Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Nói với các chị.
Hai-Ho
#1 Posted : Monday, November 22, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Hai-Ho

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 14
Points: 0

Dạ, tôi đọc được bài viết này, thấy ngộ nghĩnh nên xin dán vào đây. Hy vọng các anh các chị cười vui thỏai mái.

* * *

Nói với các chị

Ngô-Sắc.


Một sáng mùa xuân đẹp trời, thinh không xuất hiện trong cuộc đời vốn dĩ phẳng lặng của chị một con mẹ hơn hẳn chị, trẻ hơn, đẹp hơn, và ... đắt chồng hơn, lớn bé đủ cả. Ác liệt nhất là nàng lại đang độc thân tại chỗ ! Nàng ôm chầm lấy anh ấy của chị rồi khóc lóc tỉ tê, rằng anh ấy đã là mối tình thầm kín, đầu tiên và duy nhất khi nàng hãy còn ... teen, rằng cuộc đời tình ái của nàng sở dĩ thăng trầm khốn khó cũng chỉ vì trái tim nàng đã gởi trọn cho anh ấy mất rồi ! Má ơi, chị tính sao đây ?

a. Chị dao động tinh thần, hoang mang cùng cực rồi quyết định ... leo lên bàn thờ cho gọn.
b. Chị chạy ù đi thăm bà Bích-Ngọc, bà Hạnh-Phước làm màn chỉnh trang nhan sắc, sơn phết dung nhan.
c. Chị lăn đùng ra ăn vạ, bế quan tỏa cảng chưa đủ, chị còn thẩm vấn anh ấy liên tục, cẩn thận hơn chị thuê thám tử tư bám sát anh ấy 24/24 cho ăn chắc.
d. Chị lôi sổ nhà băng ra, mỗi ngày dùng kính lúp xăm xoi, có chi không minh bạch chị bèn làm màn khủng bố tinh thần, hăm he mời anh ấy đi chơi chỗ khác.
e. Chị làm Hoạn-Thư tân thời, dùng khổ nhục kế, niềm nở rước nàng vào nhà, sau đó gọi điện thoại nặc danh báo Interpol, báo FBI, rằng nàng có liên hệ với đường dây của anh Năm Cam, trùm ma túy VN, hoặc chắc ăn hơn, nàng là thành viên của nhóm khủng bố Al Qaeda đang âm mưu giật sập cầu Golden Gate.

Vì là multiple choice, chị có quyền chọn nhiều câu một lúc. Nhưng ... chọn cách nào thì chị cũng hố mà thôi. Sau đây là lời bàn đề của tui :

- Thứ nhất, chị leo lên bàn thờ : Anh ấy sẽ ôm quan tài có chị nằm ngay đơ ở trỏng mà khóc than thương tiếc, dám anh ấy còn biểu diễn màn nhảy xổ xuống huyệt lúc hạ áo quan. Dĩ nhiên những người đưa chị tới nơi an nghỉ cuối cùng chẳng ai nỡ để anh ấy làm chuyện đó. Rồi thì ... hạ hồi phân giải. Xét cho cùng chỉ có chị là thiệt thôi, vì rằng nằm (nghe tiếng dế ru ơ hờ) ở chốn đìu hiu đó coi bộ vừa lạnh lại vừa buồn ... thấy mẹ.
- Thứ nhì, chị đi gặp bà Bích Ngọc bà Hạnh Phước để ... tune up : Cách này chỉ tạm thời trước mắt mà chưa chắc đã lâu dài và khả quan. Đào thải là luật tự nhiên, các cơ quan bộ phận trên người ở tuổi chúng ta coi bộ đã rệu, đã hết tính ... đàn hồi cần phải có. Cắt xén thêm bớt gì đi nữa cũng chỉ được vài ba tháng là đâu lại hoàn đó, chẳng lẽ cứ cắt mãi thêm mãi à. Da thịt người chớ có phải plastic đâu. Với lại, nếu anh ấy lăng xăng vì thích trẻ thích đẹp thì cô ta sẽ không phải là người sau cùng của anh ấy, xin chị nhớ cho như thế.
- Thứ ba, chị phong tỏa cấm vận và chơi trò thám tử : Má ơi, chị đang làm chi đó ? Nếu thuộc thành phần tư sản mại bản, tiền bạc rủng rỉnh, anh ấy đi đầu tư chỗ khác thì chị sẽ ... sạch vốn như chơi ! Còn cái trò thẩm vấn theo dõi nó chỉ có ở các trại tập trung cải tạo của CS, chơi trò đó chị sẽ làm anh ấy bạc nhược tinh thần và thể chất, anh ấy sẽ là một xác chết mà biết thở, đi vật vờ cạnh chị giữa chốn đông người. Chưa kể, con giun xéo mãi cũng quằn, một ngày đẹp trời anh ấy sẽ ... làm thiệt cho bõ ghét !
- Thứ tư, chị kiểm soát tiền bạc và lâu lâu lại có màn dọa dọn va-li : Tiền và người, cái mất mát nào sẽ làm chị đau đớn hơn ? Nếu phải chọn thì chị chọn chi ? Người mình thường nói của đi thay người. Nếu hết tiền mà còn anh ấy, cả hồn lẫn xác, có phải vẫn hơn là còn tiền nhưng xác hồn đã đi ráo trọi hay không ? Ngay cả xác còn đó nhưng hồn đã biệt tăm thì cũng kể như tiêu. Trường hợp chị chọn tiền mà xăng-phú chuyện hồn xác của anh ấy thì chị chỉ yêu tiền thôi, chị đâu có yêu gì anh ấy. Còn chuyện khủng bố hăm doạ dọn va-li thì rất có thể ... một bữa xấu trời, anh ấy sẽ tự làm lấy va-li mà không khiến tới chị.
- Thứ năm, chị loại đối thủ bằng khổ nhục kế : Cái này kẹt lắm nha, Interpol FBI là những cơ quan thẩm vấn điều tra chuyên nghiệp, chỉ cần ba chục giây là họ sẽ tìm ra đáp số, trong cái đáp số này chắc chắn có chị ngồi nhà đá, nhẩn nha bóc 1-2 quyển lịch hoặc lặng lẽ bên thềm đếm lá rơi. Xin chị chớ dại !

Nói năng dông dài thế là để đi tới một kết luận : Bất cứ chuyện gì không vui xảy ra, bởi chị và con chị là cái cột nhà của anh ấy (chị là cái, cháu là cột), nơi chốn anh ấy trở về để được thương yêu, nên nếu có chi thì trách nhiệm hoàn toàn là ở chị. Cột là cái sườn nhà, chống đỡ mái nhà che mưa che gió, chị chống yếu xìu, mưa gió nhẹ hìu mà nhà đã xập, thế thì chị trách ai ? Lẽ ra chị còn phải đấm ngực đọc kinh cáo mình, ăn năn tội với anh ấy là khác, vì rằng hoặc chị đã không yêu anh ấy hoặc chị yêu nhưng đã yêu ... không đúng cách !

Một ông đầy kinh nghiệm, sắm được căn nhà có tới hai cái cột, đã định nghĩa tình yêu như sau : Yêu là có bổn phận đem hạnh phúc đến cho người mình yêu, làm họ nẩy nở sung mãn về tinh thần lẫn thể chất. Ông rộn ràng với cái cột lớn (yêu như thế mới là yêu đúng cách), nồng nàn với cái cột nhỏ (trẻ như thế, hơ hớ như thế, lấy ai chẳng được). Sang tới đây, cả ba chung sống hòa bình mãi tới khi ... ông lại lôi tình yêu ra lý luận để đòi dựng thêm cái cột thứ ba, vì theo ông thế chân vạc mới là thế cân bằng bền nhất ! Tới đây thì có chiến tranh giữa ông và Cột nhỏ. Cột lớn đóng vai Liên hiệp quốc phân xử mãi không xong, tình trạng căng thẳng y chang Huê-Kỳ và Irak, Cột lớn chán quá bèn có màn xuống tóc, rời bỏ chiến trường đẫm máu để nương náu chốn thiền môn. Chuyện tới đây vẫn chưa ngã ngũ, có tin gì mới tui sẽ báo cáo sau.

Vậy chứ trong ba người, đố chị, ai đáng thương nhất ? Ai cũng đáng thương hết, nhưng thương nhất là ông chồng. Trai năm thê bảy thiếp, ông được giáo dục thế (và thành khẩn tin thế), chuyện thêm bát thêm đũa của ông tất nhiên nó bình thường, giống như ta ra quán uống ly cà phê, thấy ngon, bèn bưng cả bình lẫn phin về cho gọn việc sổ sách. Ngài tổng thống đã cho phép ông uống cà phê, nay ông muốn uống trà tàu, tại sao ngài thủ tướng lại nhất định phản đối, thế là không dân chủ, là ... vi hiến ! Nói như ông không phải vô lý và thiếu cơ sở. Đúng mà không được làm, ông đáng thương quá đi chớ !

