Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Cơm Hến
HV
#41 Posted : Monday, May 9, 2005 9:02:17 AM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

quote:
Gởi bởi Thu Hồng
[
Thiệt ra hồi xưa mình đọc truyện viết về Huế cũng như nghe bạn bè bình phẩm mình cũng "ớn" mấy người "con trai của Mạ" lắm, nhưng chắc mình gặp may hay những lời đồn đãi không đúng nên mình gặp được ông "dôn" cũng như gia đình chồng "cool" lắm. Lần đầu mình ra mắt gia đình o/x mình cũng khớp lắm, không phải vì mẹ chồng mình hung dữ mà vì bà đẹp và sang quá, quý phái trong từng lời nói và cử chỉ. Vậy mà không ngờ bà cũng như các cô em chồng đều hiền lành phúc hậu, nhất là khi mình có cháu đầu tiên thì mình được hưởng gần như mọi điều tốt đẹp mình có thể có. "Xâm hường" là gì vậy HV? Mình chưa bao giờ nghe cả. Thôi mình phải đi họp đây.




Wow! Nghe chị TH tả Cooling quá

hv cũng không biết Xâm Hường chị TH ạ. Mình phải chờ Vân Hạc giải đáp giùm.
Chắc Vân Hạc đang bay trên Mây với chị PC nên quên đường về rồi Tongue
Hồi Bà Nội các cháu còn, hv thấy Má thích chơi Tam Cúc, mà hv cũng không chơi bao giờ.
Vân Hạc
#42 Posted : Monday, May 9, 2005 10:53:10 PM(UTC)
Vân Hạc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

quote:
Gởi bởi Thu Hồng

Thiệt ra hồi xưa mình đọc truyện viết về Huế cũng như nghe bạn bè bình phẩm mình cũng "ớn" mấy người "con trai của Mạ" lắm, nhưng chắc mình gặp may hay những lời đồn đãi không đúng nên mình gặp được ông "dôn" cũng như gia đình chồng "cool" lắm. Lần đầu mình ra mắt gia đình o/x mình cũng khớp lắm, không phải vì mẹ chồng mình hung dữ mà vì bà đẹp và sang quá, quý phái trong từng lời nói và cử chỉ. Vậy mà không ngờ bà cũng như các cô em chồng đều hiền lành phúc hậu, nhất là khi mình có cháu đầu tiên thì mình được hưởng gần như mọi điều tốt đẹp mình có thể có. "Xâm hường" là gì vậy HV? Mình chưa bao giờ nghe cả. Thôi mình phải đi họp đây.




VH cũng có 25 % là gốc "rau muống"... hihi... Shy
Chị TH tả "Me chồng" và mấy "mụ O" người Huế mà Vân Hạc...muốn nở mũi lây đó nghe ! Blush
người chị dâu đầu của VH là người Nam, cũng có lần hỏi Me VH là : "Me ơi ! Mấy đứa bạn của con hỏi... mi làm dâu người Huế mà có biết "dôn" là gì không ?" Tongue
quote:
Gởi bởi Hiền Vy


Wow! Nghe chị TH tả Cooling quá

hv cũng không biết Xâm Hường chị TH ạ. Mình phải chờ Vân Hạc giải đáp giùm.
Chắc Vân Hạc đang bay trên Mây với chị PC nên quên đường về rồi Tongue
Hồi Bà Nội các cháu còn, hv thấy Má thích chơi Tam Cúc, mà hv cũng không chơi bao giờ.




Chị Hiền Vy ơi, VH bay theo chị Phượng Các hổng có kịp mô nì ! Tongue
Đúng ra gọi là "Xăm" Hường mới đúng đó chị, vì mấy cái thẻ dài dài giống như cái xăm mà ngày Tết mình "xin xăm" đầu năm ở Chùa rứa . Môn chơi ni VH được biết từ hồi còn rất bé, cứ mỗi năm, vào lúc đón Giao Thừa là cả gia đình quây quần "Đổ Xăm Hường"... Hiện tại Vân Hạc có 1 bộ Xăm Hường bằng sừng, dì VH cho VH lúc VH về Huế thăm. Ngoài ra còn có môn : Tam Cúc, bài Tới... người Huế cũng hay bày chơi vào dịp Tết.

VH thấy bài viết về "Đổ Xăm Hường" của cô Trần Thị Lý hay hay... nên đem vào Phố cho tất cả các ACE cùng đọc.
____________________________

ĐỔ XĂM HƯỜNG

Một trong những lễ tiết quan trọng của người Việt là Tết Nguyên Đán, thường được quen gọi tắt là Tết. Đây là dịp nghỉ ngơi giải trí chung của mọi người, mọi giới và kéo dài qua nhiều ngày. Việt Nam trước đây vốn là một xứ trọng nông, người dân quanh năm khổ nhọc với công việc đồng áng, chỉ được thư thả, nhàn rỗi vào mùa xuân. Vào dịp này khắp nơi đều có mở hội mừng Xuân, hội chợ Tết. Tùy theo điều kiện khí hậu và tập quán từng địa phương, nơi này mở hội vào tháng Giêng, nơi khác vào tháng Hai hay tháng Ba:
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè. (Ca dao)

Nhưng tựu trung dù bất cứ ở địa phương nào, ba ngày đầu năm vẫn là ba ngày TẾT chính thức:
Mồng Một ăn Tết nhà cha,
Mồng Hai nhà vợ, mồng Ba nhà thầy. (Ca dao)

Nhiều nơi việc vui xuân thường chỉ diễn ra trong vòng tháng Giêng:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà... (Ca dao)

Trên khắp mọi miền đất nước, những thú vui xuân thật không thể nào kể hết, được gọi chung là bách hí: múa lân, đốt pháo, đua thuyền, hát đối... và đặc biệt một thú vui rất phổ thông không thể thiếu, đó là chơi cờ bạc. Gặp nhau vào ngày đầu xuân, sau lời chúc tụng, người ta thường hỏi nhau “đã thử thời vận chưa?”, “đã khai xuân chưa?”. Thử thời vận hay khai xuân đều có hàm ý là bói xem sự may rủi trong năm qua canh bạc. Người ta tin rằng việc được thua, hên xui qua canh bạc đầu xuân là điềm báo hiệu về công việc làm ăn trong suốt cả năm. ỞÛ trong nhàø cùng với bà con và bạn bè, người ta chơi tứ sắc, bài xẹp, bài tới, tam cúc, tổ tôm..., về sau có thêm những trò chơi bài tây như xì phé, xì lát, xập xám, cạc-tê v.v... Ở những nơi công cộng thì có những môn xóc đĩa, bài vụ, nhứt lục, bài chòi, lô-tô, tài xỉu... Đặc biệt có môn chơi “đổ xăm hường”, lúc ban đầu bắt nguồn từ cố đô Huế, về sau lan rộng ra nhiều nơi khác. Bài bạc tuy là để mua vui, tiêu khiển nhưng có nhiều môn ngoài chuyện hên xui may rủi còn có thêm phần đấu trí cao thấp mà đôi khi còn kèm theo cả mưu mẹo và thủ đoạn. Chỉ riêng “đổ xăm hường” là thú chơi thực sự lành mạnh, tao nhã, thuần túy giải trí, không có tính cách sát phạt; số người tham dự không phải chỉ giới hạn ba hay bốn tay như bài xẹp, tứ sắc; cũng không xô bồ quá nhiều đến hàng chục người như xóc đĩa, nhứt lục... mà có thể du di từ bốn tới bảy hay nhiều khi có thể tùy nghi thay đổi thêm bớt hơn thế nữa.

