Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Luật Nhân Quả
Khánh Linh
#41 Posted : Friday, August 12, 2011 12:03:24 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Cám ơn chị PC đã kể một chuyện hay, gần giống chuyện Chung Vô Diệm.

Tuy nhiên làm hoàng hậu vua chúa hay mong ước bất cứ điều gì, mà vẫn còn trong vòng sanh tử, vẫn bị chi phối bởi nghiệp lực -- dù có đạt những duyên phước đó rồi cũng không tránh khỏi những phiền não đau khổ của kiếp người. Vậy thì con đường tu hành và các phương cách tu nào có thể chấm dứt luân hồi nghiệp quả ngay trong hiện kiếp?

Phượng Các
#42 Posted : Friday, August 12, 2011 4:24:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Không chỉ là kiếp người mà ngay như lên cõi thiên sung sướng vô cùng, tuổi thọ lâu dài, nhưng hết phước rồi cũng rớt xuống. Tới chừng rớt xuống lại không biết rớt vô đâu. Vì sợ như vậy nên quả Niết bàn là quả tối thượng mà Phật muốn đạt tới.

Chị đặt câu hỏi nhưng mà có muốn chấm dứt luân hồi sinh tử ngay trong kiếp này không vậy?
Khánh Linh
#43 Posted : Saturday, August 13, 2011 3:57:44 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
KLinh nghĩ được lên cõi Trời sung sướng an vui, không phải lo tuổi thọ để mà tu tiếp, chỉ sợ lúc nhìn thấy các duyên nghiệp xưa thì lại động lòng trần muốn nhập thế để giúp đỡ.

Nếu “muốn” thì e lại vướng vào cái tham, si và cầu bất đắc. Vì kinh điển Phật giáo có phần trừu tượng và đầy dẫy các tông hệ, giáo phái, thành ra KLinh chỉ đặt câu hỏi để cùng khai triển và bàn luận thôi. Theo kinh sách và sự nhận xét tổng quát thì đa số các tăng ni dễ có cơ hội hay khả năng giác ngộ hơn người thế tục, tuy vậy nhưng có lẽ cũng còn tùy duyên..., và không phải mọi người thế tục đều có ý nghĩ, lối sống hay cách hành xử giống nhau, chị PC nghĩ sao về những điều trên?
Phượng Các
#44 Posted : Saturday, August 13, 2011 11:59:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh

KLinh nghĩ được lên cõi Trời sung sướng an vui, không phải lo tuổi thọ để mà tu tiếp, chỉ sợ lúc nhìn thấy các duyên nghiệp xưa thì lại động lòng trần muốn nhập thế để giúp đỡ.



Lên cõi trời sướng quá nên quên tu thì có. Chị bảo nhìn thấy các duyên nghiệp xưa nghĩa là sao? Duyên nghiệp xưa làm sao nhìn thấy được? Hay chị muốn bảo là các người thân xa xưa của mình?
Khánh Linh
#45 Posted : Sunday, August 14, 2011 8:18:58 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các
Lên cõi trời sướng quá nên quên tu thì có. Chị bảo nhìn thấy các duyên nghiệp xưa nghĩa là sao? Duyên nghiệp xưa làm sao nhìn thấy được? Hay chị muốn bảo là các người thân xa xưa của mình?


Vâng, ý của KLinh muốn nói duyên nghiệp xưa là những thân nhân xa xưa đó chị. Ở cõi trần có khi mình nằm mơ thấy các người còn sống hay đã chết có liên hệ với mình, vậy ở trên cõi Thiên chắc cũng có lúc thấy và nghĩ đến họ chứ!

Được sung sướng mà còn nhớ hay quên tu thì có lẽ tùy theo căn tu của mỗi người, cũng như là đã chán ngán sanh bệnh lão tử và luân hồi tới mức nào chị ạ.

Phượng Các
#46 Posted : Sunday, August 14, 2011 1:44:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Vậy có vẻ như chị rất thương các người thân của chị thì phải. Cái đó ràng buộc ta hòai trong sự luân hồi. Chỉ khi nào ta dứt khóat là không còn muốn sợi dây ràng buộc đó cứ mãi cột chặt đời mình với các người thân đó thì mới từ khởi điểm đó mà lần tới. Còn không thì chịu ... chết chị ơi.
Khánh Linh
#47 Posted : Friday, August 19, 2011 9:09:06 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Vậy có vẻ như chị rất thương các người thân của chị thì phải. Cái đó ràng buộc ta hòai trong sự luân hồi. Chỉ khi nào ta dứt khóat là không còn muốn sợi dây ràng buộc đó cứ mãi cột chặt đời mình với các người thân đó thì mới từ khởi điểm đó mà lần tới. Còn không thì chịu ... chết chị ơi.