Trở lại trường hợp đầu tiên, nàng ôm chầm lấy chồng chị. Thì đã sao mà chị phải ầm ĩ lên như thế ! Chị đã trái rành rành cả lý lẫn tình. Trước hết là lý, ủa, nàng đến trước chị cơ mà ! Còn tình thì ... ôm là quyền của nàng, anh ấy có vội vàng vòng tay ôm lại hay không mới thành chuyện. Chưa kể dám nàng bị viêm cánh viêm cẳng hổng chừng, nên ngay chuyện bắt tay bắt chân, anh ấy còn hổng khoái, nói chi tới chuyện ... ôm đáp lễ. (Ai muốn biết viêm cánh viêm cẳng là chi xin tìm hỏi các quan đốc Việt) Giả dụ anh ấy lịch sự có thừa, ga lăng cho phải phép kẻo nàng buồn, sơ sơ chút đỉnh vậy mà, thì đã sao, ơ hay ! Ăn cơm nhà mãi cũng ớn, cho dù tài nội trợ của chị đã nức tiếng đồn, nếu anh ấy mò ra tiệm kêu tô mì thì chị khỏi mất công nấu nướng và dọn dẹp, càng khoẻ chứ sao ! Với lại ra tiệm chưa chắc là đã để ăn, lắm khi anh ấy chỉ đi ... dòm thực đơn, rồi lại về ăn cơm nhà, vừa đỡ tốn, vừa lành (vì ít dầu mỡ và bột ngọt) lại vừa hợp khẩu vị. Gì đi nữa thì cũng chỉ có lợi cho chị mà thôi.

Có lắm khi chị đã vô ý nên cơm lúc khê khét, lúc sượng trân. Mà anh ấy thì chỉ thích cơm thôi. Thế nên cho dù thức ăn chị làm có ngon cách mấy, bữa ăn cũng đã thành vô vị. Rồi anh ấy kém vui, bèn theo bè bạn đi uống cà phê hay uống trà tàu, tệ hơn dám anh ấy còn uống cả rượu. Lỗi đó đâu phải tự anh ấy, tự việc bếp núc của chị không chu tất đó thôi, thế sao lại trách anh ấy nhỉ ? Trường hợp anh ấy lăng xăng cái kiểu ‘nam vô tửu như kỳ vô ... viagra’ thì chị lại càng yên chí lớn, vì rằng sự nghiệp điền kinh cử tạ của anh ấy đang trên đường kết thúc, lễ bế mạc chỉ là một tương lai rất thật gần, bởi trong lãnh vực thể thao, doping không bao giờ có chỗ đứng !

Ngẫm nghĩ cho cùng, sau khi dòm qua dòm lại dòm trước dòm sau, người chồng Việt có lẽ là người đàn ông tốt nhất thế giới về chuyện tình nghĩa. Một ngoại lệ, tuy hiếm, là ... anh ấy ưa trò quyền anh, chơi rất thường xuyên, xuất sắc và chuyên nghiệp. Nếu thế thì chắc chắn cái bình bông pha-lê có tên gọi là tình-nghĩa, đang trưng bầy sang trọng trong phòng khách nhà chị, than ơi, nó đã lủng từ khuya rồi, từ ngay trong trận so găng đầu tiên lận, nếu chị còn cứ cố mua hoa về cắm thì đừng than thở tại sao ! Và má ơi, theo tui, chị đáng bị nọc ra đánh đòn rồi sau đó đáng bị phú lít bắt bỏ bót !

* * *

Căn bản của vấn đề thiệt ra là gì ? Hà hà, là chị có ... máu hoạn thư chút đỉnh chứ còn chi nữa. Mà chút đỉnh thì cũng ... người ta thường tình thôi, hổng có mới kỳ cục khó hiểu. Kẹt cái (lắm khi) chị ghen lãng xẹc, hoặc (ít khi) chị ghen đúng nhưng ghen ... thiếu tổ chức !

Vậy chứ ghen nó là chi ? Tự điển tâm lý nói thế này : Ghen là một tình cảm bi quan hỗn loạn về mất mát, nó chứng tỏ sự thiếu lòng tin về chính mình và thiếu hiểu biết về đối tượng (tức cái đứa đang cứ chực bưng gọn ... đĩa cơm sườn của chị). Vì hỗn loạn nên lắm khi chị bị ... quáng gà, nghĩa là con gà của chị còn đứng nguyên trong chuồng mà chị đã hốt hoảng ồn ào la lối chuyện ... chuồng trống !

Nói như thế thì mỗi lần ghen, dù đúng hay sai, là chị đã bị hao hụt ít nhiều, là chị đã để tâm hồn và thể chất mẻ đi một miếng vì cái chuyện thiệt ra chưa đáng hay không đáng thành chuyện ! Nghe tui cắt nghĩa đây : Chưa đáng bởi thông thường, anh ấy đi rồi sẽ về, trừ khi về không đặng vì chị đã kêu người thay luôn ổ khóa. Không đáng vì, tệ hơn, anh ấy đi lâu và dám đi luôn hổng chừng. Thì cũng tốt thôi, giữ sao nổi người đã không thích ở, chị hãy thong thả để-trở cư-tang và cúng vong để linh hồn anh ấy sớm siêu thoát, bởi trở về bằng hồn ma bóng quế thì cũng chẳng vui gì, còn vướng chân vướng cẳng chị thêm là khác! Trong Thánh kinh những người đi lạc tìm ra lối về thường được ca tụng hơn là người ở trong nhà, và vì thế, không bao giờ có thể đi lạc. Thậm chí Chúa còn biểu phải trải thảm đỏ và mổ trâu bò để liên hoan linh đình mệt nghỉ, vì ... đây là con chiên đã mất nay tìm thấy lại (và thấy nguyên con) ! Chúa nói thế mà chị còn cãi sao ? Chỉ có điều ... nếu cứ đi, cứ đón, và cứ ăn uống hoài kiểu này dám có màn bội thực ! Tùy chị đó thôi, đã thích nuôi gia cầm thì phải cố, hay chị đổi chương trình nuôi vịt thay gà ? Thịt vịt tuy độc nhưng nấu cháo hay tiềm thì quả là hết xẩy !

Trở lại chuyện tình nghĩa của người đàn ông Việt, như đã nói ở trên, cho dù đi đâu làm gì, thì anh ấy cũng sẽ trở về và ở lại, trừ khi chị đã không còn kiên nhẫn nên nhất định tống anh ấy ra khỏi cửa. Hoặc chị quyết định vì anh ấy ăn mì và uống cà phê sữa nên chị cũng phải ra tiệm ăn phở và uống đậu đỏ bánh lọt. Thế nhưng thi đua ăn nhậu cho bằng các anh có vẻ không phải là thói nết của người phụ nữ Việt chúng ta, tui thật lòng tin như thế.

Mà tại sao chị em ra ngoại quốc rồi lại hay nói chuyện bình đẳng bình quyền dữ vậy trời ? Bộ hồi đó tới giờ hổng bình sao, và nếu không thì chị ở đâu, chiếu trên hay chiếu dưới ? Nói rằng chị đã thụ động phải ngồi nín thinh ở chiếu dưới, thì có vẻ như chị đang vừa đánh trống vừa ăn cướp, nghĩa là chị chơi trò cả vú lấp miệng anh ấy, la làng để được đứng trên bàn thờ chung với ... tổ tiên. Nói có sách mách có chứng đàng hoàng : Ai là đảng, lãnh đạo mọi chuyện trong ngoài, anh ấy ha ? Ai là nhân dân, làm chủ mọi công việc vốn dĩ nặng nhọc (sửa xe, thay ổ điện, thay ống nước ...), chị ha ? Và trên nhất hết : Ai là nhà nước, quản lý khâu phát lương cho anh ấy bằng chính tiền của anh ấy, con chị ha ? Thế thì bình ở cái chỗ nào ? Và càng không thể bình nổi khi mà tiền chị xài trong việc mua hột xoàn là tiền vốn để dành, còn tiền anh ấy xài trong việc lai rai cà phê trà tầu lại là tiền vứt qua cửa sổ. Tiền dùng trong cả hai trường hợp đều có mục đích chung là đem lại sảng khoái tinh thần lẫn thể chất cho người xài nó, thế sao việc chị tiêu thì hợp lý và có ích lợi mà việc anh ấy tiêu thì lại phung phí và ... phạm pháp ? Vậy bình ở cái chỗ nào ?

Chị kể lể công lao đã đẻ và nuôi con cho anh ấy ha ? Nếu chị không thích thì có bao nhiêu người đã và đang sẵn sàng để làm hộ chị việc đó. Còn buông anh ấy ra chị cũng có khối ư, chị có đùa không ? Bài tính xác suất để tìm người kế thừa anh ấy chắc chắn không cao, nếu không muốn nói là ... vô nghiệm ! Trừ khi chị nói để mà nói, nói linh tinh cho sướng cái miệng, chứ còn tin vào đó, dù chỉ một hai phần trăm thì, than ơi, óc tưởng tượng của chị quả là phong phú dồi dào !

