Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Cách xưng hô
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, November 18, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cách Xưng Hô Bằng Tiếng Việt Áp Dụng Trong Gia Đình

Khải Chính Phạm Kim Thư



Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ " you, me" hay " toi, moi" ráo trọi như trong tiếng Anh tiếng Pháp có phải tiện hơn không? Thực ra, cách xưng hô trong tiếng Việt không phức tạp và không phiền phức. Nó rất phong phú, rõ ràng, có tôn ti trật tự, và rất văn minh. Cách xưng hô trong tiếng Việt tự nó không gây phiền phức. Nếu có phiền phức chăng nữa, đó là do người sử dụng nó không biết cách mà thôi.
Cách xưng hô trong tiếng Việt tượng trưng cho một nền văn minh lâu đời về gia giáo và việc giao tế ngoài xã hội. Lễ phép và tôn ti trật tự phân minh là cách để ta phân biệt giữa dân tộc có văn hiến lâu đời với dân tộc mới phát triển và giữa loài người với loài thú cùng bọn quỉ đỏ. Từ ngày có bọn quỉ đỏ, tức là bọn Cộng Sản Việt Nam, việc xưng hô trong tiếng Việt đã bị bọn này phá hoại tận gốc rễ vì bọn chúng khuyến khích cách xưng hô bằng đồng chí, anh, chị mà không kể tuổi tác, ngôi thứ, thân sơ, và không có tôn ty trật tự gì cả. Già cũng đồng chí và trẻ cũng đồng chí. Lớn tuổi cũng anh chị và nhỏ tuổi cũng chị anh.
Để hiểu rõ cách xưng hô trong tiếng Việt, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại phong tục Việt Nam về cách xưng hô. Trong phạm vi gia đình và họ hàng ta có cách xưng hô riêng cho mỗi người. Trong xã hội cũng thế, ta có cách xưng hô đặc biệt dành cho từng người ta quen biết. Trong phạm vi bài này, chúng tôi trình bày những điều liên quan đến cách xưng hô trong gia đình mà thôi.

I. Danh Xưng Dành Cho Mỗi Thứ Bậc về Liên Hệ Gia Đình
Người sinh ra ta được gọi là cha mẹ. Cha mẹ của cha mẹ, cô, dì, chú, và bác của ta được gọi là ông bà. Cha mẹ của ông bà được gọi là cụ. Cha mẹ của cụ được gọi là kỵ. Các ông cha đời trước nữa được gọi là tổ tiên. Cha mẹ sinh ra các con. Những người con này là anh chị em ruột của nhau gồm có các anh trai, các chị gái, các em trai , và các em gái.
Người con trai đầu lòng của cha mẹ mình gọi là anh cả (người Bắc và Trung) hay anh hai (người Nam). Anh hai còn có nghĩa là tiền trong nghĩa của câu: " Trong túi không có anh hai thì không làm gì được." Người con gái đầu lòng của cha mẹ mình gọi là chị cả (người Bắc và Trung) hay chị hai (người Nam). Từ chị cả còn có nghĩa là vợ cả trong ý của câu ca dao sau: " Thấy anh, em cũng muốn chào, / Sợ rằng chị cả giắt dao trong mình." Người con trai thứ hai gọi là anh thứ (người Bắc và Trung) hay anh ba (người Nam). Từ anh ba còn được dùng để gọi một người đàn ông con trai nào đó như trong trường hợp của câu ca dao sau:" Anh Ba kia hỡi anh Ba, /Đầu đội nón dứa tay bưng ba cơi trầu./ Trầu này em chẳng ăn đâu,/ Để thương để nhớ để sầu anh Ba, / Để em bác mẹ gả chồng xa,/ Thà rằng lấy quách anh Ba cho gần!" Từ anh Ba còn để chỉ người đàn ông Hoa kiều.
Người con trai thứ bảy trong gia đình gọi là anh bảy (người Bắc). Từ anh bảy còn để gọi người Ấn Độ hay người Nam Dương.
Khi ta lấy vợ hay lấy chồng và sinh ra các con (con trai và con gái), con của các con ta gọi là cháu (sẽ nói rõ trong phần sau), con của cháu ta gọi là chắt, con của chắt ta gọi là chút, và con của chút ta gọi là chít. Vợ của các con trai ta gọi là con dâu. Chồng của các con gái ta gọi là con rể.
Các anh chị em của cha mẹ ta gồm có: chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, và dượng (sẽ nói rõ ở mục sau).

II. Cách Xưng Hô Trong Gia Đình
Thứ bậc 10 đời trong gia đình gồm có: tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, con, cháu, chắt, chút, và chít. Con của chúng ta gọi chúng ta là cha mẹ. Con của các con chúng ta gọi chúng ta là ông bà. Con của con gái chúng ta gọi chúng ta là ông bà ngoại, ông ngoại, bà ngoại, hay gọi tắt là ngoại. Con của con trai chúng ta gọi chúng ta là ông bà nội, ông nội, bà nội, hay gọi tắt là nội. Chắt của chúng ta gọi chúng ta là cụ. Chút của chúng ta gọi chúng ta là kỵ. Và chít của chúng ta gọi chúng ta là tổ tiên.
Danh xưng của hai gia đình có con cái lấy nhau gồm có: thông gia, thân gia, hay sui gia. Tiếng xưng hô giữa hai sui gia với nhau hay với bạn bè: ông bà thông gia, ông bà thân gia, ông thân, bà thân, ông bà sui gia, ông sui, và bà sui.

1. Xưng Hô Với Cha Mẹ:
Tiếng gọi cha mẹ trong khi nói chuyện với bạn bè và trong lúc xưng hô với cha mẹ gồm có: bố mẹ, cha mẹ, ba má, ba me, cậu mợ, thầy me, thầy bu, thân sinh, song thân, các cụ chúng tôi, ông bà nội các cháu, và ông bà ngoại các cháu, v.v.
Tiếng xưng hô với mẹ gồm có: má, mẹ, me, mệ, mợ, bu, u, vú, bầm, và đẻ, v.v Tiếng xưng hô với cha gồm có: bố, ba, thầy, cha, cậu, và tía, v.v.
Tiếng xưng hô với mẹ nhiều hơn tiếng xưng hô với cha. Điều này chứng tỏ người mẹ gần gũi các con nhiều hơn bố. Nhờ đó mà tình cảm giữa các con và mẹ đằm thắm hơn và có nhiều tiếng để xưng hô hơn. Tiếng gọi cha mẹ vợ gồm có: ông bà nhạc, ông nhạc, bà nhạc, cha mẹ vợ, cha vợ, và mẹ vợ, v.v.
Tiếng gọi cha vợ khi nói chuyện với bạn gồm có: nhạc phụ, nhạc gia, bố vợ, ông nhạc, cha vợ, ông ngoại các cháu, và trượng nhân, v.v.
Tiếng gọi mẹ vợ khi nói chuyện với bạn bè gồm có: mẹ vợ, má vợ, bà nhạc, bà ngoại các cháu, nhạc mẫu, v.v.
Tiếng gọi cha mẹ chồng gồm: cha mẹ chồng, cha chồng, mẹ chồng, các cụ thân sinh của nhà tôi, ông bà nội của các cháu, và những từ giống như phần dành cho cha mẹ mình. Khi nói chuyện với cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng, tùy theo nề nếp gia đình, ta chỉ cần xưng hô như đã đề cập ở trên, trong phần xưng hô với mẹ cha. Người chồng sau của mẹ mình gọi là cha ghẻ, kế phụ, cha, cậu, hay dượng. Người vợ sau của cha mình gọi là mẹ ghẻ, mẹ kế, hay kế mẫu.

