Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Festival de Cannes 2011 - 2012 - 2013
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, April 15, 2011 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Liên hoan Cannes 2011 : Cuộc tranh tài trên tột đỉnh


Truyền thống bước lên bục thảm đỏ tại liên hoan Cannes (DR)

Tuấn Thảo - rfi

Mùa gặt hái Cành cọ vàng đã mở màn. Hôm qua (14/4/2011), ban tổ chức Liên hoan Cannes đã công bố danh sách 19 bộ phim đi tranh giải thưởng cao quý nhất. Nhìn vào danh sách của Cannes 2011, giới báo chí phê bình tiên đoán một cuộc đọ sức hào hứng sôi nổi, nơi mà các tài năng mới đụng với các đạo diễn gạo cội.
Danh sách vừa được công bố chưa phải là hoàn toàn dứt khoát, vì từ đây cho tới ngày 11/5, tức là ngày khai mạc Liên hoan, ban tổ chức có thể công bố thêm một vài tác phẩm bổ sung cho chương trình Cành cọ vàng. Giới phê bình tỏ vẻ ngạc nhiên vì lần này không có phim của Trung Quốc và Iran được đề cử đi tranh giải. Hàn Quốc thì chỉ tham gia vào hai chương trình chiếu phim song song với Cành cọ vàng. Ngoài yếu tố này ra, có thể nói là các nền điện ảnh khác đều tham gia cuộc tranh tài.

Tài năng mới đụng đạo diễn gạo cội

Pháp, nước chủ nhà năm nay có đến ba phim đi tranh Cành cọ vàng. Nhật Bản, Ý và Hoa Kỳ, mỗi bên đều có hai tác phẩm. Bắc Âu hiện diện với phim của Đan Mạch và Phần Lan. Ngoài ra, điện ảnh Tây Ban Nha, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ , Úc, Áo và Israel đều có một ứng cử viên sáng giá. Trong những năm trước, Liên hoan Cannes áp dụng phương thức 50-50, tức là một nửa các tên tuổi lớn và một nửa các tài năng mới. Năm nay, nổi bật hơn cả là mô hình một phần ba : gồm ba thành phần đạo diễn từng đoạt giải – các tên tuổi được công nhận – các tài năng mới xuất hiện.

Trong số các mầm non, chương trình Cành cọ vàng giới thiệu ba tác phẩm đầu tay cộng thêm 3 đạo diễn lần đầu tiên có phim được tuyển chọn tại Liên hoan Cannes (Maiwenn người Pháp, Julia Leigh người Úc, Markus Schleinzer người Áo). Về phía các tên tuổi từng được công nhận trong làng phim quốc tế có Takeshi Miike (Nhật), Alain Cavalier (Pháp), Joseph Vedar Israel. Các gương mặt này sẽ phải đọ sức với bảy đạo diễn kỳ cựu từng đoạt Cành cọ vàng hay có mặt trên bảng vàng.

Đó là trường hợp của đạo diễn Phần Lan Aki Kaurismaki từng thuyết phục ban giám khảo vào năm 2002 với tác phẩm Người không có quá khứ (L’homme sans passé). Hai anh em đạo diễn người Bỉ Dardenne hai lần đoạt Cành cọ vàng vào năm 1999 (bộ phim Rosetta) và 2005 (L’enfant - Đứa bé). Lars Von Trier cũng nhận giải này vào năm 2000 (Dancer in the dark - Người múa trong bóng tối). Còn nhà làm phim Tây Ban Nha Pedro Almodovar thì đoạt giải kịch bản tại Cannes vào năm 2006 (Volver - Trở lại).


Thế nhưng, gương mặt được chờ đợi hơn cả vẫn là đạo diễn người Mỹ Terrence Malick. Ông từng đoạt giải đạo diễn tại Cannes vào năm 1979 với bộ phim Days of Heaven (tạm dịch Những ngày tháng thần tiên), và lần này ông sẽ xuất hiện trở lại với tác phẩm Tree of Life (Gốc cây Nhân sinh) với các diễn viên Brad Pitt và Sean Penn trong vai chính. Trong làng điện ảnh quốc tế, đạo diễn người Mỹ Terrence Malick có một vị trí hoàn toàn riêng biệt. Trong vòng 40 năm sự nghiệp, Terrence Malick chỉ quay có 5 bộ phim, những mỗi phim đều được giới phê bình đánh giá cao, xem đó là những tác phẩm lớn.
Terrence Malick đi tìm ngôn ngữ điện ảnh "ly tâm"

Tốt nghiệp đại học Harvard và Oxford, ông trở thành giáo sư triết học trước khi vào nghề viết kịch bản và quay phim vào năm 1973. Khác với các đạo diễn cùng thời, Terrence Malick thoát ra khỏi cách làm phim truyền thống, để đi tìm một ngôn ngữ điện ảnh mới đầy ẩn dụ triết học, mà nhà phê bình Michel Chion gọi là lối ‘‘kể chuyện ly tâm’’ (narration decentered), nội dung tuyến truyện không đi theo một hướng thẳng, nhân vật chính cũng không phải là trọng tâm hình ảnh mà lại được lồng vào một bối cảnh rộng mở hơn. Nổi tiếng là một nhà đạo diễn có tầm nhìn xa, Terrrence Malick do rất tỉ mỉ trong cách dựng phim và trau chuốt cho từng cảnh quay, cho nên ông thường được xem như là người có khả năng nâng tầm thưởng thức của giới yêu chuộng điện ảnh.

Trong cuộc họp báo tổ chức tại Paris hôm qua (14/4/2011), ông Thierry Fremaux, trưởng ban tổ chức và cũng là người điều hành ban tuyển chọn phim, đã cho biết về sự khó khăn trong việc thuyết phục đạo diễn Mỹ Terrence Malick đưa tác phẩm mới của ông đi tranh giải Cành cọ vàng tại Liên hoan Cannes.

Bộ phim Tree of Life (Ngọn cây nhân sinh), tác phẩm mới của đạo diễn Terrence Malick đáng lẽ ra đã được tuyển chọn từ kỳ Liên hoan năm trước, rủi thay 24 tiếng đồng hồ trước khi công bố đanh sách phim đi tranh Cành cọ vàng, tôi lại nhận được một cú điện thoại của ông, nói rằng ông quyết định không cho phim đi tranh giải với lý do là phần hậu kỳ chưa được làm xong. Mãi đến hơn ba tháng sau, tức là vào đầu tháng 9/2010, tôi mới được dịp xem phiên bản hoàn chỉnh của bộ phim Tree of Life.

Do vậy, cuộn phim này được xem là một trong tác phẩm đinh của Liên hoan năm nay, và lần này tôi tin chắc rằng sẽ không có chuyện chậm trễ do phần hậu kỳ. Cách đây không lâu, tôi mới được dịp xem lại tác phẩm này và tôi rất ngạc nhiên vì phiên bản cuối cùng ấy lại có thêm phần sửa đổi. Điều này cho thấy là đạo diễn Terrence Malick cầu toàn và tỉ mỉ đến chừng nào. Ông có thể sửa đi sửa lại một tác phẩm cho đến khi nào thật vừa ý mới thôi. Tôi không muốn tiết lộ nội dung bộ phim này, để cho khán giả và giới phê bình tự họ khám phá tác phẩm. Tôi chỉ có thể nói rằng bộ phim Tree of Life xứng đáng để cho mọi người phải chờ đợi săn đón, vì Terrence Malick đã bỏ rất nhiều công sức để hoàn tất tác phẩm của ông.

Nếu như các đạo diễn tên tuổi như Terrence Malick, Pedro Almodovar, Aki Kaurismaki đều đã nhận lời đưa phim của họ đi tranh giải, thì giới phóng viên hiện diện tại cuộc họp báo hôm qua đều không khỏi thắc mắc về sự vắng mặt của hai nền điện ảnh lớn là Iran và Trung Quốc. Kể từ hai tháng trước, đã có nhiều nguồn tin về việc đạo diễn Vương Gia Vệ gửi đến Cannes bộ phim mới của ông là The Grandmaster (tạm dịch là Đại sư võ thuật).

Vương Gia Vệ lỡ chuyến tàu đi Cannes

Bộ phim The Grandmaster kể lại cuộc đời và sự nghiệp của võ sư Diệp Vấn. Phim này quy tụ một dàn diễn viên gạo cội là Lương Triều Vỹ và Chương Tử Di. Cho nên tại cuộc họp báo, các phóng viên người Hoa mới đặt câu hỏi là phải chăng ban tổ chức ưu ái thể loại chính kịch (drama) hơn là phim võ. Về điểm này, ông Gilles Jacob, giám đốc Liên hoan Cannes nhận xét.

Phim hành động võ thuật là một trong những nét đặc thù của điện ảnh châu Á, bên cạnh nhiều thể loại khác như chính kịch, tình cảm tâm lý gần sát hơn với thực tế xã hội thời nay. Ở đây, tôi nghĩ đến các tác phẩm của đạo diễn Giả Chương Kha hay của Vương Toàn An. Phim hành động hay tâm lý đều có chỗ đứng tại Liên hoan Cannes. Điều quan trọng không phải là thể loại của tác phẩm mà chính là góc nhìn của người thực hiện, để chuyển tải một thông điệp. Có lẽ cũng vì thế mà chúng tôi rất hào hứng khi biết rằng đạo diễn Vương Gia Vệ bắt tay vào việc thực hiện bộ phim The Grandmaster. Chúng tôi tò mò không biết là một đạo diễn nổi tiếng như ông sẽ quay phim võ thuật như thế nào ?

Ban tổ chức Liên hoan Cannes đã tiếp xúc với đoàn làm phim của Vương Gia Vệ ngay từ giai đoạn tiền kỳ của tác phẩm. Ban tuyển chọn phim đã thuyết phục đạo diễn Vương Gia Vệ hãy cố gắng làm sao để có thể gửi tác phẩm đến Cannes trước thời hạn chót. Nhưng rốt cuộc thì bộ phim The Grandmaster vẫn còn dang dở. Theo chỗ tôi được biết, thì tác phẩm này vẫn chưa đi vào phần hậu kỳ vì nhiều cảnh phim vẫn chưa được quay xong. Có thể xem đây là một trường hợp tiêu biểu cho một số bộ phim gửi đến Cannes. Ban tổ chức thường được xem tác phẩm dưới dạng phiên bản đầu tiên, đôi khi chưa có lồng tiếng nhạc hay âm thanh phụ họa. Mãi đến ngày khai mạc Liên hoan, đôi khi là vài tiếng đồng hồ trước xuất chiếu thì chúng tôi mới nhận được ‘‘phiên bản hoàn chỉnh’’. Sự vắng mặt của Vương Gia Vệ năm nay làm cho nhiều người thất vọng, và chúng tôi là những người đầu tiên bị hụt hẫng. Hy vọng rằng Vương Gia Vệ sẽ có tác phẩm được tuyển chọn vào năm sau.