Nay ở quốc ngoại, chị ra ngoài bắt chước đòi bình quyền ! Ôi quả là dại dột. Bình quyền là cái gì cũng phải chia hai, hoặc chia theo một tỉ lệ cân xứng 50-50, 60-40, 70-30. Gì đi nữa thì chị cũng mất quyền ‘làm chủ’ theo luật bất thành văn mà tự nhiên chị đang có sẵn. Còn màn giải phóng phụ nữ nữa trời ạ ! Đây chỉ là hư chiêu, để những người đàn bà kêu gào chuyện giải phóng hợp thức hóa thành tích của họ, để những người đàn ông lăng xăng và lăng nhăng, vô tội vạ tính chuyện ... hit and run. Sợ rằng, tới một lúc chị bình tâm ngồi xuống, ngó tới ngó lui, thì đã quá trễ để lùi lại mà tâm hồn không thảm thương chuyện méo mó trầy sát !

Nói nãy giờ e là chuyện sách vở lý thuyết . Chuyện nhà hai ba cột coi bộ chưa xong. Nhưng chuyện sau đây thì bảo đảm có thiệt chăm phần chăm : Cả Đẫn đối với vợ vốn có hiếu một lòng. Rồi thinh không có màn ôm lãng xẹc. Đẫn bối rối mới thú thiệt để vợ ... gỡ rối tơ lòng. Vợ Đẫn chạy sang nhờ tui mách nước. Sau màn phân tích tổng hợp, VC nó kêu bằng điều nghiên sự cố, tui mới Gia Cát Khổng Minh để vợ Đẫn cứ thế mà làm. Trước hết, vợ để Đẫn thong thả chuyện tham quan thành phố suốt tuần lễ nàng ở lại. Tới khi nàng về, vợ lại còn cho phép Đẫn mang theo lương thực đi tiễn năm ngày đường. Chuyện này mới ác liệt : lúc soạn va-li cho Đẫn, vợ cẩn thận nhét vô đó năm cái áo tơi, phòng khi mưa gió trở trời, mỗi ngày Đẫn bận một cái. Đẫn đi năm bữa trở về, có hao mòn chi không rõ, nhưng vợ Đẫn thì lại có lời. Lúc rỡ va-li, áo tơi nàng đếm tới ... sáu cái lận (?) Bữa tình cờ họp tổ, tui kéo Đẫn ra một góc bắt thành khẩn khai báo, nhưng Đẫn cứ trước sau như một, rằng không biết tại sao, rằng hay vì nó cất công nấu nướng dọn bữa mà mình hổng nếm, nên nó giận nó làm thế để vu oan giá hoạ cho mình ? Đẫn nói thế có tin được hay không, tui tò mò hết sức ?? Còn vợ Đẫn thì tỉnh bơ cười ruồi : Đã có phép thì ăn uống hay không là quyền của Đẫn, có mắc mớ chi tới nàng mà phải thắc mắc ! Wow, trong tương lai nếu ai cũng như vợ Đẫn thế giới chắc sẽ hoà bình to, rồi thì chuyện tu thân tề gia trị quốc sẽ là đồ bỏ hết !

Kết : Bài này tui viết cho một hội có tên Hội Ái Hữu Đờn Ông (không hề sợ vợ). Nghe đồn hội qui tụ toàn những bậc thức giả nhìn rất xa và hiểu rất rộng ! Khi Nam Quyền được binh vực dữ dội như tinh thần bài viết này, thì đám đờn ông của Hội đúng ra phải thỏa mãn hả hê mới là chuyện bình thường. Thế nhưng ... sự việc tiên liệu y hình đã không xảy ra ! Nghe nói khi nhận được bài này thì tất cả ban chấp hành của hội đã họp hành khẩn trương tới mấy ngày lận. Sau khi tham khảo ý kiến chung thì họ biểu tui rằng họ ... rét quá ! (Sướng thì có sướng đấy, nhưng run thì cứ run !) Rồi họ lịch sự mời tui đem bài đi đăng chỗ khác, bên Hội Ái Hữu Đờn Bà chẳng hạn (Hội Ái Hữu Đờn Bà thì y hình hổng có vì thiệt tình không cần thiết phải có !) Thoạt tiên tui có chưng hửng chút đỉnh, sau ngẫm nghĩ lại thấy chuyện rét mướt của họ cũng là hợp hoàn cảnh. Ngó bộ thời gian chưa dủ chín muồi để các dân tộc nhược tiểu vùng lên chống áp bức. Thôi thì cứ để họ, các bậc thức giả nhìn rất xa và hiểu rất rộng ấy, thong thả mà suy nghĩ chuyện đời !


2003/04/30
Chín Út
#2 Posted : Tuesday, November 23, 2004 1:54:08 PM(UTC)
Chín Út

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 693
Points: 0

Bác Hai-Ho ơi , cho Chín Út đăng ký làm thành viên của cái hội đó nha....he he he Tongue
Anh Ba
#3 Posted : Wednesday, November 24, 2004 1:53:23 AM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

beerchugbeerchug
Cho tui tham gia với...
quote:
Bộ hồi đó tới giờ hổng bình sao, và nếu không thì chị ở đâu, chiếu trên hay chiếu dưới ?

Ừa, nói đúng thiệt... Lúc nào cũng nằm chiếu trên, rồi đứng trên đó la làng hoài...Người la làng phải là tụi tui nè...hihi...Tongue
floatingfloating
Tonka
#4 Posted : Wednesday, November 24, 2004 4:32:40 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Ới tác giả Ngô Sắc mau mau trở lại Approve
Anh Ba
#5 Posted : Wednesday, November 24, 2004 5:52:35 PM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Chị NGỐ ơi....Big SmileBig Smile
Hai-Ho
#6 Posted : Saturday, June 4, 2005 10:23:02 AM(UTC)
Hai-Ho

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 14
Points: 0

Dạ, tôi xin phép dán vô đây một bài viết mới đọc được trong báo.
Hai-Ho.

* * *


Cũng là đọc sách.

... Những người muôn năm cũ ...




Tuổi thơ ấu của tui không có hoa có bướm nhưng có ông Khai-Trí đứng chình ình !
Nói vậy dễ sanh hiểu lầm là đang khoe khoang mình quen lớn. Trời, ông thi sĩ họ Nguyễn dám tui biết chớ ông Khai Trí thì thiệt là không, không biết ông mà cũng không rõ ông tên họ là chi nữa.
Chuyện ông Khai Trí đứng chình ình trong tuổi hoa niên của tui nó như vầy : Số là tui xuất thân giai cấp lao động thứ thiệt. Ba má tui do nghèo nên thành khẩn chuyện buôn thúng bán bưng, đâu có thì giờ giáo dục con cái. Vậy nên nếu sểnh ra là tui chăm chỉ vụ đầu đường xó chợ, chuyên cần liền tù tì việc ... đi một ngày đàng học một sàng khôn . Nếu cứ đi một ngày mà học được một sàng thì tui đã thông thái hết biết. Khổ cái ... đầu đường xó chợ thường hổng có những điều hay ý đẹp như trong sách, thành ra rồi tui đã học rất nhiều mà hiểu chẳng bao nhiêu !

Kế tiếp là ... một bữa tình cờ tiá tui lượm được con ổng ngoài đường vào cái thời điểm lẽ ra nó phải ngồi trong lớp học ! Dĩ nhiên tui theo tiá dìa nhà mà lòng dạ rối bời. Kết quả tui ăn sơ sơ đâu đó 10 cây roi mây quắn đít với lời giáo huấn chơn thành của gia phụ và một chén nước mắt của gia mẫu : Ôi, cha mẹ cực khổ nuôi con ăn học mà con như dzầy thì mơi mốt không ăn mày cũng trộm cướp !
Rồi tiá tui giác ngộ cái rột chuyện giáo dục tuổi hoa niên, sáng chúa nhựt ông thường thả tui ở Khai Trí và dúi cho ít tiền lẻ, hẹn 2 tiếng sau trở lợi rước dìa. Cả một chân trời mở rộng và chói loà ngay trong tiệm Khai Trí đó, rồi tui thành khách hàng thường trực và trung thành của tiệm mỗi chúa nhựt, cho mãi tới khi rời xứ đi xa. Tui dám mê sách hơn mê ... trai. Dĩ nhiên đây chỉ là giả tưởng, bởi sự thực thì tui hổng để ý tới ai vì hổng ai để ý tới tui ráo hết !

Ít lâu sau, tui được tiá cho hưởng quyền tự do trong khuôn khổ. Thời giờ bao lâu cũng đặng miễn cứ lòng vòng trong Khai Trí là tiá yên bụng lắm rồi. Để phát huy chuyện khuôn khổ và tự do ni, mỗi sáng chúa nhựt tui còn được thong thả leo lên xe thổ mộ và tà tà đổ bộ xuống Khai Trí, xong tới chiều lại đáp xe ngựa vòng về cùng với mớ chữ nghĩa đầy đặc chưa kịp tiêu hoá và tay chơn rời rã hết biết ! Rời rã tay chơn là vầy : Thời đó muốn ‘xuống phố’ bằng ngựa thì trạm chót là ga xe lửa gần bùng binh Chợ Bến Thành, xe ngựa bị cấm chạy vô Lê Lợi Nguyễn Huệ Tự Do để giữ thẩm mỹ và sạch sẽ thành phố. Từ trạm xe ngựa, đi bộ tới Khai Trí ngó chừng cũng xa, mỏi giò luôn nha.

