Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Tự Do ! Tôi Yêu Người - Khóc cùng Người - Chết vì Người !! pps Tư Do cho Tây Tạng - Paris, 10.3.2009
Chiều ngày 10 tháng 3 năm 2009, trời Paris cũng nổi gió lạnh và mưa giông thật lạ... để ghi dấu ấn rất điêu linh của cuối một mùa đông nhân lọai.
Thế mà cũng 50 năm ngày Tây Tạng vị Tàu Cộng xâm chiếm bằng bạo lực, cường quyền của một kẻ vốn sẵn có trong máu hai chữ "bành trướng" ! Đứng giữa hàng ngàn người kiên nhẫn chờ đợi, lắng nghe những tiếng nói gọi đòi cho công lý, nghĩa công bình, sự tự do, quyền làm người trên ngay chính mảnh đất quê hương mình - người dân Tây Tạng. Tôi không khỏi cảm động được ghi nhận những suy tư của rất nhiều người Pháp với đủ các lứa tuổi. Họ bỏ công ăn việc làm và giờ học của một nửa ngày, để đến bày tỏ sự thương xót và yêu thương với những người lưu vong Tây Tạng. Và cũng là để thể hiện cho bằng được sự phẫn nộ của họ đối với nhà cầm quyền Trung Cộng đã không nghĩ gì, biết gì đến thể diện quốc gia, sĩ diện nơi con người, mà ngang nhiên cưỡng hiếp và đè nén, đàn áp một dân tộc láng giềng rất đỗi hiền hòa và yếu ớt hơn mình rất nhiều về sức mạnh vật chất, vũ khí súng đạn...Những người Pháp này họ nói với tôi rằng: "chúng tôi đã đi biểu tình như thế này suốt mười mấy, hai mươi năm nay cùng những người Tây Tạng đang tị nạn ở đất nước của chúng tôi". Họ bảo : "50 năm thật là quá đủ rồi !" Họ nói : "chúng ta đều phải làm mọi cách nào mà mình có thể làm để đánh thức lương tâm, lương tri của loài người trước những bất công đối đối với công lý như trường hợp Trung Cộng cưỡng bách, sát hại và ngày càng đe dọa tính mạng và sư sống còn của người Tây Tạng, văn hóa Tây Tạng... Như chúng tôi vẫn không quản ngại nói với tất cả những người quanh mình về Tây Tạng. Có thể nhiều người tưởng là chỉ bỏ ngoài tai, nhưng chúng tôi nghĩ có một ngày khi họ chợt để ý trên ti vi, đài báo... tin tức, hình ảnh gì đó về Tay Tạng, thì trí nhớ của họ sẽ không quá đỗi như hoang lạ chưa từng biết đến ở đâu đó không mấy xa xôi gì họ đâu hai chữ Tây Tạng, giữa văn minh hiện đại của thời đại điện tử hóa ngày nay". Tôi tiếp lời bà người Pháp: "đúng rồi, chúng ta hi vọng ngày đó, chính là ngày cho những người này một cơ hội để biết làm thức tỉnh lương tâm mình".
Mỗi người ít nhất là trên tay một lá cờ nhỏ Tây Tạng. Thêm nữa, đa số đều có trên trán một băng khăn vải màu đen, chữ trắng : Tây Tạng Tự Do. Hoặc không thì mũ len các kiểu với cũng chữ Tây Tạng Tự Do. Nhiều người hai tay là hai lá cờ Tây Tạng, một nhỏ và một rất to với cán dài tự sáng chế : cần câu cá, cây tựa cho cây cảnh trong nhà... Một rừng cờ và băng đô. Thêm rất nhiều trống, nhiều loa phóng thanh... Kín mít mặt tiền một phía nhà ga xe lửa và tàu điện ngầm Montparnasse.
