy cô em, giống chuyện VN không?), sau này không ai biết hắn ta đã đi đâu hay đã bị cọp ăn thịt rồi? Từ đó người trong làng kêu cô gái là người vợ của cọp.

Natalia Stefanovic là một nữ bác sĩ trẻ, cùng bạn từ thuở thiếu thời là Zora, cũng là bác sĩ, đang trên đường qua biên giới, tới một cô nhi viện để chủng ngừa cho đám trẻ mồ côi ở đây, thì cô được tin ông ngoại cô mất. Và điều làm cô ngạc nhiên là ông mất ở một nơi rất xa nhà, không có người thân bên cạnh, dù rằng cô có biết là ông mắc bệnh ung thư - ông đã dấu bà ngoại và mẹ cô - chỉ cho một mình cô biết. Tại sao ông ngoại cô lại đi đâu xa như vậy khi ông là một bác sĩ và biết rõ bệnh tình của mình?

Muốn hiểu được nguyên do thì cô phải nhờ vào hai câu chuyện mà thuở nhỏ cô hay nghe. Một là câu chuyện về một người đàn ông bất tử và một là câu chuyện về người vợ của một con cọp. Ông ngoại cô thường kể ông đã gặp người đàn ông đó lần đầu khi ngoại vừa mới ra trường y khoa được hai năm. Lúc đó ông được người trong một cái làng nọ mời tới để chữa bệnh cho nhiều người trong làng– mà qua triệu chứng thì có vẻ như là bệnh lao phổi. Lúc đó, có một người vừa chết đuối, và khi người ta khiêng ông ta đi chôn thì tự nhiên cái hòm rung rinh và từ trong cái hòm phát ra tiếng người xin nước uống! Người đàn ông không bao giờ chết đó tên là Gavran Gailé, tự xưng là cháu của Thần Chết, bị Thần Chết phạt là không cho chết và có bổn phận đi đón những người sắp chết. Là một người tin vào khoa học, ông ngoại cô không tin vào những điều Gavran Gailé nói. Gavran nói, vậy thì tôi với ông cá đi, nếu tôi không chết thì ông phải giao cho tôi vật gì mà ông quý nhất và để tôi ra đi.
Ông ngoại thắc mắc. Tại sao anh bị chết đuối mà sau đó còn lãnh thêm hai phát súng bắn sau ót nữa? Hắn trả lời, là vì hắn báo cho cái người đó biết là ông ta sắp chết! Nên người đó dìm hắn xuống hồ cho chết? Ông ngoại hỏi, còn ai bắn anh? Bắn sau ót thì làm tôi biết, có Trời mà biết!
Rồi mười lăm năm sau, ông ngoại cô lại gặp người bất tử và không bao giờ già đó ở một vùng nọ có cái hồ mà người ta đồn là Đức Mẹ Đồng Trinh thường xuất hiện, nên nhiều người mắc bệnh tới đó cầu xin. Ông ngoại cô được gửi tới chăm sóc những người bệnh nan y này. Đêm đó, ông ngoại cô lại nghe có người hỏi xin nước uống. Cuộc đối thoại giữa hai người rất là tếu. Gavran Gailé cho ông ngoại cô biết là ai sẽ chết, dù rằng những người đó theo nhận xét của ông ngoại cô thì không có vẻ gì bị bệnh nặng để đến nỗi phải chết ngay đêm đó. Quả nhiên, đêm đó có ba người chết và họ chết theo thứ tự mà Gavran Gailé đã cho biết!
Natalia đoán là ông ngoại cô sau này khi biết mình bị bệnh nan y ông đã đi tìm người bạn (không bao giờ già) này để người đó đón ông qua bên kia thế giới! Ông ngoại cô đã về quê cũ là tỉnh lỵ nhỏ mang tên Galina nơi ông đã được sinh ra và lớn lên, để mất ở đó.
Qua hai câu chuyện về “the deathless man”, người đàn ông không chết; và Người Vợ Cọp (vợ của Cọp), sách mang tính cách huyền bí. Khi Natalia và Zora đến ở tạm tại một tu viện trong lúc chữa bệnh cho đám con nít, thì Natalia thấy chung quanh cô có một chuyện lạ. Mấy đứa con nít của gia đình nọ đang đau ốm, nhất là đứa con gái nhỏ cứ ho sù sụ suốt đêm, mà cả gia đình thì cứ lo đào đào xới xới như tìm kiếm một vật gì ở khu vườn trồng nho. Hỏi ra thì họ đang tìm hài cốt của một người anh họ, trong chiến tranh vào 12 năm trước, đã chết và được gia trưởng gia đình này chôn vội vã ở đây. Người chết không hài lòng với cái chỗ anh ta đang nằm nên bắt gia đình này ai cũng bị đau ốm. Muốn không đau ốm thì phải đưa anh ta tới một chỗ nằm khác, thoải mái hơn. (Đọc đoạn này, thấy người xứ Yugoslavia cũng tin vào thế giới bên kia giống như người VN mình. Cũng như có một đoạn nói rằng sau khi chết trong vòng 40 ngày –mình cho là 49 ngày?- cái hồn người chết còn lang thang, chưa biết đi đâu.)

Hồi 9, 10 tuổi, ông ngoại cô rất mê thấy được cọp. Từ thuở đó cho tới khi mất, lúc nào ông cũng mang theo trong người cuốn The Jungle Book của Kipling. Tác giả không cho biết tại sao ông lại khư khư giữ cuốn sách này, cũng như lý do gì lại thích con vật này.

Hay nhất là những đọan tả những lần gặp gỡ, đối thoại giữa ông ngoại của Natalia và người bất tử, sẽ thấy cái tài khéo léo của một “cô bé nhà văn” này. Phần đối thoại rất là dí dỏm, hài hước, người đọc sẽ không nín được cười, cho dù đang ngồi đọc sách ở thư viện là chỗ đông người nhưng ai cũng phải giữ sự yên lặng!

Nếu bạn tìm được bộ CD đọc truyện thì sẽ hay hơn nữa – khi hai nghệ sĩ Susan Duerden và Robin Sachs đọc truyện như là diễn xuất những đoạn đối thoại này, nghe rất buồn cười. Bộ CD gồm 9 đĩa và mất 11 tiếng 30 phút để nghe.