2. Cách Xưng Hô Với Anh Chị Em của Cha Mẹ và Ông Bà

Anh của cha gọi là bác, em trai của cha là chú, chị của cha còn được gọi là bác gái. Em gái của cha là cô hay o (ca dao có câu " Một trăm ông chú không lo, chỉ lo một nỗi mụ o nỏ mồm." ). Có nơi chị của cha cũng được gọi là cô hay o.
Anh của mẹ gọi là bác hay cậu, em trai của mẹ là cậu, chị của mẹ là già hay bác gái, và em gái của mẹ là dì. Có những gia đình bắt con cái gọi cậu và dì bằng chú và cô vì muốn có sự thân thiết giống nhau giữa hai gia đình bên ngoại và bên nội, tức là bên nào cũng là bên nội cả.
Vợ của bác (anh của cha hay mẹ) gọi là bác gái, vợ của chú gọi là thím, và chồng của cô hay dì gọi là chú hay chú dượng hay dượng, chồng của bác gái hay già gọi là bác hay bác dượng, và vợ của cậu là mợ.
Anh trai của ông bà nội và ông bà ngoại mình gọi là ông bác (bác của cha hay mẹ mình), em trai của ông nội và ông ngoại là ông chú (chú của cha hay mẹ mình), chị của ông bà nội và ông bà ngoại hay vợ của ông bác gọi là bà bác, em gái của ông nội ông ngoại mình gọi là bà cô (cô của cha mẹ mình), em trai của bà nội bà ngoại gọi là ông cậu (cậu của cha hay mẹ mình), em gái của bà nội bà ngoại gọi là bà dì (dì của cha mẹ mình), và chồng của bà cô và bà dì gọi là ông dượng (dượng của cha hay mẹ mình). Tuy nhiên, trong lối xưng hô hàng ngày, người ta thường gọi giản tiện là chú, bác, ông hay bà để thay cho chú dượng, bác gái, ông bác, ông chú, ông cậu, ông dượng, bà bác, bà cô, hay bà dì.

3. Xưng Hô Với Anh Chị Em:

Anh của vợ hay anh của chồng gọi là anh hay bác, còn khi nói chuyện với người khác thì dùng ông anh nhà tôi, anh của nhà tôi, anh vợ tôi , hay anh chồng tôi. Tiếng anh chồng còn dùng để gọi chồng của một người đàn bà nào đó trong nghĩa của câu: Anh chồng thì đi vắng chỉ có chị vợ ở nhà mà thôi. Chị của chồng hay chị của vợ gọi là chị hay bác, còn khi nói chuyện thì dùng chị chồng, chị vợ, bà chị của nhà tôi,v.v. Em trai của chồng hay vợ gọi là em hay chú.
Em gái của chồng hay vợ gọi là em, cô, hay dì. Các từ bác, chú, cô hay dì trong các trường hợp xưng hô với anh chị là cách chúng ta gọi thế cho con mình và có nghĩa là anh, chị, em của mình.
- Các tiếng xưng hô về chị em còn gồm có: Chị em gái: chị em toàn là gái. Chị em ruột: chị em cùng cha mẹ trong đó có em trai. Chị gái hay chị ruột: người chị cùng cha mẹ. Chị họ: chị cùng họ với mình. Chị em chú bác, chị em con chú con bác, chị em thúc bá: các con gái và con trai của em trai và anh bố mình, trong đó người con gái là chị. Chị em con cô con cậu: con gái và con trai của em gái bố và em trai mẹ, trong đó người con gái là chị. Chị em bạn dì, chị em đôi con dì con già: các con gái và con trai của chị hay em gái mẹ trong đó con gái là chị. Chị em bạn dâu: chị em cùng làm dâu trong một nhà. Chị dâu: vợ của anh mình.

- Các tiếng xưng hô về anh chị em gồm có: Anh chị là tiếng các em gọi anh chị hay cặp vợ chồng anh chị mình, tiếng cặp vợ chồng tự xưng với các em của họ, tiếng gọi cặp vợ chồng của bạn mình, tiếng cha mẹ dùng để gọi vợ chồng con trai hay con gái mình, và tiếng dùng để gọi những kẻ ăn chơi giang hồ, cờ bạc trong nghĩa của từ " dân anh chị." Anh chị em là tiếng người ta dùng để gọi các con trong gia đình như trong câu " Anh chị em nhà ấy có hiếu." Tiếng " anh chị em" còn dùng để gọi chung đàn ông đàn bà hay con trai con gái trong nghĩa của câu " Hỡi các anh chị em nghe đây!" Anh chị em bạn dì hay anh chị em đôi con dì con già để chỉ các con trai con gái của chị và em gái mẹ trong đó người con trai là anh. Anh em con chú con bác hay anh em thúc bá để chỉ con trai con gái của em và anh bố mình, trong đó người con trai là anh. Anh em con cô con cậu để chỉ con trai con gái của em gái bố và em trai mẹ trong đó người con trai là anh. Anh em bạn rể hay anh em cột chèo để chỉ các ông chồng của chị vợ hay em vợ. Anh rể : chồng của chị mình. Tất cả những người con của anh và chị của cha đều là anh và chị của ta ( anh chị họ nội). Các người con của anh và chị của mẹ cũng là anh và chị của ta (anh chị họ ngoại)

- Các tiếng xưng hô về em gồm có: Em là tiếng chỉ các người con do cha mẹ sinh ra sau mình gồm có em trai em gái và là tiếng gọi các người con của cô, dì, và chú của mình. Em dâu: vợ của em mình. Em rể: chồng của em mình. Em út: tiếng để chỉ người em cuối cùng do cha mẹ mình sinh ra. Tiếng em út còn có nghĩa là đàn em, dùng để chỉ bộ hạ tay chân của người ta trong nghĩa của câu: " Đám em út của tôi sẽ giúp anh chuyện đó, đừng có lo." Họ nội và gia đình bên nội là họ và gia đình của cha mình. Họ ngoại và gia đình bên ngoại là họ và gia đình bên mẹ mình.

4. Xưng Hô Với Vợ Chồng:
Tiếng xưng hô với vợ gồm có: em, cưng, mình, bu nó, má, má mày, má nó, má thằng cu, mẹ, mẹ nó, mẹ đĩ, nhà, bà, bà xã, bà nó, ấy, mợ, mợ nó, đằng ấy, v.v.
Tiếng gọi vợ trong khi nói chuyện với người khác gồm có: nhà tôi, bà nhà tôi, má tụi nhỏ, má sắp nhỏ, má bày trẻ, tiện nội, nội tướng tôi, bà xã, bà xã tôi, và vợ tôi, v.v. Tiếng xưng hô với chồng gồm có: anh, cưng, anh nó, ba, ba nó, bố, bố nó, bố mày, bố thằng cu, đằng ấy, ông xã, cậu, cậu nó, ông, ông nó, cụ, ấy, mình, v.v.
Tiếng gọi chồng trong khi nói chuyện với người khác gồm: nhà tôi, ông nhà tôi, ba tụi nhỏ, ba sắp nhỏ, ba bày nhỏ, phu quân tôi, ông xã, ông xã tôi, chồng tôi, trượng phu tôi, anh ấy, v.v.
Tình vợ chồng người Việt rất đằm thắm, họ yêu nhau với tất cả chân tình, đối đãi với nhau rất lịch sự và tương kính. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng mày và xưong tao. Họ tìm những lời lẽ dịu dàng đầy tình tứ yêu thương để gọi nhau. Chính vì thế mà tiếng xưng hô giữa vợ chồng người Việt có rất nhiều, hơn hẳn tiếng xưng hô của vợ chồng người Tây phương. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ chửi thề và văng tục với nhau, nhất là trước mặt bạn bè.