Đổ xăm hường, thắng bại hoàn toàn dựa vào thời vận. Sáu hột súc sắc gieo xuống chiếc tô sành, kết quả do may rủi tự nhiên, người chơi không thể chủ động theo ý riêng của mình như ở nhiều môn chơi khác.

Thành phần bộ xăm hường
- Bộ hột: Có tất cả sáu (6) hột súc sắc hay còn gọi là tào cáo có hình khối vuông, cạnh dài khoảng 15mm, góc được gọt hơi tròn để các hột dễ lăn và khỏi kê gối lên nhau. Trên mỗi mặt hột có những chấm lõm tròn được sơn màu theo thứ tự nhứt, nhì, tam, tứ, ngũ, lục (tức 1, 2, 3, 4, 5, 6). Hai mặt nhứt (1) và tứ (4) sơn màu đỏ, các mặt khác màu xanh hay đen.

- Bộ thẻ: Gồm sáu (6) loại thẻ khác nhau về kích thước, có giá trị đơn vị từ 1 điểm cho thẻ nhất hường đến 32 điểm cho thẻ trạng anh, dựa theo thang học vị của Trường Thi ngày xưa. Tổng giá trị mỗi loại trong bộ thẻ là 32 điểm . Tổng số điểm của toàn bộ xăm hường là 192 điểm (32x6=192). Các thẻ làm bằng tre, gỗ, xương hay ngà .

1). Nhất hường là loại thẻ nhỏ nhất có giá trị 1 điểm, có một nốt chấm sơn màu đỏ ở giữa, mang học vị Tú Tài, gồm tất cả 32 thẻ.

2). Nhị hường có giá trị 2 điểm, có hai nốt chấm sơn đỏ, học vị cử nhân, gồm 16 thẻ.

3). Tứ tự có giá trị 4 điểm, trên mặt thẻ có ghi số 4, học vị Tiến sĩ, gồm 8 thẻ.

4). Tam hường giá trị 8 điểm, mặt thẻ ghi số 8, học vị Hoàng Giáp, gồm 4 thẻ.

5). Trạng em giá trị 16 điểm, ghi số 16, học vị Bảng nhãn hay Thám Hoa, 2 thẻ.

6). Trạng anh giá trị 32 điểm, mặt thẻ ghi số 32, học vị Trạng nguyên, chỉ một thẻ.

Trên các thẻ trạng có khắc hay vẽ đầu một vị khoa bảng đội mũ cánh chuồn, có mang râu.

Bộ Xăm Hường ở những gia đình bình dân được lưu giữ giản dị trong một chiếc hộp; ở những gia đình trưởng giả, quyền quí thì được sắp xếp trên một giá gỗ theo ngôi thứ học vị (cho ba thẻ trạng) và trong một chiếc ống bằng gỗ hay tre được sơn màu như ống xăm nơi các đền, chùa (cho các loại thẻ khác), được trưng bày như một loại đồ trang trí.

Các nguyên tắc của môn xăm hường
Nhân số: Số người tham dự cuộc chơi “đổ xăm hường” được du di từ bốn tới bảy nhưng lý tưởng nhất là sáu. Tuy nhiên, khi thấy hứng thú thì dù chỉ hai người hay khi số người có mặt đông mà muốn cùng chung vui, thì dù tới tám, cuộc chơi vẫn có thể thực hiện được. Người chơi nắm gọn sáu hột súc sắc trong lòng bàn tay, gieo xuống một chiếc bát sành có đáy rộng để hột khỏi kênh chồng lên nhau, rồi tính điểm theo kết quả trên sáu mặt hột.

Cách tính điểm:
- Tính điểm theo mặt tứ: Mặt tứ còn gọi là mặt hường vì bốn nốt sơn trên mặt này màu hường hay hồng. Nốt sơn trên mặt nhất cũng màu hồng nhưng không được gọi là hường. Điểm được tính theo số mặt tứ hiện ra trên 6 mặt hột, nếu có:

- 1 mặt tứ gọi là nhất hường, nhận một thẻ Nhất hường, tính 1 điểm.

- 2 mặt tứ gọi là nhị hường được thẻ Nhị hường, tính 2 điểm.

- 3 mặt tứ gọi là tam hường được thẻ Tam hường, tính 8 điểm.

- 4 mặt tứ gọi là tứ hường được thẻ Trạng anh, 32 điểm.

- 5 mặt tứ gọi là ngũ hường được luôn cả thẻ trạng anh và 2 thẻ trạng em, tính 64 điểm. Vì đoạt hết cả ba trạng nên người ta thường nói là ngũ hường đoạt tam khôi.

- 6 mặt tứ gọi là lục phú hường, được quyền thu tóm tất cả sáu loại thẻ từ nhất hường đến trạng anh nghĩa là được toàn bộ tổng số 192 điểm. Những người khác phải chịu thua gấp hai lần số điểm mình bắt buộc cần phải có tính theo số người tham dự. Ví dụ nếu có 6 người chơi thì mỗi người phải thua 64 điểm (32 x 2 = 64).

- Trường hợp đặc biệt 1: chỉ có hai mặt tứ nhưng bốn mặt còn lại là hai ngũ và hai lục gọi là “hạ mã”, được một thẻ trạng em 16 điểm.

- Trường hợp đặc biệt 2: chỉ có ba mặt tứ nhưng ba mặt còn lại đều giống nhau (cùng là nhất, nhị, tam, ngũ hay lục) gọi là Phân song tam hường, được một thẻ trạng em và một thẻ tam hường, tổng cộng 24 điểm.

Tính điểm theo các mặt khác (nhất, nhì, tam, ngũ và lục):
- 4 mặt giống nhau gọi là Tứ tự, được thẻ Tứ tự, tính 4 điểm.

- 4 mặt giống nhau và 1 mặt tứ gọi là Tứ tự nhất hường, được 1 thẻ tứ tự và 1 thẻ nhất hường, cộng 5 điểm.

- 4 mặt giống nhau và 2 mặt tứ gọi là tứ tự nhị hường, được 1 thẻ tứ tự và 1 thẻ nhị hường, cộng 6 điểm.

- 4 mặt giống nhau mà hai mặt kia cộng lại bằng mặt giống nhau đó thì gọi là Tứ Tự Cáp, được thẻ trạng em 16 điểm; ví dụ tứ tự nhì tức 4 mặt giống nhau là nhì, mà 2 mặt kia đều là nhất cộng lại bằng nhì thì gọi là tứ tự nhì cáp; một ví dụ nữa: tứ tự ngũ tức 4 mặt ngũ mà hai mặt kia là 1 và 4 hoặc 2 và 3 đều cộng lại bằng 5 thì gọi là tứ tự ngũ cáp. Trường hợp tứ tự nhất tức 4 mặt giống nhau là mặt nhất, thì hai mặt còn lại cộng chung không thể nào bằng 1 được nên người ta chấp nhận cho mặt 6 và mặt 5, cộng chung bằng 11 là tứ tự nhất cáp.

