Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Văn Mình, Vợ Người
Viet Youth
#1 Posted : Sunday, May 9, 2010 4:00:00 PM(UTC)
Viet Youth

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 0

quote:
Người xưa có câu: "Văn Mình, Vợ Người" để nói lên sự chủ quan trong nhận định, dựa vào cảm tính của con người.

Từ khi nghiên cứu sâu thêm về con người, lập ra hẳn một Khoa Tâm Lý, các học giả Phương Tây đã làm sáng tỏ được rất nhiều ngộ nhận, phát hiện ra những nguyên nhân (khủng hoảng tâm lý, rối loạn tâm thần...) khiến chúng ta đôi lúc không thể phân biệt phải trái, hư thực (In Denial).

Trước đây, khi con người, xã hội còn chưa có thói quen phân tích tâm lý [của bản thân], chưa chấp nhận [hiểu được rằng] hệ thống thần kinh (Tâm Thần-Psychology) của chúng ta cũng có những nguyên lý hoạt động (Cause & Effect) như thể trạng (Physiology) của chúng ta vậy.

Khi bị chấn thương, bị nhiễm độc, bị vi trùng tấn công, thì cơ thể chúng ta sẽ yếu đi (mang bệnh), không hoạt động bình thường được nữa, mà cần phải được chữa trị. Tâm Thần của chúng ta cũng vậy, những suy nghĩ, nhận định (Thành Kiến, Định Kiến...) của chúng dần dần được hình thành, tuy từ Vô Thức (Subconscience) mà ra, nhưng đều có những nguyên nhân sâu xa... có thể giải thích được.

Giống như cảm giác lạnh, nóng... chưa hẳn hoàn toàn lệ [lúc nào cũng] thuộc vào nhiệt độ bên ngoài, mà còn tùy thuộc vào bản thân của từng cá nhân, ở vào từng thời điểm, thay đổi tùy theo những điều kiện [môi trường chung quanh] trước đó; những nhận định, quan điểm và Niềm Tin của chúng ta, hầu hết đều bị chi phối bởi Hoàn Cảnh (Background), Môi Trường và Nền Giáo Dục mà chúng ta đã kinh qua (được Đào Tạo).

Tuy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng cố tình chối bỏ Sự Thật, nhưng có những lúc chúng ta không nhìn ra được Sự Thật [vì những yếu tố khách quan {Tâm Lý, Niềm Tin...} đã nêu trên].

Chúng tôi hy vọng chúng ta có thể cùng chia sẻ, tìm hiểu [và phân tích] một số Huyền Thoại [và Ngộ Nhận]. Mong rằng qua quá trình trao đổi và học hỏi trong tinh thần tương kính và Cầu Thị... chúng ta sẽ làm sáng tỏ được một số vấn đề, phá bỏ những Huyền Thoại [nhưng thật ra là Ngộ Nhận {độc hại}] cản trở chúng ta suy nghĩ đúng đắn hơn, hoạt động hữu hiệu hơn, để có thể giao kết với nhau, xây dựng cộng đồng và phát triển đất nước một cách hiệu quả hơn.

Tôi lảm nhảm như vậy, nhưng vì không có căn bản [không được đào tạo chính thức] về Tâm Lý Học, cũng như Triết Học hay Văn Học... nên ý tưởng còn lộn xộn, diễn giải hơi lung tung.

Mong được các bạn có kinh nghiệm và kiến thức về những vấn đề này chỉ giáo thêm.
Viet Youth
#2 Posted : Tuesday, May 11, 2010 1:52:53 AM(UTC)
Viet Youth

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 0

Sau khi thảo luận trên Net, chúng tôi đã sửa lại bài viết như sau:

+ + +

Người xưa có câu: "Văn Mình, Vợ Người", hoặc văn vẻ hơn:

Xưa nay thế thái nhân tình
Vợ người thì đẹp văn mình thì hay


để nói lên sự chủ quan trong nhận định, dựa vào cảm tính.