Nhiều người Pháp họ hỏi tôi là người xứ nào, vì thấy tôi cầm cờ vàng ba sọc đỏ trên tay và trên người tôi cũng choàng một cờ vàng ba sọc đỏ rất dã chiến. Tôi nói tôi là người Việt Nam. Đất nước tôi cũng đang bị nạn cộng sản nội sở và sắp sửa bị cộng sản Tàu chúng nuốt như miếng bánh giống Tây Tạng năm xưa... Những người Pháp này họ gật đầu cảm thông và chia sẻ thật ắp tràn bằng cách rất đặc biệt của người Pháp, mà nói : ah, thế à, chúng tôi có nghe về Việt Nam, nhưng giờ mới biết đây là lá cờ của Việt Nam dân chủ. Nhưng chúng tôi cũng thích và quý như cờ Tây Tạng và cờ Pháp vậy. Chúng tôi yêu mến bạn lắm. Có một ông người Pháp lớn tuổi rồi, chạy tới đập vào vai tôi và chỉ lên lá cờ trên tay tôi cười, gật đầu ý nói: "tôi biết lắm lá cờ nầy". Một lát sau cũng lại ông cụ đập nhẹ vào vai tôi và trao tôi một tấm hình : một phụ nữ miền Nam xa xưa rồi, ở bên góc phải tấm hình là một người lính Pháp - tôi nhận ra nét mặt của chính ông cụ người Pháp.
Tôi và chị H đến sớm hơn giờ hẹn bắt đầu cuộc biểu tình, nên cũng được thư thả chừng một giờ để ngắm nhìn xung quanh mình, những nét mặt người quá nhiều muộn phiền đời nơi người tị nạn Tây Tạng, những nét mặt người đầy tràn ưu tư cùng san sẻ nỗi đau đồng loại nơi người Pháp và những người ngoại quốc khác. Chị H hôm nay biết trước trời sẽ mưa, nên chị chế ra cây dù làm "bắt mắt" tất cả các ông kính quay phim, chụp hình - trên cây dù khá lớn và rất chắc chắn, chị H đính lên kín mít những băng vải nền vàng chữ đen (bằng tiếng Pháp): Tự Do cho Tây Tạng, 50 năm quá đủ rồi, Hãy ngừng ngay bạo quyền cộng sản. Và trên cùng là hai lá cờ tự do của Tây Tạng và cờ vàng ba sọc đỏ Việt Nam. Chị luôn nhắc nhỏ vào tai tôi kể từ khi hai chị em gặp nhau trên tàu điện ngầm : "nhìn Tây Tạng là thấy hình ảnh của Việt Nam mình trong tương lai trước mắt đó chứ đâu xa !"
Mở đầu cho ngày 50 năm Tây Tạng bị Trung Cộng xâm chiếm là phần đọc diễn văn của các vị đại diện phía cộng đồng Tây Tạng, phía chính quyền Pháp, mà trong đó tất cả cùng reo hò, khi một ông trong hội đồng thị trưởng Paris phát biểu để kết thúc bài diễn văn ngắn gọn của mình, gửi đến người Tây Tạng tị nạn và người Tây Tạng quốc nội: chúng tôi sẽ ở bên các bạn cho tới ngày Tây Tạng được giải phóng khỏi cộng sản Trung Cộng. Tự Do nhất định sẽ một ngày trên đất nước Tây Tạng. Tôi lặng lẽ đứng im một chỗ, ngay phía sau những người giăng tấm băng đô lớn nhất. Từng con chữ phẫn nộ hay ngậm ngùi của các vị diễn giả khi lược kể về những diễn biến kẻ từ năm 1949 mà người cộng sản Trung Cộng từng bước thôn tính Tây Tạng ra sao, và cho đến năm 1959 thì họ chính thức đặt Tây Tạng dưới áp lực của họ và ngang nhiên coi Tây Tạng là của họ, thuộc về họ. Và, như những cây đinh của người thế gian tội lỗi, được đóng thêm lên cây Thập Tự Giá đã từng đóng đinh Chúa Jesus Christ năm xưa, với những con số người Tây Tang đã bị giết hại trong vòng 50 năm qua, lên tới hơn một triệu. Hiện đang bị bắt giam trong ngục tù hàng trăm ngàn người... Phải chăng vì thế mà Trời cũng làm một đám mây đen vần vũ đượm hơi lạnh căm và những hạt mưa phũ phàng, từ trên cao chạy qua và đổ xuống Paris. Và, thấm lên đoàn người biểu tình này, để tất cả cũng được cảm nhận thêm một nấc nữa những đớn đau và bất hạnh của người dân Tây Tạng khốn cùng, mà yêu thương nhau hơn và nâng đỡ nhau hơn.