- Hai cặp gồm ba mặt giống nhau (như 3 nhất và 3 tam chẳng hạn) gọi là phân song, được thẻ trạng em 16 điểm. Khi một trong hai cặp đó là 3 tứ thì gọi là Phân song tam hường (đã được nói ở đoạn trên).

- Ba cặp mặt giống nhau liên tiếp: 2 nhất 2 nhì và 2 tam gọi là Thượng mã, 2 tứ 2 ngũ 2 lục gọi là Hạ Mã (đã nói ở đoạn trên) thì được thẻ trạng em 16 điểm. Nếu ba cặp liên tiếp là 2 nhì, 2 tam 2 tứ hay 2 tam 2 tứ 2 ngũ thì chỉ tính như nhị hường, chỉ được thẻ nhị hường 2 điểm mà thôi.

- Năm mặt giống nhau gọi là ngũ tử được thẻ Trạng anh 32 điểm.

- Sáu mặt giống nhau gọi là Lục phú, được thu tóm tất cả sáu loại thẻ từ nhất hường tới trạng anh, những người khác trở thành tay trắng, phải chịu thua toàn bộ số điểm phần mình phải có. Trường hợp đặc biệt khi 6 mặt giống nhau là tứ thì gọi là Lục phú hường, phần thắng tăng lên gấp hai lần những thứ lục phú khác (như đã được nói ở phần trên).

- Sáu mặt đều khác nhau: nhất, nhì, tam, tứ, ngũ, lục gọi là suốt, được lấy thẻ trạng em, 16 điểm.

Thẻ thay thế
Mới bắt đầu vào ván chơi, hễ ai đổ được loại thẻ nào thì lấy thẻ đó. Sau một hồi, vài loại thẻ lớn đã bị hết không còn nữa, người ta dùng những thẻ kế tiếp nhỏ hơn để thay thế, giá trị góp lại tính bằng điểm của thẻ đổ được. Ví dụ đổ được trạng em 16 điểm nhưng thẻ trạng em không còn, người ta nhận thay bằng 2 thẻ tam hường hay1 thẻ tam hường và 2 thẻ tứ tự... nếu các thẻ tam hường hay tứ tự cũng không còn đủ thì tiếp tục thay thế bằng các thẻ loại nhỏ hơn như nhị hường và nhất hường.
Tuổi trạng

Mỗi lần đổ được trạng, giá trị cao thấp của trạng được định theo số tuổi.

Tuổi trạng được tính dựa vào tổng số 2 mặt thứ 5 và 6 còn lại của trạng tứ hường hay vào mặt thứ 6 còn lại của trạng ngũ tử và của trạng ngũ hường đoạt tam khôi.

- Tuổi trạng tứ hường là tổng số chấm sơn trên 2 mặt còn lại, ví dụ 2 mặt nhứt là 2 tuổi, 2 mặt lục là 12 tuổi. Giá trị từ cao xuống thấp gồm:

1). Hai mặt nhì: Cáp chính.

2). Một mặt nhứt và một mặt tam: Cáp xiên.

3). Hai mặt lục: 12 tuổi.

4). Một lục, 1 ngũ: 11 tuổi.

5). Hai ngũ: 10 tuổi.

Cứ tiếp tục như thế đến tuổi thấp nhất là 2 tuổi, ngoại trừ 4 tuổi tức là cáp chính hay cáp xiên được xem như cao hơn cả 12 tuổi và cáp chính cao hơn cáp xiên.

- Tuổi trạng ngũ tử tính dựa theo số chấm sơn trên mặt thứ 6 còn lại. Giá trị từ cao xuống thấp gồm:

1). Mặt tứ: Ngũ tử đại ấn.

2). Mặt lục: Sáu tuổi.

3). Mặt ngũ: năm tuổi.

Cứ tiếp tục như thế đến thấp nhất là mặt nhất (1 tuổi), ngoại trừ mặt tứ tức Ngũ tử đại ấn là cao nhất, trên cả 6 tuổi.

- Tuổi trạng Ngũ hường tính từ cao nhất 6 tuổi xuống thấp nhất 1 tuổi, không có trạng ngũ hường 4 tuổi vì ngũ hường 4 tuổi chính là lục phú hường.

Đoạt trạng
Còn gọi là giật trạng hay cướp trạng. Khi cùng trong một ván chơi mà trạng được đổ ra nhiều lần, sẽ có chuyện đoạt trạng rất hào hứng, vui nhộn. Việc đoạt trạng được qui định theo tuổi trạng cao thấp. Ngoài lục phú (được thu tóm toàn bộ các thẻ) hay lục phú hường (có giá trị gấp đôi lục phú thường) khiến ván chơi được kết thúc ngay, thì, nếu trong cùng một ván, người đổ ra trạng trước có tuổi thấp sẽ bị người đổ ra trạng sau có tuổi cao hơn “cướp trạng”. Trạng tứ hường chỉ được đoạt của loại tứ hường, trạng ngũ tử đoạt của loại ngũ tử. Trạng ngũ hường đoạt của loại ngũ hường và cố nhiên đoạt của tất cả các loại tứ hường và ngũ tử. Thứ tự cao thấp của các loại trạng đã được trình bày theo tuổi trạng ở phần trên.

Người đổ ra trạng sau nếu tuổi trạng thấp hơn của người đổ ra trước, sẽ không cướp được trạng nhưng lại được nhận một số thẻ mà tổng số điểm tương đương với 32 (nếu là tứ hường hay ngũ tử) hoặc tương đương với 64 (nếu là ngũ hường), chọn lấy trong số thẻ còn lại bắt đầu từ thẻ lớn nhất trở xuống; hoặc nhận tất cả số thẻ còn lại nếu giá trị tổng số điểm của những thẻ này ít hơn số điểm mình được hưởng. Trường hợp này có lợi hơn cướp trạng của người trước vì mỗi khi không giữ trạng trong tay thì sẽ không bị ai cướp của mình ngoài trường hợp có người đổ ra lục phú; nhưng lại bất lợi trong trường hợp chơi bảy tay hay tám tay “bán trạng” sẽ nói ở phần sau.

Đấu thẻ
Khi đang cùng một ván, các thẻ nhỏ đã hết sạch, chỉ còn lại thẻ cao điểm nhất là trạng anh mà chờ lâu quá chưa ai đổ ra được, để bớt buồn tẻ sốt ruột, cần gây không khí sôi động hào hứng, người ta bày ra trò đấu thẻ. Những người tham dự cuộc đấu, cùng góp một số thẻ ngang nhau, ai đổ ra nhiều mặt hường nhất sẽ được thắng. Khi có hai người đổ được cùng số hường ngang nhau thì cuộc đấu xem như hòa và cứ tiếp tục cho tới mức ăn thua hoặc nhiều khi còn góp dồn thêm một số thẻ khác nữa gọi là “châm thêm”.