Từ khi nghiên cứu sâu thêm về tâm lý con người, các học giả Phương Tây (dẫn đầu là Freud) đã làm sáng tỏ được rất nhiều ngộ nhận, phát hiện ra những nguyên nhân tiềm ẩn, những "Bệnh Trạng" (Syndromes) khiến chúng ta đôi lúc không thể phân biệt phải trái, hư thực. Và họ đã lập ra hẳn một khoa Tâm Lý Học, để nghiên cứu, tìm hiểu, hy vọng có thể khắc phục những "ca bệnh" này (khủng hoảng tâm lý, rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh...) bằng phương pháp điều trị Tâm Lý, một cách khoa học. Sau này Y Học còn phát hiện ra một số "bệnh Tâm Thần" phát sinh do những rối loạn, khiếm khuyết của cơ thể [ví dụ như bệnh Lú Lẩn (Dementia), Mất Trí Nhớ (Parkinson Diease)]...

Ở những xã hội chưa phát triển, nhiều người chưa có thói quen phân tích tâm lý [của bản thân], chưa chấp nhận [hiểu được rằng] hệ thống thần kinh (Tâm Thần-Psychology) của chúng ta cũng có những nguyên lý hoạt động (Cause & Effect) như thể trạng (Physiology) con người của chúng ta vậy. Nên đa số vẫn còn rất bảo thủ, và cảm thấy bị tổn thương (mất mặt) khi có ai đó cho rằng mình "có cái nhìn lệch lạc" [không đúng sự thật].

Khi bị chấn thương, bị nhiễm độc, bị vi trùng tấn công, thì cơ thể chúng ta sẽ yếu đi (mang bệnh), không hoạt động bình thường được nữa, mà cần phải được chữa trị. Tâm Thần của chúng ta cũng vậy, những suy nghĩ, nhận định (Thành Kiến, Định Kiến...) của chúng dần dần được hình thành, tuy từ Vô Thức (Subconscience) mà ra, nhưng đều có những nguyên nhân sâu xa... có thể giải thích được. Khi Tâm Lý bị "tổn thương", chúng ta sẽ có những nhận định lệch lạc, và cần phải được người khác (tốt nhất là các chuyên gia Tâm Lý), hướng dẫn, chỉ ra những sai trái của mình.

Giống như cảm giác lạnh, nóng... chưa hẳn hoàn toàn [lúc nào cũng] lệ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài, mà còn tùy thuộc vào bản thân của từng cá nhân, ở vào từng thời điểm, thay đổi tùy theo những điều kiện [môi trường chung quanh] trước đó; những nhận định, quan điểm và Niềm Tin của chúng ta, hầu hết đều bị chi phối bởi Hoàn Cảnh (Background), Môi Trường chúng ta đã trải qua và Nền Giáo Dục mà chúng ta đã được hấp thụ.

Tuy rằng không phải chúng ta cố tình chối bỏ Sự Thật, nhưng có những lúc chúng ta sẽ không nhận chân được Sự Thật vì sự Chủ Quan của mình [do những yếu tố khách quan (nền tảng, căn bản, góc độ...) đã nêu trên]. Ai ai cũng sẽ có lúc lầm lẫn, khi cho rằng Văn của mình là hay, Quan Điểm & Niềm Tin của mình là Chân Lý--mặc dù Sự Thật vẫn là Sự Thật [không như mình nghĩ].

Chúng tôi hy vọng chúng ta có thể cùng chia sẻ, tìm hiểu [và phân tích] một số Huyền Thoại [và Ngộ Nhận] mà đa số chúng ta đã từng được nghe qua (truyền dạy). Mong rằng qua quá trình trao đổi và học hỏi trong tinh thần tương kính và Cầu Thị... chúng ta sẽ làm sáng tỏ được một số vấn đề, phá bỏ những Huyền Thoại [nhưng thật ra là Ngộ Nhận {độc hại}] cản trở chúng ta có được những suy nghĩ đúng đắn, hành động thích nghi, để có thể liên kết với nhau, xây dựng cộng đồng và phát triển đất nước một cách thân thiện, hợp lý & hiệu quả hơn.
Viet Youth
#3 Posted : Tuesday, May 11, 2010 2:07:58 AM(UTC)
Viet Youth

