Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Kathy Trần
Chôm Chôm
#1 Posted : Thursday, March 3, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Kathy Trần



Tên thật: Trần Thị Khương

Định cư tại San José, Bắc California, Hoa Kỳ.

Những tác phẩm đã xuất bản:
- Đàn Ông, Đàn Bà (phiếm, 1997)
- Được Vay Nụ Cười (truyện dài, 1998),
- Nửa Sơn Hà (tiểu thuyết 1999),
- Không Cần Đàn Bà (phiếm luận 2000),
- Ngọc Hân và Những Trang Tình Sử Tuyệt Vời (tập truyện 2001).

Nguồn: www.vwa-pen.org


Phượng Các
#2 Posted : Thursday, August 11, 2005 9:21:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Áo Lam ngậm ngùi.

Kathy Trần


“Áo Lam ngậm ngùi” của Trưng Vương Nguyễn Thị Sâm là một bài thơ rất dễ thương, rất giản dị mà nổi tiếng trong giới TV không kém gì bài hát “Trưng Vương khung cửa mùa thu” với lời Việt rất thơ mộng, lãng mạn của Nam Lộc.
Bài thơ đó cũng là chủ đề của đêm hội ngộ “Trưng Vương qua dòng thời gian” vào ngày 8, tháng 7 năm 2001.
Tiểu muội đã viết về đêm hội ngộ này một lần, lần đó với những hân hoan, náo nức được gặp bạn bè, thầy cô, được chạy loăng quăng, chuyện trò, nô đùa với những người bạn một thời thơ ấu.
Bài viết còn thiếu sót rất nhiều nên tiểu muội đã hẹn một lần viết thêm về ngày vui đó sau khi có tape thu lại đêm hội ngộ.
Mợ hội trưởng Dương Bích Hải hứa hẹn:
- Tao còn đang edit, thêm hình ảnh, bảo đảm với mày là... hết xẩy.
Tiểu muội gật đầu:
- OK, tao chờ.
Mợ hội trưởng của tiểu muội tuy người nhỏ nhưng chí lớn và đạêc biẹât mợ có lối làm việc rất cứng rắn, dứt khoát và nhất là phải làm cho tới nơi tới chốn nên tiểu muội rất yên chí là tape sẽ... hết xẩy, y như mợ tuyên bố.
***
Ban tổ chức “Đêm hội ngộ” tổ chức một ngày tri ân thầy cô và những người đóng góp vào chương trình tại cà-phê Rendez vous vào ngày chủ nhật trước tuần Thanks giving để ngỏ lời cám ơn và trình diện đứa con tinh thần: Tape quay đêm họâi ngộ.
Bữa ăn đạêc biệt Bắc Kỳ với xúp bong bóng, miến xào cua, cơm chiên tôm cùng scalloop, chả giò tôm cua cộng thêm món chè đậu đỏ nước dừa, ăn vừa mẹât nghỉ vừa đã đời cuả T.V Nguyễn Thị Trinh.
Rất nhiều thầy cô và hầu hết các anh chị và các cháu đã đóng góp cho đêm hội ngộ đều có mặt. Quan khách là những chuyên viên về âm thanh, ánh sáng, văn nghệ.v.v...
Song song với phần ẩm thực là phần chiếu tape, Mọi người say sưa thưởng thức cả hai món ăn vật chất nặng ký và tinh thần. Một ông rể Trưng Vương khen:
- Tape của các cô đặc biệt và có ý nghiã lắm lắm. Tôi thấy hơn xa các tape nhà nghề cơ đấy.
- Không dám, không dám. Cây nhà lá vườn, Trưng Vương chúng tôi chỉ làm với phương tiện rất eo hẹp, với khả năng và nhân lực rất hạn chế của những mợ đã nửa chừng xuân nhưng với tất cả tấm lòng Trưng Vương.
Ông gật gù:
- Đấy mới là yếu tố để thành công của các bà Trưng Vương.
***
Buổi tối cuối tuần, tiểu muội rảnh rỗi vặn lại xem một mình.
Phần nghi thức chào cờ, mặc niệm và màn hiệu đoàn ca không thể thiếu sót được trình diễn rất hoàn hảo.
Mở đầu phần văn nghệ là nhạc cảnh Trưng Nữ Vương do Nam Cali phụ trách với y trang rực rỡ và có ý nghiã tuy những động tác chậm và lập lại làm mất nhiều hấp dẫn.

“Trưng Vương qua dòng thời gian” là phần chính của chương trình.
Trưng Vương Hà Nội lúc còn mang tên Đồng Khánh. Các chị với áo và khăn nhung, đeo kiềng, một thời làm say đắm lòng những chàng trai Hà Nội. Ngày nay ít ra các chị cũng quá ...sáu mươi rồi còn gì? Các chị vui vẻ nhắc... đấng phu quân hãy còn lẽo đẽo theo nhau sau gần nửa thế kỷ nổi trôi của đất nước cũng như cuộc đời:
- Này, xem đây, người ta đã hơn bốn mươi năm qua mà vẫn còn... coi được lắm, phải biết là ngày xưa người ta như thế nào nhé.
Các ông nôn nao cảm động, vỗ đỏ nhừ cả hai bàn tay đã bao nhiêu năm được hân hạnh khuân vác giúp các bà nội tướng.
Ôi chao là nhung nhớ. Mới ngày nào còn lẽo đẽo theo bước chân ai trên con đường Đồng Khánh hay Cổ Ngư mà nay thời gian đã làm bạc biết bao mái đầu?

Trưng Vương Hà Nội với áo dài “Le mur” (Cát Tường) trẻ trung hơn, tươi tắn hơn. Những kiểu áo phồng vai, cổ lá sen thêm khăn voan choàng vai lả lướt trông thật vui, thật thích mắt.
Các bà còn trẻ trung lắm, mới xít xoát ... nửa chừng xuân và Trời ạ, đôi mắt bà liếc còn có người rụng rời tay chân cơ đấy. Nói nhỏ các ông phu quân nghe, Tiểu muội biết chắc ngoài các ông ra, có bà vẫn được những “người không chân dung” hay secret admirer” ái mộ đấy. Nói thật chứ không đùa đâu.
Một ông thì thầm:
- Quái lạ, bà vợ mình lúc ở nhà thì... khác những lên đây sao bà nào trông cũng đẹp quá nhỉ mà trông bọn mình thì... hơi nản.
Tiểu muội quay lại nhìn ông, gật gù đồng ý:
- Ông dậy chí phải.
Ông lườm tiểu muội một cái thấy mà ớn nên tiểu muội ghét không thèm bật mí cho các ông biết. Thật ra, các bà có nhiều bí quyết để giữ gìn tuổi xuân lắm nhưng các ông chẳng nên thắc mắc bởi vì các bà đẹp thì các ông cũng đẹp... lòng vậy, thắc mắc, ức lòng làm gì cho thêm tổn thọ?
Cứ biết rằng “nàng ngày ấy” và “nàng ngày nay” vẫn còn là một, vẫn còn “đi bên cạnh cuộc đời” mình những lúc ấm lạnh là đủ rồi.
Thong thả, tiểu muội sẽ xin chỉ các ông bí quyết giúp vợ giữ gìn tuổi xuân và nhan sắc.

Cảnh người Bắc di cư vào Nam năm 1954.
“Những ngày vui qua mau”. Cuộc chiến chấm dứt với hiệp định Geneve chia đôi đất nước và phần phim tài liệu thêm vào xúc động và có ý nghiã nhất. Hơn một triệu người Bắc chán ghét, căm thù và sợ hãi chế độ Cộng Sản đành đứt ruột rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà, tài sản và cả đến gia đình để di cư vào miền Nam tự do.
Cũng những đoàn người hốt hoảng, tất tả, từ cụ già hom hem, đầu tóc bạc phơ tới em nhỏ còn ôm vú mẹ. Cũng những con người Việt bỏ lại tất cả, ra đi tránh nạn Cộng Sản. Cũng những chiếc thuyền mong manh trên sóng. Cũng những bàn tay ân cần cứu vớt, đón kéo lên tầu lớn. Tất cả những thảm cảnh đó xẩy ra chỉ vì làn sóng đỏ đã tràn xuống vĩ tuyến 17, nhuộm đỏ nửa phần đất nước!
Những Trưng Vương dù bé bỏng, ngây thơ hay đang thời mơ mộng cũng chịu phận chia lìa.
Từ Hà Nội với những chiều thu vàng, bước chân chim ngây thơ Trưng Vương ngại ngần bước vào miền Nam chan hoà nắng ấm. Những ngày đầu ngỡ ngàng đó, Gia Long đã đưa bàn tay ân cần đón mừng, chia xẻ với những cô bé Trưng Vương bỡ ngỡ bước những bước lạc loài vào miền Nam ấm áp tình người. Gia Long cho Trưng Vương học chung trường: Gia Long buổi sáng, Trưng Vương buổi chiều.
Tình bạn của Trưng Vương áo lam và Gia Long tím huế nối dài thêm tình ruột thịt Bắc, Nam trong cảnh Trưng Vương & Gia Long thân thiện bên nhau.

Trưng Vương Sài gòn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Rồi Trưng Vương có được ngôi trường riêng cuối đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôi trường kín cổng, cao tường sơn mầu hồng đỏ gần trường Võ Trường Toản . Ngôi trường tuy nhỏ bé nhưng là mái ấm gia đình, là nơi mơ mộng của bao hồn thiếu nữ một thời cắp sách.
Cô bé Trưng Vương đó, dù Trưng Vương Hà Nội với mưa phùn không đủ làm ướt áo cũng chẳng khác Trưng Vương Sài Gòn với những cơn mưa rào xối xả:

Cô bé Trưng Vương
Muà thu Hà nội
Mười một bối rối
Bước vào cổng trường
*
Cô bé Trưng Vương
Mười hai véo von
Áo dài túm gọn
Nhẩy dây sân trường
*
Cô bé Trưng Vương
Mười ba dễ thương
Mắt nai ngơ ngác
Long lanh như sương
*
Cô bé Trưng Vương
Mười bốn dậy thì
Ngón tay cắn nhẹ
E ấp hàng mi
Các cô bé Trưng Vương đệ nhất cấp còn mặc áo đầm trắng. Các cô ngây thơ, xinh xắn biết bao?
Những mái đầu xanh kề nhau học tập (trong liên vũ khúc “Mùa thi”). Bước chân chim rộn rã trong những ngày hè, hồn nhiên chạy nhẩy, chơi đùa(trong “Hè về”). Những năm tháng đầu tiên, những năm tháng ngây thơ, những ngày nghịch phá nhất trường sao mà trong sáng và đáng yêu!

