Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<89101112>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#181 Posted : Wednesday, June 20, 2012 2:23:09 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
RA KHỎI NHÀ

Bước chân ra khỏi nhà tôi luôn cố gắng giữ cho mình tươm tất và tề chỉnh. Điều đó thể hiện tư cách mình và cả sự tôn trọng đối với người khác.

Tại sao lại để người khác nhìn thấy những hình ảnh xấu của mình? Đầu bù tóc rối, mắt kèm nhèm, áo quần xốc xếch là điều xốn con mắt. Tôi có một ông cậu, lúc nào cũng có cái lược trong túi. Hễ có gì là ông chải vài nhát ngay. Vì thế khó mà thấy ông với hình ảnh tóc rối.

Tóc rối chỉ đẹp khi một ngày mưa và đợi chờ để rồi nhìn thấy người yêu đứng ngoài ngõ, tóc rối và ướt. Đó là lý do một ngày năm xưa tôi yêu “Mưa trên vùng tóc rối” của Lê Xuân Trường là vậy.

http://thuvientoancau.org/Hoang...nVungTocRoi-TuanNgoc.mp3


Một cô bạn tôi rất hay. Ngủ dậy là cái lược ngay đó để chải tóc cho gọn ghẽ. Cô giống tôi một điểm: sau khi rửa mặt, tập thể dục, tắm rửa là trang điểm! Nếu đi làm, kỹ hơn. Ở nhà, ít kỹ hơn. Chỉ vậy thôi. Về phương diện trang điểm của phụ nữ, tôi ủng hộ việc xâm. Xâm mắt, lông mày và môi sẽ rất tiện. Tiện là trang điểm nhanh, tiện tiếp theo là ngay cả khi không trang điểm thì dung nhan không đến nỗi quá nhợt nhạt.

Một cô khác thì giống tôi điểm này: ở nhà vẫn mặc đẹp. Bên Mỹ có cái lợi là dễ mặc đồ đẹp ở nhà. “Đồ đẹp” có nghĩa là đồ có thể đi ngoài đường ngay. Mùa hè với quần short và áo thun đẹp thì bạn vẫn có thể đi chợ mà chả cần thay đồ. Mùa lạnh thì áo len và khăn quàng là đủ đẹp. Chính vì lúc nào cũng “tươm tất” như vậy mà Phan Nhật Nam hỏi tôi một lần “Sao lúc nào cũng thấy công nương đẹp hết vậy? Ở nhà cũng trang điểm như vậy à?” Tôi vênh mặt “Chớ sao, chỉ khi nào đi ngủ, công nương mới rửa mặt thôi”.

“Ra khỏi nhà là em luôn giữ gìn mà”. Tôi viết cho một anh bạn như thế khi chia sẻ với anh về một việc. Việc đó là một nick lạ hoắc vào bài “Một nét nữ tính: Bông tai” của tôi và để “comment”. Anh ta vừa để lại “thankyou” (web này cho phép say thank you mà không cần viết chữ nào), vừa viết vài giòng. Vài giòng của anh ta làm tôi hiểu lầm. Tôi ngỡ là anh ta "cà khịa" và tôi giải thích. Trả lời tiếp cho tôi, anh ta viết “Già là khi so sánh mình với người nhỏ hơn. Già mà còn mignon?”. Tôi bật cười. Cái kiểu viết này cho thấy người viết chắc cũng... già cỡ tôi và thời tôi. Thời tôi thì mới dùng chữ Pháp “ Mignon”. Tôi phàn nàn với anh bạn là viết riêng cho tôi thì được chứ kiểu khen …một bà già như tôi ở public, tôi không thích. Đó là nguyên do tôi viết câu “Ra khỏi nhà là em luôn giữ gìn mà”. (bài viết đó ở đây: http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=14711)

Giữ gìn, không chỉ là bề ngoài của diện mạo mà còn là thái độ tư cách ngôn ngữ. Có lẽ thời trước chúng ta được dạy dỗ như thế. “Đẹp tốt phô ra, xấu xa che lại”. “Giấy rách phải giữ lấy lề”, đó là những câu tục ngữ mà học sinh thời tôi bị nhồi nhét từ gia đình và cả học đường.

Không được lớn tiếng ở ngoài đường.
Không được cười ha hả ở ngoài đường.
Không được ăn uống nhồm nhoàm ngoài đường.

Đủ mọi thứ “không không”. Điều đó đưa đến vài bài viết khôi hài từ phía các ông. Chẳng hạn bài viết về “Gia đình tôi” của Duy Lam. Duy Lam mô tả một cô ra đường thì yểu điệu thục nữ, ăn nói nhẹ nhàng nhưng ở nhà thì trợn mắt quát em. Một lần, cây si gõ cửa bất ngờ và gặp “thần tượng” của mình đang kèm nhèm với các ống cuộn tóc trên đầu!

Tôi cho rằng đó không phải là “đóng kịch” hay giả dối gì. Ra khỏi nhà khác với ở trong nhà. Còn hơn một số người bây giờ ở nhà hay ngoài đường không khác nhau mấy. Cẩu thả từ diện mạo đến ngôn ngữ. Con nhỏ cháu lúc mười tuổi nó ghẹo bà chị tôi là “Sao thấy bác nói chuyện với khách hàng thì khác”. Ơ, nói với khách hàng thì phải ngọt ngào chứ không làm sao có khách. Nói với chồng con, nhất là khi chồng con lì lợm thì phải hét lên chứ.

Tuy vậy sự tươm tất cũng còn tùy nhiều thứ. Một bà mẹ trẻ với con còn nhỏ sẽ không có thì giờ làm đẹp hay tươm tất như những bà mẹ không có con quá nhỏ. Tương tự thời sống với vc sau 1975 thì làm sao mà tươm tất tử tế được khi cả nước đói kém? Lúc gia đình tan tác, chồng con tù tội, ai còn đủ can đảm để phấn son?

Tôi có bà chị họ bằng tuổi. Bằng tuổi nên suy nghĩ nhiều cái giống nhau. Hai chị em cười hể hả với nhau khi nói rằng “Không đi tu được vì đi tu là không được trang điểm!”. Ông anh rể bảo vậy thì hai cô tự xây chùa cho mình và cho phép ni cô trong chùa được mặc đẹp, được trang điểm.

Bạn thử nghĩ, nếu có một chùa như thế thì chuyện gì sẽ xẩy ra? ( Phật đi di tản luôn?)

Mới vài ngày qua, tôi viết bài về nữ tính của phụ nữ với bông tai và khăn quàng thì ông anh (chắc già chát, già khú đế!) Đàm Trung Phán gửi cho tôi bài “Chân quê” và bảo bao giờ em mặc áo tứ thân thì gửi cho anh coi. Tôi trả lời “ Có ngay”. Gửi kèm hình tôi mặc áo tứ thân ở ngoài tiệm chụp hình năm 1998. Vậy mà ông anh phán “ Đây mà là áo tứ thân? Đồ đồng cô bóng cậu thì có. Anh xem mà phát chán”.

Giời. Thời buổi bây giờ mà anh tôi đòi chân quê và rên rỉ “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi” ! Ơ cơ mà bọn trẻ chúng đã mặc áo không có khuy bấm đấy thôi!

Thật tình ngày xưa tôi cũng thích bài "Chân quê" của Nguyễn Bính. Hai câu kết tôi yêu nhất là “Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”.

Ra khỏi nhà, hãy giữ cái “hương đồng gió nội” của mình, phải thế không?

Tôi, vẫn tự hào về cái “hương đồng gió nội” của một thời Gia Long, của một thời Việt Nam Cộng Hòa!

Hoàng Lan Chi



Phụ đề:

Anh Đàm Trung Phán, ra khỏi nhà bây giờ là y phục để em không lạc lõng giữa vùng đất này, nhưng trong em, vẫn là "hương đồng gió nội" của Việt Nam Cộng Hòa!

Hình tứ thân (ngoài tiệm chụp hình- 1998) và bị Đàm Trung Phán kêu là đồ "đồng cô bóng cậu", không phải "áo lụa sồi, quần lĩnh đen, khăn mỏ quạ.." !




Bài thơ của Nguyễn Bính

Chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Nguyễn Bính 1936
hoanglanchi
#182 Posted : Saturday, June 23, 2012 8:42:56 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Đôi mắt làm lòng tôi tan nát


Ở tuổi này tôi không nghĩ gì nữa cả. Buông gần hết. Có lẽ vì vậy mà cảm thấy sức khỏe có vẻ tốt hơn nhiều. Bạn lâu ngày không gặp nói là trông tôi có vẻ “tươi tỉnh” hơn.

Thì tôi đã ngậm ngùi biết rằng:

Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao

(Kiều)

Nghĩa là mỗi người đều có một số phận. Mình đã làm hết sức mình trong mọi hoàn cảnh, thế là đủ.

Di cư vào Nam với hai bàn tay trắng, bố phải đi xa, bản thân tôi cũng phải xa gia đình khi mới năm tuổi đầu. Bố mẹ nói ít nhưng từ đâu tôi hiểu rằng chỉ có một con đường duy nhất để vươn lên : học. Chưa bao giờ tôi trách móc bố tôi không biết ăn hối lộ để cuốc sống gia đình khá giả hơn. Tôi đã cố gắng học, hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong những điều kiện “bi đát”.

Sau 1975, lấy chồng vội vã vì sợ Vc, tôi cũng làm tròn nhiệm vụ của mình. Tôi đã cố hết sức mình để nuôi dạy con tử tế.

Trên con đường đi tìm tự do, tôi cũng cố hết sức mình. Cho cả con. Rồi cho cả mình.

Cố hết sức mình và kết quả là gì? Tôi buồn bã không muốn nhớ tới nữa. Cái kết quả bi thảm cho mọi “cố gắng hết mình” qua nhiều giai đoạn, nhiều trường hợp chính là cái “số”.

Sau nhiều lần vùi đầu khóc cho số phận, bây giờ tôi không khóc nữa. Không ai, không việc gì có thể xói mòn tim tôi được nữa.

Tất nhiên tôi vẫn “nổi giận” với việt gian, vẫn “tức tối” trước lường gạt gian dối, vẫn buồn lòng trước tình người. Nhưng chỉ thoảng qua và sau đó trôi tuột khỏi tôi.

Duy nhất bây giờ chỉ có một đôi mắt đang vò xé lòng tôi. Duy nhất bây giờ chỉ có đôi mắt ấy đang cào cấu lòng tôi. Tôi nhìn, tôi ngắm, tôi khóc. Và rồi tôi tự giận mình, không nhìn không ngắm nữa. Rồi lại nhìn ngắm. Rồi tôi quay qua trách móc người đẻ ra đôi mắt ấy. Đẻ ra chi đôi mắt đó để bây giờ vò xé lòng tôi.

Đôi mắt ấy là mắt cháu nội tôi. Nó giống hệt mắt con trai tôi. Nhìn đôi mắt đó là nhìn lại thời xưa, khi lần đầu làm mẹ. Bao kỷ niệm đau đớn, bao bi thương của những ngày tăm tối sau 1975 lại hiện về. Nó giống tôi, bà nội nó là hay nghiêng đầu. Ngồi trong xe, đôi mắt to tròn và cái nghiêng đầu làm mấy bà đầm đi ngang phải dừng chân ngắm nó và trầm trồ " So cute". Hai cái , đôi mắt và nghiêng đầu, làm lòng tôi tan vỡ.

Tôi muốn được nhìn đôi mắt ấy hàng ngày. Và “số phận” là Không. Chỉ thế thôi.

Hoàng Lan Chi 2012

Bi 3 tháng ngày xưa 1978



Và Khang bây giờ, 6 tháng 2012


















xem đầy đủ ở đây


Trích từ blog Hoàng Lan Chi

http://wp.me/p1DQbJ-tJ

hoanglanchi
#183 Posted : Sunday, July 1, 2012 6:58:19 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chủ nhật nghe Dạ Khúc của nhiều nhạc sĩ

Chủ nhật. Không dưng đang hơi nóng lại trở hơi lạnh. Mát lạnh đúng hơn. Trời còn mầu xám. Check mail và nhận từ người bạn những “Dạ khúc”.

Tôi xem và chọn nghe Trần Văn Trạch trước. Không phải vì “hoài cổ” mà tôi vẫn dành cho Trần văn Trạch những tình cảm nhất định cho giọng hát của ông. Tôi tìm lại được dĩ vãng của một Sài Gòn xưa khi nghe tiếng hát ông với Dạ Khúc.

Người thứ nhì tôi chọn là Trần Thái Hòa. Tôi vẫn yêu giọng TTH. Trong các ca sĩ nam và trẻ sau này thì với tôi, TTH là giọng hát “đứng đắn” nhất. “Đứng đắn” vì cái trầm của nó như của một người rất trưởng thành, rất đàn ông. Đứng đắn vì sự nghiêm chỉnh trong việc chọn bài hát. Đứng đắn cả trong cách thức hát.

Người thứ ba tôi chọn là Hiền Thục, nhạc Quốc Bảo. Đơn giản vì cái tên Quốc Bảo. Nhưng tôi bị bất ngờ vì không phải “Dạ Khúc” mà chỉ là trùng tên. Tôi tắt ngay vì Dạ Khúc này không phải không hay nhưng không phải là giòng nhạc tôi đang chờ nghe.

Chọn Thế Sơn với Nguyễn Trung Cang cũng vì “yêu mến” cái tên Nguyễn Trung Cang. Lại là trùng tên. Đành nghe một chút, một chút thôi vì giai điệu nhạc không cùng một giòng như “Dạ Khúc”. Thế Sơn hát cũng hay. Giọng TS hay.

Chuyển qua Dạ Khúc của Phạm Anh Dũng. Cái này thì là do “cảm tình” với “muội Gia Long” Hiếu Tâm. Không phải là không có cảm tình với Phạm Anh Dũng nhưng cái đó “xưa rồi Diễm”. Ý nói rằng từ 2004, người mà tôi phỏng vấn đầu tiên có lẽ là Phạm Anh Dũng. Với bài này thì tôi nghe hết. Có lẽ vì Dạ Khúc của PAD lướt thướt nhẹ nhàng chứ không giai điệu vui tươi nhí nhảnh như của Quốc Bảo hay Nguyễn Trung Cang. Giọng Hiếu Tâm vẫn quyến rũ tôi. Nhẹ nhàng tự nhiên và không điệu. Tôi vẫn “ác cảm” với những giọng hát “quá điệu”. Giọng Bắc “chuẩn”, lời được nhả rõ ràng, ngân vừa phải. Có một chút xíu mật ngọt trong giọng Hiếu Tâm chứ không ướt đẫm như giọng Ngọc Lan. Có chút xíu sang cả trong Hiếu Tâm chứ không lồng lộng như Lệ Thu thời xưa.

Nghe Dạ Khúc của Nguyễn Đình Toàn với giọng Khánh Ly. Cái này chọn nhạc sĩ chứ không vì chọn ca sĩ. Nghe một phần ba là tôi lại tắt vì vẫn có cảm tưởng “chõi” với “Dạ khúc” nguyên thủy.


Nghe thử Mỹ Linh với nhạc của Mai Lâm. Nghe được 5 câu là tắt. Cái kiểu cách hát của ca sĩ trong nước vẫn làm tôi khó chịu. Nó vô hồn vô cảm. Họ hát đúng “bài bản”, đúng kiểu tròn môi rướn cổ. Nghe thật chói tai. Họ luôn cho tôi cái cảm tưởng của một con két chứ không phải người hát.

Thôi đành ngưng không nghe tiếp. Dạ khúc chỉ thế mà thôi

Hoàng Lan Chi


Dạ Khúc (nhạc Nguyễn Mỹ Ca, lời Hoàng Mai Lưu) Trần Văn Trạch hát
http://cuongde.org/index.php/nh...890-da-khuc-nguyen-my-ca

Dạ Khúc (Nguyễn Văn Quỳ) Trần Thái Hòa hát:
http://lyric.tkaraoke.com/12019/Da_Khuc.html#NgheNhac

Dạ Khúc (Quốc Bảo) Hiền Thục hát:
http://www.youtube.com/watch?v=dmDCVAytiyI

Dạ Khúc (Phú Quang) ca sĩ không rõ:
http://www.youtube.com/watch?v=3MceNVRRD44

Dạ Khúc (Mai Lâm) Mỹ Linh hát:
http://lyric.tkaraoke.com/12016/Da_Khuc.html#NgheNhac

Dạ Khúc (Nguyễn Trung Cang) Thế Sơn hát:
http://chiasenhac.com/mp3/vietn...khuc~the-son~233001.html

Dạ Khúc (Nguyễn Đình Toàn) Khánh Ly hát:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fmxHPKYKrW

Dạ Khúc (Thanh Trang) Vũ Trung Hiền hát:
http://www.mp3chief.com/music/ca-m-d/

Dạ Khúc (Phạm Anh Dũng) Hiếu Tâm hát:
http://www.youtube.com/watch?v=JFsWjvKh_IM
hoanglanchi
#184 Posted : Thursday, July 5, 2012 1:56:12 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Sỏi và chum gốm

Tôi thích sỏi. Không biết và cũng chả muốn giải thích. “Con tim có những lý lẽ riêng của nó”, thuở xưa tôi không thích câu này nhưng bây giờ thì ngược lại. Tôi áp dụng câu ấy cho mọi cái mà tôi không thể hay không tìm lý do.
Thuở lên năm lên sáu tôi nhặt sỏi để chơi “ô quan” và “giải ranh” với cậu em họ. Hai chị em cùng tuổi ở cùng nhà. Con gái cùng tuổi bao giờ cũng có vẻ khôn ngoan hơn cho đến khi qua ngưỡng cửa hai mươi. Vì là chị lại khôn ngoan hơn nên tôi “đầu têu” mọi trò chơi. Thế là cậu em họ biến thành “con em họ”. Nó không dạy tôi chơi đá cầu, đá bóng mà ngược lại nó chơi giải ranh, chơi đũa và nhất là ô quan với tôi. Chơi ô quan thành thạo đến độ hai chị em thuộc bao nhiêu là nước cờ.

Trên đường đi học tôi hay nhặt sỏi về để chơi ô quan. Những viên sỏi tròn mầu trắng mát lạnh trong lòng bàn tay. Lớn lên một chút, tôi thích ngắm những con đường trải sỏi của các villa. Sỏi nhỏ và nhìn con đường quanh co từ ngoài cổng lượn quanh vườn vào nhà trông thật dễ thương.
Khi đi chơi Lồ Ồ , tôi thích tìm những giòng suối nhỏ có sỏi ở đáy để nhẹ nhàng lội trong nước. Cái cảm giác lạo xạo sỏi dưới chân và giòng suối mát vỗ về rất tuyệt.
Trong khu Bình Quới, vị giám đốc vì yêu mến TCS nên đã làm một khu tưởng niệm. Sỏi dọc theo một đường như khe nhỏ sát tường với những viên đá cuội bên trên là giòng chữ “Ngày sau sỏi đá cũng còn có nhau”. Tôi không thích TCS vì hai lý do: một là bí hiểm hai là cái gọi là “đứng bên lề và làm nhạc ru ngủ”. Ngày sau sỏi đá là nghĩa gì? Một ngày sau khó khăn như đá sù sì?
Tôi chụp hình vì thích cái hình ảnh sỏi nhỏ mà thôi

Sỏi được xếp thành hình:





Sỏi với giòng chữ trên mỗi viên sỏi ( Ngày sau sỏi đá cũng còn có nhau)



Clovelly là một ngôi làng ở Torridge,Devon, nước Anh được trang trí với còn đường lát sỏi và sỏi bao quanh nhà. Không biết khi ở trong những ngôi nhà sỏi như thế này thì cảm giác thế nào nhỉ? Tôi không thích nhà sỏi, tôi chỉ thích con đường lát sỏi thôi.