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 0

quote:
TzangTze

http://wapedia.mobi/vi/Ch%E1%BB...gh%C4%A9a_ho%C3%A0i_nghi

Đó là sự nghi ngờ mơ nổi tiếng của Descartes với nội dung như sau: một buổi tối, Descartes đang ngồi viết trong phòng mình, và ông thầm nghĩ: Nếu như ta đang nằm ngủ trên giường và chỉ đang mơ rằng ta đang thức và đang viết thì sao? Ít nhất thì điều đó có thể xảy ra hay không? Rồi ông nói, chắc chắn ta có thể phân biệt giữa khi đang thức và đang ngủ. Ta có thể phân biệt giữa trạng thái tỉnh táo và một giấc mơ. Trong các giấc mơ xảy ra đủ loại thứ kỳ lạ; khi mơ ta chuyển từ cảnh này sang cảnh khác một cách không giải thích được, khi mơ ta không nhớ những gì đã xảy ra trong ngày, vân vân. Rồi Descartes nói: chẳng phải ta đã có chính những suy nghĩ này trong một giấc mơ nào đó hay sao? Đôi khi, trong khi đang mơ, ta tin rằng ta đang thức! Thậm chí trong mơ ta còn cố thử xem đang mơ hay tỉnh, và kết quả kiểm tra đó làm ta tin rằng mình đang thức! Nhưng ta đã sai; khi đó ta đang mơ. Chẳng phải cũng có thể chính điều đó đang xảy ra với ta "ngay lúc này" sao? Chẳng phải cũng có thể ta đang mơ rằng ta có thể kiểm tra xem mình đang thức hay ngủ - và tất nhiên, trong giấc mơ ta đã thấy kết quả kiểm tra là đang thức. Do đó, có vẻ rất rõ ràng rằng hiện ta đang thức - nhưng trong thực tế, ta đang "ngủ" chăng? Descartes tự nhủ: ta đoán là "không có" một dấu hiệu hay kiểm tra nào chắc chắn mà ta có thể dùng để phân biệt giữa hai trạng thái thức và ngủ. Dù gì thì ta cũng có thể nằm mơ chính những kiểm tra đó. Ta đã có kinh nghiệm về việc cho rằng ta đã thử thành công rằng mình đang thức trong khi thực ra ta lại đang mơ. Do đó, không có một cách nào để chứng minh rằng hiện giờ ta đang thức. Tất cả những gì ta "thực sự" biết đó là hiện giờ ta có thể đang thức, cũng có thể đang ngủ. Đó là nghi ngờ mơ của Descartes.

Giờ ta xem xét luận cứ trên một cách chi tiết. Trước hết, tại sao Descartes cho rằng ông không biết rằng mình đang thức và đang viết? Ông ta có thể đang ngủ. Đâu là sự khác biệt? Sự khác biệt đó là nếu ông ta đang ngủ thì "năng lực tri giác cảm giác sẽ không đáng tin cậy". Nói cách khác, nếu ông đang ngủ, ông sẽ có vẻ đang nhìn thấy, cảm thấy và nghe thấy nhiều thứ; nhưng trên thực tế là không có những hoạt động đó. Trong trường hợp đó, tất nhiên, năng lực tri giác của ông "sẽ" không đáng tin cậy. Nhưng Descartes đã đi xa hơn thế: ông có vẻ như đang nói rằng do ông "có thể" đang mơ, do ông không thể loại bỏ giả thuyết rằng ông hiện đang mơ, điều đó cũng có nghĩa rằng năng lực tri giác của ông không đáng tin cậy.

Đối với nhiều người, quan niệm của Descartes có vẻ ngớ ngẩn. Đa số đơn giản là cảm thấy rằng tất nhiên là họ có thể biết chắc rằng họ hiện không nằm mơ. Tuy nhiên, ở đây Descartes có thể trả lời rằng có thể ta có thể, nhưng cũng có thể là ta chỉ đang "mơ" là ta có thể phân biệt được mà thôi. Nếu ta nói rằng ta "có thể phân biệt giữa thức và ngủ, thì ta đang giả thiết rằng ta đang thức, trong trường hợp đó, ta đang lập luận lòng vòng (begging the question) để đối lại thái độ hoài nghi.

