Nữ điệp viên Mata Hari (1876-1917)Một nữ điệp viên trong thời đệ nhứt thế chiến đã được ghi tên trong lịch sữ, đó là Mata Hari một vũ nữ gốc Hòa lan.
Mata Hari tên thât là Margaretha Geertruida Zelle (tên gọi Margreet) sanh ra vào ngày 7 tháng 8 năm 1876 tại Leeuwarden.Con cũa Adam Zelle, một người thợ làm nón. Mẹ cũa MH tên Antje van der Meulen. MH có 4 anh em, MH là người con gái duy nhứt trong gia đình.
Hạnh phúc gia đình cũa MH không lâu dài. Sau vài năm thành công, cha cũa MH gặp khó khăn về tài chánh, năm 1889 A.Zelle thất bại hòan tòan và sạt nghiệp, ông rời bõ gia đình và 4 tháng 9 năm 1890 thì cha mẹ MH ly dị. Tám tháng sau đó thì mẹ cũa MH mất tại Leeuwarden. Gia đình cũa MH tan rã.
2 tháng 11 năm 1892 Margreet dời đến Leiden để bắt đầu học nghề để thành cô giáo dạy mẫu giáo. Vì giám đốc trường (đã có gia đình) yêu và đeo đuổi cô nên cô bị buộc phải rời bỏ trường. Sau đó cô sống ở nhà người chú tại Den Haag.
Vào tháng 3 năm 1895 cô gái tóc nâu, da nâu MH trả lời cho một người đăng báo tìm bạn tình: “Sĩ quan đóng quân tại Đông Ấn Độ về phép, tìm một cô gái tánh tình dễ thương để tìm hiểu và có thể đi tới hôn nhân”.
Ngày 7 tháng 3 năm 1895, trong một Hotel sang trọng tại Den Haag là lần đầu gặp gỡ giữa cô gái 18 tuổi và một Sĩ quan 39 tuổi tên Rudolph MacLeod đi lính chính qui cho quân đội cũa Nữ hòang Hòa Lan. Sáu ngày sau đó 2 người đính hôn rồi 4 tháng sau thì đám cưới được cữ hành.
Hai vợ chồng họ dọn đến Amsterdam ở tại nhà người chị cũa Rudolphs. Ngày 30 tháng 1 năm 1897 thì con trai Norman John được sanh ra.
Đầu tháng 5 năm 1897 họ đi Đông Ấn Độ, nơi mà MacLeod (lúc đó là Đại úy) đóng quân. Tại Toempong - Đông Java, con gái Jeanne Louise ra đời.
Giữa vợ chồng MH và R. MacLeod xãy ra nhiều cuộc cãi vã vì nhiều lời tai tiếng đồn đại đến tai R. cho rằng Geertruida ngọai tình.
Khi 2 đứa con cũa MH bị ngộ độc và bác sĩ chỉ cứu được đứa con gái, thì MacLeod đổ tội cho MH về cái chết cũa đứa con trai. Cuối năm 1900 R.M. về hưu sau 28 năm trong quân đội. Năm 1902 họ trở về Hoa lan, và tháng 8 năm đó Margreet xin ly dị.
Mặc dù tòa xữ cho Margreet được giữ đứa con gái và buộc MacLeod phải trả tiền nuôi con hàng tháng, nhưng MacLeod không chi tiền. Một ngày nọ nhân dịp con gái đến thăm, R.M. giữ luôn đứa con gái và không trả về cho Magreet.
Năm 1903 Margreet lúc đó 26 tuổi đi đến Paris, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn cô ta trở về Hòa lan với bàn tay trắng. Năm 1904 Margreet lại đi tới Paris một lần nữa và học khiêu vũ theo kiễu Đông phương, sau đó xin làm vũ nữ lấy tên là ”Laydy MacLeod” trong một Salon cũa Madame Kireeysky. Sau mấy lần khiêu vũ trong những Salon tư, Margreet gặp Monsieur Guimet, chủ một tiệm bán đồ cổ và mỹ nghệ Đông Á tại Paris.