Nhà sỏi và đường sỏi ở Anh



Laguna, một bãi biển khá đẹp ởCalicũng có vài nhà dọc bờ biển trang trí sỏi. Họ xếp sỏi nhỏ và sỏi lớn chung quanh nhà. Xem này, bờ tường bên ngoài là đá cuội lơn kết dính với nhau, một tảng đá lớn và một giàn hoa tím nhỏ thả từ cao xuống. Cảnh đẹp và lãng mạn phải không?

Bờ tường bên ngoài của một nhà ven biển Laguna ( 2012)



Bên cạnh sỏi tôi thích những lọ chum bằng gốm. Trái với cảm giác mát lạnh của sỏi, gốm cho ta cái suy nghĩ ấm áp và nồng nàn. Một lần đến nhà chị Thúy Chi ( người thường viết bài về thuế mấy năm trước đây cho nhiều báo), tôi rất thú vị khi thấy trong “restroom” là một chum gốm và cắm mấy bông lau. Tôi thấy đẹp, sang và có gì đó gần gũi vì rất “phương Đông”.
Cũng trong Bình Quới, có những đồi cát thấp và những chum gốm được bày rải rác. Hàng dừa và chuối thấp thoáng phía sau. Phong cảnh hoàn toàn “dân dã” với cát vàng, chum gốm, bạn thích không?

Đồi cát vàng rải rác chum nhỏ (2004)



Những chum to (2004)



Đường lát sỏi hơi to và chum xếp chồng lên nhau (2004)



Trên cây một mành tre với giòng chữ “Hành Trình đất” (2004)



Khi đọc thấy giòng chữ “Hành Trình Đất” bỗng dưng tôi có cảm nghĩ mọi cái là cát bụi và lòng bỗng có vẻ như thoát tục, trầm lắng mọi thứ để từ đất ra ta và sau nay ta lại về với đất.



Trích web www.hoanglanchi.com
hoanglanchi
#185 Posted : Saturday, July 7, 2012 2:04:38 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Bích Xuân, đẹp theo năm tháng



Tôi biết Bích Xuân lần đầu vào 2004 tại forum Trưng Vương và thân hữu của Việt Báo. Một chị đưa bài và hình Bích Xuân vào giới thiệu rồi rủ Bích Xuân gia nhập cho forum đông vui. Nhìn hình Bích Xuân hồi ấy là tôi mê ngay rồi. Trời sinh tôi thích ngắm người đẹp dù tôi chả có “lesbian” tí tị tì tì ông cụ nào cả. Đơn thuần chỉ là thích cái đẹp.


Hồi đi học thì mê chị trưởng lớp vì chị giống người đẹp của họa sĩ Nguyễn Trung. Đi dạy thì ưu đãi học trò đẹp. Ra đời thì “con gái đẹp” cứ tùm lum tá la. “Con gái” nghĩa là cứ con bé nào xinh xinh đều là “con gái” của cô Lan Chi cả. Hồi còn làm cho Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, tôi có đến mấy “con gái”. “Con gái” nào cũng xinh. Một cô Giám Đốc thuở đó chọc tôi như thế này “ Coi kìa, cứ đứa nào đẹp đều là con gái của cô hết. Còn con thì xấu nên không được làm con gái cô!”. Bây giờ đi học Anh văn thì cũng lại “lụm con gái đẹp”, từ con gái là Nhật đến Campuchia!

Tuy vậy trong giới văn sĩ thì dường như tôi không chấm được ai cả ngoại trừ Bích Xuân! Nhìn hình Bích Xuân tôi thấy cái gì cũng đẹp. Lông mày cong, đôi mắt úi chao là đa tình, sống mũi thẳng và cái miệng hơi mom móm. Mái tóc sau này của Bích Xuân thì khỏi nói rất đẹp, rất sang và hạp với khuôn mặt Bích Xuân.

Đọc văn Bích Xuân thấy cũng hay. Với những bài bình thường thì tôi thấy hay. Tuy thế Bích Xuân có một số bài viết “khá bạo”. Tôi chỉ bật cười khi đọc văn bạo của Bích Xuân thôi chứ không sợ hay một suy nghĩ nào khác.

Cách đây đã lâu tôi đọc bài “Người vũ công già” thì phải của Bích Xuân và thấy rất hay. Đề tài dường như dính líu đến “sex” thì phải nhưng có chiều sâu. Lâu quá tôi cũng hơi quên.

Tôi gặp người đẹp bằng xương bằng thịt vào khoảng 2009. Bích Xuân quaVirginiadự sinh nhật Sóng Thần. Phải công nhận Bích Xuân “ăn ảnh”. Nói thế không có nghĩa “em tôi” bên ngoài thua xa ảnh. Không đẹp bằng thôi. Và cũng có thể giai đoạn đó Bích Xuân hơi “tròn”. Dáng cao lớn và giọng nói khá trầm. Bích Xuân tự nhiên và có vẻ thật thà. Nhìn hình mà ngỡ Bích Xuân theo chủ nghĩa hiện sinh thì e rằng có thể hiểu sai. Bích Xuân cứ thủ thỉ vào tai tôi những suy nghĩ chọc ghẹo của nàng với giám đốc kia. Chả là anh ta thì thiếu ni tấc còn Bích Xuân thì cao lớn. Nàng cao hơn tôi chắc hẳn một đầu. Một lần Bích Xuân đến, anh ta chào bằng cách ôm Bích Xuân. Bích Xuân cũng ôm lại nhưng tỉnh bơ đùa “Không có sữa đâu”. Chả là anh ta quá thấp và khi ôm như vậy, đầu anh ta cứ y như đứa con nhỏ rúc vào bầu tí mẹ.

Tôi vào trang web của Bích Xuân tối nay. Phần ý kiến, tôi bật cười khi đọc mails từ mọi người gửi đến. “Em tôi” đẹp thế kia, làm thơ, viết văn, ca hát, phóng sự thì …không mê là lạ.

Có một ý kiến của độc giả làm tôi thú vị. Người đó viết “ Bích Xuân càng lớn tuổi càng đẹp”.

Tôi, rất đồng ý với độc giả trên.

Xem này, có phải là Bích Xuân đẹp theo năm tháng không?















đây là web của Bích Xuân. Ông nào thích xem truyện viết khá bạo, phóng sự du lịch thì vào đây xem. Em tôi còn ngâm thơ và cả hát nữa đấy :

http://bichxuanparis.free.fr/

hoanglanchi
#186 Posted : Saturday, July 14, 2012 8:16:38 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Bức vẽ chân dung cuối cùng của họa sĩ Hồ Hữu Thủ


Hôm nay đọc quyển sách từ trong nước nhưng viết về “Những người Sài Gòn muôn năm cũ”, tôi tình cờ xem trang về Hồ Hữu Thủ.


Hồi đó một người bạn của tôi rất thích một bức hình của tôi. Anh ta lấy và nhờ Hồ Hữu Thủ vẽ. Nể thì HHT vẽ và nói rằng đây là bức chân dung cuối cùng vì Hồ Hữu Thủ sẽ không vẽ nữa vì mắt kém, không thể vẽ chân dung được.

Một họa sĩ nổi tiếng vẽ nhưng cá nhân tôi thì không mặn mà. Đơn giản là vì tôi không thích bức hình đó. Tôi căn nhằn anh bạn là tôi có nhiều bức khác đẹp hơn sao không chọn mà lại chọn bức này.


Tôi cũng treo tường bức tranh này nhưng khi đi Mỹ thì tôi bỏ lại. Cũng may là trước đó tôi có chụp hình mình với bức tranh này. Chả hiểu Hồ Hữu Thủ có nhớ bức tranh này không nhỉ. Đó là vào năm 1990. Nhưng có chữ ký HHT ở cuối bức tranh đang ở tại Việt Nam.





Người chủ bút lịch sự!


Từ khi ra hải ngoại đến nay tôi chỉ thấy có hai người chủ bút lịch sự: Mộng Tuyền báo Bút Tre (Arizona) và …chính cá nhân tôi!


Tháng nào Mộng Tuyền cũng gửi ba số báo kèm chi phiếu. Báo Bút Tre ngày càng dầy, đẹp và sau khi xem xong tôi đem quảng cáo dùm cho Bút Tre luôn. Mỗi khi tôi cần biếu cho một tác giả nào đó đặc biệt, tôi chỉ cần viết mail như thế này “Con gái ơi, gửi cho tác giả này dùm cô ba cuốn nhé”. Thế là “con gái” gửi ngay. Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm cũng nhận được từ Bút Tre ba số như vậy. Ông rất cảm động. Đúng là trên đời chỉ có chủ bút tuyệt vời như “con gái Mộng Tuyền” của tôi.


Còn tôi ư? Chưa được như con gái nhưng cũng gần bằng. Ngày đó dù bận nhưng tôi vẫn cố gắng gửi ba số báo, thư cám ơn và chi phiếu cho các tác giả.


Đây này, vô tình tôi thấy được mail cũ từ Sói Biển Nguyễn Minh Châu, Quận Trưởng Quận gì đó tôi cũng quên tên rồi. Ông nhận báo và chi phiếu, ông gửi thư cám ơn cho TS Nguyễn Đình Thắng làm tôi phải đính chính lại:






In a message dated 11/23/2007 5:38:35 P.M. Pacific Standard Time, lanchi7@yahoo.com writes:
Kinh Thưa ông Minh Châu

Việc chọn bài, đăng bài và gửi nhuận bút là tôi, Hoàng Lan Chi, Chủ bút Mạch Sống đảm nhận.

Chúng tôi sẽ chuyển mail này đến TS Nguyễn Đình Thắng và check sẽ được gửi cho chương trình HR dưới tên ông.Bài cho trang Lịch sử qua lời kể, chúng tôi sẽ chọn nhiều tác giả khác nhau cho phong phú.

Trân trọng cảm ơn Ông và mong nhận thêm bài từ Ông

Kính
Hoàng Lan Chi

Chủ Bút Nguyệt san Mạch Sống

----- Original Message ----
From: Minh-chau Nguyen <minh-chau33@sbcglobal.net>
To: LC H <lanchi7@yahoo.com>
Cc: nguyenhuyhung30@gmail.com; huyen1927@yahoo.com; ndo50@yahoo.com; <a href="mailto<img src=" http:="" tvvn.org="" forum="" images="" smilies="" tongue.png"="" border="0" alt="" title="Stick Out Tongue" smilieid="5" class="inlineimg">ierrelee@sbcglobal.net" target="_blank">pierrelee@sbcglobal.net;chiropham@hotmail.com; LH3415@aol.com; liennhan81@yahoo.com; monkey.kinggg@hotmail.com;nguyenhung@bdqvn.org; nxvinh@sbcglobal.net; quynhziao@yahoo.com; rvnaf2002@yahoo.com; SD1818@netzero.com;tonthatxung@yahoo.ca; Trung Tuong Tra n V Trung <trungtv1@alicemail.fr>; ttqlvnch@yahoo.com; An Than <trankimvanmontreal@yahoo.ca>; "Anson Tran (by way of ubphhd@ureach.com)" <ashqvnch@hotmail.com>; Bach Le <bltran@iprimus.com.au>; Bach le <bltran2200@yahoo.com.au>; Be Nguyen <benguyen_ca@yahoo.com>;trucgiang01@hotmail.com; catlan84@gmail.com; Thanhchau_49@yahoo.com; chiem_lac_viet@charter.net; Chiensi VNCH <tapthechiensivnch@yahoogroups.com>; Cung Tran <cungttran2003@yahoo.com>; <a href="mailto<img src=" http:="" tvvn.org="" forum="" images="" smilies="" tongue.png"="" border="0" alt="" title="Stick Out Tongue" smilieid="5" class="inlineimg">dan323@hotmail.com" target="_blank">pdan323@hotmail.com; Dao van Binh <daovanbinh@sbcglobal.net>; diet pham <diet_pham@yahoo.com>; dinh.doan@usdoj.gov; Dinh manh Hung <hdinh5810@yahoo.com>; dahieu2006@yahoo.com; Che Van Thuc <dobanche@charter.net>; doanhdinh@ureach.com; Duc Vo <mynhonvo@sbcglobal.net>; butvang2006@yahoo.com; tmhuynh@tpg.com.au; Hoa Pham <hoabapham@hotmail.com>; Hoang dao the Kiet <hoang_dao@hotmail.com>; ngoanhoang03@yahoo.com; hoangngoclien@gmail.com; Honag van Dzung <dzvhogan@gmail.com>; Huong Vu <huongnvu@yahoo.com.au>; chienhuu@hotmail.com; kbchaingoai@yahoo.com; Khu Hoi Utah <thanhdui@hotmail.com>; Lai duc Chuan <chlai4@sbcglobal.net>; Leanhdungmy@yahoo.com; Lu Anh Thu <alu@csc.com>; Ly trung Tin <tapchidanvan@yahoo.de>; nghiepphan@sbcglobal.net; nchien15@yahoo.com;ductue1@yahoo.com.au; Nguyen duy Hinh <duyhinh1@yahoo.com>; Nguyen Hai Trieu <rexrooster05@yahoo.com>; Rev LeNguyen <tpslenguyen@yahoo.com>; nguyeenx_hoor@yahoo.com; Nguyen trung Chau <chaunewyork@yahoo.com>;tonghoictnctvn@yahoo.com; thinhngocthu@sbcglobal.net; Nguyen van Xe <aihuutruyentin@yahoo.com>;nguyenxtung@yahoo.com; t ngo <ngophonglan@gmail.com>; traunambovn@yahoo.com; tuanphan3@msn.com;tngo51@gmail.com; <a href="mailto<img src=" http:="" tvvn.org="" forum="" images="" smilies="" tongue.png"="" border="0" alt="" title="Stick Out Tongue" smilieid="5" class="inlineimg">hucthanh60@hotmail.com" target="_blank">phucthanh60@hotmail.com; Phuong Nguyen <phuongng48@yahoo.com>; thoai.hovanky@gmail.com;tdtran747@sbcglobal.net; lotritham1941@yahoo.com; tisdo33@yahoo.com.au; Tran Nhan <nhan.tran1@bigpond.com>; Trinh Quoc Thien <qttt@yahoo.com>; truong_phung@hotmail.com; vhtonthat <vhtonthat@gmail.com>; vien chu <vien_chu@hotmail.com>; Vu Quang Ninh <ninh.vu@littlesaigonradio.com>; Vu Thong Tin <hgiangthanh@gmail.com>; QH <6258@aol.com>
Sent: Friday, November 23, 2007 8:10:37 PM
Subject: Cam on
San José , Ngày 23 tháng 11 năm 2007

Kính gởi Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng,

Thưa TS ,

Sáng hôm nay tôi có nhận ba tờ báo Mạch Sống số 65 và một cái Check $50.00 dollars trả tiền nhuận bút cho bài viết "Người trở về từ Yên Bái ".
Tôi thành thật cám ơn TS và BBT Mạch Sống nhiều lắm. Nhưng tôi xin gởi lại cái check nầy cho Boat People SOS, Inc. để giúp Thuyền nhân. Tôi nhớ cách nay vài tuần tôi có post bài viết nầy cho quý vị đọc cho vui, cũng như từ nào tới giờ nhiều nhà báo đã đăng bàì viết của tôi mà tôi không bao giờ nhận tiền, nếu họ có gởi tiền tôi tặng lại cho anh em TPB. Xin quý vị cứ tự nhiên, nếu cần tôi sẽ gởi tiếp nhiều bài nữa để quý vị tuỳ nghi.

Xin thành thật cám ơn quý vị đã chấp nhận bài viết nầy và cho đăng lên báo.

Kính,

Nguyễn Minh Châu TD3 Soibien


Lịch sử qua lời kể


Hồi đó Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển có chương trình “Lịch Sử qua lời kể”. Mục đích là phỏng vấn và thu hình các chứng nhân về các trại tù cộng sản. Ts Nguyễn Đình Thắng giao cho tôi đảm trách việc này vì ông muốn có một nơi như bảo tàng tội ác của Hitler. Tôi phỏng vấn dường như được hai kỳ cho một cựu Chủ TịchVirginia rồi thì để người khác thu hình vì quá bận.


Sau này người đó cũng làm chuyện khác và dự án “Lịch Sử Qua Lời Kể” rất hay của TS Nguyễn Đình Thắng đã được “êm ái chuyển giao” cho bà Nancy Bùi Triều Giang! Tôi nói “êm ái chuyển giao” vì bà Nancy Bùi Triều Giang có chương trình giống hệt của chúng tôi. Không biết có phải là “đại tư tưởng gặp nhau” không nhỉ! Chương trình này cũng có ở trang trong của báo Mạch Sống thời tôi đảm trách.
hoanglanchi
#187 Posted : Monday, July 16, 2012 3:43:03 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Yêu tác phẩm của người và gặp người !


Ngày xưa cũng như đa số nữ sinh thời đó, tôi cũng thích thơ Nguyên Sa. Không thích sao được khi đọc “Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, Áo nàng xanh anh mến lá sân trường”. Tuy thích thơ NS nhưng chẳng bao giờ tôi chú ý đến tác giả. Với những nhà thơ khác như Mường Mán, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện hay Nguyễn Đình Toàn… thì cũng vậy.


Cách đây vài năm tại forum kia bàn luận về các thi sĩ thì nick DHungtran ở Mỹ đã viết về ông: “I was completed shocked to find out that he was a fat, very un-poetic midle-age man, a complete contrast of my imagination of what your (and mine too) favorite poet would look like”
Về “nhan sắc của nhà thơ Nguyên Sa” thì tôi cũng có nghe nhiều người nói. May mà tôi chưa bao giờ gặp ông bên ngoài!


Còn Mường Mán, đây là nhận xét của một bài báo trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị ở Sài Gòn cách đây nhiều năm “ MM có vẻ gồ ghề cuả một tay đi buôn hơn là tác giả cuả vần thơ tuyệt vời sau:
Tháng chạp về rồi bé biết không
Một chút mầu xanh một chút hồng
Một chút vàng mơ và tím nhạt
Chưa giao thừa đã tết trong anh..”


Tôi bật cười. Cũng nhờ ơn Giời Phật, tôi chưa gặp Mường Mán bao giờ. Dường như tôi chưa gặp các nhà thơ của “một thời yêu thơ” của tôi bao giờ. Tuy vậy sau này có thể biết dung nhan mùa hạ các “chàng” qua màn ảnh nhỏ, nghe giọng nói các “chàng” qua điện thọai.