Những tác phẩm của Téa Obreht đã xuất hiện trong The New Yorker, The Atlantic, Harper’s, The New York Times, và The Guardian, và cũng xuất hiện trong tuyển tập văn những truyện ngắn hay nhất của tác giả Mỹ -The Best American Short Stories- và The Best American Non-Required Reading. Téa Obreht được báo The New Yorker chọn là một trong 20 tác giả viết truyện xuất sắc nhất dưới 40 tuổi.
Cô hiện sinh sống ở Ithaca, New York.
Phượng Các
#111 Posted : Friday, October 21, 2011 1:31:27 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang
Cô sinh ra ở Begrade mà trước đây thuộc về Yugoslavia và sống ở Hoa Kỳ từ năm 12 tuổi. Chỗ đặc biệt, tài tình ở đây là cô viết cuốn sách bằng tiếng Anh lưu loát, là một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của cô (cô vẫn còn nói và viết được thứ tiếng ấy).

Theo mình thấy thì khoảng tuổi đó thì hội nhập văn hóa viết được rồi.
linhvang
#112 Posted : Friday, October 21, 2011 2:31:13 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các


Theo mình thấy thì khoảng tuổi đó thì hội nhập văn hóa viết được rồi.


Hội nhập và viết được thì đồng ý với chị. Nhưng viết về bối cảnh quê hương cũ và bằng tiếng Anh, ra được một cuốn sách mà gây được tiếng vang thì không phải ai cũng làm được.
Phượng Các
#113 Posted : Friday, October 21, 2011 2:50:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,700
Points: 20,043
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang
Hội nhập và viết được thì đồng ý với chị. Nhưng viết về bối cảnh quê hương cũ và bằng tiếng Anh, ra được một cuốn sách mà gây được tiếng vang thì không phải ai cũng làm được.


Ở đây có hai ý, thứ nhất là viết đuợc bằng tiếng Anh lưu loát dù qua Mỹ ở lứa tuổi 12, thứ hai là ra đuợc một cuốn sách gây đuợc tiếng vang. Cái phần thứ nhất thì không có gì gọi là tài tình hay đặc biệt khác thường. Chỉ có phần thứ hai mới là đặc biệt và khác thường. Tại chị nói phần thứ nhất đặc biệt và khác thường nên mình mới nêu lên.
linhvang
#114 Posted : Friday, January 13, 2012 12:25:23 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang


The Guernsey Literary and Potato Peel Pie Society
by Mary Ann Shaffer and Annie Barrows



Sắp được quay thành phim:
http://www.guardian.co.u...nneth-branagh-adaptation
viethoaiphuong
#115 Posted : Sunday, March 18, 2012 6:35:26 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên : 9 năm để thoát khỏi địa ngục



Trang bìa cuốn sách của Eunsun Kim

Trọng Thành - RFI - Chủ nhật 18 Tháng Ba 2012
Ngày 8 tháng Ba 2012, nhà xuất bản Pháp Michel Lafon vừa cho ra mắt cuốn tự thuật của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên, kể về con đường khổ ải gần một thập kỷ dẫn cô thoát khỏi miền Bắc Triều Tiên. Cuốn tự thuật của cô Eunsun Kim, mang tên « Bắc Triều Tiên : Chín năm để thoát khỏi địa ngục ». Tác phẩm này được thực hiện với sự hỗ trợ của nhà báo Pháp Sébastien Faletti, thông tín viên của Le Figaro tại Seoul từ 15 năm nay.

Khác với nhiều người cố tình chôn vùi ký ức đau đớn, người thiếu nữ Triều Tiên Eunsun Kim quyết định kể lại cuộc chạy trốn kinh hoàng cách đây hơn 10 năm, để thoát khỏi một trong những xứ sở tàn bạo nhất thế giới. Eunsun Kim muốn làm sống lại quá khứ đau đớn mà cô đã trải qua, để chuyển đến cộng đồng quốc tế một thông điệp : có một đất nước như Bắc Triều Tiên, nơi mà vẫn luôn luôn có nhiều người chết vì đói, và những người muốn chạy trốn.

Năm Eunsun Kim 11 tuổi, cô đã từng viết một bản di chúc, vì nghĩ rằng mình khó lòng sống sót, sau khi cha chết vì đói. Eunsun có lẽ đã phải chịu số phận giống như hàng trăm nghìn người Bắc Triều Tiên khác trong những năm 1990, nếu như mẹ cô không quyết định vượt sông Tumen trốn sang Trung Quốc vào năm 1999, lúc cô 12 tuổi, cùng với một người chị em gái.

Vừa sang đến Trung Quốc, người môi giới đã bán cả gia đình cô cho một nông dân Trung Quốc thô bạo và thất học, để ông ta lấy mẹ cô làm vợ. Trong khi tiếp tục chạy trốn khỏi gia đình Trung Quốc, cả nhà cô đã bị công an Trung Quốc bắt và trao trả lại cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Giống như tất cả những ai tìm cách trốn khỏi nước này, gia đình cô bị đưa vào trại « cải tạo » và bị đối xử hết sức tàn khốc. May mắn thay, cả mẹ và hai chị em Eunsun đã trốn được khỏi trại và một lần nữa vượt sông sang Trung Quốc. Eunsun đã vượt qua Mông Cổ, sa mạc Gobi để cuối cùng đến được Hàn Quốc, miền đất hứa của những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên.

Hiện tại sống ở Seoul cùng mẹ và người chị em trong một căn hộ cấp cho người tỵ nạn, Eunsun Kim cảm thấy hài lòng, dù cô biết thân phận của một người tỵ nạn. Điều chủ yếu ám ảnh người thiếu nữ Bắc Triều Tiên này là số phận của đồng bào mình ở miền Bắc. Eunsun Kim lo ngại chế độ độc tài khép kín nhất trên thế giới này sẽ còn trở nên tàn bạo hơn nữa. Niềm hy vọng mơ hồ đặt vào một khả năng thay đổi, vào thời điểm Kim Jong-Un, người kế vị trẻ tuổi của chế độ Bình Nhưỡng lên nắm quyền, đã nhanh chóng tắt ngấm. Cô mới nhận được thông tin, lính tuần tiễu được lệnh bắn vào những người chạy trốn sang Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên RFI Frédérique Misslin về ấn tượng mạnh mẽ nhất để lại trong cô về những năm tháng đã qua, Eunsun Kim cho biết :

« Nhớ lại những người lang thang không nhà cửa, không có gì để sống ở miền Bắc, điều đó khiến tôi vô cùng phẫn nộ. Khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, nhưng những hình ảnh đó mãi mãi in đậm trong trí não tôi. (…) Hiện nay còn hàng triệu người ở miền Bắc cũng sống tranh cảnh ngộ như tôi trước kia, họ cũng có những niềm hy vọng như tôi, cũng mong trốn thoát được như tôi. Tôi rất mong muốn làm được điều gì đó để giúp họ."