Phạt điểm
Trường hợp 1:
- Người chiếm được trạng anh ở ván trước sẽ đổ đầu tiên mở màn cho ván kế tiếp. Nhưng, nếu rủi ro lần đổ khai màn đó không có mặt hường nào cả thì sẽ bị phạt một điểm bằng một thẻ nhất hường. Lần thứ nhì, thứ ba... nếu cứ tiếp tục không có mặt hường cũng sẽ bị phạt cho đến khi nào đổ ra được mặt hường mới thôi.

Trường hợp 2:
- Khi trạng anh “chưa đi” nghĩa là chưa có ai đổ được, nếu có ai vô ý lúc gieo hột để rơi ra ngoài bát sành, thì cứ mỗi hột bị rơi ra ngoài là bị phạt một điểm bằng một thẻ nhất hường. Những thẻ phạt này sẽ được sung làm hầu cận cho thẻ trạng anh và thay vì 32, điểm của trạng anh sẽ tăng lên thành 33, 34 hay 35..., rồi sau đó ai đổ ra trạng sẽ được lấy tất cả.

Kết toán được thua
Khi tất cả các thẻ đã vào tay người chơi, giữa làng không còn thẻ nào hết, thì ván chơi coi như kết thúc. Mọi người bắt đầu đếm kiểm số điểm của mình, người có thừa sẽ bán bớt, kẻ còn thiếu phải mua thêm, sao cho ai ai cũng phải có đủ số điểm qui định.

Tùy vào số người tham dự, số điểm qui định cần có đủ như sau:

- Hai người: mỗi người phải có 96 điểm, tương đương “ba trạng”.

- Ba người: mỗi người 64 điểm hay “hai trạng”.

- Bốn người: mỗi người 48 điểm hay “một trạng rưỡi”.

- Năm người: mỗi người 38 điểm (tổng cộng năm người: 38 x 5 = 190 điểm) còn thừa 2 điểm (192-190 = 2) không thuộc về ai hết nên người ta giảm bớt 2 thẻ nhất hường trong cuộc chơi này.

- Sáu người: mỗi người 32 điểm hay “một trạng”.

- Bảy người: mỗi người 32 điểm trừ người chiếm được trạng thì không cần phải có điểm nào cả. Trường hợp này gọi là “bảy tay bán trạng”.

- Tám người: mỗi người 32 điểm trừ người giữ được trạng không cần có điểm nào mà còn có quyền bán thêm 32 điểm cho những ai còn thiếu gọi là “bán trạng hai lần”.

Được, thua nhiều hay ít tùy thuộc vào sự giao ước về giá trị mỗi điểm: 1 xu, 5 xu, 10 xu, 25 xu v.v... và tùy theo thời vận đỏ hay đen. Một ván xăm hường đôi khi kéo dài suốt 1 hay 2 giờ mà mức ăn thua chỉ chừng vài đồng bạc. Các cụ ông, cụ bà lúc khỏe thì ngồi ngay ngắn, khi mỏi mệt có thể nghiêng mình thoải mái tựa lên một chiếc gối giữa không khí thân tình của con cháu trong gia đình, bên bà con, cùng bạn hữu...

Hòa với tiếng khánh leng keng trong gió trên đầu ngọn cây nêu dựng bên ngoài cổng hay với tiếng pháo đì đùng từ nhà hàng xóm vọng sang, quyện theo khói trầm hương nghi ngút trên bàn thờ tổ tiên, tiếng vang rộn rã của các hột súc sắc khi được gieo vào lòng chiếc bát sành cùng với tiếng reo hò vui nhộn mỗi khi có ai đổ ra trạng, nhất là khi có người cướp đoạt trạng của kẻ khác, tạo nên một khung cảnh chan hòa ấm cúng thân thương, làm cho không khí những ngày đầu xuân càng thêm thơ mộng.

Đổ Xăm Hường còn có người gọi là Đổ Tam Hường, Đổ Xem Hường hay Đổ Xâm Hường. Trong bốn nhóm chữ đó thì Đổ Xăm Hường đạt được ý nghĩa chính xác nhất. Xăm có nghĩa là quẻ để bói thời vận (ống xăm, thẻ xăm, xin xăm...), Đổ Xăm Hường là môn chơi bói quẻ theo mặt hường để đoán trước thời vận trong năm. Còn Tam Hường chỉ là tên của một trong sáu loại thẻ của toàn bộ, không có ý nghĩa bao quát. Xem Hường lại còn cạn nghĩa hơn. Xâm Hường thì càng tối nghĩa hơn nữa.

Ngày nay khi Tết đến xuân về nơi quê người đất khách, trong cảnh sống tha hương, những thành viên cùng chung một gia đình gồm nhiều thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cháu... hay những bạn bè thân thiết, nếu quay quần được bên nhau quanh bộ xăm hường, trước để mua vui sau để thử thời vận, thì cũng là một chuyện hay: vừa cho bản thân có được chút khuây nguôi về nỗi sầu xa xứ, vừa ôn nhớ lại được những kỷ niệm đẹp của thuở nào xa xưa nơi quê hương yêu dấu:
Ngày Tết quê hương một thuở nào,
Mộng tràn tuổi ngọc lắm trăng sao.
Bàn tay em đẹp khi gieo hột,
Hương vị đầu xuân bỗng ngọt ngào.(Thơ Hồ văn Mẫn)

Trần thị Lý, Montréal
(nguồn từ Nghệ Thuật Nguyệt San)
HV
#43 Posted : Tuesday, May 10, 2005 12:52:08 AM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

Chị ThuHồng, Vân Hạc, MèoMù và các ace nè
hv cứ viết "ConTraiCủa Mạ" mà không biết có make sense tí nào với ace không.
HV gởi bài này từ bên phuongvy.com lên để ace đọc cho vui
hv thích đọc chị TKL lắm.

http://phuongvy.com/next...en/TKLan2/DanOngHue.htm

hv
Thu Hồng
#44 Posted : Tuesday, May 10, 2005 1:16:04 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vân Hạc


VH cũng có 25 % là gốc "rau muống"... hihi... Shy



Vân Hạc ơi,
25 % gốc "rau muống" là răng? Cám ơn VH gởi bài viết giải thích rõ ràng về Xăm Hường. Gia đình bên chồng mình không thấy ai biết trò chơi này và cũng không bao giờ thấy chơi bất cứ loại bài nào cả.
Mến,

TH
HV
#45 Posted : Tuesday, May 10, 2005 11:20:06 PM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vân Hạc