Tại Museum cũa Guimet ngày 13 tháng 3 năm 1905 lần đầu tiên Margreet vũ khỏa thân dưới danh hiệu “Mata Hari - vũ nữ Ấn Độ”. Tên MH là do Margreet và Guimet nghĩ ra, tiếng Mã-Lai có nghĩa là “Đôi mắt như ánh binh minh”.
Trong những cuộc phỏng vấn cũa báo chí, MH kể những câu chuyện phiêu lưu về nguồn gốc cũa cô. Cô ta dối là những kiểu múa đó cô ta học được khi vô những Chùa Thiên tại Ấn độ, nơi mà Bajaderen (Vũ nữ Chùa Thiên) múa trước tượng Nữ thần Shiwa. Cô ta cho Mẹ cô ta là Công chúa cũa Ấn độ, Cha cô ta là Bá Tước.
18 tháng 8 năm 1905 Mata Hari được mời khiêu vũ trong nhà hát Olympia, một nhà hát nổi tiếng tại Paris. Tháng 1 năm 1906 diễn tại Madrid thủ đô Tây ban Nha và sau đó diễn tại nhà diển Ba lê (ballett) “Le Roi de Lahore” ở Monte Carlo. Không lâu sau cô ta trở thành một trong những người khiêu vũ được trả nhiều tiền nhứt tại Âu Châu. Những điệu vũ khỏa thân cũa cô được nhiều người đàn ông say mê, chỉ một đêm cô ta có thể kiếm được hơn 1000 Francs. Nhiều Sĩ quan, Triệu phú và những người làm chính trị đeo đuổi cô.
Người ta nghi là vào khỏang đầu năm 1916 MH bắt đầu giao thiệp ngầm với cơ quan gián điệp Đức vì lúc đó cô ta thường tới Frankfurt và Cologne (2 thành phố lớn cũa Đức) và nhận nhiệm vụ qua thư viết bằng mực vô hình và được đặt cho tên mật (code name) "H 21" mổi lần đưa tin quan trọng thì cô ta được lảnh 20 000 Gulden tiền Hòa Lan.
Ngày 16 tháng 7 năm 1916 MH trở về Paris, nơi đó cô ta gặp gỡ và yêu Trung Tá tên Vadim de Massloff, một Sĩ quan trẻ, đẹp nhưng không giàu, đi lính cho Đại đội I cũa Hòang đế Nga, sang Paris với nhiệm vụ đặc biệt.
Để vào được khu vực cấm cũa quân đội để thăm Massloff, MH phải xin giấy phép tại văn phòng (Pháp) cũa quân đội dành cho người Ngọai quốc, nơi đây cô gặp người chỉ huy gián điệp Pháp, Trung tá Ladoux. Ladoux nhờ MH làm gián điệp cho Pháp, vào tháng 8 năm 1916, MH nhận lời.
Ngày 6 tháng 11 năm 1916 MH rời Pháp bằng Tàu để trở về Hòa lan, tàu đi xuyên Tây ban nha và đến Hải cảng Falmouth Anh quốc thì MH bị bắt vì Scotland Yard (Cảnh sát Anh) lầm tưởng cô ta là Clara Bendix, một điệp viên cũa Đức. Trong cuộc khảo tra do Sir Basil điều hành, MH được giải sự nhầm lẩn là Bendix, nhưng cũng từ đó cô bị nghi ngờ là có những hành vi không trung lập bởi vì MH để lộ là cô ta nhận nhiệm vụ do Trung tá Ladoux chỉ định. Sir Thomson Basil gởi điện tín và xin Ladoux cho biết ý kiến về chuyện này. Ladoux trả lời là ông ta không biết gì về chuyện MH nhận nhiệm vụ từ ông và nhờ Thomson chuyển MH trở về Tây ban nha.