Về câu hỏi, tại sao khổ cực và bế tắc như vậy mà người dân ở Bắc Triều Tiên lại không nổi dậy, Eunsun Kim giải thích :

« Ngay cả người miền Nam Triều Tiên cũng đặt câu hỏi như vậy. Tại sao người miền Bắc không nổi dậy ? Hoặc là họ ngớ ngẩn ngu dốt, hoặc là mọi thứ thật là tốt đẹp ở đấy. Dân Bắc Triều Tiên như chúng tôi, về bản chất, không phải là ngu dốt gì, nhưng chúng tôi không có thông tin, chúng tôi sống trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Thậm chí chúng tôi không nhận thấy rằng, chế độ này đã biến chúng tôi thành những con người ngu dốt."

Trong cuốn hồi ký vừa xuất bản, theo lời kể của Eunsun Kim, người đọc có thể thấy « sự tẩy não » hay nói cách khác, nền giáo dục tuyên truyền nhồi sọ của chế độ hiện hành ở Bắc Triều Tiên hết sức có hiệu quả. Khi đặt chân tới Trung Quốc, cô đã nhiều lần tự hỏi : « Tại sao người ta lại nói xấu đất nước của cô đến thế ? ». Người thiếu nữ Triều Tiên đã phải mất rất nhiều thời gian để có thể nhận ra được bản chất thực của chế độ đã đày đọa cô. Ngay cho đến bây giờ, theo nhận xét của những người đã tiếp xúc với Eunsun Kim, cô vẫn cảm thấy khó khăn khi nói về hai lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-Il, hai triều đại mà cô đã từng biết đến.

Dường như để giải thích về việc tại sao cô không căm thù họ một cách mãnh liệt, Eunsun kể lại là, trước khi biết đến nạn đói, gia đình cô cũng không đến nỗi nào, cô đã từng được ăn kem, mẹ cô đã rất tự hào về cô khi đến xem con hát ở trường.

Điều ám ảnh nhất hiện nay đối với Eunsun Kim là làm một điều gì đó cho các đồng bào mình, một khi đất nước thống nhất. Cô tâm sự :

« Tôi sẽ tiếp tục việc học tập, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý cho trẻ em. Tới ngày tái Thống nhất hai miền Triều Tiên, tôi muốn làm công việc giảm nhẹ đi nỗi đau khổ của những em nhỏ miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên đấy chỉ là một việc làm nhỏ để đóng góp vào việc tái Thống nhất, để giúp cho những người ở miền Bắc bớt đau khổ. »
linhvang
#116 Posted : Monday, March 19, 2012 4:17:56 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Không biết rồi đây cuốn sách có được dịch sang tiếng Anh không nhỉ?
linhvang
#117 Posted : Friday, March 23, 2012 4:40:37 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Cutting For Stone - Abraham Verghese



Phát hành: Tháng giêng, 2010
Nhà xuất bản: Vintage Books, Random House
Bìa mỏng, sách dày 665 trang
Giá bán: $15.95

Cutting for Stone, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Abraham Verghese, được đặt trong bối cảnh ở Addis Ababa và quanh vùng Addis Ababa cũng như New York, quay quanh cuộc đời của Marion Praise Stone. Mẹ anh, một dì phước tên Mary, người Ấn Độ, đã chết khi sinh Marion cùng cậu em song sinh Shiva, và cha của họ, một bác sĩ giải phẫu mang dòng máu Anglo-Indian, tên Thomas Stone, ngay khi hai đứa trẻ vừa chào đời, đã bỏ con, trốn mất, vì quá sốc trước cái chết của Mary, cũng như đã hối hận là 7 năm qua - hai người lúc nào cũng làm việc chung với nhau, Mary là phụ tá của Stone- ông đã vô tình, không bày tỏ tình yêu với Mary. Mary phủ nhận việc cô có bầu qua một lần gần gũi với Stone nên che dấu mọi người trong 9 tháng trời và không để bác sĩ chăm sóc. Kết quả là hai đứa trẻ được bác sĩ chuyên về đỡ đẻ là Hema, người Ấn Độ, tính nóng nảy nhưng tốt bụng, và Ghosh, một bác sĩ Ấn Độ khác, chuyên về nội khoa, cùng săn sóc, nuôi nấng, dạy dỗ. Bác sĩ Ghosh yêu Hema trong bao năm trời, từ ngày còn học chung trường đại học, nhưng không được đáp lại. Cái ngày mà hai đứa bé được sinh ra thì ông đã nộp đơn, chuẩn bị qua Mỹ, để trốn tránh mối tình đơn phương tuyệt vọng. Nhưng ông đã ở lại để giúp Hema trong thời gian hai đứa bé vừa được sinh ra – chính ông đã tìm căn bệnh của bé Shiva là lâu lâu lại quên thở, là kết quả của việc sinh thiếu tháng khi cái óc chưa hoàn toàn phát triển. Nhờ vậy mà Hema động lòng đồng ý kết hôn với Ghosh. Trong tất cả những nhân vật của truyện này, Ghosh được coi là người đáng ca ngợi nhất: chung tình với Hema, hiểu biết, khoan dung, rộng lượng với con cái, tốt với bạn mình là Thomas Stone và Mary. Ông cũng chịu khó học hỏi, vì sau khi Stone bỏ đi thì bệnh viện cần một bác sĩ giải phẫu, và ông đã trám được chỗ trống đó.

Rosina là người vú săn sóc Marion và Shiva. Con gái của Rosina là Genet là bạn cùng lớn lên với anh em Stone và cũng là “em gái” của họ. Một ngày, ở tuổi mới lớn, Marion khám phá ra rằng Genet là con ngoại hôn của Zemui với Rosina. Zemui là tài xế của General Mebratu, coi nhóm Imperial Bodyguard của nhà vua, sau này Mebratu âm mưu lật đổ The Emperor, bị bắt và bị tử hình. Zemui cũng bị giết theo. Có một lần, Ghosh chữa trị bệnh rối loạn đường ruột của tướng Mebratu, rồi hai người trở thành bạn, nên Ghosh bị liên lụy bởi vụ đảo chính, may mà sau khi bị giam một thời gian thì được thả ra.