Cô bé Trưng Vương
Mười lăm dịu dàng
Áo dài khép nép
Tóc xoã mơ màng
*
Cô bé Trưng Vương
Mười sáu trăng tròn
Có bài không thuộc
Bâng khuâng biết buồn
*
Cô gái Trưng Vương
Mười bẩy điểm trang
Diễm lệ lên ngôi
Cho tôi bàng hoàng
Cô bé Trưng Vương không mãi hoài bé bỏng. Cô như một nụ hoa trinh trắng đang e ấp nở. Cô lo sách đèn cùng các bạn nhưng cô cũng bắt đầu biết mơ mộng.
Những cô bé tuy vẫn ngây thơ, hồn nhiên nhưng đã biết khúc khích cười với nhau khi gặp tia nhìn ái mộ. Biết e thẹn nghiêng đầu, che nón mà đôi má đỏ hồng.
Chiếc nón bài thơ cầm tay và những tà áo trắng đơn sơ bay bay trong gió đã làm bao tấm lòng rưng rưng xúc động.
Ngày nào em đến, nón em cầm tay, áo em là mây...(nhạc cảnh)
Tà áo trắng với chiếc nón bài thơ mang theo một trời thơ mộng làm hoa bướm ngẩn ngơ:
Rồi từ hôm ấy, áo em dệt mơ, nón em là thơ...
Tuổi học trò, tuổi thần tiên ra đi khi cô bước vào tuổi ngọc:
Mười tám xuân sang
Trưng Vương hết tuổi
Đón em chẳng gặp
Ngẩn ngơ bên đường!
Trưng Vương hết tuổi? Nhưng người Trưng Vương vẫn còn, đâu đó trong khung trời đại học. Những bước chân em ngày tan trường loáng thoáng mưa bay:
Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ...
Ôâm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về, bước giầy lặng lẽ đường khuya...
Chàng cứ im lặng đi theo những bước chân chim ngày này sang ngày khác. Những cánh chim Trưng Vương tươi mát, xinh đẹp, trẻ trung phơi phới vào đời, để một người dừng bước bên đường mà ngẩn ngơ. Bụi đỏ đường xưa còn chăng khi ngày qua đi và ta trở lại?
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi!
Ai mang bụi đỏ đi rồi!
Những cô bé Trưng Vương xinh xắn, tha thướt bên những chàng nam sinh thanh tú, trong sáng qua màn vũ “Ngày xưa Hoàng Thị...” làm sống lại biết bao ký ức êm đềm.
Các cô lặng lẽ ra đi để các chàng ngẩn ngơ, đi quanh tìm hoài một chút hương thừa.
Ai ngẩn ngơ hay chính những người Trưng Vương bên dưới đang ngơ ngẩn nhớ lại những kỷ niệm, những tháng ngày thần tiên quá khứ?

Nay về lối cũ
Tiếc nuối đong đầy
Ngại ngùng không ngỏ
Nên mầu thu phai
*
Tình vương mọât thuở
Nỗi đau còn dài
Một trời nhung nhớ
Cho vàng áo ai?
Chẳng phải tình yêu nào cũng vẹn tròn. Thuở ngây thơ, ai nào dám ngỏ lời.
Nay về lối cũ, thu đã uá mầu mà lòng còn mang mang một bóng hình.
Thời gian qua mau làm vàng phai mầu áo vì nhung nhớ, nhưng người Trưng Vương vẫn còn đẹp! (1) Đẹp cô đơn nên quyến rũ vô cùng trong phần đầu của nhạc cảnh do Trưng Vương Linh Chi tha thiết diễn tả đã làm người xem say mê.
Lạnh lùng sương rơi heo may
Giăng mắc thu sầu đó đây
Ôi chao! Người ta nói mà còn chẳng được gì, còn tiếc nuối một đời.
Chàng lỡ
“Ngại ngùng không ngỏ.
Nên mầu thu phai”.
Chàng trở lại lối cũ tìm lại những ngày xưa. Bao thời gian đã trôi qua? Bao nước chảy qua cầu và bao mây trắng đã vương trên mái tóc? Phần hai nhạc cảnh với Tâm Trung trong vai người gặp lại:
Bốn mươi gặp lại
Đầu tóc mây vương
Nhìn nhau ái ngại
Có phải người thương
Bao điều chưa nói
Đã thành xa xôi
Mùa thu Hà Nội
Áo lam ngậm ngùi
Người “Tưởng rằng đã quên, cuộc tình đã yên nhưng tim yếm mềm”
Thế nên mắt nhìn mắt, tay trong tay và một vòng ôm rồi cũng phải buông lơi cho người xem thêm ngậm ngùi cho một cuộc tình ...
***
Sau những tràng pháo tay vang dội, Trưng Vương Linh Chi tuyên bố phần chủ đề Trưng Vương qua dòng thời gian đã chấm dứt và giới thiệu người đạo diễn kiêm giới thiệu màn nhạc cảnh và cũng là trưởng ban tổ chức kiêm trưởng ban văn nghệ đã có công dàn dựng nên chương trình văn nghệ với chủ đề hôm nay. Trưng Vương Linh Chi thân ái giới thiệu hội trưởng Dương Bích Hải. Những tràng pháo tay không dứt khen ngợi tài năng và công lao của hội trưởng.
Hội trưởng Dương Bích Hải, bé người nhưng khôn ghê gớm. Mợ ra chiêu cho người ta thưởng thức tài nghệ trước rồi mới xuất hiện sau đấy.
Chương trình được mọi người khen nức nở. Thật bõ công lao khó nhọc của hội trưởng, ban tổ chức, ban văn nghệ và tất cả thân hữu tham gia, giúp đỡ.

Trưng Vương qua dòng thời gian là một công trình văn nghệ tuy cây nhà, lá vườn nhưng rất có giá trị và ý nghĩa.
Là sự đóng góp và thành công rất lớn của hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trưng Vương bắc Cali cùng thân hữu.
Là một điểm son cho danh nghĩa Trưng Vương hải ngoại.
Xin cám ơn những người Trưng Vương, những người yêu mến Trưng Vương, những người chị, những người bạn đã bỏ công lao, tâm huyết cho chúng ta những bước chân êm đềm trở về một thời Trưng Vương đã vùi chôn trong quá khứ.

Sau phần chủ đề là phần trình diễn cuả các đệ cũng rất vui và có ý nghiã. Các chị Trưng Vương muốn có tape, xin liên lạc với hội.
Hội Aùi Hữu cựu nữ sinh Trưng Vương cũng đã để ra một số tiền gửi trực tiếp về cứu trợ cho các nạn nhân bão lụt. Đúng là trước vui chơi, sau làm việc nghĩa.
Mong những kỳ đại hội tới lại có những chủ đề ý nghiã. Chúng ta sẽ có cơ hội ngồi lại cùng nhau mà gợi lại, mà tiếc nuối một thời thanh xuân trong sáng dưới một mái trường đã cho chúng ta biết bao kỷ niệm và hãnh diện.

Kathy Trần
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, August 11, 2005 9:24:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chủ cũng bà, tớ cũng bà!

Kathy Trần


Người di tản buồn! Có người đã gọi người Việt Nam mình như thế. Tiểu muội thích cái tên này ghê gớm. Có vị Mít nào, dù đã mang tên Mỹ... vàng, dám tuyên bố mình không buồn khi khăn gói, gió đưa rời khỏi đất nước nuôi mình khôn lớn? Dù gì cũng nghĩa, cũng tình. Nơi chôn rau, cắt rốn. Nơi được nuôi nấng, nâng niu. Nơi có những kỷ niệm ấu thời, những ngày đầu thơ mộng gầy dựng tâm hồn ta... Ai dám nói mình không nhớ thương đất nước?

Quý vị “lưỡng quốc...”
Sang xứ người rồi, ta ngạc nhiên khám phá ra những Superwomen và những Supermen đầy dẫy trong ta. Vài thí dụ nhỏ:
1. Một bác sĩ viết sách về những ngày mới qua, ông đi bỏ báo. Mỗi khi đi qua nhà một bác sĩ bản xứ, đưa tay rờ lên bảng tên với chức vụ: Bác sĩ John Smith.... Ông cảm hết cả nỗi xót xa phận mình, thấy cái tủi của người dân mất nước, của người lương y không được hành nghề, thấy lời kêu gọi thiết tha của nghề nghiệp.
Ông trở lại học lấy bằng tương đương. Sáng sáng, khi bỏ báo ông ôn lại bài vở. Trưa, sau một giấc ngủ ngắn lấy lại sức vì sáng dậy sớm bỏ báo, ông vô thư viện học bài miệt mài. Bây giờ ông là...bác sĩ Mỹ! Kể luôn bằng bác sĩ cũ bên ta (Nói theo kiểu Nguyễn bá Trạc) ông là ”Lưỡng quốc Y sư”.
2. Bà dậy Anh văn, chồng Kỹ sư Công chánh. Trong cơn biển dâu, nhà thờ bảo trợ về vùng nông nghiệp và hai ông bà được xin cho vào... đại học. Không phải đi học mà là đi làm trong trường. Tối tối, ông múa chổi building 1 thì bà ì ạch vác cái bầu với thùng rác dọn dẹp ở building 2. Vậy mà bây giờ bà làm Thảo chương viên (Programmer) của hãng bảo hiểm. Ông làm kỹ sư Công chánh... Mỹ. Thêm một vị ”lưỡng quốc kỹ sư” nữa.
3. Một ông dược sĩ ngay tại thung lũng hoa vàng, sau bao năm đi cầy, đột nhiên ...ông muốn đi học lại. Xa cách mấy năm không gặp, một hôm tiểu muội đọc báo thấy bạn bè chúc mừng ông thành ”Lưỡng quốc dược sư”. Coi bộ ông lấy bằng Mỹ dễ như lấy đồ trong túi vào lúc tuổi ngoài năm mươi!
Tại San Jose biết bao vị ”Lưỡng-quốc” như thế? Quí vị đàn ông Việt Nam không những làm lưỡng quốc... mà còn được may mắn, hãnh diện là lúc nào cũng có một bà ...Lưỡng quốc hiền thê kè kè trông nom, săn sóc bên cạnh! Sướng thế mà các ông còn kêu ca.
Cộng đồng ta có những cái hay thì cũng không tránh khỏi những cái dở: Lưỡng quốc ma cô, lưỡng quốc ăn cướp, lưỡng quốc lừa gạt v.v...làm xấu hổ cộng đồng cũng nhan nhản trên báo.
Ước gì quí vị Lưỡng quốc này biết trọng tự ái dân tộc một tí thì may mắn cho cộng đồng ta biết bao?