Một kiểu phản đối theo nhận thức thông thường (common sense) trước luận cứ của Descartes là lập luận rằng người ta có thể biết rằng khả năng tri giác-cảm giác của mình là đáng tin cậy theo cách sau: Khi ta nhìn thấy cái gì đó, chẳng hạn một con bò đang nhai cỏ, ta có thể đến gần con bò, chạm vào nó, nghe tiếng động của nó, dựa vào nó, v.v.. Điều đó khẳng định rằng người ta đang thực sự nhìn thấy con bò. Cũng theo cách đó, khi người ta nghe thấy cái gì đó, chẳng hạn một đoàn diễu hành ngoài phố, ta có thể bước ra ngoài và quan sát đoàn diễu hành, nói chuyện với những người diễu hành, v.v.. Điều đó khẳng định rằng ta nghe thấy đoàn diễu hành ở bên ngoài. Trong suốt đời người, con người đã có nhiều trải nghiệm kiểu này đến mức, về thực tiễn mà nói, họ dám chắc rằng năng lực tri giác của họ có làm việc, và nói chung là nó đáng tin cậy.

Thái độ hoài nghi của Descartes sẽ trả lời luận cứ trên theo cách tương tự với phản đối trước: Ta có thể chỉ đang "mơ" rằng ta đang sờ thấy, nghe thấy, và dựa vào con bò. Đoàn diễu hành có thể chỉ là một phần của một giấc mơ. Cũng như vậy, ta có thể chỉ đang mơ rằng năng lực tri giác của ta nói chung là đáng tin cậy. Nếu ta tranh cãi rằng không phải ta đang mơ vì năng lực tri giác của ta là đáng tin cậy, thì lại một lần nữa, ta đang lập luận lòng vòng. Để tránh lập luận lòng vòng, trước hết, ta phải thiết lập được rằng ta hiện đang thức, và điều đó là bất khả.

Do đó, ta không thể biết được năng lực tri giác của mình có đáng tin cậy hay không.

Ngoài ra, một người hoài nghi sắc sảo hơn có thể có một nhận xét khác về chuyện nhìn thấy con bò và nghe thấy đoàn diễu hành. Bởi vì dù sao thì chẳng phải ta "đang dùng" tri giác cảm giác để cố gắng tranh cãi rằng năng lực tri giác của ta nói chung là đáng tin cậy hay sao? Nghĩa là, ta sử dụng thị giác và các giác quan khác để chứng minh rằng thị giác của ta hoạt động tốt; ta sử dụng thính giác và các giác quan khác để chứng minh rằng thính giác của ta tốt. Và ta không thể tránh việc đó được. Sẽ rất kỳ quặc khi cố tranh luận rằng các giác quan của ta đáng tin cậy mà không dùng đến chính các giác quan đó (dù một số triết gia đã thử làm việc đó). Nhưng nếu ta dùng đến các giác quan của mình, ta lại đang lập luận lòng vòng. Ta phải thừa nhận, hoặc đưa ra giả thiết, rằng các giác quan của mình nói chung là tốt, trước khi ta bắt đầu sử dụng chúng để chứng minh "bất cứ điều gì", trong đó có cả chuyện các giác quan của ta có phải nói chung là tốt hay không.

Làm thế nào để ta có thể chứng minh rằng tri giác là đáng tin cậy mà "không dùng đến các giác quan của ta". Điều đó có vẻ không thể được. Nhưng làm sao ta có thể sử dụng các giác quan mà không thừa nhận tri giác là đáng tin cậy? Nếu ta làm điều đó, thì ta đang lập luận lòng vòng. Vậy kết luận là gì? Rằng ta "không thể" chứng minh rằng tri giác là đáng tin cậy? Nếu ta cố làm việc đó thì ta sẽ lập luận lòng vòng - và lập luận lòng vòng là một ngụy biện lôgíc.

Lưu ý rằng đây thực ra là luận cứ hoài nghi "thứ ba", nó khác với luận cứ của Hume và Descartes, tuy nó có liên quan đến cả hai. Hume nói rằng ta không thể chứng minh rằng dữ liệu cảm giác của ta biểu diễn thế giới bên ngoài'; Descartes nói rằng ta thậm chí không thể chứng minh được rằng ta đang thức; còn luận cứ thứ ba này nói rằng ta không thể chứng minh rằng tri giác là đáng tin cậy mà không thừa nhận rằng các giác quan của bạn đáng tin cậy và do đó đã lập luận lòng vòng.

Cám ơn bác TzangTze đã đưa ra giùm những lập luận/nhận định trên.