“Chàng” làm tôi có phần “ái mộ” là Hoàng Anh Tuấn. Cái hình “chàng” thời trẻ đẹp trai ra phết. Cái đẹp đàn ông chứ không yếu. Giọng nói chàng thì liến thoắng líu lo hơn con gái Trưng Vương thuở ăn quà đậu đỏ bánh lọt! Tôi nói không lại và “chàng” cứ thao thao bất tuyệt. Khi ấy là 2004, tôi gọi Hoàng Anh Tuấn là “chú”. Khi “chàng” đi vào nơi xa lắm, tôi có viết cho “chàng” một bài tưởng nhớ. Bài đó ở đây: Hoàng Anh Tuấn- Còn lại


“Chàng” làm tôi .. không biết nghĩ sao là Hà Huyền Chi. Điều đó có nghĩa là hồi trẻ ngó hình chàng ở phim “Người Tình không chân dung” thì thấy cũng được. Nhưng nhìn “chàng” bây giờ thì eo ơi chán vô cùng. Có lẽ tháng năm bài bạc thức đêm làm chàng béo ra, mặt mày thấy mà ghê. Giọng nói thì ối thôi, một lần tôi bảo “Zùa viết câu giả nhời cho Thỏ rồi Thỏ sẽ tự đọc chứ giọng ề à của Zùa, Thỏ chán chết!” ( Hà Huyền Chi đặt nick name cho Lan Chi là Thỏ và HHC là Zùa). Tuy vậy, bỏ qua nhan sắc “chàng” thì tôi vẫn “đắm đuối” thơ “chàng”. Có một bài thơ chàng viết tặng tôi và tôi rất thích vì câu tả “thật” chứ không xạo là tóc tôi bạc (!) :


Mái tóc em buồn dăm sợi bạc
Cũng bạc lòng ta lúc tỉnh say
Nói cười lấp lánh như sao lạc
Mà chút lòng riêng thả gió bay


Bài đó cùng bài họa của tôi ở đây: Nhấp Chén Quỳnh Đắng Nghét Tuổi Thơ


“Chàng” làm tôi cũng chưa biết gì là Hoàng Ngọc Liên. Lý do chàng dấu nhẹm hình ảnh bây giờ, chỉ đưa cái thuở “một nghìn chín trăm hồi đó” thì làm sao tôi ghi được cảm tưởng của mình. Chàng này dễ thương và hiền lành, không liến thoắng hóm hỉnh như chàng Hoàng Anh Tuấn. Khi làm chủ bút Sóng Thần ở Hoa Thịnh Đốn, tôi mời chàng phụ trách mục Thơ. Nhà văn Văn Quang “lé mắt” viết cho tôi rằng “ Em mời được Hoàng Ngọc Liên là giỏi vì anh nghe nói hắn lúc này tu kỹ lắm”. Tôi chun mũi cười thầm vì không những “mời’ được thi sĩ/văn sĩ của “một thời tôi yêu thơ” mà “chàng” còn họa thơ tôi và Hà Huyền Chi nữa kia.


Nguyên ủy là bài “Nụ Hôn Tháng Hạ” Hà Huyền Chi viết cho tôi, tôi họa và Hoàng Ngọc Liên tiếp nối. Ba bài đó như sau:


Nụ Hôn Tháng Hạ


Em cao vừa khít tầm môi
Hôm qua rượu hát, men cười thiết tha
Ôm em, ôm trọn mùa hoa
Nụ hôn tháng hạ sao sa trời gần

Em quỳnh khép áo tứ thân (1)
Anh hoang mạc gió, phong trần đã quen
Đêm qua thơm đoá tịnh yên
Có đời trong mộng, có em trong đời


Hà Huyền Chi


Dáng Hoa


ừ thì tháng hạ, ừ dáng hoa
ừ cả nụ hôn tuổi ngọc ngà
em đóa tịnh yên phù du nhỉ
ôm em tháng hạ ánh sao sa


Hoàng Lan Chi


Mây trắng vờn trăng ngỡ dáng hoa
Mơn man cung phím búp tay ngà
Cho ta gợi nhớ về Cung Nguyệt
Thoắt ánh tinh cầu lơ đãng sa.


Hoàng Ngọc Liên

Còn chuyện “lẩm cẩm” khác giữa tôi và Hoàng Ngọc Liên thì ở đây: Gửi người cùng họ (Hoàng Ngọc Liên)


Còn về nhạc sĩ thì sao nhỉ. Tôi yêu nhạc và có thuở vừa làm toán vừa nghe nhạc. Khỏi nói thì bạn hữu thừa biết tôi yêu tình ca quê hương của Phạm Duy nhất. Các nhạc sĩ khác được đứng chung một “level”, riêng PD thì tách hẳn. Tôi gặp PD bên ngoài năm 2003 khi ông về chơi Sài Gòn. Nói chung thì PD đẹp lão và giọng nói rất ấm.


Có một nhạc sĩ của tình ca mà tôi lại gặp từ thuở “chàng” vừa khởi sự nổi tiếng Đó là Ngô Thụy Miên. Hồi đó khoảng năm 1970, Miên, tên thật Ngô Quang Bình cũng ghi danh học chứng chỉ Vật Lý Địa Cầu cùng thời. Miên đẹp, cái đẹp lãng tử, nhìn cứ như từ Đà Lạt hạ san về Sài Gòn. Dáng thư sinh, cặp kính trắng, áo khoác blouson làm Miên rất nghệ sĩ. Cuối năm thi, tôi làm bài xong truớc, nhìn sang thấy chàng nhạc sĩ đang cắn bút.Tôi viết giấy quăng sang“Gửi bài cho anh nhé ?” Miên chỉ lắc đầu cười. Chứng chỉ đó tôi đậu còn Miên thì rớt. Kỳ hai thì phải, Nguyễn Hoàng Duyên hết sức giúp Ngô Thụy Miên.


Vũ Thành An tôi gặp năm 2009 ởVirginia. Tuy đã lớn tuổi nhưng dáng rất cao và mặt rất đẹp. Cái đẹp nhẹ nhàng không như nét đàn ông của Hoàng Anh Tuấn.


Vài nhạc sĩ mới sáng tác sau này thì tôi gặp Nguyễn Tuấn ngoài đời. “Dung nhan” chàng này vừa phải không đẹp không xấu. Châu Đình An thì chưa gặp nhưng qua hình thì đẹp, nói chuyện thì quá ư là hấp dẫn. Phạm Anh Dũng có giọng nói trầm ấm. Khê Kinh Kha có lẽ thời trẻ cũng được và giọng nói miền Trung hơi “quê quê”. Nhạc sĩ Minh Duy có lẽ thời trẻ cũng đẹp trai, ông có giọng nói hay cũng như văn ông viết và cả nhạc của ông thì nhẹ nhàng. Nhạc sĩ Lê vân Tú thì mong manh như tơ lụa, giọng nói ông như con gái nhà lành.


Yêu tác phẩm của người và đôi khi chả nên gặp ngườingười sẽ làm ta thất vọng!


Hoàng Lan Chi 2012
hoanglanchi
#188 Posted : Wednesday, July 18, 2012 2:27:58 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Đọc “Bông hồng tạ ơn” của Nguyễn Đình Toàn

Trọn bộ là hai cuốn. Mỗi cuốn khoảng gần 600 trang. Viết về 234 Tác Giả và Nghệ Sĩ Việt Nam. Được xếp theo "abc".

Tôi chỉ mới đọc một phần tư tức một nửa cuốn một.

Vài nhận xét sơ khởi : giấy trắng dày; cách viết và trình bầy như bài net, nghĩa là ngắn gọn và xuống hàng rất nhiều. Cũng chấp nhận được vì người cao tuổi dễ đọc và có lẽ người trẻ tuổi cũng cần không nhức mắt. Chỉ là tài liệu sưu khảo, không phải áng văn chương thì hình thức ấy chấp nhận được.

Mỗi tác giả được trình bầy khái quát. Chỉ khoảng 4-5 trang, kể cả “tác phẩm’" tiêu biểu ( tức lời của nhạc phẩm).

Điều tôi thú vị là quả không hổ danh Nguyễn Đình Toàn.

Ngày xưa tôi mải học và thú thật chả có thì giờ nghe Nhạc Chủ Đề của ông. Cũng hơi tiếc vì phải nghe đúng thời gian và không gian ấy mới cảm được hết cái hay và đẹp của chương trình. Cũng không đọc văn ông. Duy nhất là thuộc “Khi Em Về” của NĐT. Thuộc đến tận bây giờ. Đêm khuya người bạn gọi và tôi đọc vì thích:

Mặt đất mềm bước chân anh chợt nặng
Lá tre vàng dồn thổi mùa thu đi
Luống huệ ấy xòe những vồng hoa trắng
Và đầy thềm lá rụng liếp phên che.

Nói theo ngôn ngữ của một số vị thì “chữ nghĩa đắt”. Lá tre vàng dồn thổi mùa thu đi, không đắt ư? Xòe những vồng hoa trắng, không đắt ư?

Không hổ danh vì tôi nghĩ rằng khó có người thứ hai nào tặng bông hồng tạ ơn cho các Tác Giả và Nghệ Sĩ được như NĐT. Đúng là bông hồng. Đúng là tạ ơn. Mỗi tác giả chỉ vài trang nhưng với đam mê âm nhạc, sự chú ý trân trọng, sự tinh tế trong thưởng thức, NĐT đã có những đoạn-văn-rất-đẹp cho các tác giả. Không đoạn văn nào giống đoạn văn nào. NĐT đủ chữ nghĩa để tô điểm cho 234 đóa hồng!

Đọc nhận định của NĐT tức ngắm bông hồng tạ ơn của ông, tôi ngạc nhiên vì khía cạnh đẹp đẽ của mỗi tác phẩm và mỗi tác giả. Tôi, có lẽ ở một vị trí khác, một hoàn cảnh khác nên thời ấy chỉ xem, nghe, như là “ăn”. NĐT không vậy, không chỉ “ăn” mà “nhai” mà là “thưởng thức” mà là “thẩm thấu”.

Tôi chưa đọc hết nhưng nhận định của NĐT về Lưu Hữu Phước thật hay trên quan điểm, lập trường.

Bên cạnh đó, tôi kinh ngạc khi thấy NĐT có hai nhận định về hai tác giả, sao mà giống tôi thế!

Một là về Trần văn Trạch.

NĐT đã nhận xét rằng tuy tân nhạc được hát bằng giọng Bắc nhưng có vài bài phải là giọng Nam mới hay. Tôi, qua bài của NĐT mới nhận ra rằng, cách đây gần một tháng, trong bài tạp ghi “Chủ nhật nghe Dạ Khúc của nhiều tác giả”, tôi đã viết rằng tôi chọn Dạ Khúc của Nguyễn Mỹ Ca qua tiếng hát Trần Văn Trạch. Chọn và nghe hết. Nghe lại lần hai, lần ba là khác. Cái âm điệu của Mỹ Ca, cái giọng Nam của Trần Văn Trạch, quả là không ai thay thế được. Tôi cảm thụ đầy đủ.

Nếu bạn biết rằng tôi tương đối khó tính trong vấn đề phát âm của ca sĩ. Thế mà tôi lại rất thích nghe Trần Văn Trạch hát giọng miền Nam. Từ xưa tôi rất bực mình với ca sĩ ThanhThúy khi cô phát âm chữ “tình" theo kiểu Nam. Nghe thô và nặng làm sao. Bất cứ bài nào có chữ “tình” đều bị Thanh Thúy phát âm như vậy cả. Và đó là lý do tôi không thích giọng Thanh Thúy. Thời đó, tôi chọn Thái Thanh, Lệ Thanh và Hà Thanh.

Hai là nhận định về Ngô Thụy Miên.

NĐT viết như sau:

1- Điều đáng nói là liệu NTM, bằng nhạc của mình, có nói đúng tiếng lòng của những người đồng lứa tuổi với ông chăng? Quan trọng hơn, những lớp trẻ đến sau ông và hiện nay có vẫn còn tìm thấy sự đồng điệu với nhạc NTM chăng?

2-Có thể có người sẽ trách cứ ông về điều khác, chẳng hạn ông đã quá thờ ơ về thời cuộc chăng? Nhưng giả thử ông không viết được hay không muốn viết gì khác ngoài tình ca thì sao? Một cây hồng không thể trổ ra bông cẩm chướng, lẽ tự nhiên là như vậy. Hiển nhiên là NTM vẫn tiếp tục gặt hái thành công.Có những bài được hát nhiều quá cũng khiến người ta sợ. Bởi nó giống như sự cạn kiệt. nhất là khi người ta không còn gì để nghe. Cả cái hay lẫn cái dở hình như đều chất chứa nỗi bi thương. Chúng ta có đang ở trong thời kỳ như thế chăng? Mong rằng không. Bởi nếu đúng như thế thì đây là thời kỳ buồn nhất trong lịch sử âm nhạc của chúng ta.

3-Thơ phổ nhạc thường có hiện tượng: được một ca khúc hay mất đi một bài thơ. Thơ Nguyên Sa và NTM có ở trong trường hợp đó không? Hay chính thơ NS đã giới hạn thế giới nhạc của NTM?

4- Khi chìm đắm vào thế giới riêng của mình như Kể Từ Giọng Hát Em hay Riêng Một Góc Trời, nhạc NTM cũng bay lượn thoải mái. Ông được tuổi trẻ yêu mến cũng phải thôi.
Bảo rằng tuổi trẻ qua mau ư?
Tuổi già e rằng còn qua mau hơn nữa.

Vô cùng chính xác. Có những lửng lơ như để độc giả tự hiểu và tự khai triển. Có những mâu thuẫn mà soi kỹ thì dường như không phải.

Tôi, quan sát NTM, từ 1970, và ngậm ngùi:

Khi một người sinh ra không yêu mến giòng suối quê hương, không khát khao “vồng cải vàng dỗ ong bướm về sân” không thiết tha “tiếng nước tôi tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”, hờ hững với nhân quần, đòng loại, chỉ biết tình yêu đôi lứa thì người ấy sẽ “chết” rất sớm, “chết” vì tình yêu đôi lứa vốn thuộc về tuổi trẻ, và như NĐT viết tuổi trẻ thường qua rất mau.

Tôi chỉ mới xem Bông Hồng Tạ Ơn của NĐT đến trang 258.

Xin tặng một bông hồng cho NĐT vì nhờ ông, tôi tìm lại kỷ niệm của nhiều điệu ru đã chìm trong quá khứ. Cũng nhờ ông, tôi nhận ra rằng mình đã vô ơn biết bao! Với biết bao tác giả.

Họ đã đóng góp cho lịch sử âm nhạc những sợi tơ.

Người chỉ một sợi, người ba sợi, người ba trăm sợi nhưng một sợi của thuở “mang gươm đi mở cõi” bằng ba ngàn sợi của thuở “đất nước tôi nằm phơi phới bên bờ đại dương”.

Tôi sẽ trở lại sau khi đọc hết cuốn sách tạ ơn của NĐT.

Hoàng Lan Chi

Tháng7/2012
hoanglanchi
#189 Posted : Saturday, July 28, 2012 5:54:49 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Khi Đàn Ông Việt Nam bị Chê!

Hoàng Lan Chi

Tuần vừa qua tôi chuyển bài phỏng vấn Michiyo, người Nhật gốc Việt. Người trong nước thực hiện nên kỹ thuật và nội dung khác hải ngoại. Họ hỏi những câu về mẫu người lý tưởng của Michiyo và so sánh đàn ông Tây với Việt Nam.

Bài phỏng vấn gây bão nhỏ!

Trước tiên là một ông thi sĩ nào đó. Ông làm một bài thơ mắng Michiyo với những tội như chỉ biết tiền và sex, về nước sao không đi thăm những cảnh nghèo khó và để thấy phụ nữ VN buôn tảo bán tần, nuôi chồng tù tội! Một ông nhạc sĩ khác đồng ý với ông này. Tôi thì không đồng ý. Xin xem tại đây:

http://trangvhntnguoncoi.wordpr...guyen-michiyoem-co-biet/

Một bà cỡ tuổi tôi thì nói cái khoản “độc tài” sao đúng quá.

Một ông thì phản đối như sau: Tôi không hiểu sao cô Michiyo chỉ đi qua đi về giữa VN và Nhật, cô chưa bao giờ qua Âu châu hay Mỹ, mà cô lại so sánh thanh niên Việt với thanh niên Âu Mỹ. Đáng lẽ cô phải so sánh thanh niên Việt với thanh niên Nhật mới đúng chứ. Vài người nói rằng trong xã hội Nhật, người phụ nữ không có quyền dự bất cứ một cuộc họp nào. Mọi chuyện do người đàn ông quyết định. Nếu không đồng ý, người phụ nữ Nhật không được quyền nói " không ", mà chỉ được nói " tôi không có ý kiến ".

Đừng tưởng thanh niên Mỹ coi trọng đàn bà. Trong phim có nhiều phần Thật kia, có một đôi thanh nien nam nữ yêu nhau. Cô nàng có bầu và vì cả hai đang ở tuổi học trò nên không thể lấy nhau. Cô nàng tới gặp anh chàng đề nghị phá thai, anh chàng chịu một nửa phí tổn, cô nàng chịu một nửa. Nghe sao thấy tội cho cô gái Mỹ quá. Cô cháu gái của tôi làm tiếp viên cho hãng hàng không Hawaiian Airline kể chuyện bạn cô có một boyfriend đang học trương trình tiến sĩ. Khi cô nàng nói cho anh chàng biết cô có bầu, anh chàng kêu ầm lên: em làm hại đời anh rồi, làm sao anh hoàn tất bằng Tiến sĩ đây! Cô cũng có một cô bạn Mỹ yêu một thanh niên Việt. Khi hai người chia tay, cô Mỹ rất đau khổ, đến than thở với cô cháu tôi, và nhờ cô cháu tôi nói tiếng Việt với anh chàng là cô rất đau khổ. Cô cháu tôi lại hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo cô cháu gái tôi hãy gọi cho chàng thanh niên Việt kia và nói như thế này: “Tiên sư cha mày, đồ bạc tình!”.

Một ông khác thì “Rất đúng trong nhiều khía cạnh, riêng về Sex thì đúng quá, anh đã từng tiếp xúc với những ông bạn quen, tìm hiểu mấy ổng về vụ này thì đối với nhiều người trong số họ rất "nhà quê" kiến thức kém (về phương diện này) bảo thủ, không chịu học hỏi những điều hay, đúng, văn minh, quan niệm hẹp hòi cổ hũ và bản chất ích kỷ...cho nên rất nhiều phụ nữ Việt Nam phiền muộn thất vọng trong vấn đề chăn gối. Cảm nhận tổng quát của Bà Michiyo Phạm Ngà khá chính xác.”

Nói chung thì bài phỏng vấn gây bực bội cho đàn ông Việt vì bị chê.

Duy nhất có một người không bực bội mà còn khoái trá. Đó là nhạc sĩ Châu Đình An. Anh mail cho tôi “ Bảo đảm Michiyo mà gặp CĐA là hết muốn lấy trai tây ngay vì An đủ tiêu chuẩn mà cô ấy cần.” Tôi đùa lại là chắc tôi phải giới thiệu anh với Michiyo. Sau đó nhạc sĩ gọi cho tôi và đùa giỡn “An rất là ngưỡng mộ Michiyo vì cô ấy dám nói thật. Nếu chị giới thiệu được, An sẽ thân hành đến dập đầu xin thay mặt đàn ông Việt tạ tội với cô ấy. An tin là An sẽ làm cho cô ấy chết. Này nhé, An sẽ soạn nhạc cho nàng múa, dưới đêm trăng huyền ảo rồi An sẽ rửa chân cho nàng bằng rượu. Ối giời ơi, còn nhiều nữa, nàng sẽ chết thôi..!” Tôi ngắt lời “ Sợ Michiyo chưa chết mà An chết vì Duyên Hằng thì có!”Không, An sẽ xin phép vợ. Em ơi, cho anh đi rửa hận đàn ông Việt một tí. Đây là thanh danh của giới đàn ông Việt trong đó có anh. Phải cho anh đi để cô ấy thấy thanh niên Việt không phải như cô ấy nghĩ…”

Tôi chưa kịp tìm cách “móc nối” Michiyo thì nhạc sĩ Châu Đình An đã viết trong blog của anh bài viết về Michiyo! Thôi, kết luận thế nào để tùy quý bạn nghĩ vậy nhé.

Xem bài viết về Michiyo của Châu Đình An ở đây nè: Michiyo


Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#190 Posted : Monday, August 6, 2012 1:56:08 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tôi cũng thích coi cải lương mà

Ai tưởng rằng Hoàng Lan Chi gốc Bắc và cái “kiểu mợ Lan Chi” thì chắc không biết coi cải lương.


Á, không phải vậy đâu nhé. Tôi mê cải lương và coi đủ thứ của cải lương. Từ xã hội đến tuồng cổ và cả hát bội.