Bà Matron coi ngó bệnh viện “Missing” (người Ethiopian đã phát âm sai từ chữ Mission), nơi săn sóc người nghèo, được sự tài trợ của một nhà thờ Tin Lành bên Mỹ, bệnh viện cũng là nơi gia đình Marion ở, và bà Matron cũng giống như đầu tàu của gia đình này.

Marion, người kể truyện, đã kể rằng anh gần gũi với người em song sinh như thế nào. Thật sự là khi sinh ra, hai cái đầu của họ đã dính vào nhau. Gia đình trải qua những biến cố xảy ra ở Ethiopia, như là đảo chánh, phản loạn, và biến cố cho người thân là tù tội, chết chóc, vẫn không có gì chia rẽ tình anh em của họ. Cả hai đẹp trai và thông minh. Shiva ít nói, như là người mắc chứng tự kỷ. Cả hai đều mê ngành y. Marion trở thành bác sĩ giải phẫu, riêng Shiva, dù không được huấn luyện đàng hoàng ở trường học, lại là người tiên phong trong ngành chữa những lỗ hổng, “fistula repair”, một nhu cầu đang rất cần ở Ethiopia. Nhưng chính một người con gái đã làm cho tình cảm giữa anh em bị sứt mẻ, là Genet, người mà Marion rất yêu và luôn luôn tự giữ sự “trong trắng” của anh cho nàng. Shiva vì không hiểu nhiều về thế giới bên ngoài, đã chen vào, tạo nhiều hiểu lầm và những khổ lụy cho Marion và Genet. Shiva đã phản bội Marion khi ngủ với Genet và làm cho Marion bị oan. Chính Hema cũng nghĩ là Marion. Nhưng Marion lại không cải chính. Rồi cũng vì bị nghi ngờ có liên hệ với Genet khi Genet theo nhóm phản loạn chống lại nhà vua, Marion, vừa ra trường Y, đã phải bỏ quê hương, chạy trốn qua Mỹ, tranh đấu để được hành nghề bác sĩ. Ở New York, Marion gặp lại cha ruột của mình là bác sĩ Thomas Stone, đang là một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng. Vài năm sau, Marion cũng gặp Genet ở đây, thân mật với Genet và từ mối liên hệ này, đã mắc phải bệnh hiểm nghèo. Ở đoạn này tình nghĩa anh em được hàn gắn lại qua việc Shiva hy sinh nửa lá gan của mình cho anh. Marion đã phải đặt tính mạng của mình cho hai người đàn ông mà anh đã không tin cẩn chút nào: người cha đã bỏ rơi anh (bây giờ chính ông làm việc giải phẫu cho Marion) và người em đã phản bội anh. Marion thoát chết nhưng Shiva không giữ được mạng của mình. Genet thì cũng chết trong nhà tù.

Cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn, được lồng trong bối cảnh lịch sử của Ethiopia. Abraham Verghese tả chính xác, sống động ngay cả tả về những nhân vật phụ, chẳng hạn bệnh nhân, bác sĩ nội trú, những người lính Ethiopian, cái thế giới kỳ lạ của xứ Ethiopia. Ông vốn là bác sĩ giải phẫu – dạy học ở đại học Stanford, School of Medicine - nên những đoạn ông tả về giải phẫu rất chi tiết, điều này đôi khi lại làm độc giả vốn không biết nhiều về những từ y khoa thì dễ nản (nhưng không sao! Khi đó họ có thể đọc lướt qua những đoạn này mà vẫn hiểu được đầu đuôi câu chuyện).
Tuy truyện quá dài 665 trang paperback, nhưng Cutting for Stone là một cuốn tiểu thuyết mà độc giả không nên bỏ qua. Truyện cũng ở dạng CD, nghe 24 tiếng, qua giọng đọc của anh chàng Sunil Malhotra, nhái accent của người Ấn Độ nói tiếng Mỹ ở những đoạn đối thoại, nghe rất thích thú, buồn cười!
Tựa đề Cutting For Stone lấy từ Hippocratic oath, lời thề của dân trường thuốc, ở đây cũng có nghĩa là mổ xẻ, vì cả ba cha con đều là bác sĩ giải phẫu.
viethoaiphuong
#118 Posted : Thursday, April 19, 2012 5:48:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




Bắc Triều Tiên : Lời chứng của một người sống sót từ trại cải tạo



Shin Dong Hyuk, người sống sót hiếm hoi của trại cải tạo số 14 Bắc Triều Tiên.
DR

Thụy My - RFI - Thứ năm 19 Tháng Tư 2012
Nhật báo Le Monde hôm nay 19/04/2012 trong mục điểm sách đã giới thiệu tác phẩm « Người sống sót của trại 14 » của nhà báo Mỹ Blaine Harden, kể lại những gì mà người tù trẻ tuổi Shin Dong Hyuk đã chứng kiến trong trại cải tạo Bắc Triều Tiên. Người thanh niên này sinh ra và lớn lên trong một trại cải tạo, đã phải chịu đựng từ tra tấn cho đến việc chứng kiến cuộc hành hình mẹ và anh ruột. Anh trốn thoát được vào năm 2005, lúc đó Shin Dong Hyuk 23 tuổi.

Thân phận nô lệ của nhân chứng hiếm hoi

Năm nay 30 tuổi, Shin Dong Hyuk cùng thế hệ với tân lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un – thể hệ thứ ba của họ Kim nối nghiệp trị vì đất nước khép kín này. Nhưng sự giống nhau dừng lại ở đó. Bắc Triều Tiên tuy về mặt chính thức là một xã hội không giai cấp, nhưng thật ra dòng máu quyết định tất cả.

Kim Jong Un khi sinh ra đã là một hoàng tử cộng sản, được nuông chiều sau các bức tường cung điện. Du học tại Thụy Sĩ, sau đó về nước học tại trường đại học mang tên chính ông nội mình dành riêng cho giai cấp ưu tú – nhờ vào huyết thống, Kim Jong Un đứng trên mọi luật lệ. Năm 2010, được phong làm đại tướng bốn sao dù hoàn toàn không có kinh nghiệm quân sự, và một năm sau đó lên thay cha lãnh đạo đất nước, Kim Jong Un được báo chí chính thức Bắc Triều Tiên ca tụng là « lãnh tụ được Thiên tử gởi đến ».