Thư trung hữu nữ nhan như ngọc nghĩa là trong sách có mỹ nhơn. Người xưa nói vậy để dụ các bé trai cho chúng siêng năng việc sách đèn – vì rằng ... đọc ngày chưa đủ, tranh thủ đọc đêm, thành ra mới có vụ đèn đi chung với sách là dzậy - Thời nay hổng có chuyện người đẹp ngồi đứng chình ình trong sách nữa - nếu có họa là trong các tạp chí Playboy Penthouse thôi hà.
Yêu sách là yêu chữ nghĩa, yêu vậy rồi trước sau chi cũng khấm khá, nghĩa là không thành công cũng thành nhơn ráo trọi. Nói nào ngay tiền tiá cho mua sách hổng nhiều nên tui chăm chỉ đọc sách chùa. Cái chi chùa đều dởm nhưng văn hoá chùa coi vậy mà nên, miễn rằng cái đưá chuyên nghiệp vô chùa hưởng lộc phật đó biết lựa oản mà ăn, và dĩ nhiên biết tạo duyên lành từ nghiệp quả !

Hồi đó Sài Gòn y hình chỉ có vài nhà xuất bản và nhà sách, trong đó nhà xuất bản Khai Trí là một và dám lớn nhứt hổng chừng. Nếu đổ từ Nguyễn Huệ xuống Chợ Bến Thành, Khai Trí sẽ nằm phía tay phải và ở lưng chừng đường Lê Lợi. Dọc lề đường phía trước nhà sách là những sạp nhạc (nhạc của nhà Tinh Hoa độc quyền xuất bản) xen lẫn với những sạp vải. Lề đường Lê Lợi phía bên kia cũng là những sạp vải và những sạp sách cũ, chạy dài xuống tới rạp hát Vĩnh Lợi và xuống mãi cửa nhà thương Đô Thành. Rạp Vĩnh Lợi chuyên chớp bóng những tuồng tích cũ rích nhưng hay.

Ngó chừng tâm ông Khai Trí là tâm phật, cứ lờ tít chuyện học trò nghèo đọc sách cọp, thành ra rồi ông được phật độ và ăn nên làm ra. Tiệm Khai Trí sau này xây lớn quá sức, từng trên từng dưới sách thôi là sách. Con mọt nào lọt vô đó cũng sẽ hết thấy đường ra, dám nó cắm dùi sanh trứng nở con, lập nghiệp luôn ở trỏng hổng chừng nếu đừng có màn đóng cửa tiệm mỗi tối !

Tóm lại kiến thức văn hoá việt do tui lượm chùa từ Khai Trí về, kiến thức nghệ thuật thứ bảy do tui thu từ Vĩnh Lợi ra - rẻ rề, vé đồng hạng bằng nửa tô phở, sau này nghe nói lên giá một tô nhưng ngon lành chiếu tới hai phim trong một xuất lận –

Rồi tui mở rộng tầm đọc sách bằng cách đi thám hiểm những chơn trời xa lạ ở tiệm Xuân Thu. Nhà sách Xuân Thu nằm tuốt luốt trên đường Tự-Do. Nếu từ Nhà thờ Đức Bà xuống nó sẽ ở bên tay phải, xế xế đó là khách sạn Continental. Đây là khu sang trọng cho khách ngoại quốc. Tầng trệt Continental là nhà hàng, sáng sáng bọn thực dân phong kiến Pháp tới đó ăn bánh croissant với bơ Bretel và xì xụp húp cà phê sữa, xong chúng mới đủng đỉnh băng qua đường vào tiệm Xuân Thu. Xuân Thu chỉ có sách báo ngoại quốc. Mỗi thứ năm đều có chuyến Air France mang sách thẳng từ Pháp qua, muốn đọc sách báo mới của thực dân thì phải chờ tới sáng chúa nhựt.

Bên hông nhà thờ Đức Bà có một tiệm sách tây mở ngay tại nhà của một bà đầm già nói tiếng việt khá sõi (tên tiệm sách tui quên rồi, ai còn nhớ làm ơn nhắc dùm) Khách hàng cứ tỉnh bơ dắt xe vào cổng biệt thự trải sỏi, khoá kỹ lại rồi ... tha hồ đọc, sách cũ nhưng toàn là sách hay. Ngăn cách bởi nhà thờ, đối diện phiá bên kia là Bưu Điện trung ương, đằng trước có quầy bánh Hương Lan nổi tiếng.

Đọc sách ở Xuân Thu hổng thong thả như ở Khai Trí được. Khách hàng Khai Trí đông nườm nượp nên mọt sách tỉnh bơ chuyện gặm nhấm. Ở Xuân Thu, khách hàng lèo tèo, mở sách báo ra rồi đứng lì hổng xong, bởi nhơn viên tiệm sách hay mang chổi lông gà ra giá sách làm màn ... phủi bụi, dòm nực và chướng thấy bà ! Rồi tui đọc chi trong Xuân Thu ha ? Mèn chữ tây chữ u gói gọn trong một cái lá mít chớ mấy, vậy mà sáng chúa nhựt cũng ta đây lên đồ làm màn đi đọc sách tây. Tui đọc từ sách hình Tintin qua tới tạp chí Paris Match, rồi thăng tiến nghề nghiệp, tỉnh bơ lôi ba quyển sách trên giá xuống đọc tên tác giả và đọc ... préface tức lời phi lộ.
Hồi đó văn chương thời thượng phải là sách hiện sinh, chữ nghĩa nôn mửa tùm lum dzô cuộc sống ! Chữ nghĩa trong bụng tui có chút nẹo, biểu nôn thì hổng biết sao nôn, mà ợ cũng hổng biết sao ợ. Riết một hồi tẩu hỏa nhập ma và sanh ngán ngẫm, tui bèn lần mò về mái nhà xưa, chun dô Khai Trí yên tâm tiếp tục chuyện tụng niệm và hưởng lộc Phật.

Nhà Khai Trí xuất bản đủ loại sách. Từ tiểu thuyết ái tình bửu giám sang tới sách giáo khoa, từ sách Việt sang tới sách ngoại quốc dịch ra chữ việt, đủ hết hổng thiếu. Những năm khói lửa chiến tranh gia tăng, lúc nền tảng văn hoá việt bắt đầu lỏng đinh ốc sút bù loong, nhà Khai Trí còn tỉnh bơ xuất bản cả sách học làm người. Sự việc này đã được coi như can đảm, vì rằng các nhà xuất bản lấy lợi nhuận làm đầu họ hổng kham loại văn chương này, in chúng thường lỗ vốn hay không sanh lời như in tiểu thuyết. Tui còn nhớ hoài nhà văn Hoàng Xuân Việt, kiếng cận hấp háy, phụ trách một chương trình văn hoá trên băng tần số 9. Ông ni nói năng ỉu xìu như bánh phồng nhúng nước, vậy chớ cũng làm talk show, và dĩ nhiên coi show của ông người ta thường sanh màn ngủ gục, ngủ lẹ dám tới nỗi hổng kịp chạy dzô giường. Một bữa đẹp trời tui ra Khai Trí thấy một loạt sách của Hoàng Xuân Việt viết, trong đó có quyển ... Nghệ thuật Nói Trước Công Chúng, má ơi !

Nghe kể ông Khai Trí bị uýnh tư sản mại bản tui hổng ngạc nhiên, ai biểu tiệm sách ông lớn quá làm chi, lớn vậy tức phải có tiền, mà có tiền vậy ắt là phải bóc lột thứ thiệt. Bóc lột chi à, thì bóc lột sức lao động của văn giới chớ chi nữa. Không tự sức lao động sản xuất lại ngồi ăn lợi nhuận kiếm được từ sức sáng tác của các tác giả, nhứt là những tác giả có ý thức đấu tranh giai cấp để cải thiện và san bằng bất công xã hội. Tội lỗi tày đình, có đi học tập cải tạo cũng là quá phải !
Hồi đi học tập nghe nói ông đã luống tuổi, của nổi mất rồi nhưng của chìm chắc khẳm và còn dấu đâu đó hổng chừng, thành ra phải ‘khoan hồng’ cho đi học cải tạo. Học vậy rồi gia đình mới xì ra và tự nguyện dâng hiến chớ bộ. Hiến-dâng dâng-hiến hết ráo rồi thì ông được coi là đã giác ngộ và được thả dìa. Cũng may là Cách mạng cho ông giữ nguyên cái ‘trade mark’ Tư sản mại bản, chớ còn bị họ đổi thành Tư sản dân tộc chắc dám ông hộc máu thêm chớ không chơi.