Hồi bé tí lúc mới di cư vào Nam, tôi ở trọ nhà mấy bà cô. Một bà rất thích cải lương Kim Chung. Chúng tôi được đi theo. Trong đầu tôi còn mang máng hình ảnh rạp Kim Chung thời đó. Mấy bức hình Huỳnh Thái, Kim Chung, Bích Hợp thật đẹp treo ở trên. Cả mấy nghệ sĩ hài mà bây giờ tôi quên tên rồi. Hồi đó ông chú rể tôi rất mê cô đào Bích Hợp nên ông đặt tên con gái là Bích Hợp chơi! Em gái Bích Hợp này của tôi lại không ca cải lương mà chỉ hát tân nhạc cho vui trong giới học trò thôi.


Cái băng rôn còn lưu trong trí nhớ tôi là “Sầu lên ngọn ải”. Thiệt tình không nhớ hôm đó Kim Chung diễn cái gì nhưng có “Sầu lên ngọn ải”.
<!--more-->


Trong hai cô đào chánh của Kim Chung thời đó thì tôi cũng thích Bích Hợp hơn. Với tôi Bích Hợp đẹp đằm thắm hơn và ca ấm hơn. Giọng Kim Chung lanh lảnh. Đúng là tiếng chuông vàng!


Khi lớn về nhà sống với cha mẹ, tôi vẫn tiếp tục nghe cải lương ở radio. Cải lương Hồ Quảng cũng quyến rũ tôi. Bởi thế nếu bạn trò chuyện với tôi về cải lương, tôi biết hết đó.








Kim Chung-Bầu Long





Bích Hợp





Bích Hợp


Tôi rất phục ông bầu đoàn Kim Chung. Cải lương được coi là của miền Nam. Vậy mà Kim Chung di cư từ đất Bắc vào, sau này phát triển thành nhiều đoàn. Mỗi đoàn trụ một cô. Tôi còn nhớ giai đoạn sau có Mỹ Châu, Lệ Thủy.


Trong các nghệ sĩ cải lương, đương nhiên là tôi thích Thanh Nga nhất. Thích vì Thanh Nga đẹp. Thích vì TN hát hay. Và thích vì TN đoan trang. Thanh Nga không có tiếng xấu về tình ái và TN thủ những vai oai nghi thì quá tuyệt. Bạn có tin được là Hoàng Lan Chi có thể ca đoạn sau đây không nghe:


Trong giây chút chia tay
Tăng tằng tăng tằng tằng
Tăng tăng tăng tằng tằng
Tăng tăng tăng tắng tắng
Tắng tăng tắng tăng tằng tằng
!!!


Một số nghệ sĩ khác thích bằng nhau là Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Phượng Liên, Thoại Miêu ..


Người mà tôi ghét nhất là ….Bạch Tuyết! Tôi ghét cái õng ẹo điệu quá là điệu của BT. Mẹ tôi nói người phụ nữ có cái tướng như …con rắn trườn là …phụ nữ không đứng đắn! Sách tướng có nói đa, tôi làm chứng! Tôi thấy Bạch Tuyết trái ngược hẳn với Thanh Nga. Cho Bạch Tuyết đóng vai gái làng chơi thì hạp.


Phía nam thì ban đầu tôi hơi chê Thanh Sang. Cái gì mà đóng cạnh Thanh Nga, coi Thanh Nga oai phong lẫm liệt, Thanh Sang coi …yếu xìu à!


Cũng ban đầu tôi không chú ý Thành Được. Thấy mấy cô bạn Mỹ Tho mê mẩn Thành Được quá, tôi tò mò nghe kỹ. Quả là Thành Được đóng hay, ca hay. Cái này phải thú nhận là tinh thần “kỳ thị”: tôi cổ vũ cho Hùng Cường vì HC là người Bắc, HC ca “Mấy dặm sơn khê” hay hết xẩy con cào cào!


Tôi thích bà Phùng Há đóng vai Lữ Bố và Thanh Nga vai Điêu Thuyền.


Cái điệu nhạc Hồ Quảng nghe “ngộ” chứ.


À sao tôi lại nỡ quên Kim Loan Mộng Tuyền được. Giời ơi, cô đào này đẹp quá là đẹp. Không chê vào đâu được. Mặt trái xoan, mũi dọc dừa, miệng trái tim. Rõ là Thẩm Thúy Hằng cũng y khuôn trái xoan, dọc dừa, trái tim nhưng nét Thẩm Thúy Hằng “lộ” hơn, “lộng lẫy” hơn, và hơi ‘thô” hơn. Trong khi đó Mộng Tuyền thì “xinh xẻo’ hơn “thanh tú” hơn. Tôi gặp Mộng Tuyền ngoài đời một lần và phải nói tôi ngẩn ngơ trước nhan sắc của Nàng.





Năm 2008 tôi có gọi về Việt Nam thu âm ông Bầu Xuân. Ông là nhà tư bản gộc của miền Nam, hãng giấy gì đó tôi quên tên và ông bầu đoàn hát nữa. Ông kể về Mộng Tuyền làm tôi cũng hơi buồn buồn.


Từ khi ra nước ngoài tôi không còn dịp nghe hay xem tuồng cải lương nữa. Mà cũng ngộ, dường như chưa có ai trò chuyện với tôi về cải lương cả.


Thì các bạn hữu sau này của tôi là về tân nhạc.
Thì các bạn hữu sau này của tôi là về tranh đấu.


Tôi chỉ còn hai đề tài ấy để nói chuyện. Tuy vậy tôi chưa tìm được người bạn nào có thể vừa nói với tôi về âm nhạc mà đồng thời đồng cảm với tôi về thời sự. Hễ họ thích âm nhạc thì họ thờ ơ thời sự. Và hễ họ thích thời sự thì họ hững hờ với âm nhạc.


Hồi Thanh Nga bị giết, tôi cũng khóc đấy chứ. Thương cảm cho tài năng và căm hận kẻ sát nhân.


Một nhạc sĩ tân nhạc nhưng cũng giỏi về cổ nhạc và là một trong những nhạc sĩ tôi yêu mến nhất: nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Vì yêu mến Nguyễn Văn Đông nên khi xem “Bông Hồng Tạ Ơn” của Nguyễn Đình Toàn, tôi “bực mình” vì mang tiếng cuốn sách dầy nói về âm nhạc VN mà không nói tới Nguyễn Văn Đông với bao nhạc lính hay, không nói tới giọng hát Lệ Thanh, Hà Thanh thì với tôi cái “bông hồng tạ ơn” của Nguyễn Đình Toàn coi bộ “hồng của riêng Toàn” chẳng phải của tôi và cũng chẳng của mọi người!


Thanh Nga ơi, em cũng yêu cải lương và rất thích chị.
hoanglanchi
#191 Posted : Thursday, August 9, 2012 10:08:42 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


“Tạ Tình” và dư âm

Hoàng Lan Chi

Tôi vốn “hãi” thơ từ 2004.

Hãi vì thơ nhiều quá. Nhà nhà làm thơ, người người làm thơ. Trốn, không dám đọc nữa.
Thì cứ như bị bội thực ấy mà.

Thế nhưng cũng có những phút hiếm hoi, tôi bỗng nổi hứng và viết thơ. Cách đây nhiều năm bài thơ “Thu Phong” (nương ý thơ Tản Đà) trong đó có câu “Vàng bay theo áo lùa chân guốc” tôi rất thích. Cả Dương Nguyệt Ánh và Trương Sĩ Lương cũng thích câu thơ ấy . Hình ảnh lá phong vàng bay bay theo tà áo rồi lùa theo chân guốc không đẹp hay sao? Bài Thu Phong ở đây: Thu Phong

Bài “Bé ơi” viết cho con gái có đoạn này cũng não nùng “Bé ơi, lòng mẹ như chiếc lá. Theo với thời gian cứ úa vàng. Lá ước chồi non ươm bông trái. Thì này thân lá sẵn sàng buông”. Vâng, đời người như chiếc lá. Úa vàng và khi chồi non trưởng thành thì có phải ta sẵn sàng ra đi không? Bài thơ đó ở đây: Bé ơi!

Tháng Tám chưa phải là Thu. Trời Cali nóng. Nhưng ban mai mát dịu. Mấy ngày qua, tôi buồn não nuột vì …xem phim Đại Hàn. Phim này thường lấy nước mắt của phụ nữ hơi nhiều. Trong lúc buồn buồn vì phim Đại Hàn, tôi nổi hứng viết bài thơ “Tạ Tình”. Bài đó ở đây: Tạ Tình

Tạ Tình là đứng ở vị trí Anh, người Nam để viết về người Nữ. Trong bài thơ này tôi thích câu cuối cùng “Tạ nhau chưa sao tình vẫn còn ngôi”. Tôi nghĩ là mọi người đều hiểu câu ấy nói gì. Và câu này thì sẽ thấm cho rất nhiều người “Yêu như thế thật là nhiều khổ lụy”. Trong cuộc sống thì có lẽ nhiều người đã rơi vào tình huống “yêu như thế thì là khổ lụy” phải không!

Cô muội Gia Long, Túy Hương viết cho tôi “ Đọc bài thơ ướt mượt này ai mà biết là của Phàn cô nương Hòang Ngọc An ? Thanks chị.”

Tôi bật cười. Gửi ý kiến của Túy Hương cho nhóm nhỏ, gồm toàn các “chiến hữu” của mình, tôi đùa cợt “Quý vị ơi, coi Túy Hương viết nè. Khổ cho Phàn chưa? oánh việt gian sắc bén rồi khi Phàn mần thơ, hong ai tin chớ. Ờ mà trong đám “lâu la”, xí quên đám thiên nga và đại bàng, ai mần thơ ta? lão gà tre có hong? mấy người còn lại, tui nghi tâm hồn ...sỏi đá quá!”.

Chị Phàn Hoàng Lan Chi làm Nguyễn Kinh Luân “tự ái”. Luân gửi mail:

Em cũng làm thơ nhưng...bỏ lâu rồi vì mất hứng. Lúc trước chưa vướng sinh hoạt CĐ nhiều thì tâm hồn còn lai láng nguồn thơ. Vướng CĐ càng sâu thì ....nguồn thơ cạn nước. HicHicHic. Mỗi ngày phải lo chuyện CĐ, chuyện sức khỏe, chuyện đấu tranh, chuyện .....đủ thứ thì còn hơi sức đâu mà thơ với thẩn.

Gởi quý anh chị vài bài thơ làm trong lúc còn ...hồn thơ.

NL

Một số thơ quê hương và thơ tình của Nguyễn Kinh Luân ở cuối mail này.

Người tranh đấu có khác. Thư tình đan xen với thơ hùng.

Dường như tôi không làm thơ hùng bao giờ. Thì thơ của tôi chỉ là những tình cảm “vay mượn”! Như “Tạ Tình” ra đời vì phim Đại Hàn làm tôi sướt mướt.

Một người bạn Khoa Học, chẳng nói chẳng rằng cũng gửi bài thơ tựa là “Gặp được Cà Mau”. Hóa ra hai người Cà Mau gặp nhau. Bài đó ở cuối mail này.

Rồi bỗng nhiên tôi lại nổi hứng đi tìm những vần thơ cũ của ngày qua và gửi lại. Xem tại đây: Vô Đề

Ngày ấy đôi khi tôi …cãi nhau qua thơ với một ông anh. Là nhà thơ nhớn, ông nhả thơ dễ dàng. Tôi vẫn còn “háo thắng” nên cũng “đáp trả nhanh”. Cái làm tôi thú vị là tôi rất “ngang ngược” xưng “Ta” và gọi ông là “Ngươi”. Trong thơ, có những điều thú vị ấy. Tha hồ gọi gì cũng được. Gọi là “cãi” nhưng thực ra là cãi vui. Trong mấy cái cãi, tôi thích cái này nhất:

Hiểu

Nhằn em, chừng cũng uổng công
Thì ra em hiểu cái không hiểu gì
Em cười nở đoá vô vi
Lòng chàng động cái sân si chết bầm
MB

Làm sao nhằn đuợc em cơ
Vì em thánh thiện, ngây thơ nhất đời
Vu oan giá hoạ em rồi
Cái em đã hiểu còn đôi chối gì?
HLC (2004)

Thích vì đúng là cãi qua cãi lại điều gì đó rồi “chàng” chơi chữ “Em hiểu cái không hiểu gì!” và tôi “đanh đá” “Cái em đã hiểu còn đôi chối gì?!”

Một cái thú vị khác là khi xem hình, ông chấm nhan sắc tôi …bẩy điểm. Tôi mắng “đồ keo kiệt”. Ông viết mấy câu thơ mà tôi cho là dễ thương. Dễ thương vì đã nói được cái bẩy ngày của vũ trụ để nói lên con số bẩy mà ông chấm cho nhan sắc tôi:

Vũ trụ dựng nên với bẩy ngày
Hồn anh bẩy mảnh thả trên mây
Cho em bẩy điểm còn chê ít
Thì tặng cho em cả mạng này!
MB

Tuy vậy có hai câu thơ của chính tôi mà tôi thích là:

Em nghiêng nhan sắc cho sóng dậy
Làm đắm thuyền tôi giữa bến đời.

Các cụ ngày xưa khi ca tụng cái đẹp hay dùng câu “khuynh thành” để ám chỉ người đẹp có thể khuynh đảo cả một triều chính. Có lẽ bắt nguồn từ Tây Thi. Vì thế tôi mô tả (có phần bóng bẩy) là “Nghiêng nhan sắc” để nói về người đẹp. Sự phô diễn nhan sắc của Nàng đã làm nổi sóng từ đó và nhận chìm. Hai câu thơ vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng.

Vài người bạn dù bận rộn cũng viết vài câu cho Tạ Tình.

Một ông thắc mắc “Lan Chi change lane sang thơ tình vậy?”.

Có vẻ như tình hình thời sự đang khá nóng là vụ báo Người Việt Cali lần thứ tư lại phạm lỗi có ảnh hưởng đến nhiều người. Những bài viết và cả lời kêu gọi của Hoàng Ngọc An được Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị hưởng ứng đầu tiên và sau đó được gửi đi khắp nơi. Từ đó kéo theo nhiều người khác hưởng ứng. Nhiều bài viết từ nhiều người và nhiều nguồn lần lượt xuất hiện bày tỏ sự không chấp nhận lời “xin lỗi có chu kỳ” của báo Người Việt Cali. Sự “sắc bén” của Hoàng Ngọc An khiến một vài thân hữu ghẹo Hoàng Lan Chi. Túy Hương là một ví dụ.

Nhưng NNA, một ông bạn già thì viết cho tôi như thế này khi tôi hỏi anh thích bút hiệu nào của tôi “Bút hiệu nào cũng có cái hay của nó. Khi cần tâm tình thì nói với LC, khi cần chọc giận thiên hạ thì...hét với Phàn...”
Trước đó khi tôi hỏi anh đọc “Tạ Tình” có ngạc nhiên không, anh trả lời tôi “Không có gì ngạc nhiên. Bút hiệu của em đã biểu lộ hai cá tính: khi thì nũng nịu (LC), khi thì bà Phàn”.
Thật ra, bàng bạc trong Tạ Tình cũng là chút riêng mình vì tôi cũng như các bạn thôi, cũng đã từng:

Ừ thì thôi con đường đầy đá cuội
Cứa chân em và nát cả gót anh
Yêu như thế quả là đầy khổ lụy
Tạ tình thôi, chiều đã rũ qua mành!

Hoàng Lan Chi
Nhiều khổ lụy để cuối cùng thì “ Tạ nhau chưa sao tình vẫn còn ngôi?” !
***********************************************

Thơ Nguyễn Kinh Luân


Đề Lăng Bác

Ác gian Hồ tặc ngỡ anh hùng
Bán nước buôn dân tội biển sông
Thúc đẩy dân Nam vào hố thẳm
Đọa đày đất Bắc nhuộm màu hồng
Da hôi không bán nên hai cắc
Xương thúi chẳng rao được một đồng
Sở thú xây chi cho tốn của
Thêm người canh giữ chỉ hoài công.
NL


Thơ Tình:
Sầu Vẫn Chưa Nguôi

Từ độ duyên tình ta rẽ đôi
Tương tư nay đã mấy Thu rồi
Pensa người vẫn vui duyên thắm?
Dallas tôi còn xót phận côi
Thu đến tủi hờn cơn lá rụng
Trăng tàn đau đớn kiếp bèo trôi
Ai đi có nhớ tình năm trước
Một mối tình sầu dạ chẳng nguôi
CTN/NL

CTN = Chiếc Thuyền Nan = Bút hiệu lúc làm thơ


Bổn Phận Công Dân

Tổ tiên gầy dựng dãy non sông
Chức trách người dân phải trả xong
Phục quốc, uy linh giòng Lạc Việt
Hưng danh, hùng khí giống Tiên Rồng
Việt tộc bao phen xua giặc Bắc
Nam nhân mấy bận phá cờ Hồng
Muôn đời theo gót bao nhân kiệt
Năm tháng bền gan một tấm lòng.
CTN



Nhớ Mùa Thu Cũ

Mưa Thu tan tác lá vàng rơi
Như cuộc đời ta quá nửa rồi
Nợ nước oằn vai chưa trả được
Tình nhà đành hẹn cố nhân thôi

Em hỡi bây giờ em ở đâu
Có nghe mưa gió gọi Thu sầu
Cô thân lữ thứ hờn vong quốc
Bạc phận má hồng cuộc bể dâu

Thu đến làm chi để lụy người
Nhớ Mùa Thu cũ lệ tuôn rơi
Ai đem Thu đến làm tan nát
Quê Mẹ bao năm luống ngậm ngùi.

CTN

Thơ Nguyễn Hưng

Gặp được Cà Mau

Ao ước từ lâu giờ mới gặp
Người Cà Mau cùng đất Cà Mau
Chân đã đến, biết không ai chờ đón
Lục bình trôi, đêm trọ nơi nào?

Ly rượu đắng, tình Cà Mau không đắng
Bên bàn con góp chuyện vui vầy
Ngọn lửa bếp thêm ấm tình khách lạ
" Cầm ly lên uống cạn anh Hai"

Bỏ lâu lắm, không làm thơ được nữa
Hồn khô khan như bãi nước ròng
Thấy rác rưởi, vỏ sò , vỏ hến
Những mảnh đời đau khổ mênh mông !

Một mình dựa thành cầu mới dựng
Nhà lô nhô che mặt sông dài
Đêm nhẹ xuống, đèn mọc lên lốm đốm
Không mù sương sao lạnh hai vai.

San sát những con đò xuôi, ngược
Mái chèo bơi như lũ nhái bơi
Chở giọng hát Cà Mau đầm ấm
Em Cà Mau khoan thốt thành lời

Trôi giạt đến tận cùng tổ quốc
Nghĩ gì đây, một kẻ lưu đày
Thân nam tử phải nên cười hay khóc
Quá khứ buồn, còn tính chuyện tương lai

Ngồi đò máy vào sông ông Đốc
Đò đi xa, nước cũng đi xa
Sông và biển có cùng nhịp thở
Ngọt tình sông, biển mặn chan hoà

Phải đứng thẳng, như thân mắm, đước
Xoạc chân ra, chịu sóng dập dồn
Hết sóng gió, phù sa an ủi
Đêm Năm căn, người sẽ vui hơn.

Đất đã nói tiếng thầm của đất
Tiếng của sông, của biển, của rừng
Tiếng cá lội và tiếng chim vừa hót
Tiếng lòng ta đau đớn khôn cùng.

Lũ rùa, rắn, bầy kên kên bay lượn
Dưới cỏ hôi, sâu , đỉa rộn ràng
Chân đạp tới U minh phăng phắc
Mặt trời lên chào đón vinh quang.