ĐỔ XĂM HƯỜNG




Vân Hạc ơi
Cám ơn VH đã đem bài này lên đây
... NHƯNG... hv đọc tới đọc lui cũng không tài nào hiểu được
Nhiều "quân" quá, Hẳn là phải thông minh lắm mới chơi Đổ Xăm Hường được
hv chịu thôi.
Vân Hạc
#46 Posted : Wednesday, May 11, 2005 5:22:27 AM(UTC)
Vân Hạc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

quote:
Gởi bởi Thu Hồng

Vân Hạc ơi,
25 % gốc "rau muống" là răng? Cám ơn VH gởi bài viết giải thích rõ ràng về Xăm Hường. Gia đình bên chồng mình không thấy ai biết trò chơi này và cũng không bao giờ thấy chơi bất cứ loại bài nào cả.
Mến,

TH


Chị Thu Hồng mến,
25% gốc "rau muống" là vì Ông Nội của VH người Bắc.
Vậy thì VH cũng có chút xíu bà con với chị... phải không nì ?
Cũng có thể gia đình bên chồng của chị xa Huế lâu nên không còn nhớ các môn chơ bài này ?


quote:
Gởi bởi Hiền Vy
Vân Hạc ơi
Cám ơn VH đã đem bài này lên đây
... NHƯNG... hv đọc tới đọc lui cũng không tài nào hiểu được
Nhiều "quân" quá, Hẳn là phải thông minh lắm mới chơi Đổ Xăm Hường được
hv chịu thôi.


Không có cần thông minh mô chị Hiền Vy ơi... VH cũng "chậm tiêu", rứa mà ngồi sau lưng Me VH học từ từ cũng biết. Để cuối tuần VH rảnh sẽ thử chụp hình mấy cái "xăm" bỏ lên. Phải thấy con bài mình mới hiểu cách tính điểm được đó ! Smile. Khi biết chơi rồi thì sẽ "mê" không chừng... vui nhất là cái lúc bị "giựt trạng" Tongue

Nếu chị biết rõ về Nhóm Phượng Vỹ thì chắc chị biết các anh chị ở Texas ? Cô Thái Kim Lan viết nhiều bài rất hay, và trong mấy năm qua cô đã giúp nhiều cho trẻ em Mẫu Giáo ở các Làng ven Huế có điều kiện để được đi học.

Nhân tiện đây cho Vân Hạc chào làm quen cùng chị Mèo Mù và Chín Út Rose
mèo mù
#47 Posted : Wednesday, May 11, 2005 6:27:10 AM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

Chào các chịRoseRose
mèo cũng không thích bài bạc, nhưng vì má chồng thích nên mấy chi em xúm vào chơi cho vui, nhiệm vụ của mèo là chụp 6 hột xí ngầu rải xuống cái tô, điểm thì có người khác tính dùm. Có cái hay là không biết trò chơi này đã được tìm ra bao giờ, nhưng số điểm trên các quân bài được ghi theo số : 1, 2, 4, 8, 16, và 32 là số lớn nhất...... cách tính này đươc dân " điên nặng" dùng để hoán đổi từ binary sang decimalBlushBlush
Chín Út
#48 Posted : Wednesday, May 11, 2005 6:39:53 AM(UTC)
Chín Út

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 693
Points: 0

Thân chào chị Vân Hạc nhe, mai mốt gần Tết mình mở Casino online nhờ chị VH làm chủ xị nhen Big Smile.

Chúc chị VH vui vẻ thật nhiều nhe

9U
HV
#49 Posted : Wednesday, May 11, 2005 6:58:01 AM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vân Hạc

Nếu chị biết rõ về Nhóm Phượng Vỹ thì chắc chị biết các anh chị ở Texas ? Cô Thái Kim Lan viết nhiều bài rất hay, và trong mấy năm qua cô đã giúp nhiều cho trẻ em Mẫu Giáo ở các Làng ven Huế có điều kiện để được đi học.




HV không biết gì về nhóm này cả Vân Hạc ạ
Xưa nay quên mất mình là người Huệ Tongue vì lấy chồng Bắc, lại chồng đến nỗi quên luôn quá khứ của mình Tongue (Chị PC có tin không vậy?) Big SmileSmileBig Smile

Nói đùa thôi chứ tại không có duyên nên đối diện hoài mà vẫn "bất tương phùng"
Hay nói như bạn vẫn nói là "Đàn ông Huế "chê" các cô nên các cô mới phải lâ'y dôn Bắc..."Eight Ball

Mới đây, hv quen vài người trong nhóm phuongvy.com. Hai cái này khác nhau mỗi chữ "com" và dấu chấm (.) nhưng hình như không phải là 1 Tongue

hv chưa bao gìờ tham dự bất cứ một ngày hội họp nào của PV-Houston cả VH ạ. Nhưng có lẽ tháng 9 tới đây, sẽ tham dự vì đã được bạn mời cả mấy tháng nay rồi

Rất mê đọc văn và thơ của chị TKL. Lại mê chị hơn khi quen biết với chị mới đây không lâu.
Phượng Các
#50 Posted : Wednesday, May 11, 2005 8:08:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Chín Út
mai mốt gần Tết mình mở Casino online nhờ chị VH làm chủ xị nhen Big Smile.


Để cho công bằng thì mình nên mời chị vphillips và chị Việt Dương Nhân làm chủ xị đó chớ! Big Smile

Từ Thụy
#51 Posted : Wednesday, May 11, 2005 12:28:06 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
TT cũng có... vác một ông con trai của Mạ về nè Big Smile. Nhưng mà sao TT chưa nghe đến từ "dôn" bao giờ Eight Ball. Để TT về hỏi lại xem OX có biết chữ dôn không há Smile.
Thu Hồng
#52 Posted : Friday, May 13, 2005 4:26:56 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0

quote:
Gởi bởi TT

TT cũng có... vác một ông con trai của Mạ về nè Big Smile. Nhưng mà sao TT chưa nghe đến từ "dôn" bao giờ Eight Ball. Để TT về hỏi lại xem OX có biết chữ dôn không há Smile.



Chào chi Tê TêBig Smile,
Chữ "dôn" hình như chỉ để đùa thôi thì phải đó chị. Bình thường TH không thấy ai xài cả. TH thiệt là nhiều chiện hén, từ cơm hến của chị Vi Hoàng mà chạy lòng vòng qua "dôn". Bởi vậy mấy hôm ni không dám lén phén sợ mấy chi chê dài hơi. Mà TH dài hơi thiệt đó, để hôm nào TH gáy cho mấy chị nghe nhaBig Smile Mấy chị đã nghe gà mái gáy bao giờ chưaShockedBig SmileBig Smile?

Mến,

TH
Từ Thụy
#53 Posted : Sunday, May 15, 2005 11:30:12 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Chào chị Thu Hồng, đang ngồi chờ nghe chị gáy ra răng nè Tongue.