Vậy rồi cái khác biệt giữa Tư sản mại bản và Tư sản dân tộc là chi ? Thưa, Tư sản mại bản là cái đưá chó má, chỉ lo buôn bán hưởng lợi mà thiếu hẳn ý thức cách mạng. Lợi nhuận chúng hốt gọn hết rồi mang dô băng để dành tiêu dần. Tư sản dân tộc cũng buôn bán hưởng lợi, nhưng do ý thức được chuyện làm chủ tập thể của nhơn dân nên bọn chúng chia chác tí đỉnh cho ... đảng và nhà nước - để đảng có phương tiện dễ dàng trong khâu lãnh đạo và nhà nước dễ dàng trong khâu quản lý -

Hồi nhơn dân vừa lên làm chủ, tranh tối tranh sáng chưa phân thì ngó bộ lằn ranh giữa Tư sản mại bản và Tư sản dân tộc nó mờ ran và tuỳ thuộc vào cái khôn ngoan của cha nội mang mác tư sản đó. Làm chi thì làm cũng phải biết tới bề trên tức cái đứa đỡ đầu cho mình là một, đừng để chúng thấy mình rủng rỉnh là hai, nếu được nên đi chàng hảng là ba – nghĩa là đừng theo rõ bên nào, kẻo chúng xìu thì mình cũng rụng cái độp – Lỡ dại vi phạm ba điều trên thì ... bàn tối đi ngủ còn là Tư sản dân tộc, sáng bảnh mắt ra chưa kịp đánh răng súc miệng đã biến thành Tư sản mại bản cái ào, và do đó sẽ bị hốt vào trại cải tạo, xui xẻo hơn còn bị bánh xe hủ lô của lịch sử cán móp đầu bẹp ruột lòi phao câu là khác !

Sau khi nhơn dân làm chủ vững chắc xong xuôi, thì vụ Tư sản mại bản và Tư sản dân tộc cũng chấm dứt. Vì rằng chế độ sẽ công sản ráo trọi mọi quyền tư hữu, đảng sẽ lãnh đạo và nhà nước sẽ quản lý, nhơn dân yên tâm làm chủ khỏi ‘no’, no chi cho thêm nặng bụng ! Ở thời điểm ni, ba chuyện bề-trên, rủng rỉnh và chàng hảng vẫn phải tiếp tục, dám còn ‘căng’ hơn trước, vì rằng tội móc ngoặc tham ô hủ hoá nặng lắm lận, nó biểu hiện rõ cái mặt tiêu cực, thiếu ý thức xã hội chủ nghĩa (mình vì mọi người) thiếu quyết tâm trung thành với lý tưởng cộng sản vv và vv... Mà tội vậy rồi thì sẽ cải tạo hổng có ngày dìa, dám lại còn màn tỉnh bơ rửa chơn leo lên bàn thờ ngồi chổm hổm cho thân nhân cúng vái đều chi nữa !

Vụ ông Khai Trí từ Mỹ trở về thì thiệt tui hổng biết. Phần tui bận bịu chuyện gia đình ít theo dõi, phần ông lẳng lặng im lìm nên không có tiếng vang. Ông về sống những ngày còn lại và chết tại quê nhà theo đúng sở nguyện là việc tốt cho ông, vì ông đã muốn thế. Ông Khai Trí đã hiến cả cuộc đời mình cho sách việt và cho văn hoá việt. Anh hùng làm chuyện phi thường nên anh hùng thành vĩ nhơn. Ông Khai Trí chỉ là thường nhơn nên im lìm làm những việc thường, việc nhỏ. Những việc tưởng là thường là nhỏ này thiệt ra lại lớn lắm lận. Ông đã khai trí cho biết bao thế hệ con cháu (trong đó có tui). Tui mang ơn ông biết bao !


Gần đây đã có những đứa chiêng trống linh đình làm màn trở về. Những đưá ni hẳn còn sống trong hào quang ảo vọng, chúng (làm bộ) yên chí rằng mình còn thớ - thớ ni ràng dây kẽm nên vẫn còn nguyên - rồi chúng la làng, hy vọng thiên hạ ở trong linh đình đón tiếp và thiên hạ ở ngoài lõ mắt ngó vô đặng trầm trồ thán phục. Mèn, những đứa chết bầm ni chúng đang hào hứng kể chuyện cổ tích thần thoại cho con nít nghe chơi lấy thảo chắc. Chúng ồn ào vụ yêu quê hương, về tái thiết quê hương, gởi nắm tro tàn lại cho quê hương giữ làm của ! Lóng ni quê hương bận chết bà, mà hố xí hai ngăn y hình cũng đã biến mất !



Cũng là về, nhưng cách về của người quân tử và đưá tiểu nhơn thiệt khác xa nhau. Đứa tiểu nhơn, xưa trẻ mất tư cách đã đành, nay già còn làm chuyện ruồi bu chỉ vì chúng đã sanh lú lẫn !

T.N
Liêu thái thái
#7 Posted : Sunday, June 5, 2005 6:42:17 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
hay wá!
cám ơn anh Hai-Ho lắm lận Big Smile

trên đường võng du tui gặp Ngô Sắc hình như là có 3 người, mà cũng chưa phân biệt rõ rệt, ai biết xin chỉ giùm tui tui... cám ơn
một là chị NS này giống Madame của PNV ha?
hai là ông Cả Ngố của ĐT ha?
và 3 là 1 ông ngosac ở Ngố Gia Trang?
Tonka
#8 Posted : Sunday, June 5, 2005 9:01:21 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Tác giả Ngô-Sắc là tiền thân của Madame Ngô đó chị à Wink
Liêu thái thái
#9 Posted : Tuesday, June 7, 2005 5:51:16 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
merci tonka Kisses
vậy là 1
còn 2 người kia, có ai biết hông?
Tí Cô Nương
#10 Posted : Wednesday, June 8, 2005 12:03:40 AM(UTC)
Tí Cô Nương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 343
Points: 0

Đọc bài Đọc Sách hay lắm. Approve
Cám ơn anh Hai-Ho đã tha về đây cho cả nhà đọc.

Smile
Tcn
Mme Ngô
#11 Posted : Saturday, June 11, 2005 10:15:59 AM(UTC)
Mme Ngô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Classical Music : Chọn và mua CD.

Lời ngỏ : Bài viết này phần nhỏ để trám dzô cái lỗ hổng của lá thư tâm tình được gỡ xuống, phần lớn để tặng riêng cho một người bạn đã làm được 2 việc quan trọng : Cai nét và Tìm hiểu về nhạc cổ điển. Dà, tui cũng theo gương ông quyết định cai net nè ông ơi, nhưng nghe tin ông tốn tiền C.D quá nên tào lao chuyện ni cho ông nghe chơi lấy thảo, coi như tạ cái tình bạn ông đã dành cho tui. Ai có biết ông Cai-Nét ở đâu xin nhắn ông vô đọc bài này.
Trân trọng.


* * *


Khi bước vào vườn hoa nhạc cổ điển, người ta thường chóa mắt rồi sanh lòng hỗn loạn, riết một hồi dám tẩu hỏa nhập ma và lặng lẽ tìm ... lối ra ! Tui nghĩ nếu có vậy cũng vì người ta thích đốt giai đoạn, phi thiệt lẹ để tới đích sớm, và phi nước đại như thế thành té ngựa lọi ba sườn bể bàn tọa cũng là phải quá. Dà, ta nên đủng đỉnh rì rì, chậm nhưng ăn chắc.

Nhạc cổ điển là 1 dòng âm nhạc chưa hề biến thể của ... the exact music, nghĩa là viết sao phải chơi y vậy, cấm sửa đổi thêm thắt.
Các nhà sử học chia âm nhạc làm 5 thời kỳ :
- Từ khởi thủy tới Phục hưng (thế kỷ thứ 16) : Âm nhạc thời này chỉ dùng để phục vụ tế tự. Đại diện là Palestrina.
- Thời Baroque : tiếp theo Phục hưng và chấm dứt năm 1759. Đại diện với Bach và Handel. Âm nhạc thoát khỏi khuôn viên tu viện và chạy vào cung đình cho đám vua chúa quí tộc phong kiến thong thả ăn chơi.
- Thời cổ điển : Tiếp theo Baroque và chấm dứt ở cuối thế kỷ 18 đầu 19, với Mozart và Haydn đại diện. Beethoven sống cuối cổ điển, là cầu nối giữa hai thời cổ điển và lãng mạn.
Âm nhạc thời cổ điển rời khỏi cung đình, tà tà len vào đám trưởng giả học làm sang. Nhạc của Baroque và cổ điển vẫn còn nặng nề khuôn phép, đây là nhạc của pure music, tình cảm bị chế ngự buộc ràng (cho mãi tới khi Beethoven xuất hiện)
- Thời Lãng mạn : Chấm dứt vào đầu thế kỷ 20. Nhạc trở thành đại chúng, chui thẳng vào nhà quần chúng nhơn dân. Tình cảm được biểu lộ thong thả tự do, không câu nệ gò bó nữa, program music xuất hiện. Phẩm và lượng thời này thiệt dồi dào. Brahms, Schubert, Wagner, Tchaikovsky ... và rất nhiều tên tuổi khác.
- Thế kỷ 20 về sau : đây là giai đoạn của ‘âm thanh và cuồng nộ’, rất nhức cái đầu và đau cái màng nhĩ, rồi thì ... (theo thiển ý) nó tụt cấp luôn tới cái củ tỉ với loại nhạc RAP hiện hành, than ôi !