Cùng một lứa tuổi, Shin Dong Hyuk sinh ra với thân phận nô lệ, tên khai sinh là Shin In Geun chỉ được học đủ để đọc chữ và biết đếm. Cha mẹ anh đều là tù nhân của trại cải tạo số 14 nằm tại miền Trung đất nước – một thành phố thực thụ với 50.000 tù nhân, các trang trại, nhà máy và hầm mỏ. Đây là trại tù dành cho các kẻ thù chính trị của chế độ. Mọi cuộc tụ họp quá hai người đều bị cấm, trừ khi có các vụ xử tử thì tất cả mọi người đều phải tham dự. Đến năm 14 tuổi, Shin Dong Hyuk đã phải chứng kiến rất nhiều vụ tử hình, trong đó có mẹ ruột và anh trai. Phải mất một thời gian rất lâu sau anh mới nhận ra mình đã vô tình tố cáo họ, vì quản giáo luôn răn dạy phải dọ thám người khác.

Các quản giáo của Shin vừa là thầy dạy học, vừa là những người đã tạo tác ra anh, vì chính quản giáo đã chọn lựa ra cha và mẹ anh để ghép đôi với nhau - một phương cách để thưởng cho những người tù chấp hành tốt. Cậu bé phải học thuộc lòng mười điều quy định của trại, trong đó điều đầu tiên là : « Tất cả những người mưu toan trốn trại sẽ bị bắn hạ ngay tại chỗ ».

Tử hình và tra tấn

Kỷ niệm đầu đời của Shin Dong Hyuk là một vụ tử hình mà anh chứng kiến năm mới lên bốn tuổi. Để tránh việc tử tù mắng chửi Nhà nước, người ta nhét đầy đá sỏi vào miệng và bịt mắt. Mười năm sau đó, Shin trở lại nơi chốn cũ, mắt bị bịt lại bằng một chiếc khăn, tay bị còng, và cha anh cũng thế. Hai cha con vừa trải qua tám tháng bị giam cầm trong một nhà tù dưới lòng đất, họ phải ký giấy cam đoan không tiết lộ cho bất cứ ai, rồi mới được thả ra.

Trong nhà tù bí mật này, các quản giáo đã tra tấn hai cha con để cố ép cho họ khai ra về vụ mẹ và anh của Shin âm mưu trốn trại. Sau khi lột quần áo, những kẻ tra tấn đã trói tay chân cha con Shin, treo ngược bằng một cái móc phía trên một lò lửa. Shin ngất đi khi da thịt bắt đầu bị đốt cháy.

Anh không khai gì cả. Anh không có gì để khai báo. Shin chưa bao giờ có ý định ra khỏi trại, không hề âm mưu với mẹ và anh trốn trại. Shin tin vào những gì các quản giáo đã nhồi vào đầu từ lúc mới sinh : anh không bao giờ có thể trốn khỏi trại cải tạo, và phải tố cáo tất cả những ai đề cập đến việc này. Shin không tưởng tượng ra nổi một cuộc sống bên ngoài trại, ngay cả trong mơ. Và thực tế anh còn không biết cả sự hiện hữu của Hàn Quốc, Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Hôm ấy khi một quản giáo mở khăn bịt mắt, nhìn thấy đám đông, chiếc cọc và giá treo cổ, Shin cứ ngỡ phút cuối của mình đã điểm. Nhưng người ta không nhét đá sỏi vào miệng, mà lại mở còng tay và để anh ngồi trên hàng đầu. Như vậy cha con anh sẽ là khán giả.

Một người phụ nữ và một thanh niên được điệu ra pháp trường. Đó là mẹ và anh trai của Shin. Một quản giáo quàng sợi dây thừng qua cổ mẹ anh, bà cố quay nhìn con trai út, nhưng Shin nhìn sang nơi khác. Khi bà mẹ không còn giãy giụa nữa, ba phát súng bắn vào người anh của Shin. Nhìn thấy họ bị hành hình, Shin gần như thở phào nhẹ nhõm vì không phải mình bị án tử. Tình yêu, lòng thương hại, tình cảm gia đình hầu như không hiện diện trong trại. Mẹ Shin nhiều lần đánh đập anh, cha anh không hay biết – ông chỉ được phép ngủ với vợ năm lần trong một năm.

Chín năm sau khi mẹ và anh bị xử tử, Shin trườn ra khỏi hàng rào kẽm gai có mắc điện, chạy trốn trên tuyết. Đó là ngày 2 tháng Giêng năm 2005. Trước đó, chưa hề có người tù nào trốn được khỏi trại, và Shin là người duy nhất. Năm đó anh 23 tuổi, không hề quen biết bất kỳ ai bên ngoài. Sau một tháng trời đi bộ, anh lần sang được Trung Quốc. Hai năm sau đó Shin sang Hàn Quốc, và bốn năm sau, anh sống ở California, trở thành đại sứ của một phong trào nhân quyền Mỹ - LINK, tức Liberty In North Korea (Tự do tại Bắc Triều Tiên).

Shin đổi tên thành Shin Dong Hyuk từ khi sang đến Hàn Quốc, hy vọng sẽ bắt đầu một cuộc đời tự do. Anh có khuôn mặt khá đẹp, nhưng người nhỏ thó và gầy ốm vì bị suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ. Đôi cánh tay bị biến dạng vì phải làm việc nặng trong thời kỳ tăng trưởng, thận và mông mang dấu tích của vụ tra tấn, mắt cá còn thẹo khi bị treo ngược. Ngón tay giữa bị mất một đốt : người ta đã chặt đi để trừng phạt do anh lỡ đánh rơi chiếc máy may của xưởng may trong trại khi bê lên cầu thang. Cẳng chân anh bị cào nát và bị phỏng khi chui qua hàng rào điện của trại.

Trại cải tạo Bắc Triều Tiên : Một thực tế hiển nhiên

Các trại cải tạo Bắc Triều Tiên có quá trình hiện diện lâu đời - gấp đôi so với các goulak của Liên Xô cũ, và gấp 12 lần so với các trại tập trung quốc xã. Các ảnh chụp độ nét cao từ vệ tinh mà mọi người đều có thể tham khảo trên Google Earth cho thấy nhiều vùng đất mênh mông trải dài trên các sườn núi khô cằn, được rào chắn.

Chính quyền Hàn Quốc ước lượng có khoảng 154.000 người đang bị giam cầm tại đây, còn chính phủ Mỹ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng con số này lên đến 200.000 người. Sau khi nghiên cứu toàn bộ ảnh vệ tinh trong một thập kỷ qua, Amnesty International nhận thấy trong năm 2011, có những công trình đã được xây dựng thêm. Tổ chức này lo ngại là số lượng tù cải tạo đã tăng lên, có thể nhằm siết chặt kiểm soát trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho Kim Jong Un.

