Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages123>»
Cây sương sáo - sương sâm
ngodong
#1 Posted : Thursday, December 10, 2009 4:00:00 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
- Sương Sáo: Tên khoa học Mesona sinensis Benth., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây thân thảo, hằng niên, cao 15-45cm. Lá mọc đối, nguyên, dày, mép có răng cưa. Thường trồng tại Bảo Lộc (LĐ), Sa Đéc (ĐT), Châu Đốc (AG), Bình Minh (VL). Thân và lá được thu hoạch (phơi khô để tồn trữ), xay nát, nấu trong nước, lược và thêm bột (sắn, gạo). Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen được ăn với nước đường và tinh dầu (thường là tinh dầu chuối được tổng hợp).
Sương sáo ăn có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

- Sương Sâm: Tên khoa học Tiliacora triandra (Colebr.) Diels., thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Loài dây leo, thân có lông mịn hay không lông. Lá hình xoan, dài 6-11cm, rộng 2-4cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống dài 5-20mm. Phân bố ở miền Nam, Lào, Campuchia. Lá dùng làm thạch (màu xanh lá) và làm rau ăn.
Ở Thái Lan dùng rễ làm thuốc chống sốt. Ở Campuchia, thân mang lá phối hợp với các vị thuốc khác dùng trị bệnh lỵ.



Tìm được trên Google Blush
hongkhackimmai
#2 Posted : Friday, December 11, 2009 12:31:30 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Bụi Sương Sâm


Lá Sương Sâm



Hạt Sương Sâm




Tô Sương Sâm


Lá Sương Sâm đem vò nát trong nước, để yên một lúc thì đông lại thành thạch xanh


Cách nấu Sương Sâm

Chọn loại lá già, dày, có màu xanh đậm, kích thước vừa phải. Những chiếc lá như thế mới có nhiều nhựa để cho ra mẻ sâm ngon. Phơi lá heo héo trước khi vò. Làm vậy, sương sâm sẽ dai và ngon hơn
Rửa thật sạch và vò lá sâm với nước ấm. Nên thuộc nằm lòng là chỉ đổ nước vào lá một lần, tuyệt đối không châm thêm nước trong lúc đang vò. Vì như thế sâm dễ bị vữa, khó đông lại thành mảng được.
Vừa chà, vừa vắt lá sao cho nhựa chảy ra hết, chỉ còn trơ xác.
Lược sâm lại bằng rây. Phải lắc rây mạnh và đều tay (vì nhựa lá sâm rất đặc), nếu không, sâm sẽ vữa ngay lập tức.
Đậy nắp, chờ sâm đặc trong vòng 30 phút, không được mó tay vào .
Ăn với đường cát và nước đá





Cây Sương Sáo


Hoa Sương Sáo


Tô Sương Sáo



Ở Trung Hoa, người ta gây giống bằng cách cắt cành (cuttings) và dăm xuống đất để thu họach nhanh hơn.



Mô tả :
Thạch đen, hay còn gọi là sương sáo (phương ngữ miền Nam), hoặc thủy cẩm Trung Quốc (danh pháp khoa học Mesona chinensis Benth.) là một loài thực vật thuộc chi Thủy cẩm (Mesona), họ Hoa môi.
Loài này mọc mạnh tại các khu vực Đông Á như đông nam Trung Quốc, Đài Loan, trên những vùng đất cỏ, đất cát và đất khô.
Lá của nó có vị hơi ngọt, tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt chữa cảm mạo do nắng nóng.

Đây là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng.
Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Cây ra hoa vào cuối thu, đầu đông. Cây thạch đen có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc nhưng được nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời.
Sương sáo là cây thân thảo, hằng niên (annual), cao 15-100cm. Lá mọc đối, nguyên, dày, mép có răng cưa.

Muốn chế biến thạch ăn, phải rửa cành lá thạch khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn.

Khi chế biến thường theo công thức: 0,3 kg cành, lá thạch khô + 2 bò bột gạo tẻ sẽ nấu được 6 – 7 kg thạch ăn. Dùng ít bột hoà thì thạch sẽ đen và ngon hơn.
(Đơn vị đong lường của người nông dân miền Nam : 1 bò gạo= 1/4 lít )
Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu (thường là tinh dầu chuối được tổng hợp).

Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.


Grass jelly is made by mixing and boiling the extract (gum) obtained from aged and the slightly oxidized stalks and leaves of Mesona chinensis which is grown in China and Taiwan (member of the mint family or labiatae) for several hours with a little starch (usually tapoica starch but wheat and corn starch can produce better gelation effect) (if heated to a certain temperature and then cooling the liquid will produce a gelatin-like jelly). Potassium Carbonate or Sodium Carbonate (baking soda) is added to give it a high pH or alkaline condition which is optimum for the formation of the gelatin-like condition. The jelly itself has a slight bitter taste and is a translucent black. Different species of Mesona are found in South China and throughout Southeast Asia. In Indonesia Mesona palustris is cultivated and used in place of Mesona chinensis.


Chúng ta hay ăn Sương Sâm và Sương Sáo đen, nhưng ở Indonesia còn có một lọai cây Sương Sáo nấu thành mầu xanh nữa, nghe nói bổ dưỡng hơn lọai Sương Sáo Mầu đen (thạch đen) . Tên khoa học của cây này là Cyclea Barbata L. Miers , gốc ở miền nam nước Ấn Độ

Cây Sương Sáo xanh (làm ra thạch xanh)



Thạch xanh







Muốn biết rõ hơn?