KLinh nghĩ "thương" cũng có nhiều hình thái chị PC ạ. Thí dụ cảm tình (riêng tư) khác với lòng trắc ẩn, lòng tham ái khác với tâm từ bi bác ái là cốt lõi của đạo Phật. Vả lại trên quãng đường tu tập ở cõi trần và cõi Trời thì có thể mình lại được thăng tiến giác ngộ hơn, không còn ngại luân hồi nữa mà chỉ mong cứu giúp thế nhân.

Khánh Linh
#48 Posted : Friday, August 19, 2011 9:10:55 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Rose
Phượng Các
#49 Posted : Friday, August 19, 2011 11:32:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh
KLinh nghĩ "thương" cũng có nhiều hình thái chị PC ạ. Thí dụ cảm tình (riêng tư) khác với lòng trắc ẩn, lòng tham ái khác với tâm từ bi bác ái là cốt lõi của đạo Phật. Vả lại trên quãng đường tu tập ở cõi trần và cõi Trời thì có thể mình lại được thăng tiến giác ngộ hơn, không còn ngại luân hồi nữa mà chỉ mong cứu giúp thế nhân.


PC không cho từ bi bác ái là cốt lõi của đạo Phật. Chính cái khát vọng ra khỏi luân hồi mới là cốt lõi. Chính cái đó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Chớ còn từ bi bác ái thì đạo nào lại không xiển dương.
Thấy rõ quan điểm của đức Phật là giải thóat luân hồi rồi thì lấy đó làm khuôn vàng thuớc ngọc để tiến tu. Khi giải thóat rồi thì mình tự tại, muốn đi đâu lại không được. Chớ còn chưa giải thóat thì mình bị trở lại luân hồi là do nghiệp dắt dẫn, trong đó có nghiệp ái dục (thương yêu các người mình gặp trong một kiếp nào đó và quyến luyến họ). Mình chỉ không sợ luân hồi là khi mình đã đắc quả, chớ còn chưa đắc gì hết thì mình đâu có chủ động nơi chốn tái sanh đâu.
Khánh Linh
#50 Posted : Sunday, August 21, 2011 2:13:46 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

PC không cho từ bi bác ái là cốt lõi của đạo Phật. Chính cái khát vọng ra khỏi luân hồi mới là cốt lõi. Chính cái đó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Chớ còn từ bi bác ái thì đạo nào lại không xiển dương.
Thấy rõ quan điểm của đức Phật là giải thóat luân hồi rồi thì lấy đó làm khuôn vàng thuớc ngọc để tiến tu. Khi giải thóat rồi thì mình tự tại, muốn đi đâu lại không được. Chớ còn chưa giải thóat thì mình bị trở lại luân hồi là do nghiệp dắt dẫn, trong đó có nghiệp ái dục (thương yêu các người mình gặp trong một kiếp nào đó và quyến luyến họ). Mình chỉ không sợ luân hồi là khi mình đã đắc quả, chớ còn chưa đắc gì hết thì mình đâu có chủ động nơi chốn tái sanh đâu.



KLinh cũng không có cùng quan điểm với chị PC về luân hồi. Làm sao biết chắc việc trở lại luân hồi từ cõi Trời là do ái dục, nghiệp dẫn dắt mà không do lòng từ bi, trắc ẩn, là sự tự ý chọn lựa của cá nhân? Ở cõi trần người ta vẫn chọn được con đường của mình để dẫn đến việc tu hành, hay đi theo các duyên nghiệp, huống chi là khi đã lên được cõi Trời, sao lại không thể chủ động chọn lựa đường tu hay duyên nghiệp xưa để tái sanh?
Khát vọng được giải thoát luân hồi là sự ao ước, tiến tu để được giải thoát bằng cách nào? Đạo Phật lấy từ bi bác ái làm gốc căn bản cho mọi hành vi, thân, khẩu, ý của chúng sinh để tránh gây thêm quả báo, vì thế mới nói từ bi bác ái (hỷ xả) là cốt lõi của đạo Phật. Tùy theo mỗi người nhận xét đạo Phật theo quan điểm riêng của mình mà cho đó là trọng tâm.

KLinh đang chịu tang, không thể vào D/Đ thường xuyên. Chị PC thông cảm.

Phượng Các
#51 Posted : Sunday, August 21, 2011 7:00:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh
Đạo Phật lấy từ bi bác ái làm gốc căn bản cho mọi hành vi, thân, khẩu, ý của chúng sinh để tránh gây thêm quả báo, vì thế mới nói từ bi bác ái (hỷ xả) là cốt lõi của đạo Phật. Tùy theo mỗi người nhận xét đạo Phật theo quan điểm riêng của mình mà cho đó là trọng tâm.


Khi nghiên cứu một đối tượng PC tránh không để quan điểm riêng của mình chi phối. Nếu theo dõi con đường đi tìm chân lý của Phật thì ta thấy rõ khao khát của Ngài là thóat vòng sinh tử luân hồi. Thực hành từ bi tâm chỉ là một phương tiện chớ không phải là cứu cánh của con người tu Phật. Và đó chỉ là một trong nhiều phương tiện chớ không phải chỉ duy nhất là một chuyện phải làm trong tiến trình tu tập (các phương tiện khác là giữ giới, nhẫn nhục, thiền định v..v...). Vì lẽ đó mà khi chưa tìm thấy con đường đạo, Phật đã làm một điều mà nhiều người còn thấy khó chấp nhận là bỏ vợ, bỏ con, bỏ gia đình để đang đêm dấn bước vào đường tu.