Từ 11 tháng 12 năm 1916 MH sống 3 tuần tại Madrid (thủ đô Tây ban nha). Trong thời gian này MH giao thiệp với Arnold von Kalle, Đại diện quân sự cũa Đại sứ quán Đức tại Tây ban nha. Ngày 2 tháng 1 năm 1917 cô ta trở về Paris và đến gặp Ladoux, Ladoux không nhìn nhận MH làm việc cho ông, vào ngày 13 tháng 2 năm 1917 MH bị bắt tại phòng ngũ trong Hotel “Elysee”.
Vì MH bị nghi ngờ là “cũng” làm gián điệp cho Đức nên Pháp đặt ra một cái bẩy … họ đưa cho MH một danh sách trong đó la tên cũa những người điệp viên cũa Pháp đang họat động trong nước Đức. Hầu hết tất cả những tên trong danh sách này đều giã mạo, chỉ có một tên là điệp viên thật. Vừa rời khỏi Tây ban nha thì người điệp viên mà Pháp biết người đó cũng họat động cho Đức bị bắt. Sự nghi ngờ được khắc chặt khi MH từ Tây ban nha trở về Paris vì điệp viên cũa Pháp tại Tây ban nha theo dỏi và thấy được vũ nữ MH viến thăm Đại úy von Kroon, người chuyển tài liệu cho Đức, nhiệm vụ cũa MH lộ vì Pháp bắt được điện tín mật (với chữ code cũ mà Pháp đã dịch ra được) giữa Cơ quan điệp viên cũa Đức tại Madrid gởi 15 000 Dức-mã trong một học tủ để trong nhà băng cho điệp viên “H 21” . Khi Pháp theo dỏi học tủ này thì thấy MH đến lấy vài ngày sau đó. Khi bị bắt và khảo tra, MH dối là cô ta chỉ biết được chuyện tiền này vì nghe lỏm được. MH bị giam tại nhà tù Saint-Lazare, trong 4 tháng bị giam người ta cũng hỏi cung cô về những cuộc tình và những ai đã là tình nhân cũa cô, nhưng cô nhứt quyết không khai về chuyện cô làm điệp viên cũng như tên những người tình cũa cô.
Pháp buộc tội cô là đã đưa những tin mật về chi tiếc chế tạo vũ khí mới và xe tăng mới và do đó đã làm thiệt mạng 50 000 người. Mặc khác trong tài liệu mật cô đưa cho cơ quan mật vụ Anh quốc thì tòan là những tài liệu không làm thiệt hại gì cho Đức.
Trong phiên tòa quân đội (không công khai trước công chúng) ngày 24 và 25 tháng 7 năm 1917. Những người có quan hệ với cô bị hỏi cung, mặc dầu họ không khai gì có hại cho MH nhưng cô cũng bị 7 người đại diện kết án Margarethe Geertruida Zelle, ly di với tên chồng là MacLeod, lấy tên Mata Hari bị kết án tử hình vì làm gián điệp cho Đức. Trong lúc bị bắt giam cô ta gia nhập chính thức đạo Công giáo.
Sáng ngày 15 tháng 10 năm 1917 lúc 6:15 MH bị xữ bắn tại Vincennes gần Paris (lúc đó cô 41 tuổi). Những giây phút cuối cùng cô được một Ma-sơ và luật sư cũa cô an ũi. Cô không chịu bịt mắt khi bị bắn. 11 viên đạn làm cho MH ngã xuống, sau đó một Sĩ quan bắn vào đầu MH một viên đạn "ân huệ". Tại nghĩa trang chỉ có một đám táng giả, thực tế thây cũa MH bị phanh ra từng phần để sinh viên học về cơ cấu cũa cơ thể con người (anatomie).
Con gái cũa MH là một trong những “con tin” bị Bắc Hàn bắt năm 1950 trong trận chiến Nam-Bắc Hàn. Họ gán cho cô ta làm gián điệp cho Mỹ và cô bị xử tử.
Margaretha Geertruida ZelleMata HariMata Hari người dịch: tiên mắc đọa