Tình báo Hàn Quốc ghi nhận có 6 trại cải tạo tại Bắc Triều Tiên. Trại lớn nhất có chiều dài đến 50 cây số và chiều rộng 40 cây số, với diện tích còn lớn hơn cả thành phố Los Angeles. Năm trại được bao bọc bởi càng hàng rào kẽm gai tích điện, điểm xuyết bằng các chòi canh. Hai trại 15 và 18 có các khu vực trong đó một số người tù được may mắn học những điều chỉ dạy bổ ích của Kim Jong Il và Kim Il Sung. Nếu họ học tập tốt và chứng tỏ được lòng trung thành với chế độ, thì có cơ hội được trả tự do, nhưng suốt cuộc đời họ sẽ bị an ninh nhà nước theo dõi.
viethoaiphuong
#119 Posted : Friday, April 27, 2012 7:13:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Sáu, 27 tháng 4 2012

P/V ông Greg Autry Đồng tác giả 'Chết Dưới Tay Trung Quốc'

Cuốn sách nhan đề “Death by China” (Chết Dưới Tay Trung Quốc) của Peter Navarro và Greg Autry, do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành cách nay gần một năm, đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới, đặc biệt là những người ở các nước láng giềng của Trung Quốc. Cuốn sách - đề cập tới điều mà hai tác giả này gọi những mối đe dọa của Trung Quốc do đảng Cộng Sản cai trị đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới, đã được dịch sang tiếng Nhật, tiếng Việt và tiếng Hàn. Trong lúc một cuốn phim tài liệu dài dựa trên sách này và có cùng nhan đề đang được sản xuất, đồng tác giả Greg Autry mới đây đã dành cho phóng viên Jim Stevenson của đài VOA một cuộc phỏng vấn.
Jim Stevenson



Hình: http://deathbychina.com/
Death by China - đề cập tới điều mà 2 tác giả này gọi những mối đe dọa của Trung Quốc do đảng Cộng Sản cai trị đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới, đã được dịch sang tiếng Nhật, tiếng Việt và tiếng Hàn

Stevenson: Cám ơn ông đã dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn. Trước hết, xin ông vui lòng cho biết mục đích mà hai ông nhắm tới khi viết cuốn sách này.

Autry: Điều mà chúng tôi muốn làm là làm sao cho những người dân bình thường ở Mỹ hiểu được là chúng ta có rất nhiều vấn đề với Trung Quốc -- từ thương mại, sức mạnh địa chính trị, cho tới phẩm chất của hàng hóa và nhân quyền. Những vấn đề này đã bị tẩy xóa bởi một chiến dịch tuyên truyền ở Tây phương được Trung Quốc dàn dựng rất công phu để làm cho mọi người tin rằng Trung Quốc chỉ là một đối tác thương mại bình thường như Canada, Bỉ hay Mexico. Trong khi trên thực tế, chế độ độc tài toàn trị ở Trung Quốc đang thách đố một cách hung hãn với Hoa Kỳ trên mọi phương diện. Nhiều người trong chúng ta không biết đây là một chiến dịch hợp nhất ở mức cao để làm cho kinh tế Mỹ bị kiệt quệ và đồng thời chống lại Hoa Kỳ trên cả hai mặt chính trị và quân sự.

Stevenson: Các ông bắt đầu cuốn sách của mình với việc nói tới vấn đề thực phẩm. Xin ông cho thính giả của đài chúng tôi được biết về vấn đề cung ứng lương thực, thực phẩm ở Trung Quốc.

Autry: Trước hết, nếu quí vị có đến Trung Quốc thì quí vị sẽ biết rằng có rất nhiều người ở Trung Quốc không muốn dùng các sản phẩm sữa của nước họ. Họ biết rõ vụ chất melamine được cho vào sữa đã giết chết hàng trăm em bé Trung Quốc và gây bệnh cho hàng trăm ngàn em khác. Ai nấy cũng muốn tiêu thụ các loại thực phẩm nhập khẩu, nếu họ tìm được và có khả năng tài chánh để mua. Đó là một việc rất đáng lo sợ. Họ xuất khẩu sang Mỹ những loại lương thực thực phẩm được nuôi trồng, chế biến theo tiêu chuẩn Trung Quốc, là tiêu chuẩn rất thấp về vệ sinh an toàn. Như quí vị đã biết, Trung Quốc vẫn là một nước nghèo, lạc hậu, thuộc thế giới thứ ba, nên họ có cách xử lý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mà người Mỹ không thể tưởng tượng được. Bên cạnh đó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc điều hành đất nước như một guồng máy xuất khẩu, nên họ sẵn sàng che giấu vấn đề khi xảy ra những vụ việc không tốt. Cho nên khi người Mỹ bị tử vong vì sản phẩm của Trung Quốc, hay khi hàng vạn chó mèo ở Mỹ chết vì thức ăn nhập khẩu của Trung Quốc có chứa chất melamine, chính phủ Trung Quốc đã che giấu vụ việc. Họ không hề điều tra thủ phạm là ai. Rốt cuộc các công ty của Mỹ là người phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm đối với những vụ ngộ độc thực phẩm này.

Stevenson: Nhiều người nói rằng những gì Trung Quốc làm là để phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc. Ông có nghĩ rằng những hành động của Trung Quốc là nhắm tới việc xây dựng một đất nước giàu mạnh và bảo vệ quyền lợi của đất nước họ, chứ không phải là một âm mưu chống lại Hoa Kỳ hay không?

Autry: Điều trước hết là chúng ta cần phải xem xét lại một vấn đề cơ bản. Đó là Trung Quốc không phục vụ cho Trung Quốc mà Trung Quốc phục vụ cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và có rất nhiều người ở Trung Quốc, như người Uighur hay người Tây Tạng, sẽ không tán thánh ý kiến cho rằng Trung Quốc cho Trung Quốc. Tình hình về địa chính trị của Trung Quốc và sự hung hãn của họ đối với các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, vân vân … trên thực tế đã chứng tỏ tính chất xâm lấn của chế độ ở Trung Quốc hiện nay.

Stevenson: Ông có nói tới những cột trụ của chủ nghĩa đế quốc kinh tế mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang theo đuổi. Xin ông cho biết điều này có những ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đối với người dân nước Mỹ?