Trên con nước Cà Mau ròng, lớn
Người anh em số phận bọt bèo
Thêm nước mắt Thái bình Dương sóng vỗ
Chữ Tự Do giành giật gieo neo.

Ai có biết rằng ta đã tới
Tới Cà Mau đi mãi, đi hoài
Đi cho hết nửa vòng trái đất
Tới nụ cười và tới tương lai!

(Cà Mau, 1983 )

Nguyễn Hưng





hoanglanchi
#192 Posted : Tuesday, August 14, 2012 5:46:33 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Hoàng Lan Chi viết ngắn



Mail cho nhau





Tôi vẫn nói rằng phải cảm ơn internet. Cuộc cách mạng lớn nhất của thế kỷ. Quá nhiều điều tiện lợi. Học online. Mua vé phi cơ online. Xem tin tức trường học online. Cái gì cũng online. Cứ search một cái là ra những gì mình cần.



Thấy người nào không biết dùng e-mail, tôi “bực mình” lắm. Tôi coi như không giao thiệp được với những người “hủ lậu” đó. Thử hỏi mình có gì “hay ho” là chia sẻ qua e-mail. Nói qua phone làm sao đủ như mail. Mail có thể kèm đủ thứ. Hình ảnh, video, links...Sau nữa, tôi có biệt tài làm nhiều việc một lúc nên bạn bè nhiều khi ngạc nhiên không biết sao tôi trả lời mail nhanh thế. Thì máy lúc nào cũng mở đó. Ngồi học, làm việc hay xem phim, làm bếp, mail đến là biết. Gõ nhiều thì quen tay, gõ nhanh. Chỉ vậy thôi.



Ngày xưa tôi với một anh bạn hay mail cho nhau rất ngắn như thế này:

-Bây giờ đi nhậu

-Bao giờ về

-Chắc tối lắm. Em ở nhà ngoan nhé! (trời đất! )



Cứ mỗi giòng là một mail. Tôi từng bật cười khi đọc giòng chữ “Em ở nhà ngoan nhé”. Nghe cứ như ông chồng dặn bà vợ ở nhà vậy!



Bây giờ cũng vậy.



Đây là mail cho nhau của tôi và một cậu em. Của tôi mầu tím, cậu em mầu xanh





Em



Dạo này chị vẫn khoẻ?

Người cũ, hoa xưa vẫn mới?



Chị

khỏe

người nào cũ?

hoa nào xưa?

tình chưa cũ bởi vì tình chưa mới

áo không mầu nên áo chẳng hề phai



cứ như thế lang thang qua đời trọ

không tình buồn và cũng chẳng tình vui



Em

Người có quý mới là người cũ,

Hoa có đẹp mới là hoa xưa.


Chị

thế em có nghĩ sau này em là "1 người cũ" của chị không?





Em

Sang đây, đất khách, quê người, bàn chân đi, lòng muốn quay về thì người phải quý người và tất cả đều là "cũ"cho nhau và của nhau.

Thế đấy, ngôn ngữ rất cô đọng và vẫn rất hiểu nhau! Thử, nếu là nói, có được thế không?

Cell gọi nhau

-Trăng đẹp quá em ơi. Em thấy không?

-Chờ chút. Em ra vườn đã.Thấy rồi. Ừ, đẹp.

-Anh về đến nhà chưa?

-Rồi. Hôm nay em ăn gì?

-Ra Bolsa mua bánh cuốn.

-Thích nhỉ. Anh ăn canh dưa chua.

Nghe lách cách lạch cạch.

-Anh làm gì vậy.

-Pha trà. Em nghe được à?

-Anh làm gì em cũng nghe thấy hết.

À thì có khi không mail mà cell gọi nhau để rủ rì rù rì, cũng là thú vị. Thường là tranh nhau nói. Rồi khoảng lặng. Rồi chờ người kia nói.

Tôi hay có thói quen từ ngày xưa, từ thuở 1991. “Em đây” mỗi khi nghe gọi. Cái “ Em đây” nghe dễ thương phải không? Tôi và cô em họ nói rằng đời mà không có cell phone chắc chết!

Thật vậy. Chúng tôi có thể “nấu cháo cell phone” cả 4, 5 giờ liền cơ mà.

Nhiều chuyện nhỉ?

Tất nhiên chỉ nấu cháo với “người …” mà thôi!

Cưng!

Hồi thời tôi có hai cách gọi nhau mà bây giờ tôi vẫn giữ: “Bồ” là để gọi bạn gái và “cưng” để nói với người nhỏ tuổi hơn.

Cũng ngộ nhỉ? “Bồ” là “bồ bịch” mà sao thời đó “bồ” lại được dùng cho bạn gái gọi nhau?

Khi viết cho cậu em …50 tuổi tôi vẫn viết thế này “ Cưng à, em gửi cho chị ít hình mấy người mẫu sau đây..”.

Cũng có khi gọi phone và khi từ biệt thì tôi lại “OK, bye cưng”.

Nghĩ lại tôi cũng buồn cười. Cưng! Cưng là đàn ông 50 tuổi!

Ngược lại bà chị họ bằng tuổi tôi cũng giống hệt tôi. Nghĩa là có khi bà gọi tôi là “cưng”. Với chúng tôi, “cưng” là ám chỉ người nhỏ hơn và mình “cưng” người ấy lắm!

Hoàng Lan Chi
Phượng Các
#193 Posted : Wednesday, August 15, 2012 9:21:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Em thấy nguời Nam hay gọi "cưng" nhiều hơn nên em ngạc nhiên khi chị HLC gốc Bắc mà cũng dùng từ này. Rose
hoanglanchi
#194 Posted : Wednesday, August 15, 2012 11:59:14 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Kim Vui, Người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam thập niên 60-70

Tôi thích tìm hiểu về người trẻ thành công và những người của “Sài Gòn muôn năm cũ”. Lý do giản dị thôi. Cộng sản đang ngự trị và họ đã xóa đi nhiều thành công của chế độ cũ.

Một tình cờ tôi biết được người mà cá nhân tôi cho rằng đó là “ người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam của thập niên 60-70”. Đẹp thì có nhiều người đẹp, mỗi người một vẻ. Nhưng vừa đẹp vừa hấp dẫn thì cá nhân tôi nghĩ đó là chị Kim Vui.

Trong đầu óc tôi vẫn lưu trữ hình ảnh của một Kim Vui rất gợi cảm trong phim “Chân Trời Tím”. Mấy chục năm trôi qua nhưng hình ảnh ấy vẫn đọng lại trong đầu óc tôi.

Trong số các diễn viên điện ảnh thời xưa, nhận xét về nhan sắc thì tôi có thể thích Thẩm Thúy Hằng vì khuôn mặt đẹp hoàn hảo của chị nhưng tôi không thấy chị quyến rũ hấp dẫn. Kiều Chinh thì tôi không có cảm tình. Với tôi, Kiều Chinh không đẹp, mặt lạnh lùng, gai góc, gò má cao. Chỉ Kim Vui là đẹp và hấp dẫn.

Chị Kim Vui đã đùa “ Khi gặp chị em đừng thất vọng nhé” “ Em sẽ không thất vọng vì người ta phải già theo năm tháng chứ. Nhưng em tin là chị vẫn giữ một số nét thời xưa”

“Trò Chuyện với Lan Chi” của Bút Tre số tháng 9 sẽ là đề tài về “Người Sài Gòn muôn năm cũ” Kim Vui. Cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt cuốn hồi ký tiếng Anh của Kim Vui sẽ được giới thiệu.

Còn bây giờ thì gửi đến quý anh chị một số hình ảnh mới nhất (tháng 8/2012) của Kim Vui. Tất nhiên tôi cũng gửi vài hình cũ để những người trẻ hình dung được Kim Vui ngày xưa như thế nào.


Đây, Kim Vui ngày xưa, thân hình tuyệt đẹp phải không? Khuôn mặt cũng có nét đẹp rất gợi cảm. Cái thân hình của "bọn trẻ" người mẫu bây giờ cứ ốm nhom ốm nhách theo tôi không hấp dẫn tí nào cả. Tôi hỏi Kim Vui có tập tành gì không. Chị nói làm việc túi bụi cực quá thì giờ đâu mà tập. Đặc biệt bây giờ giọng hát chị nghe vẫn rất quyến rũ, gợi cảm. Giọng hơi khàn và cách ngân, rung rất kỹ thuật!




Hình này gợi cho tôi nhớ đến Elizabeth Taylor. Thật rất hiếm phụ nữ Việt Nam thời xưa có ...cái mông như thế này!Rất "tài tử" phải không?




Tranh vẽ của Trương Thị Thinh. Kim Vui trong phim Chân Trời Tím, đoạt giải tượng vàng ở Đại Hội Điện Ảnh Châu Á ở Anh.




Kim Vui quảng cáo cho nước ngọt. Gợi cảm và hấp dẫn:



Kim Vui với Thẩm Thúy Hằng. TTH nét đẹp như tranh. Kim Vui rất tây phương với mắt xếch, miệng hơi rộng




Do đoạt giải nghệ thuật , Kim Vui gặp gỡ TT Nguyễn Văn Thiệu




Quý vị trẻ tuổi đã hình dung được một Kim Vui ngày xưa rồi phải không. Còn đây Kim Vui với Hoàng Lan Chi mới tinh khôi của ngày 4 tháng 8,2012! "Bà chị tôi" vẫn chải đầu theo kiểu ngày đó (nghĩa là kiểu tóc vồng cao). Tuổi ngoài 70 nhưng không sồ sề vẫn khá thanh mảnh và khuôn mặt thì để quý anh chị nhận định nhá. Hình nhờ người bạn chụp lúc 8 giờ tối :








Vườn quá trời cây cối. Bơ, chanh, táo, cam, chuối, đu đủ..Cam thì to như bưởi!












Vườn trước: Lựu đỏ trĩu cành.




Chụp lén khi bà chị pha nước cho Lan Chi . Hình bên cạnh là Kim Vui có rất nhiều tượng Phật Bà dù chị theo đạo Chúa!








Xem đầy đủ tại link sau: Click vào một hình rồi chọn mũi tên --> để xem tiếp.

file://LANCHI/Users/LanChi/Dropbox/Public/KimVui

Bài viết về Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa vừa mất của nhà văn Văn Quang về phim Chân Trời Tím tại đây:

Văn Quang-Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần



http://hoanglanchi.com/?p=1961




Nguồn: blog Hoàng Lan Chi www.hoanglanchi.com


hoanglanchi
#195 Posted : Thursday, August 23, 2012 4:47:54 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Biết Dương Như Nguyện khoảng 2005 tạiVirginia. Hấp dẫn. Đó là suy nghĩ đầu tiên khi tôi nhìn thấy DNN. Mái tóc xoăn tự nhiên đúng mode, chiếc áo hở cổ, khuôn ngực đầy đặn, vòng eo tròn trịa. DNN hát khá hay.


Hồi đó có nghe một vài sóng gió nổi từ cuốn sách “Con gái sông Hương” của Dương Như Nguyện. Rồi sau đó, tất cả lại chìm lắng. Như làn sóng ồ ạt từ ngoài khơi, tràn vào bờ cuồng nhiệt, lan tỏa và êm đềm trở lại biển xa.


Hôm kia bất ngờ nhận mail báo tin đoạt giải của Dương Như Nguyện và niềm vui không chỉ của Dương Như Nguyện mà còn của cả tôi: hai cuốn sách của cô đoạt giải nhất và nhì của International Book Award 2012. Bất cứ thành công nào của người Việt đều là niềm tự hào chung. Sự thành công đến từ người phụ nữ sẽ nhân bốn niềm tự hào ấy của tôi. Nếu người phụ nữ ấy đẹp, thông minh thì niềm vui sẽ nhân tám.



Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyện 2005

Một người con gái sông Hương đến Hoa Kỳ năm 16 tuổi, Cử nhân báo chí Illinois, TS Luật Haward, nữ thẩm phán gốc Việt đầu tiên, và sách của cô đoạt giải nhất International Book Award, điều đó thật làm tôi ngưỡng mộ. Lướt net đọc về Dương Như Nguyện trước khi soạn thảo những câu phỏng vấn cho cô, luồng suy nghĩ của tôi miên man lội ngược giòng.
Dường như những cuốn sách thuộc dạng “trường thiên” và nổi tiếng đều là truyện Thực khá nhiều và một “tình yêu không bình thường”?
Mối tình của Scarlet với Rhett Butler cũng là một dạng thức khá kỳ lạ. Sự đắm đuối của Meggie với Cha Ralph cũng không phải là một tình yêu trong lề thói xã hội.
Nhân vật chính bao giờ cũng là mẫu người phụ nữ đam mê, cuồng nhiệt và rất bản lãnh.
Tôi đã say đắm cả tác phẩm lẫn phim. Cuốn Theo Chiều Gió với Scarlet. Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai với Meggie.
Khi gõ những giòng này, tôi vẫn chưa được đọc “Con gái của sông Hương” và cả “Mimi and Her Mirror”. Tuy thế đợt sóng của “Con gái sông Hương” cũng đã lướt nhẹ vành tai tôi hồi ấy. Dường như chút chia sẻ trong khía cạnh “sex”, chút hé lộ những ẩn ức tâm hồn của Dương Như Nguyện đã tạo thành hai luồng trái nghịch trong độc giả năm xưa.

Mơ là điểm đạt đến và không tốn tiền. Tôi hy vọng, tôi mơ, sau thành công với “International Book Award”, nhà văn nữ của cộng đồng hải ngoại Việt sẽ tiến hơn để có thể đàng hoàng chững chạc giữ một ghế trong dòng chính của văn chương Hoa Kỳ. Một ghế nơi mọi người khắp thế giới có thể thấy chứ không phải khiêm tốn sau cánh gà.
Lan Chi sẽ gửi đến quý bạn 14 câu hỏi của Hoàng Lan Chi với Dương Như Nguyện.


Chờ xem, “người con gái sông Hương” sẽ trả lời Hoàng Lan Chi thế nào với câu hỏi sau “ HLC: có lẽ tạm ngưng hội họa tại đây. Quan sát Dương Như Nguyện, tôi nghĩ rằng có vẻ như cô được thượng đế ưu đãi và gặp khá nhiều may mắn, cô có thấy vậy không? Đẹp, học giỏi, thông minh, thông thạo Anh Việt để có tác phẩm văn chương trong cả hai ngôn ngữ. Với sự ưu đãi của thượng đế, cô đã làm gì để duy trì và phát triển những tài năng bẩm sinh, những vốn trời cho? Cụ thể hơn, nhan sắc ấy trang sức gì cho đời, văn chương ấy nói gì cho đời, kiến thức luật ấy cứu vớt gì cho đời và hội họa ấy tô điểm gì cho đời?”

Nicole Duong tại Amazon:
http://www.amazon.com/Uyen-Nicole-Duong/e/B004GVBMLK
Chờ xem người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam thập niên 60-70 kể về "Sài Gòn ngày ấy".


Bài viết vừa qua gây sóng là “Kim Vui, người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam thập niên 60-70".
Thì tôi viết tựa như thế bảo sao mọi người không vào xem. Ai cũng tò mò vì sao tôi nói thế. Sau khi tôi viết vậy thì dường như không ai phản đối cả. Ông Đỗ Văn Phúc kể “Hồi đó, khoảng 1960, Kim Vui ra Quảng Trị theo đoàn của anh Khánh tui, ngủ trong nhà cô tui mấy ngày. Có cả Thu Thủy nữa. Chời ơi, tui cứ nhìn mà sửng sốt, người đâu mà hấp rẫn nạ nùng. Nhưng thửa đó, thì tui chỉ thấy cô Kiều Oanh (em Linh Giang, bồ Duy Khánh) là đẹp như tiên.”.
Một ông 50 tuổi khác thì “Đừng nói anh Phúc, em ngó cái eo nhỏ xíu em cũng còn mê nữa đây”. Tuyết Nga bảo “ Hai người hấp dẫn thời đó là Kim Vui và Khánh Ngọc”. Tôi cũng đồng ý với Nga. Khánh Ngọc cũng đẹp hấp dẫn nhưng có lẽ thân hình không bằng Kim Vui.
Mấy ngày sau khi đăng, tôi mới gửi cho Kim Vui và hơn một tuần sau mới gọi lại. Kim Vui cười cười “ Em quậy quá nghe. Điệu này coi chừng chị bị chị KC mắng oan”. Tôi bật cười “Hoàng Lan Chi là người …chả ngán ai cả. Thích là nói. Nhất là những vị …thích về Việt Nam làm từ thiện hay này nọ thì ..”

Lê Ngọc Túy Hương, tiểu muội Gia Long của tôi viết cho tôi “Chị mến, Cá nhân em thì từ xưa em vẫn thích Kiều Chinh vì từ cái nét lạnh lùng của bà lại tóat ra một phong cách cao quí. NHƯNG từ khi hay biết bà về lại VN và giao du với lũ CS...em không còn kính trọng và ưa thích bà nữa mà em xếp bà ngang hàng với lũ Vịt kiều . Cho dù biện luận thế nào, với em , đi chung với lũ ma thì không chóng thì chầy rồi sẽ bị nhiễm thành ma....
Những người này em khai tử họ trong lòng em....
TH”



Thì thế. Với người khác, có lẽ tôi sẽ không huỵch tẹt như thế. Nhưng với KC thì tôi viết thẳng. "Chính kiến" đã tác động lên cả tôi, lên cả Lê Ngọc Túy Hương!
Tôi thắc mắc vì sao ngày xưa cái eo nhỏ xíu vậy và còn có vẻ như cắt ngang nữa, Kim Vui giải thích và tôi chợt hiểu. Thì ra ngày đó phải mặc áo dài, quần gài nút và phải bó nên eo bị thắt từ nhỏ.
Kể ra cũng lạ, tôi là người tương đối “cổ”. Cổ vì nếp gia đình, vì xuất thân nhà giáo. Thế nhưng ở tuổi này tôi nhìn một sự việc đã qua rất “thoáng” và nhẹ nhàng. Chẳng hạn bức hình họa sĩ Trương Thị Thịnh vẽ Kim Vui khỏa thân. Tôi không thấy gì cả, chỉ thấy thân hình đẹp. Kim Vui kể ngày xưa, trong một phỏng vấn, Kim Vui trả lời “ Hễ mình nhìn với tư tưởng dơ thì thấy nó dơ. Còn mình nhìn với tư tưởng nghệ thuật, nó sẽ khác.
Kim Vui kể họa sĩ Trương Thị Thịnh là vợ của người thầy dậy chị vẽ. Đó là bức vẽ thật. Trong phim “Chân Trời Tím” là cảnh chị cũng khỏa thân cho hoa sĩ vẽ nhưng khi đóng phim, chị đã mặc một quần da người ôm sát và camera thì quay từ phía sau.
Kim Vui là người đầu tiên ở Việt Nammặc bikini, là người đầu tiên khỏa thân cho nữ họa sĩ vẽ. Chị nói rằng có nhiều điều “táo bạo” ngày xưa và khi chị tung ra thì bị chỉ trích nhưng sau đó chính những người chỉ trích lại bắt chước chị.