Xin coi tài liệu dưới đây, chôm lấy từ Lehona.blog


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SƯƠNG SÂM

1. Giới thiệu về sương sâm:
1.1. Phân loại:
Nhóm: Eukaryota Whittaker & Margulis,1978 - eukaryotes
Giới: Plantae Haeckel, 1866 - Plants
Giới phụ: Viridaeplantae Cavalier-Smith, 1981 - Green Plants
Ngành: Tracheophyta Sinnott, 1935 ex Cavalier-Smith, 1998 - Vascular Plants
Phân ngành: Spermatophytina (auct.) Cavalier-Smith, 1998 - Seed Plants
Cận ngành: Angiospermae auct.
Lớp: Magnoliopsida Brongniart, 1843 - Dicotyledons
Phân lớp: Ranunculidae Takhtajan ex Reveal, 1992
Liên bộ: Ranunculanae Takhtajan ex Reveal, 1992
Bộ: Menispermales Bromhead, 1838
Họ: Menispermaceae A.L. de Jussieu, 1789, nom. cons. - Moonseed Family Vines and lianas [shrubs or trees],
Loại: Tiliacora
Tên latinh: triandra Diels
Tên khoa học: Tiliacora triandra Diels

1.2. Khái niệm
Sương Sâm: Tên khoa học Tiliacora triandra (Colebr.) Diels., thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Loài dây leo, thân có lông mịn hay không lông. Lá hình xoan, dài 6-11cm, rộng 2-4cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống dài 5-20mm. Cụm hoa ở nách lá hay ở thân già, có lông mịn; hoa đực màu vàng, cánh hoa 5-6, nhị 3; hoa cái có 6 cánh hoa, 8-9 lá noãn. Quả hạch đỏ, dài 7-10mm, rộng 6-7mm. Mùa hoa quả tháng 12-6.
Hình: Dây sương sâmSương sâm (Tiliacora triandra ) là một loại thực vật được quen dùng như là một thực phẩm ở các vùng đông bắc của Thái Lan và Lào. Kinh nghiệm ban đầu cho biết lá sương sâm có chứa số lượng polysaccaride đáng kể. Monosaccaride của gum sương sâm có cấu tạo chính là xylose và một số lượng nhỏ hợp chất đường trung tính khác. Tính chất hóa học của gum sương sâm ở nồng độ thấp (0.5%) thì ở dạng dung dịch loãng. Tuy nhiên khi tăng nồng độ lên thì dung dịch tạo lớp gel yếu. Phân tích thành phần hóa học của lá sương sâm có chứa beta-caroten, khoáng, canxi và sắt.

Nếu tách chiết từ rễ thì thành phần của nó dùng như một loại thảo mộc có tác dụng chữa bệnh như sốt, sốt rét, hạ nhiệt cơ thể. Một lượng lớn alkaloid, đặt biệt là bisbenzylisoquinoline đã được xác định như tiliacorinine, tiliacorine and nortiliacorinine. Nó cũng có chứa polysaccaride. Polysacaride được dùng như là thực phẩm vì khả năng của chúng có thể bổ sung hoặc điều khiển chức năng đặc tính của hệ thống thực phẩm. Hầu hết các thuộc tính của hydrocolloids đều tạo nhớt (gồm cô đặc và tạo gel) và nước liên kết lại. Chức năng có nghĩa khác gồm: tạo nhũ tương, kết tinh, bảo quản và cải thiện khả năng nhạy cảm. Polysaccarid chiết từ thực vật có tác dụng như phụ gia cho nhiều ngành công nghiệp, đặt biệt là công nghiệp thực phẩm. Những polysacacarid này có ích và coi như là sản phẩm tự nhiên. Lá sương sâm có thể tạo gel trong nước. Thành phần tạo nên độ nhớt của lá sương sâm là có thể từ các polysaccaride tự nhiên. Tuy nhiên không có thông tin nào có giá trị nói về thành phần hóa học nào quyết định quá trình tạo gel.


1.3. Phân bố:
Cây mọc ở rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300m.
Phân bố ở miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Hình: Vùng trồng nhiều sương sâm

2. Công dụng:
A. Y học:
Ở Thái Lan dùng bộ phận của rễ dây sương sâm làm thuốc chống sốt.
Ở Campuchia thân mang lá phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa trị bệnh lụy.
Sương sâm có tính mát, công năng nhuận tràng, hạ nhiệt độ cơ thể, có tính giải độc. người bệnh đái đường nên ăn loại này. Còn người bị bệnh béo phì thì chỉ ăn sương sâm nhạt vì nó không sinh nhiệt mà có khả năng làm giảm cơn đói.
Chính vì những tác dụng trên mà dân gian có câu nói hay về tính chữa bệnh của sương sâm như sau:
Lối về con thấy sâm sương
Leo đầy bờ dậu con thương qua chừng
Mẹ rằng:
Con thấy sao chẳng lấy về
Để vò lấy chất gọi là sương sâm
Sương sâm ăn để mát gan,
Giảm ho, trừ nhiệt, giải ban rất tài,
Thuốc hay sao chẳng biết xài…

B. Dân gian:
Dân gian thường dùng lá sương sâm vò để làm ra dịch dạng gel để ăn hoặc dùng lá như là rau để ăn.
Người xưa thường hái lấy lá già tươi, rồi vó nát lá trong nước chín đã để thật nguội. sau đó lấy rây hay vải thưa lọc lấy nước bỏ bã đi, cho vào bát hay thau nhôm khoảng thời gian khoảng 1 giờ thì nước sương sâm đông tụ lại như thạch có màu xanh rất đẹp.
Dân gian ăn thường cắt miếng cho ra đĩa, muốn vừa ngon vừa đẹp mắt thì phủ lên bề mặt thạch một lớp mè (vừng) nấu với nước đường cô đặc hoặc ít sữa kem làm màu, ăn vừa thơm vừa có chức năng nhuận tràng.
Cần chú ý, đối với người béo phì thì nên ăn sương sâm không đường.