Chúng tôi cũng đã có từng nghĩ đến một ví dụ, trường hợp mà đa số đều có thể hình dung và hiểu được--mà bài viết trên cũng nêu ra: Thị Giác của chúng ta.

Con người ta nhận định, đánh giá và phán xét sự việc bằng những giác quan của mình. Trừ những cá nhân bị khiếm thị, thì chúng ta dùng Thị Giác là chính để nhận biết thế giới quanh ta. Vì thế mới có câu: "Trăm Nghe Không Bằng Mắt Thấy" (Tây Phương thì: "A Picture Worths A Thousand Words").

Từ nhỏ đến lớn, ta luôn tin tưởng vào Thị Giác của mình, biết rằng những gì mình thấy là "Sự Thật"--đang xảy ra.

Nhưng càng lớn lên Thị Giác của chúng ta càng yếu đi. Có người bị Cận Thị; có người bị Viễn Thị. Những gì ta "thấy" không còn Chính Xác 20/20 nữa.

Từ khi loài người tiến bộ, văn minh, đã biết dùng khoa học kỹ thuật để khắc phục những khiếm khuyết, suy yếu của Thị Giác, để chỉnh sửa lại những sai lầm mà Thị Giác [đã suy yếu] của chúng ta báo về não bộ. Hiện nay, không ai cảm thấy bị sỉ nhục, cảm thấy mất mặt, nếu Thị Lực của mình yếu, cần phải mang kiếng [hoặc nhờ bác sỹ giải phẫu] cả.

Chưa kể có những trường hợp được gọi là Ảo Giác. Thị Giác của chúng ta (thật ra là những tia sáng phản chiếu được võng mạc ghi nhận) đã bị "Môi Trường" lừa gạt.

Nhưng tại sao có nhiều người lại tức giận, không chấp nhận được sự thật là những nhận định mà họ tin tưởng thật ra là không Chính Xác (Trung Thực), đã bị lệch lạc, vì được hình thành qua những "Lăng Kính" (Prism/Perspective) Chủ Quan và Thiên Vị?

Tại sao nhiều người cảm thấy là bị xúc phạm, khi có ai chỉ ra những "Sai Lầm" của họ?
Viet Youth
#4 Posted : Tuesday, May 11, 2010 10:47:19 PM(UTC)
Viet Youth

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 0

Chúng tôi muốn mở một forum để thảo luận về những Huyền Thoại & Ngộ Nhận.

Có những lúc người khác sai, có khi mình sai. Không hẳn lúc nào cũng chỉ để khui ra sai lầm của người khác.

Chúng tôi cũng không quá khích đến nỗi nhất định phải "giành thắng" (ép cho người khác phải nhận là họ sai), và cảm thấy bực bội vì những chuyện không vừa ý online.

Như đã nói, bài mở đầu (Topic Opener) là để giới thiệu về một Forum mới, với nhiều sub-forums khác nhau, nên có vẻ hơi "bay bổng", ôm đồm. Nhưng tuỳ theo bối cảnh của những thành viên đang tham gia [trong đây] mà chúng ta có thể sẽ đi sâu vào những đề tài cụ thể hơn, thích hợp với các bạn hơn.

Sau đây là một số đề tài chúng ta có thể thảo luận cụ thể:

- Những Chứng Bệnh Tâm Thần (ADD, Autism, Depression, Suppression...) đã được nghiên cứu, và có thể điểu trị bằng thuốc.

- Những Hội Chứng (Syndromes) do xã hội và mội trường tác động khiến Tâm Thần Bất Ổn có thể điều trị bằng những phương pháp Tâm Lý Trị Liệu (Denial, Peer Pressure, Generation Gaps, Mob-Mentality, Inferiority-Complex, Colonila-Complex, Survival-Mode...)

Đây là những trường hợp khá thông thường mà hiện nay người Tây Phương ai cũng biết (để có thể thông cảm hoặc chữa trị những thân nhân có những triệu chứng này).

Điển hình nhất là tâm lý của những nạn nhân đã có thời gian phải trải qua những biến cố đau thương (Post-Traumatic Stress Disorder)... khiến cho nhận định của họ sau này không còn được chính xác (bình thường) nữa.