Autry: Ảnh hưởng trực tiếp nhất dĩ nhiên là việc đưa công ăn việc làm trong ngành chế tạo ở nước Mỹ sang Trung Quốc. Chúng ta đã mất 57.000 công xưởng ở nước Mỹ chỉ trong vòng một thập niên qua, từ khi Trung Quốc được thu nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Có hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ lẽ ra vẫn ở lại nước này hoặc được tạo ra ở nước này, nhưng vì những chương trình trợ giá xuất khẩu bất hợp pháp, thao túng chỉ tệ, ô nhiễm môi trường trầm trọng và sự ngược đãi của Trung Quốc đối với người lao động nước họ cho nên họ đã có thể lấy được những công ăn việc làm này. Và họ đã làm việc này một cách rất khôn khéo qua việc hợp tác với các công ty đa quốc. Những công ty khét tiếng nhất trong lãnh vực là Apple và General Electric. Họ đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ vào việc lợi dụng các công cụ đó của Trung Quốc để hạ thấp giá thành sản xuất.

Stevenson: Việc này chỉ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ hay là một vấn đề toàn cầu, thưa ông?

Autry: Không. Việc này chắc chắn là một vấn đề cho các nước phát triển mà còn là một vấn đề vô cùng to lớn đối với các nước trong thế giới đang phát triển. Những nước như Brazil, Peru – là những nước sắp sửa trỗi dậy để tiến vào khu vực chế tạo các sản phẩm có giá trị phụ gia và khu vực dịch vụ cao cấp, đang bị chuyển thành những nước chuyên khai thác tài nguyên thiên nhiên để cung ứng cho thực dân Trung Quốc. Và mặc dù điều đó có vẻ như có lợi cho các nước này trong ngắn hạn, nhưng đưa quặng đồng Peru hay quặng sắt Brazil hay quặng sắt Australia sang Trung Quốc, rồi Trung Quốc tạo thành thành phẩm và mang bán cho các nước này đang tạo ra một mối quan hệ in hệt như mối quan hệ mà các nước này từng có với các cường quốc thực dân Âu châu.

Stevenson: Thay mặt cho thính giả đài VOA, chúng tôi xin cám ơn ông Autry và mong có dịp được nói chuyện với ông trong tương lai.
linhvang
#120 Posted : Thursday, June 6, 2013 10:00:42 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
The Paris Wife
Của tác giả Paula McLain



Ngày phát hành: Ngày 22, tháng hai, 2011
Nhà xuất bản: Ballantine Books
Bìa cứng, sách dày 320 trang
Giá bán: $25