5. Xưng Hô Với Con Cháu:

Con trai đầu lòng của mình gọi là con trai trưởng hay con trai trưởng nam (có người gọi một cách thân mật là cậu trưởng tôi, thằng trưởng nam nhà tôi). Vợ của con trai là con dâu. Vợ con trai trưởng nam là con dâu trưởng. Con gái đầu lòng gọi là trưởng nữ. Chồng của con gái là con rể. Chồng của con gái đầu lòng là con rể trưởng. Tất cả các con trai hay con gái kế tiếp được gọi la thứ nam hay thứ nữ. Người con được sinh ra trước tiên còn được gọi là con cả hay con đầu lòng. Con trai hay con gái cuối cùng của gia đình gọi là con út, út nam, hay út nữ. Nếu vợ chồng chỉ có một con, trai hoặc gái, thì người con đó được gọi là con một. Con của vợ hay của chồng có trước hay sau khi lấy nhau gọi là con ghẻ hay con riêng. Đứa con mới đẻ ra gọi là con đỏ. Con còn nhỏ gọi là con mọn. Khi người đàn ông già rồi mới có con, người ta gọi cảnh đó là cảnh cha già con mọn. Con gia đình quyền thế gọi là con ông cháu cha. Con của con trai mình gọi là cháu nội (cháu nội trai, cháu nội gái); con trai đầu lòng của con trai trưởng nam là cháu đích tôn, đích tôn thừa tự, hay đích tôn thừa trọng, tức là cháu trưởng nối nghiệp lớn của ông bà và giữ việc thờ cúng tổ tiên sau này. Con của con gái mình gọi là cháu ngoại (cháu ngoại trai, cháu ngoại gái).

III. Đặc Tính Lịch Sự và Lễ Phép Trong Cách Xưng Hô của Người Việt

Từ lâu đời, người Việt mình có truyền thống về lễ phép và lịch sự trong cách xưng hô. Các con cháu có lễ phép và có giáo dục thường biết đi thưa về trình chứ không phải muốn đi thì đi muốn về thì về. Khi nói chuyện với bố mẹ và ông bà, con cháu thường dùng cách thưa gửi và gọi dạ bảo vâng chứ không bao giờ nói trống không với người trên. Người Việt chúng ta thường dùng tiếng thưa trước khi xưng hô với người ở vai trên của ta, chẳng hạn như: " Thưa mẹ con đi học. Thưa ông bà con đã về học. Thưa cô con về. Thưa ba, ba bảo con điều chi ạ?"
Khi trả lời bố mẹ hay ông bà, con cháu thường dùng chữ " dạ, ạ, vâng ạ, vâng." Nếu bà mẹ gọi con: " Tư ơi?" thì khi nghe thấy, người con phải thưa: " Dạ." Nếu người mẹ nói tiếp: " Về ăn cơm!" người con phải nói: " Vâng." (người Bắc) hay " Dạ." (người Nam). Người ta còn dùng chữ " ạ" ở cuối câu để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Thí dụ:" Chào bác ạ! Vâng ạ!"

Trong cách xưng hô với người ở vai trên của ta, ta không bao giờ gọi tên tục (tên cha mẹ đạt cho) của ông bà, cha mẹ, cô cậu, dì dượng, và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hô bằng danh xưng ngôi thứ trong gia đình mà thôi. Nếu ông có tên là Hùng, ba có tên là Chính, và chú có tên là Tài chẳng hạn, ta chỉ nói là:" Mời ông bà xơi cơm, mời ba má dùng trà, mời cô chú lại chơi."

Đối với người trên, chúng ta không được dùng tiếng " cái gì" để hỏi lại một cách trống không vì nó nghe có vẻ vô lễ. Người ta thường thế từ " cái gì" bằng từ " điều chi" cho lịch sự và lễ độ. Thay vì hỏi: " Cái gì?" hay " Ba bảo con cái gì?" thì hỏi: " Ba bảo con điều chi ạ?" Từ " cái gì" chỉ sử dụng với người ngang hàng mà thôi. Thí dụ: " Anh hỏi tôi cái gì?" hay " Chị nói cái gì vậy?"

Trong cách xưng hô với anh chị em, chúng ta dùng từ anh, chị, hay em đứng trước tên hay ngôi thư. Thí dụ: " Anh Hùng đi vắng, em An đang học bài, chị Kim ra má bảo, v.v."

Các em không được phép gọi anh chị bằng tên trống không. Tuy nhiên, anh chị có thể gọi các em bằng tên trống không hay thêm từ em vào trước tên để gọi. Thí dụ: " Hải ra chị bảo cái này!" hay " Em Hải ra chị bảo cái này!"

Anh chị em trong một gia đìng có giáo dục không gọi nhau bằng mày và xưng là tao bao giờ. Những người con gọi nhau bằng mày và xưng tao là do lỗi của bố mẹ không biết dạy bảo các con ngay từ khi chúng còn nhỏ. Các con gọi nhau bằng mày xưng tao mãi rồi thành thói quen. Khi đã thành thói quen thì chúng không thể đổi cách xưng hô cho đúng phép được.

Cha mẹ phải dạy con cái về cách xưng hô ngay từ khi chúng còn nhỏ. Muốn chúng chào ai, cha mẹ phải nói cho chúng biết cách chào và bắt chúng lập lại, chẳng hạn như cha mẹ nói: " Chào bác đi con!" Các con sẽ nói: " Chào bác ạ!"

Khi có bà con họ hàng thân thuộc đến chơi nhà, cha mẹ phải giới thiệu họ với các con mình và nhắc chúng cách chào. Nếu các con mình chơi ở ngoài sân hay ở trong buồng trong khi có thân nhân đến chơi nhà, ta phải gọi chúng ra để chào bà con.

Khi cha mẹ đến chơi nhà con cái, nếu trong nhà đang có khách, các con phải giới thiệu cha mẹ với khách và giới thiệu khách với cha mẹ. Có như thế việc xưng hô trong câu chuyện mới tự nhiên và thân mật. Bận cho đến mấy hay bất cứ vì lý do gì, ta cũng phải thực hiện cho bằng được việc giới thiệu khi có khách đến chơi nhà để mọi người biết nhau hầu tiện cho việc xưng hô. Những người ở vai trên hay bậc trên phải được giới thiệu trước.

Đối với trẻ, ta nên nhắc lại việc chào hỏi nhiều lần chứ đừng tưởng bảo chúng một lần mà chúng nhớ đâu. Chính vì thề mà một nhà giáo dục người Pháp đã viết " La répétition est l' âme de l' enseignement" (Việc nhắc lại là linh hồn của việc giáo huấn). Về phạm vi giáo dục, việc " nhắc lại" hay " lập đi lập lại" có nghĩa là ôn tập thường xuyên: văn ôn vũ luyện.