TT hỏi OX rồi, chàng ta chưa từng nghe qua chữ 'dôn' chị ơi Shocked.
Vi_Hoang
#54 Posted : Tuesday, May 17, 2005 2:58:51 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Thu Hồng
[Chữ "dôn" hình như chỉ để đùa thôi thì phải đó chị. Bình thường TH không thấy ai xài cả. TH thiệt là nhiều chiện hén, từ cơm hến của chị Vi Hoàng mà chạy lòng vòng qua "dôn". Bởi vậy mấy hôm ni không dám lén phén sợ mấy chi chê dài hơi. Mà TH dài hơi thiệt đó, để hôm nào TH gáy cho mấy chị nghe nhaBig Smile Mấy chị đã nghe gà mái gáy bao giờ chưaShockedBig SmileBig Smile?
TH


VH cũng lấy làm lạ khi trở về lại gia chánh nầy, không bết từ đâu mà ra đến 6 trang Tongue Các ACE nói chuyên vui quá mà mô có biết, sao không hú VH 1 tiếng vào nghe ngóng.
Vân Hạc có được bộ Xâm hường hay quá nhỉ, VH về VN tìm mua hòai mà không có, chắc phải ra đến Huế mới có phải không?
Thu Hồng
#55 Posted : Thursday, May 19, 2005 12:40:16 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0

quote:
VH cũng lấy làm lạ khi trở về lại gia chánh nầy, không bết từ đâu mà ra đến 6 trang Tongue Các ACE nói chuyên vui quá mà mô có biết, sao không hú VH 1 tiếng vào nghe ngóng.
Vân Hạc có được bộ Xâm hường hay quá nhỉ, VH về VN tìm mua hòai mà không có, chắc phải ra đến Huế mới có phải không?



Mến chào chị Vi HoàngRose,

Chị biết làm cơm hến vậy TH xin chị "tới luôn bác tài" mần luôn món canh hến cho chị em thử được khôngTongue? Cám ơn chị.

TH
Thu Hồng
#56 Posted : Thursday, May 19, 2005 12:47:09 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0

quote:
Gởi bởi Chín Út

Chị Thu Hồng ơi,

Có 1 chữ cũng funny lắm nè, là chữ "bờ hớ" đó, có ai biết không? Lâu ngày rồi 9U hông có nghe nói, hôm nay tự nhiên nổi hứng ghẹo bà xả sao đó mới nhớ lại chữ này, thiệt là tức cười ghê vậy đó Shy



Anh Chín ơi,

Anh Chín có thể cho TH một ví dụ về chữ này không? TH đoán không raShocked
Vi_Hoang
#57 Posted : Thursday, May 19, 2005 3:02:12 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Thu Hồng

quote:
Gởi bởi Chín Út

Chị Thu Hồng ơi,
Có 1 chữ cũng funny lắm nè, là chữ "bờ hớ" đó, có ai biết không? Lâu ngày rồi 9U hông có nghe nói, hôm nay tự nhiên nổi hứng ghẹo bà xả sao đó mới nhớ lại chữ này, thiệt là tức cười ghê vậy đó Shy


Anh Chín ơi,
Anh Chín có thể cho TH một ví dụ về chữ này không? TH đoán không raShocked


Chữ "bờ hớ" có nghĩa như là lỡ bước, ví dụ người nào đó làm 1 điều gì hay nói 1 điều gì sai, mình nói :
-Bờ hớ chưa kìa, vậy mà cũng nói!
Lâu quá rồi không dùng chử nầy, VH chỉ nhớ như vậy, không biết có đúng không?
Vân Hạc
#58 Posted : Thursday, May 19, 2005 11:44:42 PM(UTC)
Vân Hạc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

quote:

Vân Hạc có được bộ Xâm hường hay quá nhỉ, VH về VN tìm mua hòai mà không có, chắc phải ra đến Huế mới có phải không?


Chị Vi Hoàng ơi, chắc muốn có bộ Xăm Hường thì chị chịu khó lặn lội về Huế Tongue. hì hì... Vân Hạc vô nhà của chị "tràng giang đại hải" mà quên xin phép chủ nhà.... chừ cho Vân Hạc cười cầu tài một cái với chị nha ! Big SmileRose.... chữ "bờ hớ" thì lạ hoắc với Vân Hạc, chưa bao giờ được nghe...

Ông 9 Út nì thiệt là... mở Casino mà cho Vân Hạc làm chủ xị thì chắc Vân Hạc bán luôn cả "làng" PNV ! Tongue (nói nhỏ thôi... chị PC nghe được thì..........khỏi...........bay !)

Chị TT ơi, chữ "dôn" dân thành thị Huế ít dùng lắm... về làng họa hoằng mới nghe... nhưng chữ "dôn" hình như gốc Quảng Trị, Đông Hà dùng nhiều hơn Smile

Chị Hiền Vy ui... Vân Hạc không được học trường Đồng Khánh... hic hic... tiếc ngẩn ngơ... Shy
Vân Hạc biết được phuongvy.com là nhờ các chị gởi thông tin cho Vân Hạc đọc đó... Tongue con gái Huế mà gặp con trai Bắc là nhất rồi... chàng thì khéo chìu còn nàng thì ngọt ngào... hạnh phúc là cái chắc ha ? Approve




Phượng Các
#59 Posted : Thursday, September 21, 2006 6:49:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
CỒN HẾN VÀ CƠM HẾN

Lê đình Hạnh


Cồn hến là một mô đất dài nỗi lên giữa giông sông Hương. Một bên là Gia Hội, một bên là Vĩ? Dạ. Chiều dài khoảng hơn 1500m, bề ngang, nơi phình to, 2 đầu nhỏ lại, có cây cối xanh um, không khí mát dịu. Từ trên đỉnh Ngư Bình nhìn xuống nó có? hình ảnh hao hao của một con hến.

Trong sách Ô châu Cận Lục của Dương Văn An viết vào năm 1555 thời kỳ Lê - Mạc , quyễn sách mà Lê Quý Ðôn va Phan huy Chú đã dùng để tham khảo khi? biên soạn vùng đất Thừa Thiên - Huế bây giờ , trong? Ô châu Cận Lục đã nhắc đến Cồn hến như là một cù lao xinh đẹp nằm ở hạ lưu sông Linh Giang , con sông này do hai nhánh sông Ðan Ðiền và Kim Trà hợp lưu, sâu rộng vô ngần, quanh co hữu tình , phía Tây Nam có đền thờ Tứ Vị Thánh Nương, có trạm Ðia Linh , phía đông bắc có chùa Sùng Hóa , có bia Hoằng Phước, còn như Nha ,Thự .Hiến .Ty , Phủ huyện, Vệ sở đều nối liền đối nhau hai bờ tả hữu

Lúc mới sơ khai, Cồn hến gọi là Cồn Soi nơi tập trung của nhiều tròng (ghe ) đi soi cá về trú ngụ.. Nghề soi cá là nghề làm cá về ban đêm. Người ta soi cá bằng những cành thông khô đốt lửa lên. Với 1 cái đọt (cái chĩa 3 làm bằng thép) để đâm cá. Ban ngày thì về đậu ghe ở Cồn để ngũ. Cuộc sống của những người làm nghề này rất cực khổ.

Vùng đất này dân cư phát triển dần, người đến ở ngày càng nhiều hơn, lúc đầu chỉ dừng chân tá túc qua ngày, sau định cư thành vạn chài do đó có nhiều nghề mới phát triễn như nghề làm hến. Nghề làm hến thu về nhiều lơi nhuận nó trở nên là một nghề chính của cái cù lao nhỏ bé này, sau mới đổi tên là Cồn Hến và diện tích do việc bồi lắng của phù sa từ hai con sông Tả Trạch và Hửu Trạch? và tay người? góp vào càng ngày nó càng lớn ra.