Cuộc diễu hành qua một số con đường chính của Paris là điều ai cũng náo nức hơn cả. Sau những tiếng trống rõ to, như hồi báo hiệu khẩn nài của những người cần được sự giúp đỡ hay như tiếng đập của công lý vào mặt kẻ bất nhân, của bảo quyền... Và, đánh thức sự lãng quên, hay sự thờ ơ, hay sự bàng quan của tất cả người đang được chứng kiến cuộc diễu hành đòi tự do cho Tibet.
Lộ trình : bắt đầu tại Montparnasse từ 16h30 - Bd du Montparnasse, qua Bd des Invalides, qua Rue des Constantines, qua Rue de l'Université : ngừng một lúc ở đây, để đón chào các dân biểu Quốc Hội Pháp ủng hộ Tây Tạng, qua Avenu Bosquet, qua Pont de l'Alma, qua Place de l'Alma.
Đằng sau hai chiếc xe có dàn loa phóng thanh cỡ đại là một hàng các nhà chính khách Paris và một số thành phố khác về ủng hộ người Tây Tạng. Rồi sau đó là biển người với cờ Tây Tạng, thấp thoáng có bóng cờ của các xứ khác cũng đang gọi đòi Tự Do, trong đó có cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt Nam. Đường phố Paris náo nhiệt chưa từng thấy. Vì quá nhiều phóng viên báo chí truyền hình với máy quay phim, chụp hình. Và nhất là không hề ngưng tiếng hét rất rõ và rất to của cả biển người cùng cất lên sau lời của những thanh niên điều hành cuộc biểu tình. Tự do cho Tây Tang ! Công lý cho Tây Tạng ! Đất Tây Tạng là của người Tây Tạng ! 50 năm xâm chiếm của Trung Cộng là quá đủ rồi ! 50 năm Trung Cộng tàn sát giết hại dân Tây Tạng là quá đủ rồi ! Hãy thả hết các tù nhân! Trung Cộng hãy cút khỏi Tây Tạng! Hồ Cẩm Đào (Hu-Chin-Tao) là tên sát nhân. Hồ Cẩm Đào (Hu-Chin-Tao) là kẻ dối trá ! Chúng tôi muốn Tự Do ! Chúng Tôi muốn công lý ! Chúng tôi muốn sống!... Giữa chừng tiếng gào thét điêu linh của mấy người thanh niên trẻ, tôi và tất cả những người xung quanh tôi đều chết lịm khi nghe giọng của một cô gái chắc còn rất trẻ, cô hét lên những lời thống thiết trên bằng một giọng thanh trong, cao vút, nhưng lại rất yếu đuối...nghe như tiếng khóc rên xiết vì khổ đau, vì sự uất hờn... Và, ngay sát tôi là một cô gái khác cầm loa tay cô cũng hét lạc cả tiếng trong nức nở muộn phiền. Nên thay vì hét: thế là đủ rồi đối với 50 năm đọa đày người Tây Tạng của bọn Tàu Cộng, thì cô hét lên uất nghẹn: chúng tao ngán tới tận cổ rồi!
Xứ Pháp hay được gọi là nơi có nhiều các cuộc biểutình, đình công nhất của đủ mọi hội đoàn, thành phần (như trước cuộc biểu tình của Tây Tạng, tôi gặp cuộc biểu tình với diễu hành của một nghiệp đoàn công đoàn nào đó cũng rất đông người tham dự, nhưng họ chỉ đi lặng lẽ ). Người ta nói là nếu không có biểu tình, hay biểu tình ít đi thì không phải xứ Pháp. Mặc dù vậy, người Pháp bắt buộc phải chú ý tới cuộc biểu tình vì Tây Tạng lần này. Dọc hai bên đường cuộc diễu hành rất là xa từ nhà ga Montparnasse tới gần tòa đại sứ Trung Cộng, người đi đường dừng lại, người từ trên các nhà cao tầng ngó xuống... Rất nhiều người tranh thủ chớp hình ảnh để ghi nhớ. Không một ai tỏ ra khó chịu, mà ngược lại họ gửi những ánh mắt cảm thông, chia sẻ và đồng tình.