3. Thành phần hóa học:
Trong rễ sương sâm có ba ankaloid đã được biết từ nguồn gốc riêng biệt của Tiliacora triandra, họ Tiết Dê:
- Tiliacorinine (1)
- Tiliacorine (2)
- Nortiliacorinine A (3)
- Cùng với một alkaloid mới, tiliacorinine 2'-N-oxide (4)


Bảng: Thành phần hóa học của lá sương sâm: (tính theo phần trăm %)
Moisture : 7.63±1.32
Ash :8.46±0.99
Protein : 6.59±0.07
Lipid :1.26±0.97
Total sugar (as xylose equivalent) :59.47±3.45
Uronic acid (as galacturonic acid equivalent):10.12±1.15
Monosaccharide (tính bằng %)
- Rhamnose 0.50±0.08
- Arabinose 7.70±0.18
- Galactose 8.36±0.64
- Glucose 11.04±0.54
- Xylose 72.90±0.71


PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ SƯƠNG SÁO

1. Giới thiệu về sương sáo:
1.1. Phân Loại:
Các bộ phận của cây sương sáoNhóm: Eukaryota Whittaker & Margulis,1978 - eukaryotes
Giới: Plantae Haeckel, 1866 - Plants
Giới phụ: Viridaeplantae Cavalier-Smith, 1981 - Green Plants
Ngành: Tracheophyta Sinnott, 1935 ex Cavalier-Smith, 1998 - Vascular Plants
Phân ngành: Spermatophytina (auct.) Cavalier-Smith, 1998 - Seed Plants
Cận ngành: Angiospermae auct.
Lớp: Magnoliopsida Brongniart, 1843 - Dicotyledons
Phân lớp: Lamiidae Takhtajan ex Reveal, 1992
Liên bộ: Lamianae Takhtajan, 1967
Bộ: Lamiales Bromhead, 1838
Họ: Lamiaceae (lay-mee-AY-see-ay) Lindley, 1836, nom. cons. - Mint Family
Loại: Mesona Blume, Bijdr. 838. 1826.
Tên latinh: chinensis Benth.
Tên khoa học: Mesona chinensis Benth.


1.2. Khái niệm:
Sương sáo hay còn gọi là thạch đen có tên khoa học là Mesona Chinensis có tác dụng làm thuốc. Đây là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Cây ra hoa vào cuối thu, đầu đông. Cây thạch đen có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc nhưng được nhập vào ta từ rất lâu đời. Lá của nó có vị hơi ngọt, tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt chữa cảm mạo do nắng nóng. Thạch đen được chế biến từ cây thạch đen. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng.
1.3. Mô tả cây:
Đây là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng.. Cây ra hoa vào cuối thu, đầu đông. Cây thạch đen có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc nhưng được nhập vào ta từ rất lâu đời. Cây nhỏ cao 40 – 60 cm, lá mọc đối, hai mặt lá đều có lông, dài 2 – 4 cm. Hoa màu hồng nhạt, hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành Đài hình chuông, có lông ở mặt ngoài, có hai môi: môi trên 3 thùy với thùy giữa nhọn, môi dưới 1 thùy. Tràng màu tím nhạt, có 2 môi: môi trên 3 thùy; môi dưới 1 thùy. Nhị 4, 2 nhị ở phía trên có u lồi ở góc chỉ nhị, quả hình trứng.


1.4. Sinh học:
Mùa hoa và quả tháng 7 - 10. Tái sinh bằng hạt vào đầu xuân.
1.5. Nơi sống và sinh thái:
Mọc rải rác ở nơi ẩm, bị che bóng vừa phải, trên các bãi hoang, ở ven đường đi hay ven rừng.


1.6. Tình trạng:
Loài hiếm, số lượng có thể ít, cấn phải có biện pháp bảo tồn nhẳm tạo nguồn nguyên liệu vững chắc

2. Phân bố thu hái và chế biến:
Phân bố ở khắp nơi ở các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Và đặt biệt phát triển mạnh ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam cây đã được trồng ở một số nơi; hiện đang trồng nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng, nhiều nhất ở ba xã Chi Lăng, Kim Đồng và Tân Tiến thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Ở miền Nam Việt Nam: Thường trồng tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bình Minh (Vĩnh Long).
Thu hái toàn bộ cây trừ bỏ rễ, thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.
3. Tình hình phát triển kinh tế.
Thạch đen chỉ nhân giống bằng con đường vô tính, nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước. Cây ưa đất ẩm thuộc loại đất thịt pha cát có tầng sâu dày, không lẫn đá. Không trồng thạch đen trên đất thịt nặng hay đất do đá vôi phong hoá. Đồng bào thường trồng trên đất nương rẫy đã bỏ hoá 2 – 3 năm. Trồng gần nhà để có điều kiện chăm sóc tốt, năng suất có thể cao gấp đôi so với trồng ngoài đồi.
Thạch đen là cây ngắn ngày mà nhân dân địa phương thường hay nói với nhau là cây xoá đói giảm nghèo.
Năm 2005, diện tích trồng là: 136,9ha, trồng xuống ruộng là 82ha. Riêng xã chi lăng huyện Tràng Định thu được 1.088 tấn đã phơi khô.
Hiệu quả kinh tế.
+ Trồng nương đạt: 8,3 tấn/ha x 10.000 đ/kg = 83.000.000 đ/ha
+ Trồng ruộng: 12,5 tấn/ha x 10.000 đ/kg = 125.000.000 đ/ha
Trong năm 2005 thu nhập từ cây thạch đen là 10,3 tỷ. (chưa tính khâu giống)
Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu hoạch 2 lần (vào tháng 6 và tháng 10-11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp. Khoảng 2-3 ngày phơi là khô. Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi năm chỉ thu một lần vào tháng 10 – 11.
Thường 10 kg thân lá thạch tươi thì được 1 kg khô.