Nếu hiểu được nguyên nhân, "chuẩn được bệnh trạng, ta có thể giúp họ điều chỉnh lại những lệch lạc trong suy nghĩ, hoặc nhờ các chuyên gia (BS Tâm Lý) chữa trị cho họ.

Còn như cứ nhắm mắt làm ngơ (Denial), thì cũng không thay đổi được Sự Thật, không giúp được gì cho họ... mà còn làm cản trở sự tiến hoá của cộng đồng (ví dụ như diễn đàn này). Big Smile
Ba Tê
#5 Posted : Tuesday, May 11, 2010 11:43:42 PM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Chúng tôi muốn mở một forum để thảo luận về những Huyền Thoại & Ngộ Nhận

Chào VietYouth. Càn ơn ý tưởng hay của bạn, bạn cứ khai pháo đi . Ai biết thì góp ý , còn không biết thì im re để nghe như tui Smile

quote:
Còn như cứ nhắm mắt làm ngơ (Denial), thì cũng không thay đổi được Sự Thật, không giúp được gì cho họ... mà còn làm cản trở sự tiến hoá của cộng đồng (ví dụ như diễn đàn này)

Mong bạn hãy nêu ra một vài thí dụ cụ thể trong diễn đàn này (?)để tránh "ngộ nhận" .
Viet Youth
#6 Posted : Friday, May 14, 2010 2:00:04 AM(UTC)
Viet Youth

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 66
Points: 0

quote:
Gởi bởi Ba Tê

quote:
Chúng tôi muốn mở một forum để thảo luận về những Huyền Thoại & Ngộ Nhận

Chào VietYouth. Càn ơn ý tưởng hay của bạn, bạn cứ khai pháo đi . Ai biết thì góp ý , còn không biết thì im re để nghe như tui Smile

quote:
Còn như cứ nhắm mắt làm ngơ (Denial), thì cũng không thay đổi được Sự Thật, không giúp được gì cho họ... mà còn làm cản trở sự tiến hoá của cộng đồng (ví dụ như diễn đàn này)

Mong bạn hãy nêu ra một vài thí dụ cụ thể trong diễn đàn này (?)để tránh "ngộ nhận" .



Cám ơn bạn Ba Tê đã quan tâm. Xin được "tiếp tục":

quote:
NuocNon

Tớ hy vọng là tớ hiểu ý của bác KMD rồi. Đề tài vừa khó vừa bao quát nhiều lãnh vực. Như bác nói, tùy bối cảnh câu chuyện của những thành viên tham gia mà ta đi tiếp. Bác đang liên tưởng đến các triệu chứng tâm bệnh. Đúng cái món tớ ưa, (hi hi), thành ra cho tớ đánh bạo tán tiếp với bác vậy. Blush

Về bệnh tâm thần, trước hết nó phải được xét trên phương diên y khoa, thì tớ không dám bàn. Cái này cần phải là những bác sĩ chuyên ngành mới có thẩm quyền. Về lãnh vực tâm lý, cách riêng tâm lý trị liệu, đây cũng là một ngành học rộng, phức tạp, thành ra tớ đề nghị chúng ta chỉ bàn đến nó trong khuôn khổ nó có liên hệ tới đề tài chính mà bác KMD nêu ra thôi.

Giờ trước hết cho tớ xin xác định lại đề tài cái đã, xin bác KMD cho biết tớ có hiểu đúng ý của bác không đã nhé:

1. Bác muốn đề cập đến những huyền thoại, ngộ nhận, định kiến, niềm tin... hay những gì tương tự thế mà khiến người ta bị giam cầm tâm trí trong đó, khiến bị lệch lạc suy nghĩ, khiến không thể nhận thức ra được phải trái, không nhỉn ra được kể cả những sự thật khách quan hay những kết luận hợp lý... phải thế không ạ?

2. Bác còn nhận ra một phản ứng thông thường nữa của những người bị "giam cầm" tâm trí (hay tâm lý) như vậy: họ cảm thấy như bị xúc phạm khi có ai đó nói ngược lại những niềm tin kiên cố của họ; họ nổi giận, họ trả đũa... Xem ra rất khó thuyết phục được họ.

3. Hình như bác cho rằng chúng ta có thể lần ra và xác định được một số "huyền thoại", "ngộ nhận" thông thường (hoặc phổ biến). Bác cho rằng khi phát giác ra được chúng, gọi tên được chúng, ta có cơ may tẩy trừ được chúng ra khỏi tâm trí ta cũng như giúp người chung quanh cũng được tẩy trừ.