Có biết xưng hô đúng cách, bà con mới thân cận nhau. Không biết cách xưng hô, dần dần bà con sẽ xa lánh nhau. Có săn đón nhau bằng câu chào lời mời đúng cách, tình gia đình họ hàng mới gắn bó lâu bền. Chính vì thế mà tục ngữ ta có câu: " Lời chào cao hơn mâm cỗ."

Trong việc dạy trẻ về cách xưng hô và chào hỏi, ta không nên quá khắt khe với chúng. Giải thích và khuyến khích là cách tốt nhất để dạy trẻ. Nếu chúng quen cách xưng hô ở Bắc Mỹ này mà chào ta là " Hi Bác!" ta cũng đừng nổi giận mà chửi chúng. Trong trường hợp này, ta nên vui vẻ xoa đầu trẻ và chỉ cho chúng cách chào cho đúng cách của người Việt: " Chào Bác ạ!" Đừng bao giờ nổi nóng với trẻ vì chúng chưa hiểu và cần phải được dạy dỗ. Khi ta nổi nóng lên là phát cơn điên thì kẻ khôn hóa dại ngưới hiền hóa ngu.

Việc xưng hô và chào hỏi còn tùy thuộc ở sự thân tình nữa. Nếu ta thường xuyên thăm trẻ hay chăm nom và săn sóc trẻ với tất cả chân tình, trẻ sẽ cảm thấy và tự nhiên chúng sẽ quí mến ta và vồn vã chào hỏi ta.

Việc dạy trẻ trong vấn đề xưng hô và chào hỏi cần phải kiên nhẫn, khéo léo, và có nghệ thuật. Không miễn cưỡng được. Nếu trẻ không muốn chào, ta phải từ từ giải thích cho chúng hiểu. Khi hiểu, chúng sẽ vui vẻ chào khách. Đừng quá khắt khe với chúng kẻo ta mắc phải khuyết điểm " giáo đa thành oán."

---------------------------
Ghi Chú: Bài này được trích trong tác phẩm KIẾN VĂN của Khải Chính Phạm Kim Thư , xuất bản năm 2001 tại Canada.
Phượng Các
#2 Posted : Friday, November 19, 2004 10:50:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Cách Xưng Hô Trong Chùa

THÍCH NHƯ ĐIỂN


Có nhiều người Phật Tử đi chùa lâu năm; nhưng cách xưng hô vẫn chưa hiểu rõ. Hôm nay chúng tôi xin trình bày về vấn đề này một cách rõ ràng, để quý vị lãm tường và cố gắng thực hiện cho thêm phần công đức lợi lạc trong cuộc sống đạo của mình.
Thông thường ở ngoài đời mình kính trọng ai hay có những cử chỉ kính, nể, sợ và khi mình khinh khi ai có những cử chỉ trái ngược lại. Trong hai chữ trọng và khinh cũng đã hàm chứa rõ ý nghĩa của nó rồi. Trọng nghĩa là nặng chồng chất lên. Khinh có nghĩa là nhẹ hoặc là riêng rẻ. Và hai chữ xưng cũng như hô cũng đã hình dung cho chúng ta biết được rằng có người trên kẻ dưới và người dưới đối với kẻ trên. Ở ngoài xã hội đã thế, trong chùa cũng có lối xưng hô tương đối khá đặc biệt hơn. Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày như sau:

A/ Giới xuất gia đối với người xuất gia

Người xuất gia là người đã rời bỏ gia đình, bà con thân thuộc, vào chùa để sống một cuộc sống đạo hạnh. Xem công danh, địa vị nhẹ tợ hồng mao. Nhưng không có nghĩa là không có trên dưới phân minh. Quy Sơn Cảnh Sách dạy rằng: "Bất kính thượng trung hạ tọa, như Bà La Môn tụ hội vô thù". Nghĩa là kẻ nào không biết kính trên, nhường dưới và kẻ giữa mình, cũng giống như những người Bà La Môn lộn xộn, thiếu trật tự không khác. Vì thế, việc xưng hô ở đây không còn là giai cấp nữa, mà là một tôn ti trật tự trong cuộc sống hằng ngày.

a) Người lớn tuổi đạo với kẻ nhỏ tuổi đạo

Tuổi đạo ở đây được căn cứ theo công đức tu hành trong các phẩm vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức, Sa Di và Chú Tiểu sơ cơ nhập đạo. Người lớn tuổi đạo được ngồi trước và ngồi trên hay gọi người dưới mình bằng tên hoặc bằng cấp bậc. Ðôi khi vị Hòa Thượng gọi một Thượng Tọa bằng Thầy hoặc pháp danh của vị ấy và vị Thượng Tọa gọi vị Ðại Ðức, vị Ðại Ðức gọi Sa Di cũng vậy. Người lớn tuổi đời; nhưng nhỏ tuổi đạo, vẫn phải xếp theo thứ lớp trong chùa chứ không như ngoài thế tục được.
Một vị Hòa Thượng khi nói chuyện với người dưới thường hay xưng tôi hoặc chúng tôi. Có nhiều người thắc mắc tại sao chỉ có một người mà hay thấy quý Thầy xưng là "chúng tôi". Vì lẽ rằng Ðạo Phật là Ðạo diệt ngã. Ở Ðời người ta bị khổ đau vì cái "ta" nhiều quá. Nên xưng "chúng tôi" cũng có nghĩa là có ý san bằng cái ngã tự kỷ của mình với ý niệm diệt ngã trong Ðạo Phật. Hoặc xưng "chúng tôi" cũng có nghĩa là nhún nhường. Có nhiều vị Thượng Tọa xưng là bần Tăng đối với người dưới hoặc ngay đối với kẻ trên, để chỉ cái nhỏ bé của mình đối với kẻ khác.

b) Người nhỏ tuổi đạo đối với những vị lớn tuổi đạo

Chú Tiểu thường xưng với vị Sa Di là con. Vị Sa Di mỗi khi trình lên với vị Ðại Ðức một việc gì cũng thường hay "bạch Thầy" và "xưng con". Cũng có nhiều vị Ðại Ðức đối với các vị Thượng Tọa cũng bạch Thầy, xưng con vậy. Lắm khi nhiều vị Thượng Tọa được Phật Tử nể kính tôn sùng; nhưng khi về lại chùa xưa gặp vị Hòa Thượng Bổn Sư của mình, ngoài việc bạch Thầy, xưng con ra còn phải đảnh lễ nhiều lần như thế nữa, để tỏ tình Sư Ðệ. Ðiều này cho chúng ta thấy rằng dầu người đệ tử của mình có trở thành một vị Thầy như thế nào đi chăng nữa, đối với Thầy Tổ của mình vẫn cung kính như xưa; không vì phẩm vị mà quên đi đạo nghĩa của ân sư.
Có nhiều người mới thọ giới hôm trước, ngày sau đã đắp y đội mũ xưng mình là một bậc Tỳ Kheo trong thiên hạ, không hổ thẹn lắm ru !! Hoặc hiêu hiêu tực đắc cống cao ngã mạn xem người trên kẻ dưới chẳng ai bằng. Vì thế Ðức Phật thường hay chế giới ra là để răn cấm những người phá giới.