***
Supermen và Superwomen
Dĩ nhiên đã lên chức ”Lưỡng quốc” thì phải siêu rồi. Nhưng người tầm thường như chúng ta cũng là siêu nhân luôn mới lạ chứ. Quý vị thử xem các ông bà “siêu nhân bình thường” của ta sinh hoạt nhé.
Thường thì ông làm một hay... hai việc, bà cũng đi làm phụ ông, nhưng nếu sở bận rộn, xếp nó bảo làm ”ô-vờ-thai” thì ta cũng OK liền.
- Đằng nào ngày cũng có hăm bốn tiếng, không làm uổng quá. Làm lương gấp rưỡi, gấp hai chứ bộ?
Vợ làm thêm thứ bảy, chồng làm thêm Chủ nhật để thay phiên nhau chăm sóc mấy đứa Mẽo con ở nhà nữa chứ. Ở xứ này, thả con tự do như nuôi vịt là nguy lắm.
Sáu giờ rưỡi sáng, cả nhà trở dậy lẹ làng như trại lính. Superwoman hò hét Mỹ con dậy đánh răng, rửa mặt, tắm rửa xong cũng hơn bẩy giờ. Mỗi cô cậu làm một chén cereal với sữa, gói mỗi người một gói ăn trưa (lunch bag) . Bố mẹ mi mỗi đứa hai cái, ca bài “I love you” gửi kèm theo vài cái hôn gió xong họâc tốc chạy vội ra xe cho kịp giờ đi làm.
Bước vô xe là nổ máy ngay để tiết kiệm thì giờ. Trong khi chờ xe nóng máy, tay đóng cửa, tay cài giây an toàn (seat belt), vặn vội radio xem có đường nào kẹt xe thì còn tránh. Các ông bà superman và superwoman bắt đầu rong ruổi trên ” Đường trường xa, con chó nó tha con mèo”.
Vào tới sở là bắt đầu làm trối chết cho tới giờ nghỉ giải lao...Các ông dắt nhau ra làm một ly cà-phê cho tỉnh người. Các bà vội vàng rủ nhau đi bộ “Tranh thủ tí thì giờ” (như các chú cán ngố thường phát ngôn nhặng xị) thể thao. Về nhà làm quần quật như trâu, thì giờ đâu thể dục? Ốm một cái là vỡ nợ! Sở gần chợ thì trên đường về, ta xẹt qua một chút, về nhà đỡ mất thì giờ...
Trưa ta có thể lấy một tiếng ăn trưa nhưng ăn chi tới một tiếng cho mất thì giờ? Ăn nửa tiếng thôi cũng đủ thong thả lại được về sớm nửa tiếng để ...hầu con. Giao tụi nhỏ cho cái Tivi trông chừng không tin được. Trẻ con học toàn những điều gì đâu. Mẹ nói, con cứ cãi phăng phăng như đóng phim trên ti vi thì hãi quá. Lại bày đặt nai-oăn-oăn (911) với xếc-xiếc (Sex) kinh lắm.
Trưa nào có sinh nhật, họp hành ta ăn vung vít. Không thì đồ thừa hôm qua, cứ đem ra hâm lại ngon như thường, có chết ai đâu? Nhiều lúc Mỹ, Mễù còn hít hà, vểnh hai lỗ mũi ra thưởng thức và đòi:
- Smell good! Can I try it? (Thơm quá, cho thử chút được không?)
Mỹ Cali mê đồ ăn Việt Nam ghê lắm, không tin bạn vào thử mấy quán ăn Việt Nam coi Mỹ cầm đũa. Tuy không nhuyễn như ta nhưng cũng nhanh đáng nể lắm.


Chủ cũng bà, tớ cũng bà!
Buổi chiều làm việc cũng không kém gì buổi sáng. Chỉ tiêu Mỹ ta vượt qua cái vù. Nhờ vậy mà thời gian qua mau. Giờ về đã tới.
Superwoman lóc cóc ra bãi đậu xe, cưỡi con trâu sắt về nhà. Tới nhà, chưa kịp thay quần áo, ”Nàng” đã phát thanh như súng liên thanh:
- Mấy đứa làm bài xong chưa? Sửa soạn bài đưa mẹ coi.
Thay vội quần áo, lau sơ cái mặt, nàng hùng dũng chạy ra, vừa cột tóc vừa nói:
- Dọn dẹp nhà cửa đi cho mẹ rồi lấy bài ra mẹ xem.
Miệng nói, tay Nàng bắt đầu hoạt động từ phòng khách vào phòng ăn. Khi vô nhà bếp, Nàng đã có một mớ chiến lợi phẩm là giấy má lũ trẻ bày bừa khi mẹ chưa về và thẩy hết vào thùng rác.
Nàng bỏ gạo nước vào, bật nồi cơm điện lên. Lấy miếng thịt đã bỏ ra từ sáng sớm, tay cắt thịt, mắt liếc vào bài hai đứa con vừa lôi ra để ngay trên bàn ăn dưới bếp:
- Cu cu, bài toán này con làm sai rồi. Con làm lại đi, con quên nhớ rồi. Đây là toán cộng có nhớ mà.
Thằng Cu con ngó mẹ cười:
- Ố, ồ...
Con bé Sò phụng phịu:
- Mẹ dò bài anh Cu trước con. Mẹ phải coi bài con trước cơ.
Nàng an ủi con bé, tay vẫn thoăn thoắt làm việc:
- Hôm nay ngày anh Cu được coi bài trước, con không nhớ à. Bây giờ tới phiên con bắt đầu Spelling Test đi. Mẹ đọc cho.
Thế rồi mẹ làm cơm, con bé viết Chính tả. Lâu lâu thằng anh xẹt qua hỏi:
- Mẹ, phải vầy đúng không mẹ?
Tay nàng làm, miệng đọc. Một lát, thịt kho đã xong, rau xào cũng đã chín. Canh còn chờ khi nào Superman về tới mới bỏ vô cho xanh, ăn mới hấp dẫn.
Superman về tới, nhà cửa gọn gàng, con cái bài vở đã xong. Mọi người vui vẻ quây quần vào ăn. Bữa cơm ồn ào, náo nhiệt vì lũ nhóc con tranh nhau kể chuyện trường, chuyện bạn, chuyện cãi nhau...
Ăn xong, super woman lại chiến đấu với lũ bát đĩa. Superman thì coi có gì hư hao cần sửa chữa, dọn dẹp sân trước, sân sau, cắt cỏ, dọn hồ bơi, sửa sang xe cộ ...vv...
Chín giờ rưỡi, cho các con đánh răng, rửa mặt xong thì Superwoman cũng chỉ còn đủ sức leo vào giường ...nồng say giấc điệp, chả kể gì tới Superman đang cựa quậy bên cạnh.

Ngày thường đã vậy, ngày cuối tuần còn thê thảm hơn nhiều.
Sáng thứ bảy phải đưa các con đi học. Bất cứ một thứ gì cho chúng cũng bận rộn như mình. Các cụ đã dậy:
- Nhàn cư vi bất thiện.
Cho chúng học đàn, học võ, học bơi, nhất là không thể thiếu cái món chúng ớn nhất: Học tiếng Việt.
Xong buổi học, tới màn đi chợ. Tay đẩy, tay ”lượm” đồ bỏ vào xe. Thì giờ đâu mà lựa chọn? Đầu tính nhẩm coi tuần này ăn món gì? Mua gì cho tụi nhóc đem đi ăn trưa? Phải thay đổi kẻo nó lại kêu ngán quá.
Trả tiền, đẩy xe ra tới xe mình, Superwoman làm một màn ”lao động tốt” đúng lời ”Bác” dậy khuân vác đồ ăn chất vào xe. Đèn xanh thì chạy, đèn đỏ thì ngừng, đèn vàng thì...tăng tốc-độ. Tới nhà, Superwoman lại làm một màn khuân vác đồ đạc thứ hai với sự phụ tá của Superman và mấy tên Mẽo con. Làm vội món gì cho phu quân với mấy tên nhóc đang nhóng mỏ đợi chờ vì sáng chúng dậy muộn, chưa ăn sáng. (Cho ăn giờ này, Nàng ăn gian được bữa sáng, ngày chỉ phải nấu hai bữa thôi.)
Ăn trưa xong lại tới màn dọn dẹp mấy cái nhà tắm, cầu tiêu. Mấy anh Mẽo này rắc rối quá! Ăn nhiều chứ...ị bao nhiêu mà nhà nào cũng hai ba cái nhà tắm? Dọn dẹp, chùi rửa bằng hết chất hóa học này tới chất hóa học khác. Bồn tắm rửa bằng một thứ. Cầu tiêu dùng thứ khác. Cửa kính, gương soi lại một thứ khác nữa. Chao ôi, các bà qua đây lại kiêm thêm chức ...hóa học gia ráo trọi.
Dư chút thì giờ buổi chiều, làm một màn dung dăng, dung dẻ với Superman và lũ nhóc một tí ở Shopping lại tới giờ ...cơm chiều hay dù có đi ăn ở ngoài cũng phải bẩy tám giờ mới về tới nhà. Sắp tới giờ đi ngủ!