Từ những năm 1980 cây thạch đen đã thành hàng hoá. Nhiều gia đình đã thu nhập được khoảng 10-20 triệu đồng/năm nhờ trồng và bán cây thạch đen. Theo tính toán của người dân ở đây, trên cùng một diện tích canh tác, trồng thạch đen cho thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa nương.
Thạch đen là một loại lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị và triển vọng.

4. Công dụng:
v Y học:
Xương sáo trong y học có các tác dụng phổ biến sau:
§ Chữa cảm mạo
§ Viêm khớp cấp
§ Viêm thận
§ Tăng huyết áp
§ Tiểu đường


v Dân Gian:
Trong dân gian thạch sương sâm ăn có tính mát, tương tự như sương sáo nên được sử dụng như một món ăn chơi vào các mùa nóng.
Muốn chế biến Thạch ăn, phải rửa cành lá thạch khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn.


5. Thành phần hóa học:
Qua tham khảo chưa có tài liệu nào nói rõ ràng về các thành phần hóa học có trong cây sương sâm, nhưng sơ bộ thấy có chất nhầy. Tuy nhiên cũng có một số nguồn nguyên liệu giới thiệu về sự hiện diện của các polysaccaride có trong xương sáo nhưng không biết rõ thành phần % của chúng. Các polysaccaride đó là: glucose, galactose, arbinose, rhamnose. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của các chất gây đông tụ là: pectin và gum.

6. Quy trình công nghệ sản xuất:
Cành, lá xương sáo khô
Lọc
Nấu
Làm nguội
Sản phẩm
Nước

7. Thuyết minh quy trình:
7.1. Nguyên liệu:
Sau khi cây sương sáo già người ta cắt và phơi khô. Khai thác như sương sâm nhưng lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô. Lựa chọn những cành, lá khô không bị bẩn và bị sâu mọt.
7.2. Nấu:
Chế biến thạch sương sáo bằng cách cho cây sương khô vào nồi nước với một tỷ lệ nhất định. Nấu đến khi nước sôi thì ngừng.
7.3. Lọc:
Mụch đích của quá trình này là tách bã và các thành phần không hòa tan để thu nhận dịch chiết. Lọc nóng để quá trình lọc được dễ dàng, không bị đông tụ. Cần chú ý quá trình này phải thực hiện nhanh vì nếu để nguội nó sẽ keo tụ lại làm cho quá trình lọc khó khăn và tổn hao dịch lọc.
7.4. Làm nguội:
Sau khi lọc xong thì cần phải để nguội để cho dịch lọc đông tụ lại. Trong quá trình này phải để dịch sương sáo ổn định để sản phẩm sau khi đông tụ bền hơn.
7.5. Sản phẩm:
Sau quá trình để nguội thì ta sẽ thu được thạch sương sáo. Trong dân gian khi chế biến thường bổ sung thêm ít bột hoà thì thạch sẽ đen và ngon hơn hoặc nước tro tàu.
Khi ăn người ta thái nhỏ thạch đen và cho thêm đường.

8. Cách sản xuất sương sáo theo phương pháp dân gian :
Qua tìm hiểu và tham khảo của một số nơi bán sương sáo thì có hai cách làm ra sương sáo là từ cây tươi và từ cây đã phơi khô.

v Cách làm sương sáo từ cây phơi khô:
Khi chế biến thường theo công thức: 50 gam cành, lá thạch khô + 2 muỗng canh bột gạo tẻ + 1 lít nước.
v Cách làm sương sáo từ lá tươi như sau:
Theo công thức: 1kg lá tươi + 10 lít nước.
Trước tiên cho 1 kg sương sáo + 8 lít nước và thêm khoảng 2 muỗng canh nước tro tàu. Chúng ta nấu đến khi sôi và thấy có xuất hiện dich nhớt thì ngừng lại và đem đi lọc.
Sau khi lọc xong cho thêm vào 2 lít nước còn lại và thêm khoảng 2 muỗng canh bột mì phảnh rồi đem dịch này nấu trên ngon lửa nhẹ. Trong quá trình nấu, nếu thấy dịch đông lại thì phải khuấy đều. quá trình nấu này tiến hành khoảng 5 phút thì đem đi để nguội.
Sau một khoảng thời gian thì chúng ta sẽ thu được thạch sương sáo có màu đen như sương sâm.


Kết luận
Sương sâm, sương sáo là 2 món ăn quen thuộc với mọi người, nhưng đồ án “tìm hiểu về sương sâm, sương sáo” này là đồ án khá mới đối với chúng em. Điều này đòi hỏi chúng em có thật nhiều kiến thức, đặc biệt là những kiến thức thu thập từ dân gian, thủ công và các kiến thức về đông tụ, tạo gel và các kiến thức khác nữa trong thực phẩm. Sau 4 năm học tập ở trường, vốn kiến thức mà Thầy Cô trao dồi, đặc biệt là sự hướng dẫn của Thầy Lê Phạm Tấn Quốc đã giúp cho chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án này .
Trong quá trình thực hiện đồ án này, ngoài việc củng cố các kiến thức đã học, biết thêm những kiến thức hay và có ích, em còn được tiếp cận thực tế với nghề thủ công này và học hỏi một số kinh nghiệm của một số hộ có truyền thống làm sương sâm, sương sáo lâu đời.
Sản phẩm sương sâm, sương sáo là 2 món ăn rất được ưa thích vì công dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Qua đồ án này, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, mong Thầy Cô và các bạn, anh chị chỉ dẫn và bổ sung thêm để đồ án này hoàn thiên hơn, chúng em xin chân thành biết ơn.