Nhưng đến đầu đường nơi có tòa sứ quán Trung Cộng thì đoàn biểu tình bị một hàng rào cảnh sát Pháp đứng dàn hàng chặn ngang. Phía sau cảnh sát là hàng lưới thép chắn giữ và sau đó là xe nhà binh, loại đặc biệt xếp kín hàng ngang. Phía hai bên vỉa hè họ chỉ để chừa một lối đi rất nhỏ, nhưng cũng cả năm bẩy cảnh sát đứng phòng thủ. Mấy thanh niêm Tây Tạng tìm cách chạy vào cắm cờ Tây Tạng ngay sứ quán Trung Cộng thì phải (như năm ngoái vẫn làm được một cách rất ngoạn mục - một thanh niên trèo lên tường ngoài từ một nhà khác gần đó rồi tới vứt cờ Trung Cộng xuống và treo cờ Tây Tạng thay thế ! Tuyệt vời !!). Cảnh sát họ đâu có cho. Tôi nhìn từ mãi tít đầu này lại phía xa nơi có tòa sứ quán Trung Cộng, thấy tới mấy hàng rào cảnh sát. Khi đoàn biểu tình phải chặn sững lại ở đây thì cũng như thể cái đập nước ứ tràn nơi sắp sửa đổ xuống cái vực sâu kế sát bên. Biển người hô vang, hét lớn, gào thét thê lương... Tất cả cùng chĩa về hướng tòa sứ quán Trung Cộng. Đang lúc mải hò hét đến khản cả tiếng thì tôi thấy ai đó la lớn "hơi cay"! "có đụng độ rồi"... !! Còn chưa kịp hiểu gì thì tôi thấy hai con mắt cay xè và cuống họng khô ran, rát buốt. Khi quay lưng ra, tôi thấy đám đông ở phía sau ai nấy dùng khăn hay tay áo bịt mũi, miệng... Có ai đó nằm dưới đất xung quanh có một số người biểu tình bao bọc. Và, cảnh sát đang kéo một thanh niên bận đồ trắng về phía xe nhà binh. Sau đó tôi nghe chị H nói: Police bắt giữ hai người rồi. Còn người đang nằm dưới đất kia là một thanh niên bị hơi cay xịt thẳng vào mặt... Khi đó cảnh sát gọi thêm lực lượng hỗ trợ, nên hàng quân đã dày đặc, súng ống chăm chăm trong tay, đối diện với đoàn biểu tình cách nhau hàng rào thép chắn ngang đại lộ khá lớn.
Tự do cho Tây Tang ! Công lý cho Tây Tạng ! Đất Tây Tạng là của người Tây Tạng ! 50 năm xâm chiếm của Trung Cộng là quá đủ rồi ! 50 năm Trung Cộng tàn sát giết hại dân Tây Tạng là quá đủ rồi ! Hãy thả hết các tù nhân! Trung cộng hãy cút khỏi Tây Tạng! Hồ Cẩm Đào (Hu-Chin-Tao) là tên sát nhân. Hồ Cẩm Đào (Hu-Chin-Tao) là kẻ dối trá ! Chúng tôi muốn Tự Do ! Chúng Tôi muốn công lý ! Chúng tôi muốn sống!... và tất cả cùng đồng ca bài "Kháng chiến ca" của Pháp LE CHANT DES PARTISANS .
Những lời gào thét đó còn theo tôi mãi trên chặng đường trở về nhà. Hằn in vào tâm trí tôi những gương mặt đi tìm công lý, tự do, tình bác ái nơi tất cả những người trong đoàn biểu tình hôm nay vì Tây Tạng. Mà khi đã hòa vào chung dòng người như sóng biển trùng dương đó rồi, tôi không còn thấy sự khác biệt nào dù rất nhỏ trên ánh mắt, nụ cười hay nỗi khổ đau của bất kể ai dù là người Tây Tạng, người Pháp, người các nước khác, và chính người Việt Nam chúng tôi. Tất cả chỉ còn là một thực thể thật nhất của Tự Do, yêu Tự Do và vì Tự Do.