Dòng nhạc cổ điển được chia ra hai loại : Ca khúc và Tấu khúc, tiếng thời thượng của ông Xì-Trum là thanh nhạc và khí nhạc.
Thông thường, một nhạc phẩm bao giờ cũng có hai phần : Phần melody tức leading music và phần accompaniment tức nhạc đệm.
Ca khúc là nhạc có lời và nhạc cụ ở đây là ... giọng hát. Ca khúc thường ngắn như các Lied, nhưng cũng có khi dài thoòng cái kiểu Opera. Dà, đây là nói theo thuyết Tương-Đối của Albert Einstein nha, người thích nghe thì thấy Opera ngắn xủn chưa đã, người hổng thích thì trời ơi sao mà dài bất tận, ngủ đã đời thức dậy mà nhỏ đào thương vẫn chưa chịu chết (vì lao) !
Tấu khúc thì lỉnh kỉnh, ngắn dài khác nhau và chia ra rất nhiều form tức thể loại, kể ra hổng hết và thiệt cũng tối hù khó phân biệt.

Để giản lược, tui chỉ xin kể những thể loại thường thấy và dựa vào nhạc cụ mà chia ra cho dễ nhớ :
Sonata : tức nhạc viết cho 1 nhạc cụ độc tấu. Độc tấu là chơi 1 mình nếu nhạc cụ có khả năng chơi cả phần đệm. Thí dụ như piano, guitar, harpe ... Những nhạc cụ không thể độc tấu đúng nghĩa thì phần nhạc đệm sẽ do một nhạc cụ khác đi kèm, thường là piano, guitar và harpe ...
Concerto : Tấu khúc viết cho nhạc cụ solo nhưng phần nhạc đệm viết cho cả dàn nhạc. Concerto cho piano, violin, cello, trompet vv và vv ...
Symphony : Một tấu khúc bề thế viết cho toàn dàn nhạc, trong đó phần leading music được thay đổi tuần tự bằng các nhạc khí khác nhau tùy theo khả năng sáng tác của tác giả bản nhạc.
Chamber music : Nhạc viết cho chamber orchestra, tức dàn nhạc với số lượng nhạc công và nhạc cụ giới hạn, thường độ vài ba chục người.
Duet, trio, quartet, quinter ... được xếp trong chamber music. Loại nhạc này thoạt đầu là để các nhạc sĩ chơi với mục đích họp mặt với nhau chớ hổng phải để trình diễn như bây giờ.
Phần còn lại của nhạc cổ điển thường là những tác phẩm kém đồ sộ. Đồ sộ ở đây chỉ tính theo lượng và theo thời gian mà không kể phẩm. Phẩm là một chuyện hoàn toàn khác.



Khi bắt đầu bước vào dòng nhạc cổ điển, các tay nghe nhạc tài tử thường được khuyên hai điều sau :
- Nghe những bản nhạc nhỏ và giản dị. Nếu là nhạc ‘lớn’ thì chỉ nên nghe những trích đoạn nổi tiếng, đã góp phần tạo tên tuổi nhà soạn nhạc. Những trích đoạn này được nhà phát hành gom lại trong những CD thường có cái tên rất gợi cảm là The best, The best of Mozart, of Schubert vv và vv.. Thường những cái the best này chúng được chơi bằng các dàn nhạc và các nhạc sĩ của nhóm ... the future, tức những mầm non chưa nhú (có thể sẽ nhú hoặc không bao giờ nhú) của vườn hoa âm nhạc. Các CD này rất rẻ thường dưới 10 đô. Lắm khi gặp promotion hay on sale 10 đồng được 3-5 cái lận !
- Không nên tốn tiền mua CD nếu chưa nghe trước, trừ phi ta rủng rỉnh hổng biết tiền dư để làm gì ! Nếu có mua, cũng nên mua 1 cái nghe thử, nhứt là khi tác giả với ta hoàn toàn là người ... xa lạ, vì người khác thích nhưng chưa chắc mình đã ưng !
Nếu mua CD có lẽ nên mua thẳng từ tiệm, trừ phi bất khả kháng. Ở tiệm ta có quyền xin nghe thử trước, coi có hạp khẩu vị hông. Mua CD bằng đường Bưu điện giá cả rẻ hơn nhưng ... khó trả lợi, vì có trả được cũng hộc máu mồm dồn máu mũi như chơi, mệt lắm lận ! Có lần mới mua một cái CD của Oistrakh 28 đô (dĩ nhiên đáng đồng tiền bát gạo) tuần sau ở tiệm on sale còn 10 đô, tức hơn bò đá, nhưng khỏi có màn trả lợi vì ta đã xé ra mất rồi !

Vậy rồi muốn nghe mà hổng chịu tốn thì làm sao ta ơi ? Dà, dễ lắm, ta đi mượn.
Mượn của người quen (Nó giới thiệu là nó đã phải nghe rồi. Mượn như vậy thì ... giữ nghe hoài nếu thích, cho tới khi Nó sực nhớ ra và đòi lợi) nghe thấy đã thì chạy ù ra tiệm tậu một cái. Tui có kinh nghiệm vụ này : Cho mượn thường là ... mất luôn, mất cái CD và còn tình bạn, hoặc ngược lại mất bạn và còn cái CD.
Một cách mượn khác tốt gấp mấy lần hơn : Ở thư viện. Lý do xin kể như sau :
. CD của thư viện cho mượn thời gian giới hạn, thường là 2-3 tuần. Vì giới hạn nên phải ráng mà tìm ra thời giờ để nghe. Mượn của người quen thì có thói ngâm tôm, thủng thẳng đi đâu mà vội, thủng thẳng cho tới khi nó đòi mới sực nhớ ra, còn không thì (vô tình) quên luôn và ... mất bạn !
. CD của thư viện trả trễ phải đóng tiền phạt vạ, mất mát hư hao phải bồi thường. Sòng phẳng vậy nên ... không phải mang ơn và trả nghĩa !
. Thư viện có rất nhiều version của một tác phẩm. Nếu thích ta có quyền nghe hết để phân biệt cách chơi của từng nhạc sĩ, dàn nhạc và nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc.
. Sau khi đã kết một tác phẩm, thích nhạc sĩ và dàn nhạc trình diễn rồi, thì ta mới đi mua cho khỏi ... hố. Nhạc kiểu này là nhạc chọn lọc hợp thị hiếu nên nghe hoài hổng chán, thành ra bỏ 2-3 chục, lắm khi hơn mà thấy vẫn ... lời (một bộ CD 10 bản violin sonatas của Beethoven do Stern kéo giá sơ sơ có 140 đô hà !)
. Vào thư viện còn có cái lợi nữa là ta có thể đọc được tài liệu liên quan đến tác giả và tác phẩm, nhạc sĩ. dàn nhạc, nhạc trưởng ..vv... trước khi nghe nó, mà hổng tốn đồng xu cắc bạc nào.


Dà, đại khái chuyện nghe nhạc cổ điển nó dễ òm và rẻ rề. Khi nghe khá khá rồi thì ta có quyền dốc hầu bao ra mua môt cái vé concert 5-7 chục để thưởng thức nhạc sống rất đáng đồng tiền bát gạo, còn bằng không vào đó để ngủ thì ngủ ở nhà sướng hơn, gối êm mền ấm mà ... miễn phí !

Xin chào từ biệt cả Xứ và chào riêng ông Cai-Nét.
Thân ái cùng tất cả.
Mme Ngô.
2005/06/17


HV
#12 Posted : Saturday, June 11, 2005 10:40:22 AM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

Chị Mme Ngô ơi
Đọc thư "từ giã" của chị, em buồn quá hà. Chị đi là em hóc Black Eye đó.
Những bài viết của chị giúp ích nhiều ngườI, trong đó có em.
Chị có giận chi thì đi vài ba bữa thôi nha.
Em mong chị không bỏ đi luôn nha chị.

Em
HiềnVy
Phượng Các
#13 Posted : Saturday, June 11, 2005 1:35:03 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Mme Ngô:
TB : Lá thư từ biệt này tui sẽ gỡ nó xuống trong tuần tới

Da, thưa Mme Ngô,
Còn có ngày mai là qua tới tuần tới rồi, vậy là chỉ từ biệt có ngày weekend thôi đó phải hông Mme? Mme làm em thở phào nhẹ nhõm, cứ tưởng Mme viết lời vĩnh biệt, ai ngờ chỉ là tạm biệt mà thôi.

Thấy Mme liệt kê những thân hữu mới cũ trong lá thư, em rất cảm động vì cái tên hèn mọn của em cũng được đứng trong đó. Không ngờ chỉ có viết lăng nhăng mà cũng được Mme có dạ quan hòai như thế, em thật vô cùng cảm kích. Riêng em thì hết sức mến mộ Mme, không những vì các bài viết của Mme, mà còn là vì Mme là người duy nhất trên cõi Net này đã .....hì hì, bí mật hổng nói được ra giữa chốn này.....