Kim Vui có tính chân thật và mộc mạc của người miềnNam. Tôi mến tính nết đó. Dù là Bắc Kỳ 9 nút nhưng có lẽ tôi lây tính miềnNamnhiều. Tôi chuộng nói thẳng và thật, tôi ghét kiểu đãi bôi, giả dối, kiểu cách của mấy mợ Bắc Kỳ xưa.
Nhà văn Văn Quang viết cho tôi về Kim Vui như thế này “Trong thời gian quay phim, tôi bận rộn quá nhiều với công việc phối hợp các đơn vị quân đội yểm trợ cho phim Chân Trời Tím, trong khi đó vẫn phải làm công việc của Phòng Bao Chí Quân Đội nên rất ít khi gặp Kim Vui. Nhưng sau này, khi CTT đã trình chiếu rồi, tôi gặp Kim Vui một vài lần, có khi nói chuyện qua điện thoại thôi. Nhận xét của tôi trước hết về tính cách của nữ diễn viên này. Kim Vui rất hòa nhã, dễ thân thiện và chân thật, không “vẽ vời” như những danh ca tài tử khác. Tôi nhớ một lần, tôi mời Kim Vui đến tham dự buổi dạ hội khóa 4 SQ Trừ Bị Thủ Đức, tổ chức tại Câu lạc bộ Công Binh. Hôm đó hầu hết các danh ca ở VN đều có mặt như Khánh Ly, Lệ Thu, và có cả Kiều Chinh. Kim Vui đến ngồi cùng bàn với chúng tôi, thân mật như “anh em trong nhà”. Chúng tôi đều rất quý Kim Vui vì sự giản dị đó.
Về mặt diễn xuất của Kim Vui, như tôi đã viết trong bài “Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tìm vừa từ trần” rằng cô ấy đã làm tôi hết sức ngạc nhiên vì tài năng diễn xuất trước camera lần đầu tiên. Đó là một tài năng thiên phú. Đạo diễn không cần hướng dẫn nhiều, cô ấy có thể sống với nhân vật trong kịch bản phim rất dễ dàng. Vai diễn của Kim Vui trong phim này rất đa dạng, khi dịu dàng như tiểu thư “con nhà lành”, yêu tha thiết như mới biết yêu, nhưng đôi khi lại rất hung dữ, với một nội tậm như điên khùng.


Nếu so sánh Kim Vui với nữ tài tử nổi danh nhất thời đó là Kiều Chinh, có lẽ rõ ràng hơn. Kiều Chinh có cái dáng sang trọng, rất hợp với những vai diễn dịu dàng, thanh lịch. Hãy cứ tạm hình dung đó là vai của Grace Kelly, bà hoàng Monaco. Tôi ví von thế cho dễ hình dung thôi.

Kim Vui cũng có cái dáng sang trọng nhưng tự trong con người, trong đôi mắt diễn viên luôn thấy được sự sẵn sàng nổi loạn. Giống như Ava Gardner qúy phái nhưng rất sẵn sàng lao vào sòng bài, hút thuốc lá và đi chơi với những tay đầu bò rừng Tây Ban Nha. Qua CTT và nhiều cuốn phim khác, cho thấy tài năng của Kim vui chính là sự đa dạng này.”

Tôi tôn trọng ý kiến ông anh. Cá nhân tôi không thích Kiều Chinh nên không để ý KC có quý phái hay không. Tuy thế tôi nhắc Văn Quang là Kim Vui đã đóng vài phim chứ không phải Chân Trời Tím là lần đầu. Hồi đó Kim Vui đã bay sang Mỹ mua nhà để chuẩn bị theo chồng về Mỹ và khi trở lại Việt Namthì đóng "Chân Trời Tím". Sau khi đóng xong, Kim Vui sang Mỹ sinh sống luôn. Văn Quang nhận xét giống tôi về tính cách Kim Vui: giản dị, không “vẽ vời” như các danh ca tài tử khác.
Trong các hình xưa của Kim Vui, tôi thích mẫu quảng cáo cho nước ngọt dưới đây. Trông rất gợi cảm và hấp dẫn

Kim Vui-Hùng Cường trong "Chân Trời Tím"

Kim Vui kể một câu chuyện vui của thời đi học Cầu Kho. Hùng Cường học chung lớp và một lần trong lớp học, Hùng Cường thẩy hột me cho Kim Vui. “Chị khờ lắm, Hùng Cường ném qua, nghe một cái cạch trong lớp yên tĩnh. Chị lụm lên thì nín htính đi lại bỏ vô miệng cắn một cái cốp trong khi cả lớp đang rất yên tĩnh. Thế mà bà sơ hỏi, chị chỉ qua Hùng Cường. Cả hai đứa bị phạt quỳ trên miếng vỏ mít. Chị vừa khóc vừa trách Hùng Cường sao quăng me làm chi cho chị bị phạt”. Tuy vậy khi tôi hỏi chị thích Hùng Cường không, Kim Vui lắc đầu ngay “Không, chị thích Bảo Ân hơn vì Bảo Ân serious không quậy như Hùng Cường” !
Tháng 9, mùa tựa trường, tôi sẽ đến để nghe Kim Vui kể về quãng đời của chị. Sẽ gửi đến quý bạn một số hình ảnh của một thời đã qua, một thời của Sài Gòn ngày ấy.


Kim Vui-Người phụ nữ Việt Nam hấp dẫn nhất thập niên 60-70
Văn Quang-Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần
hoanglanchi
#196 Posted : Sunday, August 26, 2012 8:38:46 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Từ ống kính Lê Xuân Trường


Cách đây nhiều năm, tôi làm quen Lê Xuân Trường vì lang thang và bắt gặp “Mưa trên vùng tóc rối”.


Mưa, không quyến rũ tôi.


“Tóc rối’, thu hút tôi.


Sau đó thì một ngày đầu thu, từ vùng nắng, LXT gọi “Bên chị mùa thu đã về chưa”. Câu hỏi và cái giọng Bắc dễ thương làm câu nói như thơ. Một nốt nhạc tím hồng.



Tháng Tám và chưa phải là Thu. Tôi lạc vào một thế giới khác của LXT.


Tôi mê nhiếp ảnh và cũng thích cầm ống kính. Không gì thú vị bằng được ghi lại những hình ảnh tuyệt vời của đất trời và con người vào ống kính. Tuy vậy tôi không còn trẻ nữa. Không còn trẻ để cầm ống kính thì ngắm bằng ống kính người khác vậy.


Từ ống kính LXT, tôi “đắm đuối” nhìn các người mẫu. Từ ống kính Trường, ai cũng đẹp. Không chỉ giai nhân mà cả những vết nhăn thời gian. Tôi ghi lại đây cảm tưởng của tôi, một người không học về nhiếp ảnh. Và như vậy, cái “nhìn” của tôi là “hồn nhiên”, là đại diện cho đa số cái “nhìn” vậy!


Đây này, hình ảnh nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Không phải là rất đẹp sao? Từ bao giờ không rõ, ảnh trắng đen lại cuốn hút tôi. Bức ảnh đen trắng này “nói” lên điều gì? Bên song cửa, nhìn nắng chiều đang nhạt dần? Nắng, vẫn thoi thóp như nhịp tim của người? Nắng, vẫn sáng lòa phía trước như tương lai vẫn đang mời gọi để làm nốt những gì cần làm, muốn làm? Nét trầm tư và không mỏi mệt. Chỉ là trầm tư. Một bông hồng, cũng là “đóa hồng tạ ơn” trong cuốn sách vừa chào đời của nhà thơ.


Hãy nghe LXT kể về thời khắc của bức hình này:


Đến thăm nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhân dịp ông vừa hoàn tất tác phẩm “Bông Hồng Tạ Ơn” vào một buổi sáng mùa Xuân, trời không nắng. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn thích ngồi ở một cái ghế kê bên cửa sổ nơi ông có thể thả hồn lãng đãng quyện từng khói thuốc suy tư. Tấm hình được chụp trong chớp nhoáng, gói ghém tạm đủ chân dung và nội tâm của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Thích 4 câu trong ca khúc Mai Tôi Đi của ông – tâm trạng và sự suy tư có thể nói lên nội dung của tấm ảnh.


Mai tôi đi như máu chảy ngoài tim
Xin khấn nguyện cả mười phương tám hướng
Cho quê hương u mê ngày thức tỉnh
Để dù xa có chết cũng vui mừng. (Nguyễn Đình Toàn)





Nguyễn Đình Toàn


Bức thứ hai quyến rũ tôi là nét hồn nhiên, thật hồn nhiên của một cô bé đang níu một chiếc lá vàng. Cái đẹp nhất là sự tự nhiên của người mẫu. Nụ cười tươi trẻ hồn nhiên. Cứ như cô bé vừa từ trong nhà bước ra vườn và hồn nhiên “Ô mẹ ơi, vẫn còn một chiếc lá vàng trên cây này”. Tại sao lại là Mẹ mà không là Anh? Vì cô bé còn nhỏ lắm và cái hồn nhiên ấy gợi cho tôi một cô gái gọi Mẹ chứ không gợi cho tôi hình ảnh người tình gọi người tình.





Mina


Không hiểu sao, bức ảnh này lại gợi cho tôi đến câu truyện “Chiếc lá cuối cùng”. Chiếc lá lẽ ra sẽ rơi nhưng với lòng mẹ vô bờ, chiếc lá không rời cành để rồi cô con gái thoát tay tử thần. Mỗi đêm, bà mẹ đã lẳng lặng dán chiếc lá vàng cuối cùng ấy để nó không bao giờ rụng.
Ánh sáng tuyệt đẹp. Chút cam, chút vàng lan tỏa và chút sáng trên bìa lá làm nổi bật chiếc lá. Lá vàng gợi cho thời gian đã úa nhưng khuôn mặt nhìn nghiêng với ánh mặt trẻ thơ và nụ cười rạng rỡ khiến cho tôi chút nghĩ suy “ Ừ, rồi em, chiếc lá xanh non ấy sẽ tiếp nối những gì lá vàng đã đi qua”. Tôi lẩn thẩn tự hỏi nếu như người mẫu mặc chiếc áo mầu xanh lá thì bức ảnh có đẹp hơn lên một chút không? Không biết! Nhưng bức ảnh thật sống động như ở trước mặt.


Hãy nghe LXT kể nhé:


California – mùa Thu không đượm mầu như ở những tiểu bang miền Đông của Hoa Kỳ. Cô bé tên Mina, cái tên thật dễ thương, vả lại sự hồn nhiên, nét ngây thơ, nụ cười tươi tắn đã cho mùa Thu California có những khởi sắc thật nhẹ nhàng, êm ả. Sự ấm áp của tone mầu cũng diễn tả nỗi cô liêu của mùa Thu khi trên cành chỉ còn đôi ba chiếc lá rồi cũng theo cơn gió cuối mùa mà ra đi. Nhiều người hỏi sao mà có thể chụp được mùa Thu ở Orange County thế? Câu trả lời, mùa Thu nằm ngay trong đôi mắt. Nếu mình muốn không gian mình là mùa gì, tất cả đều là sự cảm nhận từ trái tim và đôi mắt mình với thiên nhiên. Phần kỹ thuật đóng góp rất nhiều vào sự nhận cảm chụp bắt những khoảnh khắc, đôi khi khoảnh khắc đó sẽ không bao giờ đến lần thứ hai.


Bức hình thứ ba tôi chấm là Leyna Nguyễn. Leyna thì chúng ta đã xem khá nhiều và cô đẹp. Nhưng hình này thì rất tự nhiên. Để “chụp” bắt được cái khoảnh khắc tự nhiên ấy, không phải là dễ. Bình thường tôi không thích chủ đề ở ngay giữa hình. Tuy vậy bức hình với Leyna ở ngay giữa này cuốn hút tôi, có lẽ cũng là khoảnh khắc bấm máy của LXT. Bóng mờ phía sau cho thấy có vẻ như Leyna đang ở ngoài đường phố. Chụp bất ngờ ngoài phố mà được thế này ư? Phải phục tài người cầm ống kính chứ nhỉ!





Leyna


Cái cười rât tự nhiên và tóc bay cũng thật tự nhiên. Một nửa khuôn mặt hơi tối, chỉ hơi tối và ánh sáng rơi hơi chếch từ trái, đủ cho vầng trán được sáng lên trong phần tối của nửa gương mặt. Điều đó nói lên điều gì? LXT bày tỏ:


Trong một buổi văn nghệ ngoài trời, quyên góp tiền cho nạn nhân ở Haiti – Leyna là người điều khiển chương trình. Những tấm hình có tính cách thời sự thường đến bất ngờ, và những tấm hình ấy sẽ mãi là một kỷ niệm của thời khắc, mà không lập lại.


Một bức khác được dàn dựng rất công phu. Dáng ngồi làm nổi bật vùng ngực và mờ ảo tà áo. Sự tương phản giữa “đầy” của “khuôn trăng”, của “tòa thiên nhiên” với nhánh cây khô gầy. Phông phía sau khá lạ. Sự loang lổ của nền đất khiến bức hình có môt vẻ huyền bí Ai cập. Tôi chịu không biết nói gì hơn. Đành để LXT diễn giải vậy:



Ca sĩ Bích Vân


Người trong hình là ca sĩ Bích Vân – Cô đam mê âm nhạc vô cùng. Sau khi tốt nghiệp cử nhân âm nhạc, cô tiếp tục học cao học về môn nghệ thuật sân khấu Opera ở New York và đã tốt nghiệp với quá trình là cô đã diễn trên nhiều sân khấu Broadway nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Tấm hình này được chụp vào năm 2009, trước khi cô sang New York để học tiếp.

Mây buồn giăng khắp lối
gió bão mưa bay khiến chạnh lòng…

Mầu sắc, bối cảnh, đôi mắt nhìn xa xăm – 2 câu thơ trên đã diễn tả gần đủ tâm tư của tấm hình rồi.


Tôi bật cười khi xem đến bức hình này. Có vẻ như LXT đã để sự nghịch ngợm của mình vào đây. Ca sĩ Ngọc Anh vốn to con, nếu không nói là hơi “thô”. Nhưng LXT đã rất khéo léo khi lấy được góc cạnh để NA bớt thô. Nó lại làm nổi bật lên một vẻ đẹp khỏe, một sức sống dâng trào như mây cuồn cuộn trên bầu trời vùng biển. Tôi thử bịt một bên và lạ ghê, bức hình không nổi và rực rỡ như khi có hai hình. Vì sao ấy nhỉ? Đành vấn kế LXT mà thôi:





Đây là một trong những tấm hình của chủ để Biển và Em của ca sĩ Ngọc Anh thực hiện vào năm 2010.


Bức hình dưới đây, người mẫu chải tóc kiểu xưa, áo cũng kiểu xưa, gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh Nam Phương Hoàng Hậu. Cái mộc mạc chân chất của người mẫu trên khuôn mặt giống như là không trang điểm hoàn toàn phù hợp với cái tông ánh sáng rất nhẹ và cũng có vẻ như trắng đen. Cái khăn quàng duy nhất là có mầu. Cứ như cái điểm xuyết làm bức tranh sinh động hẳn. Hãy nghe LXT nói về ánh sáng và bố cục bức hình này:




Catherine


Người mẫu trên là bé Catherine Trúc Cầm, vừa tròn 9 tuổi, đang theo học tại trường tiểu học công giáo Saint Joseph tại Bắc California. Bé được sinh ra trong một đại gia đình mà cả 3 thế hệ đều là những người kéo violone nổi tiếng. Bố cuả Trúc Cầm là nhạc sĩ Violine tên là Nguyễn Khắc Quân. Trúc Cầm thích hát, thích đọc sách và bơi lội. Bé được đi học thêm lớp luyện thanh và biểu diễn tại trường StarStrucks Theater. Từ lúc 6 tuổi, bé đã được bố mẹ cho tham gia vào những công tác thiện nguyện tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Trúc Cầm thường được các tổ chức từ thiện tại miền Bắc California mời tham dự. Với muc đich gây qũy từ thiện cho tuổi thơ ủng hộ cho quỹ từ thiện ICAN Dream, Trúc Cầm dùng khả năng ca hát của mình để phát hành CD “I Have Dream” ( Giấc Mơ Trong Em) vào mùa xuân năm 2010.

Tấm hình trên là một trong những tấm trong bộ hình chụp làm bìa cho CD thứ hai của Trúc Cầm với chủ đề “Một Ngày Vui”.


Đây là một bức khác mà người mẫu làm tôi đắm đuối vì cái đẹp của “người đàn bà từ bàn tay tạo hóa”. Nếu bức hình “Lá vàng” ở trên, cô bé cười hồn nhiên và chủ điểm nổi bật là chiếc lá, là ánh mắt thì bức hình này vẻ thánh thiện của khuôn mặt và mái tóc nổi bật. Trời ơi, sao mà ánh sáng lấy kiểu gì hay thế. Chỉ rơi chan hòa trên tóc, không phủ đầy khuôn mặt và đi theo, đi theo để rồi lại đong đầy trên cánh tay. Thú thật, tôi quá ngây ngất với bức này. Tôi lại thử che một phần bức hình. Hỏng. Sẽ hỏng. Phải có mảng tối bên trái. Sống động, y như người thật trước mặt ta.



Ca sĩ Tóc Tiên


Ca sĩ Tóc Tiên có lợi điểm là đẹp. Một khuôn mặt hoàn hảo. Vẻ đẹp của Tóc Tiên là vẻ đẹp “thiên thần”. LXT đã khai thác tối đa cái ưu điểm đó. Không hở hang quyến rũ hay gợi cảm, Tóc Tiên luôn được giới thiệu bằng hình ảnh thánh thiện. Xem này, đôi mắt như biết nói. Quá tuyệt khi chớp được đúng thời khắc! Không trang điểm nhiều, không lộng lẫy rực rỡ mà quyến rũ vô cùng, phải không?




Ca sĩ Tóc Tiên



Để xem nhiều hình khác, vui lòng vào đây:

http://wp.me/p1DQbJ-wc
hoanglanchi
#197 Posted : Monday, September 3, 2012 4:33:57 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Viết ngắn- LanChi Yesterday

Hoa Súng





Với tôi, sen không đẹp bằng súng. Hoa sen đi vào thi ca vì ca dao lưu truyền:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Vì “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nên sen được ví với người quân tử.

Hoa sen

Năm đệ thất hay đệ lục, giờ Việt Văn chúng tôi phải học một bài của Trần Thanh Mại. Không hiểu vì sao, bài viết ấy gây ấn tượng khác mạnh nơi tôi. Tôi đọc, ngân nga một mình, lên bổng xuống trầm và vẫn còn nhớ một đoạn cho đến bây giờ:

“Dọc đường đất quanh co, hai bên đầm ngòi dài. Cuối thu..
Ai bảo sen là hoa quân tử, còn ta ta bảo súng là hoa tiên tử”

Khi đọc đến câu sau, tôi nhấn mạnh rồi dơ tay “ Ai bảo sen là hoa quân tử” rồi lại hạ tay, đưa ra phía trước như mời gọi và giọng thấp xuống “ Còn ta, ta bảo Súng là hoa tiên tử”!
Từ khi đó hoa súng có vị trí đặc biệt trong tôi.
Ngày ấy làm gì có net như bây giờ để chỉ search một cái là ra đủ dáng hoa.
Tôi chỉ biết giữ Hoa Tiên Tử trong tâm khảm.

Nhiều năm sau, nhân một chuyến đi thăm mộ người thân, chạy Honda dọc quốc lộ 1, lần đầu tiên tôi được thấy hoa súng.
Quả là đẹp.
Mầu sen đỏ hay trắng có vẻ gì đó rất “xa cách” và pha vẻ “ lạnh lùng”. Phải chăng “người quân tử” hiếm nên cô độc và riêng rẽ. Cánh hoa sen cho tôi cảm tưởng của hoa "giấy". Và đã là "giấy" thì khó truyền cảm
Mầu vàng thanh thiên của súng không thế. Phớt nhẹ. Mong manh và tinh khiết. Y như nhà văn Trần Thanh Mại viết “ hoa tiên tử”.

Cấu trúc cánh có vẻ giống hoa quỳnh nhưng nhọn không bầu tròn như quỳnh. Vả lại Quỳnh mang mầu trắng, súng là vàng nhạt và tôi gọi đó là “vàng thiên thanh” vì vàng pha chút sắc xanh.