Trong tâm thức của tôi kể từ khi nào không biết lại vang lên bài hát “Je chante avec toi liberté”. Bài “Tôi hát cùng Người, Tự Do” chúng tôi được nghe đi nghe lại rất nhiều lần, mới hồi đầu tháng mười hai vừa qua tại quảng trường Công Lý và Tự Do của Paris ( place Trocadéro, đối diện với tháp Eiffel ), nhân ngày kỷ niệm "60 năm ngày nhân quyền quốc tế" của một số cộng đồng Á Châu đang tị nạn tại Pháp tổ chức chung. Trong đó có cộng đồng Tibet, Miến Điện, Hoa Lục dân chủ, Việt Nam quốc gia... Hôm đó là một ngày cuối thu nhưng cũng lạnh buốt và trời về chiều tối có sương mù nhẹ phủ kín đỉnh tháp Eiffel. Lời ca khúc với giọng hát tuyệt với của nữ ca sĩ Nana Mouskouri cứ xóay vào hồn linh tôi và tỏa ra cùng khắp không gian. Rồi lại từ không gian bao la vợi vời quay trở lại tìm hồn linh tôi mà trú ngụ. Như thể, tiếng nói Tự Do ấy đã lưu truyền từ biết bao nhiều năm tháng cõi đời trần gian nầy, từ dân tộc này qua dân tộc khác, từ con người nầy qua con người khác... Mà ghi nhận cuộc tranh đấu vì Tự Do, vì Nhân Quyền con người là cuộc tranh đấu bền bỉ nhất, khó khăn nhất, đau thương nhất... Nhưng là cuộc tranh đấu đẹp nhất và giá trị nhất đối với cuộc đời mỗi con người tham dự phần mình để đòi Tự Do cho chính mình và cho đồng loại gần xa.
Ngày hôm nay cũng giống như ngày 60 năm ngày nhân quyền quốc tế, khi ở giữa cuộc biểu tình tôi đều cảm nhận thấy một điều rất thật là, cả không gian quanh tôi như tuôn chảy một nguồn mạch Sự Sống nào đó rất đỗi tự nhiên, qua gương mặt chất ngất thiết tha về niềm cảm thương và xót xa của tất cả và tất cả. Và, nhờ thế tôi hiểu có tiếng nói từ sâu thẳm nơi hồn linh tôi về tình yêu thương giống nòi tôi đã hòa chung vào với tình yêu thương của những người bạn Tibet... Và tất cả những người khác cùng yêu thương giống nòi Tibet, cùng yêu thương giống nòi Miến Điện, cùng yêu thương giống nòi Việt Nam...
Ôi, Tự Do ! Tôi Yêu Người, nên Khóc cùng Người và xin được Chết vì Người !!!
Paris, 10 -03-2009 ThyThy_ Hoàng Thy Mai Thảo
Je chante avec toi liberté
Quand tu chantes, je chante avec toi liberté Quand tu pleures, je pleure aussi ta peine Quand tu trembles, je prie pour toi liberté Dans la joie ou les larmes je t'aime Souviens-toi des jours de ta misère Mon pays, tes bateaux étaient tes galères Quand tu chantes, je chante avec toi liberté Et quand tu es absente j'espère Qui es tu : religion ou bien réalité Une idée de révolutionnaire Moi je crois que tu es la seule vérité La noblesse de notre humanité Je comprends qu'on meure pour te défendre Que l'on passe sa vie à t'attendre Quand tu chantes, je chante avec toi liberté Dans la joie ou les larmes je t'aime Les chansons de l'espoir ont ton nom et ta voix Le chemin de l'histoire nous conduira vers toi Liberté, liberté.
Tôi hát cùng Người, Tự Do
Khi Người hát, tôi hát với Người, Tự Do Khi Người khóc, tôi khóc cùng Người vì niềm thương đau Khi Người run rảy, tôi cầu nguyện cho Người, Tự Do Tôi yêu Người trong niềm vui cũng như trong những dòng lệ khổ Hãy nhớ tới những ngày Người khốn khó Tổ Quốc của tôi, những con thuyền lênh đênh kiếp đời nô lệ * Khi Người hát, tôi hát với Người, Tự Do Và khi Người không hiện hữu, tôi hoài vọng Người là ai : cõi tâm linh hay một thực thể Là một ý tưởng nào đó mà vùng lên Tôi tin rằng Người chính là một sự thật hơn cả Về vẻ cao quý của nhân loại chúng ta Tôi hiểu người ta có thể chết để bảo vệ Người Nên người ta có thể suốt đời chờ đợi Người Khi Người hát, tôi hát cùng Người, Tự Do Tôi yêu Người trong niềm vui cũng như trong những dòng lệ khổ Những bài ca hy vọng mang tên Người và giọng nói của Người Con đường của lịch sử sẽ dẫn đưa chúng tôi đến với Người Tự Do ! Tự Do !!
07 Dec 2008 ThyThy_ Hoàng Thy Mai Thảo dịch sang tiếng Việt
* Mon pays, tes bateaux étaient tes galères: người nô lệ Hy Lạp thời xưa - họ bị xích vào con thuyền
|