B/ người xuất gia đối với các vị tại gia cư sĩ

Ðược gọi là một cận sự nam hay một cận sự nữ khi nào người Phật Tử đó đã quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới hoặc Bồ Tát giới tại gia. Khi quy y, mỗi người Phật Tử có một vị Thầy truyền giới cho mình. Vị ấy gọi là Thầy Bổn Sư. Tức là vị Thầy chính của mình. Trong gia đình, con cái đối với cha mẹ như thế nào; ở cửa Ðạo, người Phật Tử tại gia cũng kính trọng Thầy Bổn Sư của mình như thế ấy. Vị Thầy của mình quy y cũng giống như là một vị hướng dẫn tinh thần của mình trong cửa đạo vậy. Vì lẽ ấy nên giữa tình nghĩa Thầy đối với đệ tử cũng như đệ tử đối với Thầy được phân định như sau:

a) Các vị xuất gia xưng với các đệ tử

Ðệ tử ở đây có thể kể cả hai giới xuất gia lẫn tại gia. Ít có Thầy nào tự xưng mình là Hòa Thượng, Thượng Tọa hoặc Ðại Ðức, mà những phẩm này do người dưới vì sự kính cẩn nên mới xưng tụng. Nếu có chăng đi nữa ở chỗ tâm tình, vị Thầy thường hay xưng với đệ tử của mình là "Thầy" hoặc "tôi" v.v... và vị Thầy đó gọi các vị Cư sĩ tại gia bằng tên, pháp danh, Ðạo Hữu hoặc Phật Tử v.v... Ví dụ một vị Thầy muốn gọi đệ tử của mình thường hay nói như thế này: "Nầy Hạnh Tâm! lại đây Thầy nhờ cái này một chút". Hoặc "Như Nguyện! Thầy muốn nhờ con đi mua dùm cái nầy cho Thầy một chút v.v... Nếu vị đệ tử ấy lớn tuổi đời hơn mình, vì lối xã giao thông thường hằng ngày nên gọi là anh, chị hay Bác v.v... để phù hợp với các xưng hô của thế trần. Nhưng nếu gọi đúng phải gọi là Ðạo Hữu, Phật Tử hoặc Pháp danh là hay hơn cả.

b) Các vị tại gia Cư sĩ xưng hô với quý vị xuất gia

Trường hợp này có nhiều vấn để để viết nơi đây. Có nhiều vị Cư sĩ khi gặp một vị Thầy, vị Thầy này có thể lớn hoặc nhỏ tuổi, đạo hạnh hay bình thường, hay xưng bằng "tôi", "con", "cháu" v.v... Có nhiều trường hợp xưng bằng "em" nghe cũng ngộ nghĩnh và người nghe cảm thấy hơi nực cười.
Tại vì sao người Phật Tử xưng "tôi" đối với một vị Thầy ?
- Có thể vì họ chưa hiểu đạo. Hoặc vì họ nghĩ rằng họ lớn hoặc bằng tuổi với vị Tu sĩ kia. Nhưng nghĩ như thế là lầm. Vì mình tuổi đời lớn, chứ tuổi đạo có lớn đâu. Người nhỏ tuổi nhưng kiếp này đã tu trước mình, có nghĩa là kiếp trước họ đã tu và kiếp này họ đang tiếp tục. Còn mình mặc dầu đương lớn tuổi; nhưng chưa có duyên với Phật Pháp, nên vẫn là kẻ đi sau. Tuy lớn nhưng mà nhỏ.
Trong kinh Pháp Hoa có nói rằng: "Có người trăm tuổi chỉ là một gã thanh niên bảo đây là cha ta và người thanh niên kia chỉ người trăm tuổi bảo đây quả thật là con ta. Cha trẻ mà con già". Ðây là ý nghĩa đã trình bày như trên vậy.
- Hoặc cũng có thể người Phật Tử tự cảm thấy rằng mình có địa vị hơn, giàu có hơn, học thức hơn, nên xưng tôi cũng không có gì khó coi lắm. Ðịa vị, giàu có và học thức là chuyện của thế gian. Còn người tu tất cả phải xem đời là vô thường mộng ảo, đối với họ đâu có gì quý báu ngoài giá trị của chơn tâm !
Tại sao người Phật Tử thường hay xưng “con” với một vị Tăng Sĩ ?
- Có thể đây là những người đi chùa lâu năm và hiểu đạo. Có nhiều cụ già 70 tuổi; nhưng gặp một vị Ðại Ðức trẻ vẫn bạch Thầy, xưng con, đôi khi làm cho vị tân Ðại Ðức ấy cũng ngại ngùng. Thế nhưng ở đây có 2 điều lợi: Ðiều thứ nhất - người tự xưng có thể dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn của mình. Ðiều thứ hai - người được xưng tụng phải xấu hổ mà cố gắng tu hành. Nếu không lo tu, các công đức đều bị mất dần hết.
Có nhiều vị Phật Tử còn lạy các vị Tăng nữa. Ở đây cũng có hai vấn đề được đặt ra :
- Vấn đề thứ nhất - vì cung kính đức hạnh của vị Tăng mà lạy. Khi lạy, người Phật Tử dẹp được các tự ái ngã mạn của mình.
- Vấn đề thứ hai được đặt ra là: Vị Tăng ấy có xứng đáng cho mình lạy không ? - Có lẽ những người Phật Tử vì quan niệm rằng vị Tăng ấy xứng đáng nên mình mới lạy. Nhưng xứng đáng hay không - phần người lạy được thêm phước; kẻ bị lạy, mất đức rất nhiều; nếu đức của vị Tăng ấy có. Nếu vị Tăng đó không có đức thì đức đó bị giảm dần và đôi khi còn bị trừ đi nữa là khác. Do đó dầu ở bất cứ trường hợp nào, người lạy vẫn có phước mà kẻ bị lạy bị hao tổn phước đức rất nhiều. Vì thế cần phải tu hành tinh tấn nhiều hơn nữa. Trong luật cũng có dạy rằng một vị Sư Bà khi gặp một vị tân Ðại Ðức cũng phải cung kính như bậc Thầy của mình. Do đó, một Cư sĩ tại gia đối với một người xuất gia xưng bằng "con" là một điều đúng hơn cả. Con ở đây là con tinh thần của các vị Tăng Sĩ vậy.
Tại sao có nhiều vị Cư Sĩ gặp quý Thầy, quý Sư Cô xưng bằng cháu hoặc em ?
- Vì họ nghĩ rằng mình đáng vai cháu hoặc em của các vị Thầy này. Nghĩ như thế là nghĩ theo thế gian pháp. Phật pháp không như thế gian pháp được. Nếu xưng em mà một vị Cư sĩ nam đối với một vị Tăng sĩ nghe còn tạm được, mặc dầu hơi chướng tai. Nhưng nếu là một nữ thí chủ mà xưng "em" với một vị Thầy thì nên coi chừng sẽ bị tai tiếng hoặc sự dòm ngó bên ngoài. Có nhiều bà xưng với Sư Cô hoặc Sư Bà bằng em - điều này có thể tạm được. Nhưng nếu các vị Cư sĩ nam không lẽ xưng với Sư Cô bằng anh hay Bác sao? Do đó xưng "con" vẫn là hay hơn cả.
Có nhiều người Phật Tử trước mặt thì bạch Thầy xưng con; nhưng lúc không có mặt vị Thầy đó thường hay gọi là ông Hạnh Tâm, ông Hạnh Ðức v.v... làm như thế là tự mình dối lòng mình rồi. Có mặt Thầy cũng như sau lưng Thầy nên gọi bằng Thầy. Có nhiều người kính trọng Thầy, ít gọi tên Thầy mà hay gọi tên của chùa Thầy ấy trụ trì. Ví dụ như Thầy Vạn Ðức hay Ôn Chúc Thánh v.v... Có nhiều người còn gọi ông Thầy Tâm Ðức, ông Thầy Vạn Phước v.v... Ðây là cung cách gọi của những người chưa hiểu đạo. Nếu gọi bằng "ông Thầy", có lẽ phải có thêm "Bà Thầy" mới đúng. "Bà Thầy" ở Việt Nam chưa có, nhưng ở Nhựt thì đã có từ lâu. Vô hình trung các Phật Tử Việt Nam đã đồng hóa Thầy của mình mà không biết. Hoặc có nhiều người lúc cung kính thì bạch Thầy xưng con ngọt xớt; nhưng khi có chuyện gì thì xắn quần quá gối đứng trước cửa chùa chửi vô "cái thằng cha Thầy chùa đó thế này thế nọ" hoặc "Sư gì như Sư hổ mang" hoặc "Tế Ðiên Hòa Thượng" v.v... Ðiều đó chứng tỏ được khả năng hiểu đạo của họ khá nhiều rồi…