Làm thế nào để cân bằng giữa một bên là các tác phẩm nghệ thuật và một bên là những bộ phim có tính chất giải trí. Ông Gilles Jacob, giám đốc Liên hoan Cannes tiết lộ đôi điều về cái bí quyết tuyển chọn tác phẩm để đưa vào các chương trình chiếu phim của Cannes, dù có tranh giải hay không.
Trên thực tế, ban tổ chức chỉ có thể xem những bộ phim nào đã được gửi đến cho ban tuyển chọn. Các bộ phim này ở trong giai đọan chuẩn bị phát hành hay sắp hoàn tất. Điều đó có nghĩa là có những bộ phim hay nhưng vì một lý do nào đó không được gửi đến cho chúng tôi. Trong số 1715 bộ phim mà ban tổ chức đã nhận được, chúng tôi đặt ưu tiên cho góc nhìn của nhà đạo diễn và nhãn quan nghệ thuật trong tác phẩm, từ cách dựng phim cho đến ngôn ngữ điện ảnh. Và nếu như các bộ phim này bám sát thời sự, để phản ánh thực trạng của thế giới thì điều đó lại càng đáng mừng, bởi vì đó là một trong những tiêu chuẩn mà ban tổ chức đã đặt ra.

Tuy nhiên, Liên hoan Cannes không thể nào quên khía cạnh giải trí của nghệ thuật thứ bảy. Một Liên hoan mà chỉ chiếu những bộ phim ‘‘nghiêm túc’’ đòi hỏi nơi khán giả nhiều sự suy ngẫm, thì chúng tôi ngại rằng bầu không khí sẽ trở nên khô khan nặng nề. Tôi còn nhớ là có những năm có cho ra mắt nhiều tác phẩm nghệ thuật, thì chỉ sau vài ngày công chiếu, Liên hoan Cannes như thể bị bao trùm bởi một bầu không khí ảm đạm. Chúng tôi phải dung hòa làm sao để cho Cannes vẫn giữ được tính chất liên hoan lễ hội. Phim nghệ thuật hay phim giải trí đều có chỗ đứng tại đây vì Cannes là tủ kính trưng bày điện ảnh thể giới, và nghệ thuật thứ bảy rất đa dạng chứ không thể chỉ có một diện mạo mà thôi.

Tranh luận xung quanh tác phẩm Midnight in Paris

Bộ phim khai mạc Liên hoan Cannes năm nay là Midnight in Paris (Paris lúc nửa đêm) của đạo diễn Woody Allen. Trong số các diễn viên, có cô Carla Bruni. Bên cạnh đó, Cannes cũng cho chiếu một bộ phim khác mang tựa đề La Conquête (có nghĩa là Chinh phục quyền lực), nói về cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Sarkozy vào năm 2007. Giới phóng viên không hiểu vì sao ban tổ chức năm kết hợp cùng một lúc 2 bộ phim có liên quan đến cặp vợ chồng Tổng thống Sarkozy. Ông Thierry Fremaux, giám đốc điều hành ban tuyển chọn phim tìm cách dập tắt tranh luận.

Liên hoan Cannes không có một chiến lược nào cả trong cách tuyển chọn. Ở đây tôi muốn nói là ban tổ chức đặt một số tiêu chí nghệ thuật lên hàng đầu, chứ không chọn một bộ phim bởi vì chúng tôi nghĩ rằng bộ phim này sẽ gây tai tiếng, và như vậy có thể thu hút thêm sự chú ý của giới truyền thông báo chí. Theo tôi thì Liên hoan Cannes tự nó đã có đủ tiếng tăm uy tín, chứ không cần phải dùng scandale để gây thêm tiêng vang. Liên quan tới bộ phim Midnight in Paris (Paris lúc nửa đêm) của đạo diễn Woody Allen, thì ông đã chọn quay một bộ phim ‘‘cộng hưởng’’ kết hợp nhiều tình huống và nhân vật khác nhau, trong đó có cô Carla Bruni.

Dĩ nhiên là khi bộ phim này được chọn để khai mạc Liên hoan Cannes, chúng tôi hy vọng là cả đoàn làm phim sẽ có mặt trên thảm đỏ, và cô Carla Bruni sẽ được mời với tư cách là một trong những diễn viên của bộ phim, chứ không phải là với tư cách đệ nhất phu nhân của nước Pháp. Bên cạnh đó, còn có sự kiện bộ phim La Conquête (Chinh phục quyền lực) được chiếu trong cùng một thời điểm. Tuy là phim truyện, nhưng bộ phim này kể lại cuộc vận động tranh cử của ông Sarkozy nhìn từ phía bên trong hậu trường. Theo tôi thì hai đạo diễn Woody Allen và Xavier Durranger không hề vấn ý nhau khi thực hiện phim của họ. Thật tình là do trùng hợp ngẫu nhiên mà hai bộ phim có liên quan trực tiếp đến hai vợ chồng ông Sarkozy. Nhưng khán giả nào có dịp xem hai bộ phim sẽ nhận ra ngay là hai sự kiện này chẳng có liên hệ gì với nhau.

Sức bật của nền điện ảnh Pháp

Liên hoan Cannes năm nay đánh dấu sức bật của nền điện ảnh Pháp với tổng cộng là 9 tác phẩm được chiếu trong các hạng mục chiếu phim quan trọng. Trong đó, có đến 3 tác phẩm trong chương trình Cành cọ vàng. Theo ông Thierry Fremaux, ban tổ chức đã muốn khuyến khích các tài năng trẻ khi tuyển chọn 2 gương mặt mới đi tranh giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Cannes.

Điện ảnh Pháp, đặc biệt là vào năm nay, có một sức sáng tạo chẳng những về hình thức mà còn về mặt nội dung. Theo tôi, cả 9 bộ phim Pháp được chiếu tại Cannes năm nay đều xứng đáng được đưa vào chương trình tranh giải Cành cọ vàng. Cho đến giờ chót, ban tổ chức rất là đắn đo, nếu không nó là khổ tâm khi phải chọn 3 tác phẩm trong số 9 bộ phim. Chúng tôi khó thể nào mà làm được hơn, bằng không sẽ bị chỉ trích là quá ưu ái phim Pháp mà bỏ bê các nền điện ảnh khác. Ban tổ chức đã tìm cách dung hòa hai tên tuổi mới xuất hiện là Bertrand Bonello và Maiwenn với một đạo diễn Pháp từng được công nhận (Alain Cavalier). So với 6 tác giả kia thì họ ít có được dịp trình làng tác phẩm của họ tại Liên hoan Cannes. Điều mà tôi thấy đáng mừng là cho dù cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn chưa qua, nhưng điều đó không tác động đến sức sống của nền điện ảnh Pháp. Số lượng phim Pháp khá dồi dào tại Cannes năm nay một phần cũng vì số lượng phim Pháp được quay hiện giờ có chiều hướng gia tăng chứ không hề suy giảm.

Sau một năm không có gì sáng sủa cho lắm, do tình hình khủng hoảng chung đã tác động đến việc huy động vốn để kinh phí tài trợ cho các dự án làm phim, và điều này cũng khiến cho ban tổ chức gặp khó khăn trong việc chọn lựa phim đi tranh giải. Có thể nói là năm nay Liên hoan Cannes đã phục hồi và như vậy sẽ hứa hẹn nhiều thú vị bất ngờ.

TV Festival de Cannes
http://www.youtube.com/watch?v=pATs8H1eQkU
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, May 12, 2011 1:10:42 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Tư, 11 tháng 5 2011

Liên hoan điện ảnh Cannes phản ánh những xáo trộn tại Bắc Phi

Cuộc nổi dậy mùa Xuân tại các nước Ả Rập đã đến với thành phố biển Cannes của Pháp, nơi đã bắt đầu liên hoan điện ảnh hàng năm. Đặc biệt lần này có hai bộ phim về những cuộc biểu tình trong năm nay tại Tunisia và Ai Cập.
Lisa Bryant | Paris Thứ Tư, 11 tháng 5 2011


Hình: AFP
Đạo diễn Mourad Cheikh của Tunisia đi dọc theo bức tường có vẽ chữ ở thành phố Tunis


Như thường lệ, 11 ngày của Liên hoan điện ảnh Cannes sẽ có đủ loại sao điện ảnh và đủ loại phim của thế giới.

Một trong những thu hút lớn nhất là cuốn phim mới nhất của đạo diễn Mỹ Woody Allen “Nửa đêm tại Paris” nói về đệ nhất phu nhân Pháp Carla Bruni.

Tuy nhiên tình hình chính trị Ả Rập-chủ yếu là những đợt sóng biểu tình chống chính phủ tại Bắc Phi và Trung Đông-cũng xuất hiện tại đây.

Năm nay Ai Cập lần đầu tiên được mời với tư cách là khách danh dự. Tuần tới, Cannes sẽ cho trình chiếu bộ phim “18 ngày” gồm nhiều phim ngắn do 10 đạo diễn Ai Cập thực hiện trong cuộc nổi dậy của quần chúng lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.

Cuộc cách mạng Hoa Nhài của Tunisia cũng được đưa lên qua phim “Không còn sợ nữa”, một phim tài liệu được quay trong những cuộc biểu tình vào tháng Giêng năm nay lật đổ nhà độc tài Zine el Abidine Ben Ali.

Cuốn phim đưa ra hình ảnh của những người tham dự chính trong cuộc nổi dậy Tunisia gồm có luật sư nhân quyền Radhia Nasraoui.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA trong cuộc nổi dậy tháng 1 năm nay, ông Nasroui nói việc ra đi của ông Ben Ali mới chỉ là bước đầu của chiến thắng, nhưng phải mất một thời gian nữa chiến thắng mới trọn vẹn.