Ngày Chủ nhật cũng không kém phần hào hứng: Cho con đi học tiếng Việt hay giáo lý và đi nhà thờ (nếu bạn Công giáo), đi chùa (nếu bạn Phật giáo). Còn bạn bè, cưới hỏi, còn đi thăm ông bà nội, ngoại.. Lâu lâu một màn ...biểu tình biểu dương lực lượng, hội họp, tham gia tí việc cộng đồng, picnic, hội hè, văn nghẹâ văn gừng...vv..
Ngày nào rảnh nhằm đầu tháng, cứ lôi bill (giấy nợ) ra ký cũng mệt nghỉ.
Cứ việc ký quanh năm. Năm này qua năm khác cho tới ...sau khi nhắm mắt vẫn còn nhận được hoá đơn đòi trang trải tiền đám ma ...mình!!!
Chủ cũng bà, tớ cũng bà, quản lý cũng bà, thư ký cũng bà, cô giáo cũng bà, tài xế cũng bà, vú em cũng bà nốt. Cứ vậy, đa số các bậc nữ lưu của ta trở thành Superwoman ráo trọi! Đã thế các ông còn đòi các bà phải thi hành thiên chức cao đẹp là làm vợ, làm mẹ nữa mới khổ.
Đó là chưa kể các ngày phải đưa con đi bác sĩ, nha sĩ, đi họp hội phụ huynh học sinh..vv. (Tiểu muội đề nghị đổi lại là hội “Mẹ học-sinh” vì mười lần đi, tiểu muội chỉ thấy các bà mẹ, ít thấy “Phụ”, thấy “Huynh” đâu cả)
Có bà lại còn cắp sách tới trường ban đêm lúc tắt lửa, tối đèn!
Có bà làm một màn ...nhà văn, nhà thơ, chủ báo, chủ hội, chủ đài nữa mới khiếp chứ.

Chỉ kể công viẹâc của các bà mà tiểu muội đã thấy chóng cả mặt. Các vị thật sự Super super còn làm thêm màn Vác ngà voi, làm việc lợi ích cho Cộng đồng, việc xã hội, việc thiện nguyện vv... Toàn những chuyện mà “Người Thức giả, khôn ngoan” (Xin nhà báo in đủ những dấu ngoặc kép của tiểu muội, kẻo độc giả hiểu lầm lại xơi tái tiểu muội đấy) gọi là việc “ruồi bu”.
Tiểu muội chỉ viết lách lăng nhăng vậy mà mỗi ngày cũng mất mấy tiếng đồng hồ phù du nên rất tâm phục, khẩu phục quý vị có thiện chí phục vụ cộng đồng, cứu vớt người tỵ nạn, tổ chức sinh hoạt cho thế hệ già, dậy dỗ thế hệ trẻ một cách vô vị lợi lắm lắm. Không có quý vị chắc chắn cộng đồng ta kém rất nhiều phần tươi thắm. Xin chân thành cảm tạ.
Chắc chắn bây giờ quý vị đã thấy thấp thoáng bóng mình rồi. Thế nào cũng có vài đấng mày râu ghé mắt vào xem rồi kêu ầm lên:
- Ơ hay cái nhà cô tiểu muội này! Cô chỉ khen các bà thôi mà các bà thì... có gì là siêu đâu? Nói hưu, nói vượn mãi hóa ra ”Nàng” chê phe đàn ông ta sát ván.
Quý vị có kêu thì tiểu muội xin chịu lỗi. Mèo khen mèo dài đuôi là sự thường, xin niệm tình tha thứ. Tiểu muội hứa khi nào tìm được cái gì xấu của “phe mình”, tiểu muội sẽ thưa lại cho ”phe ta” biết ngay.


Những tác phẩm của Kathy Trần.
Tháng 7, 2001 Huyề n Trân và những thiên tình sử Việt. 350 trang, $14
2000 Không cần đàn bà? Phiếm luận 350 trang, $14
1999 Được Vay Nụ Cười. Truyện dài 330 trang, $12 (Gần hết)
1998 Nửa Sơn Hà. Truyện dài 350 trang, $14 (Sắp hết)
1997 Đàn ông đàn bà. Phiếm, (Đã hết)
liên lạc: KathyTran337@hotmail.com hay 337 Oakberry way, San Jose, CA 95123
Phượng Các
#4 Posted : Thursday, August 11, 2005 9:28:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bản quyền?

Kathy Trần

(Ghi chú: Bài đăng lại không cần sự đồng ý cuả tác giả)

Chuyện khủng bố!
Chế độ Taliban do hai nhân vật theo Hồi giáo hoàn toàn cực đoan là Osama Bin Laden và Omar chỉ huy.
Chế độ có những hành vi vô cùng man rợ khi coi người đàn bà như những nô lệ thời Trung cổ: Đánh đập, trừng phạt ngay chỗ công cộng; không cho ra đường một mình, không cho đi học, đi làm, bắt che kín mít từ đầu đến chân. Đàn ông phải để râu tóc xồm xoàm, quần áo phải đúng tiêu chuẩn.
Cấm không được ca hát, nghe nhạc, coi ti-vi hay xi-nê. Tất cả đều bị coi là...đồi trụy, là chống Alah, là...phản quốc, là đáng tội chết!
Dân Taliban chỉ được quyền tụng kinh, ca ngợi Alah. Mỗi ngày phải cầu nguyện 5 lần, đúng giờ, không kịp làm là bị đánh đập tàn nhẫn.
Chế độ cũng nổi bật vì chuyện độc tôn, thù hằn tôn giáo một cách rất lạc hậu ấu trĩ: phá huỷ các tượng phật khắc trên đá hàng ngàn năm là các di tích văn hóa được cả thế giới công nhận và muốn (!) bảo vệ.
Tất cả những điều này đều bị quay phim, có chứng cớ rõ ràng chứ không phải chỉ là tuyên truyền nhảm.