Được đăng bởi Lehona vào lúc 00:27





PC
#3 Posted : Sunday, December 13, 2009 5:16:59 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nhớ ở xóm hồi nhỏ nghe gọi là xưng xâm, xưng xáo (hay xáu?).

xv05
#4 Posted : Sunday, December 13, 2009 7:56:11 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:

Sau một khoảng thời gian thì chúng ta sẽ thu được thạch sương sáo có màu đen như sương sâm.

Question????
hongkhackimmai
#5 Posted : Sunday, December 13, 2009 10:33:39 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Nói giùm cho tác giả bài luận án về sương sâm và sương sáo :

Thưa cô XV05,


Xin Cô XV bỏ qua lỗi nhỏ của em.
Em có viết mí câu này trong đoạn kết của em, và em xin nhắc lại :
Qua đồ án này, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, mong Thầy Cô và các bạn, anh chị chỉ dẫn và bổ sung thêm để đồ án này hoàn thiên hơn, chúng em xin chân thành biết ơn.



xv05
#6 Posted : Sunday, December 13, 2009 7:02:24 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
hì hì, làm "đồ án" kiểu VN Big Smile
hongkhackimmai
#7 Posted : Monday, December 14, 2009 12:12:38 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

hì hì, làm "đồ án" kiểu VN Big Smile



Một thanh niên trẻ (Lê Hoàng Nam - 24 tuổi) tìm tòi học hỏi viết ra những tài liệu hữu ích cho quí vị đọc, XV đừng có nói móc họng nữa. Tốt hơn hết nếu ai có điều gì mới muốn bổ túc cho bài viết của em được hoàn hão hơn,thì quí biết mấy.
Đồ án của tác giả (mà HKKM đăng trong PNV) có tính cách tóm lược, chứ bài thực thụ của em đó có đầy đũ hình ảnh và chi tiết hơn . Xin nói rõ HKKM chỉ là một người qua đường, ngưỡng mộ sự tìm tòi của em mà đăng bài của em thôi .

Mặc dù các lọai sương sâm và sương sáo đã có lâu đời ở VN, nhưng ăn thì nhiều mà đi sâu vào chi tiết thì vẫn chưa có ai nói rõ ngọn ngành.
Bài viết của em ấy cho tới nay có thể nói là sáng giá nhất

Trong thị trường cây cỏ hột giống ở Mỹ, đốt đuốc tìm không ra cây sương sáo, và hỏi ai họ cũng ngu ngơ không biết !!!!!!.
Liêu thái thái
#8 Posted : Monday, December 14, 2009 1:26:40 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Chị KM Kisses và chư vị,

Trong họ nhà thạch không phải rau câu, còn một món liêu em cứ nhớ quay quắt vì hắn đã tuyệt chủng trên thị trường hàng quà rong, là bông cỏ. Dạ, bông cỏ vò trong nước với 1 quả chuối, chờ đông lại đem ướp lạnh, ăn với nước đường + 1 giọt dầu chuối thơm lừng...

Chị KM "dụ dỗ" em Lehona nớ làm luận án về bông cỏ đi, biết đâu chẳng giúp được người ta có... công ăn việc làm. Và nhất là liêu em lại sẽ có dịp thưởng thức cái món wà wê thời thơ ấu. Nhớ muốn chếếếếttttttttt Black EyeBig Smile
hongkhackimmai
#9 Posted : Monday, December 14, 2009 3:46:50 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi Liêu thái thái

Chị KM Kisses và chư vị,

Trong họ nhà thạch không phải rau câu, còn một món liêu em cứ nhớ quay quắt vì hắn đã tuyệt chủng trên thị trường hàng quà rong, là bông cỏ.


Nàng Liêu nên préciser giùm , thạch không phải rau câu ----->????
thạch trăng trắng thường là agar agar ----> một lọai rong biển

bông cỏ thì tớ có ăn ở Qui Nhơn (hồi còn 15 tuổi) , ăn rất mát , cũng đông thành mảng nhưng không cứng bằng sương sâm. Mầu nâu nhạt. Không biết ngày nay họ còn bán không

Ngay cả sương sáo cũng có nhiều lọai (species). Ở VN, Thai Lan, Tàu thì nấu với cây có tên khoa học là Mesona chinensis, trong khi ở Indonesia lại nấu với cây Mesona palustris. Ra thành sản phẩm thì không khác gì nhau mấy !!!! .




Trên đường lái xe về nhà, tớ suy nghĩ về cái bông cỏ của Liêu nói.
Bông cỏ = có nghĩ là bông của một lọai cỏ nào đó ?
Cây sương sáo, theo người ta tả thì nó được coi như là một lọai cỏ , cho nên người ta gọi nó bằng Anh ngữ là grass jelly.
Tùy các nước khác nhau, sương sáo (người Tàu gọi là cincau) được nấu bằng một lọai cỏ khi thì Mesona Chinensis, khi thì Mesona palustris. Người Indonesia thì nấu bằng lọai cỏ Melasthoma polyanthum (còn gọi là Cincau Perdu ) v...v..Do đó chắc thứ bông ăn với đường + dầu chuối (mà Liêu và tớ đã có dịp ăn) cũng là lọai cỏ cùng giòng họ với các giống vừa kể mà thôi
Thay vì nấu với cành và lá khô thì người ta lấy bông nấu và nấu loãng ra, không bỏ bột hay thạch cao hay bicarbonate de soude, cho nên nó không đặc cứng

Mà bông cỏ ngày xưa mình ăn thấy ngon và thèm, thèm mãi vì hòai niệm. Chưa chắc ăn lại đã ngon, Liêu ạ .
Liêu thái thái
#10 Posted : Monday, December 14, 2009 5:54:54 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
dạ chị,
thì mấy cái món mát mát đó, em gọi chung là thạch cho nó gọn, nhưng đã préciser là không phải rau câu agar agar Big Smile. Định gọi mấy món sương như sương sâm sương sáo, nhưng bông cỏ thì lại không có tên sương Smile. Trái lại, thạch agar cũng có tên là chè đông sương, phải không? Còn sương sáo cũng gọi là thạch đen.