Dần dà, người dưới đò lên ở trên bộ. Cồn Hến trở nên đông đúc, người ta lập cái cồn này thành một xã, chia làm 4 thôn. Ðầu cồn (từ trên cầu Trường Tiền ngó xuống) là thôn Trung Giang hay gọi là Thôn Giang Hến , giữa cồn? là Thôn Trung Lưu, đuôi Cồn là Thôn Bồi Thành. và còn 1 thôn nữa là Thôn Lê Bình (Thôn này tập trung khoảng trên 100 đò sống xung quanh Cồn.

TỔ CỦA NGHỀ HẾN TẠI HUẾ

Nghề hến có từ? thôn Trung Giang hay Thôn Giang Hến . Theo truyền khẩu thì ở đây có một họ tộc sinh sống tại cái cồn đất này tư buổi đầu tiên tính đến nay cũng đã hơn sáu đời? và nghề làm hến có từ cuối đời vua Gia Long do một ngừoi đàn bà họ Huỳnh khởi xướng vì vậy sau này, người ta thường nói họ Huỳnh là Tồ của nghề Hến tại đây. Câu chuyện thường dược những người làm hến nhắc đến là Vợ chồng bà họ Huỳnh? nhà rất nghèo, chồng đi câu, soi bắt cá, còn bà ở nhà nuôi con, lúc đầu bà chỉ đi mò bắt những con hến về để ăn, sau nhiều quá thì đem đi bán, các người các phụ nữ khác thấy thế bắc chước làm theo để phụ giúp cho chồng, nghề hến khởi thủy là dành cho các bà nội trợ Thời gian rất dài trôi qua, ngừoi an hến càng ngày càng đông, nên cánh đàn ông mới nhảy vào khai thác, người làm nghề không thể đi mò, đi bắt từng con một nên người ta mới phát minh ra một cái cào để bằt cho được nhiều hến.

?Ðến đời vuaThiệu Trị, hến được bán khắp các chợ quanh Nội Thành, và nó đã trở thành một món ăn ưa thích của dân giả, về sau một người đầu bếp nào dó của vua Thiệu Trị dâng món ăn dân giả này vua nếm thử, ăn và khen ngon,? vua hỡi lai lịch nghề làm hến này, mới biết việc việc cào hến là một việc vô cùng cực nhọc vì vậy nhà vua mới có chỉ dụ ?nghề hến là một nghề được miễn thuế".

Trong triều đại nhà Nguyễn, Thiệu Trị là một người nhân hậu, cũng là một người rất uyên bác, tài hoa.

CÀO HẾN
Cào hến là một dụng cụ dùng để đánh bắt hến, làm bằng tre, hình như chưa được? phổ biến ở nơi khác.

Cào hến có 2 loại, cào sưa và cào dày. 2 loại này kết cấu giống nhâu.

Cào sưa dùng để làm hến to, cào dày dùng để làm hến nhỏ.

Cái cào có khoảng từ 180 đến 200 răng cào , răng cào làm bằng tre, vót nhỏ hơn chiếc đũa một chút. Ðan thành 1 hình cánh cung rẻ quạt , có 2 mặt., một mặt răng cào dài khoảng 1m, mặt kia khoảng 5 tất. Có đáy đan bằng tre. Trước đây ngừoi ta đan bằng mây. Sau này cải tiết hơn, cho nên đan bằng dây nilon, Cào sưa thì đan sưa, cào dày thì đan dày, miễn sao có chỗ hỡ cho cát, đất lọt xuống. Chỗ mạt đáy giữ lại hến ở trong cào.



PHƯỜNG HẾN.

Cồn hến, nói chung Thôn Giang Hến? nói riêng không phải là nơi sản xuất ra hến. Nhưng là nơi tập trung của những người làm hến về bán lại cho chủ lò nấu ra hến và cung cấp cho những người bán cơm hến hoặc bán hến kho.⠼o:p>

Những sản phẫm từ hến gồm có : Hến tươi, hến khô, nước hến và võ hến, hiện tại người ta chưa biết khái thác vỏ hến dể làm thuốc (một chất Ca thiên nhiên có cấu trúc đặt biệt từ vỏ hến hoàn toàn khác hẳn Ca trích tinh từ các nguyên liệu khác, chỉ cần nung lấy giả thành bột uống là có thể tránh khỏi bệnh còi xương, chúng loảng xương ở các phụ nữ ménopause, chưa ai khám phá ra khả năng hấp thụ Ca từ bột Hến ở Huế so sánh cùng một loại Ca của Sandoz Pháp hay ..cua .)

Ở Thôn Giang Hến, có một bộ phận nhỏ dành cho những người chuyên làm hến và kinh doanh hến. Gọi là "Phường Hến". Phường Hến có một nhà thờ để thờ Tổ hến. Những người đi làm hến được gọi là Trai Phường. Ðứng đầu Phường có 1 Ông Trùm. Do Trai Phường bầu lên để hằng năm lo việc cúng tế và những việc liên quan đến nghề hến. Trùm Phường thường được bầu lại hằng 1 năm. Phường hến cũng có tổ chức. Tế lễ, cầu nghề vào ngày 25 - 6 Âm lịch. Trai Phường đi làm hến khắp nơi trên sông.

Cách đây 20 - 30 năm. Trai bạn đi làm bằng tròng ván, còn gọi là ghe ván phải chèo hằng mấy tiếng đồng hồ, đôi khi đi cả ngày đường mới tới chỗ làm, ngày nay tròng ván được thay bằng tròng nhôm và có máy chạy.

Trai phường làm hến trên sông Hương và các sông phụ cận. Ví dụ như tháng 4, 5 Âm lịh. Người ta làm hến ở Cồn Phố (đó là một địa danh mà chỉ có những người làm hến mới biết) Cồn Phố có tên là Cồn Triều Sơn. Cồn của làng Triều Sơn. Nhưng người làm hến đơn giản chỉ biết, cách phố Bao Vinh xuôi về Thuận An có 1 cái cồn, nên gọi là Cồn Phố theo sách Ô Châu Cân Lục viết năm 1555 thì Triều Sơn có 4 làng , Triều Sơn Tây, Ðông, Trung, Nam? thuộc huyên Tư Vinh ngày nay thuộc huyện Hương Trà, cào khoảng 1 tháng thì cồn phố hết hến phải chèo đi tìm chỗ khác mà làm. Những địa danh như: Qui lai, Kim Bòng, 7 Miếu, Bầu Sen, Nguyệt Biều, Tầm Quán, đầu nguồn Kim Trà, Ðan Ðiền ngày xưa nay là vùng Vĩ Dạ Thượng vv. là nơi có nhiều cồn hến nằm giửa sông.