Về phần ông, đạo diễn Mourad Cheikh nói với Thông tấn xã AFP là nhan đề của phim “Không còn sợ nữa” xuất hiện trên những bước tường của thành phố Tunis trong suốt cuộc nổi dậy, có nghĩa là bức tường sợ hãi tại Tunisia đã bị sụp đổ.
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, May 12, 2011 6:18:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Pháp: Khai mạc Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 64


Thanh Hà - RFI - Thứ tư 11 Tháng Năm 2011

Kể từ ngày 11 đến 22/05/11 thành phố Cannes trở thành kinh đô điện ảnh của cả thế giới. Trong chương trình chính thức, năm nay ban tổ chức đã chọn ra hơn 50 bộ phim để giới thiệu với khán giả festival, trong đó có 20 tác phẩm cùng tranh Cành Cọ Vàng.

Bên cạnh hàng trăm ngôi sao điện ảnh thế giới, (Fay Dunaway, Angelina Jolie, Brad Pitt, Sean Penn, Jud Law, Uma Thurman, Catherine Deneuve, Jean Paul Belmondo, Melanie Laurent., Johnny Depp, Penelope Cruz...), những nhà làm phim tên tuổi mà mỗi tác phẩm trình làng là một sự kiện trong nghệ thuật thứ bảy (Terrence Malick, Pedro Almodova, Lars von Triers, Naomi Kawase ...) bên cạnh chiếc thảm đỏ và cành cọ vàng đã trở thành biểu tượng của Liên hoan Cannes, chương trình năm nay có hai điểm mới lạ:

Thứ nhất là từ nay trở đi, mỗi năm, ban tổ chức đều dành một giải thưởng danh dự để vinh danh một nhà làm phim đã đóng góp nhiều cho nền điện ảnh quốc tế, nhưng lại chưa từng được trao tặng Cành Cọ Vàng. Trong quá khứ Liên hoan Cannes mới chỉ vinh danh hai đạo diễn người Mỹ là Woody Allen (2002) và Clint Eastwood (2009). Kể từ nay, đây không còn là những ngoại lệ. Vào mỗi mùa liên hoan, sau lễ khai mạc, ban tổ chức sẽ trân trọng trao Cành Cọ Vàng danh dự cho một nhà làm phim. Nhân vật được đề cao năm nay là đạo diễn người Ý, Bernardo Bertolucci. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm lớn như : Hoàng Đế Cuối Cùng- L'Ultimo imperatore (1987), Bản tango cuối cùng tại Paris - Ultimo Tango a Parigi (1972).

Tối nay, trước sự hiện diện của chủ tịch ban giám khảo Liên hoan Cannes lần thứ 64, nam diễn viên Robert De Niro, của ban giám khảo và hàng trăm các ngôi sao điện ảnh của thế giới, đạo diễn Bertolucci sẽ nhận Cành Cọ Vàng danh dự để đánh dấu gần 50 năm sự nghiệp. Trên con đường sự nghiệp gần một nửa thế kỷ qua, ông đã từng điều khiển rất nhiều các ngôi sao của nền nghệ thuật thứ bảy, trong đó phải kể đến chủ tịch ban giám khảo Cannes năm nay, Robert De Niro trong tác phẩm Novecento hay những tên tuổi lừng danh khác như Marlon Brando, Maria Schneider …

Điểm nổi bật thứ nhì trong mùa liên hoan năm nay là, cũng lần đầu tiên, ban tổ chức mỗi năm đều chọn một quốc gia làm khách mời danh dự. Nền điện ảnh Ai Cập thu hút chú ý của ban tổ chức Liên hoan lần thứ 64 : trong suốt thời gian từ năm 1946 đến 2004, điện ảnh Ai Cập đã 22 lần lọt vào mắt xanh xanh của ban tuyển chọn phim tham dự liên hoan Cannes. Trong số đó 14 tác phẩm được đề cử tranh Cành Cọ Vàng. Ngày 18/5 chương trình festival đặc biệt được dành để vinh danh nghệ thuật thứ bảy của Ai Cập.

Trở lại với chương trình chính thức : 20 tác phẩm tham gia cuộc tranh tài để đoạt Cành Cọ Vàng. Bên cạnh đó, 21 bộ phim đến với Liên hoan trong hạng mục Nhãn Quan Độc Đáo, Un Certain Regard ; 13 bộ phim được mời tham dự nhưng không đi tranh giải (bốn sáng tác trong năm không đi tranh giải, 2 bộ phim sẽ cầm chân khán giả liên hoan trong hai suất chiếu nửa đêm, 7 bộ phim được trình làng trong các suất chiếu đặc biệt) và đương nhiên là hai tác phẩm với một chỗ đứng riêng biệt được chọn để trình chiếu trong buổi lễ khai mạc và bế mạc Liên hoan Cannes lần thứ 64.

Ngoài chương trình chính thức, mùa festival năm nay còn được dành để đánh dấu 50 năm giải thưởng Tuần Lễ của các Nhà Phê Bình, Semaine de la Critique, mà chúng ta còn nhớ là năm ngoái ban giám khảo đã vinh danh bộ phim Bi, đừng sợ của đạo diễn Việt Nam, Phan Đăng Di.
viethoaiphuong
#4 Posted : Thursday, May 12, 2011 6:46:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Sleeping Beauty, thế giới không chút thơ mộng của các giai nhân



Cannes : Julia Leigh (trái) và Emily Browning (giữa) trong cuộc họp báo.
REUTERS/Jean-Paul Pelissier

Thanh Hà - RFI - Thứ năm 12 Tháng Năm 2011

Sleeping Beauty, Giấc ngủ Giai nhân là bộ phim đầu tiên trong số 20 tác phẩm tranh Cành Cọ Vàng ra mắt ban giám khảo vào trưa nay, 12/05/2011. Là một nhà văn, Julia Leigh lần đầu bước vào thế giới điện ảnh và tác phẩm đầu tay của nhà đạo diễn « ngoại hạng » này còn được đề cử tranh giải Ống Kính Vàng.


Tác giả đưa người xem vào thế giới không chút gì thơ mộng của Lucy, một cô sinh viên trẻ đẹp và trong trắng, chấp nhận những công việc lặt vặt để kiếm tiền ăn học. Lucy đã lạc lối vào một đường dây của những nàng « công chúa ngủ trong rừng » : khi tỉnh giấc, cô không còn nhớ những gì đã xảy tới với mình đêm qua hay những người đàn ông từng đùa giỡn với thân hình mềm mại của Lucy.

Phải chăng Sleeping Beauty của Julia Leigh như chính tác giả đã tâm sự là đứa con tinh thần cho phép bà kết nối hai dòng nghệ thuật cùng chảy trong máu : văn chương và điện ảnh ?

Một số nhà phê bình cho rằng, tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn người Úc này có phảng phất hơi hướng của những cây đại thụ trong nền điện ảnh thế giới như là Stanley Kubrick, Bunuel hay Lynch, cộng thêm một chút gì của những nhà văn lớn như Yasunari Kawabata hay Gabriel Garcia Marquez. Nhưng Julia Leigh, trong sáng tác đầu tiên này, đã thiếu một chút kinh nghiệm để bản giao hưởng của bà không chỉ đơn thuần là cuốn nhật ký của Lucy.

Một vài tiếng nói khác thì lại cho rằng, dù là tác phẩm đầu tay còn chưa hoàn hảo, nhưng Sleeping Beauty báo trước một mùa Liên hoan đầy chất lượng.

Người khen, kẻ chê, nhưng trong suất chiếu đầu tiên ra mắt báo chí tối qua, dù khó tính đến mấy thì cũng phải công nhận là nữ diễn viên người Úc, Emily Browning, 22 tuổi đã nhập vai Lucy một cách tài tình : từ khuôn mặt còn ngây thơ đến đôi mắt sợ sệt, hay làn môi mời mọc của Lucy cũng đủ để tạo nên bầu không khí mộng ảo, huyền bí.

Emily Bowning có thể đoạt giải thưởng dành cho nữ diễn viên suất sắc nhất mùa liên hoan năm nay.
viethoaiphuong
#5 Posted : Thursday, May 12, 2011 6:49:52 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hoan phim Cannes : hai nữ đạo diễn Lynne Ramsay và Julia Leigh mở màn cuộc tranh tài


Đạo diễn Lynne Ramsay và đoàn diễn viên We Need to Talk About Kevin
REUTERS/Yves Herman

Thanh Hà - RFI - Thứ năm 12 Tháng Năm 2011

Bước sang ngày đầu cuộc tranh tài, hai nữ đạo diễn Lynne Ramsay và Julia Leigh, là những người đầu tiên lao vào cuộc chạy đua tranh Cành Cọ Vàng. "We Need to Talk About Kevin" và "Sleeping Beauty" ra mắt khán giả liên hoan Cannes.

Sau khi nhận Cành Cọ Vàng danh dự tối hôm qua 11/5/11, đạo diễn người Ý, Bernardo Bertolucci đã chính thức tuyên bố khai mạc liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes lần thứ 64.

Bước sang ngày đầu cuộc tranh tài, hai nữ đạo diễn Lynne Ramsay và Julia Leigh, một đại diện cho điện ảnh của Anh, và một đến từ nước Úc là những người đầu tiên lao vào cuộc chạy đua tranh Cành Cọ Vàng. Đây là một điều hy hữu khi biết rằng Liên hoan Cannes nổi tiếng là một câu lạc bộ khép kín đối với nữ giới : đạo diễn New Zealand, Jane Campion đến nay là phụ nữ duy nhất đoạt giải thưởng tối cao của ban giám khảo vào năm 1993 với « The Piano », Dương Cầm.

Nhà làm phim người Anh, Lynne Ramsay giới thiệu tác phẩm « We Need to Talk About Kevin » - Cần bàn chuyện về Kevin ». Tác phẩm này dựa trên tiểu thuyết của cây bút nữ người Mỹ, Lionel Shriver mà trong đó nữ đạo diễn Ramsay phác họa lại chân dung của Eva, một người mẹ hoàn toàn mất hướng trước sự điên cuồng của cậu con trai lớn : Kevin 16 tuổi trở thành một kẻ sát nhân. Eva nhìn lại con đường 16 năm đã đi qua để nhận lấy phần trách nhiệm của mình trong vụ thảm sát mà con trai bà là thủ phạm.