Bông cỏ em nhớ (thèm đó! Big Smile), làm từ hạt cỏ... gì thì bí, em bí chứ không phải bông bí Big Smile, cách làm giống sương sâm, tức là vò vò bằng tay trong nước. Và vò bông cỏ chung với trái chuối chín, sương sâm thì không cần. Bông cỏ này màu trắng ngà từa tựa thạch trắng, nhưng mềm hơn, không cắt miếng được. Người bán "hớt" bằng cái muỗng to bản từ trong thau, cho vô cái chén ăn chè, thêm tí nước đường và 1 giọt dầu chuối. Nhìn mặt bông cỏ trong thau rất giống mặt nước sông gờn gợn sóng khi ngồi trên thuyền đò... Em nhớ bông cỏ, nhớ cả sông nước miền nam...

Bông cỏ chị nhắc, ở Qui nhơn, em ngờ là làm từ rong biển, như thạch. Khác là thạch làm từ agar agar là rong biển đã tinh chế. Lâu rồi có đọc đâu đó về bông cỏ miền ven biển trung phần này, nhưng chịu không tìm lại được Big Smile

Có 2 nơi bày làm thế vì bông cỏ nè:
http://www.tinnhanhblog..../article/BepLoLem/5363/
http://pwmf.blogspot.com...grass-flower-jelly.html

Tìm được 2 infos, chẳng cái nào chính xác [}:)]
- Bông cỏ được làm bằng 1 loại bông cỏ đặc biệt - nhỏ như hạt mè có đuôi
- tuy gọi là "bông cỏ" nhưng hột ấy không phải lấy từ cỏ. Hột bông cỏ thật ra là hột của loại sung (trái). Question (>>aiyu jelly)

Chời! chị nhanh wá, em vừa gõ vừa chạy đi lùng bông cỏ... ảo, vừa gửi đi thì thấy cái đuôi bài chị rồi!
quote:
Mà bông cỏ ngày xưa mình ăn thấy ngon và thèm, thèm mãi vì hòai niệm. Chưa chắc ăn lại đã ngon, Liêu ạ .
Chị chí lí chí lí, đến phát Black Eye thôi á!
Bây giờ, có tìm được những món ngày xưa, em ăn thấy nó hổng giống gì hết trọi trơn! Black EyeBlack EyeBlack Eye
xv05
#11 Posted : Monday, December 14, 2009 7:03:43 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị KM quý mến, e rằng có sự hiểu lầm đó chị.

nói móc họng cô ta?
ông thầy chấm bài chắc cũng chẳng (thèm) đọc cho hết bài nên không thấy cái lỗi như thế để sửa cho trò, chấm điểm (đại) xong trả bài về cho trò vác nguyên đăng lên blog (mà cũng chẳng màng đọc lại).

Chị đăng bài cô ta, em đọc thấy lỗi, vậy thôi, em không chê khen cũng chẳng giãy nãy lên vì cái bài của thiên hạ.
hongkhackimmai
#12 Posted : Monday, December 14, 2009 1:07:18 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi Liêu thái thái
Bông cỏ em nhớ (thèm đó! Big Smile), làm từ hạt cỏ... gì thì bí, em bí chứ không phải bông bí Big Smile, cách làm giống sương sâm, tức là vò vò bằng tay trong nước. Và vò bông cỏ chung với trái chuối chín, sương sâm thì không cần. Bông cỏ này màu trắng ngà từa tựa thạch trắng, nhưng mềm hơn, không cắt miếng được. Người bán "hớt" bằng cái muỗng to bản từ trong thau, cho vô cái chén ăn chè, thêm tí nước đường và 1 giọt dầu chuối. Nhìn mặt bông cỏ trong thau rất giống mặt nước sông gờn gợn sóng khi ngồi trên thuyền đò... Em nhớ bông cỏ, nhớ cả sông nước miền nam...

Tìm được 2 infos, chẳng cái nào chính xác [}:)]
- Bông cỏ được làm bằng 1 loại bông cỏ đặc biệt - nhỏ như hạt mè có đuôi
- tuy gọi là "bông cỏ" nhưng hột ấy không phải lấy từ cỏ. Hột bông cỏ thật ra là hột của loại sung (trái). Question (>>aiyu jelly)




Tặng Liêu nè :


NgocDam66 writes:
Chào chị Ngô Đồng.
Bông cỏ mà khi xưa chị thấy các bà gánh đi bán từng chén có xịt dầu chuối cho thơm được làm bằng :Bông cỏ(100 g), 1 muổng cà phê thạch cao,1/4 lít nước lạnh(tương đương 18 chén nước), 1 muổng cà phê hàng the,1 trái chuối sứ chín mùi.
Cách làm:
1. Cho 2 chén nước lạnh + trái chuối sứ +1 muổng thạch cao và 1 muổng hàn the vào chung một túi vải,bóp cho nhuyển chuối ,lọc lại cho kỷ.
2. 16 chén nước lạnh còn lại đổ vào thau,bông cỏ bỏ vào túi vải,nhúng bông cỏ vào thau nước lạnh,bóp bông cỏ cho đến khi hết nhớt thì thôi. Cho hổn hợp chuối sứ+nước bông cỏ vào chung lại với nhau ,để độ 1/2 giờ bông cỏ sẻ đông lại,bông cỏ này ăn với nước đường +dầu chuối+hột lựu