LÀM HẾN
?Trừ ra những tháng lụt lội làm hến thường có 2 cách:

1. Lội hoặc lặn: cách này thường dành cho những người có sức khoẻ hoặc thanh niên. Vì phải ngâm mình dưới nước hằng nữa ngày. Họ nhảy xuống sông cầm cái cào lội lui, lội tới, khi nào nâng cào lên thấy nặng là hến đầy cào và đổ vào ghe. Chỗ nào nước sâu lút đầu? thì phải lặn, một tay cầm cào, một tay thơm cục lặn (1 thân cây gỗ) để đè người xuống cho khỏi nỗi lên mặt nước. Khi nào hết hơi thì ngóc đầu lên mà thở rồi tiếp tục.

2. Rà hến: Cách này chỉ đứng trên tròng mà rà cái cào hến được tháp (nối) với một cây sào tre thật dài. Người làm hến đứng trên tròng, bỏ cái cào xuống đáy sông, tay cầm sào đẩy tới là chiếc tròng chạy lại. Cầm cái sào rà mạnh đẩy tới, cứ làm liên tục, khi nào dở cái cào thấy nặng là đỗ hến vô ghe.

Hến làm xong, đãi cho hết cát , đất đem về đong lại (đơn vị do lường này gọi là cái ngão, 1 cái rỗ sâu chứa khoảng hơn 2 kg hến ) cho chủ lò nấu hến.

Chủ lò nấu xong, cung cấp cho người bán cơm hến và những người tiêu dùng khác.



CƠM HẾN:

Cơm hến là món ăn đã có từ? lâu của Huế và chỉ có ở Huế mới đích thực là cơm hến. Trong cái thức ăn hằng ngày bán ở hàng quán, ở chợ thì cơm hến là món dể ăn và giá rẻ nhất. Những người sinh ra ở Huế, xa quê hương hằng chục năm. Khi trở về quê nhà, họ phải tìm ăn? cho được một bữa cơm hến. Bởi vì cơm hến là Huế. Ði xa trở về mà thiếu nó là không được. Như thiếu đi một người bạn cố tri. Ăn cơm hến mà muốn ăn cho ngon thì phải ngồi " chỏ hỏ "?n style="mso-spacerun: yes">? xung quanh gánh cơm hến.



LÀM MỘT GÁNH CƠM HẾN CŨNG RẤT GIẢN DỊ

Triêng gióng một gánh cơm hến gồm có: một đầu giong trước là nồi nước hến để trên 1 lò than, cho nước hến luôn luôn nóng. Ðầu gióng sau là một cái thúng, trên là một cái trẹt để đầy mấy cái thẩu và mấy cái vịm, mỗi thẫu hay mỗi vịm đựng 1 thứ: ruốt, ớt bột và ớt trái xắt nhỏ (ớt xanh ở Phủ bài hay Chợ Thông là ngon nhất), đường, muối, nước mắm ruốt, tỏi đâm nhỏ, 1 soon nước mở hay dầu phụng, trong soon mở có đậu phụng hột được rang chín, một soon ruột hến được xào với bún tàu, một thẩu? tóp mở, một rỗ rau gồm có: rau thơm, môn ngọt,? chuối sứ lấy từ thân hay lõi của cây chuối chứ không phài là bắp chuối, khế chua được xắt nhỏ trộn chung lại với nhau, trên mặt rỗ rau bỏ rất nhiều giá được luộc chín. Một thau cơm nguội, một bì bún tươi. Ngàyxưa người ta thường ăn cơm hến nay có người lại thích ăn bún hến là loại cãi lương, lại có cách ăn khô hoặc ăn nước. Người bán thường dùng cái đọi đễ múc cơm hến, đọi là một cái tô làm bằng đất sét nung rất thô sơ? Ðọi hến đã bỏ đủ gia vị. Khi khách ăn, trộn xong đọi cơm hến, ăn một miếng đầu tiên, thấy thiếu chi hay chưa vừa miệng mình thì tự ý nêm thêm để ăn cho vừa miệng, đó là nét đặt trưng chính thống của cách ăn cơm hến Huế, người ăn chính là người quyết định cho cái khẩu vị của mình khi nêm thêm gia vi cho đọi cơm hến của mình, người bán cơm hến chỉ là người cung cấp các? thành phần chất liệu? cần thiết theo tiêu chuẫn định sẳn, nghệ thuật ẫm thực loại này chỉ độc nhất vô nhị trên thế giới ẫm thực của văn hóa nhân loại, không có một loại hình ẫm thực nào mà thực khách tự mình pha chế gia vị cho chính mình? ngoại trừ Cơm Hến Huế, ở các buổi tiệc đứng của tây phương thường người ta chỉ chọn thức ăn cho mình chứ không phải là được lựa chọn cách pha chế, cho nên mọi hình thức ăn cơm hến theo lối tân thời như ngồi ăn trên bàn, đủa bằng nga, gỗ mun, nhựa.. Tô chén bằng thủy tinh bằng sành, uống bia, coca, nước ngọt... sẽ làm phá vở một bữa ăn cơm hến chính thống và thực khách coi như chưa bao giờ thưởng thức một bửa cơm hến Huế, chỉ có một số ít người biết dến cái nghệ thuật ẫm thực độc đáo, trong số đó có Tản Ðà cũng chỉ là một người mới biết ... cái hương vị này mà thôi.

Cơn hến ăn tuyệt nhất là ăn thật cay và vào mùa mưa lạnh. Mùa lạnh, ăn một đọi hến thật cay, khách sẽ thấy toát mồ hôi từ gáy xuống lưng và sẽ bớt lạnh, khách ăn xong mới uống một ly nước chè Tuần bốc khói hay uống một ly rượu nếp làng Chuồn mới gọi là đúng điệu, bạn muốn biết thì đọc sách Ô Châu Cận Lục, mục tổng luận về sản vật mới biết đến cái hương vị trà ở huyện Kim Trà ở Tuần hay An Cựu, trà ở đó là trà lưởi sẻ, giải khác thanh thần, trừ phiền khử thủng, đứng đầu trăm loại thảo, dược phẫn này linh diệu nhất..

Cơm hến thật bình dân, thật giản dị, và rất quyến rũ.

Bạn có về Huế không? Tôi sẽ đãi bạn một bữa, nếu không quen thì đau bụng cũng là chuyện bình thường, và nếu bạn sợ đau bụng thì tôi sẽ ép bạn uống một chút ruợu nếp làng Chuồn, rượu làng này có khả năng diệt được E Coli, amibe kể cả samonella.

Lê đình Hạnh
Cồn Hến Tháng 6/2002

http://ee.1asphost.com/quochoc6164/index1.htm

PC
#60 Posted : Tuesday, December 16, 2008 5:52:57 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cơm hến

Chờ trông thưởng thức gánh hàng chiều
Món Huế sang hèn thảy mến yêu
Hến trắng lau nhau bày ắp dĩa
Nước ngà lợn cợn nấu lưng niêu
Một thồ cơm nguội mùi bay khắp
Dăm miếng rau thơm lá xếp đều
Ruốc sống, đậu mè, thêm tóp mỡ
Ớt cầm đổ lệ, ... cũng còn kêu

Khuyet danh
Users browsing this topic
Guest (4)
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.