Taliban thù ghét Tây phương, nhất làMỹ kinh khủng vì vấn đề quyền lợi Mỹ về dầu hoả nên Mỹ bênh Do Thái, ép uổng khối Ả Rập. Taliban còn cho rằng Mỹ là đại diện cho sự sa đoạ, phá hoại giá trị tinh thần cuả đạo Hồi, của thánh Alah. Taliban đã phát động thánh chiến chống Mỹ, đặt bom, tấn công khủng bố những toà đại sứ và chiến hạm của Mỹ!
Sau cùng, Taliban giáng xuống đầu dân Mỹ một trận đòn bất ngờ, lục phủ ngũ tạng bị chấn thương mãnh liệt nhưng cũng là đòn chí tử đánh chính đầu mình: Cuộc khủng bố bằng phi cơ ngày 11, tháng 9, năm 2001.
Bốn phi cơ dân sự của Mỹ bị không tặc. Hai chiếc bị lái đâm thẳng vào World Trade Center, một đâm vào Petagon và một có hành khách chống lại nên thay vì đâm vào toà Bạch ốc lại rớt ra ngoài mục tiêu.
Cuộc khủng bố tàn nhẫn chưa từng có làm cả thế giới kinh hoàng!
Số người chết tại chỗ lên hàng ba, bốn ngàn.
Thiệt hại vật chất lên hàng trăm tỷ Mỹ Kim, chưa kể số tiêu pha về vũ khí, về chiến tranh, và những thiệt hại dây chuyền sau đó.
Phần tinh thần, cả một lối sống thoải mái, tự do và tự mãn của người Mỹ sụp đổ, và không chừng cả một nền tảng nhân sinh quan thế giới phải thay đổi sau biến cố này.
Không phải chỉ riêng Mỹ chịu thiệt hại, cả thế giới cũng bị lôi kéo theo, nhiều ít tùy hoàn cảnh đất nước đó. Đó là lý do hầu như các nước trên thế giới đều ủng hộ việc chống khủng bố, nếu không, dễ dầu gì họ chịu chung trách nhiệm, dù chỉ là bằng lời nói.
Cuộc truy tìm khủng bố đang tiếp diễn. Các nhân vật đầu não khủng bố vẫn lặn lội đâu đó, chẳng biết rõ sống chết ra sao nhưng kết quả trông thấy là sự sụp đổ chính phủ độc tài, tàn bạo của Taliban.
Mấy ngàn người nằm xuống dưới đống gạch vụn cuả World Trade Center đang đánh đổi bao nhiêu mạng quân cuồng tín Taliban? Bao mạng người dân vô tội? Bao gia đình nhà cửa tan hoang?
Trách nhiệm tinh thần cũng như vật chất đó chắc chắn không phải chỉ một mình Mỹ gánh chịu. Taliban đã trả giá hành động của mình.
***
Chuyện bản quyền!
- Reng! Reng! Reng!
- Hello. Ai đấy ạ?
- Tôi đây. Cô đang làm gì đấy?
- À, chào chị. Nhà văn đa tình, xếch-xi cuả thung lũng hoa vàng. Tiểu muội đang viết về vụ khủng bố, chuyện ông Bush truy lùng khủng bố và chuyện hậu Taliban, hậu Iraq. Đang buồn không biết bao giờ mới có chuyện Hậu Cộng Sản ở Việt Nam.
Bà cười một tràng thoải mái:
- Gớm, trên lưới có nhiều hí hoạ vui lắm cơ. Hôm nọ tôi được độc giả gửi cho tấm ảnh ông Bush mặc quần áo, râu ria theo kiểu Ả-rập.
- Vâng, trông buồn cười quá, tiểu muội hứng lên mới viết bài “Tổng thống Bush và K.T.” đấy chứ.
Bà phá lên cười, tiểu muội khoe tiếp:
- Ông chủ báo ở Oakland lại chịu chơi, đăng bài còn kèm theo tấm hình với chú thích: “TT Bush khi ghé thăm K.T.” Trời ơi, tiểu muội thích quá bởi vì biết rằng ông ấy khoái bài đó lắm, mà chủ báo thích thì chắc độc giả cũng vậy. Mình càng thích hơn vì biết có người thích bài mình. Thật ai cho tiền cũng không bằng.
- Đúng đấy, Viết lách như chúng mình thì đấy là những phần thưởng tinh thần chứ còn gì nữa.
Tiểu muội chợt nhớ ra:
- Chị gọi cho tiểu muội có chuyện gì quan trọng không?
- Có chứ. Gọi để nói chuyện với cô cho vui với lại...
Chị lên giọng:
- ... tâm sự cho đỡ tức mình. Cô không biết rằng dạo này bài vở của nhà văn, nhà báo cũng bị khủng bố quá trời. Bài vở bị lấy từ trên lưới xuống đăng vô tội vạ trên các báo!
Tiểu muội hăng hái:
- Đúng, đúng đấy. Tiểu muội cũng muốn lôi vấn đề này ra. Bài vở đăng trên lưới, thiên hạ cứ tự nhiên vào, tự nhiên lấy xuống, tự nhiên đăng vào báo của họ! Y như người Hà Nội ngày mới “giải phóng” miền Nam! Chả kể gì tới bản quyền của tác giả!
- Thế hôm nào chúng mình họp nhau lại, bàn chuyện này nhá.
- Xin vâng!
***
Ông nhà báo trịnh trọng:
- Bài vở là tim, là óc cuả người viết. Người viết muốn đem lại cho độc giả những món ăn tinh thần và muốn tới độc giả một cách rộng rãi thì cần phải đưa lên báo, lên lưới.
Mọi người gật gù, đồng ý. Ông nói tiếp:
- Tuy nhiên, đăng lên lưới hay đăng trên báo cũng phải được sự đồng ý của tác giả chứ. Với chúng tôi, bài văn, bài báo cũng giống như... vợ tôi vậy, muốn gì phải nói với tôi, đâu phải thằng nào muốn lén lút dẫn đi lúc nào cũng được?
Mọi người cười cái rần.
Chí lý quá đi chứ.
Ông ví văn bài như vợ ông. Muốn đụng tới vợ ông tức là muốn đăng bài của ông thì phải xin phép ông mới được, không là phạm luật đấy.
Tiểu muội nhìn bà nhà văn... Xếch-xi. Bà cười cười, bí hiểm.
Ví von kiểu này đúng với các ông thiệt nhưng với các bà thì hơi phiền. Bài vở mà ví như ...chồng thì chẳng xuôi tai tí nào cả. Chẳng cần ai rủ rê, các ông cũng tự động lên dây thiều, “ra đi không mang va-ly” rồi đến đâu cũng khai là “anh vợ con chưa có, mèo chó cũng không” để được người ta rủ rê không điều kiện, chứ đừng nói gì tới thông qua hay xin phép bà nội tướng cho phiền phức.
Bà nhà văn thong thả phân trần dù bà ít khi thong thả vì tính bà nhanh nhẹn, bộc trực:
- Tôi có ý kiến thế này: Bài vở các ông thì các ông quý như vợ các ông nhưng bài vở của chúng tôi thì... quý giá hơn các ông chồng, tức là hơn ...tình nhiều. Ít ra thì xin cho chúng tôi ví như ...tiền đi. Muốn đụng vào tiền, vào tài sản tinh thần của chúng tôi thì phải xin phép đàng hoàng. Có đâu lại cứ chôm chỉa loạn lên như thế?
Các ông gật đầu:
- Chí lý, thông qua vấn đề đi. Bà muốn ví von thế nào cũng được nhưng tóm lại, nhất định phải được tác giả đồng ý mới có quyền xử dụng, phải không?
Ông nhà văn hăng hái chen vào:
- Theo kinh nghiệm riêng tôi, những tờ Đăëc san hay Nguyệt san làm với tinh thần văn nghệ hay tranh đấu thuần túy, không sống về quảng cáo thương mại, chúng ta không đặt vấn đề. Họ liên lạc bằng email, điện thoại với tác giả, họ xin bài, chúng ta tặng ngay.
Ông bình luận gia gật gù:
- Những tờ báo chuyên nghiệp, họ làm thương mại thì cũng phải coi việc đăng bài người ta là một vấn đề thương mại, phải theo tinh thần công bằng, hợp lý và hợp pháp.
Bà nhà văn cười:
- Nói rõ ra, các ông bà chủ báo có ăn bánh, lấy bài vở của chúng ta đăng để làm hấp dẫn thêm báo chí của các ông bà, thì phải trả tiền. Thế mới là công bằng, lịch sự và văn minh. Sống trên những nước văn minh, ta không thể nhắm mắt vì quyền lợi cuả mình mà làm những việc “cầm nhầm”, xử dụng tim óc cuả người khác một cách bừa bãi được. Hành động đó không thể chấp nhận được trong giới truyền thông, báo chí, giới chữ nghĩa, tự nhạän là hướng dẫn dư luận, kêu gọi toàn những chuyện tốt đẹp cho đồng bào, cho con người, cho cả thế giới không chừng mà chính mình còn không ngay thẳng thì nói gì nữa?
Thấy các ông bà thảo luận hăng hái quá, tiểu muội hỏi thêm tí chi tiết:
- Làm sao quý vị biết là người ta đăng bài mình?
Mọi người trố mắt nhìn tiểu muội cứ như nhìn thấy... Bin Laden:
- Uả, cô tiểu muội không biết thật à? Thế bài của cô có bị chôm chiã không?
Tiểu muội gật đầu:
- Có chứ. Chẳng là những bài được đưa lên lưới (web trong internet) cứ được thiên hạ chiếu cố, lôi xuống, để nguyên con đăng vào báo họ, kể cả những lỗi tùm lum vì bài từ font này đổi ra font kia. Chưa kể cả câu rất đáng đập vào lương tâm quý vị chủ báo... chôm chĩa đó: “Mọi in lại trên báo chí phải được sự đồng ý của tác giả” và cuối bài còn có điện thoại, điạ chỉ, email chình ình ra để liên lạc với mình nữa cơ.
- Thế tại sao cô biết?
- Độc giả với bạn bè báo cho biết. Họ còn gửi cả báo cho để làm bằng chứng nữa cơ. Tiểu muội đã có trong tay những tờ báo đăng bài mà không thèm hỏi han gì tới khổ chủ.
Ông chủ báo kiêm ký giả nãy giờ ngồi im, mặt đỏ bừng bừng, bây giờ mới lên tiếng:
- Trước hết, tôi xin khẳng định là tôi chưa hề chôm bài của ai cả. Tôi có xin bài chùa. Những người cộng tác thường xuyên với tôi, tôi đều trả nhuận bút cẩn thận vì là tim óc người ta.
Mọi người nhao nhao:
- Đúng, ông là người thành thật và có lương tâm, chúng tôi công nhận nhưng còn nhiều ông bà chủ báo khác thì không như thế.
Bà nhà văn xếch-xi cười ruồi:
- Bài tôi trữ đầy trên lưới, họ đổ vào khai thác như đi đào ...mỏ, lựa bài này, đăng bài kia. Tôi tức mình, gọi giây nói hỏi thăm sức khoẻ mấy ông bà chủ báo đã... khủng bố bài vở của tôi.
- Chị hỏi thì kết quả ra sao?
Mắt bà long lanh:
- Có tờ tôi hỏi thì nói vòng vo một hồi rồi xin lỗi và kết luận bằng cách mời tôi cộng tác.
- Vậy cũng được đi.
- Có tờ mời cộng tác trả tiền nhận bút, còn có tờ khi tôi hỏi về nhuận bút thì than thở là báo nghèo, xin ủng hộ rồi kể lể chuyện quen biết với... bạn chồng tôi.
Bà cười mỉa mai rồi bà hăng hái lên giọng, rổn rảng:
- Tôi tức mình bảo: “Nhờ anh tí, chồng tôi là chồng tôi. Chồng tôi chưa chắc đã có quyền đụng vào bài vở tôi, nói gì anh chỉ quen với bạn chồng tôi. Tôi đòi phải trả nhuận bút những bài đã đăng của tôi.”
Tiểu muội háo hức:
- Thế thì chắc chị... giầu đấy?
Bà cười:
- Tôi đang chờ. Ông chủ báo hứa sẽ xem sổ sách và tính toán với tôi sau.
Ông chủ báo gật gù:
- Thế thì bà chị phải năng cầu nguyện mỗi ngày. Báo ấy tên gì?
- Cho tôi giữ danh dự cho các vị ấy một chút. Và tôi đang chờ coi các vị ấy có biết trọng danh dự người trí thức, người cầm bút không đây?
- Con cá nó sống vì nước, tờ báo sống về bài vở mà cứ đòi bài chùa. Nhiều tờ báo toàn tin tức... mình, đọc một tờ, đọc hai, ba tờ cũng thế, y hệt nhau. Chán ghê.
Ông chủ báo rầu rĩ:
- Ít ra thì cũng phải xin phép người ta chứ.
Ông nhà văn hút một điếu thuốc lào, mơ màng triết lý:
- Cái trò đời nó thế. Không ai nghĩ rằng mình sẽ bị bắt gặp khi làm điều bậy, thế nên thiên hạ mới đua nhau làm. Đất Mỹ rộng mênh mông, Canada xa lăng lắc, nước Úc cách cả đại dương, chắc không ai biết mình chôm bài vở mà la lối, kiện tụng, đòi bản quyền? Cứ làm đại, bao giờ bật mí rồi tính sau.
- Tiểu muội nói chuyện với một vị chủ báo. Ông nói năng lịch sự lắm, ông ca bài con cá thế này này: Chị thông cảm, tôi biết là việc làm của tôi không được nghiêm chỉnh vì tôi đăng bài chị đã lâu mà không xin phép chị. Tôi xin lỗi chị nhưng tôi biết chị học cùng trường với bà bà xã tôi nên...
Ông nhà văn cười nhạt:
- Quen biết thân thiết ghê quá hả?
- Chưa hết, ông khác thì ca bài con cá rồi kết luận: “Chị thông cảm dùm vì báo nghèo, bần cùng sinh đạo tặc...” Hì, hì, các ông bà nghe ghê không?
- Tội quá nhỉ? Báo nào cho chúng tôi biết với?
- Cũng xin giữ bí mật cho ông vì ông cũng đang tính toán sổ sách lại xem nợ nần ...văn chương với tiểu muội ra sao.
- Còn không?
- Còn chứ, còn một tờ báo thì lấy nguyên cuốn sách của tiểu muội “ịn” lên báo của họ hàng trăm trang ...
- Lấy cả cuốn sách?
- Vâng, họ giải thích có sự hiểu lầm với... nhà sách!
- Sao lại với nhà sách?
- Cứ cho là như thế đi. Tiểu muội cũng đang nói chuyện với ông chủ nhiệm để ông tính sao cho công bằng.
- Cho chúng tôi biết kết quả với nhá.
- Vâng, dĩ nhiên.
Ông nhà văn tức giận mặt đỏ gay lên:
- Khổ lắm, Tôi cũng thế, b ài đăng thì được mà hễ đòi nhuận bút thì ra vẻ: Văn chương mà cứ nói chuyện mua bán, thật phàm phu, tục tử không đáng mặt văn nhân. Khổ nữa là lấy cớ “Anh em văn nghệ với nhau”. Khó nói quá mà không nói thì người ta chôm chĩa tim óc mình mãi à?
Ông nhà báo:
- Các ông bà dở ẹc, ông Vũ Thành An ông ấy kêu gọi lập hội văn nghệ sĩ để bảo vệ bản quyền đấy.
- Ông ký giả Phạm Trần cũng đã ra một thông cáo báo chí đăng tùm lum các báo rằng... thì... là... các ông bà chủ báo nào mà ông không cộng tác thì làm ơn đừng đăng bài ông vì như thế là “làm phiền lòng nhau nhiều lắm”.
Bà nhà thơ im lặng từ đầu đến cuối, bấy giờ mới thủ thỉ:
- Chúng tôi thì đỡ hơn vì từ ngày làm thơ trên đất Mỹ này, chưa bao giờ tôi nghe nhà thơ được trả tiền nhuận bút nên khỏi mất công ...tức mình. Họ còn kể lể công ơn là không có họ đăng dùm thì ai biết đến thơ thẩn của chúng tôi.
Ông nhà thơ thở dài:
- Chả bù ngày xưa, lúc Pháp thuộc thì nhà thơ Tản Đà chỉ làm thơ cũng đủ sống. Thời Việt Nam Cộng Hoà ta, có giai thoại văn chương rằng ông Chu Tử trả một bài thơ nhà thơ Hà Thượng Nhân với giá ghê gớm lắm cơ.
- Sướng nhỉ? Cô hỏi ông cụ xem là cụ được trả bao nhiêu cho vui.
- Thôi, khuya rồi, để cụ nghỉ. Cụ bây giờ cũng đã Thất thập cổ lai hy rồi. Giờ này mà hỏi cụ chuyện bản quyền với nhuận bút làm sao được?
- Thế kết thúc buổi họp đi chứ.
- Vâng, tóm lại, ”Yêu cầu quý vị chủ báo đừng đăng bài nếu không có sự đồng ý của chính tác giả.” Được chưa?
Cụ chủ báo ngáp dài:
- Thôi, khuya rồi, giải tán, hôm khác bàn tiếp.