Dạ, kính chúc Mme một weekend an lành.



linhvang
#14 Posted : Saturday, June 11, 2005 3:00:56 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Em cũng cảm động vì chị có nhắc tới em-em đã dò xem có tên em không đó.
Chị chỉ tạm biệt thôi hén?
Liêu thái thái
#15 Posted : Saturday, June 11, 2005 7:31:07 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Madame Ngô ơi!
em tuy gốc ba rọi, nhưng cũng thẳng đoong ruột ngựa, lại hay cả tin lắm lận (hyc hyc em kết cái cụm từ này của Mme, xin phép xài búa sua!)

em nghe Mme từ biệt, đã hyc hyc Black Eye như HV nãy giờ, rồi đọc PC bèn cười... mếu, vì đang hyc! Thôi bắt chước cô em này chúc Mme chủ nhật tươi hồng nha, ngày mai hoan hỉ gỡ thư từ biệt xuống nha, để bắt đầu tuần mới thật tưng bừng nha với một lô bài mới, cho thiên hạ có em trong đó đọc cho đã thèm nha!

Kisses Mme
RoseRose

Liêu tiểu muội
Tonka
#16 Posted : Monday, June 13, 2005 2:41:11 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Mme Ngô

Dà, tiện đây tui xin gời lời chào từ biệt con phố rộng này, tui và gia đình có công việc phải ra ngoại quốc sống 3 tháng. Tui nghĩ tui sẽ bận lắm hổng chừng, dám sẽ không có thời giờ đánh răng súc miệng và đi toilet nữa lận.


Chừng nào Madame có thì giờ đánh răng súc miệng và đi toilet rồi thì xin nhớ chốn cũ này mà trở về nhá.

Phượng Các
#17 Posted : Friday, June 17, 2005 12:07:51 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Em tính sửa post của em lại sau khi thấy Mme Ngô vào edit lại cái bài của Mme, ai ngờ thành ra là xóa cái post của em, nên phải vào đây kính cáo.

Rất vui khi thấy Mme Ngô trở lại đề tài về nhạc cổ điển.

Mme Ngô
#18 Posted : Tuesday, November 29, 2005 10:42:28 AM(UTC)
Mme Ngô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Văn chương miệt dưới


* * *


Lời ngỏ : Bài ni tui viết cũng lâu rồi, gởi tùm lum mà hổng báo nào dám đăng hết trọi. Chi chớ đụng chạm tới nữ giới ngó bộ ai cũng e dè !
'... You got enough mouth for three lips ! ...'
À, câu nói bất hủ ni là của ông Ngô than phiền với vợ, ý không, của ông Stanley Robber với bà Helen Robber, hai nhơn vật phụ trong show kịch hài hước nổi tiếng Three’s Company. Thành ra đụng tới nữ giới đồng nghĩa với chết không kịp ngáp ! Thắng đờn bà hổng hay ho chi, thua họ còn kẹt dữ nữa, chi bằng tránh ‘chúng’ cho gọn bề sổ sách (cũng tại chúng già hàm, tới ... three lips lận ! )

Dà, bài viết ni chỉ là nghe và ghi chép lợi. Nếu được phỏng dzấn thì tui xin thành thực khai báo, rằng đọc văn chương ngả mặn tui thích hơn là đọc văn chương miệt dưới. Khổ cái ... ranh giới giữa hai dòng văn học ni coi vậy khó phân. Nó tùy thuộc vào cảm nhận của người đọc. Chữ cảm thế mà rắc rối dữ vì dính líu tới con tim, và con tim lại có những lý lẽ riêng của nó ! Thành ra rồi y hình các nhà văn nữ khi được hỏi về khuynh hướng tình dục trong văn chương của họ, 100 bà hết 99 nhứt định lia lịa lắc (có ai nhận chưa vậy hè ?)

Thì cũng từ góc nhìn mà mỗi sự việc mỗi khác.
Thú thiệt rằng khi dịch bài thơ 'Lời Cho Anh', tui có nghĩ tới khuynh hướng tình dục của tác giả. Đây là thơ tiếng anh nên đọc nó tui hổng ái ngại gì ráo, ngả mặn sơ sài chút đỉnh vậy mà, cho văn chương thêm bóng bẩy. Thế nhưng cũng ý tứ đó mà viết bằng tiếng việt thì có thể ‘quá khổ’ hổng chừng ! Thành ra rồi ... chắc hẳn có người đã cảm nhận khác tui về bài thơ ấy. Và họ đã bị shoc !

Văn chương là chuyện sáng và đẹp, nhưng ... văn chương cũng có khả năng giết người, chỉ vì tiêu chuẩn về văn chương thay đổi theo quan điểm văn-hoá, đạo-đức, xã-hội của từng thời đại. Nên rồi người ta mới ‘vịn vào câu thơ mà đứng dậy’ để cãi om xòm, thiệt xôm tụ và thiệt vui vẻ mà hổng hề ... phân thắng bại ! Họ cãi vậy chỉ vì ... you got enough mouth for three lips... Má ơi !

Trân trọng.



* * *



Lóng ni loại văn chương 3X được mùa nha. Y hình đang dấy lên một phong trào ‘văn chương miệt dưới’ của các cây viết nữ hải ngoại thì phải !

Dà, xin phép phụ đề như dzầy : Cơ thể người ta chia ra làm hai phần, giới hạn bằng lỗ rún. Trên rún là miệt trên, dưới rún là miệt dưới. Cũng hổng hiểu vì sao cái rún lại được chọn làm trung điểm, có vẻ như vì hồi trong bụng mẹ, máu từ lá nhau của sản phụ đã truyền sang nuôi sống thai nhi ở khúc này chăng ?
Chuyện ngoài lề kể rằng, một vũ nữ thoát y chuyên nghiệp, một bữa đi gặp ông bác sĩ thẩm mỹ làm màn cắt mỡ bụng hầu chỉnh trang nhan sắc. Hổng hiểu do tinh nghịch hay lơ đãng, lúc cắt da ông bác sĩ thiến béng luôn cái rún của nàng. Thế là ông ra toà vì tội làm nàng ... mất rún. Luật sư bên Nguyên nại lý do : Thiếu rún nó kỳ quá xá vì hổng biết tới khúc nào là bắt đầu miệt dưới, mà trong nghề nghiệp của nàng miệt dưới quan trọng nhiều lần hơn miệt trên ! Luật sư bên Bị cãi lại : Có rún hay không hổng phương hại đến tình trạng sức khoẻ cùng mức thu nhập tài chánh, cái bụng xẹp lép thẳng re là đúng tiêu chuẩn thẩm mỹ dzồi. Vì chuyện thiếu rún của nàng không hề bị khán giả phác giác (nếu có họ cũng coi như pha) hoặc bị chủ sa thải, hơn nữa khách mộ điệu tốn tiền vào cửa mục đích đâu phải để xem rún nàng – cái chi thì có chớ cái rún thì không - thế là quan lớn ba toà xử huề. Rồi chừng như phần nhỏ để tránh chuyện mơ hồ không biên giới, phần lớn để sự nghiệp hanh thông, nàng chạy ù đi gặp thày phong thủy, vạch bụng nhờ tìm giúp điểm hoàng đạo, đặng nàng dzô tiệm xỏ khoen xâu ngay một cái hầu định mốc nhơn văn địa lý ! Dà, bảo đảm vụ này có thiệt chăm phần chăm nha, đưá nào nói láo bà bắn !

Lòng dzòng cắt nghĩa dzậy để giải thích khúc nào là miệt dưới.
Tùy góc nhìn (tiếng thời thượng bây giờ kêu bằng cách tiếp cận) mà miệt trên và miệt dưới có tầm quan trọng khác nhau. Để phân loại những cơn đau bụng, trong service cấp cứu 911, có một câu hỏi kỳ cục : Đau trên rún hay dưới rún ? Trên rún thường quan trọng và nguy hiểm hơn vì có ruột gan tim phổi lá lách bao tử vv..., dưới rún hầu như chỉ có bộ ... đồ lòng. Đồ lòng đau ta thủng thẳng cũng được, vì đồ lòng thường khi biết chờ đợi ! Theo cách ấy, văn chương miệt dưới là văn chương chú trọng, xoay quanh hay có liên hệ xa gần tới miệt dưới. Vì văn chương khác với 911 nên từ góc nhìn này, miệt dưới phải ồn ào rổn rảng nóng bỏng ướt át hơn. Đọc văn chương miệt dưới người ta có thể hết hồn, lắm khi còn phải đi xối nước cho ... tỉnh !