Đến đây sực nhớ một câu chuyện ngày xưa khi Ðức Phật còn tại thế như sau:
"Có một người Bà La Môn vì ganh ghét với Ðức Phật, nên ngày nào cũng đến nơi Ðức Phật ở để chửi rủa Ngài rất thậm tệ, đến khi sức mỏi lực hao Ðức Phật vẫn không có một thái độ nào cả. Người Bà La Môn kia mới hỏi Ðức Phật rằng:
- Bộ ông là gỗ đá sao mà tôi chửi ông không biết hổ thẹn ?
Ðức Phật hỏi lại rằng:
- Nếu nhà ngươi có đám giỗ, làm cỗ thật nhiều, sau khi giỗ xong, mang cỗ ấy đến biếu người hàng xóm. Nếu người hàng xóm ấy từ chối. Vậy mâm cỗ ấy về ai ?
Người Bà La Môn kia trả lời rằng:
- Thì về người cho mâm cỗ chứ về ai nữa.
Ðức Phật mới dạy rằng:
- Ở đây cũng thế đó. Lâu nay ngươi đến đây chửi ta; nhưng ta không nhận. Vậy xin trả lại cho ngươi đó.
Người Bà La Môn ấy xấu hổ ra về".

Việc học đạo và tu theo đạo Phật là vậy đó. Mình đi chửi người hoặc xem thường người, chính tâm ta và miệng ta dơ bẩn trước; trong khi người khác vẫn còn trong sạch. Nên để ý lắm thay !
Có một vị Thiền sư Nhật Bản thế kỷ thứ 13 có dạy đệ tử của Ngài rằng: "Ngươi học đạo phải nên thận trọng, Thái độ của mình lúc tiếp khách như thế nào thì khi ở trong phòng riêng của mình cũng như thế ấy". Câu nói tuy đơn giản nhưng ý nghĩa biết dường nào, chúng ta nên xem kỹ lại. Vì thế cho nên lúc có Thầy cũng như khi không có Thầy, lúc nào cũng xem giống nhau, không nên thiên lệch mà tổn phước cho chính thân mình.

c) Các vị Phật Tử tại gia đối với các vị Phật Tử tại gia

Ở đời thường hay gọi Cụ, Ông, Bà, Chú, Bác, Cô, Dì, Anh, Chị, Em v.v... nhưng khi vào chùa nên gọi bằng pháp danh với nhau có lẽ dễ nghe hơn. Cũng có thể gọi nhau bằng anh, bằng chị - nhưng là anh Nguyên Giác, chị Diệu Mỹ v.v... nghe nó có vẻ Thiền vị nhiều hơn là ông này bà kia.
Có nhiều chùa còn nghe ông bà Ðại Tá, ông bà Ðại Sứ, ông Kỹ Sư v.v... nhưng khoe khoang như thế để làm gì. Ðó chẳng qua là nhãn hiệu của phù trần, đâu có cần thiết gì trong cửa đạo. Vì chuyện của thế gian là chuyện của khổ đau tục lụy. Chuyện của Thiền môn là chuyện của giải thoát nhiệm mầu. Khi vào chùa chúng ta nên cởi bỏ những nhãn hiệu ấy đi và nên để ngoài cổng chùa cho Thiền môn được yên tĩnh.
Trong chùa hai danh từ thường hay được gọi là Ðạo Hữu hoặc Phật Tử. Ðạo Hữu là những người bạn cùng trong một Ðạo với nhau. Phật Tử là những người con của Ðức Phật. Dùng danh từ nào cũng đúng nghĩa cả. Nhưng thông thường danh từ Ðạo Hữu có vẻ "già" và "đạo mạo" hơn nên để dành cho những vị lớn tuổi. Danh từ Phật Tử có vẻ trẻ trung nên để gọi nhau với những người trẻ.


Trên đây là một số danh từ thông thường trong cách xưng hô ở chùa. Chúng tôi viết lên đây chỉ nhằm mục đích xây dựng đạo, không cố ý chỉ trích ai, hoặc khuyên bảo điều gì. Nếu quý vị Phật Tử tại gia thấy cần thiết thì nên chấp nhận. Nếu thấy không hợp thời, không hợp cơ cũng chẳng có sao. Vì Ðạo Phật là Ðạo Tự Giác. Không có quyền năng gì để đi ép buộc người khác phải theo mình. Nếu có chăng, trong tinh thần tự độ và độ tha mà thôi.
Chúng tôi quan niệm rằng: "Sự thật bao giờ cũng là sự thật"; nên không ngại viết ra những dòng này để xây dựng một vài khuyết điểm nếu đã, đương và sẽ có trong cửa Thiền. Có lẽ sẽ có nhiều vị chống đối chúng tôi về quan điểm này. Vì chúng tôi đã viết lên sự thật. Nhưng người viết bài này không còn cách nào hơn là phải chấp nhận sự thật vậy. Dù cho sự thật ấy có phũ phàng cay đắng. Biết mà không nói không phải là người có tâm, vì tha nhân mà nói mà không biết quả là người chưa biết bơi mà đã tự đi cứu người. Do đó, nếu bài này có đến mắt quý độc giả, Phật Tử cũng như không Phật Tử; người Ðạo Phật cũng như kẻ Ðạo khác xem đây như là một đóng góp chung nho nhỏ trong sứ mạng truyền giáo và hộ giáo của Tăng cũng như của Tục trong cuộc sống tha hương nơi hải ngoại ngày nay.

Thích Như Điển
Phượng Các
#3 Posted : Monday, August 28, 2006 11:39:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


CÁCH XƯNG HÔ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thích Chân Tuệ



Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:
1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?

2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?

3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?

4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?

5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?

* * *

Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần thông qua các điểm sau đây:

1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.

2) Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi. Người chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.

3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.

Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).

Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia. Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới.

Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới này. Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.

Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật giáo:

1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ (ni bộ):
4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai.

Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).

* * *

Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.

1) Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em. Ngoài đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.

2) Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy. Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.

3) Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia là Phật tử mà thôi. Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

4) Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).

5) Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt được mục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.

6) Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác. Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng pháp, đảm nhận trọng trách, nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.

7) Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.

8) Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.

9) Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Ðại Ðức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.

10) Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Thường bất khinh Bồ tát, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là “xưng con gọi Thầy”. Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.

* * *

Tóm lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên, không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.

Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.

Cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần tu tâm.

Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.

Đó chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy. ■

Thích Chân Tuệ
Cơ sở Phật học Tịnh Quang Canada


Phượng Các
#4 Posted : Thursday, November 23, 2006 4:36:33 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh

quote:
Gởi bởi Toi_vietnamese
Happy Thanksgiving nha các hoàng hậu, các công chúa, các cô nương, các hoàng thái hậu, các madame, các tiểu thư... Nói dzị cho PC dui lòng mát bụng, chứ gọi các "nữ", thì ai đó tưởng tui lên đồng nữa... Khổ thiệt!!!!



Nói thiệt anh đừng giận nha...anh gọi kiểu này...nghe sao mà nó Cải lươơơơơng....dể sợ á...Big SmileBig SmileBig Smile




Ảnh kêu như vậy là OK rồi, nếu ai thấy không OK thì cho ý kiến là nên gọi như thế nào cho anh Tỏi ảnh gọi đi. Gọi là "cô nương" thì dành cho người nhỏ hơn mình, gọi là M, N thì "dịch" ra là "anh, em" thì lại không có nhóm phụ nữ lớn tuổi hơn ảnh hay sao?

Quý vị cho ý kiến,

PC
#5 Posted : Thursday, February 28, 2008 8:23:06 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Hôm nay đọc báo thấy có tin tức sau đây:

BÀ CỤ 61 TUỔI Ở TIỂU BANG WASHINGTON BỊ KẾT ÁN TÙ VỀ TỘI MA TÚY

Clown Ở Mỹ này, 61 còn trẻ lắm quý vị ơi, gọi là bà cụ nghe sao mà già quá. Hồi đó trong khi sinh họat ở chùa, tôi có nghe một bà nọ tỏ ý không thích khi nghe người khác gọi bà là "cụ". Dù lúc đó bà cũng khoảng 70.


linhvang
#6 Posted : Friday, February 29, 2008 1:57:09 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chưa nghĩ kêu các chị ở Kỷ Nguyên Mới hay chị Nguyễn Thị Ngọc Dung của Cỏ Thơm là...các cụ Tongue - chị NTND 68, 69 tuổi rồi mà LV tưởng như chỉ hơn LV...vài tuổi.
oc huong
#7 Posted : Friday, February 29, 2008 4:40:14 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Giống như em Thi hạnh nhà mình, cở em ở Na Uy là thuộc lớp kêu OH là cô Điềm đó chớ. Vậy mà chị chị em em ngon lành, tội nghiệp TH!. Hồi đó TH và OH làm việc chung với 1 ông (cõi ảo) vừa về hưu, ông này kêu TH là chị, TH lặng Big Smile, đẩy cho OH tui giao thiệp thư từBig Smile
PC
#8 Posted : Friday, February 29, 2008 7:38:03 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Vậy thì Thi Hạnh không biết là người Bắc mà lịch sự, họ hay gọi các cô gái là chị dù nhỏ hơn họ. Chị phải hiểu là chị của con mình. Nếu coi người đó như em gái mình thì họ gọi là (tức là cô của con mình). Chớ đừng có nghĩ họ gọi mình là chị thì có nghĩa là chị của họ (nghèo mà ham!).

Tại sao lại không vừa lòng khi người khác lịch sự với mình? Nếu muốn cho thân mật hơn, ta có thể yêu cầu ông ta gọi mình theo kiểu nào đó mà mình thích. PC từng biết có hai vợ chồng nhà nọ xực một ông chỉ vì ông ta dám sỗ sàng gọi người vợ là em và xưng anh ngọt xớt.



ngodong
#9 Posted : Friday, February 29, 2008 11:54:19 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
hi hi đúng đó chị PC.
oc huong
#10 Posted : Saturday, March 1, 2008 12:39:54 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Ông này nam chính cống.
Nói chơi vậy chớ, tại em TH lười, giao cho chị OH phần ngoại vụ vậy màWink
Có thể ông cũng chẳng biết tiếng nàng thơ tuổi trẻ tài cao. Chỉ biết rằng hai người này biết kha khá cả 2 thứ tiếng mà thôi.

PC
#11 Posted : Saturday, March 1, 2008 2:17:25 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC cũng Nam chính cống mà cũng hay gọi những người sơ giao là anh hay chị dù họ nhỏ tuổi hơn mình, có khi rất nhỏ hơn. Tại thấy cách gọi của người Bắc như vậy thấy hay hay, tuy có vẻ khách sáo (theo quan điểm của người Nam). Nhưng thà là khách sáo, có vẻ xa xa cách cách còn hơn a thần phù thân mật với họ để rủi gặp thứ dữ thì có khi bị mắng: WHO DO YOU THINK YOU ARE! Black Eye

Chị Ngô Đồng, nhờ chơi với chị cho nên cũng học vỏ vẻ đôi chút! Rose

nguoitutramnam
#12 Posted : Saturday, March 1, 2008 5:06:28 AM(UTC)
nguoitutramnam

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 12
Woman

Thanks: 4 times

Trên thực tế, có vài khó khăn trong xưng hô cho những người có bạn không cùng lứa tuổi, những người bạn xấp xỉ tuổi cha mẹ hay cô chú, sự xưng hô không được tự nhiên khi sinh hoạt chung. Ngày xưa trămnăm có một số bạn lớn tuổi, gọi họ là anh chị, thân mật tự nhiên. Sau đó biết ra, những người này cũng là bạn của ba mẹ mình, nên vấn đề xưng hô đã mất tự nhiên khi có những dịp gặp gỡ nói chuyện chung. Bây giờ thì “lịch sử được lặp lại”, cậu con trai ở nhà cũng có những người bạn lớn tuổi, và nhiều khi cũng lâm vào tình trạng không được tự nhiên trong cách xưng hô. Khi con cái ở vào cái tuổi đã có danh xưng “ông bà” trong giao tế xã hội, có lẽ nhiều cha mẹ cũng gặp phải trường hợp này. Cũng vì cách xưng hô của tiếng Việt nhiêu khê như vậy nên tụi trẻ ở đây chỉ thích “you” với “me” cho đơn giản. Đa số người Việt mình vẫn còn cố gắng giữ cái đẹp tôn ti trật tự trong cách xưng hô của tiếng Việt mình và khuyến khích con cái nói tiếng Việt trong gia đình.
thihanh
#13 Posted : Saturday, March 1, 2008 5:15:50 AM(UTC)
thihanh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 735
Points: 21

Was thanked: 2 time(s) in 2 post(s)
quote:
Gởi bởi oc huong

Nói chơi vậy chớ, tại em TH lười, giao cho chị OH phần ngoại vụ vậy màWink




hôm nay tình cờ em lại chạy vô đây và thấy có ai đó đang nói "gian" mình Big Smile Big Smile
chị OH nói đúng đó chị PC ơi, em ngại giao thiệp chứ hông phải ngại được gọi bằng chị Big Smile

mà phải công nhận nha các chị, đôi khi không biết gọi ai bằng gì, thí dụ chị OH nà, hay hồi sang pháp cũng vậy, gặp mấy chị lớn, em cứ gọi chị trong tình thân văn nghệ cho gần gũi chứ gọi cô, thím, dì gì gì đó thì nghe có vẻ xa lạ quá, nhưng tùy nha, vui vui thì thôi, còn khi buồn buồn thì lại bảo mình hỗn vì tuổi họ đáng mẹ mình Dead Bó tay !!!

