quote:
Gởi bởi Ba Tê
quote:
Chúng tôi muốn mở một forum để thảo luận về những Huyền Thoại & Ngộ Nhận
Chào VietYouth. Càn ơn ý tưởng hay của bạn, bạn cứ khai pháo đi . Ai biết thì góp ý , còn không biết thì im re để nghe như tui
quote:
Còn như cứ nhắm mắt làm ngơ (Denial), thì cũng không thay đổi được Sự Thật, không giúp được gì cho họ... mà còn làm cản trở sự tiến hoá của cộng đồng (ví dụ như diễn đàn này)
Mong bạn hãy nêu ra một vài thí dụ cụ thể trong diễn đàn này (?)để tránh "ngộ nhận" .
Cám ơn bạn Ba Tê đã quan tâm. Xin được "tiếp tục":
quote:
NuocNon
Tớ hy vọng là tớ hiểu ý của bác KMD rồi. Đề tài vừa khó vừa bao quát nhiều lãnh vực. Như bác nói, tùy bối cảnh câu chuyện của những thành viên tham gia mà ta đi tiếp. Bác đang liên tưởng đến các triệu chứng tâm bệnh. Đúng cái món tớ ưa, (hi hi), thành ra cho tớ đánh bạo tán tiếp với bác vậy.
Về bệnh tâm thần, trước hết nó phải được xét trên phương diên y khoa, thì tớ không dám bàn. Cái này cần phải là những bác sĩ chuyên ngành mới có thẩm quyền. Về lãnh vực tâm lý, cách riêng tâm lý trị liệu, đây cũng là một ngành học rộng, phức tạp, thành ra tớ đề nghị chúng ta chỉ bàn đến nó trong khuôn khổ nó có liên hệ tới đề tài chính mà bác KMD nêu ra thôi.
Giờ trước hết cho tớ xin xác định lại đề tài cái đã, xin bác KMD cho biết tớ có hiểu đúng ý của bác không đã nhé:
1. Bác muốn đề cập đến những huyền thoại, ngộ nhận, định kiến, niềm tin... hay những gì tương tự thế mà khiến người ta bị giam cầm tâm trí trong đó, khiến bị lệch lạc suy nghĩ, khiến không thể nhận thức ra được phải trái, không nhỉn ra được kể cả những sự thật khách quan hay những kết luận hợp lý... phải thế không ạ?
2. Bác còn nhận ra một phản ứng thông thường nữa của những người bị "giam cầm" tâm trí (hay tâm lý) như vậy: họ cảm thấy như bị xúc phạm khi có ai đó nói ngược lại những niềm tin kiên cố của họ; họ nổi giận, họ trả đũa... Xem ra rất khó thuyết phục được họ.
3. Hình như bác cho rằng chúng ta có thể lần ra và xác định được một số "huyền thoại", "ngộ nhận" thông thường (hoặc phổ biến). Bác cho rằng khi phát giác ra được chúng, gọi tên được chúng, ta có cơ may tẩy trừ được chúng ra khỏi tâm trí ta cũng như giúp người chung quanh cũng được tẩy trừ.
4. Bác cho rằng đã biết thế rồi thì không nên làm ngơ để mặc thế. Phải cố tìm những "liệu pháp" để chữa trị, vì điều đó không những có lợi cho các đương sự mà còn giúp cho sự tiến hóa của cộng đồng? Tâm lý trị liệu là một trong những liệu pháp tốt, và bác thấy rằng ở phương Tây người ta xem những nỗ lực chữa trị này là chuyện rất thường. Bác cũng muốn tìm ra một giải pháp nào đó có thể giúp ích cho dân Việt mình.
Tớ hiểu đề tài bác KMD đặt ra là thế. Xin bác xem lại coi có sai hay sót chỗ nào không ạ?
Tớ rất cần những người như bác đây để diễn giải những điều tớ trình bày... thành ra có lớp lang và hấp dẫn như vậy (nói chung ý nào hay là của tớ; cái gì dở là do bác tự nghĩ ra).
Thật ra thì những ý tưởng này tớ đã có từ lâu rồi... nhưng chưa thể hệ thống hóa chúng lại một cách tường tận & mạch lạc để có thể truyền đạt(communicate) những "ước muốn" (Goals) của mình một cách rõ ràng (đơn giản) để người khác có thể cảm thông (Relate to) được thôi.
Như bác NN đã nêu ra, có những trường hợp đơn lẻ, mang tính cá thể, như là những bệnh trạng tâm lý thông thường (Paranoia {Schizophrenia} & Dementia), mà người Việt Nam mình còn chưa có tập quán "Làm Quen với Chứng Bệnh" (Thông Hiểu để Ứng Xử cho Thích Hợp), cũng như đối diện với Sự Thật này, để có thể giải quyết tình huống một cách rốt ráo và hiệu quả (thay vì giả lơ như không có chuyện gì xảy ra (Denial).
Nhưng lý do chính mà tôi nghĩ cần phải có một Dedicated Forum để giải tỏa những Huyền Thoại & Ngộ Nhận (Bệnh Trạng Tâm Lý, Những Thói Quen Ngụy Biện...), vì tôi nghĩ rằng trước khi chúng ta có thể tìm ra những Mẫu Số Chung (Common Grounds) và những Phương Hướng Giải Quyết (Solutions) cho những Nan Đề của Xã Hội VN [ví dụ như muốn truyền bá hoặc bác bỏ một Chủ Thuyết/Tư Tưởng/Chính Sách nào đó]... (như X-Cà hoặc Dân Luận {và nhiều diễn đàn khác} có hoài bão muốn thực hiện) thì những thành viên tham gia ít ra cũng phải có trình độ để phân biệt được "Sự Thật" và phương thức Tranh Luận [một cách hữu hiệu (Productive).