Phượng Các
#5 Posted : Thursday, August 11, 2005 9:30:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bệnh tương tư...

Kathy Trần


Tương tư là một trạng thái tâm hồn... kỳ cục cực kỳ.
Như mọi trạng thái... tâm thần khác, nó là hậu quả hay kết quả của một tình cảm bất thường, hào hứng và nguy hiểm nhất: Tình yêu!
Có yêu người ta mới tương tư!
Không yêu, người ta chẳng thèm dòm mặt, chẳng thèm để ý cho mệt.
Thêm mọât chi tiết nữa là người ta chỉ tương tư khi tình yêu chưa được thoả mãn, bị thiếu thốn rất nhiều hay hơn nữa: Bị từ chối.
Tương tư trở thành một căn bệnh. Đã là bệnh thì không kể già, trẻ, lớn bé, nam nữ hay đen trắng. Trái tim còn đập thình thịch trong ngực là người ta còn có thể mắc bệnh tương tư.
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
*
Gặp mặt nhau, chưa biết nàng bằng lòng mình chưa, chàng cứ thấy trái tim mình thôi thúc, kêu réo ầm ỹ:
- Đúng tần số rồi, đúng đối tượng rồi, yêu đi thôi! Yêu đi thôi!
Chàng làm sao được bây giờ ngoài việc làm cho sự thôi thúc trong lòng được đáp ứng.
Chàng tìm cách gần gũi người mơ, nói cho người ta biết rằng chàng đang yêu và tìm cách cho nàng yêu chàng.
Dip may, gặp nàng bên đường trong một đêm trăng, chàng thủ thỉ hỏi han:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Từ ánh trăng vàng rực rỡ trên dòng sông, long lanh chiếu trong chiếc gầu sồng của nàng rồi hắt ra thành một giải luạ bạc trải dài trên đồng lúa cuả một đêm rằm, chàng về nhà, nhớ trăng, nhớ người mà ngẩn ngơ tự hỏi:
Nước non một gánh chung tình.
Nhớ ai, ai có nhớ mình hay chăng?
Riêng chàng, chàng nhớ lắm. Nhớ từ ánh trăng vàng mông mênh tới nụ cười e thẹn có đồng tiền trên má bởi vì đâu phải dễ tìm người trong mộng. Chàng đã đi hết lục tỉnh Nam Kỳ mới bắt gặp được người mơ:
Trên rừng có cây bông kiểng.
Dưới biển có cá hóa long.
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong.
Anh đi lục tỉnh giáp vòng.
Tới đây trời khiến đem lòng thương em!
Chàng nhớ nhung lắm, chàng “thương” lắm và chàng cũng yêu lắm nhưng chàng chưa dám ngỏ lời:
Thò tay anh ngắt cọng ngò
Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ!
Chàng chỉ dám hỏi bâng quơ để coi người ta có chịu trả lời mình không:
Lá này là lá soan đào
Tương tư gọi nó thế nào hỡi em?
Lỡ nhung nhớ, lỡ tương tư, bây giờ lại phải xa nhau, nỗi đau kể sao cho xiết:
Đứt tay mấy chút chẳng đau.
Xa em một chút như dao cắt lòng.

Yêu nhau rồi, không thể nào chịu được chia xa, nó như dao cắt lòng chàng.
Chàng nhất định phải được cùng nàng gá nghiã. Dù cha mẹ rầy la, đánh mắng hay cùng lắm chàng đành xin chịu chết để được gần nàng:
Anh thương em trầu hết lá lươn.
Cau hết nửa vườn cha mẹ nào hay.
Dầu mà cha mẹ có hay.
Nhất đánh nhì đầy hai lẽ mà thôi.
Gươm vàng để đó em ơi.
Chết thì chịu chết.
Lìa đôi anh không lìa!
*
Nhớ nhung, thương nhớ làm chàng thức suốt đêm dài. Chàng tơ tưởng được thở than cùng nàng, được thề thốt một đời chung thủy. Chập chờn hết đêm, chàng giật mình tỉnh dậy, thấy mình vẫn một mình:
Bước sang canh một, anh thắp ngọn đèn vàng.
Chờ con bạn ngọc thở than đôi lời.
Canh hai vật đổi sao dời.
Tính sao nàng tính trọn đời thủy chung.
Canh ba cờ phất trống rung.
Mặc ai, ai thẳng ai dùn mặc ai.
Canh tư hạc đậu cành mai.
Sương sa lác đác khói bay mịt mờ
Canh chầy tơ tưởng, tưởng tơ.
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không.

Đêm ngủ không yên, ngày tơ tưởng mặt mà lòng càng nặng chĩu mối sầu tương tư:
Chàng nhớ nàng lắm. Nơi nào đó, nàng đang ngồi bên song cửa, chàng muốn hỏi ai kia rằng lòng nàng có như tấm lòng chàng? Có thấy cô đơn, có cần người chia xẻ, có thắt thẻo đợi chờ ai::
Ngồi tựa song đào.
Hỏi người tri kỷ ra vào vấn vương?
Gió lạnh đêm trường.
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường chờ ai?
*
Chàng nặng lòng đến thế. Còn nàng, từ ngày ăn miếng trầu cay cũng đâm ra thờ thẫn, nhớ nhớ, quên quên.
Từ ngày ăn phải miếng trầu.
Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu.
Biết là thuốc dấu, bùa yêu.
Làm cho khúc mắc nhiều điều xót xa,
Làm cho quên mẹ quên cha.
Làm cho quên cả đường ra lối vào.
Làm cho quên cá dưới ao.
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời.