PC
#14 Posted : Sunday, March 2, 2008 7:19:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi oc huong

Vậy mà chị chị em em ngon lành, tội nghiệp TH!. Big Smile


Không biết đâu mà rờ nha! Có người thấy mình được ngang hàng với người lớn hơn thì lấy làm khóai chí đó chớ. Chẳng qua người Việt có truyền thống trọng xỉ (coi trọng tuổi tác), già cả thì được nhiều phúc lợi Big Smile, được ăn trên ngồi trước, được nhường chỗ ngồi trên xe búyt, v..v...Nhưng người già thì cũng phải chịu nhiều thiệt thòi theo phương diện khác, như không được nhí nhảnh, không được xí xọn, nên cũng hơi buồn. Sad
Làm cách mạng bà con ơi, già trẻ gì cũng được enjoy như nhau há!

thihanh
#15 Posted : Sunday, March 2, 2008 7:40:44 PM(UTC)
thihanh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 735
Points: 21

Was thanked: 2 time(s) in 2 post(s)
em thấy ở VN khoái già để được TRỌNG, nhưng qua đây rồi thì lại khoái trẻ Big Smile
nói như chị PC: chả biết đâu mà rờ !!! Tongue
PC
#16 Posted : Monday, October 20, 2008 4:36:59 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
SKlang

Về cách gọi người khác, tôi đề nghị như sau.

Phái đẹp (không kể có chồng hay độc thân)
Từ 20 đến 70 tuổi:
Chữ Cô có 2 nghĩa:
Từ 20 đến 40, chữ Cô có nghĩa là Miss;
Từ 41 đến 70, chữ Cô có nghĩa là ngang hàng với em của ba mình.
Từ 71 trở lên:

Phái-không-đẹp (không kể có vợ hay độc thân)
Từ 20 đến 70 tuổi: Anh
Từ 71 tuổi trở lên: Chú
Nhớ đừng bao giờ gọi một người phái-không-đẹp là Bác. Họ không thích chữ nầy, vì nghe chữ nầy họ cảm thấy họ không còn trẻ nữa, và sắp đến ngày "xuống lỗ." Ngay cả chữ Chú mà họ cũng không thích. Hình như có một bản nhạc tựa đề là Đừng gọi anh bằng chú.

Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, một ông quan, và là một nhà thơ lãng mạn của Văn Học Cổ Điển. Đến già, ổng vẫn còn vui chơi như một thanh niên. Ổng thường đi đến những nơi hát ả đào. Có lẽ bị một cô gái hỏi tuổi, ổng trả lời,
- Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam.
(Năm mươi năm trước, anh mới có 23 tuổi.)


SKlang
PC
#17 Posted : Monday, October 20, 2008 4:43:19 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cách xưng hô còn tùy ở độ tuổi của người đang nói chuyện. Nếu một cô gái 20 tuổi mà gọi một ông 69 tuổi là Anh thì kỳ làm sao (Nghe nói trong các quán bia ôm, ai cũng được gọi Anh tuốt luốt). Nếu cho 20 tuổi có thể có con thì ông 69 này có thể tương đương với ông nội hay ngọai của cô gái này rồi.

Voi
#18 Posted : Sunday, November 2, 2008 9:53:29 AM(UTC)
Voi

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 303
Points: 0

" Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, một ông quan, và là một nhà thơ lãng mạn của Văn Học Cổ Điển. Đến già, ổng vẫn còn vui chơi như một thanh niên. Ổng thường đi đến những nơi hát ả đào. Có lẽ bị một cô gái hỏi tuổi, ổng trả lời,
- Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam.
(Năm mươi năm trước, anh mới có 23 tuổi.)
SKlang
"

Giời ơi ! Chị Lầu ơi !
Chả nhẽ mới đây mà bà chị ( hihihi ) đã vội ...." đãng trí " rồi cơ à j/k ! Chị có chép lại của ai đó thì cũng làm ơn làm phước xem lại tí ti trước khi post chứ hhhihihihiTongue
Voi tài khôn ( Hm ...Hm ... ) chỉnh đoạn này một tí nhá !
" Thầy Nguyễn công Trứ ( Uy Vãi -------- lộn ! ---- Uy Viễn tướng - quân ) khi " zia` za` " muốn " chơi trống bỏi " ... bèn đi cưới thêm một cô vợ nhí . Đêm "động-phòng " cô dâu chắc thấy " chú rể " quá ư " không- còn- là -trẻ " nên :
- Tân nhân dục vấn : lang niên kỷ ?
( cô dâu trong bụng thắc mắc nên e dè , khe khẽ : chàng ui ! chàng bao nhiêu tuổi hở chàng ?? )
CỤ Uy tướng - quân ( lúc này là tân............ lang ) giả nhời rằng-thì-là :
- Ngũ thập niên tiền , nhị thập tam !
( Năm mươi năm trước, mới có 23 tuổi )
"

Câu giả nhời của chàng rể thì trống không , không cần ... chủ-từ Hm...hm..... thời đó phe đàn ông , con trai hách xì xằng phải biết ! Nhất là " CỤ " rể lại là quan nhớn thế kia , nghe đến quan là đã vãi rồi , chứ gan đâu mà mà dám đôi co cùng ............ quan . Kể ra cô dâu này cũng thuộc lọai " gan cóc tía " chứ chẳng chơi !

Đó là voi theo các câu chuyện truyền-thuyết về văn-học-sử là như vậy đó .

* Tân nhân : cô dâu ( Người .... mới ! ý hẳn là người mới gia-nhập vào đại gia-đình ; đương nhiên là gia-đình của chú ..... rê hỏi Tongue )
* Tân lang : cây .... cau ! Voi cũng chả hiểu tại sao lại dùng hai chữ này để chỉ " chú rể " .
Tới đây voi chợt nhớ đến chị AX ( Hạt Cát ) , chả biết bây giờ ở đâu và ra sao ?
Cụ bà Đoàn thị Điểm cũng đã từng ra câu đối : " Đình tiền thiếu-nữ động .....tân-lang "
( Ngòai hiên có cô " con gái " đứng dựa cây cau , hay cũng có thể là ngòai hiên có cô " nghịch " chàng rể ! j/k Tongue động ở đây có thể là ....................... động thủ á ! Black EyeBlack Eye)

Bệnh ngứa .............. mồm của voi lại ........ sắp " tái phát " á !
hihihihi
voi .


ngodong
#19 Posted : Sunday, November 2, 2008 12:08:41 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Voi ơi! Voi ngứa mồm thiên hạ được nhờ - bao nhiêu người nhớ Voi, mà Voi bỏ đi đành đoạn vậy sao Voi.
linhvang
#20 Posted : Sunday, November 2, 2008 12:56:04 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

... bao nhiêu người nhớ Voi, mà Voi bỏ đi đành đoạn vậy sao Voi.


Voi bỏ...ĐT mà đến với...PNV, hí hí!
Users browsing this topic
Guest
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.