Còn cái vụ aiyu jelly nữa ! Vâng, đấy là cái hột trong 1 lọai trái, chà ra nhớt và đông lại giống bông cỏ vậy đó !!!!!Blush
Có chôm hình rồi mà chưa có thì giờ dán vào đây để bà con xem cho biết


Xin lưu ý :
Thạch đen (sương sáo) đóng lon của người Tàu bán trong các chợ : đa số các lọai sương sáo đó có pha thạch cao để nấu đông lại.
Thạch cao kỵ với mật ong. Có nhiều trường hợp tử vong vì ăn sương sáo với mật ong
Vì vậy CHỚ ĂN SƯƠNG SÁO VỚI MẬT ONG


Tonka
#13 Posted : Tuesday, December 15, 2009 2:24:52 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Những lon xương xáo bán ở chợ để ăn (uống liền, thứ lon giống như lon nước ngọt á) có mật ong đó chị à. Well, họ đã ghi trên lon nước như vậy đó. Thực sự trong đó có mật ong and/or thạch cao hay không thì không biết được.
hongkhackimmai
#14 Posted : Tuesday, December 15, 2009 7:46:40 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)

hưhưhư (rên)
Cái bòa nì nói chi lọa rứa tề (hello Hồng Hải, đọc xong bài viết của em về tiếng Gủang Nôm thì chị bị lây Approve)
Hồi nào giờ ăn sương sáo lon của bọn Tàu xì bán trong các tiệm, tui thấy cục sương sáo đen thùi lùi mờ lạt nhách, phải làm nước đường mí ăn được. Lòm gì có mật ong ???
Tàu hay hòa thạch cao vào cho đông và dòn. Còn có mí hiệu thì chỉ trộn bột thui
Về sau này có mí hãng tiến bộ hơn làm sương sáo hộp có pha chế mùi vị trái vải/nhản cho thơm và trộn thêm chút đường

Còn sương, sáo trong hộp pha lỏng lỏng để uống (thứ Tonka nói) thì sương sáo loe ngoe có mấy sợi vụn, 90 % là nước đường lỏng bỏng.
Pha mật ong? nghi lắm à nhen. Mật ong ở Mỹ thì rẻ chứ ở VN hay Tàu thì....???? mật ong giả rất nhiều
Tonka
#15 Posted : Tuesday, December 15, 2009 9:05:39 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Em đã nói là không biết cái gì ở trỏng rồi mà. Chỉ thấy ghi là xưng xáo mật ong thì biết vậy thôi. Ăn thấy mát mát, hơi ngọt ngọt thanh thanh, làm một hơi là hết lon nước. Chắc họ bỏ mật ong...hóa học quá Big SmileTongue

PC
#16 Posted : Tuesday, December 15, 2009 5:13:49 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi hongkhackimmai

quote:
Gởi bởi Liêu thái thái
Bông cỏ em nhớ (thèm đó! Big Smile), làm từ hạt cỏ... gì thì bí, em bí chứ không phải bông bí Big Smile, cách làm giống sương sâm, tức là vò vò bằng tay trong nước. Và vò bông cỏ chung với trái chuối chín, sương sâm thì không cần. Bông cỏ này màu trắng ngà từa tựa thạch trắng, nhưng mềm hơn, không cắt miếng được. Người bán "hớt" bằng cái muỗng to bản từ trong thau, cho vô cái chén ăn chè, thêm tí nước đường và 1 giọt dầu chuối. Nhìn mặt bông cỏ trong thau rất giống mặt nước sông gờn gợn sóng khi ngồi trên thuyền đò... Em nhớ bông cỏ, nhớ cả sông nước miền nam...

Tìm được 2 infos, chẳng cái nào chính xác [}:)]
- Bông cỏ được làm bằng 1 loại bông cỏ đặc biệt - nhỏ như hạt mè có đuôi
- tuy gọi là "bông cỏ" nhưng hột ấy không phải lấy từ cỏ. Hột bông cỏ thật ra là hột của loại sung (trái). Question (>>aiyu jelly)




Tặng Liêu nè :


NgocDam66 writes:
Chào chị Ngô Đồng.
Bông cỏ mà khi xưa chị thấy các bà gánh đi bán từng chén có xịt dầu chuối cho thơm được làm bằng :Bông cỏ(100 g), 1 muổng cà phê thạch cao,1/4 lít nước lạnh(tương đương 18 chén nước), 1 muổng cà phê hàng the,1 trái chuối sứ chín mùi.
Cách làm:
1. Cho 2 chén nước lạnh + trái chuối sứ +1 muổng thạch cao và 1 muổng hàn the vào chung một túi vải,bóp cho nhuyển chuối ,lọc lại cho kỷ.
2. 16 chén nước lạnh còn lại đổ vào thau,bông cỏ bỏ vào túi vải,nhúng bông cỏ vào thau nước lạnh,bóp bông cỏ cho đến khi hết nhớt thì thôi. Cho hổn hợp chuối sứ+nước bông cỏ vào chung lại với nhau ,để độ 1/2 giờ bông cỏ sẻ đông lại,bông cỏ này ăn với nước đường +dầu chuối+hột lựu



Dựa vào bài viết trên của NgocDam66 thì thấy không có chi tiết nào cho thấy "bông cỏ" từ đâu mà ra. Nghĩa là "nghi án" của Liêu thái thái vẫn còn chưa đuợc giải đáp.

quote:
Gởi bởi Tonka
Chắc họ bỏ mật ong...hóa học quá Big SmileTongue




Còn chắc với hổng chắc....Hễ ăn đồ hộp thì phải có hóa chất trong đó, kể cả đường. Mùi vị thì ôi thôi, muốn mùi gì có mùi đó, chợ Kim Biên bán đủ thứ hóa chất gây mùi. Thấy bên VN bán nuớc yến (hello Liêu và ... tonka) mà tức cuời. Yến mắc tương đương với bạc, của đâu mà làm nuớc như nuớc giải khát bán trong lon. Vậy mà cũng có nguời tin.
Liêu thái thái
#17 Posted : Tuesday, December 15, 2009 6:47:31 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Big Smile PC,
nước yến trong lon đó thì cũng giống như nhà hàng tàu dọn món canh yến đặc sệt bột và tí trứng đánh tơi, giá còn rẻ hơn canh chua!