Chàng tương tư ai đó thì cũng có người đang nhớ nhớ, thương thương ai. Để che dấu những tình cảm của mình, người ta đã phải dối mẹ, dối cha:
Thương nhau cởi áo cho nhau.
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
Tại mẹ may áo rộng tay.
Con quen gió mát, áo bay mất rồi
Cảnh vạât quen thuộc, yêu dấu chung quanh, đâu đâu cũng là bóng hình ai:
Qua đình ngả nón trông đình.
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu.
Khi trang điểm, khi đứng ngồi, lòng càng xót xa thương nhớ:
Cầm lược thì nhớ đến gương.
Ôm chăn nhớ chiếu!
Nằm giường nhớ nhau!
Nhớ thương làm người ta ngủ không yên, ăn không được, quay quắt nhớ miếng trầu chàng mời ngày nào:
Một thương hai nhớ ba sầu.
Cơm ăn chẳng được ăn trầu cầm hơi
Chiếc khăn, ánh đèn, đôi mắt cũng hùa nhau mà... nhớ thương mãi người nào đó:
Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai?
Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt?
Khăn thương nhớ ai, khăn giặt để vai?
Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai mắt ngủ chẳng yên?
Lễ giáo bắt người con gái phải kín đáo, phải thụ đọâng nên tình yêu càng lắng đọng, nỗi tương tư càng chua xót vì không dám cùng người chia xẻ, tỏ bày:
Anh buồn có chốn thở than.
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya!
Nàng ngắm gió, nhìn mây, thấy mình không được như con chim, con cá. Nàng trông ngóng mãi một bóng hình:
Con chim buồn, con chim bay về cội
Con cá buồn, con cá lội trong sông
Em buồn, em đứng em trông
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người
Trông gần rồi lại ngó xa mà bóng hình ai vẫn biền biẹât:
Ngày ngày em đứng em trông.
Trông non, non ngất.
Trông sông, sông dài.
Trông mây, mây kéo ngang trời.
Trông trăng, trăng khuyết...
Trông người, người xa.
Trời, mây, non nước vẫn chỉ mãi mọât mầu nhạt nhoà cho trăng cô đơn , cho hoa buồn bã:
Vì mây cho núi lên trời.
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng
Vì sương cho núi bạc đầu.
Vì cơn gió mạnh cho rầu rĩ hoa
Vì mây cho núi lên cao.
Mây còn mờ mịt, núi nhòa mờ xanh.
Bao lâu nữa nàng sẽ cô dơn, sẽ bạc đầu như ngọn núi dưới sương tuyết, thời gian?
Non xanh bao tuổi non già?
Vì chưng sương tuyết hóa ra bạc đầu?
*
Tương tư vì xa cách hay không được đáp ứng để mình mãi bâng khuâng nhưng không đau đớn, đắng cay bằng bị phụ tình:
Lá khoai anh ngỡ lá sen
Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn anh khêu
Người yêu đã một thời thề thốt nay ngoảnh mặt, quay lưng để chàng tiếc công yêu đương, thương nhớ:
Cầm vàng mà lội qua sông.
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Người ta phụ mình chỉ vì cái nghèo đeo đuổi Vậy mà ngày xưa đó có người đã hẹn biển, thề non. Chàng tiếc cho mọât mối tình và cũng tiếc cho một lần lầm lỡ tin yêu:
Ai phụ tôi đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo đâu dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nới sợi dây dài
Ngờ đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây
Biết người ta phụ bạc rồi, sao lòng mình cứ xót xa, tiếc nuối rồi mãi ước ao, năn nỉ:
Đờn cò lên trục kêu vang
Qua còn thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho đây đấy đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương.
Không, con người mình đêm ngày nhớ thương, muốn cả đời gắn bó đã nhất định làm con chim hót mãi trong lồng! Nhưng... ước chi, một ngày nào đó, con chim sẽ xổ lồng bay cao:
Chim khôn mắc phải lưới hồng
Hễ ai gỡ được đền công lạng vàng
Anh rằng anh chẳng lấy vàng
Hễ anh gỡ được thì nàng lấy anh.
Chàng đã yêu, chàng đã đau đớn vì yêu. Nàng có hay cho mối tình chung thủy, gắn bó một đời cuả chàng hay nàng nhất định chia tay, theo chồng xa xứ, để lại mọât người khóc nhớ, khóc đau:
Dế kêu dưới đống phân rơm
Tui xa người nghĩa bưng chén cơm khóc ròng
Chàng sẽ ngày ngày tương tư người phụ ngãi mà tự hỏi và mãi trách người ra đi:
Chồng gần không lấy
Bậu lấy chồng xa
Mai sau cha yếu, mẹ già
Chén cơm, đôi đũa, kỷ trà ai dưng?
Nếu chẳng phải tự nàng phụ bạc mà tại mẹ cha rẽ thúy chia uyên thì niềm cay đắng lại thêm nhiều phần chua xót, tủi nhục:
Tiếc thay bác mẹ nhà nàng
Cầm cân không biết là vàng hay thau
Thật vàng chẳng phải thau đâu
Mà đem thử lửa cho đau lòng vàng
Nỗi đau này ai thấu cho chàng?
Có chăng là những người cùng cảnh đã lỡ một chuyến đò tình để mắc bệnh tương tư?
Phượng Các
#6 Posted : Monday, September 12, 2005 2:55:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Kỹ Thuật viết văn của Kathy TRẦN qua tập truyện NGỌC HÂN

VIỆT BẰNG


1.
Trong khoảng năm năm trở lại đây, nền văn học Việt Nam hải ngoại xuất hiện một vài ngôi sao sáng, một trong những ngôi sao ấy là Kathy Trần.
Đọc những tác phẩm của Kathy Trần nói chung, truyện ngắn Ngọc Hân nói riêng, tôi tìm được vài điều tâm đắc:
* Những nhân vật của Kathy Trần được trình bày rất sống động (dynamic).
* Lối diễn tả không những sắc nét, dí dỏm, hóm hỉnh mà còn có sức thuyết phục độc giả.
* Viết truyện có phương pháp.

Truyện ngắn Ngọc Hân là tập hợp của tám truyện:
Chìm Đáy Sông Hồn Cầm, Cho Lụy Đến Nàng, Tình Trúc Nghĩa Mai, Dẫu Lìa Ngó Ý, Ỷ Lan Thái Phi, Ngàn Dặm Ra Đi, Hận Tình Thiên Thu. Ngọc Hân.
Ba truyện đầu là truyện tình dân gian, năm truyện sau là tình sử của một số nhân vật lịch sử.
Hầu hết những truyện ngắn của Kathy Trần, nhân vật được miêu tả thường ở ngôi thứ ba (The third person point of view).
2.
Kathy Trần đã dùng những phương pháp mới để viết truyện bằng những Kỹ thuật mới (Literary Technics):
- Kỹ thuật Chuyển Đổi Tâm Lý Nhân Vật (Character shift.)

Theo truyện cổ, Mỵ Châu gây tội tầy đình làm tan nhà mất nước. Rắc lông ngỗng cho giặc đuổi theo là hành động phản phúc cuối cùng của Mỵ Châu. Trước hành động bất trung bất hiếu như vậy, nàng phải đền tội xứng đáng. Khi thần Kim Quy hiện lên nói:
Kẻ nội thù ở sau lưng bệ ha.
An Dương Vương dừng ngựa và rút gươm chém chết Mỵ Châu rồi nhẩy xuống biển tự trầm.

Với Kathy Trần, nhân vật Mỵ Châu đã có chuyển đổi tâm lý trở nên dễ thương hơn. Vì ý thức được việc làm sai trái của mình với nhà với nước, Mỵ Châu rút gươm của cha già và tự sát trước mặt người.
Trong Văn học Mỹ, sự chuyển đổi tâm lý nhân vật rất thường có trong những truyện Miền Viễn Tây. Những tên tướng cướp (gangsters) sau cùng biết tội đã tự sát để khỏi gây thêm chết chóc cho những nạn nhân vô tội và những người đang truy lùng chúng.
3.
Kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ trào lộng, hài hước hay trớ trêu (ironies).
Kathy Trần rất khéo léo dùng sự trớ trêu để giải quyết những chủ điểm quan trọng mở đầu cho khúc quẹo của tình tiết.
Trong truyện Ngàn Dặm Ra Đi, Chế Mân không chết trong trận mạc mà chết vì bị mưu sát khi săn bắn thú rừng để mừng ngày kỷ niệm Huyền Trân về làm dâu hoàng tộc Chiêm Thành.

Còn ba ngày nữa là tới ngày kỷ niệm Hoàng hậu Huyền Trân về làm dâu Chiêm Thành. Triều đình đã chuẩn bị tiệc tùng và hội hè cho toàn dân Kinh đô Chà Bàn cùng tham dự.
Cách đây hai hôm, Hoàng thượng Chế Mân dẫn đoàn tùy tùng đi săn. Ngài muốn tự săn thú về đãi mừng Hoàng hậu vào ngày kỷ niệm quan trọng đó.
Tin sét đánh đưa về, Hoàng thượng bị phục kích và bị thích khách đâm chết.
(Ngàn Dặm Ra Đi)

Tương tự, Văn học Mỹ cũng thường sử dụng kỹ thuật này. R. Hills, trong cuốn Writing the Short Story, Bantam Books, 1989, đưa ra một trường hợp trớ trêu (irony).
J. Glenn, phi hành gia Mỹ, không hề hấn gì trong cuộc du hành vũ trụ nhiều ngày, đầy gian khổ và nguy hiểm. Chỉ một mẩu vẫn thạch nhỏ có thể xuyên qua vỏ phi thuyền đủ làm cho phi thuyền cháy thành tro bụi.
Trớ trêu thay! Khi về nhà anh trượt chân trong bồn tắm, té bị thương và được xe cứu thương đưa đi bệnh viện.

Winston Churchill, Thủ tướng Anh, rất thích lối viết trào lộng. Trong hồi ký, ông viết:
Dân chủ là hình thức chính quyền tệ hại nhất, ngoại trừ phần còn lại. (Democracy is the worst type of government except all the rest).
Câu này nhấn mạnh những hiểu biết bất toàn của con người có thể có trong tiến trình hoàn chỉnh hóa những định chế chính trị.
Ngoài cách sử dụng những trớ trêu, Kathy Trần có thể trào lộng ngay cả khi viết một câu đơn

Những con ngựa rống lên, hí lên
(Ngọc Hân)
Để miêu tả hành động của con ngựa, Kathy Trần đã dùng hai act verbs, động tự hí rất chuẩn xác khi miêu tả về ngựa, động tự rống không dùng cho ngựa mà dùng cho hổ, báo, sư tử hay voi, nhưng Kathy Trần cứ dùng cho ngựa để biểu thị sư trào lộng như khi Kathy nói với con nhỏ của mình: sắp rống lên bây giờ đấy.