Nữ đạo diễn Lynne Ramsay không còn xa lạ với khán giả liên hoan : năm 1999 bà đã đến Cannes với Ratcatcher trong hạng mục Un Certain Regard, Nhãn quan Độc Đáo ; ba năm sau đó Ramsay nhận được giải thưởng dành cho các nhà đạo diễn trẻ nước ngoài. Lần này, tác phẩm mới nhất của bà tuy không được báo chí coi là một trong những đỉnh cao của Liên hoan nhưng cũng không một ai loại trừ khả năng nữ đạo diễn người Anh, Lynne Ramsay tạo bất ngờ.

Bộ phim thứ nhì tranh Cành Cọ Vàng được trình chiếu hôm nay là « Sleeping Beauty », Giấc ngủ Giai nhân của nữ đạo diễn người Úc, Julia Leigh. Là tác phẩm đầu tay, Sleeping Beauty đương nhiên được đề cử tranh giải Ống Kính Vàng.

Hôm nay một loạt các chương trình khác trong khuôn khổ Liên hoan điện ảnh Cannes là Tuần lễ của Các Nhà Phê Bình- Semaine de la Critique và Nhãn Quan Độc Đáo- Un Certain Regard, và 15 Ngày của các Nhà làm phim – Quinzaine des Réalisateurs cũng bắt đầu hoạt động.

Bộ phim "Restless" của nhà làm phim người Mỹ, Gus Van Sant khai mạc chương trình Un Certain Regard rất được chờ đợi do Gus Van Sant đã hai lần được vinh danh tại liên hoan Cannes : Elephant (2003) đoạt Cành Cọ Vàng, còn Paranoid Park (2007) đoạt giải thưởng đặc biệt 60 Liên hoan Cannes.
viethoaiphuong
#6 Posted : Saturday, May 14, 2011 5:59:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

« La guerre est déclarée » gây xúc động tại Liên hoan Cannes



Valérie Donzelli (áo đỏ)
Reuters

Thanh Hà - RFI - Thứ bảy 14 Tháng Năm 2011

Khai mạc Tuần Lễ của các Nhà Phê Bình, bộ phim của nữ đạo diễn Pháp Valérie Donzelli, "La Guerre est Déclarée – Lời tuyên chiến" đã gây xúc động mạnh tại Liên hoan Cannes. Trong 50 năm qua, chương trình Semaine de la Critique từng khám phá ra rất nhiều tài năng mới.

Sự kiện trong ngày được khán giả Liên hoan Cannes chờ đợi nhất là chiều nay, khi đôi tài tử Penelope Cruz và Johnny Depp bước lên thảm đỏ. Hai ngôi sao điện ảnh này giới thiệu với công chúng Cannes cuộc phiêu lưu mới của thuyền trưởng Jack Sparraw trong bộ phim « Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides - Hải tặc vùng biển Caribê : suối tiên ».

Trong chương trình chính thức tranh giải hôm nay, phải kể đến Michael , bộ phim đầu tay của đạo diễn Áo Markus Schleinzer. Kịch bản dựa trên câu chuyện có thật của Natacha Kampush, một cô bé bị bắt cóc, hãm hiếp và cách ly với thế giới bên ngoài từ năm lên 10 tuổi. Mãi 8 năm sau Natacha mới thoát được lưới của hung thủ. Markus Schleinzer lần đầu tiên dàn dựng một bộ phim, nhưng trước đây ông từng là giám đốc mỹ thuật cho đạo diễn Michael Haneke, tác giả của Das Weiße Band- Giải lụa trắng. Tác phẩm này từng đoạt Cành Cọ Vàng Liên hoan Cannes 2009.

Bộ phim thứ nhì trong chương trình chính thức tranh Cành Cọ Vàng năm nay được trình làng là Footnote, Lời chú thích của Joseph Cedar. Cedar sinh năm 1968 tại New York, sống tại Israel từ nhỏ và được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho « làn sóng mới » của điện ảnh Israel. Footnote -Hearat Shulayim nói về câu chuyện của hai cha con một học giả cùng lao vào một cuộc chạy đua để giành lấy giải thưởng lớn nhất và uy tín nhất của nhà nước Israel.

Trở lại với chương trình hôm qua : bộ phim khai mạc Tuần Lễ của các Nhà Phê Bình của nữ đạo diễn Pháp Valérie Donzelli, La Guerre est Déclarée – Lời tuyên chiến đã gây xúc động mạnh tại Liên hoan Cannes.

Đây là một bộ phim tự truyện nói về một cặp vợ chồng trẻ, mà cuộc đời đã rẽ sang một khúc quanh mới, khi đứa con trai của họ bị ung thư não. Ngay từ những phút đầu của bộ phim khán giả đã dành cho Lời tuyên chiến những tràng pháo tay dài.

Liên hoan Cannes năm nay đã chọn một bộ phim ca tụng tình yêu và sự sống để đánh dấu 50 hoạt động của một chương trình luôn được xem là có vai trò « khám phá những tài năng mới ».
viethoaiphuong
#7 Posted : Saturday, May 14, 2011 6:08:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Cannes, bệ phóng lý tưởng cho những bộ phim giải trí của Hollywood



Johnny Depp-Penelope Cruz, đôi tài tử được chờ đợi nhất liên hoan Cannes 2011
Reuters

Thanh Hà - RFI - Thứ bảy 14 Tháng Năm 2011

Pirates of the Caribbean : On Stranger Tides, Kungfu Panda 2, Puss in Boots –đôi hia vạn dặm : ba bộ phim giải trí của Hollywood đổ bộ vào Liên hoan Cannes năm nay.

Có ít nhất ba bộ phim giải trí được là ăn khách nhất của phim trường Hollywood được trình chiếu tại Liên hoan Cannes. Nhiệt độ tại thành phố Cannes tối nay sẽ nóng hẳn lên nhờ bộ phim 3 chiều Pirates of the Caribbean : On Stranger Tides- Hải tặc vùng biển Caribê : suối tiên, mà trong đó thuyền trưởng Jack Sparrow (Johnny Depp) tìm lại được người tình cũ Angelica (Penelope Cruz). Có thực sự nàng còn yêu anh hay chỉ muốn lợi dụng Sparrow để tìm đến với dòng suối có phép màu cải lão hoàn đồng ?


Sự hiện diện của đôi tài tử Hohnny Depp- Penelope Cruz được coi là một sự kiện đáng chú nhất của mùa liên hoan. Hải tặc vùng biển Caribê : suối tiên do đạo diện Rob Marshall thực hiện ra mắt công chúng Pháp vào thứ tư tuần tới 18/5/11.

Theo tiết lộ của báo chí, nam diễn viên Johnny Depp rất ăn ý với đạo diễn Rob Marshall, và họ đang có ý định cùng hợp tác trong một dự án điện ảnh mới. Ngoài ra, trả lời báo Le Figaro, nam tài tử Johnny Depp tỏ ý sẵn sàng nhập vai Jack Sparrow thêm một lần nữa với điều kiện là phải được làm việc với một đạo diễn tài hoa và tập 5 Hải tặc vùng biển Caribê phải có một kịch bản độc đáo !

Bên cạnh Pirates of the Caribbean : On Stranger Tides, Liên hoan Cannes năm nay còn là bệ phóng để hãng phim hoạt họa Dream Works quảng cáo bộ phim 3 chiều : Kungfu Panda 2. Trong tập hai, chú gấu trúc mê võ này lại cùng với ngũ đại cao thủ sả thân cứu lấy môn võ cổ truyền để duy trì thái hòa trong vùng thung lũng Thanh Bình.


Kung Fu Panda 2 Bande

Tối thứ năm vừa qua, những ngôi sao của nền điện ảnh Hollywood đã tham gia bộ phim hoạt hình Kungfu Panda 2, như Dustin Hoffman, Jack Black và nhất là cô đào có thân hình nẩy lửa Angelina Jolie đổ bộ xuống bãi biển Cannes. Bộ phim này bắt đầu được chiếu tại Mỹ vào tuần tới và đến tháng 6 này thì chú gấu trúc Po mới đổ bộ lên màn ảnh lớn trên toàn nước Pháp.

Cũng hãng phim Dream Works đã dựng lên một đôi ủng khổng lồ ngay trên bãi cát mịn của thành phố để cho đôi tài tử đến từ miền đất nóng Antonio Banderas và Salma Hayek vốn đã chinh phục khán giả tí hon, để quảng cáo bộ phim hoạt họa Puss in Boots –đôi hia vạn dặm đang chuẩn bị được tung ra thị trưòng nay mai.
viethoaiphuong
#8 Posted : Sunday, May 15, 2011 8:40:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

The Tree of Life, đỉnh điểm của Liên hoan Cannes 2011?



Thanh Hà - RFI - Chủ nhật 15 Tháng Năm 2011

Trong 64 mùa liên hoan, năm nay là lần thứ nhì Cannes vinh dự mời đạo diễn Mỹ Terrence Malick, 68 tuổi bước lên thảm đỏ. Đơn giản là vì mặc dù đã có hơn 40 năm trong nghề, Malick mới chỉ cống hiến đến giới yên điện ảnh chưa đầy một chục tác phẩm.


(DR)

The Tree of Life - Gốc cây nhân sinh là một dự án đã nẩy mầm từ những năm 1970, nhưng mãi đến nay, mầm cây của Terrence Malick mới đơm hoa kết trái để ông đem nó đến Cannes với những gương mặt quen thuộc của điện ảnh Hollywood như Brad Pitt và Sean Penn. Chính vì thế mà Gốc cây nhân sinh được coi là tác phẩm được chờ đợi nhất của mùa liên hoan năm nay. Sau khi đã lỡ hẹn với Cannes năm ngoái, Gốc cây nhân sinh sẽ được trình chiếu vào ngày mai, thứ hai 16/05.

Terrence Malick đã có hơn 40 năm trong nghề nhưng hầu như báo chí không biết gì nhiều về ông. Ngoại trừ hai giải thưởng : dành cho đạo diễn xuất sắc nhất của ban giám khảo Cannes năm 1979 cho tác phẩm Days of Heaven và giải Gấu Vàng Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1999 dành cho tác phẩm The Thin Red Line.