Hổng biết vì sao lóng ni chuyện miệt dưới được đề cập ngon lành và thong thả quá cỡ thợ nề thợ mộc ? Ủa, văn chương loại này có lạ chi đâu nà, hà rằm ra đó thôi ? Dà, quả là có vậy, nhưng kỳ này lạ là vì văn chương ấy do đờn bà con gái viết ra, cái đám trước kia vẫn khép nép thẹn thùa, lỡ có nghe chi hổng thanh tao chút xíu là lủi mất, không thôi thì chói lói la làng, hoặc mặt mũi đỏ lòm y chang trái cà tô-mát đang xanh lè bỗng chín tới cái rột. Rồi sao ? Ờ, thì cũng đám đờn bà con gái đó bây giờ hồ hởi lôi miệt dưới vào văn chương, ồn ào tả cảnh tả tình rất mực trung thực chớ sao nữa. Và văn chương miệt dưới này đã làm bàng hoàng ... nhơn loại ! Nhơn loại đây là những nhà đạo đức, giả thiệt chưa rõ, đọc văn chương miệt dưới của phụ nữ và viết bởi phụ nữ xong, họ bỗng xuất mồ hôi hạn rồi la làng : Đực rựa mần văn chương miệt dưới thì còn xính xái chớ phụ nữ cũng nhảy xổ vào lãnh vực ni thì thiệt ... khó coi, đạo đức đã suy đồi dần, cần chấn hưng lại mới đặng. Má ơi !

Kỳ ha ! Tại sao đờn ông thì được mà đờn bà thì không ? Thì tại vì kỳ thị phái tánh chớ sao nữa ! Mèn, thế kỷ 21 rồi, bình đẳng là chuyện căn bản của xã hội loài người, có ghi trong Hiến chương nhơn quyền của Liên hiệp quốc đàng hoàng nha. Kỳ thị vậy dám bị lôi ra toà phải bồi thường thiệt hại tinh thần, tốn kém thì giờ công sức và tiền của vật chất hổng chừng, khổ lắm lận !
Nói có sách mách có chứng, tuy hổng phải chuyện kỳ thị phái tánh nhưng cũng có dính líu xa gần. Mới đây tên đực rựa phụ trách một talk-show buổi sáng trong radio, thinh không ăn mắm ăn muối nổi hứng phê bình, rằng cô Khí-tượng của TV nội địa (chuyên loan báo và tiên đoán thời tiết) tuy trẻ đẹp duyên dáng nhưng cái vòng số một y hình có hơi quá khổ ... chút xíu ! Thính giả phôn về đài phát thanh làm màn tán thành bất đồng ý kiến quan điểm rất sôi nổi. Số lượng thính giả nghe đài bỗng tăng vọt, talk-show thinh không ăn khách quá chời ! Rồi có lẽ say men chiến thắng, tên cà chớn sa đà hào hứng tán lang bang. Xui cái kỳ ni hắn xổ ra một kết quả nghiên cứu thiếu hẳn tánh khoa học của ai đó, rằng kích thước vòng số một luôn luôn tỷ lệ nghịch với IQ tức thương số thông minh ! Cô Khí tượng ‘trẻ đẹp duyên dáng có vòng số một hơi lớn và IQ hơi nhỏ’ bèn bình tĩnh lôi hắn và đài phát thanh của hắn ra toà. Đài điều đình xin bồi thường ngoài toà nhưng nàng nhứt định lắc. Kết quả là tiền phạt vạ tăng gấp đôi con số điều đình, tên tội đồ phải chánh thức xin lỗi nàng trong ... show cuối. Bị chủ sa thải chưa đủ hắn lại còn bị toà cải huấn bằng mấy chục giờ công tác xã hội nữa chớ trời (cho đáng kiếp, ai biểu !).

Trở lợi với chuyện văn chương. Phụ nữ bây giờ nhảy xổ vô văn chương miệt dưới là vì sao ? Muốn biết rõ, làm ơn đi hỏi các nhà trí thức khảo cứu văn học hay tâm lý xã hội học, họ sẽ nói cho nghe nha, chớ còn hỏi tui thì bù trất !
Mang miệt dưới vào văn chương là quyền tự do của người cầm bút, tại sao đờn ông làm thì cho mà đờn bà thì không ? Phái tánh của câu chuyện văn chương miệt dưới do đó thực sự hổng tạo nên vấn đề, nếu có cũng chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề chánh là ... đưa miệt dưới vào văn chương có thực sự cần thiết không, rồi đưa thế nào, bao nhiêu để đừng tạo tình trạng bảo hoà nơi độc giả ? Bảo hoà đồng nghĩa với ớn. Ớn đồng nghĩa với ... nuốt hết dzô ! Hàng họ của văn chương sẽ sanh ế ẩm vì nặng mùi, mùi của miệt dưới đã để lâu mà lại thiếu ... tắm gội !

Tại sao lại rộ lên phong trào văn chương miệt dưới vậy cà ? Có thắc mắc thế là có bàn tán sôi nổi, ý kiến ý cò xôm tụ hết biết. Tui xin phép nhắc lợi ở đây vài ý chánh, sai đúng hổng rõ, phải thành khẩn khai báo dzậy :
- Văn chương miệt dưới là một dòng văn chương tuy ấn tượng nhưng bạo phát (nên sẽ) bạo tàn.
- Văn chương miệt dưới nặng mùi, mùi của ... miệt dưới !
- Văn chương miệt dưới được viết để chứng tỏ chuyện thời thượng của tác giả, đã theo kịp trào lưu tư tưởng xã hội tây phương, là giải phóng con người khỏi mọi gò bó kiềm chế bề ngoài (Tây nó tả chân thì mình cũng phải ... tả cẳng) !
- Văn chương miệt dưới là một hình thức đốt giai đoạn, muốn tiến nhanh tiến mạnh (và tiến quờ quạng) của những cây bút chờ thời, chờ mờ mịt rồi nản quá bèn nắm lấy dịp may hổng thèm chờ nữa (và hồi hộp hy vọng mình sẽ khấm khá ... lẹ) !
- Văn chương miệt dưới là dòng văn chương bí đề tài nên sanh chuyện biến chủng của những cây viết (tuy) đã thành danh (nhưng vẫn chưa ... nên nết !)
- Văn chương miệt dưới của vài tác giả lại còn mang tánh cầu kỳ lập dị, nổi hứng làm màn sáng tạo ngôn ngữ, do đó chữ nghĩa thành lạ lùng hổng giống ai (ngay cả mười hai con giáp) !
- Văn chương miệt dưới là một hình thức để giải tỏa ẩn ức nội tâm (má ơi ! ).

Đâu đó y hình một nhà văn lão thành đã bàn chuyện ăn chay ngả mặn của văn chương. Mèn ơi, ông nói hay lắm lận. Ý của ông tóm tắt như vầy : Văn chương gọi là chay khi đọc nó độc giả không hề (hay không thể) động lòng ... trần, cho dù cái ‘gối’ cái ‘mền’ có đứng chình ình ở trỏng đi chăng nữa. Văn chương gọi là mặn khi nó làm người ta ‘động não’, tưởng tượng quá xá quà xa, lùng bùng những chuyện hổng dính líu ăn nhậu chi với sự việc đang kể !
Văn chương ngả mặn và văn chương miệt dưới là anh em ruột thịt chăng ? Dà, hổng có đâu, xin đừng nói thế mà chuyện ngả mặn của văn chương sẽ mất đẹp. Văn chương ngả mặn và văn chương miệt dưới hổng hề có họ với nhau, dám chúng còn hoàn toàn xa lạ hổng quen biết nữa lận. Theo cách bàn đề của nhà văn lão thành ở trên, văn chương miệt dưới dám có tác dụng ngược và trở thành văn chay hổng chừng, cho dù người ta đã cố ý và cố gắng nấu nướng nó với tùm lum thịt cá !
Một món ăn đầy thịt cá mà lại tạo ảo tưởng món chay thì kể như ... xong ! Là thất bại và thất vọng ! Là bảo hoà và ớn ợn ! Nhà hàng sẽ mất khách, đầu bếp sẽ mất việc ! Văn chương kiểu đó là văn chương lãnh cảm, dùi đục chấm xì dầu, ế chảy ế thiu là cái cẳng !

Vậy rồi độc giả của văn chương miệt dưới là ai ? Dà, theo cách lý luận ruồi bu rẻ tiền và thiếu cơ sở của tui, độc giả ái mộ dòng văn chương miệt dưới ắt phải là những người ấm ức do ... khí tồn tại não. Vì bí quá kẹt quá, do đã hỗn loạn hoang mang với ‘miệt dưới’ nên bằng bản năng sanh tồn, họ níu đại bất cứ thứ chi níu được đặng cứu vãn thời cơ, mục đích cho khỏi ... chết đứng giữa dòng.

Chi chớ đang đổ xăng nhớt mà nhớ tới văn chương miệt dưới thì ngó chừng vẫn hào hứng và an toàn trên xa lộ nhiều lần hơn là nhớ tới văn chương gối mền cùng cơ chế của hệ thống bơm nước và thoát nước !
Hẳn là dzậy !

T.N
linhvang
#19 Posted : Tuesday, November 29, 2005 11:52:25 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Big Smile
Vũ Thị Thiên Thư
#20 Posted : Wednesday, November 30, 2005 1:15:37 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Ngô
Cooling
Users browsing this topic
Guest (4)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.