4. Bác cho rằng đã biết thế rồi thì không nên làm ngơ để mặc thế. Phải cố tìm những "liệu pháp" để chữa trị, vì điều đó không những có lợi cho các đương sự mà còn giúp cho sự tiến hóa của cộng đồng? Tâm lý trị liệu là một trong những liệu pháp tốt, và bác thấy rằng ở phương Tây người ta xem những nỗ lực chữa trị này là chuyện rất thường. Bác cũng muốn tìm ra một giải pháp nào đó có thể giúp ích cho dân Việt mình.


Tớ hiểu đề tài bác KMD đặt ra là thế. Xin bác xem lại coi có sai hay sót chỗ nào không ạ?


Big Smile

Tớ rất cần những người như bác đây để diễn giải những điều tớ trình bày... thành ra có lớp lang và hấp dẫn như vậy (nói chung ý nào hay là của tớ; cái gì dở là do bác tự nghĩ ra). Blush

Thật ra thì những ý tưởng này tớ đã có từ lâu rồi... nhưng chưa thể hệ thống hóa chúng lại một cách tường tận & mạch lạc để có thể truyền đạt(communicate) những "ước muốn" (Goals) của mình một cách rõ ràng (đơn giản) để người khác có thể cảm thông (Relate to) được thôi.

Như bác NN đã nêu ra, có những trường hợp đơn lẻ, mang tính cá thể, như là những bệnh trạng tâm lý thông thường (Paranoia {Schizophrenia} & Dementia), mà người Việt Nam mình còn chưa có tập quán "Làm Quen với Chứng Bệnh" (Thông Hiểu để Ứng Xử cho Thích Hợp), cũng như đối diện với Sự Thật này, để có thể giải quyết tình huống một cách rốt ráo và hiệu quả (thay vì giả lơ như không có chuyện gì xảy ra (Denial).

Nhưng lý do chính mà tôi nghĩ cần phải có một Dedicated Forum để giải tỏa những Huyền Thoại & Ngộ Nhận (Bệnh Trạng Tâm Lý, Những Thói Quen Ngụy Biện...), vì tôi nghĩ rằng trước khi chúng ta có thể tìm ra những Mẫu Số Chung (Common Grounds) và những Phương Hướng Giải Quyết (Solutions) cho những Nan Đề của Xã Hội VN [ví dụ như muốn truyền bá hoặc bác bỏ một Chủ Thuyết/Tư Tưởng/Chính Sách nào đó]... (như X-Cà hoặc Dân Luận {và nhiều diễn đàn khác} có hoài bão muốn thực hiện) thì những thành viên tham gia ít ra cũng phải có trình độ để phân biệt được "Sự Thật" và phương thức Tranh Luận [một cách hữu hiệu (Productive).

Ví dụ cụ thể hơn, thử bàn về Thể Chế (Sinh Hoạt Tập Thể):

Quan Hệ giữa Cha, Con & Anh, Chị, Em: Không có sự lựa chọn từ phía "bị trị". Chủ gia đình có một số quyền hạn [ảnh hưởng đến tương lai {Wellbeing} của các thành viên trong gia tộc), mang tính cách "Gia Trưởng" (Áp Đặt), xử sự theo Gia Qui--tương đương với chế độ Phong Kiến.

Quan Hệ giữa Thầy Trò & Trường Lớp: Có tính cách Cao Thấp, một bên tự nguyện đi theo để học hỏi (tu thân). Tuy cũng hơi giống như quan hệ Cha Con, Ban Giám Hiệu có một số quyền hạn [ảnh hưởng đến tương lai {Furure} của các thành viên trong trường),nhưng ít ra là người "bị trị" đã biết trước "kẻ cai trị", nhưng vẫn cam tâm tình nguyện, trong một thời gian nhất định. Tạm coi như chế độ Quân Chủ.

Quan Hệ Vợ Chồng: Hai bên tình nguyện theo nhau, được kết nối bởi sự tin yêu và tinh thần trách nhiệm... để cai quản gia đình, tạo nên nền tảng xã hội. Chủ gia đình có một số quyền hạn ảnh hưởng đến tương lai {Wellbeing} của các thành viên trong gia đình ngang nhau, tùy từng sự việc. Nhưng tạm không so sánh với thể chế nào (vì có tính cách one on one).