Đời sống gần như ẩn dật của ông khiến dư luận không khỏi so sánh Malick với một quái nhân và cũng là một cây đại thụ khác của nghệ thuật thứ bảy là Stanley Kubrick. Tác giả của A Clockwork Orange (1972) qua đời năm 1999 chỉ để lại vỏn vẹn 13 tác phẩm trong hơn 50 lăn lộn với ống kính. Terrence Malick đến nay mới chỉ hoàn tất 5 bộ phim với những khoảng trống trên dưới 10 năm giữa một số sáng tác của ông.

Một điểm tương đống khác giữa Malick với Kubrick là cả hai nhà làm phim này trước khi bước vào thế giới huyền diệu của nghệ thuật thứ bảy đều xuất thân từ ngành báo chí : nếu như Terrence Malick từng viết báo, thì Stanley Kubrick trước khi trở thành đạo diễn, đã từng là một phóng viên ảnh.

Cũng không ai biết gì nhiều về giai đoạn gần 20 năm trong cuộc đời và sự nghiệp của Terrence Malick kể từ khi ông đoạt giải thưởng tại Liên hoan Cannes lần trước. Có tin cho rằng ông đã sống ẩn dật tại Paris để tiếp tục sáng tác. Theo một số nguồn tin thông thạo thì sau Gốc cây nhân sinh, Malick đang chuẩn bị một dự án mới và nghe nói, đó là một bộ phim lãng mạn với sự cộng tác của các diễn viên như là Ben Affleck, Javier Bardem và Rachel McAdams.
viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, May 16, 2011 12:55:23 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phim câm đen trắng « Người nghệ sĩ »: Một thách thức trong thời đại 3D


Thụy My - RFI - Chủ nhật 15 Tháng Năm 2011

Bộ phim The Artist - Người nghệ sĩ - trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes hôm nay, 15/05/2011, có thể được xem là lời thách thức của đạo diễn Pháp Michel Hazanavicius, khi thực hiện một bộ phim câm đen trắng, trong thời đại điện ảnh đang tận dụng những tiến bộ kỹ thuật nhằm thu hút người xem.

Tuy ban đầu không chính thức dự thi, nhưng vào giờ chót The Artist đã tham gia cuộc chạy đua giành Cành Cọ Vàng.

Đây là phim Pháp thứ hai dự tranh tài, sau bộ phim Polisse (tạm dịch Nhóm điều tra) của Maiwenn Le Besco. Bộ phim hài này đã giành được nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng của các nhà báo trong buổi chiếu sáng nay, sau hàng loạt phim về các đề tài xã hội nặng nề.

Bộ phim kể lại câu chuyện tình yêu giữa một ngôi sao phim câm tên George Valentin, (do Jean Dujardin thủ diễn) mà sự nghiệp đang đến hồi đi xuống, và Peppy Miller, (do Bérénice Béjo đóng), một diễn viên bắt đầu gây dựng được tên tuổi khi phim có tiếng nói ra đời.

Nhà đạo diễn Pháp từng thành công với hai bộ phim trinh thám OSS117 mang tên « Cairo, hang ổ gián điệp » và « Rio không còn trả lời nữa », lần này đã chọn Hollywood làm nơi quay một thể loại phim nay tưởng đã cáo chung. Theo ông, phim câm là một loại phim dễ gây xúc động.

Đối với nam diễn viên nổi tiếng Jean Dujardin, vốn là đóng vai chính trong hai bộ phim gián điệp trên của Hazanavicius, lần đầu tiên bước lên thảm đỏ ở Cannes, cũng cho rằng đóng phim câm rất thú vị. Nam tài tử này cho biết, nhiều khi anh rất muốn bỏ đi lời thoại trong một số phim vì có những điều có thể diễn đạt được mà không cần đến lời nói.
viethoaiphuong
#10 Posted : Wednesday, May 18, 2011 10:18:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hoan Cannes lên cơn sốt vì Brad Pitt



Brad Pitt (phải), Jessica Chastain (giữa) và Sean Penn trên thảm đỏ Liên hoan Cannes, trước buổi trình chiếu bộ phim "The Tree of Life" của đạo diễn Terrence Malick, ngày 16/5/11.
REUTERS/Eric Gaillard

Thanh Hà - RFI - Thứ ba 17 Tháng Năm 2011

Le Havre (Cảng Havre) của đạo diễn Phần Lan Aki Kaurismaki, người từng được ban giám khảo Liên hoan Cannes vinh danh, cũng như Pater (tạm dịch là Đức Cha) của đạo diễn Pháp Alain Cavalier là hai tác phẩm được trình chiếu hôm nay 17/5.Một bộ phim thứ ba cũng thu hút nhiều chú ý của giới phê bình là The Beaver (Con Hải Ly) do nữ diễn viên người Mỹ, Jodie Foster thực hiện và trong bộ phim này cô cùng với nam tài tử Mel Gibson thủ vai chính.

Tuy nhiên, phải nói là Cannes ngày hôm qua và báo chí tại chỗ sáng nay chỉ tập trung vào Brad Pitt. Các phóng viên quốc tế hôm qua đã chen lấn, giành giật để có thể vào phòng họp báo với Brad Pitt và đoàn làm phim.

Đến Cannes lần này để giới thiệu bộ phim rất được chờ đợi, Tree of Life (Gốc cây nhân sinh) của nhà làm phim Terrence Malick, Brad Pitt cùng đoàn làm phim trả lời báo chí sáng hôm qua. Đạo diễn Malick và ngôi sao điện ảnh thứ nhì trong dàn diễn viên là nam tài tử Sean Penn cùng vắng mặt. Đến khoảng 19 giờ tối hôm qua, chiếc Limousine chở Brad Pitt từ khách sạn đến cung hội nghị Théâtre Lumière đã bị các phóng viên ảnh chặn lại nhiều lần.

Brad Pitt cùng với hai diễn viên đã chia sẻ màn ảnh lớn với anh là Jessica Chastain và Sean Penn ngừng lại một lúc khá lâu trên thảm đỏ để khán giả Cannes chụp ảnh. Sau đó Brad Pitt và vợ là Angelina Jolie còn có một màn trình diễn đặc biệt để đáp lại nhiệt tình của giới hâm mộ : Angelina Jolie trong một chiếc áo dạ vũ màu sô cô la của nhà may Versace tuyệt đẹp đã cùng với Brad Pitt tay trong tay bước vào phòng chiếu phim. Angelina và Brad được coi là đôi vợ chồng quyến rũ nhất thế giới, họ có sức cuốn hút còn mạnh hơn cả cặp vợ chồng Elizabeth Taylor và Richard Burton xưa kia.

Trở lại với bộ phim Tree of Life, cảm nhận của báo giới rất khác nhau. Điều không thể phủ nhận đó là Terrence Malick chuyển tải những hình ảnh tuyệt đẹp lên màn ảnh, ông cũng đã khai thác triệt để lối diễn xuất của từng diễn viên –từ ánh mắt đến tâm tư của mỗi người để gửi đến khán giả thông điệp chính của Gốc cây nhân sinh.

Đối với Libération chẳng hạn thì “chỉ 10 phút đầu của bộ phim cũng đủ để khán giả ghi nhớ suốt đời một bộ phim ngoại hạng”.

Ngược lại trong mắt một số nhà phê bình khác thì Tree of Life của Malick là một gốc cây đã khô cằn , xoay quanh những đề tài xưa như trái đất : cái chết của một người thân, nỗi đau khổ và ray rứt của một người đàn ông, một người cha không có khả năng thực hiện những hoài bão mà ông ấp ủ.

Gốc cây nhân sinh là một tuyệt tác đòi hỏi ở người xem một góc nhìn độc đáo tương tự như Uncle Bounmee của đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul mùa liên hoan năm ngoái hay là “một quả pháo xì” như một số người nhận xét ? Ban giám khảo sẽ trả lời câu hỏi này vào đêm 22/5 khi công bố bảng vàng.

viethoaiphuong
#11 Posted : Wednesday, May 18, 2011 10:30:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Jean Paul Belmondo, hơn 50 năm sự nghiệp




Jean-Paul Belmondo dans le documentaire de Jeff Domenech "Belmondo, itinéraire" (2011)
Festival de Cannes 2011

Thanh Hà - RFI - Thứ hai 16 Tháng Năm 2011

Năm nay liên hoan điện ảnh phim quốc tế Cannes dành riêng ngày 17/05/11 để nhìn lại hơn 50 năm sự nghiệp của nam diễn viên lão thành Jean Paul Belmondo. Ban tổ chức Liên hoan nhấn mạnh là đã đến lúc nền điện ảnh của Pháp nói riêng và của thế giới nói chung cần nhìn nhận đúng mức vai trò và những đóng góp của ông cho nghệ thuật thứ bảy.


Trong hơn nửa thế kỷ qua, Jean Paul Belmondo, 78 tuổi, đã không ngần ngại thử lửa với rất nhiều thể loại. Nổi tiếng là một diễn viên can đảm, Belmondo thuở trẻ không ngần ngại nhận lấy và hoàn thành những vai diễn nguy hiểm mà không cần phải nhờ đến các diễn viên « cascadeurs » để thế mạng.

Xuất hiện trên màn ảnh lớn lần đầu tiên vào cuối thập niên 50 thế kỷ trước, Jean Paul Belmondo đã nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng riêng bên cạnh những Jean Gabin, Bourrvil, Louis de Funès hay Michel Simon thời bấy giờ.

Marc Allégret, Marcel Carné, Jean Luc Godart, Philippe de Broca, Gerard Oury, Louis Malle, François Truffaut hay Claude Chabrol đã tặng cho Belmondo những vai diễn hết sức đa dạng mà không bao giờ người nghệ sĩ này để cho khán giả phải thất vọng.