Đây là cuốn tiểu thuyết thứ nhì của nhà văn Paula McLain, nằm trong danh sách bán chạy New York Times Bestseller, về giai đoạn nhà văn Ernest Hemingway mới bắt đầu viết lách, khi đó chưa được ai biết đến tên, và đang sống với người vợ đầu tiên, Hadley Richardson. Truyện dựa trên những tài liệu có thật để kể về giai đoạn họ sống ở Paris qua cái nhìn của người vợ này.
Chicago, năm 1920, Hadley là một cô gái 28 tuổi, sống khép kín, hầu như lỡ thời, không còn hy vọng nào có được tình yêu hay hạnh phúc bình thường. Cô là con gái út, có cha đã tự tử bằng súng, các anh chị lớn đã lập gia đình. Sau một thời gian một mình chăm nom người mẹ đau ốm thì chính cô đã chứng kiến cái chết của người mẹ.
Trong một lần đi thăm bạn là Kate, cô gặp Ernest Hemingway, khi đó mới 20 tuổi, đang có mộng muốn thành nhà văn. Năm 17 tuổi, Ernest đã tình nguyện vào tổ chức Hồng Thập Tự, lái xe cứu thương ở mặt trận Ý, và đã bị thương nặng, suýt chết.
Sau một thời gian theo đuổi Hadley, Ernest cầu hôn, rủ Hadley qua Rome (nước Ý) sống, làm nơi viết lách. Nhưng sau đám cưới, năm 1921, không bao lâu, Ernest gặp nhà văn Sherwood Anderson, và qua đề nghị của nhà văn này là Ernest nên qua Paris sinh sống vì đó là nơi tập hợp của những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, và như thế sẽ giúp việc viết lách của Ernest có hiệu quả hơn.
Nơi đó, họ đã gặp những người mà được gọi là “Lost Generation”, Thế Hệ Lạc Lòai, gồm Gertrude Stein, Ezra Pound, và F. Scott Fitzgerald, đều từ Mỹ tới.
Mặc dù yêu nhau đắm đuối, vợ chồng Hemingway chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với một môi trường sống buông thả: rượu chè, sống vội, người này cặp bồ người kia, là giai đoạn của nhạc Jaz thịnh hành (Jaz Age Paris).
Ernest có tham vọng trở thành nhà văn nổi tiếng. Hadley ủng hộ, khuyến khích chồng, là điểm tựa của Ernest trong thời gian này khi mà Ernest còn rất nghèo. Họ sống bằng số tiền Hadley nhận được từ ông nội để lại là 2 ngàn Mỹ kim một năm, cộng thêm 50 Mỹ kim mỗi tuần Ernest nhận được khi viết cho tờ báo Co-operative Commonweath, mà việc này cũng không bền, Ernest đã nghỉ việc sau khi họ đi hưởng tuần trăng mật về. Chi phí cho chuyến qua Paris là bất ngờ vào lúc ấy Hadley hưởng được 8 ngàn tiền thừa kế từ một ông chú vừa mới mất. Nói tóm lại đây là giai đoạn Ernest đã phải sống nhờ vào Hadley, cũng như ngay lúc cầu hôn, Ernest đã biết là với tham vọng cho con đường viết lách, ông cần một người như Hadley, để ông có một chỗ tựa, và Hadley cũng là một con người rất thật. Có Hadley bên cạnh, ông cảm thấy an tâm.
Mỗi ngày đều đặn ông đến một căn phòng mướn sẵn để viết lách. Sau này, ông cũng viết ở quán cà phê.
Tuy không làm ra tiền nhưng thời gian họ sống ở Paris, qua cuốn tiểu thuyết thì họ đã ăn ngon, uống rượu ngon, đi giải trí nhiều nơi như là trượt tuyết, đi coi đấu bò.
Tình nghĩa vợ chồng của họ bắt đầu bị sứt mẻ khi Hadley rủi ro đánh mất một va-li đầy bản thảo mà Ernest đã cặm cụi viết trong ba năm, cộng thêm không lâu sau đó là cái tin Hadley cấn thai khi mà Ernest còn đang phấn chấn tìm một chỗ đứng trên văn đàn, lại còn rất trẻ và chưa có lợi tức cố định, nên chưa sẵn sàng làm cha. Độc giả nào mà là nhà văn sẽ hiểu rõ cái tâm trạng khi những bản thảo bị đánh mất thì buồn đến cỡ nào. Hadley không phải là nhà văn (người vợ duy nhất không ở trong giới nhà văn, nhà báo của Ernest H). Và chuyện muốn có con thì Hadley vì cũng sợ mình lớn tuổi nên cũng thầm muốn có con. Chuyện Hadley bỏ quên vòng xoắn ngừa thai ở nhà khi đi nghỉ mát với Ernest đã làm Ernest tức giận.
Ernest nhận việc phóng viên cho tờ Star ở Toronto, Gia Nã Đại, để có một lợi tức đều đặn mà lo cho đứa con và gia đình. Hai người dọn tới Toronto. Ai dè, khi nhận việc, lại gặp một ông sếp không ưa Ernest – còn người mà Ernest nghĩ là ông sẽ tới làm việc cho người đó thì ông ta lại đổi đi nơi khác rồi. Thế là sau khi đứa bé đủ cứng cáp thì họ lại dọn trở lại Paris.
Thời gian tiếp theo là cuốn tiểu thuyết The Sun Also Rises đã ra đời, tạo được tiếng vang. Hadley vẫn giữ vai trò người vợ, người bạn của Ernest, dù càng lúc càng khó vì môi trường đang sống đầy cám dỗ. Rồi bất ngờ có sự xuất hiện của người thứ ba là Pauline Pfeiffer (sẽ là người vợ thứ hai của Hemingway). Pauline trẻ hơn Hadley bốn tuổi (vẫn hơn Ernest bốn tuổi), ăn mặc thời trang hơn Hadley (Hadley vẫn nghĩ mình quê mùa, sợ rằng sẽ bị Ernest chê) vì là cây viết về thời trang cho tờ báo Vogue, lại làm ra tiền. Pauline khen tài năng của Ernest. Mới đầu Pauline làm bạn với Hadley rồi cướp luôn chồng bạn! Chính Hadley cũng nhận ra rằng Pauline như là một ma nữ quấn lấy Ernest, làm Ernest không tài nào gỡ ra nổi. Có một thời gian họ sống tay ba, nghĩa là Ernest vừa có vợ vừa có tình nhân sống chung trong một nhà! Pauline lại cũng đề nghị là cả ba nên về Mỹ, về quê của cô, cha mẹ cô sẽ cho họ một miếng đất để họ làm nhà ở chung.
Năm 1927, Hadley bằng lòng ly dị. Nhiều người đã cho là tại sao Hadley lại bỏ cuộc sớm như vậy, sao không tranh đấu giữ Ernest cho bằng được. Hadley đã nói rằng tình yêu đã không còn, chả khác gì sống ở trong một thành phố bỏ hoang, thì có tranh đấu cũng không ích gì. Hadley cũng nghĩ rằng từ một cô gái khép kín, mình bây giờ đã vào đời, đã lanh lợi hơn nhiều, đã tự đứng trên đôi chân của mình.
Phần lớn độc giả ai cũng biết Ernest Hemingway sau này là nhà văn nổi tiếng, được giải văn chương Nobel năm 1954, sau Pauline, có thêm hai người vợ nữa. Trong cuốn hồi ức A Moveable Feast, được coi như là tác phẩm sau cùng của ông, trước khi ông tự tử bằng súng vào năm 1961, ông đã viết về giai đoạn sống ở Paris, về Hadley. Và ông đã viết như thế này, tôi thà chết còn hơn yêu ai, ngoài Hadley. Như vậy, ở cuối đời, qua bao người vợ cũng như bao tình nhân khác nữa, một Hemingway đa tình mới nhận ra rằng, Hadley mới là người ông yêu và ông mới thật sự đã mất Hadley.
Về phần Hadley, bà lập gia đình một lần nữa với ông Paul Mower, từng là foreign editor cho tờ The Chicago Daily Newes, vừa là nhà thơ, và cũng là bạn của Hemingway ở Paris. Họ sống hạnh phúc cho tới khi ông mất năm 1971.
Khi được phỏng vấn về Hemingway, Hadley vẫn cho Ernest là “prince”, là hoàng tử của lòng bà, và thời kỳ ở Paris vẫn là thời kỳ đẹp nhất, dù Paris sau này thay đổi nhiều, không có thời kỳ nào bằng thời kỳ đó, thời kỳ Paris sau chiến tranh. Đời sống đơn giản, khó khăn mà họ có hạnh phúc. Đó là thời kỳ mà Ernest hòan hảo nhất. Tôi có chàng, và chàng có tôi. Chúng tôi đã mang lại cho nhau những gì tốt đẹp nhất.
Sao bà vẫn tiếp tục yêu ông và ái mộ ông sau khi ông đã làm là đau khổ đến thế?
Tình yêu, nghèo khổ, phản bội có đủ cả trong The Paris Wife.
Đọc cuốn sách để nhìn được Paris, những con đường nghèo nàn, dơ bẩn, những quán cà phê đông đúc nhà văn, nhà thơ, của những thập niên 1920, sau chiến tranh Đệ Nhất Thế Chiến. Đọc để hiểu ra điểm tương đồng của hai nhân vật này: hai bà mẹ của họ đều cầm quyền gia đình; hai ông bố ít nói, sợ vợ, đều tự tử bằng súng.
Đây là một cuốn sách hay, tả cảnh cùng tình tiết rất sống động. Những ai là độc giả fan của nhà văn Ernest Hemingway thì lại càng nên tìm đọc.
Paula McLain nhận bằng MFA về thơ từ University of Michigan. Cô là tác giả của hai tập thơ; một hồi ức mang tên Like Family: Growing Up in Other People’s Houses; và một cuốn tiểu thuyết đầu tiên, A Ticket to Ride. Cô sống ở Cleveland cùng với gia đình.
Paula McLain cho biết cô viết cuốn tiểu thuyết này phần lớn tại quán cà phê Starbucks gần nhà.
Users browsing this topic
Guest
9 Pages«<45678>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.