Quan Hệ Băng Đảng Tự Nguyện (Leagues): Tham gia để tạo vây cánh, có thêm quyền lực và lợi lộc. Phải tuân thủ điều lệ đã có sẵn, và nghe lệnh cấp trên. Nếu có tài, có thể trở thành thủ lãnh. Đảng Trưởng (và cấp lãnh đạo) có một số quyền hạn ảnh hưởng đến tương lai (Shares) của các thành viên trong đảng. Tương đương với thể chế Republic?

Quan Hệ Băng Đảng "bị cưỡng bức" (Mafia): Bị ép buộc, hoặc phải tham gia trọn đời (không thể bỏ đảng). Phải tuân thủ điều lệ đã có sẵn, và phải tuyệt đối nghe lệnh thượng cấp. Không có cơ hội làm thủ lãnh. Đảng Trưởng (và cấp lãnh đạo) có quyền hạn tuyệt đối, quyết định số phận (Future) của các thành viên trong đảng. Tương đương với thể chế Totalitarian.

Quan Hệ Thành Viên của Bang Hội (Fan Clubs): Tình nguyện tham gia vì cùng sở nguyện. ý thích... Ai tài giỏi nhất sẽ được ngưỡng mộ nhất. Đảng Trưởng (và cấp lãnh đạo) không có quyền hạn gì, ảnh hưởng đến tương lai (Future) của các thành viên trong đảng. Ai được nể nang nhất, sẽ lên làm "Lão Làng".

Quan Hệ Bạn Bè: Thường là tập hợp những cá nhân cùng trang lứa, cùng sở thìch và cùng trình độ (backgrounds)... tìm đến với nhau để chia sẻ và chung vui. Ít khi có ai được xem là "thủ lãnh". Tất cả những quyết định đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chung, và thỏa mãn nhu cầu của đa số. Một hình thức sinh hoạt tương đối Dân Chủ nhất.

Trở lại vấn đề "Thể Chế", Giải Pháp... cho những vấn đề mà chúng ta hay mang ra thảo luận (trên X-Cà)...

Giữa tôi và bác [hoặc có thêm bác Ni Ni, cô Cat, anh itnoi...], khơi khơi... thì không thể quyết định được hướng nào là "Về Nhà", hướng nào là "Đi Xa", quán ăn nào ngon, quán ăn nào dở, khi nào thì họp mặt, khi nào thì khai trương...

Nhưng, nếu xác định được cương vị của bác và tôi [và những thành viên khác], mục đích của từng người, bối cảnh, môi trường và điều kiện lúc bấy giờ... thì tôi nghĩ chắc chắn rằng, nếu chúng ta đều là người hiểu biết (tôn trọng Lý Lẽ & Sự Thật)... thì tự sẽ nhận ra giải pháp hợp lý nhất.

Như đã nói trên, tùy theo quan hệ giữa chúng ta: Cha Con, Vợ Chồng, Chủ Tớ, Thầy Trò, Đàn Anh, Đệ Tử, Lãnh Tụ vs Dân Đen... hoặc Bạn Bè (Thành Viên Tự Nguyện) mà cách giải quyết vấn đề sẽ thay đổi.

Cụ thể hơn, khi chưa xác định được Việt Nam [hiện nay] gồm có những ai (thành phần {Dân Tộc}, phe phái, tầng lớp... nào). Quan Hệ của họ với nhau ra sao? Họ muốn gì (Độc Lập? Tự Do? Hạnh Phúc? Sex? Money? Freedom?)... mà chúng ta cứ xa xả cãi nhau thể chế này "Đúng", thể chế kia "Sai" [trong khi đa số cũng chỉ là thầy bói mù rờ voi {đã hiểu hết Thể Chế Dân Chủ là gì đâu}]... thì tớ nghỉ sẽ chẳng đem lại một kết quả gì hữu ích cả--ngoài việc tạo cơ hội cho một số lên Net "Hoạt Động Chính Trị bằng bàn phím", xả stress và chém gió.

Xây lâu đài trên cát.
Users browsing this topic
Guest (5)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.