Ví dụ cụ thể hơn, thử bàn về Thể Chế (Sinh Hoạt Tập Thể):
Quan Hệ giữa Cha, Con & Anh, Chị, Em: Không có sự lựa chọn từ phía "bị trị". Chủ gia đình có một số quyền hạn [ảnh hưởng đến tương lai {Wellbeing} của các thành viên trong gia tộc), mang tính cách "Gia Trưởng" (Áp Đặt), xử sự theo Gia Qui--tương đương với chế độ Phong Kiến.
Quan Hệ giữa Thầy Trò & Trường Lớp: Có tính cách Cao Thấp, một bên tự nguyện đi theo để học hỏi (tu thân). Tuy cũng hơi giống như quan hệ Cha Con, Ban Giám Hiệu có một số quyền hạn [ảnh hưởng đến tương lai {Furure} của các thành viên trong trường),nhưng ít ra là người "bị trị" đã biết trước "kẻ cai trị", nhưng vẫn cam tâm tình nguyện, trong một thời gian nhất định. Tạm coi như chế độ Quân Chủ.
Quan Hệ Vợ Chồng: Hai bên tình nguyện theo nhau, được kết nối bởi sự tin yêu và tinh thần trách nhiệm... để cai quản gia đình, tạo nên nền tảng xã hội. Chủ gia đình có một số quyền hạn ảnh hưởng đến tương lai {Wellbeing} của các thành viên trong gia đình ngang nhau, tùy từng sự việc. Nhưng tạm không so sánh với thể chế nào (vì có tính cách one on one).
Quan Hệ Băng Đảng Tự Nguyện (Leagues): Tham gia để tạo vây cánh, có thêm quyền lực và lợi lộc. Phải tuân thủ điều lệ đã có sẵn, và nghe lệnh cấp trên. Nếu có tài, có thể trở thành thủ lãnh. Đảng Trưởng (và cấp lãnh đạo) có một số quyền hạn ảnh hưởng đến tương lai (Shares) của các thành viên trong đảng. Tương đương với thể chế Republic?
Quan Hệ Băng Đảng "bị cưỡng bức" (Mafia): Bị ép buộc, hoặc phải tham gia trọn đời (không thể bỏ đảng). Phải tuân thủ điều lệ đã có sẵn, và phải tuyệt đối nghe lệnh thượng cấp. Không có cơ hội làm thủ lãnh. Đảng Trưởng (và cấp lãnh đạo) có quyền hạn tuyệt đối, quyết định số phận (Future) của các thành viên trong đảng. Tương đương với thể chế Totalitarian.
Quan Hệ Thành Viên của Bang Hội (Fan Clubs): Tình nguyện tham gia vì cùng sở nguyện. ý thích... Ai tài giỏi nhất sẽ được ngưỡng mộ nhất. Đảng Trưởng (và cấp lãnh đạo) không có quyền hạn gì, ảnh hưởng đến tương lai (Future) của các thành viên trong đảng. Ai được nể nang nhất, sẽ lên làm "Lão Làng".
Quan Hệ Bạn Bè: Thường là tập hợp những cá nhân cùng trang lứa, cùng sở thìch và cùng trình độ (backgrounds)... tìm đến với nhau để chia sẻ và chung vui. Ít khi có ai được xem là "thủ lãnh". Tất cả những quyết định đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chung, và thỏa mãn nhu cầu của đa số. Một hình thức sinh hoạt tương đối Dân Chủ nhất.
Trở lại vấn đề "Thể Chế", Giải Pháp... cho những vấn đề mà chúng ta hay mang ra thảo luận (trên X-Cà)...
Giữa tôi và bác [hoặc có thêm bác Ni Ni, cô Cat, anh itnoi...], khơi khơi... thì không thể quyết định được hướng nào là "Về Nhà", hướng nào là "Đi Xa", quán ăn nào ngon, quán ăn nào dở, khi nào thì họp mặt, khi nào thì khai trương...
Nhưng, nếu xác định được cương vị của bác và tôi [và những thành viên khác], mục đích của từng người, bối cảnh, môi trường và điều kiện lúc bấy giờ... thì tôi nghĩ chắc chắn rằng, nếu chúng ta đều là người hiểu biết (tôn trọng Lý Lẽ & Sự Thật)... thì tự sẽ nhận ra giải pháp hợp lý nhất.
Như đã nói trên, tùy theo quan hệ giữa chúng ta: Cha Con, Vợ Chồng, Chủ Tớ, Thầy Trò, Đàn Anh, Đệ Tử, Lãnh Tụ vs Dân Đen... hoặc Bạn Bè (Thành Viên Tự Nguyện) mà cách giải quyết vấn đề sẽ thay đổi.
Cụ thể hơn, khi chưa xác định được Việt Nam [hiện nay] gồm có những ai (thành phần {Dân Tộc}, phe phái, tầng lớp... nào). Quan Hệ của họ với nhau ra sao? Họ muốn gì (Độc Lập? Tự Do? Hạnh Phúc? Sex? Money? Freedom?)... mà chúng ta cứ xa xả cãi nhau thể chế này "Đúng", thể chế kia "Sai" [trong khi đa số cũng chỉ là thầy bói mù rờ voi {đã hiểu hết Thể Chế Dân Chủ là gì đâu}]... thì tớ nghỉ sẽ chẳng đem lại một kết quả gì hữu ích cả--ngoài việc tạo cơ hội cho một số lên Net "Hoạt Động Chính Trị bằng bàn phím", xả stress và chém gió.
Xây lâu đài trên cát.