Hoa Quỳnh


Hoa súng

Ngoài ra súng còn mầu tím mà chúng ta có thể thấy ở Huyền Không Sơn Tượng (Huế)







Một bài về súng ở net:
“Cây Súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở. Và thật kỳ diệu nó cũng chẳng phải đợi mùa, lại bất chấp mọi trở ngại, thách thức của thời tiết, dù nắng hè đổ lửa hay ngày đông giá rét, từng bông, từng bông Hoa Súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ quanh năm như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người.

Nở hoa là khoảnh khắc huy hoàng trong môt đời cây cỏ. Song ở không ít loài thảo mộc, sắc mầu rực rỡ mà chúng vừa phô bày cũng lại là dấu hiệu của bước suy vi đã cận kề, vì chẳng bao lâu sau đó các bông hoa này sẽ luị tàn. Nghiệt ngã hơn có khi cả quần thể đồng loại của chúng cũng phải chịu chung số phận. Nhưng ở loài Hoa Súng lại có cách ứng xử hoàn toàn khác. Cây càng ra hoa, lá càng xanh tốt và bông hoa nở trước như nâng bước, vẫy gọi bông hoa nở sau để cùng nhau làm nên những cánh đồng hoa bất tận. Thật hiếm có loại cây cỏ nào lại có đời sống cộng đồng trường tồn như loài Hoa Súng giản dị của chúng ta.”

Một ngày cận tết năm 1990, một người bạn gõ cửa và trên tay anh là một hoa súng đẹp tuyệt vời. Đó là lần đầu tiên một đóa súng thuộc về tôi. Tôi sung sướng bội phần so với những đóa hồng mà anh đem đến cho tôi vào mỗi sáng thứ bẩy.

Tôi cắm hoa vào cốc.
Đến bây giờ tôi vẫn thấy tiếc là sao tôi không chụp hình với hoa súng bấy giờ. Thời đó, 1990, muốn chụp là phải đến tiệm, đâu phải như bây giờ.

Chiều tối, hoa tàn. Quỳnh nở đêm và sáng tàn. Súng nở ngày và chiều ngủ. Hôm sau hoa thức dậy nhưng không như hôm qua, khi hoa mới nở và được hái từ đầm.

Tôi mang niềm thương nhớ hoa súng từ đó.
Nhưng có lẽ duyên nợ với hoa súng vẫn còn.

2010, ba năm trước, qua Canada chơi, anh Văn Khoa đưa tôi đến dự Buổi Gặp Thường Niên của "dân" Phú Thọ tại Montreal ( Ái hữu các cựu sinh viên Trường Quốc Gia Phú Thọ). Chủ nhà có khu vườn đẹp. Điểm đặc biệt thu hút tôi là một vuông áo nhỏ và trời ơi, hoa súng của tôi!

Tôi sà xuống mê mẩn, hai đóa súng nở và một đóa búp:



Để rồi tiếp tục '"đắm đuối' với hoa. Vuông ao nhỏ xinh xắn, hoa tím nhỏ lác đác trên bờ và nước trong, đàn cá tung tăng, hoa súng trắng thanh khiết, diễm lệ và "tiên tử". Đẹp quá phải không.





Anh bạn mới quen trong buổi họp bạn này có lẽ cũng là một người thích chụp ảnh nên sau đó đã chụp cho tôi thêm vài tấm với hoa hồngMontreal:





Trong khi tôi đang say sưa nghe một ông thuyết trình thì anh gọi cho tôi quay lại và anh chụp từ xa :





Giờ nghỉ, ra vườn, một chị bạn chụp cho tôi với anh. Tác giả của những bức ảnh mà tôi rất quý vì là tôi với loài hoa mà tôi say đắm: hoa súng, hoa tiên tử!


Xin cảm ơn "người bạn Phú Thọ" đã ghi vài hình ảnh cô Khoa Học Hoàng Lan Chi với hoa súng!




Trương Sỹ Thực 2010-Montreal-Canada.




Lan Chi với các " con dâu Phú Thọ"




Văn Khoa


Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#198 Posted : Sunday, September 23, 2012 7:58:07 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Hè năm nay kéo dài ở Hoa Kỳ. Tháng 9 mùa thu mà vẫn nóng. Nóng ghê chứ không phải vừa. Có ngày lên hơn trăm độ. Tôi đã đi học. Ghi danh buổi sáng rồi lại tiếc lớp cũ ở trung tâm nên đi học cả tối. Thế là một ngày học đến bẩy giờ. Bà già cũng “gân” chứ nhỉ?



Vì đi học thế nên mọi việc dồn vào cuối tuần. Thứ bẩy, tôi đến nhà chị Kim Vui. Hôm nay đến vào khoảng 4 giờ chiều nên trời còn nắng. Nắng và nóng nhưng vốn mê cây trái nên tôi ào ra vườn cây của chị ngay. Hồng dòn trĩu cành, hồng mềm cũng chi chít. Táo tầu thì khỏi nói trái vô số kể. Thanh long mấy cụm, bòng, bưởi, cam, chuối, nho, chanh, bơ, chuối…Nhãn đang còn nhỏ. Chị Kim Vui tách hột lựu và pha chế nước uống gồm nhiều thứ như lựu, tắc, vài thứ gì đó nữa rất ngon. Lựu nhà chị to và đỏ thắm thật đẹp. Tôi hái mỗi thứ một ít và bỏ vào giỏ, tôi nói đây là chiến lợi phẩm của tôi



Chiến lợi phẩm sau nưa giờ lao động hái vườn cây!



Hồng dòn



Nho chuối mía sống chung đề huề!

Thanh Long

Nắng gắt quá, hai chị em với cây tắc xum xuê và cao



Bưởi bòng



Hồng mềm, rất ngọt




Kim Vui bảo tôi “ Nè ao của chị có súng đây. Hôm trước đọc bài Hoa Súng của em, chị mới nhớ là Lan Chi không chú ý ao của chị có súng đó chứ”. Hôm tôi đến thì hoa súng đang khép cánh ngủ. Tôi đạo diễn cho Kim Vui một bức ảnh khá đẹp ở ao súng:


Ao nhỏ có hoa súng.



Thời xưa, một cụ bà ngoài 70 có được như thế này không nhỉ?


Buổi tối hai chị em đi ăn rồi nỉ non tâm tình. Một điều thật bất ngờ là tôi được biết tài tử Kim Vui được coi như nữ xướng ngôn viên đầu tiên ở hải ngoại! Vào cuối tháng 4, lúc đó Kim Vui đang có một tiệm “fashion” ởGuam. Khi biết chị là người Việt, chính quyền Mỹ đã tuyển chị làm xướng ngôn viên để đọc thông báo cho đồng bào. Chị kể hồi đó có tình trạng gia đình bị lạc chỉ vì đi lang thang chơi vì thế khi gặp gia đình nào chị cũng phải dặn “ 7 người hả. Không được rời xa nhau. Phải nắm chắc tay nhau”. Cũng tại đây chị tìm được tài tử Bảo Ân. Một kỷ niệm khác là chị cứ phải nhắn tim tìm vợ cho Tướng Trung. Khi tìm được ông không báo nên chị vẫn đọc tin nhắn ở loa khiến T Trung phải chạy đến “ Tìm thấy rồi đừng đọc nữa”. Kim Vui cũng là …thủ phạm tiếp tế thực phẩm cho Tàu Thương Tín! Chả là mấy vị đòi về và Kim Vui cũng đã phải đọc trên loa nhiều lần là khuyên giải các vị đó nhưng họ tuyệt thực đòi về. Nhóm người này đã làm một nhà nhỏ như mô hình tàu Thương Tín nhưng ván có khe hở. Khi một người giả vờ gục xuống vì mệt thì có ống hút tiếp tế nước đưa lên. Thực phẩm cùng tuồn từ đấy. Một số người Mỹ đã ngạc nhiên là mấy vị Tàu Thương Tín tuyệt thực lâu vậy mà không chết!

Một đoạn đời của Kim Vui mà tôi cho là khá lãng mạn nhưng cũng nhiều thương đau: đó là con trai Tướng Trần Văn Đôn đã chìa tờ giấy xin kết hôn khi Kim Vui hỏi sắp đến sinh nhật thì anh muốn được tặng gì, Kim Vui cũng sẵn sàng! Kim Vui đã suy nghĩ nhiều và nạn động đất ởCaliđã cứu Kim Vui được một năm. Năm sau đó, con trai Tướng Đôn lập lại và Kim Vui đành ưng thuận.
Tôi mải mê ngồi ghi chép cuộc đời Kim Vui. 11g30 đêm mới về đến nhà.


Tôi bâng khuâng. Dương Như Nguyện, nữ thẩm phán kiêm nhà văn, từng dạy luật ở Colorado, cũng là một phụ nữ đẹp, đã ca tụng “ Kim Vui là một nhan sắc hiếm có. Nhưng nhan sắc đôi khi là tai họa cho người phụ nữ”. Kim Vui cũng nói với tôi như vậy.

Xưa Nguyễn Du viết rằng “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. Còn Nhan sắc thì sao nhỉ? Không lẽ Nhan Sắc không ích gì cho phụ nữ ?
Hoàng Lan Chi 2012
hoanglanchi
#199 Posted : Thursday, September 27, 2012 6:20:27 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Sài Gòn Muôn Năm Cũ: Hồng Vân với Cà Phê Bẫy Ngầm


LGT: chúng tôi đã giới thiệu “Kim Vui, người hấp dẫn nhất Việt Nam thập niên 60-70” trong chủ đề “Sài Gòn muôn năm cũ”. Hôm nay cũng trong chủ đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn Hồng Vân, con gái ô Quốc Phong, nguyên chủ nhiệm Tạp Chí Thế Giới Nghệ Sĩ (Houston). Một thời Sài Gòn được nhắc lại để chúng ta sống lại kỷ niệm xưa và cũng để thế hệ trẻ sau này biết đến một Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa là thế nào.
Hoàng Lan Chi


Hồng Vân tên thật là Nguyễn Thị Hồng Vân, con gái của nhà báo Quốc Phong. Ông Quốc Phong đồng thời là Tổn Giám Đốc Liên Ảnh Công Ty và sản xuất một số phim “ăn khách” thời trước 75. Một trong các phim đó là “Chân Trời Tím” từ truyện của Văn Quang. Diễn viên chính, tài tử Kim Vui đã đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật và được TT Nguyễn Văn Thiệu tiếp kiến. Hồng Vân là cựu nữ sinh Trưng Vương và sau đó sinh viên Luật Khoa. Do lập gia đình sớm nên việc học Luật chưa hòan tất. Đinh cư tại Pháp từ năm 1979, HV đã sinh sống bằng nghề nhà hàng tại tỉnh Nice- miền Nam nước Pháp. Năm 1997, chị qua HK, định cư ở Houston và đã lần lượt ra 3 tờ báo chuyên về Điện Ảnh, Âm Nhạc, Nghệ sĩ..Nguyệt san sau cùng là Tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ, số đầu tiên phát hành trong tháng 10-2005.

Lan Chi : chị HV này, chị làm nhiều báo và tờ nào cũng đẹp hấp dẫn. Nhưng trước khi nói về báo, Lan Chi thích được nghe chị kể về thuở đi học vì đó là quãng thòi gian thơ mộng của chúng ta và với chị thì có lẽ còn phong phú hơn vài người khác vì vừa học vừa tập sự làm báo. Ý chị ra sao?
HV: vâng, Lan Chi muốn biết gì nào?

Lan Chi: đầu tiên Lan Chi mong chị cho biết gia đình chị có bao nhiêu người và chị có phải là con gái duy nhất của ô Quốc Phong không vì coi bộ chị cũng hơi quậy do được chiều đó?
HV:Mình là con gái trưởng trong gia đình có 3 người con. Có hai em một trai và một gái . Cả hai em đều đi du học từ năm 1970 và lập gia đình tại Thuỵ Sỹ và sinh sống từ đó đến nay với quốc tịch Thuỵ Sĩ.

Lan Chi : cho phép hỏi ô QP đã ra bao nhiêu báo? Làm hãng phim từ bao giờ và được bao lâu?
HV: Ba tôi có 1 tờ tuần báo là Kịch Ảnh. Tờ này chuyên viết về điện ảnh, ca nhạc và lăng xê ca sĩ tại Việt nam. Báo được sự cộng tác của hầu hết các nhà văn tên tuổi thời đó. Và một tờ nhật báo tên Tiếng Vang. Sau khi báo Tiếng Vang tự đình bản để phản đối chế độ kiểm duyệt , Ba tôi hợp cùng với Mỹ Vân films và một vài hãng phim nhỏ khác thành lập ra Liên Ảnh Công Ty mà ông làm Tổng Giám Đốc. Hãng phim này đã sản xuất được 13 cuốn phim, trong đó có nhiều phim nổi tiếng được giải thưởng quốc tế như “ Từ Saigon đến Điện Biên Phủ, Chân Trời Tím (mà nhạc phẩm trong phim là Nửa Hồn Thương Đau và Người Đi Qua Đời Tôi do nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác cho phim trở thành những bản nhạc bất hủ sống mãi theo thời gian), Bẫy Ngầm, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang (với nhạc phẩm mang cùng tên do nhạc sĩ Ngọc Chánh sáng tác cho phim) Triệu Phú bất đắc dĩ (phim vui chiế u dịp Tết đạt kỷ lục số thu vào cửa) v.v.

Lan Chi: Vâng, Lan Chi còn nhớ các phim Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang và Chân Trời Tím. Phải nói nhạc viết cho phim mà sau đó nổi tiếng thì cũng hiếm hoi. Này, thế chị có cảm môt nam diễn viên nào của một phim nào đó của Liên Ảnh công ty không/?
HV; Hồi đó tôi còn nhỏ ( khoảng 15, 16) nên đối với tôi những nam diễn viên như Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường không là đối tượng và thần tượng của tôi. Có điều được tham dự những cảnh quay thấy rất là thích thú vì khác nhiều với sự tưởng tượng của tôi.

Lan Chi: là con nhà nòi, vậy chị bắt đầu viết văn khi nào và từ bao giờ thì chị được làm ký giả tập sự tại Tòa Sọan Tiếng Vang?
HV: Tôi bắt đầu tập làm ký giả nghị trường cho báo Tiếng Vang vào năm 18 tuổi khi học năm thứ nhất Luật Khoa, và bắt đ ầu viết văn cho ..báo nhà vào năm tôi 19 tuổi khi vừa lập gia đình.

Lan Chi : nghe nói chị có một kỷ niệm rất lý thú khi học Luật năm thứ nhất và tập làm án văn, chị có thể kể lại?
HV: Ồ, chuyện này chỉ là chuyện vui do cái tính ngỗ nghịch của tôi thôi. Mới vào học giờ đầu tiên của năm thứ nhất, LS Vũ Văn Mẫu ra đề tài: “Thế nào là một án ăn, hay bản án”, tôi đã phá phách dơ tay xin làm bản thuyết trình. Sau đó tôi rất lo sợ vì chỉ có 2 chữ Án Văn làm sao có thể làm 1 giờ thuyết trình? Vì bí đề tài tôi đã phải vận động để xin thượng nghị sĩ Phạm Nam Sách cho vào thư viện c ủa Hạ Vi ện để mượn một số sách luật về nghiên cứu để có thể nói dài dòng trong vòng 40 phút về 2 chữ Án văn (lúc đó tôi vừa làm ký giả nghị trường, vừa đi học Luật). Sau khi thuyết trình, tôi bị các bạn trong lớp phê bình, nhưng tôi cứ cãi phăng theo kiểu …luật rừng, thế mà thầy Vũ văn Mẫu lại cười tủm tỉm khoái chí khi tôi cải “ ăn” các bạn trong lớp và cho tôi 18 điểm. Thày nói vì là năm đầu tiên, chỉ là thử tài tranh cãi thôi, không cần luật lệ gì cả, làm tôi được nổi tiếng là …“ con cưng” của thầy Mẫu. Năm tôi học Luật con gái ruột của thày Mẫu là chị Tuyết Khanh cũng học trên tôi 1 lớp và vì lần thuyết trình đó mà tôi quen nhạc sĩ Vũ Thành An đang học năm thứ hai vì anh cũng ghé vào lớp nghe tôi thuyết trình.

Lan Chi : sau khi Tiếng Vang tự đình bản, ô Quốc Phong xoay qua làm phim, chị về làm việc cho báo nào?
HV: Tôi viết mục Điểm Mặt TiVi thay cho văn sĩ Tuý Hồng trên tờ tuần báo Kịch Ảnh khi cô TH thành hôn với nhà văn Thanh Nam và có bầu .

Lan Chi: chị có thể kể lại vài kỷ niệm vui buồn khi phụ trách mục này?
HV: Khi bắt đầu viết mục này, tôi cũng bị ảnh hưởng lối phê bình gắt gao của cô Tuý Hồng nên đã không ngại ngần “ tung chưởng” phê bình ca sĩ Thuý Nga (vợ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ), Lệ Thu và chương trình ca nhạc hàng tuần trên TV của Biệt Động quân. Sau đó tôi bị bà Thuý Nga xài xể, chị Lệ Thu lườm nguýt mỗi lần đến nhà chơi đánh chắn với bố mẹ tôi và bị mấy ông biệt động quân tìm đến toà soạn ở đường Phạm Ngũ Lão để …hỏi tội, nhưng tôi …trốn kịp!

Lan Chi: vâng, hồi đó còn bé nên trốn. Còn bây giờ thì có vẻ là HV ..không ngán ai ? Sẵn sàng làm cái mà mình cho là đúng với mình? Chị lanh lợi, xinh xắn, vì sao không tham gia đóng một vai trong phim của Bố?
HV: Bố tôi rất khó, không bao giờ muốn con vào nghề của mình, kể cả làm báo. Vì tôi thích viết quá, nhất là bố tôi bắt gặp tôi gửi bài và Thơ cho các ông Huy Vân và Viên Linh của báo Tiền Tuyến, cấm tôi mấy lần mà không được nên đành cho tôi viết báo nhà để tôi khỏi …quậy báo khác!

Lan Chi : vì sao chị không đi Pháp trước tháng 4/ 75?
HV: Ba tôi đem phim đi dự Đại hội điện ảnh Cannes ở Pháp đầu năm 1975. Sau đó ở lại Nice khi nghe tin Saigon sẽ bị thất thủ. Còn mẹ tôi phải khó khăn lắm mới xin được visa đi Thuỵ Sỹ trước ngày mất nước 2 tháng để làm chủ hôn cho đám cưới cho em trai tôi (hiện là nhà văn Nguyên Ngã). Còn tôi bị kẹt lại tới năm 1979 mới vượt biên thoát đến Thái Lan, sau nhiều lần bị lừa và đi trốn hụt.

Lan Chi: Duờng như chị có một quán cà phê lấy tên từ tựa một cuốn phim của ô Quốc Phong? Sau 75, chị còn tiếp tục mở quán cà phê đó không ?
HV: Trước 75, sau khi lấy chồng, tôi mở 1 quán cà phê trên đường Cao Thắng, gần chùa Tam Tông Miếu, lấy tên Bẫy Ngầm, là cuốn phim mà bố tôi vừa phát hành và đang lăng xê. Sau 75, tôi bị công an phường bắt đóng cửa quán vì cho là nơi đồi truỵ đầu độc sinh viên học sinh vì phát nhạc Mỹ, và tôi cũng phải bị đi học tập trong Phường hàng đêm. Sau đó tôi sinh sống bằng tiền c ủa Bố Mẹ tôi gửi về và buôn bán lai rai…

Lan Chi: Nghe nói Bẫy Ngầm là nhà của một nghệ sỹ nào đó bán cho chị? vậy chắc hẳn Quán rất đông các nghệ sỹ?
HV: Nơi mở quán Bẫy Ngầm là nhà của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và Như Hảo sang cho tôi ở. Vì lối trang trí rất nghệ sĩ nên tôi dành nguyên tầng lầu dưới để trang trí làm thành một quán cà phê nhạc rất đông khách, nhất là giới sinh viên học sinh, vì quán có cà phê ngon và nhạc rất hay do chính tôi tuyển chọn thâu vào band .