Trong buổi ra mắt cuốn Tiếng Vỉ Cầm Xưa của Hoa Hoàng Lan, 1 giờ trưa ngày thứ bẩy, 02/03/2002 tại Thánh Đường Tự Do,2296 Quimby Rd, San Jose, sau khi Chủ Nhiệm Quỳnh Thi phát biểu, một văn sĩ cao niên ngồi bên nói với tôi:
So với Hoa Hoàng Lan, Kathy Trần bản tính nghịch ngợm viết văn cà rởn, cà rởn. Cô ấy lại dùng nhiều dữ kiện lịch sử để viết vậy cô ấy là người viết truyện hay viết sử?
Nhà thơ Song Nhị thấy ồn ào, quay lại mỉm cười.
Tôi trả lời người bạn vong niên:
Kathy Trần viết đúng bài bản, đúng phương pháp viết truyện ngắn. Trào lộng, hài hước, trớ trêu là một trong những kỹ thuật viết truyện ngắn mà nhà văn nên biết để vận dụng trong lúc hành văn. Cho dù Kathy Trần sử dụng 50% hay 100% dữ kiện lịch sử thì cô ấy vẫn là người viết truyện khác với người viết sử dùng phương pháp sử học.
Bất chợt quay lại đằng sau, tôi thấy Kathy Trần đang khúc khích cười với bạn.
Tôi bấm tay, người bạn văn sĩ quay lại nhìn. Từ đó cho đến lúc ra về, người bạn ấy không nói một lời nào nữa.

4.
* Kỹ thuật phân tích và giải quyết xung đột nội tâm (internal Conflict.)
Theo Phân tâm học, có nhiều nhân tố trong xung đột nội tâm, nhân tố nào áp đảo? Ngã (Ego), Siêu Ngã (Super Ego) hay Vô thức (Id). Những xung động, thôi thúc tâm lý đến từ đâu, phải chăng đến từ Bản năng có nguồn gốc vô thức.
Lệ Nương (Châu Long) trong truyện Tình Trúc Nghĩa Mai luôn ở trong trạng thái xung đột nội tâm. Nàng nửa thuận tình chăn gối với Lưu Bình, nửa lại nhớ đến Dương Lễ và không muốn thất tiết với chồng

Lệ Nương thấy lòng bàng hoàng, xao xuyến. Người nàng bừng bừng và hai má nóng rực vì hơi thở Lưu Bình. Nàng nhắm mắt lại tưởng đến ngày nào còn trong vòng tay Dương Lễ, chàng đã gián tiếp đẩy nàng vào cảnh này. Chàng đang yên ấm, nồng nàn bên vợ đẹp, con ngoan. Chàng có thèm nhớ đến nàng chăng?
Những ngón tay Lưu Bình bóp nhẹ vai nàng, chàng thở gấp, rồi đặt nụ hôn phớt lên má nàng, nâng đầu nàng ngả ra sau, Lệ Nương nhắm nghiền mắt lại và môi nàng hé mở, rạo rực, đợi chờ.
"Trời ơi! Sao tâm hồn ta yếu đuối đến thế? Ta không tỉnh táo thì còn gì là tiết hạnh của ta và danh dự chàng?"
(Tình Trúc Nghĩa Mai)

Trai đơn gái chiếc ở chung một nhà trong hai năm trời mà không xẩy ra chuyện gì hẳn họ là thánh hay Siêu Ngã đã làm chủ tâm hồn của họ.
Không phải Kathy Trần không hiểu trường hợp này và Lý thuyết Libido (Dục tính) của Sigmund Freud, trái lại
Kathy rất am tường, nên mới để Dương Lễ nói:
Ta không tin nàng chịu trở về.
(Tình Trúc Nghĩa Mai)

Thực ra, không phải Lệ Nương biết giữ mình mà chính Kathy Trần giữ cho Lệ Nương tiết sạch giá trong để trở về với Dương Lễ. Đó là đường hướng giải quyết xung đột nội tâm theo Đạo lý cổ truyền của Kathy Trần.
Phải chăng với bản chất cô giáo, Kathy Trần không muốn phân tích tâm lý nhân vật một cách triệt để nếu có liên quan tới khuynh hướng dục tính.

Trong Hận Tình Thiên Thu, cùng một đường lối giải quyết như trên, Kathy Trần đã để cho Thị Lộ và Nguyễn Trãi là thủ phạm "thí quân" và không một lời giải thích:
Chỉ biết rằng Hoàng thượng băng hà tại Lệ Chi viên, Thị Lộ là thủ phạm "Thí Quân" và chính quan Đại phu Nguyễn Trãi đã "âm mưu và sai Thị Lộ thừa dịp gần gũi long nhan ra tay phục rượu độc, thí quân!"
Hơn nữa, vì tôn trọng Đạo lý, Thị Lộ thà chết cùng chồng chứ không chịu thất tiết với Vua. Trái lại truyện cổ kể rằng ông Vua háo sắc chết vì "Thượng mã Phong" trong lúc gần gũi Thị Lộ. Cách giải quyết này hợp tình, hợp lýkhông những giải oan cho Nguyễn Trãi mà còn kết tội Vua và triều đình đã giết hại công thần trong vụ án vườn Lệ Chi.
5.
* Kỹ thuật miêu tả tình tiết qua nơi chốn (Setting)
Mọi tình tiết của truyện xẩy ra, thiết yếu gắn liền với nơi chốn, môi trường.
- Nơi chốn có thể là giếng Tịnh Tâm, con thuyền trôi nhẹ trên sóng, cây Ngọc Lan bên ruộng dâu:

Trọng Thủy thong thả đi tới cạnh giếng Tịnh Tâm. Giếng sâu thăm thẳm, nước trong vắt, ngọt và đầy nước quanh năm.
Trọng Thủy cúi nhìn xuống, cúi thấp, thật thấp, sâu mãi vào lòng giếng.
(Dẫu Lìa Ngó Ý)
- Con thuyền trôi trên sông
Từ con thuyền nan mong manh đang nhẹ trôi trên sông, giọng hát và tiếng đàn Trương Chi thoáng nhẹ, quyến rũ, ngọt ngào làm rung động hồn nàng rồi tất cả tan loãng vào đêm dài thơ mộng.
(Chôn Đáy Sông Hồn Cầm)
- Cây ngọc lan ven ruộng dâu
Một cô gái đang đứng cạnh cây Ngọc Lan ven ruộng dâu bát ngát, mùi hoa lan thoang thoảng tới tận chỗ ngài. Nhà vua tiếp tục bước tới, ngài ngạc nhiên thấy một vầng mây che lơ lửng, rợp mát hẳn một vùng cô gái đứng.
(Ỷ Lan Thái Phi)

Nơi chốn cũng có thể là một cảnh trí nội tâm trong tâm lý nhân vật:
Không gian và lời ca như ẩm hơi nước và tâm hồn Mỵ Nương cũng chìm xuống nặng trĩu niềm bâng khuâng , nhớ nhung, mộng mị.
"Phải chăng chàng hàn sĩ trong chiếc thuyền nan đang ngỏ bày tâm sự cô đơn với người tri kỷ? Lời chàng sao mênh mang buồn? Ý chàng sao chơi vơi, và giọng hát chàng sao ngọt ngào mê đắm?"
(Chôn Đáy Sông Hồn Cầm)

- Nơi chốn có thể là một bức tường.
Văn học Pháp đề cập dến J. Paul Sartre qua tác phẩm Bức Tường (The Wall). Bức tường là một cấu trúc do xã hội tạo ra. Trước bức tường, các tù nhân xếp hàng và đợi xử bắn.
Bức tường không những là một nơi chốn (setting) mà còn là một ẩn dụ (metaphor) về một nơi mà sự sống con người bị hủy diệt.

6.
Viết truyện ngắn có nhiều phương pháp. Ngay cả những người không dùng phương pháp có thể viết theo kinh nghiệm. Cách này đòi hỏi nhiều thời gian lần mò trước khi tìm được một lối viết thích hợp. Cũng có thể viết theo cảm hứng nhưng đợi cảm hứng bao giờ mới đến, e không viết được nhiều. Tốt hơn hết là chọn một phương pháp thích hợp như Kathy Trần đã chọn.

Kathy Trần viết theo phương pháp nên lối văn nào cũng là sở trường của Kathy cho dù là phiếm luận hay truyện tình sử. Tuy nhiên trong "Ngọc Hân", Kathy Trần cũng để lại một vài điểm thiếu chính xác về vị trí địa dư của thành Chà Bàn và tôn giáo của người Chàm - Bà La Môn giáo chứ không phải
Phật giáo.
7.
Chúc Kathy Trần thành công hơn nữa trong tác phẩm kế tiếp, vàtôi cũng có đôi điều muốn gợi ý:

* Quan tâm đến phẩm nhiều hơn, cuốn truyện có thể mỏng đi đôi chút nhưng hàm chứa một nội dung sâu sắc.
* Phân tích tâm lý nhân vật sâu hơn không ngại miêu tả những hành vi bạo hành, xung động, dồn nén, ẩn ức đến từ khuynh hướng dục tính.

Được như vậy, trong vài năm nữa, tôi không ngạc nhiên khi thấy những tác phẩm của Kathy Trần được giảng dạy ở
các trường Đại học Âu Mỹ như những tác phẩm của Lệ Lý Hayslip (1), Dương Thu Hương (2), Nguyễn Ngọc Ngạn và Nhất Hạnh (3).

VIỆT BẰNG

GHI CHÚ:

(1). Lệ Lý Hayslip nổi tiếng với hai tác phẩm Child of War, Woman of Peace và When Heaven and Earth Changed Places. Cuốn sau đã được kỹ nghệ diện ảnh Hollywood quay thành phim với tên "Heaven and Earth" (Trời và Đất).

(2). Dương Thu Hương với tác phẩm Thiên Đường Mù đã được nhiều người ở hải ngoại biết đến.

(3). Nhất Hạnh được dánh giá cao với tác phẩm Nẻo Về Của Ý và những bài khảo luận về Triết Học Tây Phương và Triết Học Thiền viết bằng tiếng Anh và Pháp.


Phượng Các
#7 Posted : Thursday, September 29, 2005 1:51:50 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.