Chị KM,
cám ơn chị Kisses cho em cái recette, nhưng em biết tìm đâu ra bông cỏ mà làm!

Hồi mấy năm đầu xa nhà, em ghiền đến nỗi mẹ phải gửi sang. Vò với chuối già, loại chuối độc nhất bán ở đây thời đó, mà em không nhớ là có cho thạch cao, hàn the... Thấy ớn! Big Smile Có thể em mơ zai và hồi đó vô tư chưa biết ớn!

Wê em ngày đó cũng ăn sương sa hột lựu nước cốt dừa, nhưng bông cỏ thì đơn giản không cầu kì. Vì thế mới thương!
hongkhackimmai
#18 Posted : Wednesday, December 16, 2009 12:33:20 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
quote:
Gởi bởi PC
...... Thấy bên VN bán nuớc yến (hello Liêu và ... tonka) mà tức cuời. Yến mắc tương đương với bạc, của đâu mà làm nuớc như nuớc giải khát bán trong lon. Vậy mà cũng có nguời tin.




quote:
Gởi bởi Liêu thái thái
....nước yến trong lon đó thì cũng giống như nhà hàng tàu dọn món canh yến đặc sệt bột và tí trứng đánh tơi, giá còn rẻ hơn canh chua!




À hai cái mợ này ra đề mới cho tớ đấy huh ?
Nhớ ngày nào em Hồng Hải nhà mình dìa thăm tớ ở Dallas, hai chị em có nói chuyện yến. Cho nên đề tài yến thì tớ có thể nói thả ga Big Smile , nhưng mờ tớ còn chưa xong dí đề tài sương sâm sương sáo mờ !
Để hưỡn hưỡn mí nói chuyện yến được. OK?
Ở bên VN đang có phong trào nuôi yến ở thành phố (giống chuyện nuôi cút năm nào). À còn phát động chương trình nuôi nhím tùm lum tòa loa nữa !!!!!

Chuyện mua nước yến lon hay ăn canh yến ở nhà hàng là bị bịp cả hết đấy. Toàn là trả tiền thiệt mà uống nước lạnh. huhuhu huhuhu huhuh.
Ba Tê
#19 Posted : Wednesday, December 16, 2009 12:50:31 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
[quoteChị đăng bài cô ta, em đọc thấy lỗi, vậy thôi, em không chê khen cũng chẳng giãy nãy lên vì cái bài của thiên hạ.
[/quote]

xv05 mắc bịnh nghề nghiệp rồi Question Bây giờ thất nghiệp rồi cô ơi, cho cặp mắt thư giãn chút đi ha.Smile

Nói về sương sáomật ong , chết người thiệt đó.

Có môt gia đình kia , cô bé gái đi học về mở tủ lạnh lấy sương sáo ra ăn. Cô ta không tìm thấy đường , sẵn trong tủ lạnh có chai mật ong , cô rót ra ăn cho tiện. Không biết là sau đó bao lâu cô ngã lăn đùng ra...rồi chết (cái nì cũng không rõ là chết liền hay chết ngáp ngáp !) Thấy cháu chết một cách vô lý, ông nội ấm ức nên "để tao ăn coi có chết hay không" . Dù bị cản ngăn nhưng ông cứ "thử nghiệm" ! Thế là ông theo cháu một lèo Shocked
Chẳng biết là bộ y tế của nhà nước nhăn răng có làm xét nghiệm về cái chết này do thành phần hóa học trong món "sương sáo mật ong" đó hay không?
Có ai muốn thử nghiệm nữa không ta?

Còn nữa , lâu nay mình cũng có nghe tin đồn (rumor) rằng ăn măng cụt mà chấm đường cát là cũng hui nhị tì nữa đó. Có ai...trải nghiệm để viết luận án chưa há?Tongue

Rút kinh nghiệm : Chớ nên ăn và uống những thứ "chế biến" lạ lẫm sau này. Dù có đọc thành phần ingredient cẩn thận đi chăng nữa cũng chưa chắc là an tòan.cho cơ thể. Trong cơ thể ta lúc nào cũng có sẵn độc chất , chờ cơ hội "hợp tác" với "đối tác" từ "nước ngòai" xâm nhập là chúng "bùng lên" làm "cách mạng". Giữ được mạng hay không là do ta , ha ha Question
ductriqueanh
#20 Posted : Wednesday, December 16, 2009 1:37:11 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Các chị ơi
Cho em hỏi lại cho rõ. Thạch cao mới kỵ mật ong, chứ sương sáo không có kỵ mật ong phải không các chị. Nếu sương sáo có pha thạch cao bỏ thêm mật ong vô mới có vấn đề, chứ còn sương sáo tươi nấu lên rồi bỏ mật ong vô thì đâu có sao hả cả chị?
Nhưng mà thiệt là hàng bán ngoài chợ nhiều khi không biết nó bỏ cái chi vô trong đó.
Users browsing this topic
Guest
5 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.