Belmondo cũng đã từng chia sẻ màn ảnh lớn với những người bạn cùng trang lứa như Alain Delon, Lino Ventura với rất nhiều nữ diễn viên mà tên tuổi đã đi vào huyền thoại như Danielle Darrieux của Pháp, Ursula Andress hay Sophia Loren, Claudia Cardinale …


Ông cũng là một trong những ngôi sao điện ảnh hiếm hoi của Pháp đã dung hòa được thể loại cinéma d’auteur (A bout de Souffle của Godard) với những bộ phim giải trí dễ thu hút đại chúng : Le Magnifique, L’Homme de Rio, l’As des As, le Professionnel…

Tên tuổi của Jean Paul Belmondo đã đi vòng quanh trái đất. Belmondo cũng từng là thần tượng của nhiều thế hệ diễn viên từ phim trường Los Angeles đến Tokyo, từ Mehicô đến Mátxcơva : Belmondo là một trong những danh nhân Pháp được công chúng yêu mến nhất.

Tối 17/5, Liên hoan Cannes trải thảm đỏ đón nam diễn viên Jean Paul Belmondo. Cùng với tất cả những người bạn nghệ thuật của ông như Jean Rochefort, Jean Pierre Marielle Claude Rich … Belmondo sẽ khám phá bộ phim tài liệu mang tên Belmondo, Itinéraire – Hành trình Belmondo - mà trong đó, hai nhà làm phim Vincent Perrot và Jeff Domenech phác họa lại hơn 50 năm sự nghiệp của người có cái biệt hiệu dễ mến là Bebel.
viethoaiphuong
#12 Posted : Wednesday, May 18, 2011 10:37:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cây nhân sinh, lời cầu nguyện cho gia đình, bản giao hưởng về cuộc sống


Đức Tâm - RFI - Thứ hai 16 Tháng Năm 2011

Hôm nay, 16/05/2011, bộ phim The Tree of Life – Cây nhân sinh được trình chiếu tại Cannes, trong khuôn khổ cuộc tranh đua giành Cành Cọ Vàng. Giới phân tích coi bộ phim là lời cầu nguyện cảm động đối với một đứa trẻ qua đời, bản giao hưởng trữ tình về cuộc sống trên Trái đất.

Cây nhân sinh kể về cuộc sống thường ngày của một gia đình trung lưu ngoan đạo tại một thành phố nhỏ bé ở tiểu bang Texas, trong những năm 50 : Người cha, do nam tài tử Brad Pitt thủ vai, thì độc đoán, luôn bị ám ảnh là ba đứa con trai của mình phải thành đạt trong cuộc sống, người mẹ, nữ diễn viên Jesssica Chastain đóng, thì nhẹ nhàng, hiền dịu và bao dung, luôn tìm cách an ủi, động viên con cái.

Jack, con trai đầu lòng, phải học cách chia sẻ tình cảm của mẹ với những đứa em. Cậu phải hứng chịu mọi đòi hỏi nghiệt ngã của người cha và thảm họa giáng lên đầu những đứa trẻ trong gia đình. Jack khi lớn, lúc này do diễn viên tài ba Sean Penn đóng vai, thường xuyên cật vấn về cái quá khứ tuổi thơ vừa đau đớn vừa tuyệt vời của mình.

Nam tài tử Brad Pitt giải thích, trong phim, giấc mơ Mỹ không thể biến thành hiện thực nữa, người cha nổi giận và đổ mọi sự bực bội, cáu giận lên đầu đứa con.

Để thể hiện được vai diễn một người mẹ bao dung, hiền dịu với con cái, Jessica Chastain đã phải làm quen tiếp xúc, chơi với trẻ nhỏ trong một thời gian dài.

Tất cả những sinh hoạt đời thường của gia đình này lại được đan xen vào trong khung cảnh tôn giáo như sự ra đời của Trái đất, sự xuất hiện của sự sống và những hình thái biến hóa của nó.

Để có thể hiểu được ý tưởng của đạo diễn Terrence Malick trong cái mớ bòng bong về những quan niệm tạo sinh mang mầu sắc tôn giáo, các diễn viên đã phải theo nhịp làm việc của ông, một người rất am hiểu về triết học và thần học. Brad Pitt cho các nhà báo biết là mỗi sáng, đạo diễn Terrence đưa cho các diễn viên 4 trang giấy viết chi chít mà ông đã ghi trong đêm hôm trước và các diễn viên cứ dựa theo đó mà đóng, thể hiện vai diễn của mình. Điều này tạo cảm giác mới mẻ.

Hơn nữa, đạo diễn giới hạn mỗi cảnh trong phim chỉ quay nhiều nhất là hai lần. Diễn viên Brad Pitt kể lại, đạo diện Malick không muốn các diễn viên diễn theo kịch bản đã viết. Giống như đi bắt buớm : đạo diễn căng lưới đón chờ bắt những con bướm tình cờ bay qua và những sự cố này lại là những khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

Cũng vào tối nay, bộ phim thứ ba của Pháp tranh giải Cành Cọ Vàng được chiếu tại Cannes, đó là phim « Apollonide - Kỷ niệm Lầu xanh ».

Bộ phim đưa người xem đi tham quan thế giới của những cô gái mại dâm. Họ hành nghề trong Lầu xanh và coi đây như một ký túc xá nội trú.

Đó là một ngôi nhà ở khu vực Opera, nằm trong quần thể kiến trúc Haussman nổi tiếng ở Paris. Chìm trong thứ ánh sáng được hắt xuống từ những bức tranh của Ingres và Degas là nơi sinh sống và hành nghề của hơn một chục cô gái. Họ tiếp khách từ chập tối, một vài khách thường xuyên lui tới và gắn bó với nơi này.

Đạo diễn Bertrand Bonello đưa người xem thâm nhập vào thế giới kín Lầu xanh vào thời điểm quan trọng của thế kỷ 19 : Điện và tầu điện ngầm bắt đầu phát triển. Lầu xanh sẽ bị đóng cửa. Trong phim, các cô gái hành nghề mại dâm gắn bó với nhau như những người bạn tốt, họ không bị ngược đãi. Bà chủ quan tâm chăm sóc các cô gái, đưa ra những lời khuyên bảo. Trong khi đó, các cô vừa chuẩn bị đón khách, vừa vui đùa với nhau. Họ sống có vẻ hồn nhiên cho dù rất nhiều người vẫn còn nợ chồng chất, ràng buộc họ với Lầu xanh.

Bộ phim kết thúc với cảnh các cô gái hành nghề mại dâm hiện nay, đứng đón khách trên các cửa ô vào Paris. Phải chăng những cảnh này làm gợi nhớ đến những khu Lầu xanh xưa kia. Đạo diễn Bonello từ chối tham gia cuộc tranh luận này.
viethoaiphuong
#13 Posted : Wednesday, May 18, 2011 10:46:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Lars von Trier trở lại Cannes với Melancholia



"Melancholia", phim của đạo diễn Lars Von Trier tranh giải Cành cọ vàng tại Cannes -2011
Christian Geisnæs/Festival de Cannes 2011

Thanh Hà - RFI - Thứ tư 18 Tháng Năm 2011

Thời sự tại liên hoan Cannes ngày 18/5/11 dày đặc : bên cạnh hai bộ phim tranh Cành Cọ Vàng là Melancholia -Nỗi u buồn của Lars von Trier (Đan Mạch) và Hanezu của nữ đạo diễn người Nhật Naomi Kawase.

Bộ phim gây nhiều tranh luận nhất là La Conquête mà trong đó đạo diễn Pháp Xavier Durringer nói về hành trình chinh phục quyền lực của ông Nicolas Sarkozy trong cuộc chạy đua vào điện Elysée năm 2007 Có rất nhiều tranh cãi chung quanh bộ phim này. Nhiều người cho rằng La Conquête có thể trở thành một cuộc phim quảng cáo để tổng thống Pháp chuẩn bị ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai.

Ngoài ra hôm nay cũng là ngày mà ban tổ chức Liên hoan chọn để vinh danh Ai Cập, một quốc gia có truyền thống điện ảnh lâu đời. Tối nay, bộ phim tập thể do 10 đạo diễn, 20 diễn viên, 6 nhà văn … thực hiện mang tên 18 Ngày đi ngược dòng thời gian để nhìn lại 18 ngày của một cuộc cách mạng ôn hòa đã thay đổi vận mệnh đất nước.

Trở lại với Melancholia : trong tác phẩm mới nhất này Lars von Trier-, người từng đoạt Cành Cọ Vàng năm 2000 với Dancer in the Dark –Vũ nữ trong đêm và cũng với tác phẩm này Bjork đã đoạt giải thưởng dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất năm ấy- đưa chúng ta sống lại những giờ phút chót của ngày tận thế qua cái nhìn của hai chị em Claire và Justine : người là Trái đất, kẻ là hành tinh U buồn, Melancholia. Melancholia đang lao vào trái đất.

Lars von Trier đã trao trọng trách cho nữ diễn viên Pháp Charlotte Gainsbourg thủ vai Claire. Kristen Dunst : đôi mắt của nữ diễn viên mang hai dòng máu Đức và Thụy Điển này thể hiện tất cả nỗi u buồn của một hành tinh.

Về mặt mỹ thuật, Melancholia của đạo diễn người Đan Mạch này đã mở ra bằng hình ảnh tuyệt đẹp khi các hành tinh như thể đang dìu nhau vào một vũ khúc thiên thai.
viethoaiphuong
#14 Posted : Wednesday, May 18, 2011 10:53:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hanezu, lời tỏ tình của nữ đạo diễn Naomi Kwase với thiên nhiên



Nữ đạo diễn Naomi Kawase và đoàn làm phim " Hanezu No Tsuki" tại Liên hoan Cannes lầnt hứ 64, hôm 18/5/2011
REUTERS/Eric Gaillard

Thanh Hà - RFI - Thứ tư 18 Tháng Năm 2011

14 năm sau giải Ống Kính Vàng dành cho các bộ phim đầu tay (Susaku), 4 năm sau Giải thưởng Lớn của ban giám khảo (Mogari, khu rừng tang tóc) nữ đạo diễn Naomi Kawase trở lại liên hoan Cannes lần này với Hanezu no Tsuki.