Lan Chi: chị còn nhớ một giai thọai nào đó ở Quán Cà Phê Bẫy Ngầm không ?
HV: Bên cạnh quầy tính tiền là một tấm pan-nô tôi viết trên đó một câu của Francois Sagan: CafeBẫy Ngầm”: Noir comme la nuit. Chaud comme mon coeur. Tạm dịch: Cà phê Bẫy Ngầm đen như đêm tối và nồng như trái tim tôi. Đúng ra nguyên thuỷ câu của Sagan là “ Le café est noir comme la nuit et chaud comme mon coeur”, nhưng tôi thêm vào chữ Bẫy Ngầm cho thích hợp. Và chính vì tấm bảng này và hai chữ Bẫy Ngầm rất lạ và khiêu khích nên quán lúc nào mở ra cũng đông khách, không còn bàn trống. Hơn nữa Bẫy Ngầm có những cô caissière là sinh viên rất xinh đẹp, chỉ ngồi tính tiền và cho thiên hạ ngắm chứ không bưng nước và ngồi bàn nói chuyện với khách. Và cứ hai ba tháng là có một cô bị một ông sinh viên sớt đi làm tôi lại phải chạy đôn chạy đáo để tìm người đẹp khác thay thế.

Lan Chi : wow, chị có ý tuởng hay đấy chứ. Tìm người đẹp để dứ cho thiên hạ ngắm chứ không biến quán mình thành cà phê ôm. Nhưng …cái giá phải trả là vài tháng lại đi tìm người đẹp. Giá hồi đó Lan Chi biết vậy, Lan Chi sẽ mở quán cà phê đặt tên là Lưới Mở và sẽ ngược lại với chị, nghĩa là cassier sẽ tòan là nam sinh viên hát hay đàn giỏi đẹp trai cỡ Ngô Thụy Miên vậy đó! Vì thời đó NTM cũng đang là sinh viên thì phải.
HV: Hồi đó chưa có phong trào cà phê ôm, nhưng hầu như các quán tuyển những cô gái đẹp để bưng cà phê và tiếp xúc với khách vài ba câu v.v. nhưng tôi chỉ tuyển người đẹp trong giới sinh viên học sinh để ngồi cho thiên hạ ngắm thôi! Ý quên còn thêm một yếu tố ăn khách nữa là …bà chủ trẻ măng mới 21 tuổi cũng đẹp đẽ cao ráo nói chuyện hay ra gì. Ý kiến của Lan Chi về quán cà phê Lưới Mở cũng hay lắm! Sao không làm bây giờ tại hải ngoại cũng ăn khách đấy chứ!

Lan Chi: thưa chị, Lan Chi dùng chữ Lưới Mở là để trêu cái tên Bẫy Ngầm của chị thôi. Chị đừng xúi dại Lan Chi vì bây giờ chúng ta già cả rồi. Lan Chi thích mở quán cà phê Văn Nghệ và chỉ để giới văn nghệ tới đó nói chuyện tào lao nhưng ở hải ngọai coi bộ cũng khó nhá lắm. Thôi xin chuyển đề tài, khi qua Pháp, chị mở nhà hàng để sinh sống, vì sao không làm báo?
HV: Tôi sống ở Nice là một thành phố du lịch ở miền Nam nước Pháp nên không có nhiều người VN, làm báo ai đọc? Và tiền đâu mà in? Ai quảng cáo? Vì thế nghề nhà hàng là ăn khách nhất ở một thành phố du lịch cạnh bờ biển như thành phố Nice tôi đã sinh sống gần 18 năm.

Lan Chi : có lẽ khi được định cư ở Mỹ, chị nghĩ đến việc làm báo ngay vì đó là đam mê của chị? vậy chị có thể kể về tờ báo đầu tiên đó?
HV: Tôi thực hiện tờ báo đầu tiên mang tên Kịch Ảnh của Bố tôi vào năm 1999 vì thấy ở thời điểm đó chưa có một tờ báo nào ở Houston dành những trang báo cho nghệ sĩ và mang sắc thái nghệ thuật, ca nhạc trong khi có rất nhiều show ca nhạc trình diễn tại Houston hàng tuần. Tôi muốn thực hiện một tờ báo có tính cách văn nghệ hơn là thương mại để làm một gạch nối giữa những người nghệ sĩ với độc giả. Hơn nữa tôi muốn làm một quà cho Bố tôi hiện sống ở Nice, xa cách những bạn bè văn nghệ, và tôi y vọng tờ báo do tôi thực hiện cũng sẽ là gạch nối giữa những người bạn văn nghệ lâu năm nữa

Lan Chi: làm báo ở hải ngọai chắc chắn khác với ngày xưa ở Việt Nam. Chị có thể kể về những khó khăn?
HV: Dĩ nhiên! Xưa kia, làm báo chỉ viết bài rồi đưa cho thợ sắp chữ, hoặc nếu làm chủ bút thì chỉ chọn tin, chọn bài, duyệt lại rồi đưa cho thợ in. Ban phát hành và quảng cáo không dính gì tới trách nhiệm của Ban biên tập. Bây giờ làm báo ở hải ngoại rất đơn côi, lo từ A đ ến Z, từ bài vở đến quảng cáo, layout rồi còn phải vác báo đi giao nữa. Khổ lắm, nhưng nghiệp dĩ thì dù khổ ấy cũng quên đi khi nhìn đứa con tinh thần của mình được ra đời đẹp đẽ trọn vẹn…

Lan Chi: Chị kỳ vọng những gì ở tờ báo thứ ba, tờ Thế Giới Nghệ Sỹ này? Nếu có thể được, chị bật mí những bí quyết gì mà chị nghĩ răng nếu áp dụng thì báo chị sẽ Sống và Sống Mạnh? Vì Lan Chi nhận thấy, chị làm báo có một số thuận lợi, đó là dựa vào các mối quen biết cũ từ ngày xưa của cha chị, nhà báo Quốc Phong với các văn /thi sỹ tên tuổi?
HV: Thật ra tôi chỉ dựa vào mối chân tình của những người bạn, những văn thi hữu đã cộng tác với tôi từ hơn tám năm nay qua 3 tờ báo và lòng yêu mến của những thân chủ quảng cáo. Họ đã hiểu được tôi, thương cảm sự can đảm của tôi luôn dấn thân để bảo vệ lập trường của mình là làm báo không hẳn chỉ vì thương mại mà vì nghệ thuật.Tôi nghĩ một tờ báo thành công là tờ báo không phải chỉ lấy tin và bài vở ở internet để đăng mà còn phải có một đường lối chủ trương với một số bài vở viết riêng của mình.

Lan Chi: cho phép tò mò về tình cảm một chút ? Đọc lá thư chủ nhiệm của chị trong Nguyệt San Thế Giới Nghệ Sĩ, tôi thấy cuộc đời chị có vẻ cũng lên thác xuống ghềnh và mãi đi tìm mà chưa thấy. Chị có thể kể về những cái đó được không?
HV: Cuộc đời tình ái mà bật mí ra thì chẳng phải là người nghệ sĩ nữa! Cho phép tôi bây giờ được im lặng không nói về nh ững mối tình đã đi qua đời tôi, với ai và có trọn vẹn hay không. Tôi sẽ bật mí trong cuốn Hồi Ký của tôi, mà cuốn Hồi Ký này có thể hoàn tất vào cuối đời. Tôi chỉ có thể tiết lộ hiện tôi đã có 6 người con, ba trai, ba gái mà người con trai lớn nhất đã ngoài 40 tuổi và đứa con trai út năm nay tốt nghiệp đại học ở Luân Đôn. Cuộc đời trôi chảy hay gập ghềnh không phải tại mình muốn mà tôi nghĩ là tại cái số vì tôi tin ở Tử Vi. Tuổi Mậu Tý bao giờ cũng nhiều trắc trở về tình duyên Lan Chi ạ. Đó là điều mình muốn tránh cũng không được phải không? Thôi thì “ nước chảy hoa trôi” đời người nghệ sĩ như đoá hoa thả trên dòng sông, nước đưa về đâu thì mình về đó. Hiện giờ thì tôi lại nghĩ : Nơi nào cũng có thể là hạnh phúc nếu mình không quá tham lam. Tôi thường tham lam trong Tình Yêu!

Lan Chi ái chà, nhìn hình chị còn tươi mát lắm. Thế mà đã 6 con rồi. Ra đường thiếp hãy còn son, về nhà Thiếp đã 6 con chồng ngồng, phải không chị HV? Thế nhưng những tờ báo của chị thì chuyên hỏi đời tư của nghệ sĩ còn cá nhân chị thì dấu nhẹm, coi bộ không công bằng tí nào. Nhất là chị dứ dứ độc giả, xin chờ xem hồi cuối cuộc đời tôi. Nhưng thôi, trở lại tờ báo. Lan Chi đồng ý với chị là bây giờ độc giả không nhiều nên làm báo khó hơn ngày ở VN. Vì thế, ngòai vấn đề thương mại, nếu coi tờ báo là mộât đứa con tinh thần của mình thì cũng nên có mộât cái gì đó riêng cho báo mình. Chứ báo nào cũng lấy tin từ net thì chỉ có số độc giả không biết xem net là đọc thôi. Vậy nét đặc sắc của tờ Nghệ Sỹ là gì ?
HV : Như tôi đã nói ở trên, tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ có những bài phóng sự của Vân Hằng viết từ San Jose, bài phỏng vấn nghệ sĩ của Trường Kỳ, tạp ghi Âu Châu của Nguyên Ngã, phóng sự Sinh Hoạt Houston của Giáng Hương. Đó là những cây bút viết riêng cho báo của tôi tại Houston. Ngoài ra, còn có sự cộng tác của những cây bút tên tuổi ở hải ngoại và trong nước như Văn Quang, Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Thuỵ Long, Thanh Thương Hoàng, Nguyễn Vạn Lý, Nguyễn Thị Hồng Diệp, Hoàng Lan Chi, Nguyễn Thị Long An, Hàm Anh v.v.[1]

Lan Chi: chị còn điều gì muốn tâm tình ?
HV: Cám ơn Lan Chi đã giới thiệu. Thật ra tôi chỉ là một nhà báo tầm thường không có gì đáng nói. Có điều, tôi hài lòng với những gì tôi đã và đang làm, cho dù là thất bại hay thành công. Là người nghệ sĩ, có máu đam mê trong nghề nghiệp nên dù bất cứ ở hoàn cảnh nào, tôi cũng vẫn dính liền với nghiệp dĩ không bao giờ dứt bỏ được.

Lan Chi: Xin cảm ơn chị Hồng Vân.

Hòang Lan Chi
[1] Tờ Thế Giới Nghệ Sĩ sau này Hồng Vân nhượng cho người khác và chị sang Pháp sinh sống. Hồng Vân mới về lại Houston 2012.
hoanglanchi
#200 Posted : Friday, October 5, 2012 4:32:54 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Về thăm Thung Lũng Hoa Vàng

Lan Chi –Viết ngắn


Tuần rồi tôi cùng hai mẹ con bà chị họ rong ruỗi đếnSan Jose, Bắc Cali. Thuê xe và cô cháu lái nhiều còn tôi lái ít hơn. Như vậy cũng là giỏi rồi vì tôi mới học lái xe năm 55 tuổi, rất ít đi xa hay lái trên free way.


Mục đích là thăm bà con đã lớn tuổi. Thời chúng tôi còn giữ lễ nghĩa Khổng Nho. Chả hiểu đến đời “lũ ranh” sau này thì “Que sera sera”! Thôi thì đời mình mình biết. Chết là hết. Chả hoài hơi nghĩ đến đời chúng nó. Chúng nó theo Tây Phương thì về già chúng hưởng “benefit” kiểu Tây Phương!


Bắc Cali mát hơnNam. Năm 2000, tôi đã đếnSan Josemột lần. Trở lại lần này, không vui mà cũng chẳng buồn. Gặp vài cô em họ tình thương mến thương và cô cháu gái xinh như tiên nữ. Nó lai Nhật và khi nhìn hình nó cách đây vài năm tôi mê mẩn. Năm nay con bé mới sáu tuổi mà ối thôi, nó điệu và rất biết làm duyên khi chụp hình.





Mika hồi khoảng 1 tuổi











Mika bây giờ với bác Lan Chi


Trước khi lênSan Jose, tôi "meo" cho ông chủ tịch cộng đồng Nguyễn Ngọc Tiên “ Em sắp lênSan Jose. Anh có hưởn không? Mà Phàn Lê Huê HK giá lâm thì anh phải đón chứ hỉ?!!!”.


Tôi, chúa là hay “bắt nạt” mấy ông anh! Mà mấy ông cũng phải chiều thôi. Lý do một: Hoàng Lan Chi nhỏ tuổi hơn. Lý do hai: Hoàng Lan Chi là phụ nữ. Lý do ba: Hoàng Lan Chi là Phàn Lê Huê HK nghĩa là một cây bút đắc lực “oánh việt gian” cho quý ông. Báo Túm của Phàn Lê Huê HK chủ biên cùng sự cộng tác của vài chiến hữu, với đầy đủ chứng cớ ( nào là audio, youtube, bài vở lưu trữ) cho các vụ, đã làm việt gian “nhảy tưng tưng lên”! Lý do bốn: Hoàng Lan Chi viết rất nhanh nên hô một cái là có bài ngay tút suỵt.


Vì thế ông Tiên hồi đáp “Đang bận gây quỹ chống Madison Nguyễn nhưng phải gặp Hoàng Lan Chi chứ”. Có mấy ngày và ưu tiên cho bà con nên tôi “xỉa’ “Anh đến đón em và cho em lại thăm mụ Quỳnh Thi một thể”.


“Mụ” Quỳnh Thi là Chủ Nhiệm Việt Nam Nhật Báo, một tờ báo khá ngon lành ởSan Josevì có nhà in riêng và tuần ra ba lần. Tôi từng lãnh nhuận bút của Quỳnh Thi ngay từ khi còn ở Việt Nam. Bây giờ kinh tế khó khăn, nường không gửi được nhuận bút nữa. Nường xoay qua bán sữa Herber Life. Nường xuống ký lô ngon lành nên khách hàng đông đảo. Khi hai anh em đến, Quỳnh Thi nhào ra ôm chị hôn thắm thiết, đòi ông Tiên chụp hình xong là có màn “xỉ vả”. Sở dĩ “xỉ vả” vì Quỳnh Thi đã discount khá nhiều nhưng ông Tiên không chịu uống sữa …Quỳnh Thi và người thì dư ký lô quá xá, bụng như cái trống chầu!


Quỳnh Thi bắt ông Tiên lên cân. Cân này của Quỳnh Thi là cân đặc biệt. Nó cho một số con số linh tinh lang tang mà tôi không muốn nhớ. Chỉ biết sau khi cộng trừ nhân chia cân đong đo đếm thì Quỳnh Thi phán rằng Nguyễn Ngọc Tiên …cái gì cũng xấu cả và …Hoàng Lan Chi thì cái gì cũng tốt cả!!! Nghĩa là Tiên dư mỡ, phải xuống ít ra 20 lbs. Lan Chi muốn đứng cũng OK, muốn xuống 4-5 lbs gì đó cũng được. Nghe tới đó là đủ rồi phải không nào nên tôi để mặc kệ cho Quỳnh Thi thuyết giảng phép ăn uống cho ông Tiên nghe. “Mợ” Quỳnh Thi này đã lấy mất giờ tâm tình của hai anh em chúng tôi! “Mợ” nói đến gần sáu giờ và anh Tiên phải đưa tôi về nhà mà hai anh em không có giờ nói chuyện về thời sự.





Quỳnh Thi-Lan Chi tại gian hàng của QT ở khu Lion





Quỳnh Thi bắt Lan Chi ôm mớ sữa Herber Life.





Lan Chi yêu cầu ông Tiên chụp trước hình người mẫu nam của Herber Life ( hình phía sau)





Quỳnh Thi hướng dẫn ông Tiên ...ăn kiêng!


Lẽ ra tôi muốn nói chuyện nhiều hơn với ông Tiên về Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ. Ông Tiên vừa họp ở Tarrant với một số thành viên của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ. Nhóm này đã đồng thuận bất tín nhiệm ông Nguyễn Văn Tánh. Họ bầu ra một ban lâm thời. Trong cuộc họp này cũng có cố vấn, TS Hà Văn Hải, là người tôi quý mến.


Nói tóm lại, nhóm bất tín nhiệm ô Tánh gồm một số thành viên “trẻ”. Một người trẻ là Nghị viên Andy Nguyễn Xuân Hùng mà tôi từng phỏng vấn [1][1] và tôi ủng hộ hiến chương mới do Andy Nguyễn soạn thảo. Với hiến chương này, cá nhân tôi nghĩ CĐ Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ sẽ không còn hư danh, chỉ ra thông báo, hay hô hào biểu tình mà là sẽ làm việc thật sự, những việc hữu ích cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại.


Mấu chốt của hiến chương mới do Andy Nguyễn soạn thảo là Tổ Chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ sẽ hoạt động như một tổ chức non profit và sẽ tìm cách xin tài trợ (funding) từ chính phủ.


Tôi cần nói với anh Tiên vì vô tình trước đó, tôi phỏng vấn TS Nguyễn Văn Hạnh và ông cho biết chính phủ rất ủng hộ các tổ chức “non profit” xuất phát từ các cộng đồng. TS Nguyễn Văn Hạnh là Giám Đốc Cơ Quan Định Cư và Tị Nạn của chính phủ liên bang (Thời TT George Bush) và là Phó Giám Đốc Cơ Quan này ( Thời TT George Herbert Walker Bush.) Hiện nay, TS Hạnh đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn là cố vấn cho DC. TS Hạnh đồng thời là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch vào 1971. Lúc đó tôi là chuyên viên Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Hoạch, TS Hạnh coi như “big boss” của tôi thời đó.


Anh Tiên ngỏ ý nhờ tôi làm dùm blog. Hôm nay cuối tuần mới rảnh để “múa keyboard” trong một giờ cho ông Tiên. Tôi giả vờ “bịa” ra các mục cần thiết cho blog của Tiếng Dân Tuần Báo để làm thử cho anh Tiên coi. Bịa, rồi “rename” mấy hồi phải không.


Xem này, blog làm cho Tiếng Dân, “đẹp trai” ra phết, phải không nào? Sau khi làm blog, tôi viết cho anh Tiên và copy cho nhóm nhỏ như sau “Em không chỉ anh Tiên làm blog đâu vì mấy ông già quờ quạng về computer lắm. Làm sẵn rồi anh học cách sử dụng thôi”, thì ông Nguyễn Ngọc Anh giả nhời:


Thật tụi nghiệp cho mấy ông già, bị bà....chưa già chê quá:=)) . Nhưng quý "cụ" đừng vội buồn, vì:
"Già thời già mặt già mày,
Taychân già hết (nhưng) lòng rày còn non" (Lão Trượng - Tiên Bửu)


Blog Tiếng Dân Tuần Báo do Hoàng Lan Chi mới thực hiện: www.tiengdantuanbao.wordpress.com


Hoàng Lan Chi


[1][1] Tâm Tình với Thế Hệ Gạch Nối
Users browsing this topic
Guest (155)
17 Pages«<89101112>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.