Mùi Huơng
Nguyên tác: Das Parfum
Tác giả: Patrick Sueskind
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Đây là một truyện thuộc loại kinh dị, chuyện một kẻ giết nguời hàng loạt. Lấy bối cảnh thế kỷ 18 ở Pháp, nói về cuộc đời của một nguời thanh niên, thiên tài về khả năng đánh mùi. Suốt đời gã say sưa với mùi huơng, và thành một tay chế tạo nuớc hoa cừ khôi. Ai dính dấp tới gã rồi cũng phải chết thảm thiết, kể cả mẹ gã, dù là cái chết không do gã tạo ra. Gã chỉ mang tới sự xúi quẩy cho họ. Bị ám ảnh vì mùi huơng, gã đi từ Paris tới Grasse (thị trấn nổi danh về sản xuất dầu thơm ở vùng Provence nuớc Pháp). Sau cùng niềm khao khát chiếm hữu cho bằng đuợc mùi huơng phát xuất từ trinh nữ đã đưa gã vào cuộc sát nhân hàng loạt, gây kinh hoàng cho dân chúng ở thị trấn này.
Truyện hấp dẫn vì các tình tiết về khung cảnh của Paris, về kiến thức của tác giả trong ngành nuớc hoa, chứng tỏ tác giả đã nghiên cứu rất kỹ càng về lịch sử của ngành này. Tác giả đưa nguời đọc tới một cái nhìn trân trọng về mùi thơm của vạn vật, ẩn tàng cái triết lý về giá trị của cuộc sống theo cách nhìn khác thuờng, có thể nói rất mới, rất lạ.
Trong cái thế giới bao nhiêu nguời viết, nếu nhà văn nào đưa đuợc một tư tuởng mới mẻ trong cách nhìn của họ về đời sống qua một tài năng diễn đạt, thì đó là một nhà văn lớn, theo tôi.
Truyện này đã đuợc dựng làm phim, rất tiếc là xem lâu rồi nên không nhớ phim hay không, nhưng sách thì để lại ấn tuợng sâu đậm. Ngoài ra không thể không kể đến tài dịch của dịch giả tiếng Việt.
Thật tình tôi không thích xem các phim ảnh hay sách báo kể chuyện ghê rợn, Cách mô tả sự khao khát đi tìm cái tinh túy của vật thể đã coi thuờng mạng sống con nguời bằng cách viết tỉnh táo, điêu luyện khiến ta có thể đặt câu hỏi về tính nhân bản trong tâm hồn con nguời - nhà văn. Vì ông là nguời Đức nên khiến ta dễ liên tuởng tới một nguời Đức khác, tử thần của nhân loại là Hitler. Chốn nhân gian có những kẻ say sưa đi tìm sự tinh túy của nhân loại bằng cách trừ khử những thành phần mà y cho là không đáng sống. Hạng nguời đó có khi ta vẫn thấy lảng vảng đâu đó, họ chỉ không có đuợc quyền lực để thực hiện cái khao khát "bệnh hoạn" của họ mà thôi. Thể hiện nó ra bằng nghệ thuật liệu có đuợc thông cảm cho cái ác đang tiềm tàng trong cái tâm bất thiện của con nguời chăng?
Tuy nhiên, mặt khác, khi đọc xong truyện này, ảnh huởng của nó mạnh tới nổi tôi đi vào tủ, lục lấy các chai nuớc hoa không đuợc rớ tới từ bao năm, để chấm một giọt vào cổ, nghe mùi huơng toả khắp không gian quanh mình.