Đây là một bài thơ, một lời tỏ tình với thiên nhiên, với Asuka chiếc nôi văn hóa của Nhật Bản. Nơi có ba hòn núi Unebi, Miminashi va Kagu bao quanh :


Cũng tại Asuka, cô thợ nhuộm Takumi và nhà điêu khắc Kayoko như đi ngược thời gian, để sống lại những chuyện tình dang dở mà ông bà của họ đã trải qua. Đôi tình nhân này đi về giữa hiện tại và quá khứ lịch sử hơn 1000 năm của Nara- cố đô xứ phù tang- để tiếp tục gắn thêm những mắt xích mới vào chuỗi dây chuyền của con Tạo.
Thực ra rất khó để nói về nội dung bộ phim này, bởi lẽ ống kính của Naomi Kawase gợi lên cho người xem nhiều cách tiếp cận với bộ phim, và rất nhiều cách diễn giải. Hanezu được Naomi Kawase lấy từ một một bài thơ cổ (thế kỷ thứ 7) cùng tên, nói về một cuộc tình tay ba giữa hai hòn núi ông (Unebi, Miminashi )với nàng Kagu. Ruộng lúa, con đường làng, hay dòng suối… trong ống kính của Naomi Kawase tự nó đã là một vần thơ.

Nhìn ở một góc độ nào đó, có thể nói Hanezu còn là một chuyện tình tay ba giữa nữ đạo diễn Naomi Kawase (đối với làng quê nơi cô sinh ra) với thiên nhiên và con người. Chính vì vậy mà Naomi Kawase cho biết cô đã rất kỹ tính khi tuyển chọn dàn diễn viên và cô cũng đã mời những nghệ sĩ cộng tác với mình đến Nara 1 tháng trước khi khởi quay để họ sống với ruộng đồng Nara, để họ hòa mình vào với Nara, và đặc biệt là mỗi cảnh trong phim chỉ được quay có đúng một lần để truyền đạt được tất cả những gì mộc mạc của mỗi nhân vật trong phim.

Đặc phái viên Thanh Hà - Cannes 2011

18/05/2011


Naomi Kawase có một ngôn ngữ điện ảnh riêng của mình khi tiếp cận với khán giả. Trong đối thoại ấy người xem rất khó có thể chen chân vào thế giới của nhà làm phim người Nhật này : Thứ nhất là Hanezu không cho chúng ta một sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ đầu đến cuối phim, thứ hai là do Kawase chỉ gợi điều cô muốn chuyển tải đến khán giả. Naomi Kawase dùng rất nhiều ẩn dụ để đưa chúng ta dạo bước trong dòng thời gian Hình ảnh một trận mưa bão làm rung chuyển đất trời hay đấy cũng là những đợt sóng đang ập vào tâm hồn Takumi và Kayoko ? Rồi lại hình ảnh tổ chim yến, mái ấm mà chẳng bao giờ Kyoko có được với Takumi ?
viethoaiphuong
#15 Posted : Thursday, May 19, 2011 9:22:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Lars Von Trier bị trục xuất khỏi Liên hoan phim Cannes




Đạo diễn Lars Von Trier (giữa) với các diễn viên Kirsten Dunst (trái), Charlotte Gainsbourg (phải) phim "Melancholia" 18/5/2011
REUTERS/Eric Gaillard

Thanh Hà - RFI - Thứ năm 19 Tháng Năm 2011

Lần đầu tiên ban tổ chức yêu cầu một đạo diễn rời khỏi Liên hoan trước khi kết thúc cuộc tranh tài. Đạo diễn Đan Mạch Lars Von Trier phải « lập tức » rời khỏi Cannes sau khi ông tuyên bố thông cảm và chia sẻ chủ trương bài Do Thái của Hitler.



Trưa nay, 19/05/2011, ban tổ chức Liên hoan ra thông cáo đã quyết định yêu cầu đạo diễn Đan Mạch Lars Von Trier lập tức rời khỏi Cannes. Tuy nhiên bộ phim Melancholia - Nỗi u buồn vẫn được duy trì trong chương trình chính thức để tiếp tục tranh Cành Cọ Vàng.

Hôm qua, trong cuộc họp báo giới thiệu bộ phim Melancholia, đạo diễn này đã gây xì-căng-đan khi tuyên bố : ông « thông cảm » và có « cảm tình » với Hitler về chủ trương bài Do Thái của Đức Quốc Xã.

Tuyên bố nói trên của ông đã gây hoang mang trong dư luận. Báo chí hôm nay bình luận rất nhiều về những lời lẽ này. Ngay tại buổi họp báo, nữ diễn viên Đức (và Thụy Điển) Kristin Dunst, có mặt bên cạnh Lars Von Trier đã tỏ ra hết sức lúng túng. Một nữ diễn viên chính khác của Lars von Trier trong Melancolia, là Charlotte Gainsbourg, người gốc Do Thái – cha cô, cố danh ca Serges Gainsbourg là người Do Thái gốc Nga.

Tối hôm qua, đạo diễn Đan Mạch đã phải đính chính và xin lỗi về những lời lẽ vụng về của ông. Lars von Trier tiếc là đã bị dư luận hiểu nhầm.

Dù vậy sáng nay chủ tịch liên hoan Gilles Jacob lấy làm tiếc là Lars Von Trier đã lợi dụng diễn đàn Cannes để bày tỏ những « chính kiến không thể chấp nhận được và đó là những ý tưởng trái ngược hoàn toàn với tinh thần của Liên hoan Cannes ».

Lars Von Trier là một đạo diễn có tài, ông từng đoạt Cành Cọ Vàng 2000 với Dancer in the Dark (Vũ nữ trong đêm) và bộ phim Breaking the waves (Bẻ sóng) của ông từng đoạt Giải Thưởng Lớn của ban giám khảo 4 năm trước đó. Nhưng Lars Von Trier cũng nổi tiếng là người có thái độ và những lời lẽ khiêu khích.
viethoaiphuong
#16 Posted : Thursday, May 19, 2011 9:51:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Cannes 2011 thất vọng vì La Piel que Habito của Almodovar




Pedro Almodovar (áo xanh) chụp ảnh chung với các diễn viên trong bộ phim "La Piel Que Habito", 19/05/2011
REUTERS/Jean-Paul Pelissier

Thanh Hà - RFI - Thứ năm 19 Tháng Năm 2011

Ban giám khảo Liên hoan Cannes hôm nay, 19/05/2011, tập trung vào hai bộ phim La Piel que Habito – Bên dưới làn da và Ichimei- Hara Kiri - cái chết của hiệp sĩ Samourai. Phim Bên dưới làn da của đạo diễn Tây Ban Nha Pedro Almodovar gây nhiều thất vọng.

Roberto Ledgard là một vị bác sĩ thẩm mỹ nổi tiếng với đôi tay phù thủy khi ông giải phẫu, sửa sắc đẹp cho các bà, các cô, giúp họ níu kéo thời gian. Từ khi vợ ông chết cháy trong một tai nạn xe cộ, Roberto miệt mài lao vào một chương trình nghiên cứu để tạo ra một lớp da mới với hy vọng cứu được người bạn đời.


Bác sĩ Ledgard đã thành công 12 năm sau đó, cho dù vợ ông không còn. Cô con gái duy nhất của ông nhẩy lầu tự vẫn sau khi bị hãm hiếp. Ledgard bắt đầu tính đến kế hoạch trả thù.

Trong công việc nghiên cứu cũng như ngoài đời, Ledgard cần có một kẻ đồng lõa, và một người để ông thử nghiệm trực tiếp những sáng chế mới của mình. Kẻ đồng lõa đó là bà vú già Marilia, nhưng ai sẽ là con vật tế thần để bác sĩ Roberto tiến hành các cuộc thí nghiệm ?

Amlodovar đã dựa trên tiểu thuyết Mugale của Thierry Jonglet để cho ra đời La Piel que Habito.


Dù vậy Bên dưới làn da đã làm nhiều người thất vọng. Giới hâm mộ Almodovar không tìm thấy ở bộ phim ông mang đến Cannes lần này « phong cách Almodovar » : Bên dưới làn da gần như là một bộ phim hình sự hài hước đã được đạo diễn người Tây Ban Nha này khai thác một cách « dễ dàng », nếu không muốn nói là hời hợt.

Khác hẳn với những bộ phim trước (Tacones lejanos - Giầy cao gót ; 1995 : La flor de mi secreto hay Carne trémula) mà trong đó mỗi nhân vật đều mang nặng một nỗi niềm, những vết thương không thể nói ra, lần này với La Piel que Habito, đạo diễn Almodovar như thể dọn sẵn tất cả lên bàn tiệc cho khán giả, cho dù bàn tiệc đó được bày biện rất khéo và Amlodovar đã không quên một chút gì hài hước để thu hút người xem.

Kịch bản của bộ phim cũng thiếu tính thuyết phục. Tuy nhiên các fan của nam diễn viên Antonio Banderas thì chắc sẽ hài lòng, khi thấy thần tượng điện ảnh này xuất hiện gần như từ đầu đến cuối phim.

Bên dưới làn da có thể xem như là một bộ phim giải trí nhẹ nhàng, nhưng Pedro Almodovar khó có thể gặt hái được Cành Cọ Vàng năm nay với La Piel que Habito. Almodovar từng lọt vào bảng vàng của Liên hoan, nhưng Cannes chưa dành cho ông giải thưởng cao quý nhất.
viethoaiphuong
#17 Posted : Friday, May 20, 2011 3:20:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đạo diễn Iran Jafar Panahi « vượt tường lửa » gửi phim đến liên hoan Cannes


Đạo diễn Iran Jafar Panahi.
DR / Festival de Cannes

Thanh Hà - RFI - Thứ sáu 20 Tháng Năm 2011

Mặc dù đang bị quản thúc tại gia sau khi bị kết án 6 năm tù, đạo diễn Iran, Jafar Panahi, vẫn tham dự liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes với bộ phim In Film Nist. Bộ phim này không tranh giải. Đây là một tác phẩm được quay lén và đến được Cannes nhờ ghi lại trên thẻ nhớ USB.

Tuy không được chọn để tranh giải nhưng bộ phim ‘In Film Nist' của đạo diễn Iran nổi tiếng Jafar Panahi được trình chiếu tại chương trình liên hoan hôm nay, 20/05/2011.

Thực hiện cùng với nhà làm phim tài liệu Mojtaba Mirtahsmab, trước ống kính của chính mình, đạo diễn Jafar Panahi nói về bản án 6 năm tù mà chính quyền Teheran đã « tặng » cho ông, về tâm trạng của một nhà làm phim bị cấm hoạt động và bị kiểm duyệt cũng như về lòng khát khao, nỗi đau khổ của một đạo diễn không được hành nghề. Jafar Panahi bị cấm ra nước ngoài, và cấm hành nghề trong vòng 20 năm.