Các thắc mắc khác như chuyện ở cõi Trời v..v..thì vì chưa (hay không nhớ là mình từng) ở cõi Trời nên chỉ còn cách là tìm đọc trong kinh sách. Trong kinh có bảo là nhiều người lên trời rồi tới khi hết phước thì rơi xuống cõi dưới lại. Nếu bây giờ ta cho rằng hy vọng khi lên cõi Trời rồi mình sẽ nhớ tới nguyện vọng của mình để chọn đường tái sanh thì chỉ là giả định của mình mà thôi. Ngay trong hiện kiếp, nếu bây giờ mình còn chưa biết mình muốn gì, đi đâu thì làm sao lại nghĩ rằng kiếp sau mình lên trời rồi sẽ nhớ đường đi tu.
Phượng Các
#52 Posted : Friday, January 11, 2013 9:51:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Quote:
Nếu thuyết nhân quả đúng, .... những tên đại gian, đại ác nổi tiếng, đã sát hại biết bao sinh linh lại được chết già an lành, trong khi hàng triệu nạn nhân hiền lành, vô tội bị giết oan, chết thảm? Ông trời quả có mắt thật không? Gần nhất, những tên ... tay đã nhúng máu của hàng ngàn đồng bào ở Huế dịp Tết Mậu Thân mà vẫn còn sống nhơn nhơn. Tại sao?

Kim Thanh


Lý Nhân Quả mà đạo Phật dựa vào để giải thích các hiện tượng trong vũ trụ là phải kể đến sự luân hồi trong đó\. Các người ác nhân ác đức mà được sống giàu sang, chết an lành (?) trong đời này là vì kiếp trước họ có làm phước, nên kiếp này hưởng phước từ kiếp trước, cái nhân ác của kiếp này chưa kịp trổ quả đó thôi. Còn người hiền lành (hoặc trẻ con chưa làm điều gì ác) mà gặp tai nạn hay chết trẻ là chịu cái quả của kiếp trước, họ làm ác điều gì đó ở kiếp trước. Đạo Phật không tin có Thượng đế tạo ra vũ trụ, cũng như chính Phật cũng không thể trừng phạt hay ban thưởng cho ai cả.
xv05
#53 Posted : Saturday, January 12, 2013 7:31:17 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Phượng Các;111066 wrote:
Còn người hiền lành (hoặc trẻ con chưa làm điều gì ác) mà gặp tai nạn hay chết trẻ là chịu cái quả của kiếp trước, họ làm ác điều gì đó ở kiếp trước.
Khong có gì chứng minh điều trên cả, giải thích như trên e rằng "abusive"quá.
Tuong tự, với những người kém may mắn, bị tật nguyền, bị đoạ đày , bị khổ ải.. mà cứ bảo do quả báo thì thật là "abusive" quá!
Phượng Các
#54 Posted : Saturday, January 12, 2013 10:56:38 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bởi khó được tin như vậy cho nên khi đắc quả rồi đu+'c Phật do dự không muốn ở lại trần gian để độ chúng\. Phật có bảo là "thân người khó được, Phật pháp khó nghe", khó nghe là vì có được nghe cũng không hiểu nên mới gọi là khó nghe (chứ không chỉ là không được nghe nói đến).

Trong kinh có trường hợp chết trẻ mà không phải là do tội nghiệp ác đức, là một vị thiên nữ xuống trần chơi một hôm, vì một hôm ở cõi trời là mấy chục năm ở cõi người cho nên nàng ta phải trở lên trời cho kịp lúc gặp chồng\. Một trường hợp khác lên trời sớm vì đắc quả (con gái ông Cấp Cô Độc), hoặc vì phước quá lớn (hoàng hậu Maya), không thích hợp với cõi người\. Những người có tâm thức thánh thiện quá thì ở cõi người cũng không thích hợp. Họ chỉ đảo qua cõi trần chốc lát (có khi vì một duyên nhỏ nhoi nào đó). Hết duyên thì ra đi, người nào không hiểu sự hiện hữu của chúng sinh chỉ là do duyên tạo thành, hết duyên thì ngũ uẩn tan rã, mới than thở khóc lóc đớn đau sầu muộn. Người tu càng cao bao nhiêu thì càng thản nhiên bấy nhiêu trước sự tan hợp sinh ly tử biệt của cuộc sống.

Thật ra đạo Phật không ca ngợi tuổi thọ cho bằng ca ngợi phẩm chất của cuộc sống, "nếu sống một trăm năm mà không biết pháp sanh diệt thì không bằng sống chỉ một ngày mà biết pháp sanh diệt".
Users browsing this topic
Guest
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.