Qua bộ phim In Film Nist, hai nhà điện ảnh Iran Mojtaba Mirtahsmab và Jafar Panahi muốn chứng minh với dư luận rằng, nghệ thuật thứ bảy và ống kính camerra có sức mạnh phi thường, nghệ thuật có tác động mãnh liệt hơn bất kỳ một phương tiện kiểm duyệt nào, mãnh liệt hơn cả ý chí của những nhà lãnh đạo, và mãnh liệt hơn cả quyền lực. Phim In Film Nist sẽ được chiếu tại Pháp vào giữa tháng 9 tới.

Trong chương trình tranh Cành Cọ Vàng, hai tác phẩm được trình chiếu trong ngày là This Must be the Place - Có lẽ chốn này - của đạo diễn Ý Paolo Sorrentino và bộ phim Drive - Đua xe với tử thần - của đạo diễn Đan Mạch Nicolas Winding Refn.
viethoaiphuong
#18 Posted : Friday, May 20, 2011 3:34:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Ichimei, Hara Kiri : Cái chết của võ sĩ Samurai



Director Takashi Miike (C) poses with actor Eita (R) and scriptwriter Kikumi Yamagishi (L) on the red carpet for the screening of the film "Ichimei", in competition at the 64th Cannes Film Festival, May 19, 2011.
REUTERS/Jean-Paul Pelissier

Thanh Hà - RFI - Thứ sáu 20 Tháng Năm 2011

Đạo diễn Nhật Bản, Takashi Miike chắc chắn sẽ đi vào lịch sử Liên hoan Cannes với tư cách nhà làm phim đầu tiên tranh Cành Cọ Vàng với một bộ phim ba chiều 3D. Trong tác phẩm Ichimei, Hara kiri - Cái chết của võ sĩ Samurai, đạo diễn Miike đã dựng lại với kỹ thuật hình ảnh nổi, một bộ phim từng được vinh danh tại Liên hoan Cannes năm 1963.

Đó là phim Seppuku-Hara kiri của đạo diễn bậc thầy Kobayashi. Ichimei tương tự như Seppuku hơn 40 năm về trước là một bộ phim nói về đời sống chật vật của những chàng võ sĩ Samurai thời bình ở vào thế kỷ thứ 17.

Hanshiro là một trong những số đó. Quá đói khổ, Hanshiro đến dinh thự của một vị lãnh chúa để xin một ân huệ cuối cùng : được mổ bụng tự sát trong sân nhà giòng họ Ii

Kageyu, viên quản gia đầy quyền uy của giòng họ Ii chấp thuận lời thỉnh cầu của Hanshiro nhưng trước khi để cho võ sĩ Hanshiro được toại nguyện thì Kageyu kể lại câu chuyện buồn của võ sĩ Samurai trẻ tuổi là Motome : vì đói kém Motome cũng đã đến cửa gia đình họ Ii với một thanh gươm bằng tre, xin được chết trong danh dự nhưng thực tế là để xin vài đồng tiền để sống qua ngày. Gia đình họ Ii coi đây là một sự sỉ nhục đối với nguyên tắc danh dự của Võ sĩ đạo. Căn cứ với đạo lý « quân tử nhất ngôn » Kageyu đã buộc Motome phải mổ bụng tự sát dù anh chỉ có thanh gươm gỗ.


Cảnh Motome tự sát tưởng chừng đã kéo dài cả một thiên thu. Một nhát kiếm gỗ, rồi hai nhát … Motome tự hành hạ thể xác tới cùng để xứng đáng là một võ sĩ Samurai.
Đạo diễn Takashi Miike nổi tiếng là một nhà làm phim thích đưa lên màn ảnh những cảnh tàn bạo, máu me và ông đã khẳng định lại điều đó trong các cảnh Hara kiri với bộ phim đến dự liên hoan Cannes lần này.

Nhưng với kỹ thuật ảnh ba chiều, người xem có cảm tưởng như chính mình đang bước chân vào căn chòi rách nát của Hanshiro hay lạc vào đại sảnh vào điện thờ của giòng họ Ii.

Ngoài khía cạnh nghệ thuật thì bộ phim Ichimei của đạo diễn Takashi Miike đã vượt thời gia và vượt ra ngoài thế giới của những chàng võ sĩ Samurai để nhìn vào một thực tế : nơi mà sự khổ đau, cảnh bần cùng không là mầm mống để tạo ra một cuộc nổi dậy. Trong thế giới của Ichimei thì người vợ đau ốm tự xem mình là gánh nặng cho chồng. Dù đói rét cũng không ai cất lên một lời than oán.

Nam diễn viên Ebizo Ichikawa - một trong những nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật sân khấu Nhật Bản - thủ vai nhân vật Hanshiro. Phong cách và lối diễn xuất của ông chỉ trong 5 phút đầu bộ phim đã thể hiện tất cả tâm tư của chàng võ sĩ Hanshiro và sẽ không có gì ngạc nhiên hay quá đáng nếu như giải thưởng dành cho nam tài tử xuất sắc nhất năm nay về tay Ichikawa.
viethoaiphuong
#19 Posted : Saturday, May 21, 2011 6:14:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bảng vàng Liên hoan Cannes 2011 trong mắt báo chí



Các diễn viên đóng trong phim Melancholia của đạo diễn Lars Von Trier: Charlotte Gainsbourg (phải) và Kirsten Dunst (trái) tại Liên hoan phim Cannes 2011.
Reuters

Thanh Hà - rfi - Thứ bảy 21 Tháng Năm 2011

Cuộc tranh tài chưa chấm dứt nhưng báo chí Pháp và quốc tế đã bình chọn « bảng vàng » cho mùa liên hoan năm nay. Ở địa vị ban giám khảo thì báo giới quốc tế sẽ trao Cành Cọ Vàng cho bộ phim Le Havre của đạo diễn Phần Lan Aki Kaurismaki.
Tạp chí Screen của Mỹ ấn bản đặc biệt từ Cannes bình chọn đây là bộ phim hay nhất, hơn cả Le Gamin au Vélo (Đứa bé đi xe đạp) của hai anh em nhà làm phim người Bỉ, Jean Pierre và Luc Dardenne. Còn bộ phim được coi là « sự kiện » của Liên hoan Cannes lần thứ 64, Tree of Life (Gốc cây nhân sinh) của đạo diễn Mỹ Terrence Malick chỉ đứng hạng ba.

Trong nhãn quan của các tạp chí điện ảnh Pháp như là Première, Positif và Cahier du Cinéma thì giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Cannes 2011 phải được trao cho Melancholia (Nỗi u buồn) của Lars von Trier, cho dù các nhật báo lớn như Le Monde, Le Figaro La Croix hay L'Humanité thì chỉ « say mê » với Melancholia nhưng không dám khẳng định rằng đây là tác phẩm độc đáo nhất năm nay. Báo chí nước ngoài không hào hứng bằng : bộ phim thứ 22 này của Lars Von Trier bị dồn xuống hàng thứ 6 ! Dù vậy sau khi Lars Von Trier bị trục xuất khỏi Cannes, nhiều người nghĩ rằng ban giám khảo do nam diễn viên Robert de Niro làm chủ tịch khó có thể vinh danh Melancholia, vì trao Cành Cọ Vàng cho bộ phim này không khác nào là đổ thêm dầu vào lửa.

Sau khi đạo diễn Đan Mạch Lars Von Trier có những tuyên bố « bừa bãi » về cảm tình của ông đối với Đức Quốc Xã, ông đã bị trục xuất khỏi diễn đàn Cannes. Ban tổ chức Liên hoan khẳng định chỉ muốn cảnh cáo đạo diễn nhưng không trừng phạt bộ phim của ông được chọn đi tranh tài, do vậy Melancholia về mặt chính thức vẫn là một trong số 20 tác phẩm có thể được trao Cành Cọ Vàng.

Báo Mỹ nghĩ gì về phim Pháp ?

Bộ phim có kịch bản được coi là « kỳ cục » nhất Liên hoan Pater (Đức cha) của đạo diễn Alain Cavalier được các tờ báo Pháp ca ngợi hết lời. Nhưng sáng kiến để đạo diễn và diễn viên thân thiết của ông là Vincent Lindon đóng vai Tổng thống và Thủ tướng Pháp, một cấu trúc lạ lùng của Alain Cavalier hoàn toàn không chinh phục được các tạp chí Mỹ.

Tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn Maiwen, Polisse (Nhóm điều tra) được coi là đầy triển vọng trong mắt các nhà phê bình Pháp thì không hợp « khẩu vị » các nhà báo Anh Mỹ. Nhật báo Daily Telegraph khắt khe hơn hết với La Conquête (Chinh phục quyền lực) khi coi đây là một quả pháo xì. Còn Hollywood Reporter thi cho rằng bộ phim này của đạo diễn Xavier Durringer mang tính giải trí nhưng chắc sẽ ít có cơ hội được trình chiếu ở ngoài phạm vi nước Pháp !
viethoaiphuong
#20 Posted : Saturday, May 21, 2011 11:28:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Nguyễn Quốc Dũng: Một diễn viên người Việt trong chương trình Liên hoan Cannes 2011



Nguyễn Quốc Dũng tại Liên hoan Cannes 2011 (Ảnh: RFI/Thanh Hà)

Thanh Hà - rfi - Chủ nhật 22 Tháng Năm 2011

Một diễn viên không chuyên nghiệp người Việt Nam sống tại Thụy Sĩ đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn Phần Lan, Aki Kaurismaki. Nguyễn Quốc Dũng được mời đóng vai Chang trong bộ phim Le Havre, Cảng Havre. Tác phẩm này được coi là có nhiều triển vọng đoạt Cành Cọ Vàng liên hoan Cannes năm nay.

Bộ phim Le Havre được trình chiếu hôm 17/3 vừa qua, trong đó diễn viên Nguyễn Quốc Dũng được chọn để đóng vai Chang, một người bạn của nhân vật chính trong phim là ông Marcel Marx.

Tại Cannes, RFI đã có dịp tiếp chuyện với Dũng và được biết, ngoài đời, Dũng là một anh thợ điện, anh đã đến với nghệ thuật thứ bảy một cách hết sức tình cờ.
Users browsing this topic
Guest (7)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.